Tính cấp thiết của đề tài Thực tiễn vận hành nền kinh tế xã hội, chính quyền các nước đều sử dụng Ngân sách nhà nước như là một trong phương thức tài chính cốt yếu để thực hiện việc hoạ
Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn vận hành nền kinh tế xã hội, chính quyền các nước đều sử dụng Ngân sách nhà nước như là một trong phương thức tài chính cốt yếu để thực hiện việc hoạch định, triển khai và kiểm Trong cơ chế phân cấp quản lý, NSNN cấp huyện đƣợc giao và ủy quyền cho chính quyền cấp huyện quản lý để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng trong điều tiết, sử dụng và đầu tƣ cho các hoạt động kinh tế - xã hội tại địa phương Cùng với thành phố Hà Nội, huyện Phú Xuyên trong những năm gần đây đã đưa ra nhiều chính sách, phương thức thực hiện NSNN theo quy định của Luật NSNN Điều này đã góp phần giúp địa phương có những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động tài chính của huyện, đảm bảo sự cân đối thu chi, đáp ứng đƣợc các đòi hỏi phát triển về các khía cạnh của kinh tế - xã hội, cũng nhƣ đảm bảo đƣợc các vấn đề an ninh
Phú Xuyên là một trong những huyện đang trong quá trình đô thị hóa nhanh của thành phố Hà Nội nên có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế Mặc dù trải qua nhiều khó khăn do những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 trong hai năm 2020, 2021, tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự đoàn kết thống nhất và sự nỗ lực của các doanh nghiệp và người dân, huyện vẫn đạt được các mục tiêu phát triển, tình hình kinh tế - xã hội đã ghi nhận đƣợc những kết quả tích cực Điều này giúp cho ngân sách huyện Phú Xuyên có đƣợc sự bổ sung nguồn vốn cũng nhƣ sử dụng một cách đúng mực
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phú Xuyên vẫn còn một số hạn chế, như công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chưa chặt chẽ, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp giữa các ban ngành với ngành thuế trong quá trình quản lý thu thuế còn hạn chế, có hiện tượng dàn trải trong bố trí ngân sách nhà nước, phương án phân bổ còn cứng nhắc, việc phân bổ còn mang tính bình quân ở một số lĩnh vực… Những vấn đề này đã khiến cho việc thúc đẩy tăng trưởng hoạt động kinh tế - xã hội của huyện còn thấp so với mặt bằng chung của cả thành phố Hà Nội
Với những tồn tại hiện nay như vậy, để tăng cường quản lý ngân sách nhà nước nhằm hoàn thiện đầy đủ và hợp lý nguồn ngân sách nhà nước, tạo nguồn lực tài chính mạnh mẽ gắn với mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn 2020-2030, huyện Phú Xuyên cần đƣợc quản lý một cách khoa học và có hệ thống, đúng nguyên tắc Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, từ góc độ quản trị an ninh phi truyền thống, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý ngân sách nhà nước gắn với mục tiêu phát triển bền vững trên địa bàn huyện Phú Xuyên” làm luận văn thạc sĩ.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Công tác quản trị ngân sách nhà nước và mục tiêu phát triển bền vững trong những năm qua đã được các nhà khoa học, các cơ quan địa phương quan tâm nghiên cứu Nhiều công trình có ý nghĩa đã đƣợc công bố, trong số đó nổi bật nhƣ: a Nghiên cứu nước ngoài
Trong bài viết “The Importance of Financial Management Principles in the
State Budget Execution”, Holynskyy (2017) cho rằng trong cơ cấu hệ thống tài chính của mỗi quốc gia, ngân sách chiếm vị trí quan trọng nhất, đặc trƣng cho mức độ phát triển của quan hệ ngân sách phát sinh giữa các cơ quan chính phủ và các chủ thể kinh tế trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc nội Ngân sách với tƣ cách là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô có tác động đến sự phát triển của các thành phần xã hội, sự vận hành và hiện đại hóa các hoạt động quốc phòng và thực thi pháp luật, sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân và phúc lợi của xã hội Đồng thời, việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ các ngành của nền kinh tế quốc dân và các hoạt động khác trong ngân sách không chỉ phụ thuộc vào sự cân nhắc của họ khi lập ngân sách mà còn phụ thuộc vào chất lƣợng thực hiện ngân sách
Trong bài viết “Sustainability Budgets: A Practical Management and
Governance Method for Achieving Goal of the Sustainable Development Goals for AI Development”, Raper và cộng sự (2022) nhận định biến đổi khí hậu đang đặt nhiều quốc gia vào các hành động khẩn cấp Điều này đòi hỏi các quốc gia phải có đƣợc một ngân sách tài chính vững chắc để thực hiện các giải pháp phát triển bền vững Bài viết này đề xuất một cơ chế quản lý bền vững bằng cách giới thiệu khái niệm “Ngân sách bền vững” Bài viết sau đó mở rộng khái niệm này sang quản lý bền vững nói chung và
3 phác thảo cách ngân sách bền vững có thể phù hợp với khuôn khổ quản trị rộng lớn hơn
Trong bài viết “Financing sustainable development goals: A review of challenges and mitigation strategies”, Barua (2019) nhận định việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở các nước đang phát triển phức tạp và đầy thách thức Một thách thức chính mà các nhà hoạch định chính sách gặp phải là tình trạng thiếu hụt tài chính lớn Bài viết này khám phá những thách thức chính trong việc tài trợ cho mục tiêu phát triển bền vững và giải pháp tiềm năng để giảm thiểu chúng, đặc biệt trong bối cảnh của các nước đang phát triển Bài báo xem xét các tài liệu hiện có và tài liệu của các doanh nghiệp, xác định những thách thức chính và cung cấp một sơ đồ gợi ý về các chiến lƣợc tiềm năng để vƣợt qua những thách thức đó b Nghiên cứu trong nước
Trong bài viết “Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quản lý NSNN theo kết quả đầu ra”, Nguyễn Thị Thúy (2021) đã trình bày những lý luận chung về quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra Với những biện dẫn về kinh nghiệm quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra của Australia và Đan Mạch, tác giả đã phân tích thực trạng quản lý ngân sách ở Việt Nam bao gồm 3 giai đoạn: lập và phê chuẩn ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đã đƣa ra các định hướng và điều kiện xây dựng khuôn khổ quản lý ngân sách ở cả hai cấp Trung ương và địa phương
Trong bài viết “Bàn về hiệu quả quản lý NSNN và nhân tố ảnh hưởng”, Nguyễn Tiến Hưng (2020) nhận định quản lý ngân sách nhà nước là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cả những nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu Từ khía cạnh thực tiễn, nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước là yêu cầu thực tế, khách quan, vừa mang tính cấp thiết trước mắt, vừa đáp ứng đòi hỏi lâu dài Dựa trên những lý thuyết về hiệu quả quản lý NSNN, bài viết đã xác định những nhân tố ảnh hưởng cũng như áp dụng các tiêu chí đánh giá công tác này tại một số các đối tượng nghiên cứu cụ thể
Trong bài viết “Phân cấp quản lý NSNN: Thực trạng và khuyến nghị” của Phạm Ngọc Dũng (2019), NSNN đƣợc phân cấp theo nhiều cấp độ khác nhau, theo hệ thống
4 hành chính trong nước Việc phân cấp NSNN đề cấp đến các hoạt động quản trị, cũng nhƣ xây dựng bộ máy quản lý và phạm vi liên quan của các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn Bằng những kết quả có đƣợc từ thực trạng nghiên cứu phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam, xác định những vấn đề nổi cộm, tác giả đã đƣa ra những khuyến nghị phù hợp trong hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác này theo hướng bền vững hơn
Trong luận văn “Nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN ở huyện Thường Xuân, tỉnh
Thanh Hóa”, Lê Thị Thúy (2018) đã dựa trên những nghiên cứu có trước để chuẩn hóa và bổ sung thêm những lý luận và thực tiễn trong quản lý NSNN cấp huyện Thực hiện nghiên cứu thực trạng sử dụng NSNN ở huyện Thường Xuân, Thanh Hóa, tác giả đã có những đánh giá cụ thể về nội dung, cách thức sử dụng nguồn vốn NSNN ở địa phương trong thời gian từ 2012 đến 2016 Với những căn cứ này, một số các giải pháp và kiến nghị đã đƣợc tác giả đề xuất để góp phần nâng cao hơn hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSNN ở huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Trong luận văn “Quản lý NSNN tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”, Đỗ Quang Huy (2021) đã làm rõ hơn thực tiễn trong quản lý NSNN cấp địa phương bằng việc đưa ra một số các kinh nghiệm trong quản lý NSNN địa phương tại các địa phương Quốc Oai, Sóc Sơn, để bổ sung cho các lý thuyết được trình bày trong chương
1 Với những kinh nghiệm tại hai huyện này, luận văn đã rút ra một số các vấn đề cần lưu tâm, từ đó làm tiền đề cho các giải pháp trong chương 3 Tác giả đã phân tích thực trạng quản lý NSNN tại huyện Thanh Oai, xác định những ƣu, nhƣợc điểm, cũng nhƣ những nguyên nhân của hạn chế của công tác NSNN Trên những hạn chế nhận định, một số giải pháp thiết yếu đã đƣợc kiến nghị để hoàn thiện công tác này tại địa bàn nghiên cứu
Trong bài viết “Phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam
(2022) đã nhận định các địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Hồng có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh, tuy nhiên những vấn đề nhƣ lực lƣợng lao động, năng suất lao động, phát triển đô thị hạt nhân và tổ chức không gian phát triển, phát triển các khu công nghiệp đã khiến các địa phương đối mặt với nhiều khó khăn Trong bối cảnh này, các địa phương cần có những giải pháp phù hợp để phát triển bền vững, trong đó nổi
5 bật vai trò của quản lý ngân sách nhà nước có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo nguồn tài chính cho các giải pháp
Tổng quan nghiên cứu cho thấy quản lý NSNN và phát triển bền vững đã đƣợc thực hiện ở nhiều cấp độ với những kết quả ghi nhận về cả lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu đặt vấn đề về quản lý NSNN gắn với mục tiêu phát triển bền vững vào một địa phương cụ thể là huyện Phú Xuyên Vì vậy, đây là khoảng trống phù hợp trong nghiên cứu về quản trị an ninh phi truyền thống, phù hợp và cấp thiết với hiện trạng hiện tại tại huyện Phú Xuyên trong quản lý NSNN.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất đƣợc các giải pháp quản lý NSNN tại huyện Phú Xuyên gắn với mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn 2023 – 2030 b Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các khái niệm và lý thuyết về quản lý NSNN gắn với mục tiêu phát triển bền vững tại địa phương
- Đánh giá và làm rõ đƣợc thực trạng quản lý NSNN tại huyện Phú Xuyên, kết hợp với áp dụng phương trình quản trị an ninh phi truyền thống tại địa phương Nhận dạng những kết quả nổi bật trong quản lý NSNN gắn với mục tiêu phát triển bền vững tại huyện
- Đề xuất những giải pháp quản lý NSNN gắn với mục tiêu phát triển bền vững tại huyện Phú Xuyên, tầm nhìn 2030.
Đối tƣợng nghiên cứu
Lý thuyết và thực tiễn về quản lý NSNN gắn với mục tiêu phát triển bền vững tại địa phương cấp huyện.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận chủ yếu của đề tài được sử dụng trong bài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Dựa trên phương pháp luận, để làm rõ và trình bày khoa học các vấn đề nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Thực hiện tìm kiếm, thu thập các bài viết, thông tin, dữ liệu về quản lý NSNN, phát triển bền vững, tình hình kinh tế, xã hội tại huyện Phú Xuyên trong 3 năm 2020 – 2022 từ các nguồn xác thực: thƣ viện đại học quốc gia (https://repository.vnu.edu.vn/), scholar.google.com, thƣ viện quốc gia (nlv.gov.vn), Tổng cục thống kê, website của huyện ủy Phú Xuyên
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thực hiện tìm kiếm các bài viết, sách, đề tài về quản lý NSNN, các báo cáo tài chính, kế hoạch phát triển, dự án đầu tƣ của huyện Phú Xuyên trong các năm 2020 – 2022, để làm tƣ liệu viết các nội dung diễn giải trong luận văn
- Phương pháp điều tra khảo sát: tiến hành xây dựng bảng hỏi và phiếu điều tra Bảng hỏi và phiếu điều tra đƣợc xây dựng dựa trên các nghiên cứu của Hoàng Đình Phi
(2015), Nguyễn Văn Hưởng và cộng sự (2017), Đỗ Quang Huy (2021), và được thiết kế gồm 20 câu hỏi theo từng nội dung của quản trị an ninh phi truyền thống với một chủ thể Mẫu nghiên cứu đƣợc lựa chọn là các nhà quản trị, các nhà hoạch định, các cán bộ viên chức công tác tại huyện Phú Xuyên, có liên quan trực tiếp tới các công việc trong quản lý NSNN tại huyện Thời gian tiến hành khảo sát vào tháng 12/2022, tác giả tiến hành phát ra 65 phiếu bằng hình thức trực tiếp, rồi thu lại trực tiếp Trong số 65 phiếu thu về, có 2 phiếu không hợp lệ, do thiếu câu trả lời, còn 63 phiếu hợp lệ, đảm bảo mẫu lớn, thể hiện đƣợc tính phù hợp trong nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, so sánh: luận văn tiến hành tổng hợp các số liệu, dữ liệu, thông tin về quản lý NSNN huyện Phú Xuyên, biểu diễn qua các bảng biểu, hình vẽ, quy trình để làm rõ vấn đề phân tích.
Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Một số cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước gắn với mục tiêu phát triển bền vững
Chương 2: Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Phú Xuyên
Chương 3: Giải pháp quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Phú Xuyên gắn với mục tiêu phát triển bền vững
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GẮN VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Khái niệm, đặc điểm của ngân sách nhà nước
1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
NSNN có ý nghĩa lớn trong quá trình vận hành và điều tiết các hoạt động kinh tế của quốc gia Nhà nước xây dựng các mức thu cần thiết với các đối tượng trong xã hội để có đƣợc nguồn lực tài chính đảm bảo, đủ đáp ứng cho các khoản chi về các khía cạnh khác nhau của quốc gia Vì vậy, có nhiều những định nghĩa đã đƣợc đƣa ra để phản ánh vai trò này
Một số học giả quan niệm NSNN là “bản dự toán thu chi tài chính tổng hợp của Nhà nước trong một năm.” Một số khác thì cho rằng “NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước.” Các quan niệm này đã đề cập tới một số nội dung của NSNN nhưng chƣa bao quát đƣợc hết tổng thể các hoạt động và ý nghĩa Để làm dẫn chứng cho các tổ chức xã hội trong nước, Luật NSNN Việt Nam đã định nghĩa “NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” (Luật Ngân sách Nhà nước, 2015)
Thông qua thực hiện chức năng thu và chi quỹ tiền tệ, NSNN thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế - xã hội và trong phân phối tổng sản phẩm xã hội Một phần thu nhập của các chủ thể kinh tế sẽ đƣợc chuyển vào NSNN Nhà nước chuyển phần thu nhập này đến các thành phần được thụ hưởng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình
Trong hệ thống NSNN, ngân sách địa phương giữ vai trò quan trọng, tất yếu NSNN cấp địa phương được định nghĩa là “các khoản thu NSNN phân cấp cho cấp địa phương hướng thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương, ngân sách địa phương”
(Điều 4, Luật Ngân sách nhà nước 2015) NSNN cấp địa phương thể hiện cho kế hoạch thu chi tài chính của chính quyền địa phương, nhằm đáp ứng được khả năng vận hành của các hoạt động trên địa bàn về an ninh, trật tự, kinh tế, văn hóa, xã hội
1.1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước
NSNN là phương thức thể hiện quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội (dân cư, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, Nhà nước khác, nội bộ bộ máy Nhà nước) Vì vậy, NSNN là hình thức thể hiện rõ nhất tài chính nhà nước, ảnh hưởng và chi phối đến toàn bộ các hoạt động tài chính, kinh tế của quốc gia Thu nhập quốc dân và tốc độ tăng trưởng kinh tế, xã hội phụ thuộc nhiều vào các chức năng của NSNN
Nhà nước sử dụng NSNN theo hình thức quỹ tập trung, và thực hiện phân chia các khoản, mục nhỏ cho các mục đích và nhu cầu xác định NSNN đƣợc xây dựng và sử dụng luôn gắn với quyền lực và trách nhiệm của Nhà nước Nhà nước ra các quyết định trong điều hành các chức năng của quỹ NSNN theo các quy định, khuôn khổ luật hiện hành Điều này đảm bảo cho các chủ thể quy phạm trong NSNN có đƣợc một khuôn khổ thống nhất trong hướng dẫn triển khai các công việc của mình một cách chuẩn tắc nhờ vào các nội dung minh bạch trong hiến pháp, quy tắc, quyết định của Luật tài chính Cùng với Nhà nước, Quốc hội cũng soạn thảo và xây dựng các quy định mang tính chính thống dưới dạng luật ngân sách để chế định NSNN cho các tổ chức, cá nhân trong quốc gia thực hiện theo
Nhà nước sở hữu NSNN, và đặt các lợi ích quốc gia trong các hoạt động của NSNN Theo đó, các chức năng của NSNN thể hiện cho các quyết định của Nhà nước trong các vấn đề phát triển và đảm bảo sự hài hòa về kinh tế, chính trị, xã hội Các quyết định thu – chi tiến hành theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp để cho phép các cơ quan chính quyền có thể hài hòa, điều phối các lợi ích trong nước trong quá trình tái phân phối các nguồn lực giữa Nhà nước và các tầng lớp xã hội, cũng như cho các nhiệm vụ quan trọng của quốc gia
NSNN là kế hoạch định hình tài chính của Nhà nước Bộ máy chính quyền tham gia vào NSNN cần hoạch định và dự báo đƣợc các số liệu, định mức tài chính xác đáng cho các công việc, nhiệm vụ của Nhà nước trong năm tới Các số liệu thu, chi tài chính là dữ liệu quan trọng để đánh giá mức độ phù hợp của các chiến lƣợc, quyết định phát triển của Nhà nước Do đó, các quyết định liên quan đến NSNN là các quyết định có tính chất quan trọng, thể hiện sự đồng thuận của toàn thể bộ máy chính quyền về các quyết sách phát triển trong tương lai
Tính giai cấp thể hiện rõ trong các hạng mục của NSNN Trong thời kỳ đầu sơ khai, NSNN chƣa có những quy định chặt chẽ, rõ ràng giữa ngân khổ của nhà vua và ngân sách của Nhà nước phong kiến Điều này là do sự phân hạng giai cấp trong nhà nước phong kiến chủ yếu chỉ phân thành hai hạng mục chính giữa tầng lớp hoàng tộc và tầng lớp phía dưới Hiện nay, với sự phát triển của kinh tề cùng với phương thức sản xuất tiến bộ, các giai cấp trong xã hội cũng có sự phân định rõ rệt hơn Vì vậy, NSNN đƣợc xem là nguồn tiền chung cho cả quốc gia, và có sự tham gia xây dựng, giám sát của toàn thể xã hội về thời gian sử dụng, hạng mục thu – chi, cách thức kiểm soát.
Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
1.2.1.1 Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
Quản lý NSNN cấp huyện là quá trình hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động của NSNN nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Quản lý NSNN thể hiện hoạt động của các cơ quan quản lý thông qua việc sử dụng có chủ đích các phương pháp và các công cụ quản lý để tác động và điều chỉnh hoạt động của ngân sách cấp huyện nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã định
Quản lý NSNN cấp huyện phải gắn chặt với tình hình kinh tế, xã hội và phát triển đời sống dân cƣ trên địa bàn, để từ đó có những dự báo, tính toán các khoản thu, chi phù hợp Trong quá trình theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững, quản lý NSNN phải tính tới sự cân bằng giữa các chức năng của NSNN với các yếu tố bền vững của huyện trong chiến lược phát triển của địa phương ở từng thời gian xác định
1.2.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện a Mục tiêu
Quản lý NSNN cấp huyện phải hướng đến việc hoàn thành và đảm bảo được các nguồn thu và sử dụng nguồn vốn tối ƣu, chủ động, sáng tạo, thể hiện đƣợc sự hài hòa về quyền lực trong quản lý kinh tế - xã hội ở các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở b Nhiệm vụ
Quản lý NSNN trên địa bàn huyện phải thực hiện đƣợc các nhiệm vụ chính nhƣ sau:
Một là, ngân sách huyện phải giải quyết và đáp ứng đƣợc các đòi hỏi, vấn đề trong hoạt động an ninh quốc phòng, chính trị và trật tự trị an trong khu vực Đây là một trong những vấn đề tiên quyết để xây dựng và phát triển đất nước phồn thịnh Theo đó, các nhà hoạch định ngân sách phải có sự phân bổ hợp lý các khoản chi, đầu tƣ cho nhiệm vụ này, nhƣ đầu tƣ cho hạ tầng cơ sở, đầu tƣ trang thiết bị quốc phòng, an ninh, có các khoản chi dự phòng rủi ro, mất an ninh trong huyện
Hai là, ngân sách huyện phải góp phần tích cực trong nâng cấp, phát triển bền vững nền kinh tế, xã hội của huyện Thực thi ngân sách huyện phải bám sát vào các định hướng chiến lược kinh tế, tài chính của các cấp cao hơn, từ đó đề xuất được các giải pháp, hành động phù hợp trong việc phân bổ, tạo nguồn và kiểm soát quá trình Huyện cần sử dụng NSNN hiệu quả nhƣ một công cụ đắc lực trong điều tiết nền kinh tế Trong đó, huyện cần phát huy đƣợc các lợi thế cạnh tranh của mình khi đề xuất các định hướng phát triển, cũng như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn
Ba là, ngân sách huyện phải là công cụ để bộ máy chính quyền huyện có thể cân bằng được các vấn đề, tồn tại trên thị trường như cạnh tranh, bất bình đẳng lao động, để hướng tới mục tiêu công bằng xã hội Thị trường cạnh tranh gia tăng, kéo theo đó là nhiều vấn đề xung đột xảy ra, đòi hỏi huyện ủy phải làm mềm đƣợc các mâu thuẫn Ngân sách huyện phải phát huy đƣợc các chức năng của nó để giảm tải bớt các áp lực về tỉ lệ thất nghiệp cao, chênh lệch thu nhập, khủng hoảng môi trường và an sinh xã hội Thực hiện hiệu quả các chức năng thu, chi của NSNN cấp huyện sẽ đẩy mạnh đƣợc việc giải quyết các hạn chế này
1.2.2 Nội dung quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
Quản lý NSNN cấp huyện liên quan đến quản lý các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong vận hành nguồn tài chính của chính quyền huyện, và thực hiện hiệu quả các nguồn thu, hoạt động chi của huyện theo các kế hoạch dự toán, quyết toán đã xây dựng
Về cơ bản, quản lý NSNN cấp huyện bao gồm:
1.2.2.1 Lập dự toán ngân sách cấp huyện
Lập dự toán ngân sách hướng đến việc dự báo và xây dựng được một kế hoạch niên kỳ đúng đắn, khoa học dựa trên các cơ sở các chỉ tiêu thu, chi của huyện Theo đó, hoạt động này cần đảm bảo một số các yêu cầu nhất định:
- Dự toán phải gắn chặt với chiến lược, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tác động tích cực vào kết quả phát triển chung của huyện
- Các nội dung dự toán cần đáp ứng đầy đủ, chuẩn mực các quy định, hướng dẫn theo các quan điểm của chính sách tài chính huyện và Luật NSNN Hoạt động ngân sách là nội dung cơ bản của chính sách tài chính Vì vậy, dự toán ngân sách cần bao gồm được các nội dung chính trong chính sách tài chính địa phương như tỷ trọng các nguồn thu, mức độ quan trọng, xếp loại, phân hạng các khoản mục chi, sử dụng và đầu tƣ Theo Luật NSNN, các vấn đề nhƣ phạm vi xác định, quy mô khoản thu, phân bổ nguồn thu, phân cấp chi tiêu giữa các cấp, cân đối ngân sách cũng cần đƣợc đƣa vào trong dự toán NSNN cấp huyện Để có đƣợc một kế hoạch ngân sách cấp huyện, các nhà hoạch định cần phải dựa trên những căn cứ sau:
- Kế hoạch, chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh trị an của Đảng và Chính quyền địa phương trong tương lai
- Kế hoạch, chiến lƣợc kinh tế, xã hội của huyện trong thời gian tới Đây là định hướng cốt lõi trong nhận dạng và kiểm soát các chức năng thu chi của NSNN cấp huyện
- Các báo cáo quyết toán ngân sách trước đó
- Các chính sách, quy định, định mức về thu, chi tài chính nhà nước
Qui trình lập dự toán NSNN cấp huyện đƣợc thực hiện qua ba giai đoạn nhƣ sau:
- Giai đoạn 1: hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm tra Căn cứ vào các mốc thời gian cụ thể, UBND cấp huyện phải đưa ra được những hướng dẫn chi tiết về các định mức, hạng mục dự toán thu chi trong toàn huyện Từ đó, có những phân cấp nội dung về cho các đơn vị hành chính phía dưới thực hiện dự toán Các dự toán phải được định hình dựa trên các văn bản, thông tư hướng dẫn của Thủ tướng
Chính phủ (kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau, trước 31/5), và Bộ Tài chính (Thông tư hướng dẫn lập dự toán NSNN, trước 10/6)
+ Giai đoạn 2: Lập và thảo luận dự toán Ngân sách: Dựa trên các định hướng trong giai đoạn 1, các phòng, ban chức năng tiến hành xây dựng các nội dung thu, chi ngân sách Sau đó, trực tiếp báo cáo lên các cơ quan quản lý cấp trên theo đúng các nhiệm vụ, vai trò đƣợc giao Đơn vị dự toán cấp I rà soát, tổng hợp và hình thành báo cáo dự toán tổng thể Các biên bản này đƣợc trình lên các cơ quan quản lý cao hơn, kèm theo các minh chứng cần thiết, trước ngày 20/7 Cơ quan Tài chính các cấp sẽ họp bàn, đánh giá về tính xác đáng của các hạng mục dự toán với các cấp quản lý cấp huyện của các nội dung đƣa ra
+ Giai đoạn 3: Quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước: trước ngày 15/11, Quốc hội quyết định các kế hoạch dự toán NSNN Theo đó, Bộ Tài chính sẽ trình Thủ tướng phê duyệt dự toán NSNN cấp huyện theo từng lĩnh vực trước ngày 20/11 Lúc này, các quyết đinh về nhiệm vụ thu, chi, phân cấp khoản mục cho ngân sách cấp tỉnh, huyện sẽ được quyết định, để từ đó các địa phương có những tính phù hợp cho mình Thời gian cho HĐND cấp dưới xây dựng, và quyết định dự toán là 10 ngày, kể từ khi có những hướng dẫn và định hướng từ phía trên
Căn cứ vào các văn bản luật và hồ sơ hướng dẫn của UBND, sở tài chính cấp tỉnh, các cơ quan quản lý cấp huyện sẽ dự trù các nhiệm vụ cần làm trong năm tới, có các phương án về hạng mục thu, chi, và tỉ lệ phân chia giữa các đơn vị trong huyện, cũng nhƣ với các huyện khác trong tỉnh
Mối quan hệ giữa quản lý ngân sách nhà nước và phát triển bền vững
1.3.1 Khái niệm và nội hàm của phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững đã đƣợc nhiều tổ chức đƣa ra Trong báo cáo Brundtland, PTBV là “sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Nó dựa trên sự phát triển kinh tế của các thế hệ tương lai, các nguồn tài nguyên tái tạo và tôn trọng các quá trình sinh thái cơ bản của con người, đa dạng và hệ thống hỗ trợ thực vật tự nhiên Ở một mức độ nhất định, điều này cũng có nghĩa là bình đẳng giữa người giàu, người nghèo và các thế hệ Nó thậm chí bao gồm nhu cầu giải giáp quân đội, vốn đƣợc coi là điều cần thiết đối với khái niệm phát triển bền vững Một điều kiện tiên quyết không thể thiếu về tài chính.” Tại Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới đƣợc tổ chức tại Johannesburg (Nam Phi) năm 2002, PTBV là “quá trình phát triển kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa ba khía cạnh của phát triển, bao gồm: phát triển, tăng trưởng kinh tế (đặc biệt là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (đặc biệt đạt đƣợc tiến bộ và công bằng xã hội; giảm nghèo và tạo cơ hội việc làm) và bảo vệ môi trường (đặc biệt là tăng trưởng kinh tế), khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy nổ và phá rừng; phát triển hợp lý và sử dụng kinh tế tài nguyên thiên nhiên.”
Như vậy, có thể thấy, PTBV là hướng đến sự phát triển ổn định và thân thiện với môi trường hướng tới đồng thời 3 mục tiêu: tăng trưởng kinh tế bền vững, xã hội thịnh vƣợng, công bằng, và tài nguyên thiên nhiên lành mạnh Vì vậy, các nguyên tắc PTBV đã đƣợc xây dựng một cách hoàn chỉnh theo ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường
1.3.2 Quan điểm của các quốc gia về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là khái niệm nhằm chỉ sự phát triển về mọi mặt trong xã hội hiện tại, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà vẫn khổng làm tổn hại, vẫn đảm bảo sự
21 tiếp tục phát triển, vẫn đáp ứng các nhu cầu đó trong tương lai xa và hiện là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới và bảo vệ môi trường Để phù hợp với bối cảnh riêng của mình, mỗi quốc gia có những định hướng chiến lược PTBV thích ứng nhất với các đòi hỏi phát triển kinh tế, chính trị, địa lý, văn hóa
Dưới góc nhìn của Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN-International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) đã nêu phát triển bền vững là “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED-World Commission on Environment and Development) của Liên hợp quốc, phát triển bền vững đƣợc định nghĩa là: “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đƣa ra định nghĩa cụ thể hơn, đó là: “phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”
Mỗi một quan điểm về khái niệm phát triển bền vững đều có những ƣu nhƣợc điểm riêng Gần đây, quan điểm đƣợc đồng thuận các quốc gia chấp nhận và sử dụng là quan điểm bền vững được nêu tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Johannesburg
1.3.3 Quản lý ngân sách nhà nước gắn với mục tiêu phát triển bền vững
1.3.3.1 Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước gắn với mục tiêu phát triển bền vững
Dựa trên những khái niệm về quản lý NSNN và phát triển bền vững, có thể khái niệm hóa “quản lý NSNN gắn với mục tiêu phát triển bền vững” là thực hiện các nội dung của quản lý NSNN gắn chặt với các mục tiêu tăng trưởng bền vững và ổn định trên địa phương, hoàn thành được ba mục tiêu về phát triển kinh tế địa phương bền vững, nâng cao đƣợc chất lƣợng cuộc sống xã hội, thực hiện các giải pháp thân thiện và
22 bảo vệ môi trường, gây hiệu ứng lan tỏa tới các địa phương khác trong hiện tại và tương lai
1.3.3.2 Đặc điểm của quản lý ngân sách nhà nước gắn với mục tiêu phát triển bền vững
Về mặt nội dung: Là quản lý dòng tiền của ngân sách địa phương, cụ thể là quản lý tất cả nguồn huy động, nộp vào ngân sách địa phương, cũng như đảm bảo các khoản chi đúng mục đích, theo quy định của Luật ngân sách và quy định của pháp luật Việc quản lý thu chi phải đƣợc tính toán, xác định bằng những con số cụ thể Từ đó, xác định rõ khả năng tạo nguồn kinh phí để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của ngân sách, tạo sự chủ động, linh hoạt trong hoạt động của ngân sách Quản lý NSNN gắn với mục tiêu phát triển bền vững cần đáp ứng đƣợc các yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững của địa phương Các mục tiêu này do các nhà hoạch định chính sách đưa ra, dựa trên những điều kiện cụ thể của địa phương về điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn lực phát triển…
Việc quản lý các khoản thu - chi này phải nằm trong dự toán đƣợc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, trực tiếp là UBND tỉnh, UBND huyện trên cơ sở đã đƣợc HĐND huyện thông qua Đồng thời, phải tuân theo các tiêu chuẩn, định mức đã đƣợc quy định cụ thể Quản lý NSNN gắn với mục tiêu phát triển bền vững cần đƣợc xây dựng dựa trên những điều kiện nguồn lực và tiềm năng phát triển của địa phương để đảm bảo không bị thiếu hụt trong việc huy động hay phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động trên địa bàn
Về mặt thời gian: Việc quản lý các khoản thu - chi này cần đƣợc tính toán, quy hoạch và thực hiện trong nhiều năm Một lộ trình cân đối ngân sách phù hợp và hiệu quả trong một thời gian dài sẽ cho phép các nhà quản lý có đƣợc cái nhìn toàn cảnh về phương hướng phát triển bền vững tại địa phương
Về mục đích: Quản lý ngân sách nhà nước địa phương là để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính quyền từ huyện đến cơ sở Mọi khoản thu và chi đều đƣợc quyết định trên cơ sở áp dụng các quy định để ban hành các chính sách thuế khoá và bắt buộc các tổ chức, cá nhân phải nộp một phần thu nhập của mình cho ngân sách
Mọi đối tƣợng nộp thuế phải ý thức đƣợc trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo các nguồn thu cho ngân sách nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, các chính sách an sinh xã hội… của địa phương để hướng tới phát triển bền vững Quản lý NSNN có tác động qua lại, hỗ trợ giữa chính quyền và các chủ thể kinh tế - xã hội, qua đó thể hiện mối quan hệ giữa sự phát triển bền vững của các chủ thể với sự phát triển bền vững của địa phương
1.3.4 Ý nghĩa thực tiễn phương trình quản trị an ninh phi truyền thống trong quản lý ngân sách nhà nước cấp địa phương gắn với mục tiêu phát triển bền vững
An ninh phi truyền thống đƣợc hiểu là sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững của các cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập và biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay Theo đó, mục tiêu của quản trị an ninh phi truyền thống là hướng đến việc đảm bảo sự phát triển bền vững cho các quốc gia và địa phương
Hình 1.1 Quy trình quản trị an ninh phi truyền thống
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước gắn với mục tiêu phát triển bền vững
1.4.1.1 Pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý NSNN
Các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước có ý nghĩa lớn các hoạt động trong quản lý NSNN ở cấp huyện Các quy định về phạm vi, đối tƣợng thu ngân sách, quy trình thực hiện dự toán, chấp hành, quyết toán, vai trò và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan, các định mức sử dụng ngân sách… đều đƣợc thể hiện trong các văn bản Luật NSNN và các văn bản quy phạm có liên quan khác Các nội dung về
25 quản lý NSNN càng đƣợc thể rõ ràng, chặt chẽ, bám sát với điều kiện thực tế thì hiệu quả của quản lý NSNN tại các cấp càng cao và ngƣợc lại
1.4.1.2 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng của địa phương cũng như thu hút nguồn lực từ bên ngoài Việc xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia với đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở, mở rộng giao thương sẽ là cơ sở làm tăng nguồn thu, cơ cấu nguồn thu phong phú hơn, từ đó tăng thu ngân sách mỗi huyện Bên cạnh đó, ngân sách huyện cũng phải bám sát vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
1.4.1.3 Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
Tốc độ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nền kinh tế nước ta ngày một lớn và kéo theo đó là yêu cầu thay đổi, cải tiến của hàng loạt những hoạt động của nền kinh tế Trong đó, quản lý NSNN là một trong những hoạt động có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nó cũng là một trong những yếu tố cần thiết đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mới Chính phủ đã có những biện pháp hết sức tích cực nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý NSNN, những biện pháp này được quán triệt thực hiện từ Trung ương đến địa phương
1.4.1.4 Yếu tố kinh tế - xã hội của tỉnh và huyện
Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý NSNN, trong đó có công tác quản lý NSNN Địa phương có tình hình kinh tế - xã hội ổn định và phát triển đồng bộ công nghiệp, nông nghiệp chắc chắn sẽ tác động tích cực đến công tác quản lý NSNN Kinh tế phát triển và mức thụ nhập bình quân của người dân tăng lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách Khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bản còn thấp cũng nhƣ ý thức chấp hành pháp luật về ngân sách chưa đúng mức sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công tác quản lý NSNN
1.4.2.1 Năng lực cán bộ quản lý
Năng lực của cán bộ quản lý có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý NSNN cấp huyện Trình độ chuyên môn và kỹ năng của đội ngũ này liên quan chặt chẽ tới các quyết định và quá trình thực hiện các nội dung dự toán, chấp hành và kiểm tra hoạt động quản lý NSNN Vì vậy, nếu các cán bộ quản lý có năng lực và kiến thức tốt sẽ nâng cao đƣợc kết quả trong thực hiện các công việc, bao quát đƣợc các nội dung quản lý NSNN, đảm bảo hoàn thành đƣợc các mục tiêu đã xác định Ngƣợc lại, nếu đội ngũ nhân sự này có năng lực kém sẽ có thể gây ra những rủi ro sai lệch trong các quyết định, và gây nên những tổn thất cho NSNN cấp huyện
Ngoài năng lực chuyên môn thì ý thức, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề của mỗi cán bộ, công chức, viên chức cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả quản lý ngân sách Khi đã có ý thức, đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề thì mỗi cá nhân sẽ hết lòng vì công việc của mình, không vụ lợi, không che giấu khuyết điểm, sai phạm, không trốn tránh trách nhiệm và hoàn thành tốt công việc của mình, góp phần vào việc hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đơn vị mà mình tham gia làm việc
1.4.2.2 Công tác phổ biến và hướng dẫn luật NSNN của chính quyền huyện
Nếu công tác này được huyện thực hiện thường xuyên, liên tục và có chất lượng thì sẽ hạn chế đƣợc rất nhiều sai sót của đơn vị Bên cạnh đó, sự phối hợp quản lý giữa phòng TC-KH huyện với Sở Tài chính, với KBNN huyện, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn cũng là một yếu tố rất quan trọng Sự phối hợp này càng chặt chẽ, nhịp nhàng thì kết quả quản lý ngân sách trên địa bàn huyện sẽ ít mất thời gian để giải quyết những công việc mang tính sự vụ và sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao hoặc ngƣợc lại
1.4.2.3 Cơ cấu bộ máy quản lý
Cơ cấu bộ máy quản lý xác định vai trò, chức năng, quyền hạn, cũng nhƣ sự liên kết, hợp tác giữa các cấp, bộ phận trong quản lý NSNN cấp huyện Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý liên quan tới các dòng thông tin, và sự chia sẻ các dữ liệu trong công việc của các cấp chính quyền trong quản lý Vì vậy, yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến kết quả đạt đƣợc trong quản lý NSNN Một cơ cấu bộ máy quản lý phù hợp, thể hiện rõ nhiệm vụ và cách thức hợp tác giữa các đơn vị thì các công việc trong quy trình quản lý NSNN cũng đƣợc thực hiện một cách dễ dàng và ăn khớp với nhau hơn, qua đó đạt
27 đƣợc kết quả cao hơn Ngƣợc lại, nếu cơ cấu quản lý không ổn, thì dễ dẫn đến sự thiếu trách nhiệm hay lạm dụng quyền hạn trong công việc, và ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định và kiểm soát quá trình quản lý NSNN
1.4.2.4 Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN huyện
Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay và trong hoạt động của bất kỳ tổ chức nào Trong hoạt động quản lý NSNN cấp huyện, nhiều các hoạt động cần tới những tính toán chính xác, sự chia sẻ thông tin nhanh chóng, đòi hỏi cần phải có nền tảng công nghệ và hệ thống thông tin để thực hiện chuẩn xác hơn Vì vậy, một cơ sở hệ thống công nghệ thông tin tốt tạo dựng sự thuận tiện, và kết quả cao hơn trong quản lý NSNN cấp huyện
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
Khái quát về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và tình hình ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phú Xuyên
2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Cách trung tâm thành phố Hà Nội về phía Nam khoảng 32km, huyện Phú Xuyên nằm trên trục đường quốc lộ 1A, với diện tích 17.110,5ha Huyện Phú Xuyên tiếp giáp
2 huyện Thanh Oai và Thường Tín về phía Bắc, giáp huyện Duy Tiên, Hà Nam về phía Nam, và giáp huyện Ứng Hòa ở phía Tây Tuyến đường bộ cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, tuyến đường bộ 1A (cũ) và tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy dọc qua huyện Phú xuyên, trên địa bàn huyện còn có các tuyến tỉnh lộ chạy qua nhƣ 428A, 429B Huyện Phú Xuyên được xem là nguồn cung lương thực thực phẩm phía nam Hà Nội Huyện Phú Xuyên có lợi thế rất lớn về thị trường tiêu thụ thủy sản, thủ công mỹ nghệ và là địa bàn tiêu thụ số lƣợng lớn đáng kể về hàng tiêu dùng
Huyện có nhiều điều kiện thuận tiện trong thương mại hàng hóa với các tỉnh thành khác ở miền Bắc và cả nước Cùng với đó, huyện cũng thuận lợi trong tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ công nghệ kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do mức độ phát triển cao về khoa học kỹ thuật của thủ đô
Huyện Phú Xuyên có địa hình tương đối bằng phẳng, cao hơn mặt nước biển 1.5 – 6m Địa hình dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, lãnh thổ huyện có thể chia làm 2 vùng: Vùng phía đông đường Quốc lộ 1A và Vùng phía tây đường Quốc lộ 1A
2.1.1.2 Khí hậu, thủy văn a Khí hậu Đặc điểm khí hậu chung của huyện mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều Đây là đặc trưng chung của các địa phương vùng đồng bằng châu thổ sông hồng Nền khí hậu trên địa bàn huyện có sự phân rõ theo 4 mùa xuân, hạ, thu, đông Nhìn chung, khí hậu có sự phân cực rõ theo hai gian đoạn; thời kỳ nóng ẩm và thời kỳ hanh khô Trong khoảng thời gian từ tháng 7 – 8 hàng năm, huyện có lượng mưa lớn Hướng gió chủ yếu tại đây là gió mùa Đông nam và gió mùa Đông bắc
Trong mùa nóng ẩm, gió Đông Nam với lượng ẩm lớn thường tạo ra nhiều đợt mưa rào, gió bão kèm mƣa lớn Điều này đã gây ra nhiều thiệt hại cho các hộ dân trong sinh sống và sản xuất kinh doanh, khi đối mặt với tình trạng ngập úng Trong khi đó, gió mùa Đông Bắc vào mùa hanh khô gây ra thời tiết mưa phùn, sương mù trong khoảng thời gian tháng 12 – 1, trời lạnh, hanh khô Mặc dù cũng có những khó khăn nhất định do thời tiết tuy nhiên mức độ thiệt hại với sản xuất lại không nhiều Mặc dù có những khó khăn do các đặc trƣng thời tiết, tuy nhiên điều kiện khí hậu này cũng tạo thuận lợi cho sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp b Thủy văn
Trên địa bàn huyện có 3 con sông lớn chảy qua là Sông Hồng (17km) theo hướng Bắc – Nam ở phía Đông huyện; sông Nhuệ (17km) chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam ở phía Tây huyện, sông Giẽ (9,75km), cùng với các sông nhỏ khác nhƣ sông Duy Tiên (13km), sông Vân Đình (5km), sông Hữu Bành (2km) và hệ thống kênh mương trên địa bàn đã tạo nguồ cung nước khá phong phú, dồi dào thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, và phục vụ sinh hoạt
2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội
Tổng diện tích đất toàn huyện là 17.104,6 ha đƣợc phân bổ cho các mục đích sử dụng nhƣ sau: quỹ đất nông nghiệp có 11.329,9 ha chiếm 66,24%, đất ở 1.120,9ha chiếm 6,95%; đất chuyên dùng chiếm 3.235,9ha chiếm 18,92%; còn lại là đất chƣa sử dụng
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Xuyên Đơn vị: ha
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Tốc độ tăng bình quân (%/năm) Đất nông nghiệp 10.981,9 10834,3 11.329,9 1,92 Đất trồng cây hàng năm 9493,8 9308,4 9297,6 -1,04 Đất trông cây lâu năm 695,3 691,4 689,5 -0,42 Đất nuôi trồng thủy sản 792,8 791,5 793,2 0,03
30 Đất phi nông nghiệp 6043,6 6141,3 6249 1,69 Đất ở 1165,8 1172,6 1211,9 1,95 Đất chuyên dùng 1845,3 1832,4 3235,9 3,86 Đất phi nông nghiệp khác 2525,4 2519,3 2528,6 0,07 Đất chƣa sử dụng 85,3 83,7 84,8 0,06
Nguồn: Phòng TN-MT huyện Phú Xuyên Huyện Phú Xuyên chịu ảnh hưởng rất mạnh của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nên đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh trong khi đất chƣa sử dụng có thể khai thác đƣa vào sản xuất không còn nhiều Điều này là phù hợp trong bối cảnh phát triển kinh tế nhanh nhƣ hiện tại của huyện, với sự chuyển dịch dần tỉ trọng sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ Vì vậy, có thể thấy quỹ đất hiện tại đƣợc huyện phân bổ phù hợp với thực tế tại địa phương
Hệ thống giao thông rất thuận tiện cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ Có tuyến đường quốc lộ 1A chạy qua và đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, có 2 tuyến đường tỉnh đi qua huyện đó là tỉnh lộ 429 (đường 73) và đường tỉnh lộ 428 (đường 75) hầu hết các xã, thị trấn trong huyện đều có đường ô tô vào đến trung tâm, huyện có một bến cảng Vạn Điểm có thể cho tàu trở xuống cập bến an toàn Huyện có hệ thống đường tránh cho tàu chờ, tàu đỗ, tàu tránh thuận lợi nằm tại trung tâm huyện sát với đường Quốc lộ 1A Đường Quốc lộ có đường 1A cũ và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (gồm cả tuyến Pháp Vân- Cầu Giẽ và Cầu GiẽNinh Bình) với tổng chiều dài tuyến qua địa bàn huyện Phú Xuyên là 15,2 Km Ngoài ra, có 3 tuyến đường tỉnh lộ và 48 km đường do huyện quản lý Qua đây chúng ta thấy huyện có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vô cùng thuận lợi cho sự phát triển giao các làng nghề truyền thống Thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất cũng như giao lưu thương mại giữa các vùng và khách hàng, người tiêu dùng của các làng nghề
2.1.2.3 Dân số và lao động
Dân số: Dân số trung bình năm 2021 có 186.736 người Vùng nông thôn là 161.126 nghìn người, mật độ dân số trung bình khoảng 1.1 người/km2 (có xu hướng
31 tăng qua các năm) Dân số năm 2022 ước đạt 194.599 người Số hộ dân là 46.850 hộ trong đó có 28.456 hộ nông nghiệp (60,74%) và 18.394 hộ phi nông nghiệp (39,36%)
Lao động: Trên địa bàn huyện lao động trong độ tuổi có 96.781 người lực lượng tham ra các hoạt động kinh tế có 93.366 người Cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tăng dần Tỷ lên lao động trong ngành CN-TTCN xây dựng và thương mại dịch vụ du lịch, nhƣng tốc độ dịch chuyển còn chậm
Chất lƣợng lao động trong nông nghiệp nông thôn còn thấp tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo, do đó chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thủ đô trong tình hình hiện nay và giai đoạn tới Cùng với, trong nhiều năm trở lại đây, đội ngũ lao động trẻ có xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển từ nông nghiệp sang các lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ Điều này khiến lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện thiếu hụt lao động, khả năng tiếp nhận và ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh của huyện hạn chế Tuy nhiên, đây là tín hiệu tốt cho quá trình công nghiệp hóa, thương mại hóa của huyện Phú Xuyên
2.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Về kinh tế: Cơ cấu giá trị các ngành kinh tế của huyện năm 2021 nông nghiệp chiếm 23,39%, Công nghiệp - xây dựng chiếm 54,78%, thương mại dịch vụ 21,83% Trong 5 năm từ 2016 - 2021 cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến đáng kể, đã liên tục có sự biến đổi theo chiều hướng tích cực khi tỷ trọng công nghiệp xây dựng liên tục tăng lên từ 47% đến 54%, tỷ trọng thương mại dịch vụ tương đối ít biến động và tỷ trọng nông nghiệp thay đổi nhiều từ 34% xuống 23,09%
Về xã hội: Tính đến nay tất các xã thị trấn ở phú xuyên đã đƣợc công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS tỷ lệ huy động học sinh đến trường như sau (nhà trẻ 55%, mẫu giáo 98%, tiểu học 100%) Chất lƣợng đội ngũ giáo viên đƣợc nâng cao dần, với 100% giáo viên đạt chuẩn
Hoạt động văn hóa, thông tin từng bước làm tốt các hoạt động tổ chức, tuyên truyền và chia sẻ các nội dung, tinh thần của Đảng, Nhà nước và thành phố Huyện có các chương trình văn hóa, văn nghệ nổi bật trong các ngày lễ lớn, đáp ứng nhu cầu và đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Chuyên mục truyền hình huyện, đài phát thanh
32 tiếp tục đƣợc duy trì kịp thời thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và các hoạt động chính trị của huyện
Phân tích thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Phú Xuyên
Về cơ bản, quản lý NSNN trên địa bàn huyện Phú Xuyên tuân thủ theo mô hình chung trong phân cấp quản lý NSNN Điều này đƣợc thể hiện qua cấu trúc của bộ máy quản lý NSNN huyện Phú Xuyên
Hình 2.1 Bộ máy quản lý ngân sách nhà nước huyện Phú Xuyên
Nguồn: UBND huyện Phú Xuyên
- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân:
Là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất quản lý ngân sách Nhà nước huyện Thực hiện nghiên cứu và ra các quyết định về các hoạt động trên địa bàn huyện, thực hiện chỉ đạo, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội; kiểm soát quá trình quản lý NSNN huyện
- Ban tổ chức nội vụ:
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổ chức nhân sự, đánh giá cán bộ, chế độ đãi ngộ; cải cách hành chính, tổ chức, kiểm soát các công tác tôn giáo, thanh niên, thi đua - khen thưởng Tư vấn, tham vấn, góp ý, quản lý tổ chức NSNN huyện
- Phòng Tài chính - Kế hoạch:
Tham mưu, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, kế hoạch và đầu tƣ, tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tƣ nhân, NSNN huyện Trực tiếp quản lý và giám sát NSNN huyện
- Kho Bạc Nhà nước huyện: Là cơ quan có vai trò giám sát, kiểm soát hoạt động tài chính địa phương và thực hiện giải ngân ngân sách huyện, mọi hoạt động tài chính huyện đều phải thông qua KBNN huyện
2.2.1 Thực trạng lập dự toán ngân sách nhà nước
Nhìn chung, công tác lập dự toán NSNN tại huyện Phú Xuyên đƣợc thực hiện theo chuẩn mực chung hiện nay Tuy nhiên, có thể thấy qua quan sát tại hiện trường và kết quả khảo sát, thì công tác lập dự toán NSNN của huyện vẫn chƣa thực sự gắn đƣợc với những mục tiêu phát triển bền vững Điều này là do hiện tại huyện Phú Xuyên cũng chưa có những văn bản cụ thể định hướng về phát triển bền vững Cụ thể quy trình lập dự toán thu NSNN cấp huyện tại huyện Phú Xuyên đƣợc mô tả nhƣ quy trình sau:
Hình 2.2 Quy trình xây dựng dự toán thu NSNN
Nguồn: UBND huyện Phú Xuyên
Vào đầu quý III, trên cơ sở đánh giá mức tăng trưởng kinh tế, quyết định phân cấp NSNN của thành phố, báo cáo tài chính và các chỉ tiêu thu, Phòng TC-KH huyện Phú Xuyên chủ trì, phối hợp với Chi cục Thuế huyện và các cơ quan liên quan tiến hành xây dựng dự toán thu NS Trong công tác lập dự toán thu NS huyện, Phòng TC –
KH thảo luận với các đơn vị dự toán trực thuộc cấp huyện, xã, thị trấn để đƣa ra các phương án, và kế hoạch hợp lý Sau khi hoàn thành dự toán, Phòng báo cáo với Thường trực HĐND huyện, gửi sở Tài chính thẩm định, trình UBND thành phố quyết định phân bổ Sau khi nhận đƣợc quyết định từ UBND thành phố, UBND huyện với sự tham mưu từ phòng TC – KH sẽ trình HĐND huyện quyết định dự toán thu NSNN huyện Khi dự toán đã đƣợc HĐND phê chuẩn, UBND huyện sẽ quyết định phân bổ dự toán thu NS cho từng đơn vị dự toán và từng xã, thị trấn đảm bảo đúng thời ” gian
Dự toán thu NSNN huyện Phú Xuyên giai đoạn 2019 - 2021 đƣợc thể hiện qua bảng 2.3 nhƣ sau:
Bảng 2.3 Dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Phú Xuyên giai đoạn 2019-2021 Đơn vị: Triệu đồng
Huyện giao Ƣớc thực hiện
Huyện giao Ƣớc thực hiện
Huyện giao Ƣớc thực hiện TỔNG THU NSNN 868.022 1.296.214 878.01 1.269.886 989.256 2.003.447
I Tổng các khoản thu cân đối NSNN 214.011 317.971 233.680 355.033 311.514 405.942
Thu khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh 35.862 36.210 39.486 43.647 48.300 50.618
Thuế thu nhập cá nhân 7.735 9.486 7.873 9.551 11.025 14.672
Lệ phí trước bạ 25.750 31.110 28.593 29.783 40.950 58.688 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 77 85 154 91
Thu phí và lệ phí trong cân đối 10.876 10.771 12.804 15.405 8.961 9.610
Tiền cấp quyền sử dụng đất 118.244 204.000 119.450 205.400 179.025 200.063
Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước 2.575 7.650 2.331 4.621 4.200 5.472
Thu từ quỹ đất công ích hoa lợi công sản 2.214 1.938 2.745 2.362 2.604 3.256 Thu khác huyện + xã 8.713 11.730 8.806 12.632 10.195 14.029
- Thu phạt VPHC trong lĩnh vực 3.090 1.530 3.315 1.848 2.100 3.283
- Các khoản thu khác 5.623 10.200 8.132 15.405 8.095 14.692 Thu cấp quyền khai thác khoáng sản 515 3.468 621 5.648 1.575 9.170
Phí bảo vệ môi trường 1.711 2.337
II Các khoản đóng góp 27.172 30.810 31.440
B Thu bổ sung từ NS thành phố 654.010 808.214 671.555 823.654 677.742 954.833
Bổ sung có mục tiêu 30.946 191.199 34.177 162.762 61.169 203.207
D Thu từ NS cấp dưới nộp lên 125 226 297
THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC
A Các khoản thu cân đối NS địa phương 844.507 1.251.349 860.708 1.287.296 954.018 1.059.653
Các khoản thu 100% 131.137 155.776 136.026 164.548 193.085 259.799 Thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) 59.3589 144.629 60.088 149.788 83.190 170.300 Thu bổ sung từ NS cấp thành phố 654.010 808.214 658.740 806.893 677.742 106.581 + Bổ sung cân đối 623.064 617.015 634.910 629.394 616.572 651.825 + Bổ sung có mục tiêu 30.946 191.199 36.495 208.161 61.169 64.912 Thu chuyển nguồn năm trước 142.728
B Thu, chi theo mục tiêu 27.172 36.538 49.911
Nguồn: Phòng TC – KH huyện Phú Xuyên
Qua bảng 2.3, dự toán giai đoạn 2019 - 2021 đều tăng mỗi năm, trong đó có thể thấy năm 2021 dự toán UBND huyện Phú Xuyên lập và giao là 989.256 triệu đồng, tăng 11,7% so với năm 2020 Nhìn chung, các chỉ số cho thấy dự toán thu NSNN hàng năm của huyện Phú Xuyên được xây dựng căn cứ trên tình hình số thu năm trước để làm cơ sở lập dự toán thu cho năm sau (năm 2019 là căn cứ cho năm 2020, 2020 là căn cứ cho năm 2021) cho nên dự toán thu NSNN hàng năm trên địa bàn huyện Phú Xuyên đã đảm bảo một số yêu cầu cơ bản trong việc lập, phân bổ, giao dự toán NS theo quy định của Luật NSNN và các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính về xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán NSNN Tuy nhiên vì chỉ dựa trên căn cứ năm trước mà chưa có sự nghiên cứu thực tiễn, phân tích và lường trước các biến động kinh tế xã hội nên dự toán đƣợc lập còn chênh lệch rất lớn với thực tiễn thực hiện
Hơn nữa dự toán thu NSNN của huyện Phú Xuyên đƣợc lập còn cần tính toán sát nhất khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi NSNN theo kỳ kế hoạch Khả năng này phải dựa vào cơ cấu nguồn thu NSNN trên địa bàn định kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu NS kỳ kế hoạch nên chưa đạt mục tiêu đảm bảo sự cân đối các khoản chi so với các khoản thu NSNN của huyện Dự toán thu NSNN do cơ quan tài chính huyện Phú Xuyên lập dựa trên sự đối chiếu, đo lường và kết hợp với dự toán chi NSNN (xem bảng 2.5)
2.2.1.2 Lập dự toán chi NSNN a Lập dự toán chi thường xuyên NSNN
Trong những năm trở lại đây, UBND huyện cùng với HĐND thực hiện lập toán dự toán chi NSNN theo đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, thành phố
Hà Nội và huyện Phú Xuyên, cũng như các phương hướng hoạt động của huyện trong năm tiếp theo, bám sát vào những mục tiêu, nhiệm vụ cần làm Theo đó, các vấn đề được đưa ra trong xem xét lập dự toán chi thường xuyên của huyện như định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện, công tác an ninh quốc phòng, các dự án đầu tƣ, sử dụng NSNN huyện
Dựa trên các nội dung được quy định trong luật NSNN, các văn bản hướng dẫn lập dự toán NS của BTC, Sở Tài chính thành phố Hà Nội, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực tài chính là Phòng TC-KH thực hiện triển khai hướng
39 dẫn đến các đơn vị dự toán trên địa bàn huyện và các xã, thị trấn lập dự toán, trong đó bao gồm về lương, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp BHXH, chi chuyên môn cũng nhƣ đặc thù và những nhiệm vụ phát sinh khác dự kiến phát sinh trong năm kế hoạch Phòng TC-KH thực hiện chức năng là đầu mối tổng hợp dự toán chung toàn huyện báo cáo UBND huyện sau đó thông qua HĐND huyện trước khi trình lên Sở TC để báo cáo về nội dung chi thường xuyên và trình Sở Kế hoạch đầu tư về dự toán chi đầu tƣ phát triển để tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh và thông qua HĐND tỉnh trong kỳ họp HĐND về phân bổ dự toán cho toàn tỉnh trong đó có huyện Phú Xuyên
Dự toán chi thường xuyên NSNN huyện Phú Xuyên giai đoạn 2019 - 2021 được thể hiện qua bảng 2.4 sau:
Bảng 2.4 Cơ cấu dự toán chi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện Phú Xuyên giai đoạn 2019 - 2021 ĐVT: Triệu đồng
- SN nông, lâm thủy lợi 2.862 0,98 3.056 1,03 3.077 0,95
10 Chi quản lý hành chính 60.234 20,68 62.686 21,07 64.724 20,04
Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Phú Xuyên
2.3.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong giai đoạn 2019 - 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện năm sau luôn cao hơn năm trước, bình quân tăng 11,78%/năm, (đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra); trong đó: giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 16,7%/năm; công nghiệp-xây dựng tăng 12,48%/năm; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,57%/năm (theo giá cố định năm 1994)
Cơ cấu kinh tế cơ bản chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, so với năm 2015: tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 6,58 %; công nghiệp-xây dựng giảm 1,97 %; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm: 4,41% (Cơ cấu kinh tế năm 2021: nông nghiệp chiếm 23,39%, Công nghiệp - xây dựng chiếm 54,78%, thương mại dịch vụ 21,83%)
Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 22,5 triệu đồng (khoảng 1056 USD theo giá hiện hành), tăng bình quân mỗi năm 9,0%, (so với mục tiêu Nghị quyết đạt 100,51% và tăng 105,29 % so năm 2015) Chính những kết quả phát triển kinh tế trên đã làm cho công tác thu ngân sách nhà nước của huyện Phú Xuyên tăng nhanh qua các năm
2.3.1.2 Chính sách và thể chế kinh tế
Chính phủ ban hành Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính Phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 19/11/2020 triển khai các giải pháp khắc phục nợ đọng xây dựng cơ bản Tuy nhiên do
61 nguồn lực hạn hẹp nên việc huy động bố trí vốn thanh toán nợ đọng gặp khó khăn; đồng thời chi đầu tƣ mới các công trình để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội cũng bị hạn chế
Giai đoạn 2016 - 2020, từ năm 2018, huyện triển khai công tác đầu tƣ theo quy định phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tƣ tại Quyết định số 4170/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Từ các nguồn vốn, trong các năm tập trung thanh toán nợ đọng và đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các dự án, công trình trọng điểm có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, an sinh xã hội của địa phương; các dự án thuộc Chương trình Xây dựng nông thôn mới; các chương trình mục tiêu quốc gia; các dự án, công trình được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ và các dự án, công trình hạ tầng kinh tế-xã hội có tính cấp bách, cấp thiết của địa phương Để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về hoàn thiện thể chế nhằm bảo đảm cho việc phát triển kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, là cấp thực thi các chính sách vĩ mô, huyện Phú Xuyên luôn quan tâm đến công tác cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, Pháp Luật của Nhà nước bằng các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch cụ thể của huyện… để tổ chức thực hiện, trong đó, tập trung là cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đối với các thủ tục hành chính trong bộ thủ tục hành chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước Đồng thời xúc tiến chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử và thành lập Trung tâm hành chính công của huyện với phương châm là tách dịch vụ hành chính công ra khỏi chức năng quản lý nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt tại chỗ Ban hành nhiều văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, thiết lập kỷ cương trong hoạt động công vụ, tạo chuyển biến tích cực trong đội ngũ của cán bộ, công chức và đảng viên; nhờ đó, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức đƣợc nâng cao rõ rệt, chất lƣợng công việc có sự chuyển biến, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhiệm vụ…
Với chính sách cơ chế nhƣ trên đã tạo cơ sở cho Ban lãnh đạo huyện Phú Xuyên làm căn cứ thực hiện công tác phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa Có kế hoạch lập dự
62 toán ngân sách của huyện trong hoạt động chi cho sự nghiệp phát triển của huyện và có điều chỉnh mức thu ngân sách hợp lý
2.3.1.3 Cơ chế quản lý ngân sách của huyện
Căn cứ các Quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội: Số 3868/QĐ- UBND ngày 17/12/2010 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách;
Tỷ lệ (%) điều tiết nguồn thu giữa các cấp ngân sách; định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2019 - 2021 và thời kỳ ổn định ngân sách
2016 - 2020; số 3889/QĐ-UBND ngày 20/12/2020 về một số cơ chế, biện pháp điều hành ngân sách năm 2021 Huyện Phú Xuyên đã ban hành các Quyết định số 55/QĐ- UBND ngày 16/01/2019 về một số cơ chế, biện pháp điều hành ngân sách năm 2019; số 2869/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 về một số cơ chế, biện pháp điều hành ngân sách năm 2021 Với các quyết định trên, việc điều hành công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Phú Xuyên đã áp dụng đúng và khoa học, tuy kết quả thu ngân sách chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện do khâu tổ chức, kiểm tra giám sát thu thuế còn khá lòng lẻo Nhƣng trong thời gian tới, bằng sự phối hợp giữa các cơ quan chính quyền địa phương thì kết quả thu và quản lý ngân sách Nhà nước sẽ đạt kết quả cao hơn
2.3.1.4 Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính
Qua các năm, nguồn vốn đầu tư của huyện chủ yếu từ ngân sách nhà nước, gồm: Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đầu tư hạ tầng cơ sở, nguồn vốn phân bổ từ nguồn tập trung của thành phố, nguồn vốn đầu tƣ từ thu cấp quyền sử dụng đất, tăng thu ngân sách Trong thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới đã huy động nhân dân tham gia hiến đất, góp ngày công và chi phí đầu tƣ xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn, ƣớc tính từ năm 2019 -
2021 năm huy động tổng trị giá trên 8.000 triệu đồng; trong năm 2019, triển khai thí điểm mô hình hợp tác công - tƣ, huyện xây dựng Đề án chuyển đổi mô hình quản lý nhiều khu vực theo hình thức Đầu tƣ công - Quản trị tƣ nhằm huy động nguồn lực từ khối tƣ nhân thực hiện đầu tƣ sửa chữa, mua sắm, lắp đặt trang thiết bị các khu vực, số nộp khoán cho ngân sách huyện với mức 300 triệu đồng/năm
2.3.2 Các yếu tố chủ quan
2.3.2.1 Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý ngân sách Nhà nước huyện Để công tác thu chi đƣợc thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch đòi hỏi sự quan tâm của toàn thể nhân dân và ban lãnh đạo các cấp chính quyền huyện Phú Xuyên Lãnh đạo địa phương phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý ngân sách Nhà nước và hiểu rõ nguồn gốc của ngân sách huyện và phải được quản lý đầy đủ, toàn diện ở tất cả các khâu: Lập dự toán ngân sách, chấp hành, quyết toán ngân sách và kiểm tra, thanh tra ngân sách Nhìn chung, công tác quản lý ngân sách huyện Phú Xuyên thực hiện nhìn chung là tốt Các cán bộ huyện Phú Xuyên đã làm tốt công tác lập, quy định, phân bổ và giao dự toán dựa trên tình hình thực tế và tuân thủ thực hiện tốt Luật ngân sách
2.3.2.2 Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách cấp huyện
Trong bất kỳ lĩnh vực nào thì đội ngũ nhân lực quản lý đóng vai trò quan trọng, là đầu tầu trong mọi hoạt động của đơn vị, tổ chức Đối với huyện Phú Xuyên, Ban lãnh đạo huyện xác định nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong tất cả các hoạt động phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của huyện Chính vì vậy, xây dựng bộ máy tổ chức và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách huyện Phú Xuyên có ý nghĩa to lớn Đối với các huyện, nguồn nhân lực có trình độ cao có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu, chi, điều phối nguồn quỹ tài chính ở cấp ngân sách thấp hơn, và huyện đạt chỉ tiêu của công tác quản lý ngân sách hay không phụ thuộc vào trình độ nguồn nhân lực
Bộ máy quản lý ngân sách nhà nước huyện Phú Xuyên là phòng Tài chính Kế hoạch, có cơ cấu nhân sự như sau: 01 Trưởng phòng – phụ trách chung, 01 Phó phòng – phụ trách tài chính ngân sách, 01 Phó phòng - phụ trách kế hoạch đầu tƣ; 01 cán bộ kế toán tổng hợp; 01cán bộ quản lý ngân sách xã; 03 thẩm kế các đơn vị; 01 cán bộ kế hoạch Với tiến độ công việc tại Phòng nhƣ vậy thì số lƣợng cán bộ nhƣ trên là hợp lý
Đánh giá chung về quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Phú Xuyên
Để đánh giá được hoạt động quản trị ngân sách nhà nước gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững tại huyện Phú Xuyên theo phương trình quản trị an ninh phi truyền thống, cao học viên đã xây dựng thang đo các tiêu chí đánh giá Các tiêu chí đánh giá sử dụng thang đo từ 1 – 4 với 1 là “ít đồng ý nhất”, và 4 là “hoàn toàn đồng ý”
Bảng 2.13 Thang đo đánh giá quản lý ngân sách nhà nước gắn với mục tiêu phát triển bền vững tại huyện Phú Xuyên
Hợp phần Thang đo đánh giá Ký hiệu
S1 An toàn ngân sách nhà nước
Mức độ an toàn của ngân sách nhà nước tại huyện Phú Xuyên
Các khoản thu ngân sách an toàn, minh bạch S12 Các khoản chi ngân sách rõ ràng, hiệu quả S13 Cân đối thu – chi đƣợc thực hiện hiệu quả S14
Có định hướng dài hạn trong quản lý ngân sách nhà S15
65 nước hướng đến phát triển bền vững S2 Ổn định ngân sách nhà nước
Nguồn thu ngân sách có mức độ tăng trưởng bền vững, ổn định
Các hoạt động sử dụng vốn ngân sách có định hướng dài hạn
Mức độ ổn định trong ngân sách nhà nước tại huyện phú Xuyên
Hoạch định và triển khai được các chính sách, chương trình quản lý ngân sách nhà nước gắn với mục tiêu phát triển bền vững
Chính sách, chiến lƣợc phát triển bền vững của Thành phố, Huyện
Có các công cụ, biện pháp và phát triển ngân sách nhà nước tại huyện Phú Xuyên bền vững
C1 Chi phí quản trị rủi ro
Chi phí quản lý hoạt động thu ngân sách nhà nước C11 Chi phí quản lý hoạt động chi ngân sách nhà nước C12 C2 Chi phí mất do khủng hoảng
Chi phí mất do thiếu hụt nguồn thu C21 Chi phí mất do bỏ thất thoát nguồn thu C22 Chi phí mất do chi sai các khoản không hợp lý C23 Chi phí mất do đầu tƣ sai các dự án trọng điểm C24 C3 Chi phí khắc phục khủng hoảng
Chi phí khắc phục tổn thất do thực hiện ngân sách nhà nước sai lầm
Chi phí khắc phục rà soát các khoản thu C32 Chi phí khắc phục vận hành hệ thống quản lý ngân sách nhà nước
Cao học viên tiến hành khảo sát trên mẫu gồm 30 cán bộ đang làm việc tại UBND huyện và UBND xã trực thuộc huyện Phú Xuyên Các cán bộ đều đang đảm nhiệm các vị trí và công việc có liên quan đến ngân sách nhà nước tại huyện Vì vậy,
66 các kết quả trả lời cho thấy thực trạng quản lý ngân sách nhà nước gắn với mục tiêu phát triển bền vững tại huyện hiện nay xác đáng Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện trong bảng 2
Bảng 2.14 Kết quả khảo sát
Hợp phần Nhóm tiêu chí Điểm thành phần Điểm
TB S1 An toàn ngân sách nhà nước
Mức độ an toàn của ngân sách nhà nước tại huyện
Các khoản thu ngân sách an toàn, minh bạch 3.46
Các khoản chi ngân sách rõ ràng, hiệu quả 3.35 Cân đối thu – chi đƣợc thực hiện hiệu quả 2.73
Có định hướng dài hạn trong quản lý ngân sách nhà nước hướng đến phát triển bền vững 2.17 S2 Ổn định ngân sách nhà nước
Nguồn thu ngân sách có mức độ tăng trưởng bền vững, ổn định 2.96
Các hoạt động sử dụng vốn ngân sách có định hướng dài hạn 3.05
Mức độ ổn định trong ngân sách nhà nước tại huyện phú Xuyên 3.27
Hoạch định và triển khai đƣợc các chính sách, chương trình quản lý ngân sách nhà nước gắn với mục tiêu phát triển bền vững
2.43 Chính sách, chiến lƣợc phát triển bền vững của
Có các công cụ, biện pháp và phát triển ngân sách nhà nước tại huyện Phú Xuyên bền vững 2.33 C1 Chi phí quản trị rủi ro
Chi phí quản lý hoạt động thu ngân sách nhà nước 2.53
Chi phí quản lý hoạt động chi ngân sách nhà nước
Chi phí mất do thiếu hụt nguồn thu 2.35
2.20 Chi phí mất do bỏ thất thoát nguồn thu 1.92
Chi phí mất do chi sai các khoản không hợp lý 2.47 Chi phí mất do đầu tƣ sai các dự án trọng điểm 2.06 C3 Chi phí khắc phục khủng hoảng
Chi phí khắc phục tổn thất do thực hiện ngân sách nhà nước sai lầm 2.25
1.93 Chi phí khắc phục rà soát các khoản thu 1.67
Chi phí khắc phục vận hành hệ thống quản lý ngân sách nhà nước 1.86
Bảng 2 Cho thấy hợp phần S (An toàn, ổn định, phát triển bền vững quản lý ngân sách huyện Phú Xuyên) đƣợc đánh giá ở mức khá cao (khoảng điểm từ 2,43 đến 3,09); hợp phần C (Chi phí quản trị rủi ro, chi phí mất do khủng hoảng, chi phí khắc phục khủng hoảng) đƣợc đánh giá ở mức trung bình (khoảng điểm từ 1.93 đến 2.50) Như vậy, quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Phú Xuyên nhìn chung phần nào đã đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững trên địa phương (đạt điểm 1.92) Từ kết quả khảo sát trên có thể rút ra một số các kết luận nhƣ:
2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc
Một là, “ Phân cấp quản lý NSNN tại huyện Phú Xuyên đúng với quy định, công tác phân cấp và phối hợp thể hiện sự ổn định, hiệu quả trong thực hiện các biện pháp công tác quản lý Bộ máy quản lý đủ đảm bảo tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp theo quy định của Luật quản lý thuế, quy trình công tác quản lý nợ thuế Cơ chế về phân cấp, ủy quyền, quản lý NSNN của huyện cơ bản đã rõ ràng, quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cấp huyện và cấp xã, tạo điều kiện chủ động hơn cho cấp huyện và xã trong công tác quản lý NSNN, đảm bảo an ninh trong PTBV
Hai là, dự toán NSNN tại huyện Phú Xuyên đƣợc thực hiện đúng trình tự, căn cứ luật pháp cho phép, đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai trên cơ sở chính sách, chế độ của Nhà nước Việc lập và phân bổ dự toán NSNN đảm bảo kịp thời, cơ bản đã xác định đƣợc các nhiệm vụ và các khoản trong năm, cũng nhƣ gắn đƣợc với các mục tiêu phát triển bền vững đã đề ra
Ba là, “ công tác “ chấp hành dự toán thu có sự điều chỉnh linh hoạt theo tình hình thực tế ở địa phương: Cơ cấu NS có những thay đổi theo chiều hướng tích cực, tác
69 động đến tăng trưởng kinh tế Cơ cấu NSNN theo đúng ưu tiên các nguồn thu là thế mạnh của huyện Phú Xuyên nhƣ dịch vụ du lịch, thuế thu nhập các hộ kinh doanh cá thể… Điều này đã góp phần tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, và môi trường kinh doanh thuận lợi, gia tăng mức độ an ninh và phát triển bền vững tại địa phương
Bốn là, “ công tác quyết toán NSNN tại huyện trong thời gian qua hầu nhƣ đã đƣợc huyện thực hiện theo đúng chế độ do Bộ Tài chính quy định Hàng năm, Phòng TC-KH đã tổ chức thực hiện báo cáo quyết toán thi NS kịp thời, đúng quy định, công tác quyết toán NSNN đã tuân thủ nguyên tắc quyết toán từ dưới lên và quyết toán theo từng khoản, từng nguồn NSNN
Các báo cáo quyết toán NSNN đƣợc trình bày theo các mẫu biểu quy định Trong công tác quyết toán và kiểm tra quyết toán đã có sự phối hợp thông tin giữa cơ quan thuế, cơ quan quản lý (Phòng TC-KH) và cơ quan kiểm soát NSNN (KBNN)
Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn đƣợc thực hiện theo quy định đã góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế trong xã hội, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nâng cao hiệu quả ” trong công tác quản lý NSNN
Một là Công tác xây dựng dự toán chƣa đƣợc các đơn vị quan tâm đúng mức
Dự toán lập còn sơ sài, nặng về hình thức chƣa sát với tình hình thực tế, các yếu tố tác động dẫn đến phải điều chỉnh kế hoạch vốn Một số đơn vị còn nộp dự toán chậm và thiếu các báo cáo, tài liệu đính kèm Công tác lập dự toán chƣa có sự phối chủ động, phối kết hợp giữa các cơ quan nhƣ TC-KH, Chi cục thuế, Kho bạc cùng với các đơn vị sử dụng dự toán và các xã, thị trấn
Công tác lập và phân bổ giao dự toán NS hàng năm chƣa sát với tình hình KT-
XH ở địa phương, dự toán thu chưa bao quát hết được nguồn thu, có khoản thu giao cao không có khả năng thực hiện, bên cạnh đó có những khoản thu giao thấp so với thực tế nên không tạo đƣợc tính tích cực trong khai thác bồi dƣỡng nguồn thu Điều này đã dẫn đến một số nguy cơ đến an ninh nguồn ngân sách, cũng nhƣ chƣa đảm bảo được mức độ bền vững của ngân sách nhà nước tại huyện ”
Hai là, công tác chấp hành dự toán NSNN:
70 Đối với chi NSNN: “ Việc thực hiện nguyên tắc chi theo dự toán ở một số đơn vị còn nhiều khó khăn, phương án phân bổ dự toán chưa hợp lý; nên trong quá trình thực hiện còn xuất hiện tình trạng mục lục ngân sách thừa, mục lục thiếu phải điều chỉnh, bổ sung Tình trạng bổ sung dự toán NS cho các đơn vị đang còn xảy ra nhiều, giá trị thực hiện lớn hơn nhiều so với số dự toán, gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành NS hàng năm Vẫn còn tình trạng lãng phí trong việc chi NSNN đặc biệt là chi quản lý hành chính: mức chi cho tiếp khách, hội nghị ở một số đơn vị vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép và tràn lan ” Đối với thu NSNN: “ Phương thức uỷ nhiệm thu còn tình trạng cơ quan thuế lập bộ, tính thuế chƣa đúng với quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng đối với các hộ kinh doanh có thu nhập thấp nên làm cho số lƣợng hộ kinh doanh phát sinh thuế phải thu hàng tháng lớn, tiền thuế ít, làm tăng thêm khối lƣợng công việc cho cả cơ quan thuế (thông báo) và uỷ nhiệm thu (thu thuế) Tại một số nơi còn có hiện tƣợng phân định không rõ trách nhiệm của cơ quan thuế, cán bộ thuế với bên nhận uỷ nhiệm thu dẫn đến sự trùng lặp, chồng chéo trong công việc; cán bộ thuế làm thay cho nhân viên uỷ nhiệm thu hoặc ngƣợc lại, nhân viên uỷ nhiệm thu tham gia thực hiện các công việc đôn đốc, thu nợ thuế Về kinh phí trả cho uỷ nhiệm thu, đã xác định mức kinh phí phải trả và sử dụng còn chƣa đúng đối tƣợng, nội dung.”
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GẮN VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN GIAI ĐOẠN 2023-2030
Mục tiêu, phương hướng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phú Xuyên gắn với mục tiêu phát triển bền vững
Mục tiêu chung của huyện Phú Xuyên trong nâng cao hiệu quả quản lý NSNN gắn với mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2023 – 2030 là giải quyết đƣợc những tồn tại hiện nay và tiếp cận gần hơn với các chuẩn mực hiện đại Theo đó, một số các mục tiêu đã đƣợc đƣa ra nhƣ:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong cơ quan sử dụng NSNN trong huyện về hoạt động quản lý NSNN, từ lập dự toán NS đến thanh, kiểm tra NS Quản lý NSNN cần phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan trong hệ thống tài chính trong việc xác lập, phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán NSNN
- Nâng cao quản lý NSNN gắn với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội của huyện UBND huyện, xã sử dụng NSNN là công cụ để kiểm soát, điều tiết, định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện, cân đối từng vùng thông qua việc xác định cơ cấu chi phù hợp theo các mục đích đối tƣợng khác nhau của từng thời kỳ nhất định Thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với chương trình giảm nghèo, đảm bảo an sinh và công bằng xã hội ở các xã, thị trấn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện
- Quản lý và sử dụng kinh phí NSNN đúng múc đích, đúng đối tƣợng, chi tiêu tiết kiệm và có hiệu quả, kiên quyết xử lý những hành vi tiêu cực, phòng chống tham ô, lãng phí, gây thất thoát tiền và tài sản sử dụng trong NSNN Thực hiện theo dõi, kiểm soát quản lý NSNN một cách thường xuyên, đồng thời xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động này
- Nâng cao phẩm chất, năng lực và kỹ năng cho các cán bộ viên chức phụ trách các hoạt động trong quản lý NSNN tại huyện
Hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý NSNN phải bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về cải cách tài chính công, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững Quan tâm sát sao đến các nhiệm vụ trọng tâm: đổi mới cơ chế cấp phát ngân sách theo hướng khoán chi, tiến tới kiểm soát theo kết quả đầu ra, khối lƣợng công việc hoàn thành, xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách trung và dài hạn để đảm bảo tính hệ thống trong điều hành, phát huy tính dân chủ và công khai minh bạch trong quản lý, sử dụng NSNN
Quản lý NSNN phải hướng đến việc phân bổ các nguồn lực có hạn đã được xác định cho các ƣu tiên phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu phát triển bền vững trên địa bàn, khắc phục cơ bản việc chi ngân sách dàn trải, không thống nhất giữa các năm Phân bổ ngân sách phải thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhất là chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành
Quản lý NSNN phải tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng NS Thực hiện phân bổ ngân sách theo các ưu tiên chiến lược địa phương, khắc phục được những hạn chế, tồn tại trong hiệu quả sử dụng vốn, hướng đến đạt được các mục tiêu phát triển bền vững
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy quản lý theo hướng công khai, minh bạch, chuyên nghiệp Mở rộng dịch vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế trực tuyến và qua hệ thống các ngân hàng thương mại Xác định lấy công nghệ hiện đại là trọng tâm, phục vụ thiết yếu cho quản lý NSNN
Hoàn thiện các chính sách về quản lý NSNN trong phạm vi thẩm quyền của huyện để đảm bảo NSNN huyện ổn định trong từng thời kỳ, gắn với mục tiêu phát triển bền vững Xác định và phân cấp rõ ràng cho các đơn vị trực thuộc huyện trong quản lý NSNN
Bồi dƣỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, tài chính nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn: Thường xuyên nâng cao phẩm chất, đạo đức cho cán bộ công tác quản lý ngân sách trên địa bàn huyện, tránh những tiêu cực trong khi làm nhiệm vụ
Các giải pháp quản lý ngân sách nhà nước gắn với mục tiêu phát triển bền vững tại huyện Phú Xuyên
3.2.1 Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách theo hướng phát triển bền vững
- Đối với các cơ quan trong hệ thống tài chính:
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ nhân sự trong các cơ quan hệ thống tài chính về tầm quan trong của lập dự toán NSNN huyện Gia tăng sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong hệ thống tài chính huyện Phú Xuyên (phòng KH – TC – Chi cục Thuế - Kho bạc Nhà nước) Huyện ủy cần xây dựng được các hướng dẫn, quy định trong phối hợp hoạt động giữa các đơn vị, cũng như thường có những tọa đàm, trao đổi định kỳ để thảo luận và giải quyết những tồn tại trong dự toán NSNN, từ đó có những sáng kiến hay, phù hợp
- Đối với các cơ quan chuyên môn có liên quan:
Lập dự toán ngân sách là công việc liên quan đến các cấp, các ngành, đơn vị trên địa bàn; vì vậy phải thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội của huyện để nắm chắc sự thay đổi về cơ chế, quân số, chính sách, quan điểm chủ trương của ngành, địa phương để lập dự toán NSNN sát, hợp với thực tế
Phòng Kế hoạch- Tài chính huyện Phú Xuyên phải chủ động phối hợp với Chi cục Thuế để đánh giá đúng tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của huyện và của từng địa phương, đơn vị; trên cơ sở có những nhận định, đánh giá và đưa ra những chỉ tiêu cho kế hoạch năm sau một cách phù hợp
Thực tế đã chứng minh rằng, nếu cơ quan tài chính các cấp không phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của UBND cùng cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của địa phương thì không thể lập dự toán NSNN chính xác và khả thi
Tăng tính công khai minh bạch trong công tác lập dự toán NSNN:
Trong tất cả các nguyên tắc của quản lý NSNN thì nguyên tắc công khai minh bạch là quan trọng nhất, đặc biệt trong công tác lập dự toán Bởi lẽ công tác quản lý mang tính cấp thiết, nếu thực hiện đƣợc nguyên tắc này thì sẽ tạo đƣợc lòng tin của Nhân dân Để thực hiện nguyên tắc này huyện cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và công khai dự toán NSNN hàng năm, hoạt động tài chính đƣợc thực hiện
76 thông qua HĐND huyện hoặc các đoàn thể, tổ chức của huyện, tạo điều kiện và căn cứ để dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra
Hiện nay việc lập dự toán có tư tưởng xây dựng dự toán thấp, chưa sát thực tế, chƣa bao quát đủ các nguồn để ngân sách cấp trên điều chỉnh tăng lên cho vừa với tình hình tại địa phương Điều này dẫn đến kết quả dự toán NS chưa sát với thực tế của huyện Vì vậy, huyện cần thực hiện theo một số định hướng như:
- Dự toán NSNN cần xây dựng dựa trên các chương trình, kế hoạch phát triển của huyện, gắn với các mục tiêu phát triển bền vững, tận dụng đƣợc các ƣu thế riêng của từng xã, vùng trong huyện Điều này giúp các nội dung dự toán bám sát thực tiễn, phát huy đƣợc những tiềm năng của huyện, lựa chọn đúng đắn các mục tiêu phát triển trọng tâm trong thu và chi NSNN, đảm bảo sự cân đối của NS, và phát triển kinh tế xã hội huyện
- Các cấp, đơn vị và tổ chức thụ hưởng ngân sách cần có sự thảo luận liền mạch và kỹ càng về các nội dụng dự toán NS, đảm bảo các khoản mục trong NS đƣợc xác định đủ, đúng và theo các quy định, hướng dẫn của Luật, và các mục tiêu phát triển bền vững của huyện UBND huyện cần tăng cường chia sẻ và xin tham vấn từ các cơ quan tài chính cấp trên để có định hướng tốt trong xây dựng dự toán huyện Riêng đối với khoản tại xã, khác ngân sách, phí lệ phí, UBND huyện phải có báo cáo đánh giá, phân tích chi tiết từng nội dung cụ thể dựa trên số thực hiện, ước thực hiện Trường hợp huyện xây dựng dự toán có thay đổi so với số được giao năm trước, UBND huyện phải có báo cáo thuyết minh làm rõ các khoản này gửi Sở Tài chính để làm cơ sở xem xét, giao dự toán năm
3.2.2 Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán ngân sách nhà nước theo hướng phát triển bền vững
3.2.2.1 Hoàn thiện chấp hành dự toán thu NSNN Đổi mới cách tính định mức thu trong từng lĩnh vực, phù hợp với tình hình thực tế phát triển KT-XH của huyện Đây là một đòi hỏi mang tính cấp bách của công tác quản lý thu NS của huyện Phú Xuyên
Với ý nghĩa là căn cứ để tiến hành thu NSNN, định mức thu cần phải đƣợc xây dựng một cách khoa học, áp dụng sao cho phù hợp đối với từng lĩnh vực, từng đối
77 tƣợng, có tính khả thi cao Nhƣ vậy mới tránh lãng phí thất thoát cho NSNN đồng thời không bỏ sót, bỏ quên nhiệm vụ thu của bất cứ cấp NS nào ở địa phương
Dựa trên các yếu tố thu phí cung cấp dịch vụ Theo phương pháp này phải tính toán các yếu tố thu phí trong cung cấp dịch vụ công chuẩn nên đòi hỏi bộ dữ liệu chi tiết, đầy đủ Tuy nhiên, nếu thực hiện đƣợc sẽ đảm bảo kinh phí theo các yếu tố thu phí thực tế nhƣng cũng có thể không đảm bảo cân đối với khả năng nguồn lực
Xác định nhu cầu theo các chỉ số giản đơn có trọng số Tức là xác định các chỉ số có vai trò quyết định đối với thu ngân sách địa phương, gắn với các mục tiêu ưu tiên Phương pháp này khá đơn giản và minh bạch nhưng lại phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan trong lựa chọn nhân tố của địa phương
Xác định nhu cầu thu dựa trên chi tiêu công trong quá khứ Phương pháp này đảm bảo tính khả thi về nguồn lực, phản ánh thực tế chi tiêu của địa phương nhưng đòi hỏi dữ liệu quá khứ để chạy các hàm hồi quy xác định các nhân tố trọng yếu, trọng số cho các nhân tố
Dựa trên khả năng nguồn lực bằng việc xác định tổng nguồn lực dành cho địa phương và phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực thông qua số người sử dụng dịch vụ của lĩnh vực đó Phương pháp này đơn giản và khả thi về nguồn lực và dễ thực hiện các ƣu tiên của Chính phủ
Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính
- Nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN, trong quá trình lập dự toán đề nghị bổ sung các tiêu chuẩn đánh giá các tác động của các yếu tố khách quan
88 và chủ quan lên dự toán NS hàng năm để có cơ sở lập dự toán cho phù hợp Giảm bớt các khâu trong quá trình lập dự toán, xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức cá nhân trong quá trình lập dự toán
- Văn bản pháp quy của Nhà nước cần phải hướng đến việc hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý, mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp quản lý NS, phân định thu - chi giữa các cấp NS, nâng cao quyền tự quyết của NS cấp dưới, từ đó cấp dưới chủ động khai thác nguồn thu, có điều kiện cân đối NS và cơ cấu các khoản chi NS một cách hợp lý, góp phần thực hiện nguyên tắc hiệu quả trong đầu tƣ phát triển và tiết kiệm trong chi thường xuyên
- Ngân sách cần đƣợc lập theo thời gian trung hạn, tập trung tất cả nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc ổn định trong trung hạn, tránh tình trạng, phân bổ manh mún, và điều chỉnh tùy tiện, thiếu minh bạch trong phân bổ nguồn lực Việc lập kế hoạch NS trung hạn không thể thay thế chu kỳ lập NS hàng năm, nhƣng đem lại nền tảng cho chính sách tài chính trong quy trình NS hàng năm
- Nghiên cứu thực hiện triệt để nguyên tắc NS thường niên trong Luật NSNN, tránh tình trạng ứng trước dự toán NS năm sau và chuyển nguồn NS sang năm sau, vì nhƣ vậy quyết toán NSNN sẽ không chính xác
- Cần phải thay đổi phương thức quản lý NS theo khoản mục chuyển sang phương thức quản lý NS theo kết quả đầu ra, nghĩa là hoạt động quản lý NS dựa vào cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra để phân bổ, việc đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính được hướng vào kết quả đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển
3.3.2 Kiến nghị UBND thành phố Hà Nội
- UBND thành phố cần thực hiện phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phân chia cao hơn đối với NS cấp dưới nhằm khuyến khích tính năng động sáng tạo của cơ quan cấp dưới trong việc bồi dưỡng, khai thác nguồn thu, đặc biệt tăng cường phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tƣ và quản lý nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN cho cấp huyện quản lý nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo và gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương
- UBND thành phố cần có các văn bản hướng dẫn việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tương đối cụ thể, thuận lợi cho các đơn vị khi triển khai thực hiện Phòng
Tài chính - Kế hoạch căn cứ vào quy định trên, hướng dẫn thêm một số nội dung phù hợp với điều kiện của thành phố để thực hiện
- UBND thành phố cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ NS cho phù hợp, cần quan tâm chú trọng điều chỉnh định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo,và dạy nghề; tăng định mức phân bổ chi khác NS quản lý hành chính, đảng, đoàn thể; Chi sự nghiệp kinh tế sự nghiệp văn hóa thể thao văn hóa thể thao và du lịch…
- UBND thành phố cần nghiên cứu trình Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ NS cho phù hợp, nghiên cứu tăng định mức chi hành chính do thực tế là đã qua nhiều lần thực hiện cải cách tiền lương nhưng định mức chi hành chính tăng không đáng kể
- UBND thành phố cần kiên quyết hơn nữa trong việc phân bổ vốn đầu tƣ XDCB, trong đó cần ƣu tiên bố trí vốn để xử lý dứt điểm đối với các công trình XDCB đã hoàn thành, đƣa vào sử dụng
- UBND thành phố cần có kế hoạch tiến hành đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã theo chương trình đào tạo cán bộ của tỉnh, đảm bảo có một đội ngũ cán bộ đủ điều kiện về năng lực và phẩm chấtđạo đức, đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ
- UBND thành phố cần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý chi NSNN, hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NS, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN