Giữ chânnhântài Một trong những trách nhiệm quan trọng của nhà quản trị doanh nghiệp là tuyển dụng được nhântài và biết giữ họ làm việc lâu dài tại doanh nghiệp vì tài năng của họ góp phần không nhỏ, trong nhiều trường hợp còn có tính quyết định đối với thành công của doanh nghiệp. Thỉnh thoảng lại có người hỏi tôi: “Anh làm cách nào để giữ được những người giỏi nhất?”. Câu trả lời của tôi rất đơn giản: “Hãy đối xử với nhân viên của bạn như đối với khách hàng”. Sản phẩm quan trọng nhất của doanh nghiệp do tôi lãnh đạo không phải là dịch vụ tuyển dụng, mà là “làm việc tại công ty tôi”. Tôi hình dung rằng đầu mỗi buổi sáng, nhân viên của tôi thức dậy và tự hỏi: “Hôm nay mình có muốn mua dịch vụ của VietnamWorks và Navigos Search nữa không?”. Khi câu trả lời là “Có” thì họ sẽ ở lại công ty. Ngược lại, nếu “Không” là câu trả lời, họ sẽ quyết định ra đi. Ai cũng trả lời “Có” nghĩa là tôi đang giữ được nhân tài, chỉ đơn giản vậy thôi. Nhưng thông thường sẽ có ngay một câu hỏi nữa: “Vậy làm sao anh có thể làm cho nhân viên dưới quyền có thể mua sản phẩm của anh mỗi ngày?”. Câu trả lời cũng đơn giản: “Tôi tập trung vào việc gia tăng giá trị cho sản phẩm để giá trị sản phẩm của chúng tôi luôn cao hơn giá trị của sản phẩm do đối thủ cạnh tranh cung cấp”. Do đó, tôi cho rằng cốt lõi của vấn đề giữ chânnhântài là tìm hiểu các nhân viên, cũng là những khách hàng của tôi, muốn gì và đem lại cho họ những gì họ muốn. Tôi nhận thấy rằng những khách hàng tốt nhất luôn muốn những điều giống nhau, chẳng hạn cơ hội được đào tạo, được làm việc trong một môi trường thoải mái và vui vẻ, có chế độ phúc lợi tốt, có nhiều thách thức và cơ hội phát triển và quan trọng nhất chính là công việc phải có ý nghĩa và khi nhân viên hoàn thành tốt công việc thì phải có sự tưởng thưởng xứng đáng. Tôi nghiệm ra những điều này vì thấy ai cũng mong muốn như vậy cả. Nhưng quan trọng là phải THỰC HIỆN để biến những điều ấy thành HIỆN THỰC. Vậy bạn làm gì để đào tạo nhân viên mình? Bạn có thật sự đầu tư tiền bạc và công sức? Bạn có tạo ra một môi trường thân thiện, cởi mở, vui vẻ và thoải mái cho mọi người? Bạn có tạo cơ hội cho nhân viên thăng tiến? Bạn có nói về sứ mệnh của tổ chức mình và ý nghĩa của công việc với các nhân viên để họ hiểu những giá trị họ tạo ra có thể làm thay đổi cuộc sống của những người xung quanh? Bạn có thường xuyên khen ngợi nhân viên khi họ làm việc tốt không? Bạn có thường xuyên thử thách nhân viên mình để họ không cảm thấy chán nản? Bạn có chế độ thưởng cho nhân viên khi họ tạo nên những giá trị xuất sắc? Tại công ty của mình, chúng tôi có những khóa học được xây dựng dựa trên nhu cầu thật sự của từng nhóm nhân viên, chẳng hạn tất cả nhân viên lần lượt đều trải qua những khóa học về thuyết trình, đàm phán và giao tiếp. Những người ở vị trí quản lý đều được học về kỹ năng lãnh đạo, trong đó tập trung vào kỹ năng tuyển dụng và động viên nhân viên dưới quyền. Khóa học MBA do tôi đứng lớp sẽ dành cho những ai báo cáo trực tiếp cho tôi, giúp họ nâng cao những kiến thức về chiến lược kinh doanh, các báo cáo tài chính hay chiến lược thương hiệu, marketing, định giá sản phẩm… Ngoài ra, chúng tôi tạo điều kiện cho những nhân viên chủ chốt được học trực tiếp từ những bậc thầy nổi tiếng thế giới như John C. Maxwell, Jack Canfield, Dave Ulrich hay Brian Tracy. Về khen thưởng động viên, chúng tôi tạo ra những giải thưởng rất thú vị. Mỗi tháng, nhân viên tiêu biểu nhất sẽ được chọn trao “Sprit Award” - giải thưởng tôn vinh các cá nhân thể hiện tinh thần và giá trị của công ty một cách xuất sắc. Ngoài ra, chúng tôi có giải thưởng “$2 Award” dành cho những cá nhân có ý tưởng hay, nhưng phải biến ý tưởng đó thành hiện thực. Tất cả nhân viên đều thích thú với giải thưởng này vì họ thấy mình được lắng nghe, được hỗ trợ và được tôn trọng. Một giải thưởng nữa chúng tôi cũng đã tạo ra là “Rocket Award”. Dựa trên ý tưởng tốc độ cực nhanh của tên lửa khi được phóng lên, giải thưởng này dành cho cá nhân nào đã vượt qua mọi trở ngại với một tốc độ “không thể cản nổi” để cuối cùng đạt được mục tiêu lớn. Phần thưởng là một mô hình một người đang lái tên lửa với khuôn mặt của chính cá nhân được trao giải. Tạo ra một môi trường thân thiện, vui vẻ và thoải mái là mục tiêu không chỉ của tôi mà còn của cả ban giám đốc. Ngày nào có sinh nhật của nhân viên thì ngay đầu giờ buổi sáng, tôi đến bàn làm việc của người đó, cất tiếng hát “Happy Birthday” và làm cho người đó cùng mọi người xung quanh được vui vẻ thoải mái bằng một câu hỏi, sau đó là một lời bình dí dỏm. Với tôi, mỗi ngày đi làm là một ngày vui. Tôi muốn truyền năng lượng và nhiệt tình của mình đến cho tất cả dream-maker (chúng tôi gọi nhân viên mình là các dream-maker) vì chính họ là những người tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Để giúp các nhân viên hiểu ý nghĩa công việc họ đang làm, các nhà quản trị doanh nghiệp phải thường xuyên nói chuyện với họ về sứ mệnh và mục tiêu chung của công ty và của từng bộ phận, từng nhóm. Quan trọng hơn, khi nói chuyện với họ, chúng tôi gắn kết mục tiêu của từng cá nhân với mục tiêu của công ty, cho họ thấy chúng tôi luôn hỗ trợ để họ thực hiện mục tiêu nghề nghiệp của từng người, trong khi vẫn cống hiến và đem lại những điều có ý nghĩa cho cộng đồng xung quanh. Nhờ vậy, nhân viên của chúng tôi hiểu được giá trị công việc mà họ làm cũng như những giá trị mà họ tạo ra mỗi ngày. Chúng tôi tin rằng những việc kể trên được thực hiện thật tốt hằng ngày, các dream-maker của chúng tôi sẽ chọn “sản phẩm” của mình thay vì chọn “sản phẩm” của đối thủ. . Giữ chân nhân tài Một trong những trách nhiệm quan trọng của nhà quản trị doanh nghiệp là tuyển dụng được nhân tài và biết giữ họ làm việc lâu dài tại doanh nghiệp vì tài năng. phẩm do đối thủ cạnh tranh cung cấp”. Do đó, tôi cho rằng cốt lõi của vấn đề giữ chân nhân tài là tìm hiểu các nhân viên, cũng là những khách hàng của tôi, muốn gì và đem lại cho họ những gì. cũng trả lời “Có” nghĩa là tôi đang giữ được nhân tài, chỉ đơn giản vậy thôi. Nhưng thông thường sẽ có ngay một câu hỏi nữa: “Vậy làm sao anh có thể làm cho nhân viên dưới quyền có thể mua sản