NỘI DUNG MÔ ĐUN: Bài mở đầu: Khái quát chung về thiết bị điện gia dụng Bài 1: Thiết bị cấp nhiệt Bài 2: Máy biến áp gia dụng Bài 3: Động cơ điện gia dụng Bài 4: Thiết bị điện lạnh Bài 5
Trang 11
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI NAM ĐỊNH TRƯỜNG TRUNG CẤP GIAO THÔNG VẬN TẢI
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG
NGÀNH/NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP ( Lưu hành nội bộ)
Ban hành kèm theo Quyết định số:136 /QĐ-TTCGTVT ngày 07 tháng 05 năm 2021
của Hiệu trưởng trường Trung cấp GTVT Nam Định
Nam định, Năm 2021
Trang 23
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham Mọi mục đích khác mang tính lêch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
LỜI GIỚI THIỆU
Để cung cấp tài liệu học tập cho học sinh -sinh viên và tài liệu cho giáo viên khi giảng dạy, biên soạn cuốn giáo trình “Thiết bịđiện gia dụng” dành riêng cho học sinh -sinh viên nghề Điện Công Nghiệp Đây là mô đun kỹ thuật chuyên ngành trong chương trình đào tạo nghề Điện Công Nghiệp trình độTrung cấp.Nhóm biên soạn đã tham khảo các tài liệu: “Quấn dây, sửdụng và sửa chữa động cơ điện xoay chiều và một chiều thông dụng” –Nguyễn Xuân Phú, NXB Khoa học và Kỹthuật -1997.Tài liệu “Thực hành kỹthuật cơ điện lạnh –Trần ThếSan, Nguyễn Đức Phấn, NXB Đà Nẵng 2001.” và nhiều tài liệu khác.Mặc dù nhóm biên soạn đã có nhiều cốgắng nhưng không tránh được những thiếu sót Rất mong đồng nghiệp và độc giảgóp ý kiến để giáo trình hoàn thiện hơn
Nam Định, ngày 28 tháng 03 năm 2021
Tham gia biên soạn
Chủ biên: Phạm Minh Trường Thành viên tham gia: Phan Thị Thuỷ
Trang 3
4 Bài mở đầu: Khái quát chung về thiết bị điện gia dụng 7
7 3 Lựa chọn và sử dụng thiết bị điện gia dụng 8
20 2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ điện một pha 36
21 3 Sử dụng và sửa chữa động cơ điện một pha 39
22 4 Một số ứng dụng điển hình của động cơ điện 42
27 4 Sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa tủ lạnh 60
30 2 Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy điều hòa nhiệt độ 71
31 3 Máy điều hòa nhiệt độ hai chiều (tạo lạnh và nóng) 72
33 5 BẢo dưỡng và sửa chữa máy điều hòa nhiệt độ 74
34 BÀI 6 : CÁC LOẠI ĐÈN GIA DỤNG VÀ TRANG TRÍ 77
Trang 56
GIÁO TRÌNH MODUL Tên modul: Thiết bị điện gia dụng
Mã môn học: MĐ24
I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí: Mô đun này học sau các môn học: An toàn lao động; Mạch điện; Vật liệu điện; Khí cụ điện
- Tính chất: Là mô đun kĩ thuật cơ sở, thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc
II MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Về kiến thức: Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện gia dụng
- Về kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị điện gia dụng
+ Tháo lắp được các thiết bị điện gia dụng
+ Xác định được nguyên nhân và sửa chữa được hư hỏng theo yêu cầu
- Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học, an toàn và tiết kiệm
III NỘI DUNG MÔ ĐUN:
Bài mở đầu: Khái quát chung về thiết bị điện gia dụng
Bài 1: Thiết bị cấp nhiệt
Bài 2: Máy biến áp gia dụng
Bài 3: Động cơ điện gia dụng
Bài 4: Thiết bị điện lạnh
Bài 5: Thiết bị điều hòa nhiệt độ
Bài 6: Các loại đèn gia dụng và trang trí
Trang 67
Bài mở đầu: Khái quát chung về thiết bị điện gia dụng
Mã bài : MĐ24-00
1 Cơ sở thực tiễn
Thiết bị gia dụng hay Đồ gia dụng, hàng điện là tên gọi chỉ chung cho
những vật dụng, mặt hàng, thiết bị được trang bị và sử dụng để phục vụ cho các tiện nghi, tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thường xuyên cho sinh hoạt hàng ngày đối với một gia đình, hộ gia đình Thông thường thiết bị gia dụng được đề cập đến các thiết bị điện, điện lạnh gia dụng có công dụng phục vụ cho sinh hoạt và một số chức năng trong gia đình, chẳng hạn như nấu ăn hoặc làm lạnh, bảo quản thực phẩm, âm thanh, ánh sáng
2 Yêu cầu kỹ thuật
Tiêu chuẩn nêu các mức được chấp nhận về bảo vệ chống các nguy hiểm về điện, cơ, nhiệt, cháy và bức xạ của các thiết bị khi hoạt động trong điều kiện sử dụng bình thường có tính đến hướng dẫn của nhà chế tạo Tiêu chuẩn này cũng
Trang 78
để cập đến những trường hợp bất thường dự kiến có thể xảy ra trong thực tế và
có tính đến cách mà các hiện tượng điện từ trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động an toàn của thiết bị
Tiêu chuẩn này có xét đến các yêu cầu qui định trong bộ tiêu chuẩn TCVN 7447 (IEC 60364) ở những nơi có thể để tương thích với qui tắc đi dây khi thiết bị được nối vào nguồn điện lưới Tuy nhiên, các qui tắc đi dây có thể khác nhau ở các quốc gia khác nhau
Một thiết bị phù hợp với nội dung của tiêu chuẩn này thì không nhất thiết được coi là phù hợp với các nguyên tắc an toàn của tiêu chuẩn nếu, thông qua kiểm tra
và thử nghiệm, nhận thấy có các đặc trưng khác gây ảnh hưởng xấu đến mức an toàn được đề cập bởi các yêu cầu này
Thiết bị sử dụng vật liệu hoặc có các dạng kết cấu khác với nội dung được nêu trong các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể được kiểm tra và thử nghiệm theo mục đích của các yêu cầu và, nếu nhận thấy là có sự tương đương về căn bản thì
có thể coi là phù hợp với tiêu chuẩn này
Dưới đây là những khác biệt tồn tại ở các quốc gia khác nhau:
- 5.7: Nhiệt độ môi trường là 25 °C + 10 °C (Nhật Bản)
- 5.7: Nhiệt độ môi trường là 27 °C ± 5 °C (Ấn Độ)
- 6.1: Không cho phép có các thiết bị cấp 0 và thiết bị cấp 01 (Úc, Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungari, Ấn Độ, Israen, Ailen, Ý, Niu
zi lan, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Singapo, Slovax, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Anh)
- 7.12.2: Không áp dụng các yêu cầu đối với cách ly hoàn toàn (Nhật Đản)
- 13.2; Có giá trị khác biệt về mạch thử nghiệm và một số giới hạn dòng điện rò (Ấn Độ)
- 22.2: Không thể tuân thủ được đoạn thứ hai của điều này đề cập đến thiết bị cấp I một pha có phần tử gia nhiệt, do hệ thống nguồn cung cấp (Pháp và Na Uy)
- 22.2: Yêu cầu có thiết bị đóng cắt hai cực hoặc cơ cấu bảo vệ (Na Uy)
- 22.35: Các bộ phận kim loại chạm tới được cách ly với các bộ phận mang điện bằng bộ phận kim loại nối đất không được xem là có nhiều khả năng trở nên mang điện khi hỏng cách điện (Mỹ)
3 Lựa chọn và sử dụng thiết bị điện gia dụng
- Thiết bị giặt ủi: máy giặt, máy sấy khô quần áo, bàn ủi
- Thiết bị nhà bếp:
Trang 89 + Nấu ăn và nướng: lò, lò nướng, lò vi ba, bếp điện hoặc các thiết bị chạy bằng than đá hoặc khí đốt
+ Rửa: Máy rửa chén
+ Làm mát và làm đông lạnh: tủ lạnh, tủ đông,
+ Thiết bị điện nhỏ: máy trộn, máy pha cà phê, những máy chế biến thực phẩm, máy xay sinh tố, máy nướng bánh mì, ấm đun nước,
+ Đồ dùng nhà bếp đơn giản như dao kéo, chậu và cả khăn lau chén
- Điều hòa phòng: quạt điện, quạt sưởi, độ ẩm, máy điều hòa không khí, máy lạnh
- Thiết bị làm sạch: máy hút bụi, máy đánh bóng sàn,
- Thiết bị chiếu sáng: đèn điện, đèn bàn
- Thiết bị chăm sóc cá nhân: máy sấy tóc, máy cạo râu, kẹp định hình tóc bằng nhiệt,
- Thiết bị tỏa nhiệt: lò sưởi, bàn ủi
- Thiết bị khéo tay: máy may, máy khoan cầm tay
- Thiết bị đo lường: cân, nhiệt kế kỹ thuật số
- Thiết bị giải trí (thiết bị điện tử tiêu dùng): Máy truyền hình, LCD và DVD, máy quay phim, máy ảnh,
- Thiết bị văn phòng: máy vi tính, máy hủy giấy tờ, máy huỷ giấy, máy huỷ tài liệu, máy huỷ giấy tự động, máy in nhỏ, máy fax
Trang 910
Bài 1 THIẾT BỊ CẤP NHIỆT
Mã bài : MĐ24-01 Giới thiệu:
Những thiết bị cấp nhiệt được ứng dụng phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày Các thiết bị đó nguyên lý biến đổi điện năng thành nhiệt năng để sử dụng trong từng công việc cụ thể như: Là , sấy, sưởi ấm Vì vậy người thợ điện phải biết rõ về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, nắm được các hiện tượng nguyên nhân gây hư hỏng và cách sửa chữa chúng
Nội dung bài học này cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản để sử dụng và sửa chữa các thiết bị cấp nhiệt
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo
1 Khái niệm và phân loại
- Theo cấu tạo: có kiểu kín và kiểu hở
- Theo công dụng bao gồm:
Trang 10Theo hình dáng : Bàn là cầm tay, bàn là cây
Theo chức năng : Bàn là điều chỉnh nhiệt độ, bàn là không điều chỉnh
cách điện hoặc mica cách điện
Dây điện trở gia nhiệt : thường được chế tạo bằng vật liệu có điện trở suất lớn và chịu được nhiệt độ cao như niken; crôm; constantan, thực hiện chức năng biến đổi điên năng thành nhiệt năng, được đặt trong rãnh của đế và cách điện với
đế, tấm nặng nhờ chuỗi sứ hạt cườm hoặc mica cách điện lồng ngoài dây điện trở
Tấm nặng : thực hiện chức năng giữ nhiệt cho bàn là trong quá trình làm việc và quá trình chờ, thường được đúc bằng gang xám
Đế : thực hiện chức năng tạo bề mặt phẳng cho đồ vật cần là, thường được
mạ crôm hoặc niken chống rỉ
b) Nguyên lý hoạt động
nhiệt năng điện
năng
Dây Nguồn Dây Điện Trở
Tấm Nặng
nhiệt năng giữ
nhiệt
Hình 1-1 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bàn là
không điều chỉnh nhiệt độ
Trang 1112 2.3 Bàn là điều chỉnh nhiệt độ
a) Cấu tạo
Dây nguồn : là loại dây mềm lõi có nhiều sợi làm bằng đồng, một đầu có gắn phích cắm để nối với nguồn điện, đầu còn lại nối với dây điện trở gia nhiệt, phần nối với dây điện trở gia nhiệt được bọc cách điện bằng băng cách điện, vải cách điện hoặc mica cách điện
Dây điện trở gia nhiệt : thường được chế tạo bằng vật liệu có điện trở suất lớn và chịu được nhiệt độ cao như niken, crôm, constantan, thực hiện chức năng biến đổi điên năng thành nhiệt năng, được đặt trong rãnh của đế và cách điện với
đế, tấm nặng nhờ chuỗi sứ hạt cườm hoặc mica cách điện lồng ngoài dây điện trở
Tấm nặng : thực hiện chức năng giữ nhiệt cho bàn là trong quá trình làm việc và quá trình chờ, thường được đúc bằng gang xám
Đế : thực hiện chức năng tạo bề mặt phẳng cho đồ vật cần là, thường được
mạ crôm hoặc niken chống rỉ
Bộ khống chế nhiệt độ : Bảng lưỡng kim, cặp tiếp điểm.( hình 1-2)
b) Nguyên lý hoạt động.( hình 1-3)
Bảng lưỡng kim Cặp tiếp điểm
a
b
Hình 1-2 Bảng lưỡng kim và cặp tiếp điểm
trong bộ khống chế nhiệt độ
Trang 1213 Khi cấp điện cho bàn là và vặn vít điều chỉnh về vị trí ban đầu Mạch kín được hình thành : Nguồn → Cặp tiếp điểm (3) → Bảng lưỡng kim (2) → Dây điện trở gia nhiệt (1) → (Điện trở phụ (4) + Đèn báo (5)) → Nguồn → Bàn là bắt đầu tăng nhiệt độ
Khi nhiệt độ đạt đến mức nhiệt độ đặt, bảng lưỡng kim (2) biến dạng cong lên làm mở cặp tiếp điểm (3) Mạch bị hở → Bàn là ngừng tăng nhiệt độ
Sau một thời gian làm việc, nhiệt độ giảm dần bảng lưỡng kim (2) có xu hướng trở về trạng thái ban đầu làm đóng cặp tiếp điểm (3) Mạch khép kín → Bàn là bắt đầu quá trình tăng nhiệt trở lại
Bảng chọn lựa nhiệt độ tương ứng với từng loại vải
4 2
1
3 6
Hình 1-3 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của bàn là điều chỉnh nhiệt độ
1 - Điện trở gia nhiệt 2 - Bảng lưỡng kim 3 - Cặp tiếp điểm
4 - Điện trở phụ 5 - Đèn báo 6 - Vít điều chỉnh
5
Trang 13+Thực hiện là quần áo theo trình tự quần áo có chất liệu cần nhiệt độ cao và dày
là trước, quần áo có chất liệu cần nhiệt độ thấp và mỏng là sau
+ Với bàn là hơi, nước được sử dụng phải là loại nước sạch không chứa tạp chất
và hóa chất để tránh làm hỏng bàn là
- Bảo quản
+ Khi sử dụng xong không nên cuộn dây và cất đi ngay mà nên chờ 5-10 phút cho bàn là nguội sau đó cuộn dây rồi cất đi để tránh bị bỏng và bảo vệ dây nguồn
+ Với các vết rỉ sét xuất hiện trên bề mặt đế không nên sử dụng vật cứng hay vật nhọn để làm sạch mà xử lý bằng cách : cắm điện cho bàn là nóng dùng một mảnh vải mềm sạch lau qua bề mặt lần thứ nhất sau đó cắt điện chờ cho bàn là nguội rồi bôi lên bề mặt vết rỉ sét một ít kem đánh răng hoặc nước chanh, dùng mảnh vải mềm sạch ẩm lau thật kĩ bề mặt đế khi đó vết rỉ sét sẽ hết
2.5 Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách sửa chữa
- Phần nối giữa dây điện trở gia nhiệt và dây nguồn bị hỏng lớp cách điện
- Mạch đèn báo bị chạm vỏ
- Bọc lại cách điện hoặc thay thế dây mới
- Bọc lại cách điện cho phần nối
- Kiểm tra để tìm ra điểm chạm vỏ và xử
- Đèn báo bị cháy hoặc điện
- Kiểm tra tìm ra điểm
bị đứt và nối lại hoặc thay thế dây nguồn mới
- Thay thế dây mới
- Nối lại phần nối
Trang 1415 trở phụ bị hỏng -Bảng lưỡng kim trong bộ khống chế nhiệt độ bị già hóa
- Cặp tiếp điểm trong bộ khống chế nhiệt độ không tiếp xúc do bị lệch, bị biến dạng hoặc không dẫn điện do
bề mặt của tiếp điểm bị oxi hóa
giữa dây nguồn và dây điện trở gia nhiệt
- Thay thế đèn báo hoặc điện trở phụ có thông số phù hợp
- Thay thế bảng lưỡng kim mới
- Điều chỉnh, uốn nắn, thay thế tiếp điểm để các tiếp điểm tiếp xúc tốt nhất hoặc vệ sinh
bề mặt tiếp điểm cho sạch sẽ
bớt tải hoặc thay dây dẫn mới đồng thời thay dây chảy phù hợp
- Điều chỉnh và cố đinh lại vị trí cho vít điều chỉnh
- Thay thế bảng lưỡng kim mới phù hợp
3 Nồi cơm điện
Mục tiêu:
- Trình bầy được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại của nồi cơm điện
- Vận hành, sửa chữa được nồi cơm điện đúng yêu cầu kỹ thuật
3.1 Phân loại
Trang 1516
- Theo hệ thống điều khiển : Nồi cơ , nồi điện tử
- Theo chức năng: Nồi đơn chức năng (nấu cơm), nồi đa chức năng (nấu cơm, nấu cháo, ninh xương, cách thủy )
- Theo môi trường làm việc: Nồi gia dụng (4-6 người), nồi công nghiệp (10-20 người)
3.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động nồi cơm điện loại nồi cơ
1 – Cần điều khiển 2 – Nam châm 3 – Vít điều chỉnh
4 – Bảng lưỡng kim 5 – Điện trở chính 6 – Điện trở phụ
7 – Điện trở đèn 8 – Mâm tăng nhiệt
Trang 16Khi nhiệt độ đạt đến 900C, bảng lưỡng kim (4) cong nhiều hơn đẩy thanh động lên cao hơn nữa chạm vào vít điều chỉnh (3) làm cặp tiếp điểm (V) mở → Hiện tượng ngắn mạch mất, nồi cơm tiếp tục tăng nhiệt độ
Khi nhiệt độ đạt đến 1250C, cơm đã cạn gần hết nước, nam châm (2) mất dần từ tính nhả ra khỏi mâm tăng nhiệt (8) và làm mở cặp tiếp điểm (N) → Mạch hở → Nồi cơm kết thúc quá trình tăng nhiệt độ
Khi nhiệt độ giảm xuống 900C, bảng lưỡng kim (4) có xu hướng trở về trạng thái ban đầu, hạ thanh động xuống không chạm vào vít điều chỉnh (3)
Khi nhiệt độ giảm xuống 700C, bảng lưỡng kim (4) giãn ra nhiều hơn, hạ thanh động xuống thấp hơn nữa → Đóng cặp tiếp điểm (V) → Mạch kín mới được tạo ra : (Nguồn → Cặp tiếp điểm (V) → Điện trở phụ (6) → Nút a → Nút
b → (Điện trở đèn (7) + Đèn báo), Điện trở chính (5)) → Nồi vần cơm ở nhiệt
độ 700C
3.3 Cách sử dụng
Khi đặt nồi vào vỏ nồi cần lau sạch đáy nồi và mặt trên của mâm tăng nhiệt, dùng hai tay ấn và xoay nhẹ nồi để đáy nồi tiếp xúc tốt nhất với mâm tăng nhiệt
Với nồi cơm có dây nguồn kiểu tách rời, cần gạt cần điều khiển của nồi xuống trước sau đó cắm phích điện dây nồi rồi mới cắm phích cắm nối với nguồn điện để tránh bị chập
Khi sử dụng nồi đơn chức năng để hấp, sấy, rán cần phải lưu ý tới thời gian sử dụng không quá lâu và nhiệt độ sử dụng không quá cao
Trang 1718 Không nên đun nấu các thực phẩm có tính axit hay kiềm mạnh để tránh hiện tượng ăn mòn lớp chống dính
Không nên để nồi cơm va đập mạnh đặc biệt là phần giữa nơi đặt bảng điều khiển, nút nhấn hoặc đèn báo
Không nên đun nồi cơm điện bằng bếp gas, bếp than, bếp dầu, bếp điện vì khi nồi bị biến dạng khó chỉnh sửa lại như ban đầu
Không nên cài giữ cần điều khiển khi cơm bị sống vì có thể làm cơm bị cháy, làm hỏng mâm tăng nhiệt, nam châm
3.4 Những hư hỏng thường gặp,nguyên nhân và cách sửa chữa
- Kiểm tra xác định điểm bị chập rồi sửa chữa hoặc thay thế dây mới
- Xiết chặt dây dẫn tại chân phích cắm
- Lớp nhựa của cần điều khiển bị đánh thủng hoặc bị nứt vỡ
- Cắm điện cho nồi cơm nóng trong 10 phút rồi để chonguội hẳn hiện tượng rò điện sẽ hết
- Bọc lại cách điện hoặc thay thế dây mới
- Thay thế cần điều khiển mới
- Do bảng lưỡng kim bị già hóa nên không còn khả năng hoạt động chính xác như ban đầu
- Căn chỉnh lại vít điều chỉnh rồi cố định lại vị trí
- Thay thế bảng lưỡng kim mới
- Dây điện trở chính bị hỏng
- Đèn báo bị hỏng hoặc
- Kiểm tra tìm ra điểm bị đứt
và nối lại hoặc thay thế dây nguồn mới
- Thay thế điện trở chính mới
- Thay thế điện trở đèn mới hoặc đèn báo mới
Trang 1819 điện trở đèn bị hỏng
- Bảng lưỡng kim trong
bộ khống chế nhiệt độ
bị già hóa
- Cặp tiếp điểm trong bộ khống chế nhiệt độ không tiếp xúc do bị lệch,
bị biến dạng hoặc không dẫn điện do bề mặt của tiếp điểm bị oxi hóa
- Thay thế bảng lưỡng kim mới
- Điều chỉnh, uốn nắn, thay thế tiếp điểm để các tiếp điểm tiếp xúc tốt nhất hoặc vệ sinh
bề mặt tiếp điểm cho sạch sẽ
4 Một số thiết bị cấp nhiệt khác
Mục tiêu:
- Trình bầy được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ấm điện,máy sấy tóc
- Vận hành, sửa chữa được ấm điện,máy sấy tóc đúng yêu cầu kỹ thuật
4.1 Ấm điện
Là thiết bị truyền nhiệt trực tiếp qua nước nên điện trở có trị số nhỏ và cần phải tản nhiệt nhanh vì dòng điện chạy qua tương đối lớn
Khi sử dụng cần lưu ý không nên để cho ấm bị khô để tránh cháy điện trở
và thường xuyên kiểm tra cách điện của thiết bị vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người
4.2 Máy sấy tóc
a) Cấu tạo.( hình 1-5)
Động cơ quạt gió : là loại động cơ một chiều
Bộ chỉnh lưu cầu 4 diode : chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành một chiều để
K
nóng
ĐC quạt gió mát
R 1
Hình 1-5 Sơ đồ nguyên lý cấu tạo của máy sấy tóc
R 2
Cầu 4 diode
110V/220V
AC
Trang 1920 cung cấp cho động cơ quạt gió
Điện trở R1, R2 cung cấp nhiệt lượng cho máy sấy
• Chế độ sấy nóng :
+ Điện trở R2 tham gia cùng làm việc
+ Nhiệt lượng do R1 , R2 tỏa ra nóng hơn làm khô tóc mau hơn
c) Hư hỏng thường gặp khi sử dụng máy sấy tóc
Là loại lò nướng thích hợp làm bánh nhất, đa dạng giá cả, dung tích
- Lò nướng bánh thường có nhiều dung tích để chọn lựa từ dung tích phổ thông
25 lít đến dung tích lớn 50 lít, dung tích cỡ đại từ 80 lít đến 120 lít
- Mức giá giao động từ 1.000.000 – 2.000.000đ một sản phẩm
- Đặc biệt, lò nướng bánh có nút điều chỉnh chế độ nhiệt trên, nhiệt dưới hoặc cả
Trang 2021
- Lò nướng bánh dung tích 25 lít: Thường không có quạt, chỉ phù hợp khi nướng bánh cupcake, muffin và các khuôn bánh cỡ nhỏ tầm 14 đến 16 cm Thích hợp làm nóng giòn lại bánh mì nhưng không hiệu quả khi làm bánh mì sandwich do làm loại bánh này yêu cầu nướng ở nhiệt độ cao mà khoang lò thấp, đặt bánh sát thanh nhiệt dễ bị cháy
4.4 Máy đun nước nóng
Gồm máy đun nước nóng trực tiếp và gián tiếp
4.4.1 Máy đun nước nóng trực tiếp
Ưu điểm:
- Thiết kế nhỏ gọn, kiểu cách thời trang, mang lại sự sang trọng cho phòng tắm
- Đa dạng về mẫu mã và hãng sản xuất
- Giá thành từ
- Không phải chờ đợi trong khi nước làm nóng
- Được tích hợp nhiều những tính năng như: bộ cảm biến, điều chỉnh nhiệt độ,
rơ le kiểm soát áp suất nước, cầu giao chống giật, tiết kiệm năng lượng phí thừa sau khi dùng,… đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng
Nhược điểm:
- Khi mất điện, máy nước nóng trực tiếp sẽ dừng hoạt động
- Để sử dụng được, đòi hỏi điện áp nhà bạn phải đủ mạnh
• + Sử dụng cùng lúc cho nhiều nơi như: bồn tắm, bồn rửa mặt/tay,
• + Tích hợp đầy đủ hệ thống an toàn, bảo vệ tuyệt đối cho người dùng
• + Có thể lắp đặt âm tường, mang lại sự thẩm mỹ cho không gian
• + Phù hợp với mọi khu vực địa lý, đặc biệt là những khu vực có mùa đông rất lạnh như ở miền Bắc nước ta
• + Do máy tiết kiệm điện năng tốt nên thường được sử dụng trong khách sạn, nhà hàng,
- Nhược điểm
• + Máy cần thời gian 15 - 30 phút để làm nóng nước trước khi sử dụng
Trang 2122
• + Tốn thêm chi phí để mua vòi chia nóng lạnh (khoảng 300.000 - 400.000 đến hơn 1 triệu đồng)
• + Việc lắp đặt cũng khá khó khăn, tốn nhiều thời gian do máy cồng kềnh
Bài thực hành 1: Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa bàn là điện
a.Mục tiêu:
- Sử dụng thành thạo dụng cụ , thiết bị tháo lắp
- Sử dụng thành thạo,tháo, lắp và sửa chữa được bàn là điện
b.Dụng cụ và thiết bị
- Dụng cụ: Các loại kìm điện, tuốc-nơ-vít, bút thử điện, đồng hồ vạn năng
- Thiết bị và vật tư: bàn là điện
c.Nội dung thực hành
Bước 1 Tháo dây cắm điện
Bước 2 Mở vít, bu lông
Bước 3 Tháo vỏ
Bước 4 Kiểm tra dây điện trở gia nhiệt
Bước 5 Kiểm tra bộ phận điều chỉnh nhiệt độ
Bước 6 Dùng đồng hồ đo điện trỏ kiểm tra thông mạch
Bước 7 Kiểm tra điện trỏ cách điện giữa dây điện trỏ và vỏ
Bước 8 Cấp điện , thử nhiệt độ
Bước 9 Viết báo cáo trình tự thực hiện
Bài thực hành 2: Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa nồi cơm điện
a.Mục tiêu:
- Sử dụng thành thạo dụng cụ , thiết bị tháo lắp
- Tháo, lắp được nồi cơm điện
b.Dụng cụ và thiết bị
- Dụng cụ: Các loại kìm điện, tuốc-nơ-vít, bút thử điện, đồng hồ vạn năng
- Thiết bị và vật tư: nồi cơm điện
c.Nội dung thực hành
Bước 1 Quan sát
Bước 2 Mở vít
Bước 3 Tháo vỏ
Bước 4 Sửa chữa các hư hỏng ( theo tiêu đề 2-4 những hư hỏng thường
gặp,nguyên nhân và cách sửa chữa)
Bước 5 Kiểm tra điện trỏ cách điện
Bước 6 Cấp điện , thử nhiệt độ
Bước 7 Viết báo cáo trình tự thực hiện
Trang 2223
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Trình bầy được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bàn là điện?
2.Trình bầy được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện?
3.Trình bầy được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy sấy tóc?
4 Trình các bước tháo lắp, sử dụng bàn là điện, nồi cơm điện, máy sấy tóc ? 5.Trình bầy các nguyên nhân gây hư hỏng và cách sửa chữa bàn là điện, nồi cơm
điện, máy sấy tóc ?
Trang 2324
BÀI 2 : MÁY BIẾN ÁP GIA DỤNG
Mã bài : MĐ24-02 Giới thiệu:
Máy biến áp gia dụng có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và sinh hoạt Việc vận hành, báo quản , tháo lắp và sửa chữa là rất cần thiết
Vì vậy nội dung bài học này nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức, ký năng cơ bản về: Máy biến áp 1 fa, máy biến áp nguồn, Survolteur,ổn áp
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo
1 Khái niệm và phân loại
Theo số pha: MBA một pha, MBA ba pha
Theo cấu tạo bộ dây quấn: MBA cách ly (máy biến áp cảm ứng, MBA hai dây quấn), MBA tự ngẫu
Theo phương pháp làm mát: MBA làm mát bằng dầu, MBA làm mát bằng không khí
2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
2.1 Cấu tạo:
Máy biến áp một pha cấu tạo gồm có hai phần chính
a Mạch từ :
Trang 2425 Còn gọi là lỏi thép của MBA, được làm bằng thép kỹ thuật điện, gồm nhiều lá thép dày từ (0,35 - 0,4)mm, sơn cách điện ghép lại với nhau Lỏi thép có những dạng như sau:
Hình 2.1: CÁC DẠNG MẠCH TỪ MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA
b Bộ dây quấn:
Bộ dây quấn gồm cuộn dây sơ cấp và thứ cấp được quấn bằng dây điện từ
(emay, coton), dây quấn thành ống rồi lồng các lá thép vào, dây quấn có thể sử dụng tiết diện tròn hay chử nhật
2.2 Nguyên lý hoạt động:
I 1
U 1 n 1 n 1 U 1
Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý biến áp một pha
MBA làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, đặt một điện áp xoay chiều U1 vào cuộn dây sơ cấp (có số vòng dây quấn
n1) sẽ có dòng điện xoay chiều I1 chạy qua, tạo nên từ thông biến
thiên trong lỏi thép
Do mạch từ khép kín nên từ thông này móc vòng qua hai cuộn dây tạo nên trong đó các sức điện động E1 và E2 Nếu bỏ qua
điện trở của các bộ dây quấn và tổn hao ta có:
U1 = E1 và U2 = E2
hay là: U1 E1 n1
K K: là tỉ số biến áp
U2 E2 n2
K>1 U1 < U2: Máy biến áp giảm áp
K<1 U1 > U2: Máy biến áp tăng áp
K=1 U1 = U2 : Làm nguồn cách ly tăng tính an toàn
* Các đại lượng định mức của máy biến áp:
Các đại lượng định mức của máy biến áp cho biết tính năng
kỹ thuật của máy, do nhà sản xuất qui định
Trang 2526
a Dung lượng định mức (Sđm): là công suất toàn phần đưa
ra phía thứ cấp máy biến áp ở trạng thái định mức
Sđm = U2đm I2đm; Sđm (tính bằng VA- KVA)
Điện áp sơ cấp định mức (U1đm): là điện áp cho phép đặt
vào cuộn sơ cấp MBA ở trạng thái làm việc bình thường (tính
bằng V- KV)
Điện áp thứ cấp định mức (U2đm ): là điện áp đo được ở thứ cấp khi không tải và điện áp đưa vào sơ cấp là định mức (tính
bằng V-KV)
Dòng điện định mức sơ cấp (I1đm) và thứ cấp (I2đm):
Là dòng điện cho phép chạy qua các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp ứng với công suất và điện áp định mức của máy
3 Sử dụng và sửa chữa máy biến áp
Đầu vào biến áp phải có cầu chì định mức bảo vệ, các đầu ra phải
có cầu chì phù hợp với tải
Lau chùi sạch bụi ở lõi thép (khi ngắt điện) để tránh hút ẩm, làm giảm cách điện và dễ tỏa nhiệt làm mát máy
Không sử dụng một thời gian, muốn sử dụng lại phải kiểm tra rồi mới vận hành
3.2 Hư hỏng thường gặp:
Máy biến áp làm việc chập chờn lúc có điện lúc mất điện
Khi máy chạy có tiếng kêu rè rè
Trang 2627
Rò điện ra vỏ máy
Nổ cầu chì đầu vào
Máy bị nóng quá mức và có mùi khét
Không điều chỉnh được một số nấc ở chuyển mạch
Điện áp vượt quá định mức mà chuông không báo
- Quan sát và đo kiểm
tra
2 Khi máy chạy có tiếng kêu rè rè
- Do lỏi thép ghép chưa
chặt nên bị rung phát ra tiếng kêu
- Xiết chặt các đai ốc
gông lỏi thép
3 Rò điện ra vỏ máy
- Chạm các dây quấn
vào lỏi thép
- Các đầu dây ra chưa
được bọc cách điện và chạm lỏi thép hoặc vỏ máy
- Do cuộn dây bị quá ẩm
rò điện ra lỏi thép
- Kiểm tra lại cách
điện giữa dây quấn và lỏi thép
4 Nổ cầu chì đầu vào - Do ngắn mạch ở dầu
vào hoặc đầu ra
- Do chạm ở chuyển
mạch
- Do ngắn mạch một số
vòng trong bối dây
- Đo kiểm tra – Kiểm tra từ dễ đến khó, khả năng cuối cùng là nối tắt các vòng dây trong bối dây
5 Máy bị nóng quá mức và
có mùi khét
- Do quá tải
- Do dây quấn bị nối tắt các vòng dây trong bối dây
- Do chập ở cái chuyển
mạch
- Tháo tải để nguội và
chạy thử không tải, quan sát
- Đo kiểm tra để phát
hiện chập
6 Không điều chỉnh được
Trang 2728
một số nấc ở chuyển mạch
không tiếp xúc
7 Điện áp vượt
quá định mức
mà chuông không báo
- Do stắcte hỏng
- Do cuộn dây nam
châm điện bị đứt hoặc bị cháy
- Do khe hở giữa thanh
rung và nam châm điện lớn quá
- Quan sát và đo kiểm
tra, thay thử cái mới
4 Các loại máy biến áp thông dụng
4.1 Máy biến áp nguồn
Là loại máy biến áp dùng để cung cấp nguồn cho các thiết bị điện tử như tivi, đài, đầu thu phát sóng …
Vì những mạch điện tử cần có những nguồn điện áp khác nhau nên phần thứ cấp của máy biến áp này có nhiều cuộn dây khác nhau, mỗi cuộn sau khi chỉnh lưu thành điện một chiều sẽ cung cấp cho những mạch khác nhau.(hình 2-5)
4.2 Survolteur
Là một máy biến áp tự ngẫu nghĩa là phần dây cuốn sơ cấp và thứ cấp được nối liền với nhau về điện.(hình 2-6)
24V 12V 9V 6V
Điện áp vào
Hình 2-5 Sơ đồ dây cuốn một máy biến áp
nguồn
Trang 2829 a) Khi điện áp đầu vào là 220V
- Đặt K1 ở vị trí 220, K2 ở vị trí 0 sau đó cấp nguồn cho survolteur
- Tăng dần K2 (0 9 ) và quan sát trên đồng hồ vôn kế
- Nếu vôn kế chỉ 220 thì dừng tăng K2
- Nếu vôn kế chỉ giá trị nhỏ hơn 220 khi K2 →9 (max) thì tắt máy chuyển
K2 về 0 sau đó chuyển K1 về vị trí 160 và tăng K2 tương tự
b) Khi điện áp đầu vào là 110V
- Đặt K1 ở vị trí 110, K2 ở vị trí 0 sau đó cấp nguồn cho survolteur
- Tăng dần K2 (0 9 ) và quan sát trên đồng hồ vôn kế
- Nếu vôn kế chỉ 110 thì dừng tăng K2
- Nếu vôn kế chỉ giá trị nhỏ hơn 110 khi K2 →9 (max) thì tắt máy chuyển
K2 về 0 sau đó chuyển K1 về vị trí 80 và tăng K2 tương tự
Stắcte
Chuông
A Nguồn vào
110V/220V
V
Hình 2-6 Sơ đồ nguyên lý máy tăng giảm điện áp
Trang 2930
Lưu ý : Trong quá trình sử dụng nếu nghe thấy chuông reo thì phải giảm K2
ngay lập tức để tránh hiện tượng điện áp đặt vào tải quá lớn và thường xuyên kiểm tra cách điện của máy
Điện áp đầu vào đầu (2) được đi qua cuộn kháng thứ 2 trước khi vào biến
áp chính hình xuyến Một cuộn kháng thứ 3 được cuốn chung trên lõi cuộn kháng thứ 2 có một đầu nối với đầu cuối của biến áp chính, đầu còn lại nối với đầu kia của tụ
Trang 3031
Do tính chất bão hòa từ của lõi thép và mạch LC, điện áp ra hầu như
không đổi khi điện áp đầu vào thay đổi rất nhiều
Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm :
+ Điện áp ra không dao động khi điện áp vào thay đổi
+ Độ ổn định điện áp cao (5%) trong khi điện áp vào thay đổi đến 50%
- Nhược điểm :
+ Lõi sắt thường xuyên phát nóng vì phải làm việc ở chế độ bão hòa từ
+ Chỉ sử dụng khi công suất của tải trên 50% công suất định mức của
Ổn áp dùng rơ le có cấu tạo tương tự như survolteur chỉ khác ở chỗ là sử
dụng rơ le để chuyển đổi điện áp tự động ở cả hai đầu vào ra của ổn áp
Nguyên lý hoạt động
Tín hiệu điện áp vào được giảm áp và so sánh với các mức điện áp chuẩn
Sự sai lệch này được khuếch đại lên và đưa qua bộ giải mã tín hiệu để điều
khiển các rơ le đóng cắt sao cho điện áp ra chỉ dao động trong một phạm vi nhỏ
Ưu điểm :
+ Cấu tạo tương đối đơn giản
+ Giá thành hạ
Nhược điểm :
+ Điện áp ra dao động trong một phạm vi và không ổn định tại một giá trị
+ Sau một thời gian sử dụng rơ le thường bị hư hỏng mặt vít
c) Ổn áp sử dụng động cơ một chiều được điều khiển bởi một mạch SERVO
- Cấu tạo
Gồm một cuộn dây có hai lớp cuốn chung trên một lõi sắt hình xuyến
Lớp ngoài của cuộn dây được mài mòn lớp emay cách điện Một giá than có gán
động cơ một chiều được điều khiển bởi một mạch SERVO Mạch này có nhiệm
Hình 2-8 Sơ đồ khối của ổn áp dùng
rơ le
Trang 31+ Thời gian điều chỉnh chậm
+ Thường xảy ra hư hỏng về cơ khí và điện tử
Hình 2-9 Sơ đồ khối của hệ thống SERVO điều chỉnh điện áp
Trang 3233
Bài thực hành 1: Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa máy biến áp nguồn
a.Mục tiêu:
- Sử dụng thành thạo dụng cụ , thiết bị tháo lắp
- Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa được máy biến áp nguồn
b.Dụng cụ và thiết bị
- Dụng cụ: Các loại kìm điện, tuốc-nơ-vít, bút thử điện, đồng hồ vạn năng
- Thiết bị và vật tư: Máy biến áp nguồn
c.Nội dung thực hành
Bước 1 Quan sát
Bước 2 Mở vít
Bước 3 Tháo vỏ
Bước 4 Sửa chữa các hư hỏng
Bước 5 Kiểm tra điện trỏ cách điện
Bước 6 Cấp điện , thử tải
Bước 7 Viết báo cáo trình tự thực hiện
Bài thực hành 2: Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa Survolteur
a.Mục tiêu:
- Sử dụng thành thạo dụng cụ , thiết bị tháo lắp
- Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa được Survolteur
b.Dụng cụ và thiết bị
- Dụng cụ: Các loại kìm điện, tuốc-nơ-vít, bút thử điện, đồng hồ vạn năng
- Thiết bị và vật tư: Máy biến áp (Survolteur)
c.Nội dung thực hành
Bước 1 Quan sát
Bước 2 Mở vít
Bước 3 Tháo vỏ
Bước 4 Sửa chữa các hư hỏng
Bước 5 Kiểm tra điện trỏ cách điện
Bước 6 Cấp điện , thử tải
Bước 7 Viết báo cáo trình tự thực hiện
Bài thực hành 3: Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa máy ổn áp
a.Mục tiêu:
- Sử dụng thành thạo dụng cụ , thiết bị tháo lắp
- Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa được máy ổn áp
b.Dụng cụ và thiết bị
- Dụng cụ: Các loại kìm điện, tuốc-nơ-vít, bút thử điện, đồng hồ vạn năng
Trang 33Bước 4 Sửa chữa các hư hỏng
Bước 5 Kiểm tra điện trỏ cách điện Bước 6 Cấp điện , thử tải
Bước 7 Viết báo cáo trình tự thực hiện
Trang 3435
CÂUHỎI ÔN TẬP
1 Phân loại các vật liệu chế tạo máy biến áp ?
2.Trình bày cách lựa chọn vật liệu chế tạo máy biến áp ?
3.Trình bầy cấu tạo, nguyên lý hoạt động của Máy biến áp 1 fa ?
4.Trình bầy những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách sửa chữa của Máy biến áp 1 fa?
5.Trình bầy cấu tạo, nguyên lý hoạt động của Máy biến áp nguồn, Survolteur,
Ổn áp?
6.Trình bầy cách tính toán các thông số kỹ thuật của máy biến áp
7.Trình bầy các bước tháo,quấn máy biến áp
8.Trình bầy các chế độ làm việc của máy biến áp
5.Trình bầy những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách sửa chữa của
9.Máy biến áp nguồn, Survolteur, Ổn áp?
Trang 3536
BÀI 3 : ĐỘNG CƠ ĐIỆN GIA DỤNG
Mã bài : MĐ24-03
1 Khái niệm và phân loại
Hiện nay trong dân dụng sử dụng rất nhiều loại động cơ điện khác nhau, chủ yếu là động cơ điện một pha Động cơ không đồng bộ 1 pha được sư dụng rộng rãi như: máy giặt, bơm nước, tủ lạnh, quạt, các dụng cụ cầm tay, các động
cơ sử dụng trong dân dụng thường là các động cơ công suất nhỏ (P < 1Kw)
Phân loại: Nếu dựa theo kết cấu Roto có thể phân thành 2 loại là Roto lồng sóc và Roto dây quấn
2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ điện một pha
2.1 Cấu tạo
Cấu tạo của động cơ điện 1 pha gồm 2 bộ phận chủ yếu là Stato và Rotor, ngoài ra còn có vỏ máy, nắp máy và trục máy Trục làm bằng thép trên có gắn Rotor, Ổ bi Động cơ công suất lớn phía cuối trục có gắn cách quạt gió để làm mát máy dọc trục
* Stator gồm hai bộ phận chính là lõi thép và dây quấn, ngoài ra còn có vỏ máy và nắp máy
- Lõi thép Stator có dạng hình trụ (hình 3.1b), được làm bằng các lá thép
kỹ thuật điện được dập rãnh bên trong (hình 3.1a) rồi ghép lại với nhau tạo thành các rãnh dọc theo hướng trục Lõi thép được ép vào trong vỏ máy
Trang 3637 lệch với từ thông chính một góc 900 trong không gian Dòng điện trong dây quấn chính và dây quấn phụ sinh ra từ trường quay để tạo ra mô men mở máy
- Vỏ máy gồm có thân và nắp thường được làm bằng gang, nhôm, hợp kim nhôm thân máy dùng để cố định máy trên bệ máy, nắp máy để bảo vệ dây quấn và đỡ trục Rotor
* Rotor là phần quay gồm hai phần chính, lõi thép và dây quấn (hình 3.2c)
- Lõi thép có dạng hình trụ (hình 3.2c) được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện, dập thành rãnh ở mặt ngoài (hình 3.2a) và ghép lại với nhau tạo thành các rãnh dọc theo hướng trục Ở giữa có dập lỗ để đóng trục, ngoài ra còn dập thêm các lỗ thông gió để làm mát Rotor Trong các rãnh có đặt dây quấn
- Dây quấn của động cơ một pha có hai loại: loại rô to lồng sóc (hình 3.2) trong các rãnh Rotor đặt các thanh dẫn bằng đồng hoặc nhôm, hai đầu nối với vòng ngắn mạch, tạo thành hình lồng sóc (hình 3.2b), loại này được sử dụng rất rộng rãi (quạt điện, bơm nước, máy giặt, … ; Loại rotor dây quấn trên rotor có quấn dây quấn 1 pha và được nối với mạch ngoài thông qua cổ góp, kết cấu gần
giống như động cơ một chiều Loại này có thể làm việc được ở cả hai lưới điện một chiều và xoay chiều nên thường gọi là động cơ vạn năng (khoan tay, máy mài cầm tay, máy xay sinh tố, máy hút bụi …) ưu điểm loại động cơ này là có
mô men mở máy lớn, tốc độ cao
2.2 Nguyên lý làm việc (động cơ lồng sóc)
Trang 3738 Khi nối dây quấn 1 pha vào lưới điện có điện áp u1 thì trong dây quấn có
dòng điện xoay chiều hình sin chạy qua
Dòng điện này sinh ra từ trường Stator có phương không đồi nhưng có độ
lớn thay đổi hình sin theo thời gian, gọi là từ trường đập mạch
Hình 3.3 : Động cơ không đồng bộ một pha một dây quấn
(a) Từ trường đập mạch phân thành 2 từ trường quay thuận và quay ngược
(b) Từ thông và lực điện từ tác dụng nên Rotor
Ta phân tích từ trường đập mạch này thành 2 thầnh phần:
Hình thành nên từ trường quay Elip, từ trường
quay thuẬn B1 tác dụng với dòng điện Roto sẽ tạo ra
mô men quay thuận M1 (hình 3.4), còn từ trường B2
tác dụng với dòng điện Roto tạo ra mô men quay
1
jω t 11m
F e
1
- jω t 12m
Trang 3839 ngược M2 Tổng đại số hai mô men này cho ta đặc tuyến
M = f(s) = M1 + M2
Từ đặc tính cho ta thấy rằng lúc mở máy
(n = 0 ; s = 1 ; M1 + M2 và ngược chiều nhau nên M = 0, vì vậy động cơ không thể tự quay được Nếu ta quay động cơ theo một chiều nào đó, s ≠ 1, tức M ≠ 0 động cơ sẽ tiếp tục quay theo chiều đó Vì vậy để động cơ một pha làm việc được, ta phải có biện pháp mở máy, nghĩa là tìm cách tạo ra cho động cơ một
mô men lúc
Rotor đứng yên (M = Mk khi s =1)
3 Sử dụng và sửa chữa động cơ điện một pha
Như đã phân tích ở trên động cơ điện 1 pha Rotor lồng sóc không tự mở máy được
Vì vậy để động cơ một pha làm việc được, ta phải tìm cách tạo ra cho động cơ một mô men lúc Rotor đứng yên (M = Mk khi s =1) Trên thực tế có một số biện pháp sau:
3.1 Dùng cuộn dây phụ
Hai cuộn dây chính và phụ đặt lệch nhau góc 900 điện trong không gian Để
có mô men mở máy người ta tạo ra góc lệch pha giữa dòng điện qua cuộn chính
và cuộn phụ bằng cách mắc thêm một điện trở nối tiếp với cuộn phụ hoặc dùng dây quấn nhỏ hơn cho cuộn phụ Góc lệch thường nhỏ hơn 300 Đồ thị véc tơ mở máy trên hình 3.5b
Hình 3.5 : Động cơ dùng dây quấn phụ mở máy (a) Sơ đồ kết cấu ; (b) Đồ thị véc tơ ; (c) Đặc tính mô men
Khi tốc độ đạt được 70 đến 75% tốc độ đồng bộ cuộn dây phụ được cắt ra nhờ công tắc ly tâm K và động cơ tiếp tục làm việc với cuộn dây chính đặc tính
mô men trình bày trên hình 3.5c
3.2 Động cơ dùng tụ điện
Trang 3940 Tuỳ theo yêu cầu về mô men mở máy và mô men lúc làm việc ta có các loại động cơ tụ điện sau: Động cơ dùng tụ điện thường trực (hình 3.6), động cơ dùng tụ điện mở máy (hình 3.7),
- Động cơ dùng tụ điện thường trực: Sơ đồ nguyên lý (hình 3.8b), cuộn dây phụ và tụ điện được mắc nối tiếp luôn trong khi làm việc Loại này có công suất thường nhỏ hơn 500W và có đặc tính cơ tốt
- Động cơ dùng tụ điện mở máy : Sơ đồ nguyên lý (hình 3.8a), khi mở máy tốc độ động cơ đạt tới 7585% tốc độ đồng bộ, công tắc K mở ra và động
Trang 4041 Hình 3.7: Kết cấu động cơ một pha dùng tụ điện khởi động
Hình 3.8 : Động cơ một pha dùng tụ điện (a) Tụ mở máy ; (b) Tụ thường trực ; (c) đồ thị véc tơ
Ngoài ra để cải thiện đặc tính làm việc và mô men mở máy ta dùng động
cơ hai tụ điện Một tụ điện mở máy khá lớn (khoảng 10 đến 15 lần tụ điện thường trực) được ghép song song với tụ điện thường trực Khi mở máy tốc độ động cơ đạt tới 7585% tốc độ đồng bộ, tụ điện mở máy được cắt ra khỏi cuộn phụ, chỉ còn tụ điện thường trực được nối với cuộn dây phụ làm việc bình thường
3.3 Động cơ dùng vòng ngắn mạch
Trên lõi thép Stator chia làm 2 phần, phần có vòng ngắn mạch K ôm 1/3 cực
từ Vòng ngắn mạch có điện trở và điện kháng nên tạo ra dòng điện In chậm pha
''