Trước tình hình nêu trên, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC đối với loại hình nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời nhằm h
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
-
LÊ THU TRANG
QUẢN TRỊ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ
CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ Ở HỘ GIA ĐÌNH KẾT HỢP SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
HAI BÀ TRƯNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)
HÀ NỘI - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
-
LÊ THU TRANG
QUẢN TRỊ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ
CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ Ở HỘ GIA ĐÌNH KẾT HỢP SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
HAI BÀ TRƯNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số : 8900201.05QTD
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYỄN XUÂN TOẢN
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu được trích dẫn theo nguồn đã được công bố Kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Thu Trang
Trang 4- PCCC : Phòng cháy và chữa cháy;
- PCCC và CNCH: Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- UBND: Ủy ban nhân dân
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY
VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ Ở HỘ GIA ĐÌNH KẾT HỢP SẢN XUẤT, KINH DOANH 7 1.1 Nhận thức về công tác phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh 7 1.1.1 Khái niệm phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh 7 1.2 Khái niệm, cơ sở pháp lý, chủ thể, nội dung, biện pháp quản trị, quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh 10 1.2.1 Khái niệm Quản trị về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh theo diện quản lý nhà nước 10 1.2.2 Cơ sở pháp lý quản trị cùng với quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh 11 1.2.3 Chủ thể quản trị quản trị công tác phòng cháy và chữa cháy nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh 13 1.2.4 Nội dung quản trị về công tác phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh 15 1.2.5 Xây dựng và trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy cho lực lượng dân phòng 19 Kết luận Chương 1 23 Chương 2: TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ Ở HỘ GIA ĐÌNH KẾT HỢP SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI 24
Trang 62.1 Đặc điểm tình hình có liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 24 2.1.1 Tình hình nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng 24 2.1.2 Đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ của nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 25 2.1.3 Tình hình cháy, nổ 29 2.2 Thực trạng trong quản trị công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 31 2.2.1 Lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy 31 2.2.2 Tình hình thực hiện trách nhiệm của chủ hộ gia đình, tổ dân phố và các chủ thể trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở
hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh 47 2.3 Đánh giá thực trạng quản trị công tác phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh theo phương trình quản trị an ninh phi truyền thống 55 Kết luận Chương 2 58 Chương 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ Ở HỘ GIA ĐÌNH KẾT HỢP SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 59 3.1 Dự báo tình hình liên quan cháy nổ và công tác quản trị phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 59 3.1.1 Xu hướng phát triển và hoạt động của nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đến năm
2030 59
Trang 73.1.2 Dự báo tình hình cháy, nổ đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 60 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị, quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai
Bà Trưng, thành phố Hà Nội 62 3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp lý 62 3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quận Hai Bà Trưng 64 3.2.3 Nhóm giải pháp về tăng cường vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ sở và xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ 70 3.2.4 Nhóm giải pháp về đầu tư, trang bị phương tiện kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng cháy, chữa cháy đối với các loại hình nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh 74 3.2.5 Giải pháp về một số biện pháp kỹ thuật trong phòng cháy, chữa cháy tại các hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh 77 KẾT LUẬN 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Trang 81
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thủ đô Hà Nội với bề dày lịch sử hơn 1000 năm văn hiến Không chỉ nổi tiếng với lịch sử lâu đời, giàu bản sắc, văn hóa truyền thống dân tộc, vùng đất này còn được biết đến là một trong những điểm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước Hà Nội nằm trong top 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất Thế giới với 3.324,92
km, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của cả nước Hiện tại, bao gồm 12 quận, 01 thị xã và 17 huyện
Những ưu thế để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đồng thời cũng đặt ra cho Thủ đô Hà Nội nhiều thách thức về đảm bảo an ninh trật tự, trong đó có công tác về Phòng cháy chữa cháy Với lịch sử lâu đời, kiến trúc đô thị của Hà Nội gồm có phố
cổ, phố cũ, đa phần nhà ở được xây dựng từ lâu, theo dạng nhà ống, có bề ngang hẹp, chiều dài sâu, lối đi chung nhỏ hẹp Ngoài ra với tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự phát triển như vũ bão của các tập đoàn, công ty lớn đầu tư bất động sản, các khu chung cư cao tầng mọc lên như nấm
Những ưu thế để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đồng thời cũng đặt ra cho Thủ đô nhiều thách thức về đảm bảo An ninh trật tự (ANTT), trong đó có công tác đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC) Kiến trúc đô thị của Thủ đô chủ yếu là nhà ở được xây dựng theo dạng nhà ống, có bề ngang hẹp, chiều dài sâu, lối
đi chung nhỏ hẹp Đáng chú ý, đa số các nhà ở trên vừa là nơi sinh hoạt, vừa là nơi sản xuất, kinh doanh, buôn bán của người dân Điều kiện sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh chật hẹp; nơi đun nấu, thờ cúng đặt sát với nơi chứa hàng hóa vật liệu dễ cháy; người dân tự phát cơi nới, cải tạo để tận dụng không gian sinh hoạt; lắp đặt hệ thống cửa bảo vệ kiên cố, bảng quảng cáo che kín ban công, mặt tiền…luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao; khi xảy ra cháy dễ gây cháy lan, cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng, nguy cơ sập đổ công trình cao
Từ ngày 15/12/2019 đến ngày 14/12/2023, trên địa bàn thành phố xảy ra 1.152 vụ cháy Ngoài ra, còn có 1.483 vụ chập điện trên cột, 2.567 sự cố (chập điện trong nhà; cháy rác, phế liệu…) So với cùng kỳ 3 năm trước (2017-2019), số vụ cháy giảm 1.036 vụ (giảm 47,3% số vụ); giảm 10 người chết (giảm 19,6% số người
Trang 92 chết), giảm 4 người bị thương (giảm 5,8% số người bị thương), thiệt hại về tài sản giảm 826,5 tỷ đồng (giảm 91,5%) Trong 3 tháng đầu năm 2024, đã giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ (giảm số vụ, thiệt hại về
người và thiệt hại về tài sản) Đặc biệt, trong 3 tháng đầu năm 2024, đã không để xảy ra các vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người
Tính riêng trong tháng đầu năm 2024, trên địa bàn Thành phố xảy ra 185 vụ cháy (01 vụ cháy lớn, 07 vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng, 70 vụ cháy trung bình,
95 vụ cháy nhỏ, 12 vụ cháy rừng), làm chết 69 người, 48 người bị thương So với cùng kỳ (9 tháng đầu năm 2023): Giảm 103 vụ cháy, tăng 49 người chết, 32 người
bị thương; thiệt hại về tài sản giảm khoảng 13,5 tỷ đồng
Đặc biệt đã xảy ra một số vụ cháy gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản tại loại hình nhà ống phân lô, nhà ở kết hợp kinh doanh, nhà trọ, nhà kho, xưởng sản xuất … điển hình như: 10 vụ cháy tại nhiều căn hộ ở kết hợp kinh doanh nhiều người bị thương và khoảng 10 người chết, theo số liệu thống kê 9 tháng đầu năm 2023
Trước tình hình nêu trên, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC đối với loại hình nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời nhằm hạn chế tới mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại
do cháy, nổ gây ra, tác giả đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản trị công
tác phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội”
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu về công tác đảm bảo an toàn PCCC đối với khu dân cư hoặc nghiên cứu đến giải pháp bảo đảm an toàn PCCC đối với nhà ở, hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh như:
- Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả quản trị, quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy đối với các khu dân cư trên địa bàn Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh” của Đỗ Văn Kháng, trường Đại học PCCC (năm 2017);
Trang 103
- Luận văn thạc sĩ “Quản trị, quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy đối với khu dân cư trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội” của Đỗ Hòa, trường Đại học PCCC (năm 2017);
- Luận văn thạc sĩ “Giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Quốc Bảo, trường Đại học PCCC (năm 2018)
Tuy nhiên, để đi sâu nghiên cứu hiệu quả quản trị công tác PCCC đối với loại hình nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội hoặc một quận, huyện nào trên địa bàn Thủ đô thì hiện chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu Việc đưa ra giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả quản trị, quản lý và bảo đảm an toàn PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh là vấn đề cần thiết, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy xảy ra, cũng như thiệt hại về An ninh con người do cháy gây ra, góp phần ổn định tình hình ANTT trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội
3 Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết
hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản trị,
quản lý nhà nước về PCCC đối với loại hình nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
Trang 114 + Dự báo tình hình liên quan và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị công tác PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội thời gian tới
b) Về chủ thể: đề cập các chủ thể quản trị công tác PCCC Trong đó, tập trung vào chủ thể trực tiếp quản trị là UBND cấp xã và lực lượng Cảnh sát PCCC
c) Về địa bàn: Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội
d) Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2019 đến tháng 12/2023
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản trị, quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC
Đồng thời, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng để trình bày, phân tích nhận thức lý luận; đánh giá thực trạng; dự báo và các giải pháp trong đề tài (các chương
1, 2, 3 của luận văn)
- Phương pháp thống kê, so sánh: Sử dụng để phân tích thực trạng tình hình cháy, nổ; quản trị công tác PCCC thông qua tình hình, kết quả, số liệu báo cáo của các quận, huyện, thị xã đối với khu vực có nhiều hộ gia đình kết hợp nhà ở để kinh doanh, nhất là kinh doanh chất dễ cháy, lối thoát hiểm không có, gia đình không đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy (Chương 2 của luận văn)
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng để nghiên cứu các văn bản của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giáo trình, tài liệu…liên quan đến đối tượng, phạm
vi nghiên cứu, sử dụng các biện pháp phân tích, tổng hợp để làm rõ những vấn đề
cơ bản trong việc bảo đảm an toàn PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Sử dụng trong việc khảo sát thu thập thông tin, số liệu phản ánh tình hình về công tác quản trị, quản lý nhà nước về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (Chương 2 của luận văn)
Trang 125
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia thông qua các buổi trao đổi, làm rõ các nội dung nghiên cứu, nhất là các nhóm giải pháp
trong Chương 3 của luận văn
- Phương pháp dự báo: Trong tình hình hiện nay tiếng chuông cảnh tỉnh đối với các hộ gia đình trong công tác phòng cháy chữa cháy là vô cùng thiết yếu, phải hiểu biết về kỹ năng, trang bị cho gia đình những vật dụng, thiết bị cần thiết tối thiểu để phòng cháy chữa cháy Mỗi gia đình nêu cao tinh thần cảnh giác và có ý
thức trong việc thực hiện phòng cháy chữa cháy (Chương 3 của luận văn)
- Áp dụng công thức quản trị An ninh phi truyền thống để đánh giá chất lượng, hiệu quả quản trị công tác phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia
đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội (Phương trình An
ninh phi truyền thống của Thầy Nguyễn Văn Hưởng và Thầy Hoàng Đình Phi, 2015-2018)
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Về lý luận:
+ Luận văn góp phần bổ sung lý luận quản trị đối với công tác quản lý nhà nước về PCCC nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh Qua đó, góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận quản trị, quản lý nhà nước về PCCC
- Về thực tiễn:
+ Luận văn tổng kết, đánh giá một cách hệ thống thực trạng quản trị, quản lý nhà nước về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội từ năm 2019 đến năm 2023
+ Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị, quản lý nhà nước về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai
Bà Trưng, thành phố Hà Nội
7 Ý nghĩa của Luận văn:
+ Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo và áp dụng trong thực tiễn quản trị, quản lý công tác PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh của UBND cấp xã và lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH trên phạm vi cả nước
Trang 136 + Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu, học tập của giáo viên và học viên các trường, chuyên ngành có liên quan
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1 Nhận thức chung về quản trị công tác phòng cháy và chữa cháy
đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
1.1 Nhận thức về công tác phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
1.2 Khái niệm, cơ sở pháp lý, chủ thể, nội dung, biện pháp quản trị công tác phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
Chương 2 Tình hình và thực trạng quản trị công tác phòng cháy và chữa
cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai
Bà Trưng, thành phố Hà Nội
2.1 Đặc điểm tình hình có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
2.2 Thực trạng quản trị công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
2.3 Nhận xét, đánh giá chung
Chương 3 Dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị công tác phòng
cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
3.1 Dự báo tình hình liên quan cháy nổ và công tác quản trị phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị công tác phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội thời gian tới
Trang 147
Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI
NHÀ Ở HỘ GIA ĐÌNH KẾT HỢP SẢN XUẤT, KINH DOANH
1.1 Nhận thức về công tác phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
1.1.1 Khái niệm phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
Từ thời xa xưa, nhà là nơi trú ngụ, che nắng, che mưa của những người có quan hệ huyết thống hay quan hệ tình cảm với nhau Ngày nay, theo sự phát triển của xã hội, nhà ở là nơi diễn ra các hoạt động của cá nhân, hộ gia đình Tra cứu trong từ điển Tiếng Việt thì “nhà” được hiểu trong nghĩa nhà ở là danh từ chỉ công trình xây dựng có mái, có tường vách được sử dụng làm chỗ ở, thường ở cùng với gia đình [34]
Theo quy định tại Điều 3 Luật nhà ở ngày 25/11/2014 thì nhà ở được định
nghĩa như sau: Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu
cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân [21]
Phân loại theo mục đích sử dụng thì nhà ở bao gồm: nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, nhà ở thương mại, nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội, cụ thể:
Nhà ở riêng lẻ: là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc
quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kế và nhà ở độc lập
Nhà chung cư: là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu
thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh
Trang 158
Nhà ở thương mại: là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê
mua theo cơ chế thị trường
Nhà ở công vụ: là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở
nhà công vụ theo quy định của pháp luật, người ở trong nhà ở công vụ được thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác
Nhà ở để phục vụ tái định cư: là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân
thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật
Nhà ở xã hội: là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được
hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này
Phân loại theo quản lý chất lượng công trình xây dựng thì nhà ở được chia làm nhà chung cư và nhà riêng lẻ Nhà ở riêng lẻ gồm: biệt thự, nhà cấp I, nhà cấp
II, nhà cấp III, nhà cấp IV và nhà tạm, còn biệt thự thì được đánh giá từ hạng 1 đến hạng 4
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết
kế, quy định:
Nhà ở riêng lẻ: Công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở, thuộc
quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật kể cả trường hợp xây dựng trên lô đất của dự án nhà ở
Nhà ở liên kế: Loại nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình, cá nhân được xây
dựng liền nhau, thông nhiều tầng được xây dựng sát nhau thành dãy trong những lô đất nằm liền nhau và có chiều rộng nhỏ hơn so với chiều sâu (chiều dài) của nhà, cùng sử dụng chung một hệ thống hạ tầng của khu vực đô thị
Nhà ở liên kế mặt phố (nhà phố): Loại nhà ở liên kế, được xây dựng trên các
trục đường phố, khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch đã được duyệt Nhà liên kế mặt phố ngoài chức năng để ở còn sử dụng làm cửa hàng buôn bán, dịch vụ văn phòng, nhà trọ, khách sạn, cơ sở sản xuất nhỏ và các dịch vụ khác
Nhà ở liên kế có sân vườn: Loại nhà ở liên kế, phía trước hoặc phía sau nhà
có một khoảng sân vườn nằm trong khuôn viên của mỗi nhà và kích thước được lấy thống nhất cả dãy theo quy hoạch chi tiết của khu vực [32]
Trang 169 Theo quy định tại Điều 106 Bộ Luật dân sự 2005:
Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này [22]
Các thành viên của hộ gia đình phải có quan hệ gia đình với nhau, đó là quan
hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng Đây là đặc điểm mang tính đặc trưng của chủ thể hộ gia đình để phân biệt với các chủ thể khác được quy
định trong Bộ Luật dân sự Như vậy, có thể định nghĩa: Hộ gia đình là tập hợp
nhóm người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng
Qua rà soát, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn và các tài liệu cũng như các đề tài nghiên cứu trước đây, chưa có khái niệm
cụ thể về “nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh” Tuy nhiên, đây là loại nhà phổ biến ở Việt Nam, nó xuất hiện từ thời xa xưa và tồn tại cho đến ngày nay Đặc biệt ở các thành phố lớn, khu đô thị thì loại hình “nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh” tồn tại với số lượng lớn Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh được hiểu là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận
Bên cạnh đó, khái niệm hộ kinh doanh chính thức được sử dụng tại các văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2006 đến nay Tại Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh nghiệp quy định:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh Hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định [12]
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh bao gồm cả các hộ kinh doanh là một trong những loại hình kinh tế đang
Trang 1710 tồn tại, hoạt động theo quy định của pháp luật và sẽ tiếp tục phát triển ở nước ta trong thời gian tới
Như vậy, nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh có thể được hiểu là
loại hình nhà ở trong đó có không gian sinh hoạt dành cho các thành viên trong gia đình và không gian cho hoạt động sản xuất, gia công các loại hàng hóa, sản phẩm; lưu trữ và buôn bán, kinh doanh các mặt hàng do gia đình sản xuất ra hoặc các sản phẩm nhập từ nơi khác
1.2 Khái niệm, cơ sở pháp lý, chủ thể, nội dung, biện pháp quản trị, quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
1.2.1 Khái niệm Quản trị về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh theo diện quản lý nhà nước
Từ khái niệm nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh tác giả đã trình bày tại mục 1.1.1 Chương 1 của Luận văn, PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh là việc thực hiện các giải pháp, biện pháp về tổ chức và kỹ thuật nhằm ngăn chặn sự xuất hiện, lan truyền đám cháy phát triển, đảm bảo việc thoát nạn cho người, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức cứu chữa và dập tắt đám cháy nhanh, hiệu quả
Quản trị về PCCC là một bộ phận trong đó quản trị phải có quản lý nhà nước
về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội và theo Giáo trình Quản trị, quản lý nhà nước về PCCC, nhà xuất bản Giao thông vận tải 2012:
Quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của nhà nước đối với hoạt động PCCC trong các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân của các chủ thể có thẩm quyền, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra góp phần bảo vệ tính mạng, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội [19]
Để thực hiện các yêu cầu, điều kiện an toàn về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, các chủ thể phải thực hiện tổng thể các giải pháp, biện pháp về tổ chức và kỹ thuật nhằm loại trừ,
Trang 1811 hạn chế các nguyên nhân và điều kiện gây cháy; chủ động sẵn sàng chữa cháy khi
có cháy, nổ xảy ra nhằm kịp thời cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan và dập tắt đám cháy Tại các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu cũng như các đề tài nghiên cứu trước đây, chưa có khái niệm cụ thể quản trị công tác về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh; tuy nhiên, từ khái niệm quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC, có thể đưa ra khái niệm quản trị công tác
PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh như sau: Quản trị
cùng với quản l nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh là sự tác động có t chức và điều ch nh b ng quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật về phòng cháy và chữa cháy của các chủ thể có thẩm quyền nh m hạn chế, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện gây cháy; t chức chữa cháy kịp thời, có hiệu quả, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra, bảo vệ tính mạng, tài sản của hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
Chủ thể quản trị công tác PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh là Chính phủ, Bộ Công an, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các cấp; trong đó, trực tiếp là UBND cấp huyện, cấp xã và lực lượng Cảnh sát PCCC và
CNCH Đối tượng quản trị là hoạt động PCCC trong phạm vi không gian sinh sống,
không gian kết hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình Mục tiêu quản trị là nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản và bảo đảm an toàn PCCC cho hộ gia
Trang 1912 PCCC ban hành năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC ban hành năm 2013; Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình; Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, cụ thể:
- Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 [20]
+ Điều 5 quy định trách nhiệm PCCC của công dân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
+ Khoản 2 Điều 6 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và hộ gia đình trong việc tổ chức, thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy
+ Khoản 2 Điều 14 quy định các biện pháp cơ bản trong phòng cháy: Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở thiếu sót về PCCC và có biện pháp khắc phục kịp thời
+ Khoản 1 Điều 17 quy định về phòng cháy đối với nhà ở trong khu dân cư:
“Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, n phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy”
+ Điều 33 quy định trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy
+ Điều 48 quy định chức năng, nhiệm vụ lực lượng Cảnh sát PCCC
+ Điều 50 quy định về việc trang bị phương tiện PCCC đối với cơ sở, thôn,
hộ gia đình: “Hộ gia đình phải chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để phòng cháy
và chữa cháy”
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ [11]
Trang 2013 + Điều 9 quy định về điều kiện an toàn PCCC đối với hộ gia đình
+ Điểm a Khoản 2 Điều 18 quy định về trách nhiệm kiểm tra an toàn PCCC
của chủ hộ gia đình: “Người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã,
chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng, chủ hộ gia đình có trách nhiệm t chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản l của mình”
+ Điều 19, 20 quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ và phục hồi hoạt động của
cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không đảm bảo an toàn
về phòng cháy và chữa cháy
- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an, trong đó tại Điều 11 quy định về thủ tục tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân [4]
Ngoài các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư nêu trên, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công tác PCCC cũng là căn cứ để cơ quan quản lý và các cá nhân, đơn vị có liên quan áp dụng trong quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
1.2.3 Chủ thể quản trị quản trị công tác phòng cháy và chữa cháy nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
Theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy, chủ thể quản trị công tác PCCC đối với nhà ở hộ gia đình nói chung trong đó bao gồm nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh gồm: Chính phủ, Bộ Công an, các Bộ, cơ quan ngang Bộ
và UBND các cấp
- Bộ Công an: PCCC thuộc lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, theo đó,
Bộ Công an được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản trị, quản lý nhà nước về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh Nhiệm vụ cụ thể của Bộ Công an trong quản lý nhà nước về PCCC được quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ [11]
Cơ quan trực tiếp tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh thuộc Bộ Công
Trang 2114
an là lực lượng Cảnh sát PCCC, bao gồm: Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH thuộc Công an cấp tỉnh và Công an cấp quận, huyện Đây
là lực lượng nòng cốt trong quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC nói chung
và tham mưu, hướng dẫn, phối hợp tổ chức thực hiện trong công tác quản trị cùng với quản lý nhà nước đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh nói riêng
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định về PCCC
- UBND các cấp: Theo quy định tại Điều 58 của Luật PCCC năm 2001, UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC tại địa phương [20]
Trong đó, chủ thể trực tiếp quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh là UBND cấp xã và lực lượng Cảnh sát PCCC có trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn, phối hợp tổ chức thực hiện trong công tác quản trị cùng với quản lý nhà nước với loại hình này
- UBND cấp xã trong phạm vi, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC ở địa phương và theo quy định tại điều
56 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ có nhiệm vụ như sau:
+ Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC tại địa phương; bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC đối với khu dân cư trong đó bao gồm cả đối tượng nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh; xử
lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về PCCC theo thẩm quyền
+ Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC; xây dựng phong trào quần chúng PCCC
+ Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn
+ Đầu tư kinh phí cho hoạt động PCCC; trang bị phương tiện PCCC cho các đội dân phòng theo quy định
+ Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy
Trang 2215 + Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy
+ Tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy
+ Thống kê, báo cáo về PCCC lên UBND cấp huyện [11]
- Căn cứ các quy định của Luật PCCC, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thì lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, bao gồm Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH trực thuộc Công an cấp tỉnh và Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trực thuộc Công an cấp huyện là đơn vị thực hiện trách nhiệm và nhiệm vụ về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh cụ thể như sau:
+ Tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo
và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC đối với các khu dân cư và
hộ gia đình;
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động PCCC; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về PCCC cho lực lượng dân phòng và quần chúng nhân dân;
+ Thực hiện các biện pháp phòng cháy; thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC đối với các khu đô thị mới; tổ chức chữa cháy kịp thời, hiệu quả các vụ cháy xảy ra;
+ Xây dựng phương án chữa cháy đối với khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao cần huy động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát PCCC và huy động lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương;
+ Hướng dẫn xây dựng lực lượng dân phòng; trang bị và quản lý phương tiện, thiết bị PCCC;
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về PCCC đối với các khu dân cư và hộ gia đình;
+ Thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ chức điều tra hình sự [11] [20]
1.2.4 Nội dung quản trị về công tác phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
Căn cứ Điều 57 Luật PCCC, nội dung quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh gồm:
Trang 2316
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
- Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
- Tổ chức và chỉ đạo hoạt động PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
- Tổ chức đào tạo, xây dựng lực lượng, trang bị và quản lý phương tiện PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
- Bảo đảm ngân sách cho hoạt động PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về PCCC; điều tra vụ cháy đối với loại hình nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
- Tổ chức thống kê nhà nước về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh [20]
- Các biện pháp quản trị cùng với quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa
cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
- Đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa
cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh theo thẩm quyền;
hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy
Đây là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện công tác quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh Hiện nay, tại Luật PCCC và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động PCCC đối với hộ gia đình Tuy nhiên, nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh không thuộc danh mục quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ nên không thuộc đối tượng quản lý trực tiếp của Cảnh sát PCCC và CNCH Lực lượng Cảnh
Trang 2417 sát PCCC và CNCH chủ yếu thực hiện chức năng tham mưu, hướng dẫn chính quyền địa phương, trực tiếp là UBND cấp xã thực hiện chức năng quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC, phối hợp thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn về PCCC
Do vậy, việc nghiên cứu, đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh góp phần hoàn thiện khung pháp lý đối với quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC loại hình nhà ở
hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
Hệ thống pháp luật bao gồm: Các văn bản quy phạm pháp luật, nội dung quy định tại văn bản quy phạm pháp luật quản lý về PCCC nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh; Tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC về nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh; Các văn bản quy định trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, UBND các cấp trong quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
- Tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC là nội dung, đồng thời
là biện pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong công tác PCCC Mục đích chính của công tác này là làm cho mọi người dân, chủ hộ gia đình hiểu và tự giác thực hiện các quy định của nhà nước, kiến thức về công tác PCCC
Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về PCCC cho các hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh phải được tiến hành tổ chức thường xuyên, dưới nhiều hình thức phong phú như: Qua sóng phát thanh, truyền hình; qua các buổi họp tổ nhân dân tự quản, sinh hoạt Đảng, đoàn thể; qua tuyên truyền lưu động hoặc kẻ vẽ pano, áp phích, phát tờ rơi…
Nội dung công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và nghiệp vụ PCCC đối với hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh, chủ yếu là: Tuyên truyền những kiến thức pháp luật về PCCC gồm: Các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC có liên quan; tính chất, đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ ở nhà dân và khu dân cư, nguyên nhân gây ra cháy nổ tại các hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh; biện pháp phòng cháy trong hộ gia đình gồm:
Trang 2518 việc đun nấu, thờ cúng; quản lý sắp xếp tài sản, chất cháy; sử dụng điện an toàn; quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt và các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt; cách thức thoát nạn và ngăn chặn cháy lan; sự cần thiết của việc giải quyết nguồn nước chữa cháy
và trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy ban đầu; phương pháp bảo quản, sử dụng các dụng cụ chữa cháy ban đầu; cách thức tổ chức cứu chữa một vụ cháy khi
về PCCC, từ đó có các biện pháp phòng ngừa kịp thời Đồng thời, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở mọi người chấp hành tốt các quy định, nội quy về PCCC, đặc biệt chú ý tới sự an toàn về PCCC trong quá trình sinh hoạt của gia đình
Về trách nhiệm kiểm tra an toàn về PCCC: Khoản 2, Điều 18, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định trách nhiệm của chính quyền địa phương cụ thể như sau:
- Chủ tịch UBND cấp xã, chủ hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất về an toàn PCCC trong phạm vi quản lý của mình
- Chủ tịch UBND cấp huyện trở lên có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ
và đột xuất về an toàn PCCC trong phạm vi quản lý của mình [11]
Về trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra an toàn về PCCC của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH: Theo Khoản 4, Điều 5, Luật PCCC quy định Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động PCCC của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy [20] Tại Điểm c,
Trang 2619 Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định Cảnh sát PCCC và CNCH có trách nhiệm kiểm tra an toàn về PCCC định kỳ hàng quý đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt bảo đảm an toàn về PCCC; 06 tháng hoặc 01 năm đối với các đối tượng còn lại và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn
về PCCC hoặc vi phạm quy định an toàn về PCCC và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt [11]
1.2.5 Xây dựng và trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy cho lực lượng dân phòng
Theo quy định tại Điều 43 Luật PCCC, lực lượng PCCC là lực lượng nòng cốt trong hoạt động PCCC của toàn dân, bao gồm: Lực lượng dân phòng; lực lượng PCCC cơ sở; lực lượng PCCC chuyên ngành; lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Tại các khu dân cư, tổ dân phố, lực lượng dân phòng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động PCCC, điều này đã được quy định rất cụ thể trong Luật PCCC Tại Khoản 1, Điều 5, Luật PCCC quy định trách nhiệm PCCC: Công dân từ
18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng được thành lập ở nơi cư trú khi có yêu cầu Một trong những nội dung tổ chức hoạt động PCCC tại các khu dân cư là phải có lực lượng, phương tiện và các điều kiện khác đáp ứng yêu cầu về PCCC, lực lượng này do Chủ tịch UBND cấp xã thành lập và quản lý Tại Khoản 1, Điều 44, Luật PCCC cháy quy định: “Tại thôn phải thành lập đội dân phòng Đội dân phòng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường, xã quyết định thành lập, quản lý” [20]
Theo Khoản 4, Điều 32, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thì tổ chức, biên chế của đội dân phòng được quy định như sau: “Đội dân phòng được biên chế từ 10 đến
30 người, trong đó có đội trưởng và có từ 01 đến 02 đội phó” [11]
Phương tiện PCCC là dụng cụ không thể thiếu đối với lực lượng dân phòng,
nó quyết định hiệu quả của công tác tổ chức chữa cháy Điều 50, Luật PCCC quy định: “Ủy ban nhân dân phường, xã phải trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho đội dân phòng”, “Hộ gia đình phải chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để phòng cháy và chữa cháy” [20]
Trang 2720 Tùy theo đặc điểm từng địa bàn và khả năng bảo đảm ngân sách của các địa phương, lực lượng dân phòng có thể được trang bị thêm các loại phương tiện PCCC, như: máy bơm chữa cháy, bộ đàm cầm tay, mặt nạ phòng độc lọc độc, mặt nạ phòng độc cách ly và một số loại phương tiện PCCC cần thiết khác Căn cứ vào định mức trang bị cho lực lượng dân phòng, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị với UBND cùng cấp để trình Hội đồng nhân dân quyết định trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng phù hợp với điều kiện ngân sách địa phương Danh mục trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng dân phòng được quy định cụ thể tại điều 4, Thông tư số 56/2014/TT-BCA [3] [Bảng 1.1]
- Công tác xây dựng và thực tập phương án chữa cháy
Việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy tại chỗ là rất cần thiết cho lực lượng dân phòng khi chữa cháy hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh tại các khu dân cư, tổ dân phố nhằm trang bị những kỹ năng, tâm lý, nâng cao ý thức, vai trò trách nhiệm, cách thức chỉ huy điều hành, quy trình xử lý, thao tác các tình huống cháy, nổ xảy ra của Chủ tịch UBND cấp xã cũng như nhân dân và đội viên đội dân phòng
Khoản 1, Điều 21, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định về yêu cầu và nội dung xây dựng phương án chữa cháy: Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy; đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau; đề ra kế hoạch huy động,
sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy [11]
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 31, Luật PCCC thì Chủ tịch UBND cấp xã trong phạm vi trách nhiệm của mình, chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy sử dụng lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ Chủ tịch UBND cấp
xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH xây dựng, thực tập phương án chữa cháy cho khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao do mình quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công an [20]
Trang 2821 Theo Khoản 2, Điều 21, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy cụ thể như sau:
- Tổ trưởng tổ dân phố (khu phố) chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương
án chữa cháy sử dụng lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ trong phạm vi quản
lý của mình
- Cơ quan Cảnh sát PCCC có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy đối với khu dân cư cần huy động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát PCCC, của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh có địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo xây dựng và phê duyệt phương
án chữa cháy để huy động, tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy khi
có cháy lớn, cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản xảy ra trên địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Phương án chữa cháy được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi
về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy [11]
Theo Khoản 4, Điều 21, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định chế độ và trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy cụ thể là:
- Phương án chữa cháy tại các khu dân cư phải được tổ chức thực tập ít nhất mỗi năm một lần và thực tập đột xuất khi có yêu cầu
- Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy Đối với phương án các khu dân cư mà Cảnh sát PCCC lập phương án và UBND tỉnh phê duyệt thì: trước khi tổ chức thực tập phải có sự trao đổi thống nhất với cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH để huy động lực lượng, phương tiện tham gia
- Lực lượng, phương tiện có trong phương án chữa cháy khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ [11]
- Tổ chức điều tra, xử lý các vụ cháy và xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật
Hoạt động điều tra vụ cháy để làm rõ nguyên nhân phát sinh cháy Đối với những vụ cháy có dấu hiệu tội phạm, Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiến hành
Trang 2922 khởi tố vụ án, tiến hành điều tra làm rõ tội phạm theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật tố tụng hình sự Đối với các vụ cháy không có dấu hiệu tội phạm, lực lượng Cảnh sát PCCC có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân gây cháy và thực hiện việc xử lý vi phạm các quy định về PCCC theo thẩm quyền
Vi phạm quy định về PCCC là một dạng cụ thể của vi phạm pháp luật; là hành vi trái với những quy định của pháp luật về PCCC; do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý; xâm phạm đến các quan hệ
xã hội được pháp luật PCCC bảo vệ và phải chịu hình thức xử lý theo quy định của pháp luật
Việc xử lý vi phạm quy định về PCCC do cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện Cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền khi thực hiện biện pháp xử lý phải theo đúng quy định của pháp luật cả về trình tự, thủ tục xử lý
Mục đích xử lý vi phạm quy định về PCCC nhằm giáo dục, hạn chế quyền và lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân vi phạm; giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống vi phạm pháp luật và phòng ngừa không để cháy nổ xảy ra
Hình thức xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC đối với
hộ gia đình quy định ở Điều 3, Điều 47 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP là phạt tiền [10]
Đối với các trường hợp phát hiện có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về PCCC hoặc có vi phạm nghiêm trọng về PCCC đó bị xử phạt vi phạm hành chính, đã được yêu cầu khắc phục mà không thực hiện thì có thể bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không đảm bảo an toàn về PCCC, Chủ tịch UBND các cấp được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình
Trang 30và dễ gây hậu quả, thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, cần thiết phải đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC
Chủ thể quản trị về công tác PCCC đối với các đối tượng nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh bao gồm: Bộ Công an, UBND các cấp và chủ cơ sở, chủ hộ gia đình Trong đó, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thì Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH thuộc CATP Hà Nội và Đội Cảnh sát PCCC và CNCH thuộc Công an quận
là đơn vị giúp Giám đốc CATP Hà Nội thực hiện chức năng quản trị cùng với quản
lý nhà nước về PCCC; UBND quận và UBND các phường thuộc quận là đơn vị giúp Chủ tịch UBND Thành phố thực hiện chức năng quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC; các chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm thực hiện việc đảm bảo điều kiện an toàn PCCC đối với cơ sở này
Nội dung quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh bao gồm việc tuyên truyền, giáo dục người dân nhận thức và thực hiện đúng các yêu cầu đảm bảo an toàn PCCC Việc tổ chức, chủ động thực hiện công tác PCCC, xây dựng lực lượng, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác PCCC là trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình
Để thực hiện những nội dung nêu trên, cơ quan quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC có thể thực hiện đồng bộ các biện pháp quản trị cùng với quản lý như: biện pháp hành chính, biện pháp cưỡng chế và các biện pháp kỹ thuật khác
Vấn đề được đề cập, phân tích ở Chương 1 là cơ sở, căn cứ để luận văn đi sâu phân tích, đánh giá kết quả thực hiện cũng như đề xuất các giải pháp, biện pháp
sẽ trình bày ở Chương 2 và Chương 3
Trang 3124
Chương 2 TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ Ở HỘ GIA
ĐÌNH KẾT HỢP SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Đặc điểm tình hình có liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
2.1.1 Tình hình nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng
Đặc trưng của quận Hai Bà Trưng được biết đến là nằm phía Đông Nam nội thành Hà Nội, là địa bàn có vinh dự được mang tên hai vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam là Trưng Trắc-Trưng Nhị
Quận Hai Bà Trưng có phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng (từ phố Nguyễn Du-Lê Văn Hưu-Hàn Thuyên) kéo dài đến đầu phố Trần Hưng Đạo – dốc Vạn Kiếp); phía Đông giáp sông Hồng (từ đoạn dốc Vạn Kiếp đến phường Thanh Trì (quận Hoàng Mai); phía Tây giáp quận Đống Đa và Thanh Xuân (theo trục đường
Lê Duẩn – Giải Phóng); phía Nam giáp huyện Thanh Trì
Lịch sử hình thành: Quận Hai Bà Trưng trước đây vốn là một phần đất của huyện Thọ xương cũ gồm các tổng Hậu Nghiêm, Tả Nghiêm, Tiền Nghiêm và một
số xã của huyện Thanh Trì, thuộc trấn Sơn Nam Thượng
Trong quá trình phát triển Hà Nội, địa giới của quận Hai Bà Trưng ngày càng
mở rộng Hiện nay, quận Hai Bà Trưng có 20 phường gồm Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị Xuân, Phố Huế, Ngô Thị Nhậm, Phạm Đình Hổ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đằng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dền, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm
Quận Hai Bà Trưng với tổng diện tích hiện nay là 9,2 km2 Trong đó, phần lớn diện tích là đất phi nông nghiệp (chiếm khoảng 99,98%), riêng đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 0,0002%
Trang 3225 Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng chính là thế mạnh để phát triển các
dự án đô thị hiện đại Hiện nay, trên địa bàn quận đang đầu tư xây dựng khá nhiều khu đô thị mới như: Khu đô thị Times City, Khu đô thị Green Pearl, khu đô thị Đầm Trấu… Tổng dân số quận Hai Bà Trưng tính đến năm 2022 là 303.586 người, mật
độ dân số đạt 33.420 người/km2 Trong đó phần lớn dân cư thuộc dân tộc Kinh
Do mật độ dân số đông, trong các loại hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận, các hộ cá thể là đối tượng kinh doanh là chủ yếu Địa hình nhà ở phức tạp nhiều ngõ ngách nhỏ, hộ dân thường sản xuất, buôn bán kinh doanh tại nhà nên dễ xảy ra cháy nổ, gây khăn cho việc PCCC trên địa bàn Hai Bà Trưng
2.1.2 Đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ của nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
2.1.2.1 Đặc điểm kiến trúc xây dựng của nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
Với tính chất lịch sử lâu đời, kiến trúc đô thị và các công trình, nhà ở trên địa bàn quận Hai Bà Trưng chủ yếu là phố cổ, phố cũ, nhà có đặc điểm dạng ống, nhà cấp bốn, mái liền mái tạo thành từng dãy phố Nhà ở trong khu phố cổ có đặc điểm nhỏ, hẹp, thấp tầng (phổ biến chiều ngang nhà thường chỉ từ 3-4m, số tầng từ 2 đến
4 tầng, diện tích mặt bằng từ 30m2 đến 50m2
) Nhiều nhà cổ, nhà cũ có kết cấu tường chịu lực, một số nhà cổ có hệ thống khung, sàn chịu lực bằng gỗ nên kết cấu không bền vững, tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ nhất là khi xảy ra cháy, dưới tác động của nhiệt độ cao thì các kết cấu này mất khả năng chịu lực dẫn đến biến dạng, sụp đổ căn nhà và ảnh hưởng đến các nhà liền kề khác
Với đặc điểm dạng nhà ống, nhỏ và hẹp, mặt bằng tầng 1 và gian bên ngoài được sử dụng, cho thuê làm gian hàng kinh doanh, bày bán hàng hóa Hoạt động sinh hoạt, ngủ nghỉ của nhân viên và các thành viên trong gia đình được bố trí trên gác xép, tầng trên hoặc sâu bên trong nhà Các nhà ở thường nằm trong khu phố, liền kề với nhau, ba mặt đều có nhà tiếp giáp Để bảo đảm an ninh, chống đột nhập trộm cắp tài sản nên nhiều nhà dùng lồng sắt, lưới sắt bịt kín ban công, tầng thượng, tầng tum Hầu hết nhà chỉ có duy nhất một cầu thang bộ trong nhà để hở, nhiều nhà
có gác xép chỉ dùng một thang sắt, thang gỗ nhỏ chỉ đủ để leo lên ngủ, nghỉ và sinh
Trang 3326 hoạt Lối thoát nạn chỉ có 01 lối thoát nạn là thoát qua cửa chính ra vào dưới tầng 1 Bên cạnh đó, cầu thang nhỏ, hẹp, để nhiều vật dụng trên lối đi, tầng thượng, tầng tum quây kín để làm thêm phòng ở, gia cố bằng khung và lưới sắt, trên lợp mái tôn… Do đó, khi có sự cố cháy, nổ xảy ra, việc thoát nạn sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thể tìm được lối thoát nạn
2.1.2.2 Đặc điểm về giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy
Giao thông trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có đặc điểm ô bàn cờ, các tuyến đường được xây dựng từ lâu, khó có khả năng mở rộng, nhiều tuyến đường một chiều và nhiều tuyến đường không có vỉa hè Bên cạnh đó, với mật độ dân cư, giao thông đông đúc, lượng người lưu thông nhiều khiến các tuyến đường giao thông chính bị ùn, tắc cục bộ, nhất là vào giờ cao điểm tại các địa điểm như trước cửa các
cơ quan, công sở của Thành phố, trung tâm thương mại như chợ Đồng Tâm, chợ Mai Động, chợ Hôm, chợ Trương Định, chợ Mơ và chợ Hòa Bình thì chợ Mơ có số lượng tư thương cao nhất với 519 hộ Các hộ kinh doanh hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề thương mại, dịch vụ, ăn uống, tiểu thủ công nghiệp Bên trong những tuyến đường chính là rất nhiều ngõ, ngách nhỏ sâu, có nhiều ngõ có độ rộng rất nhỏ (chỉ 0,8m) và sâu (dài nhất là đến 350m) chỉ vừa cho 01 xe máy đi qua Thậm chí, nhiều ngõ, ngách giống như một địa đạo vì phía trên người dân cơi nới
và xây nhà che kín khoảng không phía bên trên, nhiều mặt ngõ, vỉa hè được tận dụng để bày bán hàng hóa, sản phẩm cho khách du lịch như quần áo, giầy dép, mũ, túi xách, các mặt hàng gia dụng, nước uống
2.1.2.3 Đặc điểm hệ thống điện trong nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh
Hệ thống điện trong nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy Hệ thống điện trong các căn nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận thường được đấu nối, câu móc, vừa phục vụ cho sinh hoạt, ăn ở của người dân vừa phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh Thậm chí, nhiều nhà không nâng cấp, cải tạo hệ thống điện mà sử dụng hệ thống điện cũ, việc gia tăng phụ tải các thiết bị điện ít được quan tâm, tính toán không bảo đảm công suất tiêu thụ Tình trạng nhiều thiết bị tiêu thụ điện (quạt, đèn,
Trang 3427 tivi, tủ lạnh, máy tính, sạc, lò vi sóng…) cùng cắm vào một ổ cắm xảy ra nhiều do đặc điểm vừa ở, vừa sinh hoạt và kinh doanh, sản xuất Đối với các ngôi nhà được xây dựng đã lâu thì hệ thống điện bị xuống cấp, đường dây điện không bảo đảm an toàn và thiếu việc lắp đặt các thiết bị bảo vệ như aptomat… Vì vậy, khi có sự cố quá tải, chập điện thì hệ thống điện sẽ không được ngắt dẫn đến quá nhiệt và xảy ra cháy Nhiều trường hợp, khi các thành viên trong hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh khi ra khỏi nhà, trước khi đi ngủ không rút ổ cắm hoặc không tắt các thiết bị tiêu thụ điện dẫn đến chập cháy, nguyên nhân cháy được xác định là do chập điện tại ổ cắm quạt điện sau đó cháy lan sang rèm và quần áo để gần đó dẫn đến cháy lan toàn bộ gian phòng)
2.1.2.4 Đặc điểm nguy hiểm cháy, n của các loại hàng hóa, sản phẩm điển hình trong nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
Với đặc điểm vừa ở, vừa kinh doanh, sản xuất, nhà ở hộ gia đình trên địa bàn quận Hai Bà Trưng chứa rất nhiều các loại đồ dùng, hàng hóa, sản phẩm dễ cháy và
cả hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ Các vật dụng sinh hoạt trong gia đình, hàng hóa, sản phẩm đa dạng, phong phú và có số lượng tỉ lệ thuận với mật độ dân số của Quận Qua tập hợp, thống kê thì các nhóm vật dụng, chất cháy trên địa bàn quận có thể nhóm thành các nhóm chất cháy đặc trưng sau:
- Chất cháy từ gỗ: Chất cháy từ gỗ tồn tại hầu hết trong các hộ gia đình gồm bàn ghế, giường, tủ, giá kệ để hàng hóa, sản phẩm… Gỗ là loại vật liệu dễ cháy, thành phần chủ yếu là các phần tử xenlulô, có cấu tạo xốp Khi cháy gỗ sinh
ra các sản phẩm như khí cacbonic (CO2), ô xít các bon (CO) rất độc hại và một phần tạo thành than gỗ Cháy gỗ lâu và cháy âm ỉ, gây khó khăn cho việc tổ chức chữa cháy
- Chất cháy là bông vải sợi: Đây là một trong những chất cháy tồn tại chủ yếu trong các hộ gia đình, đặc biệt là hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh, trong đó, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có rất nhiều cửa hàng kinh doanh, buôn bán quần áo, vải vóc, lụa …tại chợ Mơ, chợ Hôm…) tồn tại với số lượng lớn Bông vải sợi là vật liệu dễ cháy, khi bị nung nóng đến 100oC sẽ bị than hóa và bị phân
Trang 3528 hủy, sinh ra các sản phẩm như: CO, CO2, H2, H2O và một số hợp chất khác Nhiệt
độ tự bốc cháy của vải là 407oC, nhiệt độ bốc cháy là 210oC, nhiệt độ xảy ra phân hủy là 135oC Các sản phẩm từ bông vải sợi khi cháy sẽ tạo ra một lượng lớn khói
và khí độc, làm giảm tầm nhìn và đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của con người như CO, CO2, HCl, N2,… Các khí này khi đạt đến nồng độ nhất định sẽ gây ngạt thở, gây choáng, ngất và dẫn đến tử vong
- Chất cháy từ các sản phẩm cao su: Cao su tồn tại trong các hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh ở dạng đồ dùng, sản phẩm hàng ngày như đệm mút, săm, lốp xe ô tô, xe máy Cao su là loại hợp chất cao phân tử của Hydrôcacbon không
no, ở nhiệt độ 120oC nó bị nóng chảy, đến nhiệt độ 250oC nó bị phân hủy chuyển thành dạng khí và tạo thành các sản phẩm độc hại như: khí CO2, CO, SO
- Chất cháy là các sản phẩm từ nhựa tổng hợp, Polyme, hạt nhựa: Các loại sản phẩm chủ yếu từ nhựa tổng hợp, polyme như các loại đồ dùng sinh hoạt, đồ chơi trẻ em, vỏ bọc dây dẫn điện, hộp nhựa là những vật dụng phổ biến trong các
hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh Nhựa tổng hợp là chất dễ nóng chảy dưới tác động của nhiệt độ cao và khi xảy ra cháy, nhựa có tính linh động, chảy tràn dẫn đến khả năng cháy lan cao Khi cháy sinh ra một lượng lớn khí, sản phẩm cháy độc hại như: CO, CO2, HCl, An-đê-hit
- Chất cháy là các loại hóa chất nguy hiểm gồm: Toluen, Butin Acetat, Xylen, Vecni, cồn, sơn, chất tẩy tồn tại ở dạng lỏng và được trữ, chứa trong các chai, can, phuy nhựa Các chất này khi xảy ra cháy thì đám cháy rất dữ dội, nguy cơ
nổ và cháy lan ra xung quanh rất cao do tồn tại ở dạng lỏng, khi cháy tỏa nhiều khói, khí độc, quá trình chữa cháy nếu tiếp xúc sẽ gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của con người
Trước tình hình trên, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả quản trị, quản lý nhà nước về PCCC đối với hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Đồng thời, với đặc điểm lịch sử, kiến trúc và tập quán sinh hoạt truyền thống của các khu phố cổ thì việc phát triển và bảo tồn các giá trị lịch sử được các cấp chính quyền quan tâm triển khai thực hiện cùng với đó
Trang 36bị thương; thiệt hại về tài sản giảm khoảng 13,5 tỷ đồng [Bảng 1.2]
Địa bàn xảy ra cháy tập trung nhiều ở các quận nội thành, chiếm khoảng 65% tổng số vụ cháy trên địa bàn Thành phố; cháy xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp tư nhân và nhà ở hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh, chiếm khoảng 75% tổng số vụ Nguyên nhân do sự cố thiết bị chiếm tỷ lệ cao, khoảng 65% tổng số vụ Các vụ cháy do hàn cắt kim loại trong quá trình xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà, công trình chiếm tỷ lệ thấp, song gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
Tính riêng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (từ năm 2015 đến năm 2023) đã xảy ra 394 vụ cháy, chiếm khoảng 9,7% tổng số vụ cháy trên toàn thành phố Hà Nội; làm 04 người chết; thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 380.000.000 đồng [Bảng 1.2]
Qua phân tích tình hình cháy nhận thấy, số vụ cháy xảy ra đối với loại hình nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố nói chung và quận Hai Bà Trưng nói riêng luôn chiếm tỷ lệ cao, tuy thiệt hại về tài sản so với thiệt hại tổng số các vụ cháy xảy ra không cao nhưng đã xảy ra những vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người chết và bị thương, tạo tâm lý bất an cho người dân
2.1.3.2 Tình hình cháy, n nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội từ năm 2019 đến năm 2023
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, CATP Hà Nội (từ 2019 đến năm 2023), tổng số vụ cháy xảy ra đối với loại hình nhà ở hộ gia đình kết hợp
Trang 3730 sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố là 863 vụ cháy, làm 35 người chết; thiệt hại về tài sản trên 1 tỷ đồng Tính riêng đối với quận Hai Bà Trưng có 166 vụ cháy xảy ra tại nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh (chiếm 19,2% tổng số vụ cháy xảy ra đối với nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên toàn Thành phố; chiếm tỷ lệ 42,1% tổng số vụ cháy xảy ra trên địa bàn quận Hai Bà Trưng), làm 02 người chết; thiệt hại về tài sản 82.000.000 đồng [Bảng 1.2]
Nguyên nhân dẫn đến cháy tại nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng chủ yếu là do điện (154/161 vụ, chiếm tỉ lệ 95,6%) Ngoài ra còn các nguyên nhân khác gồm sơ xuất sử dụng ngọn lửa trần (05
vụ, chiếm 3,1%), hàn cắt kim loại (02 vụ, chiếm 1,2%)
Một số vụ cháy điển hình như:
+ Vụ cháy xảy ra hồi 09h00 ngày 17/8/2019 xảy ra tại gian bếp của cửa hàng bánh mỳ Đức Long trên phố Lương Ngọc Quyến, quận Hai Bà Trưng thiêu rụi toàn
bộ gian tầng 1 của căn nhà 3 tầng Đây là khu vực được thuê để làm nhà bếp (diện tích khoảng 10 m2) của cửa hàng bánh mỳ Phía trên là 2 tầng nhà dân tách biệt Khi lửa lan rộng, bếp chỉ có một nhân viên đang làm việc; người này nhanh chóng thoát
ra ngoài nên không gây thiệt hại về người Nguyên nhân gây cháy là do sự cố nổ khí gas tại khu vực bếp
+ Hồi 17 giờ 48 phút ngày 18/6/2021, Công an quận nhận được tin báo cháy
từ trung tâm điều hành chỉ huy chữa cháy 114 xảy ra cháy tại nhà dân; có địa chỉ tại ngõ 53 Lương Yên, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Hai Bà Trưng xuất 3 xe chữa cháy cùng CBCS xuống hiện trường, triển khai lực lượng, phương tiện tổ chức chữa cháy Đội Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an quận Hai Bà Trưng đến hiện trường, đám cháy đã bao trùm toàn bộ tầng tum của 02 nhà bị cháy, đơn vị tổ chức chữa cháy, chống cháy lan đến khoảng 18h25’, đám cháy được khống chế và dập tắt Sau đó đơn vị tiến hành phun làm mát và dập tàn dến khoảng 19h58’ cùng ngày
Như vậy, có thể khẳng định rằng, cháy xảy ra cháy đối với loại hình nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh chiếm tỷ lệ cao so với tổng số vụ cháy xảy ra
Trang 3831 trên địa bàn quận (chiếm 58,9%) cũng như so với tổng số vụ cháy xảy ra ở cùng loại hình này trên địa bàn toàn Thành phố (chiếm 26,9%)
2.2 Thực trạng trong quản trị công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở
hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
2.2.1 Lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
2.2.1.1 Công tác ban hành, hướng dẫn và t chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
Công tác tham mưu ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC Theo đó, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an quận Hai Bà Trưng trong những năm qua đã làm tốt công tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ban hành, triển khai các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC với mục tiêu thực hiện kịp thời, có hiệu quả các biện pháp, giải pháp đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt tại các cơ quan, đơn vị, cơ sở nói chung và nhà ở, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh nói riêng, cụ thể:
- Tham mưu Ban Thường vụ Quận uỷ ban hành Kế hoạch số 06-KH/QU ngày 30/10/2015 của Quận ủy về triển khai Kế hoạch số 174-KH/TU ngày 28/9/2015 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy” [1] và xây dựng Đề án số 19-ĐA/QU ngày 29/11/2016 “Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, giai đoạn 2016-2020”, trong đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCCC và CNCH trên địa bàn quận
- Tham mưu Quận ủy, UBND quận ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể và UBND 18 phường về công tác PCCC như: Chỉ thị
số 02/CT-UBND ngày 03/6/2017 về tăng cường các biện pháp PCCC và CNCH; Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 05/11/2017 về PCCC và CNCH trên địa bàn quận Hai
Trang 3932
Bà Trưng giai đoạn 2017 - 2020; Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 01/5/2019 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2019 - 2021; Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 27/6/2017 về khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn quận; Kế hoạch 181/KH-UBND ngày 02/10/2017 của UBND quận về thực hiện về kiểm tra, rà soát công tác PCCC đối với nhà ở hộ gia đình; nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư; Kế hoạch số 99-KH/QU ngày 31/10/2018 của Quận ủy về việc “Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ”
- Tham mưu UBND quận ban hành Kế hoạch số 151/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của HĐND Thành phố quy định về việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu PC&CC trên địa bàn thành phố
Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực; Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 09/12/2019 về việc
“Tuyên truyền và trang bị các phương tiện PCCC cho các chung cư, nhà tập thể cũ trên địa bàn quận Hai Bà Trưng”
- Tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Luật PCCC và các hoạt động kỷ niệm
55 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh công bố Pháp lệnh Quy định việc quản
lý nhà nước đối với công tác PCCC (4/10/1961 - 4/10/2016); sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 1634/CT-TTg, ngày 31/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường chỉ đạo và thực hiện các giải pháp trọng tâm, cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ” Tổ chức tiếp Đoàn giám sát của Quốc hội giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 - 2018” trên địa bàn quận được Đoàn giám sát đánh giá cao Hàng năm, tổ chức sơ, tổng kết đánh giá công tác PCCC, ban hành Chương trình hành động các năm tiếp theo, qua đó tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, hiệu lực quản lý của các cấp ủy, chính quyền về công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ, giữ gìn ANTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Trang 4033 Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tham mưu vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khuyết điểm như: Văn bản chỉ đạo về công tác PCCC của các cấp còn trùng lặp, chồng chéo trong công tác chỉ đạo thực hiện; công tác triển khai một số
Kế hoạch trọng tâm của UBND Thành phố còn chậm so với tiến độ đề ra; việc tham mưu khắc phục các tồn tại, bất cập về giao thông, nguồn nước chữa cháy còn nhiều khó khăn, vướng mắc do còn chờ dự án của UBND Thành phố được phê duyệt; việc triển khai khắc phục các tồn tại về PCCC đối với các cơ sở thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND trên địa bàn quận gặp nhiều khó khăn do chưa xác định được chủ đầu tư, đơn vị chịu trách nhiệm và nguồn kinh phí phục vụ khắc phục tồn tại
Việc tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên đối với cấp ủy, chính quyền cấp phường trong công tác PCCC và CNCH còn rất hạn chế, yếu kém; một số cấp ủy, chính quyền cấp phường còn thiếu kiên quyết, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành công tác PCCC và CNCH trên địa bàn quản lý
2.2.1.2 Công tác tuyên truyền, giáo dục, ph biến kiến thức phòng cháy và chữa cháy, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy
a) Công tác tuyên truyền, giáo dục, ph biến kiến thức phòng cháy và chữa cháy
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC là một trong những công tác quan trọng để nâng cao hiệu quả quản trị cùng với quản lý nhà nước về PCCC Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp; các phòng, ban, đơn vị thuộc quận; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đã tích cực tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật PCCC, các biện pháp, giải pháp thoát nạn, cứu người, các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn về PCCC, cứu nạn cứu
hộ với nhiều hình thức và kết quả cụ thể:
- Đã tổ chức tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, phát tờ rơi, tổ chức thông tin lưu động, treo băng rôn, khẩu hiệu trước trụ sở cơ quan, dọc các tuyến phố Đã in ấn, phát hành 180.000 tờ rơi “Hướng dẫn sử dụng gas an toàn”, tờ rơi về
“An toàn sử dụng điện, an toàn PCCC hộ gia đình, an toàn PCCC trong thắp hương