1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận sự thay Đổi trong thói quen mua sắm của nhóm tuổi trung niên hậu covid 19 tại khu phố chính kinh, nhân chính, thanh xuân, hà nội

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự thay đổi trong thói quen mua sắm của nhóm tuổi trung niên hậu COVID 19 tại khu phố Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phan Thùy An, Phan Minh Hạnh, Nguyễn Thị Hân, Hồ Thị Thanh Trà, Nguyễn Thị Kiều Oanh, Quách Hải Anh, Tống Sơn Lâm
Người hướng dẫn Trịnh Khánh Vân
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhập môn năng lực thông tin
Thể loại Tiểu luận giữa kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 728,03 KB

Nội dung

Chủ đề hẹp Sự thay đổi trong thói quen mua sắm của nhóm tuổi trung niên hậu COVID 19 tại khu phố Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân Câu hỏi nghiên cứu chính Sau đại dịch COVID 19, thói q

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

SỰ THAY ĐỔI TRONG THÓI QUEN MUA SẮM CỦA NHÓM TUỔI TRUNG NIÊN HẬU COVID 19 TẠI KHU PHỐ CHÍNH KINH, NHÂN CHÍNH, THANH XUÂN, HÀ NỘI

Học phần: Nhập môn năng lực thông tin Giảng viên hướng dẫn: Trịnh Khánh Vân

Nguyễn Thị Kiều Oanh - 23030785

Quách Hải Anh - 21032195

Tống Sơn Lâm - 21032223

Hà Nội, tháng 3 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

BẢNG THU HẸP, MỞ RỘNG ĐỀ TÀI 3

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Tổng quan tài liệu về sự thay đổi thói quen mua sắm hậu COVID 19 5

5 Giả thuyết nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

PHẦN 2: NỘI DUNG 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI MUA SẮM 7

1.1 Những khái niệm cơ bản 7

1.2 Tình hình thói quen mua sắm của nhóm tuổi trung niên hậu COVID 19 8

1.3 Biểu hiện của sự thay đổi thói quen mua sắm hậu COVID 19 10

1.4 Nguyên nhân của sự thay đổi thói quen mua sắm hậu COVID 19 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÓI QUEN MUA HÀNG CỦA NHÓM TUỔI TRUNG NIÊN TẠI KHU PHỐ CHÍNH KINH, NHÂN CHÍNH, THANH XUÂN 13 2.1 Thói quen mua sắm của người trung niên tại khu phố Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân thời điểm trước COVID 19 (Trước 2019) 13

2.2 Thói quen mua sắm của người trung niên tại khu phố Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân thời điểm trong COVID 19 (2019-2022) 14

2.3 Thói quen mua sắm của người trung niên tại khu phố Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân thời điểm sau COVID 19 (2022 đến nay) 15

2.4 Hiện trạng trường hợp lừa đảo qua mua hàng trực tuyến mà người trung niên gặp phải 16

Trang 3

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 16

KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

PHỤ LỤC 22

Trang 4

Chủ đề hẹp Sự thay đổi trong thói quen mua sắm của nhóm tuổi trung niên hậu

COVID 19 tại khu phố Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân Câu hỏi

nghiên cứu

chính

Sau đại dịch COVID 19, thói quen mua sắm của nhóm tuổi trung niên

đã thay đổi như thế nào?

Câu hỏi

nghiên cứu

cụ thể

- Hành mua sắm của nhóm tuổi trung niên hậu COVID 19 có khác biệt

gì so với thời điểm trước COVID 19?

- Yếu tố nào mang tính quyết định thúc đẩy quyết định lựa chọn hình thức mua hàng trực tiếp hay trực tuyến của người trung niên?

Trang 5

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Dịch bệnh SARS-CoV-2 đã đem đến nhiều thách thức và tạo cơ hội cho thời đại, đặc biệt ở lĩnh vực giao thương toàn cầu, đồng thời tạo cơ hội thúc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi kinh tế số Sự bùng phát dịch bệnh đã đẩy nhanh việc sử dụng các nền tảng thương mại điện tử, dẫn đến những thay đổi lâu dài trong thói quen mua sắm (Kumar

và cộng sự, 2014) Đặc biệt sự thay đổi thói quen thể hiện rõ nhất ở thế hệ Gen X (thế

hệ sinh năm 1965-1980), một số họ mua trực tuyến thường xuyên hơn, trong khi một

số khác chỉ sử dụng các ứng dụng mua sắm trực tuyến một vài lần để dùng thử

(Fransiska, 2023) Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng thay đổi thói quen mua sắm của nhóm tuổi trung niên tại khu phố Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội, và đưa ra đề xuất giúp nhóm người trung niên còn giữ thói quen mua hàng trực tuyến sau đại dịch nhận thức và phòng tránh các tình huống lừa đảo mua hàng trực tuyến

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích cơ sở lý luận về hành vi mua sắm

- Khảo sát thực trạng thay đổi trong hành vi mua sắm của nhóm tuổi trung niên bằng việc trình bày các biểu hiện mua sắm khác biệt giữa trước, trong, sau dịch COVID-19 (phương thức mua sắm, mặt hàng tiêu dùng, tần suất mua sắm, )

- Phân tích hành vi và bối cảnh để chỉ ra các nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi trong ý

định mua sắm

Trang 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu này là sự thay đổi trong thói quen mua sắm ở nhóm tuổi trung niên tại Việt Nam sau dịch COVID-19

3.2 Khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu hướng đến nhóm khách thể là cư dân thuộc phạm vi độ tuổi trung

niên từ 40 đến 65 tuổi sinh sống tại khu vực phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân,

Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn khu phố Chính Kinh, Nhân Chính,

Thanh Xuân, Hà Nội

3.3.3 Phạm vi nội dung

Nghiên cứu tập trung mô tả thực trạng thay đổi thói quen mua sắm (tâm lí tiêu dùng, nhu cầu sản phẩm, phương thức mua sắm, mức độ tiêu dùng, tần suất mua sắm) của nhóm tuổi trung niên sinh sống ở khu vực khu phố Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội tại Việt Nam thời điểm trước, trong và sau dịch COVID 19; và phân tích nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi trong thói quen mua sắm của nhóm tuổi trung niên; các phương diện khác liên quan đến nhóm tuổi trung niên không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài

4 Tổng quan tài liệu về sự thay đổi thói quen mua sắm hậu COVID 19

Các nghiên cứu trước đó đã nghiên cứu về sự thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng sau khi kết thúc đại dịch COVID 19

Theo Kumar và cộng sự, mua trực tuyến vẫn tiếp tục phát triển dù mức độ

nghiêm trọng của đại dịch lắng xuống Khảo sát tại Ấn Độ cho thấy mua sắm hàng tạp hóa trực tuyến tăng lên và lượt mua hàng trực tiếp tại cửa hàng giảm đi đáng kể sau đại dịch (Kumar và cộng sự, 2014)

Trang 7

Một nghiên cứu được thực hiện trên toàn cầu báo cáo rằng: Mỹ, Trung Quốc và hầu hết các nước châu Âu nhận thấy sự tăng trưởng tối đa của người tiêu dùng có ý định tiếp tục mua trực tuyến ngay cả sau khi khủng hoảng kết thúc Hơn 60% người tiêu dùng toàn cầu đã thay đổi hành vi mua sắm của họ: Khi người tiêu dùng không thể tìm thấy sản phẩm họ muốn tại nhà bán lẻ truyền thống, thay đổi hành vi mua sắm bằng cách tìm kiếm trực tuyến (Arora và cộng sự, 2020)

Một nhóm nghiên cứu khác lại thu được kết quả rằng: Mua sắm trực tuyến và tại cửa hàng sẽ cân bằng sau đại dịch Người dân có xu hướng quay trở lại mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng và sẽ trở lại bình thường như trước đại dịch Mọi người vẫn cần đến các cửa hàng để đáp ứng nhu cầu về niềm vui khi mua sắm, sự tương tác với người khác và được cảm nhận, đánh giá trực tiếp các sản phẩm họ muốn mua (Adibfar

và cộng sự, 2022)

Và đặc biệt với thế hệ Gen X (thế hệ sinh năm 1965-1980), họ đã thích ứng với công nghệ hiện khi mua sắm các sản phẩm thực phẩm Một số họ mua trực tuyến thường xuyên hơn, trong khi một số khác chỉ sử dụng các ứng dụng mua sắm trực tuyến một vài lần để dùng thử Nghiên cứu nhận xét rằng có sự thay đổi trong hành vi mua sắm của thế hệ X, nhưng thói quen mua sắm các sản phẩm tươi sống của họ vẫn

là mua sắm ngoại tuyến Họ chọn sản phẩm, họ muốn ngửi và lấy các sản phẩm tươi

mà họ muốn mua (Fransiska, 2023)

Nghiên cứu sự thay đổi mạnh mẽ về thói quen mua sắm và tiêu dùng trung niên trên môi trường trực tuyến của người Việt Nam, theo báo cáo của PwC, 32% tổng người dùng ở thế hệ Baby Boomers (thế hệ sinh năm 1946 - 1964) và 42% tổng người dùng ở thế hệ Gen X (thế hệ sinh năm 1965-1980) được khảo sát, cho rằng họ sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến nhiều hơn trong tương lai (PwC Việt Nam, 2023)

Từ các nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy sau đại dịch COVID 19 trong nhóm tuổi trung niên tồn tại hai xu hướng mua sắm: (1) vẫn mua trực tuyến thường xuyên, (2) chủ yếu mua trực tiếp Các nghiên cứu về sự thay đổi thói quen mua hàng hậu COVID 19 tại Việt Nam thường tập trung vào giới trẻ, chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào nhóm khách thể người trung niên Vì vậy, chúng tôi sẽ nghiên cứu sự thay đổi thói quen mua sắm của người trung niên sinh sống tại khu phố Chính Kinh, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Trang 8

5 Giả thuyết nghiên cứu

H1: Hậu COVID 19, người ở nhóm tuổi 40-50 vẫn giữ thói quen mua sắm trực tuyến thường xuyên, người ở nhóm tuổi 51-65 chủ yếu mua sắm trực tiếp

H2: Yếu tố niềm tin vào chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến ý định mua hàng của người trung niên

6 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thu thập thông tin là phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp trưng cầu điều tra bằng bảng hỏi

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI MUA SẮM

1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1 Thói quen

Theo từ điển Cambridge D, thói quen là những gì bạn làm thường xuyên và đều đặn, đôi khi còn không biết bản thân đang làm điều đó Theo từ điển tiếng việt Soha, thói quen là những lối sống, cách sống hay hoạt động do lặp đi lặp lại lâu ngày thành quen, khó thay đổi

Một khi thói quen được phát triển, mọi người thực hiện hành động mà không cần

ý thức để quyết định và không có hành vi được thúc đẩy bởi việc theo đuổi có chủ ý các mục tiêu cụ thể (Gardner, 2015)

Trang 9

chiếc gai bên ngoài, tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự như ổ khóa

và chìa khóa, từ đó xâm nhập vào cơ thể con người” Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tên gọi của loại dịch bệnh này dựa vào năm dịch bùng phát lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019 Cho đến Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus – International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của virus corona là Sars-CoV-2 (VIETNAM VACCINE JSC, 2020)

Ở Việt Nam, đỉnh điểm dịch COVID 19 là vào năm 2021, theo số liệu thống

kê từ Bộ Y Tế tháng 11, 12/2021 là sự bùng phát rộng rãi của dịch COVID 19 ở nước

ta, khi mà số lượng người mắc được ghi nhận trong nước tăng cao nhất từ đợt dịch năm 2019 (số ca mắc vào khoảng trên 16.000 người) (Cổng thông tin Bộ Y Tế, 2021)

Mua sắm trực tuyến là là hành vi của người tiêu dùng trong việc mua sắm thông qua các cửa hàng trên mạng hoặc website sử dụng các giao dịch mua hàng trực tuyến (Monsuwé và cộng sự, 2024)

1.2 Tình hình thói quen mua sắm của nhóm tuổi trung niên hậu COVID 19

1.2.1 Tình hình thói quen mua sắm của nhóm tuổi trung niên hậu COVID 19 thời điểm trước COVID 19 (Trước năm 2019)

Hành vi mua sắm luôn biến hóa và phát triển, dựa theo sự biến đổi của điều kiện

xã hội và những thành tựu của công nghệ thông tin Những năm 2018 - 2019, các xu hướng mua sắm được xoay quanh cả hai hình thức mua hàng trực tiếp và mua hàng

Trang 10

trực tuyến Từ năm 2016 tới năm 2017, tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong năm đã tăng từ 65% tới 67%; còn từ năm 2017 tới năm

2018, tỉ lệ này tăng từ 67% lên 70% Số tiền mà từng cá nhân dành cho việc mua sắm trực tuyến cũng có xu hướng tăng trưởng, đặc biệt rõ ràng trong hai năm 2017 và 2018 (Sách trắng Thương mại điện tử, 2019) Việc mua sắm trực tuyến đã dần trở thành một phần thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày của đời sống đại chúng (Sách trắng

Thương mại điện tử, 2017; và Sách trắng Thương mại điện tử, 2019)

Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động mua sắm trong cuộc sống thường ngày vẫn dựa vào việc mua hàng trực tiếp Có thể thấy, các mặt hàng nhu yếu phẩm như lương thực, thực phẩm tươi sống, nhiên liệu, dược phẩm… rất ít khi xuất hiện trong các giao dịch mua hàng trực tuyến Một phần là do các nhu yếu phẩm này thường mang những đặc điểm không phù hợp với việc mua bán trực tuyến (nhiều loại dược phẩm cần bác sĩ kê đơn, nhiên liệu khó có thể vận chuyển an toàn, v.v…) Song, một phần lớn là do việc mua trực tiếp các sản phẩm này ngay từ đầu đã rất nhanh và tiện Trong hầu hết các khu dân cư, những nhu yếu phẩm này đều được bày bán rộng rãi để phục vụ đời sống sinh hoạt, khiến nhu cầu mua sắm trực tuyến các sản phẩm này trở nên khiêm tốn

1.2.2 Tình hình thói quen mua sắm của nhóm tuổi trung niên hậu COVID 19 thời điểm trong COVID 19 (Từ 2019 đến 2022)

Trong những năm đại dịch COVID 19 bùng phát, thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi hoàn toàn COVID 19 khiến cho nhiều hoạt động của con người gần như bị đóng băng, tuy nhiên, giãn cách xã hội và việc thường xuyên phải ở nhà lại

mở ra cơ hội mới cho các hoạt động trực tuyến phát triển mạnh hơn bao giờ hết Theo

đó, tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng từ 77% trong năm

2019 lên 88% trong năm 2020 (Sách trắng Thương mại điện tử, 2021) Hiện nay

không chỉ lứa tuổi thế hệ Gen Z mua sắm là chủ yếu, mà lứa tuổi Gen X, Y cũng tham gia mua sắm trực tuyến ngày càng nhiều

Trong bối cảnh COVID 19, người dùng có sự thay đổi về thói quen mua sắm rõ rệt ở mọi lứa tuổi: thay vì tự mình mua sắm tại các cửa hàng trung tâm thương mại, giờ đây người tiêu dùng lựa chọn cho mình nhiều hơn cách mua sắm trực tuyến vô cùng tiện lợi và thoải mái Không thể không phủ nhận, đại dịch COVID 19 đã làm gia tăng nhu cầu về mua sắm điện tử hơn bao giờ hết

Trang 11

1.2.3 Tình hình thói quen mua sắm của nhóm tuổi trung niên hậu COVID 19 thời điểm sau COVID 19 (Từ 2022 đến nay)

Sau COVID 19, thói quen mua hàng đã chịu ảnh hưởng đáng kể từ các biến động

và thay đổi do dịch bệnh gây ra Khách hàng thay đổi nhận thức về mua sắm trực tuyến Thói quen mua sắm trực tuyến được hình thành và tiếp tục được sử dụng sau khi dịch bệnh được khống chế đang là xu hướng phổ biến Các rào cản cản trở mua sắm trực tuyến đã được thúc đẩy bởi đại dịch và từ đó tạo ra thói quen mua sắm trực tuyến của khách hàng

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các biện pháp vệ sinh và an toàn trong quá trình mua sắm Điều này có thể bao gồm việc sử dụng khẩu trang, rửa tay, và tìm kiếm các cửa hàng có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh chặt chẽ (Nam, 2022) Một số loại hàng hóa và dịch vụ đã trở nên phổ biến hơn trong bối cảnh của đại dịch Ví dụ, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, thực phẩm và đồ uống cơ bản đã được ưu tiên hơn, trong khi một số lĩnh vực như du lịch và giải trí có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực

Kết quả khảo sát về tình hình tham gia thương mại điện tử) cho thấy, tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến ít nhất 1 lần trong năm đã tăng nhẹ từ 67% trong năm 2017 lên 70% trong năm 2018 Tỷ lệ người mua hàng trực tuyến tìm kiếm thông tin trên mạng là 86% và 36% hỏi trực tiếp bạn bè, người thân (Sách trắng

Thương mại điện tử, 2019)

Giờ đây, mua sắm trực tuyến không chỉ phù hợp cho giới trẻ, mà còn là một xu hướng rộng rãi khi đáp ứng nhu cầu chung của mọi lứa tuổi

1.3 Biểu hiện của sự thay đổi thói quen mua sắm hậu COVID 19

1.3.1 Thay đổi hình thức mua sắm: Từ trực tiếp sang trực tuyến

Báo cáo ghi nhận tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến tăng từ 77% của năm 2019 lên 88% trong năm 2020, đánh dấu sự chuyển biến tích cực từ lòng tin của khách hàng đối với các hình thức thanh toán thương mại mới (Sách trắng

Thương mại điện tử, 2021)

Dựa theo số liệu từ Datareportal (được trích dẫn bởi Báo cáo toàn cảnh ngành thương mại điện tử Việt Nam, 2021), người tiêu dùng Việt Nam có ít nhất một lần mua

Trang 12

hàng trực tuyến vào tháng 1/2021 trong độ tuổi 35-44 chiếm hơn 85%, nhóm người dùng trong độ tuổi 45-54 chiếm gần 84% và nhóm độ tuổi người dùng 55-64 chiếm hơn 75%

1.3.2 Thay đổi nhu cầu sản phẩm

“Có thể thấy rõ tác động của COVID 19 đến nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng khi các sản phẩm y tế và chăm sóc sức khỏe vươn lên top 2 trong danh mục tìm kiếm của Lazada” (Lazada, 2021)

Đối mặt với đại dịch bệnh, ý thức chăm sóc sức khỏe của mỗi người tăng cao Dựa trên báo cáo tài chính của Dược phẩm Imexpharm, quý 2/2021 công ty ghi nhận đạt hơn 317,4 tỉ đồng doanh thu thuần và tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước Doanh nghiệp lãi sau thuế 49,3 tỉ đồng, tăng nhẹ 4,3% (Dược phẩm Imexpharm, 2021)

Ngoài ra doanh thu của các công ty dược phẩm khác cũng biến chuyển, có thể kể đến Dược phẩm Trung ương I - Pharbaco đạt doanh doanh thu 190,36 tỉ đồng, đã tăng 48,4% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp có mức thu lợi nhuận sau thuế hơn 6,96 tỉ đồng (Dược phẩm Pharabaco, 2021)

1.4 Nguyên nhân của sự thay đổi thói quen mua sắm hậu COVID 19

1.4.1 Sự phát triển của công nghệ

Do sự đổi mới công nghệ, phương thức mua hàng truyền thống trở nên không phù hợp với một số cá nhân Có thể nói rằng Internet đã thay đổi cơ bản nhận thức của người tiêu dùng về sự tiện lợi, tốc độ mua hàng, giá cả sản phẩm,… (Prebreza và Shala, 2021)

1.4.2 Sự thay đổi để thích nghi trong bối cảnh COVID 19

Với những thay đổi do dịch COVID 19 gây ra, Chính phủ phải đưa ra chính sách hạn chế tiếp xúc trong việc mua sắm hàng hóa nên số lượng mua hàng trực tuyến đã tăng lên nhanh chóng (Annamária, 2023) Mọi người phải có khả năng thích ứng với công nghệ hiện có và thay đổi thói quen khi mua sắm các nhu cầu cơ bản (Fransiska, 2023)

Trang 13

COVID 19 đẩy nhanh sự chuyển đổi mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến Đó được coi như sự lựa chọn bắt buộc trong thời kỳ giãn cách xã hội và là biện pháp phòng tránh sự lây nhiễm (Trần và Nguyễn, 2021)

Trong đại dịch COVID 19, dịch bệnh được lây lan với tốc độ vô cùng nhanh với

số người chết ngày càng tăng Nỗi sợ hãi về sức khỏe là lý do chính trong việc người tiêu dùng thay đổi, lựa chọn các mặt hàng mới (Eger và cộng sự, 2021) Đó chủ yếu là thực phẩm, các sản phẩm y tế và sản phẩm xanh, bền vững

1.4.3 Hiệu ứng đám đông

Con người là loài sinh vật bầy đàn và dễ thay đổi nhận thức, hành vi theo nhóm

đa số Hành vi bầy đàn đề cập đến hiện tượng mọi người theo dõi đám đông bằng cách chọn bỏ qua thông tin, kiến thức cá nhân của họ và bắt chước hành động của người khác Một nghiên cứu chỉ ra rằng những cá nhân trải nghiệm COVID 19 đã báo cáo tiêu cực về sự lo lắng, trầm cảm và cô đơn do các đợt phong tỏa kéo dài và sự suy giảm trong xã hội hóa Vì vậy, họ đã thay đổi hành vi mua sắm theo đám đông, chuyển

từ hình thức mua sắm trực tiếp sang trực tuyến (Gupta và Mukherjee, 2022)

1.4.4 Sự thay đổi về thái độ đối với mua hàng trực tuyến

Một nghiên cứu tại Trung Quốc được thực hiện trong hơn một thập kỷ trước báo cáo rằng: Người mua hàng trực tuyến có trải nghiệm không hài lòng với các trải

nghiệm nhận được hàng hóa khác với hình ảnh người bán cung cấp, sản phẩm giả, sản phẩm kém chất lượng Chỉ có 50,9% người mua tin rằng họ có thể mua sản phẩm chất lượng tốt; 49,1% trong số họ lo lắng về chất lượng sản phẩm Những tác động tiêu cực

có ảnh hưởng lớn đến sự nhiệt tình khi mua hàng của người mua trực tuyến (Jun và Jaafar, 2011) Đặc biệt, so với thế hệ trẻ thì người cao tuổi không quá thích mua sắm trực tuyến (Dani, 2017)

Trong bối cảnh dịch bệnh bắt buộc phải mua hàng trực tuyến, thái độ của người tiêu dùng được chuyển đổi tích cực hơn Đại dịch kéo dài khiến người tiêu dùng có trải nghiệm cảm xúc và tâm lý mới mẻ, do đó có khả năng thay đổi thế giới quan của họ, bao gồm cả thái độ và hành vi mua sắm: Thay đổi theo hướng tiêu dùng bền vững và chuyển động tích cực sang thương mại điện tử (Gupta và Mukherjee, 2022) Theo thống kê, đa số người tiêu dùng thích mua sắm trực tuyến trong thời gian dịch COVID

Ngày đăng: 03/10/2024, 15:38

w