1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ công chức và viên chức trên Địa bàn thành phố hà nội trong tình hình mới

103 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ, công chức và viên chức trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tình hình mới
Tác giả Lê Quang Anh
Người hướng dẫn PGS. TS. Trần Ngọc Ca
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Quản trị và Kinh doanh
Chuyên ngành Quản trị An ninh phi truyền thống
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH --- LÊ QUANG ANH GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH P

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH

-

LÊ QUANG ANH

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRONG TÌNH HÌNH MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH

-

LÊ QUANG ANH

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trang 3

CAM KẾT

Tôi xin cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tôi thu được chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chưa được công bố trong bất cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác

Những kết quả nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này đã được các tác giả đồng ý và trích dẫn cụ thể

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Trường Quản trị và Kinh doanh và pháp luật về những cam kết nói trên

Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2024

Tác giả luận văn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài luận văn và kết thúc khóa học, với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Quản trị và Kinh doanh – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại trường

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Thầy PGS.TS Trần Ngọc Ca đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy cô trong Trường Quản trị

và Kinh doanh, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập

và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp lần này!

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC

CAM KẾT i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 10

1.1 An ninh phi truyền thống và quản trị an ninh phi truyền thống 10

1.1.1 Nhận thức chung về an ninh phi truyền thống 10

1.1.2 Tính chất của mối đe doạ an ninh phi truyền thống 13

1.1.3 Nội hàm của an ninh phi truyền thống 14

1.1.4 Mối quan hệ giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống 14

1.1.5 Đặc điểm của an ninh phi truyền thống 15

1.1.6 Quản trị an ninh phi truyền thống 16

1.1.7 Quản trị an toàn thông tin 19

1.2 Mạng xã hội 20

1.2.1 Khái niệm 20

1.2.2 Đặc điểm của mạng xã hội 21

1.2.3 Lợi ích và tác hại của mạng xã hội 22

1.3 Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ, công chức và viên chức trên địa bàn thành phố Hà Nội 23

1.3.1 Khái niệm 23

1.3.2 Khái niệm đảm bảo an toàn thông tin 28

1.3.3 Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng 28

1.3.4 Các hành vi bị nghiêm cấm để bảo đảm an toàn thông tin mạng 29

1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ viên chức 29

Trang 6

1.3.6 Nội dung đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ

công chức và viên chức 31

Kết luận Chương 1 33

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 34

2.1 Tổng quan về thành phố Hà Nội 34

2.1.1 Vị trí địa lý 34

2.1.2 Dân số 34

2.1.3 Tình hình kinh tế xã hội TP Hà Nội 34

2.2 Thực trạng đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ, công chức và viên chức trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022 36

2.2.1 Tình hình sử dụng mạng xã hội của cán bộ, công chức và viên chức trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022 36

2.2.2 Thời gian sử dụng mạng xã hội 38

2.2.3 Mục đích sử dụng 41

2.2.4 Các hình thức lừa đảo trực tuyến và phát tán thông tin xấu độc, sai sự thật trên mạng xã hội 42

2.2.5 Thực trạng mất an toàn thông tin trong khi sử dụng mạng xã hội của cán bộ, công chức và viên chức trên địa bàn TP Hà Nội 50

2.2.6 Những kết quả đạt được trong công tác đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ, công chức và viên chức trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022 51

2.2.7 Sử dụng phương trình Quản trị an ninh phi truyền thống đánh giá thực trạng đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội của cán bộ, công chức và viên chức trên địa bàn TP Hà Nội 63

2.2.8 Một số hạn chế trong công tác đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ, công chức và viên chức trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022 65

Trang 7

2.2.9 Một số nguyên nhân dẫn tới việc không đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ công chức và viên chức trên địa bàn TP Hà Nội 66 Kết luận Chương 2 68 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN KHI SỬ DỤNG mạng xã hội CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 69 3.1 Xu hướng phát triển của MXH thời gian tới 69 3.1.1 Mạng xã hội trở thành kênh cung cấp thông tin chủ đạo và quan trọng cho người dùng trong đó có cán bộ, công chức và viên chức : 70 3.1.2 Mạng xã hội trở thành môi trường thuận lợi để các đối tượng tội phạm, các đối tượng phản động, chống đối thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật 70 3.2 Định hướng và mục tiêu đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ, công chức và viên chức trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030 72 3.2.1 Định hướng 72 3.2.2 Mục tiêu 72 3.3 Giải pháp tăng cường đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ công chức và viên chức trên địa bàn TP Hà Nội 73 3.3.1 Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội 73 3.3.2 Tăng cường các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn thông tin 75 3.3.3 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thông tin cho cán bộ, công chức và viên chức trên địa bàn TP

Hà Nội 76 3.3.4 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin 77 3.3.5 Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ an toàn thông tin 77 3.3.6 Tạo điều kiện phát triển cho các mạng xã hội nội địa 78 3.3.7 Phối hợp giữa các nền tảng mạng xã hội trong nước và quốc tế nhằm xây dựng không gian thông tin lành mạnh 79

Trang 8

3.3.8 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức và viên chức khi sử dụng mạng

xã hội 80

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHIẾU KHẢO SÁT 90

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cán bộ, công chức và viên chức CB, CC, VC

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức 24

Bảng 2.1 Thống kê các đơn vị sự nghiệp công lập địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2022 37

Bảng 2.2 Thống kê biên chế công chức, viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập địa bàn Thành phố Hà Nội 37

Bảng 2.3 Thống kê tỷ lệ sử dụng mạng xã hội của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Tp Hà Nội 37

Bảng 2.4 Thống kê thời gian sử dụng mạng xã hội 38

Bảng 2.5 Thống kê khung thời gian sử dụng mạng xã hội nhiều nhất 40

Bảng 2.6 Thống kê tần suất sử dụng mạng xã hội 40

Bảng 2.7 Thống kê ngày sử dụng mạng xã hội nhiều nhất trong tuần 40

Bảng 2.8 Thống kê mục đích sử dụng mạng xã hội 41

Bảng 2.9 Công tác tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn hệ thống thông tin, UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022 57

Bảng 2.10 Các giải pháp kỹ thuật bảo đảm ATTTM 59

Bảng 2.11 Công tác thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ, công chức và viên chức tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 – 2022 61

Bảng 2.12 Nhận thức về đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội 62

Bảng 2.13 Các nguy cơ mất an toàn thông tin xảy ra khi sử dụng mạng xã hội 62

Bảng 2.14 Tình trạng mạng xã hội của người dùng 62

Bảng 2.15 Đánh giá mức độ cần thiết trong việc đảm bảo an ninh thông tin khi sử dụng mạng xã hội 63

Bảng 2.16 Đánh giá mức độ an toàn thông tin khi sử dụng MXH trong bối cảnh hiện nay 64

Bảng 2.17 Tác động của việc mất an toàn thông tin khi sử dụng MXH 65

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào không gian mạng toàn cầu Do đó, những diễn biến phức tạp của tình hình an ninh mạng trên thế giới hàng ngày tác động đến Việt Nam Thời gian qua, mạng xã hội (MXH) đã

có bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến đời sống xã hội tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam MXH đã trở thành một thuật ngữ phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả (Nguyễn Thị Kiều Anh, 2020) Ngày nay, người sử dụng muốn tham gia vào MXH chỉ cần có một thiết bị di động thông minh có kết nối Internet Đối tượng

sử dụng mạng internet thường xuyên nhất là nhóm lứa tuổi từ 15-40 tuổi Nhóm đối tượng này chủ yếu là học sinh, sinh viên và người lao động, cũng như đông đảo cán bộ công chức viên chức (CB, CC, VC) tại các khối cơ quan nhà nước Với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ MXH hiện nay, các nước trên thế giới ngày càng có nhiều

cơ hội tiếp xúc, giao lưu văn hóa và hiểu biết lẫn nhau Thông qua MXH, Việt Nam đã cho thế giới thấy được một dân tộc yêu chuộng hòa bình, tôn trọng công lý, năng động với một kho tàng các giá trị văn hóa phong phú, đầy bản sắc

Ngoài ra, các kênh thông tin của Đảng và Nhà nước đã chủ động tham gia các nền tảng mạng xã hội (MXH) để gần hơn với nhu cầu và thói quen của đại đa số người dân Hiện nay, MXH được xem là cách tiếp cận và lựa chọn đầu tiên của nhiều người khi cần thông tin, thậm chí có một số người đã trở thành người dùng MXH như một thói quen, phản xạ không cần điều kiện, họ tham gia MXH không chỉ để nhận thông tin mà còn để giải trí, tiêu khiển, giết thời gian MXH đã được coi

là hàng rào quan trọng đối với an ninh quốc gia và là tuyến phòng thủ để duy trì sự

ổn định của đời sống thông tin, chế độ chính trị, nền tảng tư tưởng (Nguyễn Thị Trang, 2022) Trong bối cảnh hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương tăng cường ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nhằm đảm bảo an toàn an ninh mạng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh Một loạt văn bản pháp luật liên quan đã được ban hành, tiêu biểu có: Luật An ninh mạng,

Trang 12

Luật An toàn thông tin mạng, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước như: Nghị quyết số NQ/TW, ngày 27-9-2019, của Bộ Chính trị, “Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, các chủ trương về bảo vệ

52-Tổ quốc trên không gian mạng, bảo vệ an ninh mạng quốc gia nhằm nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ cũng như năng lực bảo đảm an ninh mạng, phòng, chống chiến tranh mạng

Song song với những lợi ích tích cực, mạng xã hội cũng tồn tại nhiều yếu tố

có tác động tiêu cực đến môi trường xã hội, lợi ích cộng đồng và trật tự an toàn xã hội, cụ thể như: Các đối tượng phạm tội lợi dụng MXH để thực hiện hành vi trái pháp

luật thông qua các thủ đoạn tinh vi như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Tạo tài khoản ảo

để kết bạn, làm quen, lợi dụng lòng tin của nạn nhân để lừa đảo chiếm đoạt tiền hoặc

tài sản; Đánh cắp mật khẩu: Thực hiện các hành vi xâm nhập trái phép để lấy cắp mật khẩu tài khoản MXH của nạn nhân; Chiếm quyền kiểm soát tài khoản: Sử dụng các thủ

đoạn trái pháp luật để chiếm giữ quyền điều khiển tài khoản MXH của người khác Mục đích của những hành vi này là thu thập các thông tin cá nhân, đặc biệt là các thông tin bí mật về tài chính, để phục vụ cho việc đánh cắp, trục lợi bất chính

Hơn nữa, thông qua các trang MXH, các diễn đàn, hệ thống truyền thông đa phương tiện, các thế lực thù địch gieo rắc các thông tin xấu, độc, xuyên tạc, tấn công trực diện, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phá hủy nền tảng tư tưởng của Đảng, bản chất cách mạng của Đảng và Nhà nước Bằng luận điệu xuyên tạc được lặp đi lặp lại nhiều lần, các thế lực thù địch sử dụng công nghệ để tạo ra sự “thu hút” ảo, như số lượng người đọc, người bình luận, người chia

sẻ “khủng” để gây chú ý, hoài nghi, hoang mang và dần làm lung lay tư tưởng của một số cán bộ, đảng viên Chúng đội lốt, nhân danh “công lý”, “tập thể”, “quyền dân sự” để lập các hội, nhóm nhằm tập hợp, lôi kéo một số cán bộ thoái hóa, biến chất ; lập ra cái gọi là “thư ngỏ”, “tâm thư”, “kiến nghị” rồi phát tán nội dung trên các trang MXH (Minh Đức và Long Hồ, 2022) Những thông tin sai trái và bịa đặt

là "nền móng" cho các tư tưởng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có cơ hội xuất hiện trong nội bộ đất nước Nếu không được nhận diện đúng đắn, chúng sẽ gieo rắc sự nghi ngờ trong quần chúng, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, làm xói mòn an ninh

Trang 13

chính trị, trật tự an toàn xã hội và làm tổn hại đến hình ảnh của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và xây dựng đất nước Theo thống kê, mỗi năm, qua các đợt thanh tra, kiểm soát, các cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 850.000 tài liệu chiến tranh tâm lý, tuyên truyền trái phép, chống đối nhà nước và gần 750.000 tài liệu tuyên truyền tà đạo Từ năm 2010 đến nay, đã có 53.744 lượt cổng thông tin điện tử

có tên miền ".vn" bị tấn công, trong số đó có tới 2.393 lượt là trang tin chính thức của các cơ quan Nhà nước, đặc biệt có nhiều cuộc tấn công quy mô lớn mang động

cơ chính trị, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng (Lê Văn Thắng, 2020) Do vậy, rất cần thiết phải nghiên cứu các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng MXH cho người dùng, đặc biệt đối với nhóm đối tượng là CB, CC, VC đang công tác trong các Bộ Ban Ngành

Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN

TOÀN THÔNG TIN KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CHO CÁN BỘ CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG TÌNH HÌNH MỚI” làm đề tài luận văn Thạc sĩ

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Vấn đề quản lý và đảm bảo an ninh an toàn thông tin khi sử dụng MXH đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu, đề tài khoa học trong và ngoài nước, cụ thể:

2.1 Nghiên cứu nước ngoài

Theo các tác giả Saeid Jamshidi, Hamidreza Sedaghatkhah, Rassoul Roustaei

và Ali Asghar Jamshidi khi nghiên cứu đề tài “Challenges of Privacy and Security for OnlineSocial Networks” đã chỉ ra rằng các MXH trực tuyến đang trở thành một điểm tăng trưởng chính của Internet, khi các công ty và chính phủ của từng cá nhân không ngừng mong muốn tương tác với nhau, khả năng cung cấp khả năng kết nối mạng này của internet ngày càng mạnh mẽ Các công nghệ cá nhân hóa cung cấp các công cụ mạnh mẽ để nâng cao trải nghiệm người dùng trong nhiều hệ thống khác nhau, nhưng đồng thời cũng gây ra những lo ngại mới về quyền riêng tư Ví dụ: các hệ thống cá nhân hóa quảng cáo theo vị trí thực tế của người dùng hoặc theo lịch sử tìm kiếm của bạn bè người dùng, đưa ra các rủi ro về quyền riêng tư mới có

Trang 14

thể ngăn cản việc áp dụng rộng rãi các công nghệ cá nhân hóa Nó phụ thuộc vào thông tin thực sự được cung cấp, trong một số trường hợp nhất định có thể rất rộng rãi và mật thiết Rủi ro bao gồm từ hành vi trộm cắp danh tính đến theo dõi trực tuyến và thể chất, từ bối rối đến phân biệt giá cả và tống tiền Tuy nhiên, có một số người tin rằng các trang MXH cũng có thể đưa ra giải pháp cho các vấn đề về quyền riêng tư trực tuyến Trong bài báo này, tác giả đã xem xét những thách thức về quyền riêng tư và Bảo mật cho các MXH Trực tuyến Các chính phủ sẽ phải đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mức độ an toàn của các MXH với những

nỗ lực lớn hơn nhiều cần thiết để trấn áp tội phạm mạng hiện tại

Trong đề tài nghiên cứu có tên “Privacy and Security Issues in Online Social Networks”, các tác giả Ikram Ud Din, Naveed Islam, Joel Rodrigues và Mohsen Guizani cho biết sự ra đời của MXH trực tuyến (OSN) đã biến người đọc thụ động thông thường thành người đóng góp nội dung Nó đã cho phép người dùng chia sẻ thông tin và trao đổi ý kiến, đồng thời thể hiện bản thân trong các cộng đồng ảo trực tuyến để tương tác với những người dùng khác có cùng sở thích Tuy nhiên, OSN

đã biến lĩnh vực xã hội của người dùng thành lĩnh vực thương mại Điều này sẽ tạo

ra vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật cho người dùng OSN Các dữ liệu được thu thập từ các nhà cung cấp này có thể bị người thu thập dữ liệu, bên thứ ba hoặc người dùng trái phép sử dụng sai mục đích Trong bài báo này, các vấn đề bảo mật

và quyền riêng tư phổ biến được giải thích cùng với các khuyến nghị cho người dùng OSN để tự bảo vệ mình khỏi những vấn đề này bất cứ khi nào họ sử dụng MXH

Tác giả Ishfaq Majid khi nghiên cứu đề tài “Social Media and Security : How To Ensure Safe Social Networking” đã chỉ ra rằng thế kỷ 21 là thế giới của công nghệ, nơi hầu hết mọi người thậm chí không thể tưởng tượng được cuộc sống của họ nếu không có công nghệ Các trang MXH đề cập đến nhiều ứng dụng, trang web hoặc phương tiện trực tuyến mới cho phép nhiều cá nhân chia sẻ thông tin của họ và phát triển một liên hệ xã hội và chuyên biệt thích hợp Các trang web này nhấn mạnh việc tạo ra sự kết nối giữa mọi người để cho phép họ chia sẻ sở thích của mình Tuy nhiên, việc chia sẻ thông tin và tạo kết nối với những người không quen biết đôi khi có mối quan tâm chính về bảo mật

Trang 15

phát sinh với hành động của chúng ta trên MXH Bài viết cũng phân tích các mối lo ngại

về bảo mật ngày càng tăng trong Social Media và đưa ra một số biện pháp giúp người dùng tận hưởng và đảm bảo MXH thông suốt và an toàn

Đề tài nghiên cứu của tác giả Ankit Kumar, JainSomya Ranjan Sahoo và Jyoti Kaubiyal với chủ đề “Online social networks security and privacy: comprehensive review and analysis” đã cho thấy với công nghệ phát triển nhanh chóng, các MXH trực tuyến (OSN) đã bùng nổ về mức độ phổ biến trong vài năm qua

Lý do then chốt đằng sau hiện tượng này là khả năng OSN cung cấp nền tảng để người dùng kết nối với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của họ Thông tin được chia sẻ trên MXH và các phương tiện truyền thông lan truyền rất nhanh, gần như ngay lập tức khiến kẻ tấn công rất dễ thu thập thông tin Tính bí mật và đảm bảo của OSN cần được hỏi từ nhiều vị trí khác nhau Có nhiều vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư liên quan đến thông tin được chia sẻ của người dùng, đặc biệt là khi người dùng tải lên nội dung

cá nhân như ảnh, video và âm thanh Kẻ tấn công có thể sử dụng các thông tin được chia sẻ cho các mục đích bất hợp pháp Rủi ro thậm chí còn cao hơn nếu trẻ em là mục tiêu Để giải quyết những vấn đề này, bài viết này trình bày một đánh giá kỹ lưỡng về các mối đe dọa bảo mật và quyền riêng tư khác nhau và các giải pháp hiện có có thể cung cấp bảo mật cho người dùng MXH Bài viết cũng đã thảo luận về các cuộc tấn công OSN trên các ứng dụng web OSN khác nhau bằng cách trích dẫn một số báo cáo thống kê Thêm vào đó, chúng ta đã thảo luận nhiều phương pháp phòng thủ đối với an ninh OSN Cuối cùng, cuộc khảo sát này thảo luận về các vấn đề mở, thách thức và các hướng dẫn bảo mật có liên quan để đạt được độ tin cậy trong các MXH trực tuyến

2.2 Nghiên cứu trong nước

Đề tài nghiên cứu “Tăng cường quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn thông tin trong truyền thông xã hội ở Việt Nam hiện nay” của các tác giả Vũ Trọng Lâm và

Vũ Thị Hương đã phân tích những rủi ro và thách thức về bảo mật thông tin liên quan đến MXH trong bối cảnh lợi ích không thể phủ nhận của các nền tảng này Việc nghiên cứu một cách có hệ thống cung cấp cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách, pháp luật liên quan để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn thông tin trên MXH, đồng thời hướng dẫn người dân tiếp

Trang 16

cận và chia sẻ thông tin an toàn trên không gian mạng

Tác giả Nguyễn Thị Trang khi tiến hành nghiên cứu đề tài “MXH và những thách thức đối với công tác thông tin, tuyên truyền, bảo vệ an ninh tư tưởng và đấu

tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay chỉ ra rằng các

MXH trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, làm thay đổi thói quen tiếp nhận tri thức, thông tin của người dân, tạo

ra những biến đổi về hệ thống cấu trúc thông tin, truyền thông của xã hội MXH cũng đang đặt ra những thách thức đối với công tác thông tin, tuyên truyền, bảo vệ

an ninh tư tưởng và đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch Dựa trên những thách thức của MXH đối với công tác thông tin, tuyên truyền, bảo vệ an ninh

tư tưởng và đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp bảo đảm công tác thông tin, tuyên truyền, bảo vệ an ninh tư trưởng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch trước những thách thức

của MXH

Trong nội dung của đề tài “Xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh, bảo đảm phục vụ tốt hoạt động thông tin, tuyên truyền và định hướng dư luận xã hội” năm 2023, tác giả Vũ Trọng Lâm đã chỉ ra rằng công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ từng ngày, từng giờ; công nghệ mạng đã tích hợp vào đời sống tinh thần và vật chất của xã hội, không tách rời sản xuất xã hội, làm thay đổi sâu sắc mô hình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh toàn cầu Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và các ứng dụng của internet tạo ra một không gian chiến lược mới được gọi là “không gian mạng”, mang lại nhiều cơ hội phát triển cũng như những thách thức cho mọi lĩnh vực đời sống xã hội của các quốc gia Tại Việt Nam, các hoạt động thông tin, tuyên truyền và định hướng dư luận xã hội được xem là một trong những lĩnh vực đầu tiên chịu sự tác động của không gian mạng Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh, bảo đảm phục vụ tốt hoạt động thông tin, tuyên truyền và định hướng dư luận xã hội thời gian tới

Tác giả Tô Lâm khi biên soạn cuốn sách An ninh phi truyền thống trong thời

kỳ hội nhập quốc tế đã tổng hợp hầu hết các vấn đề an ninh phi truyền thống có ảnh

Trang 17

hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới công tác bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật

tự an toàn xã hội trong nước Cuốn sách đề cập đến việc công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội đang tạo ra một không gian chiến lược mới được gọi là

"không gian mạng", mang theo nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia, bao gồm Việt Nam Trong bối cảnh hiện nay, các thế lực thù địch và tội phạm đang lợi dụng không gian mạng như một phương tiện để lan truyền thông điệp sai lệch, tập hợp nguồn lực, và kích động thực hiện các hoạt động chống phá chống lại Đảng và Nhà nước, đặc biệt là trong việc thực hiện các hoạt động phạm tội, nhất là các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm khủng bố và các loại tội phạm khác

Các tác giả Lâm Đông Hồ, Nguyễn Xuân Hoàng khi nghiên cứu đề tài “Thực trạng an toàn thông tin mạng hiện nay ở Việt Nam và giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng” năm 2023 đã nêu rõ thực trạng an toàn thông tin mạng hiện nay ở Việt Nam, đồng thời cũng đưa ra giải pháp phòng chống

vi phạm pháp luật trên không gian mạng như giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền quốc gia, các lợi ích và sự nguy hại đến từ không gian mạng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý không gian mạng; bồi dưỡng kỹ năng nhận diện các âm mưu, thủ đoạn tấn công mạng và các hình thái phát sinh trên không gian mạng;

Về cơ bản các công trình nghiên cứu nêu trên đã trình bày các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn trong công tác đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng MXH tại Việt Nam thời gian qua Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn thông tin khi sử dụng MXH cho CB, CC, VC Việt Nam Vì vậy, kế thừa những kết quả trong những công trình nghiên cứu của các học giả, dưới góc độ tiếp cận quản trị an ninh phi truyền thống, luận văn tiếp tục triển khai nghiên cứu, làm rõ những vấn đề còn chưa cụ thể của các công trình trước đây

3 Mục tiêu, nhiệm vụ, câu hỏi nghiên cứu

3.1 Mục tiêu

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và đánh giá thực trạng trong việc đảm bảo an ninh thông tin khi sử dụng MXH cho CB, CC, VC trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn

Trang 18

2020 - 2022 Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng MXH cho nhóm đối tượng này trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ

+ Nghiên cứu, tổng hợp và lựa chọn khung lý thuyết trong việc đảm bảo toàn thông tin khi sử dụng MXH cho cán bộ công chức viên chức

+ Đánh giá thực trạng đảm bảo an ninh thông tin khi sử dụng MXH cho CB,

CC, VC trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020 - 2022, qua đó chỉ ra những điểm đạt được và chưa đạt được, nêu rõ các hạn chế và bất cập

+ Đề xuất các nhóm giải pháp tăng cường an toàn thông tin khi sử dụng MXH cho CB,CC,VC trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới

3.3 Câu hỏi nghiên cứu

+ Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng MXH là gì?

+ Thực trạng đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng MXH cho CB,CC,VC trên địa bàn TP Hà Nội là như thế nào?

+ Giải pháp nào tăng cường an toàn thông tin khi sử dụng MXH cho CB,CC,VC trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới?

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng MXH cho CB, CC, VC trên địa bàn TP Hà Nội

5 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: nghiên cứu các tài liệu liên quan trong giai đoạn 2020 – 2022 Thời gian khảo sát từ tháng 1 năm 2020 - tháng 12 năm 2022

- Về không gian: nghiên cứu được thực hiện tại TP Hà Nội

- Về nội dung: Nghiên cứu chỉ xem xét, nghiên cứu các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng MXH cho CB,CC,VC trên địa

bàn TP Hà Nội

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng kết thực tiễn, tổng hợp, thống kê, so sánh: Nghiên cứu, tổng hợp các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các báo cáo, tình hình sử dụng MXH, các nguy cơ khi sử dụng MXH…, đặc biệt là cho nhóm đối tượng là

Trang 19

CB,CC,VC trong khối nhà nước tại TP Hà Nội

- Điều tra xã hội học: tác giả tiến hành thu thập thông tin từ các CB,CC,VC trong khối nhà nước trên địa bàn TP Hà Nội thông qua các phiếu hỏi, bảng hỏi được xây dựng sẵn

- Thống kê mô tả (Descriptive Statistics): để tóm tắt, mô tả tập hợp dữ liệu, mẫu nghiên cứu dưới dạng số hay biểu đồ mà tác giả thu thập được thông qua thực hiện khảo sát trực tiếp các CB,CC,VC trong khối nhà nước trên địa bàn TP Hà Nội Các công cụ số dùng để mô tả là trung bình cộng và độ lệch chuẩn Các công cụ trực quan là các biểu đồ

7 Ý nghĩa nghiên cứu

8 Kết cấu luận văn

Luận văn gồm 03 chương

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng MXH cho CB, CC, VC trên địa bàn TP Hà Nội

Chương 2 Thực trạng đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng MXH cho CB,

CC, VC trên địa bàn TP Hà Nội

Chương 3 Một số giải pháp tăng cường an toàn thông tin khi sử dụng MXH cho CB, CC, VC trên địa bàn TP Hà Nội

Trang 20

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

VÀ VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1 An ninh phi truyền thống và quản trị an ninh phi truyền thống

1.1.1 Nhận thức chung về an ninh phi truyền thống

An ninh là trạng thái bình yên của xã hội, của nhà nước, sự ổn định vững

chắc của chế độ chính trị xã hội (Lăng Thị Hương, 2017) An ninh quốc gia bao gồm an ninh đối nội, an ninh đối ngoại, an ninh về tất cả các lĩnh vực chính trị kinh

tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội…, trong đó chủ yếu có an ninh chủ quyền độc lập,

an ninh lãnh thổ, … (Lăng Thị Hương, 2017) Các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia được quy định là các tội nguy hiểm nhất trong các tội hình sự và có khung hình phạt cao nhất (Lăng Thị Hương, 2017)

Từ đó suy rộng ra, “an ninh quốc gia” ở nước ta được hiểu là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ Xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc (Trần Ngọc Sáng, 2022)

Các nước trên thế giới có quan niệm về an ninh quốc gia khác nhau, xuất phát từ vị thế và trình độ phát triển của quốc gia đó Ngay cả trong một quốc gia thì quan niệm về an ninh quốc gia ở mỗi giai đoạn lịch sử cũng có những nội dung khác nhau để phù hợp với tình hình thực tế (Trần Ngọc Sáng, 2022)

Từ năm 1983, Richard H Ullman, một học giả Hoa Kỳ, được coi là người tiên phong đưa ra quan niệm về an ninh phi truyền thống (non-traditional security) Ông cho rằng an ninh quốc gia không nên hiểu theo nghĩa hẹp là bảo vệ nhà nước trước những cuộc tấn công quân sự qua biên giới lãnh thổ mà an ninh quốc gia còn phải đối mặt với những thách thức phi truyền thống, bao gồm: khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, an ninh môi trường, di cư bất hợp pháp, an ninh năng lượng và an ninh con người

Trải qua quá trình phát triển về nhận thức, đến nay quan niệm về an ninh phi truyền thống đã phân nhánh thành hai trường phái rõ rệt

Trang 21

Trường phái thứ nhất quan niệm an ninh phi truyền thống là an ninh tổng

hợp, bao gồm tất cả các lĩnh vực như quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường Trường phái này cho rằng an ninh phi truyền thống không đối lập với an ninh truyền thống, mà chỉ là sự mở rộng nội hàm của khái niệm an ninh truyền thống mà thôi (Trần Ngọc Sáng, 2022)

Trường phái thứ hai lại quan niệm an ninh phi truyền thống là một lĩnh vực

mới, phân biệt với an ninh truyền thống Theo trường phái này thì an ninh phi truyền thống sẽ không bao hàm lĩnh vực an ninh quân sự An ninh truyền thống và

an ninh phi truyền thống là hai mặt hợp thành an ninh quốc gia nói chung Hiện nay quan điểm của Đảng và Nhà nước ta cũng theo cách tiếp cận này (Trần Ngọc Sáng, 2022)

Có thể thấy giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống có mối liên

hệ biện chứng Các vấn đề an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống thường có tác động qua lại, hơn nữa trong những điều kiện nhất định còn có thể chuyển hóa lẫn nhau Bên cạnh đó, một số vấn đề vốn thuộc về lĩnh vực an ninh phi truyền thống có thể diễn biến thành vấn đề an ninh truyền thống và ngược lại (Trần Ngọc Sáng, 2022)

Trong bài viết "An ninh phi truyền thống là gì ? Quan niệm về an ninh phi truyền thống trên thế giới", tác giả Hoàng Thị Huê cho rằng giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống vẫn có những khác biệt rất cơ bản, cụ thể :

Một là, phạm vi quan tâm của an ninh truyền thống thường lấy đơn vị là

quốc gia, dân tộc ; còn phạm vi quan tâm của an ninh phi truyền thống lại bao gồm

từ con người, quốc gia và cả nhân loại

Hai là, nội dung quan tâm của an ninh truyền thống tập trung chủ yếu ở lĩnh

vực quân sự, chính trị, nhưng an ninh phi truyền thống lại quan tâm ở nhiều lĩnh vực của đờỉ sống xã hội, môi trường sinh thái và những vấn đề toàn cầu

Ba là, mối đe dọa của an ninh truyền thống chủ yếu đến từ bên ngoài biên

giới quốc gia, còn các mối đe dọa an ninh phi truyền thống lại đến từ cả bên trong

và bên ngoài lãnh thổ quốc gia

Bốn là, ứng phó với vấn đề an ninh truyền thống nhấn mạnh biện pháp chính

trị, quân sự, ngoại giao của từng quốc gia riêng lẻ; trong khi đó, ứng phó với vấn đề

Trang 22

an ninh phi truyền thống phải sử dụng tổng hợp các biện pháp với sự tham gia của nhiều tổ chức, nhiều quốc gia trên thế giới

Ở Việt Nam, nhận thức về an ninh phi truyền thống là cả một quá trình với nhiều giai đoạn, nhiều nấc thang từ thấp đến cao

Từ những năm 90 của thế kỷ XX, văn kiện Đại hội VIII của Đảng (6/1996)

đã thể hiện : “Cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo ), không một quốc gia nào có thể tự giải quyết, mà phải có sự hợp tác

đa phương”

Đại hội IX (01 2001) tiếp tục kh ng định tinh thần của Đại hội VIII đồng thời bổ sung thêm vấn đề phòng chống tội phạm quốc tế vào nội dung này

Đại hội X (4 2006) đã bổ sung và phát triển một số luận điểm quan trọng:

“Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức phối hợp giải quyết; khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn; sự gia tăng dân số cùng với các luồng di cư; tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, môi trường tự nhiên bị hủy hoại; khí hậu diễn biến ngày càng xấu, kèm theo những thiên tai khủng khiếp; các dịch bệnh lớn, các tội phạm xuyên quốc gia có chiều hướng tăng”

Như vậy có thể thấy rõ, cho đến Đại hội X, Đảng chưa chính thức sử dụng khái niệm “an ninh phi truyền thống” trong các văn kiện chính trị Tuy nhiên, Đảng

đã nhận thức và chỉ ra những dấu hiệu, những vấn đề của an ninh phi truyền thống đồng thời ý thức được xu hướng phát triển và những tác động sâu sắc của những vấn đề này trong tương lai

Phải đến Đại hội XI của Đảng (4 2011) thuật ngữ “an ninh phi truyền thống” mới chính thức sử dụng với các nội dung cụ thể như chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế bùng nổ dân số, phòng ngừa và hạn chế dịch bệnh hiểm nghèo…

Đại hội XII (01 2016) đánh dấu một bước tiến mới trong nhận thức của Đảng

ta, bằng cách đặt an ninh phi truyền thống bên cạnh an ninh truyền thống, đồng thời chỉ ra một số vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh

Trang 23

nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố Như vậy, an ninh phi truyền thống đã được nâng lên ngang hàng với an ninh truyền thống, trở thành một lĩnh vực quan trọng của an ninh quốc gia nói chung

Đại hội XIII của Đảng (01 2021) đã tiếp tục kh ng định nhận thức, quan điểm nhất quán về nội dung, thách thức của an ninh phi truyền thống đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, trong đó nhấn mạnh: “Những vấn đề toàn cầu như: bảo vệ hòa bình, an ninh con người, thiên tai, dịch bệnh, an ninh xã hội

và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp”, “Những vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng đa dạng, phức tạp, tác động mạnh mẽ” , từ đó Đảng đề ra nhiệm vụ

“sẵn sàng ứng phó hiệu quả các thách thức an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống”

Tóm lại, n n nh ph tru ền thốn v c ảo đảm an to n h n c h ểm

n u cho cá nh n con n ườ quốc a n tộc v to n nh n oạ trư c các mố đ

a c n uồn gốc ph qu n s như ến đổi khí hậu, ô nhiễm m trường, khan hiếm nguồn l c, dịch b nh lây lan nhanh, khủng hoản t ch nh an n nh mạn tội phạm nguy hiểm xuyên biên gi i, chủ n hĩa hủng bố… Các mố đ a an ninh phi truyền thốn thườn an t a nhanh ảnh hưởng rộn man t nh hu v c ho c to n

c u o tác động bở m t trá của nh tế thị trườn của to n c u h a của s n

th nh t u hoa h c - c n n h (Nguyễn Văn Hưởn v Ho n Đình Ph 2020)

1.1.2 Tính chất của mối đe doạ an ninh phi truyền thống

Tính chất nguy hiểm của các mối đe dọa ANPTT không chỉ biểu hiện ở mức

độ hủy hoại, sự tàn phá của nó đối với cuộc sống của con người, mà còn đặt ra nhiều thách thức đối với sự ổn định xã hội, sự tồn vong của cả cộng đồng, hiệu quả thực tế của hợp tác và hội nhập toàn cầu ; thậm chí còn làm nảy sinh các vấn đề về

an ninh quân sự (Đàm Trọng Tùng, 2016) Các thảm họa thiên nhiên, động đất, sóng thần, bão lụt, dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên ngày càng thách thức các thành tựu của khoa học, kỹ thuật hiện đại và khả năng, nỗ lực của con người (Đàm Trọng Tùng, 2016) Khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm

Trang 24

công nghệ cao, những vấn đề tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực đang thử thách nghiệt ngã năng lực điều hành của các chính phủ, sự vững chắc của các thể chế chính trị và các nền kinh tế, kể cả nền kinh tế giàu mạnh nhất, cũng như tính khả thi, bền vững của các liên kết quốc tế (Đàm Trọng Tùng, 2016)

1.1.3 Nội hàm của an ninh phi truyền thống

Theo nội dung của Giáo trình " Tổng quan về quản trị an ninh phi truyền

thống" của tác giả Nguyễn Văn Hưởng và Hoàng Đình Phi cho biết : "Nội hàm của

vấn đề ANPTT mang tính chất “động” và cùng với thời gian, có thể tiếp tục được

mở rộng hơn, không phải ngẫu nhiên mà cách đặt vấn đề về ANPTT của các quốc gia, khu vực và cộng đồng có những điểm khác nhau nhất định Việc xác định những vấn

đề cụ thể nào đó trong nội hàm của vấn đề ANPTT chỉ mang ý nghĩa tương đối, nhằm phục vụ cho việc hoạch định, xây dựng chính sách, chiến lược an ninh của đất nước và những cam kết an ninh song phương, đa phương trong hợp tác, liên kết quốc tế, mặt khác là để so sánh sự khác biệt với vấn đề ANTT của từng quốc gia cũng như từng khu vực và trên toàn thế giới Nghiên cứu về ANPTT cho thấy nổi lên một số đặc điểm sau: Mang tính xuyên quốc gia rõ nét, mang tính phi chính phủ, có sự chồng lấn tương đối giữa thách thức ANTT và ANPTT, mang tính toàn cầu, có tính chất bạo lực và tính chất phi bạo lực ANPTT là sự mở rộng trong nội hàm và ngoại diên của khái niệm ANTT và khái niệm an ninh quốc gia Thực tế những vấn đề ANPTT đã diễn biến hoặc phát sinh từ lâu nhưng hiện nay lại có những đặc điểm mới và được coi là một loại uy hiếp an ninh mới như chủ nghĩa khủng bố, di dân phi pháp, thiếu hụt tài nguyên nước, môi trường sinh thái, buôn lậu ma túy toàn cầu hóa, mạng lưới hóa với phương thức, thủ đoạn hoạt động, hậu quả có nhiều khác biệt so với trước đây"

1.1.4 Mối quan hệ giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống

Theo các tác giả Tạ Ngọc Tấn, Phạm Thành Dung và Đoàn Minh Huấn khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa ANPTT và ANTT đã chỉ ra rằng, trong từng lĩnh vực cụ thể, giữa các vấn đề ANTT và ANPTT có sự tác động, đan xen lẫn nhau Tuy nhiên, cần nhận thức rõ về sự khác nhau trên một số phương diện chính giữa ANTT và ANPTT như sau: ANTT nhấn mạnh đến bảo đảm an ninh quốc gia bằng

sử dụng biện pháp quân sự là chủ yếu, các biện pháp chính trị, ngoại giao chỉ mang

Trang 25

tính chất hỗ trợ; thì biện pháp đảm bảo ANPTT đa dạng hơn và chủ yếu mang tính chất phi quân sự, với hợp tác, phối hợp hành động; thúc đẩy phát triển kinh tế, tiến

bộ và công bằng xã hội, thực hiện an sinh xã hội ANTT lấy chủ quyền quốc gia làm trung tâm, nhấn mạnh đến các mối đe dọa có nguồn gốc từ bên ngoài; còn ANPTT lấy con người làm trung tâm, nhấn mạnh đến việc bảo đảm cho mỗi cá nhân trong cộng đồng được hưởng các quyền cơ bản và điều kiện thuận lợi để phát triển năng lực của mình Vì vậy, nguy cơ ANPTT có thể đến từ cả bên ngoài lẫn bên trong, trong đó nhấn mạnh những mối đe dọa từ bên trong mỗi quốc gia Đồng thời, trong một điều kiện nhất định ANPTT và ANTT có thế chuyển hóa lẫn nhau, điển hình như các vấn đề dân tộc thiểu số, xung đột tôn giáo, khủng hoảng kinh tế trong nội bộ một nước có thể vượt qua biên giới quốc gia và lan tỏa ra bên ngoài, trở thành vấn đề xuyên quốc gia, mang tính toàn cầu, ảnh hưởng đến sự ổn định và

an ninh của nước khác, khu vực khác ANPTT và ANTT cùng tác động ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược và chính sách an ninh của mỗi quôc gia nhằm ứng phó với những uy hiếp và thách thức mà ANTT và ANPTT cấu thành

1.1.5 Đặc điểm của an ninh phi truyền thống

Theo nội dung của Giáo trình " Tổng quan về quản trị an ninh phi truyền thống" của tác giả Nguyễn Văn Hưởng và Hoàng Đình Phi cho biết An ninh phi truyền thống có những đặc điểm chủ yếu sau :

Một là, an ninh phi truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến

an ninh quốc gia và khó đối phó hay giải quyết đơn phương bằng biện pháp quân sự

Hai là, có thể chia các vấn đề an ninh phi truyền thống thành hai nhóm bạo

lực phi quân sự và phi bạo lực, trong đó nhóm bạo lực phi quân sự bao gồm khủng

bố, tội phạm có tổ chức… ; còn nhóm các hoạt động phi bạo lực bao gồm kinh tế, văn hóa, môi trường và dịch bệnh…

Ba là, an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống là hai mặt của khái

niệm an ninh toàn diện Do vậy, trong những điều kiện nhất định các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có thể bùng phát thành các vấn đề an ninh truyền thống Chủ nghĩa khủng bố là một ví dụ tiêu biểu có cả hai mặt an ninh truyền thống và phi truyền thống

Trang 26

Bốn là, các vấn đề an ninh phi truyền thống đều mang tính xuyên quốc gia

thậm chí là xuyên khu vực

Năm , các vấn đề an ninh phi truyền thống ảnh hưởng và hủy hoại an ninh

quốc gia dần dần và lâu dài hơn so với các vấn đề an ninh truyền thống

Các mối đe dọa ANPTT tập trung vào hai nhóm chính sau :

- Nhóm về các quá trình, hiện tượng tự nhiên và xã hội bất lợi đến xã hội, như hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh truyền nhiễm, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, khoáng sản, di cư bất hợp pháp ; tương ứng với từng lĩnh vực an ninh trọng yếu (an ninh môi trường, an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh dân số )

- Nhóm về các hành vi tiêu cực (phạm pháp) do cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện ảnh hưởng bất lợi đến xã hội, như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia (rửa tiền, cướp biển, buôn bán trái phép chất ma túy, buôn bán người, vũ khí), tội phạm công nghệ cao ; tương ứng còn gọi là tội phạm phi truyền thống Đây cũng chính là cách tiếp cận của pháp luật hình sự về vấn đề ANPTT và là mối đe dọa hàng đầu đến con người, an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và xã hội không chỉ của một quốc gia mà là toàn thế giới

1.1.6 Quản trị an ninh phi truyền thống

Quản trị an ninh phi truyền thống là hoạt động tổ chức và điều hành của Nhà nước (doanh nghiệp) nhằm phòng ngừa, kiểm soát các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh phi truyền thống, bảo đảm an toàn, phát triển ổn định, bền vững của quốc gia, xã hội (doanh nghiệp), con người (Nguyễn Văn Hưởng và Hoàng Đình

Phi, 2020)

Theo nội dung của Giáo trình " Tổng quan về quản trị an ninh phi truyền thống" của tác giả Nguyễn Văn Hưởng và Hoàng Đình Phi cho thấy trong hoạt động quản trị phòng ngừa, ứng phó các vấn đề an ninh phi truyền thống có hai khái niệm: mối đe dọa ở hai mức độ hiểm họa và thảm họa:

+ Mối đe dọa (Threat) là tạo nên một tai họa nào đó Mối đe dọa có thể do con người, tổ chức, quốc gia hoặc do quá trình tự nhiên gây ra

+ Hiểm họa (Danger) là bất kỳ sự kiện, hiện tượng không bình thường nào có

Trang 27

khả năng gây tổn thương cho đời sống con người, gây thiệt hại về tài sản và môi trường Ví dụ: bão, lũ, lụt, động đất, cháy, nổ, ô nhiễm môi trường, Hiểm họa có thể xảy ra đột ngột như lũ quét, sóng thần, sạt lở đất Hiểm hoạ cũng có thể xảy ra

từ từ như hạn hán, sa mạc hóa, v.v

+ Thảm họa (Disaster) : hiểm họa (hay mối đe dọa) sẽ trở thành thảm họa khi chúng xảy ra ở những nơi có nhiều người sinh sống, hoạt động, gây ra thiệt hại về tính mạng, tài sản và cuộc sống của con người, xâm phạm an ninh quốc gia đất nước, ảnh hưởng xấu tới khu vực và thế giới Ví dụ : trong bão, lũ lụt, nhiều người

bị chết đuối hoặc bị thương, đổ nhà cửa, tài sản và gia súc bị cuốn trôi hoặc xảy ra ô nhiễm môi trường tương tự vụ Formosa trước đây, dịch COVID – 19 hiện nay

+ Quản lý mối đe dọa (Threat Management): Là quá trình phòng ngừa, phát hiện, xử lý và triệt tiêu các mối đe dọa xâm hại đến cơ quan, tổ chức, địa phương, quốc gia, khu vực

Theo Giáo trình Tổng quan về quản trị an ninh phi truyền thống của tác giả Nguyễn Văn Hưởng và Hoàng Đình Phi cho biết trong Khoa học Quản trị An ninh phi truyền thống có phương trình :

Quản trị an ninh phi truyền thống của 1 chủ thể = (1 an toàn + 2 ổn định + 3 phát triển bền vững) – (1 chi phí & hoạt động quản trị rủi ro + 2 chí phí & hoạt động quản trị khủng hoảng + 3 chi phí & hoạt động quản trị khắc phục hậu quả sau khủng hoảng)

(Subject’s NT Security = (1 Safety + 2 Stability + 3 Sustainable Development) – (1 Cost & Risk Management + 2 Cost & Crisis Management + 3 Cost & Management of Crisis Recovery)

S’S = (S1 + S2 + S3) – (C1 + C2 + C3)

S = (3S – 3C)

Phương trình quản trị an ninh phi truyền thống cơ bản này còn có thể gọi là

“Phương trình 3S&3C” Phương trình này được thiết kế và được kiểm tra dựa trên nguyên tắc: mọi giá trị đảm bảo an ninh phải được được xem xét liên quan đến những tổn thất và chi phí đầu tư cho các hoạt động liên quan để đạt được kết quả an ninh như mong muốn S1, S2, và S3 là các yếu tố thể hiện kết quả hoặc thành tựu

Trang 28

cuối cùng của bất kỳ hoạt động nào của MNS trong một khoảng thời gian, trong khi C1, C2, C3 là các yếu tố phản ánh hoạt động của MNS và chi phí liên quan

Quản trị phòng ngừa, ứng phó các mối đe dọa (hiểm họa), thảm họa an ninh phi truyền thống bao gồm một loạt các hoạt động can thiệp có thể được tiến hành trước, trong, sau một thảm hoạ an ninh phi truyền thống nhằm giảm đến mức tối thiểu những mất mát về người và tài sản, đồng thời thúc đẩy nhanh chóng quá trình khắc phục (Nguyễn Văn Hưởng và Hoàng Đình Phi, 2020)

Thế giới tổ chức quản trị 01 thảm họa an ninh phi truyền thống qua 5 bước: Prevention (Phòng ngừa), Mitigation (Giảm nhẹ), Preparedness (Sẵn sàng: chuẩn bị lực lượng, cơ sở vật chất), Response(Đối phó), Recovery (Phục hồi) (Nguyễn Văn Hưởng và Hoàng Đình Phi, 2020)

Theo tác giả Nguyễn Văn Hưởng khi nghiên cứu về mô hình Chu trình quản trị thảm hoạ an ninh phi truyền thống đã đưa ra kết luận như sau:

b, Giảm nhẹ:

Gồm tất cả các biện pháp có thể thực hiện nhằm giảm đến mức thấp nhất những tác động của hiểm họa an ninh phi truyền thống nhờ đó giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của thảm họa

Các biện pháp giảm nhẹ có thể là các biện pháp vật chất/ công trình (xây dựngđê điều, nhà ở an toàn…); hoặc các biện pháp mang tính pháp lý (nghiêm cấm

Trang 29

người dân xây dựng nhà ở, sản xuất, kinh doanh tại khu vực dự báo sẽ xảy ra thảm họa…); hay các biện pháp phi công trình (tập huấn, nâng cao nhận thức cộng đồng, vận động về các vấn đề phát triển )

c, Cứu trợ

Bao gồm các hoạt động thực hiện trong và sau khi thảm hoạ an ninh phi truyền thống xảy ra nhằm trợ giúp những người bị ảnh hưởng như: tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm, chăm sóc sức khoẻ, sửa chữa phương tiện cần thiết, hỗ trợ về tâm lý

d, Ph c hồi

Các hoạt động nhằm khôi phục những dịch vụ cơ bản giúp những người bị ảnh hưởng do thảm họa an ninh phi truyền thống phục hồi nhanh chóng, gồm: hỗ trợ sửa chữa nhà ở, thiết lập các dịch vụ thiết yếu, phục hồi các hoạt động kinh tế xã hội chủ chốt…

e, Tái thiết và phát triển

Là các biện pháp tiến hành nhằm sửa chữa hoặc thay thế cơ sở hạ tầng đã bị thiệt hại để phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội Các hoạt động này gồm tái thiết

cơ sở hạ tầng và khôi phục tất cả các dịch vụ

Về phương châm quản trị, phòng ngừa, ứng phó các thảm họa an ninh phi truyền thống gồm có “3 sẵn sàng” và “4 tại chỗ” Tư tưởng chỉ đạo: phòng chống thảm họa an ninh phi truyền thống như chống giặc dưới sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương Phương châm “3 sẵn sàng”: phòng chống thảm họa an ninh phi truyền thống như chống giặc; chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời và khắc phục khẩn trương và có hiệu quả Phương châm “4 tại chỗ”: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ

1.1.7 Quản trị an toàn thông tin

Việc quản trị an toàn thông tin mô tả các biện pháp kiểm soát cần thiết triển khai để đảm bảo quản lý được các rủi ro về mất, lạm dụng, lộ bí mật hay hư hỏng các thông tin và tài sản hạ tầng thông tin của cơ quan tổ chức Hệ thống quản lý an toàn thông tin là một phần của hệ thống quản trị dựa trên các tiếp cận rủi ro kinh

Trang 30

doanh/công việc để thiết lập, triển khai, vận hành, giám sát, xem xét, duy trì và cải thiện an toàn thông tin

Quản trị an toàn thông tin có liên quan chặt chẽ và thường gắn bó với quản trị cơ quan tổ chức và công nghệ thông tin Một số khía cạnh quản lý tác động lên

cơ quan tổ chức do yêu cầu phù hợp với quy định về pháp luật, ngược lại số khác ảnh hưởng bởi các hướng dẫn quy chuẩn công nghiệp hay yêu cầu bản quyền Với công ty lớn, xuyên quốc gia thì vấn đề trở nên phức tạp hơn nhiều Toàn bộ công việc quản lý an toàn thỉnh thoảng cần phải được đánh giá và kiểm chứng Vấn đề an toàn không nên và không thể chỉ coi là nhiệm vụ chuyên biệt của CNTT Vấn đề an toàn ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của cơ quan tổ chức, do vậy nhân viên CNTT không thể xử lý hết được

Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý an toàn thông tin:

- Xây dựng các chức năng an toàn thông tin hướng tới mục tiêu, nhiệm vụ, kết quả và chiến lược của cơ quan tổ chức

- Xây dựng các quy trình tổ chức đảm bảo an toàn thông tin

- Xây dựng vai trò và trách nhiệm với việc an toàn thông tin

- Xây dựng khung kiểm tra/kiểm soát an toàn thông tin

Các mục tiêu cốt lõi của an toàn thông tin là để đảm bảo tính sẵn sàng, tính toàn vẹn và bí mật cho các tài sản quan trọng Mỗi tài sản sẽ yêu cầu các mức bảo

vệ khác nhau Tất cả các biện pháp kiểm soát, cơ chế và biện pháp bảo vệ an ninh được thực hiện để cung cấp một hoặc nhiều mức bảo vệ này Ngoài ra các rủi ro, mối đe dọa và lỗ hổng cần được đánh giá về khả năng phá vỡ một hoặc tất cả các nguyên tắc sẵn sàng, toàn vẹn và bí mật

1.2 Mạng xã hội

1.2.1 Khái niệm

Theo Linton Freeman (2006) : “MXH là dịch vụ kết nối, giao lưu kết bạn dựa theo sở thích, tương tác với nhau thông qua các phòng trò chuyện và khuyến khích người dùng chia sẻ thông tin và ý tưởng cá nhân thông qua các trang web cá nhân bằng cách cung cấp các công cụ đăng bài dễ sử dụng và không gian web miễn phí hoặc không tốn kém”

Trang 31

Theo Mike Thelwall (2009): “MXH là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian Những người tham gia vào dịch vụ MXH được gọi là cư dân mạng Dịch vụ MXH có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích

cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm (kinh doanh, mua bán)”

Tại Việt Nam, theo khoản 22 Điều 3 Nghị định 72 2013 NĐ-CP: “MXH (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương

tự khác”

Tóm lại, từ các khái niệm trên, có thể hiểu, MXH là nơi mà có thể giúp con người

kết nối, chia sẻ thông tin, hình ảnh, âm thanh với nhau bất kể thời gian, địa lý…

1.2.2 Đặc điểm của mạng xã hội

MXH hoạt động dựa trên nền tảng mạng Internet Các MXH mặc dù có tên gọi, một số tính năng hoạt động, cách sử dụng khác nhau nhưng có chung những đặc điểm như sau:

- Đa số MXH đều phải tạo tài khoản, hồ sơ thông tin cá nhân người dùng

- Nội dung đăng tải trên MXH do người dùng tự quyết định, sáng tạo, chia

sẻ

- MXH cho phép kết nối nhiều tài khoản của các cá nhân, tổ chức với nhau, tạo điều kiện cho sự phát triển của cộng đồng

Trang 32

1.2.3 Lợi ích và tác hại của mạng xã hội

1.2.3.1 Lợi ích

Cung cấp thông tin nhanh chóng và miễn phí

MXH có thể được coi là một nguồn thông tin và kiến thức vô cùng quý giá MXH giúp chúng ta dễ dàng truy cập thông tin một cách nhanh chóng và cung cấp cho chúng ta một loạt các thông tin đa dạng, phong phú

Kết nối với bạn bè

Kết bạn trên MXH có thể giúp ta làm quen, kết nối với tất cả mọi người ở khắp mọi nơi trên thế giới Hay có thể nói MXH đã xóa bỏ rào cản về vị trí địa lý để giúp con người sát gần nhau hơn, từ đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hoặc hợp tác với nhau về nhiều mặt

Học hỏi kiến thức và kỹ năng mới

MXH là một kho tàng thông tin và kiến thức, từ đó có thể tìm hiểu và nắm bắt, tiến tới học hỏi và trau dồi thêm được nhiều kiến thức mới mẻ, giúp tự hoàn thiện bản thân mỗi ngày

Thay đổi cách liên lạc thông tin truyền thống

Nếu trước kia thông tin chỉ được truyền đạt từ, thư từ, thì ngày nay có thể trao đổi thông tin qua thư điện tử, hay cập nhật những thông tin mới nhất qua các bài đăng trên MXH

MXH có thể ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Tội phạm công nghệ cao lợi dụng MXH phát tán virus để thu thập thông tin các nhân như họ tên, số điện thoại, mã số tài khoản ngân hàng, nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dùng MXH Nguy hiểm hơn cả là các thế lực thù địch

và phản động dùng các nền tảng MXH để tăng cường xuyên tạc, tuyên truyền, chống phá Đảng và Nhà nước, lợi dụng các vấn đề thời sự nhạy cảm, được dư luận

Trang 33

quan tâm để lôi kéo, kích động người dân chống đối chính quyền (Tô Văn Phú, 2022)

MXH khiến con người xa rời thực tế

Chỉ với những thao tác đơn giản, nhanh chóng, chúng ta có thể kết bạn với nhiều người ở khắp mọi nơi trên thế giới Nhưng chính sự tiện lợi này, chúng ta dành ít thời gian cho người thân, bạn bè, những người thực sự ở bên cạnh chúng ta

Và cũng chính vì thế, nhiều mối quan hệ trở nên xa cách thậm chí rạn nứt

Gây tổn hại đến sức khỏe ngưởi dùng

Các nghiên cứu gần đây cho thấy những người sử dụng MXH quá mức có xu hướng mắc bệnh về tâm lý, họ có xu hướng cảm thấy tiêu cực, thậm chí dẫn đến bệnh trầm cảm Bên cạnh đó, ánh sáng nhân tạo tỏa ra từ màn hình thiết bị điện tử

sẽ tác động đến não bộ dễ làm bạn mất ngủ dẫn đến nhiều hệ quả xấu cho sức khỏe thể chất và tâm lý của con người

Quyền riêng tư bị xâm phạm

Nhiều vụ việc xảy ra gần đây đã cho thấy rằng, một số công ty công nghệ chủ quản MXH đã có hành vi thu thập dữ liệu người dùng một cách trái phép và trao đổi với bên thứ ba mà chưa có sự đồng ý từ chủ thể Những điều này đều cảnh báo rằng sự riêng tư cá nhân đang dần mất đi khi MXH ngày một phát triển

1.3 Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ, công chức

và viên chức trên địa bàn thành phố Hà Nội

1.3.1 Khái niệm

1.3.1.1 Cán bộ

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về cán bộ, công chức theo đó: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Trang 34

1.3.1.2 Công chức

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về công chức theo đó: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ

sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

1.3.1.3 Viên chức

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức theo đó: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

Bảng 1.1 Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức

Căn cứ

Luật Cán bộ, công chức năm 2008 sửa đổi năm 2019

Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi năm

2019 Nghị định 138/2020

Luật Viên chức năm 2010 sửa đổi năm 2019

Nghị định số 115 năm 2020

Định nghĩa

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu

cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm

kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp

Trang 35

Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội

ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện

(căn cứ khoản 1 Điều

4 Luật Cán bộ, công chức 2008)

ngân sách Nhà nước trong:

- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

- Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

- Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan,

hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an

(căn cứ Khoản 1 Điều

1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019)

đồng làm việc (căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 2010)

Nơi công

tác

Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, huyện

- Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội

ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện

Trong các đơn vị

sự nghiệp công lập

Trang 36

- Trong cơ quan, đơn vị

thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng);

- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục

vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an)

Nguồn gốc

Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế

Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức

vụ, chức danh trong biên chế

Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế

độ hợp đồng

Biên chế Trong biên chế Trong biên chế

Không còn biên chế suốt đời nếu được tuyển dụng sau ngày 01/7/2020 trừ:

- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 đáp ứng điều kiện;

- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức;

Trang 37

- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn

Tập sự Không phải tập sự

- 12 tháng với công chức loại C

- 06 tháng với công chức loại D

- 12 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học Riêng bác sĩ là

09 tháng;

- 09 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đ ng;

- 06 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp

Tiền lương Hưởng lương từ ngân

sách Nhà nước

Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước

Hưởng lương từ quỹ lương của đơn

vị sự nghiệp công lập

Trang 38

- Buộc thôi việc

(Nguồn : Thư v n Pháp luật)

1.3.2 Khái niệm đảm bảo an toàn thông tin

Theo Luật an toàn thông tin mạng (2015): “An toàn thông tin mạng là sự bảo

vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật

và tính khả dụng của thông tin”

Theo tác giả Mike Thelwall cho biết: “An toàn thông tin là các hoạt động bảo

vệ tài sản thông tin và là một lĩnh vực rộng lớn Nó bao gồm cả những sản phẩm và những quy trình nhằm ngăn chặn truy cập trái phép, hiệu chỉnh, xóa thông tin, ” Như vậy, có thể hiểu, đảm bảo an toàn thông tin là một loạt các hoạt động nhằm ngăn ngừa, ngăn cản sự truy cập, tiết lộ, chia sẻ, phát tán, ghi lại, sử dụng hoặc phá hủy những thông tin khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu

1.3.3 Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng

Theo Luật an toàn thông tin mạng (2015), nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng bao gồm:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng Hoạt động an toàn thông tin mạng của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội

- Tổ chức, cá nhân không được xâm phạm an toàn thông tin mạng của tổ chức, cá nhân khác

- Việc xử lý sự cố an toàn thông tin mạng phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, không xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,

bí mật gia đình của cá nhân, thông tin riêng của tổ chức

- Hoạt động an toàn thông tin mạng phải được thực hiện thường xuyên, liên

Trang 39

tục, kịp thời và hiệu quả

1.3.4 Các hành vi bị nghiêm cấm để bảo đảm an toàn thông tin mạng

Theo Luật an toàn thông tin mạng (2015), các hành vi bị nghiêm cấm để bảo đảm an toàn thông tin mạng bao gồm:

- Ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật

- Gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới hoạt động bình thường của hệ thống thông tin hoặc tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng

- Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ

an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin

- Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo

- Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân

- Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc

1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ viên chức

1.3.5.1 Yếu tố công ngh vật lí

Trên thực tế, máy tính, điện thoại, iPad, tabled … là một thiết bị điện tử, mặc dù được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và được quản lí nghiêm ngặt, nhưng chất lượng của các thiết bị điện tử này vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ngẫu nhiên Ngoài ra, như mọi sản phẩm khác, các thiết bị điện tử này (nhất là các thiết bị lưu trữ

dữ liệu) đều xuất hiện tình trạng hao mòn vật lý khi sử dụng, làm giảm độ tin cậy

1.3.5.2 Yếu tố bảo quản và s d ng

Các thiết bị điện tử cần được bảo quản và sử dụng hợp lí Để các thiết bị điện

Trang 40

tử ở những nơi ẩm thấp hay nhiệt độ cao, bị ánh nắng chiếu vào, sẽ làm giảm

"tuổi thọ" của máy Những sơ xuất làm các thiết bị điện tử bị ướt hoặc bị va đập mạnh có thể làm máy tính hư hỏng Bên cạnh đó, việc sử dụng không đúng cách như khởi động, tắt máy hay thoát khỏi chương trình không hợp lệ cũng có thể dẫn tới việc bị mất thông tin

1.3.5.3 Mã độc, vi-rút

Xuất hiện trong những năm 80 của TK XX, virus máy tính trở thành một trong những nguyên nhân gây mất thông tin với những hậu quả nghiêm trọng Có rất nhiều loại mã độc có thể kể đến như: virus, sâu máy tính, Trojan horse, logic bomb… (Syvilay Keovivanh, 2020) Nguy cơ do chúng gây ra là hoàn toàn rõ ràng,

và vô cùng phong phú Khi đã xâm nhập vào máy nạn nhân, mã độc có thể: mở cổng hậu (back door) để kẻ tấn công có thể truy cập và làm mọi việc trên máy nạn nhân; ghi lại thông tin sử dụng máy tính (thao tác bàn phím, sử dụng mạng, thông tin đăng nhập …) (Syvilay Keovivanh, 2020) Cài mã độc vào máy tính có thể qua nhiều con đường: lỗ hổng phần mềm; hệ thống đã bị hacker điều khiển; sử dụng phần mềm crack, không có giấy phép sử dụng; Cách tốt nhất để tránh nguy cơ này

là luôn cập nhật phần mềm xử lý dữ liệu, hệ điều hành và phần mềm an ninh mạng, diệt virus Để bảo đảm sự an toàn cho thông tin trên máy tính, cần lưu ý đến các nhân tố có khả năng gây ảnh hưởng Do đó, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa chủ động, bao gồm việc sao lưu dữ liệu và áp dụng các biện pháp chống virus máy tính để giảm thiểu tác động của những nhân tố này

1.3.5.4 Nhận thức của n ười dùng

Với khả năng kết nối và chia sẻ thông tin nhanh chóng, dễ dàng, chỉ cần có kết nối mạng trên thiết bị điện tử, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận và tương tác trên các nền tảng MXH phổ biến như Facebook, Zalo, Youtube, Twitter Nhiều người dùng đã coi MXH là một phần thiết yếu trong cuộc sống tinh thần MXH cung cấp cho người dùng thông tin nhanh chóng và đa dạng Tuy nhiên, mặt hạn chế là nguồn thông tin trên MXH thường thiếu đi sự kiểm chứng, nội dung dễ dàng được đăng tải mà không có định hướng và kiểm soát, khiến người dùng đôi khi rơi vào tình trạng nhiễu loạn thông tin

Ngày đăng: 01/10/2024, 16:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Lâm Đông Hồ, Nguyễn Xuân Hoàng (2023), “Thực trạng an toàn thông tin mạng hiện nay ở Việt Nam và giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng”, Tạp chí công thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng an toàn thông tin mạng hiện nay ở Việt Nam và giải pháp phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng
Tác giả: Lâm Đông Hồ, Nguyễn Xuân Hoàng
Năm: 2023
26. Nguyễn Minh Đức, Hồ Việt Long (2022 ), Nhận diện đấu tranh với "tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nguồn: https://www.hcmcpv.org.vn/tin- tuc/nhan-dien-dau-tranh-voi-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa-trong-noi-bo-1491899880 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tự diễn biến”, “tự chuyển hóa
44. Vũ Trọng Lâm (2023), “Xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh, bảo đảm phục vụ tốt hoạt động thông tin, tuyên truyền và định hướng dư luận xã hội”, Tạp chí Cộng sản.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh, bảo đảm phục vụ tốt hoạt động thông tin, tuyên truyền và định hướng dư luận xã hội
Tác giả: Vũ Trọng Lâm
Năm: 2023
2. Ankit Kumar, JainSomya Ranjan Sahoo, Jyoti Kaubiyal (2021), “Online social networks security and privacy: comprehensive review and analysis”, Complex & Intelligent Systems volume 7, pages 2157–2177 (2021) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Online social networks security and privacy: comprehensive review and analysis
Tác giả: Ankit Kumar, JainSomya Ranjan Sahoo, Jyoti Kaubiyal
Năm: 2021
6. Batrinca, B. & Treleaven, P. C. (2015). “Social media analytics: a survey of techniques, tools and platforms”. AI & Society, vol. 30(1): 89-116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Social media analytics: a survey of techniques, tools and platforms
Tác giả: Batrinca, B. & Treleaven, P. C
Năm: 2015
8. Ikram Ud Din, Naveed Islam, Joel Rodrigues, Mohsen Guizani (2018) “Privacy and Security Issues in Online Social Networks”, Future Internet 2018,10, 114; doi:10.3390 fi10120114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Privacy and Security Issues in Online Social Networks
9. Ishfaq Majid (2019), “Social Media and Security: How To Ensure Safe Social Networking”, International Journal of Humanities and Education Research, Volume 1; Issue 1; January 2019; Page No. 36-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Social Media and Security: How To Ensure Safe Social Networking
Tác giả: Ishfaq Majid
Năm: 2019
10. Joshi, Prateek and C.-C. Jay Kuo. (2011) “Security and privacy in online social networks: A survey.” IEEE International Conference on Multimedia and Expo (2011): 1-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Security and privacy in online social networks: A survey
Tác giả: Joshi, Prateek and C.-C. Jay Kuo. (2011) “Security and privacy in online social networks: A survey.” IEEE International Conference on Multimedia and Expo
Năm: 2011
12. Linton Freeman (2006), “The Development of Social Network Analysis”. Vancouver: Empirical Pres, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Development of Social Network Analysis
Tác giả: Linton Freeman
Năm: 2006
13. Layla Boroon, Babak Abedin. (2021). "The Dark Side of Using Online Social Networks: A Review of Individuals’ Negative Experiences". Journal of Global Information Management. Vol 29, Issue 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Dark Side of Using Online Social Networks: A Review of Individuals’ Negative Experiences
Tác giả: Layla Boroon, Babak Abedin
Năm: 2021
14. Mike Thelwall (2009), “Chapter 2 Social Network Sites: Users and Uses”, Advances in Computers, Volume 76, 2009, Pages 19-73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chapter 2 Social Network Sites: Users and Uses
Tác giả: Mike Thelwall
Năm: 2009
3. Ban Biên tập trang thông tin điện tử Thành phố Vĩnh Long (2023) . Một số biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng MXH. Nguồn https://phuong9.vinhlong.gov.vn/xem-chi-tiet-tin-tuc/id/231548 Link
6. Dương Thế Công (2021), Mạng xã hội, mặt tích cực và tiêu cực, những vấn đề đặt ra cho công tác bảo đảm an ninh trật tự. Nguồn:https://noichinh.quangbinh.gov.vn/3cms/mang-xa-hoi-mat-tich-cuc-va-tieu-cuc-nhung-van-de-dat-ra-cho-cong-tac-bao-dam-an-ninh-trat-tu.htm Link
14. Lê Duy Vũ (2021), Hà Nội sẽ siết quản lý báo chí, trang tin điện tử và mạng xã hội để bảo đảm an toàn thông tin mạng. Nguồn: https://vietnamnet.vn/ha-noi-se-siet-quan-ly-bao-chi-trang-tin-dien-tu-va-mang-xa-hoi-de-bao-dam-an-toan-thong-tin-mang-i285785.html Link
15. Lê Hà Văn (2023), Đƣa Thủ đô phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, là hình mẫu phát triển cho cả nước. Nguồn:https://www.xaydungdang.org.vn/thoi-su-chinh-tri/dua-thu-do-phat-trien-toan-dien-nhanh-ben-vung-van-hien-la-hinh-mau-phat-trien-cho-ca-nuoc-18999 Link
27. Nguyễn Nam Hà (2020), Một số quy định của pháp luật về quản lý, khai thác, sử dụng thông tin trên internet, MXH. Nguồn:https://kctl.huit.edu.vn/app_web/images/documents/n00ct/chuyen-de-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-quan-ly-khai-thac-su-dung-thong-tin-tren-internet-mang-xa-hoi_word.pdf Link
31. Nguyễn Trung Anh (2022), Năm 2022, kinh tế TP Hà Nội phục hồi nhanh, tăng trưởng khoảng 8,8%. Nguồn: https://tapchitaichinh.vn/nam-2022-kinh-te-tp-ha-noi-phuc-hoi-nhanh-tang-truong-khoang-8-8.html Link
32. Nguyễn Văn Chuộng (2016), Ảnh hưởng của Internet và các trang mạng xã hội đến lối sống của thanh niên hiện nay. Cổng thông tin điện tử Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh. Nguồn: https://hatinh.dcs.vn/thong-tin-tu-tuong-so-45-thang- Link
34. Phạm Hồng Thái (2018) Quản lý MXH – Thực trạng và giải pháp. Nguồn: http://cdspdienbien.edu.vn/truong-cao-dang-su-pham-dien-bien-voi-van-de-quan-ly-mang-xa-hoi-thuc-trang-va-giai-phap/ Link
42. Văn phòng Tỉnh uỷ Đắk Lăk (2021), An toàn thông tin khi sử dụng MXH;. Nguồn https://vpubnd.daklak.gov.vn/an-toan-thong-tin-khi-su-dung-mang-xa-hoi-15102.html Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức - Giải pháp Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ công chức và viên chức trên Địa bàn thành phố hà nội trong tình hình mới
Bảng 1.1. Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức (Trang 34)
Bảng 2.2. Thống kê biên chế công chức, viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công - Giải pháp Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ công chức và viên chức trên Địa bàn thành phố hà nội trong tình hình mới
Bảng 2.2. Thống kê biên chế công chức, viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công (Trang 47)
Bảng 2.4. Thống kê thời gian sử dụng mạng xã hội  Thời gian sử dụng  Số lƣợng  Tỷ lệ (%) - Giải pháp Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ công chức và viên chức trên Địa bàn thành phố hà nội trong tình hình mới
Bảng 2.4. Thống kê thời gian sử dụng mạng xã hội Thời gian sử dụng Số lƣợng Tỷ lệ (%) (Trang 48)
Bảng 2.6. Thống kê tần suất sử dụng mạng xã hội  Tần suất sử dụng MXH  Số lƣợng  Tỷ lệ (%) - Giải pháp Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ công chức và viên chức trên Địa bàn thành phố hà nội trong tình hình mới
Bảng 2.6. Thống kê tần suất sử dụng mạng xã hội Tần suất sử dụng MXH Số lƣợng Tỷ lệ (%) (Trang 49)
Bảng 2.5. Thống kê khung thời gian sử dụng mạng xã hội nhiều nhất  Khung thời gian sử - Giải pháp Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ công chức và viên chức trên Địa bàn thành phố hà nội trong tình hình mới
Bảng 2.5. Thống kê khung thời gian sử dụng mạng xã hội nhiều nhất Khung thời gian sử (Trang 49)
Bảng 2.8. Thống kê mục đích sử dụng mạng xã hội - Giải pháp Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ công chức và viên chức trên Địa bàn thành phố hà nội trong tình hình mới
Bảng 2.8. Thống kê mục đích sử dụng mạng xã hội (Trang 50)
Bảng 2.9. Công tác tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn hệ thống thông tin, - Giải pháp Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ công chức và viên chức trên Địa bàn thành phố hà nội trong tình hình mới
Bảng 2.9. Công tác tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn hệ thống thông tin, (Trang 66)
Bảng 2.10. Các giải pháp kỹ thuật bảo đảm ATTTM - Giải pháp Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ công chức và viên chức trên Địa bàn thành phố hà nội trong tình hình mới
Bảng 2.10. Các giải pháp kỹ thuật bảo đảm ATTTM (Trang 68)
Bảng 2.14. Tình trạng mạng xã hội của người dùng - Giải pháp Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ công chức và viên chức trên Địa bàn thành phố hà nội trong tình hình mới
Bảng 2.14. Tình trạng mạng xã hội của người dùng (Trang 71)
Bảng 2.12. Nhận thức về đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội - Giải pháp Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ công chức và viên chức trên Địa bàn thành phố hà nội trong tình hình mới
Bảng 2.12. Nhận thức về đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội (Trang 71)
Bảng 2.15. Đánh giá mức độ cần thiết trong việc đảm bảo an ninh thông tin khi - Giải pháp Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ công chức và viên chức trên Địa bàn thành phố hà nội trong tình hình mới
Bảng 2.15. Đánh giá mức độ cần thiết trong việc đảm bảo an ninh thông tin khi (Trang 72)
Bảng 2.16. Đánh giá mức độ an toàn thông tin khi sử dụng MXH trong bối - Giải pháp Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ công chức và viên chức trên Địa bàn thành phố hà nội trong tình hình mới
Bảng 2.16. Đánh giá mức độ an toàn thông tin khi sử dụng MXH trong bối (Trang 73)
Bảng 2.17. Tác động của việc mất an toàn thông tin khi sử dụng MXH - Giải pháp Đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội cho cán bộ công chức và viên chức trên Địa bàn thành phố hà nội trong tình hình mới
Bảng 2.17. Tác động của việc mất an toàn thông tin khi sử dụng MXH (Trang 74)