Sưu tầm, lựa chọn các số liệu, tài liệu phục vụ cho việc minh hoạ công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh – Chi nhánh Hải Phòng.. PHIẾU NHẬN XÉ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
-
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Sinh viên: Nguyễn Hằng Nga
HẢI PHÒNG – 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Sinh viên : Nguyễn Hằng Nga
Giáo viên hướng dẫn: Ths Phạm Thị Kim Oanh
HẢI PHÒNG – 2024
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
-
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Sinh viên : Nguyễn Hằng Nga Mã SV: 2012401007
Lớp : QT2401K
Ngành : Kế toán – Kiểm toán
Tên đề tài : Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh – Chi nhánh Hải Phòng
Trang 41 Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp
- Nghiên cứu lý luận chung về công tác kế toán vốn bằng tiền trong doanh
2 Các tài liệu, số liệu cần thiết
Sưu tầm, lựa chọn các số liệu, tài liệu phục vụ cho việc minh hoạ công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh – Chi nhánh Hải Phòng
3 Địa điểm thực tập tốt nghiệp
Công ty TNHHKiểm soát sinh vật gây hại An Sinh – Chi nhánh Hải Phòng Địa chỉ: Số 10a4, ngõ 630 đường Thiên Lôi, phường Vĩnh Niệm, quận Lê
Chân, thành phố Hải Phòng
Trang 5PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP
Họ và tên giảng viên: Phạm Thị Kim Oanh
Đơn vị công tác: Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hằng Nga Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán
Đề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH kiểm
soát sinh vật gây hại An Sinh - Chi nhánh Hải Phòng Nội dung hướng dẫn: Kế toán vốn bằng tiền
1 Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp
- Đảm bảo đúng yêu cầu và nội dung nghiên cứu của đề tài kế toán vốn bằng tiền
- Chăm chỉ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, thu thập tài liệu liên quan và đề xuất được
các giải pháp góp phần hoàn thiện đề tài kế toán
2 Đánh giá chất lượng của đồ án/khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong
nhiệm vụ Đ.T T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…)
- Tác giả đã hệ thống hóa được lý luận về công tác kế toán vốn bằng tiền
- Mô tả và phân tích được thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH
kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh - Chi nhánh Hải Phòng
- Những kiến nghị, đề xuất gắn với thực tiễn giúp hoàn thiện công tác kế toán tại đơn
vị
3 Ý kiến của giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp
Hải Phòng, ngày … tháng … năm
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Phạm Thị Kim Oanh
Trang 6MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2
1.1.1 Khái niệm vốn bằng tiền 2
1.1.2 Phân loại vốn bằng tiền trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2
1.1.3 Đặc điểm của vốn bằng tiền trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 3
1.1.4 Vai trò kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 3
1.1.5 Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền 4
1.1.6 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 4
1.2.1 Tổ chức kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 5
1.2.1.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ 5
1.2.1.1.1 Khái niệm 5
1.2.1.1.2 Chứng từ kế toán tiền mặt 5
1.2.1.1.3 Tài khoản sử dụng 5
1.2.1.1.4 Nguyên tắc kế toán hạch toán tiền mặt 6
1.2.1.2 Kế toán tiền gửi Ngân hàng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 10
1.2.1.2.1 Đặc điểm 10
1.2.1.2.2 Chứng từ sử dụng 10
1.2.1.2.3 Tài khoản kế toán sử dụng 10
1.2.1.2.4 Nguyên tắc hạch toán tiền gửi ngân hàng 11
1.2.1.3 Vận dụng hệ thống sổ sách kế toán vào công tác kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 14
1.2.1.3.1 Đặc điểm kế toán vốn bằng tiền theo hình thức Nhật ký chung 15
1.2.1.3.2 Đặc điểm kế toán vốn bằng tiền theo hình thức Nhật ký – Sổ cái16 1.2.1.3.3.Đặc điểm toán vốn bằng tiền theo hình thức Chứng từ ghi sổ 17
Trang 7THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM
SOÁT SINH VẬT GÂY HẠI AN SINH – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 20
2.1.1 Khái quát về Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh - Chi nhánh Hải Phòng 20
2.1.1.1 Khái quát chung về công ty 20
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20
2.1.1.3 Ngành nghề kinh doanh của Công ty 21
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 21
2.1.3 Tổ chức bộ máy phòng kế toán của Công ty 24
2.1.4 Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ 25
2.1.5 Tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán 27
2.2 Thực trạng tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh - Chi nhánh Hải Phòng 28
2.2.1 Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh -Chi nhánh Hải Phòng 28
2.2.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh – Chi nhánh Hải Phòng 48
CHƯƠNG III:……… 71
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM SOÁT SINH VẬT GÂY HẠI AN SINH – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 71
3.1 Đánh giá thực trạng chung công tác kế toán vốn bằng tiền 71
3.1.1 Ưu điểm 71
3.1.2 Nhược điểm 73
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 84
Trang 8Sơ đồ 1.1 Kế toán tổng hợp thu – chi tiền mặt bằng tiền Việt Nam………8
Sơ đồ 1.2 Kế toán tổng hợp thu – chi tiền mặt bằng ngoại tệ………9
Sơ đồ 1.3 Kế toán tổng hợp thu – chi tiền gửi ngân hàng bằng tiền Việt Nam…13
Sơ đồ 1.4 Kế toán tổng hợp thu – chi tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ 14
Sơ đồ 1.5 Trình tự ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức Nhật ký chung 16
Sơ đồ 1.6 Trình tự ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức Nhật ký- sổ cái 17
Sơ đồ 1.7 Trình tự ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức Chứng từ ghi sổ 18
Sơ đồ 1.8 Trình tự ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức kế toán máy 19
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh – Chi nhánh Hải Phòng 22
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy phòng kế toán tại Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh – Chi nhánh Hải Phòng 24
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự kế toán ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung tại Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh – Chi nhánh Hải Phòng 26
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh – Chi nhánh Hải Phòng 29
Sơ đồ 2.5 Trình tự kế toán ghi sổ tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh - Chi nhánh Hải Phòng………49
Trang 9Biểu 2.1 Trích phiếu chi số 025 31
Biểu 2.2.Trích giấy báo có 08/01/2022 32
Biểu 2.3.Trích hoá đơn GTGT số 0000214 34
Biểu 2.4.Trích phiếu thu số 063 34
Biểu 2.5 Giấy đề nghị tạm ứng ngày 12/01/2022 37
Biểu 2.6 Trích phiếu chi số 046 38
Biểu 2.7 Trích giấy báo nợ số 72286 40
Biểu 2.8 Trích phiếu thu số 086 41
Biểu 2.9 Trích hoá đơn GTGT 0000488 43
Biểu 2.10 Trích phiếu chi số 107 44
Biểu 2.11 Sổ quỹ tiền mặt 45
Biểu 2.12 Sổ Nhật ký chung 46
Biểu 2.13 Sổ Cái TK 111 47
Biểu 2.14 Trích hoá đơn GTGT số 0030244 51
Biểu 2.15 Trích Uỷ nhiệm chi 024 52
Biểu 2.16 Giấy báo nợ 532786 53
Biểu 2.17 Hoá đơn GTGT số 0000176……… …55
Biểu 2.18 Giấy báo có 073260 56
Biểu 2.19 Hoá đơn GTGT số 0000154 58
Biểu 2.20.Giấy báo có 435761 59
Biểu 2.21 Trích Giấy báo Có 11450930 61
Biểu 2.22 Trích hoá đơn GTGT 1303852 63
Biểu 2.23 Trích Uỷ nhiệm chi 052……….64
Biểu 2.24 Trích Giấy báo nợ 325520 65
Biểu 2.25 Trích Sổ tiền gửi Ngân hàng Á Châu 66
Biểu 2.26 Trích sổ tiền gửi Ngân hàng Vietcombank 67
Biểu 2.27 Trích bảng Tổng hợp tiền gửi ngân hàng 68
Biểu 2.28 Sổ Nhật ký chung……… ……….69
Biểu 2.29 Sổ cái TK 112………70
Biểu 3.1 Mẫu bảng kiểm kê quỹ……….75
Biểu 3.2 Kết quả kiểm kê quỹ………76
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
Vốn bằng tiền là một phần hết sức quan trọng trong doanh nghiệp Vốn bằng tiền
có sức thanh khoản cao nhất, dễ dàng phục vụ cho các mục đích thanh toán tức thời trong quan hệ thanh toán Vốn bằng tiền còn quyết định một phần sự tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay Công tác hạch toán vốn bằng tiền cho ta thấy số vốn bằng tiền hiện có của doanh nghiệp, tình hình tăng giảm các loại vốn bằng tiền của doanh nghiệp giúp nhà quản trị cũng như nhà quản lý của doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn, có biện pháp phù hợp tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Xuất phát từ nhận thức trên, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh – Chi nhánh Hải Phòng, em đã đi tìm hiểu sâu về công
tác kế toán vốn bằng tiền và chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp là: “ Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh – Chi nhánh Hải Phòng”
Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chương 2: Thực trạng kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh – Chi nhánh Hải Phòng
Chương 3: Một số nhận xét và ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh – Chi nhánh Hải Phòng
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và viết khoá luận, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, phòng kế toán công ty cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Ths Nguyễn Thị Kim Oanh Do kiến thức thực
tế còn hạn chế, thời gian thực tập ngắn nên khoá luận của em còn nhiều thiếu sót Với mong muốn củng cố, hoàn thiện và ngày càng nâng cao kiến thức nghiệp vụ em rất mong nhận được sự xem xét, góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giúp em hoàn thiện khoá luận và đạt kết quả tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 11CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Trong quá trình kinh doanh, việc quản lý và sử dụng vốn là một khâu quan trọng, có ảnh hưởng tới việc phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp
Chính vì vậy kế toán vốn bằng tiền rất quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế của Nhà nước và doanh nghiệp Bởi vì thông qua thu – chi, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là bộ phận tài sản lưu động làm chức năng vật ngang giá chung trong các mối quan hệ trao đổi mua bán giữa doanh nghiệp với
các đơn vị cá nhân khác Vốn bằng tiền gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng 1.1.2 Phân loại vốn bằng tiền trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.2.1.Theo hình thức tồn tại, vốn bằng tiền được phân chia thành:
• Tiền Việt Nam: Là loại tiền phù hiệu Đây là loại giấy bạc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và được sử dụng làm phương tiện giao dịch chính thức với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
• Ngoại tệ: Là loại tiền phù hiệu Đây là loại giấy bạc không phải do Ngân trường Việt Nam phát hành nhưng được phép lưu hành trên thị trường Việt Nam như: đồng Đô la Mỹ (USD), đồng tiền chung Châu Âu (EURO), đồng yên Nhật (JPY)
• Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Là loại tiền thực chất, tuy nhiên loại tiền này không có khả năng thanh khoản cao Nó được sử dụng chủ yếu vì mục đích cất trữ Mục tiêu đảm bảo một lượng dự trữ an toàn trong nền kinh tế hơn là
Trang 121.1.2.2 Theo trạng thái tồn tại, vốn bằng tiền bao gồm các khoản sau:
• Tiền mặt: Vốn bằng tiền được bảo quản tại quỹ của doanh nghiệp gọi là tiền mặt
• Tiền gửi ngân hàng: Tiền gửi tại các ngân hàng, các tổ chức tài chính, kho bạc Nhà nước gọi chung là tiền gửi Ngân hàng
• Tiền đang chuyển: Bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, Kho bạc nhưng chưa nhận được giấy báo Có của ngân hàng, kho bạc hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền qua bưu điện để thanh toán nhưng chưa nhận được giấy báo của đơn vị thụ hưởng
1.1.3 Đặc điểm của vốn bằng tiền trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm các loại vật tư hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh Đồng thời vốn bằng tiền cũng
là kết quả của việc mua bán và thu hồi các khoản nợ Chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lí hết sức chặt chẽ do vốn bằng tiền có tính thanh khoản cao, nên nó là đối tượng của gian lận và sai sót Vì vậy việc sử dụng vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lí thống nhất của Nhà nước chẳng hạn: lượng tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp dùng để chi tiêu hàng ngày không vượt quá mức tồn quỹ mà doanh nghiệp và ngân hàng đã thỏa thuận theo hợp đồng thương mại…
1.1.4 Vai trò kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Công tác tổ chức kế toán vốn bằng tiền là bộ phận quan trọng của kế toán trong các doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp Trên cơ sở đó, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác, phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận
Trang 131.1.5 Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền
+ Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ
và từ tài khoản ở Ngân Hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu
+ Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp
+ Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán
+ Khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
- Bên Nợ tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế
- Bên Có có tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền
+ Tại thời điểm lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế
1.1.6 Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Phản ánh chính xác, kịp thời những khoản thu, chi và tình hình tăng
giảm, thừa thiếu của từng loại vốn bằng tiền
- Phản ánh các khoản tiền đang chuyển, kịp thời phát hiện nguyên nhân làm cho tiền đang chuyển bị ách tắc từ đó có biện pháp thích hợp giải
phóng nhanh tiền đang chuyển kịp thời
- Kiểm tra thường xuyên tình hình thực hiện chế đố sử dụng và quản lý vốn bằng tiền, kỉ luật thanh toán, kỉ luật tín dụng Phát hiện và ngăn ngừa
các hiện tượng tham ô và lợi dụng tiền mặt trong kinh doanh
- Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ quỹ Kiểm tra thường
xuyên, đối chiếu số liệu của thủ quỹ với kế toán tiền mặt để đảm bảo tính cân đối thống nhất
Trang 141.2.1 Tổ chức kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ
1.2.1.1.1 Khái niệm
Tiền mặt của công ty (tiền Việt Nam) được bảo quản tại quỹ tiền mặt do thủ quỹ quản lý Hàng ngày hoặc định kỳ công ty phải tổ chức kiểm kê tiền nắm chắc số hiện có, phát hiện ngay các khoản chênh lệch để tìm nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý
1.2.1.1.2 Chứng từ kế toán tiền mặt
- Phiếu thu (Mẫu số 01 – TT)
- Phiếu chi (Mẫu số 02 – TT)
- Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số 03 – TT)
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu số 04 – TT)
- Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu số 05 – TT)
- Biên lai thu tiền (Mẫu số 06 – TT)
- Bảng kê khai vàng, bạc, kim cương, đá quý (Mẫu số 07 – TT)
Trang 15+ TK1113: “Vàng bạc, kim khí quý, đá quý” phản ánh tình hình biến động
và giá trị vàng tiền tệ tại quỹ doanh nghiệp
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ nhập quỹ;
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam);
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ xuất quỹ;
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ báo cáo (trường hợp
tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam);
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo
Số dư bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ còn tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm báo cáo
1.2.1.1.4 Nguyên tắc kế toán hạch toán tiền mặt
- TK 111 dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam và ngoại tệ Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ
Trang 16- Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của doanh nghiệp
- Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm
- Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm
- Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt
và sổ kế toán tiền mặt Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch
- Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
+ Bên Nợ TK 1112 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế Riêng trường hợp rút ngoại
tệ từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán của TK 1122;
+ Bên Có TK 1112 áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền
Việc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài khoản có liên quan
Trang 17Sơ đồ 1.1 Kế toán tổng hợp thu - chi tiền mặt bằng tiền Việt Nam.
Trang 18Sơ đồ 1.2 Kế toán tổng hợp thu – chi tiền mặt bằng ngoại tệ
Trang 191.2.1.2 Kế toán tiền gửi Ngân hàng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1.2.1 Đặc điểm
Theo chế độ quản lý tiền mặt và chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, toàn bộ số tiền của doanh nghiệp trừ số tiền được giữ tại quỹ tiền mặt (theo thỏa thuận của doanh nghiệp với ngân hàng) đều phải gửi vào tài khoản tại Ngân hàng Các khoản tiền của doanh nghiệp tại Ngân hàng bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại
tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, trên các khoản tiền gửi chính, tiền gửi chuyên dùng cho các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như tiền lưu ký, séc chuyển tiền, thư tín dụng… Để chấp hành tốt kỷ luật thanh toán đòi hỏi doanh nghiệp phải theo dõi chặt chẽ tình hình biến động và số dư của từng loại tiền gửi
1.2.1.2.2 Chứng từ sử dụng
- Giấy báo Nợ: là thông báo của ngân hàng ghi giảm tiền gửi
- Giấy báo Có: là thông báo của ngân hàng ghi tăng tiền gửi
- Uỷ nhiệm chi: là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do ngân hàng quy định, yêu cầu trích một số tiền nhất định để trả cho người thụ hưởng
- Uỷ nhiệm thu: là giấy đề nghị đòi tiền do người thụ hưởng phát hành gửi vào ngân hàng nhờ thu hộ tiền từ người mua hàng hoá, dịch vụ
1.2.1.2.3 Tài khoản kế toán sử dụng
TK 1121: “Tiền Việt Nam” phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng Đồng Việt Nam
- TK 1122: “Ngoại tệ” phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán
Bên Nợ:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ gửi vào ngân hàng
Trang 20- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá ghi sổ kế toán)
Bên Có:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ rút ra từ ngân hàng
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng là ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá ghi sổ kế toán)
Số dư bên Nợ: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ hiện còn gửi tại ngân hàng tại thời
điểm báo cáo
1.2.1.2.4 Nguyên tắc hạch toán tiền gửi ngân hàng
Tài khoản 112 dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp Căn cứ
để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo
Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi,
uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…)
- Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo Nếu có sự chênh lệch giữa
số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với
số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời
Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388) (nếu số liệu của
kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng) Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh
số liệu ghi sổ
Trang 21khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại)
- Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu
- Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng
- Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại
tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
+ Bên Nợ TK 1122 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế Riêng trường hợp rút quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ gửi vào Ngân hàng thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản 1112
+ Bên Có TK 1122 áp dụng tỷ giá ghi sổ Bình quân gia quyền
Việc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài khoản
có liên quan
Trang 22Sơ đồ 1.3 Kế toán tổng hợp thu – chi tiền gửi ngân hàng bằng tiền Việt Nam
Trang 23Sơ đồ 1.4 Kế toán tổng hợp thu – chi tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ
1.2.1.3 Vận dụng hệ thống sổ sách kế toán vào công tác kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong quy định hiện hành, doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán Trong trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán, doanh nghiệp có thể tự áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo TT 133/2016/TT-BTC Theo quy định, doanh nghiệp có thể áp dụng 4 hình thức sau:
Trang 241.2.1.3.1 Đặc điểm kế toán vốn bằng tiền theo hình thức Nhật ký chung
Hình thức Nhật ký chung phù hợp với doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, loại hình hoạt động đơn giản, trình độ cán bộ kế toán và cán bộ quản lý ở mức độ khá,
dễ vận dụng tin học trong công tác kế toán
Theo hình thức sổ này tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian được phản ánh vào sổ Nhật ký chung, sau đó số liệu từ sổ Nhật ký chung sẽ dùng vào Sổ Cái
Trang 25Sơ đồ 1.5 Trình tự ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức Nhật ký chung
1.2.1.3.2 Đặc điểm kế toán vốn bằng tiền theo hình thức Nhật ký – Sổ cái
Theo hình thức sổ này, toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian được phản ánh trên cùng một vài trang sổ Nhật ký – Sổ cái Đây là sổ tổng hợp duy nhất Toàn bộ các nghiệp vụ tài khoản mà doanh nghiệp sử dụng sẽ được phản ánh trên Nhật ký Sổ cái Mỗi chứng từ sẽ phản ánh một dòng trên Nhật ký Sổ cái Căn
Trang 26cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại
Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái gồm các loại sổ sách chủ yếu:
- Nhật ký – sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sơ đồ 1.6 Trình tự ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức Nhật ký- sổ cái
1.2.1.3.3 Đặc điểm toán vốn bằng tiền theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn với trình độ quản lý và trình độ kế toán phù hợp kế toán thủ công và kế toán máy
Căn cứ trực tiếp ghi sổ cái là các chứng từ ghi sổ Theo hình thức này, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ, sau khi lập xong sẽ được xếp hàng vào sổ đăng kí chứng từ để lấy số hiệu ngày tháng Các chứng từ ghi sổ sau khi đăng
Trang 27kí lấy số hiệu cùng các chứng từ gốc đính kèm được kế toán trưởng duyệt sẽ là căn
Trang 281.2.1.3.4 Đặc điểm kế toán vốn bằng tiền theo hình thức kế toán trên máy vi
tính
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính
Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức
kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây
Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải
in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan Cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy
Sơ đồ 1.8 Trình tự ghi sổ kế toán vốn bằng tiền theo hình thức kế toán máy
Trang 29CHƯƠNG II :
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM
SOÁT SINH VẬT GÂY HẠI AN SINH – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 2.1.1 Khái quát về Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh - Chi nhánh Hải Phòng
2.1.1.1 Khái quát chung về công ty
Tên công ty: CÔNG TY TNHH KIỂM SOÁT SINH VẬT GÂY HẠI AN SINH – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
Tên viết tắt: AN SINH PEST CONTROL CO.,LTD
Địa chỉ : Số 10a4, ngõ 630 đường Thiên Lôi, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
Người đại diện pháp lý: Ông Nguyễn Duy Phước
Mã số thuế : 0101542880-001
Điện thoại : 0225.3558.158
Ngành nghề kinh doanh : Phòng trừ sinh vật gây hại
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh – Chi nhánh Hải Phòng
là Công ty con của Tổng Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh, hoạt động từ ngày 14 tháng 01 năm 2014 có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh – đăng
kí thuế số 0101542880-001 được quản lý bởi Cục thuế Thành phố Hải Phòng Công
ty hoạt động được khoảng 10 năm, là đơn vị đứng đầu cung cấp dịch vụ kiểm soát sinh vật gây hại như: diệt muỗi, diệt mối, diệt kiến, diệt gián, diệt chuột,…
Công ty tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, được mở tài khoản đầy đủ, có quyền quyết định các vấn
Trang 302.1.1.3 Ngành nghề kinh doanh của Công ty
AN SINH PEST CONTROL tập trung chuyên sâu vào các công việc:
- Phòng chống mối cho công trình ngay từ khi xây dựng mới;
- Diệt và phòng mối cho công trình đang sử dụng;
- Diệt và phòng mối cho cây trồng;
- Kiểm soát trọn gói các sinh vật gây hại cho Khách sạn, chung cư, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp ;
- Phun thuốc muỗi & côn trùng gây hại cho Khách sạn, chung cư, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp ;
- Phun thuốc diệt muỗi & côn trùng gây hại cho hộ gia đình;
- Kiểm soát chuột cho Khách sạn, chung cư, tòa nhà văn phòng, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp ;
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Bộ máy quản lý điều hành kinh doanh gọn nhẹ, đảm bảo chất lượng và trình độ kĩ thuật nghiệp vụ, đảm bảo phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất
Trang 31Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại
Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh – Chi nhánh Hải Phòng
Phòng kế
Trang 32Ngoài ra còn là người tham mưu cho giám đốc để đưa ra những quyết định đúng đắn phù hợp với doanh nghiệp
c Phòng kế toán
- Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty
- Thực hiện ghi chép, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày Theo dõi toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Phản ánh tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ và kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh Tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm đưa doanh nghiệp phát triển mạnh, đúng hướng, đạt lợi nhuận cao với chi phí bỏ ra là thấp nhất
- Phải thực hiện lập báo cáo kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh theo tháng, quý, năm cho ban lãnh đạo
d Phòng kinh doanh
- Lập toàn bộ hồ sơ dự toán công trình, lập phiếu thanh toán, làm tham mưu đảm bảo tính pháp lý của mọi hoạt động kinh tế
e Đội thi công
- Tư vấn, thi công, giám sát công trình đảm bảo về tiến độ, chất lượng công trình
Trang 332.1.3 Tổ chức bộ máy phòng kế toán của Công ty
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy phòng kế toán tại
Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh – Chi nhánh Hải Phòng
a Kế toán trưởng
- Là người chịu trách nghiệm chung, thực hiện việc tổ chức toàn bộ công tác
kế toán trong công ty theo chế độ hiện hành
- Kế toán trưởng là người trực tiếp báo cáo định kỳ các thông tin về tình hình tài chính của công ty lên giám đốc, chịu trách nghiệm trước công ty,
cơ quan pháp luật về mọi thông tin số liệu báo cáo
- Tiến hành phân tích kinh tế, tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh
b Kế toán thuế, tài sản cố định
- Kế toán theo dõi tình hình tăng giảm của tài sản cố định, tính và phân bổ khẩu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp Thực hiện ghi chép phản ánh
số liệu về tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu Theo dõi tình hình các khoản thuế phải nộp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
c Kế toán thanh toán
- Theo dõi các khoản phải thu phải trả của khách hàng
- Theo dõi công nợ của từng công trình
Kế toán trưởng
Kế toán thuế, TSCĐ Thủ quỹ kiêm kế toán tiền lương Kế toán thanh toán và kế toán công nợ
Trang 34- Có trách nhiệm thực hiện nghiệp vụ liên quan đến thu chi tiền mặt, quản
lý tiền mặt kiêm báo cáo quỹ
- Ghi chép phản ánh đầy đủ biến động về lực lượng lao động Thực hiện tính lương, bảo hiểm, phí công đoàn, làm thêm ngoài giờ, cho người lao động theo chính sách hiện hành
- Hệ thống tài khoản: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản trong bảng hệ thống tài khoản theo TT 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 và mở các tài khoản chi tiết phù hợp với việc hạch toán của kế toán
- Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung Việc áp dụng hình thức này đối với nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã đáp ứng được yêu cầu dễ dàng kiểm tra, đối chiếu, thuận lợi cho việc phân công công việc
- Niên độ kế toán từ ngày 01/01 đến ngày 31/12
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Đồng Việt Nam
- Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
- Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng
- Hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính trị giá xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền cả kì
dự trữ
Trang 352.1.4.2 Hình thức kế toán ghi sổ
• Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung
a Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật
ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
b Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự kế toán ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung tại Công ty
Sổ,thẻ kế toán chi tiết
Trang 36Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi
sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu
đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính
2.1.5 Tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán
Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
- Bảng cân đối tài khoản
- Báo cáo tài chính – Mẫu B01a – DNN
- Báo cáo kết quả kinh doanh – Mẫu B02 – DNN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – Mẫu B03 – DNN
- Thuyết minh báo cáo tài chính – Mẫu B09 – DNN
Ngoài ra Công ty còn lập các báo cáo kế toán khác theo yêu cầu của Nhà nước như Báo cáo thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp,…
Trang 372.2 Thực trạng tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh - Chi nhánh Hải Phòng
Kế toán vốn bằng tiền của Công ty sử dụng 2 tài khoản: TK 111 (Tiền mặt)
và TK 112 (Tiền gửi ngân hàng)
2.2.1 Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH Kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh
- Chi nhánh Hải Phòng
Tại Công ty chỉ có tiền mặt là tiền Việt Nam đồng, không có tiền mặt là ngoại
tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý Tiền mặt của công ty ( tiền Việt Nam) được bảo quản tại quỹ tiền mặt do thủ quỹ quản lý Hàng ngày hoặc định kỳ công ty phải tổ chức kiểm kê tiền nắm chắc số hiện có, phát hiện ngay các khoản chênh lệch để tìm nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý
Đối với nghiệp vụ chi tiền, phiếu chi do kế toán lập thành 3 liên khi đầy đủ nội dung chi Chỉ sau khi đã có đủ chữ ký theo từng liên của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỷ mới thật xuất quỹ Sau khi nhận đủ số tiền, người nhận tiền ghi số tiền thực nhận (bằng chữ) vào phiếu chi trước khi kí và ghi rõ họ tên Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nhận tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu Cuối ngày toàn bộ phiếu chi kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán ghi
sổ kế toán
Đối với nghiệp vụ thu tiền, phiếu thu được kế toán lập thành 3 liên, ghi đầy
đủ nội dung rồi ký vào phiếu, sau đó chuyển cho thủ quỷ làm thủ tục nhập quỹ Sau khi nhận đủ số tiền, thủ quỷ ghi số tiền đó thực nhận (bằng chữ) vào phiếu thu trước khi ký và ghi rõ họ tên Cuối cùng chuyển cho kế toán trưởng, giám đốc ký duyệt và đóng giấu Thủ quỷ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu Cuối ngày toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán ghi sổ kế toán
Chứng từ sử dụng
Trang 38- Phiếu chi
- Bảng kiểm kê quỹ
Tài khoản kế toán sử dụng: Tài khoản 111 – Tiền mặt: dùng để phản ánh tình hình
thu, chi, tồn của quỹ tiền mặt
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Phiếu thu, phiếu chi
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI TK 111
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ quỹ tiền mặt
Trang 39Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra, trước hết kế toán ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung và Sổ quỹ tiền mặt Sau đó căn cứ vào số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái TK 111 và Sổ cái các tài khoản có liên quan
Sau đó, cuối năm kế toán kiểm tra đối chiếu số liệu ghi trên Sổ cái và Sổ quỹ tiền mặt để lập Bảng cân đối số phát sinh Từ Sổ cái và Bảng cân đối số phát sinh kế toán lập nên Báo cáo tài chính
Ví dụ minh hoạ nghiệp vụ tăng, giảm tiền mặt tại Công ty:
Ví dụ 1: Ngày 08/01/2022, bà Nguyễn Thuý Hằng – nhân viên phòng kế toán, mang tiền mặt nộp vào tài khoản ngân hàng, số tiền 60.000.000 đồng theo phiếu chi số
025
Căn cứ vào Phiếu chi 025 (Biểu 2.1), Giấy báo có 533455 (Biểu 2.2) và các chứng
từ có liên quan, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung (Biểu 2.12) Từ sổ Nhật ký chung
kế toán ghi vào sổ Cái TK 111 (Biểu 2.13) và sổ Cái TK 112 Đồng thời thủ quỹ căn
cứ vào phiếu chi 025 (Biểu 2.1) tiến hành ghi vào Sổ quỹ tiền mặt (Biểu 2.11), kế toán theo dõi tiền gửi căn cứ vào Giấy báo Có 533455 tiến hành ghi sổ theo dõi Ngân hàng Cuối kỳ căn cứ vào sổ Cái tài khoản, kế toán lập Bảng cân đối số phát sinh đến cuối năm lập báo cáo tài chính
Trang 40Biểu 2.1 Trích phiếu chi số 025
Đơn vị: Công ty TNHH Kiểm soát
sinh vật gây hại An Sinh – CN Hải
Phòng Địa chỉ: Quận Lê Chân, TP Hải Phòng
Mẫu số 02 - TT
(Ban hành theo Thông tư số
133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)
PHIẾU CHI
Ngày 08 tháng 01 năm 2022
Số: 025
Nợ : 112 Có: 111
Họ và tên người nhận tiền: Lê Thị Huệ
Địa chỉ: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu
Lý do chi: Nộp tiền vào ngân hàng Á Châu
Số tiền: 60.000.000 VNĐ (Viết bằng chữ): Sáu mươi triệu đồng
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận tiền
(Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền: (Viết bằng chữ): Sáu mươi triệu đồng
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý):……… + Số tiền quy đổi:………
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH kiểm soát sinh vật gây hại An Sinh - Chi nhánh Hải Phòng)