Sẽcấm kinh doanhđacấp trên mạng Dự thảo Nghị định về thương mại điện tử sửa đổi đã dành hẳn Điều 4 để quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử. Hành vi thương mại điện tử bị cấm trong Dự thảo Nghị định về thương mại điện tử sửa đổi cụ thể là: Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thông qua một mạng lưới kinh doanh, tiếp thị, trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới. Đây là một trong những nội dung đáng lưu ý tại hội thảo lấy ý kiến xây dựng Dự thảo Nghị định về thương mại điện tử sửa đổi do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam và Bộ Công Thương tổ chức, sáng 21-8. Nhiều biến tướng Bộ Công Thương nhận định, do đặc thù của hoạt động mua bán trênmạng là người mua và người bán không gặp mặt trực tiếp, chỉ giao dịch trên không gian ảo nên một số quy tắc trong giao dịch truyền thống không phù hợp hoặc còn thiếu. Bên cạnh đó, hoạt động kinhdoanh qua mạng đang phát triển khá tự phát, chưa có sự giám sát chặt nên phát sinh nhiều vấn đề như quảng cáo sai sự thật, lừa đảo, trốn thuế… Đáng chú ý là sự xuất hiện ngày càng nhiều phương thức kinhdoanh mới như nhóm mua qua mạng, sàn giao dịch hàng hóa trực tuyến, đấu giá trực tuyến và cả hình thức biến tướng của kinh doanhđa cấp. Tuy nhiên, các văn bản hiện hành vẫn còn thiếu quy định xử lý. Ví dụ mới đây nhất là vụ việc Công ty Muaban24 thực hiện kinhdoanh trực tuyến trên trang web muaban24.vn. Trang web này đã mở nhiều gian hàng ảo kinhdoanh sản phẩm theo phương thức kinhdoanh hàng đa cấp, bán hơn 120.000 gian hàng điện tử cho hàng ngàn người ở 32 tỉnh thành. Qua kiểm tra chỉ khoảng 5% tổng số gian hàng đó có hàng để bán. Với phần lớn “hàng hóa” còn lại, công ty chủ yếu kêu gọi khách tham gia mua với hình thức đóng tiền, giới thiệu thêm khách hàng để hưởng hoa hồng. Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo, ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, cho rằng sau sáu năm thực hiện, nghị định về thương mại điện tử đã bộc lộ một số hạn chế, một số DN lợi dụng kẽ hở của pháp luật để kinhdoanh không lành mạnh. “Riêng vấn đề kinh doanhđacấp như trường hợp Muaban24, trước hết sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại và nghị định về kinh doanhđa cấp. Tuy nhiên, dự thảo nghị định mới cũng cố gắng đưa vấn đề kinh doanhđacấp ra để điều chỉnh thành một trong những hành vi cấm trong hoạt động thương mại điện tử” - ông nói thêm. Tiện lợi nhưng phải đáng tin Theo ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin (Bộ Công Thương), báo cáo khảo sát về thương mại điện tử mới đây cho thấy thương mại điện tử giúp DN tiếp xúc hàng hóa nhanh và thuận tiện, giảm chi phí hoạt động, tăng lợi nhuận, hỗ trợ DN xây dựng, quảng bá hình ảnh thương hiệu một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, lưu ý: “Mức độ tin cậy của các trang web cũng như chứng cứ để giải quyết tranh chấp xảy ra trong thương mại điện tử đang là vấn đề quan ngại đối với DN lẫn khách hàng. Vì vậy, nghị định cần có các quy định vừa đảm bảo sự tiện lợi cho DN, vừa đảm bảo độ tin cậy trong giao dịch”. Đại diện Bộ Công Thương cho biết mục tiêu của dự thảo là nhằm lập lại hành lang pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo lợi ích các bên tham gia. Chẳng hạn, nghị định sẽ quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin của người bán hàng trên các website thương mại điện tử gồm hàng hóa, giá cả, phí vận chuyển, thanh toán và các điều kiện giao dịch. Nghị định cũng dành một chương quy định hoạt động thương mại điện tử với quy định cụ thể hai nhóm website thương mại điện tử: bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trong đó, website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử chia thành ba loại: sàn giao dịch thương mại điện tử, đấu giá trực tuyến và khuyến mại trực tuyến… Ngoài việc cấm hành vi kinh doanh, tiếp thị theo hình thức đa cấp, nghị định lần này cũng quy định cấm cung cấp thông tin sai lệch hoặc giả mạo khi lập website thương mại điện tử, thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử, lấy cắp hoặc sử dụng trái phép mật khẩu, mật mã và thông tin riêng của tổ chức cá nhân giao dịch… Bộ Công Thương dự kiến sẽ trình dự thảo này lên Chính phủ xem xét vào tháng 12 tới. . pháp luật để kinh doanh không lành mạnh. “Riêng vấn đề kinh doanh đa cấp như trường hợp Muaban24, trước hết sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại và nghị định về kinh doanh đa cấp. Tuy nhiên,. ty Muaban24 thực hiện kinh doanh trực tuyến trên trang web muaban24.vn. Trang web này đã mở nhiều gian hàng ảo kinh doanh sản phẩm theo phương thức kinh doanh hàng đa cấp, bán hơn 120.000. Sẽ cấm kinh doanh đa cấp trên mạng Dự thảo Nghị định về thương mại điện tử sửa đổi đã dành hẳn Điều 4 để quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại