1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Pháp Luật Đại Cương Đề Tài Tìm Hiểu Về Việc Xác Định Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Và Phân Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.pdf

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Việc Xác Định Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Và Phân Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc My
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 3,99 MB

Nội dung

những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hônnhân; trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêngcủa mỗi bên sau khi chia tài sản chung được quy định tại khoản1

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: “TÌM HIỂU VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG VÀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY

HÔN”

Nhóm học phần: 010100500407 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc My

Mã số sinh viên: 1954030091 Lớp: QL19B

TP Hồ Chí Mi h à 03 há 05 ă 2020

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

6 VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Mục tiêu của Tiểu luận 6

3 Phương pháp nghiên cứu 6

4 Nội dung nghiên cứu 7

5 Kết cấu tiểu luận 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 8

1.1 Khái niệm và đặc điểm về tài sản chung của vợ chồng 8

1.2 Cơ sở pháp lý 9

1.3 Cách xác định tài sản chung của vợ chồng 9

1.3.1 Xác định tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận 9

1.3.1.1 Xác định tài sản vợ chồng dựa vào văn bản thỏa thuận về tài sản riêng của vợ chồng 9

1.3.1.2 Xác định tài sản của vợ chồng khi thỏa thuận về chế độ tài sản không đầy đủ, rõ ràng 10

1.3.2 Xác định tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng áp dụng chế độ tài sản theo luật định 12

1.4 Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung 14

CHƯƠNG 2: PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 15

2.1 Các nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 15 2.1.1 Theo hoàn cảnh của gia đình vợ chồng và công sức đóng góp15 2.1.2 Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự 15

2.1.3 Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp 15

Trang 4

2.1.4 Chia tài sản bằng hiện vật hoặc giá trị 16

2.1.5 Xem xét lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền nghĩa vụ của vợ chồng 17

2.2 Cách thức phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn .18 2.2.1 Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo thỏa thuận 18

2.2.2 Phân chia tài sản chung của vợ chồng theo luật định 19

2.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

20 2.3.1 Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng 20

2.3.2 Một số trường hợp giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn21 2.3.2.1 Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình 21

2.3.2.2 Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn 21

2.3.2.3 Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật đất đai 22

2.3.2.4 Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh 23

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG VÀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG – CÁC HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 24

3.1 Một số vướng mắc 24

3.1.1 Về việc xác định tài sản chung của vợ chồng 24

3.1.2 Về việc phân chia tài sản 25

3.2 Các hướng hoàn thiện pháp luật 27

3.2.1 Quy định về xác định tài sản chung của vợ chồng 27

3.2.2 Quy định về nguyên tắc chia tài sản chung sau khi ly hôn .28 3.2.3 Hoàn thiện quy định về pháp luật tố tụng 29

3.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn 30

KẾT LUẬN 31

Trang 5

Danh mục tài liệu tham khảo 32

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hôn nhân luôn là đề tài quan trọng của xã hội Trên thực

tế, ai cũng mong muốn được kết hôn và sống với người mình yêu đến đầu bạc răng long Nhưng khi đời sống hôn nhân khôngthể duy trì được nữa thì ly hôn là giải pháp cần thiết cho cả đôi bên vợ chồng Ly hôn giúp giải thoát cho các cặp vợ chồng khỏi những mâu thuẫn, xung đột để giúp cả hai đi tìm cho mình những hạnh phúc riêng Tuy nhiên, do trong thời kỳ hôn nhân vợchồng thường không quan tâm đến việc phân định tại sản nào

là của chung của riêng; đến khi ly hôn phân chia tài sản thì những vấn đề về tranh chấp bắt đầu xảy ra, tài sản riêng của vợhoặc chồng biến thành tài sản chung của cả hai, làm mất quyềnlợi của một hoặc hai bên Chính vì vậy việc tìm hiểu về các văn bản quy phạm pháp luật về hôn nhân rất là quan trọng và cần thiết Nó giúp bản thân chúng ta nâng cao hiểu biết để bảo vệ lợi ích của chính mình Đồng thời, cũng là căn cứ để Tòa án giải quyết các vụ việc ly hôn một cách thấu tình đạt lý

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc tìm hiểu các văn bảnquy phạm pháp luật về hôn nhân nên tôi đã chọn đề tài “ Tìm hiểu về việc xác định tài sản chung của vợ chồng và phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn” để nghiên cứu

2 Mục tiêu của Tiểu luận

Tiểu luận thực hiện nhằm 3 mục tiêu:

-Nghiên cứu những quy định hiện hành về việc xác định tàisản chung của vợ chồng và phân chia tài sản chung vợ chồngkhi ly hôn

-Nghiên cứu cách áp dụng các quy định xác định tài sản vợchồng khi ly hôn theo pháp luật vào thực tế Qua đó, thấy đượccác vướng mắc, bất cập khi áp dụng các nguyên tắc xác định tàisản vợ chồng khi ly hôn

-Từ những phân tích nội dung và nghiên cứu thực tiễn đưa

ra các hướng hoàn thiện pháp luật về việc xác định tài sảnchung vợ chồng và phân chia tài sản chung khi ly hôn

3 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp đối

Trang 7

chiếu, tham khảo các tài liệu…, mô hình hóa những vụ việc Tòa

án đã giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi lyhôn từ các tác giả khác Ngoài ra, tôi còn nghiên cứu các bàiviết, tham luận của một số tác giả để tổng hợp thành các nộidung của từng mục trong các chương 1, 2, 3

4 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ các nội dung

cơ bản sau:

- Các vấn đề cơ bản về việc xác định tài sản chung của

vợ chồng như khái niệm, đặc điểm, cơ sở pháp lý, quyền vànghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung

- Phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

- Các vướng mắc trong quá trình xác định và phân chiatài sản chung khi ly hôn và các hướng hoàn thiện pháp luật

5 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Tiểu luận được cơ cấugồm 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về việc xác định tài sản chung của vợ chồng

1.1 Khái niệm, đặc điểm tài sản chung của vợ chồng1.2 Cơ sở pháp lý

1.3 Cách xác định tài sản chung của vợ chồng

1.4 Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chungChương 2: Phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôntheo pháp luật Việt Nam

2.1 Các nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

2.2 Cách thức phân chia tài sản chung của vợ chồng khi

Trang 8

3.2 Các hướng hoàn thiện pháp luật

Trang 9

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH

TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

1.1 Khái niệm và đặc điểm về tài sản chung của vợ chồng

*Một số khái niệm ( Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014) [1]

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn

Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hônnhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phátsinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định củaLuật này

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng vớinhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng

ký kết hôn

Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợchồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứthôn nhân

• Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy địnhcủa pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa

vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên kháctrong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệhôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn

đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình

• Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án,

quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án

• Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có

trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng choriêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ,chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tàisản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác màtheo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng làtài sản riêng của vợ, chồng Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sảnriêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tạikhoản 1 Điều 33 và khoảng 1 Điều 40 của Luật HN&GĐ

• Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo

ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và

Trang 10

những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hônnhân; trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêngcủa mỗi bên sau khi chia tài sản chung được quy định tại khoản

1 Điều 40 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; tài sản mà

vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tàisản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung Quyền sửdụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chungcủa vợ chồng, trừ trường hợp vợ, chồng được thừa kế riêng,được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tàisản riêng (Điều 33 Luật HN&GĐ)

*Đặc điểm tài sản chung của vợ chồng theo quy định pháp luật như sau:

• Tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữuchung hợp nhất, được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đìnhthực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng [1]

• Phần tài sản nào là của vợ, phần tài sản nào là của chồngtrong khối tài sản chung hợp nhất bình thường không thể xácđịnh được, chỉ khi nào có sự phân chia tài sản chung của vợchồng thì mới xác định được phần tài sản nào của từng ngườitrong khối tài sản đó Quyền sở hữu của vợ hoặc chồng đối vớiphần tài sản chung là như nhau dù có thể sự đóng góp của vợchồng vào việc xây dựng khối tài sản chung không ngang bằngnhau do điều kiện sức khỏe, đặc điểm công việc hay nghềnghiệp

• Tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do cảhai vợ chồng trực tiếp tạo ra có thể chỉ do vợ hoặc chồng tạo ratrong thời kỳ hôn nhân [12]

• Vợ chồng có quyền thỏa thuận hoặc ủy quyền cho đốiphương quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

• Tài sản chung của vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụngchế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc chế độ tài sản theo luậtđịnh.[1]

• Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏathuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thìtài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sảnnày [2]

1.2 Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý quy định tài sản chung của vợ chồng là

Trang 11

• Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13

• Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một sốđiều và biện pháp thi hành Luật về hôn nhân và gia đình

• Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

1.3 Cách xác định tài sản chung của vợ chồng

1.3.1 Xác định tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận

Chế độ tài sản theo thỏa thuận là việc vợ, chồng thỏathuận với nhau về việc xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụđối với tài sản của họ Thỏa thuận này được thể hiện dưới dạngvăn bản[1] (dưới nhiều tên gọi: hôn ước, hợp đồng tiền hônnhân hay thỏa thuận trước hôn nhân…) Vợ chồng có thể lựachọn một trong các chế độ tài sản do pháp luật quy định hoặc

tự thiết lập một chế độ riêng với điều kiện không trái với phápluật

Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thìnếu vợ chồng lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận

mà thỏa thuận này phù hợp với quy định của luật này thì việcxác định tài sản của vợ chồng khi ly hôn được giải quyết theothỏa thuận của vợ chồng

1.3.1.1 Xác định tài sản vợ chồng dựa vào văn bản thỏa thuận về tài sản riêng của vợ chồng

Điều 47 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định

về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng như sau:

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sảntheo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được đặt trước kết hôn,bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực Chế độtài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngàyđăng ký kết hôn.[1]

Khoảng 1, Điều 48 của Luật hôn nhân và gia đình năm

2014 quy định về nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tàisản của vợ chồng như sau:

Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản baogồm:

Trang 12

•Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của

vợ chồng;[1]

• Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung, tàisản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầuthiết yếu của gia đình;[1]

• Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khichấm dứt chế độ tài sản;[1]

• Nội dung khác có liên quan.[1]

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CPngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều vàbiện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình quy định về xácđịnh tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận như sau:

Trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồngtheo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tàisản theo một trong các nội dung sau đây:

• Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tàisản riêng của vợ, chồng;[3]

• Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng

mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặctrong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;[3]

• Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tàisản do vợ chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hônnhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;[3]

• Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.[3]

Ví dụ: Trước khi kết hôn mỗi bên vợ chồng với tư cách là cánhân tham gia các hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xãhội: học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh…để tạo lập cuộcsống và chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống hôn nhân Tàisản của mỗi bên có trước khi kết hôn có thể là thu nhập từ laođộng, từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, có thể dongười khác chuyển dịch quyền sở hữu thông qua các giao dịchhợp pháp Theo quy định những tài sản đó phải thuộc sở hữuriêng của vợ, chồng Đồng thời trong thời kỳ hôn nhân với quanniệm “của chồng công vợ” và xuất phát từ nhu cầu chung lợi íchchung của gia đình là tối cao tài sản của vợ, chồng được phápluật thừa nhận và bảo vệ là vì mục đích đó, nên tất cả tài sảncủa vợ, chồng có trước và trong thời kỳ hôn nhân được vợ,

Trang 13

chồng thỏa thuận đều là tài sản chung Khi vợ chồng ly hôn khốitài sản chung đó sẽ được chia đôi cho mỗi bên vợ, chồng.

1.3.1.2 Xác định tài sản của vợ chồng khi thỏa thuận

về chế độ tài sản không đầy đủ, rõ ràng

Khoản 2 điều 48 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quyđịnh: “Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phátsinh những vấn đề chưa được vợ, chồng thỏa thuận hoặc thỏathuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các Điều 29, 30,

31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sảntheo luật định.”

Thứ nhất, về quy tắc chung của chế độ tài sản vợ chồng,

Điều 29 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

• Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trongviệc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thunhập.[1]

• Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứngnhu cầu thiết yếu của gia đình.[1]

• Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng

mà xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, giađình và của người khác thì phải bồi thường.[1]

Với tư cách là đồng chủ sở hữu vợ, chồng bình đẳng vớinhau khi thực hiện quyền sở hữu với tài sản chung Vấn đề bìnhđẳng trong quyền sở hữu đối với tài sản chung được thể hiện cụthể ở ba quyền năng: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sảnphù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 219 Bộ luật dân sự năm

2005 Trong gia đình vợ và chồng đều có quyền nắm giữ, quản

lý tài sản thuộc sở hữu chung, đều có quyền khai thác côngdụng, hưởng lợi ích từ tài sản cũng như quyền định đoạt số phậncủa tài sản đó

Vợ chồng phải có sự bàn bạc thỏa thuận sử dụng tài sảnchung nhằm đảm bảo đời sống chung gia đình, sao cho việc sửdụng, định đoạt tài sản chung đem lại lợi ích nhiều nhất trongcuộc sống chung vợ chồng, đảm bảo nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáodục các con cũng như quyền lợi của các thành viên khác tronggia đình như: mua bán lương thực, thực phẩm, vật phẩm tiêudùng thiết yếu, tham gia các dịch vụ thể thao, du lịch, giải trívăn hóa, nghệ thuật…[6]

Trang 14

Đối với những giao dịch thông thường, liên quan đếnnhững tài sản không lớn nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếuhàng ngày của gia đình thì hành vi xử sự của vợ chồng khi địnhđoạt tài sản chung đó luôn được coi là có sự thỏa thuận đươngnhiên của vợ và chồng dù chỉ có một trong hai bên định đoạt.

Ví dụ: Vợ, chồng dùng tiền bạc tài sản chung đảm bảo nhucầu vừa ăn, ở, học hành, chữa bệnh… thì giao dịch này luônđược coi là đã có sự thỏa thuận đương nhiên của vợ, chồng.Trong những trường hợp vì lý do chính đáng và hoàn cảnhriêng của từng gia đình mà có thể vợ hoặc chồng không trựctiếp tạo ra tài sản mà chỉ lao động trong gia đình như làm nộitrợ, chăm sóc con thì quyền sở hữu của họ đối với tài sản chungvẫn an toàn với người kia lao động trong gia đình của vợ chồngcũng được coi là lao động có thu nhập

Thứ hai, giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của

vợ chồng thì việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liênquan đến nhà phải có sự thỏa thuận của vợ chồng Trong trườnghợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ chồng thì chủ sở hữu cóquyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tàisản đó nhưng phải đảm bảo chỗ ở cho vợ chồng [44 điều 31]

1.3.2 Xác định tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng áp dụng chế độ tài sản theo luật định

Để xác định tài sản chung của vợ chồng theo luật định thìcăn cứ vào các yếu tố sau:

Thứ nhất, thời kỳ hôn nhân-căn cứ xác định tài sản chung

của vợ chồng:

Theo quy định trên ta thấy căn cứ quan trọng nhất khi xácđịnh tài sản là tài sản chung của vợ chồng hay không là sự rađời và tồn tại quan hệ vợ chồng - thời kỳ hôn nhân Tuy nhiên,theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014, các quan hệ xác lậptrước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hônnhân gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết [42 khoản 1Điều 131] Quy định này nhằm giải quyết hậu quả còn tồn đọng

do tình trạng hôn nhân thực tế trong xã hội trước khi có luật hônnhân gia đình năm 2000 và luật hôn nhân gia đình năm 2014

Đó là tình trạng nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng chỉđược gia đình tổ chức đám cưới theo tập quán mà chưa đăng ký

Trang 15

kết hôn Nhằm tạo cơ sở pháp lý để tòa án giải quyết các tranhchấp về những nhân thân và tài sản giữa vợ chồng và các thànhviên trong gia đình.

Nếu nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ trướcngày 3 tháng 1 năm 1987; họ tuân thủ đầy đủ các điều kiện kếthôn khác chỉ vi phạm thủ tục đăng ký kết hôn thì quan hệ hônnhân của họ được coi là hôn nhân thực tế trong trường hợp này

họ được pháp luật công nhận quan hệ vợ chồng kể từ ngày

“sống chung với nhau như vợ chồng”.

Nếu nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 3tháng 1 năm 1987 đến ngày 1 tháng 1 năm 2001 nếu họ có đủđiều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì họ có nghĩa

vụ đăng ký kết hôn đến hết ngày 1 tháng 1 năm 2003 Nếu họđăng ký kết hôn trong thời gian này thì hôn nhân của họ đượcxác nhận từ ngày họ sống chung với nhau như vợ chồng, nếu họkhông thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn trong thời hạn nàytheo quy định pháp luật thì họ không được công nhận là vợchồng

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2001 trở đi, trừ hai trường hợptrên thì thời kỳ hôn nhân được tính kể từ ngày nam nữ đăng kýkết hôn theo quy định của pháp luật

Ngày chấm dứt hôn nhân là ngày vợ, chồng chết hoặc bịtòa án tuyên bố là đã chết Trong trường hợp ly hôn thì quan hệ

vợ chồng chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định tòa án xácđịnh việc ly hôn của họ có hiệu lực pháp luật

Như vậy căn cứ để xác định là tài sản chung của vợ chồngtrước hết phải dựa trên cơ sở “thời kỳ hôn nhân” của vợ chồng.Toàn bộ tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân nàyđược coi thuộc khối tài sản chung của vợ chồng từ trường hợp

vợ chồng thực hiện phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhântheo quy định tại Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014hoặc có thỏa thuận tài sản của vợ chồng mà quy định khác

Thứ hai, dựa vào nguồn gốc tài sản:

Tài sản do vợ chồng tạo ra thu nhập do lao động hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân.

Đây là tài sản chủ yếu, quan trọng trong khối tài sản chungcủa vợ chồng Tài sản do vợ chồng tạo ra có thể là tự tay vợchồng làm ra thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể như nhà cửa,

Trang 16

vật dụng trong gia đình Hiểu theo nghĩa rộng tài sản do vợchồng tạo ra không chỉ là những tài sản do chính tay họ tạo ra

mà còn là những tài sản mà vợ chồng bỏ tiền, vàng, công sức

để mua hoặc đổi được

Thu nhập của vợ chồng gồm nhiều loại nhưng thu nhập dolao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh là thu nhập ổn định,

cơ bản về chủ yếu Trong đời sống xã hội ngày nay thu nhập chủyếu của các cặp vợ chồng thường là tiền lương, tiền công laođộng, những thu nhập và tài sản do vợ chồng làm kinh tế giađình hoặc lợi nhuận thông qua việc sản xuất kinh doanh

Các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Có thể là khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiềntrợ cấp, tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theoquy định của Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu,

bị chìm đắm hoặc bị vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc gia cầm

bị thất lạc, vật nuôi dưới nước

Như vậy, chỉ những tài sản có nguồn gốc hợp pháp do vợchồng tạo ra hoặc được xác lập quyền sở hữu trong thời kỳ hônnhân mới là tài sản chung của vợ chồng

Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung

Việc vợ chồng được tặng, cho chung hay thừa kế tài sản từcha mẹ là khá phổ biến trong thực tiễn hiện nay Trường hợp thứnhất, vợ chồng được thừa kế chung là trường hợp thừa kế theo

di chúc Trường hợp thứ hai, vợ chồng cùng được hưởng thừa kế

có thể xảy ra ở cả thừa kế theo di chúc và thừa kế theo phápluật, nếu vợ chồng được thừa kế theo di chúc thì trường hợp này

để lại di sản lập di chúc thể hiện ý chí trong đó nêu rõ phần disản dành cho vợ phần di sản dành cho chồng hoặc vợ chồngđược thừa kế theo pháp luậtvợ chồng cùng hàng thừa kế vàcùng được hưởng phần di sản bằng nhau nhưng do mỗi phần disản mà mỗi người được hưởng được xác định riêng nên lại tàisản riêng của vợ chồng Như vậy thừa kế chung của vợ chồngchỉ xuất hiện trong thừa kế theo di chúc mà không xuất hiện ởthừa kế theo pháp luật

Thứ ba, tài sản chung do áp dụng nguyên tắc suy đoán

Trang 17

Theo nguyên tắc này nếu không có chứng cứ chứng minhtài sản của vợ chồng có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bênthì tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ chồng [42 khoản

3 Điều 33] Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở ưu tiên vàhướng tới bảo vệ lợi ích chung của gia đình

1.4 Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung

Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việcchiếm hữu, sử dụng và định đoạt khối tài sản chung Quyềnbình đẳng của vợ chồng đối với khối tài sản chung thể hiệntrong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liênquan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duynhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinhdoanh, phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận khi đó mới cógiá trị pháp lý

Trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung,pháp luật quy định phải có sự bàn bạc, thỏa thuận giữa hai vợchồng Trong trường hợp ủy quyền cho nhau thì người được ủyquyền có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chungtrong phạm vi được ủy quyền Được ủy quyền phải được thànhlập văn bản có chữ ký của cả vợ và chồng Và người được ủyquyền phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu sửdụng và định đoạt tài sản chung (khoản 3 Điều 37, khoản 2Điều 35 của Luật hôn nhân và gia đình 2014)[1]

Vợ, chồng có nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sảnriêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ranguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.[1]

Trong trường hợp vợ chồng sống cách xa nhau vì lý dochính đáng, các quyền và nghĩa vụ của họ đối với tài sản chung

sẽ không bị ảnh hưởng

Trang 18

CHƯƠNG 2: PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Khi xác định được tài khoản nào là tài sản chung của vợ chồng thì việc phân chia như thế nào cho hợp tình hợp lý, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và nhu cầu thực tế sử dụng của vợ chồng là một điều quan trọng

Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại các khoản khoảng 2,

3, 4, 5 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 như sau:

2.1 Các nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

2.1.1 Theo hoàn cảnh của gia đình vợ chồng và công sức đóng góp

Hoàn cảnh của gia đình và của vợ chồng là điều kiện kinh

tế của gia đình, tình trạng sức khỏe, công việc, tuổi tác của các

cá nhân trong gia đình và của vợ chồng Công sức đóng góp là những đóng góp của các bên vào việc tạo lập, giữ gìn, phát triển tài sản chung…

Yêu cầu xem xét hoàn cảnh gia đình là một quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2014, quy định này sẽ giúp bảo vệ quyềnlợi của những người sống chung cùng gia đình khi vợ chồng ly hôn

2.1.2 Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự

Hệ thống pháp luật của nước ta nói chung và luật HN&GĐ nói riêng luôn đứng trên lập trường bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ

và các con, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bà mẹ thực hiện tốt thiên chức của mình Phụ nữ sau khi ly hôn thường dễ tổn thương, họ gặp nhiều khó khăn trong việc làm quen với cuộc sống sau ly hôn Những người con chưa thành niên là đối tượng cần quan tâm vì những đứa trẻ này có nhận thức về cuộc sống chưa đầy đủ, dễ rơi vào tình trạng buồn chán, tự ti, những đứa

con dễ mất đi niềm tin, chỗ dựa khi mà bố mẹ họ bị “tan đàn xẻ

nghé” Những người con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất

năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không

có tài sản để tự nuôi mình cũng là một trong những đối tượng cần sự quan tâm đặc biệt bởi họ không tự nuôi sống được bản

Trang 19

thân, hơn hết họ cần sự giúp đỡ, yêu thương của những người thân trong gia đình đặc biệt là bố mẹ.

Việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người tàn tật saukhi ly hôn là quy định thể hiện tính nhân đạo của pháp luật và bản chất tốt đẹp của nhà nước ta

2.1.3 Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền sản xuất kinh doanh các ngành nghề phù hợp với khả năng, chuyên môn của mình Vợ chồng có thể mở cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc dùngmột phần tài sản chung sử dụng vào mục đích kinh doanh với người khác tạo ra thu nhập cho gia đình Vợ, chồng khi tham giaquan hệ này với người khác có thể nhân danh vợ chồng hoặc nhân danh bản thân mình nhằm đảm bảo cuộc sống chung của

vợ, chồng và của gia đình Vì vậy, tài sản chung của vợ chồng

có thể là toàn bộ tài sản dùng để sản xuất kinh doanh hoặc mộtphần vốn trong các doanh nghiệp, trong các thành phần kinh tế

và các tư liệu sản xuất thể hiện dưới dạng vật chất khác của tài sản theo tính chất là động sản hay bất động sản.[10]

Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi giải quyết ly hôn

có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh, hoạt động nghề nghiệp của một bên và ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba cùng tham gia sản xuất, kinh doanh

Vì vậy, quy định này tạo điều kiện cho các bên sau khi ly hôn vẫn đảm bảo được việc sản xuất kinh doanh bình thường, duy trì sự phát triển về kinh tế

Ví dụ: Ông H tham gia góp vốn vào thành lập Công ty TNHH A hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Vợ chồng ông thốngnhất dùng chiếc xe ôtô 4 chỗ trị giá 2 tỷ đồng là tài sản chung của vợ chồng để tham gia góp vốn vào Công ty A Công ty A dùng chiếc xe này là phương tiện vận chuyển cho hoạt động đi lại của lãnh đạo công ty Trong trường hợp này, ông H đã dùng tài sản chung của vợ chồng để tham gia vào hoạt động kinh doanh, tạo ra thu nhập là tài sản chung của vợ chồng Khi giải quyết ly hôn, việc chia tài sản chung của vợ chồng được giải quyết trên nguyên tắc chia đôi nhưng có xem xét đến việc đảm bảo lợi ích chính đáng của ông H trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ông H có thể tạo ra thu nhập Vì vậy, nếu vợ chồng không thỏa thuận được vấn đề tài sản, Tòa án sẽ ưu tiên giao

Ngày đăng: 02/10/2024, 16:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN