1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Đánh giá khung pháp lý hiện hành liên quan Đến ký luật cán bộ công chức Đã nghỉ việc nghỉ hưu Ở việt nam hiện nay

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá khung pháp lý hiện hành liên quan đến kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Phạm Hồng Sơn
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Thanh Thúy
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Luật Hành chính
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Do đó, Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2019 và Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã được bổ sung một phần rất quan trọng đó là vấn đề áp dụng trách nhiệm kỷ luật đối với cán bộ, công

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

QUỐC GIA

TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ KHUNG PHÁP LÝ HIỆN HÀNH LIÊN QUAN

ĐẾN

KÝ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐÃ NGHỈ VIỆC, NGHỈ

HƯU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Học phần: Luật Hành chính – Những ván đề lý luận và thực tiễn Giảng viên: TS Bùi Thị Thanh Thúy

Họ và tên: Phạm Hồng Sơn

Mã sinh viên: 2202LHOA024

Trang 2

Hà Nội – 2023

Lời cảm ơn

Trong suốt thời gian học tập môn Luật Hành chính – Những ván đề lý luận và thực tiễn em nhận thấy việc học môn học này rất cần thiết và quan trọng

Em xin chân thành cảm ơn giảng viên TS Bùi Thị Thanh Thúy cùng với Học viện Hành chính Quốc gia trong suốt thời gian giảng dạy đã bổ sung cho chúng

em nhiều kiến thức bổ ích

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU 1

1 Khái quát các quy định về pháp luật kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu 2

2 Ưu điểm của quy định về kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu 3

3 Hạn chế trong các quy định về kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu 4

4 Giải pháp khắc phục 6 KẾT LUẬN 8

Trang 4

MỞ ĐẦU

Cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu là những người đã chấm dứt mối quan hệ với cơ quan nhà nước trong vai trò là cán bộ, công chức Theo đó, họ không chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức Nhưng thực tế đòi hỏi phải xử lý nghiêm minh và tích cực răn đe các cá nhân có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước Do đó, rất cần phải

có những quy định về kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng đã vi phạm kỷ luật trong quá trình công tác Do đó, Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2019 và Nghị định 112/2020/NĐ-CP đã được bổ sung một phần rất quan trọng đó là vấn đề áp dụng trách nhiệm kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu để có cơ chế áp dụng kỷ luật đối với đối tượng đặc biệt này Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những bất cập nhất trọng trong thực tế xung quanh vấn đề này cần có những giải pháp khắc phục để nâng cao tính răn đe, giáo dục cán bộ, công chức

Trang 5

1 Khái quát các quy định về pháp luật kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu

Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung có điểm mới đáng chú ý so với Luật Cán bộ, công chức năm 2008 về việc lần đầu tiên quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác Cụ thể, căn cứ theo khoản 18 Điều 1 của Luật số 52/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, các quy định về kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc nghỉ hưu được bổ sung vào Điều 84 Áp dụng quy định của Luật cán bộ, công chức đối với các đối tượng khác Cơ bản các quy định được ghi nhận tại điều này là các nguyên tắc để tiến hành xử lý kỷ luật đối với đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Luật ghi nhận nguyên tắc cơ bản: “Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người

có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật” Thứ hai, có ba hình thức kỷ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc nghỉ hưu “Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với

2

Trang 6

hình thức xử lý kỷ luật Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01 tháng

7 năm 2020 được thực hiện theo quy định của Luật này” Cũng theo quy định

trên, mọi hành vi vi phạm trong phạm trong thời kỳ công tác, ngay cả trước ngày Luật này có hiệu lực, thì luật này vẫn được áp dụng để xử lý kỷ luật Theo quy định hiện nay cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật cán bộ, công chức nên các quy định về

xử lý kỷ luật của đối tượng này phải quy định trong điều áp dụng luật này đối với đối tượng khác, do đó các quy định chỉ mang tính nguyên tắc, khái quát Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung quy định trên, Quốc hội đã bổ sung giao Chính phủ quy định chi tiết khoản này, để có cơ sở cụ thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu

Để có căn cứ cụ thể hơn trong việc áp dụng kỷ luật đối với cán bộ công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu, Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết vấn đề này, theo đó, ngày 18 tháng 9 năm 2020 Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu (người đã nghỉ việc, nghỉ hưu) Tại Mục 2, Điều 22, Điều

23 của Nghị định này quy định về thẩm quyền và trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu

2 Ưu điểm của quy định về kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu

Trong ba năm trở lại đây kể từ khi Luật Cán bộ, Công chức sử đổi bổ sung và Nghị định 112/2020/NĐ-CP đi vào thực tế đã góp phần vô cùng quan trọng trong công cuộc phòng chống tham nhũng, mang đúng tinh thần:

“Quyết liệt, không có vùng cấm, ngoại lệ trong phòng chống tham nhũng ”,

“Không để ai hạ cánh an toàn”của Tổng Bí thư Nguyên Phú Trọng Mới đây

nhất Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1277/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật xoá tư cách nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đối với ông

Trang 7

Nguyễn Văn Hiến, do đã có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong thời gian công tác Quyết định trên được ban hành dựa trên Quyết định

số 2140-QĐNS/TW ngày 20 tháng 5 năm 2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Văn Hiến – đây là một quyết định kỷ luật của cấp có thẩm quyền làm căn cứ để Bộ Nội vụ tham mưu cho Thủ tướng Chính Phủ ban hành quyết định kỷ luật xoá tư cách chức vụ nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đối với ông Nguyễn Văn Hiến

Quy định kỷ luật cán bộ công chức nghỉ hưu là một phần quan trọng trong việc quản lý và giám sát hoạt động của các cán bộ công chức Có thể thầy một

số ưu điểm của quy định này:

- Thúc đẩy tính chuyên nghiệp và trách nhiệm: Quy định kỷ luật giúp các cán bộ, công chức hiểu rõ và tuân thủ quy định, pháp luật và thúc đẩy tính trách nhiệm của cán bộ công chức với việc hoàn thành nhiệm vụ của mình

- Tạo hành lang pháp lý vững chắc trong hoạt động phòng, chống tham nhũng

- Tạo điều kiện cho thế hệ cán bộ, công chức trẻ có cơ hội thăng tiến và đóng góp cho sự phát triển của tổ chức

3 Hạn chế trong các quy định về kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu

Trong phạm vi được quy định chi tiết, cụ thể về kỷ luật, nhưng Chính phủ ban hành Nghị định 112/2020/NĐ-CP vẫn tồn tại hạn chế, đó là việc không có quy định cụ thể về hình thức kỷ luật đối với đối tượng đã nghỉ việc, nghỉ hưu mà chỉ được quy định gián tiếp trong quy định về thẩm quyền và trình tự, thủ tục xử

lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu, và có một hình thức kỷ luật khác

đó là hình thức xóa tư cách chức vụ, chức danh Ngoài ra, do việc không quy định các hình thức kỷ luật nên không có quy định cụ thể về hành vi vi phạm, mức độ vi phạm tương ứng với các hành vi để quá trình xử lý kỷ luật không gặp vướng mắc Ngoài ra, việc xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc nghỉ hưu không chỉ mang một mục đích là áp dụng trách nhiệm pháp lý với người vi

4

Trang 8

phạm mà còn là sự răn đe đối với người đang còn là công chức, do đó để đảm bảo việc kỷ luật mang lại hiệu quả cao hơn thì cần phải xem xét cả yếu tố hậu quả bất lợi về vật chất bổ sung cho các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ, chức danh như trên Vấn đề này đã được một số quốc gia trên thế giới thực hiện, mà Đức là một quốc gia quy định tốt về vấn đề này

Ở Đức tồn tại công chức bang và công chức liên bang, Luật Công chức bang và công chức liên bang là hai đạo luật quan trọng quy định về kỷ luật công chức Tùy từng bang sẽ có các quy định về công chức và kỷ luật công chức do bang mình ban hành, tuy nhiên, các quy định trong luật liên bang được xem là nguyên tắc, được các bang triệt để quy định đó là:

- Công chức đã về hữu vấn phải chịu trách nhiệm kỷ luật, và là đối tượng điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức Điều này là hoàn toàn có cơ sở và hiệu quả Quy định về kỷ luật công chức chúng ta nên quan tâm đến đối tượng để điều chỉnh là hành vi nhiều hơn là chủ thể thực hiện, vì hành vi được thực hiện chắc chắn lúc chủ thể đó là công chức thì mới có thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật Còn nên tách riêng chủ thể này là một chủ thể đặc biệt để có quy định phù hợp

- Công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu chịu trách nhiệm về những vi phạm công vụ của mình lúc đương nhiệm hoặc sau khi nghỉ việc, nghỉ hưu có những

vi phạm tương đương như vi phạm công vụ, đó là chống đối chế độ dân chủ tự

do theo quy định của Hiến pháp, tham gia các hoạt động làm tổn hại sự tồn tại hoặc an ninh của đất nước…

- Hình thức kỷ luật của công chức về hưu khác hẳn công chức đương nhiệm, đây là điểm cần lưu ý Công chức đương nhiệm có các hình thức kỷ luật

là cảnh cáo, phạt tiền, giảm lương tháng, hạ bậc trong ngạch đang giữ và sa thải trong khi công chức hưu có hai hình thức khác hẳn là giảm lương hưu và truất lương hưu (truất vĩnh viễn)

Trang 9

Bên cạnh đó, Nghị định 112/2020/NĐ-CP còn tồn tại một hạn chế lớn đó

là việc không xác định những hành vi nào thì áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo hay xoá tư cách chức vụ đảm nhiệm mà chỉ quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự thủ tục xử lý kỷ luật Trên cơ sở nguyên tắc chung được quy định Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019 quy định tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm

mà áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng, việc này sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc áp dụng đúng các hình thức kỷ luật khi Chính phủ không quy định cụ thể tính chất và mức độ nghiêm trọng như thế nào để áp dụng hình thức tương ứng

Ngoài hạn chế nêu trên, trên thực tế hiện nay có rất nhiều các quan điểm khác nhau về hình thức kỷ luật cán bộ, công chức nghỉ hưu, cụ thể:

- Trong trường hợp cán bộ bị xóa tư cách, xét về hệ quả vật chất, nên tước bỏ của họ các phụ cấp đặc thù hoặc quyền lợi như đi khám bảo vệ sức khỏe … Còn lương hưu của họ không thể cắt được vì đây là quyền lợi bảo hiểm

xã hội

- Một số ý kiến khác nhận định rằng ở đây nên xóa tất cả các quyền lợi

về tinh thần, vật chất mà người đó được hưởng bắt nguồn từ chức vụ họ đã đảm nhiệm trước khi nghỉ hưu Đây là quyền về nhân thân gắn với chức vụ, ví dụ như với một Bộ trưởng, khi nghỉ hưu, các quyền lợi về tinh thần, vật chất như được vinh danh, đưa vào bảng vàng truyền thống của Bộ, được hưởng chế độ nghỉ dưỡng, khi từ trần được hưởng một số chế độ chính sách, và kể cả bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội để mang tính răn đe cao

Do vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về các quy định liên quan đến việc kỷ luật người đã nghỉ việc, nghỉ hưu, đặc biệt là các hạn chế liên quan đến vật chất tinh thần, hiện nay Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 và Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và viên chức chưa có quy định về vấn đề này

6

Trang 10

4 Giải pháp khắc phục

Thứ nhất, bổ sung cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu là đối tượng

điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức Việc bổ sung cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu là đối tượng điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức không chỉ để răn đe và áp dụng các hậu quả bất lợi đối với những đối tượng này mà còn có ý nghĩa là giáo dục, răn đe các cán bộ, công chức đang còn đương nhiệm, làm việc Việc bổ sung đối tượng điều chỉnh này giúp cho Luật Cán bộ, công chức điều chỉnh bao quát hơn các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức ở bất kể mọi thời điểm đều phải gánh chịu hậu quả Và quan trọng hơn việc bổ sung đối tượng điều chỉnh này giúp cho các quy định về trách nhiệm kỷ luật được bao quát hơn, hệ thống hơn, không bị tách rời, hệ thống các quy định về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật, thời hiệu kỷ luật, thẩm quyền kỷ luật cũng được đồng nhất hơn để tránh những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật

Thứ hai, quy định chế tài bổ sung đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc,

nghỉ hưu bị xử lý kỷ luật Việc bổ sung cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu

là đối tượng điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức không chỉ để răn đe và áp dụng các hậu quả bất lợi đối với những đối tượng này mà còn có ý nghĩa là giáo dục, răn đe các cán bộ, công chức đang còn đương nhiệm, làm việc Việc bổ sung đối tượng điều chỉnh này giúp cho Luật Cán bộ, công chức điều chỉnh bao quát hơn các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức ở bất kể mọi thời điểm đều phải gánh chịu hậu quả Và quan trọng hơn việc bổ sung đối tượng điều chỉnh này giúp cho các quy định về trách nhiệm kỷ luật được bao quát hơn, hệ thống hơn, không bị tách rời, hệ thống các quy định về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật, thời hiệu kỷ luật, thẩm quyền kỷ luật cũng được đồng nhất hơn để tránh những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật

Thứ ba, áp dụng tương tự quy định áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách,

cảnh cáo đối với cán bộ công chức làm căn cứ quy định cụ thể áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo, khiển trách đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ

Trang 11

hưu Quy định chi tiết tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi để áp dụng hình thức kỷ luật xoá tư cách, chức vụ đang đảm nhiệm

8

Trang 12

KẾT LUẬN

Chế độ công vụ, công chức mang tính chính trị, bị chi phối bởi nhiều yếu

tố chính trị, do đó xuất phát từ quan niệm công vụ khác nhau nền có quy định khác nhau về công chức Công vụ nhà nước trong pháp luật nước ta hiện nay được hiểu là một loại lao động mang tính quyền lực và pháp lý được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức hoặc những người khác khi được nhà nước trao quyền nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt của đời sống xã hội Để quản lý cán bộ, công chức đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, tránh lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi ngoài việc xây dựng các quy định trong hoạt động công vụ mà còn phải chú ý đến đối tượng là cán

bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu Chính vì vậy, xây dựng khung pháp lý về

kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu là nhu cầu cần thiết, khách quan trong xu hướng xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay

Ngày đăng: 01/10/2024, 21:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w