ÍT CHIẾN TRANH, NHIỀU SUY TƯ VÀ ĐÔI PHẦN LƠ ĐÃNG pot

10 250 0
ÍT CHIẾN TRANH, NHIỀU SUY TƯ VÀ ĐÔI PHẦN LƠ ĐÃNG pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ÍT CHIẾN TRANH, NHIỀU SUY ĐÔI PHẦN ĐÃNG ĐẬU NGỌC KHÁNH-quá tải-sơn dầu Đấy là nội dung ư -Tại sao lại như vậy? Câu trả lời chắc chắn là: đúng vậy, vì triển lãm này không phải để thi không có giải thưởng. Chúng ta cứ thử nghĩ lại mà xem. Đa số các cuộc thi, triển lãm của chúng ta đều có giải. Đoạt giải đồng nghĩa đi với danh vọng m ột chút tiền. Ai cũng có chung một suy nghĩ làm thế nào để dễ đoạt giải. Đề tài chiến tranh sẽ được ưu tiên hàng đầu, kế đến nó là ô nhiễm môi trường, sau tiếp là suy đồi đạo đức toàn vấn đề nhức nhối của xã hội. Vẽ kiểu này dễ ăn giải lắm. Triển lãm này lại không có giải, tiền thì rất tượng trưng chắc chắn nhiều hoạ sĩ sẽ gửi cái gì h ọ mới vẽ, họ thích hoặc bản thân họ đang có sẵn. Một số hoạ sĩ chuyên vẽ sơn dầu rất có tiếng có giá trên thị trường thì h ơi đâu mà quan tâm ba cái vụ lẻ tẻ . thành ra là triển lãm không có mấy khuôn mặt thuộc dạng HOT của các gallery, không thấy bóng dáng một số hoạ sĩ trẻ đang được chú ý nhưng bù lại rất nhiều hoạ sĩ chưa có tên tuổi được tự tin giới thiệu tác phẩm của mình. Vì không có giải thưởng nên hơn 100 tác phẩm trưng bày trong triển lãm (không kể tới gần 900 các tác phẩm bị loại) đều có chủ đề nhẹ nhàng, yên bình, nhiều suy lắm nỗi niềm. Khi tâm lý sáng tác không bị lên gân bị chi phối bởi các yếu tố khác thì có một điều hơi buồn là suy nghĩ trong tác phẩm của nhiều hoạ sĩ đơn giản quá. Hình như họ không có quan điểm gì để bộc lộ với xã hội. “Đơn giản” ở đây không phải là hình thức mà chính là ở cách đặt vấn đề cho câu chuyện, cho quan điểm xã hội của họ. Nếu vẽ quá đơn giản khi xem tranh cứ trôi tuồn tuột, không nhiều cảm xúc đọng lại. Sự thông minh, tính hài hước những khoảng khắc đẹp là những điều người hâm mộ mong chờ từ các họa sĩ. Bạn thử nghĩ xem, liệu bạn có ấn tượng không nếu bạn gặp gỡ chuyện tr ò với một cô gái nhan sắc bình thường, ăn mặc bình thường nói chuyện cũng bình thường nốt. Không đến nỗi chán nhưng mà c ũng chẳng vui. Xinh tươi hay sexy thì không bàn tới rồi nhưng nếu mà xấu một cách ấn tượng thì cũng có cái để mà nói bình thường quá đồng nghĩa là ít cái để bàn, để “buôn” thì người xem sẽ rất nhanh chán. Sự hiện diện không nhiều của bức tranh siêu thực trừu ợng khiến phong cách này trở nên lạc điệu so với toàn bộ triển lãm. Xu hướng hiện thực dường như đang hiện hữu chiếm nhiều ưu thế hơn. bây giờ, không bàn tới sáng tạo kỹ thuật, xử lý khôn ngoan hay hợp lý khi sử dụng chất liệu của các hoạ sĩ nữa mà trong triển lãm này vấn đề tôi muốn đặt ra: chính là duy, là cảm xúc, là khám phá đời sống, là quan điểm cá nhân về xã hội của họ. Đọc tranh ở những tác phẩm có vấn đề? Có vấn đề chính là có quan điểm. Những tác phẩm ấy phải có chiều sâu của duy, có tâm trạng của câu chuyện. ở đây, những tác phẩm có chiều sâu về duy còn quá ít. Đếm nhanh trên đầu ngón tay chỉ có trên một chục tác phẩm vừa tốt về nội dung, vừa tốt về kỹ thuật cách xử lý nội dung. ấn tượng đầu tiên của tôi chính là bức Quá tải của Đậu Ngọc Khánh. Câu chuyện trong tác phẩm cũng chỉ đơn giản là hình vẽ một chiếc cột điện bê tông mỏng manh (kiểu cột điện có từ thời bao cấp) nhưng trên mình nó là nhằng nhịt dậy điện, dây điện thoại, dây internet với vô số hộp cơ man nào là loa phóng thanh (loại chuyên dùng cho bản tin của các phường). Tóm lại là vô cùng lộn xộn, tức mắt chưa hợp lý. Đây chính là hình ảnh xã hội hiện tại của chúng ta. Cũ, mới đan xen. Thật, giả lẫn lộn. Cái hợp lý, cái bất hợp lý đều cùng chung ở một nền tảng cũ. Điều này có th ể hiểu cả về kinh tế lẫn văn hoá. Hòa sắc mềm mại trên nền xám nhẹ khiến bức tranh nhẹ nhàng rất nhiều rất sâu ở trong cảm nhận. Tác giả đã rất khôn ngoan khi trình bày quan điểm của cá nhân về xã hội một cách chính xác chỉ qua hình ảnh cái cột điện. Những ngày biển động của Trần Gia Bích cũng gây xúc động lòng người. Những cái cổ nghển dài lên, những đôi bàn chân kiễng lên hết cỡ của những người phụ nữ, những đứa trẻ trên bờ biển động để ngóng chồng, ngóng cha là câu chuyện cảm động của tình gia đình trong cái bi thương , cái lo âu của thiên tai trên con đường mưu sinh. Hình ảnh trên quen thuộc lắm. Vì m ỗi khi có cơn bão lớn tràn vào thì trên báo, đài, tivi những hình ảnh đẫm nước mắt trên lại liên tục xuất hiện với tần suất liên tục. Những con số người chết mất tích tăng lên từng ngày. Hay Nỗi niềm của Nguyễn Quang Hưng lại là câu chuyện về giữ gìn văn hoá, về bản sắc dân tộc. Hình ảnh cụ già ngồi buồn thiu cô độc bên mấy con tò he mới lạc lõng làm sao khi mấy cô bé, cậu bé (vùng cao) dán mắt vào trò chơi điện tử. Trò chơi điện tử thì rõ ràng là hấp dẫn hơn rất nhiều. Mấy con tò he đơn điệu kia sánh sao nổi. Truyền thống dân gian của chúng ta cũng vậy, rất khó lòng cưỡng lại những văn hoá ngoại lai sôi động hi ện đại hơn rất nhiều. Hưng đang phản ánh một thực trạng lo ngại khi văn hoá dân tộc bị lai tạp. Vấn đề này đang tồn tại ở những nước đang phát triển cả ở những nước đã phát triển. Cách đây hai năm khi triển lãm Come in của Đức diễn ra tại trường ĐHMTHN thì tác ph ẩm sắp đặt có cái cổng dựng theo biểu tượng của hãng đồ ăn nhanh Macdonal cái quầy ăn hình vòng cung trên đó dán rất nhiều hình ảnh của các quán ăn nhanh của Macdonal trên toàn nước Đức châu Âu đã gây được nhiều chú ý. Tác giả của nó bày tỏ mối lo ngại về lối sống thực dụng quá công nghiệp của người Mỹ sẽ ảnh hưởng tới giới trẻ Đức, khiến họ quên nền văn hoá lịch sử lâu đời của mình. Ngay cả ở một đất nước danh giá có lịch sử lẫy lừng như Đ ức cũng luôn muốn gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. Bùi Văn Kiên với Mùa gặt cũng là tác ph ẩm có cá tính mạnh khi bắt đầu câu chuyện tưởng chừng rất đơn giản với hình ảnh một cái xe đạp thồ. Xe đã được “độ” lại bằng những thanh tre ngang dọc với vô số thúng mẹt, xảo để chở lúa. Cánh đồng óng vàng trĩu nặng đằng xa là niềm vui, là sự phấn khích, là kết quả của vụ mùa bội thu cũng là sự nhọc nhằn khi ngư ời nông dân vẫn phải chịu phương thức gặt hái, thu lượm cũ kỹ có từ hàng nửa thế kỷ nay. Xã hội đã tiến rất xa với internet tốc độ cao ở thành thị nhưng dư ờng như ở nông thôn, thời gian vẫn đang dừng lại. Hình ảnh những chiếc máy gặt đập liên hợp mà ta vẫn xem trên tivi từ cách đây mấy chục năm ở những bộ phim từ thời Liên Xô cũ vẫn chưa thấy hiện diện ở nước ta. Bốn tác phẩm trên theo tôi là tốt ở cách: đặt vấn đề mới trong sự việc cũ. Quan điểm về xã hội của họ rất rõ ràng. Đấy là bức thông điệp của những mối lo ngại về văn hoá cũng như kinh tế. Những tác phẩm trên đều có sự liên hệ so sánh được nhiều góc độ khác nhau của xã hội. Khi xem xong, ta có cảm giác ám ảnh bởi sự quen thuộc ở trong cảm nhận hàng ngày. Ta thấy cần phải thay đổi một cái gì đó ngay lập tức ở trong chính mình. M ột số tác phẩm khác rất tốt, có tính xã hội cao nhưng l ại không mới ở cách đặt vấn đề như Chợ tình của Vũ Cương, Rác c ủa Trần Quốc Tuấn, Máy bay giấy của Vũ Hoàng Vũ, Thời đại mới của Đào Quốc Huy, Bà Đất của Nguyễn Lê Tân, Thú vui đi chợ của Vũ An Chương. Chờ xử lý của Nguyễn Thị Mỵ là một tác phẩm hay những thật tiếc là đã từng triển lãm cũng đã có nhiều lời bình rồi. những tác phẩm đẹp! Theo như quan niệm cái đẹp là chỉ đơn thuần về các vẻ đẹp, yêu cái đẹp ghi lại được cái đẹp ấy bằng những biểu hiện khác nhau của hình thức thể hiện. Bức đầu tiên tôi yêu nhất là Sen tháng 7 của Phạm Hà H ải. Các bạn nhớ phải xem tác phẩm này tận nơi, đừng xem qua cuốn sách. Màu trong đó in r ất sai. Màu in sai đã làm hỏng luôn cả tác phẩm này. Màu trắng kem, trắng ngà, trắng sáng, trắng toát làm Sen của Hà Hải ở đây không những thanh khiết, đáng yêu mà lại vô cũng rực rỡ, hoành tráng. Mấy ai nói sen ho ành tráng bao giờ? Thế mà xem bức này tôi đã không thể đi lướt ngay đư ợc. Tôi phải ngắm một lúc rất lâu. Kỹ thuật tuyệt vời cộng cảm xúc mạnh mẽ của Hà Hải đã phủ tràn lên bức tranh, bay vào trong tranh một vẻ sống động vô cùng đặc biệt. Đây là điều tôi ít nhận thấy ở những tác phẩm về sen như thế này, k ể cả với những hoạ sĩ chuyên vẽ tranh sen bằng sơn dầu như Đặng Phương Việt. Hoạ sĩ Nguyễn Trung Tín cũng vậy. Anh luôn thổi vào tác phẩm của mình vẻ yêu kiều, mỹ lệ mong manh. Cũng mang tên Sen nhưng tác phẩm của anh mướt mát cái hơi thở thanh xuân, cái mênh mang vu vơ buồn của thiếu nữ đang độ xuân. ẩn chứa trong đó là suy gì thì tôi chịu chưa đọc ra nổi. Nhưng sự vương vấn, quấn quýt của cái thanh tao mềm mại trong bức tranh cứ ám ảnh tôi mãi. Cô gái vùng cao của hoạ sĩ Lê Anh Vân hay Người đàn bà áo đen của hoạ sĩ Vi Kiến Thành thuyết phục hoàn toàn người xem bởi một lối vẽ hoàn hảo, sang trọng , một sự tự tin tuyệt đối. Đến những câu chuyện bên lề ! Là câu chuyện hội hoạ đang diễn ra hiện nay. Các hoạ sĩ sơn dầu thuộc hàng “the best” của chúng ta đang thoả mãn với những thành quả mà kinh tế thị trường đang đem lại. Với những dấu ấn phong cách đã định h ình rõ ràng cho mỗi cá nhân thì ai dám xui, dám khuyên họ thay đổi. Nếu là hoạ sĩ A thì nắng vàng rực rỡ, phố xá mêng mang, lùm cây nhảy nhót trong bài ca của sắc màu. tranh đẹp như thế, bán chạy như thế thì anh ấy chỉ mong muốn hoàn thiện kỹ thuật của mình lên hẳn một tầm cao mới để đối phó với tranh giả. Anh cũng rất khó dám từ bỏ phong cách ấy để trình làng một style hoàn toàn mới Cũng vậy, hoạ sĩ B chỉ có lùm cây đỏ với cái mấy nhà xiêu vẹo, bầu trời xanh đẹp nhưng mà cũ. Tranh ấy bán vẫn ổn, dù ai c ũng biết rằng kiểu ấy cũ rồi, xem chán rồi, tranh giả nhái bán đầy đường cho khách du lịch balô rồi nhưng anh ấy cũng làm sao thay đổi bây giờ. Đây là v ấn đề kinh tế, vấn đề danh tiếng, là dấu ấn cá nhân. Các bạn hẳn có biết họa sĩ Nhạc Minh Quân, hoạ sĩ vẽ tranh sơn dầu nổi tiếng của Trung Quốc. Ông luôn vẽ những khuôn mặt có nụ cười ngoác đến tận mang tai đặt tên cho tất cả các khuôn mặt ấy là Chân dung người Trung Quốc hiện đại. Tuy Nhạc Minh Quân chỉ vẽ có khuôn mặt cười thôi nhưng xem không hề chán. Mỗi khuôn mặt là mỗi một cá tính, mỗi một số phận ẩn giấu sau nụ cười ấy. Để phân tích bình luận thôi cũng đủ làm đau đầu các nhà phê bình. Gần 2 tỷ con người Trung Quốc làm liệu tha hồ để hoạ sĩ thể hiện. Hiện nay, một số hoạ sĩ chuyên vẽ sơn dầu theo tôi là có duy thông minh, có tố chất bản lĩnh nghệ thuật, có sự đầu rất nghiêm túc đầu tiên phải kể đến Lê Quảng Hà Lê Thiêt Cương. Với Lê Quảng Hà, những hình ảnh quái dị hung tàn trong tác phẩm là phản ứng những điều chưa tốt ở thế giới này. Lê Quảng Hà là một hoạ sĩ có cá tính rất mạnh. Anh muốn lúc nào “tranh của mình nhảy bổ vào người xem”. Anh luôn muốn biến cái phi lý thành cái có lý. Chính vì vậy sự sắc nhọn tranh của anh đã nhiều lần bị treo lên, hạ xuống trong các triển lãm. Triển lãm Máy của Hà vừa mới đây xong ở Viện Goethe vẫn theo tiêu chí những điều phi lý bất thường ấy gây ra đủ các loại dư luận thuận trái chiều trong giới. Người yêu cũng lắm kẻ ghét cũng nhiều. Cùng với Lê Quảng Hà thì cái tên Lê Thiết Cương vẫn rất bền bỉ. Điều Lê Thiết Cuơng làm vẫn được rất nhiều người nể phục vì anh thành danh đ ã lâu, tranh luôn bán được nhưng anh vẫn luôn tự làm mới mình. Lần trình làng mới đây nhất một seri tranh mang tên Chuyện của Lan tại gallery Thanh Bình đã làm tốn nhiều giấy mực của báo giới. Nguyễn Thanh Hoa, một nữ hoạ sĩ thông minh, sắc sảo, học rộng, biết nhiều theo tôi rất xứng đáng đại diện cho lớp hoạ sĩ trẻ hiện đại ngày nay. Tất cả những tác phẩm của Hoa đều rất vui, hài hước, nhiều chiêm nghiệm, đa chiều, vô cùng thông minh. Mỗi tác phẩm của Hoa là mỗi câu chuyện có số phận, có liên hệ rất nhiều trải nghiệm. Hoa có thể vẽ ở tất cả các đề tài mang tính suy tưởng cao với một lối biểu hiện khá gai góc. Quan điểm bộc lộ về xã hội rất rõ ràng. Mới gần đây nhất triển lãm cá nhân của Hoa gặp nhiều ngần ngại trong xét duyệt khi một seri tác phẩm với môtíp trời xanh, mây trắng, nắng hồng cùng những khuôn mặt thánh thiện, vui vẻ của Phật- Phật nuy không rõ giới tính bị cho là có vấn đề. Thanh Hoa lại cho rằng các tác phẩm của cô đều rất vui kể về một thế giới trong mơ, nơi chỉ có tình yêu sự vui vẻ hiện diện. Đấy chính là ước mơ muôn thủa của thế giới n ày. Cách đây vài năm khi triển lãm sơn dầu cá nhân tại Viện Goethe, cái t ên Mai Duy Minh đã trở thành một hiện tượng. Dù tất cả các tranh đều về những chủ đề hết sức bình dị. Minh đã từng vẽ đương đại rất nhiều cuối cùng mảng hiện thực lại chính là con người thực của Minh. Nhưng Minh vượt lên các đồng nghiệp khác chính ở sự quyết liệt trong nghề. Điều này, trước đây tôi rất thích ở Trần Việt Phú. Nhưng Phú khác Minh ở chỗ anh cũng vẽ những điều bình dị nhưng lại “đưa chúng ta vào một hành trình kỳ diệu đầy trữ tình xa hơn cái anh sống, vượt xa thế giới trực tiếp mà anh đang vẽ, để đưa chúng ta tới những bí ẩn của thế giới quanh mình”. không có gì đáng nói hơn là tôi rất ngưỡng mộ họ. Theo tôi, vẽ tranh cũng như làm kinh doanh hay làm bất cứ một công việc nào thì cũng đều là lao động. Lao động nghệ thuật, lao động đầu óc hay lao động chân tay. Vấn đề đặt ra là ai thông minh hơn, có tố chất hơn có sự rèn luyện về tri thức thì người ấy sẽ vượt bậc với đồng nghiệp. Nghề nghiệp nào cũng đòi hỏi sự lao động nghiêm túc. Không có bất cứ lý do gì đua ra đ ể biện hộ cho sự kém cỏi của mỗi cá nhân. Hoạ sĩ không thể vẽ vài bức tranh mà thành danh cũng như nhà kinh doanh không thể lười làm mà vẫn kiếm được tiền. Hội hoạ là con đường nghệ thuật lao động nhọc nhằn. Phương tiện làm việc chỉ có sơn, bút vẽ, bay toan. Tất cả đều phụ thuộc vào yếu tố cá nhân. Triển lãm sơn dầu này tôi thấy như một dịp đánh giá tổng kết rất tốt v ì lâu nay, giới yêu hội hoạ ít có cơ hội thưởng thức nhiều tác phẩm sơn dầu như thế vào cùng một thời điểm. Ngay như phần trên tôi đã nhận xét chính vì không có giải thưởng nên sự bộc lộ cá nhân của mỗi hoạ sĩ được nhiều hơn bởi tưởng thoải mái. ít chiến tranh- nhiều suy đôi phần đãng với thời cuộc là nội dung chủ yếu của triển lãm. Hoạ sĩ hiện nay đang ít va chạm, ngại va chạm. Xã hội công chúng cần những xáo trộn trong quan điểm, trong suy nghĩ của người làm nghệ thuật. Công chúng yêu thích tác phẩm đẹp, có chiều sâu về tưởng. Chúng ta nên “đầu dài hạn vào việc hoàn thiện thêm v ốn sống, nạp thêm kiến thức rèn luyện tính kiên nhẫn”. Vì hoạ sĩ chỉ thành danh khi t ạo được phong cách riêng trong nghệ thuật mà thôi. Hoàng Anh- Hà Nội ngày 12/11/2008 . ÍT CHIẾN TRANH, NHIỀU SUY TƯ VÀ ĐÔI PHẦN LƠ ĐÃNG ĐẬU NGỌC KHÁNH-quá tải-sơn dầu Đấy là nội dung ư -Tại sao lại. vào cùng một thời điểm. Ngay như phần trên tôi đã nhận xét chính vì không có giải thưởng nên sự bộc lộ cá nhân của mỗi hoạ sĩ được nhiều hơn bởi tư tưởng thoải mái. ít chiến tranh- nhiều suy. suy tư và đôi phần lơ đãng với thời cuộc là nội dung chủ yếu của triển lãm. Hoạ sĩ hiện nay đang ít va chạm, ngại va chạm. Xã hội và công chúng cần những xáo trộn trong quan điểm, trong suy

Ngày đăng: 28/06/2014, 16:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan