1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

ROBOCON ƯƠM MẦM NHỮNG ƯỚC MƠ docx

141 510 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Lời giới thiệuLỜI GIỚI THIỆU Giấc mơ dài của một thế hệ Tuổi trẻ Mải miết kiếm tìm Hạnh phúc và thành công nở hoa nơi trái tim - khối óc Nơi tình yêu - đam mê Những ngọn lửa truyền đến m

Trang 1

ROBOCON ƯƠM MẦM NHỮNG ƯỚC MƠ

Đoàn Minh Hằng (Chủ biên)

Hà Nội, tháng 9/2007

Trang 2

Lời giới thiệu

LỜI GIỚI THIỆU

Giấc mơ dài của một thế hệ Tuổi trẻ

Mải miết kiếm tìm

Hạnh phúc và thành công nở hoa nơi trái tim - khối óc

Nơi tình yêu - đam mê

Những ngọn lửa truyền đến muôn đời

Và, giấc mơ viết tiếp…

Lưu Anh Tiến (BKPro)

Năm 2002, khi Robocon mới vào Việt Nam, nhiều người không tưởng tượng nổi có thể

tổ chức được một cuộc thi Robot với quy mô trên toàn quốc như vậy Đài truyền hình Việt Nam đã thành công trong việc tạo ra một sân chơi đầy mới lạ và hấp dẫn cho sinh viên yêu thích và đam mê sáng tạo công nghệ Cuộc thi đã diễn ra được 6 năm, với biết bao nhiêu “khúc ca bi tráng” của những “người hùng”

Nhiều khi chuẩn bị kỹ lưỡng cả năm trời, ra sân đấu chỉ vì một chút sơ xuất nhỏ, có thể dẫn đến những thất bại đáng tiếc mà không thể có cơ hội gỡ lại được Như Dũng “đại bàng” của Power of love (2004) người đã từng nghiên cứu cả sử thi Hy Lạp để tạo cho

Trang 3

mình những con Robot mang dáng dấp của các vị thần Venus, Odixe, Cupid, Meduzo cũng đã từng cạo đầu sau khi thua cuộc vì một lỗi rất nhỏ trên sân “Nếu bạn chỉ đứng 3 phút trên sân thi đấu, bạn sẽ không thể nào hiểu hết về Robocon” Một người bạn

Robocon đã từng nói vậy Cũng như năm 2003, 2005 và năm nay 2007 đội tuyển VN lại ghi thêm vào trang sử Robocon VN một khúc ca bi tráng Nếu như năm 2003, đội tuyển BKCT của VN đặc biệt gây ấn tượng trong lòng bạn bè Quốc tế bởi nỗi kinh hoàng mang tên “Sam 5” đã hạ gục Robot “Hươu cao cổ” của Nhật Bản, năm nay hai đội tuyển VN cũng đã trở thành nỗi kinh hoàng của các đội tuyển Quốc tế bằng chiến thắng Victory

Island trong tích tắc (Trích Những người leo núi sẽ vượt được biển)

6 năm qua, Robocon Việt Nam đã trưởng thành, hoàn thiện và phát triển, từ những bước đầu chập chững chưa được nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan tâm cho tới khi nhận được nhiều sự quan tâm từ các cơ quan quản lý; từ những lối mòn khai phá đầu tiên cho tới khi thành đường lớn rộng thênh thang Mọi người đều cổ vũ cho Robocon và cùng vui, buồn với các bạn sinh viên qua truyền hình cũng như trực tiếp Những giải vô địch qua các lần thử thách từ Tokyo, Seoul, Kuala Lumpur… đã làm dầy thêm bảng thành tích của đội Việt Nam, dầy thêm niềm tự hào qua các thế hệ sinh viên và mối quan tâm của

mọi người (Trích Hành trình Robocon Việt Nam)

Robocon như một mê cung bí ẩn, phức tạp và rối rắm, lao vào để tìm hiểu nó, nhiều khi cùng đường và mệt nhoài, như khi bạn yêu ai mà không biết làm thế nào để hiều người

đó Xoay quanh sân chơi Robocon có hàng vô vàn những điều bí ẩn mà mỗi ngày người

ta khám phá ra thêm một chút Để rồi có nhiều kẻ ngậm ngùi khi nhìn ra thế giới Cảm thấy những ước mơ được hoà cùng biển lớn càng trở nên nhức nhối hơn Robocon Việt Nam vẫn chỉ quanh quẩn với những điều cũ kỹ, với những thứ đơn sơ

“ Việt Nam có thể tự hào về trí tuệ và đẳng cấp của các ý tưởng theo kiểu “con nhà nghèo” trong các điều kiện rất khó khăn về thiết bị và tư liệu tham khảo Bù lại, họ có tư duy chiến thuật thi đấu rất tốt, vì suy cho cùng, đây là một cuộc chơi đối kháng một chọi một Trong khi đó các đội mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc có

vẻ như quá cầu toàn khi chế tạo robot Họ dành nhiều thời gian cho việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất, tập trung giải quyết đề bài dự thi một cách tối ưu về

kỹ thuật mà ít có các phương án chiến thuật đối phó với các đối thủ khác nhau,

quên đi sự hiện diện và cản trở của robot đội bạn.” (Trích Hãy coi Robocon là nơi bắt đầu)

“Cái nhìn đào tạo khoa học công nghệ phải nhìn từ con người, vì nhập thiết bị tốt nhưng không có người sử dụng thì đắp chăn!” – ông Quốc nói – “Ở các nước khác, có CLB sáng tạo nhằm tạo sân chơi cho người dân và vấn đề cốt lõi thứ hai

là bảo hộ ý tưởng sáng tạo, quyền sở hữu trí tuệ để người dân tự do công bố ý tưởng, chủ động như một thói quen, thì mới tạo đà phát triển bền vững Có thể sáng kiến không ai dùng nhưng họ được quyền công bố và bảo hộ” ( Trích

Robocon – mong chờ những lớp quả đầu mùa)

Trang 4

Làm cách nào để dấu gạch nối được viết tiếp, để tận dụng những thành quả lớp trước, chứ không chỉ là dấu chấm lửng? Điều này, bản thân các sinh viên tham

gia sân chơi robocon không thể tự trả lời được! (Trích Dấu gạch nối và dấu chấm lửng)

Với mong muốn được đóng góp cho sự phát triển Công nghệ của Việt Nam nói chung vàcuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam nói riêng, Công ty FPT đã phối hợp với Đài truyềnhình Việt Nam tiến hành triển khai nhiều chương trình Bảo trợ Công nghệ đồng hànhcùng các thí sinh tham dự Robocon 2007

Cuốn sách ROBOCON ƯƠM MẦM NHỮNG ƯỚC MƠ nằm trong chương trình của dự

án FPT đơn vị Bảo trợ Công nghệ Robocon 2007

Đây là cuốn sách ghi lại những ký ức và kỉ niệm về một chặng đường Robocon Việt Nam

6 năm qua, những điều còn trăn trở về một sân chơi Công nghệ cho giới trẻ Việt Nam,như một món quà nhỏ về hạt giống tâm hồn tặng cho những người yêu thích và đam mêtrong lĩnh vực sáng tạo Khoa học kỹ thuật

Và, những giấc mơ viết tiếp

Tháng 9.2007ĐOÀN MINH HẰNG(Quản lý dự án FPT Đơn vị Bảo trợ Công nghệ Robocon 2007)

Trang 5

PHẦN 1: ROBOCON VIỆT NAM - 6 NĂM MỘT CHẶNG ĐƯỜNG

2002 Tokyo, Nhậ t B ả n Chinh phục núi Phú Sĩ BK3

Telematic-2003 Bangkok, Thái Lan Cầ u mây chinh phục

2006 Kuala Lumpur, Malaysia Vươn tới đỉnh cao BKPro

Trang 6

2007 Hà Nộ i , Việ t Nam Khám phá Hạ Long

Robocon Việt Nam – sáu năm một chặng đường

Bài: Thu Hiền

Sau 6 năm tổ chức và thi đấu ở sân chơi công nghệ này, SV các ngành kỹ thuật ở VN đãthể hiện được khả năng và sức sáng tạo không ngừng của mình với bạn bè khu vực và thếgiới, ta hãy cùng nhìn nhận lại chặng đường chinh phục đỉnh cao đầy vinh quang đó của

họ trong suốt 6 năm qua

Robocon 2002

Cuộc thi đầu tiên với chủ đề“Chinh phục đỉnh Phú Sĩ “,17 đội tuyển đến từ 6 trường đạihọc trong cả nước với gần 40 Robot đã tập kết tại Trung tâm Văn hóa thể thao quận TânBình TP.HCM sẵn sàng cho cuộc tranh tài

Đội Telematic (ĐH BKTP.HCM) với tổ hợp Robot mang tên VBot (kết cấu còn khá đơngiản và thô sơ) tuy chỉ giành được vé vớt vào vòng chung kết nhưng đã thực sự gây bấtngờ cho khán giả khi đoạt ngôi vô địch cuộc thi Sáng tạo Robot lần đầu tiên tại VN.Tháng 8/2002 cuộc thi khu vực được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản, với 20 đội đến từ 19nước Đội Telematic giành thắng lợi vang dội trước đội tuyển của Trung Quốc Chiếnthắng của Telematic đã thể hiện được bản lĩnh sáng tạo của tuổi trẻ Việt Nam trong lĩnhvực khoa học công nghệ mới - lĩnh vực điều khiển tự động

Robocon 2003

Chủ đề “Cầu mây chinh phục không gian” Sau một tháng tranh tài sôi nổi của hơn 130đội, 32 đội xuất sắc nhất đã lọt vào vòng chung kết, BKCT (ĐH BKHN) là đội đạt danhhiệu chinh phục vùng trời với thời gian chưa đầy 2 phút, giành chức vô địch về choBKHN ngay từ lần đầu tiên góp mặt BKCT cũng là đội đại diện cho VN tham dự cuộcthi khu vực tại Thái Lan và giành giải ba và giải ý tưởng sáng tạo

Trang 7

Robocon 2004

Chủ đề ”Cuộc đoàn tụ của Ngưu Lang Chức Nữ”, có 152 đội đăng ký và cuối cùng còn

112 đội chính thức tham gia thi đấu, các đội được chia thành 2 khu vực phía Bắc và phíaNam, thi đấu vòng loại để chọn ra 32 đội xuất sắc nhất tham gia thi đấu vòng chung kếttoàn quốc 5/2004 tổ chức tại HN FXR (BK.TP.HCM) xuất sắc giành chức vô địch, đồngthời cũng giành luôn chức vô địch khu vực năm đó (được tổ chức ở Hàn Quốc) về choVN

Robocon 2005

Chủ đề “Lửa thiêng rực sáng Trường thành”, cuộc thi trong nước đánh dấu con số các độiđăng ký tham gia ở mức kỷ lục là 300 đội, có 175 đội chính thức thi đấu để chọn ra 32đội tuyển xuất sắc nhất tham dự vòng CK toàn quốc tại TP.HCM BKCBG1 (BKHN) vôđịch và đại diện cho VN thi đấu khu vực tai Trung Quốc

Robocon 2006

Có 322 đội đăng ký và chính thức tham gia cuộc thi có 230 đội đến từ 48 trường đại học,cao đẳng và trung học chuyên nghiệp Năm 2006, cuộc thi có chủ đề xây dựng toà thápđôi cao nhất thế giới BKPro (BKTPHCM) lần lượt vô địch cuộc thi trong nước rồi cuộcthi khu vực (được tổ chức tại Malaysia) Đây cũng là lần thứ ba chúng ta giành chức vôđịch Robocon trong các cuộc thi quốc tế

Robocon 2007

Năm 2007 VN chính thức là nước chủ nhà cho cuộc thi này Suốt thời gian qua 357 độituyển đến từ khắp nơi trong cả nước đã làm cho sân chơi này thực sự nóng lên, từ 32 độituyển lọt vào vòng CK chọn ra hai đại diện đại diện cho VN tham dự cuộc thi quốc tế.BKDC (Đại học Bách Khoa Đà Nẵng) đăng quang và DT03 giành ngôi Á quân (Đại họcCông nghiệp Hà Nội) trở thành 2 đại diện của Việt Nam tham dự vòng Chung kếtRobocon Châu Á Thái Bình Dương, tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam

Sáu năm chưa phải là một chặng đường quá dài nhưng nó đã khẳng định Robocon là mộtsân chơi trí tuệ và hấp dẫn đối với SV ngành kỹ thuật Nói như Nguyễn Toàn Thắng(thành viên đội Telematic 2002): “Điều khiến chúng tôi tự hào nhất là chiến thắng củachúng tôi đã đem lại niềm tin, sự tự tin cho các thế hệ đi sau Các bạn có một niềm tinrằngchúng ta có thể chiến thắng nếu như mình cố gắng hết sức dù đối thủ có là ai đichăng nữa, dù họ là Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc Chính niềm tin ấy đã gópphần làm nên thành công của Robocon VN, nếu như năm đầu tiên chỉ có 17 đội tham giathì sau này con số đó đã lên đến hơn 300 đội Chúng ta có quyền ngẩng cao đầu trước bạn

bè quốc tế vì chúng ta tự tin vào khả năng của bản thân”

Trang 8

Chân dung các nhà Vô địch Robocon Việt Nam

Tổng hợp: Thu Hiền, Minh Hằng 2002: Telematic – ĐHBK TP.HCM

Đội trưởng: Vũ Ngọc Vinh

Chỉ đạo viên: ThS Huỳnh Văn Kiểm, Giảng viên bộ môn Điều khiển tự động,

khoa Điện - Điện tử, ĐHBK TP.HCM

Tổ chức tại: Tokyo, Nhật Bản

Đề thi: “Chinh phục đỉnh Phú Sĩ“ Các Robot tham dự thi phải đặt các quả bóng

cao su vào 17 ống hình trụ tượng trưng cho các phần của núi Phú Sĩ để ghi điểm

Đội thắng cuộc sẽ là đội đưa được bóng vào cả 5 ống liên tiếp theo đường chéo

của sân thi đấu trong đó bao gồm cả ống trụ tượng trưng cho đỉnh núi Phú Sĩ

Thời gian một cuộc đấu là 3 phút

Giải thưởng tại Robocon ABU: Giải vô địch:

Robot: Vbot

Ngay sau khi nhận giải, các phóng viên Nhật Bản đã ra bãi tập kết Robot để hỏi

đội Việt Nam về bí quyết giành chiến thắng Họ không hiểu nổi tại sao bóng được

giữ và thả ra tự nhiên đến vậy, tại sao ta lại đặt được quả bóng thứ 5 lên trên bóng

của đối phương Toàn Thắng đã trình diễn cho họ thấy bí quyết nằm ở những sợi

dây thun mỏng manh - cơ chế bỏ bóng đơn giản mà hiệu quả của Telematic Công

Văn say sưa thuyết trình về hình dạng trang trí của những chiếc nón đội tên đầu

mỗi con robot, chiếc thì vẽ núi Phú Sĩ có cờ của 19 nước tham dự xung quanh,

chiếc có logo của trường đại học Bách Khoa, còn chiếc nữa thì trang trí các hoa

văn dân tộc Đặc biệt con ăn đỉnh núi được vẽ cờ Việt Nam với ngụ ý riêng.

Nguồn http://www.vtv.org.vn/robocon/2002/htm/thuthach.htm

2003 : BKCT – ĐHBK HÀ NỘI

Đội trưởng : Hồ Vĩnh Hoàng

Tổ chức tại : Băng Cốc, Thái Lan

Trang 9

Đề thi : “Cầu mây chinh phục không gian” Nhiệm vụ của các robot là bỏ bóng

vào các cụm rổ để ghi điểm Đội nào ghi điểm vào các cụm rổ trong, ngoài và 3

cụm rổ ở trung tâm sẽ chinh phục không gian

Giải thưởng tại Robocon ABU: Giải 3 và Giải ý tưởng sáng tạo

Robot: Sam 5

SAM 5 có khả năng chiến thắng knock out đối thủ (đưa bóng vào tất cả các giỏ) trong vòng 2 giây sau khi trận đấu bắt đầu! Phần chính của robot tự động SAM 5 bao gồm 20 nòng súng mang 20 quả cầu mây Mỗi nòng súng này có khả năng bắn chính xác ở khoảng cách xa và được hệ thống vi điều khiển tự động điều chỉnh góc bắn, thời điểm bắn tuỳ thuộc vào trạng thái xoay của các giỏ Các nòng súng vừa bắn xoay các giỏ nên

có thể bắn vào tất cả các mặt của giỏ và tất cả 20 quả đều trúng đích Ngoài ra SAM 5 còn có hệ thống cản robot tự động của đội bạn cả dưới đất và trên không, cản không cho đội bạn cản phá mình, cản robot bằng tay của đội bạn

(Hồ Vĩnh Hoàng)

2004: FXR - ĐHBK TP.HCM

Đội trưởng: Trịnh Quý Ngọc

Chỉ đạo viên: ThS Huỳnh Văn Kiểm, Giảng viên bộ môn Điều khiển tự động,

khoa Điện - Điện tử, ĐHBK TP.HCM

Tổ chức tại: Seoul, Hàn Quốc

Đề thi: “Cuộc đoàn tụ của Ngưu Lang Chức Nữ“ Chủ đề của cuộc thi dựa trên

tích chuyện quen thuộc khu vực châu Á Có một đôi vợ chồng tên gọi Ngưu Lang

Chức Nữ do lười biếng đã bị hình phạt phải sống xa nhau ở hai bên của dải Ngân

Hà Chim Ác là và Quạ cảm thấy thương tình nên đã dùng thân mình bắc cầu qua

Ngân Hà để hai vợ chồng Ngưu Lang Chức Nữ được gặp nhau Cầu đó có tên gọi

là Ô thước Mỗi năm một lần cặp vợ chồng này được phép gặp nhau vào ngày 7

tháng 7 âm lịch Thường có mưa vào ngày này và người ta nói đó là nước mắt

đoàn tụ của Ngưu Lang Chức Nữ.Mục đích của cuộc thi là hoàn tất việc đoàn tụ “

reunion” của Ngưu Lang Chức Nữ bằng cách: Robot phải bắc cầu Ô thước để

Robot tự động mang quà Vàng từ vùng Ngưu Lang đến vùng Chức Nữ Mỗi trận

đấu kéo dài 3 phút Tuy nhiên, trận đấu có thể kết thúc sớm hơn nếu một đội hoàn

tất việc “trao quà cho Chức Nữ”

Giải thưởng tại Robocon ABU: Giải vô địch và Giải ý tưởng

Robot:

Trang 10

Năm 2004 chứng kiến màn trình diễn tuyệt vời của FXR Chắc hẳn không ai chứng kiến vòng chung kết quốc gia năm đó mà không bị ấn tượng đặc biệt bởi những con robot gắp quà của FXR Hoạt động bền bỉ, hiệu quả và đẹp mắt, những con robot này sử dụng các giải pháp cơ khí hiệu quả với nhiều bậc tự do Chúng có một rãnh chứa quà ngay trên đầu

và được đưa lên bằng tay cặp quà Họ sử dụng hệ thống truyền đai và con lăn chính xác, gọn gàng, cặp quà bằng giác hút nên rất vững chắc

(Trần Hoài Sơn)

2005 : BKCBG1 - ĐHBK HÀ NỘI

Đội trưởng: Đặng Văn Bằng

Chỉ đạo viên: Tiến sỹ Văn Bình Đệ

Tổ chức tại: Bắc Kinh, Trung Quốc

Đề thi: ”Lửa thiêng rực sáng Trường Thành” Trường thành là một trong những

kiến trúc xây dựng hoành tráng nhất trên thế giới Di tích cổ xưa này đã không chỉ

là một di sản văn hoá nổi bật của Trung Quốc mà còn là nơi du lịch hấp dẫn nổi

tiếng thế giới Du khách nước ngoài tới Trung Quốc thường cho rằng chuyến du

lịch sẽ chưa hoàn hảo nếu chưa tới trường thành, nơi đó chính là một biểu tượng

của nền văn minh Trung Hoa cổ xưa và là một minh chứng cho sức mạnh của con

người có thể tạo nên diện mạo của thế giới Có một câu ngạn ngữ của Trung Quốc

rằng: "Bất đáo trường thành phi hảo hán", vậy thì chúng ta hãy cùng vượt lên tháp

của trường thành và thắp sáng ngọn lửa thiêng Robot tham dự cuộc thi phải lên

trường thành và bỏ những quả bóng nhiên liệu vào năm ngọn đuốc và bốn đài lửa

Thời gian cho mỗi trận đấu là 3 phút

Giải thưởng tại Robocon ABU: Giải của nhà tài trợ Konami

Robot: Nhân sư

Một đội hình robot cực kì ổn định luôn được đánh giá là ứng cử viên cho chức vô địch trong vòng toàn quốc trước tiên phải kể đến 2 con robot xung quanh Kết cấu cơ khí vững chắc gọn nhẹ nhanh và chuẩn xác có thể đạt tới vận tốc 2m/s Nhân sư là niềm tự

Trang 11

hào của BKCBG1 là một sự kết hợp hoàn hảo của các yếu tố cơ khí, là yếu tố chắc chắn

để chiến thắng của BKCBG1

(Trần Hoài Sơn)

2006: BKPro ĐHBK TP.HCM.

Đội trưởng: Lưu Anh Tiến

Chỉ đạo viên: ThS Huỳnh Văn Kiểm, Giảng viên bộ môn Điều khiển tự động,

khoa Điện - Điện tử, ĐHBK TP.HCM

Tổ chức tại đâu: Kuala Lumpur, Malaysia

Đề thi:“Vươn tới đỉnh cao” (Xây dựng tháp đôi cao nhất thế giới) Tháp đôi 88

tầng PETRONAS (KLCC), có độ cao 452 mét hiện tại là tháp đôi cao nhất thế

giới và là điểm nổi bật nhất của trung tâm thành phố Kuala Lumpur Mục đích

của cuộc thi nhằm mô phỏng quá trình xây dựng tòa tháp đôi này và cảnh quan

xung quanh, bởi hai đội gồm các rôbốt sử dụng các khối kết cấu bằng chất liệu

nhựa polystyrene Đội hoàn thành trước một tháp đơn trong tòa tháp đôi và hai

tháp 'cầu không trung' sẽ được coi là 'SIAP' và là đội giành chiến thắng Thời

gian của trận đấu là 3 phút.'SIAP' trong tiếng Malay nghĩa là đã lắp xong hoặc đã

hoàn thành, sẵn sàng để sử dụng

Giải thưởng tại Robocon ABU: Giải vô địch Giải thiết kế tốt nhất Giải thưởng

của nhà tài trợ Panasonic

Robot: Thiên thần tình yêu:

Đến với vòng chung kết toàn quốc,sau cải tiến về mặt kỹ thuật, tốc độ có thể đạt

đến 2.5/s, chạy thử rất nhiều để đảm bảo tính ổn đinh trong thi đấu, 2 robot tự

động của Bkpro đã được làm đẹp Về kết cấu tổng thể không thay đổi nhiều so với

phiên bản trước nhưng hai cánh tay đỡ quà với những đường cong trông rất giống

với đôi cánh thiên thần đã gây sự chú ý của rất nhiều người ngay từ giây phút đầu

tiên ra sân tập.Hơn nữa trên robot có bộ phận giữ quà hình cung với mũi tên dựng

đứng có khả năng hạ xuống để phá quà của đối phương bất cứ lúc nào Chính

khán giả đã yêu mến đặt cho cặp Robot này cái tên thiên thần tình yêu

Khi đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi Châu Á Thái Bình Dương, Thiên

thần tình yêu đã có đôi cánh mới mạnh mẽ, hiện đại hơn cùng nhiều chương trình

tương ứng với các nút nhấn sặc sỡ trên mình robot đã đem lại những chiến thắng

tuyệt vời cho Việt Nam

(Vũ Hữu Thắng)

Trang 12

2007 : BKDC - BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG.

Đội trưởng : Đỗ Thế Cần

Chỉ đạo viên : Trần Minh Chính – phó khoa Cơ khí, ĐHBK Đà Nẵng

Tổ chức tại: Hà Nội, Việt Nam

Đề thi: “Khám phá vịnh Hạ long” (Ha Long Bay Discovery) Luật thi Robocon

2007 dựa trên sự tích Vịnh Hạ Long Các Robot ( tượng trưng cho các con rồng)

sẽ mang các khối hình trụ (tượng trưng cho các viên ngọc) để tạo ra các hòn đảo

lớn nhỏ tượng trưng cho Hạ Long và Bái Tử Long Đội đầu tiên hoàn tất việc xây

dựng các hòn đảo chiến thắng (ba hòn đảo tạo thành 3 đỉnh của chữ V) sẽ giành

được chiến thắng tuyệt đối Victory Islands Mỗi trận đấu kéo dài 3 phút

Giải thưởng tại Robocon ABU: Giải ý tưởng

Robot:

Ngoại hình Robot bằng tay xuất phát từ hình dạng của xe đua công thức 1, trên cơ

sở đó được điều chỉnh thiết kế và bổ sung chức năng tương ứng với kết cấu

chung Robot tự động tượng trưng cho các rồng con trong dó có hai loại khác

nhau là robot tự động cản phá (tượng trưng cho rồng đực) và robot tự động ghi

điểm (tượng trưng cho rồng cái) Robot tự động ghi điểm có phần đế được thiết kế

trên cơ sở cải biến một dạng thân máy bay chiến đấu Robot cản phá được chỉnh

sửa và bố trí tối ưu để tạo hình dáng hài hoà và có tính thẩm mỹ kỹ thuật Toàn bộ

đội hình robot khi đặt chung lại với nhau có kích thước tương thích để thể hiện

được đâu là rồng mẹ, đâu là rồng con, phạm vi hoạt động giống với câu chuyện

của chủ đề cuộc thi

Cho đến bây giờ, Robocon đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam, đặc biệt là

với giới sinh viên kỹ thuật, nhưng ít ai biết được thuở ban đầu khó khăn biết

nhường nào Khi bắt đầu manh nha cuộc thi này, ABU (Hiệp hội phát thanh châu

Trang 13

Á- Thái Bình Dương) đã đề xuất ý tưởng trong một cuộc họp thường niên với các

nước thành viên Khi về, tôi đã báo cáo với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam,

nhưng do chưa có ai hình dung được sẽ phải bắt đầu như thế nào nên mọi việc

mới chỉ dừng ở mức độ đồng ý về chủ trương Sau đó, Ban Thư ký Robocon của

ABU liên tục gọi điện, gửi email nhắc tôi đăng ký các đội tham gia với lý do sinh

viên Việt Nam đạt rất nhiều thành tích trong các cuộc thi quốc tế, tại sao không

thử sức trong cuộc thi đầy hứng thú như vậy Tôi đã ghi nhận lời đề nghị hết sức

nhiệt tình đó và cũng đã mạnh dạn hứa với bạn, Đài TH VN sẽ tham gia cuộc thi

này

Tháng 4/2001, ABU chính thức mời Đài TH VN tham gia cuộc thi sáng tạo Robot

với tư cách là thành viên của ABU Tuy nhiên, ở thời điểm đó, đối với VTV và

cá nhân tôi, Robocon vẫn còn là một cái gì đó khá mơ hồ

Công việc chuẩn bị cho việc tham dự Robocon 2002 do ABU phát động lần đầu

tiên quả thật đã đè nặng lên VTV2, đơn vị được Tổng Giám đốc Đài TH VN giao

nhiệm vụ tổ chức thực hiện Khi ấy, kinh nghiệm tổ chức về lĩnh vực này hoàn

toàn không có, lại thêm khó khăn về nhân sự, kinh phí, tính khả thi nên những

người trong cuộc nhiều khi đã nản

Khi phóng viên VTV2 đến làm việc với các đơn vị: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH

Quốc gia Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, ĐH Bách khoa Tp HCM, ĐH Sư

phạm Kỹ thuật Thủ Đức để xác định xem việc tổ chức cuộc thi Sáng tạo Robot

cho sinh viên Việt Nam có khả thi hay không thì mọi thứ mới dường như sáng tỏ

Thực ra, ngay từ khi khảo sát cũng đã vấp phải không ít khó khăn, nhiều trường e

ngại khi nghĩ tới việc lập đội tuyển thi, bởi riêng khâu ý tưởng, nhân sự, kiến

thức, chỉ đạo, đã hết sức hóc búa mà kết quả lại rất khó hình dung ra được Tuy

nhiên, khi tiếp xúc và lấy ý kiến về việc sáng tạo Robot dự thi, tôi thấy lớp sinh

viên tỏ ra vô cùng hào hứng và hưởng ứng nhiệt tình Điều này khiến tôi vừa ngạc

nhiên vừa thích thú vì sinh viên ở các trường Đại học thường không mặn mà lắm

với phần thực hành, một phần do cơ sở hạ tầng tại các trường còn thiếu thốn, chưa

phục vụ đủ cho việc nghiên cứu, thực tập của các em, mặt khác giáo trình lý

thuyết cũng không thường xuyên được cập nhật

Mặc dù điều kiện thực tế tại các trường còn thiếu, song vẫn có phòng thí nghiệm,

xưởng thực hành nghiên cứu thiết bị tự động hóa, tuy chưa đáp ứng được mọi yêu

cầu của việc chế tạo Robot nhưng ít ra cũng có nơi để thí nghiệm và thực hành

cho một số công đoạn của sáng tạo Robot Điều quan trọng nhất là lòng nhiệt

tình, hăng hái, niềm đam mê chinh phục những đỉnh cao của các bạn sinh viên

chính là động lực giúp chúng tôi có thêm niềm tin để tổ chức cuộc thi trong nước

năm đầu tiên (2002) và lựa chọn đội tuyển ra nước ngoài thi đấu Vậy là sinh viên

Việt Nam có thêm một sân chơi mới bổ ích và sáng tạo

Trang 14

Khi bắt tay vào việc, sự vất vả, khó khăn phát sinh ngày càng nhiều Việc phát

động ở các trường kỹ thuật để đảm bảo số lượng đội đăng ký dự thi, kinh phí tổ

chức chưa có, vấn đề sân bãi nan giải thật đúng là "trăm dâu đổ đầu tằm" Cũng

may chị Nhật Hoa - Phóng viên VTV2 được cử sang Malaysia tham dự hội thảo

về cách sản xuất chương trình Robot do ABU tổ chức tại Penang, qua đó cũng

học hỏi kinh nghiệm về việc tổ chức chương trình Robocon ở các nước Khâu

chọn Ban Giám khảo, chúng tôi quyết định mời GSVS Nguyễn Văn Hiệu

-nguyên Viện Trưởng Viện Khoa học Việt Nam làm Trưởng ban Kinh phí tổ chức

cũng là một vấn đề lớn, lại phải nghĩ cách xoay xở giải quyết Một cuộc họp có

đủ VTV1, VTV2, VTV3, Tvad…bàn bạc rồi đưa ra phương án là sẽ quảng bá

rộng rãi về cuộc thi này thì mới thu hút được tài trợ và sự quan tâm của giới

doanh nghiệp Các thông tin về cuộc thi Chương trình Robot Welcome phát sóng

thành công khiến cho dư luận ngày càng chú ý đến Robocon và may mắn thay,

Toyota đã nhận là nhà tài trợ chính cho cuộc thi

Do thời gian quá gấp nên năm 2001, Ban Khoa giáo quyết định chỉ tổ chức cuộc

thi ở qui mô nhỏ với lực lượng chính tham dự là 4 trường Đại học: ĐH Bách

Khoa Hà Nội, ĐH Quốc Gia, ĐH Kỹ thuật Công nghệ Tp HCM, ĐH Bách Khoa

Tp HCM Chủ đề của cuộc thi là: Chinh phục đỉnh Phanxipăng (theo luật thi của

cuộc thi ABU sẽ là Chinh phục núi Phú Sỹ ) để lựa chọn phương án tốt nhất tham

dự cuộc thi tại Tokyo và có 25 đội đăng ký tham gia

Một điều đáng tiếc là trong quá trình chuẩn bị tham dự, có nhiều đội đã phải bỏ

cuộc do cá nhân tự đăng ký, không có đủ kinh phí cũng như người hướng dẫn, vì

vậy từ 25 đội đăng ký ban đầu chỉ còn 17 đội đủ điều kiện tham gia Đài THVN

cũng hỗ trợ các đội bằng cách phát các chương trình cập nhật thông tin về tiến độ,

kinh nghiệm giải quyết khó khăn, giới thiệu về robot và công nghệ chế tạo mà

sinh viên quốc tế đã áp dụng Hơn nữa, còn theo sát, hỗ trợ các em trong quá trình

chế tạo, thử nghiệm Những gian khổ mà các đội đã trải qua quả thật không thể

đong đếm được, từ việc nghiên cứu, đọc tài liệu quên ăn quên ngủ, lăn lê bò toài

tới nhẵn mặt ở chợ giời để tìm các linh kiện lắp ráp, dù gia đình có ngăn cản, kinh

phí tài trợ không đủ, hầu hết phải tự bỏ tiền túi ra mua đồ hết lần này đến lần

khác, vì trong quá trình chế tạo năm lần bảy lượt mới tìm ra giải pháp Mồ hôi,

công sức, tiền bạc của các bạn trẻ tiếp nối nhau rỏ giọt trong từng xưởng Có đến

thăm, nhìn các bạn ấy thức trắng bên những con robot mới thấy lòng đam mê và ý

chí sắt đá của sinh viên Việt Nam mạnh tới mức nào

Rồi tới khi tổ chức thi đấu được cũng chưa phải là đã hết khó khăn, vấn đề trọng

tài, sân bãi cũng là vấn đề đau đầu không kém Năm đầu chưa thành lập tổ trọng

tài, các thầy trong BGK phải kiêm nhiệm, hết thời gian thi đấu các thầy phải tự

vào sân đếm bóng, tính điểm… Năm sau thành lập tổ trọng tài, nhưng thành viên

tổ trọng tài lại lấy từ các trường, nên lại nảy sinh những vấn đề phức tạp khác

Khó có thể kể hết những “giai thoại” của “Hành trình Robocon” 6 năm qua, với

những buồn, vui lẫn lộn Có những lúc vui sướng đến tột cùng, nhưng cũng có

những lúc chán đến mức muốn bỏ cuộc!

Trang 15

6 năm qua, Robocon Việt Nam đã trưởng thành, hoàn thiện và phát triển, từ

những bước đầu chập chững chưa được nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan tâm cho

tới khi nhận được nhiều sự quan tâm từ các cơ quan quản lý; từ những lối mòn

khai phá đầu tiên cho tới khi thành đường lớn rộng thênh thang Mọi người đều cổ

vũ cho Robocon và cùng vui, buồn với các bạn sinh viên qua truyền hình cũng

như trực tiếp Những giải vô địch qua các lần thử thách từ Tokyo, Seoul, Kuala

Lumpur… đã làm dầy thêm bảng thành tích của đội Việt Nam, dầy thêm niềm tự

hào qua các thế hệ sinh viên và mối quan tâm của mọi người Robocon ngày nay

trưởng thành với trên 300 đội tuyển trải dài khắp Bắc, Trung, Nam với sự quan

tâm của các cơ quan chức năng như Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học Công

nghệ & Môi trường, Trung ương Đoàn Thanh niên, đặc biệt là ĐTH Việt Nam –

đơn vị tổ chức…Năm 2007, có thêm sự hỗ trợ của FPT với tư cách là Đơn vị Bảo

trợ Công nghệ - hi vọng, Robocon sẽ thực sự phát huy được những tiêu chí tốt đẹp

vì một sân chơi lành mạnh và sáng tạo của giới trẻ Việt Nam

PHẦN 2: NHÂN VẬT

Thầy Huỳnh Văn Kiểm:

TÔI SẼ LẠI ĐỨNG BÊN CÁC EM

Bài: Thu Hiền

(ghi theo lời kể của Thầy Huỳnh Văn Kiểm

Chỉ đạo viên 3 đội Robocon VN vô địch ROBOCON Châu Á – Thái Bình Dương)

Tôi “mê” Robot từ thời sinh viên, thời bằng tuổi các em Hồi đó chưa có thi thố, chưa cósáng tạo thành phong trào rộng rãi và sôi nổi như bây giờ Mê thì tự tìm hiểu, tự mua linhkiện, sách vở về xem xét, ngắm nghía Bây giờ, khi không còn ở cái tuổi mà có thể hàngngày lăn vào xưởng, cầm khoan, cầm cưa nữa, tôi đến xem các em làm, đôi lúc chỉ thêmcho các em những điều còn bỡ ngỡ Robocon chính là những giờ phút giúp tôi sống lạinhững tháng ngày tuổi trẻ và là niềm vui ngoài những giờ lên lớp của một ông giáo giànhư tôi

Tôi hay nhìn mọi thứ theo một cách khác những người xung quanh Tôi tìm tòi những gìđặc biệt ẩn sau những điều tưởng như bình thường Robocon cũng ẩn chứa những điềuđặc biệt, đi trong nó và đi bên nó cũng là những con người đặc biệt

Năm 2002, lần đầu tiên VN tổ chức thi Robocon, 17 đội đăng ký tham gia, con số khiêmtốn không bằng một phần số lẻ những đội đăng ký tham gia năm nay, nhưng vào thờiđiểm ấy, con số 17 ấy đã trở thành hiện tượng Đó là một thành công mà chính nhữngngười tổ chức cũng không ngờ đến Năm đầu tiên, các đội đến với cuộc thi với nhữngbước chập chững, Robot các em làm ra còn thô sơ lắm Đây cũng là điều dễ hiểu cho mộtcuộc chơi quá mới mẻ với sinh viên: chế tạo ra những con Robot chạy được

Trang 16

Nhân vật tôi nhớ nhất có lẽ là Vũ Ngọc Vinh - đội trưởng Telematic, vô địch RoboconChâu Á Thái Bình Dương 2002 Ngày đó, tôi tình cờ trở thành chỉ đạo viên cho các em,theo cùng các em từng chặng đường Telematic là đội duy nhất tôi hướng dẫn lần đầutiên tham dự Robocon đã vô địch trong nước rồi sau đó giành chức vô địch khu vực (CảFXR và BKPro sau này đều có kinh nghiệm vài năm tham gia, lăn lộn với Robocon trướckhi trở thành những nhà vô địch) Những ngày thử nghiệm đầu tiên, Vinh và các bạn phải

tự đặt những viên gạch đầu tiên cho niềm đam mê của mình Chưa hề có ai đi trước dẫnđường nên các em tự mày mò, vừa đi vừa dẫn đường cho chính mình

Tham gia lần đầu, người ta dễ cho phép mình nghĩ đến sự thử nghiệm, đi thi như đi chơi,thi mà nhất thiết phải thắng Vinh lại khác, em không chấp nhận những sự thử nghiệmđơn thuần, chỉ làm cho vui, cho có Robot làm ra không vừa ý, phải làm lại, làm lại chođến khi đạt một cái đích nhất định mình đặt ra mới tạm hài lòng Các em làm với suynghĩ duy nhất: Robot như thế này làm sao có thể thắng Nhật được? Nhật chưa bao giờ làmột đối thủ tầm thường, khi chúng ta tổ chức cuộc thi trong nước với Robot bằng tre,bằng nứa thì Nhật đã có kinh nghiệm tổ chức thi Robot cho sinh viên trước đó hàng chụcnăm Cuộc thi đầu tiên được họ tổ chức vào năm 1988 Họ chuyên nghiệp lắm rồi, sinhviên của họ cũng tiếp xúc với công nghệ Robot ở tầm cao lắm rồi Thế mà một đội lầnđầu tiên tham gia đã nghĩ đến việc thắng họ liệu có là viển vông? Đôi khi những cái đíchđặt ra hơi ngông cuồng lại như một thử thách thú vị buộc người ta người ta phải đi đếncùng, lại dẫn người ta đến những điều đẹp đẽ tưởng chừng chỉ có trong mơ Chúng tathắng Nhật, chúng ta thắng Trung Quốc và trở thành nhà vô địch ngay lần đầu tiên vớinhững con Robot chạy còn không vững, chỉ là mấy thanh nhôm vắt qua vắt lại Ngay saukhi nhận giải, các phóng viên Nhật Bản đã ra bãi tập kết Robot để hỏi đội Việt Nam về bíquyết giành chiến thắng Họ không hiểu nổi tại sao bóng được giữ và thả ra tự nhiên đếnvậy, tại sao ta lại đặt được quả bóng thứ 5 lên trên bóng của đối phương Bí quyết nằm ởnhững sợi dây thun mỏng manh - cơ chế bỏ bóng đơn giản mà hiệu quả của Telematic.Trong các cuộc thi Quốc tế, các đội Việt Nam luôn giành được cảm tình của Ban Tổ chức

và Ban Giám khảo dù chúng ta chưa bao giờ là đội chủ nhà Đây là một điều ít ai biết và

ít ai để ý Chúng ta đã thắng rất nhiều lần khi mà khoảng cách giữa thắng và thua rấtmong manh và quyết định nằm nhiều ở trọng tài Năm 2006, BKPro đã được bỏ qua rấtnhiều lỗi, (dù là những lỗi rất nhỏ nhưng theo luật chơi, chúng ta đang phạm luật) để cuốicùng đăng quang Họ đứng về phía chúng ta, lý do vì với chúng ta, Robocon được đưa vềđúng nghĩa của nó Việt Nam chơi đẹp, Việt Nam tôn vinh sự sáng tạo, chúng ta nhìnthấy giá trị đích thực của cuộc chơi và thi đấu vì giá trị đích thực đó

Tôi hay đùa thi Robocon là thi thua chứ không phải thi thắng, riêng như năm nay có hơn

300 đội tham gia, chắc chắn sẽ có hơn 300 đội thua, chỉ còn lại một, hai đội cuối cùngchiến thắng Một, hai niềm vui bên cạnh hơn 300 nỗi buồn có phải là một điều gì đó nhứcnhối? Càng ngày cuộc thi càng mở rộng, số đội năm đầu tiên không bằng nổi một phần số

lẻ của những đội hôm nay Các em đến với Robot bằng niềm say mê khám phá, khám phákhoa học và khám phá chính bản thân mình, khát khao khẳng định bản thân Đam mê đếnmức thành “say” Robot cũng không phải là hiếm Tôi vẫn bảo, mình không cần phải thổithêm lửa cho sinh viên nữa, tự các em đã quá “nóng” rồi, việc của mình là ghìm ngọn lửa

đó lại và hướng nó cháy theo đúng cách Các em không chinh phục được đỉnh Phú Sỹ,

Trang 17

không thắp sáng được Trường Thành hay vươn tới được ngọn tháp đôi kia không cónghĩa là các em thua Ngay chính trong nỗi buồn của mình các em cũng đang chiếnthắng, không chỉ thắng trong một cuộc thi mà đang thắng trong cuộc ganh đua quyết liệtnhất, ganh đua với chính các em.

Có em sinh viên hỏi tôi: Thưa thầy, có đúng giá trị cuối cùng còn lại của Robocon saubao nhiêu vinh quang chỉ còn là những giấc mơ? Một phần nào đó tôi cho rằng điều nàyđúng Các em làm Robot với những giấc mơ rất đẹp của tuổi trẻ, thậm chí đến khi ratrường, đi làm, một số em vẫn viết tiếp những giấc mơ “hậu Robocon” Nó là sự nối dàicủa những gì đó tương tự như Robocon Đến một lúc nào đó, khi không còn làm nhữngđiều tương tự như bây giờ các em mới không còn mơ Giấc mơ hôm nay của các em cũngphần nào giống giấc mơ ngày hôm qua, không viển vông nhưng bồng bột và ngôngcuồng Nếu không ngông cuồng, không làm Robot như những người “say” quá mức, cóthể các em đã là những sinh viên bình thường, ra trường đúng hạn, đi làm những côngviệc bình thường chứ không ngông cuồng, và chắc chắn là không bao giờ chậm việc họclại vài kỳ, thậm chí là vài năm Các em đặc biệt đôi khi cũng vì các em ngông cuồng vàdám chạy theo những điều ngông cuồng, không giống ai và không ai chạy theo đó

Các em ra trường, tự mở công ty riêng, thời gian đầu đa số là lỗ, điều này được lý giải rất

dễ, các em giỏi, các em nhiều hoài bão nhưng các em chưa có kinh nghiệm, kinh doanh

mà chưa có kinh nghiệm thì thất bại cũng là điều tất yếu Nó cũng giống như trở ngại,như vật cản trên sân đấu, vượt qua rồi, các em sẽ chiếm lĩnh được những đỉnh cao hơn.Tôi cũng có những phút ngồi lặng lại cuối sàn đấu sau khi trận đấu đã an bài, tĩnh lặng đểnhìn lại, để ngấm cảm xúc Robocon với tôi là niềm vui hay nỗi buồn? Vui có, buồn có.Niềm vui tôi có được khi là một cổ động viên, xuống sân xem các em làm robot, thirobot, niềm vui là khi những đội tôi hướng dẫn giành chiến thắng Tôi cũng có nhữngphút lặng buồn khi một đội tôi hướng dẫn không đạt được chiến thắng cuối cùng Nhưngbuồn không có nghĩa là sống mãi với nó, giữ nó như một điều day dứt trong lòng Tôi làngười đã có tuổi, đã qua rồi cái thời gian mà buồn vui dễ xáo trộn giống các em nên tôicũng coi những cảm xúc đó như quy luật, không ám ảnh tôi nhiều, không buộc tôi phảisuy nghĩ nhiều về nó Năm nay, tôi không làm chỉ đạo viên cho đội Robot nào của trường

BK Tp.HCM, không phải vì tôi từ chối các em mà hình như vì không đội nào “dám” nhờtôi hướng dẫn Suy nghĩ của các em hình như cũng xuất phát từ một quy luật thú vị củaRobocon VN, năm nay là năm vô địch của Bách Khoa HN, năm nay là năm của BKHNchứ không phải BK Tp.HCM Cũng có thể lý do là vì các em thấy bị áp lực với nhữngvinh quang của lớp đàn anh Telematic, FXR và BKPro đi trước đã đạt được… Nhưng bất

cứ khi nào các em cần, tôi sẽ lại đứng bên các em, đứng bên như một người thầy, mộtngười bạn cùng chung niềm đam mê

Robocon năm nay đang bắt đầu nóng lên, các em sinh viên cũng đang “nóng” lên với hơithở của cuộc đấu Tôi cũng đang dõi theo sức nóng đó, vẫn vào sân xem các em thi đấunhư một cổ động viên nhiệt tình để được sống cùng các em những khoảnh khắc đặc biệt.Tôi vẫn hướng về Robocon, hướng về những tìm tòi, những khám phá, những trảinghiệm, những gương mặt Robot như khi hướng về một điều gì đó thật đặc biệt trongcuộc sống…

Trang 18

Cái tên Dương Tấn Thành trở thành hiện tượng gây chú ý của báo đài, dư luậnnhững năm 90 của thế kỷ trước Ông đánh dấu một cột mốc lớn cho ngành cơ khí và tựđộng hóa ở Việt Nam, khi trở thành người đầu tiên chế tạo thành công robot, cụ thể làrobot khủng long Điều kỳ diệu ở chỗ, ông xuất thân chỉ là một “tay chủ” gara và muabán phụ tùng ô tô, chuyên sửa chữa các loại xe cơ giới chứ không được học qua bất cứtrường lớp nào Vì thế nên sự hoài nghi hóa thành kinh ngạc khi trong cuộc thi Cơ khí vàđiện gia dụng năm 1995, xuất hiện những đoạn phim quay về con khủng long biết cúi đầuchụp người lạ khi người lạ tiến vào, rồi cử động, gầm, hát Các chuyên gia hồi đó cònhỏi ông: “Ông quay con khủng long này ở nước nào vậy”, ông trả lời: “Của tui làm chứai”!

Cái “của tui” khiến ông mãi mãi tự hào đó bắt nguồn từ một lời hứa với cô con gái

út 4 tuổi Ông vẫn thường kể chuyện cổ tích “tự biên” cho con gái nghe Một lần hứngkhởi thế nào mà trong câu chuyện của ông lại xuất hiện hình ảnh cô công chúa nhỏ được

bà tiên ban cho lọ thuốc thần có công dụng biến khủng long bạo chúa thành khủng longhiền lành không làm hại người, biến ác thú thành hiền thú Cô út thích thú đề nghị:

“Vậy ba chế cho con một con khủng long biết hát biết múa nghe ba!” Nghĩ bụng “thôi cứhứa chơi chơi cho con khỏi nhắc”, nhưng sau con gái cứ nhắc miết khiến cái bụng ôngphát rầu Ông bỗng cảm thấy sức mạnh trong con người mình trỗi dậy khi cô con gái nhỏnói chắc nịch: “Con biết ba làm được mà!”

Ông bắt đầu gạt bỏ hết công việc sang một bên, mày mò đọc các loại sách có nóiđến khủng long Cuốn tạp chí “Kiến thức thời nay” có in hình con khủng long đã đượcông săm soi suốt 1 tháng trời bằng một chiếc kính lúp Ông sung suớng khi những hìnhảnh khủng long dần chuyển động trong đầu mình, những khớp xương sống động Rồiông miệt mài vẽ từng bộ phận, tổng hợp hình vẽ, nghiên cứu các cử động của cổ, miệng,

Trang 19

tay, chân Thời đĩ động cơ rất mắc và hiếm, cho nên ơng đã phải bán đất và xe hơi để cĩtiền dốc vào niềm đam mê sáng tạo này Rịng rã suốt 1 năm 1 tháng 18 ngày, chú khủnglong dài 4m30, cao 2,2m đã hồn thành, biết co giật, gầm Khỏi phải nĩi “ơng khùng”

đã sung sướng tới cỡ nào khi lời hứa với con gái đã được thực hiện, cho dù sau chừng ấyngày “hiến thân” cho khủng long, người ơng từ 69 ký vạm vỡ chỉ cịn lại 54 ký

Từ đĩ đến nay, ơng đã chế ra hàng chục con khủng long cùng các loại rồng phunlửa, nhân mã triển lãm ở khắp các tỉnh thành trong cả nước Cĩ hàng chục lời mời hợptác từ các khu vui chơi giải trí như cơng viên Đầm Sen, Kỳ Hịa, Thảo Cầm Viên Gầnđây chắc hẳn người mê thể thao Việt Nam và quốc tế cĩ biết đến 2 con trâu vàng SeaGames 22 biết cầm đuốc giơ tay chào để cổ động các vận động viên Việt Nam “Sảnphẩm của tui đĩ Tất cả các nước tham dự Sea Games đều đến chụp hình trâu vàng, riêngViệt Nam thì khơng Tui thấy buồn buồn sao đĩ” – ơng thật thà bày tỏ

“Ơng khùng” từ ngày chế robot đã giao hết mọi việc trong nhà cho vợ đảm đương.Ngay cả việc nhậu nhẹt – niềm vui thích một thưở giờ ơng cũng chẳng màng tới Hỏi cáccon ơng sinh năm mấy, ơng nĩi, ơng chả nhớ, thế cơ út học trường nào, ơng cũng khơng nhớ nốt Hỏi ơng đã và đang chế tạo những loại robot nào, cĩ tập đồn nào củaNga, của Mỹ đang muốn mời ơng làm việc thì ơng nhớ như in, hồn hậu cười nĩi sảngkhối Vì ơng đã dành hết trí nhớ và niềm đam mê cho robot, cho cơng việc hiện tại trongcái xưởng thiết kế chế tạo khủng long máy, người máy tiếp thị nằm tít trên đường ĐàoCam Mộc, Q.8, Tp.HCM của mình

Chú thích ảnh: Ảnh 1: Tại xưởng làm việc, ơng Dương Tấn Thành kể về niềm đam mêcủa mình

Ảnh 2: Cùng với con nhân mã đang chế tạo dở dang

Tác giả ảnh: Mỹ Quyên

Nguyễn Tấn Lý CHẾ TẠO ROBOT TỪ NHỮNG CHIẾC MÁY IN

Bài: Lê Việt Nhân

Nguyễn Tấn Lý sinh ngày 10/12/1976 tại vùng quê miền trung huyện TuyPhước, tỉnh Bình Định Anh vốn là sinh viên khoa Công nghệ Thông tin, khóa 96 củaTrường Đại học DL Kỹ thuật Công nghệ TP HCM Trong thời sinh viên Lý giỏi vềcông nghệ ham thích về các thiết bị tự động và anh cũng chính là sinh viên đầu tiên

Trang 20

làm Robot của trường Do niềm đam mê sáng tạo nên trong những năm ở đại học Lýphải tự học, tự làm và anh phụ làm thêm cho anh trai ở cửa hàng thiết bị máy vănphòng Thanh Ngân Vốn mê nghiên cứu nên những thời gian rảnh, Lý hay tận dụngnhững thiết bị ở cửa hàng này để mày mò chế tạo những thiết bị dùng cho công việchọc tập và sự đam mê của mình Anh đã nghĩ đến việc thiết kế chế tạo … robot điềukhiển từ xa thông qua sóng vô tuyến

Thời điểm này việc chế tạo một robot trong sinh viên là một vấn đề cực kì

xa xỉ và không thực tế nên thông tin của Lý đưa ra đã bị các bạn bè cùng khóa cườixòa và bảo là Lý… không thành công!Trước những lời dị nghị, Lý vẫn kiên trì mụctiêu của mình Anh tiếp tục tận dụng các linh liện điện tử, động cơ, máy móc của cửahàng để chế tạo robot điều khiển thông qua sóng vô tuyến

Thành công của việc nhóm anh chế tạo được robot điều khiển bằng giọng nóiđã tạo ra tiếng vang lớn trong giới sinh viên lúc bấy giờ Với thành công này đã giúp

Lý giành được nhiều giải thưởng khoa học lớn trong sinh viên

Trong các giải thưởng mà Lý giành được, đặc biệt nhất là giải thưởng “Cuộcthi Robocon, cuộc thi sáng tạo Robot chinh phục đỉnh Phaxipang” năm 2002 Đây làgiải thưởng có ý nghĩa trọng đại với Lý trong việc chế tạo robot của mình, đánh dấubước ngoặt mới cho sự xuất hiện của các tài trí của Robocon Việt Nam trong các cuộcđấu tài quốc tế sau này…

Thời điểm năm 2002, sau khi chế tạo thành công robot điều khiển từ xa vàbằng giọng nói, Lý đã liên tiếp đoạt được nhiều giải thưởng và được nhiều nơi biếtđến Thời điểm đó cũng là lần đầu tiên ABU phát động cuộc thi Robocom Lúc đó,chị Nhật Hoa, biên tập viên VTV2 của Đài truyền hình VN đã băn khoăn không biếtkhi giải đầu Robocon vào Việt Nam thì sinh viên có hưởng ứng không và chị đã hỏiLý: Liệu cuộc thi vào Việt Nam, Lý có dám làm robot để dự thi không? Lúc đó, Lý đãtrả lời: “nếu không ai dám tham gia thì một mình em cũng tham gia!”

Lý đã sử dụng những linh kiện từ những chiếc máy in, máy Fax , máyPhotocopy hỏng để làm Robot, thậm chí tháo cả máy photocopy mới ra để lấy linhkiện chế tạo robot (và chỉ ráp lại sau khi cuộc thi đã xong!)

Và với chủ đề “Chinh phục đỉnh Phanxipăng” robot của đoàn Việt Nam đãgiành được thành tích ngoài mong đợi Còn Lý lặng lẽ tháo các linh kiện để ráp lại trảlại cho các máy mới của cửa hàng! Và các phần robot … còn lại, Lý chế tạo ra chiếc

xe để cháu chạy chơi…

Nói về những kỉ niệm đã qua, Nguyễn Tấn Lý tâm sự: “Đến nay thì trình độchế tạo robot của các bạn trẻ Việt Nam đã có những bước phát triển mới, được hỗ vềkỹ thuật lẫn các linh kiện thiết bị hiện đại… nên có sản phẩm robot tối ưu hơn Chứkhông như hồi xưa, phải say mê và có chút phiêu lưu mới dám tháo máy photocopy đểlấy linh kiện tạo robot Vừa làm vừa run…”

Chính nhờ niềm say mê cộng thêm sự phiêu lưu mà Nguyễn Tấn Lý đã làmđược những gì mình thích Hy vọng, sau này trên bước đường sự nghiệp của anh sẽ cónhiều sự sáng tạo có ích cho cộng đồng hơn nữa

Trang 21

Năm 2000, Lý đã giành giải ba “Sáng tạo kỹ thuật Vifotec năm 2000”, Giải

ba “Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2000”, Giải khuyến khích “Eureka lầnhai năm 2000” cho đề tài “Thiết kế và thi công Robot điều khiển từ xa” Năm 2001,với đề tài “Thiết kế và thi công Robot điều khiển bằng tiếng nói” đã giúp Lý tiếp tụcnhận được các giải thưởng khác: Giải ba “Sáng tạo kỹ thuật Vifotec năm 2001”, Giải

ba “Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2001” với đề tài “Thiết kế và chế tạo Robot thông minh (tự vận hành) Lý đã giành giải nhất “Liên hoan nhà sáng tạo trẻ

năm 2001”, giải khuyến khích “Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật năm 2001” vàGiải thưởng “Trí tuệ Việt Nam năm 2001” Năm 2002, với đề tài “Thiết kế và thicông Robot điều khiển bằng tiếng nói” Lý tiếp tục giành giải nhì “Sáng tạo kỹ thuậtVifotec năm 2002” Giải nhì “Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2002 Năm

2003, với “Đề tài Thiết kế và chế tạo Robot giúp người tàn tật” Lý giành giải nhất

“Sáng tạo kỹ thuật Vifotec năm 2003”, giải nhất “Sinh viên nghiên cứu khoa học cấpbộ năm 2003” Và giải thưởng “Ngày sáng tạo Việt Nam lần I “Ngân hàng thế giới tổchức” năm 2003 dành cho “Giải pháp giao thông công cộng giúp người tàn tật ‘

HỚT TĨC, CƠM BỤI, VÀ ROBOT HCT HAPPY

Bài: Ngọc Anh

Rời quê Bến Tre với số tiền vỏn vẹn 400.000 đồng, Lưu Văn Hậu bước vào đời sinh viênvới những tháng ngày rất khĩ khăn Ngày đĩ, chuyện tìm một chỗ dạy thêm khơng phải

dễ với một sinh viên mới chân ướt chân ráo vào thành phố học như Hậu “Trong cái khĩ

lĩ cái khơn”, chàng sinh viên năm nhất khoa cơ khí chế tạo máy của ĐH Sư phạm Kỹthuật Tp HCM đã quyết định dùng số tiền ít ỏi của mình để trang bị dụng cụ chuẩn bị làmnghề… hớt tĩc dạo tại ký túc xá của trường Ngày qua ngày, nhờ bàn tay khéo léo màdịch vụ hớt tĩc sinh viên của Hậu được nhiều sinh viên hưởng ứng vì giá cả rất bình dân.Khơng dừng lại đĩ, Hậu cùng với một người bạn mở quán cơm sinh viên với các mĩn ăn

do chính tay mình chế biến

Năm 2002, lần đầu tiên cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam (Robocon Việt Nam) diễn ra,khi đĩ Lưu Văn Hậu đang chuẩn bị tốt nghiệp ĐH Cùng hai người bạn là Cường vàThịnh, Hậu lập ra nhĩm Hớt tĩc sinh viên và bắt tay vào thiết kế robot HCT Happy Thờiđiểm đĩ, hầu hết các đội đều gặp nhiều khĩ khăn từ kinh phí hạn hẹp cho đến tình trạngkhan hiếm thiết bị Đa phần các đội phải tận dụng thiết bị cũ hoặc tự tìm nguồn tài trợ đểlàm Robot Nhĩm Hớt tĩc sinh viên cũng khơng ngoại lệ Lấy đâu ra tiền để mua đồ thiết

kế Robot đây? Lưu Văn Hậu chợt nhớ đến một người mà từ lâu mình cảm phục, đĩ làgiám đốc Phạm Văn Việt của Việt Thắng Jeans Ơng chính là người đầu tiên của ViệtNam sản xuất hàng thời trang Jeans Thật may mắn là Hậu cũng đã được anh tiếp chuyện

Trang 22

sau nhiều lần xin “yết kiến” Không may, vị giám đốc này có rất ít thông tin về cuộc thi

và chính vì thế khi thuyết trình về đề tài robot thì không hầu như không gây được chú ý

nào từ anh Ngược lại, anh rất chú ý đến một thiết bị có tên là QSL (QualitieS Life- Chất

Lượng Cuộc Sống) có cơ chế hoạt động tương tự UPS (bộ lưu điện) do chính Lưu VănHậu thiết kế Anh liền nhận lời và nói: “Tôi sẽ cho tiền cậu chế tạo thử sản phẩm này”.Nhưng mục tiêu là Hậu muốn đạt đến là xin tiền để làm robot chứ không phải là xin tiền

để chế tạo thiết bị QSL Hậu lại tiếp tục thuyết phục và sau nhiều lần cố gắng vị giám đốcvẫn chưa đồng ý tài trợ tiền cho robot Cho đến khi Hậu đã nản và có ý định bỏ cuộc vànói: “cảm ơn anh đã dành thời gian lắng nghe những ý tưởng của em, em xin tặng bảnthiết kế thiết bị QSL để làm kỷ niệm” Đến lúc này hình như anh giám đốc đã hiểu đượcngọn lửa ở trong Hậu và anh đã chấp nhận đề xuất của Hậu về chương trình robot Lúc đóHậu không sao diễn tả được niềm sung sướng!” Đến bây giờ Hậu vẫn chưa thực sự biết

vì sao vị giám đốc thay đổi quyết định? Chắc có lẽ vị giám đốc kia đã thấy được hình ảnhcủa mình khi còn trẻ ở trong Hậu và đó là lửa nhiệt tình, sự sáng tạo và tinh thần dám làmdám chịu của Hậu

Từ đó nhóm “Hớt tóc sinh viên” với robot HCT Happy là một trong những nhóm nhậnđược tiền tài trợ từ Việt Thắng jean Tuy nhiên, do nhóm thiết kế robot theo dạng chuẩn,dựa trên nguyên lý nên tính hiệu quả thực tế trên đấu trường đã không được như mongmuốn Mặc dù không thành công ở cuộc thi Robocon 2002 nhưng với Lưu Văn Hậu, điềuđáng quý nhất từ việc tham gia cuộc thi này chính là cơ hội thực hành những kiến thứcthu nhận được từ sách vở và áp dụng kiến thức về khí nén , thủy lực và điều khiển tựđộng “Hãy coi cuộc thi như là điểm khởi đầu rất tốt cho một kỹ sư tương lai, và cuộc thi

là cuộc chơi thật sự thú vị về sự sáng tạo của giới trẻ Các bạn trẻ đã từng tham dựRobocon hãy chung sức lại để cùng đóng góp cho sự phát triển cho đất nước ta như nướcNhật Bản hay Hàn Quốc trước đây (đã được xây dựng trên nền tảng sức mạnh của ý chí

và sự sang tạo của những người trẻ) Người thành công tìm phương pháp, kẻ thất bại

tìm lý do Đó là khẩu hiệu và liều thuốc giúp mình vượt qua những khó khăn trước và

sau cuộc thi và bây giờ cũng vậy!”, Hậu luôn tâm niệm như vậy Hy vọng, sự sáng tạo vàlòng nhiệt huyết sẽ luôn mãi rực cháy ở Hậu và các bạn

Dũng “đại bàng” và giấc mơ robot Việt

Bài: Kim Tuyến

Ăn mì suốt một tháng cũng được Thức trắng đêm cả tuần cũng chẳng sao Tất cả mọi tâm trí và tài chính dồn vào một mục tiêu duy nhất: tạo ra một robocon hoàn chỉnh nhất để dự thi Phan Văn Dũng là như thế! Cuộc thi “Sáng tạo robocon” không chỉ khơi dậy một đam mê mà còn làm chàng trai 26 tuổi này không ngừng khắc khoải một giấc mơ về robot Việt…

Trang 23

“Xin cảm ơn những khó khăn”

Mọi người vẫn gọi Dũng với biệt danh là “Dũng đại bàng” Có lẽ vì đôi mắt đầy đam mê,

sự mạnh mẽ trong ý nghĩ, hành động dễ khiến người ta liên tưởng đến cái sải cánh tunghoành và đôi mắt rực lửa của chim đại bàng

Sinh ra, lớn lên ở đất Núi Thành, Quảng Nam, tuổi thơ Dũng gắn liền với những vất vả

Mê robot từ nhỏ qua các bộ phim viễn tưởng, Dũng chọn vào ngành Cơ điện tử, ĐH BáchKhoa Tp.HCM Ngay từ năm nhất, Dũng ngày ngày cọc cạch xe đạp đi dạy kèm để chia

sẻ gánh nặng tài chính với gia đình Sang năm học thứ hai, cuộc thi robocon phát độnglần đầu tại Việt Nam, Dũng tham gia một đội robocon ở trường và kiên nhẫn học hỏi

“Học xong vọc liền”, cùng anh đội trưởng cầm cố chiếc xe máy với ba triệu đồng tiền tiếtkiệm, ăn mì gói triền miên, Dũng lao vào làm việc cật lực “Quả ngọt mùa đầu” là robot

cơ khí Spider-man (người nhện) Robot này khi xếp gọn trông giống chiếc dù, nhưng khi

“tung chưởng” sẽ đột ngột xuất hiện bảy cánh tay như con nhện Spider-man được cácgiảng viên của trường đánh giá cao Đã thi thì phải thi hết mình, ba năm liên tục tham giarobocon (từ 2002 đến 2004), Dũng đã đánh đổi bằng thời gian, tiền bạc, công sức và cả người yêu Dũng buồn nhớ lại: “Vì quá mê robot nên tôi không có thời gian dành cho côấy…” Có thể, vị thần may mắn chưa bao giờ mỉm cười với đội của Dũng Đi lên từ thực lực,đội của Dũng luôn để lại những nuối tiếc cho người hâm mộ sau những bàn thua tức tưởi.Gặp thất bại liên tiếp, bao lần nước mắt đã lăn trên gương mặt kiên nghị, nhưng Dũng khôngbao giờ bỏ cuộc Cái gì càng khó chinh phục sẽ càng hấp dẫn Dũng hơn

Năm 2004, Dũng làm thủ lĩnh đội Power Of Love với robot trung tâm Ôđixê và các robot

tự động điều khiển bằng tay: Thần Vệ nữ, Cupid, Mêđizơ; đội Power Of Love chiếnthắng liên hoàn, để lại ấn tượng trong lòng người hâm mộ về một phong cách thi đấuchuyên nghiệp, đẹp mắt

Giấc mơ về một thương hiệu robot Việt

Dũng luôn trăn trở: Từ cuộc thi Robocon đến việc sản xuất robot thực thụ là một chặngđường rất dài và khó khăn Nhiều bạn chơi robocon đã rẽ qua những con đường khác vìkhông có cơ hội làm việc trong lĩnh vực sản xuất robot vốn chưa phát triển ở VN Dũngước mong được cùng các kỹ sư trẻ khác tạo ra những sản phẩm tự động có thể phục vụ,thay thế con người trong sản xuất Gần gũi hơn, anh mong muốn kết hợp với nhà trường,tạo một môi trường làm việc cho sinh viên ngành kĩ thuật Đây sẽ là điều kiện tốt để các

kĩ sư tương lai tiếp cận với thực tế kĩ thuật

Không ngại khó, ngại khổ, Dũng tham gia rất nhiều công trình nghiên cứu, các đề tàikhoa học về ứng dụng kĩ thuật cơ khí, điện tử vào sản xuất và bảo vệ quốc phòng Bêncạnh đó, anh còn tham gia chương trình “Thay đổi gương mặt khoa học công nghệ củaViệt Nam” Đặc biệt, Dũng từng tập hợp một nhóm gồm nhiều kỹ sư trẻ xuất sắc, ngàyđêm nghiên cứu, ứng dụng những sản phẩm công nghiệp mới, nhằm chế tạo ra máy móc

tự động, bán tự động phục vụ sản xuất Rất nhiều sản phẩm mới ra đời, thí điểm thành

Trang 24

công Song, vì nhiều nguyên nhân, việc sản xuất hàng loạt chưa thực hiện được Cácthành viên tạm thời chia tay nhau nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu và nuôi mơ ước

Dũng hiện là chủ một quán cà phê, ca nhạc hát với nhau Hoàng Lan (Q.Tân Bình,Tp.HCM) Với Dũng, đây là bước dừng chân, tạm nghỉ ngơi để dồn lực cho những dựđịnh về sản xuất robot sau này Có lẽ cùng vì vậy mà cà phê Hoàng Lan trở thành nơi hộingộ các kĩ sư trẻ tâm huyết với việc chế tạo robot

“Tôi mơ về một thương hiệu robot Việt Dù chặng đường đi đến giấc mơ ấy phải trải quanhiều thất bại, đắng cay, tôi cũng sẵn sàng đánh đổi!” – Dũng khẳng định

Hồ Quang Dũng

Quái kiệt cơ khí Sài thành

Bài : Nguyễn Hải Linh

(Thành viên đội FXR )

Người giữ nhiều kỷ lục robocon

Nếu bạn quan tâm robocon, có lẽ bạn không ngại dành một phút thử sức với mộtvài câu hỏi về robot Việt Nam:

o Người trẻ nhất từng tham gia robocon là ai?

o Người "chơi" robocon lâu nhất và làm ra nhiều robocon nhất là ai ?

o Người có thể hoàn thành robot trong thời gian kỷ lục nhất là ai?

o Hoặc đơn giản hơn ý tưởng cái bánh xe bạn đang sử dụng cho robot của bạn là của ai ?

Nếu bạn đang suy nghĩ ra vài cái tên thì có lẽ bạn đã đi nhầm hướng Câu trả lờichỉ là một cái tên Hồ Quang Dũng - người nắm giữ nhiều kỷ lục nhất của RoboconViệt Nam

Những người đã từng xem robocon nhiều năm trước chắc vẫn còn nhớ anh chàng

dễ thương với mái tóc bồng bềnh điều khiển khẩu "thần công" với những phát bắnđầy cảm hứng trong đêm chung kết Robocon 2003 trên sân Quân Khu 7 haynhững bước chạy chính xác lắp từng mảnh cầu Ô Thước đưa FxR lên ngôi vô địchRobocon 2004 và sau đó là Giải Nhất Robocon châu Á - Thái Bình Dương

Tuy thế, nói đến Hồ Quang Dũng, "dân" robocon Sài thành không ai không biếtđến Với tài năng và ý chí sáng tạo, Dũng đã để lại ấn tượng với bạn bè robocon

Trang 25

của mình một thương hiệu riêng, thương hiệu: Hồ Quang Dũng Nếu có bằng sángchế cho các cơ cấu được sử dụng rộng rãi robocon thì Dũng chắc sẽ giữ kỷ lục Đó

là những bánh xe của máy Tình Yêu và cả những bánh xe nhôm đúc rất đẹp đượcnhiều đội sử dụng, đó là "cần câu Trung Quốc", là jack hút cơ khí, là những chitiết nhỏ như cách gắn động cơ, các chi tiết gia công bằng nhựa hay sử dụng decalđen để trang trí robot

Sáng tạo nhiều robocon “pro”

Những robot Dũng làm ra đều có dáng vẻ rất chuyên nghiệp nhờ được hình thành

từ các kết cấu hợp lý, chắc chắn và chính xác làm người ta liên tưởng đến cácrobot công nghiệp đến từ Nhật hay Đức Với từng chi tiết trên robot của Dũng,người ta đều cảm nhận sự cẩn thận và cầu toàn Không những cẩn thận và chínhxác trong từng chi tiết cơ khí, sự lựa chọn cẩn thận từng chất liệu thành phần cấutạo nên robot Sự chắc chắn và tính mỹ thuật cũng luôn được anh quan tâm Quantrọng hơn, tính cầu toàn của Dũng ảnh hưởng lớn đến các thành viên khác Trongnhững đội robot mà Dũng tham gia thường xuyên có "trò chơi" cưa chính xác Vớichiếc cưa tay mọi người thi với nhau ai hoàn thành những chi tiết robot chính xácnhất Nếu ở các đội khác, việc cưa với sai số 1mm là đã là rất tốt thì sẽ thất bạitrong cuộc thi này khi độ chính xác chỉ được tính bằng Gem (mỗi Gem bằng0.1mm) Ngoài ra, Dũng luôn có xu hướng thay thế các robot đã chế tạo bằngnhững robot mới hoàn hảo hơn hoặc thay thế các chi tiết tốt hơn, nhanh hơn Điềuđặc biệt khác là mọi chi tiết, kết cấu cơ khí dường như hình thành tự nhiên trongđầu Dũng Không cần các phần mềm thiết kế 3D phức tạp Chỉ cuốn tập với vàinét vẽ phác thảo, anh đã có thể cho ra đời một robot hay một cỗ máy Ở Dũng ýtưởng luôn đi đôi với hành động, khi ý tưởng hình thành, đồng thời Dũng cũng bắttay vào chế tạo và đặt gia công Anh thường không mất nhiều công sức để hoànthành khi các chi tiết gia công thường lắp ghép với nhau một cách ăn ý

Vừa tài, vừa lãng tử

Để "sinh ra" những robot như vậy ngoài năng khiếu đặc biệt, Dũng đã trải qua quátrình tự rèn luyện lâu dài Từ khi ngồi trên nghế nhà trường phổ thông, Dũng đãsay mê thử sức với các bài toán cơ khí khó như máy bay mô hình, tàu thủy, xeđiều khiển từ xa… Tham gia robocon từ năm đầu tiên khi mới bước chân vào đạihọc chưa đầy một tháng Năng lực của Dũng được khẳng định ở Robocon 2004khi các robot FxR do Dũng tham gia thiết kế đã được sự ngưỡng mộ của bạn bèkhông chỉ ở trong nước mà cả quốc tế

Trang 26

Cú lẽ nhiều người cho rằng Dũng đó quỏ say, quỏ nghiện robocon khi mà sau

2004, Dũng vẫn tham gia với nhiều đội khỏc nhau như F1, Zeus… đến tận 2007.Nhưng những người bạn của Dũng sẽ khụng nghĩ như vậy Nếu cú say cú nghiệnthỡ Dũng say và nghiện thử sức mỡnh với cỏc bài toỏn mới Càng về sau, nhữngrobot của Dũng tham gia lại mang nhiều chất lóng tử, thể hiện được cụng nghệ cơkhớ, cỏc kết cấu phức tạp mà những người khỏc khụng nghĩ là cú thể làm đượcđược chứ khụng phải chỉ để chiến thắng Khụng chỉ tham gia sõn chơi robot, Dũngcũn thể hiện khả năng sỏng tạo và kỹ năng của mỡnh khi chế tạo những robot cụngnghiệp vào dạng khú và cú ứng dụng cụ thể như robot camera bay (2003), robothàn (2006), robot bay tự cõn bằng (2007) và tham gia vào nhiều dự ỏn thực tiễnkhỏc

Sam và Kẻ luôn gây bất ngờ

B i: Băng D ài: Băng D ơng Trên đấu trờng quốc tế, thành tích mang về thật khiêm tốn, giải ba và giải ý tởng sáng tạo, song lại khiến cho dân mê robot ấn tợng sâu đậm nhất Báo chí từng gọi đó

là nỗi kinh hoàng, kẻ luôn gây bất ngờ số 1 trên mọi trận đấu Đó là SAM của BKCT- Đại học Bách khoa Hà Nội, vô địch Robocon Việt Nam năm 2003 Lẽ dĩ nhiên, nhắc đến SAM, ngời ta sẽ nhớ ngay đến cái tên thật quen thuộc, Hồ Vĩnh Hoàng- đội trởng.

Những cú knock- out trong chớp mắt

2,5 giây cho một chiến thắng tuyệt đối! Đây là điểm ấn tợng thuyết phục nhất ngay từ khiSAM của BKCT xuất hiện Hình nh, trong mấy năm vừa qua, cũng cha có chiến thắng nào

đợc tính bằng giây nh vậy

ở trong nớc, lời đồn thổi “bất khả chiến bại” lập tức đợc tung ra ngay từ vòng loại Độinào gặp BKCT thì “hy vọng” chiến thắng chỉ còn rất mong manh Thi quốc tế, sau khixem SAM thử sân, đội trởng đội Nhật Bản trả lời phỏng vấn truyền hình, đã phải thốt lên:

“Thật kinh khủng! Mới chớp mắt mà cầu mây đã vào hết rổ! Thế này thì tôi không muốnthi đấu nữa.” Sau đó, Nhật bốc thăm gặp ngay BKCT ở vòng bảng Kết quả nh “dự đoán”,Nhật đã bị hạ knock- out theo cái cách “kinh khủng” đó

Chủ đề Robocon năm 2003 là “Cầu mây chinh phục không gian” Trong thời gian tối đa 3phút, nhiệm vụ của các robot là phải đa cầu mây vào 9 cụm rổ Trong khi robot các đội đitheo cách thông thờng, dò dẫm theo vạch chỉ dẫn, di chuyển đến gần cụm rổ, bỏ lần lợtcầu mây vào rổ để ăn điểm, thì SAM 4 của BKCT “thản nhiên”, “bình tĩnh” đứng im mộtchỗ và bắn Chỉ trong chớp mắt, cầu mây đã nằm gọn trong tất cả các cụm rổ SAM 4dành chiến thắng “chinh phục vùng trời” đầy ấn tợng Ngỡ ngàng, sửng sốt, ngạc nhiên vàthích thú! Đó là cảm xúc của tất cả khán giả lúc bấy giờ Một ý tởng tuyệt vời! Vừa tiếtkiệm đợc thời gian, vừa loại bỏ đợc rủi ro nếu di chuyển SAM 4 nh một cỗ pháo với bệphóng 12 nòng, chứa 20 quả cầu mây, bắn chính xác và có thể hạ gục đối thủ nhanh gọntrong 2,5 giây Với cơ chế bắn rất đẹp mắt, mỗi cuộc xung trận giống nh cuộc trình diễncủa SAM 4 thì đúng hơn

Trang 27

Tuy nhiên, trong lần tranh vòng tứ kết quốc tế, SAM 5, nâng cấp từ SAM 4 của BKCT đã

bị sự cố kỹ thuật và để lọt mất giải vô địch D âm tiếc nuối, bởi “sự bất ngờ này” trái ngợcvới tiên đoán mong đợi của mọi khán giả

Giải thởng lớn nhất là tình bạn

Chuyện bên lề của BKCT thú vị không kém SAM 4 bất khả chiến bại là thế, nhng chỉ đợc

“thai nghén” trong vòng có 8 ngày Chinh phục vùng trời nhanh là thế, song “công cuộc”chế tạo, chỉnh sửa thì ôi thôi là “rùa bò”, luôn thiếu thời gian, chậm tiến độ Bởi thế,BKCT đã phải đi ngang, không kịp dự vòng loại của trờng mà tiến thẳng tới vòng loại củakhu vực, là đội duy nhất không có chỉ đạo viên

Một câu hỏi băn khoăn bấy lâu: tại sao, SAM 5 lại bị rủi ro đúng vào thời khắc quyết

định? Có lẽ, do BKCT đã đánh giá quá cao các đối thủ? Để đạt mức hoàn hảo nhất, cácthành viên BKCT đã cải tiến SAM quá nhiều đến tận sát ngày thi SAM 5 không còn thờigian chạy thử nghiệm và cuối cùng, đã hoạt động không ổn định nh ý Còn một lý dokhách quan mà chắc rằng, ít ngời biết đến! Trớc trận đấu với đội Thái Lan- nớc chủ nhà,BKCT đã buộc phải bỏ bộ phận cản đờng, một chiến thuật lợi hại và là thế mạnh của SAM

5, theo yêu cầu từ phía Ban tổ chức quốc tế?! Trong khi, chiến thuật này vẫn đợc sử dụngtrong các trận đấu trớc đó

Vì nhiều sự “không giống ai” này, đến tận bây giờ, dân mê robot vẫn luôn dành sự ngỡng

mộ đặc biệt cho BKCT và cho riêng ngời đội trởng BKCT có một “lỗi” lớn là “làm gián

đoạn” ngôi vô địch quốc tế của Việt Nam, nhng họ đã mang về một giải ba “không mờnhạt”! Cái tên Hồ Vĩnh Hoàng vẫn đợc nhắc đến đâu đó trên các diễn đàn về robot Sẽkhông quá lời nếu nói rằng, trong suốt 6 năm Robocon, cha đội nào để lại dấu ấn mạnh

đến vậy Tính ý tởng và sự sáng tạo của họ luôn vẫn là số 1

Hồ Vĩnh Hoàng tâm sự: “Những ngời bạn tuyệt vời! Đó là phần thởng lớn nhất màRobocon mang lại cho tôi” Nhiều đối thủ Robocon đáng gờm ngày xa, nay đều trở thànhnhững ngời bạn rất thân của Hoàng Có những ngời đang sát cánh cùng Hoàng trong côngviệc sản xuất kinh doanh đồ chơi Thời sinh viên, ăn robot, ngủ robot vì ngọn lửa đam mê,sáng tạo luôn bùng cháy Đội trởng BCKT hôm nay vẫn vậy, làm việc không ngừng nghỉ,không mệt mỏi cho niềm đam mê công việc của mình

Nguyễn Hải Linh – Maraton cựng Robocon

Bài: Tựng Cường

3 năm trời chớnh thức cựng ăn, cựng ngủ, cựng vui, cựng buồn với Robocon Kết quả là chỉ tốt nghiệp ĐH Bỏch khoa T.p HCM sau 8 năm trời đi đi về về ngụi trường nằm tại đường Lý Thường Kiệt, quận 10 Hiện tại, dự cụng việc khụng liờn quan tới robot, nhưng vẫn gắn bú với Robocon bằng việc giỳp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm cho thế hệ đi sau Đú là Nguyễn Hải Linh – thành viờn đội FXR – vụ địch Robocon chõu Á – Thỏi Bỡnh Dương năm 2004.

Linh và Robocon

Cụng việc hiện nay của Linh là phụ trỏch chớnh về kỹ thuật tại Cụng ty Viễn Tõn – cụng

ty cung cấp giải phỏp trong việc điều hành sản xuất ụ tụ tại Việt Nam Cụng việc chẳngliờn quan gỡ tới robot vỡ những tưởng mấy năm trời cựng ăn cựng ngủ với Robocon và

Trang 28

robot thế là quá đủ Nhưng hàng năm, Linh và Viễn Tân vẫn nhận một đội làm Roboconnhư nhận một nhóm sinh viên về làm đề tài tốt nghiệp Dĩ nhiên, không chỉ dạy làm robotbằng kinh nghiệm của một cựu tuyển thủ từng chiến thắng, mà còn chia sẻ những kiếnthức về quản trị, phát triển dự án, cách sắp xếp công việc qua trải nghiệm của một người

đã đi làm, dù công việc rất bận Linh chia sẻ: “khó có lúc nào bận hơn nhưng coiRobocon không chỉ là gắn bó mà là trách nhiệm, thì tôi phải giúp người chung đam mêtới cùng Cũng có thể coi đây như là việc đào tạo nhân lực tương lai cho công ty!”

Linh cũng cho biết thêm rằng, lớp đàn em hiện nay có thuận lợi là dễ dàng tìm kiếmthông tin trên Internet và được truyền lại những kinh nghiệm cũ “Nay mình phải chú ýtới yếu tố chiến thuật, vì khó được tìm ý tưởng đột phá Phương pháp làm việc của ngườiViệt chưa chuyên nghiệp như nước khác Cách làm việc của ta trong giai đoạn ngắn nhưRobocon có thể tốt, nhưng chưa chắc đã dài hạn thì chưa tốt”

Tham gia từ 2002, ba năm đi cùng Robocon, theo Linh là thất bại nhiều hơn thành công.Năm 2002 - lần đầu tiên tham dự, Linh là thành viên trẻ nhất trong đội, để đi đến cùng,phải thay đội hai lần vì thành viên tâm huyết rơi rụng gần hết Năm 2003, chỉ giành giải

ba, nhưng đó là thời gian mà Linh dành hết tâm huyết Năm cuối tham dự là do muốn đitiếp tới cùng trong ý định của mình trong việc chia sẻ ý tưởng, tổ chức công việc, chứkhông đặt chiến thắng Robocon là mục tiêu duy nhất Những kinh nghiệm thu thập được

từ Telematic, HTV - những đội mạnh nhất, rồi tháng lương đầu tiên khi chính thức đi làmđều san sẻ cho đàn em mà Linh cảm thấy “như một nghĩa vụ” Cái được của FXR tại giảiRobocon châu Á – Thái Bình Dương 2004, với Linh không chỉ là bước lên bục vinhquang mà vì được đi, được học hỏi nhiều

Có thể ai đó cho rằng mấy năm theo đuổi thi thố tới mức tạm gác… việc học là sự đam

mê quá thái hay cay cú ăn thua, nhưng Linh bảo rất biết tính cách mình Từ phổ thôngtrung học đã thi giải tin học trẻ không chuyên của Hà Nội và toàn quốc, chuyển từ HàNội vào Sài Gòn học, thi Sony xanh, Olympic tin học, kết quả lần sau bao giờ cũng tốthơn Thậm chí ít ai biết rằng cựu thành viên vô dịch Robocon 2004 này lại ẵm cả giải Nhìcuộc thi Nhân tài đất Việt năm 2006 Linh nói: “Với tôi, đã làm là làm đến cùng, quantrọng là giải quyết sức ép như thế nào, chứ không để sức ép ép mình đạt nhanh điều gì.Mình phải đặt mục tiêu dài hạn, nhưng không phải vì thế mà không chú trọng mục tiêutrước mắt”

Linh và maraton

Gắn với Viễn Tân từ ngày đầu thành lập, trước mắt Linh đang hướng tới việc xây dựngmột đội ngũ cộng sự chuyên nghiệp “Một đội ngũ tốt chỉ bắt đầu từ từng cá nhân cótrách nhiệm” Lúc mới ra trường, Linh cũng định lập một công ty riêng theo mô hình kỹthuật gắn với kinh doanh, nhưng sau nghĩ nên tạo hệ thống tốt, từ đó sẽ tạo ra lợi ích,đóng góp cho hệ thống phát triển chuyên nghiệp “Nếu tôi mạnh về kỹ thuật thì cố gắnglàm tròn khả năng của mình, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, cơ chế tiếp thu ý kiếnngười khác, rồi góp phần xây dựng văn hóa công ty có phải tốt hơn không Hiện tại, tôikhông quan niệm làm chung hay riêng mà làm sao làm được sản phẩm được xã hội chấpnhận”

Trang 29

Vì thế, khoảnh khắc đứng trên bục vinh quang Robocon, với Linh có thể coi là bước tạo

đà trong sự nghiệp Có thể với Linh, khởi đầu đường đua maraton thuận lợi hơn một sốngười khác, nhưng 100m không phải là tất cả; marathon cũng không tôn vinh người chạynhanh nhất mà là người dẻo dai nhất, giữ sức nhất “Tôi biết điều đó và tôi đang chạy.Mục tiêu của tôi là tạo sản phẩm có thể được nhiều người sử dụng, một sản phẩm cóthương hiệu, chẳng hạn nhìn MP3 nghĩ tới Ipod, Mobile nghĩ tới Nokia”

Lưu Anh Tiến và những người bạn

Thổi hồn vào những cỗ máy

Bài: Mỹ Quyên

8 tháng trôi qua sau khi đoạt giải Quán quân tại vòng Chung kết cuộc thi Sáng tạo robot châu Á – Thái Bình Dương lần 5 tổ chức tại Malaysia năm 2006, những chàng trai của nhóm BKPro dường như đã có nhiều thay đổi Gọi điện hẹn gặp trưởng nhóm Lưu Anh Tiến, không ngờ lại gặp được luôn 4 thành viên khác nữa của nhóm tại một phòng thí nghiệm rộng rãi tít trên lầu 4 của VMA - Trung tâm nghiên cứu, đào tạo về tự động hóa và semiconductor (thiết kế và chế tạo máy móc sản xuất chip, thiết kế chip, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực tự động hóa )

Không khí làm việc thật nghiêm túc, say mê và gần như không có tiếng ồn Chỉ đếnkhi ngồi “vặn vẹo” đội trưởng một hồi về những câu chuyện xung quanh công việc và đờisống mới phát hiện ra những chủ nhân của giải thưởng làm rạng rỡ cho tuổi trẻ nước nhàkia, ngoài cái vẻ trầm tư, ít nói, còn sở hữu một tính cách hiếu động rất “ngấm ngầm” Aicũng nghĩ để chiến thắng được cuộc thi khu vực với những “đàn anh đàn chị” Nhật Bản,Hàn Quốc, Trung Quốc sừng sỏ hẳn sức sáng tạo và lao động của nhóm BKPro phảikinh khủng lắm Nhưng dường như với Lưu Anh Tiến và những người bạn, mọi việc thậtđơn giản, nhẹ nhàng, kiểu như “làm ra làm, chơi ra chơi” Chỉ sau hơn 8 tháng từ khi bắtđầu, sản phẩm robot của họ đã hoàn thành và chiến thắng xuất sắc tại cuộc thi trong nướclẫn khu vực Tiến cho rằng: “So với các nước bạn, mình còn thua xa về kỹ thuật và cơ sởvật chất Tụi mình chiến thắng chỉ là nhờ may mắn và biết giải quyết tốt một bài toán cụthể mà thôi” Trong câu nói này, chúng ta nhìn thấy cả sự thật lẫn sự khiêm tốn

“Bài toán” đặt ra trong cuộc thi Sáng tạo robot châu Á – Thái Bình Dương nămngoái là những robot phải có khả năng ghi quà ưu tiên theo hướng khó thổi ra nhất Robotcủa đội đã chiến đấu rất tài hoa, chỉ cần 2 giây để chiếm lĩnh tháp trung tâm Và cứ sau

10 giây robot lại có khả năng phát hiện, giữ và đẩy quà vào cột để đảm bảo quà được ghi.Không chỉ chạy nhanh và chính xác, robot còn có kết cấu rất đơn giản với các dãy núttưởng chỉ để trang trí, nhưng thực ra đó là các mode chuơng trình với 13 nút và 26chương trình để tiếp cận cầu không gian cũng như để ứng phó với các tình huống bất ngờtrong trận đấu Đội đã thổi hồn vào những con robot khiến chúng không còn là những cỗmáy vô tri vô giác nên báo chí đã ca tụng sản phẩm robot của BKPro là “thiên thần tìnhyêu” - một cái tên rất lãng mạn và gợi nhiều cảm hứng

Trang 30

Có lẽ, những thành viên của BKPro đều rất lãng mạn và tài tử Một thành viêntiết lộ: “Thiết kế robot không khó bằng làm lành với bạn gái”, một thành viên khác bậtmí: “tất cả chúng tôi đều đã có bạn gái tùy cấp độ”, đội trưởng Lưu Anh Tiến tiếp tục:

“Tố chất sáng tạo của đội trưởng luôn được thể hiện triệt để, chẳng hạn ngẫu hứng cho cảnhóm nghỉ để kéo nhau sang trường ĐH Sư phạm hay KHXH&NV chơi, gặp gỡ bạngái” Có lẽ, ngoài việc có chung niềm đam mê sáng tạo, họ còn chung nhau nhiều sởthích khác như thích… con gái dễ thương, thích nghe nhạc, thích cuối tuần tụ tập cảnhóm đi ăn uống, cà phê và có một cái chung nữa là: toàn dân “phi thể thao”

Chính vì thế, những thành viên ngày ấy còn tiếp tục gắn bó với nhau đến bây giờ vàngày mai nữa vẫn còn “chung sức” để triển khai nhiều dự án Hiện tại họ đang nghiêncứu và phát triển sản phẩm vi điện tử – eWPM sử dụng Smart card (hợp tác với Ngânhàng Đông Á) cùng với hội Tự động hóa và Sở KH-CN Tp.HCM xây dựng CLB Robot,chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học “Thiết kế và chế tạo bộ điều khiển tay máy lấy sảnphẩm theo phương thẳng đứng 4 bậc tự do với 2 tay gắp tác động phối hợp” thuộcchương trình Robot công nghiệp Tp.HCM và là bộ phận R&D (Research &Development) hoạt động trong lĩnh vực Tự động hóa và semiconductor tại VMICRO(Công ty cổ phần sản xuất vi mạch điện từ Việt VMICRO)

Mong ước chung của cả đội là tiếp tục phát triển công việc, gắn bó với nhau đểcống hiến hết sức mình cho đất nước

Trình Quốc Tuấn và “Dòng máu anh hùng”

Bài: Tùng Cường

“Anh đã xem Dòng máu anh hùng chưa”? Đó là câu hỏi mà Trình Quốc Tuấn, thành viên đội BK Pro, vô địch Robocon châu Á – Thái Bình Dương năm 2006 dành cho người phỏng vấn Mọi người vẫn hay gọi Tuấn là Tuấn Pro, cậu có vẻ rất tâm đắc với Dòng máu anh hùng – một bộ phim hành động nói về lòng yêu nước của người Việt đầu thế kỷ

20 đã thu hút sự chú ý của khá đông khán giả trẻ Việt Nam trong thời gian qua

Nhìn từ Dòng máu anh hùng

Câu chuyện của tôi với Tuấn Pro, thành viên đội BK Pro bắt đầu không phải là vềRobocon hay công nghệ mà từ nghệ thuật, từ bộ phim Dòng máu anh hùng Tuấn chorằng khi xem xong, người ta phải nghĩ một điều gì đó “Tôi cũng đang ấp ủ một dự ánlàm phim kiểu như vậy và đã nhận được sự khích lệ của một số nhà đầu tư”

Thành viên này của BK Pro vẫn bị mọi người cho là lãng mạn, bồng bềnh trong côngviệc và cuộc sống (một trong những tên khác là Tuấn “bồng bềnh”- cái tên này một phần

do mái tóc bồng bềnh hồi xưa) Sau khi nhận giải Ba về ý tưởng luật Robocon 2007 (thiết

kế sân và luật thi đấu), Tuấn Pro từ Hà Nội về nhà chỉ 3 ngày rồi bắt đầu chuyến xuyênViệt vào 27 Tết.Với Tuấn, việc tham gia Robocon đã là một sự lãng mạn Đó là giấc mơ

Trang 31

của cậu bé ở một thị trấn nhỏ - Đô Lương, Nghệ An từ năm học lớp 11 khi xem Roboconqua truyền hình Nhà có xưởng mộc để thực hành, chế đồ chơi (kính thiên văn, những đồthí nghiệm Vật lý,…) đã tạo điều kiện cho cậu tham gia cuộc thi “Robot bắt Vịt” do báoThiếu niên Tiền phong tổ chức.

Sau này, Tuấn quyết định thi vào trường Đại học Bách khoa TPHCM, vào ngành mìnhyêu thích, và quyết theo đuổi Robocon Không có vé xem chung kết tại vòng phía Namtại trường Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức, Tuấn đã tìm nơi tập kết xin bê robot chỉ với mụcđích là để được vào sân xem Gia nhập BK Pro sau những thất bại của cá nhân và tronghoàn cảnh ly hợp, “thay máu” sau những vòng đấu tại đấu trường BK TPHCM, Tuấn đãcùng với Anpro (Ngô Minh An) trở thành 2 designer và make up cho những thiên thần-ácquỷ (các robot) Tuấn có quan điểm thiết kế robot rất độc đáo: “Với vai trò là mộtdesigner, tôi thích cái đẹp và thực dụng Robot phải đẹp và đơn giản tới mức “trần trụi”.Trần trụi mà không thô, giống như một người phụ nữ đẹp cần phải biết khoe cái gì và checái gì Một hãng xe hơi nổi tiếng đã lấy cảm hứng từ những đường cong của phái đẹp đểthiết kế sản phẩm của mình và gọi nó là sexy car” Làm robot, phải kiên nhẫn, bởi nhiềuchi tiết không làm bằng máy mà phải gia công bằng tay Làm robot thấy chưa tốt, nhiềukhi Tuấn muốn đập, làm lại từ đầu, nhiều người cũng bảo là Tuấn cầu toàn “Cầu toàn vớitôi là làm hết khả năng, vì có những cái mình có thể làm tốt hơn Hoàn hảo cũng là kháiniệm tương đối, với tôi đó là làm hết khả năng của mình” – Tuấn nói Tuấn cũng chia sẻrằng ở những người thành công mà Tuấn từng có dịp tiếp xúc cho tới những nhân vậtlãnh đạo nổi tiếng, trong họ đều đều tồn tại những nghịch lý, những nghịch lý đó giúp họcân bằng

Thích làm tình nguyện viên

Cái được lớn nhất với Tuấn sau Robocon không phải là giải thưởng hay danh tiếng Bởisau giây phút của vòng nguyệt quế, của nụ cười và nước mắt, Tuấn vẫn đến giảng đườngtiếp tục việc học của sinh viên trường ĐH Bách khoa TPHCM “Tôi được đi một số nơi,xem cách họ học, làm việc và tổ chức công việc thế nào” Chẳng hạn qua thi đấu tạiMalaysia thấy họ tổ chức chuyên nghiệp, thành phố quy hoạch qui củ; sang Singaporethăm trường đại học NTU rộng tới 200 ha, nhà cửa không mới nhưng thiết bị học tập hiệnđại, thư viện lớn tới 5 lầu, cách quản lý khoa học, sách đều do sinh viên làm mà vẫnthoải mái, hiệu quả

Tuấn suy nghĩ, có những điều sẽ không bao giờ được học từ sách vở Ngay từ năm thứnhất tham gia Mùa hè xanh, Tuấn bắt đầu lập dự án xin tài trợ “Tôi trưởng thành từ hoạtđộng Đoàn và mùa hè xanh tình nguyện vì thấy cuộc sống của người dân ta còn khổ quá.Tôi cũng chỉ biết dùng những hình ảnh cụ thể để anh biết khó khăn thế nào, còn cảm xúccủa tôi khi đó thật khó diễn tả Tôi thấy mình phải sống trách nhiệm hơn, cho tôi động lựcsống mãnh liệt có ích hơn.” Cứ đến nay cứ 30/4 hay lễ Tết, rỗi rãi, Tuấn lại xuống TràVinh vì nơi đó có tình cảm nồng hậu của bà con

Sẽ là chủ tập đoàn kinh tế

Trang 32

Không giấu diếm tham vọng của mình là chủ một tập đoàn kinh tế Năm thứ hai, tham giahội thảo, Tuấn bị ấn tượng với một giám đốc nước ngoài khi ông ta hỏi: có bao nhiêu sinhviên ở đây cho tôi biết rằng 20 năm tới, bạn là ai “Nếu không có mơ ước thì sẽ bị cuộcsống cuốn đi, nên tôi luôn đi tìm câu hỏi: 20 năm sau tôi là ai Mình phải biết đặt mụctiêu, có thể thành hiện thực, có thể không thành công, nhưng nếu không đặt mục tiêu thìmình không dám sống, cuộc đời đưa đi đâu cũng được ”.

Thời gian tới, có thể Tuấn sẽ mở một công ty nho nhỏ tập trung vào 3 lĩnh vực: giáo dục,công nghệ và thương mại điện tử Hiện nay, ý tưởng của Tuấn nhận được sự ủng hộ củamột số nhà đầu tư Dự án công nghệ mới của chúng tôi sẽ đi theo hướng giải mã côngnghệ, sử dụng công nghệ như một công cụ, chứ không đi theo việc tìm kiếm công nghệ

cơ bản, vì chúng ta cần đi nhanh để đuổi kịp!”

Nguyễn Hữu Cường: Đã đam mê là phải làm tới cùng

Bài: Vi Dung

“Chỉ cần nghe phong thanh trên mạng có tin ngoài Hà Nội đã chế được con robot chạy bỏ bóng với tốc độ 1s, thì mình bằng mọi cách, bằng mọi giá phải cải tiến con robot của mình chạy nhanh hơn thế!”… Bằng giọng nói đầy khẳng định, ánh mắt chất chứa niềm đam mê, Nguyễn Hữu Cường - thủ lĩnh đội robocon BKDragon hào hứng mô tả lại từng trận đấu “nảy lửa” của mình

Nhà có đến 5 anh chị em nhưng chỉ mỗi cậu út Cường là “đứa con duy nhất mangtrong người “máu” mê máy móc Từ ngày bé, cậu út thường xuyên bị rầy về cái tội cậumày mò suốt với mấy cái máy móc linh tinh đến cả khuya, không cho ai ngủ Từ nhữnglần tò mò mở tung những chiếc radio của ba chỉ vì để coi tại sao nó hát được, cho đếnnhững năm sau này, Cường đã mày mò làm những mạch điện tử theo ý tưởng quái chiêucủa mình… Niềm đam mê máy móc, cái tính tò mò ham học hỏi và theo đuổi mọi thứđến cùng đã ăn sâu vào tâm trí của chàng trai trẻ này

Đối với Cường, việc tham gia cuộc thi robocon đến với cậu một cách hoàn toàn tựnhiên, như thể đã đến lúc lòng đam mê cần một sân chơi lớn hơn để thể nghiệm và khẳngđịnh Ba lần tham gia robocon với các đội Zues (2005 – 2006) và BKDragon (2007),Cường cùng các đồng đội luôn tạo được ấn tượng về những ý tưởng chế tạo robo “khôngđụng hàng” của mình

Trang 33

Đó là robocon đội Zues 2005, con robot “kinh khủng” mà Cường luôn tự hào vì kỹthuật, vận tốc cực nhanh và vẻ đẹp của nó Có thể thực hiện hàng loạt chuỗi động tác xuấtphát, tiếp cận trung tâm, bung càng bỏ lần lượt 3 quả bóng chỉ trong thời gian chưa đến 1giây đồng hồ Bắt đầu từ ý tưởng, kế đó là hàng tháng trời mày mò cải tiến qua từng vòngđấu, Cường nâng niu và chăm chút cho chú robo từng thanh kim loại, đem đi sơn tĩnhđiện cho thật đẹp, ứng dụng toàn những vật liệu công nghiệp giá cả “trên trời”… Không

ai nhìn kịp cơ chế hoạt động như thế nào, chú robot này đã gây sững sờ cho hàng loạt cácđấu thủ và được ban giám khảo đánh giá cao về ý tưởng sáng tạo trong năm đó

Chơi robot với Cường là chấp nhận một ngày ít nhất 16h với giũa, cưa mài, đục, bulông, dầu nhớt đầy người Bước chân vào xưởng là quên hết mọi thứ Kể cả học hành,bạn bè, thi cử cũng tạm thời “gác lại” Mượn tiền mua nguyên liệu, thức trắng đêm haynhịn đói cả ngày chỉ là chuyện nhỏ Đôi lúc lắp xong chở robot đến trường chạy thử, nhìnthiên hạ thong dong với “người thương” mà tủi thân mình cả ngày “ôm” mỗi robot Cựckhổ là vậy, nhưng mỗi lần làm xong một chú robo, chạy thử “ro ro” là nghe mát từngkhúc ruột, “mừng hết lớn” - Cường cười chân chất Hạnh phúc nhất là những lúc ra sànđấu, thấy bao nhiêu người chung đam mê, say sưa cùng những bước đi của mình, thấycông sức của mình thật xứng đáng

Là thủ lĩnh đội BKDragon 2007 nhưng Cường lại tự nhận xét mình là “dở” về quản

lí Đam mê quá nên hay liều lĩnh, hay nóng nảy, thậm chí lớn giọng với bạn bè trong đội

là chuyện thường Cường không chấp nhận việc bỏ cuộc giữa chừng hay làm mà thiếuđam mê Lãnh đạo, Cường chỉ có một câu “không đam mê thì thôi, đã làm là phải làm tớicùng” để truyền lửa thuyết phục các thành viên toàn tâm toàn ý vì robot

Chỉ định tham gia robocon hai năm thôi rồi dồn sức trả nợ cho những môn học đã vìrobocon mà bỏ dở, thế nhưng “duyên” robocon chưa dứt, cậu lại quay về bên nhữngngười bạn cùng đam mê, miệt mài trong xưởng cơ khí Nếu không có robocon, hẳn mình

đã có một cuộc sống khác - Cường mỉm cười nhớ lại Anh đã bỏ lỡ nhiều kì thi và phảikéo dài hạn ra trường của mình thành 6 năm Từ chối công việc lương cao và cơ hội ranước ngoài của một công ty của Nhật trong thời gian thi đấu với BKDrgon tại Đà Nẵng…chàng trai trẻ sinh năm 1983 này luôn khiến gia đình “rầy rà” và lo lắng nhiều vì cái máu

mê của mình Hiện tại chàng trai mê robot đầu quân về Sở Khoa học Công nghệ thànhphố dưới sự dẫn dắt của thầy Lê Hoài Quốc

Ba lần tham gia robocon, 3 lần đều vào được chung kết toàn quốc Đoạt giải ýtưởng sáng tạo năm 2007, có thể nói Cường đã giành được cho mình những vị trí đáng kểtrong sân chơi robocon

Lê Tấn Cường - Từ “Vịt đẻ trứng” đến “Action”

Bài: Ánh Nguyệt

Trang 34

Vịt đẻ trứng, hay vịt đực rồi đến Ozon!

Năm thứ ba đại học, Cường có mặt trong đội Vịt đẻ trứng của ĐH SPKT tham giacuộc thi robocon tại sân vận động Quân khu 7 Bị loại ngay vòng đầu tiên vì con “vịt” tođùng, chậm chạp và thô sơ không bỏ được trái bóng nào vào ống hình trụ để ghi điểm.Cường tủm tỉm cười, nhớ lại: “Vậy là vịt không đẻ được trứng, mà không đẻ được trứngnghĩa là… vịt đực” Bị mọi người kháo nhau là đội “vịt đực”, lúc đó Cường chỉ… imlặng

Một năm sau, tại cuộc thi robocon với tên gọi “Cầu mây chinh phục không gian”,khán giả lại thấy Cường lụi hụi với con robot Ozon cùng đồng đội tại nhà thi đấu Quânđội - khu công nghiệp Sóng Thần Năm đó, Ozon “khá khẩm” hơn Vịt đẻ trứng khi lọtvào vòng 1/16 Đó cũng là năm đầu tiên ĐH SPKT có đến 4 đội tranh tài ở vòng chungkết Một chút tự hào, một chút vui vì tập thể, trong đó có Cường, đã tiến xa hơn lần đầutiên

Năm 2004 - năm học cuối, Cường bận bịu với những kỳ thi Những tưởng Cường

bị vùi trong sách vở, nghiên cứu để kiếm con số 10 tròn trịa cho đề tài tốt nghiệp chungvới bạn học Nguyễn Quốc Cường, ai dè đó chỉ là bước trung gian trong nước cờ roboconcủa cả hai: đem đề tài tốt nghiệp đi… nghiên cứu khoa học, lấy kinh phí “đổ” vào robot.Hẳn nhiên, cả hai người đều đã lên kế hoạch, cứ thẳng đường mà tiến

Ai làm robot mà không thức ngày thức đêm, lao tâm khổ tứ, Cường cũng vậy.Tuy thế, niềm vui cũng đi đôi Đồng đội quây quần, đói thì đã có cơm nước do đoànkhoa, thầy cô lo Mệt thì nằm lăn ra mà ngủ giữa ngổn ngang la liệt ốc vít, sắt thép.Cường còn cố sức đi dạy kèm, mỗi tháng lĩnh 250.000 đồng để “hậu thuẫn” cho conrobot Cường bồi hồi nhớ: “Lúc đó gian khổ mà vui” Cái vui hơn nữa là Cường tham gia

để thể hiện mình, đem những gì mình đã “học” ra để “hành” Và trên hết là giải tỏa nỗi

ấm ức “vịt đực” ngày nào, Cường phải chứng tỏ cho mọi người thấy cái tên Sư phạm Kỹ thuật là đáng nhớ.

“Quá tam ba bận”, robot Action lần này ra đời bằng kinh nghiệm của đàn anh Vịt

đẻ trứng và Ozon nên hoàn thiện hơn nhiều, nhưng theo Cường “kinh nghiệm không biết bao nhiêu là đủ” Làm ra robot là chuyện dễ, tìm ra phương pháp tốt nhất (ngắn, nhanh,

hiệu quả) cho mỗi “đấu pháp” mới là chuyện khó Vì thế nhiều đêm Cường ngủ khôngyên, cứ nhấp nhỏm mong trời mau sáng để đem ý tưởng mới nghĩ ra thử nghiệm Cuốicùng thì Action đoạt giải nhất toàn trường, có thêm 2 triệu đồng cho hành trình ra HàNội

Dạy robot như dạy trẻ

Đến với cuộc thi “Ngưu lang - Chức nữ”, Cường tự tin: “Action chạy tốt, độimình không lo gì cả” Vấn đề lớn nhất là mặt sân, có thể sần sùi hơn, cũng có thể bónghơn Tất cả sẽ ảnh hưởng lên robot, ảnh hưởng đến chuyện thắng - thua Cường tin chắcrằng “làm tốt sẽ thắng”

Đảm nhiệm vai trò “điện tử” cho robot nên Cường phải “lăn lê bò toài” vớiAction trong suốt thời gian thi đấu tại Hà Nội, khác với “cơ khí”, chỉ cực khổ trong giaiđoạn đầu Chính vì phải theo sát Action, Cường mới có thể khử hết lỗi qua những lần thửnghiệm, mất nhiều thời gian hơn hẳn dân IT “thứ thiệt” Cường biết Action được tạo ra từ

Trang 35

90% đồ cũ nên sẽ có nhiều “tật”, chỉ có thể dùng cái “tài” của cả đội để dạy dỗ “nó” từ

từ Nhiều “tật” nhất là con robot quà vàng (robot tự động có nhiệm vụ lấy quà vàng), mỗilần thử thì chạy tốt nhưng thi thật thì lại “bệnh” Chẳng sao, vì Cường xem robot cũngnhư đứa con nít Anh chàng cười hì hì “không biết đi thì mình dạy nó đi, đi lẫm chẫmrồi thì dạy nó chạy, từ từ rồi cũng ngon lành thôi”

Còn về giải Ba chung cuộc - giải toàn quốc lần đầu tiên của ĐH SPKT, Cườngnói “đối với mình, vui nhất là những gì mình làm ra đều chạy tốt, thắng - thua khôngquan trọng lắm” Chính chiến thuật của Action buộc người ta phải chú ý Và chiến thuật

đó giúp cho Action vào tận vòng chung kết, giành giải Ba chung cuộc sau khi thua FXR(đội vô địch năm 2004) Chẳng những học từ chính mình, từ đồng đội, Cường còn học từ

những khuyết điểm của đội bạn rồi đem hết vào Action Dừng lại ở giải ba, cái tên Sư

phạm Kỹ thuật đã bắt đầu hiện diện trong đầu của những người yêu mến robocon

Giải Ba tiếp theo và ước mơ công nghệ

Cường đầu quân về trường, khoa Cơ khí máy Lại xắn tay giúp các em sinh viênlàm robot, cũng chập chững như Cường ngày xưa Lần thứ tư, Cường tham gia roboconvới tư cách là người hướng dẫn Tham gia “Chinh phục Vạn Lý Trường Thành”, Cườngchấp nhận bỏ kỳ thi cao học mà không hề hối tiếc để được nhìn thấy Ram Action, một lầnnữa, giành giải Ba toàn quốc Các em vui, cũng như Cường đã vui hai năm về trước Lầnnày, Cường lại đặt vấn đề thắng - thua, đã làm thì phải đoạt giải, để tránh cho các em

không “ôm nợ”, và bản thân Cường cũng đã muốn một cái gì hơn thế nữa

Nói về ước mơ, tôi thấy niềm ước mơ đến cháy lòng về sản phẩm công nghệ caodành cho giáo dục khi Cường cho tôi xem đoạn video một cuộc thi ở Singapore Trong

đó, người ta chế tạo hàng loạt xe mô hình, học sinh chỉ cần lập trình để xe chạy theo mộtđường cong uốn lượn phức tạp Cường trăn trở “Bao giờ Việt Nam có được điều đó?”

“Bây giờ vẫn yêu thích robocon chứ?”, tôi hỏi, Cường gật đầu cái rụp Tình yêunày được vun đắp từ thời thơ trẻ 13 tuổi, cậu bé Cường bế em lang thang khắp cửa hàngđiện tử gần nhà, quen hết các chú bán đồ điện tử dạo quanh nhà thờ Thủ Đức Đêm tối,lần mò ra cửa hàng lượm pin cũ, quấn ống giấy rồi bỏ pin vào, một bóng đèn nhỏ, mộtcọng dây điện, thế là cháy sáng Lạ quá, thích quá! Một lần thấy người cậu làm chiếc tàuthủy vừa chạy vừa nướng bánh mỳ, Cường cũng mày mò, tuy tàu của Cường khôngnướng bánh mỳ được nhưng cũng đủ cho con nít quanh xóm “lác mắt” Tuổi thơ củaCường đầy màu sắc với những thứ đồ chơi tự chế như thế, và còn những lần la mắng củacha mẹ vì cái tội “thấy cái gì ngứa mắt là tháo, đồ mới cũng tháo ra cho biết, tháo rồikhông biết cách lắp vô”, Cường cười mím chi

Bây giờ gặp lại, sẽ khó hình dung được một Lê Tấn Cường 44kg, với dáng vẻ rụt

rè bước lên nhận giải ngày nào, chỉ có đôi mắt vẫn vậy, sáng ngời khi nói về robocon, vì

ở đó có tinh thần tập thể mà Cường yêu thích

Lê Công Danh: Đam mê chưa phải là thành công

Trang 36

Bài: Thảo Sương

Lê Công Danh, sinh năm 1983, sinh ra và lớn lên tại Tp HCM Năm 2006, tốt nghiệp ngành Cơ khí ĐH Bách Khoa Hiện đang theo học Cao học ngành cơ khí, đồng thời là phụ trách xưởng kĩ thuật chuyên phối hợp thực hiện những đề tài NCKH với Sở Khoa học Công nghệ Là gương mặt khá quen thuộc gắn bó với Cuộc thi sáng tạo Robocon trong 3 năm liền từ 2004 đến 2006

Ngày ấy và bây giờ

Không có những bước đột phá tuyệt vời trong lối tấn công, không vượt trội ở mặtbiểu hiện nhưng robocon đội Zeus đã thực sự thuyết phục khán giả ở sự linh hoạt thôngminh và sự tự chủ trong từng khoảnh khắc thi đấu Lối chơi kĩ thuật đó phảng phất néttính cách con người Lê Công Danh: cẩn trọng và thực tế

Căn nhà số 18 đường D12 Khu Công Nghiệp Tân Bình, quận Tân Phú là cơ sởlàm việc đã gắn bó với Danh trong gần 3 năm qua Bước vào đây, tôi như lạc vào thế giớicủa kĩ thuật điện và cơ khí Ngổn ngang cả lối đi, những thiết bị và dụng cụ chế tạo dễlàm rối mắt Song, trong cái ngổn ngang ấy là sự trật tự mà chỉ có những ai biết sốngcùng nó mới hiểu được Cơ sở này trước kia do một thầy giới thiệu và thuê cho toàn đội

có nơi để thực hành, thử nghiệm Giờ đây nó là ngôi nhà chung cho nhóm làm việc củacác anh

Lớn lên từ cuộc thi sáng tạo robocon, những ý tưởng một thời anh dồn sức chuyểntải vào những chú robocon nay được tái hiện trong những đề tài nghiên cứu nghiêm túchơn, khoa học hơn Xưởng kĩ thuật này anh cùng 3 người bạn chung tay tạo lập Họ lànhững người bạn quen biết nhau qua cuộc thi robocon thời sinh viên… Mỗi người phụtrách một mảng kiến thức chuyên môn trong từng khâu chế tạo: Cơ khí, điện, lập trình…

Sự gặp gỡ có lẽ không ngẫu nhiên tí nào khi họ sẵn có chung lòng đam mê sáng tạo

Tất cả với tôi chỉ là sự khởi đầu

Nhìn cơ ngơi còn khá “lộn xộn” của mình anh cười bảo thế Mới ra trường đượcmột năm, vốn không có, kinh nghiệm không, Danh như trở lại cảm giác của mình nhữngnăm đầu đại học, anh đã đến với những chú robocon cũng trong tâm thế hoàn toàn lạ lẫm.Một cuộc dấn thân đầy bất trắc nhưng thú vị!

Trong lúc những thiết bị kỹ thuật tự động của VN vẫn chưa có chỗ chen chân trênthị trường nội địa, một người khởi nghiệp bằng những sáng chế như anh vẫn kiên trì tìmcho mình lối đi riêng Sau khi tốt nghiệp, nhiều bạn cùng khóa anh đã có thu nhập ổnđịnh Chỉ có anh vẫn lặng lẽ thích thú với công việc tự quản lý, tự làm, tự trả lương “Phảichịu khó chịu khổ thôi!”, câu nói ấy như phương châm làm việc của Danh, anh vừanghiên cứu vừa theo học cao học Có lẽ vì thế mà xưởng kĩ thuật này đã trở thành nơi ănchốn ở của anh lúc nào không hay

Anh với tay lấy bộ điều khiển tự động và bắt đầu cho khởi động con robot an ninhvới chức năng phá mìn “Đây là công trình vừa mới hoàn thành, có lẽ phải trải qua nhiềuđợt thử nghiệm trước khi mang ra ứng dụng sản xuất” Nhìn chú robot chuyển động trong

Trang 37

thao tác điều khiển thuần thục và chuyên nghiệp của Danh, mới thấy cuộc sống của anhlúc này thật giàu có Lòng đam mê khoa học bao giờ cũng có giá trị riêng.

Cơ sở vẫn chưa có một cái tên đàng hoàng, vì nếu đăng ký tên thì phỉa chịu thêmtiền thuế, “anh em còn khó khăn quá, mục tiêu trước mắt của tụi mình vẫn là nghiên cứuhọc hỏi, nguồn thu lúc này là những đơn đặt hàng trong giới kỹ thuật với nhau, mình làm

ăn cũng nhờ vốn quen biết từ sân chơi kỹ thuật robocon Làm gì cũng phải ổn định nguồntài chính trước đã”… Không hoạch định cho mình quá nhiều dự định, không đề ra nhữngchiến lược kinh doanh Bởi, đơn giản vì, là dân kĩ thuật, với anh niềm vui sống không gìhơn là lúc nhìn thấy ý tưởng được nên vóc nên hình Trên sàn thi đấu, nếu như roboconcủa đội anh từng gây ấn tượng với lối tiến thoái linh hoạt, thì ở ngoài cuộc sống, nét tínhcách ấy rất dễ bắt gặp trong phong cách trò chuyện của anh.” Chẳng ai biết trước điều gì

sẽ xảy ra, vì thế, tôi luôn dốc hết lòng cho công việc, thành công hay không tính sau”

Đường đến với… robocon

Cuộc thi robocon được VTV tổ chức lần đầu tiên vào năm 2002 Khi trông thấynhững chú robocon đầu tiên trình diễn trên sàn đấu, Danh đã thấy ngay phần việc thực sựdành cho mình Năm 2004, khi mới là sinh viên năm thứ hai, Danh lần đầu tiên khởiđộng những chú robocon do đội mình sáng tạo nên Xuất phát điểm của anh cũng nhưbao người khác: kiến thức và kinh nghiệm về robocon là zero! Vốn liếng duy nhất anhtrang bị cho mình là “niềm say mê” “Thế là đủ!”- anh nói - “ Thật ra, tôi đi thi cũng vìham vui thôi Nếu không chơi robocon thì cũng không biết nên chơi cái gì…” Anh nóithật nói thẳng tâm trạng chung của sinh viên khối kỹ thuật: “Công việc học tập sẽ rất tẻnhạt nếu thiếu đi sân chơi này” Và dù sao, đó cũng là lựa chọn duy nhất có thể có đối vớinhững ai thích tìm tòi sáng tạo như Danh

Bước khởi đầu bao giờ cũng là gian nan, phải vật lộn với mớ kiến thức về thiết kế mạchđiện trên orcard, cách thiết kế cơ khí trên inventor… Những ai đã từng theo dõi cuộc thisáng tạo rôbocon 2005 “Lửa thiêng rực sáng trường thành” hẳn không thể quên nhữngchú robocon đội ZEUS khá linh hoạt và ấn tượng Là 1 trong 4 đội trường Bách Khoa lọtvào vòng chung kết khu vực phía Nam, tuy không giành chức vô địch song những bướccông phá của ZEUS đều in đậm nét cá tính sáng tạo

Học cơ khí nhưng phụ trách phần thiết kế điện tử

Nghe ra có vẻ hơi trái khoáy Song, đó là lựa chọn đầy nghiêm túc của Danh.Trong lĩnh vực sáng chế robocon, Danh mạnh dạn mày mò lĩnh vực hoàn toàn mới mẻvới mình Đối với anh giờ đây, đó không còn là trở ngại mà nó là lợi thế ít ai có được:kiến thức tổng hợp giữa cơ và điện giúp anh luôn có được một cái nhìn toàn diện trongnhững sáng chế của mình

Khi hỏi còn muốn dự thi nữa không, Danh cười xòa: “Cái thời sinh viên của tôi đã quarồi”… Câu nói ấy dễ khiến người ta nghĩ anh đã hết lửa và đam mê nhưng có nhìn vàocông việc anh theo đuổi, vẫn nhận ra rằng: robocon dù sao cũng chỉ là một cuộc chơi.Dám mạnh dạn gác nó lại để thực hiện những công việc mới thiết thực hơn - đó chính làcách giữ cho ngọn lửa đam mê sáng tạo cháy mãi…

Trang 38

Sỡ dĩ nói thi robocon cũng như việc leo núi, bởi bạn sẽ phải bắt đầu mọi thứ từ con số

O Không có quy tắc, hướng dẫn hay kiến thức nào gọi là chuẩn mực để dựa vào đó màlàm cả Tiền bạc, kỹ thuật, ý tưởng… cái gì cũng mò mẫm từ đầu và tự thân vận động.Năm đầu tiên tham gia robocon của Hoàng cùng 3 người bạn thân (2004), cái gì cũng

“mới tinh”

Bắt tay vào làm robot, Hoàng cho rằng cái khó nhất khi thiết kế robocon luôn là ýtưởng Từ những con robot đầu tiên rất xấu, không có cảm biến, chỉ biết “chạy mù”,Hoàng mày mò chế tạo cho nó những mạch điện tử tinh vi, lập trình hàng chục chiếnthuật cho một trận đấu Làm robot, Hoàng luôn đòi hỏi phải đạt được mục tiêu và phảihoàn hảo Có lần vì lập trình quá nhiều chiến thuật đến nỗi không nhớ nút nào là chiếnthuật nào, đang thi đấu mà Hoàng phải lôi giấy ra đứng đọc Luôn tìm kiếm và ứng dụngnhững giải thuật điều khiển khá mới trong thiết kế robocon, Hoàng được bạn bè ưu ái chobiệt danh Hoàng “Pê đê” (Chữ PD lấy trong Proportion Differential Control – phươngpháp điều khiển)

Không như những sân chơi khác, sàn đấu robocon luôn để lại cho Hoàng những cảmgiác “dữ dội” nhất Hồi hộp, căng thẳng, lo âu…bao nhiêu tháng trời chuẩn bị chỉ để tậptrung hết vào 3 phút quyết định này đây Một sai sót nhỏ về mạch điện thôi là sẽ phá hủyhết công sức không chỉ của mình mà của toàn cả đội, lại còn bao nhiêu người ủng hộngoài kia…Hoàng đã được robocon “dạy” cho tâm lí vững vàng, ý thức trách nhiệm thậtcao với công việc từ những lần thi đấu với robocon ấy

Tham gia thi robocon lúc đầu chỉ vì một chút đam mê, chủ yếu là khát khao chiếnthắng, Hoàng dần nhận ra cái ý định thể hiện mình chỉ là vô nghĩa so với những gì anh đã

có với robocon Nhớ những lần cùng cả đội ở lại trường làm robot tới khuya lắc khuya lơ,4h sáng còn đem robot ra chạy thử, có khi thức trắng 2 đêm thiết kế nhanh một con robottrung tâm cho kịp trận đấu… là những kỉ niệm đẹp nhất của Hoàng Dù tham gia 3 năm

và “chưa leo đến đỉnh”, nhưng những bài học về kinh nghiệm làm việc, tính chịu đựng vàtheo đuổi đến cùng vấn đề là vốn quý lâu dài mà robocon mang lại cho anh

Trang 39

Phía sau sàn đấu

Mỗi ngày làm việc của Hoàng bắt đầu từ 8h sáng và kết thúc sau 7h tối Thói quenluôn bận rộn, hay làm mọi việc một mình, luôn làm song song hai công việc cùng mộtlúc Hoàng khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh của những người trẻ năng động vànghị lực, sẵn sàng theo đuổi mọi việc đến cùng và luôn dốc hết sức mình dù phải bắt đầubất cứ công việc gì từ con số 0…

Đam mê những ngành hàm lượng kỹ thuật cao và thử thách, ngay từ khi học cấp 3,Hoàng đã chọn lĩnh vực bưu chính viễn thông làm sự nghiệp cho mình Tự nhận mình làngười có đam mê nhưng không toàn tâm toàn ý với robot, cuộc thi robocon đối với anhchỉ là một sân chơi của tuổi trẻ Chính khát vọng muốn khẳng định mình bằng nhữngthách thức mới đã thúc đẩy Hoàng đến với robocon Tham gia thi khi mới là sinh viênnăm II, Hoàng luôn thực hiện việc cân bằng giữa việc học tập và chơi robocon một cáchnghiêm túc Sẵn sàng dốc hết sức làm việc nhưng không bao giờ để cuộc chơi roboconchi phối đến định hướng sự nghiệp của riêng mình

Tham gia robocon 3 năm liên tục, ngày ra trường kinh nghiệm về robot của Hoàngcòn nhiều hơn cả kiến thức chuyên ngành bưu chính viễn thông Nếu đi tiếp con đườngliên quan đến lĩnh vực robot, Hoàng biết mình sẽ có rất nhiều ưu thế Nhưng với anh,phải luôn phân biệt được giữa mục tiêu nhất thời với mục tiêu cố định Tự mình đặt ranhững kế hoạch, những nguyên tắc để dễ dàng tiếp cận và giải quyết mọi vấn đề trongcuộc sống, Hoàng tin rằng khi đã có một mục tiêu cụ thể con người ta sẽ dễ dàng đứngvững và không bị cuốn theo

Rẽ sang một hướng khác không còn liên quan đến robot, hiện tại Hoàng đang làmviệc tại công ty Samson - một Công ty nghiên cứu liên kết với khoa Công nghệ thông tincủa trường ĐH Bách Khoa Vẫn thói quen làm nhiều việc cùng một lúc, Hoàng cũngđang tham gia vào 1 dự án với đội robocon BKDragon Thêm vào đó là việc hướng dẫn,

hỗ trợ hai đội robocon đàn em của trường ĐH Bách Khoa và ĐH Lạc Hồng những kỹthuật về điện tử Luôn cho rằng phải qua sóng gió, phấn đấu miệt mài thì mới thành côngđược, có vẻ anh chàng bận rộn có biệt danh Hoàng PD (pêđê) này vẫn không muốn chomình rảnh rỗi một tí nào!

BK AZX: Cuộc chơi của “những chàng tý hon”!

Bài: Hoài Trâm

Lần đầu tiên tham dự robocon, chưa có bản lĩnh sân đấu, chưa có kinh nghiệm, không có nhiều chi phí, cũng không được đánh giá cao nhưng BK AZX (ĐH BKHN) đã làm nên một bất ngờ tại vòng chung kết Robocon 2006 Có thể ví von BK AZX như một chàng tý hon, lặng lẽ quật ngã hết “gã khổng lồ” này đến “gã khổng lồ” khác để rồi chỉ chịu dừng bước trước BK Pro (ĐH BKTPHCM)- đội đương kim vô địch Robocon châu Á Thái Bình Dương 2006

Kỷ niệm đẹp của thời sinh viên

Đại - Đội trưởng của BK AZX say mê kể cho tôi nghe về lần tham dự Robocon

2006 trong một buổi sáng Hà Nội mưa tầm tã Đã một năm trôi qua nhưng trong ánh mắt

Trang 40

của Đại, ngọn lửa đam mê cho robocon vẫn còn cháy bỏng và những kỷ niệm đẹp đódường như mới chỉ ngày hôm qua

Hiếm có đội robocon nào mà có 13 thành viên thì cả 13 người đều mới chỉ lần đầutiên tham dự Hoàn toàn không có một chút kinh nghiệm nào, kiến thức cũng rất mơ hồ

Cả đội vừa làm vừa phải học, góp nhặt từng chút một kinh nghiệm “Bọn mình làm sainhiều lắm Một bộ mạch tự động phải làm đi làm lại không biết bao nhiêu lần Mà mỗilần như thế là lại phải cắt dây, khoan lỗ, tỷ mẩn ngồi làm từng chút một Mạch bọn mìnhtất thảy đều làm bằng tay mà.”

Đại nói vui rằng khi mang robot của mình ra sân thi đấu trông chả khác nào “họctrò nghèo lần đầu ra tỉnh”, run kinh khủng Run hơn nữa khi nhìn quanh nhiều đội robotkhông những rất đẹp mà còn được sự đầu tư kỹ càng, họ lại có thừa bản lĩnh và kinhnghiệm Nhưng đúng như Đại nói “Biết mình biết ta” là một lợi thế, AZX đã xác địnhđây là một cuộc chơi nên sẽ chơi hết mình, chơi thật tự tin Robot năm đó của AZX làmtheo kiểu cửa xếp mà mọi người gọi vui là “kiến trúc sâu đo”, không nhanh nhưng lạihiệu quả và chắc chắn Và họ đã tự tin vượt qua vòng loại miền Bắc trong khi nhiều bậcđàn anh lại ngã ngựa ngay từ vòng ngoài

Tham dự vòng chung kết ở Đà Nẵng, 13 chàng sinh viên Bách khoa Hà Nội hăm

hở cho một chuyến đi chơi “thoải mái” ở miền Trung, quyết tâm nhiều nhưng không quáđặt nặng vấn đề giải thưởng Và rồi với tinh thần chơi đẹp, chơi hết mình cộng thêm mộtchút may mắn, BK AZX đã vượt qua rất nhiều đội mạnh để vào trận chung kết “Bọnmình vất vả theo đúng kiểu học trò nghèo ra tỉnh cho đến tận trận chung kết.” - Đại cười

to “Vào chung kết mới xin được 2 triệu đồng tài trợ, đêm chung kết thì trước trận với BKPro lại bị cháy luôn con robot tự động, con bằng tay thì bị hỏng dây” Khi thua BK Pro,điều tiếc nuối duy nhất của BK AZX là không mang được cúp vàng về để mừng 50 nămthành lập trường như mong đợi “Tiếc lắm chứ, bọn mình đều mong mỏi sẽ có món quàmừng sinh nhật trường, kể thì hơi ngại nhưng về khách sạn cả đội đều khóc Tuy nhiên

BK Pro rất xứng đáng giành chức vô địch, họ thực sự mạnh.”

Cho đến bây giờ cảm giác của những đêm mất ngủ, những lần hết tiền nhìn nhau

mà chưa biết phải làm sao, những khi mò mẫm đi mua linh kiện ở chợ trời bị “chém đẹp”

và có khi phải lục tung cả thùng rác lên để tìm một con ốc vít… vẫn còn tươi nguyêntrong lòng tất cả những thành viên AZX “Nhưng bạn biết không, cảm giác khi mà cảkhán đài không còn tiếng hò reo, khán giả lục tục đi về, sân thi đấu lặng lẽ và ngày maimình sẽ không còn phải ăn ngủ cùng robot nữa mới là cảm giác cực kỳ khó tả, nó y hệtnhư ta vừa đi qua một giấc mơ đẹp vậy Nó thôi thúc bọn mình phải làm một cái gì saukhi robocon kết thúc.”- Đại tâm sự

Và cuộc chơi “hậu robocon”

Rời sân chơi robocon với kinh nghiệm, kỹ năng làm mạch và lập trình đã lên tay,học được cả tính kiên nhẫn và tinh thần trách nhiệm, họ nung nấu một dự định tiếp tụctheo đuổi “sự nghiệp hậu robocon”, tức là làm các dự án có tính khả thi cao, ứng dụngcông nghệ làm robocon mà họ tích lũy được

Ý tưởng của các chàng trai đã được các chỉ đạo viên của đội tán thành Và họ trởthành “nhân viên” tự động hóa, chuyên nghiên cứu làm ra sản phẩm robot nhiều ứngdụng “Xưởng” chế tạo nằm trên tầng hai của nhà C8, trong khuôn viên Trường Đại họcBách khoa Trên thực tế, đó là phòng Tự động hóa, thiết kế và cơ điện tử, các thầy chomượn để họ nghiên cứu, làm việc

Ngày đăng: 28/06/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w