1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Intel CPU Core i3 doc

23 659 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

Intel CPU Core i3, i5, i7 Các dòng chip mới của Intel sẽ mang thương hiệu đơn giản là Core i3 (cơ bản), Core i5 (tầm trung) và Core i7 (cao cấp). Cụ thể hơn, chip dành cho desktop tên mã Lynnfield sẽ gồm hai phiên bản i5 và i7 còn chip Clarksfield dùng trong máy tính xách tay sẽ thuộc dòng cấp cao Core i7. Arrandale (mobile 32 nm) trước tiên sẽ xuất hiện với thương hiệu Core i3 và dần được mở rộng lên i5 và i7 trong khi Clarkdale (desktop 32 nm) sẽ có mặt với các phiên bản i3 và i5. "Ngay trong nửa cuối năm nay, sản phẩm Core i5 và một số bản i7 mới sẽ được bán ra thị trường. Đến đầu 2010 sẽ có thêm các sản phẩm i3 được xuất xưởng", Deborah Conrad, Phó chủ tịch Intel, viết trên website của hãng này. Song song với việc xuất hiện sản phẩm mới, các thương hiệu cũ như Core 2 Duo, Core 2 Quad sẽ dần biến mất. Centrino vẫn có mặt trên thị trường máy tính trong năm tới nhưng về sau sẽ chỉ được đưa vào các thiết bị Wi-Fi và WiMAX. "Chúng tôi cũng sẽ vẫn duy trì Celeron cho máy tính giá rẻ, Pentium trong các hệ thống cơ bản và Atom cho netbook. Nói cách khác, Celeron là lựa chọn tốt cho khách hàng, Pentium còn tốt hơn và Intel Core là tốt nhất", Conrad khẳng định. Một số mốc phát triển thương hiệu chip của Intel Năm 2003: Những máy tính xách tay đầu tiên sử dụng Centrino đã giới thiệu khái niệm hoàn toàn mới về một nền tảng máy tính tích hợp với hiệu suất hoạt động mạnh mẽ, kết nối không dây và thời gian sử dụng pin lâu. Năm 2004: Bộ vi xử lý di động Pentium M là trái tim của những hệ thống sử dụng công nghệ Intel Centrino với tốc độ xử lý lên tới 2,13 GHz và tích hợp sẵn khả năng kết nối Wi-Fi. Năm 2005: Intel giới thiệu thế hệ tiếp theo của vi xử lý Centrino, giúp tăng cường hiệu suất và nâng cao bảo mật cho người dùng doanh nghiệp, đồng thời mang lại công nghệ đồ họạ, âm thanh và hình ảnh chất lượng cao. Năm 2006: Intel Core 2 Duo ra đời, mang đến hiệu suất hoạt động nhanh gấp 2 lần và khả năng tiết kiệm điện năng cao. Năm 2007: Vi xử lý Centrino Pro bảo đảm khắc phục sự cố nhanh, chi phí thấp và tăng cường bảo mật. Năm 2008: Thế hệ mới của Centrino được tiếp thêm sức mạnh với bộ vi xử lý 45 nanomet (nm) tiên tiến của IntelCore 2 Duo. Ngày 8-9-2009, Intel đã chính thức đưa ra thị trường thế hệ vi xử lý mới Intel Core i5 cho phân khúc mainstream-level dành cho người tiêu dùng rộng rãi. Thật sự Core i5 là một phiên bản phổ cập của Core i7. Vào thời điểm ra đời (tháng 11- 2008), Core i7 tên mã Bloomfield được mệnh danh là “CPU nhanh nhất hành tinh”, với nhiều cải tiến và công nghệ vượt trội so với các thế hệ CPU từ Core 2 trở về trước. Nhưng dòng vi xử lý này có giá rất đắt (con Core i7-975 Extreme Edition 3,33GHz có giá xuất xưởng tới 999 USD cho đơn hàng 1.000 sản phẩm) và chỉ thích hợp cho các hệ thống mạnh và chuyên nghiệp. Giờ đây, với dòng Core i7 và Core i5 tên mã Lynnfield, Intel sẽ tạo điều kiện cho người tiêu dùng rộng rãi được hưởng thụ các công nghệ tiên tiến mới của Core i7. Core i5-750 là sản phẩm đầu tiên của thế hệ CPU Core i5. Nó cũng được chế tạo trên công nghệ 45nm, có 4 nhân và 8MB L3 cache (dạng SmartCache dùng chung cho tất cả các nhân). Cũng giống như Core i7, Core i5 là vi xử lý đa nhân có thiết kế nguyên khối (monolithic processor), nghĩa là tất cả 4 nhân cùng nằm chung một cách “bình đẳng” trên một die duy nhất. Ở thiết kế đa nhân của Core 2, một bộ vi xử lý 4 nhân được hình thành bằng cách gom 2 die vi xử lý 2 nhân vào chung một đóng gói. Thiết kế mới này rất lợi hại à nghen. Nhờ cùng nằm chung một die, việc liên lạc giữa các nhân với nhau sẽ có băng thông lớn và độ trễ thấp. Còn trong thiết kế cũ, khi nhân này cần làm việc với nhân nằm trên die khác, lộ trình liên lạc sẽ phải đi vòng qua chip Northbridge trên mainboard. Nhưng các CPU dòng Lynnfield dùng socket hoàn toàn mới LGA1156 (thay vì LGA1366 của Core i7-900 Series). Bạn sẽ phải ngạc nhiên trước tốc độ đưa ra socket CPU mới quá nhanh của Intel. Socket LGA775 được xài từ năm 2004. Mãi tới tháng 11-2008, với Core i7, Intel mới tung ra Socket LGA1366, và 10 tháng sau đã có thêm LGA1156. Tuy có đóng gói nhỏ hơn Core i7-900 Series và bằng Core 2, nhưng các CPU Lynnfield có kích thước die tới 296mm2 và có 774 triệu transistor (trong khi Core i7-900 Series có die 263 mm2 với 731 triệu transistor). Cũng phải thôi, vì từ dòng vi xử lý này, Intel đã cho tích hợp các cổng giao tiếp đồ họa PCI Express vào thẳng nhân xử lý rồi. Mặc dù cũng thuộc gia đình Nehalem như Core i7-900 Series, nhưng dòng CPU Lynnfield có những thay đổi về kiến trúc, theo hướng giảm bớt cho phù hợp với đối tượng người dùng mà nó nhắm tới cũng như với mức giá thành của dòng entry-level. Tuy vẫn ứng dụng công nghệ kết nối nội bộ mới chip-to-chip như Core i7-900 Series để thay thế cơ chế bus hệ thống bề mặt front side system bus (FSB) giờ đã chậm chạp của các thế hệ CPU trước đây, nhưng các CPU Lynnfield không dùng đường truyền dữ liệu Intel QuickPath Interconnect (QPI) tốc độ cao mà được trang bị giao diện Direct Media Interface (DMI) chậm hơn gần một nửa. Thật ra, điều này cũng là tất nhiên. Ở nền tảng chipset X58, việc liên lạc giữa vi xử lý và chip Northbridge được thực hiện thông qua kênh QPI cực nhanh, trong khi kênh DMI được sử dụng để làm việc giữa 2 chip Northbridge và Southbridge của chipset. Bây giờ, ở Lynnfield, khi mà các làn PCI Express đã được tích hợp thẳng vào vi xử lý, nhu cầu băng thông giữa vi xử lý với chipset giảm xuống, chỉ cần giao diện DMI đã là đủ rồi. Hơn nữa kể từ nền tảng Lynnfield, Intel bắt đầu sử dụng giải pháp chip đôi (dual-chip), nghĩa là máy tính chỉ còn 2 con chip là vi xử lý và chipset. Từ nền tảng X58 trở vê trước, bộ chipset gồm 2 chip Northbridge và Southbridge (ICH). Còn bây giờ, chipset chỉ còn lại 1 chip Southbridge với tên mới gọi là platform controller hub (PCH), đầu mối của tất cả các kết nối còn lại của hệ thống. Con chip có tên mã là Ibek Peak này giờ đây chịu trách nhiệm điều khiển 14 cổng USB 2.0, 8 làn PCI-Express x1, Gigabit LAN, HD audio và 6 cổng SATA-II. Riêng Core i5-750 cũng bị cắt đi tính năng hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng Hyper- Threading (HT) mới được phục hồi ở Core i7. Tuy cũng được tích hợp bộ điều khiển bộ nhớ vào ngay trong chip vi xử lý như Core i7, nhưng thay vì hỗ trợ 3 kênh bộ nhớ (triple- channel), các CPU Lynnfield chỉ hỗ trợ 2 kênh bộ nhớ (dual-channel). Có một sự cải tiến đặc biệt, bên cạnh kênh nối trực tiếp với bộ nhớ đã được tích hợp vào ngay nhân vi xử lý ở Core i7-900 Series (thay vì nằm ở bộ chipset như trước), dòng vi xử lý Lynnfield còn được tích hợp kênh riêng để làm việc thẳng với các card đồ họa giao tiếp PCI Express 2.0. Kênh này có thể hoạt động một mình với 16 làn và băng thông 16GB/s (với cấu hình 1 card đồ họa x16), hay tách làm 2 đường 8 làn và băng thông 8GB/s (khi gắn 2 card đồ họa theo công nghệ SLI và CrossFire). Điều nổi bật là Core i5 sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao tính trên chi phí. Nó cũng hỗ trợ tính năng tự động overclock Turbo Boost như Core i7, nhưng thay vì chỉ cho phép tăng hệ số (multiplier) thêm tối đa 2 cấp như ở Core i7-900 Series, Core i5-750 hỗ trợ tăng tới 4 cấp. Cụ thể là với tốc độ danh định 2,66GHz, Core i5-750 có hệ số 20x, nhưng có thể thiết đặt lên mức 24x để chạy với tốc độ 3,2GHz (tùy theo công suất nguồn và hệ thống tản nhiệt). Core i5 có công suất tiêu thụ điện năng TDP chỉ 95W so với 130W của Core i7-900 Series. Intel công bố rằng Core i5-750 (2,66GHz) chạy nhanh hơn Core 2 Quad Q9400 (2,66GHz) tới 20%. 1. Công nghệ Intel CPUCore i3, i5, i7 Công nghệ Intel CPUCore i3, i5, i7 - 29/11/2011 Trong những năm gần đây, công nghệ phần cứng máy tính phát triển một cách nhanh chóng, đặc biệt là công nghệ CPU (bộ xử lý trung tâm) của máy tính. Intel là một trong những công ty sản xuất CPU hàng đầu thế giới với các dòng CPU từ 386, 486, 586, Pentium I, II, III cho đến Core 2 dual và Core I, những dòng CPU này được nhiều hãng sản xuất máy tính trên thế giới chọn làm CPU cho máy tính PC. Riêng dòng sản phẩm CPU core I, gồm core I3, I5 và I7 được Intel cải tiến với tốc độ xử lý nhanh và hiệu quả. Bài viết này xin giới thiệu đến quý thầy/cô cùng các em SV những nội dung chú trọng đến CPU của hãng Intel, gồm: Quá trình phát triển của các dòng sản phẩm CPU công nghệ của Intel qua từng thời kỳ ; Cấu tạo và hoạt động của CPU; Những đặc trưng và ứng dụng của dòng sản phẩm CPU core I.(3, 5 và 7). Giới thiệu CPU được viết tắt từ cụm từ Central Processing Unit (đơn vị xử lý trung tâm), với chức năng xử lý các công việc tính toán và điều khiển hoạt động của máy tính. CPU được coi là đầu não của máy tính . 1. Lịch sử phát triển của CPU: Sự ra đời và phát triển của CPU từ năm 1971 cho đến nay với các tên gọi tương ứng với công nghệ và chiến lược phát triển kinh doanh của hãng Intel: CPU 4004, CPU 8088, CPU 80286, CPU 80386, CPU 80486, CPU 80586, Core i3, i5, i7. Tóm tắt qua sơ đồ mô tả: Lịch sử phát triển của CPU 2. Cấu tạo của CPU CPU được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác nhau và mỗi bộ phận có chức năng chuyên biệt gồm: o Control Unit (CU): Điều khiển các hoạt động bên trong CPU. o Đơn vị xử lý logic (ALU): Tính toán số nguyên và các phép toán logic (And, Or, Not, X-or). o Đơn vị xử lý số học (FPU): Tính toán số thực. o Bộ giải mã lệnh (IDU): Chuyển đổi các lệnh của chương trình thành các yêu cầu cụ thể. o Bộ nhớ đệm (Cache): Lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình xử lý. o Thanh ghi (Register): Chứa thông tin trước và sau khi xử lý. o Các bus vào - ra (I/O Bus): Hệ thống đường dẫn tín hiệu kết nối các thành phần của CPU với nhau và với bo mạch chủ (MB). 3. Phân loại CPU Phân loại theo kiến trúc thiết kế: o Core/Penryn: Conroe, Wolfdale, Kentsfield, Yorkfield  Kiến trúc Core có các cải tiến quan trọng như: Wide Dynamic Execution (khả năng mở rộng thực thi động).  Tính quản lý điện năng thông minh (Intelligent Power Capability).  Chia sẻ bộ nhớ đệm linh hoạt (Advanced Smart Cache): hai nhân shared cache L2, tăng dung lượng cache cho từng Core. o Sandy Bridge là tên mã của một bộ vi xử lý:  Đang được phát triển bởi Intel và dự kiến sẽ là kiến trúc tiếp nối Nehalem.  Được thiết kế dựa trên quy trình công nghệ 32nm từ Westmere (tên cũ là Nehalem-C) và áp dụng nó vào kiến trúc Sandy Bridge mới. Tên mã trước đây cho BXL này là Gesher. o Haswell là tên mã của một bộ vi xử lý:  Đang được phát triển bởi Intel và dự kiến sẽ là kiến trúc tiếp nối Sandy Bridge.  Được thiết kế dựa trên quy trình công nghệ 22nm và có kế hoạch tung ra dưới dạng sản phẩm thương mại vào năm 2012.  Sẽ là CPU đầu tiên của Intel đưa vào thực thi các lệnh FMA (Fused Multiply-Add). Phân loại theo công nghệ chế tạo: o Được chia làm nhiều công nghệ chế tạo từ 180nm cho đến ngày hôm nay là 22nm (sẽ ra đời vào tháng 12/2011) Công nghệ chế tạo CPU 4. Nhận biết các kí hiệu trên CPU Core I : Trên ký hiệu của CPU core I chúng ta thường thấy mã số sau đây: o Số 2 : được khoanh tròn màu đỏ cho biết core i3 này là thuộc đời 2. o Ý nghĩa của ký hiệu bằng chữ cái trong Core I đời 1: o Ý nghĩa của ký hiệu bằng chữ cái trong Core I đời 2: 5. Kiến trúc Bo mạch chủ (MB) qua các dòng CPU: 5.1. Kiến trúc MB dành cho CPU các đời CPU trước Core i3: Sơ đồ cấu tạo của MB cho CPU thông thường 5.2. Kiến trúc MB dành cho CPU intel từ Core i3, i5, i7: đã được tích hợp bộ điều khiển RAM và card màn hình bên trong CPU. Kiến trúc tổng quát hệ thống Lynnfield, Clarkdale và Kiến trúc tổng quát hệ thống Bloomfield Sơ đồ cấu tạo của MB 5.3. Bảng thông số kỹ thuật của CPU core i3, i5, i7 Các thông số của Core I3, I5 và I7 6. Công nghệ của CPU 6.1. Hyper Threading Technology (HTT): là công nghệ siêu phân luồng cho phép giả lập thêm CPU luận lý trong cùng một CPU vật lý, giúp CPU có thể xử lý được nhiều thông tin hơn. Mô tả xử lý HTT 6.2. Multi Core (đa nhân): Công nghệ chế tạo CPU có hai hay nhiều nhân, xử lý vật lý hoạt động song song với nhau, mỗi nhân đảm nhận những công việc riêng biệt nhau. Mô tả xử lý Multi Core 6.3. Intel® Turbo Boost: Là công nghệ nâng hiệu suất máy tính lên thêm 20%, giúp hệ thống hoạt động nhanh hơn và kéo dài thời lượng pin, bằng cách tự động điều chỉnh xung nhịp của từng nhân độc lập cho phù hợp với nhu cầu xử lý. Mô hình Turbo boost 7. Đặc trưng và ứng dụng của Core i3, i5, i7: 7.1 Đặc trưng: Core i3: Được intel cho ra đời theo từng bộ vi xử lý (BVXL) ứng với chủng loại của máy tính và theo từng kiến trung khác nhau. Sau đây là những kiến trúc cơ bản của từng dòng CPU core i: o Cho PC  Kiến trúc Clarkdale - nền tảng 32 nm.  Dựa trên Westmere.  Tất cả các tập lệnh hỗ trợ: MMX , SSE , SSE2 , SSE3 , SSSE3 , SSE4.1 , SSE4.2 , Enhanced Intel SpeedStep Technology (EIST), Intel 64 , XD bit (một bit NX thực hiện), Intel VT-x , Hyper-Threading , Smart Cache.  FSB đã được thay thế với DMI. o Cho Laptop:  Kiến trúc Arrandale - điện áp thấp - nền tảng 32 nm.  Dựa trên Westmere.  Tất cả các tập lệnh hỗ trợ: MMX , SSE , SSE2 , SSE3 , SSSE3 , SSE4.1 , SSE4.2 , Enhanced Intel SpeedStep Technology (EIST), Intel 64 , XD bit (một bit NX thực hiện), TXT , Intel VT , Hyper-Threading , Smart Cache.  FSB đã được thay thế với DMI. Core i5: o Cho PC:  Kiến trúc Clarkdale - nền tảng 32 nm  Tất cả các tập lệnh hỗ trợ: MMX , SSE , SSE2 , SSE3 , SSSE3 , SSE4.1 , SSE4.2 , Enhanced Intel SpeedStep Technology (EIST), Intel 64 , XD bit (một bit NX thực hiện), TXT , Intel VT-x , Intel VT-d , Hyper- Threading , Turbo Boost , Smart Cache và AES-NI.  i5-661 không hỗ trợ Intel VT-d.  FSB đã được thay thế với DMI.  Kiến trúc Lynnfield - nền tảng 45 nm  Dựa trên Nehalem  Tất cả các tập lệnh hỗ trợ: MMX , SSE , SSE2 , SSE3 , SSSE3 , SSE4.1 , SSE4.2 , Enhanced Intel.  SpeedStep Technology (EIST), Intel 64 , XD bit (một bit NX thực hiện), Intel VT-x , Turbo Boost , Smart Cache.  Hyper-Threading bị vô hiệu hóa. o Cho Laptop:  Kiến trúc Arrandale - điện áp thấp - nền tảng 32 nm  Dựa trên Westmere.  Tất cả các tập lệnh hỗ trợ: MMX , SSE , SSE2 , SSE3 , SSSE3 , SSE4.1 , SSE4.2 , Enhanced Intel SpeedStep Technology (EIST), Intel 64 [...]... SSE4.1 , SSE4.2 , Enhanced Intel SpeedStep Technology (EIST), Intel 64 , XD bit (một bit NX thực hiện), TXT , Intel VT , Hyper-Threading , Turbo Boost , Smart Cache Hình 9 Các CPU core I dùng cho máy Laptop So sánh đặc trưng của Intel CPU Core i3, i5,i7: CORE I3 CORE I5 CORE I7 Khả năng xử lý thông minh rõ ràng bắt đầu tại đây: o Xử Lý Đa Nhiệm Thông Minh nhờ Công Nghệ Intel Hyper-Threading... Enhanced Intel SpeedStep Technology (EIST), Intel 64 , XD bit (một bit NX thực hiện), TXT , Intel VT , Hyper-Threading , Turbo Boost , Smart Cache  FSB được thay thế bằng DMI Kiến trúc Arrandale - nền tảng 32 nm  Tất cả các tập lệnh hỗ trợ: MMX , SSE , SSE2 , SSE3 , SSSE3 , SSE4.1 , SSE4.2 , Enhanced Intel SpeedStep Technology (EIST), Intel 64 , XD bit (một bit NX thực hiện), TXT , Intel VT , Intel. .. Hiện nay i3, i5, i7 với 2 loại socket là 1156 và 1366 Trong đó loại CPU dùng Socket 1156 là nhiều nhất, còn loại 1366 chỉ còn ở CPU Core i7 920 2.66 GHz Core i3, i5, i7 cải thiện rất nhiều về tốc độ xử lý của máy tính vì có cấu tạo nhiều nhân, nhiều luồng xử lý hơn (4 nhân, 4 luồng hoặc 8 luồng) và thay vì lấy dữ liệu xử lý phải qua chip cầu bắc nhưng bây giờ thì lấy trực tiếp từ Ram vào CPU, xử lý... vào CPU, xử lý nhiều công việc hơn phục vụ được yêu cầu của người dùng Bên cạnh đó để phân biệt rõ về core i3, i5, i7 thì đối với core i3 không hỗ trợ công nghệ turbo boost cò core i5,i7 có hỗ trợ công nghệ nay đặc biệt là core i7 nó có cấu tạo 4 nhân và 8 luồng xử lý dữ liệu Tài liệu tham khảo o www .intel. com o Slide bài giảng môn Phần cứng máy tính, Khoa Mạng - Truyền Thông GV: Nguyễn Đức Công - Chủ... SSE4.2 , Enhanced Intel SpeedStep Technology (EIST), Intel 64 , XD bit (một bit NX thực hiện), TXT , Intel VT , Hyper-Threading , Turbo Boost , Smart Cache Kiến trúc Gulftown - nền tảng 32 nm  Dựa trên Westmere  Tất cả các tập lệnh hỗ trợ: MMX , SSE , SSE2 , SSE3 , SSSE3 , SSE4.1 , SSE4.2 , Enhanced Intel SpeedStep Technology (EIST), Intel 64 , XD bit (một bit NX thực hiện), TXT , Intel VT , Turbo... vời tích hợp sẵn Một số ứng dụng của dòng sản phẩm Core I: Core i3 được ứng dụng trong những máy tính cá nhân sử dụng đồ họa, xử lý công việc thông dụng và hỗ trợ trên công nghệ windows 64 bit với những chương trình đồ họa: photoshop CS4, Corel X4, Plash FX … loại này phù hợp cho những người dùng phổ thông: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng Core i5 thì được dùng nhiều hơn khi máy tính cần phải... trừ-430M hỗ trợ i5 AES-NI FSB đã được thay thế với DMI Core i5-520E có hỗ trợ bộ nhớ ECC và chia hai cổng PCI Cho PC: Kiến trúc Lynnfield - nền tảng 45 nm  Dựa trên Nehalem  Tất cả các tập lệnh hỗ trợ: MMX , SSE , SSE2 , SSE3 , SSSE3 , SSE4.1 , SSE4.2 , Enhanced Intel SpeedStep Technology (EIST), Intel 64 , XD bit (một bit NX thực hiện), TXT , Intel VT , Intel VT-d , HyperThreading , Turbo Boost , Smart...      Core i7: o    o    , XD bit (một bit NX thực hiện), TXT , Intel VT , Hyper-Threading , Turbo Boost , Smart Cache FSB đã được thay thế với DMI Kiến trúc Arrandale - nền tảng 32 nm Dựa trên Westmere Tất cả các tập lệnh hỗ trợ: MMX , SSE , SSE2 , SSE3 , SSSE3 , SSE4.1 , SSE4.2 , Enhanced Intel SpeedStep Technology (EIST), Intel 64 , XD bit (một bit NX thực hiện), TXT , Intel VT , Hyper-Threading... Nghệ Intel Turbo Boost 2.0 o Xử Lý Đa Nhiệm Thông Minh nhờ Công Nghệ Intel Hyper-Threading o Các tính năng đồ họa tuyệt vời tích hợp sẵn Khả năng xử lý thông minh rõ ràng cao nhất o Khả năng ép xung cho phép đạt được hiệu quả đáng sửng sốt o Tự động gia tăng tốc độ khi bạn cần bằng Công Nghệ Intel Turbo Boost 2.0 o Xử Lý Đa Nhiệm Thông Minh nhờ Công Nghệ Intel ... VT , Turbo Boost , HyperThreading , Smart Cache  Chỉ Core i7-980X sẽ có một khóa số nhân Cho laptop: Kiến trúc Arrandale - điện áp thấp - nền tảng 32 nm  Dựa trên Westmere  Tất cả các tập lệnh hỗ trợ: MMX , SSE , SSE2 , SSE3 , SSSE3 , SSE4.1 , SSE4.2 , Enhanced Intel SpeedStep Technology (EIST), Intel 64 , XD bit (một bit NX thực hiện), TXT , Intel VT , Hyper-Threading , Turbo Boost , Smart Cache . doanh của hãng Intel: CPU 4004, CPU 8088, CPU 80286, CPU 80386, CPU 80486, CPU 80586, Core i3, i5, i7. Tóm tắt qua sơ đồ mô tả: Lịch sử phát triển của CPU 2. Cấu tạo của CPU CPU được cấu tạo. Intel CPU Core i3, i5, i7 Các dòng chip mới của Intel sẽ mang thương hiệu đơn giản là Core i3 (cơ bản), Core i5 (tầm trung) và Core i7 (cao cấp). Cụ thể hơn, chip. sánh đặc trưng của Intel CPU Core i3, i5,i7: CORE I3 CORE I5 CORE I7 Khả năng xử lý thông minh rõ ràng bắt đầu tại đây: o Xử Lý Đa Nhiệm Thông Minh nhờ Công Nghệ Intel Hyper-Threading o

Ngày đăng: 28/06/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w