1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập báo cáo cuối kỳ chuyên Đề Định hướng nghề nghiệp

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định hướng nghề nghiệp
Tác giả Bùi Hoàng Sơn
Người hướng dẫn GS.TS ĐINH KIM NGHĨA
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Bài tập báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 373,04 KB

Nội dung

Mô tả công việc Headhunter hay còn được gọi bằng những cái tên khác như chuyên viên tuyển dụng cấp cao, người đi săn chất xám hay thợ săn đầu người là những người làm trong ngành dịch vụ

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP BÁO CÁO CUỐI KỲ

CHUYÊN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: GS.TS ĐINH KIM NGHĨA

Sinh viên thực hiện: BÙI HOÀNG SƠN

MSSV: 72300355

Nhóm: 01-Ca 1-T6

Lớp: 23070701

Khóa: 2023-2027

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, tháng 1 năm 2024

1

Trang 2

I Vị trí công việc mong muốn sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp đại học, em đặt mục tiêu ứng tuyển vào vị trí

Headhunter do nhận thức sâu sắc được về tầm quan trọng của việc kết nối

nhân sự với doanh nghiệp

1 Mô tả công việc

Headhunter hay còn được gọi bằng những cái tên khác như chuyên viên tuyển dụng cấp cao, người đi săn chất xám hay thợ săn đầu người là những người làm trong ngành dịch vụ tư vấn, tuyển dụng nhân sự theo các đơn đặt hàng của các công ty Nói một cách khác, họ đóng vai trò là cầu nối giữa nhân tài và các doanh nghiệp Dưới đây là các công việc điển hình mà một Headhunter sẽ đảm nhận

- Tìm kiếm ứng viên tiềm năng thông qua nhiều nguồn thông tin: mang lưới mối quan hệ, mạng xã hội (facebook, linkedin, zalo,…), các website tuyển dụng, các chương trình tuyển dụng,…

- Kết nối với ứng viên để tìm hiểu về mong muốn, kỹ năng, kinh nghiệm,

…để có thể giới thiệu đúng công việc họ đang mong muốn và đúng với khả năng của họ

- Làm việc với doanh nghiệp đối tác để nhận các thông tin tuyển dụng, hiểu rõ những yêu cầu tuyển dụng, văn hóa doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, thương hiệu, sơ đồ tổ chức,….Bởi vì, headhunter là một bên thứ

ba, so với các chuyên viên tuyển dụng nôi bộ thì không thể biết rõ được những thông tin đấy Vì vậy bắt buộc họ phải trao đổi, tìm hiểu kỹ để đưa

ra những thông tin cần thiết, chính xác cho ứng viên khi cần - Sàng lọc hàng trăm hồ sơ ứng viên để tìm ra những hồ sơ ứng viên phù hợp nhất,

có tỉ lệ trúng tuyển cao nhất

- Thực hiện xác minh thông tin ứng viên – Reference Check, các thông tin xác minh như: công việc, trách nhiệm, vai trò và những thành tích mà ứng viên ghi trong CV

- Hỗ trợ ứng viên nâng cao Resume, CV làm sao cho phù hợp nhất với vị trí đang tuyển dụng Điều này không có nghĩa là headhunter sẽ giúp ứng viên fake CV, headhunter hiểu rõ những yêu cầu quan trọng của khách

2

Trang 3

hàng và làm nổi bật những thông tin mà ứng viên có để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

- Đặt lịch hẹn phỏng vấn ứng viên – để giữa doanh nghiệp và ứng viên có thể buổi phỏng vấn diễn ra chuyên nghiệp Thời gian phỏng vấn, địa điểm phỏng vấn, thành phần tham gia phỏng vấn, những thông tin cơ bản

có trong phỏng vấn,… Phỏng vấn giữa ứng viên, nhà tuyển dụng có nhiều hình thức: online, trực tiếp,…Thì vai trò của headhunter là sẽ là người setup, theo dõi buổi phỏng vấn đó Để đảm bảo rằng buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và thành công

- Thực hiện các nghiệp vụ, kỹ năng để đảm bảo sự bảo mật thông tin của

cả khách hàng và ứng viên trong quá trình tuyển dụng

- Gửi thông tin offer, thư mời làm việc và giữ liên lạc với ứng viên trong suốt quá trình ứng viên làm việc tại công ty nhà tuyển dụng Để có vấn đề

gì sẽ hỗ trợ, khảo sát mức độ hài lòng của ứng viên

2 Yêu cầu công việc

- Kỹ năng giao tiếp và kết nối

Headhunter phải làm việc với cả ứng viên và khách hàng Vì vậy, kỹ năng giao tiếp được xem là nền tảng căn bản giúp bạn theo nghề này Người giỏi giao tiếp thường là do bẩm sinh, nhưng bạn vẫn có thể rèn luyện mỗi ngày để thành thục kỹ năng này Chỉ cần kiên trì rèn luyện cách nói chuyện qua điện thoại, email, các buổi gặp trực tiếp hoặc trong các sự kiện, bạn sẽ dần làm chủ kỹ năng giao tiếp và có thể ứng xử một cách chuyên nghiệp

Bên cạnh đó, bạn cũng cần duy trì mối quan hệ với ứng viên và khách hàng ngay cả khi đã hoàn thành giao dịch Những mối liên hệ thường xuyên này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong công việc

- Kỹ năng lắng nghe

3

Trang 4

Trước khi bắt đầu tìm kiếm và kết nối khách hàng với ứng viên, headhunter sẽ phải dành thời gian lắng nghe những gì họ nói cũng như xem xét cách họ nói

Bạn nên rèn luyện cho mình sự chủ động và tập trung khi lắng nghe những gì người khác nói Từ đó, bạn mới thực sự hiểu được những yêu cầu, mong muốn của khách hàng cũng như ứng viên và có thể thành công tạo nên những kết nối phù hợp nhất

- Kỹ năng đa nhiệm

Mỗi ngày, headhunter phải làm việc với rất nhiều ứng viên và doanh nghiệp Họ cũng phải xử lý đồng thời nhiều dự án cũng như giao dịch khác nhau

Điều này đồng nghĩa với việc bạn ghi nhớ rất nhiều thông tin và phải xử

lý nhiều đầu việc cùng một lúc Bởi vậy, bạn cần có khả năng đa nhiệm

để hoàn thành công việc của mình tốt nhất

- Khả năng xác định và tìm kiếm các tài năng cảu ứng viên

Một số ứng viên không thể tự mình xác định được thế mạnh của họ Những ứng viên này có xu hướng nộp CV mà không có định hướng cụ thể Vì vậy, trong vai trò của một headhunter bạn cần có khả năng giúp ứng viên định vị bản thân

Thông qua các buổi trò chuyện, phỏng vấn sơ bộ, bạn có thể xác định được những kỹ năng nổi bật và giá trị của ứng viên mà CV không thể hiện được Chính khả năng đánh giá, phân biệt ứng viên tài năng và ứng viên bình thường sẽ quyết định bạn có thể trở thành một headhunter giỏi hay không

- Kỹ năng thuyết phục và tạo ảnh hưởng

Là một headhunter, bạn cần thuyết phục được ứng viên, đó là công việc

có thể giúp họ phát triển tiềm năng và thăng tiến Đồng thời, bạn cũng

4

Trang 5

cần thuyết phục được khách hàng, đó là những ứng viên phù hợp với yêu cầu của họ

Bằng khả năng thuyết phục đỉnh cao, bạn mới có thể tạo ra ảnh hưởng đối với quyết định của doanh nghiệp và ứng viên, từ đó chốt được giao dịch

Kỹ năng này rất quan trọng khi bạn theo nghề headhunter Bởi vì đôi khi bạn sẽ phải đàm phán cùng những người ở cấp độ Giám đốc hay C-level

II Thiết kế CV và mục tiêu trong 4 năm đại học

1 Thiết kế CV

Hồ sơ ứng tuyển:

 THÔNG TIN CÁ NHÂN

 Họ và tên: Bùi Hoàng Sơn

 Địa chỉ: 460/6/3 Lê Văn Lương, Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

 Số điện thoại: 0987654321

 Email: sonhoangbui105@gmail.com

 Linkedln:…

 TÓM TẮT NGHỀ NGHIỆP

Tốt nghiệp ngành Quản trị Nguồn Nhân lực với độ tốt nghiệp xuất sắc từ trường đại học Tôn Đức Thắng Tích lũy được kiến thức sâu sắc về quản lý nhân

sự, phát triển kỹ năng tư duy phân tích, và rèn luyện khả năng làm việc nhóm thông qua nhiều dự án và thực tập

 KINH NGHIỆM LÀM VIỆC

Thực tập Nguồn Nhân lực – Công ty …(Thời gian thực tập)

 Xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu ứng viên

5

Trang 6

 Tham gia vào quá trình tuyển dụng từ việc đặt câu hỏi, phỏng vấn đến lựa chọn ứng viên phù hợp

 Hỗ trợ trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ với các đối tác tuyển dụng

Dự án Nghiên cứu và Phân tích Nhân sự - [Tên dự án/Thầy hướng dẫn] (Thời gian thực hiện)

 Nghiên cứu về xu hướng nhân sự và dự đoán tác động của chúng đối với chiến lược tổ chức

 Phân tích dữ liệu để đưa ra khuyến nghị cải thiện quá trình quản lý nhân sự

 Thực hiện cuộc phỏng vấn với chuyên gia và nhân viên để thu thập ý kiến và phản hồi

 KỸ NĂNG

 Quản lý Thời gian: Có khả năng tổ chức công việc hiệu quả và đạt được kết

quả trong các khung thời gian cụ thể

 Kỹ năng Giao tiếp: Tương tác mạnh mẽ với mọi cấp độ trong tổ chức và

xây dựng mối quan hệ làm việc tích cực

 Phân tích và Tư duy logic: Sử dụng phương pháp phân tích cẩn thận để đưa

ra quyết định thông minh

 Kiên thức chuyên sâu: Hiểu biết sâu rộng về các khía cạnh của quản trị

nhân sự, từ tuyển dụng đến phát triển và duy trì nhân sự

 Kỹ năng Sử dụng Công nghệ: Sử dụng thành thạo các công cụ và phần

mềm quản lý nhân sự như SAP, Workday, và Microsoft Office

2 Mục tiêu trong 4 năm tới

NĂM 1: TÌM HIỂU NỀN TẢNG CƠ BẢN

 Hiểu rõ Ngành Nguồn Nhân Lực: Tìm hiểu cơ bản về quản trị

nhân sự, phân tích thị trường lao động và xây dựng nền tảng kiến thức vững về các quy trình tuyển dụng

 Tham gia Cộng Đồng Học thuật: Tham gia các sự kiện, hội

thảo và các nhóm nghiên cứu để mở rộng mạng lưới, hiểu rõ ngành nghề và xác định hướng phát triển sâu rộng

6

Trang 7

 Thực Tập Nguồn Nhân Lực: Tìm kiếm cơ hội thực tập để áp

dụng kiến thức học được và trải nghiệm quy trình tuyển dụng trực tiếp

NĂM 2: PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG THỰC HÀNH

 Thực Hiện Dự Án Nhóm: Tham gia vào các dự án nhóm liên

quan đến quản trị nhân sự để rèn kỹ năng làm việc nhóm và tư duy phân tích

 Xây Dựng Mối Quan Hệ Gia đình Nguồn Nhân Lực: Kết nối

với giảng viên và người hướng dẫn để học hỏi từ kinh nghiệm thực tế và xây dựng mối quan hệ trong ngành

 Tìm Hiểu Thêm Về Công Nghệ HR: Nắm vững các công cụ

và phần mềm quản lý nhân sự hiện đại để thúc đẩy quá trình tuyển dụng và quản lý nhân sự

NĂM 3: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

 Chuyên Sâu vào Lĩnh Vực Ngành: Tập trung nghiên cứu sâu

rộng vào một lĩnh vực cụ thể trong quản trị nhân sự để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó

 Thực Tập Chuyên Ngành: Tìm kiếm cơ hội thực tập chuyên

ngành hoặc các dự án nghiên cứu để tích lũy kinh nghiệm chuyên sâu

 Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân: Tạo và duy trì một hồ sơ

LinkedIn chuyên nghiệp, chia sẻ kiến thức và trải nghiệm thông qua việc viết blog hoặc tham gia cộng đồng trực tuyến

7

Trang 8

NĂM 4: LẬP KẾ HOẠCH SỰ NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ NGHỀ NGHIỆP

 Lập Kế Hoạch Sự Nghiệp Ngắn và Dài Hạn: Đặt ra mục tiêu

rõ ràng cho sự nghiệp ngắn hạn và dài hạn, xác định các bước

cụ thể để đạt được mục tiêu đó

 Tham Gia vào Cộng Đồng Nghề Nghiệp: Tham gia vào các

cộng đồng chuyên ngành, sự kiện, và hội thảo để xây dựng mối quan hệ và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp

 Thực Hiện Dự Án Lớn: Hoàn thành một dự án lớn liên quan

đến quản trị nhân sự để tạo ra một sản phẩm hoặc giải pháp thực tế

III Đánh giá SWOT

Strengths (Điểm mạnh):

 Kiến thức Chuyên sâu: Sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực quản trị nhân sự từ chương trình đào tạo đại học

 Kỹ năng Giao tiếp Mạnh mẽ: Khả năng giao tiếp tốt, làm việc nhóm và tạo mối quan hệ tích cực với cả đồng nghiệp và ứng viên

 Sự Tập Trung vào Công Nghệ: Thành thạo các công cụ và phần mềm quản lý nhân sự, giúp tối ưu hóa quy trình tuyển dụng

 Tư duy Phân tích và Làm quen Nhanh: Có khả năng tư duy phân tích logic và làm quen nhanh với nguyên tắc hoạt động của các ngành công nghiệp

Weaknesses (Điểm yếu):

8

Trang 9

 Thiếu Kinh nghiệm Chi tiết: Thiếu kinh nghiệm chi tiết trong một số lĩnh

vực như tư vấn nhân sự và quản lý dự án lớn

 Mạng lưới Quan hệ Nghề nghiệp Chưa Đầy Đủ: Cần phát triển mạng lưới

quan hệ nghề nghiệp để tối ưu hóa cơ hội nghề nghiệp

Opportunities (Cơ hội):

 Thị trường Nguồn Nhân lực Đang Tăng Trưởng: Thị trường nhân sự

đang phát triển, mang lại nhiều cơ hội tuyển dụng và phát triển sự nghiệp

 Học Hỏi từ Công Ty Uy Tín: Cơ hội hợp tác và học hỏi từ các công ty có

uy tín trong ngành

Threats (Rủi ro):

 Cạnh tranh Cao: Đối mặt với cạnh tranh cao từ các chuyên gia và công ty

headhunting khác

 Biến động Thị trường Lao động: Những biến động trong thị trường lao

động có thể tạo ra thách thức đối với quá trình tuyển dụng và giữ chân nhân sự

IV Kế hoạch phát triển cá nhân trong 4 năm để đạt được mục tiêu đề ra Năm 1 và 2: Xác định hướng nghiệp và xây dựng nền tảng kiến thức cơ bản

 Xác định Mục Tiêu Nghề Nghiệp:

9

Trang 10

Nghiên cứu về ngành nghề Headhunting để hiểu rõ về nhu cầu thị trường và

kỹ năng cần thiết

 Chọn Chuyên Ngành và Khoa Học:

Chọn chuyên ngành liên quan đến quản lý nhân sự, tâm lý học hoặc quản trị kinh doanh

 Tham Gia Câu Lạc Bộ và Hoạt Động:

Tham gia các hoạt động liên quan đến ngành nghề, như hội thảo, seminar, và câu lạc bộ nghề nghiệp

 Xây Dựng Mạng Lưới:

Kết nối với giảng viên, người hướng dẫn, và đồng sinh viên có cùng sở thích

 Tìm Hiểu Về Kỹ Năng Cơ Bản:

Phát triển kỹ năng giao tiếp, tư duy phân tích, và kỹ năng quản lý thời gian

Năm 3: Học sâu và tìm hiểu thêm về Headhunting

 Chọn Môn Học Chuyên Sâu:

Chọn các môn học chuyên sâu liên quan đến quản lý nhân sự, tìm kiếm tài năng, và phát triển sự hiểu biết vững về ngành nghề

 Thực Tập hoặc Thực Hành:

Tìm cơ hội thực tập trong lĩnh vực headhunting hoặc nhân sự để có trải nghiệm thực tế

 Xây Dựng Thêm Kỹ Năng Ngoại Ngữ:

Nếu có thể, học thêm một hoặc hai ngôn ngữ ngoại ngữ quan trọng trong ngành nghề

 Tham Gia Sự Kiện Ngành Nghề:

Tham gia các sự kiện, hội thảo do các công ty headhunting tổ chức để mở rộng mạng lưới

Năm 4: Hướng đến công việc Headhunter và chuẩn bị kĩ càng

10

Trang 11

 Chuẩn Bị Hồ Sơ và Kỹ Năng Phỏng Vấn:

Tối ưu hóa CV và kỹ năng phỏng vấn để phản ánh sự chuyên sâu trong lĩnh vực

 Tham Gia Các Khóa Huấn Luyện Nghề Nghiệp:

Tham gia các khóa đào tạo về headhunting và quản lý tài năng

 Xây Dựng Mạng Lưới:

Tăng cường mạng lưới liên kết với chuyên gia ngành nghề, cựu sinh viên, và các doanh nghiệp

 Tìm Kiếm Cơ Hội Thực Tập Cuối Kỳ:

Nếu có thể, thực tập cuối kỳ tại một công ty headhunting để có trải nghiệm thực tế

 Tự Nghiệm và Tổ Chức Sự Kiện Cá Nhân:

Tổ chức sự kiện cá nhân để tạo dựng uy tín cá nhân trong lĩnh vực, ví dụ như viết blog, tham gia podcast, hoặc chia sẻ kiến thức qua mạng xã hội

HẾT

11

Ngày đăng: 04/10/2024, 15:44