1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phòng ngừa và Ứng phó với mối Đe dọa an ninh môi trường trên Địa bàn thành phố hồ chí minh

116 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp phòng ngừa và ứng phó với mối Đe dọa an ninh môi trường trên Địa bàn thành phố hồ chí minh
Tác giả Lê Văn Dương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Việt Linh
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
Chuyên ngành Quản trị An ninh phi truyền thống
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH LÊ VĂN DƯƠNG GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI MỐI ĐE DỌA AN NINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC S

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH

LÊ VĂN DƯƠNG

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ

VỚI MỐI ĐE DỌA AN NINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH

LÊ VĂN DƯƠNG

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI MỐI ĐE DỌA AN NINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống

Mã số: 8900201.05QTD

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN VIỆT LINH

HÀ NỘI – 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “Giải pháp phòng ngừa và ứng phó với mối

đe dọa an ninh môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên

cứu của tôi, có sự hướng dẫn của TS Nguyễn Việt Linh Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình nào trước đây Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá, cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo

Tác giả

Lê Văn Dương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Việt Linh, người đã tận tình hướng dẫn

và định hướng cho tôi thực hiện công trình nghiên cứu này

Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã nhận xét và đóng góp những ý kiến quý báu để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô, đồng nghiệp tại Viện An ninh phi truyền thống đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi tập trung nghiên cứu, hoàn thành luận văn của mình

Tôi xin trân thành cảm ơn Văn phòng Quản trị các chương trình đào tạo Sau Đại học, Trường Quản trị và Kinh doanh đã tạo mọi điều kiện thủ tục để tôi hoàn thành Luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh, quan tâm và động viên tôi trong thời gian thực hiện Luận văn

Lê Văn Dương

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của Luận văn 2

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3

2.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 4

2.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước 5

3 Mục tiêu nghiên cứu 9

4 Đối tượng nghiên cứu 9

5 Phạm vi nghiên cứu 10

6 Phương pháp nghiên cứu 10

7 Dự kiến kết cấu Luận văn 11

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH MÔI TRƯỜNGDƯỚI GÓC ĐỘ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG 12

1.1 Nhận thức chung về an ninh phi truyền thống và an ninh môi trường 12

1.1.1 Khái niệm chung về an ninh phi truyền thống 12

1.1.2 Khái niệm an ninh môi trường 13

1.1.3 Những biểu hiện mất an ninh môi trường ở Việt Nam 15

1.1.4 Ảnh hưởng của việc mất an ninh môi trường dưới góc độ An ninh phi truyền thống 16

1.2 Phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh môi trường 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 23

2.1 Khái quát chung về Thành phố Hồ Chí Minh 23

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 23

2.1.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội 24

2.2 Thực trạng an ninh môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 32

Trang 6

2.2.1 Thực trạng các mối đe dọa an ninh môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ

Chí Minh 32

2.2.2 Thực trạng tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 39

2.3 Hoạt động phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh dưới góc độ an ninh phi truyền thống 42

2.3.1 Các hoạt động phòng ngừa, ứng phó các mối đe dọa an ninh môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 42

2.3.2 Chi phí quản trị rủi ro, chi phí mất do khủng hoảng và khắc phục khủng hoảng môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 44

2.3.3 Đánh giá chung 47

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH MÔI TRƯỜNGTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 51

3.1 Dự báo tình hình có liên quan 51

3.1.1 Dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh 51 3.1.2 Dự báo tình hình các mối đe dọa an ninh môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 51

3.2 Các giải pháp phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 53

3.2.1 Các giải pháp chung 53

3.2.2 Các giải pháp riêng 60

3.3 Một số kiến nghị 60

3.3.1 Kiến nghị với Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh 92

3.3.2 Kiến nghị với các quận, huyện, Thành phố Thủ Đức và các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

ANPTT : An ninh phi truyền thống ANQG : An ninh quốc gia

ANTT : An ninh truyền thống ATTP : An toàn thực phẩm BLHS : Bộ luật hình sự CATP : : Công an Thành phố CSĐT : Cảnh sát điều tra TN&MT : Tài nguyên và Môi trường TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTATXH : Trật tự an toàn xã hội VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm VPPL : Vi phạm pháp luật

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của Luận văn

An ninh môi trường là thành tố quan trọng của an ninh quốc gia, một phạm trù thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống

An ninh môi trường chính là việc không để xảy ra các tác động lớn của môi trường đến đời sống của người dân, đến sự ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế của quốc gia Nội hàm của an ninh môi trường bao gồm các nội dung chính:

+ Không để xảy ra ô nhiễm môi trường ở mức độ nguy cấp, nghĩa là không để xảy ra tình trạng các thông số môi trường biến đổi đến mức không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật và tự nhiên;

+ Không để xảy ra tình trạng suy thoái môi trường, suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên

+ Không để xảy ra sự cố môi trường ở cấp độ trung bình trở lên;

+ Không để xảy ra vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường ở mức độ phổ biến + Không để xảy ra các xung đột xã hội (phản đối, biểu tình, gây rối trật tự công cộng ) có căn nguyên từ các vấn đề môi trường, khai thác và sử dụng nguồn nước

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức hút và sức lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế cả nước Bên cạnh đó Thành phố hiện có

14 Khu công nghiệp, 03 Khu chế xuất, 01 Khu công nghệ cao và 27 cụm công nghiệp với hơn 1.700 nhà máy, cơ sở sản xuất, gần 3.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ nằm xen cài trong khu dân cư hoạt động trên nhiều lĩnh vực và rất nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm, siêu thị, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, chợ đầu mối, vị trí địa lý có điều kiện về tài nguyên rừng và khoáng sản đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng, tác động đến tình hình công tác đảm bảo an ninh môi trường trên địa bàn Thành phố

Trong những năm gần đây, Thành phố có tốc độ phát triển kinh tế cao, quá trình

đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, thu hút đầu tư khoa học công nghệ

Trang 9

cao, công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng nhiều lao động, ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới vào hoạt động sản xuất Tuy nhiên, dưới tác động tiêu cực của quá trình biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế -

xã hội, tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường tiếp tục có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, khó lường; trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân; vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm không đảm bảo, gây bức xúc trong xã hội… đó cũng là một trong những tác động, là mối đe dọa về an ninh môi trường

Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, hằng ngày, có gần 1,8 triệu m³ nước thải sinh hoạt thải ra môi trường; khoảng 839 nguồn thải công nghiệp, chủ yếu do hoạt động sản xuất, xây dựng…; chất thải rắn sinh hoạt khoảng 8.300 tấn/ngày và từ công trình xây dựng khoảng 1.200 đến 1.600 tấn/ngày Bên cạnh đó, thành phố đang phải tiếp nhận trên dưới 3.000 m³/ngày lượng bùn thải phát sinh từ các trạm và nhà máy xử

lý cấp nước, nước thải ; hơn 2.000 nhà máy công suất lớn cùng khoảng 10.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, thải ra 1.500 - 2.000 tấn chất thải công nghiệp/ngày, trong đó, chất nguy hại khoảng 350 đến 400 tấn Thành phố Hồ Chí Minh có 1,9 triệu hộ gia đình, hằng ngày thải ra môi trường gần 3.500 tấn rác Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ có hơn 134.000 nguồn thải, với gần 3.400 tấn rác/ngày Riêng khối lượng chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 22 tấn/ngày, chủ yếu phát sinh từ hơn 6.000 cơ sở y tế công lập và tư nhân1

Từ những thực trạng nêu trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Giải pháp phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm Luận văn Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống của mình nhằm

nghiên cứu thực trạng và đề ra một số giải pháp nâng cao công tác đảm bảo an ninh môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Theo Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người,

có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh

1

Sở Tài nguyên và Môi trường Tp Hồ Chí Minh

Trang 10

vật và tự nhiên”2

An ninh môi trường là việc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến

sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia An ninh môi trường là trạng thái hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển con người cũng như các loài sinh vật trong hệ thống đó Dưới góc

độ triết học, việc giải quyết vấn đề an ninh môi trường là bảo vệ môi trường sống, môi trường tồn tại của con người và xã hội hội loài người, là bảo vệ ba yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội

Một khi an ninh môi trường không được bảo đảm thì sẽ không có sự bảo đảm cho sự phát triển bền vững của quốc gia và chất lượng cuộc sống của con người Theo

đó, an ninh môi trường không được bảo đảm thì xã hội không có sản xuất vật chất, không có đời sống tinh thần, không có sự tồn tại và phát triển Trong những năm qua, nghiên cứu về an ninh môi trường đã bước đầu thu hút được nhiều nhà khoa học, thực tiễn ở trong nước và thế giới Tập hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu đã có, nhóm nghiên cứu tóm tắt, khái quát tình hình nghiên cứu như sau:

2.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới đã công bố một số công trình, sách chuyên khảo về An ninh môi trường, tiêu biểu như:

- Sách “Environmental Security: An Introduction” của Phó Giáo sư Peter Hough, Trường Middlesex University, London, Vương quốc Anh, xuất bản lần thứ hai, 2021

- Sách “Handbook of Security and the Environment” viết về Đảm bảo an ninh môi trường trong mối liên hệ với năng lượng, môi trường và biến đổi khí hậu, của tập thể các tác giả Ashok Swain, Giáo sư Nghiên cứu về Hoà Bình và Xung đột, Uppsala University, Joakim Öjendal, Giáo sư Nghiên cứu về Hoà Bình và Phát triển, Gothenburg University, Sweden và Anders Jägerskog, Chuyên gia cấp cao về quản lý nguồn nước, The World Bank, Washington DC, Hoa Kỳ, xuất bản năm 2021 Sách 368 trang

2

Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Trang 11

- Sách “Routledge Handbook of Environmental Security”, của các tác giả Richard A Matthew, Evgenia Nizkorodov, Crystal Murphy, Nhà xuất bản Routledge, Hoa Kỳ, tháng 12 năm 2021 Sách dày 362 trang

2.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước

Tại Việt Nam, thời gian qua đã có nhiều tài liệu, công trình khoa học về lý luận

và thực tiễn nghiên cứu liên quan đến vấn đề an ninh môi trường, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau, trong đó có thể kể đến các công trình có tính chất điển hình sau:

Một là, công trình nghiên cứu về quản trị an ninh môi trường dưới góc độ an ninh phi truyền thống

Hai là, các công trình khoa học tiếp cận dưới góc độ phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

An ninh môi trường là yếu tố then chốt của an ninh quốc gia và khu vực,

có tầm quan trọng xuyên biên giới và thậm chí toàn cầu An ninh môi trường liên quan đến việc giảm thiểu và ngăn chặn các mối đe dọa về năng lượng, tài nguyên nước, tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và khí hậu

Đã có một số công trình nghiên cứu về an ninh phi truyền thống và an ninh môi trường

- Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Minh Đức (2009), “Phòng chống tội phạm truyền thống và tội phạm phi truyền thống trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Công an nhân dân Sách đã đề cập sâu về công tác phòng chống tội phạm truyền thống và tội phạm phi truyền thống trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới và xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ Tội phạm trong lĩnh vực môi trường được coi là loại tội phạm phi truyền thống, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn và phát triển bền vững

- Sách chuyên khảo “An ninh phi truyền thống - nguy cơ, thách thức, chủ trương và giải pháp đối phó ở Việt Nam” của tác giả Thượng tướng, TS Nguyễn

Văn Hưởng, do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành, 2015 Mục 3.1

Trang 12

Chủ trương, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai; Mục 3.2 Chủ trương, giải pháp ứng phó với đe dọa an ninh môi trường (từ trang 144 - 172)

- Sách chuyên khảo “An ninh phi truyền thống - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn” do GS.TS Tạ Ngọc Tấn, PGS.TS Phạm Thành Dung, PGS.TS Đoàn Minh Huấn

đồng chủ biên, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị phát hành năm 2015 Chương 4 Vấn đề an ninh môi trường Nội dung sách đề cập sâu về quan niệm an ninh môi trường; các vấn đề chủ yếu của an ninh môi trường và những cảnh báo quan trọng về an ninh môi trường ở Việt Nam

- Sách chuyên khảo “An ninh phi truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế” do

GS.TS Tô Lâm và GS.TS Nguyễn Xuân Yêm đồng chủ biên, NXB CAND 2017 Mục 2.4 Biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai và mục 2.5 An ninh môi trường (từ trang 306 đến trang 465) đã đề cập khá toàn diện những nhận thức chung về an ninh môi trường và biến đổi khí hậu; nhận diện về môi trường và an ninh môi trường; phân tích, đánh giá những quan điểm của một số quốc gia, các học giả trên thế giới về an ninh môi trường; nhận diện các đặc điểm về an ninh môi trường ở Việt Nam; đánh giá thực trạng tình hình

vi phạm pháp luật về an ninh môi trường ở Việt Nam, nguyên nhân và những kết quả ban đầu của các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh

- Nguyễn Việt Linh (2022), Quản lý Nhà nước về An ninh phi truyền thống theo chức năng của lực lượng Công an nhân dân, NXB CAND

Sách trình bày, phân tích sâu về hoạt động quản lý nhà nước về an ninh phi truyền thống theo chức năng của lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn 2015 - 2021

- Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Việt Linh (2021), Tư duy mới về an ninh quốc gia trong tình hình mới, Tạp chí Tuyên giáo Online, ngày 14/6/2021

Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hội nhập quốc tế, cần phải có quan niệm mới, tư duy mới về an ninh quốc gia theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội XIII Bài báo trình bày các nhận thức, tuy duy mới của

Đảng Cộng sản Việt Nam về an ninh quốc gia

- Nguyễn Xuân Yêm, Lê Hồng Nam và các tác giả (2022), Phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa, khủng hoảng, thảm họa an ninh phi truyền thống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, NXB CAND

Trang 13

Sách trình bày, phân tích các hoạt động phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa

an ninh phi truyền thống, trong đó có các mối đe dọa an ninh môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Một số công trình nghiên cứu về môi trường và bảo đảm an ninh môi trường

ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh cũng cần được chú ý, điển hình như:

- Lê Thị Thanh Hương (2006), “Nhân tố con người trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường”, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Cuốn

sách đã đi sâu phân tích, làm rõ vại trí, vai trò của nhân tố con người trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường, trong đó đi sâu đề cập đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về pháp luật và chuyên môn nhằm nâng cao năng lực cho lực lượng làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của Việt Nam nói chung và của mỗi địa bàn cụ thể

- Phạm Văn Lợi (2004), “Tội phạm về môi trường - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Sách chuyên khảo, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Nhà xuất bản Sự

thật Cuốn sách đề cập đến những nhận thức mới đối với tội phạm về môi trường Đặt nền tảng về lý luận, khảo cứu thực tiễn để xây dựng một số giải pháp về phòng, chống tội phạm về môi trường của Việt Nam

- Phạm Kiều Nhi và các tác giả (2009), Vấn ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và các giải pháp kinh tế, Luận văn

nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu thực trạng về tình hình ô nhiễm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ đó đề ra một số giải pháp kinh tế nhằm hạn chế tiến tới khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp

- Đặng Thu Hiền (2012), “Hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường tại các khu công nghiệp theo chức năng của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường”, Luận án Tiến sĩ, Học viện Cảnh sát nhân dân,

năm 2012

Trang 14

Luận án trình bày sâu về hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường tại các khu công nghiệp trên địa bàn cả nước theo chức năng của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường

- Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh (2012), “An ninh môi trường”, Sách

chuyên khảo, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Đây là cuốn sách tiếp cận sâu về an ninh môi trường liên quan chặt chẽ đến sự phát triển bền vững của Việt Nam Các tác giả đã tiếp cận nội dung từ những vấn đề nhận thức chung về an ninh môi trường, các nội dung của an ninh môi trường trong một số lĩnh vực cụ thể (an ninh nguồn nước, an ninh biển, an ninh về khí hậu, an ninh về ô nhiễm môi trường…), đặt các vấn đề an ninh môi trường trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững

- Lê Thị Tuyết Mai (2013) “Hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật

về môi trường trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường”, Luận án Tiến sĩ, Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2013

Luận án trình bày sâu về hoạt động hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm

pháp luật về môi trường trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu trên địa bàn cả nước của lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường

- Phan Xuân Dũng (2017), “Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam”, Nxb

Thanh Niên, Hà Nội

Cuốn sách tập trung phân tích, làm rõ nhận thức về biến đổi khí hậu, nhận diện tình hình tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam và bước đầu đã nêu ra một số giải pháp ứng phó cần thiết

- Nguyễn Tiến Dũng (2018), “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ

Luận văn đã đề cập tới thực trạng công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Việt Nam nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Từ đó đề

ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

- Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (2021), “Thực trạng và giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”,

Tiểu luận Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 15

Tiểu luận đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,

Các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra phân tích, làm rõ những cơ sở lý luận quan trọng cho việc tiếp cận với bảo đảm an ninh môi trường; mô tả được bức tranh toàn cảnh của an ninh môi trường Đây là những cơ sở quan trọng để kế thừa những kết quả đã được điều tra, khảo sát, nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn về môi trường và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ cho việc nghiên cứu Luận văn về an ninh môi trường Tuy nhiên, nội hàm khái niệm về an ninh môi trường, đặc điểm, tính chất, tiêu chí phân loại về an ninh môi trường chưa được thống nhất và chưa có nghiên cứu chuyên sâu Nhiều nghiên cứu mới tiếp cận và phân tích trong phạm vi hẹp Vấn đề an ninh môi trường dưới góc

độ an ninh phi truyền thống, tác động đến những vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội chưa được quan tâm nghiên cứu Đặc biệt, cho đến nay chưa có công trình nào đặt ra nghiên cứu về cơ sở khoa học và xây dựng các luận cứ để đề xuất xây dựng chiến lược bảo vệ an ninh môi trường quốc gia; chưa có luận cứ khoa học triển khai thí điểm bảo đảm an ninh môi trường trên một địa bàn cụ thể (tỉnh, thành phố); chưa chú trọng xây dựng các phương án, kịch bản xử lý, ứng phó với các tình huống mất an ninh môi trường điển hình; chưa xây dựng được Bộ công cụ quản trị

an ninh môi trường cấp tỉnh, thành phố để làm cơ sở cho các địa phương vận dụng vào thực tiễn bảo đảm an ninh môi trường cũng như là căn cứ để đánh giá kết quả bảo đảm an ninh môi trường của một địa phương cụ thể (cấp tỉnh, thành phố) như Thành phố Hồ Chí Minh

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận của an ninh môi trường; thực trạng công tác phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh môi trường trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh trong thời gian tới

4 Đối tượng nghiên cứu

Trang 16

Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh môi trường, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự an toàn

xã hội, phát triển bền vững của thành phố Hồ Chí Minh

5 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu an ninh môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (tập trung môi trường đô thị; môi trường biển; môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp, môi trường nông thôn và làng nghề) Để có cơ sở đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời xem xét đối chứng sự tác động, ảnh hưởng và mối quan hệ của các hiện tượng đặc biệt trên thế giới, khu vực đối với an ninh môi trường thành phố Hồ Chí Minh như đại dịch Covid 19, tràn dầu trên biển…

+ Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu, khảo sát từ năm 2016 - 2021 Dự báo và xây dựng giải pháp phòng ngừa, ứng phó với mối đe dọa an ninh môi trường đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

6 Phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở phương pháp luận

+ Luận văn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý

luận, phương pháp luận cho việc tiếp cận nghiên cứu Trong đó, những nguyên lý cơ bản như: duy vật, biện chứng, phát triển, toàn diện được lấy làm cơ sở để phân tích các

sự kiện, hiện tượng của các lĩnh vực thuộc an ninh môi trường

+ Luận văn cũng dựa vào lý thuyết hệ thống, lý thuyết hành vi và lý thuyết xung đột xã hội để tiếp cận và phân tích những vấn đề đặt ra cho an ninh môi trường

Ở đây, an ninh môi trường được xem xét trong mối quan hệ với an ninh quốc gia và hệ thống chính trị xã hội Các dạng an ninh môi trường được xem xét trong mối tương quan với các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quan hệ quốc tế; đồng thời xem xét trong tương quan với những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích của các nhóm, các tầng lớp xã hội Như vậy, vấn đề bảo đảm an ninh môi trường được phân tích toàn diện, sát hợp hơn

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Trang 17

+ Phân tích tài liệu thứ cấp: Đây là phương pháp thu thập, phân tích và khai

thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến các tài liệu đã được nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu của Đảng, Nhà nước, của các cơ quan trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh; các công trình nghiên cứu; các báo cáo, các thống kê của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, của các tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh môi trường

Luận văn cũng thu thập và phân tích các công trình, tài liệu nghiên cứu ngoài nước về hoạt động phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh môi trường, lấy

đó làm căn cứ so sánh với hoạt động phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh môi trường ở Việt Nam và của Thành phố Hồ Chí Minh

+ Điều tra xã hội học

Một cuộc điều tra xã hội học sẽ được tiến hành với cả phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính

Đối tượng điều tra: Thực trạng, nguyên nhân, xu hướng biến đổi và các giải pháp phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh môi trường nhằm đảm bảo an ninh, an toàn và phục vụ phát triển bền vững của thành phố Hồ Chí Minh

Khách thể nghiên cứu: Các cán bộ trực tiếp trong việc xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh môi trường; các cán bộ chính quyền địa phương, cơ sở sản xuất, lãnh đạo doanh nghiệp, các cơ quan bảo vệ pháp luật, người dân…

Địa bàn điều tra: Cơ quan trung ương đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; các

sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân của thành phố Hồ Chí Minh

Mẫu sẽ chọn theo cách lấy mẫu hệ thống khởi đầu ngẫu nhiên có tính tới yếu tố đặc thù của đối tượng điều tra: Các đơn vị trung ương sẽ điều tra ở các cơ quan có chức năng trực tiếp liên quan đến bảo đảm an ninh môi trường, tổng số dự kiến: 50 phiếu Khối sở, ngành: 50 phiếu Khối các quận, huyện: 150 phiếu Khối doanh nghiệp: 50 phiếu

7 Dự kiến kết cấu Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 3 chương

Trang 18

Chương 1- Một số cơ sở lý luận về an ninh môi trường dưới góc độ an ninh phi truyền thống

Chương 2- Thực trạng công tác phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3- Giải pháp phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH MÔI TRƯỜNG

DƯỚI GÓC ĐỘ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

1.1 Nhận thức chung về an ninh phi truyền thống và an ninh môi trường

1.1.1 Khái niệm chung về an ninh phi truyền thống

An ninh phi truyền thống - tiếng Anh là Non-traditional Security, trong nhiều

tác phẩm và bài viết của các nhà nghiên cứu phương Tây có lúc cũng dùng những từ như:

an ninh phi bình thường (Unconventional Security), mối đe dọa phi truyền thống traditional Threats), vấn đề phi truyền thống (Non-traditional Issues) và mối đe dọa mới (New Threat), an ninh mới (New Security) An ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống (Traditional Security) đều chỉ một loại quan niệm an ninh, nhưng khác nhau ở góc nhìn đối với nhận thức về an ninh, chủ thể của an ninh, tính chất của an ninh, nội hàm của khái niệm an ninh An ninh phi truyền thống là một loại quan niệm an ninh mới, nhấn mạnh rằng, an ninh chính trị (chế độ chính trị, chủ quyền quốc gia) tuy vẫn quan trọng nhưng không phải là nội dung, nội hàm duy nhất của an ninh; nội dung, nội hàm an ninh quốc gia không chỉ là an ninh chính trị và quân sự Có nhiều vấn đề thuộc an ninh quốc tế

(Non-và an ninh toàn cầu trực tiếp (Non-và gián tiếp ảnh hưởng, chi phối an ninh quốc gia

Bên cạnh đó cũng đã xuất hiện một số khái niệm an ninh mới như: an ninh xuyên quốc gia3; an ninh tổng hợp4; an ninh con người5

Trang 19

An ninh phi truyền thống được hình thành từng bước, từ sự mở rộng nội hàm và ngoại diên của quan niệm an ninh quốc gia sau Chiến tranh lạnh và khác với an ninh truyền thống, đồng thời phản ánh tình hình hiện thực của vấn đề an ninh quốc tế sau Chiến tranh lạnh10

Từ đây có thể quan niệm an ninh phi truyền thống là một loại hình an ninh mới

do những yếu tố phi chính trị và phi quân sự gây ra, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển và an ninh của mỗi quốc gia, cả khu vực và cả toàn cầu

An ninh phi truyền thống là việc ảo đảm an toàn, không có hiểm nguy cho cá nhân con người, quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại trước các mối đe dọa có nguồn gốc phi quân sự như iến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn lực, dịch bệnh lây lan nhanh, khủng hoảng tài chính, an ninh mạng, tội phạm nguy hiểm xuyên biên giới, chủ nghĩa khủng bố… Các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh phi truyền thống thường lan t a nhanh, ảnh hưởng rộng mang tính khu vực ho c toàn cầu,

do tác động bởi m t trái của kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa, của s dụng thành tựu khoa học - công nghệ

1.1.2 Khái niệm an ninh môi trường

Theo Liên hợp quốc (năm 1992), an ninh môi trường là “sự khan hiếm các tài nguyên thiên nhiên, suy thoái và ô nhiễm môi trường và những hiểm họa có thể gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột và chiến tranh”11 Trong cuốn sách Môi trường và phát triển bền vững Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe cho rằng: “An ninh môi trường

6Kofi Annan (2001), We can love What We are, Without Hating What - and Who - We are not, Secretary -

General Says in Nobel Lecture, December 10, 2001, http://www.unorg/news/press/docs/200 l/sgsm8071 doc.htm.)

7

Amiiav Acharya (2000), Human Security in Asia Pacific: Puzzle Panacea or Peril?, Canandian Consortium on

Asia Pacific Security Bulletin, No 27, November 2000

8 Losana Mcgowan: Security Threat in Pacific is Internal, Febuary 23, 2002, http://ww\v.sidsnet.0rg/pacific/usp/jourm/spicol/spicol200military Html.)

9Trần Phất, Nhiếp Hồng Ân và các tác giả (1993), Từ điển Hán ngữ đương đại, Nxb Đại học Sư phạm Bắc Kinh,

Trang 20

là một trạng thái mà một hệ thống môi trường có khả năng đảm bảo điều kiện sống an toàn của con người cư trú trong hệ thống đó”12

Ở Việt Nam, bảo đảm an ninh môi trường được coi là một trong những nhiệm

vụ trọng tâm thường xuyên có tính lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai, phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân; quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, chú trọng bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững” Vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng là một nội dung quan trọng của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, trong đó nhấn mạnh: “Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Xây dựng chiến lược, hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, trọng tâm là đất, nước và khoáng sản Xây dựng hệ thống luật pháp, chính sách và cơ chế giám sát tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu, dự báo, cảnh báo thiên tai, ô nhiễm và thảm hoạ môi trường, dịch bệnh Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường Chủ động, tích cực hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ thông tin, phối hợp nghiên cứu, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, bảo đảm an ninh sinh thái, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh năng lượng

Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường Phát triển kinh tế xanh, ít chất thải, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, các-bon thấp; khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất Nâng cao tính chống chịu và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế; thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông, lâm, ngư nghiệp và các lĩnh vực khác của nền kinh tế”13 Điều này cho thấy, vấn đề bảo đảm an ninh môi

Trang 21

trường đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và thể chế hóa trong các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật

Từ đây, có thể quan niệm an ninh môi trường là trạng thái xã hội không để xảy

ra các tác động lớn của môi trường đến đời sống của người dân, đến sự ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế của quốc gia, địa phương

1.1.3 Những biểu hiện mất an ninh môi trường ở Việt Nam

Nội hàm của an ninh môi trường bao gồm các nội dung chính:

+ Không để xảy ra ô nhiễm môi trường ở mức độ nguy cấp, nghĩa là không để xảy ra tình trạng các thông số môi trường biến đổi đến mức không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật và tự nhiên;

+ Không để xảy ra tình trạng suy thoái môi trường, suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên

+ Không để xảy ra sự cố môi trường ở cấp độ trung bình trở lên;

+ Không để xảy ra vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường ở mức độ phổ biến + Không để xảy ra các xung đột xã hội (phản đối, biểu tình, gây rối trật tự công cộng ) có căn nguyên từ các vấn đề môi trường, khai thác và sử dụng nguồn nước

Ngoài ra mất an ninh môi trường còn bao gồm các biểu hiện:

Một là, iến đổi khí hậu đe dọa môi sinh Việt Nam là một trong 05 quốc gia ở

khu vực châu Á phải chịu nhiều hậu quả nhất do biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Hai là, xung đột môi trường nước Việt Nam có 2.360 con sông thuộc 16 lưu

vực sông Trong đó, hơn 60% tài nguyên nước mặt xuất phát từ các quốc gia khác Trong khi đó, biến đổi khí hậu đang làm suy thoái tài nguyên nước, nhưng nhu cầu dùng nước của các quốc gia đều tăng lên, làm tăng các bất đồng và xung đột trong sử dụng chung nguồn nước

Ba là, “xâm lược sinh thái” đe dọa an ninh môi trường Việt Nam là quốc gia

đang phát triển, đi sau các nước phát triển nhiều thập kỷ Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, lợi dụng sơ hở, thiếu sót, bất cập trong hệ thống pháp luật và yếu kém trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, nhiều cán bộ nước ta đang tiếp tay cho các loại tội phạm, tiếp tay cho “xâm lược sinh thái” như: nhập khẩu phế liệu công nghiệp, nhập

Trang 22

khẩu các sinh vật ngoại lai, nhập khẩu nông sản có hóa chất độc hại biến nước ta thành bãi rác công nghiệp, nông nghiệp

1.1.4 Ảnh hưởng của việc mất an ninh môi trường dưới góc độ An ninh phi truyền thống

1.1.4.1 Ảnh hưởng đến phát triển ền vững

An ninh môi trường là việc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến

sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia An ninh môi trường là trạng thái hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cũng như các loài sinh vật trong hệ thống đó An ninh môi trường không được bảo đảm thì xã hội không có sản xuất vật chất, không có đời sống tinh thần, không có sự tồn tại và phát triển An ninh môi trường là thành tố quan trọng của an ninh quốc gia, một phạm trù thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống Ở Việt Nam, bảo đảm an ninh môi trường được coi là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Một hệ thống môi trường bị mất an ninh có thể do các nguyên nhân tự nhiên (thiên tai) hoặc do các hoạt động của con người (khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thải chất độc vào môi trường gây

ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học…) hoặc phối hợp tác động của cả hai nguyên nhân trên

Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học” Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại

mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai…” Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế, xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội… phải phối

Trang 23

hợp với nhau thực hiện nhằm đảm bảo ổn định cả 03 yếu tố là kinh tế, xã hội và môi trường

1.1.4.2 Ảnh hưởng đến an ninh quốc gia

An ninh truyền thống và an ninh môi trường là hai mặt của khái niệm an ninh nhưng chúng lại có quan hệ đan xen với nhau, trong một số điều kiện giữa chúng lại có khả năng chuyển hóa nhau, nhất là trong các mối đe dọa, thách thức an ninh môi trường (an ninh phi truyền thống) được chuyển hóa thành an ninh truyền thống Ở đây, chúng ta có thể nhận diện trên một số bình diện mà sự chuyển hóa này thường diễn ra một cách rõ ràng, cụ thể

- Những vấn đề thuộc về an ninh truyền thống nhưng cũng là tác nhân dẫn đến vấn các mối đe dọa, thách thức an ninh phi truyền thống Chẳng hạn, các cuộc chiến tranh là những vấn đề của an ninh truyền thống Tuy nhiên, chiến tranh dẫn đến mất ổn định xã hội, gây ra đói nghèo, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… lại thuộc về các thách thức an ninh môi trường (an ninh phi truyền thống) Đơn cử như sự việc Công ty Formosa ở Hà Tĩnh xảy ra vào năm 2016 xả chất thải ra biển mà chưa qua xử lí đã gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng cho vùng biển của 04 tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Ngoài ra, lợi dụng sự việc này các thế lực thù địch, các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân địa phương để kích động biểu tình, gây mất an ninh trật tự công cộng Từ tháng 4/2016 - tháng 4/2017, tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, các đối tượng chống đối đã kích động lôi kéo giáo dân tham gia 40 vụ tuần hành, biểu tình đông người chặn quốc lộ 1A chống người thi hành công vụ Đặc biệt, vào ngày 02/10/2016, các đối tượng chống đối đã kích động lôi kéo hơn 10.000 giáo dân tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bao vây nhà máy Formosa gây áp lực yêu cầu nhà máy Formosa phải đóng cửa ngừng hoạt động Số đối tượng quá khích đã trèo lên cổng hò hét, đập phá tài sản Khi lực lượng chức năng đến giải quyết các đối tượng đã ném gạch đá vào lực lượng Cảnh sát cơ động, Bộ đội, Biên phòng và đuổi đánh những người nghi là Công an, Bộ đội Có thể nói đây là ví dụ điển hình cho sự chuyển hóa giữa an ninh môi trường (an ninh phi truyền thống) thành an ninh truyền thống

1.2 Phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh môi trường

Trang 24

Phòng ngừa, ứng phó với các mối đe doạ an ninh môi trường là những hoạt động quan trọng của Quản trị an ninh môi trường

Quản trị an ninh môi trường là phương thức vận hành, quản lý xã hội bằng thể chế, luật lệ, cơ chế, quy trình, trên cở sở sự điều phối, tương tác, phối hợp giữa các chủ thể nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức xã hội nhằm phòng ngừa, ứng phó có hiệu quả với các nguy cơ đe dọa, khủng khoảng, thảm họa, khủng khoảng an ninh môi trường

Quản trị an ninh môi trường là một bộ phận cấu thành của quản trị quốc gia hiện đại, là một bộ phận của quản trị an ninh phi truyền thống Quản trị an ninh phi truyền thống nói chung, quản trị an ninh môi trường nói riêng có mối quan hệ ch t

chẽ với phát triển bền vững

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập đã xuất hiện nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh môi trường, đe đọa sự phát triển bền vững - một trong những yếu tố an ninh phi truyền thống Xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi gây ô nhiễm môi trường, để lại những hậu quả tiêu cực lâu dài; các loại tội phạm trong lĩnh vực môi trường ngày càng tinh vi,nguy hiểm, không chỉ ở một địa phương mà đối với cả quốc gia, khu vực, xuyên quốc gia Chính vì vậy quản trị an ninh môi trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển bền vững môi trường

Quản trị an ninh môi trường bao gồm hai nhóm hoạt động: phòng ngừa và ứng phó Phòng ngừa các nguy cơ đe dọa, khủng khoảng, thảm họa an ninh môi trường là hoạt động có tính chủ động và tổng hợp của Nhà nước, của xã hội và của mọi công dân hướng tới việc hạn chế, ngăn ngừa sự hình thành các thành tố tạo thành các nguy cơ đe dọa, khủng khoảng, thảm họa an ninh môi trường hoặc làm cho các thành tố này không phát huy được tác dụng để loại trừ dần nguyên nhân của các nguy cơ đe dọa, khủng khoảng, thảm họa an ninh môi trường, ngăn ngừa các mối đe dọa, khủng khoảng, thảm họa an ninh môi trường xảy ra

Còn theo Từ điển Tiếng Việt “Ứng phó là đối phó nhanh nhạy, kịp thời với những tình huống mới, bất ngờ” Khoản 32 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

có quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu như sau: “là hoạt động của con người

Trang 25

nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính” Điều 90 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về thích ứng với biến đổi khí hậu như sau

“Thích ứng với biến đổi khí hậu là các hoạt động nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu

và tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại”

Để phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ đe dọa, khủng khoảng, thảm họa an ninh phi truyền thống, các quốc gia đã đề ra các chu trình quản trị phù hợp với tình hình thực tế

Một số nước trên thế giới trong đó đại diện là Hoa Kỳ đã thực hiện chu trình quản trị thảm họa an ninh phi truyền thống nói chung, an ninh môi trường 5 bước:

Chu trình quản trị thảm họa an ninh phi truyền thống

Các bước trong chu kỳ quản trị thảm hoạ an ninh phi truyền thống:

Trang 26

Chu trình quản trị an ninh phi truyền thống, an ninh môi trường bao gồm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Phòng ngừa các nguy cơ đe dọa, khủng khoảng, thảm họa an ninh môi trường

Gồm các biện pháp cần tiến hành khi có dự báo thảm họa an ninh phi truyền thống sẽ xảy ra để kịp thời ứng phó một cách phù hợp và hiệu quả

Các hoạt động phòng ngừa có thể làm giảm đến mức thấp nhất tác động của thảm họa an ninh phi truyền thống như xây dựng năng lực của các cơ quan chuyên môn như Quân đội, Công an, Y tế, các ngành, các tổchức trong cộng đồng nhằm thựchiện tốt các hoạt động cảnh báo, chữa cháy, tìm kiếm và cứu nạn, cứu hộ, sơ tán

và cứu trợ, xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa thảm họa an ninh phi truyền thống, dự trữ thiết bị, hàng hóa để huy động kịp thời, chuẩn bị hệ thống thông tin liên lạc trong tình huống khẩn cấp, tuyên truyền nâng cao trình độ cán bộ các cơ quan chuyên môn và nhận thức cộng đồng

Giai đoạn 2: Ứng phó các mối đe dọa, phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa, khủng khoảng, thảm họa an ninh phi truyền thống

Tùy từng cấp độ thảm họa an ninh phi truyền thống mà có kế hoạch, phương

án ứng phó phù hợp Bao gồm các hoạt động:

Phòng ngừa

Tái thiết/Phát triển

Phục hồi Cứu trợ

Giảm nhẹ/

Thích ứng

THẢM HỌA ANPTT

Trang 27

- Giảm nhẹ/ thích ứng trong ứng phó các mối đe dọa, khủng khoảng, thảm họa

an ninh phi truyền thống

Gồm tất cả các biện pháp có thể thực hiện nhằm giảm đến mức thấp nhất những tác động của thảm họa an ninh phi truyền thống nhờ đó giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của thảm họa

Các biện pháp giảm nhẹ/ thích ứng có thể là các biện pháp vật chất/ công trình

(xây dựng đê điều, nhà ở an toàn…); hoặc các biện pháp mang tính pháp lý (nghiêm cấm người dân xây dựng nhà ở, sản xuất, kinh doanh tại khu vực dự báo sẽ xảy ra thảm họa…); hay các biện pháp phi công trình (tập huấn, nâng cao nhận thức cộng đồng, vận động về các vấn đề phát triển )

- Cứu trợ trong ứng phó các mối đe dọa, khủng khoảng, thảm họa an ninh phi truyền thống

Bao gồm các hoạt động thực hiện trong và sau khi thảm hoạ an ninh phi truyền

thống xảy ra nhằm trợ giúp những người bị ảnh hưởng như: tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm, chăm sóc sức khoẻ, sửa chữa phương tiện cần thiết, hỗ trợ về tâm lý

- Phục hồi trong ứng phó các mối đe dọa, khủng khoảng, thảm họa an ninh phi truyền thống

Các hoạt động nhằm khôi phục những dịch vụ cơ bản giúp những người bị ảnh hưởng do thảm họa an ninh phi truyền thống phục hồi nhanh chóng, gồm: hỗ trợ sửa chữa nhà ở, thiết lập các dịch vụ thiết yếu, phục hồi các hoạt động kinh tế xã hội chủ chốt…

Tái thiết và phát triển trong ứng phó các mối đe dọa, khủng khoảng, thảm họa

an ninh phi truyền thống

Là các biện pháp tiến hành nhằm sửa chữa hoặc thay thế cơ sở hạ tầng đã bị thiệt hại do thảm họa an ninh phi truyền thống gây ra để phục hồi các hoạt động kinh

tế - xã hội Các hoạt động này gồm tái thiết cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội và khôi phục tất cả các dịch vụ, đời sống sau khi các mối đe dọa, khủng khoảng, thảm họa an ninh phi truyền thống xảy ra

Trang 28

Về phương châm quản trị, phòng ngừa, ứng phó các thảm họa an ninh phi

truyền thống: “3 sẵn sàng” và “4 tại chỗ”

- Tư tưởng chỉ đạo: phòng chống thảm họa an ninh phi truyền thống như chống giặc dưới sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương

- Phương châm “3 sẵn sàng”: phòng chống thảm họa an ninh phi truyền thống

như chống giặc; chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời và khắc phục khẩn trương và

Trên cơ sở nghiên cứu về an ninh môi trường, có thể đánh giá an ninh môi trường của một chủ thể theo phương trình quản trị an ninh phi truyền thống sau đây: QUẢN TRỊ AN NINH MÔI TRƯỜNG = (AN TOÀN + ỔN ĐỊNH + PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG) - (CHI PHÍ QUẢN TRỊ RỦI RO + CHI PHÍ MẤT DO KHỦNG HOẢNG + CHI PHÍ KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG)

S2: Ổn định môi trường: khai thác và sử dụng tài nguyên môi trường

S3- Tính bền vững: biện pháp, công cụ bảo vệ và phát triển các giá trị môi trường (thể chế, chính sách, tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ trong bảo vệmôi trường)

Trang 29

C1 - Chi phí quản trị rủi ro: chi phí quản lý, chi phí quan trắc chất lượng môitrường,

C2 - Chi phí mất do khủng hoảng: chi phí mất do ô nhiễm môi trường (sứckhỏe người dân, hoạt động sản xuất, mất đất canh tác, giảm năng suất )

C3 - Chi phí khắc phục khủng hoảng: chi phí khắc phục hậu quả do ô nhiễm Trong khoa học lý luận hiện nay, phương trình Quản trị an ninh phi truyền thống (gọi tắt là phương trình MNS hay 3S-3C) đang được nghiên cứu, ứng dụngnhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau dù trong quản trị doanh nghiệp hay nhànước nhằm mục đích quản trị có hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo an toàn cho các thể nhân, pháp nhân, trong đó có cả pháp nhân công quyền

Tùy vào mục đích sử dụng trong công tác quản trị an ninh phi truyền thốngphương trình: S = 3S-3C cũng có thể được nhà nghiên cứu hay quản trị lựa chọn sửdụng ở dạng rút gọn các yếu tố đơn giản như: S= S1 –C1 hay S = (S1+S2) - (C1+C2) Phương trình S= 3S-3C thường được dùng kết hợp với một số phươngpháp như phương pháp chuyên gia hay Brainstorming Từ đó thiết kế các bảng biểu,câu hỏi, tổng hợp dữ liệu và đánh giá kết quả công tác quản trị an ninh phi truyềnthống của 1 chủ thể trong một khoảng thời gian cụ thể là 1 năm hay 2-3-5 năm đãqua Qua đó tìm

ra được nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm Phương trình này cũngđược dùng để thiết

kế các nghiên cứu, tìm kiếm dữ liệu và dự báo về các rủi ro vàkhủng hoảng trong một giai đoạn tương lai (5 đến 10 năm tới), góp phần thiết kếcác chiến lược ứng phó với các rủi ro và mối đe dọa an ninh phi truyền thống trongmột số ngành, lĩnh vực

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÕNG NGỪA, ỨNG PHÓ

VỚI CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Khái quát chung về Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Trang 30

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nằm ở trung tâm Nam Bộ và phía Tây Nam của vùng Đông Nam Bộ Thành phố nằm trong tọa độ địa lý khoảng: 10o10’- 10o38’ vĩ độ Bắc và 106o22’ – 106o54’ kinh độ Đông TP.HCM có các mặt tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương; - Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh; - Phía Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai; - Phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu; - Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang TP.HCM nằm ở ngã tư quốc

tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng, là cửa ngõ quốc tế (có cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất) và nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long

2.1.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội

b) Về dân tộc

Theo kết quả từ Tổng điều tra Dân số và nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh năm

2019, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ đầy đủ 54 dân tộc sinh sống và làm việc Trong đó, đông nhất là dân tộc Kinh với hơn 8,5 triệu người (chiếm 94,8%) và 470.000 người (5,2%) thuộc 53 dân tộc khác

c) Về tôn giáo

Hiện Thành phố Hồ Chí Minh có 32 tôn giáo được công nhận đang hoạt động, với 2,4 triệu tín đồ các tôn giáo, chiếm đến 1/3 dân số toàn Thành phố Hồ Chí Minh Trong số 2,4 triệu tín đồ các tôn giáo, Phật giáo chiếm số đông với 1,6 triệu người; tiếp theo là đồng bào theo đạo Công giáo với hơn 645 nghìn người; Tin Lành: trên 65 nghìn người; Cao Đài: 48 nghìn người; Hồi giáo: 5 nghìn người Có thể thấy rõ nhất

14 Theo báo cáo tình hình và kết quả công tác của Cảnh sát khu vực thuộc Công an Thành phố Hồ Chí Minh năm

2020

Trang 31

hình ảnh đồng bào theo Phật giáo sống hòa hợp cùng những người không theo tôn giáo tại các khu xóm người Hoa ở Chợ Lớn Đồng bào ở khu xóm Khmer (Quận 10) hay đồng bào Chăm theo đạo Hồi (quận Phú Nhuận) có sinh hoạt và cuộc sống với tinh thần công dân như mọi người khác Theo thống kê của Ban Tôn giáo - Dân tộc, hiện toàn Thành phố Hồ Chí Minh có 8.147 chức sắc các tôn giáo và 1.544 cơ sở thờ tự…15

- Khu vực III (dịch vụ) tăng 2,17% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,59%);

- Khu vực IV (Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm) giảm 0,51% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,31%)

2.1.3 Kết quả khảo sát của luận văn

Do mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các phương án phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa, khủng hoảng, thảm họa an ninh môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nên tác giả đã khảo sát tình hình an ninh môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

a) Phạm vi khảo sát:

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát 07 địa phương trọng điểm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Căn cứ vào kết quả khảo sát để đánh giá thực trạng tình hình an ninh môi trường, làm cơ sở thực tiễn xây dựng, triển khai các phương án phòng ngừa, ứng phó với khủng hoảng và thảm họa an ninh môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Đối tượng khảo sát tại các địa phương cụ thể như sau:

15

https://www.sggp.org.vn/nhung-net-moi-trong-hoat-dong-ton-giao-o-tphcm-184783.html

Trang 32

- Cán bộ chiến sỹ Công an cấp phường/đội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,

gồm các Công an các quận 1, 3, 7, TP Thủ Đức, huyện Bình Chánh Số lượng phiếu: 50 phiếu

- Cán bộ, nhân viên thuộc UBND cấp phường/xã thuộc các quận, huyện 1, 3, 7,

TP Thủ Đức, huyện Bình Chánh Số lượng phiếu: 50 phiếu

- Công dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thuộc các quận, huyện 1, 3, 7,

TP Thủ Đức, huyện Bình Chánh Số lượng phiếu: 100 phiếu

- Công nhân trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

thuộc các quận Bình Chánh, quận 7, quận 1, quận 3, thành phố Thủ Đức, huyện Bình Chánh Số lượng phiếu: 50 phiếu

- Cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật (Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an

thành phố, TAND Thành phố, Viện KSND Thành phố, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh tra thành phố) Số lượng phiếu: 50 phiếu

b) Yêu cầu khảo sát:

- Hệ thống được thực trạng về tình hình an ninh môi trường trên địa bàn Thành phố

- Khảo sát tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội, các yếu tố tiêu cực tác động đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên các địa bàn được khảo sát thông qua phản ánh của các lực lượng chức năng và của người dân

- Đánh giá thực trạng tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội, những yếu tố về kinh tế, xã hội tác động, ảnh hưởng đến các mối đe dọa, khủng hoảng, thảm họa an ninh môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng như mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa, khủng hoảng, thảm họa an ninh môi trường trên địa bàn

- Những kết quả khảo sát sẽ góp phần xác lập cơ sở xây dựng, triển khai các phương án phòng ngừa, ứng phó với khủng hoảng, thảm họa an ninh môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

c) Thời gian khảo sát: Từ tháng 9 - 12/2022

d) Quá trình tổ chức khảo sát

Trang 33

Đối tượng chính của các khảo sát là các cán bộ thực thi pháp luật trực tiếp làm công tác bảo đảm an ninh môi trường, bảo vệ môi trường tại các cơ quan chức năng, chính quyền cấp phường/xã, cán bộ chiến sĩ Công an, công nhân và người dân đang sinh sống

và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh Người được khảo sát được đề nghị điền vào bản hỏi được soạn sẵn để cung cấp các thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu Những trường hợp vì lý do khách quan mà không tham gia trả lời bản hỏi được ghi nhận đầy đủ bởi chuyên gia nhằm đảm bảo tính khách quan và toàn diện của cuộc khảo sát Các vấn đề

có thể ảnh hưởng tới hoạt động nghiên cứu được tiến hành theo các mục như sau:

+ Để đảm bảo độ tin cậy của báo cáo, cuộc khảo sát được tiến hành nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi Bản câu hỏi được thiết kế trên nguyên tắc những người tham gia trả lời sẽ không bị nhận dạng khi trả lời các câu hỏi Người tham gia không phải cung cấp các thông tin liên quan tới cá nhân như tên, hay các thông tin khác không liên quan tới nội dung được hỏi, bao gồm cả các nội dung cá nhân nhạy cảm

+ Phương pháp nghiên cứu sử dụng đồng thời nhiều cách tiếp cận khác nhau để đánh giá kết quả thu được từ các góc độ khác nhau Nội dung của các cuộc phỏng vấn này được sử dụng với mục đích tham khảo, nhằm đối chiếu với những đánh giá thu được qua việc phân tích số liệu

+ Mục đích chính của các khảo sát này là đánh giá thực trạng về tình hình có liên quan đến an ninh môi trường Do đó các chuyên gia không hỏi và thảo luận về các

vụ việc cụ thể ngoài phạm vi nghiên cứu Toàn bộ dữ liệu thu thập được chỉ được sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu khoa học, không sử dụng với mục đích khác

e) Cấu trúc bảng hỏi

Mẫu khảo sát bao gồm 41 câu hỏi được kết cấu thành 03 nhóm nội dung:

- Phần A: Thông tin chung về tình hình liên quan đến nội dung cần nghiên cứu Phần này bao gồm 19 câu hỏi tìm hiểu các thông tin liên quan tới tình hình cần tìm hiểu trên địa bàn nơi người được khảo sát công tác

- Phần B: Những thông tin về công tác phòng ngừa, ứng phó, xử lý các vụ việc, nội dung cần nghiên cứu tại địa bàn: Phần này bao gồm 10 câu hỏi tìm hiểu việc người

Trang 34

được khảo sát đã trải nghiệm, ghi nhận những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu tại địa bàn công tác, sinh sống như thế nào

- Phần C: Các thông tin bản thân: Phần này bao gồm 13 câu hỏi tìm hiểu những thông tin cơ bản của người được khảo sát, không bao gồm các thông tin nhận diện cá nhân người được khảo sát

f) Phương pháp phân tích, xử lý số liệu thu thập

Số liệu sau khi thu thập được nhập vào phần mềm xử lý dữ liệu của Viện An ninh phi truyền thống Các số liệu được xử lý nhằm phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập: là các yếu tố nguy cơ của khủng hoảng và thảm họa an ninh môi trường, trên cơ sở đó dự báo xác suất xảy ra các tình huống khủng hoảng và thảm họa an ninh môi trường trên từng địa bàn cụ thể của Thành phố

g) Kết quả khảo sát

Mẫu câu hỏi này chủ yếu hỏi về tình hình liên quan đến tình hình an ninh môi trường xảy ra trên địa bàn được khảo sát Đối tượng được hỏi là cán bộ cơ quan chức năng và người dân trong địa bàn khảo sát Có tổng số 300 phiếu trả lời hợp lệ (150/150) Qua phân tích cho thấy: có 88,7%% phiếu trả lời đã trực tiếp chứng kiến tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn; 75,7% về tình trạng ô nhiễm rác thải; 69,3% ô nhiễm về không khí; 66,5% dịch bệnh đối với người do môi trường gây ra; 64,5% dịch bệnh đối với vật nuôi do ô nhiễm môi trường;… Những loại hình gây ô nhiễm môi trường như ô nhiễm đất, ô nhiễm tiếng ồn, xung đột xã hội ít được ghi nhận

và chiếm tỷ lệ không đáng kể

Về tần suất xảy ra với các loại gây ô nhiễm môi trường, kết quả khảo sát cho thấy tình trạng xảy ra dưới 5 vụ/tuần rất ít, chủ yếu là trên 5 vụ/tuần như: ô nhiễm môi trường nước (69,9%), ô nhiễm rác thải (65,4%); dịch bệnh đối với người (46,7%) Những câu hỏi về dịch bệnh đối với cây trồng, ô nhiễm tiếng ồn không nhận được câu trả lời trong 150 phiếu hỏi

Những hiện tượng gây mất an ninh môi trường được ghi nhận ít nhất 1 lần/tuần

ở mức khá cao (87,4%), trong khi đó với câu hỏi hàng ngày chỉ nhận được 16,7% câu hỏi Riêng câu hỏi chưa bao giờ và không liên quan không nhận được sự trả lời của

Trang 35

phiếu hỏi nào Điều này cho thấy, tình trạng gây mất an ninh môi trường trên địa bàn khảo sát đã xảy ra thường xuyên

Đối với những hiện tượng liên quan đến an ninh môi trường cụ thể, được ghi nhận như sau: Về xung đột xã hội do gây ô nhiễm môi trường có 32,1% câu trả lời; về tình trạng cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn gây ô nhiễm môi trường có 24,6% câu trả lời; về cơ sở bị đình chỉ, đóng cửa do gây ô nhiễm môi trường có 12,8% câu trả lời;

về dịch bệnh xảy ra do ô nhiễm môi trường có 34,4% câu trả lời Về ô nhiễm nguồn nước có 76,4% câu trả lời; ô nhiễm rác thải sinh hoạt có 75,6% câu trả lời; về ô nhiễm không khí có 15,5% câu trả lời

Về mức độ phổ biến của việc tiếp nhận phản ánh về các mối đe dọa an ninh môi trường tại địa bàn có 67,5% cho rằng được phản ánh ít nhất 01 lần/tuần; 34,2% cho rằng được phản ánh hàng ngày 12,4% trả lời chưa bao giờ được phản ánh

Đánh giá về tình trạng vi phạm pháp luật dẫn đến các nguy cơ gây mất an ninh môi trường trên địa bàn, cơ 68,7% cho rằng ở mức trung bình, chỉ có 13.4% cho rằng

ở mức trên trung bình

Đánh giá về mức độ nghiêm trọng của các mối đe dọa an ninh môi trường trên địa bàn thành phố có 54,8% cho tương đối nghiêm trọng; 45,2% cho rằng không quá nghiêm trọng, trong khi đó không có ý kiến nào cho rằng không nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng

Đánh giá về tình trạng vi phạm pháp luật và tội phạm trong bảo vệ môi trường trên địa bàn khảo sát, kết quả có 65,3% cho rằng tương đối nghiêm trọng và 34,4% cho rằng không quá nghiêm trọng, trong khi đó có 21,3% cho rằng rất nghiêm trọng Như vậy, xu hướng đánh giá mức độ nghiêm trọng của an ninh môi trường tại địa bàn sinh sống luôn cao hơn so với địa bàn thành phố

Về nguyên nhân xảy ra tình trạng mất an ninh môi trường nói chung Có 76,3% cho rằng do nhận thức của các cơ quan, doanh nghiệp và người dân về tác động, ảnh hưởng của an ninh môi trường còn hạn chế; 65,7% cho rằng công tác quản lý nhà nước chưa tốt; 64,3% cho rằng việc xử lý vi phạm chưa kịp thời, nghiêm minh; 58,9% cho rằng do tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường; 44,7% cho rằng sự phối hợp giữa các cơ quan chưa được hiệu quả Đối với thực tế tại địa bàn khảo sát thì có

Trang 36

68,6% cho rằng nguyên nhân là do thiếu kiểm tra đôn đốc của các cơ quan chức năng; 45,5% do nhận thức của các cơ quan chức năng về các nguy cơ gây mất an ninh môi trường còn hạn chế Về phía người dân trên địa bàn thì có 89,8% cho rằng ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế; 77,6% cho rằng do tác động của lối sống thực dụng và tác động của mặt trái kinh tế thị trường; 66,4% cho rằng do chạy theo lợi ích kinh tế; 65,2% cho rằng do thói quen, tập quán sản xuất… Điều này cho thấy những yếu tố xuất phát từ nhận thức của con người dẫn đến các hành vi gây mất an ninh môi trường chiếm tỷ lệ cao Trong khi đó các nguyên nhân khác như công nghệ sản xuất lạc hậu (11,3%), thất nghiệp (17,3%), ảnh hưởng của các trào lưu, lối sống tiêu cực (18,2%) Những ý kiến cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất an ninh môi trường trên địa bàn được những người tham gia khảo sát ghi nhận như sau: Chế tài xử lý chưa nghiêm, chưa thuyết phục (75,4%); các cơ quan bảo vệ pháp luật hoạt động chưa hiệu quả (72,4%); việc tuân thủ và chấp hành pháp luật của các cơ quan, doanh nghiệp và người dân còn hạn chế (56,6%) Trong khi đó các nguyên nhân khác như dân cư đông, mật độ dân cư cao (11,3%), kinh tế phát triển nhanh (9,3%), chạy theo lợi ích kinh tế (18,8%) Điều này cho thấy các nguyên nhân chính của tình trạng gây mất an ninh môi trường chủ yếu thuộc về nhận thức của doanh nghiệp, người dân và việc xử lý vi phạm chưa hiệu quả

Khảo sát về công tác phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa, khủng hoảng, thảm họa an ninh môi trường trên địa bàn 87,4% có ý kiến trả lời đã được giao trực tiếp xử lý vụ việc liên quan đến bảo đảm an ninh môi trường Việc nhận thông tin về các vụ việc liên quan đến an ninh môi trường có 88,2% là do người dân trình báo, phản ánh; 27,6% do trực tiếp chứng kiến; 25,4% do phản ánh của báo chí, truyền thông

Có 44,7% người trả lời đã trực tiếp xử lý từ 01 - 02 vụ việc liên quan đến an ninh môi trường; 13,5% người xử lý 03 trường hợp; không có người nào xác nhận đã trực tiếp xử lý 04 trường hợp trở lên

Trong số các vụ việc về an ninh môi trường người được hỏi đã trực tiếp xử lý

có 76,3% liên quan đến ô nhiễm do rác thải; 68,2% liên quan đến ô nhiễm môi trường nước; 45,3% liên quan đến dịch bệnh đối với người do ô nhiễm môi trường gây ra Các

Trang 37

trường hợp giải quyết các xung đột do ô nhiễm môi trường; ô nhiễm khói bụi, dịch bệnh đối với cây trồng không nhận được câu trả lời

Về hồ sơ quản lý đối với các trường hợp gây mất an ninh môi trường Có 64,3%

số vụ gây mất an ninh môi trường do nước thải; 55,6% do nước thải; 32,7% do dịch bệnh và 24,8% do khỏi bụi Những trường hợp còn lại trong phiếu hỏi không nhận được ý kiến trả lời Về số đối tượng có hồ sơ quản lý do gây mất an ninh môi trường chủ yếu nằm ở nhóm gây ô nhiễm như: ô nhiễm môi trường nước (76,3%); ô nhiễm rác thải (64,1%); ô nhiễm khói bụi (56,2%); trong khi đó, các loại gây mất an ninh môi trường khác như dịch bệnh đối với cây trồng, đối với vật nuôi, đối với con người tỷ lệ

có hồ sơ theo dõi khá thấp

Về số người được huy động vào tham gia xử lý các sự cố, khủng hoảng về an ninh môi trường Kết quả khảo sát cho thấy: phần lớn các vụ việc có số người huy động tham gia vào xử lý các sự cố về an ninh môi trường trên 04 người/vụ; trong đó đối với trường hợp xung đột xã hội do ô nhiễm môi trường có tỷ lệ huy động nhiều người hơn các trường hợp khác (68,9%); tiếp theo là xử lý đối với ô nhiễm do rác thải (54,7%); nước thải (52,2%) Không có trường hợp nào ghi nhận chỉ huy động từ 01 -

02 người Điều này cho thấy việc xử lý các tình huống gây mất an ninh môi trường luôn cần có một số lượng người nhất định để tham gia giải quyết và cũng cho thấy có liên quan đến nhiều người, nhiều cơ quan chức năng

Về số người bị xử lý Qua khảo sát ghi nhận số người bị xử lý trong các trường hợp gây mất an ninh môi trường nhiều nhất là gây ô nhiễm môi trường nước (68,3%); gây ô nhiễm do rác thải (59,7%); xung đột xã hội (54,2%); gây dịch bệnh cho người (52,2%) Không ghi nhận ý kiến về xử lý đối với các trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi

Về thời gian trung bình để giải quyết một vụ gây mất an ninh môi trường Phần lớn các ý kiến đều cho rằng thời gian để giải quyết một vụ việc liên quan đến các đe dọa an ninh môi trường là từ 03 - 06 tháng như: ô nhiễm môi trường nướcc(65,3%), ô nhiễm rác thải (58,7%), dịch bệnh gây ra cho con người (45,3%); trong khi đó đối với một số trường hợp khác thời gian giải quyết dài hơn (09 tháng hoặc trên 10 tháng) như: sự cố nghiêm trọng về môi trường, xung đột xã hội…

Trang 38

Những thông tin cơ bản được khảo sát về người được hỏi Trong đó độ tuổi của người được khảo sát trải dài trong các nhóm tuổi từ 1962 - 1996 Giới tính chủ yếu là nam (96,6%) Nhóm dân tộc Kinh chiếm 98,9% Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, 63,9% có trình độ đại học, 33,7% trình độ trung cấp Chuyên ngành được đào tạo chủ yếu là luật, xã hội nhân văn và an ninh với tỷ lệ lần lượt là 34,5% và 22,1% và 19,3% Còn lại có khoảng trên 20% là được đào tạo chuyên ngành khác Có 86,8% trả lời chưa được tập huấn chuyên sâu về những nội dung có liên quan đến an ninh môi trường Về

độ tuổi, phần lớn người được hỏi nằm trong lứa tuổi từ 25 - 45 (69,8%) và có thời gian công tác thực tiễn trên 05 năm (chiếm 62,4%)

2.2 Thực trạng an ninh môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1 Thực trạng các mối đe dọa an ninh môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1.1 Tình hình chung về an ninh môi trường trên địa àn Thành phố Hồ Chí Minh

Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, hằng ngày, có gần 1,8 triệu m³ nước thải sinh hoạt thải ra môi trường; khoảng 839 nguồn thải công nghiệp, chủ yếu do hoạt động sản xuất, xây dựng…; chất thải rắn sinh hoạt khoảng 8.300 tấn/ngày và từ công trình xây dựng khoảng 1.200 - 1.600 tấn/ngày Bên cạnh đó, thành phố đang phải tiếp nhận trên dưới 3.000 m³/ngày lượng bùn thải phát sinh từ các trạm và nhà máy xử lý cấp nước, nước thải ; hơn 2.000 nhà máy công suất lớn cùng khoảng 10.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, thải ra 1.500 - 2.000 tấn chất thải công nghiệp/ngày, trong đó, chất nguy hại khoảng 350 - 400 tấn Thành phố Hồ Chí Minh có 1,9 triệu hộ gia đình, hằng ngày thải ra môi trường gần 3.500 tấn rác Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ có hơn 134.000 nguồn thải, với gần 3.400 tấn rác/ngày Riêng khối lượng chất thải y tế nguy hại trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 22 tấn/ngày, chủ yếu phát sinh từ hơn 6.000 cơ sở y tế công lập và tư nhân

- Biến đổi khí hậu, ngập nước và triều cường là các vấn đề an ninh môi trường khác mà Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh phải giải quyết

TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất miền nam nước ta Tuy vậy trong thời gian gần đây thành phố luôn chịu thiệt hại nặng nề do tình trạng ngập lụt trên quy

mô rộng, gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến vệ sinh của người dân Dưới tác động

Trang 39

của hiện tượng ấm lên toàn cầu, mực nước biển Nam Bộ dâng lên chừng 7 mm/năm, khó để có thể gây ra ngập sâu trên diện rộng Các nhà khoa học nghiên cứu dự đoán rằng đến năm 2050, đỉnh lũ sông Mekong sẽ tăng 15 - 21% và thời đoạn lũ tăng 22% Lượng mưa tăng 13,5%, mưa có thể trực tiếp gây ngập lụt đối với đô thị hoặc gia tăng lượng lũ trên toàn lưu vực

- Rác thải đô thị, rác thải nông thôn, rác thải công nghiệp, rác thải y tế điển hình

là các nguồn phát thải trong khu Liên hợp xử lý chất thải và nghĩa trang Đa Phước (Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam - VWS) đã phát sinh mùi hôi, ảnh hưởng đến khu vực dân cư một số phường của quận 7, huyện Bình Chánh, huyện Nhà

Bè Đây là khu chôn lấp rác lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 5.600 tấn rác, chiếm 66% tổng lượng rác tại thành phố Năm 2015 VWS bị Tổng cục Môi trường xử phạt 1,5 tỷ đồng, yêu cầu chấm dứt việc lưu giữ nước thải trái quy định và nhanh chóng xử lý toàn bộ nước thải đang lưu chứa tại ô chôn lấp số 2 Có năm nội dung bị xử phạt, trong đó, chủ yếu xử phạt liên quan đến việc xử lý nước thải

từ khu xử lý rác Đa Phước của VWS Ngoài ra, VWS bị xử phạt về hàng loạt hành vi sai phạm như: không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định; không xây lắp bổ sung công trình xử lý nước thải dẫn đến rò rỉ nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường chung quanh

Hiện tượng sụt giảm nguồn nước ngầm Tác động của biến đổi khí hậu và đặc biệt quá trình đô thị hóa, tăng nhanh về dân cư dẫn đến hiện tượng khai thác mạch nước ngầm quá mức làm nguồn nước ngầm bị sụt giảm mạnh, thay đổi cấu trúc địa chất Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 100.000 giếng khoan nước ngầm với độ sâu khác nhau, khai thác khoảng 700.000 m3/ngày Trong đó, các gia đình khai thác khoảng 360.000 m3

, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao khai thác 58.000 m3, công ty cấp nước của Thành phố khai thác khoảng 130.000 m3 Hậu quả làm cho tốc độ sụt lún của Thành phố luôn ở mức rất cao, trung bình là 04 cm/năm, cá biệt có những nơi tốc độ sụt lún lên tới 6,7 cm/năm Chẳng hạn như đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) khi đưa vào sử dụng đã có tốc độ sụt lún khoảng 05 cm/năm, mặc dù đã được cải tạo, sửa chữa nhưng vẫn chưa thể khắc

Trang 40

phục được tình trạng sụt lún, thường xuyên bị ngập nặng khi có mưa lớn và thủy triều16

Biến đổi khí hậu còn làm cho nền nhiệt của Thành phố thay đổi theo hướng cực đoan, ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của con người, đến hoạt động sản xuất và cây trồng, vật nuôi Trước đây, nhiệt độ trung bình ở Thành phố Hồ Chí Minh là 26 - 270C, các tháng nóng nhất và lạnh nhất chỉ chênh nhau khoảng 04 - 050C Tuy nhiên, những năm gần đây, nền nhiệt trung bình hàng năm tăng nhanh, trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 020C, tốc độ tăng nhanh gấp đôi so với các khu vực lân cận

và trở thành nơi có nhiệt độ cao nhất trong số các điểm nóng ở khu vực Đông Nam bộ

Sự thay đổi về nhiệt độ kéo theo sự thay đổi về môi trường sinh thái, làm bùng phát dịch bệnh Đồng thời, sự ngột ngạt, nóng rát vào mùa khô của Thành phố Hồ Chí Minh cũng ảnh hưởng đến năng suất lao động của người dân, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhất là những người phải làm việc thường xuyên ngoài trời Ngoài ra, nhiệt độ tăng cao còn là làm thay đổi một số dòng không khí, ảnh hưởng đến tài nguyên nước và đến nhu cầu tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp của các quận, huyện ngoại ô17

2.2.1.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ô nhiễm môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh được biết là rất đa dạng, nhưng trong đó đáng chú ý là tình hình ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí là nghiêm trọng nhất

a) Ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hệ thống kênh rạch trong khu vực nội thành TP.HCM có chiều dài khoảng 76km với 5 tiểu lưu vực chính gồm kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hủ - Kênh Đôi, Kênh Tẻ - Bến Nghé, Bến Cát - Vàm Thuật Theo tính toán, mật

độ kênh rạch khu vực các quận nội thành hiện đang ở mức rất thấp và không có lợi cho việc thoát nước đáng lưu ý một số kênh do nạo vét quá sâu nhưng bề rộng mặt cắt bị thu hẹp đến 50% Theo thống kê hiện nay có đến 60%-70% chiều dài của các tuyến kênh trong nội thành bị ô nhiễm nặng, vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ

Ngày đăng: 01/10/2024, 16:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Quang Chiến và các tác giả (2007), Các thách thức an ninh phi truyền thống ở Đông Nam á và tác động đến Việt Nam. Đề tài NCKH cấp Bộ Ngoại giao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thách thức an ninh phi truyền thống ở Đông Nam á và tác động đến Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Quang Chiến và các tác giả
Năm: 2007
2. Phạm Minh Chính và các tác giả (2014), Mối đe dọa an ninh phi truyền thống và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Công an trong bảo vệ an ninh quốc gia. Đề tài NCKH cấp Bộ Công an, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối đe dọa an ninh phi truyền thống và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Công an trong bảo vệ an ninh quốc gia
Tác giả: Phạm Minh Chính và các tác giả
Năm: 2014
4. Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Ngọc Sinh (2012), An ninh môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: An ninh môi trường
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Ngọc Sinh
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2012
5. Nguyễn Văn Hưởng (2014), An ninh phi truyền thống: Nguyên cơ, thách thức, chủ trương và giải pháp đối phó ở Việt Nam. Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học quốc gia Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: An ninh phi truyền thống: Nguyên cơ, thách thức, chủ trương và giải pháp đối phó ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Hưởng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2014
6. Tô Lâm, Nguyễn Xuân Yêm và các tác giả (2017), An ninh phi truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế, NXB CAND Sách, tạp chí
Tiêu đề: An ninh phi truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế
Tác giả: Tô Lâm, Nguyễn Xuân Yêm và các tác giả
Nhà XB: NXB CAND
Năm: 2017
7. Nguyễn Việt Linh (2014), Nhận diện an ninh phi truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Tạp chí Cảnh sát nhân dân,Thông tin Tội phạm học, số 12(64)/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện an ninh phi truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế
Tác giả: Nguyễn Việt Linh
Năm: 2014
8. Nguyễn Việt Linh (2017), Mối quan hệ giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, số 10(10)/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống
Tác giả: Nguyễn Việt Linh
Năm: 2017
9. Nguyen Viet Linh (2017), Indentifying Non-traditional Security in the Era of International Intergration. The People’s Police - Review of the People’s Police Academy. No.4/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Indentifying Non-traditional Security in the Era of International Intergration
Tác giả: Nguyen Viet Linh
Năm: 2017
10. Nguyễn Việt Linh (2018), Quản lý nhà nước về An ninh phi truyền thống theo chức năng của lực lượng Công an nhân dân, Luận án Tiến sĩ An ninh và Trật tự xã hội, Học viện Cảnh sát nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về An ninh phi truyền thống theo chức năng của lực lượng Công an nhân dân
Tác giả: Nguyễn Việt Linh
Năm: 2018
12. Nguyễn Việt Linh (2021), Lực lượng Công an nhân dân: Phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ, thách thức, mối đe doạ an ninh phi truyền thống, https://tuyengiao.vn, ngày 13/08/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lực lượng Công an nhân dân: Phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ, thách thức, mối đe doạ an ninh phi truyền thống
Tác giả: Nguyễn Việt Linh
Năm: 2021
13. Hoàng Đình Phi (2017), Tập bài giảng Thạc sỹ Quản trị An ninh phi truyền thống, Khoa Quản trị và Kinh doanh, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Thạc sỹ Quản trị An ninh phi truyền thống
Tác giả: Hoàng Đình Phi
Năm: 2017
18. Viện An ninh phi truyền thống (2022), An ninh phi truyền thống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB CAND Sách, tạp chí
Tiêu đề: An ninh phi truyền thống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Viện An ninh phi truyền thống
Nhà XB: NXB CAND
Năm: 2022
19. Nguyễn Xuân Yêm, Lê Hồng Nam và các tác giả (2022), Phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa, khủng khoảng, thảm họa an ninh phi truyền thống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, NXB CAND Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa, khủng khoảng, thảm họa an ninh phi truyền thống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Xuân Yêm, Lê Hồng Nam và các tác giả
Nhà XB: NXB CAND
Năm: 2022
20. Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Việt Linh (2020), Phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh phi truyền thống phục vụ phát triển bền vững Việt Nam, https://hdll.vn, ngày 14/12/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa, ứng phó với các nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh phi truyền thống phục vụ phát triển bền vững Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Việt Linh
Năm: 2020
21. Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Việt Linh (2021), Tư duy mới về an ninh quốc gia trong tình hình mới, https://tuyengiao.vn, ngày 14/06/2021.II. Các tài liệu tham khảo nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy mới về an ninh quốc gia trong tình hình mới
Tác giả: Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Việt Linh
Năm: 2021
22. Ashok Swain, Joakim ệjendal, and Anders Jọgerskog (2021), “Handbook of Security and the Environment”, Washington DC, USA, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of Security and the Environment
Tác giả: Ashok Swain, Joakim ệjendal, and Anders Jọgerskog
Năm: 2021
23. Peter Hough (2021), “Environmental Security: An Introduction” International Politics at Middlesex University, London, UK, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental Security: An Introduction
Tác giả: Peter Hough
Năm: 2021
24. Richard A. Matthew, Evgenia Nizkorodov, Crystal Murphy (2021), “Routledge Handbook of Environmental Security”, Routledge, USA, 2021 December Sách, tạp chí
Tiêu đề: Routledge Handbook of Environmental Security
Tác giả: Richard A. Matthew, Evgenia Nizkorodov, Crystal Murphy
Năm: 2021
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Hà Nội Khác
11. Nguyễn Việt Linh (2022), Quản lý nhà nước về An ninh phi truyền thống theo chức năng của lực lượng Công an nhân dân - State Management on Non- Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Bảng thống kê tình hình phạm tội và vi phạm pháp luật - Giải pháp phòng ngừa và Ứng phó với mối Đe dọa an ninh môi trường trên Địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 1. Bảng thống kê tình hình phạm tội và vi phạm pháp luật (Trang 114)
Bảng 2: DIỄN BIẾN VPPL TRONG LĨNH VỰC VSATTP - Giải pháp phòng ngừa và Ứng phó với mối Đe dọa an ninh môi trường trên Địa bàn thành phố hồ chí minh
Bảng 2 DIỄN BIẾN VPPL TRONG LĨNH VỰC VSATTP (Trang 116)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w