Xuất phát từ giá trị lớn của nhà ở cũng như sự khó phân định của loại tài sản này trong quá trình chung sống, những vụ việc liên quan đến chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn càng t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
PHẠM THỊ KIM DUNG
CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG LÀ NHÀ Ở KHI LY HÔN VÀ THỰC TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự (định hướng ứng dụng)
Mã số : 8380101.04
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ NGÀNH LUẬT
Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Thanh Hương
HÀ NỘI – 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Đề án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Đề án đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Đề án tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
PHẠM THỊ KIM DUNG
Trang 4MỤC LỤC
Trang Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 5
Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA
VỢ CHỒNG LÀ NHÀ Ở KHI LY HÔN THEO PHÁP LUẬT VIỆT
1.1 Một số khái niệm cơ bản 13
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm nhà ở 13 1.1.2 Khái niệm về chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn 16
1.2 Đặc điểm của chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn 20 1.3 Ý nghĩa của việc chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn 22
1.4 Pháp luật Việt Nam về chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn 27
1.4.1 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn 27 1.4.2 Hậu quả pháp lý của chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi
ly hôn 42 1.4.3 Quyền lưu cư của vợ chồng khi ly hôn 43
Kết luận chương 1 48 Chương 2 THỰC TIỄN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG LÀ NHÀ Ở KHI LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN HẢI HẬU,
Trang 5TỈNH NAM ĐỊNH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT 49
2.1 Thực tiễn chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 49
2.1.1 Tổng quan tình hình chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Hải Hậu, Nam Định 49
2.1.2 Những bất cập của áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Hải Hậu, Nam Định 55 2.2.3 Nguyên nhân bất cập trong áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Hải Hậu, Nam Định 68
2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 77
2.2.1 Giải pháp về lập pháp 77
2.2.2 Giải pháp về tổ chức thực hiện 79
Kết luận chương 2 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 750
Bảng 2.2
Bảng báo cáo thống kê các vụ án về chia tài sản chung và chia tài sản chung là nhà ở của vợ chồng khi ly hôn của Tòa án nhân dân huyện Hải Hậu, Nam Định từ năm 2018 – 2023
51
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chia TSC của vợ chồng khi ly hôn luôn là một trong những vấn đề dẫn đến nhiều tranh chấp, đặc biệt là đối với trường hợp chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn Xuất phát từ giá trị lớn của nhà ở cũng như sự khó phân định của loại tài sản này trong quá trình chung sống, những vụ việc liên quan đến chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn càng trở nên phổ biến và trở thành một trong những vấn đề có tính chất phức tạp trong quá trình áp dụng pháp luật về ly hôn Nếu vấn đề này không được giải quyết một cách thỏa đáng có thể dẫn đến những ảnh hưởng vô cùng nặng nề: nó không chỉ phá vỡ
sự ổn định, hạnh phúc gia đình; gây ra mâu thuẫn, bất hòa giữa các cá nhân với nhau mà còn kéo theo những thiệt hại cả về vật chất và tinh thần khi tham gia vào một cuộc chiến pháp lý dai dẳng; đồng thời cũng gây ra những hệ lụy xấu đến tình hình ổn định, trật tự an toàn xã hội
Thực tế xét xử tại Tòa án những năm qua cho thấy, việc giải quyết chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn đã và đang gặp rất nhiều khó khăn Nhiều vụ việc liên tục phát sinh nhưng do tính chất phức tạp của quan hệ nên việc giải quyết vẫn chưa đảm bảo về mặt thời gian và đưa ra một kết quả thấu tình đạt lý Trong khi đó, một số quy định pháp luật về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót, dẫn đến những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng Không nằm ngoài bối cảnh chung nêu trên, thực tiễn giải quyết tranh chấp này tại TAND huyện Hải Hậu, Nam Định cũng tồn tại rất nhiều vấn đề cần nghiêm túc nhìn nhận
Vậy nên rất cần có sự nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn, để đề xuất các giải pháp hiệu quả
Trang 9nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật cũng như quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế Từ đó tạo tiền đề cho việc giải quyết các vụ việc liên quan đến vấn đề này tại TAND huyện Hải Hậu, Nam Định nói riêng và các cơ quan tố tụng khác trong cả nước nói chung
Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Chia tài sản chung của
vợ chồng là nhà ở khi ly hôn và thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” làm Đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Luật học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, pháp luật về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn là một đề tài không còn mấy xa lạ ở Việt Nam, vấn đề này đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau từ bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, đến sách chuyên khảo, Tuy nhiên, số lượng công trình nghiên cứu độc lập, chuyên sâu và toàn diện về vấn đề này dưới góc độ lý luận và thực tiễn tại nước ta vẫn còn hạn chế Trong số những công trình tiêu biểu có liên quan đến đề tài có thể kể đến như:
Nhóm sách giáo trình, sách chuyên khảo: “Bình luận khoa học Luật
Hôn nhân và Gia đình” của tác giả Nguyễn Thị Chi do NXB Lao Động xuất
bản năm 2018; “Chế độ hôn nhân và chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp
luật hôn nhân và gia đình” của tác giả Quách Văn Dương do NXB Tư pháp
xuất bản năm 2018; “Thủ tục kết hôn, ly hôn, chế độ tài sản và chia tài sản
chung của vợ chồng và bộ mẫu chương trình điều hành phiên tòa dân sự sơ thẩm, phúc thẩm” của tác giả Nguyễn Ngọc Điệp được NXB Công an nhân
dân xuất bản năm 2022; “Quy định về ly hôn và thủ tục giải quyết vụ án ly
hôn tại tòa án - Luật Hôn nhân và gia đình - Các văn bản hướng dẫn thực hiện” của tác giả Nguyễn Thị Chi được NXB Lao động xuất bản năm
Trang 102019;… Các giáo trình, sách tham khảo nêu trên đã trình bày tổng quát về vấn
đề chia TSC của vợ chồng khi ly hôn nhưng chưa đi vào phân tích cụ thể việc chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn
Nhóm các luận văn, luận án: Luận văn thạc sĩ “Chia tài sản chung
của vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” được
thực hiện năm 2021 tại Trường Đại học Luật Hà Nội của tác giả Trần Thị Thu
Thủy; Luận văn thạc sĩ “Giải quyết tranh chấp về nhà ở và quyền sử dụng đất
khi vợ chồng ly hôn” của tác giả Nguyễn Thị Việt Hà tại Trường Đại học Luật
Hà Nội vào năm 2019; Luận văn thạc sĩ “Áp dụng pháp luật chia tài sản là
nhà ở của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Sơn La” thực
hiện năm 2018 tại Trường Đại học Luật Hà Nội của tác giả Cầm Việt Hùng;
Luận văn thạc sĩ “Áp dụng pháp luật chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn tại tỉnh Sơn La” thực hiện năm 2016tại Trường Đại học Luật Hà Nội của
tác giả Lò Thị Thu Hoa; Luận văn thạc sĩ “Giải quyết tranh chấp về chia tài
sản chung của vợ chồng khi ly hôn” thực hiện năm 2014 tại Khoa Luật (nay
là Trường Đại học Luật) – Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Đinh Thị Minh Mẫn;… Nhìn chung, các luận văn này chỉ đi vào nghiên cứu các vấn đề
về phân chia TSC của vợ chồng khi ly hôn nói chung, trong đó có phần nào
đề cập đến vấn đề chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn Nhưng vì phạm
vi nghiên cứu nghiên cứu rộng nên các công trình này chưa thể đi sâu vào phân tích việc chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn Ở phạm vi luận văn
chỉ có Luận văn thạc sĩ “Chia nhà ở là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
và thực tiễn thi hành” được thực hiện năm 2020 tại Trường Đại học Luật Hà
Nội của tác giả Nguyễn Thanh Nguyệt là đề cập trực tiếp đến vấn đề này, tuy nhiên, luận văn này lại chưa liên hệ với thực tiễn trên một địa bàn nhất định
để có cái nhìn cụ thể và thiết thực hơn
Trang 11Nhóm các bài viết trên các báo, tạp chí: “Vấn đề giải quyết nhà ở,
quyền sử dụng đất lúc vợ chồng ly hôn” của tác giả Hoàng Thị Thanh trên
Tạp chí Tòa án nhân dân số 7/2001; “Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn” của tác giả Nguyễn Xuân Bình trên Tạp chí Tòa án nhân
dân điện tử số đăng ngày 20/9/2019; “Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa
thuận trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014” của nhóm tác
giả Hoàng Nghiệp Quỳnh, Nguyễn Thị An, Trần Thị Kim Anh trên Tạp chí
Kinh tế và Quản trị kinh doanh số 17/2021; “Vấn đề chia tài sản chung của
vợ chồng khi ly hôn” của tác giả Trương Kim Phụng trên Tạp chí Nghiên cứu
khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô số 14/2022;… Những bài viết này đã đưa ra những phân tích khá tổng quan về chia TSC của vợ chồng và chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn ở một góc độ nhất định Tuy nhiên, vì giới hạn trong phạm vi một bài viết khoa học ngắn nên nhiều vấn đề vẫn chưa được làm rõ và phân tích cụ thể
Có thể nói, đến thời điểm này, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn, đồng thời đưa ra các phân tích, đánh giá về thực tiễn của vấn đề này tại TAND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định thì vẫn chưa có một công trình nào được công bố Đề án chính là công trình đầu tiên nghiên cứu có tính chất chuyên sâu và có hệ thống về chia TSC của vợ chồng là nhà
ở khi ly hôn và liên hệ thực tiễn tại TAND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ở cấp độ thạc sĩ
3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích, nhiệm vụ tổng quát
Mục đích, nhiệm vụ tổng quát của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn,
Trang 12qua đó tìm ra những điểm phù hợp, chưa phù hợp hay những bất cập, thiếu sót của pháp luật về vấn đề này Đồng thời Đề án cũng đi vào phân tích làm rõ thực tiễn chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn tại TAND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định để thấy được thực tiễn việc áp dụng pháp luật Trên cơ
sở đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn trong thời gian tới
3.2 Mục đích, nhiệm vụ cụ thể
Đề tài nghiên cứu sẽ đạt được một số mục tiêu cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu và hệ thống hóa một số lý thuyết chung về chia TSC của
vợ chồng là nhà ở khi ly hôntheo pháp luật Việt Nam
- Phân tích, bình luận các quy định của pháp luật HN&GĐ hiện nay về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn và thực tiễn giải quyết tại TAND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; thông qua đó đánh giá hiệu quả công tác xét
xử các vụ việc về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn tại TAND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
- Đề tài sẽ chỉ ra những điểm phù hợp, chưa phù hợp, bất cập, thiếu sót
cả về mặt pháp luật lẫn thực tiễn áp dụng pháp luật về chia TSC của vợ chồng
là nhà ở khi ly hôn, qua đó có những kiến nghị khoa học nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn, cũng như đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những quy định của pháp luật HN&GĐ về
chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn và thực tiễn giải quyết các tranh
Trang 13chấp về chia TSC là nhà ở của vợ chồng tại TAND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Phạm vi nghiên cứu: Nội dung của Đề án không nghiên cứu toàn diện
pháp luật về chia TSC của vợ chồng khi ly hôn nói chung, mà chỉ tập trung nghiên cứu về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn và thực tiễn tại TAND cấp huyện, cụ thể: tác giả tập trung phân tích những quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành về chia TSC là nhà ở khi vợ chồng ly hôn tại Tòa án
và việc áp dụng giải quyết các tranh chấp tại TAND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ năm 2018 đến 2023
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở hai
phương pháp luận chủ đạo đó là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin Đây được coi là kim chỉ nam để định hướng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích – tổng hợp,
phương pháp thống kê, phân tích số liệu, phương pháp nghiên cứu so sánh pháp luật, phương pháp hệ thống,…
6 Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Tính mới của đề tài: So với các đề tài nghiên cứu đã được hoàn thành
trước đó, Đề án có những điểm mới sau đây:
- Đề án sẽ hệ thống hóa các quy định pháp luật về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn để làm cơ sở pháp lý cho công tác giải quyết các vụ việc về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn, nhằm góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Trang 14- Đề án sẽ nêu ra và phân tích một số vụ việc về chia TSC của vợ chồng
là nhà ở khi ly hôn tại TAND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, từ đó chỉ ra một số điểm phù hợp, chưa phù hợp, bất cập, thiếu sót, chồng chéo của pháp luật về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn, qua đó có những kiến nghị khoa học nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn trong Luật HN&GĐ năm 2014 cũng như những văn bản pháp luật có liên quan Đồng thời có những bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng pháp luật về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến vấn đề này tại TAND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Những đóng góp của đề tài về mặt khoa học cũng như thực tiễn: Kết
quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn; tạo cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chế định ly hôn trong Luật HN&GĐ Đồng thời, qua việc nghiên cứu các khái niệm khoa học và phân tích nội dung các quy định về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn còn hỗ trợ cho việc nghiên cứu, giảng dạy pháp luật chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn Bên cạnh đó,
Đề án cũng có thể trở thành một nguồn tài liệu tham khảo cho cơ quan xây dựng và áp dụng pháp luật Đặc biệt, những nghiên cứu thực tiễn của Đề án sẽ làm cơ sở pháp lý cho công tác xét xử và giải quyết các vấn đề về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn nói chung và trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định nói riêng
Trang 157 Bố cục của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo, Đề tài nghiên cứu được kết cấu bao gồm 2 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát chung về chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi
ly hôn theo pháp luật Việt Nam;
Chương 2: Thực tiễn chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn tại
Tòa án nhân dân huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
Trang 16Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA
VỢ CHỒNG LÀ NHÀ Ở KHI LY HÔN THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm nhà ở
1.1.1.1 Khái niệm nhà ở
Đất đai là tài nguyên quốc gia, là tư liệu sản xuất và một loại tài sản đặc biệt, có giá trị cực kì to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam Cũng chính vì thế, nhà ở luôn được xem là loại tài sản có vị trí, vai trò quan trọng trong cuộc sống Xét về mặt ngữ nghĩa, “nhà ở” là một từ ghép, theo đó, “nhà” được hiểu là một công trình được con người xây dựng trên đất; còn “ở” là động từ, chỉ hoạt động sinh sống của con người duy trì tại một địa điểm cố định nào đó Từ “ở” được ghép theo đằng sau bổ sung nghĩa về mục đích của “nhà” Hiểu một cách cơ bản nhất, nhà ở là công trình được xây dựng gắn với mục đích là nơi sinh sống của con người Theo Từ điển Tiếng
Việt, “nhà” được định nghĩa là: “Công trình xây dựng có mái, có tường vách
để ở hay để dùng vào một việc nào đó” [41, tr 547]
Trong xã hội thời nguyên thủy, gắn với đặc điểm đời sống du canh du
cư, nơi sinh sống của con người chỉ được hình thành dưới hình thức đơn giản như túp lều, chòi bằng các nguyên vật liệu thô sơ như lá cây, gỗ, đá tự nhiên như và dưới các hình thức đơn giản để ẩn nấp, ngụy trang tránh thủ dữ, bảo vệ bản thân khỏi các hiện tượng thiên nhiên như mưa gió, lốc xoáy, bão, lũ, Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật, con người đã có thể tạo nên nơi để cư trú nâng cấp về chất lượng, hình thức và số lượng Từ đó, nhà ở được định hình là một công trình kiên cố, được xây dựng bằng các nguyên vật liệu chắc chắn như bê tông, thép, đá, sỏi, chống chọi
Trang 17được với thời tiết, thiên tai để có thể sử dụng lâu dài Nhà ở còn mang ý nghĩa
là căn cứ để Nhà nước quản lý dân cư [23, tr 11]
Luật Nhà ở năm 2014 đã đưa ra khái niệm nhà ở như sau tại khoản 1
Điều 3: “Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu
cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân” Làm rõ hơn khái niệm nhà ở được
quy định tại Luật nhà ở năm 2014, Luật Xây dựng năm 2014 định nghĩa:
“Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình được liên kết định vị với đất”
Căn cứ theo các quy định pháp luật vừa nêu trên, có thể hiểu “nhà ở” là công trình xây dựng nhưng phải gắn với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của gia đình, cá nhân Các loại công trình xây dựng khác không xây dựng trên đất, và để phục vụ cho các mục đích khác như công trình dân dụng, công trình giao thông, thì không được coi là nhà ở Ngoài ra, định nghĩa
về “nhà ở” trong Luật Nhà ở năm 2014 còn giới hạn chủ thể sử dụng nhà ở với mục đích ở và sinh hoạt hàng ngày gồm hộ gia đình và cá nhân Tuy nhiên, theo BLDS năm 2015, hộ gia đình không được coi là một chủ thể độc lập trong dân sự Điều này dẫn đến sự thiếu thống nhất của hệ thống pháp luật Việc định nghĩa nhà ở chủ yếu dựa vào mục đích sử dụng, không phụ thuộc vào chủ thể sử dụng Do đó, tác giả nhận thấy việc liệt kê chủ thể sử dụng theo quy định tại Luật Nhà ở năm 2014 nêu trên là không cần thiết
Đến Luật Nhà ở năm 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 08
năm 2024) lại có định nghĩa: “Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để
ở và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình, cá nhân Nhà ở được sử dụng vào mục đích để ở và mục đích không phải để ở mà pháp luật không cấm là nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp” (khoản 1 Điều 2) Nhìn chung, khái
niệm này vẫn giữ nguyên tinh thần của Luật Nhà ở năm 2014
Trang 18Tóm lại, “nhà ở” được định nghĩa là công trình xây dựng với mục đích
để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của con người
1.1.1.2 Đặc điểm nhà ở
Từ những phân tích về khái niệm “nhà ở” nêu trên, có thể thấy “nhà ở”
là một loại tài sản mang những đặc điểm sau:
Thứ nhất, nhà ở là bất động sản, được xây dựng gắn liền với đất, mang
tính bền vững, không thể di dời dễ dàng Theo quy định của tại khoản 2 Điều
105 BLDS năm 2015: “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản” Đồng
thời, khoản 1 Điều 107 BLDS năm 2015 cũng đã liệt kê rõ ràng nhà và công trình xây dựng gắn liền với đất đai chính là bất động sản
Như vậy, trước hết, nhà ở là một loại tài sản và là bất động sản Sở dĩ nhà ở được phân loại là bất động sản bởi đặc điểm gắn liền với đất của nó Theo đó, nhà ở phải được xây dựng trên đất nên giữa nhà ở và đất đai xét về mặt vật chất có tính gắn kết với nhau, không thể tách rời Trong khi đó, đất là lớp vật chất nằm trên bề mặt trái đất, được xem là khó chuyển rời, trừ trường hợp do lực tác động rất lớn từ các hiện tượng thiên nhiên như động đất, sóng thần,… hoặc do tác động tàn phá của con người [18, tr 27] Cũng bởi vì thế, các công trình xây dựng trên đất, trong đó có nhà ở có thể tồn tại rất lâu, có
những công trình được trùng tu và cải tạo có thể tồn tại hàng trăm năm
Thứ hai, nhà ở được xây dựng gắn với mục đích phục vụ hoạt động
sinh hoạt của con người Đây là đặc điểm mang tính đặc trưng nhất của nhà ở
so với những công trình xây dựng khác Có thể hiểu hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người bao gồm tất cả các hoạt động được con người thực hiện để chăm sóc, phát triển bản thân, được hiểu mang tính riêng tư Như vậy những công trình được xây dựng nhằm phục vụ mục đích khác như kinh doanh, hội họp, biểu diễn nghệ thuật, thì không được coi là nhà ở [21, tr.7] Ngoài ra, theo tư tưởng phổ biến của người Việt Nam, nhà ở không chỉ là nơi
Trang 19để trú ngụ, phục vụ sinh hoạt vật chất của con người, mà nó còn mang một ý nghĩa tinh thần to lớn Người Việt luôn quan niệm nhà ở chính là “tổ ấm”, là nơi để xây dựng gia đình và gắn kết tình cảm giữa các thành viên dưới một mái nhà
Thứ ba, nhà ở là tài sản có giá trị to lớn Do được xây dựng và gắn liền
với đất, có tính chất lâu bền, mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống hàng ngày của con người, vì vậy nhà ở có giá trị kinh tế lớn Nhà ở có diện tích càng lớn, được chủ sở hữu đầu tư nhiều về cấu trúc, thiết kế, tiện ích thì càng có giá trị kinh tế lớn Bên cạnh đó, các yếu tố khác gắn với nhà ở như thẩm mỹ, phong thủy, tính độc đáo, môi trường xung quanh,… cũng góp phần làm tăng thêm giá trị của nó Thực tế chứng minh, càng ngày nhà ở càng có giá trị cao Tại Việt Nam, theo Thông cáo báo chí kết quả khảo sát mức sống dân cư năm
2023 của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân một người một tháng năm
2023 theo giá hiện hành đạt 4,96 triệu đồng (tương đương 59,52 triệu đồng một năm) [35] So sánh với giá thành của nhà ở, có thể khẳng định nhà ở là tài sản có giá trị lớn, cao gấp nhiều lần so với mức thu nhập bình quân mỗi năm của một người dân nước ta
1.1.2 Khái niệm về chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn 1.1.2.1 Khái niệm tài sản chung của vợ chồng
Theo quy định của Luật HN&GĐ hiện hành, TSC của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều
40 của Luật HN&GĐ năm 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là TSC Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định QSDĐ mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là TSC của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế
Trang 20riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng như việc vợ hoặc chồng được tặng cho, thừa kế một khối tài sản như tiền, vàng, và mang số tiền này đi mua QSDĐ và đứng tên riêng
Như vậy, hiểu một cách khái quát TSC của vợ chồng là tài sản vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân, được thừa kế, tặng cho chung hoặc tài sản khác được vợ chồng thỏa thuận là TSC Đồng thời, pháp luật cũng quy định TSC của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, và TSC này được dùng
để bảo đảm nhu cầu của gia đình và thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng Dựa trên suy đoán theo hướng ưu tiên phát triển khối TSC của vợ chồng, trong tình huống nếu không có căn cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng hiện đang tồn tại tranh chấp có phải là tài sản riêng của mỗi bên hay không thì tài sản đó mặc nhiên được xem là TSC [7, tr 79]
Có thể thấy, sự tồn tại của quan hệ hôn nhân chính là cơ sở để xác định khối TSC của vợ chồng Về nguyên tắc, khi nam nữ kết hôn và trở thành vợ chồng, tính cộng đồng tài sản giữa họ được thiết lập, đó là chế độ TSC của vợ chồng, và TSC tồn tại khi quan hệ hôn nhân vẫn còn tồn tại Trái lại khi hôn nhân chấm dứt về mặt pháp lý (do ly hôn, một bên vợ, chồng chết hoặc bị Toà
án tuyên bố là đã chết) thì chế độ tài sản này cũng chấm dứt theo
Theo các quy định pháp luật nêu trên, nhà ở được xem là TSC của vợ chồng nếu thuộc các trường hợp sau:
Thứ nhất, nhà ở là TSC của vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân
thuộc các trường hợp: (i) nhà ở do vợ chồng tạo ra, (ii) nhà ở mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung, (iii) nhà ở mà vợ chồng được thừa kế riêng hoặc được tặng cho riêng nhưng được vợ chồng thỏa thuận là TSC
Trang 21Thứ hai, nhà ở có trước thời kỳ hôn nhân, là tài sản riêng của vợ hoặc
chồng, nhưng được vợ chồng thỏa thuận là TSC thì được coi là TSC của vợ chồng
1.1.2.2 Khái niệm về chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn
Theo quy định tại Điều 32 Hiến pháp năm 2013, pháp luật tôn trọng và công nhận quyền sở hữu của mọi người về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh
nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác Thể chế hoá quy định của Hiến
pháp năm 2013, Điều 213 BLDS năm 2015 quy định về sở hữu chung của vợ chồng, theo đó: sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia; vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối TSC; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt TSC Cùng với đó, vợ chồng
có thể thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt TSC Và TSC của vợ chồng sẽ được phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án
Một điểm tiến bộ có ý nghĩa như một cuộc cách mạng trong các quy định liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng ở Luật HN&GĐ năm 2014 chính là việc pháp luật ghi nhận vợ chồng có quyền lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc chế độ tài sản theo luật định, trong khi các Luật HN&GĐ trước đó chỉ quy định chế độ tài sản vợ chồng theo luật định [5] Tức là, khi kết hôn vợ chồng có quyền ngồi lại với nhau để tự mình thống nhất và xây dựng các quy tắc chi phối quan hệ tài sản của chính bản thân sau này Tuy nhiên, nếu trong trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận của họ bị vô hiệu mà các căn cứ vô hiệu do nhà làm luật đưa ra (ví
dụ thỏa thuận không đảm bảo được lợi ích của gia đình, vi phạm vào các lợi ích chung của gia đình như vợ chồng thỏa thuận chỉ một bên có nghĩa vụ thực hiện việc đáp ứng những nhu cầu thiết yếu trong gia đình còn bên kia không
Trang 22có nghĩa vụ gì,…), thì sẽ áp dụng chế độ tài sản theo luật định Còn trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận mà pháp luật đã quy định thì lúc này TSC của vợ chồng sẽ được áp dụng theo chế độ tài sản
mà hai vợ chồng đã thống nhất với nhau
Hôn nhân là một trong những quan hệ có thể tồn tại lâu dài, bền vững,
vì nó được xác lập trên cơ sở tình yêu thương, gắn bó giữa vợ chồng [24, tr.159] Khi mâu thuẫn đã không thể hóa giải đến mức không thể chung sống
và phải tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án, thì cùng với thủ tục ly hôn, hai vợ chồng cũng phải tiến hành thủ tục phân chia TSC, quyền và nghĩa vụ chăm sóc con cái (nếu có) Đối với việc phân chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn cũng như vậy Khi đó, vấn đề đặt ra là mỗi người sẽ được hưởng phần giá trị như thế nào đối với TSC là nhà ở khi ly hôn Và đích cuối cùng của việc chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn là xác lập quyền sở hữu của mỗi người tương ứng với giá trị phần nhà ở được chia
Như vậy, từ những phân tích ở trên có thể khái quát định nghĩa như sau:
“Chia tài sản chung của vợ chồng là việc vợ chồng tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết việc phân chia tài sản chung của vợ chồng dựa trên những điều kiện nhất định, nhằm bảo đảm cho các bên tự chủ trong việc sử dụng, định đoạt tài sản của mình trong khối tài sản chung” [21, tr 16] Đối
với TSC là nhà ở, có thể hiểu: “Chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi
ly hôn là việc vợ chồng tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết việc phân chia nhà ở là TSC của vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, nhằm xác định quyền của mỗi bên đối với phần tài sản
của mình trong khối TSC của vợ chồng là nhà ở”
Trang 231.2 Đặc điểm của chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn
Xuất phát từ những đặc điểm riêng của nhà ở, việc chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn mang các đặc điểm sau:
Thứ nhất, đối tượng chia là tài sản có giá trị lớn và có vai trò thiết yếu trong cuộc sống
Không chỉ ở Việt Nam, ở các nước khác trên thế giới, nhà ở là một loại tài sản có giá trị lớn Có thể thấy, trong khối TSC của vợ chồng thì nhà ở là một trong những loại tài sản có giá trị và quan trọng hơn cả Xuất phát từ đặc điểm mang tính bền vững, lâu dài, khác với các loại tài sản khác có thể nhanh hao mòn, giảm giá trị trong thời gian ngắn, thì nhà ở thường được xây dựng,
tu sửa để sử dụng suốt thời gian dài, từ thế hệ này sang thế hệ khác Thậm chí, giá trị nhà ở có thể gia tăng theo thời gian, hoặc đem lại lợi nhuận bằng nhiều cách như cho thuê, mua đi bán lại hưởng chênh lệch,… Bên cạnh đó, như định nghĩa được nêu ở trên, nhà ở gắn liền và phục vụ cho mục đích sinh hoạt của con người Trong căn nhà, tất cả các hoạt động như ăn uống, học tập, lao động, giải trí, nghỉ ngơi, của mỗi cá nhân hay các thành viên trong gia đình diễn ra hàng này Đặc biệt khi kết hôn, với mong muốn tạo lập một gia đình mới, một “tế bào của xã hội” độc lập, nhà ở có vai trò to lớn giúp xây dựng, phát triển gia đình [21, tr 15]
Như vậy, nhà ở mang lại rất nhiều lợi ích, ý nghĩa mà không thể tìm thấy được ở các loại tài sản khác Cũng chính vì lý do đó, quyết định hoặc bản
án của Tòa án về phân chia nhà ở là TSC của vợ chồng mang tính ảnh hưởng quyết định tới cuộc sống của các bên sau khi ly hôn Do đó việc phân chia TSC là nhà ở thường phức tạp hơn so với các loại tài sản khác cũng có giá trị lớn như đất đai, xe hơi, hay trang sức,…
Trang 24Thứ hai, nhà ở là TSC của vợ chồng thường được chia theo giá trị của nhà ở
Theo pháp luật quy định, việc chia TSC có thể thực hiện bằng cách chia bằng hiện vật hoặc chia theo giá trị của tài sản Với phương thức chia bằng hiện vật, TSC là loại tài sản xét về mặt cơ học có thể chia theo phần, nghĩa là tài sản sau khi chia vẫn đảm bảo được đặc tính, công dụng vốn có ban đầu Các tài sản có thể chia theo phần khi ly hôn có thể là gạo chia được theo khối lượng, hay gia súc, gia cầm chia được theo con Còn tài sản không thể chia theo phần là tài sản mà sau khi chia không còn giữ nguyên được tính chất và tính năng vốn có ban đầu Thông thường các tài sản thiết yếu đổi với cá nhân cũng như trong cuộc sống gia đình thường thuộc loại tài sản không thể chia về mặt cơ học như điện thoại, laptop, ô tô, xe máy, ti vi,
Nhà ở được phân loại là TSC của vợ chồng thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia Pháp luật cũng quy định rõ trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng (khoản 3 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014)
Mặc dù khó áp dụng cách chia theo phần đối với tài sản là nhà ở, tuy nhiên vẫn có thể thực hiện được Lấy ví dụ đối với những ngôi nhà xây theo hình thức đối xứng theo trục dọc, nghĩa là hai nữa giống y hệt nhau, thì có thể chia đôi Người sinh sống ở hai bên nhà đã chia có thể sinh sống độc lập mà không ảnh hưởng đến nhau Trên thực tế có rất nhiều ngôi nhà xây dựng theo hình thức như vậy với mục đích một nửa cho gia đình ở, nửa còn lại cho thuê Hoặc cũng có trường hợp nhà không đối xứng, nhưng vẫn có thể xây thêm tường, rào chắn để chia đôi, chia ba, thậm chí đối với trường hợp nhà có nhiều tầng có thể chia theo cách mỗi bên ở một số tầng cụ thể vì mỗi phần sau khi
Trang 25chia xong vẫn đáp ứng đủ điều kiện, đặc tính của một nhà ở độc lập để con người có thể sinh sống
Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam, nhà ở của vợ chồng thường là nhà ở có diện tích nhỏ, nhà ở là nhà chung cư, nhà ở xây dưới dạng nhà ống, thì việc phân chia theo phần gặp nhiều khó khăn bởi giả sử có chia nhà theo phần thì khi hôn nhân đã tan vỡ, việc tiếp tục sống cạnh nhau có lẽ là điều đa số các cặp vợ chồng đã ly hôn không mong muốn và các bên thường yêu cầu được giải quyết cho một bên được hưởng tài sản là nhà ở [22, tr 23] Do đó, nhà ở
là TSC của vợ chồng thường được định giá và chia theo theo giá trị.Theo đó, trường hợp nhà ở là TSC của vợ chồng không chia được bằng hiện vật, thì pháp luật cho phép chia theo giá trị Giá trị của nhà ở sẽ được quy đổi thành tiền Vợ chồng được phép thỏa thuận về giá nhà ở, về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá để thực hiện thẩm định giá Với cách chia theo giá trị tài sản, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch
1.3 Ý nghĩa của việc chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn
Nhà ở là một loại tài sản đặc biệt, có giá trị lớn và vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội Chính vì lẽ đó, khi vợ chồng ly hôn đều luôn mong muốn có sự thấu tình đạt lý khi chia TSC này Bởi vậy, việc chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn mang ý nghĩa vô cùng to lớn:
Thứ nhất, chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên
Theo đó, khi quan hệ vợ chồng được chấm dứt theo bản án, quyết định
có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì hai vợ chồng cũng phải tiến hành thủ tục phân chia TSC, trong đó có nhà ở, để xác định phần giá trị mà mỗi người sẽ được hưởng từ khối TSC này Như vậy, việc chia di sản TSC của vợ chồng là
Trang 26nhà ở khi ly hôn sẽ nhằm xác lập quyền sở hữu của mỗi người đối với phần giá trị tài sản của mình, có thể được nhận bằng hiện vật hoặc được thanh toán phần giá trị tương ứng, nhằm đảm bảo quyền về tài sản của họ Việc đặt ra các nguyên tắc và tuân thủ theo trong quá trình chia TSC là cách để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên Nếu việc chia TSC là nhà ở sau khi ly hôn chính xác, hợp tình hợp lý sẽ bảo đảm quyền lợi cho mỗi người, đồng thời tránh được những tranh chấp không đáng có giữa họ sau này [31] Đặc biệt, đối với tài sản có giá trị lớn như nhà ở thì việc chia TSC lại càng cần sự chính xác, hợp tình hợp lý để phòng ngừa những xung đột có thể xảy ra Trên thực tế không hiếm những trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về việc chia TSC là nhà ở dẫn đến tranh chấp kéo dài, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của cả hai bên
Bên cạnh đó, việc phân chia nhà ở là TSC của vợ chồng khi ly hôn không chỉ nhằm khẳng định quyền của mỗi bên đối với tài sản mà còn bảo đảm quyền lợi về chỗ ở của vợ, chồng khi ly hôn Như đã phân tích ở trên, nhà ở là một tài sản không chỉ có giá trị lớn mà còn có vai trò vô cùng quan trọng, là nơi ở và sinh hoạt chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Pháp
luật trước đây cũng đã đề ra nguyên tắc: “dù đã ly hôn, mỗi bên đều có quyền
có nhà ở; vì vậy, giải quyết nhà ở phải nhằm tạo điều kiện cho mỗi bên có chỗ
ở ổn định cuộc sống, nhất là đối với các con và bất kì trong trường hợp nào cũng không được để vợ và các con ra khỏi nhà khi họ thật sự chưa có chỗ ở”
[8] Vậy nên, khi chia nhà ở là TSC của vợ chồng còn phải xem xét đến việc bảo vệ quyền lợi về chỗ ở của người còn lại, đồng thời quan tâm đúng mức đến quyền lợi của người vợ và các con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản đề tự nuôi mình Về vấn đề này, Điều 63 Luật HN&GĐ năm 2014 đã ghi nhận về quyền được lưu cư của vợ, chồng Theo đó, pháp luật quy định
Trang 27nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; tuy nhiên, trong trường hợp vợ hoặc chồng gặp khó khăn về chỗ ở thì vẫn được quyền lưu cư trong thời hạn
06 tháng tính từ ngày quan hệ hôn nhân giữa hai người chấm dứt, trừ khi các bên có thỏa thuận khác Đây là một trong các quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2014 nhằm bảo đảm quyền có chỗ ở của vợ, chồng sau khi ly hôn
Thứ hai, chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn bảo đảm tính công bằng, minh bạch của pháp luật
Dưới góc độ pháp luật, chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn là một trong những cách thức để Nhà nước khẳng định và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ HN&GĐ Các quy định về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn không chỉ giúp cho vợ chồng biết và thực hiện quyền của mình mà còn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn một cách công bằng, thấu tình đạt
lý
Theo đó, nếu vợ chồng không thoả thuận được với nhau thì yêu cầu Tòa án giải quyết Trong thực tiễn xét xử nếu đương sự tự thoả thuận với nhau hoặc Tòa án hướng dẫn, giải thích, giúp đỡ để các đương sự tự thoả thuận dưới sự công nhận của Tòa án là một biện pháp hữu hiệu hơn cả, tránh được những mâu thuẫn bất đồng sau khi ly hôn [6, tr.74] Nói chung, cũng giống như các vụ kiện dân sự khác, nếu Tòa án tiến hành hòa giải thành thì việc giải quyết các vụ tranh chấp có nhiều thuận lợi hơn, vừa bảo đảm đúng pháp luật, đoàn kết trong quần chúng, vừa giúp cho việc thi hành án được thuận lợi, nhanh chóng, vì “sự thoả thuận” phù hợp với ý chí, nguyện vọng của các bên đương sự
Trường hợp vợ chồng không thoả thuận được với nhau, Tòa án sẽ quyết định Sự công bằng trong chia TSC của vợ chồng khi ly hôn thể hiện ở việc
Trang 28khi giải quyết chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn phải tính đến các yếu tố như: hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; công sức đóng góp của
vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng Vậy nên, khi giải quyết việc chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn Tòa án cần chú ý điều tra, nghiên cứu, xác định xem nhà đó có phải là TSC của vợ chồng hay không, nguồn gốc xây dựng, quản lí
sử dụng, tu sửa, công sức đóng góp, hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên vợ, chồng sau khi ly hôn Bảo đảm quyền lợi chính đáng của cả hai bên vợ chồng, đồng thời quan tâm đúng mức đến quyền lợi của người vợ và các con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản đề tự nuôi mình cũng như khó khăn về chỗ ở của mỗi bên [38, tr 418]
Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia
để sử dụng thì khi ly hôn sẽ được chia theo quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 Còn trường hợp không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng (khoản 3 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014) Đối với trường hợp nhà ở thuộc
sở hữu riêng của một bên và đã được đưa vào sử dụng chung, thì khi vợ chồng ly hôn, căn nhà đó vẫn là sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, tuy nhiên pháp luật cũng xét đến công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà của bên còn lại Vì vậy, nếu bên còn lại trong quá trình sống chung tại nhà ở
là tài sản riêng của người kia mà có bỏ công sức cải tạo, nâng cấp,… căn nhà thì lúc hai bên chấm dứt con hệ hôn nhân, người chủ sở hữu căn nhà đó phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà xét theo công sức mà người đó bỏ
ra Đây chính là sự minh bạch, công bằng của pháp luật
Trang 29Hiện nay, các tranh chấp liên quan đến chia TSC của vợ chồng khi ly hôn đã và đang phát sinh đa dạng và ngày càng gia tăng về số lượng Điều này đòi hỏi cán bộ Tòa án phải có trình độ chuyên môn sâu, nắm vững pháp luật để áp dụng quy định pháp luật vào những vụ việc cụ thể Việc chia TSC của vợ chồng khi ly hôn hợp lý, chính xác sẽ là cơ sở để nhân dân tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Thứ ba, chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn nhằm đảm bảo tính liên tục, ổn định của việc đảm nhận tư cách sở hữu đối với tài sản được đặt ra Đồng thời định hướng cho người thứ ba biết được các quyền lợi của mình khi xác lập các giao dịch với vợ chồng sau khi ly hôn, từ đó gián tiếp đóng góp vào sự bình ổn trong việc xác lập các giao dịch về kinh
tế, xã hội
Chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn có người sẽ được hưởng hiện vật, có người lại hưởng theo giá trị Bằng cách đó, việc chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn sẽ đảm báo tính liên tục, ổn định về tư cách sở hữu đối với tài sản Khi vợ, chồng đã nhận được phần tài sản của mình sau khi ly hôn thì đó chính là cơ sở để mỗi bên yên tâm, bắt đầu cuộc sống mới sau hôn nhân
Bên cạnh đó, việc chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn không chỉ tạo sự rõ ràng, minh bạch trong quan hệ tài sản của hai người khi ly hôn mà còn giúp bảo vệ quyền lợi của người thứ ba khi xác lập các giao dịch với vợ, chồng sau khi họ đã ly hôn Việc ai là chủ sở hữu mới của nhà ở cũng như phần quyền của vợ, chồng đối với ngôi nhà được xác định một cách rõ ràng thì người thứ ba biết được trong trường hợp này mình xác lập và thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản này thì quyền lợi của mình sẽ đến đâu, người nào sẽ là người chịu trách nhiệm liên quan đến các nghĩa cụ phát sinh từ các giao dịch đã được xác lập Điều này là cần thiết bởi vì nó sẽ tạo ra sự bình ổn
Trang 30trong việc xác lập các giao dịch về kinh tế, xã hội Nó sẽ tránh tình trạng hay tâm lý e dè khi người thứ ba tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến các tài sản của vợ chồng khi nhà ở là TSC của họ chưa được chia một cách rõ ràng, triệt để Ví dụ như khi một người đang thuê trọ là TSC của một cặp vợ chồng từ trước khi họ ly hôn, thì đến khi hai vợ chồng đó làm thủ tục ly hôn thì ít nhiều người thuê trọ cũng sẽ băn khoăn về việc căn nhà này
sẽ thuộc sở hữu của ai và ai sẽ phải chịu trách nhiệm liên quan đến giao dịch thuê phòng trọ này đối với mình Như vậy, nếu việc chia TSC là nhà ở của vợ chồng khi ly hôn kéo dài thì vô hình chung sẽ làm ảnh hưởng đến sự lưu thông, phát triển của các giao dịch về kinh tế, xã hội
Từ những phân tích trên có thể thấy, việc chia TSC của vợ chồng là nhà
ở khi ly hôn có ý nghĩa quan trọng ở nhiều góc độ, từ pháp luật đến kinh tế,
xã hội
1.4 Pháp luật Việt Nam về chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi
ly hôn
1.4.1 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn
Là một phần quan trọng trong quan hệ HN&GĐ và cũng là một trong những vấn đề thường xảy ra tranh chấp giữa các bên, vậy nên việc chia TSC nói chung và chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn phải có hệ thống những tư tưởng, quan điểm xuyên suốt chi phối các quy định pháp lý và việc
áp dụng những quy định này vào thực tế cuộc sống Theo đó, việc chia nhà ở
là TSC của vợ chồng khi ly hôn sẽ phải tuân thủ theo các nguyên tắc của việc chia TSC của vợ chồng quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014, điều này được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 của TAND tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp Cụ thể nội dung các nguyên tắc như sau:
Trang 311.4.1.1 Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng
Tôn trọng tự do ý chí là một trong những nguyên tắc cơ bản của quan
hệ pháp luật dân sự được ghi nhận tại khoản 1 Điều 3 BLDS năm 2015 Dựa
vào nguyên tắc nền tảng trên, việc chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn cũng ghi nhận và tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về vấn đề này
Trước đây, theo quy định tại Điều 42 Luật HN&GĐ năm 1986 thì sự thoả thuận chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn phải được sự công nhận của TAND Tuy nhiên, quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 lại
đề cao quyền “tự định đoạt” của vợ chồng, không còn quy định “sự thoả thuận của vợ chồng” phải được Tòa án công nhận [9, tr 173]
Theo pháp luật hiện hành, mặc dù pháp luật có xây dựng hệ thống các quy định về chia TSC của vợ chồng khi ly hôn, tuy nhiên ý chí và nguyện vọng của chính người vợ và người chồng vẫn là ưu tiên hàng đầu khi tiến hành chia tài sản Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, việc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ ưu tiên theo thỏa thuận giữa các bên Còn trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, việc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ được áp dụng theo thỏa thuận đó [10, tr 67] Nếu thỏa thuận của vợ chồng không rõ ràng và đầy đủ thì việc giải quyết sẽ áp dụng quy định pháp luật tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 và tại các điều 60, 61, 62,
63 và 64 của Luật HN&GĐ năm 2014 Theo quy định này, trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, văn bản có hiệu lực thì việc chia tài sản của vợ chồng tuân theo thỏa thuận của vợ chồng trong văn bản thỏa thuận đó Nếu có điều khoản nào trong văn bản thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng các điều khoản tương ứng trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để giải quyết Còn trường hợp vợ chồng không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc có xác lập nhưng văn bản thỏa
Trang 32thuận đó vô hiệu thì sẽ áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để giải quyết
Quy định pháp luật ưu tiên ý chí của các bên trong việc giải quyết tài sản khi ly hôn thể hiện sự công bằng, bình đẳng, bảo vệ quyền tự do định đoạt tài sản của cá nhân Ngoài ra, việc ưu tiên giải quyết theo thỏa thuận còn giúp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cho các bên, tránh được các tranh chấp phát sinh sau khi chia tài sản, giảm bớt các công việc cho Tòa án Tuy nhiên, để thỏa thuận của hai bên có hiệu lực thì phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện, mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, hình thức giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật nếu có quy định
1.4.1.2 Nguyên tắc chia đôi nhà ở là tài sản chung của vợ chồng nhưng có tính đến các yếu tố khác
Trước hết, việc chia đôi tài sản là phù hợp với quy định về hình thức sở hữu chung của vợ chồng là hình thức sở hữu chung hợp nhất, có thể phân chia Theo quy định của Luật HN&GĐ hiện hành, vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng định đoạt
TSC Do đó khi chia nhà ở là TSC của vợ chồng, nguyên tắc chia đôi được áp
có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; lỗi của mỗi bên trong vi phạm
Trang 33quyền, nghĩa vụ của vợ chồng Quy định này kế thừa và phát triển quy định tại Luật HN&GĐ năm 2000, cho thấy tính nhân văn và công bằng trong việc phân chia TSC của vợ chồng [34, tr 57] Đối chiếu với quy định tương ứng tại Luật HN&GĐ năm 2000, ta nhận thấy có những điểm khác biệt nhất định trong nguyên tắc này, cụ thể như sau:
Thứ nhất, yếu tố “hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là yếu tố
được đề cập đầu tiên cần lưu ý khi chia đôi TSC của vợ chồng nhằm đảm bảo
sự công bằng và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan Theo điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng được hiểu là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình
mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật HN&GĐ Khi xem xét yếu tố này, cần xác định bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng Ví dụ như khi phân chia TSC của vợ chồng là nhà ở khi ly hôn, giữa người chồng có sức khỏe tốt, công việc ổn định với thu nhập cao, và bà vợ không có việc làm ổn định do phải ở nhà chăm sóc con nhỏ và mẹ già bệnh tật, đang gặp khó khăn
về chỗ ở Thì trong trường hợp này Tòa án có thể xem xét quyết định chia phần tài sản nhiều hơn cho người vợ, ưu tiên chia cho người vợ hiện vật là ngôi nhà để đảm bảo người vợ và người thân của vợ có chỗ ở, và có đủ điều kiện kinh tế để chăm sóc con cái và mẹ già, trong khi người chồng vẫn có đủ khả năng tài chính để tiếp tục cuộc sống
Thứ hai, yếu tố “bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu
Trang 34nhập” không bao gồm trong nguyên tắc về chia đôi TSC của vợ chồng mà
được tách ra thành một nguyên tắc riêng của việc chia TSC Đề án cho rằng quy định như tại Luật HN&GĐ năm 2000 là hợp lý hơn so với quy định tại Luật HN&GĐ năm 2014 là bởi ở nguyên tắc chia đôi TSC của vợ chồng, nhà làm luật hướng đến việc xét đến các yếu tố có khả năng làm chênh lệch giá trị phần tài sản mà vợ, chồng được hưởng Nhưng theo hướng dẫn tại điểm c khoản 4 Điểu 7 TTLT số 01/2016/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP thì yếu
tố này chỉ được xem như một cách để xác định bên nào sẽ nhận tài sản nào để đảm bảo việc kinh doanh chứ không có ý nghĩa chia cho bên nào được hưởng phần giá trị tài sản nhiều hơn Do đó, nên để yếu tố này thành một nguyên tắc riêng về phân chia TSC của vợ chồng
Thứ ba, Luật HN&GĐ năm 2014 quy định thêm yếu tố “lỗi” làm căn
cử áp dụng nguyên tắc chia đôi TSC của vợ chồng Đề án cho rằng đây là quy định đáp ứng nhu cầu của thực tế vì lỗi của một trong các bên, hoặc cả hai bên thường là nguyên nhân dẫn đến ly hôn Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc này như thế nào khi phân chia TSC của vợ chồng sao cho phù hợp hiện vẫn còn gặp những vướng mắc và sẽ được trình bày ở phần sau của Đề án
Phân tích rõ hơn nguyên tắc này, có thể thấy những vấn đề nổi bật như sau:
(i) Xác định công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì
và phát triển nhà ở
Ngay từ Luật HN&GĐ đầu tiên của nước ta vào năm 1959 đã ghi nhận
về việc tính đến công sức đóng góp của các bên khi chia tài sản khi ly hôn Theo đó, TSC của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính yếu tố là công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối TSC Quy định này đã được kế thừa và phát triển qua các Luật HN&GĐ năm 1986, năm
2000 và cho đến quy định hiện hành của Luật HN&GĐ năm 2014 [38, tr.441]
Trang 35Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số VKSNDTC-BTP, công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối TSC được hiểu là sự đóng góp về tài sản riêng thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối TSC Bên cạnh đó, Thông tư số 01 nêu trên cũng hướng dẫn rằng, đối với trường hợp người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm thì vẫn được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm Ngoài ra, bên có công sức đóng góp nhiều
01/2016/TTLT-TANDTC-hơn sẽ được chia nhiều 01/2016/TTLT-TANDTC-hơn
Theo Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về chế định TSC của
vợ chồng thì TSC không bao gồm “công sức đóng góp” của vợ, chồng Tuy nhiên khi tiến hành chia TSC của vợ chồng khi ly hôn, TSC được chia đôi nhưng đồng thời phải xét đến các yếu tố khác Để đảm bảo công bằng cho hai bên, không thể chỉ dựa vào TSC đang có và nguồn gốc hình thành để chia tài sản, mà còn phải tính đến một trong những yếu tố là công sức đóng góp của
vợ, chồng Xuất phát từ việc nhà ở là TSC của vợ chồng, được đưa vào sử dụng trong đời sống hôn nhân hàng ngày, với mục đích xây dựng gia đình, đảm bảo tạo điều kiện cho vợ chồng sinh hoạt hàng ngày, nuôi dạy con cái, lao động tạo thu nhập, do đó khi chia nhà ở là TSC của vợ chồng, xác định công sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển nhà
ở là bước quan trọng, để bảo vệ được quyền và lợi ích của các bên khi thực hiện chia TSC [24, tr 175]
Công sức của vợ, chồng trong việc tạo lập nhà ở được hiểu là công sức
bỏ ra để hình thành, xây dựng, có được nhà ở mới Để thực hiện tạo lập nhà ở, người vợ hoặc người chồng phải đóng góp tiền bạc, của cải, công sức, thời gian để xây dựng hoặc mua nhà ở mới Công sức duy trì, phát triển nhà ở là việc vợ, chồng bảo quản, cải tạo để nhà ở là TSC của vợ chồng được sử dụng
Trang 36theo đúng mục đích của nó và giữ hoặc làm tăng giá trị của nhà ở Việc duy trì
và phát triển nhà ở có thể thực hiện bằng cách bỏ tiền, công sức để trùng tu, cải tạo, nâng cấp các cấu phần của nhà ở bị xuống cấp sau thời gian sử dụng, hoặc có thể là quản lý, giữ gìn để tránh nhà ở bị trộm cắp, mất mát, hay ít hư hại trong quá trình sử dụng Công sức của vợ, chồng bao gồm lao động có thu nhập, các đóng góp không trực tiếp tạo ra của cải, vật chất khác như việc chăm sóc con cái, gia đình cũng được quy đổi tương đương với lao động có thu nhập [20, tr 63] Quy định của pháp luật thể hiện sự nhân văn, đảm bảo công bằng cho các bên trong quan hệ vợ, chồng Bởi lẽ trên thực tế, có nhiều trường hợp người vợ không đi làm và trực tiếp tạo ra thu nhập, tuy nhiên họ ở nhà nuôi dạy, chăm sóc con cái, quán xuyến gia đình, hàng ngày vẫn thực hiện các công việc nội trợ, chăm lo đời sống sinh hoạt của gia đình Cũng có các trường hợp ngược lại, người vợ đi làm, tạo ra thu nhập còn người chồng ở nhà thực hiện các công việc như trên Những công việc này không trực tiếp mang lại lợi ích kinh tế, nhưng mà ý nghĩa lớn trong việc xây dựng, duy trì và phát triển gia đình Do đó, dù là vợ hay chồng thực hiện, công sức họ bỏ ra là không nhỏ, quy định ghi nhận những công sức này và cho phép quy đổi như lao động có thu nhập là hoàn toàn hợp lý
Tuy nhiên, thực tế việc xác định công sức đóng góp của các bên sao cho chính xác, công bằng và thỏa đáng còn gặp nhiều vướng mặc, bởi:
Thứ nhất, khó xác định được công sức đóng góp của vợ, chồng Công
sức của vợ, chồng có thể là các công việc không tạo ra thu nhập như đã nêu trên Nhưng thực tế rất khó để xác định xác người vợ, chồng có thực hiện các công việc không tạo ra thu nhập hay không, thực hiện như thế nào, căn cứ để chứng minh công sức của họ Các công việc nội trợ, chăm sóc con cái không tạo ra các giá trị mà có thể quy đổi về tiền để tính Thực tế cũng không thể ghi hình, ghi âm để làm bằng chứng chứng minh phương thức, thời gian, công
Trang 37sức bỏ ra khi thực hiện các công việc này [21, tr.109] Ví dụ khi người chồng
đi làm, người vợ ở nhà không trực tiếp làm mà thuê giúp việc dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, thuê xe ôm đưa đón con đi học, thuê gia sư đến nhà kèm con học bài, sau đó thanh toán bằng tiền của người chồng Nếu chỉ nhìn vào kết quả nhà cửa sạch sẽ, tươm tất, con cái chăm ngoan, học giỏi liệu có được tính
là người vợ có công sức đóng góp trong việc chăm sóc con cái, gia đình, và nêu được tính thì công sức đó nhiều hay ít, quy đổi tương đương thành lao động có thu nhập của người chồng thì sẽ là bao nhiêu? Lấy một ví dụ khác là người vợ lao động tạo thu nhập chính cho gia đình, người chồng ở nhà làm công việc chăm sóc con cái, gia đình, tuy nhiên vì đàn ông thường không cẩn thận và kỹ tính như phụ nữ, nên dù cố gắng hết sức thì có thể vẫn không nấu
ăn ngon như người vợ, không thể giặt quần áo sạch sẽ như yêu cầu của vợ hoặc chăm con không cần thận để con hay té ngã, bị ốm, Trường hợp này sẽ căn cứ vào đâu để xác định công sức của người chồng Bởi rõ ràng so với người vợ ở ví dụ trên, người chồng này đã bỏ thời gian, sức khỏe để trực tiếp thực hiện các công việc chăm sóc con cái, gia đình, dù kết quả lại không được như khi thuê người giúp việc [28, tr 43] Ngoài ra, để đánh giá công sức đóng góp còn phải xem xét đến các yếu tố khác như thời gian kết hôn, tình trạng sức khỏe của người vợ và người chồng, tùy vào từng trường hợp cụ thể
Thứ hai, không có cơ sở thống nhất quy định cụ thể về quy đổi công
sức đóng góp sang lao động tạo ra thu nhập Để có được một căn nhà là nhà ở của gia đình cần không ít tiền của và công sức Trường hợp người chồng là người tạo ra thu nhập chính và đóng góp phần nhiều khi tạo dựng nhà ở, nhưng nếu không có người vợ giúp đỡ quán xuyến mọi công việc khác như nuôi dạy con cái, chăm non công việc bếp núc, nội ngoại hai bên, thì người chồng đã không thể có chỗ dựa vững chắc để an tâm công tác, lao động và tạo lập tài sản Hoặc ngược lại, trường hợp người vợ có khả năng tạo ra thu nhập
Trang 38tốt hơn người chồng, và người chồng đóng vai trò điểm tựa, là người hỗ trợ để người vợ có thể yên tâm công tác Cả hai trường hợp, khi giải quyết chia tài sản, không thể phủ nhân công sức của người đã lao động vất vả và đóng góp phần nhiều để tạo lập nhà ở Đồng thời cũng không thể đề cao công sức của
họ mà không tính đến vai trò của bên đóng góp bằng công sức dù không trực tiếp tạo ra thu nhập [18, tr 34] Pháp luật hiện hành quy định phải tính đến công sức đóng góp của các bên nhưng chưa quy định cụ thể cách thức quy đổi như thế nào Như vậy quy định pháp luật mang tính chất định tính, nên có thể gây ra nhiều khó khăn và sự không thống nhất khi áp dụng để chia TSC của
vợ, chồng
Hơn nữa, việc pháp luật quy định: “Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm
sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm” thường dẫn đến những khiếu
kiện của người vợ hoặc chồng đi làm khi phân chia tài sản Quy định được đặt
ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho người vợ hoặc chồng không đi làm, lo việc gia đình, nhưng trên thực tế, rất hiếm khi có trường hợp một người vợ hoặc chồng đi làm nhưng không chăm lo bất kì một thứ gì cho gia đình, tức là cả hai vợ, chồng dù đi làm hay không đi làm đều có đóng góp vào đời sống gia đình Bên cạnh đó việc vợ, chồng đều phải có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc lẫn nhau và người đi làm phải chu cấp cho người không đi làm (không có thu nhập) [18, tr 56] Việc chăm sóc con, gia đình là một khái niệm định tính bởi không thể có căn cứ nào xác định được mức độ chăm sóc Quy định như trên
sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa vợ, chồng và tạo những kẽ hở pháp lý nhất định để bên vợ, chồng không đi làm hưởng lợi từ việc phân chia tài sản Ví dụ như trường hợp vợ, chồng cố tình không đi làm, hoặc không đủ trình độ để đi làm, ở nhà làm những công việc gia đình đơn giản, dành thời gian chủ yếu để
Trang 39đi chơi, đi du lịch thì việc xem xét công sức đóng góp của người không đi làm ngang bằng với người đi làm là không hợp lý
(ii) Xác định lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng chia nhà ở khi ly hôn
Yếu tố lỗi được xét đến khi tiến hành chia TSC của vợ, chồng khi ly hôn Đây là điểm mới được Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận và được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 7 TTLT 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Theo đó, trong trường hợp người vợ, người chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ
về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn, thì yếu tố lỗi sẽ được xét đến khi chia TSC Như vậy lỗi của các bên và kết quả ly hôn phải nằm trong mối quan hệ nhân quả Lỗi ở đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả ly hôn như bạo lực gia đình, có hành vi ngoại tình, thờ ơ với cuộc sống hôn nhân, nghiện ma túy, cờ bạc mà tiêu phá tài sản, [21, tr 69] Việc xét đến yếu tố lỗi khi chia TSC khi ly hôn mang ý nghĩa như một sự đền bù bằng vật chất cho bên bị xâm phạm quyền lợi về nhân thân, tài sản Bên có lỗi phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình gây ra để dẫn đến hậu quả gia đình tan
vỡ Với ý nghĩa như vậy, việc xét đến yếu tố lỗi của các bên là phù hợp cả về tình về lý
Tuy nhiên để áp dụng quy định này trên thực tế còn rất nhiều bất cập, bởi những lý do sau:
Thứ nhất, mặc dù Điều 4 Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP ngày
16/5/2024 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc HN&GĐ (có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024) đã giải thích “Vi phạm nghiêm trọng quyền,
nghĩa vụ của vợ, chồng” là vi phạm quy định của Luật HN&GĐ về quyền,
nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kia, ví dụ như vợ, chồng phá tán tài sản gia đình Tuy
Trang 40nhiên, trên thực tế vẫn khó xác định được hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân của người vợ hoặc người chồng Quyền và nghĩa vụ về nhân thân được quy định tại Mục 1, Chương III Luật HN&GĐ năm 2014, nhưng pháp luật không thể dự liệu và quy định tất cả các cách thức hoặc hành vi để đảm bảo vợ, chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó Lấy ví dụ về nghĩa vụ tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng Tuy vào từng trường hợp cụ thể mới có thể xác định hành vi của vợ, chồng là thực hiện nghĩa vụ tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng hay không Quy định của pháp luật mang tính khái quát, sử dụng các từ ngữ định tính, không có hướng dẫn áp dụng, và thực chất là khó có thể định nghĩa cụ thể được thế nào là tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín để áp dụng khi xét xử Thực tế khi đã xảy ra mâu thuẫn dẫn đến ly hôn, trước Tòa án, mỗi bên đều sẽ có những lí do mang tính chủ quan để bảo vệ quyền lợi của mình khi chia TSC Lời khai của các bên là một trong những căn cứ chứng minh cho lỗi, tuy nhiên lại không mang tính chủ quan cao, không đảm bảo có đủ bằng chứng để xác thực Trong nhiều trường hợp, không thể xác định được lỗi của bên vi phạm do không đủ bằng chứng [10, tr.98] Điều này dẫn đến việc khi tiến hành giải quyết ly hôn, hiếm khi Tòa án chỉ ra lỗi của một bên dẫn đến ly hôn rồi sử dụng đó làm căn cứ để phân chia tài sản nói chung và tài sản là nhà ở nói riêng do thiếu các căn cứ xác đáng Ví dụ trường hợp người vợ, hay chồng tố người còn lại ngoại tình nhưng không có bằng chứng rõ ràng, vì nguyên do đó mà vợ, chồng rạn nứt tình cảm, sống ly thân, rồi dẫn đến ly hôn mà Tòa án chỉ đơn thuần ghi lý do
là các bên có nghi ngờ người kia không chung thủy
Về quyền, nghĩa vụ về tài sản, khi vợ hoặc chồng xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì đã đặt
ra trách nhiệm bồi thường dân sự, hoặc bị xử phạt theo quy định pháp luật, cụ thể như hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình (một dạng của hành vi