Công dụngcủacây trôm (30-08-2012) 1- Công dụng chữa bệnh củacây Trôm: Câytrôm là cây cổ thụ, dễ trồng, cho bóng mát, cây lớn nhanh, không bị sâu rầy phá hại, rất thích hợp để phủ xanh vùng đất khô hạn vùng cực Nam Trung Bộ và cũng là cây thuốc quý để lấy mủ dùng trong công nghệ nước giải khát và thuốc chữa mát gan, giải nhiệt, nhuận trường, hạ sốt, trị suyễn, bổ dưỡng cho người suy nhược rất tốt. Câytrôm còn có tên là cây cốc (vì trái giống cái mõ), cây gạo (tên gọi ở miền Trung). Có tên khoa học là Sterculia foetida L thuộc họ Trôm (Sterculiaceac). Chi Sterculia có 25 loài ở Việt Nam, như: Trôm quạt (sterculia hypochrea Pierre, cho mủ màu xanh vàng, có ở Biên Hòa; Trôm thon (sterculia lanceolata) còn gọi là cây sảng, sang sé, có từ Hòa Bình vào đến Cà Ná; Trôm hôi (sterculia foetida L.) có hoa vào khoảng tháng 4, hoa rất thúi nên có tên là trôm hôi. CâyTrôm hôi có thể cao 15-20 mét, thân lớn cả mét đường kính. Trồng bằng hạt hoặc giâm cành, rất chịu hạn, rụng lá vào tháng 2, tháng 3 hàng năm. Cây trôm- một loài dược liệu quý ở vùng cực Nam Trung Bộ Câytrôm mọc hoang hoặc trồng để lấy mủ, lấy bóng mát… Cây không bị sâu rầy phá hại nhờ câytrôm có chứa chất acid béo cyclopropenoid, có tác dụng chống nấm cho cây. Người ta thường bóc đi lớp vỏ xung quanh cây để làm thuốc, cây vẫn mọc liền lại, không bị chết, nơi thân bị bóc vỏ sẽ nổi lên một u sẹo. Trôm hôi phân bố từ Đà Nẳng trở vào miền Nam. Nhiều vùng lấy tên câytrôm làm địa danh, như xóm CâyTrôm ở cây số 5, quốc lộ 28, từ Phan Thiết đi Di Linh, thuộc xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc. Nơi đây trước kia có vài câytrôm có đường kính hơn 1 mét, tàng lá sum sê, là nơi bóng mát cho trẻ em trong xóm chơi; bây giờ các cây này không còn nữa, nhưng tên xóm câytrôm thì vẫn còn. - Hạt trôm chứa: 35,6% nước, 11,4% chất dầu, 35,5 chất vô cơ (trong đó có 2,4 các chất Calci, phospho, sắt, magnesi, kali, sulfur, đồng, thiamin, riboflavin, acid nicotinic, vitamin C…). Đặc biệt trong hạt trôm có chứa acid sterculic có tác dụng xổ nhẹ và trục xuất khí khỏi ruột, trị chứng đầy hơi. - Trong 100g mủ trôm (gôm)có chứa: Calci 100mg, kẽm 30mg, Natri 5,27mg, Kali 297mg, Magnesi 43mg, sắt 0,91mg… - Vỏ thân câytrôm cũng có đủ các thành phần dinh dưỡng như trong mủ và hạt và còn chứa chất nhày có tác dụng làm săn da. * Công dụng: Câytrôm được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Thân vỏ câytrôm nấu nước uống dùng làm thuốc nhuận trường, làm cho ra mồ hôi, lợi tiểu, trị suyễn rất tốt vì hoạt chất có tác dụng làm nở cuống phổi, trị viêm khớp, thủy thũng, hạ sốt. Nấu nước rửa vết thương, vết loét và trị được một số bệnh ngoài da, làm săn da. - Lấy vỏ mài đặc thoa vào vùng bị hạch ở nách, ở háng, ở cổ, sưng chân… - Mủ trôm (gôm) là nước giải khát và bổ dưỡng, làm mát gan, thanh nhiệt, nhuận trường, chứng đầy hơi (hạ khí), làm cho làn da tươi đẹp, giảm stress… * Chú ý: Câytrôm là cây thuốc trị được phong thấp, bón uất, đầy hơi rất hay, nhưng hầu như còn mang tính y học dân gian. Nhân dân các tỉnh vùng Nam Trung bộ dùng nhiều, nhất là việc lấy mủ trôm để dùng làm nước giải khát, bổ dưỡng. Ở hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận người ta trồng hàng trăm hecta câytrôm để lấy mủ làm nước giải khát và thuốc nhuận trường, mát gan, bổ dưỡng. Câytrôm là cây cổ thụ, dễ trồng, cho bóng mát, cây lớn nhanh, không bị sâu rầy phá hại, rất thích hợp để phủ xanh vùng đất khô hạn vùng cực Nam Trung Bộ và cũng là cây thuốc quý để lấy mủ dùng trong công nghệ nước giải khát và thuốc chữa mát gan, giải nhiệt, nhuận trường, hạ sốt, trị suyễn, bổ dưỡng cho người suy nhược rất tốt. Lương y Trần Sỹ (Phòng Chẩn trị Đông y Phan Thiết) 2- Côngdụng làm trụ tiêu ở Tây Nguyên: Những rừng trôm được trồng để khai thác mủ Nếu bây giờ bạn đến đất Bình Thuận, Ninh Thuận thì bạn sẽ gặp nhiều hơn cả là những rừng trôm. Bạn cũng có thể gặp những vườn cây này ở nhiều nơi khác nữa, không chỉ ở miền Trung hay vùng cao Tây Bắc mà kể cả ở đồng bằng sông Cửu Long. Bộ phận có giá trị kinh tế cao nhất củacâytrôm là mủ trôm. Ngoài ra lá cây có thể làm thức ăn cho gia súc, thân cây làm gỗ, hạt cây để ép dầu…. Trồng trôm để khai thác mủ tại Ninh Thuận Nhưng khi đến với Tây nguyên bạn còn thấy câytrôm có một tác dụng đặc biệt khác nữa, đó là làm trụ tiêu. Từ xưa, trụ tiêu thường là những cây gỗ chết, hoặc trụ bêtông, gạch. Gần đây thì là những cây trụ sống như muồng, vông… Nhưng bây giờ bà còn có thể hoàn toàn yên tâm là có một loại cây vừa đảm bảo chức năng vừa đem thêm nguồn thu nhập khác nữa cho bà con, đó là cây trôm. Bà con vừa có thể trồng câytrôm làm trụ tiêu vừa có thể khai thác những giá trị kinh tế khác. Được trồng làm trụ tiêu, một chức năng mới củacâytrôm trên đất Tây nguyên Khi trồng câytrômdùng làm trụ tiêu thì bà con chú trọng chủ yếu về kỹ thuật trồng tiêu như khoảng cách cây, kỹ thuật… Thông thường, trồng câytrôm trước từ 1-2 năm rồi mới trồng tiêu, nếu trồng cùng một thời điểm thì phải trồng một cây cọc phụ. Khi cây tiêu leo bám bà con điều chỉnh hướng leo của ngọn tiêu để chừa ra những khoảng trống cạnh khoảng 4-5cm trên câytrôm để sau này có thể khai thác mủ. Sau một năm trồng, có thể cho tiêu bắt đầu bám vào thân câytrôm . Công dụng của cây trôm (30-08-2012) 1- Công dụng chữa bệnh của cây Trôm: Cây trôm là cây cổ thụ, dễ trồng, cho bóng mát, cây lớn nhanh, không bị sâu rầy. thân cây trôm cũng có đủ các thành phần dinh dưỡng như trong mủ và hạt và còn chứa chất nhày có tác dụng làm săn da. * Công dụng: Cây trôm được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Thân vỏ cây trôm. Nam Trung Bộ Cây trôm mọc hoang hoặc trồng để lấy mủ, lấy bóng mát… Cây không bị sâu rầy phá hại nhờ cây trôm có chứa chất acid béo cyclopropenoid, có tác dụng chống nấm cho cây. Người ta