Đâulàthiênđườngchogiớikinhdoanh? Forbes đưa ra bảng xếp hạng những quốc gia tốt nhất chogiớikinh doanh dựa trên 11 yếu tố khác nhau đối với 134 quốc gia. Canada là quốc gia duy nhất xếp hạng trong top 20 thỏa mãn 10 trong số 11 yếu tố Forbes xem xét để xếp hạng các quốc gia tốt nhất để làm kinh doanh. Trong suốt cuộc đua mỗi kỳ bầu cử Mỹ, vô số người Mỹ chuyển sang Canada nếu ứng cử viên ưa thích của họ không dành chiến thắng. Canada xếp vị trí đầu bảng trong danh sách của Forbes về những quốc gia tốt nhất để làm ăn. Trong khi Mỹ bị tê liệt bởi nỗi sợ hãi một cuộc khủng hoảng kép và Châu Âu đang đấu tranh với các vấn đề nợ công, kinh tế Canada đang phát triển tốt hơn bao giờ hết. Nền kinh tế 1,6 nghìn tỉ USD này là nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới và tăng trưởng 3,1% trong năm ngoái. Ngân hàng Hoàng gia Canada (Royal Bank of Canada) dự đoán kinh tế Canada sẽ tiếp tục tăng 2,4% trong năm 2011. Canada nằm bên lề cuộc khủng hoảng ngân hàng hoành hành tại Mỹ và châu Âu. Các ngân hàng như Ngân hàng Hoàng gia Canada, Bank of Nova Scotia, Bank of Montreal đã tránh bị rơi vào tình trạng phải cứu trợ và có lợi nhuận trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2007. Các ngân hàng Canada đã nổi lên từ mớ hỗn loạn giữa những ngân hàng mạnh nhất thế giới, nhờ vào hoạt động cho vay rất bảo thủ của mình. Canada là quốc gia duy nhất xếp hạng trong top 20 thỏa mãn 10 trong số 11 yếu tố Forbes xem xét để xếp hạng các quốc gia tốt nhất để làm kinh doanh. Canada cũng được xếp trong top 5 những quốc quốc gia bảo vệ nhà đầu tư và ít tệ quan liêu, một trong những lý do đánh giá việc làm ăn ở đất nước này thuận lợi đến mức nào. Canada cũng đã vượt lên khỏi vị trí thứ 4 trong năm ngoái nhờ vào những cải thiện trong chính sách thuế. Mục tiêu của chính phủ nước này là giúp các doanh nghiệp của mình cạnh tranh hơn trên thương trường. Canada cũng dựa nhiều vào nền kinh tế Mỹ: Canada là quốc gia cung cấp dầu lớn nhất cho ỹ và ¾ sản lượng xuất khẩu dầu của Canada là xuất khẩu sang Mỹ. Trong khi tình trạng thất nghiệp của Mỹ đang đứng ở mức 9%, con số này ở Canada chỉ là 7,3% so với mức trung bình 8,5% trong suốt 25 năm qua. Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực đồng tiền chung châu Âu là 10%. Forbes đưa ra bảng xếp hạng những quốc gia tốt nhất chogiớikinh doanh dựa trên 11 yếu tố khác nhau đối với 134 quốc gia. Quyền sở hữu tài sản, đổi mới, thuế, công nghệ, tham nhũng, tự do (cá nhân, thương mại và tiền tệ), tệ quan liêu, bảo vệ nhà đầu tư và hoạt động của thị trường chứng khoán là những yếu tố được quan tâm đánh giá. Forbes cũng dựa vào những nghiên cứu và báo cáo của nhiều cơ quan có uy tín như Cơ quan tình báo Trung ương, Tổ chức Minh bạc quốc tế, Heritage Foundation, House Freedom, Ngân hàng TG và diễn đàn kinh tế TG, v v. Đan mạch rớt từ vị trí hàng đầu năm 2010 xuống vị trí số 5 trong năm nay và theo tính toán của Heritage Foundation, chỉ số tự do tiền tệ đã tương đối sụt giảm. Thị trường chứng khoán Đan Mạch cũng giảm 14%, mức thấp nhất trong số 10 quốc gia được xếm hạng. 4 quốc gia châu Âu khác trong bảng xếp hạng top 20 năm ngóai cũng đã rớt hạng, bao gồm Phần Lan rớt xuống vị trí 13, Hà Lan xuống vị trí 15, Đức xuống vị trí 21, và Iceland xuống vị trí 23. Mỹ rớt từ hạng 9 xuống 10. Nền kinh tế lớn nhất TG với trị giá $14,6 nghìn tỉ USD này tiếp tục là một trong những quốc gia đổi mới nhất. Gánh nặng thuế nặng nề đang đè nặng sự phát triển của Mỹ. Năm nay Mỹ đã vượt qua Nhật bản trở thành quốc gia có mức thuế doanh nghiệp cao nhất trong các quốc gia phát triển. Theo xếp hạng của Heritage Foundation, Mỹ cũng được xem là quốc gia kém về tự do tiền tệ. Độ ổn định giá và kiểm soát giá của Mỹ được xếp hạng 50 trên tổng số 134 quốc gia. 1. Canada Là một xã hội giàu có với nền công nghệ cao trị giá hàng nghìn tỉ USD, Canada tương đối giống Mỹ trong hệ thống kinh tế định hướng thị trường, mô hình sản xuất và đời sống sung túc. 2. Newzealand Hơn 20 năm qua, chính phủ đã thay đổi New Zealand từ một nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào thị trường ưu đãi của nước Anh thành một nền kinh tế thị trường tự do, công nghiệp hóa hơn và có tính cạnh tranh toàn cầu. 3. Hong Kong Hồng Kông có nền kinh tế thị trường tự do phụ thuộc nhiều vào giao thương quốc tế và tài chính, giá trị hàng hóa và dịch vụ bao gồm cả phần xuất khẩu 4. Ireland Ireland là nền kinh tế nhỏ, hiện đại, phụ thuộc vào giao thương. Quốc gia này nằm trong nhóm 12 quốc gia đầu tiên của châu Âu lưu hành đồng Euro. 5. Đan Mạch Kinh tế Đan Mạch hiện đại thể hiện ở khu vực nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, ngành công nghiệp có công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực dược phẩm, tàu biển, năng lượng tái tạo và sự phụ thuộc cao vào giao thương quốc tế. 6. Singapore Singapore là nền kinh tế thị trường độc lập và thành công, phát triển cao. Quốc gia này có lợi thế môi trường kinh doanh không có tham nhũng và đặc biệt cởi mở, giá cả ổn định, GDP trên đầu người cao hơn phần lớn cac quốc gia phát triển. 7. Thụy Điển Hòa bình và trung lập trong suốt thế kỷ 20, Thụy Điển đã đạt được những chuẩn mực đáng ghen tị về mức sống của người dân dưới hệ thống hỗn hợn của chủ nghĩa tư bản công nghệ cao và phúc lợi xã hội rộng rãi. 8. Na Uy Kinh tế Na Uy là pháo đài thịnh vượng của chủ nghĩa tư bản phúc lợi, là sự kết hợp của hoạt động thị trường tự do có sự can thiệp của chính phủ. 9. Anh Vương quốc Anh là trung tâm tài chính và giao thương hàng đầu thế giới, là nền kinh tế lớn thứ 3 tại châu Âu sau Đức và Pháp. 10. Mỹ Mỹ là cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới với sức mạnh công nghệ hàng đầu, có GDP trên đầu người 47,2USD. . Đâu là thiên đường cho giới kinh doanh? Forbes đưa ra bảng xếp hạng những quốc gia tốt nhất cho giới kinh doanh dựa trên 11 yếu tố khác nhau đối với 134 quốc gia. Canada là quốc. tài chính và giao thương hàng đầu thế giới, là nền kinh tế lớn thứ 3 tại châu Âu sau Đức và Pháp. 10. Mỹ Mỹ là cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới với sức mạnh công nghệ hàng đầu,. chính phủ nước này là giúp các doanh nghiệp của mình cạnh tranh hơn trên thương trường. Canada cũng dựa nhiều vào nền kinh tế Mỹ: Canada là quốc gia cung cấp dầu lớn nhất cho ỹ và ¾ sản lượng