Tội hành hạ người khác hoặc xâm hại tới nhân phẩm, danh dự của con người được pháp luật bảo vệ, do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE
TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI:
Tội giết người và hành hạ người khác:
‘’Ác quỷ đội lốt dì ghẻ và bi kịch bé gái 8 tuổi’’
CÁN BỘ GIẢNG DẠY: Thầy Hoàng Xuân Trường
SINH VIÊN THỰC HIỆN:Nhóm 4
LỚP: Marketing số CLC 64A
THỜI GIAN THUYẾT TRÌNH: Tiết 123–Thứ ba–27/12/2022
Học kỳ 1, năm học 2022-2023
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC
3
Nguyễn Trung Đức
11221392
Thuyết trình (3)Làm Powerpoint: Chương ; mục 2.2Ⅱ
9/10
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……… …4 LỜI CẢM ƠN……… …7 NỘI DUNG:……… … 8
CHƯƠNG : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI VÀ TỘI Ⅰ HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC……… ….8
1.1 Một số vấn đề lý luận về tội giết người……… ….8
1.1.1 Khái niệm tội giết người……… 8
Trang 31.1.2 Phân biệt giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết
người……….8
1.2 Một số vấn đề lý luận về tội hành hạ người khác……… … 9
1.2.1 Khái niệm của tội hành hạ người khác……….….9
1.2.2 Phân biệt giữa tội hành hạ người khác và tội bức tử……… 9
CHƯƠNG : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC Ⅱ TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI VÀ HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC……… 11
2.1 Thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử tội giết người……….……… 11
2.1.1 Căn cứ pháp lý tội giết người……… ….11
2.1.2 Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội giết người……… 12
2.2 Thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử tội hành hạ người khác……… 14
2.2.1 Căn cứ pháp lý tội hành hạ người khác……….14
2.2.2 Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội hành hạ người khác……… 15
CHƯƠNG : Ⅲ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI VÀ HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC……… 19
CHƯƠNG : Ⅳ HAI TỘI ÁC CỘNG HƯỞNG: ‘’ÁC QUỶ ĐỘI LỐT DÌ GHẺ VÀ BI KỊCH BÉ GÁI 8 TUỔI’’………22
KẾT LUẬN CHUNG……… 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 25
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, qua hơn 36 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả
Trang 4ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Đời sống nhân dân không những ổn định mà ngày một nâng cao do có sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có mặt trái của nó, có ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn
đề trong đó có các vấn đề về dân số, việc làm, tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung và tội giết người, hành hạ người khác nói riêng
Tội hành hạ người khác hoặc xâm hại tới nhân phẩm, danh dự của con người được pháp luật bảo vệ, do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện hành vi đối xử một cách tàn ác với người chịu lệ thuộc vào mình Trên thực tế, cả nước trong nhiều năm qua, tội hành hạ người khác có số lượng án thụ lý và giải quyết rất thấp so với các tội khác trong nhóm tội xâm phạm sức khỏe Ngược lại, số vụ việc hành hạ người khác xảy
ra rất nhiều ở địa phương nhưng chưa được phát hiện, thụ lý và giải quyết theo các điều khoản quy định trong Luật hình sự Bởi vì, hành hạ người khác là một trong những hành vi diễn ra tiềm ẩn hàng ngày ở nhiều nơi trong xã hội, nhưng việc phát hiện và xử lý chưa nhiều, chưa hiệu quả, còn thiếu nghiêm khắc, chưa được sự đồng thuận cao trong nhân dân Cũng giống như các loại tội phạm khác càng gia tăng, những hình thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, thì tội hành hạ người khác cũng phức tạp và gây hậu quả nghiêm trọng cho con người Một trong những hiện tượng phổ biến mà các cơ quan chức năm chưa can thiệp và xử lý được hết là tình trạng hành hạ trẻ em, lao động phụ giúp việc nhà, trẻ em ở các cơ sở trông giữ trẻ Đây là tình trạng tồn tại rất lâu tại các thành phố lớn, thậm chí ở những vùng quê, vùng cao của nước
ta
Mặt khác, có thể nói rằng trong những năm gần đây tình hình tội phạm giết người do nhiều nguyên nhân có xu hướng gia tăng, có những vụ đặc biệt nghiêm trọng do hành vi người phạm tội thực hiện vô cùng dã man, tàn ác Hậu quả gây ra nhiều cái chết thương tâm không gì bú đắp, để lại gánh nặng cho xã hội; gia đình và gây bất bình trong quần chúng nhân dân, gây mất trật tự trị an và tạo ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân tại địa phương Việc xem thường pháp luật, xem thường tính mạng của người khác trong một bộ phận người dân là nguyên phạm tội Có những vụ án giết người vì những thù tức nhỏ; những tranh chấp không đáng kể; có những vụ án chồng giết vợ vì ghen; con giết cha vì tài sản làm cho giá trị đạo đức con người Việt Nam ngày càng giảm sút Nguy hiểm hơn, kẻ phạm tội còn được thực hiện hành vi hiếp dâm rồi giết trẻ em; giết phụ nữ mang thai; giết người với hành động vô cùng
dã man như chặt đầu, tay, chân điều đó nói lên việc xem thường tính mạng người khác
Điều 20 Hiến pháp năm 2013 nước ta quy định‘’Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm’’ Quy định này của Hiến pháp nhằm bảo vệ quyền con người nói
chung, bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân nói riêng, phù hợp với Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự
Trang 5và chính trị năm 1966 đã được Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập vào ngày 24/9/1982 Hiện nay, nước ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; một nhà nước mà ở đó các quyền cơ bản của công dân, quyền con người, được ghi nhận đầy đủ trong các quy định của Hiến pháp, pháp luật và được Nhà nước đảm bảo thực hiện trongthực tế Để bảo vệ quyền con người thì pháp luật là công cụ pháp lý hữu hiệu nhất để ngăn chặn
và trừng trị những hành vi xâm phạm quyền con người trong thực tiễn Trong hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền con người thì Bộ luật hình sự là một trong những công cụ để bảo vệ có hiệu quả các quyền cơ bản của công dân, quyền con người, và đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xâm phạm đến quyền con người
Do đó việc nghiên cứu, phân tích về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng của pháp luật hình sự về tội giết người cũng như hành hạ người khác là yêu cầu cấp thiết và mang tính thời sự nhằm làm
rõ những mặt còn hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp luật hình sự, đồng thời đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về tội phạm này để góp phần hoàn thiện hơn về pháp luật hình sự trong thời gian tới Qua đó, đáp ứng yêu cầu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tộihành hạ người khác trong tình hình mới và góp phần nâng cao hiệu quả xử lý đối với loại tội phạm này trong thực tiễn để bảo vệ quyền và bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, trật tự an toàn xã hội Với những lý do trên, nhóm 4 chúng em đã lựa chọn đề tài ‘’Tội giết người và hành hạ người khác theo Luật hình sự Việt Nam’’
2 Nội dung và phạm vi nghiên cứu:
Trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người thì tội xâm phạm tínhmạng là hành vi nguy hiểm nhất trong xã hội vì hành vi này đã cướp đi mạng sống người khác – một quyền thiêng liêng và cao quý nhất của con người Tuy nhiên, trong nội dung nghiên cứu của đề tài này
sẽ tập trung phân tích sâu các vấn đề liên quan đến tội giết người như các yếu tố cấu thành; phân tích dấu hiệu pháp lý, trách nhiệm hình sự; từng hành vi xâm hại đến từng đối tượng cụ thể; khung hình phạt cho mỗi loại tội, so sánh tội này với một số loại tội phạm khác trong cùng một chương để thấy được tính nguy hiểm đến xã hội của tội giết người và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội giết người và hành hạ người khác của nước ta hiện nay
3 Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ tình hình tội giết người và hành hạ người khác, tìm ra nguyên nhân và điều kiện, phân tích, đánh giá những yếu tố cấu thành nên tội giết người để từ đó tìm ra những biện pháp cụ thể
Trang 6nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần ổn định tình hình
an ninh trật tự xã hội
4 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu và sưu tầm, tổng hợp tài liệu có liên quan đến tội giết người và hành hạ người khác, kết hợp với xem xét vụ
án trên thực tế tại địa phương để chứng minh và làm rõ vấn đề nghiên cứu Mặt khác, người viết cũng đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
5 Cơ cấu đề tài:
Luận văn được trình bày gồm 4 chương:
Chương : Một số vấn đề lý luận về tội giết người và tội hành hạ người khácⅠ
Chương : Thực trạng pháp luật hình sự việt nam và thực tiễn xét xử các tội phạm giết người Ⅱ
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Xuân Trường – Cán bộ giảng dạy Trường Đại
Học Kinh Tế Quốc Dân đã rất tâm huyết truyền đạt kiến thức cũng như tạo điều kiện quan tâm,
giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt tiểu luận Mặc dù trong quá trình nghiên cứu đã có sự cố
gắng, nỗ lực của cả tất cả thành viên trong nhóm cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy
nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Chúng em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của thầy để bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn Một lần nữa, nhóm 4
chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!
TỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC
1.1 Một số vấn đề lý luận về tội giết người:
1.1.1 Khái niệm tội giết người:
Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật Hành vitước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người Đây
là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người
1.1.2 Phân biệt giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người:
Dù hai hình thức phạm tội này hoàn toàn khác nhau ở mọi góc độ, nhưng nhiều người vẫn lầm tưởng chức năng của chúng như nhau Sơ đồ dưới đây sẽ điểm qua một số phân tích để giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về cả hai hình thức phạm tội:
Trang 8Hình thức phạm tội Tội giết người Tội cố ý gây thương tích gây
hậu quả chết người
Mục đích Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước
đoạt tính mạng của nạn
nhân
Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích
gây tổn hại đến thân thể nạn
nhân Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội
Mức độ, cường độ tấn công Mức độ tấn công nhanh và
liên tục với cường độ tấn
công mạnh có thể gây chết người
Mức độ tấn công yếu hơn và
không liên tục dồn dập với
cường độ tấn công nhẹ hơn
Vị trí tác động trên cơ thể Thường là những vị trí trọng
yếu trên cơ thế như vùng
đầu, ngực, bụng,
Thường là những vị trí khônggây nguy hiểm chết người
như vùng vai, tay, chân, v.v
Vũ khí, hung khí sử dụng và
các tác nhân khác
Xác định hung khí, vũ khí sử dụng hoặc các tác nhân khác:
Việc xác định vũ khí, hung khí tấn công như súng, dao, gậy… cũng là yếu tố quan trọng nhằm phân biệt hai tội này.
Yếu tố khác Trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc
cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được:
- Nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích
- Nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người
1.2 Một số vấn đề lý luận về tội hành hạ người khác
Trang 91.2.1 Khái niệm của tội hành hạ người khác
Hành hạ là hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình một cách có hệ thống (lặp đi lặp lại) làm cho người đó đau đớn về thể xác hoặc khổ sở về tinh thần
1.2.2 Phân biệt giữa tội hành hạ người khác và tội bức tử
Dù hai hình thức phạm tội này hoàn toàn khác nhau ở mọi góc độ, nhưng nhiều người vẫn lầm tưởng chức năng của chúng như nhau Sơ đồ dưới đây sẽ điểm qua một số phân tích để giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về cả hai hình thức phạm tội:
Hình thức phạm tội Tội bức tử Tội hành hạ người khácNguyên nhân Do hành vi của người phạm
tội đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp ngược đãi hoặc làm nhục nạn nhân
khiến người đó tự sát
Xảy ra với nhiều nguyên do,
có thể là vì lý do cá nhân, lòng đố kị, ghen ghét hay bảnnăng thú tính nảy sinh khiến mâu thuẫn nổ ra, từ đó có những hành vi xâm hại, hành
tự mình thực hiện việc tước đoạt tính mạng của chính
mình như: thắt cổ, uống thuốc độc, nhảy xuống sông, đâm vào bụng, bắn vào đầu v.v
Chỉ muốn tra tấn cả về thể
xác lẫn tinh thần của nạn nhân để phục vụ mục đích của bản thân, miễn là nạn nhân đau khổ
Kết quả Hành vi tự sát phải do chính
nạn nhân thực hiện, trường
hợp nạn nhân muốn chết nhưng lại không tự mình thực hiện hành vi mà nhờ người khác giúp thì không cấu thành tội phạm này
Không dẫn đến hậu quả nạn
nhân tự sát
Trang 10CHƯƠNG : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ Ⅱ THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI VÀ HÀNH HẠ
NGƯỜI KHÁC
2.1 Thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử tội giết người
2.1.1 Căn cứ pháp lý tội giết người
Căn cứ vào Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 SĐ, BS 2017 quy định người thực hiện tội1phạm giết người sẽ chịu hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình Điều luật quyđịnh 02 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt đối với hành
vi chuẩn bị phạm tội:
- Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 nămđến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
(a) Giết 02 người trở lên
(b) Giết người dưới 16 tuổi
(c) Giết phụ nữ mà biết là có thai
(d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân
1 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018
Trang 11(đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình
(e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêmtrọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
(g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác
(h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân
(i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ
(k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp
(l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người
(m) Thuê giết người hoặc giết người thuê
- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
- Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 nămđến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm
2.1.2 Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội giết người
i Mặt khách quan của tội giết người:
Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống Tuy nhiên, cần phân biệt với các trường hợp:
- Nếu làm chết chính bản thân mình thì bị coi là tự tử hoặc tự sát.
- Nếu vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người khác thì cấu thành
tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Hành vi làm chết người được thực hiện thông qua các hình thức ‘’hành động’’ hoặc ‘’khônghành động’’:
Trang 12- ‘’Hành động’’ thể hiện qua việc người phạm tội đã chủ động thực hiện các hành vi
mà pháp luật không cho phép như: dùng dao đâm, dùng súng bắn, dùng gậy đánh, dùng gạch ném tác động vào thân thể nạn nhân nhằm tước bỏ tính mạng người đó.
- ‘’Không hành động’’ là việc người phạm tội không thực hiện nghĩa vụ phải làm (phải
hành động) để đảm bảo sự an toàn tính mạng của người khác nhằm giết ngườikhác Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp (bằng cách) lợi dụng
nghề nghiệp VD: Bác sĩ bỏ mặc bệnh nhân lâm bệnh đến tử vong.
Hành vi giết người được thể hiện dưới hình thức dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực:
- Dùng vũ lực là trường hợp người phạm tội đã sử dụng sức mạnh vật chất (có hoặc
không có công cụ, phương tiện phạm tội) tác động lên thân thể nạn nhân, làm tê liệt
sự phản kháng của họ Việc dùng vũ lực có thể được thể hiện bằng các hình thức:
trực tiếp dùng tay, chân để đánh đá, bóp cổ hoặc đẩy xuống sông ; thực hiện gián
tiếp thông qua phương tiện vật chất (có công cụ, phương tiện phạm tội) như: dùng dao để đâm chém, gậy để phang, dùng súng bắn, dùng bom, mìn, lựu đạn, gạch ném
- Không dùng vũ lực nghĩa là dùng các thủ đoạn khác mà không sử dụng sức mạnh vật
chất để tác động lên cơ thể nạn nhân như: dùng thuốc độc để đầu độc nạn nhân, gài bẫy điện để nạn nhân vướng vào
Hậu quả:
- Hậu quả do hành vi của tội phạm giết người gây ra là làm người khác chết (tức là
chấm dứt sự sống của người khác) Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã
thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác (hay làm cho người khác chết) thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy
ra hay không
- Một số trường hợp, việc dùng vũ lực không gây ra hậu quả trực tiếp làm nạn nhân
chết mà chỉ có tác dụng đẩy nạn nhân vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và tử
vong (như xô nạn nhân xuống sông và bỏ mặc cho đến chết hoặc đạp nạn nhân ra ngoài đường đang có nhiều xe ôtô chạy dẫn đến bị xe cán chết ) vẫn phải bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nếu chứng minh được người thực hiệnhành vi đó có mục đích giết người Đây có thể xem là hậu quả gián tiếp
- Thông thường đối với trường hợp giết người cố ý gián tiếp thì hậu quả tới đâu xử lý
tới đó, nếu có hậu quả chết người thì xử ý tội giết người, nếu nạn nhân không chết thì
xử lý tội cố ý gây thương tích Ví dụ: A cầm lựu đạn ném vào nhà B, nếu có người
Trang 13chết thì A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người, nếu có người bị thương thì A bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích.
Mối quan hệ nhân quả:
- Hành vi giết người luôn có trước hậu quả chết người không có trường hợp ngược lại
hậu quả chết người mới thực hiện hành vi Ví dụ: đâm, chém thử thi mà biết rõ người
đó đã chết.
- Hành vi phải chứa đựng khả năng gây ra hậu quả chết người Ví dụ: A dùng dao đâm
vào cổ B là hành vi chứa đựng khả năng gây chết người và như vậy hành vi của A và cái chết của B có quan hệ nhân quả
- Ngược lại, A đánh B bị thương, B được mọi người chở đi bệnh viện, trong quá trình
sơ cứu bác sĩ tiêm nhầm thuốc, B tử vong Pháp y kết luận nạn nhân tử vong do bịsốc thuốc Mặc dù A có hành vi đánh B và hậu quả chết người đã xảy ra nhưng Akhông phạm tội giết người vì hành vi của A không có quan hệ nhân quả với cái chếtcủa B Nói cách khác hành vi của A không chứa đựng khả năng gây ra chết người
Hậu quả chết người phải là kết quả của hành vi giết người chứ không phải kết quả của của những nguyên nhân khác
ii Mặt chủ quan của tội giết người:
Người phạm tội giết người luôn thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp)
- Giết người với lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp một người nhận thức hành vi của mình
là nguy hiểm, nhận thức hậu quả chết người sẽ xảy ra và mong muốn cho hậu quảchết người xảy ra
- Giết người với lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp một người nhận thức được hành vi
của mình là nguy hiểm, nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy khôngmong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra
iii Khách thể của tội giết người:
Hành vi của người phạm tội giết người xảy ra với mục đích xâm phạm đến tính mạng, sức khỏecủa con người
iv Chủ thế của tội giết người:
Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường, cụ thể: Bất kỳ người nào từ 14 tuổi trở lên và cónăng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội giết người
Theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự 2015, SĐ 2017: