Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về “dựng nước và giữ nước”, bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” Dùng cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh
Trang 1MỞ ĐẦU
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, tổ tiên ta luôn lấy lợi ích quốc gia làm trọng, đề ra kế sách “sâu rễ, bền gốc”, giữ yên bờ cõi, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc; trong đó, “giữ nước từ khi nước chưa nguy” là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo chiến lược xuyên suốt, trở thành nghệ thuật, kế sách giữ nước trong mọi thời đại Nghiên cứu, vận dụng và phát triển quan điểm, tư tưởng này trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay là nội dung quan trọng, cần thiết, nhằm chuẩn bị đầy đủ, chu đáo về mọi mặt, nhất là về quốc phòng, an ninh, nâng cao khả năng phòng thủ của đất nước ngay từ thời bình, sẵn sàng động viên cho thời chiến, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân, lợi ích quốc gia - dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước nhanh, bền vững
Trong “hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam”, tư tưởng Hồ Chí Minh về “dựng nước phải đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” giữ vị trí trụ cột của toàn hệ thống, đã trở thành hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Cách mạng Việt Nam Tiểu luận nhằm làm rõ nội dung phát huy truyền thống dân tộc, bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”; thực hiện
kế sách “giữ nước từ khi nước chưa nguy” trong thời đại Hồ Chí Minh
Trang 2NỘI DUNG
1 Truyền thống dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc
“từ sớm, từ xa”
1.1 Truyền thống dân tộc về bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”
Xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ông cha ta luôn coi trọng việc bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng rất nhiều các biện pháp: các hoạt động bang giao, giữ hòa khí với các nước láng giềng, bảo vệ hòa bình, tránh nạn binh đao; chăm lo xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, thực hiện kế sách
“khoan thư sức dân”, xây dựng “thế trận lòng dân”, “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy” Có thể khái quát truyền thống của dân tộc về bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” như sau
Một là, ông cha ta luôn lấy lợi ích quốc gia - dân tộc làm trọng, đề ra kế sách “sâu rễ, bền gốc”, “giữ nước từ khi nước chưa nguy”, coi đó là quy luật sinh tồn và phát triển của dân tộc.
Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải đã đúc kết: “Thái bình tu trí lực
- Vạn cổ thử giang san” 1 (Thái bình nên gắng sức - Non nước vững nghìn thu) Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn căn dặn: “Thời bình, phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc Đó là thượng sách giữ nước”
Để giữ cho đất nước được yên ổn, bền vững từ bên trong, các triều đại thịnh trị của Việt Nam đều đã thực hiện những chính sách làm cho “dân giàu, nước mạnh”, “quốc phú, binh cường”, như: Trọng dụng nhân tài; lo đến việc dân, việc nước, tất cả mọi việc là vì đời sống hạnh phúc của người dân; có bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh
Hai là, các triều đại phong kiến nước ta thực hiện chính sách giữ yên biên giới, phên giậu quốc gia, chuẩn bị quân đội, phòng việc không ngờ.
1 Ngô Sĩ Liên - Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Nxb VH-TT, H 2006, tr 328.
Trang 3Trong thời kỳ đầu mới giành độc lập sau 1.000 năm Bắc thuộc, mối đe dọa từ bên ngoài rất lớn, nên các triều đại thời kỳ này lo xây dựng lực lượng quân đội là chính và lo việc “rào” biên giới, phên dậu thật tốt Vua Lý Nhân
Tông đã căn dặn Thái tử cùng quần thần: “Nên sửa sang giáo mác để phòng
việc không ngờ”2; Vua Lê Thái Tổ đã viết: ”Biên phòng hảo vị trù phương lược.
Xã tắc ung tu kế cửu an”3 (Biên phòng cần có phương lược tốt Đất nước phải
có kế lâu dài) và căn dặn con cháu, muôn dân trăm họ phải tập trung ”Lo giữ
nước từ lúc nước chưa nguy”
Để giữ vững sự ổn định khu vực biên giới, khẳng định chủ quyền quốc gia
- dân tộc, cùng với những chính sách phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân ở các vùng biên cương, các triều đại phong kiến Việt Nam rất chú trọng việc phân định biên giới, khẳng định chủ quyền lãnh thổ và quyền lực quản lý, điều hành đất nước Đặc biệt, dân tộc ta đã sớm khẳng định độc lập, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở pháp lý đấu tranh, ngăn chặn âm mưu xâm lược của ngoại bang: “Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời
-Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm - Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”; “Núi sông bờ cõi
đã chia - Phong tục Bắc Nam cũng khác” (Nguyễn Trãi)
Ba là, các triều đại phong kiến nước ta còn thực hiện nhiều chính sách ngay trong thời bình để thực hiện “dân giàu, nước mạnh”, “quốc phú, binh cường”, kết hợp chặt chẽ giữa việc “binh” và việc “nông”, đẩy mạnh “khoan thư sức dân”.
Thời bình thì khuyến khích nhân dân tích cực tham gia lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, chuẩn bị tốt các điều kiện; khi có “biến” thì tập trung vào việc
“binh”, nhằm giảm tải chi phí nuôi quân, vừa có lực lượng đánh giặc, vừa bảo vệ giang sơn bờ cõi Kiên trì phương châm “nội yên, ngoại tĩnh”; chăm lo xây dựng quân đội “quân cốt tinh không cốt đông”; thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nông), “cả nước là lính, toàn dân đánh giặc”; “nông binh bất
2 Ngô Sĩ Liên - Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Nxb VH-TT, H 2006, tr 313.
3 Ngô Sĩ Liên - Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Nxb VH-TT, H 2006, tr 471.
Trang 4phân” (nông dân và binh lính là một), thời bình, binh lính vẫn là những người nông dân, khi có chiến tranh, chính những người nông dân đó lại là binh lính bảo vệ Tổ quốc; coi trọng nuôi dưỡng lòng dân, “lấy dân làm gốc” Bên cạnh đó, các triều đại phong kiến nước ta còn đẩy mạnh chiêu mộ, tuyển dụng nhân tài, ban bố luật lệ, xây dựng chính quyền nhà nước vững mạnh, gắn bó với dân, trên dưới đồng lòng
Bốn là, thực thi chính sách “bang giao hòa hiếu”, mềm dẻo, khôn khéo, tránh “họa binh đao” cho đất nước.
Với các nước láng giềng, cha ông ta luôn tranh thủ tối đa cơ hội bang giao hòa hiếu, ngăn chặn chiến tranh, giữ yên bờ cõi, tạo môi trường hòa bình để các triều đại phong kiến Việt Nam tồn tại, phát triển thịnh vượng lâu dài, tránh họa xâm lăng của các thế lực bên ngoài
Đối với nước láng giềng lớn phương Bắc, các triều đại phong kiến Việt Nam đã kiên trì thi hành những chính sách đối ngoại hết sức linh hoạt, uyển chuyển, mềm dẻo, tránh gây “họa binh đao”, máu lửa Những khi buộc phải chiến đấu chống xâm lược, cha ông ta cũng chủ động kết thúc chiến tranh, xây dựng nền hòa bình, duy trì mối quan hệ hữu hảo, nhằm “tắt muôn đời chiến tranh”, đem lại “thái bình cho muôn dân” Đặc biệt, một số triều đại đã thực hiện chính sách “trong xưng đế, ngoài xưng vương” để che mắt “Thiên triều” phương Bắc, bên ngoài trên danh nghĩa chịu “thần phục”, nhún nhường, nhượng bộ, chấp nhận “cống nạp” để được phong chức tước, công nhận chủ quyền, hoãn binh, ngăn chặn chiến tranh, tránh họa binh đao, khói lửa, giữ yên bờ cõi,… bên trong thì xưng “hoàng đế” để cai quản, trị vì đất nước
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về “dựng nước và giữ nước”, bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã khẳng định một chân lý: Dựng nước phải đi đôi với giữ nước Chân lý đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời là một quy luật nội tại của
Trang 5quá trình xây dựng và phát triển bền vững đất nước Ngay sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Tại Ðền thờ các Vua Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần căn dặn cán bộ, chiến sĩ Ðại
đoàn 308 trước khi về tiếp quản Thủ đô: “Các Vua Hùng đã có công dựng
nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”4 Ðây là tư tưởng chỉ đạo rất quan trọng của Bác với quân và dân ta
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình và quê hương
có truyền thống yêu nước Khi lớn lên Người đã sớm thấu hiểu cảnh tôi đòi cực khổ của một người dân mất nước, nên Người đã quyết định từ giã quê hương, ra
đi tìm đường cứu nước, cứu dân Trên lộ trình đó, Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với truyền thống hàng ngàn năm văn hiến, để tiếp cận những tinh hoa văn hóa nhân loại và đến với chủ nghĩa Mác - Lênin một cách tự giác
Sự kết tinh giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác - Lênin đã khởi nguồn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dựng nước và giữ nước
Theo Người, muốn dựng nước, trước hết phải tìm ra con đường đúng đắn
để cứu nước, vì khi đó cả nước ta còn trong đêm trường nô lệ Vượt lên sự bế tắc của các sĩ phu yêu nước đương thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định con
đường cứu nước là: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản” và “Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành Cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”5 Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để khôi phục lại non sông gấm vóc là một cống hiến kiệt xuất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam
Được tư tưởng đúng đắn đó của Người soi sáng, Đảng ta đã lãnh đạo, tổ chức toàn dân hoạt động thực tiễn và trong 15 năm, khi đã hội tụ đủ các điều kiện khách quan và chủ quan chín muồi để giành độc lập cho đất nước thì “dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được tự do độc lập”
4 Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 9, Nxb CTQG, H 2011, tr 59.
5 Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 12, Nxb CTQG, H 2011, tr 30.
Trang 6bởi lẽ “Không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” Vì vậy trong “Thư kêu gọi Tổng
khởi nghĩa” Người đã chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến.
Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập Chúng ta không thể chậm trễ”6
Theo tư tưởng và sự chỉ đạo của Người, cuộc khởi nghĩa vũ trang ở nhiều nơi diễn ra và ngày 19 tháng 8 năm 1945 thành công ở thủ đô Hà Nội, lan rộng khắp các tỉnh ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam Chỉ trong vòng 15 ngày nhân dân ta
đã giành đươc chính quyền trong cả nước Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 thành công “Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nước Việt Nam độc lập Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ
mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa” Con đường cứu nước để dựng lại đất nước với hơn 30 năm (1911 - 1945) nay đã được thực hiện; Và tư tưởng của Người về cách mạng giải phóng dân tộc, khởi nghĩa vũ trang từ lý luận đi vào thực tiễn đã thành công
Cứu nước, giành độc lập cho dân tộc đã khó nhưng dựng nước và giữ nước lại muôn vàn khó khăn hơn Với thế giới quan duy vật và nhân sinh quan của người Cộng sản, với nhãn quan Chính trị và tầm nhìn chiến lược, nên ngay
từ ngày đầu khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra các nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng đất nước như: Phát động tăng gia sản xuất chống nạn đói, xây dựng chính quyền nhân dân, tổ chức tổng tuyển cử, vũ trang toàn dân và xây dựng quân đội nhân dân, động viên tổ chức nhân dân, củng cố mặt trận thống nhất, đặt luật lao động, thực hiện giảm tô, giảm tức, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, xây dựng văn hóa mới Tuyên bố
tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết Tất cả các chính sách ấy đã thể hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “dựng lên một nước Việt Nam dân chủ
6 Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 3, Nxb CTQG, H 2011, tr 596.
Trang 7cộng hòa” trong những ngày đầu “trứng nước” nhằm tăng cường đoàn kết toàn dân, phát triển lực lượng cách mạng trong nhân dân để đối phó với thù trong giặc ngoài Trước tình hình nguy ngập của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách để tránh chiến tranh, tránh đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, thực hiện thêm bạn bớt thù, với sách lược mềm dẻo nhưng vẫn giữ vững nguyên tắc độc lập tự do Chủ trương “hòa để tiến” theo tư tưởng của Người được thể hiện ở Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, đã ký giữa Việt Nam và Pháp Với phương pháp tư tưởng “dĩ nhu xử cương, dĩ bất biến ứng vạn biến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa nước ta thoát khỏi tình thế hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”
và kéo dài được thời gian hoà bình, ổn định để xây dựng đất nước chuẩn bị
kháng chiến Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ, Người đã khẳng định “Đồng bào
Nam Bộ là dân nước Việt Nam Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý
ấy không bao giờ thay đổi”7
Khi thực dân Pháp thực hiện cướp nước ta một lần nữa, thì quyết tâm giữ nước theo tư tưởng của Người được thể hiện thông qua “Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến” ngày 19-12-1946: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định
không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”8 Đáp lời kêu gọi của Người, cả nước ta nhất tề đứng dậy với tinh thần quật khởi và ý chí “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
Tư tưởng “kháng chiến kiến quốc” của Chủ tịch Hồ Chi Minh đã xác định
rõ hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam lúc đó, luôn gắn bó hữu cơ với
nhau để tạo nên thắng lợi Vì theo Người “Kháng chiến phải đi đôi với kiến
quốc, kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công Kiến quốc có chắc chắn thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi”9 Tư tưởng đó của Người là toàn bộ cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta và là đặc trưng quan trọng của cuộc chiến tranh nhân dân của Việt Nam Trên nền tảng của tư tưởng
7 Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H 2011, tr 280.
8 Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H 2011, tr 534.
9 Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H 2011, tr 114.
Trang 8“kháng chiến kiến quốc” Người đã cùng Trung ương Đảng hoạch định đường lối, phương châm kháng chiến và điều hành cuộc kháng chiến đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Người nêu cao ngọn cờ “quyết chiến, quyết thắng và động viên sức mạnh tổng hợp để đánh thắng quân thù” Người quan tâm xây dựng và bồi dưỡng những nhân tố thường xuyên bảo đảm thắng lợi, tạo nên thế trận lòng dân và hậu phương vững mạnh của cuộc kháng chiến
Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Người trở thành cốt lõi đường lối quân
sự của Đảng để tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện trường kỳ, dựa vào sức mình là chính Do thực hiện tốt cả kháng chiến và kiến quốc nên tiềm lực và thực lực của đất nước ta ngày càng phát triển vững mạnh, đủ sức đánh thắng địch trong chiến dịch quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, lập lại hòa bình trên một nửa nước thân yêu
Thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã thất bại ở Việt Nam và Đông Dương,
Mỹ thay chân Pháp vào trực tiếp xâm lược miền Nam nước ta Miền Nam trở thành tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước Tư tưởng dựng nước và giữ nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của đất nước là “xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam” Người chỉ rõ
“Miền Bắc là cái nền, cái gốc cuộc đấu tranh, hoàn thành giải phóng dân tộc, thực hiện thống nhất nước nhà Cho nên mọi việc chúng ta làm ở miền Bắc đều nhằm tăng cường lực lượng của miền Bắc và miền Nam”10 Như vậy việc thực hiện sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là sự nghiệp quyết định nhất đối với sự nghiệp phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta Và cách mạng miền Nam có tác dụng trực tiếp quyết định đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà
10 Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 10, Nxb CTQG, H 2011, tr 350.
Trang 9Khi đế quốc Mỹ ào ạt đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc, thì tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Người phát biểu ngày 17-7-1966 trong “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước” Tư tưởng đó của Người đã khẳng định quyết tâm sắt đá của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược Trên miền Bắc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện lời kêu gọi của Người, nhiều phong trào thực sự có tính quần chúng rộng rãi đã dấy lên ở khắp nơi Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã chứng minh sức sống mãnh liệt của nó bằng sự tồn tại và phát triển trong chiến tranh và chi viện đắc lực, kịp thời cho miền Nam, với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”
Ở miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục và đáp lại lời kêu gọi của Người “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, quân giải phóng và đồng bào miền Nam đã liên tiếp đánh thắng giòn giã các trận Núi Thành, Vạn Tường, Plâyme và đập tan 2 cuộc phản công chiến lược của Mỹ trong 2 mùa khô
1965-1966 và 1965-1966-1967 Tiếp đó ta đã tiến hành cuộc tổng tiến công nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 Thực hiện tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Người “đánh cho
Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”, năm 1972 trên chiến trường miền Nam ta mở cuộc tiến công chiến lược, phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, làm thất bại một phần quan trọng chiến lược bình định vùng nông thôn của địch Trong 2 năm 1973-1974 cục diện chiến trường miền Nam không ngừng thay đổi có lợi cho ta và đã tạo ra thời cơ lịch sử để ta tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giành thắng lợi trọn vẹn giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc
Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta theo tư tưởng dựng nước và giữ nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh một chân lý của thời đại được nêu lên là: “Trong thời đại ngày nay, khi các lực lượng cách mạng thế giới đang ở thế tiến công, một dân tộc nước không rộng, người không
Trang 10đông, song đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo của một Đảng Mác - Lênin có phương pháp cách mạng đúng đắn, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lại được sự đồng tình và ủng hộ và giúp đỡ của các nước XHCN, các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới, thì hoàn toàn có thể đánh bại mọi thế lực đế quốc xâm lược, dù đó là tên đế quốc đầu sỏ”
Chân lý đó được kế thừa từ truyền thống dựng nước gắn liền với giữ nước suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta phát triển nâng lên tầm cao thời đại mới; từ Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thành công đến kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ thắng lợi với những
tư tưởng có giá trị vĩnh hằng như “Kháng chiến kiến quốc”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do” tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam Và hiện nay là gắn nhiệm vụ chiến lược xây dựng đất nước với bảo vệ Tổ quốc trên tất cả các lĩnh vực, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường củng cố tiềm lực quốc phòng, ban đảm an ninh Tổ quốc giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên non sông tươi đẹp của chúng ta
2 Phát huy truyền thống dân tộc, bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”; thực hiện “giữ nước từ khi nước chưa nguy” trong thời đại Hồ Chí Minh
2.1 Quan điểm của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”; thực hiện “giữ nước từ khi nước chưa nguy”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Bất kỳ hòa bình hoặc chiến tranh, ta cũng
phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước”11 Dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyển thống dân tộc, quan điểm chủ động ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa, từ trong thời bình, giữ nước từ khi nước chưa nguy được Đảng ta phát triển lên một tầm cao mới, với những nội dung chủ yếu như sau
11 Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 8, Nxb CTQG, H 2011, tr 552.