1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

BAI GIẢNG: KỸ THUẬT VAC (VƯỜN – AO – CHUỒNG) pptx

267 2,4K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 267
Dung lượng 2,61 MB

Nội dung

Qua tổng kết “ Một phần tư thế kỷ” vận động phát triển kinh tế VAC Hội Làm vườn Việt Nam đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý về hệ sinh thái VAC, mô hình VAC ở các vùng sinh thái và n

Trang 1

BAI GIẢNG: KỸ THUẬT VAC (VƯỜN – AO – CHUỒNG)

Cuốn bài giảng kinh tế - kỹ thuật VAC do GSTS Ngô Thế Dân và GSTSKH Hà Minh Trung biên soạn với

sự tham gia của các chuyên gia đã nhiều năm làm việc

ở Hội Làm vườn Việt Nam như KS Nguyễn Văn Lan,

KS Phạm Văn Thành, TS Nguyễn Văn Hiền Các bài giảng trong cuốn sách này dùng cho các lớp tập huấn, dạy nghề cho nông dân trong cả nước, phục vụ cho chương trình dạy nghề cho nông dân theo tinh thần Nghị quyết VI của Trung ương về Nông nghiệp – Nông thôn – Nông dân

Trang 2

Lời mở đầu:

Phong trào phát triển kinh tế VAC (Vườn – Ao – Chuồng) do Hội

Làm vườn Việt Nam đề xuất và vận động, phát triển đã trở thành phong trào quần chúng sâu rộng trong cả nước, đem lại hiệu quả về nhiều mặt Phát triển kinh tế VAC đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hàng triệu hộ nông dân

Phong trào làm VAC cũng đã góp phần tích cực vào công cuộc chuyển đối cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, Nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sự

đa dạng tài nguyên di truyền động thực vật, xây dựng nền nông nghiệp bền vững Hiện nay phong trào phát triển VAC đã bước sang giai đoạn mới với việc hình thành các trang trại VAC quy mô lớn, tạo tiền đề cho sản xuất VAC hàng hóa hướng đến thị trường giúp nông dân làm giàu

Qua tổng kết “ Một phần tư thế kỷ” vận động phát triển kinh tế VAC

Hội Làm vườn Việt Nam đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý về hệ sinh thái VAC, mô hình VAC ở các vùng sinh thái và nguyên lý chọn cây trong vườn, cải tạo vườn tạp và kỹ thuật nuôi trồng cây con trong hệ sinh thái VAC Cuốn bài giảng kinh tế - kỹ thuật VAC do GSTS Ngô Thế Dân và GSTSKH Hà Minh Trung biên soạn với sự tham gia của các chuyên gia đã nhiều năm làm việc ở Hội Làm vườn Việt Nam như KS Nguyễn Văn Lan, KS Phạm Văn Thành, TS Nguyễn Văn Hiền Các bài giảng trong cuốn sách này dùng cho các lớp tập huấn, dạy nghề cho nông dân trong cả nước, phục vụ cho chương trình dạy nghề cho nông dân theo tinh thần Nghị quyết VI của Trung ương về Nông nghiệp – Nông thôn – Nông dân

Trang 3

Vì phải đáp ứng nhu cầu cấp bách biên soạn trong thời gian ngắn nên không tránh khỏi khiếm khuyết, rất mong sự lượng thứ của độc giả

Nguyễn Ngọc Trìu

Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam MỤC LỤC

Lời nói đầu

2 Lựa chọn cây ăn quả theo vùng khí hậu sinh thái 16

3 Thiết kế vườn và kỹ thuật trồng cây ăn quả 23

5 Kỹ thuật nhân giống một số cây ăn quả 43

8 Kỹ thuật nuôi thủy sản trong hệ sinh thái VAC 114

10 Một số công nghệ sau thu hoạch trái cây 129

Trang 4

BÀI 1: HỆ SINH THÁI VAC

HỆ SINH THÁI VAC

I HỆ SINH THÁI VAC LÀ GÌ

VAC là những chữ đầu của 3 từ Vườn – Ao- Chuồng VAC chỉ một hệ sinh thái trong đó có sự kết hợp chặt chẽ hoạt động làm vườn, nuôi cá và chăn nuôi

Trong vườn kết hợp trồng nhiều loại cây theo nhiều tầng, trồng xen, trồng gối

để tận dụng năng lượng mặt trời và chất dinh dưỡng trong đất; góc vườn trồng rau, đậu, một số cây gia vị, cây làm thuốc… Quanh vườn trồng cây lấy gỗ, mây, dâu tằm… Một số nơi trồng cây lấy củ ( củ từ, củ mỡ cho leo lên bờ rào quanh vườn) Dưới bóng cây trong vườn nhiều nơi đặt các đõ ong

Cạnh vườn là ao, trong ao nuôi cá, thường kết hợp nhiều giống cá để tận dụng được thức ăn Quanh bờ ao trồng khoai nước; một phần nước ao thả bèo, dùng làm thức ăn cho lợn Trên mặt ao có giàn bí, bầu, mướp, gấc

Gần ao là chuồng nuôi gia súc, gia cầm, thường là lợn, gà, vịt

Vườn, ao, chuồng có mối quan hệ qua lại Một phần sản phẩm trong vườn và quanh ao, bèo thả trên mặt ao, dùng làm thức ăn chăn nuôi và nuôi cá Ao cung cấp nước tưới cho vườn và bùn bón cho cây Một phần các loại thải có thể dùng làm thức ăn bổ sung cho gia súc Ngược lại phân chuồng dùng bón cây trong vườn Nước phân làm thức ăn cho cá tất cả tác động qua lại đó của VAC đều thông qua hoạt động của con người Con người tiêu thụ sản phẩm của VAC và đưa vào hệ thống này một số yếu tố từ bên ngoài ( phân bón, thức ăn cho chăn

Trang 5

nuôi ) đồng thời điều khiển quá trình xử lý toàn bộ chất thải trong VAC

Gần đây, với việc giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho các hộ gia đình và phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, VAC không còn bó hẹp trong khu đất trong nhà mà đã mở rộng ra trên phạm vi hàng chục ha, hình thành những trang trại VAC với những vườn đồi, vườn rừng, những đập nước,

ao hồ lớn, những khu chăn nuôi với hàng trăm, hàng ngàn gia súc gia cầm

Khái niệm về V, A, C cũng được mở rộng; V là ký hiệu chỉ các hoạt động trồng trọt nói chung và trong V có thể bao gồm vườn đồi, vườn rừng, chậu, vườn giàn vườn treo, nương rẫy A chỉ việc nuôi trồng thủy sản và khai thác mặt nước,

có thể bao gồm ao, hồ, mương, máng, sông suối và các sản phẩm trong đó như

cá, tôm, cua, ốc, ếch, ba ba và rong tảo; C chỉ các hoạt động chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm trên cạn bao gồm; gà, vịt , ngan, ngỗng, lợn, dê, trâu, bò, hươu, nai ( một số nơi còn nuôi các loại đặc sản như trăn, rắn, lươn, ba ba ) nhưng

V A C vẫn là thành phần của một hệ sinh thái và giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại

II GIỚI THIỆU MÔ HÌNH VAC Ở MỘT SỐ VÙNG SINH THÁI

1 VAC vùng đồng bằng Bắc bộ

a) Đặc điểm

- Đất hẹp ( tận dụng diện tích, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng vật nuôi)

- Mức nước ngầm thường thấp (đề phòng úng, nhất là về mùa mưa đối với những cây không chịu được úng)

- Khí hậu: Nắng, gió tây về mùa hè và các đợt gió về mùa đông bắc lạnh, ẩm và

Trang 6

hanh khô về mùa đông

- Nhà ở và công trình phụ không phủ bóng râm lên cây trồng trong vườn

- Trước nhà có giàn cây ( đậu ván, thiên lý) vừa mát, vừa có thêm thu hoạch Mép sân có vườn hoa, trên để các chậu hoa cây cảnh

Vườn:

Ở trước nhà, trong vườn bố trí cơ cấu cây trồng thích hợp để tận dụng đất đai, năng lượng mặt trời và đáp ứng yêu cầu tiêu thụ Thường có một hay hai loại cây chính trồng xen với nhiều loại cây khác có những yêu cầu về điều kiện sinh thái khác nhau: Tầng trên là cây ưa ánh sáng, tầng dưới là cây chịu bóng (riềng, gừng, mùi tàu ) có nơi trồng cam quýt, dưới là rau ngót; có nơi trồng táo xen chanh, hoặc khi đốn táo trồng rau đậu; khi cây lưu niên chưa khép tán thì trồng rau đậu, khi cây khép tán trồng cây chịu bóng râm; chuối, đu đủ trồng rải rác quanh vườn, quanh nhà ở nơi ít gió và độ ẩm, đủ ánh sáng Góc vườn cạnh bể chứa nước, trồng một vài luống rau cải, xà lách, đậu cô ve một số rau gia vị như tía tô, rau thơm, ớt ) và một số cây thuốc thông thường Nếu có khu vườn nhân giống nên đặt gần ao để tiện nước tưới

Trang 7

Ao:

Nên sâu 1,5 – 2 m bờ cao đắp kỹ chống rò rỉ ( nếu có điều kiện có thể vỉa gạch) Nên thiết kệ hệ thống dẫn nước và tiêu nước Xung quanh bờ ao trồng chanh, dưới thấp trồng khoai nước; không gian được tận dụng bằng các giàn bầu, bí, mướp; không để ao bị cớm Tùy diện tích ao và điều kiện thức ăn mà xác định

cơ cấu các loại cá nuôi thích hợp Một phần mặt ao thả bèo hoặc rau muống để nước ao đỡ bị nóng trong mùa hè và lạnh về mùa đông; bè rau bèo con dùng làm chỗ trú cho cá

Chuồng:

- Nuôi gia súc, gia cầm: nên đặt cạnh bếp hay nhà kho vào cạnh ao

- Chuồng lợn gia đình nếu nuôi ít lợn nên làm hai bậc; bậc cao cho lợn ăn và nằm, bậc thấp để chứa phân Chuồng gà có thể đặt ở phía trên chuồng lợn có ô riêng để nuôi gà thịt và có ô riêng để nuôi gà đẻ Cạnh chuồng phải có nền ủ phân và hố chứa nước giải, nước phân Nếu ủ phân và hố nước phân phải che mưa nắng

2: VAC vùng trung du, miền núi:

a) Đặc điểm

- Diện tích đất rộng có điều kiện mở rộng vườn nhưng đất dốc, thường bị thoái hóa ( tuy có nơi đất còn tốt, tầng đất dày); cần chú ý bảo vệ đất

- Ít bão nhưng rét hơn đồng bằng, có nơi có sương muối

- Nước tưới thường gặp khó khăn, nhưng có khi về mùa mưa lại có lũ lớn

Trang 8

b) Mô hình VAC:

Nhà ở:

- Xây dựng ở nơi đất tương đối bằng phẳng, tiện đi lại, gần nguồn nước và tránh luồng gió mạnh, những nơi có lũ cần chú ý đề phòng lũ ( xây dựng ở nơi cao) Vườn:

Thường có 3 dạng: Vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng

Vườn nhà :

Vườn quanh nhà, thường ở chân đồi, đất bằng và tương đối bảo đảm được độ

ẩm Vườn nhà thường trồng những cây ăn quả cần được chăm sóc thường xuyên và được bảo vệ chu đáo như cam, quýt, mít, chuối, đu đủ Ngoài cây ăn quả còn có vườn rau ở cạnh ao để tiện tưới nước Vườn rau có rào bao quanh phòng gia súc, gia cầm phá hoại và thường trồng những rau thông thường để tự túc, mùa nào thức ấy: rau cải, rau ngót, rau đay, rau dền, mồng tơi, xu hào, cà chua, đậu cô ve góc vườn trồng một số rau gia vị, hành, tỏi, xương xông, mùi tàu, rau thơm, rau răm, rau mùi; quanh nhà trồng một số cây thuốc thông dụng ( gừng, nghệ, tía tô, kinh giới, bạc hà, địa liền, sài đất, ngải cứu )

Vườn đồi:

Nằm trên nền đất thoải ít dốc Thường trồng cây ăn quả lưu niên ( mơ, mận, hồng, cam, bưởi ) hay cây công nghiệp dài ngày (chè, cà phê xen cây ngắn ngày ), cây họ đậu như lạc, đậu tương, cây lấy củ ( khoai lang, sắn, rong riềng ) hoặc cây dược liệu (gừng, riềng, sa nhân ) vừa phủ đất vừa có thu hoạch; trong nhiều trường hợp xen vào cây ăn quả và cây công công nghiệp còn

Trang 9

trồng rải rác một số cây gỗ họ đậu (keo, muồng ) hay trẩu, trám có bóng mát

Để chống xói mòn trong vườn trồng cây theo đường đồng mức có hệ thống mương nhỏ và bờ cản nước xen kẽ chạy theo đường đồng mức (tùy theo độ dốc nhiều ít mà khoảng cách giữa các mương hẹp rộng khác nhau, từ 10 – 20m.)

Có thể san đất thành bậc thang ngoài rìa các bậc thang trồng dứa để giữ đất, chống xói mòn, canh tác lâu dài ổn định

Vườn rừng:

Thường thiết kế trên các loại đất có độ dốc cao ( từ 20 – 30 độ) Vườn rừng là loại vườn có cấu trúc cây trồng phỏng theo cấu trúc cây rừng nhiệt đới ( nhiều tầng, nhiều lớp và nhiều loại cây xen nhau) nhưng được chăm sóc tu bổ, như kiểu vườn (thâm canh) cho hiệu quả kinh tế cao hơn

Trong những vườn rừng này có nơi còn lại một số khoảng rừng thứ sinh ở trên cao Người ta giữ lại những khoảng rừng đó, tu bổ chăm sóc và trồng bổ sung cây lấy gỗ (lát hoa, mỡ ) hoặc cây vừa lấy gỗ, vừa thu quả như trám, trẩu, hoặc cây đặc sản

( quế)

Thông thường rừng thứ sinh bị khai thác hết và người ta quy hoạch trồng cây lấy gỗ ( bạch đàn, mỡ, cây bồ đề xen keo ), cây đặc sản Trong những năm đầu khi cây lấy gỗ chưa khép tán trồng xen cây lương thực ( như sắn, lúa nương, đậu tương ) nếu đất còn tốt hoặc trồng cây phân xanh họ đậu

Với chính sách giao đất khóan rừng diện tích vườn rừng mở rộng ( từ 1 – 2 – hàng chục ha) và khoảng cách với nhà ở xa dần, ta có những “trại rừng” vườn

Trang 10

trại

Ao:

Ao cá đào riêng ở trước nhà hay ở chân đồi cạnh suối để lấy nước nuôi cá Tùy điều kiện địa hình và nguồn nước, có nơi đắp đập giữ nước để nuôi cá và tăng

độ ẩm cải tạo môi trường (nếu có điều kiện có thể kết hợp chạy thủy điện nhỏ)

Có nơi nuôi cá lồng trong suối hay nuôi cá nước chảy ( đào một nhánh suối và cắm đăng hay xếp đá hai đầu để nuôi cá)

Chuồng:

Chuồng gia súc, gia cầm đặt gần nhà phía cuối gió và được che kín chống rét cho gia súc về mùa đông Nền chuồng được nện chặt hay lát gạch và xi măng, độn rơm rác để giữ nước giải và phân Cạnh chuồng có hố hay nền ủ phân có mái che

3 VAC vùng ven biển

a) Đặc điểm

- Đất cát thường bị nhiễm mặn

- Hay bị bão gió mạnh làm di chuyển cát

- Tưới khó, vì nước ngấm nhanh, nhưng cũng có nơi mức nước ngầm cao

b) Mô hình VAC:

- Ngoài cùng về phía biển là một hàng phi lao trồng dày để chắn gió

Vườn:

Trang 11

Vườn chia thành ô vuông có bờ cát bao quanh, trên trồng phi lao rất dày kết hợp với trồng mây làm nhiêm vụ phòng hộ Có nơi lấy đất ở trong vườn để đắp

bờ bao đồng thời hạ thấp mặt vườn để tăng độ ẩm Có nơi trồng tre làm hàng rào bảo vệ quanh vườn Trong trường hợp này quanh vườn giáp bờ tre đào mương vừa để chứa nước nuôi cá, giữ độ ẩm vừa để hạn chế rễ tre ăn vào trong vườn hút hết chất màu

- Trong vườn trồng cây ăn quả ( táo, na, dứa, xoài ) và dâu tằm xen lạc, vừng,

kê, khoai lang, củ đậu, dưa hấu những cây lưu niên đều được tỉa cành giữ cho tán thấp để hạn chế ảnh hưởng của gió Đậu, lạc vừa là cây phủ đất, giữ độ ẩm vừa góp phần cải tạo đất

- Ao:

Đào cạnh vườn, nuôi cá, tôm, trên bờ trồng dừa

- Chuồng:

Chuồng lợn, chuồng bò ở cạnh nhà, chuồng vịt trên bờ ao

II.4 VAC ĐỒNG BẰNG NAM BỘ

a) Đặc điểm:

- Đất thấp mức nước ngầm cao, mùa mưa dễ bị úng

- Tầng đất mặt mỏng và tầng dưới thường bị nhiễm mặn, nhiễm phèn

- Khí hậu có hai mùa rõ rệt; mùa mưa dễ bị ngập úng, mùa khô dễ bị thiếu nước

Trang 12

b) Mô hình VAC:

Vườn:

- Do mặt đất thấp nên việc lập vườn thực hiện bằng cách đào mương lên liếp Mương đào để lấy đất tôn cao mặt vườn vừa là hệ thống tưới tiêu đồng thời có thể

nuôi cá Kích thước của liếp và mương phụ thuộc vào chiều cao của đỉnh lũ, độ dày của tầng đất mặt, độ sâu của tầng đất phèn Loại cây trồng và chế độ canh tác trong vườn

- Thường những nơi đỉnh lũ cao, tầng đất mặt mỏng và tầng phèn nông thì lên liếp đơn Ngược lại những vùng đất có tầng mặt dày, đỉnh lũ vừa phải thì lên liếp đôi Bề mặt và chiều sâu của mương phụ thuộc vào chiều cao của liếp và độ sâu xuất hiện của tầng sinh phèn Thường thì bề rộng của mương bằng 1/2 bề mặt của liếp (liếp đơn thường rộng khoảng 5m , liếp đôi rộng khoảng 10)

- Trong trường hợp tầng đất mặt mỏng, lớp đất dưới không tốt thậm chí có chút

ít phèn, thì lớp đất mặt khi đào mương được đắp thành băng hay mô trên liếp, sau đó lớp đất dưới được đắp vào phần còn lại của mặt liếp (thấp hơn mặt băng hay mô đất mặt); lớp đất này được trồng những cây chịu chua phèn ( dứa, so đũa sau một thời gian khi đã rửa chua sẽ trồng các loại cây như cam, quýt, nhãn, sầu riêng, măng cụt )

- Quanh vườn có đê bao quanh để bảo vệ vườn trong mùa lũ, ngăn mặn và giữ nước ngọt trong mùa nắng Đê bao cũng dùng làm đường giao thông vận chuyển và trồng cây chắn gió

- Đê bao cần đắp rộng và vững chắc, chiều cao căn cứ vào đỉnh lũ cao nhất

Trang 13

trong vùng Đê bao có cống chính để lấy nước vào mương Ngoài những công trình đầu mối, có những công trình nhỏ để điều tiết nước trong các mương

Cơ cấu cây trồng trong vườn tùy thuộc vào điều kiện đất đai, nguồn nước, chất lượng nước và yêu cầu thị trường Nhiều nơi trồng dừa, dưới dừa là cây ăn trái (cam, quýt, bưởi ) trồng xen khoai, rau, đậu khi cây chưa khép tán, gần đây do biến động một số nơi đã chặt dừa trồng nhãn và sầu riêng

III/ VAI TRÒ CỦA VAC TRONG VẤN ĐỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Hệ sinh thái VAC nếu được thiết kế xây dựng đúng quy cách và được quản lý tốt

sẽ góp phần đáng kể vào việc giữ sạch nguồn nước và cải tạo bảo vệ môi trường 1/ Hệ sinh thái VAC

Trong hệ sinh thái VAC cần thực hiện kỹ thuật thâm canh sinh học, sử dụng phân bón hữu cơ và phân vi sinh, hạn chế đến mức tối đa hoặc không sử dụng phân hóa học và các thuốc trừ sâu, trừ cỏ bằng hóa chất Nếu được như vậy sẽ

Trang 14

tránh được ô nhiễm môi trường đất, nước và cả môi trường không khí, nhất là VAC lại thường được xây dựng gần nhà ở

Tuy không dùng phân hóa học nhưng VAC vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao vì đã

sử dụng được hợp lý nhất năng lượng mặt trời đất đai và mặt nước và cả các chất thải, đầu tư không nhiều (vì không phải mua nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu đắt tiền) mà đem lại thu hoạch cao

Trong vườn trồng cây theo nhiều tầng, trồng xen, trồng gối, cho cây leo lền giàn, dưới ao nuôi nhiều cá theo các tầng lớp khác nhau, sử dụng đến mức tối

đa nguồn nước, ánh sáng mặt trời, chất phì trong đất

2 Kỹ thuật làm VAC dựa trên chiến lược tái sinh

Tái sinh năng lượng mặt trời thông qua quang hợp và tái sinh chất thải làm sạch môi trường

Năng lượng mặt trời thông qua quang hợp được tái tạo dưới dạng năng lượng chứa trong sản phẩm thực vật (rau, quả, củ, đậu đỗ ) dùng làm thức ăn cho người và gia súc, củi đun và nguyên liệu cho tiểu thu công nghiệp

Các chất thải ( rác, phân người và gia súc) được sử lý và được đưa vào các chu trình sản xuất mới Phân người và gia súc cũng có thể đưa vào hầm ủ Biogas Thông qua ủ trong Biogas chất lượng phân được nâng cao diệt được các mầm bệnh, không những thế lại có khí đốt tiết kiệm được chất đốt (than, củi) và bảo

vệ được môi trường

Có thể nói nếu được thiết kế xây dựng và quản lý tốt VAC sẽ là một hệ thống sản xuất không có chất thải và do đó tạo ra một môi trường trong lành

Trang 15

Ở một số nơi đã hình thành các “làng vườn”, “ làng sinh thái” trong đó hầu hết các gia đình đèu có VAC tạo ra một cảnh quan thanh bình, một môi trường tốt cho người dân

Ở miền núi các gia đình được giao đất làm VAC sẽ hình thành các khu vườn đồi, vườn rừng vừa tăng thêm thu nhập cho người dân, vừa bảo vệ được đất đai, rừng,nguồn nước và môi trường

IV/ XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG VAC

Trong việc quản lý hệ VAC điều quan trọng là phải nắm vững chiến lược tái sinh chất thải Trong VAC, chất thải của một chu trình sản xuất , sản xuất này lại được đưa vào một chu trình sản xuất khác và qua đó làm sạch môi trường Dưới đây xin giới thiệu một số kỹ thuật xử lý chất thải trong VAC

1 Chất thải trong VAC

Các chất thải trong VAC:

Phân gia súc, gia cầm từ chuồng (C)

Phân bắc, nước giải, nước rửa từ sinh hoạt của con người

Rác rưởi, rơm dạ, lá rụng, thân cây không dùng đến (như thân cây leo, đậu đỗ ), có dại từ cây cộng với các chất thừa không sử dụng từ sản phẩm vườn

Những chất thải này nếu được xử lý đúng thì mang lại nhiều điều lợi nhưng ngược lại nếu không được quan tâm đúng mức thì gây nhiều thiệt hại cả về tiền bạc, môi trường và sức khỏe

2 Tại sao phải quan tâm đến việc xử lý chất thải khi làm VAC:

Trang 16

1) Nếu chất thải trong VAC không được xử lý hay xử lý không tốt, thì trước hết ảnh hưởng đến môi trường sống của gia đình Nếu phân rác không được thu gom xử lý mà để bừa bãi xung quanh nhà, nước rửa đổ lênh láng khắp nơi thì ruồi muỗi, vi trùng có điều kiện sinh sôi nảy nở, nguồn nước sinh hoạt của gia đình có thể bị nhiễm bẩn Những điều đó làm cho sức khỏe của gia đình bị ảnh hưởng, các thành viên trong gia đình có thể bị bệnh, gia đình sẽ phải tốn kém tiền để khám, chữa bệnh

2) Không xử lý chất thải trong VAC sẽ mất đi một khối lượng lớn phân hữu cơ rất quý và gia đình sẽ tốn tiền mua phân hóa học Phân hóa học nếu bón nhiều

và không đúng kỹ thuật sẽ làm cho đật bị ô nhiễm và ngày càng xấu đi Gia đình ngày càng phải bón thêm nhiều phân hóa học và như vậy sẽ sa vào vòng luẩn quẩn: Phải đầu tư ngày càng nhiều cho phân hóa học trong khi bỏ phí một lượng phân hữu cơ rất lớn

3) Xử lý chất thải VAC sẽ làm cho gia đình phong quang sạch đẹp, tạo nên một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc Ngoài ra nếu xử lý chất thải bằng Biogas sẽ

có một nguồn chất đốt sạch rẻ tiền, hiệu quả cao

3 Nguyên tắc xử lý chất thải trong VAC:

Người làm VAC cần nắm vững mối quan hệ tương hỗ giữa V với A, A với C và

C với V và VAC với con người là trung tâm của các mối quan hệ này để áp dụng trong việc tái sinh chất thải Đây chính là cơ sở cho việc xử lý chất thải

3.1 Đối với chất thải từ Vườn

Lá rau, đầu thừa của củ, quả là những thứ có thể dùng làm thức ăn cho gia súc hay cho cá sẽ được dùng cho C và A

Trang 17

Lá cây cỏ dại thân cây mềm đậu, đỗ có thể dùng ủ phân, làm compốt (phân rác

để bón ngược lại cho V)

3.2 Đối với các chất thải từ Ao

- Các loại chất thải và các thứ khác từ A như bèo, khoai nước có thể dùng làm thức ăn cho C

- Bùn ao sau mỗi lần nạo vét có thể dùng bón cho cây hay ủ chung với rơm, rạ làm phân cho V

3.3 Đối với các chất thải từ Vườn

- Phân và nước giải tốt nhất là đem ủ để bón cho V

- Nước rửa chuồng, nước phân dùng để ủ phân hoặc đưa vào hầm ủ Bogas và sau đó có thể đưa vào ao nuôi cá

3.4 Đối với chất thải từ sinh hoạt của người

- Phân bắc nên được thu lại để ủ cho hoai sau đó bón cây trong vườn hoặc bón ruộng

- Nước giải cũng được thu gom pha loãng để bón rau

- Nước rửa, nước vo gạo, các chất thừa trong chế biến các bữa ăn (rau , củ, quả loại thải ) dùng cho gia súc hay ủ phân rác

Khi xử lý chất thải trong rác cần cố gắng ưu tiên áp dụng những biện pháp nào

để đỡ mất công, cho hiệu quả cao lại thu được nhiều sản phẩm; thí dụ nếu có điều kiện có thể làm Biogas để vừa thu được phân bón vừa có chất đốt phục vụ

Trang 18

cho sinh hoạt hàng ngày

3.5 Xử lý chất thải bằng hầm Biogas

Xử lý phân chuồng và phân người bằng hầm Biôgas có ưu điểm;

- Chất thải đưa vào lên men ở hầm kín nên không có ruồi nhặng và tránh ô nhiễm

- Không tốn công ủ, đánh đống và đảo phân, tưới nước

- Có thêm khí đốt là (ga) và tiết kiệm được than và củi đun

Phân người có thể qua hố xí dội nước vào phân chuồng cùng với nước rửa chuồng được đưa thẳng vào hầm Biogas

Hầm Biogas có thể xây tròn trên có vòm chứa ga hoặc có thể là một túi nilon dài

từ 8 - 10m và đường kính tư 80 – 1m có túi dự trữ ga riêng

Hầm Biogas xây bằng gạch và có xi măng có vòm tròn chứa ga có ưu điểm là bền, tốn ít diện tích nhưng cũng có nhược điểm là đắt tiền và khi trong hầm có váng cản trở thì việc lên men rất khó phá váng thêm nữa việc xây hầm đòi hỏi trình độ kỹ thuật và giấ thành cao

Hầm Biogas là túi nilon có ưu điểm là rẻ tiền và tương đối dễ phá váng nhưng cũng có nhược điểm là mau hỏng hơn hầm xây và chiếm nhiều diện tích

Gần đây Trung tâm phát triển cộng đồng Nông thôn thuộc Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam đã nghiên cứu ra mẫu hầm VACVINA cải tiến xây bằng gạch và có túi dự trữ ga bằng nilon Mẫu hầm đã được phổ biến ở nhiều nơi và khắc phục được các nhược điểm của hai loại hầm vòm và túi nilon trên

Trang 19

Hầm Biogas VACVINA cải tiến được xây bằng gạch và xi măng theo hình hộp

và nước rửa chuồng được nạp thẳng vào hầm thông qua một cơ chế phá váng tự động hầm chiếm ít diện tích có thể xây dưới nền chuồng gia súc, kỹ thuật xây không khó, vừa bền vừa rẻ tiền (rẻ hơn hầm vòm) Có thể kết hợp đưa cả phân ở

hố xí vào hầm Những kết quả phân tích ở Viện hóa học và Viện Vệ sinh dịch tễ cho thấy công suất ủ ga cao bằng hoặc hầm vòm khả năng diệt trùng và vi khuẩn lớn ( xem tiếp bài khí công nghệ sinh học)

V TÁC DỤNG CỦA HỆ SINH THÁI VAC

Cung cấp tại chỗ nguồn thực phẩm đa dạng phong phú;

Tăng thu nhập hộ gia đình;

Giải pháp hữu hiệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN;

Giải quyết việc làm phù hợp với nhiều lứa tuổi;

Góp phần cải tạo môi trường tạo ra cảnh quan;

Nơi giáo dục hướng nghiệp cho học sinh;

Nơi bảo tồn đa dạng TNDT thực vật

Sơ đồ 1: Tác động qua lại của hệ sinh thái VAC

Trang 20

Sơ đồ 2: Mô hình hệ sinh thái VAC

Mô hình Biogas tái sinh năng lượng

Mô hình VAC vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Trang 22

VAC Vườn rừng và ô dinh dưỡng

BÀI 2: LỰA CHỌN CÂY ĂN QUẢ THEO VÙNG KHÍ HẬU SINH THÁI

I Một số tiêu chí phân vùng CAQ theo khí hậu:

Khí hậu là nhân tố môi trường biến động có ảnh hưởng quan trọng đến sản xuất cây ăn quả (CAQ) Căn cứ vào yêu cầu của CAQ đến với nhiệt độ để phát triển mầm hoa người ta chia vùng CAQ thành ba vùng chính:

1 Vùng cây ăn quả nhiệt đới:

Bình quân nhiệt độ năm khoảng 24oC và cao hơn, có mùa khô và mùa mưa Nhiệt

độ bình quân tháng lạnh nhất trong năm là trên 18o C Phân hóa mầm hoa phụ thuộc vào độ ẩm của đất Cây ăn quả tiêu biểu: Chôm chôm, măng cụt, vú sữa, xoài, nhãn nhiệt đới (Xuồng cơm vàng, Tiêu da bò)

2 Vùng cây ăn quả Á nhiệt đới:

Có mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất trong năm (tháng giêng) trong phạm vi 13 – 18o C Phân hóa mầm hoa cần có số giờ lạnh

Trang 23

thấp Cây ăn quả tiêu biểu: mận, hồng, vải, nhãn á nhiệt đới (nhãn chín muộn Hưng Yên, nhãn Ido Thái Lan)…

3 Vùng cây ăn quả ôn đới: Mùa đông dài, có băng tuyết, mùa hè mát Cây ăn quả

cần một thời kỳ ngủ đông dài (để phân hóa mầm hoa) Cây ăn quả tiêu biểu của vùng: táo, lê, anh đào, đào, mận Yêu cầu độ lạnh thấp để phân hóa mầm hoa của các loại cây trên thường trong khoảng 300 CU trở lên (CU- Chilling Unit = đơn vị

đo độ lạnh = số giờ có nhiệt độ từ 70C và thấp hơn)

Ngoài 3 vùng chính nêu trên, còn có vùng CAQ ôn đới độ lạnh thấp Với mùa đông

có lúc xuống dưới 00C và đôi khi có tuyết Cây ăn quả chính của vùng là: lê, đào, mận, hồng, với yêu cầu độ lạnh vài chục CU đến 150-200 CU

Một số loại CAQ không có yêu cầu chặt chẽ về khí hậu nhiệt đới hay á nhiệt đới như ổi, chuối, na, hồng xiêm, mít Cây ăn quả có múi là nhóm cây thích nghi rộng nhất: nhiệt đới, á nhiệt đới và cả một số tiểu vùng ôn đới như Địa Trung hải

Xoài và nhãn có dòng nhiệt đới và dòng á nhiệt đới như đã nêu ở trên

II Phân vùng cây ăn quả theo khí hậu Việt Nam

Khí hậu Việt Nam được xác định là nhiệt đới nhưng lại chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh từ lục địa Siberia, gió mùa Tây nam và Đông nam Á nên đã không còn thuần túy là nhiệt đới Do vậy, khí hậu đa dạng và được phản ánh trong Bảng 1

So sánh các tiêu chí xác định vùng CAQ theo khí hậu cũng như đặc điểm thời tiết của 7 vùng sinh thái trong Bảng 1 chúng ta có thể xác định vùng CAQ cho từng vùng sinh thái nông nghiệp như sau:

Trang 24

Bảng 1: Một số đặc điểm khí hậu 7 vùng nông nghiệp sinh thái Việt Nam

Địa điểm Độ cao Vĩ độ

Mùa mưa

Mùa khô

Tổng lượng Mưa

Hà Giang 118 22,49 22,6 15,5 (T1) VI - XI XII-III 2362 Móng Cái 8 21,30 22,5 15,2 III - IX XII-II 2769

Tây Bắc

Sơn La 676 21,20 21,0 14,5(T1) III - IX X - II 1419 Điện Biên 550 21,22 22,0 16,3(T1) III - IX X - II 1567 Phong Thổ - - 21,05 14,4(T1) III - IX X - II 2305

Trang 25

Duyên hải

Bắc TB

Thanh Hóa 5 19,48 23,6 17,4(T1) III - IX X - II 1746 Vinh 5 18,41 23,9 17,9(T1) V - XII X - II 1868 Đồng Hới 7 17,29 24,4 19(T1) VIII- I II -VII 2112

Duyên hải

Nam TB

TP.Đà Nẵng 5,8 16,02 25,6 21,3(T1) VII-I II-VII 2089 Quảng Ngãi 8,0 15,08 25,8 21,5(T1) VII-I II-VII 1036 Quy nhơn 5,0 13,46 26,7 23,0(T1) VII-I II-VII 1704 Tuy Hòa 11,6 13,05 26,5 23,2(T1) IX-II II-VIII 1492 Nha Trang 6 12,15 26,5 23,9(T1) IX-XII II-VII 1360

Tây nguyên

Pleiku 772 13,59 21,6 18,8(T12) IV-X XI-III 2447 Buôn Mê

Thuột

461 12,41 24,2 21,4(T12) IV-X XII-III 1934

Đà Lạt 1500 18,3 16,2(T12) IV-XI XII-III 1820

Đông Nam

bộ

Phan Thiết 9,9 26,6 20,0(T1) IV-IX X-III 1113

Trang 26

1 Trung du Miền núi Phía Bắc- Vùng CAQ á nhiệt đới và

CAQ ôn đới chịu lạnh thấp Địa bàn vùng này gồm 12 tỉnh với vĩ độ bắc từ 220 C (Cao Bằng) xuống đến 210 17 (Bắc Giang) Nhiệt độ tháng giêng là tháng lạnh nhất trong năm thấp nhất là 13,70C ở Lạng Sơn và cao nhất là 16,40C tại Bắc Giang, cả

2 trị số này đều thấp dưới 180C, có mùa khô lạnh và mùa mưa nóng, càng lên cao nhiệt độ càng giảm và tạo thành tiểu vùng khí hậu đặc thù (Xem Bảng 2)

Bảng 2: So sánh khí hậu theo độ cao

Địa điểm Độ cao

(m)

Nhiệt độ

TB năm (0C)

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối (0C)

Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối (0C)

Lượng mưa TB năm (m/m)

Độ ẩm

TB năm (%)

Trang 27

Sa Pa 1581 15,3 30,0 - 2,0 1769 87

Mang tính cận ôn đới hoặc tiểu vùng ôn đới độ lạnh thấp (Low Chill Temperate Area) Một nhóm nghiên cứu về thử nghiệm CAQ ôn đới độ lạnh thấp cho thấy một số tiểu vùng núi cao cùa Trung du Miền núi phía Bắc có mùa đông với độ lạnh

CU khá phong phú cho phép phát triển tốt CAQ ôn đới chịu lạnh thấp ở vùng này

Bảng 3: Độ lạnh CU trung bình 10 năm của một số tỉnh Miền Núi phía Bắc

STT Tiểu vùng Độ

cao (m)

T0 Trung bình tháng lạnh nhất

Độ lạnh

CU

TB Tối cao

TB tối thấp

Trang 28

Các dẫn liệu nêu trên là

cơ sở để xác định vùng Trung du Miền núi phía Bắc là địa bàn CAQ Á nhiệt đới và CAQ ôn đới độ lạnh thấp

Thành phần CAQ trong vùng rất đa dạng theo độ cao gồm những loại như sau:

Vùng thấp dưới 500 m: chuối, dứa, ổi, đu đủ, táo, hồng xiêm CĂQ có múi: mít, nhãn Á nhiệt đới, xoài Á nhiệt đới, hồng địa phương, bơ, na

Vùng cao trên 500 m: Đào, mận, hồng dòn, lê Châu Á hay Nasi (Tai Nung 2, Tai Nung 6) Đất thích hợp nhất cho các loại CAQ là: đất phù sa ven sông, suối; đất nâu đỏ, đất nâu vàng, nâu tím, đất xám mùn Đất xám bạc màu vùng Trung du và một số nơi miền núi cũng có thể trồng CAQ nhưng cần bón phân nhiều

2 Vùng đồng bằng sông Hồng – Vùng CAQ Á nhiệt đới:

Vùng này gồm 9 tỉnh nằm trong tam giác châu thổ sông Hồng Nhiệt độ bình quân

cả năm là 240C Tháng giêng là tháng lạnh nhất với nhiệt độ 16,50C Khí hậu chia làm hai mùa chính: Mùa đông lạnh và khô từ tháng 10 – 2; mùa mưa nóng ẩm từ tháng 3 – 9 Khí hậu nằm trong tiêu chí của vùng CAQ Á nhiệt đới

Các CAQ tiêu biểu của vùng này là: nhãn, vải Đây là 2 cây có biểu hiện phản ứng

á nhiệt đới rõ nhất Vải chỉ trồng được ở một số vùng có mùa đông lạnh như Lục Ngạn Bắc Giang Những năm mùa đông ấm, nóng nhãn thường bị mất mùa Tuy

Trang 29

nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào ở phía Bắc về yêu cầu nhiệt độ lạnh để phát triển mầm hoa của 2 loại cây trên Cây ăn quả khác của vùng: hồng xiêm, cam, quít, bưởi, khế, táo Cây bơ được trồng ở một điểm tại Hà Nam và cho thu nhập tốt

3 Vùng duyên hải Bắc Trung bộ: Vùng CAQ á nhiệt đới chịu ảnh hưởng nhiệt đới

Duyên hải Bắc Trung bộ bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, trải dài tứ 19,48 đến 16,24 vĩ độ Bắc Đặc điểm của vùng là nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam Nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất trong năm (tháng 1) ở Thanh Hóa và Vinh là 17,4 và 17,9 độ, thấp hơn

18 độ là giới hạn trên của á nhiệt đới; các trị số này của Đồng Hới (Quảng Bình) và Huế là 19 và 200C tương ứng, cao hơn ngưỡng 18 0C

Các dẫn liệu trên cho thấy vùng CAQ Duyên hải Bắc Trung bộ vừa mang tính chất

á nhiệt đới và nhiệt đới nhưng chịu ảnh hưởng của khí hậu á nhiệt đới nhiều hơn Trong một vùng khí hậu lại phụ thuộc vào chênh lệch độ cao giữa vùng núi, vùng đồi và vùng ven biển, do vậy có nhiều lựa chọn cho CAQ Vùng ven biển, vùng đồi

và vùng núi có thể trồng CAQ có múi, nhãn, vải, đu đủ, mít…Một số vùng núi cao miền tây Thanh Hóa Nghệ An có thể trồng một số CAQ có độ lạnh thấp như mận, đào, hồng

4 Vùng duyên hải Nam Trung bộ - Vùng CAQ nhiệt đới

Địa bàn này bao gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, trải dài từ 16,2 – 12,15 vĩ độ Bắc Số liệu trong Bảng 1 cho thấy duyên hải Nam Trung bộ đã thực sự thuộc vùng khí hậu nhiệt đới và càng vào Nam tính chất nhiệt đới thể hiện càng rõ nét Tuy vậy, Thành

Trang 30

phố Đà Nẵng, Quảng Nam đến Quảng Ngãi vẫn còn ít nhiều chịu ảnh hưởng của mùa đông phía Bắc và gió nóng miền Tây của đông Trường Sơn, chế độ mưa cũng thay đổi càng vào nam, tổng lượng mưa càng giảm, mùa ít mưa kéo dài

Lựa chọn CAQ nên chọn đến CAQ nhiệt đới và nhóm cây có tính thích nghi rộng,

có khả năng chịu hạn tốt Nên chú ý khai thác vùng đất cát ven biển có mực nước ngầm nông để trồng xoài, chanh và một số CAQ khác

5 Vùng Tây Nguyên – Vùng CAQ nhiệt đời chịu ảnh hưởng á nhiệt đới

Tây Nguyên là vùng núi và cao nguyên rộng lớn ở Trung bộ thuộc sườn phía tây dãy Trường Sơn, bao gồm những khối núi lớn nối với nhau bằng những cao nguyên bằng phẳng thành bậc thềm hay lượn sóng thoải dần đến thung lũng sông Mêkông Miền này bao gồm các tỉnh KonTum, Gia Lai, ĐăkLăk, Lâm Đồng và Đăk Nông

Các dẫn liệu của Bảng 1 cho thấy:

- Tây nguyên thuộc khí hậu nhiệt đới nhưng do ảnh hưởng chia cắt địa hình nên mát hơn nhiều so với Thành phố Hồ Chí Minh Có nơi khí hậu còn mang tính á nhiệt đới như Đà Lạt, Pleiku

- Loại cây trồng thích hợp: nhiệt đới, á nhiệt đới thậm trí CAQ ôn đới chịu lạnh thấp Cà phê, chè, cao su là những cây công nghiệp chiếm diện tích lớn của vùng Tuy nhiên tính đa dạng của khí hậu còn cho phép lựa chọn nhiều loại CAQ cho miền này nhất là khu vực Gia Lai, Kontum nơi còn quĩ đất nông nghiệp khá Đất thích hợp cho CAQ: Feralit đỏ, vàng; Feralit nâu đỏ, vàng mùn, đất xám

6 Miền Đông Nam Bộ - Vùng CAQ nhiệt đới

Trang 31

Miền này bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Ninh Thuận và Bình Thuận, thuộc khí hậu nhiệt đới Tuy nhiên nền nhiệt độ ở vùng đất đỏ trên các bực thềm phù sa cổ ở

độ cao 500-200 m có hạ chút ít từ 0,5 – 10C so với đồng bằng sông Cửu Long Dao động nhiệt độ ngày đêm cũng lớn hơn

Lượng mưa ở Đông Nam Bộ cũng lớn hơn ĐBSCL do gồm các cao nguyên Tây Nguyên Tuy nhiên Đông Nam Bộ lại có vùng Ninh Thuận và Bình Thuận ít mưa với trung tâm khô hạn Phan Rang có lượng mưa trung bình năm không tới 700

mm Lựa chọn CAQ tối ưu cho vùng này là nhóm CAQ nhiệt đới, á nhiệt đới có tính thích ứng rộng Riêng Ninh Thuận nên lựa chọn CAQ chịu hạn, ưa nắng như nho, gia súc ưa khí hậu khô như cừu, dê cũng thích hợp cho vùng

Các loại đất thích hợp cho CAQ trong vùng là Feralit nâu, đỏ; Feralit nâu vàng, đất phù sa Tánh Linh và các ven sông suối; các vùng đất xám Tây Ninh, Lái Thiêu, Củ Chi cũng trồng được CAQ nhưng cần đầu tư cao

7 Vùng đồng bằng Nam Bộ - Vùng CAQ nhiệt đới

Đồng bằng Nam Bộ bao gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau Miền này là châu thổ của sông Cửu Long xưa là vịnh nay được phù sa của sông Mê Kông bồi đắp mà thành nên địa hình rất bằng phẳng

Khí hậu mang tính nhiệt đới với nền nhiệt độ cao, hầu như không thay đổi trong năm Nhiệt độ trung bình năm 26,5 – 270C nhiệt độ thấp nhất (T1, T12) là 25,2- 25,70C Tổng lượng mưa khá cao 1604 – 2360mm Những yếu tố khí hậu đó tạo nên những thuận lợi cơ bản cho sản xuất nông nghiệp nói chung và CAQ nói riêng Thực tế, đồng bằng sông Cửu Long đang là vùng dẫn đầu cả nước về cây ăn quả

Trang 32

BÀI 3: THIẾT KẾ VƯỜN VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ Chương I: THIÊT KẾ VƯỜN

1 Mẫu thiết kế vườn trên đất dốc:

- Nên thiết lập vườn tại vùng có đất phù sa ven sông, đất phù sa cổ, đất đồi Feralit đỏ hoặc Feralit vàng đỏ, đất thung lũng ở các vùng núi Các loại đất trên thường có kết cấu đất xốp và nhẹ với tầng bề mặt dầy trên 80 cm; thoát nước; mực nước ngầm dưới 1m; độ pH từ 5,5 – 6,5; độ dốc không quá 20 – 250

- Lập vườn trên đất dốc cần chống xói mòn bằng cách tạo các luống bậc thang rộng 3-5 m theo đường đồng mức Các hàng cây bố trí theo hướng Bắc-Nam

Bố trí vườn cạnh hoặc gần nguồn nước để chủ động nước tưới trong điều kiện khô hạn, có rãnh thoát nước trong mùa mưa lũ (Hình 1)

Trang 33

- Thiết kế hệ thống tưới:

Nước được bơm từ trạm bơm nằm cuối vườn về phía Nam theo đường ống phi 4” đặt ngầm dưới đất lên bể chứa trên đỉnh đồi (Hình 3) Nước tưới sau đó theo

5 đường ống dẫn chính (phi 2”) chia nước xuống các lô Tại mỗi lô chính sẽ có

10 van khóa (phi 0,5”) để lấy nước trực tiếp tưới cho cây theo hệ thống tưới nhỏ giọt

Trang 34

chú trọng các biện pháp chống úng ngập cho cây

Hình 4: Mẫu thiết kế vườn trên đất thấp có mạch nước

ngầ

Diên tích vườn được thiết kế theo Hình 4, có các bước sau:

- Chuẩn bị vườn trồng: Toàn bộ cây hoang chặt bỏ và đào gốc rồi vùi xuống

rạch nằm trong vườn

- Thoát nước bề mặt: Vườn bao gồm 5 hàng trồng cây chính, mỗi hàng rộng

5-5,6m Rãnh thoát nước chính A chạy dọc hướng Bắc và rộng 180x sâu 60cm Toàn bộ nước bề mặt sẽ được dồn về một hố ga chính trước khi thoát ra rạch quanh vườn (Hình 5)

Hình 5: Hệ thống rãnh thoát nước bề mặt

Giữa các hàng trồng cây là rãnh B rộng 150x sâu 30cm cùng đổ dồn vào rãnh

A, bao quanh vườn là rãnh C rộng 30cm x sâu 30cm Rãnh D bao quanh nhà vườn rộng 20cm x sâu 20cm Cả hai rãnh C và D cùng chảy thẳng ra rạch

Trang 35

- Thoát nước ngầm: Các hệ thống rãnh thoát nước ngầm rộng 30cm và ở độ

sâu

90-100cm nối liền với nhau Cành cây nhãn chặt bỏ được đặt nằm dưới đáy rồi phủ bằng thân lạc hoặc sỏi đá và cuối cùng lấp đất lên Nước ngầm trong hệ thống thoát ngầm được đổ dồn vào một hố ga sâu 140cm (Hình 6) trước khi được bơm đổ ra ngoài rạch

Hình 6: Hệ thống rãnh thoát nước ngầm

Chương II: TRỒNG CÂY TRONG VƯỜN

1.Đào hố,bỏ phân lót và lấp hố

Hố trồng CAQ có múi cần đào to, kích thước hố nên là 0,8 x 0,8 x 0,8m hoăc 1

x 1 x 1m tùy thuộc vào tính chất đất và địa hình Nếu tầng đất dưới rắn chắc (đất sét, đá ong…) hoặc mạch nước ngầm cao nên đào hố rộng hơn thay vì đào sâu, ở vùng đất xấu nghèo dinh dưỡng cần đào hố to và sâu hơn

Khi đào đất trồng cây cần lưu ý đổ riêng lớp đất màu phía trên về một bên, lớp đất phía dưới về một bên (Hình 7)

Hình 7: Cách đào hố trồng cây ăn quả

Khi đào hố xong, phần đất màu của mỗi hố được trộn đều với phân chuồng, phân hóa học và vôi bột Khi lấp hố cần cho một lớp đất đáy xuống trước, sau

Trang 36

đó cho hỗn hợp phân xuống sau Trộn đều phân với đất, vun thành vồng đất cao 15- 20 cm so với mặt đất vườn (Hình 8) để khi đất lún cây không bị trũng, không bị úng nước, tránh,được nấm bệnh Phytophthora gây thối gốc

Hình 8: Cách lấp đất hố trồng

2 Trồng cây, chống cây và tưới nước

Dùng dao hay kéo cắt đáy và phía bên túi bầu ra (Hình 9)

Trang 37

Hình 12: Cách chống cây sau khi

trồng

Dùng dây vải hoặc dây cao su (cắt từ săm xe cũ) buộc nhẹ vào cọc Sau khi trồng phải tưới nước ngay cho cây (kể cả trong mùa mưa) Phải tưới cây sao cho giữ được độ ẩm đất đạt 70% trở lên trong 2 tuần để cây không chết Lượng nước tưới lần đầu khoảng 10 lít/cây, sau đó tùy thời tiết có thể cách 2-3 ngày tưới một lần Trước khi tưới nên chọc hai lỗ bên gốc cây để nước ngấm dễ Không tưới vào thân cây để tránh bị bệnh

Trồng cây trên vườn trũng có mạch nước ngầm cao được trình bày ở (Hình 13)

Trang 38

làm sạch cỏ xung quanh tán cây koặn tủ gốc để chống cỏ mọc Phần ngoài tán cây cũng như giữa các hàng cây phải giữ thảm cỏ để vừa giữ ẩm đất, vừa chống xói mòn đất và tạo nơi cư trú của những côn trùng có ích

Khi cây đang ở thời kỳ kinh doanh vẫn phải duy trì thảm cỏ trong vườn Không nên cày xới giữa các hàng cây quanh tán cây

Chương III: PHÂN BÓN VÀ KỸ THUẬT BÓN

Cây ăn quả cần được bón phân đầy đủ để cho năng suất cao và chất lượng quả tốt

1 Bón lót: Cần 3 loại chính: phân chuồng, vôi bột và phân hóa học, liều lượng

tùy loại cây Các loại phân bón kể trên trộn đều với đất và cho vào hố đào trước khi trồng

2 Bón định kỳ hàng năm ở thời kỳ kiến thiết cơ bản

- Phân chuồng:

Hàng năm bón bổ sung 40-50kg phân hữu cơ cho một cây, đào rãnh xung quanh tán cây hoặc rãnh đứt đoạn theo tán cây sâu 25-30cm, bón phân chuồng kết hợp với phân hóa học vào rãnh rồi lấp đất lại

- Phân hóa học: lượng phân bón nên bón từ 3-4 lần/năm

3 Bón định kỳ hàng năm ở thời kỳ kinh doanh

Thời kỳ này lượng phân hữu cơ cũng bón tương tự như thời kỳ kiến thiết cơ bản Thông thường người ta bón phân hữu cơ sau khi thu hoạch quả một tháng Lượng phân hóa học bón cho cây 4-5 tuổi tăng dần theo nhu cầu của cây Từ

Trang 39

năm thứ 6 trở đi phân hóa học được bón theo năng suất quả/cây của vụ trước

Thời kỳ ra lộc xuân, ra hoa và sau đậu quả (tháng 2-4)

Thời kỳ quả lớn: 30% đạm + 40% Kali (tháng 7-8)

Ngoài phân đa lượng cần chú ý bón bổ sung các loại phân bón có chứa mangan kẽm, magiê Trên đất thiếu lưu hùynh có thể bón ½ đạm Ure + ½ đạm Sulfate

Loại

phân

Cây thời kỳ kinh doanh căn cứ vào năng suất

quả/câycủa vụ trước 20kg

quả/cây

40kg quả/cây

60kg quả/cây

90kg quả/cây

120kg quả/cây

Trang 40

Vôi cũng rất cần cho CAQ vì vừa cung cấp canxi cho cây vừa chống chua cho đất Nếu đất bị chua với độ pH dưới 5,0 rễ cây sẽ bị ngộ độc bởi nhôm (aluminium) hay mangan (manganese) và có thể gây ra hiện tượng thiếu những nguyên tố dinh dưỡng dễ liên kết với đất như canxi (Ca), manhê (Mg), Lân (P)

và molypden (Mo)

Chương IV: TƯỚI NƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP TƯỚI NƯỚC

1 Nhu cầu nước của các giai đoạn sinh trưởng cây

Nước rất cần cho sinh trưởng và phát triển của cây Do vậy nên chọn điểm lập vườn bên cạnh hoặc gần nguồn nước hoặc có thể đào giếng để có nước tưới Thiết kế vườn trồng phải luôn gắn liền với hệ thống tưới hoặc tiêu nước

Ngay sau khi trồng, cây con cần được tưới nước ngay để cho cây sớm hồi xanh

và bén rễ Trong thời kỳ cây non chưa ra quả, mỗi tháng phải tưới ít nhất 1-2 lần cho cây nếu trời không mưa

Khi cây đã trưởng thành ra quả, nhu cầu tưới nước thay đổi tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng của cây

- Giai đoạn ra hoa, đậu quả và phát triển lộc mới: Giai đoạn này nếu trời không mưa rất cần tưới để có một độ ẩm đất tối ưu cho cây Cây chỉ hơi bị thiếu nước

ở giai đoạn này sẽ dẫn tới lá bị nhỏ và cành lộc bị ngắn Thiếu nước nghiêm trọng sẽ làm lá kém phát triển, hoa nở không đầy đủ, đậu quả kém và quả bị rụng nhiều

- Giai đoạn quả phát triển: Đó là khi kết thúc rụng quả sinh lý và những quả còn trên cây bắt đầu phát triển, lá của các lộc mới cũng mọc đạt kích thước đầy đủ

Ngày đăng: 28/06/2014, 18:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Một số đặc điểm khớ hậu 7 vựng nụng nghiệp sinh thỏi Việt Nam - BAI GIẢNG: KỸ THUẬT VAC (VƯỜN – AO – CHUỒNG) pptx
Bảng 1 Một số đặc điểm khớ hậu 7 vựng nụng nghiệp sinh thỏi Việt Nam (Trang 24)
Bảng 2: So sỏnh khớ hậu theo độ cao - BAI GIẢNG: KỸ THUẬT VAC (VƯỜN – AO – CHUỒNG) pptx
Bảng 2 So sỏnh khớ hậu theo độ cao (Trang 26)
Bảng 3: Độ lạnh CU trung bỡnh 10 năm của một số tỉnh Miền Nỳi phớa Bắc - BAI GIẢNG: KỸ THUẬT VAC (VƯỜN – AO – CHUỒNG) pptx
Bảng 3 Độ lạnh CU trung bỡnh 10 năm của một số tỉnh Miền Nỳi phớa Bắc (Trang 27)
Bảng 2. Thời gian bún và số lần bún trong một năm (%) - BAI GIẢNG: KỸ THUẬT VAC (VƯỜN – AO – CHUỒNG) pptx
Bảng 2. Thời gian bún và số lần bún trong một năm (%) (Trang 79)
Bảng 1. Lượng phừn bỳn hàng năm cho cừy vải - BAI GIẢNG: KỸ THUẬT VAC (VƯỜN – AO – CHUỒNG) pptx
Bảng 1. Lượng phừn bỳn hàng năm cho cừy vải (Trang 79)
Bảng 3. Lượng phừn bỳn cho hồng xiờm - BAI GIẢNG: KỸ THUẬT VAC (VƯỜN – AO – CHUỒNG) pptx
Bảng 3. Lượng phừn bỳn cho hồng xiờm (Trang 107)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w