1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2035

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến lược phát triển
Trường học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nông nghiệp
Thể loại Chiến lược
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 4,45 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Lượ c s ử (12)
  • 1.2. Hi ệ n tr ạ ng (12)
    • 1.2.1. Cơ cấ u t ổ ch ứ c (12)
    • 1.2.2. Ngu ồ n l ự c (14)
    • 1.2.3. K ế t qu ả các ho ạt động chính trong giai đoạ n 2016-2020 (16)
  • 2.1. B ố i c ảnh trong nướ c (22)
  • 2.2. B ố i c ả nh khu v ự c và qu ố c t ế (24)
  • 3.1. Các y ế u t ố bên trong (26)
    • 3.1.1. Điể m m ạ nh (Strengths - S) (26)
    • 3.1.2. Điể m y ế u (Weaknesses - W) (27)
  • 3.2. Các y ế u t ố bên ngoài (28)
    • 3.2.1. Cơ hộ i (Opportunities - O) (28)
    • 3.2.2. Thách th ứ c (Threats - T) (29)
  • 3.3 Ma tr ậ n chi ến lượ c (30)
  • 4.1. S ứ m ạ ng (32)
  • 4.2. T ầ m nhìn (32)
  • 4.3. Giá tr ị c ố t lõi và m ụ c tiêu chi ến lượ c (32)
  • 4.4. Các ch ỉ s ố th ự c hi ệ n chi ến lượ c phát tri ể n (33)
  • 5.1. Chi ến lược 1: Đào tạ o (35)
    • 5.1.1. M ụ c tiêu c ụ th ể (35)
    • 5.1.2. Gi ả i pháp th ự c hi ệ n (35)
    • 5.1.3. K ế t qu ả d ự ki ế n (36)
  • 5.2. Chi ến lượ c 2: Nghiên c ứ u và phát tri ể n khoa h ọ c công ngh ệ (37)
    • 5.2.1. M ụ c tiêu c ụ th ể (37)
    • 5.2.2. Gi ả i pháp th ự c hi ệ n (37)
    • 5.2.3. K ế t qu ả d ự ki ế n (38)
  • 5.3. Chi ến lượ c 3: Ph ụ c v ụ c ộng đồ ng (39)
    • 5.3.1. M ụ c tiêu c ụ th ể (39)
    • 5.3.2. Gi ả i pháp th ự c hi ệ n (39)
    • 5.3.3. K ế t qu ả d ự ki ế n (40)
  • 5.4. Chi ế n lượ c 4: Phát tri ể n ngu ồ n nhân l ự c (41)
    • 5.4.1. M ụ c tiêu c ụ th ể (41)
    • 5.4.2. Gi ả i pháp th ự c hi ệ n (41)
    • 5.4.3. K ế t qu ả d ự ki ế n (42)
  • 5.5. Chi ến lượ c 5: B ảo đả m ch ất lượ ng giáo d ụ c (43)
    • 5.5.1. M ụ c tiêu c ụ th ể (43)
    • 5.5.2. Gi ả i pháp th ự c hi ệ n (43)
    • 5.5.3. K ế t qu ả d ự ki ế n (44)
  • 5.6. Chi ến lượ c 6: H ợp tác trong nướ c và qu ố c t ế (44)
    • 5.6.1. M ụ c tiêu c ụ th ể (45)
    • 5.6.2. Gi ả i pháp th ự c hi ệ n (45)
    • 5.6.3. K ế t qu ả d ự ki ế n (46)
  • 5.7. Chi ến lượ c 7: Phát tri ể n công ngh ệ thông tin (47)
    • 5.7.1. M ụ c tiêu c ụ th ể (47)
    • 5.7.2. Gi ả i pháp th ự c hi ệ n (48)
    • 5.7.3. K ế t qu ả d ự ki ế n (48)
  • 5.8. Chi ến lược 8: Đầu tư phát triển cơ sở v ậ t ch ấ t (49)
    • 5.8.1. M ụ c tiêu c ụ th ể (49)
    • 5.8.2. Gi ả i pháp th ự c hi ệ n (49)
    • 5.8.3. K ế t qu ả d ự ki ế n (50)
  • 5.9. Chi ế n lượ c 9: Phát tri ể n tài chính (50)
    • 5.9.1. M ụ c tiêu c ụ th ể (50)
    • 5.9.2. Gi ả i pháp th ự c hi ệ n (51)
    • 5.9.3. K ế t qu ả d ự ki ế n (51)
  • 6.1. T ổ ch ứ c th ự c hi ệ n (52)
  • 6.2. Ma tr ận hành độ ng th ự c hi ệ n chi ến lượ c (Xem Ph ụ l ụ c 10) (52)

Nội dung

Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các cơ sở giáo dục đòi hỏi nh

Lượ c s ử

Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh là một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tọa lạc trên khu đất có diện tích 118 ha, thuộc Khu phố6, phường Linh Trung, Tp ThủĐức, Tp HồChí Minh và phường Đông Hòa, Tp Dĩ

An, tỉnh Bình Dương Tiền thân là Trường Quốc gia Nông Lâm Mục B’Lao (1955), Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn (1963), Học viện Quốc gia Nông nghiệp Sài Gòn (1972), Trường Đại học Nông nghiệp ThủĐức (thuộc Viện Đại học Bách khoa ThủĐức, 1974), Trường Đại học Nông nghiệp IV (1975), Trường Đại học Nông Lâm Nghiệp Tp Hồ Chí Minh (1985) trên cơ sở sáp nhập Trường Cao đẳng Lâm nghiệp (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) và Trường Đại học Nông nghiệp IV (quận ThủĐức, Tp Hồ Chí Minh), Trường Đại học Nông Lâm (thành viên Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, 1995), Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000 đến nay)

Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh thực hiện ba nhiệm vụchính như sau:

- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độđại học và sau đại học

- Nghiên cứu và hợp tác NCKH với các đơn vịtrong và ngoài nước

- Chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật phục vụ cộng đồng

Trải qua hơn 65 năm hoạt động, nhà trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc vềđào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp, CGCN, quan hệ

Hi ệ n tr ạ ng

Cơ cấ u t ổ ch ứ c

Cơ cấu tổ chức của trường hiện nay bao gồm: Hội đồng trường, Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng; 2 phân hiệu (1 tại tỉnh Gia Lai và 1 tại tỉnh Ninh Thuận); 1 viện nghiên cứu; 13 khoa và 1 bộ môn trực thuộc trường (trường có 69 bộ môn trực thuộc khoa/viện); 12 phòng; 2 đơn vị chức năng (Thư viện, Trạm Y tế); 9 trung tâm hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và dịch vụ; 1 tòa soạn tạp chí; 4 tổ chức chính trị-xã hội

Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường quy định rõ về cơ cấu tổ chức của nhà trường và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân liên quan Quy chế mới nhất được ban hành năm 2020.

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

Mặt tồn tại: Thời gian qua, nhà trường đã thực hiện việc rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, tuy nhiên hiệu quả hoạt động của bộ máy vẫn còn chưa đạt như mong muốn và cần tiếp tục cải tiến.

Ngu ồ n l ự c

Hiện nay (6/2021), toàn trường có 792 viên chức - người lao động, trong đó có 567

GV và 15 nghiên cứu viên Đội ngũ GV của nhà trường có trình độ chuyên môn sau đại học chiếm tỷ lệ 92% Trong đó, 88,2% GV tốt nghiệp sau đại học ởcác nước phát triển Trong quá trình hoạt động, nhà trường đã chú trọng gắn kết các dự án HTQT với đào tạo, bồi dưỡng GV, giúp nâng cao chất lượng đội ngũ Công tác tuyển dụng được nhà trường thực hiện đúng quy định, quy trình và phù hợp với vị trí việc làm Ngoài ra, nhà trường cũng đã ban hành chính sách riêng trong tuyển dụng đối với người có trình độ chuyên môn cao như: giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ (Xem Phụ lục 1)

Bảng 1.1 Sốlượng GV cơ hữu của nhà trường năm 2020 và 2021

Phân theo học hàm, chức danh Phân theo trình độ Giáo sư Phó giáo sư Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học

Ghi chú: Số lượng tiến sĩ có cả GS và PGS Nguồn: Phòng Tổ chức-Cán bộ

Mặt tồn tại: Tỷ lệSV/GV toàn trường vẫn còn cao hơn mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạođối với cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu Việc tăng số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ GV chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của nhà trường Giảng viên tham gia NCKH chưa đồng đều giữa các khoa, bộ môn Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên chưa được chú trọng đúng mức b Nguồn lực tài chính

Nguồn thu tài chính giai đoạn 2016-2020

Các nguồn thu của nhà trường bao gồm: kinh phí do NSNN cấp và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp như: thu học phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

Tổng thu giai đoạn 2016-2020 là 1.443.650 triệu đồng, trong đó nguồn NSNN cấp chiếm 39%, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm 61% (thu từ CGCN 2%, thu học phí từ người học 59%) Nguồn thu từ học phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu của nhà trường, nguồn thu này cũng sẽ tăng theo tỷ trọng, phụ thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh và lộ trình tăng học phí bình quân 10% hàng năm.

Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, để tiến tới tự chủ đại học,các trường cần xây dựng lộ trình tự chủ tài chính Do đó, nguồn kinh phí do NSNN cấp cũng sẽ giảm theo lộ trình Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp tương đối ổn định, chủ yếu từ thu học phí đại học hệ chính quy Tuy nhiên, sự cạnh tranh mạnh mẽ trong tuyển sinh hiện nay cũng tiềm ẩn những khó khăn đối với nguồn thu này Ngoài ra, đối với nguồn thu học phí bậc sau đại học không đạt kế hoạch đề ra do tuyển sinh không đạt chỉ tiêu

Các nguồn chi của nhà trường bao gồm: chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên theo quy định của Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường Tổng chi hoạt động giai đoạn 2016-2020 là 1.443.650 triệu đồng Trong đó, chi thường xuyên chiếm 65%, chủ yếu chi thanh toán cá nhân như: tiền lương, chế độ theo lương, giờ giảng, mua sắm, sửa chữa tài sản phục vụ công tác thường xuyên.

Chi không thường xuyên tương đương 35% tổng nguồn chi, bao gồm: miễn giảm diện chính sách, hỗ trợ chi phí học tập, SV nước ngoài thuộc diện hiệp định, NCKH Mặt khác, các khoản chi từ quỹ phát triển, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án nhà điều hành, dự án Phân hiệu Gia Lai, dự án vi sinh, dự án thiết bị của Khoa Nông học và một số công trình phụ trợ (Xem Phụ lục 2)

Mặt tồn tại: Nguồn lực tài chính của nhà trường hiện nay chưa đa dạng và còn hạn chế c Cơ sở vật chất

Trường đang quản lý và sử dụng 2 khu đất tại Tp Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh và

Tp Dĩ An, tỉnh Bình Dương với tổng diện tích là 118 ha, quản lý và sử dụng 1 khu thực nghiệm lâm sinh (tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với diện tích 19 ha Ngoài ra, nhà trường còn có 2 phân hiệu (1 tại tỉnh Gia Lai và 1 tại tỉnh Ninh Thuận).

Trường có 122 phòng học và giảng đường lớn, 86 phòng thí nghiệm chuyên ngành, 3 xưởng thực hành thực tập, 3 trại thực nghiệm, 4 hội trường, 1 nhà thi đấu, 1 sân sinh hoạt câu lạc bộ-luyện tập thể dục thể thao đa môn, 6 sân bóng chuyền, 1 sân cỏ tự nhiên, 6 sân cỏ nhân tạo Các sân luyện tập thể dục thể thao đều cơ bản đáp ứng nhu cầu văn hóa văn nghệvà thể dục thể thao của người học Thư viện trường thường xuyên được cập nhật tài liệu, giáo trình, sách tham khảo, liên kết với CSDL trong nước và quốc tế nhằm phục vụ tốt nhu cầu đào tạo và NCKH của GV, người học và viên chức-người lao động (Xem Phụ lục 3)

Mặt tồn tại: Qua quá trình hình thành và phát triển, một số công trình xây dựng hiện đã xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy Việc bố trí sắp xếp không gian làm việc cho GV, nghiên cứu viên, các NNC và đội ngũ cán bộ phục vụ triển khai công việc chưa hợp lý Việc triển khai thực hiện các dự án xây dựng các công trình kiến trúc còn gặp khó khăn do nhà trường chưa có Quy hoạch chi tiết 1/500 Trang thiết bị máy móc phục vụ thí nghiệm, thực hành thực tập ở một số khoa, bộ môn chỉ đáp ứng yêu cầu cơ bản, thiết bị chuyên dùng phục vụ thực hành chuyên sâu theo từng chuyên ngành còn hạn chế Suất đầu tư về CSVC của nhà trường chưa tương ứng với quy mô và yêu cầu phát triển.

K ế t qu ả các ho ạt động chính trong giai đoạ n 2016-2020

a Công tác đào tạo đại học và sau đại học

Hiện nay, nhà trường đang triển khai đào tạo 36 ngành (bao gồm 62 CTĐT) trình độđại học, 16 chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và 12 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ Các hình thức đào tạo tại nhà trường bao gồm: đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, liên thông, liên kết nước ngoài Ngoài ra, nhà trường có 2 chương trình tiên tiến, 5 chương trình chất lượng cao, 5 CTĐT cử nhân quốc tếvà 5 CTĐT theo định hướng nghề nghiệp (POHE) Nhà trường từng bước đưa chất lượng đào tạo ngày càng tiến gần hơn với khu vực và hội nhập quốc tế

Quy mô đào tạo hiện nay của nhà trường: Đại học: 20.678 SV (trong đó, chính quy: 20.224 SV, liên thông: 182 SV, văn bằng hai: 61 SV, vừa làm vừa học: 211 SV), Sau đại học: 1.239 học viên, nghiên cứu sinh (trong đó có 1.137 học viên và 102 nghiên cứu sinh)

Hiện nay, ngoài cơ sở chính tại Tp HồChí Minh, nhà trường còn đào tạo trình độ thạc sĩ tại 2 phân hiệu, Phân hiệu Gia Lai và Phân hiệu Ninh Thuận Số liệu trung bình trong giai đoạn 5 năm, từ 2016-2020, mỗi năm nhà trường tuyển sinh được 413 học viên cao học và 13 nghiên cứu sinh

Công tác giảng dạy, đào tạo luôn được chú trọng, lấy người học làm trung tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người học, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người học

CTĐT luôn được cập nhật, bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tế của xã hội; được chuẩn hóa, đổi mới về nội dung, phương pháp giảng dạy, gắn kết với NCKH và ứng dụng thực tiễn, đáp ứng nhu cầu hội nhập với khu vực và thế giới; CSVC phục vụ giảng dạy, học tập ngày càng được cải thiện (Xem Phụ lục 4, Phụ lục 5)

Mặt tồn tại: Công tác tuyển sinh sau đại học những năm gần đây còn gặp nhiều khó khăn, tuyển không đủ chỉ tiêu Bên cạnh đó, tuyển sinh đầu vào bậc đại học khối ngành lâm nghiệp, sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, chất lượng cao, đào tạo cử nhân quốc tế… cũng khó tuyển đủ chỉ tiêu Hệ thống giảng dạy E-learning chưa phát triển, sốlượng các CTĐT được đánh giá còn ít, kỹnăng sử dụng tiếng Anh của người học chưa cao, tỷ lệSV/GV còn cao hơn so với quy định (quy định không quá 20 SV/GV) b Công tác nghiên cứu, CGCN trong nước và quốc tế

Giai đoạn 2016-2020, nhà trường đã triển khai 485 nhiệm vụ KHCN các cấp cụ thể như sau: 1 đềtài độc lập cấp nhà nước, 4 dựán FIRST và đề tài Quỹ Nafosted, 28 nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh/thành, 21 nhiệm vụ KHCN cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1 nhiệm vụ KHCN cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 238 nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở do

GV chủ nhiệm đềtài và 192 đề tài khoa học do SV chủ nhiệm Tổng kinh phí từ nguồn

Bộ, tỉnh/thành là gần 43 tỷ đồng, nguồn kinh phí của nhà trường dành cho nhiệm vụ KHCN của GV và SV hơn 22 tỷđồng Ngoài ra, các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu của nhà trường cũng đã triển khai 185 nhiệm vụ KHCN Tất cả các nhiệm vụ KHCN các cấp đều có sản phẩm là hỗ trợđào tạo người học

Nhà trường đã phối hợp với các viện, trường đại học và các hiệp hội nghề nghiệp quốc tế tổ chức 30 hội nghị, hội thảo và buổi trình bày chuyên đề với sự tham dự của các nhà khoa học, giáo sư và chuyên gia quốc tế Thông qua các hội thảo này đã tạo điều kiện cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, các SV quốc tế và SV của nhà trường có dịp trao đổi, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm khoa học

Trong giai đoạn 2017-2020, GV/nghiên cứu viên của nhà trường công bố kết quả NCKH trên các tạp chí quốc tế có uy tín trong danh mục Web of Science/Scopus với số lượng là 228 bài báo và các sản phẩm như: Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Linh chi

Việt”, bằng sáng chế“Máy thu hoạch nghêu”, 4 giống sắn mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, giải pháp hữu ích về“Vi khuẩn Bacillus xử lý môi trường nước mặn”; sản phẩm hình thành từ kết quả NCKH: vỏbưởi sấy, chanh dây sấy được công nhận hàng Việt Nam chất lượng cao; nhiều hợp đồng tư vấn, CGCN cho các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh, Đồng Nai (Xem Phụ lục 6)

Mặt tồn tại: Tỷ lệGV tham gia NCKH chưa đồng đều ở các khoa Việc thu hút các đề tài/dự án còn đang tập trung ở một số khoa, sốlượng bài báo do vậy cũng chủ yếu tập trung ở các khoa này; chưa có các đề tài/dự án liên ngành, đột phá mang tầm quốc gia; có rất nhiều sản phẩm từ các kết quả NCKH, tuy nhiên việc thương mại hóa sản phẩm chưa hiệu quả c Công tác phục vụ cộng đồng

Nhà trường rất chú trọng đến công tác phục vụ cộng đồng, CGCN vì đây là một trong ba nhiệm vụ chính của nhà trường, cụ thể như sau:

- Lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng

Phối hợp với các bên liên quan xây dựng CTĐT; tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả theo hướng phát huy năng lực người học, đáp ứng nhu cầu xã hội

Liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đào tạo nước ngoài.

Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn, nghiệp vụ. Điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội; khảo sát việc làm của người học sau tốt nghiệp và khảo sát chất lượng đào tạo của nhà trường.

Cung cấp thông tin về ngành, CTĐT, vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp và tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh.

Tập huấn kỹ năng khởi nghiệp, quản lý doanh nghiệp, gọi vốn, kỹ năng bán hàng, marketing cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ/doanh nghiệp khởi nghiệp/hợp tác xã.

- Lĩnh vực NCKH và chuyển giao công nghệ

B ố i c ảnh trong nướ c

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có nền chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ổn định Phát triển nền nông nghiệp 4.0 là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng Việt Nam không thểđứng ngoài xu thếnày để đào tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội

Tp HồChí Minh nói chung và đặc biệt là Tp ThủĐức được định hướng trở thành trung tâm tài chính và ĐMST hàng đầu khu vực Đáp ứng nhu cầu nguồn lao động chất lượng cao, các trường đại học đã nhanh chóng chủđộng mở ngành học mới và hoạt động NCKH ứng dụng công nghệ mới như: khoa học dữ liệu lớn (big data), AI, điện toán đám mây, Internet vạn vật, robotics, blockchain, công nghệ in 3 chiều, công nghệ nano, công nghệ sinh học, lưu trữnăng lượng

Hoạt động NCKH, CGCN và hỗ trợ khởi nghiệp ĐMSTđang được nhà nước, các bộngành và địa phương quan tâm đầu tư và hỗ trợ thông qua việc ban hành các văn bản chính thức Cụ thểnhư: Quyết định 188/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quyết định số844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủtướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025; Quyết định số297/QĐ-TTg ngày 27/01/2021 về việc ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030, trong đó có đề cập chương trình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứtư; Quyết định số297/QĐ-TTg ngày 26/02/2021 về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; các quy hoạch về phát triển các ngành nông, lâm, thuỷ sản tầm nhìn đến năm 2030 được công bố bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời gian gần đây.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đềra định hướng về phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, trong đó có định hướng: Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài; thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một sốngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thếđểlàm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một sốlĩnh vực so với khu vực và thế giới

Công tác kiểm định chất lượng GDĐH đã nhận được sự quan tâm và nỗ lực của toàn hệ thống, hình thành và phát triển văn hóa chất lượng trong GDĐH Trong năm

2021 và những năm tới, khi tự chủđại học được mở rộng, các trường phải thực hiện tốt trách nhiệm giải trình với toàn xã hội về chất lượng đào tạo và hiệu quả các hoạt động

Hiện nay, ở nước ta có nhiều hình thức hợp tác đa dạng giữa nhà trường, doanh nghiệp và các địa phương như: hợp tác trong nghiên cứu, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, thúc đẩy khảnăng lưu chuyển của SV; thúc đẩy sự vận động, lưu chuyển của giới hàn lâm; xây dựng và thực hiện CTĐT; học tập suốt đời, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp; tham gia quản trịnhà trường

Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần tạo nền tảng để phát triển nền kinh tế số, xã hội số Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định chuyển đổi số là một chiến lược đột phá, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả GDĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước

Nhiều trường đại học trong nước đã chủ động đầu tư phát triển CSVC hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục Ngoài ra, còn có nhiều đơn vịđào tạo cung cấp dịch vụđào tạo trực tuyến, cấp chứng nhận quốc tế tại Việt Nam

Việc triển khai, thực hiện Luật Giáo dục, Luật GDĐH; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/05/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống, tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Luật số 34/2018/QH14 về sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật GDĐH và Nghịđịnh 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ vềquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật GDĐH… sẽ dẫn đến sựthay đổi cơ cấu tổ chức, nhân sự, loại hình sở hữu các trường đại học, cao đẳng… là một bước tiến lớn vềhành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển hệ thống GDĐH, trong đó nội dung cốt lõi là tự chủ trong GDĐH, đặc biệt là tự chủ về tài chính Trong Giáo dục và Đào tạo, khái niệm tự chủđại học và trách nhiệm giải trình luôn đi liền nhau; có những nội dung hết sức quan trọng, chẳng hạn như vấn đề trách nhiệm giải trình của nhà trường trước các cơ quan quản lý nhà nước, người học và xã hội về các hoạt động đã hoặc sẽđược thực hiện Điểm mấu chốt đểtrường đại học tự chủ và các bên liên quan thực hiện trách nhiệm giải trình chính là công khai minh bạch hóa thông tin Quy định về minh bạch thông tin thực hiện theo quy chế “ba công khai” của thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh lựa chọn tự chủcó điều kiện trong bối cảnh hiện nay.

B ố i c ả nh khu v ự c và qu ố c t ế

Trong bốicảnh cách mạng công nghiệp 4.0, các trườngđạihọctiếptụcđổimớitư duy về phát triển giáo dục và đào tạo,đổimớimục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thứctổ chứcdạy học, phương pháp đánh giá kết quảhọc tập, tạo môi trường giáo dục có tính sáng tạo cao, đẩymạnhứngdụng CNTT trong dạy-học và quản lý đào tạo,tăng cườnghợp tác quốctế trong giáo dục

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với quá trình toàn cầu hoá và hộinhậpquốc tếđang là hai xu thếlớn, chi phối sâu sắctiến trình phát triểncủa nhân loại.Nhữngđột phá công nghệdiễn ra nhanh chóng trong nhiềulĩnhvực,như: trí tuệ nhân tạo,điện toán đám mây, dữliệulớn, Internet vạnvật, robotics, blockchain, công nghệ in 3 chiều, công nghệ nano, công nghệ sinh học,lưu trữnăng lượng đemđếnsự thay đổivượt bậc cho chất lượng cuộc sống, việc làm và sản xuất, kinh doanh Ảnh hưởng đến hoạt động NCKH và CGCN

Ngành nông nghiệp là một trong những ngành tận dụngđược nhiềuhiệu quả của công nghệ 4.0, vớimụcđíchtạo ra các giống cây trồng,vật nuôi có năngsuất,chấtlượng và giá trị cao hơn Tuy nhiên, ngành nông nghiệpbị tác độnglớn củabiến đổi khí hậu toàn cầu; do áp lựctăng dân sốthếgiới, yêu cầuthực phẩm ngày càng cao, đặc biệt là an toàn thực phẩm và an ninh lương thực; đại dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng rất nghiêm trọngđến ngành sảnxuất nông nghiệp toàn cầu.

Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018, Việt Nam xếp thứ 84/137 quốc gia vềkỹnăngcủa SV tốtnghiệpđạihọc và xếp thứ 79/134 vềnănglựcĐMST; kếtquả đầu ra của nghiên cứu còn đứng sau khá xa so với Thái Lan và Malaysia Trong khi đó, nhu cầu nhân lựcchấtlượng cao ở khu vựcĐông Nam Á rất cao

Trong xu thế toàn cầu hóa và hộinhập quốctế,với yêu cầu cung cấpnguồn nhân lực có chấtlượng cao, đánh giá chấtlượng và kiểm địnhchấtlượng là minh chứng quan trọng để giải trình chất lượng giáo dụcvới xã hội, là căn cứđể cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo Việc tham gia vào các hệ thống xếp hạng đại học uy tín là xu hướng và là giải pháp đơn giản, hiệu quả để bước đầu xác định vị thế về chất lượng của các trường đại học trong khu vực và trên thế giới.

Quốctế hóa đạihọc có ảnhhưởng sâu rộngđếnsự thay đổicấu trúc, chứcnăng và mô hình hoạtđộngcủahệthống giáo dục toàn cầu Các trườngđạihọctăngcườngquốc tế hóa đểđảm bảo rằng SV của mình đượcchuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ,đểsẵn sàng tham gia vào thịtrường lao động toàn cầu ngày càng trở nên cạnh tranh và có ít ranh giớihơn

Trên thế giới nhiều quốc gia đã và đang triển khai các chiến lược quốc gia về chuyểnđổisố Nội dung chuyểnđổisố rấtrộng và đa dạngnhưng có chung một sốnội dung chính gồm: chính phủsố, kinh tếsố, xã hộisố và chuyểnđổi số trong các ngành trọngđiểm(như nông nghiệp, du lịch,điệnlực, giao thông) Chuyểnđổisố trong GDĐT tập trung vào hai nội dung chủđạo là chuyển đổisố trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học,kiểm tra, đánh giá, NCKH

Các trườngđạihọclớn trên thếgiớiưu tiên đầutư phát triển CSVC hỗtrợ cho hoạt độngđào tạo, NCKH và phát triển công nghệ

Các trườngđạihọc trên thếgiớiđãlựachọnnhiềuphươngthứcđểtăng các nguồn thu tài chính gồm: Huy độngnguồnlực hỗtrợ từ nhà nước,tăng thu học phí thông qua các CTĐTchấtlượng cao; tăngnguồn thu từhợp tác và thươngmại hoá kếtquả NCKH và mởrộng các nguồn thu khác từ xã hội hoá củatrườngđại học

PHẦN 3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

Dựa trên thực trạng hoạt động của Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020 cùng bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay, nhà trường nhận định rõ các yếu tố xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2035 như sau:

Các y ế u t ố bên trong

Điể m m ạ nh (Strengths - S)

S1: Nhà trường nằm ở Tp Hồ Chí Minh nên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên… là trường đại học đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, đào tạo đa ngành, có uy tín trên 65 năm thành lập, quy mô đào tạo ngày càng tăng

S2: Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nhà trường có hướng nghiên cứu đa dạng, đa ngành nghề/lĩnh vực Có mối quan hệ hợp tác tốt với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, hiệp hội doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế lớn có uy tín trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động NCKH và phát triển công nghệ

S3: Hoạt động đào tạo, nghiên cứu, tư vấn và CGCN nông lâm ngư nghiệp được xã hội đánh giá cao Các cuộc thi khởi nghiệp ngày càng nâng cao về số lượng và chất lượng, có nhiều dự án khởi nghiệp đạt giải thưởng cao trong các cuộc thi khởi nghiệp các cấp Chi phí học tập hợp lý, các chính sách hỗ trợ cho học tập, học bổng, thực hành thực tập, cơ hội việc làm sau khi ra trường tốt; nhiều hoạt động Đoàn-Hội, tình nguyện và từ thiện được cộng đồng ghi nhận

S4: Ban lãnh đạo nhà trường có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt; đội ngũ

GV được đào tạo từ các quốc gia tiên tiến góp phần nâng cao uy tín khoa học và đào tạo của nhà trường

S5: Nhà trường có hệthốngquản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, đạtchuẩnkiểm địnhchấtlượng giáo dụccấpcơ sở giáo dục theo tiêu chuẩncủaBộ Giáo dục và Đàotạo; mộtsốCTĐTđãđược công nhậnđạtchuẩnchấtlượng theo bộ tiêu chuẩncủa AUN-QA

S6: Nhà trường có quan hệ chặt chẽ với nhiều trường đại học, các địa phương, doanh nghiệp cả trong nước và quốc tế Cựu SV của nhà trường phân bố rộng khắp các tỉnh phía Nam và Nam Trung Bộ, là những nhà tài trợ/cộng tác viên quan trọng cho nhiều hoạt động KHCN và khởi nghiệp ĐMSTcủa nhà trường

S7: Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý-điều hành, đổi mới nội dung, phương pháp dạy-học, kiểm tra đánh giá và NCKH, phục vụ cộng đồng, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GDĐT trong thời kỳ mới

S8: Nhà trường có diện tích đất đai rất lớn; đầu tư trang thiết bị, CSVC, phòng nghiên cứu và thí nghiệm công nghệcao để hỗ trợcho đào tạo và NCKH Nhà trường có nguồn lực đất đai có khảnăng đáp ứng yêu cầu thực hành thực tập cho người học

S9: Nhà trườngđã tiếp nhận nhiều nguồn vốn đầu tư, những sự hỗ trợ trong và ngoài nước.

Điể m y ế u (Weaknesses - W)

W1: Tỷ lệ GV có trình độ tiến sĩ/tổng số GV còn thấp so với yêu cầu Tỷ lệ SV/GV của một số ngành còn cao hơn yêu cầu quy định Quy mô tuyển sinh một số ngành đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ giảm qua các năm.

W2: Tỷ lệ GV tham gia NCKH chưa cao Các đề tài/dự án, số lượng bài báo phân bố chưa đồng đều ở các khoa/bộ môn; chưa có các đề tài/dự án liên ngành, đột phá mang tầm quốc gia; có rất nhiều sản phẩm từ các kết quả NCKH, tuy nhiên việc thương mại hóa sản phẩm chưa hiệu quả.

W3: Hoạt động khởi nghiệp ĐMST chưa được quan tâm nhiều về xây dựng đội ngũ nhân sự, đầu tư CSVC để các hoạt động tương xứng với nhu cầu và quy mô của nhà trường

W4: Trình độ ngoại ngữ và kỹ năng của một bộ phận GV và SV chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Nhiều GV có trình độ tiến sĩ chuyển công tác sang các trường đại học khác và doanh nghiệp do thu nhập chưa tương xứng.

W5: Còn nhiều CTĐTchưa được thực hiện kiểm định theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế (như AUN-QA ) CTĐT của nhà trường đã được cập nhật nhưng vẫn chưa theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp và sự phát triển của xã hội hiện nay Trường chưa tham gia vào hệ thống xếp hạng trong nước, trong khu vực và trên thế giới

W6: Hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế có khuynh hướng giảm về số lượng và giá trị.

W7: Việc chuyển đổi số trong quản lý nhà trường còn chậm, hệ thống giảng dạy E-Learning đào tạo online chưa triển khai đồng bộ; chưa có trung tâm dữ liệu và học liệu số; database của hệ thống nhà trường chưa đồng bộ, rời rạc… Giảng viên và SV chưa tiếp cận được các nguồn tạp chí nước ngoài có chỉ số Impact Factor cao.

W8: CSVC của nhà trường vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo và NCKH trong giai đoạn hiện nay Chưa sử dụng hiệu quả đất đai của nhà trường.

Các y ế u t ố bên ngoài

Cơ hộ i (Opportunities - O)

O1: Đảng và Nhà nước đã có chủ trương về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH

Việt Nam Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh nằm ở khu vực có nền kinh tế năng động và phát triển nhất ở phía nam Nhu cầu học tập các ngành đào tạo chất lượng cao, trong đó có các ngành ứng dụng công nghệcao tăng cao.

O2: Chính phủ ưu tiên đầu tư cho các chương trình nghiên cứu có tính liên ngành, chất lượng cao trong các lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái Xa hơn nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái được xem là phương thức trồng trọt cao nhất trong các dạng nông nghiệp bền vững và đây là chủtrương phát triển ngành nông nghiệp của Thủtướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 -

2026 Nhiều NCKH và CGCN áp dụng công nghệ4.0, trong đó có ngành nông nghiệp công nghệ cao bao gồm: nông học, chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, công nghệ sinh học

O3: Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST ngày càng phát triển cả về sốlượng và chất lượng Việc thành lập Tp ThủĐức theo định hướng sẽ là trung tâm ĐMST và kết nối sẽlà cơ hội tốt trong nghiên cứu và chuyển giao KHCN

O4: Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và khu vực Đông Nam Á ngày càng tăng.

O5: Ngành giáo dục đang đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng giáo dục Mối quan tâm ngày càng cao của xã hội về vị trí của các trường đại học trong các hệ thống xếp hạng đại học trong khu vực và trên thế giới

O6: Hội nhập toàn cầu mởra cơ hội hợp tác với các trường đại học, các tổ chức, địa phương, doanh nghiệp trong nước và quốc tế

O7: Ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để chuyển đổi sốcho các lĩnh vực đào tạo, NCKH và quản trịđại học

O8: Người học sẵn sàng đầu tư vào các trường có chất lượng cao, CSVC và dịch vụ tốt

O9: Nhiều chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chủ trương tự chủ trong GDĐH, trong đó có tự chủ về tài chính Nhiều nguồn quỹ hỗ trợ phát triển KHCN và khởi nghiệp, phát triển CSVC của nhà trường.

Thách th ứ c (Threats - T)

T1: Nhiều trường đại học mở các ngành đào tạo mới thích ứng nhu cầu học tập ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0

T2: Cạnh tranh ngày càng gay gắt trong đào tạo, NCKH giữa các trường đại học trong và ngoài nước

T3: Yêu cầu của giáo dục 4.0 cần các chương trình giáo dục tích hợp và xuyên ngành nhằm đáp ứng cao nhất các nhu cầu cá nhân hoá học tập, đồng thời hình thành các kỹnăng của thế kỷXXI như: khả năng ngoại ngữ, kỹnăng giải quyết vấn đề, phối hợp làm việc nhóm, quản lý con người, tư duy phản biện… của công dân toàn cầu trong thời kỳ 4.0

T4: Nhu cầu tuyển dụng GV, nhân lực trình độ cao của các trường đại học và doanh nghiệp trong nước và khu vực Đông Nam Á ngày càng tăng Sự dịch chuyển nhân lực trình độ cao theo quy luật cung cầu thịtrường ngày càng lớn

T5: Yêu cầu của xã hội về chất lượng người lao động ngày càng tăng Các tiêu chí đánh giá chất lượng quốc tếđối với trường đại học ngày càng cao

T6: Theo tiêu chuẩn quốc tế cần bắt buộc phải có phê chuẩn về đạo đức nghiên cứu và các quy tắc ứng xửtrước khi bắt đầu thực hiện nghiên cứu của các dự án quy mô lớn trên thế giới Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 làm hạn chế các hoạt động hợp tác đào tạo, NCKH và CGCN trong nước và quốc tế

T7: Nhiều CTĐT trực tuyến chất lượng trong và ngoài nước Nhu cầu học từ xa tăng cao.

T8: Các trường đại học cùng lĩnh vực ngày càng đầu tư CSVC, nhân lực và dịch vụ chất lượng cao

T9: Tự chủđại học đòi hỏi các trường phải là một tổ chức minh bạch trong bộ máy vận hành và tự chủtrong tài chính Khó khăn trong huy động các nguồn tài trợ tài chính trong nước và quốc tế.

Ma tr ậ n chi ến lượ c

Kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu bên trong và những cơ hội và thách thức bên ngoài đểđề ra các chiến lượcphát triển nhà trường:

Bảng 3.1 Ma trận chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2035

Chiến lược Nội dung Cơ sởđề xuất

1 Đào tạo Đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo Giữ vững quy mô đào tạo đại học và tăng quy mô đào tạo sau đại học nhằm hiện thực hoátầm nhìn và sứ mạng của

Nhàtrường Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế.

2 Nghiên cứu và phát triển KHCN

Phát triển KHCN đáp ứng yêu cầu ĐMST, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, phát triển của vùng, khu vực, địa phương và quốc gia, hướng tới đạt trình độ tiên tiến, hội nhập quốc tế

Thực hiện nhiệm vụ phục vụ cộng đồng trong lĩnh vực đào tạo và bồi dưỡng, NCKH và CGCN, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm và giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội thông qua các hoạt động hỗ trợ người học, tình nguyện, vì cộng đồng, đền ơn đáp nghĩa và kết nối địa phương, doanh nghiệp, cựu SV

4 Phát triển nguồn nhân lực

Hoàn thiện hệ thống quản trị và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trường đại học định hướng nghiên cứu với đội ngũ GV có học hàm, học vị cao

5 Đảm bảo chất lượng giáo dục

Thực hiện công tác bảo đảm chất lượng trong toàn trường từ cấp CTĐTđến cấp cơ sở giáo dục đều đạt được các chuẩn kiểm định có uy tín của khu vực và quốc tế

6 Hợp tác trong nước và quốc tế

Tăng cường hợp tác một cách có hiệu quả với các cơ sở, tổ chức giáo dục khoa học-công nghệ, các doanh nghiệp có tiềm lực và uy tín trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực đào tạo, NCKH và CGCN, phục vụ cộng đồng, hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh

Chiến lược Nội dung Cơ sởđề xuất trong khu vực và toàn cầu, phù hợp với mục tiêu quốctế hóa đại học và đáp ứng việc thực hiện tầm nhìn, sứ mạng và các mục tiêu chiến lược của nhà trường.

Xây dựng hệ thống hạ tầng, thiết bị CNTT hiện đại, tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý- điều hành, NCKH, phục vụ cộng đồng

Tăng cường công tác đầu tư, nâng cấp CSVC đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và NCKH theo sứ mạng của nhà trường

9 Phát triển tài chính Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động thường xuyên, đầu tư phát triển, phù hợp với quy định và theo hướng tự chủ tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của hoạt động đào tạo, NCKH, phục vụ cộng đồng, đồng thời từng bước cải thiện đời sống viên chức, người lao động của nhà trường.

SỨ MẠNG, TẦM NHÌN, GIÁ TRỊ CỐT LÕI VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

S ứ m ạ ng

Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh là một trường đại học đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn tốt và tư duy sáng tạo; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển, phổ biến, chuyển giao tri thức-công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế-xã hội của Việt Nam và khu vực.

T ầ m nhìn

Đến năm 2035, Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh sẽ trởthành trường đại học nghiên cứu với chất lượng quốc tế.

Giá tr ị c ố t lõi và m ụ c tiêu chi ến lượ c

Trong báo cáo thực trạng và định hướng quy hoạch Trường Đại học Nông Lâm

Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030 (ban hành ngày 24/5/2016), Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh định hướng sẽ trở thành Đại học có 4 trường thành viên (Trường Nông nghiệp, Trường Công nghệ, Trường Kinh tế và Phát triển, Trường Khoa học) Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2035 được viết dựa trên mô hình bảo đảm chất lượng cấp cơ sở giáo dục của AUN-QA, tiếp tục làm nền tảng phục vụ định hướng xây dựng trường đại học nghiên cứu, phát triển Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh thành Đại học Nông Lâm

Tp Hồ Chí Minhvới 4 trường thành viên nêu trên trong tương lai.

- Nhân văn - Gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống nhân văn của dân tộc.

- Nhân bản - Phát hiện, nâng đỡ tài năng và tính sáng tạo, chú trọng đào tạo kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp cho người học.

- Phục vụ - Tôn trọng lợi ích của người học và của cộng đồng Xây dựng xã hội học tập.

- Đổi mới - Đề cao chất lượng, hiệu quả và sự đổi mới trong các hoạt động của nhà trường.

- Hội nhập - Hội nhập, hợp tác và chia sẻ.

- Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh tiếp tục xây dựng, phát triển thành một trường đại học có chất lượng về đào tạo, nghiên cứu, CGCN và hợp tác quốc tế, sánh vai với các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới

- Đổi mới hệ thống quản lý-quản trị, nhân sự, thúc đẩy tinh thần sáng tạo và khởi nghiệp, phát huy mọi tài năng và các nguồn lực.

- Xây dựng môi trường học thuật, NCKH và phục vụ cộng đồng, trở thành một trong những cơ sở GDĐH hàng đầu Việt Nam.

- Xây dựng hệ thống CSVC, CNTT hiện đại, đáp ứng công cuộc đổi mới quản lý- quản trị, đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng.

Các ch ỉ s ố th ự c hi ệ n chi ến lượ c phát tri ể n

Để thực hiện tầm nhìn trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu, các chỉ số phấn đấu đạt được khi thực hiện chiến lược phát triển Trường Đại học Nông Lâm Tp

HồChí Minh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2035 (Xem thêm Phụ lục 9)

Bảng 4.1 Các chỉ số thực hiện chiến lược phát triển

Tiêu chí trường đạ i h ọ c định hướ ng nghiên c ứ u

Có đơn vị thuộc, trực thuộc

NCKH cơ bả n, nghiên c ứ u phát tri ể n công ngh ệ ngu ồ n

2 đơn vị (Viện Nghiên c ứ u CNSH và Môi trườ ng, TT BĐKH )

3 đơn vị 4 đơn vị 5 đơn vị

Tỷ lệ ngành đang đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ so với tổng số ngành đang đào t ạ o c ấ p b ằ ng t ừ 50% trở lên 34,1% 36-38% 40-45% 47-50%

Trong 3 năm gần nhất, có quy mô tuy ển sinh trình độ th ạc sĩ, tiến sĩ trung bình trên t ổ ng quy mô tuy ể n sinh không thấp hơn 20%

Trong 3 năm gầ n nh ấ t, s ố b ằ ng ti ến sĩ đượ c c ấ p trung bình trong m ột năm từ 20 5 6-8 10-12 15-20

1c Trong 3 năm gần nhất, tỷ trọng nguồn thu trung bình từ các hoạt động khoa học, không th ấ p 2% 3-5% 7-10% 15-20%

Tiêu chí trường đạ i h ọ c định hướ ng nghiên c ứ u

D ự ki ế n đế n 2035 công ngh ệ, ĐMST, nghiên cứu, chuyển giao trong tổng thu của cơ sở GDĐH

Trong 3 năm gầ n nh ấ t, s ố bài báo công b ố trung bình m ỗi năm trên các t ạ p chí khoa học có uy tín trên thế giới từ 100 bài báo

80 bài (trong đó có 36 bài báo có tác giả NLU là tác giả chính)

50 bài có tác giả NLU là tác gi ả chính)

80 bài có tác giả NLU là tác gi ả chính)

120 bài có tác giả NLU là tác gi ả chính)

Trong 3 năm gầ n nh ấ t, t ỷ l ệ công b ố m ỗi năm trên các t ạ p chí khoa h ọ c có uy tín trên th ế gi ớ i trung bình trên một GV cơ hữu

T ỷ l ệ SV trên GV không quá 20 25 23 21 20

T ỷ l ệ GV cơ hữu có trình độ tiến sĩ trên tổng số GV cơ hữu của cơ sở GDĐH không th ấ p 50% hơn

Tỷ lệ GV có chức danh giáo sư, phó giáo sư trên tổng

GV cơ hữu có trình độ tiến sĩ của cơ sở GDĐH không thấp hơn 20%

Gi ảng viên cơ hữ u, cán b ộ qu ản lý cơ hữ u c ủa trườ ng đại học công lập là GV, cán bộ được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định về số lượng người làm vi ệ c và v ị trí vi ệ c làm trong đơn vị s ự nghi ệ p công l ậ p

MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

Chi ến lược 1: Đào tạ o

M ụ c tiêu c ụ th ể

- Duy trì ổn định quy mô tuyển sinh bậc đại học và tăng dần quy mô tuyển sinh bậc sau đại học tại cơ sở chính; nâng cao hiệu quả tuyển sinh tại các phân hiệu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Nâng cao chất lượng đào tạo (cả về kiến thức, kỹnăng và thái độ); rà soát, cập nhật và xây dựng mới CTĐT theo quy định, đáp ứng nhu cầu của xã hội và tăng cường tính liên thông và hội nhập quốc tế Xây dựng tài liệu học tập

- Nâng cao năng lực ngoại ngữ, CNTT, kỹ năng thực hành xã hội và năng lực nghiên cứu cho người học

- Tăng cường trao đổi người học, GV với các trường đại học trong nước và quốc tế

- Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực người học; quan tâm đầu tư phù hợp cho công tác chuyển đổi sốtrong đào tạo, chú trọng dạy, học, đánh giá trực tuyến

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý đào tạo.

Gi ả i pháp th ự c hi ệ n

- Tăng cường hiệu quả công tác truyền thông, xây dựng hình ảnh nhà trường và công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp Cụ thể hóa trách nhiệm của trưởng khoa trong công tác tuyển sinh hàng năm của khoa Xây dựng chính sách tạo động lực đối với công tác tuyển sinh tại nhà trường cũng như ở các phân hiệu

- Xây dựng và phát triển thêm các CTĐT, CTĐT chất lượng cao, CTĐT bằng tiếng Anh cho các bậc đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội Rà soát và thực hiện công tác phát triển giáo trình phục vụđào tạo

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện việc in giáo trình, xây dựng học liệu điện tử

- Đảm bảo quy trình thiết kế, rà soát, cập nhật CTĐT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu của các bộ tiêu chuẩn chất lượng CTĐT và nhu cầu của xã hội

- Tăng cường công tác quản lý dạy và học chặt chẽtheo đúng quy chế nhằm BĐCL đào tạo và thực hiện đúng kế hoạch đào tạo chung của nhà trường, đặc biệt là công tác quản lý đào tạo ở 2 phân hiệu Cụ thể hóa trách nhiệm của trưởng khoa trong việc hoàn thành CTĐT của HV và NCS

- Tăng cường công tác tuyển dụng hàng năm và đào tạo chuyên môn cho đội ngũ

GV Định kỳ tổ chức tập huấn về phương pháp giảng dạy và đánh giá cho GV Tăng cường GV cơ hữu có trình độ tiến sĩđối với một sốngành đào tạo

- Trang bị phần mềm quản lý đào tạo, xây dựng kênh thông tin trực tuyến với các khoa và với người học

- Tổ chức Hội thảo vềđào tạo.

K ế t qu ả d ự ki ế n

- Quy mô tuyển sinh đại học duy trì ổn định khoảng 4.000 SV/năm (ởcơ sở chính); nâng cao hiệu quả tuyển sinh tại 2 phân hiệu, đạt ít nhất 95% chỉ tiêu tuyển sinh ở 2 phân hiệu; đến năm 2025, quy mô tuyển sinh sau đại học đạt 10% tổng quy mô tuyển sinh; đến năm 2035 tỷ lệnày đạt 20%

- Xây dựng được ít nhất 2 ngành/chuyên ngành đào tạo đại học kết hợp giữa kỹ thuật và kinh tế Mỗi khoa xây dựng được ít nhất một CTĐT đại học chất lượng cao Tỷ lệchuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đạt tỷ lệ trên 35% so với tổng số chuyên ngành đang đào tạo cấp bằng vào năm 2025 và tỷ lệnày tăng lên 50% vào năm 2035.

- Mỗi CTĐT xây dựng được danh sách các môn học tương đương trong nước và quốc tế

- Phấn đấu 100% môn học có kết hợp hợp lý giữa dạy trực tiếp và trực tuyến

- Xây dựng và thực hiện được ít nhất 2 CTĐT ngắn hạn hoặc báo cáo chuyên đề (trực tiếp/trực tuyến) ở mỗi khoa chuyên môn

- Mỗi năm thực hiện được ít nhất 4 chương trình trao đổi dành cho SV của nhà trường đi nước ngoài và tiếp nhận ít nhất 15 SV nước ngoài đến nhà trường học tập ngắn hạn/dài hạn

- Phấn đấu ít nhất 85% SV tốt nghiệp đúng thời gian thiết kế

- Trên 90% SV ra trường có việc làm; mức độ hài lòng của SV và người sử dụng lao động đạt trên 90%

- Nâng cao tỷ lệ sốhóa và lưu trữ các dữ liệu đào tạo từ trước đến nay; phấn đấu đến năm 2023 đạt 85% và đến năm 2025 đạt 95%.

Chi ến lượ c 2: Nghiên c ứ u và phát tri ể n khoa h ọ c công ngh ệ

M ụ c tiêu c ụ th ể

- Hoàn thiện, ban hành và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, quy định, quy chếliên quan đến hoạt động KHCN nhằm đảm bảo thực thi đúng pháp luật về KHCN của quốc gia và quốc tế, tăng hiệu quả hoạt động quản lý KHCN của nhà trường

- Thúc đẩy việc thực hiện chương trình, nhiệm vụ KHCN, CGCN đáp ứng nhu cầu vùng, khu vực, địa phương và quốc gia

- Thiết lập được hệ thống quản lý, lưu trữ và bảo hộ sở hữu trí tuệ nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại hóa kết quả KHCN

- Thúc đẩy việc liên kết, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực NCKH, chia sẻ kinh nghiệm và huy động nguồn lực cho hoạt động KHCN của nhà trường

- Phát triển hệ sinh thái ĐMST hướng tới thành lập doanh nghiệp KHCN trong nhà trường.

Gi ả i pháp th ự c hi ệ n

- Xây dựng các quy định, quy chế, quy trình liên quan đến nhân lực, tài chính, CSVC, đạo đức nghiên cứu phục vụ hoạt động KHCN; triển khai việc số hóa hoạt động quản lý nhiệm vụ KHCN các cấp

- Xây dựng các chỉ số được sử dụng đểđánh giá số lượng và chất lượng nghiên cứu của các chương trình, nhiệm vụ KHCN, CGCN; xây dựng đồng bộ chính sách thu hút, đãi ngộ cho cán bộ NCKH và phát huy mạnh mẽ tiềm năng KHCN của cán bộ

NCKH; ưu tiên đầu tư phòng thí nghiệm, CSVC cho các nhiệm vụ KHCN mang tầm chiến lược vùng, khu vực, địa phương

- Tổ chức các lớp tập huấn, tọa đàm về Sở hữu tài sản trí tuệ; tăng cường công tác quản lý và khuyến khích sở hữu trí tuệ; xây dựng CSDL về hoạt động KHCN của nhà trường; tăng cường hoạt động quảng bá năng lực NCKH và CGCN của nhà trường

- Tích cực hợp tác NCKH, phát triển công nghệ với các đối tác chiến lược, quốc tế; huy động nguồn lực của doanh nghiệp, NSNN, tổ chức phi chính phủđể thực hiện nhiệm vụ KHCN đáp ứng nhu cầu của vùng, khu vực, địa phương.

- Thành lập các phòng thí nghiệm mở (open-lab) và trang trại mở (open-farm) phục vụ hoạt động tạo sản phẩm ĐMST, tổ chức tập huấn/tọa đàm chia sẻ kiến thức, khởi nghiệp ĐMST, hướng tới thành lập doanh nghiệp KHCN trực thuộc nhà trường.

K ế t qu ả d ự ki ế n

- Các quy chế, quy định, quy trình lên quan đến hoạt động KHCN được ban hành phù hợp với điều kiện của nhà trường và khả thi; đến năm 2022, các nhiệm vụ KHCN của nhà trường được quản lý bằng phần mềm CNTT

- Công trình khoa học công bốtrong nước (trong danh mục được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận) và quốc tế (trong danh mục của Scopus/Web of Science) tăng trung bình 10-15%/năm; sở hữu tài sản trí tuệ gồm Bằng sáng chế và giải pháp hữu ích từ các nhiệm vụKHCN tăng sốlượng gấp 1,5 lần so với giai đoạn 05 năm trước và tiếp tục tăng

2 lần ởgiai đoạn tiếp theo; công bốấn phẩm bài báo quốc tếtăng 15%/năm Năm 2025, hình thành 15 NNC và 1 NNC mạnh; năm 2030: 17 NNC và 2 NNC mạnh; năm 2035: 20 NNC và 4 NNC mạnh Mỗi NNC mạnh được đầu tư CSVC phục vụ cho NCKH

- Đến năm 2023, CSDL về KHCN của nhà trường (từ năm 2015-2023) được số hóa và được cập nhật theo từng năm sau đó Thành lập tổ quản lý và hỗ trợđăng ký sở hữu trí tuệ trực thuộc trường Nâng cấp Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh theo hướng tăng cao chất lượng, truy cập trực tuyến và đạt chuẩn quốc tế Công tác truyền thông cho hoạt động KHCN của nhà trường chuyên nghiệp được thể hiện trên trang thông tin điện tửtrường cũng như các phương tiện truyền thông khác

- Kinh phí dành cho hoạt động khoa học từ nhiều nguồn và tăng 3-5%/năm đến năm 2025 và tăng 10-15% đến năm 2030 và tăng 20% đến năm 2035 Các nhiệm vụKHCN của nhà trường đáp ứng yêu cầu của các vùng kinh tếĐông Nam Bộ, Đồng bằng

Sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ, định hướng tập trung các ngành thuộc nhóm ngành nông nghiệp

- Đến năm 2025 thành lập được 1 phòng thí nghiệm mở và 1 trại mở, đến năm 2030: 2 phòng thí nghiệm mở và 2 trại mởvà đến năm 2035: 4 phòng thí nghiệm mở và

3 trại mở phục vụ cho hoạt động nghiên cứu ĐMST Nhà trường hướng tới thành lập trung tâm ĐMST ngành nông nghiệp và doanh nghiệp KHCN.

Chi ến lượ c 3: Ph ụ c v ụ c ộng đồ ng

M ụ c tiêu c ụ th ể

- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ người học theo đúng quy định hiện hành, công khai, minh bạch và dân chủ; đảm bảo năng lực người học sau khi tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và thoả mãn nhu cầu của thịtrường lao động

- Giáo dục người học vềđạo đức công dân, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm cộng đồng và xã hội, tinh thần khởi nghiệp

- Thúc đẩy việc kết nối cựu SV, cựu GV để giải quyết vấn đề cấp bách của xã hội và NCKH, CGCN, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của khu vực/vùng

- Tích cực tham gia tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh, thiếu niên Thiết lập hệ thống quản lý, lưu trữ dữ liệu người học, cựu GV và các đối tác doanh nghiệp với nhà trường để tạo nguồn tuyển sinh chất lượng cho hệđại học và sau đại học

- Hướng tới phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST với sự kết nối giữa trường và doanh nghiệp ĐMST; giữa tập đoàn/hiệp hội doanh nghiệp/doanh nhân, quỹđầu tư mạo hiểm và chính quyền.

Gi ả i pháp th ự c hi ệ n

- Nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển hệ thống công cụ hỗ trợ công tác cố vấn học tập Vận động các nguồn lực xã hội hỗ trợngười học gặp khó khăn trong học tập và đời sống

- Xây dựng bộ công cụđánh giá người học

- Hợp tác toàn diện với doanh nghiệp; phối hợp NCKH, CGCN; đẩy mạnh cổng thông tin việc làm để thực hiện tuyển dụng SV tốt nghiệp và tiếp nhận thông tin phản hồi về sản phẩm đào tạo của nhà trường Chủđộng khảo sát nhu cầu đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp nhằm mở rộng hướng nghiên cứu theo đơn đặt hàng từ thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

- Thiết lập mạng lưới cựu học viên, cựu GV Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, doanh nghiệp để kết nối cho hoạt động hỗ trợ/tài trợ các hoạt động học thuật, NCKH của người học, đáp ứng nhu cầu thiết thực của doanh nghiệp thông qua hoạt động NCKH của GV, đồng thời thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST

- Xây dựng cơ sở dữ liệu cựu SV, cựu GV, đối tác doanh nghiệp

- Đa dạng hóa hình thức tư vấn tuyển sinh, tăng cường các kênh định hướng nghề nghiệp cho học sinh, SV

- Ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện kết nối cộng đồng, từ học sinh, SV, học viên sau đại học phục vụ công tác cho tuyển sinh, tuyển dụng việc làm; chuỗi hoạt động học thuật và khởi nghiệp của người học, GV

- Xây dựng, triển khai, phát triển các dịch vụ CGCN đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường

- Mời doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào các hoạt động đào tạo, như xây dựng tiêu chuẩn kỹnăng,CTĐT, thỉnh giảng trong các CTĐT và làm diễn giả trong các hoạt động ngoại khóa dành cho SV, cung cấp thông tin nhu cầu việc làm trong thời gian ngắn hạn và dài hạn

- Tăng cường học ngoại khóa, kỹ năng cho SV qua các hoạt động trao đổi, tình nguyện, công tác xã hội

- Tăng cường các giải pháp học từ xa, trực tuyến, cung cấp nguồn tài nguyên học tập cho SV.

K ế t qu ả d ự ki ế n

- Tỉ lệ SV có việc làm trên 90%, trong đó có 10% SV khởi nghiệp; 70% SV chọn việc phù hợp với lĩnh vực đào tạo

- Trên 80% SV hài lòng về CTĐT, trên 90% học viên cao học hài lòng về hoạt động NCKH, trên 50% SV hài lòng về các hoạt động khởi nghiệp, hoạt động xã hội

- Giảm thiểu tối đa người học không thể tốt nghiệp vì không hoàn thành chương trình, không đạt chuẩn đầu ra và các nguyên nhân khác, đến năm 2025 xuống dưới 2%, đến năm 2035 xuống dưới 1%

- Vận động thành lập Quỹ phát triển Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh từ cựu SV/cựu GV và doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động thể chất, tinh thần, học thuật và khởi nghiệp của SV, hoạt động NCKH của GV

- Thiết lập cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Chi ế n lượ c 4: Phát tri ể n ngu ồ n nhân l ự c

M ụ c tiêu c ụ th ể

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của nhà trường theo hướng tinh gọn, hiệu quả phù hợp với mô hình quản trịđại học hiện đại, đáp ứng yêu cầu đào tạo, NCKH và phục vụ cộng đồng theo chuẩn quốc tế

- Phát triển đội ngũ GV đủ về sốlượng, đặc biệt là về chất lượng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trình độchuyên môn cao, có năng lực thực tiễn và hội nhập quốc tế

- Xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý có đầy đủ phẩm chất, điều kiện, tiêu chuẩn, có năng lực lãnh đạo, quản lý, năng lực hội nhập quốc tế

- Chuẩn hóa đội ngũ viên chức hành chính theo yêu cầu đổi mới với tác phong công sở văn minh, hiện đại và chuyên nghiệp.

Gi ả i pháp th ự c hi ệ n

- Định kỳrà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc từđó hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn

- Hoàn thiện hệ thống thể chế (các quy định, quy chế; các văn bản quản lý, cơ chế điều hành) đảm bảo phát huy quyền chủ động, sáng tạo và trách nhiệm xã hội cao của các đơn vị và cá nhân trong nhà trường Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả công tác giám sát nội bộ trong các lĩnh vực hoạt động ở các đơn vị trong nhà trường.

- Hàng năm, tiến hành rà soát và hoàn thiện danh mục vị trí việc làm của nhà trường, trong đó xác định rõ khung năng lực yêu cầu đối với từng vị trí (giảng dạy, nghiên cứu, hỗ trợ và phục vụ), làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ của nhà trường đạt được hiệu quả mong muốn.

- Hàng năm, rà soát và hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá, phân loại tập thể, cá nhân phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ mới và quy định của pháp luật hiện hành Đồng thời đề ra các biện pháp xử lý phù hợp đối với các trường hợp không đáp ứng yêu cầu.

- Xây dựng Đề án phát triển đội ngũ trình độ caotheo nhóm nhiệm vụ, nhóm lĩnh vực, khung năng lực và chuẩn chức danh, phù hợp với tiêu chí của đại học nghiên cứu về quy mô, cơ cấu và trình độ.

- Triển khai đến các đơn vị trực thuộc thực hiện lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ (chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trẻ) về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu đổi mới Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ viên chức-người lao động theo chức danh và quy hoạch; nâng cao tính chuyên nghiệp, trách nhiệm khi thực thi nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, đãi ngộ giữ chân người tài thông qua việc:

+ Đổi mới công tác tuyển dụng: công khai minh bạch; đổi mới quy trình, thủ tục, tạo thuận lợi tối đa cho những người tài giỏi tự tin, tiếp cận các nguồn tuyển dụng vào nhà trường

+ Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, dân chủ, công bằng, đồng thuận, tiện nghi, thúc đẩy sáng tạo, tự do học thuật Xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng, văn hoá công sở trong nhà trường

+ Xây dựng chế độ đãi ngộ xứng đáng: Lương, các phụ cấp hỗ trợ thêm được trả dựa trên hiệu quả công việc và thường xuyên điều chỉnh, đảm bảo tính cạnh tranh Việc bổ nhiệm chức danh, chức vụ, tạo điều kiện thăng tiến trong công việc phải dựa trên hiệu quả công việc chứ không chỉ dựa trên thâm niên hay tuổi tác

- Thực hiện cải cách và hiện đại hóa, ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động của công tác tổ chức cán bộ.

K ế t qu ả d ự ki ế n

- Tổ chức bộ máy của nhà trường tinh gọn, hiệu quả phù hợp với mô hình quản trị đại học hiện đại

- Nhà trường có hệ thống hành lang pháp lý chặt chẽ, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và quy định của pháp luật hiện hành

- Đội ngũ GV trình độ cao đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu của trường đại học định hướng nghiên cứu và hội nhập quốc tế: đến năm 2025, đội ngũ GV cơ hữu có trên 600 người, trong đó GV có trình độ tiến sĩ chiếm 30% tổng số, trong đó tối thiểu 25% GV có trình độ tiến sĩ có chức danh giáo sư, phó giáo sư; đến năm 2030, tỷ lệ GV có trình độ tiến sĩ đạt ít nhất 40%, trong đó ít nhất 27% GV có chức danh giáo sư, phó giáo sư; đến năm 2035, tỷ lệ GV có trình độ tiến sĩ ít nhất 50%, trong đó ít nhất 30% GV có chức danh giáo sư, phó giáo sư

- Đến năm 2025, 70% đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp phòng trở lên có thể sử dụng được ngoại ngữ để giao tiếp, làm việc với đối tác nước ngoài; đến năm 2030, đạt tỷ lệ 85%; đến năm 2035, đạt tỷ lệ 100%

- Đến năm 2025, 100% viên chức hành chính đạt các yêu cầu theo khung năng lực vị trí việc làm, có khả năng ứng dụng CNTT trong giải quyết công việc và 50% có thể sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và làm việc, tỷ lệnày tăng dần đến năm 2035.

Chi ến lượ c 5: B ảo đả m ch ất lượ ng giáo d ụ c

M ụ c tiêu c ụ th ể

- Triển khai các hoạt động BĐCL bên trong theo khung BĐCL của AUN

- Triển khai các hoạt động đánh giá ngoài cấp CTĐT và cấp cơ sở giáo dục theo các bộ tiêu chuẩn kiểm định phù hợp

- Bồi dưỡng kiến thức và nâng cao nhận thức vềBĐCL cho đội ngũ GV, CBVC và SV, từng bước hình thành văn hóa chất lượng trong toàn trường

- Đảm bảo nền tảng chất lượng để tham gia vào hệ thống xếp hạng trường đại học trong nước và trong khu vực.

Gi ả i pháp th ự c hi ệ n

- Áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong theo mô hình của AUN-QA và đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống CNTT đáp ứng nhu cầu hoạt động BĐCL

- Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ BĐCL bên trong

- Thực hiện hoạt động cải tiến dựa trên kết quả đánh giá ngoài để đảm bảo cải tiến liên tục

- Đảm bảo việc truyền tải các thông tin cần thiết liên quan đến BĐCL thông qua các kênh khác nhau

- Tham chiếu các tiêu chí của hệ thống xếp hạng trường đại học UPM và QS AUR để xây dựng nền tảng tham gia vào bảng xếp hạng trong nước và trong khu vực.

K ế t qu ả d ự ki ế n

- Hệ thống các quy trình, biểu mẫu BĐCL rõ ràng, khả thi

- Đội ngũ nhân lực BĐCL đủnăng lực triển khai hoạt động BĐCL tại đơn vị

- Hệ thống CNTT đáp ứng hoạt động BĐCL (Cung cấp thông tin, CSDL; kiểm tra, giám sát; hỗ trợ ra quyết định)

- Mỗi khoa chuyên môn có ít nhất 1 CTĐT đại học đạt chuẩn kiểm định chất lượng có uy tín Đến năm 2025, Nhà trường có ít nhất 2 CTĐT sau đại học và 10 CTĐT đại học được đánh giá ngoài bởi các tổ chức KĐCL có uy tín

- Các CTĐT đã kiểm định thực hiện tái kiểm định theo quy định

- Nhà trường đạt chuẩn kiểm định cấp cơ sở giáo dục theo AUN-QA

- GV, CBVC, SV tiếp cận được các tài liệu hướng dẫn, các kênh thông tin vềBĐCL.

- GV, CBVC, SV, cựu SV, nhà tuyển dụng được tham gia tập huấn, hội thảo chuyên đềđể hiểu được tầm quan trọng của công tác BĐCL.

- Thông tin về chất lượng giáo dục, kết quảđánh giá, kiểm định được cập nhật và quảng bá thông qua nhiều kênh khác nhau (brochure, website, báo, đài…).

- Nhà trường có nền tảng chất lượng đáp ứng tiêu chí của hệ thống xếp hạng trường đại học UPM và QS AUR.

Chi ến lượ c 6: H ợp tác trong nướ c và qu ố c t ế

M ụ c tiêu c ụ th ể

- Tăng cường hợp tác quốc tếđể nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc đào tạo cho đội ngũ CBGV, dịch chuyển SV, thúc đẩy quá trình quốc tếhoá đại học

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tếđểnâng cao năng lực NCKH và ĐMST

- Mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế trong CGCN, phục vụ cộng đồng

- Thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch hợp tác với các đối tác trong nước đểđẩy mạnh hoạt động đào tạo, NCKH và CGCN, phục vụ cộng đồng

- Phát huy hiệu quả các hoạt động đã được ký kết với các đối tác trong nước thông qua cải thiện quy trình hợp tác, chính sách thỏa thuận, tạo lập thêm mạng lưới và phát triển mối quan hệ theo từng giai đoạn phát triển của nhà trường.

Gi ả i pháp th ự c hi ệ n

- Nâng cao năng lực tiếng Anh cho GV, SV để tạo điều kiện tham gia các chương trình trao đổi ngắn hạn và dài hạn cũng như các chương trình hội nghị/hội thảo quốc tế

- Chủđộng tìm kiếm hoặc tận dụng mối quan hệ với các đối tác quốc tế có uy tín và tiềm năng, phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà trường để thiết lập các mối liên kết đào tạo, trao đổi học thuật và giao lưu văn hóa, thực tập… tiến tới thỏa thuận công nhận tín chỉsong phương hoặc đa phương với các trường đối tác, mở rộng các hình thức liên kết đào tạo chất lượng cao

- Trao đổi GV, chuyên gia với nước ngoài, ưu tiên mời GV là người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ, uy tín tham gia giảng dạy tại Việt Nam

- Chú trọng hợp tác với các đối tác ASEAN và Châu Á trong khi vẫn duy trì hợp tác với các Đại học Mỹ, Úc, Châu Âu; định vị hợp tác quốc tế của Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh trong khu vực, vùng

- Thành lập các nhóm chuyên gia nghiên cứu xây dựng các dự án hợp tác quốc tế, các dự án nghiên cứu phối hợp với các tập đoàn nước ngoài nhằm nâng cấp CSVC trang thiết bị phòng thí nghiệm chuyên sâu

- Chủ trì/phối hợp tổ chức hội nghị/hội thảo quốc tế và các khóa tập huấn ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực thông qua việc trao đổi học thuật và chia sẻ kinh nghiệm với các GV, chuyên gia quốc tế, đồng thời tạo được uy tín với bạn bè trong nước, trong khu vực và thế giới

- Tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ(NGOs), các Đại sứ quán để tổ chức huấn luyện chuyển giao kỹ thuật cho cộng đồng dễ bị tổn thương, những đối tượng nông dân nghèo…

- Tìm kiếm các nguồn tài trợ học bổng cho SV vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người, các đối tượng cần được ưu tiên khác

- Xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định đánh giá về việc ký kết các thỏa thuận hợp tác với các cơ quan tiềm năng trong nước ở các lĩnh vực đào tạo, KHCN và phục vụ cộng đồng

- Mời các chuyên gia có kinh nghiệm, có kiến thức từ các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu có uy tín trong nước tham gia trong quá trình đào tạo, hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện thuận lợi để SV thực tập tại các doanh nghiệp, các cơ quan phù hợp chuyên ngành đào tạo

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các doanh nghiệp và phối hợp các cơ quan trong nước để xây dựng các chương trình nghiên cứu, hỗ trợ các địa phương; chú trọng đặc biệt xây dựng các mô hình nông thôn mới cũng như các chương trình trọng điểm phát triển nông nghiệp nông thôn, phục vụ cộng đồng

- Chủđộng triển khai các hoạt động kết nối Chính quyền-Doanh nghiệp-Nông dân- Nhà nghiên cứu

- Tích cực tham gia hoặc chủ động tổ chức hoạt động và sự kiện kết nối với hội cựu SV, hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp liên quan để hỗ trợ cho công tác đào tạo, NCKH, CGCN và khởi nghiệp ĐMST của GV và SV.

K ế t qu ả d ự ki ế n

- Mỗi năm tìm kiếm và giới thiệu được ít nhất 20 suất học bổng dành cho cán bộ của nhà trường đi đào tạo/tập huấn, tham gia các chương trình hội nghị/hội thảo/trao đổi tại nước ngoài

- Xây dựng và thực hiện được ít nhất 1 CTĐT ngắn hạn và seminar quốc tế (online/offline) ở mỗi khoa chuyên môn/năm

- Mỗi năm mời được ít nhất 20 lượt GV quốc tế tham gia giảng dạy online/offline

- Từ nay đến năm 2025, xây dựng được ít nhất 2 chương trình liên kết/chất lượng cao hợp tác với nước ngoài

- Mỗi năm thiết lập ít nhất 5 chương trình trao đổi dành cho SV của nhà trường đi nước ngoài và tiếp nhận ít nhất 10 lượt SV nước ngoài đến trường học tập và trao đổi

- Duy trì mỗi năm có ít nhất 6 dự án hợp tác quốc tếđược ký mới

- Mỗi năm tổ chức ít nhất 4 hội nghị/hội thảo quốc tế/khóa tập huấn ngắn hạn

- Tổ chức ít nhất 2 khóa huấn luyện ở cộng đồng

- Xây dựng mỗi năm có ít nhất một chương trình hợp tác nghiên cứu toàn diện với địa phương trong phát triển Nông thôn mới

- Trong năm 2021, xây dựng được chính sách hỗ trợ hoạt động kết nối đối tác trong nước Đến năm 2022, xây dựng được KPI để đánh giá định kỳ hiệu quả của các hoạt động hợp tác với các đối tác trong nước

- Từnăm 2021 đến 2025, mỗi năm hình thành ít nhất một mô hình hợp tác với tỉnh/thành phố qua thỏa thuận vềđào tạo nguồn nhân lực, KHCN và CGCN Đến năm 2030, đạt 5 đến

10 tỉnh/thành thuộc vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ có thỏa thuận hợp tác chiến lược với Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

- Đến năm 2030, xây dựng được hệ sinh thái giữa Trường Đại học Nông Lâm Tp

Hồ Chí Minh, chuyên gia đào tạo, khoa học của nhà trường với đối tác bên ngoài cho các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, KHCN và CGCN.

Chi ến lượ c 7: Phát tri ể n công ngh ệ thông tin

M ụ c tiêu c ụ th ể

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại, tạo nền tảng cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong động quản lý-điều hành, đáp ứng nhu cầu sử dụng 24/7 của CBGV và người học

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, đào tạo, NCKH, chia sẻ thông tin

- Hoàn thiện các quy định, quy chế, chính sách liên quan đến triển khai, vận hành hệ thống CNTT an toàn và hiệu quả

- Phát triển nguồn nhân lực CNTT, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ quản lý CNTT.

Gi ả i pháp th ự c hi ệ n

- Đánh giá hiện trạng CNTT của nhà trường, xây dựng đề án, đầu tư nâng cấp hạ tầng CNTT hiện đại, phù hợp với nhà trường và theo đúng quy định của pháp luật

- Triển khai dịch vụ Internet băng thông rộng, đáp ứng nhu cầu truy cập của người học và viên chức 24/7

- Xây dựng phương án, lập kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT từng bước đi đến toàn diện, nâng cao hiệu quả các hoạt động của nhà trường, đảm bảo an toàn, an ninh và chia sẻ dữ liệu

- Nâng cao kỹnăng và trình độứng dụng CNTT của CBNV và GV trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

- Rà soát, cập nhật/xây dựng các quy chế, quy định, chính sách liên quan đến triển khai, ứng dụng CNTT của nhà trường

- Lập kế hoạch, triển khai số hóa hồsơ lưu trữ của nhà trường.

K ế t qu ả d ự ki ế n

- Trung tâm máy chủđạt chuẩn quốc tế(Tier 2), đảm bảo an ninh, an toàn thông tin

- Cải tạo và hoàn thiện hệ thống mạng, dịch vụInternet băng thông rộng, đảm bảo nhu cầu truy cập 24/7 trong toàn bộ khu vực học tập và làm việc

- Hoàn thiện cổng thông tin điện tử của nhà trường (NLU Portal)

- Phòng E-learning đáp ứng nhu cầu của GV trong việc xây dựng học liệu điện tử

- 100% GV có kỹnăng sử dụng CNTT trong giảng dạy

- 30% các học phần có thể giảng dạy hoàn toàn trực tuyến trên hệ thống NLU-E-learning

- Trên 80% các học phần giảng dạy có sử dụng hệ thống E-learning để hỗ trợ, nâng cao chất lượng

- 100% các đơn vị trong nhà trường có sử dụng CNTT trong quản lý-điều hành

- Có đầy đủ quy chế, quy định, chính sách, quy trình cụ thể, rõ ràng trong việc vận hành hệ thống CNTT, đảm bảo an toàn, an ninh

- Dự kiến đến năm 2025 sẽ có CSDL lưu trữ hồ sơ, phần mềm truy xuất, chia sẻ tìm kiếm thông tin với tối thiểu 50% hồsơ được số hóa, tiến đến năm 2030 sẽđạt số hóa hoàn toàn.

Chi ến lược 8: Đầu tư phát triển cơ sở v ậ t ch ấ t

M ụ c tiêu c ụ th ể

- Tiến hành lập Quy hoạch phân khu và Quy hoạch chi tiết xây dựng

- Trang bị hoàn chỉnh, đồng bộ trang thiết bị các phòng học, phòng thí nghiệm- thực hành, thực tập theo hướng hiện đại, tiện dụng, đa năng.

- Cải tạo, nâng cấp các công trình xây dựng hiện hữu đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy, NCKH

- Hoàn thiện CSVC và phát triển chuyển đổi số tại thư viện hướng tới thành lập trung tâm học liệu theo chuẩn quốc tế

- Đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm chuyên sâu phục vụ quá trình NCKH theo kịp tiến bộ công nghệ và nhu cầu xã hội

- Bố trí sắp xếp không gian làm việc, tạo điều kiện tốt cho GV, nghiên cứu viên, các NNC và đội ngũ cán bộ phục vụ triển khai công việc.

Gi ả i pháp th ự c hi ệ n

- Triển khai công tác lập Quy hoạch phân khu và Quy hoạch chi tiết xây dựng

- Xây dựng các dự án Nâng cấp hệ thống hạ tầng CNTT, cổng thông tin điện tử toàn trường đáp ứng nhu cầu đào tạo và NCKH

- Xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng nâng cấp trang thiết bị tại các phòng học, phòng thí nghiệm-thực hành thực tập phù hợp với nhu cầu thực tế

- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn sửa chữa, nâng cấp các công trình xây dựng hiện hữu đảm bảo đủ diện tích cho đào tạo, NCKH và hoạt động của các tổ chức khác trong nhà trường

- Xây dựng dự án nâng cấp CSDL sốthư viện, bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác chuyển đổi số

- Xây dựng các dự án đầu tư phòng thí nghiệm chuyên sâu đạt chuẩn quốc tế phục vụ cho công tác NCKH, công bố công trình

- Thực hiện bố trí, sắp xếp hợp lý phòng làm việc cho cán bộ, viên chức đặc biệt là các NNC và chuyên gia.

K ế t qu ả d ự ki ế n

- Quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 được phê duyệt

- Hạ tầng công nghệ thông thông tin đầy đủ hiện đại

- Hệ thống thiết bị hỗ trợ giảng dạy tại phòng học được trang bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu giảng dạy theo nhiều hình thức khác nhau đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường

- Phòng thí nghiệm tại các đơn vịđào tạo cơ bản được trang bị hoàn thiện

- Cơ sở hạ tầng xây dựng đáp ứng đủ theo quy mô đào tạo

- Thư viện phát triển thành Trung tâm học liệu số (LRC)

- Hình thành một số phòng thí nghiệm trọng điểm, chuyên sâu

- Bố trí hợp lý khu làm việc, nghiên cứu cho cán bộ, chuyên gia làm việc.

Chi ế n lượ c 9: Phát tri ể n tài chính

M ụ c tiêu c ụ th ể

- Gia tăng, đa dạng hóa các nguồn thu hợp pháp nhằm phát triển nguồn lực tài chính đảm bảo hoạt động sự nghiệp

- Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch và hiệu quả các bộ phận và các hoạt động của nhà trường.

Gi ả i pháp th ự c hi ệ n

- Quản lý các nguồn thu, thu đúng, thu đủ theo quy mô đào tạo và tuân thủ theo quy định Nhà nước

- Lập đề án cho thuê tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập, lập dự toán NSNN theo chức năng, nhiệm vụđược giao theo hướng phát triển

- Tăng nguồn thu từ việc thành lập Doanh nghiệp KHCN trực thuộc nhà trường

- Cập nhật và hoàn thiện các quy định, quy chế, quy trình nhằm kiểm soát và nâng cao hiệu quả thu chi của nhà trường và các đơn vị trực thuộc

- Lập kế hoạch trung hạn, dài hạn các nguồn kinh phí đáp ứng đầu tư CSVC cho sự phát triển của nhà trường theo Luật Đầu tư công.

- Đồng bộứng dụng CNTT vào quản lý tài sản, tài chính của nhà trường

- Lập đềán huy động đầu tư CSVC theo mô hình PPP.

K ế t qu ả d ự ki ế n

- Ước tính giai đoạn 2021-2025 nguồn thu đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường:

+ Nguồn thu từ NSNN là 20% so với tổng thu (hoạt động thường xuyên là 13%, hoạt động không thường xuyên là 2%, XDCB là 5%)

+ Nguồn thu sự nghiệp là 80% so với tổng thu (thu từ học phí là 74%, thu từ NCKH là 3%, nguồn thu từ đề án cho thuê tài sản là 3%)

- Hoàn thiện các quy định về tài chính nội bộđể các đơn vị trực thuộc thực hiện thu chi đúng theo quy định của pháp luật

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

T ổ ch ứ c th ự c hi ệ n

Trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thểhàng năm để triển khai chiến lược theo chức năng của đơn vị Định kỳhàng năm, các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch, nhằm phân tích, đánh giá việc triển khai thực hiện, làm cơ sởđể rà soát, cập nhật, bổsung/điều chỉnh kế hoạch chiến lược phù hợp với thực tiễn.

Ma tr ận hành độ ng th ự c hi ệ n chi ến lượ c (Xem Ph ụ l ụ c 10)

Phụ lục 1 Nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020

S ố li ệ u th ố ng kê: S ố lượ ng ngườ i/s ố GV Ngu ồ n: Phòng T ổ ch ứ c-Cán b ộ

Phụ lục 2 Nguồn lực tài chính giai đoạn 2016-2020

Phụ lục 2a Nguồn thu tài chính giai đoạn 2016-2020

- Hoạt động không thường xuyên (cấp bù sư phạm, CS, hiệp định, NCKH) 8.362 9.877 10.834 13.425 6.769 49.267

- Đầu tư XDCB (dự án NĐH,

TỔNG THU 279.673 291.451 289.650 310.272 272.604 1.443.650 Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tài chính

Phụ lục 2b Nguồn chi giai đoạn 2016-2020

1 Chi thanh toán cá nhân 110.135 115.478 119.451 123.120 130.065 598.250

2 Chi nghiệp vụ chuyên môn 36.189 36.253 41.565 44.083 43.877 201.967

3 Chi mua sắm, sửa chữa

4 Chi khác (hoạt động đoàn, QLP khoa) 1.733 2.371 2.510 2.649 2.702 11.964

Chi không thường xuyên NSNN cấp (cấp bù sư phạm, Miễn giảm, hiệp định,

(dự án NĐH, GL, VS,

IV Chi từ các quỹ 46.681 52.303 42.105 43.742 18.982 203.813

TỔNG CHI 279.672 291.451 289.650 310.272 272.604 1.443.650 Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tài chính

Phụ lục 3 Cơ sở vật chất tính đến 31/12/2020

Phụ lục 3a Diện tích đất nhà trường đang quản lý và sử dụng

Stt Tên khu đấ t Đị a ch ỉ Di ệ n tích đấ t (ha) M ục đích sử d ụ ng

Khu ph ố 6, p hườ ng Linh Trung, qu ậ n Th ủ Đứ c, Tp

Khu Gi ảng đườ ng, Khu Hành chính, Thư việ n, Ký túc xá, Nhà thi đấ u TDTT

Khu phố 5, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Tp

Hồ Chí Minh 17,1297 Tr ạ i th ự c nghi ệ m, nhà ở

3 Khu III-ĐHNL Tp Hồ

Chí Minh Phường Đông Hòa, thị xã Dĩ

Vườ n th ự c nghi ệ m Khoa Nông học, Khoa CNTY, Khoa TS, Các Trung tâm

15 Nguy ễ n Th ị Minh Khai, phườ ng B ế n Nghé, Qu ậ n 1,

0,0452 Bãi để xe ô tô dưa đón

Xã Qu ả ng Ti ế n, huy ệ n

Th ố ng Nh ấ t, t ỉnh Đồ ng Nai 18,8960 Khu thực nghiệm lâm sinh

(Khoa Lâm nghiệp quản lý sử dụng)

Phụ lục 3b Diện tích đất tại 2 phân hiệu của nhà trường

Stt Tên phân hi ệ u Đị a ch ỉ Di ệ n tích đấ t (ha) Ghi chú

Phân hi ệ u Trườ ng Đạ i h ọ c Nông Lâm

Tp Hồ Chí Minh tại

Xã Diên Phú, TP.Pleiku, t ỉ nh Gia Lai 7 Chưa cấ p Gi ấ y ch ứ ng nh ận QSDĐ.

Phân hi ệ u Trườ ng Đạ i h ọ c Nông Lâm

H ả i, Ninh Thu ậ n 3,8 Sử dụng chung CSVC với

Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận

Phụ lục 3c Diện tích sàn xây dựng

Stt Nội dung Đơn vị Số lượng

I Diện tích đất đai ha 135,4073

II Diện tích sàn xây dựng m 2 104.252

Xưởng thực tập, thực hành

Stt Nội dung Đơn vị Số lượng

Diện tích nhà thi đấu đa năng m 2 3.320,00

Diện tích sân vận động m 2 18.732,00

8 Diện tích nhà ăn của cơ sở đào tạo m 2 1.906,22

Ký túc xá thuộc cơ sở đào tạo quản lý

Phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, GV cơ hữu

Ngu ồ n: Phòng Qu ả n tr ị v ật tư

Phụ lục 4 Quy mô đào tạo đại học giai đoạn 2016-2020

3 Văn bằ ng hai chính quy 0 36 61 61 61

Ngu ồn: Phòng Đào tạ o

Trường đã và đang triển khai các chương trình liên kết đào tạo với các đối tác quốc tế, đa dạng về hình thức và CTĐT, bao gồm: Trường Đại học Newcastle-Úc, Trường Đại học Van Hall Larenstein-Hà Lan, Trường Đại học UC Davis-Hoa kỳ, Trường Đại học Queensland-Úc, Trường Đại học Trier-Đức (đào tạo thạc sĩ), đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ theo chuẩn châu Âu, hợp tác với trường Đại học Upsala-Thụy Điển (chương trình Mekarn), đào tạo thạc sĩ theo chuẩn châu Âu về Thú y, hợp tác với 4 trường Thú y tại Pháp, đào tạo thạc sĩ hợp tác với Trường Đại học Francois Rabelais-Pháp, đào tạo thạc sĩ theo chuẩn châu Âu về phát triển thủy sản bền vững TUNASIA và về an toàn thủy sản và an ninh dinh dưỡng SSNS

Phụ lục 5 Quy mô đào tạo sau đại học giai đoạn 2016-2020

Stt B ậc đào tạ o Năm

Ngu ồ n: Phòng Đào tạo sau đạ i h ọ c

Phụ lục 6 Hoạt động NCKH giai đoạn 2016-2020

Phụ lục 6a Đề tài các cấp giai đoạn 2016-2020

Stt Lo ại đề tài NCKH Năm

1 Đề tài cấp Nhà nước 3 0 0 0 0

2 Đề tài cấp Bộ GD&ĐT 7 4 3 0 7

3 Đề tài cấp tỉnh/thành phố, Bộ khác 4 8 9 6 2

4 Đề tài cấp cơ sở (giảng viên) 60 49 31 41 57

5 Đề tài cấp cơ sở (sinh viên) 55 41 37 46 27

Nguồn: Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học

Phụ lục 6b Bài báo quốc tếgiai đoạn 2017-2020

(Từnăm 2016 trở vềtrước, các bài báo khoa học chưa được phân loại)

Stt Đăng trên tạ p chí/sách Năm

Ngu ồ n: Phòng Qu ả n lý nghiên c ứ u khoa h ọ c

Phụ lục 6c Kết quảKHCN được đăng ký SHTT giai đoạn 2017-2020

Stt K ế t qu ả KHCN được đăng ký

Ngu ồ n: Phòng Qu ả n lý nghiên c ứ u khoa h ọ c

Phụ lục 6d Định nghĩa phòng thí nghiệm mở và trang trại mở

Phòng thí nghiệm mở (Open Lab) là phòng thí nghiệm cung cấp trang thiết bị dùng chung, không gian làm việc chung, phòng thảo luận chung cho giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh mong muốn thực hiện các nghiên cứu đổi mới sáng tạo Phòng thí nghiệm mở 24/7 Sản phẩm của các nghiên cứu bắt buộc phải là bài báo quốc tế trong danh mục Web of Science; hoặc giải pháp hữu ích hay sáng chế; hoặc các sản phẩm chuyển giao được hay thương mại được

Trang trại mở (Open Farm) là trang trại thực nghiệm cung cấp trang thiết bị dùng chung, khuôn viên đất đai/ao hồ/trại nuôi… cho giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh mong muốn thực hiện các nghiên cứu đổi mới sáng tạo, ưu tiên các nghiên cứu mang tính chất liên ngành, xuyên ngành Trang trại mở 24/7 Sản phẩm của các nghiên cứu bắt buộc là các sản phẩm chuyển giao được hay thương mại được; hoặc giải pháp hữu ích hay sáng chế; hoặc bài báo quốc tế trong danh mục Web of Science Các quy chế hoạt động của phòng thí nghiệm mở/trang trại mở sẽđược ban hành

Ngu ồ n: Phòng Qu ả n lý nghiên c ứ u khoa h ọ c

Phụ lục 7 Hoạt động phục vụ cộng đồng giai đoạn 2016-2020

- Định kỳhàng năm, trường tổ chức “Ngày hội việc làm” nhằm tạo điều kiện tiếp xúc giữa các doanh nghiệp và SV của nhà trường Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên ký kết các văn bản thỏa thuận, hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng nhằm hỗ trợ SV tìm kiếm cơ hội học tập, việc làm sau khi tốt nghiệp Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức ký kết thỏa thuận, hợp tác với các đơn vị, địa phương để phát triển công tác đào tạo, công tác hỗ trợ SV khi tốt nghiệp và nhằm trao đổi SV với các đơn vị trong và ngoài nước

- Tham gia Hội chợ, triển lãm công nghệ nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản năm 2018 tại Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh từ ngày 19 đến ngày 23/9/2018

- Tham gia tổ chức tọa đàm và triển lãm về phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp trình độ cao tại Học Viện Nông nghiệp Việt Nam-Hà Nội vào ngày 21/4/2019

- Tham gia Chợ Công nghệ và Thiết bị chuyên ngành trồng trọt, bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm tại Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ, số79 Trương Định, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh từ ngày 9 đến ngày 10/5/2019

- Tham gia Hội chợ triển lãm Giống và Nông nghiệp Công nghệ cao Tp Hồ Chí Minh năm 2018 diễn ra từngày 15 tháng 8 đến ngày 19/8/2019 tại Trung tâm Công nghệ Sinh học, Quận 12, Tp Hồ Chí Minh

- Phối hợp với Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam- Startup Vietnam Foundation (SVF) tổ chức cuộc thi khởi sự kinh doanh nông nghiệp khu vực phía nam và Tây Nguyên dành cho SV năm 2018

- Tổ chức lễphát động cuộc thi khởi sự kinh doanh nông nghiệp khu vực phía nam và Tây Nguyên dành cho SV tại Phân hiệu Gia Lai của nhà trường vào ngày 29/5/2018 và tại nhà trường vào ngày 9/6/2018

- Tổ chức 5 lớp tập huấn khởi nghiệp cho SV và 1 chương trình giao lưu chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp trong SV năm 2018.

- Tổ chức cuộc thi khởi nghiệp nông nghiệp lần 2 năm 2019

Những thành tích nổi bật của SV tại các cuộc thi khởi nghiệp hằng năm trong và ngoài trường:

- Năm 2017, đạt giải ba trong cuộc thi chung kết khởi nghiệp quốc gia năm 2017

- Năm 2018, đạt giải khuyến khích trong cuộc thi khởi nghiệp phía nam năm 2018 do VCCI tổ chức

- Năm 2018, đạt giải đặc biệt trong cuộc thi khởi sự kinh doanh nông nghiệp phía nam và Tây Nguyên

- Năm 2019, đạt giải nhì trong cuộc thi “Học sinh, SV với Ý tưởng Khởi nghiệp” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội

- Năm 2019, đạt giải đặc biệt trong cuộc thi khởi nghiệp nông nghiệp lần 2 năm

2019 được tổ chức tại Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

- Năm 2019, đạt giải nhất cuộc thi Lương Văn Can.

Hằng năm, nhà trường còn tổ chức nhiều hội thảo về khởi nghiệp như: “Sách và hành động”, “Khởi nghiệp 5W+1H” quy tụhàng trăm SV tham gia, điều này đã làm lan tỏa tinh thần khởi nghiệp từ các bạn trẻ Đào tạo chuyên đề cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi sự doanh nghiệp:

Giai đoạn 2016-2020, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ của nhà trường đã đào tạo các chuyên đề cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và khởi sự doanh nghiệp, cụ thểnhư sau:

- 3 lớp tập huấn “Khởi nghiệp, chiến lược phát triển và kỹnăng lãnh đạo” cho nhân viên, lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ

- 2 lớp tập huấn khởi nghiệp với chủ đề “Xây dựng chiến lược Marketing và kỹ năng gọi vốn trong doanh nghiệp nông nghiệp”.

- 3 lớp tập huấn khởi nghiệp với chủđề“Quản trị tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp nông nghiệp”.

- 3 lớp “Quản trị sản xuất giống nông nghiệp” cho các doanh nghiệp nông nghiệp

- 2 lớp “Quản trị nông trại” cho các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp

- 2 lớp “Kỹ năng bán các sản phẩm nông nghiệp” cho SV và các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp

- 2 lớp “Quản lý kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp” cho SV và các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp

- 1 lớp “Nâng cao năng lực kinh doanh trong nông nghiệp” cho các hộ kinh doanh nông nghiệp

- 1 lớp “Nâng cao năng lực kinh doanh cho các hợp tác xã nông nghiệp” cho các hộ kinh doanh nông nghiệp

- 1 lớp tập huấn khởi nghiệp với chủđề“Kỹnăng tư duy sáng tạo” cho SV và các doanh nghiệp

- 1 lớp “Quản trị doanh nghiệp khởi nghiệp nông lâm” dành cho SV và các doanh nghiệp

- 1 lớp tập huấn khởi nghiệp với chủđề “Kỹ năng gọi vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp” dành cho SV

- 1 lớp “Khởi sự kinh doanh nông nghiệp” cho SV

Ngu ồ n: Phòng Qu ả n lý nghiên c ứ u khoa h ọ c

Phụ lục 8 Hợp tác quốc tếgiai đoạn 2016-2020

Phụ lục 8a Giảng viên ra nước ngoài học tập, nghiên cứu, trao đổi hợp tác…

4 Học thạc sĩ/tiến sĩ 5/4 0/0 0/0 1/1 0/1

S ố li ệ u th ống kê: Lượt người/lượt đoàn Ngu ồ n: Phòng H ợ p tác qu ố c t ế

Phụ lục 8b Đoàn nước ngoài vào nghiên cứu, giảng dạy, hội nghị, hội thảo, trao đổi hợp tác…

Trao đổ i h ợ p tác, nghiên c ứ u, gi ả ng d ạ y, h ộ i ngh ị , hội thảo, giao lưu, tham quan, th ực đị a, m ục đích khác…

S ố li ệ u th ống kê: Lượt người/lượt đoàn Ngu ồ n: Phòng H ợ p tác qu ố c t ế

Phụ lục 8c Sinh viên nước ngoài đến học tập tại trường

2 H ọc đạ i h ọ c 0 1 Campuchia 3 Campuchia 3 Campuchia

Phụ lục 8d Sốlượng SV tham gia chương trình vừa học vừa làm tại Israel

S ố lượ ng SV tham gia chương trình v ừ a làm v ừ a h ọ c t ạ i

Do Covid-19 Ngu ồ n: Phòng H ợ p tác qu ố c t ế

Phụ lục 8e Sốlượng dự án

Phụ lục 8f Sốlượng MOU ký mới và gia hạn

1 S ố lượ ng ký m ớ i và gia h ạ n 13 12 7 6 5

Nguồn: Phòng Hợp tác quốc tế

Phụ lục 8g Các chương trình trao đổi dành cho SV, học viên của nhà trường đi nước ngoài hàng năm

Năm Chương trình Thời gian Nơi đến

Chương trình PAX (2 Sinh viên) 9 tháng

(9/2016- 6/2017) Đại học Chung Hsing, Đài Loan

Chương trình trao đổi SV (1 SV) 10 tháng

(10/2016- 6/2017) Đại học Kanazawa, Nhật Bản

Chương trình Rural up (2 viên chức -7

SV) 4-6 tuần Đại học Chung Hsing, Đài Loan Chương trình trao đổi SV (1 SV) 10 tháng

(9/2017- 12/2017) Đại học Kanazawa, Nhật Bản Chương trình tao đổi SV khóa mùa Xuân

2018 (1 SV) 5 tháng Đại học Chonnam, Hàn Quốc

Chương trình Hè PUH (1 SV) 10 ngày Đại học Hiroshima, Nhật Bản

2018 Chương trình trao đổi SV (7 SV) 2 tuần Đại học Okayama, Nhật Bản

Chương trình Rural up (2 viên chức -5

SV) 4 tuần Đại học Chung Hsing, Đài Loan

Tham quan học tập (3 viên chức -5 SV) 1 tuần Đại học Osaka, Nhật Bản

Chương trình Winter School 2019 10 ngày Đại học Okayama, Nhật Bản Chương trình Rural up (1 viên chức -8

SV) 4 tuần Đại học Chung Hsing, Đài Loan Chương trình tập huấn (4 SV) 1 tuần Đại học Jenderal Soedirman,

Năm Chương trình Thời gian Nơi đến

Chương trình tập huấn nông nghiệp (3

SV , 1 học viên cao học) 9 ngày Đại học Nông nghiệp Bogor,

Indonesia Chương trình môi trường bền vững (1 học viên cao học) 10 ngày Đại học Okayama, Nhật Bản

Chương trình trao đổi sau đại học (2 học viên cao học) 9 tháng Đại học Trier, Đức

Chương trình Erasmus+ trao đổi SV (6

SV) 6 tháng Đại học Szent Istvan,

Hungary Chương trình trao đổi “Sakura Science

Exchange” (4 SV , 1 học viên cao học và

3 GV) 1 tuần Đại học Shimane, Nhật Bản

Phụ lục 8h Dự án hợp tác quốc tếgiai đoạn 2016-2020

TT Tên d ự án Cơ quan tài tr ợ Th ờ i h ạ n d ự án

D ự án nghiên c ứ u v ề tính năng độ ng c ủ a h ệ th ố ng canh tác t ại đồ ng b ằ ng sông C ử u

Ng ọ c Thùy PGS TS Nguy ễn Văn Ngãi

Gi ả i pháp qu ản lí rơm rạ -c ả i thi ệ n cu ộ c s ố ng b ề n v ữ ng và gi ảm tác động đế n môi trườ ng trong s ả n xu ấ t lúa

3 Vietnam Biomass Mapping World Bank 2016

PGS.TS Lê Quốc Tuấn

4 Tưới xen kẽ (AWD) CGIAR 2016

5 Chương trình xây dựng năng lực nghiên cứu về an ninh lương thực và bảo vệ môi trường ở các nước đang phát triển

Forestry and Fisheries of Japan

Gi ớ i thi ệu các phương pháp kiể m tra th ự c phẩm phân tử nhanh cho các phòng thí nghiệm ngành thực phẩm và chính phủ tại

German Ministry of Economic Cooperation &

D ự án tăng cường năng lực đào tạ o ngành

Thú y t ại các trường ĐH ở Châu Á

(ReVET) Erasmus+ 2016-2019 PGS TS Lê

Phát triển và phổ biến hệ thống sản xuất b ề n v ữ ng d ự a trên qu ả n lý d ị ch h ạ i xâm h ạ i s ắ n ở Vi ệ t Nam, Campuchia và Thái

Thúc đẩy sự đóng góp của nhiều bên liên quan trong sự hợp tác quốc tế trên các giải pháp b ề n v ữ ng cho phát tri ể n th ủ y s ả n các nước Đông Nam Á-EURASTIP

TT Tên d ự án Cơ quan tài tr ợ Th ờ i h ạ n d ự án

Công ty Evonik c ủa Đứ c t ạ i Vi ệ t Nam

Nâng cao hi ệ u su ất đàn nhằ m s ả n su ấ t b ề n v ững hơn bò thị t b ản đị a ở vùng Đông

PGS TS Dương Nguyên Khang

12 Phát triển CTĐT thạc sĩ theo chuẩn châu Âu v ề phát tri ể n th ủ y s ả n b ề n v ữ ng ERASMUS + 2018

TS Nguy ễ n Hoàng Nam Kha

Phát tri ển CTĐT thạc sĩ theo chuẩ n Châu Âu v ề an toàn th ủ y s ả n và an ninh dinh dưỡ ng

TS Nguy ễ n Hoàng Nam Kha

14 Chống tổn thất sau thu hoạch lúa gạo PHL-Asian 2/2018

PGS TS Nguyễn Huy Bích

Các l ự a ch ọ n qu ản lý rơm rạ trong vi ệ c c ả i thi ệ n sinh k ế , phát tri ể n b ề n v ữ ng và ít tác động đế n môi trườ ng trong các h ệ th ố ng sản suất lúa gạo

16 N ữ gi ớ i trong kinh doanh th ự c ph ẩ m và th ự c ph ẩ m ch ức năng ĐSQ Ailen 8/2018

L ự a ch ọn điề u ki ệ n tách lycopene t ừ dưa hấu bằng các sản phẩm của vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam IFS 12/2018 TS Mai Hu ỳ nh

Tài nguyên sinh kh ố i t ừ rơm rạ : t ừ ru ộ ng lúa đế n ngu ồn năng lượ ng thay th ế và x ử lý môi trườ ng

PGS TS Nguy ễ n Tri Quang Hưng

19 Hội nhập chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương vào chuỗi cung ứng toàn cầu hướng đến an ninh lương thự c b ề n v ữ ng

C ộng đồ ng Châu Âu

Nghiên c ứ u và phát tri ể n k ỹ thu ậ t Loop

Mediated Isothermal Amplification trong vi ệ c chu ẩn đoán nhanh các nhóm phytoplasma gây bệnh chổi rồng trên cây trồng-DA FIRST (đẩy mạnh ĐMST thông qua NCKH và công nghệ)

World Bank tài tr ợ cho DA FIRST

21 Đánh giá các hợ p ch ấ t phenol t ừ các s ả n ph ẩ m ph ụ c ủ a th ự c v ật như nh ữ ng ch ấ t b ả o qu ả n t ự nhiên để ch ế bi ế n th ự c ph ẩ m và bảo quản trái cây

PGS TS Lê Trung Thiên

22 Cung cấp năng lượng tập trung vào các khu vực biệt lập Erasmus + 11/2018

PGS TS Nguy ễ n Huy Bích

(Khoa CK-CN và Khoa TS)

23 Điều tra ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng với ô nhiễm bioaerosol tại siêu đô thị Hồ

Chí Minh c ủ a Vi ệ t Nam GIST 2019

PGS TS Nguyễn Tri Quang Hưng

24 Gia tăng năng lự c và trao đổ i GV và SV các ĐH thuộc EU và Asian Erasmus program-EU 2019 Phía Bulgaria quản lý

25 Rà soát chiến lược và lập kế hoạch nâng cao đờ i s ố ng c ủ a các h ộ gia đình tiêu và cà phê ở cao nguyên c ủ a Vi ệ t Nam thông qua

TS Tr ần Độ c Lập

TT Tên d ự án Cơ quan tài tr ợ Th ờ i h ạ n d ự án

Ph ụ trách chương trình vi ệ c c ả i thi ệ n s ự tham gia c ủ a các bên liên quan vào kinh doanh nông nghi ệ p d ẫn đầ u các chu ỗ i giá tr ị

26 Định giá các sản phẩm phụ của cà phê thông qua vi ệ c t ạ o màng sinh h ọ c d ự a trên nền nhũ tương kép W/O/W IFS 12/2019

27 D ự án MONTUS: Làm ch ủ d ị ch v ụ s ử d ụ ng công ngh ệ m ớ i ERASMUS 2019

28 Nghiên c ứ u phát tri ể n và ch ế t ạ o vaccine phòng b ệ nh D ị ch t ả l ợ n Châu Phi (ASF) CAVAC 2019

PGS TS Nguyễn Tất Toàn

Hi ệ n tr ạ ng ô nhi ễ m và vai trò c ủ a h ệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng cửa sông Tp

30 Xác định và đánh giá phthalates trong không khí xung quanh t ại siêu đô thị H ồ

PGS TS Nguy ễ n Tri Quang Hưng

Tìm hi ể u v ề ký sinh trùng truy ề n lây qua thực phẩm liên quan an toàn thực phẩm tại miền Nam Việt Nam

VLIRUOS và ĐH Ghent Bỉ 2020

PGS.TS Lê Thanh Hi ề n

B ổ sung methionine thoát qua d ạ c ỏ đượ c b ọ c b ằ ng ethyl-cellulose góp ph ầ n c ả i thi ện năng suấ t và ch ất lượ ng s ữa cũng như sức khỏe của bò sữa

33 Lắng động khí quyển đến các lưu vực sông l ớn và các tác độ ng ti ềm tàng đế n môi trường nướ c-DEPOSITTION

Viện Công nghệ Châu Á (AIT)

PGS.TS Lê Quốc Tuấn

Ngày đăng: 03/10/2024, 02:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1.  Sơ đồ  t ổ  ch ức Trường Đạ i h ọ c Nông Lâm Tp. H ồ  Chí Minh - CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2035
Hình 1.1. Sơ đồ t ổ ch ức Trường Đạ i h ọ c Nông Lâm Tp. H ồ Chí Minh (Trang 13)
Sơ đồ kết nối - CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2035
Sơ đồ k ết nối (Trang 90)
Sơ đồ kết nối - CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021-2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2035
Sơ đồ k ết nối (Trang 90)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN