ViệtNamlépvếtừquetăm,đôiđũa. “Một điều kỳ lạ là có những cái chúng ta sản xuất được như quetăm,đôi đũa cũng phải nhập ngoại”. Điều này cho thấy tâm lý sính hàng ngoại của một bộ phận người tiêu dùng Việt, nhưng cũng phản ánh một thực tế rằng, thương hiệu Việt vẫn lépvế so với các thương hiệu ngoại ngay trên sân nhà. Sau 2 năm thực hiện chương trình "Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", đã có những chuyển biến tích cực trong tâm lý mua hàng của người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, tâm lý sính ngoại và sự yếu kém của các doanh nghiệp ViệtNam trong việc phát triển thương hiệu khiến nhiều sản phẩm dù đảm bảo chất lượng vẫn không thể cạnh tranh với hàng nước ngoài ngay trên sân nhà. Sính "ngoại", xem thường "nội" Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập WTO, nguồn vốn các doanh nghiệp nước ngoài lớn, sản phẩm ngoại nhập chất lượng, giá cả cạnh tranh buộc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải nâng cao năng lực cạnh tranh, nắm bắt thị hiếu khách hàng, cũng như xây dựng và bảo vệ thương hiệu Việt. Tuy nhiên, không ít người tiêu dùng ViệtNam hiện nay vẫn mang tâm lý sính hàng ngoại, xem thường hàng nội. Tâm lý đám đông, phong trào lao vào mua sắm hay đầu tư theo tin đồn mà thiếu đi sự tính toán kỹ lưỡng cũng đang tồn tại khá phổ biến. PGS, TS Dương Thị Liễu, khoa Quản trị Kinh Doanh, Đại học kinh tế Quốc dân trong buổi tọa đàm về "Văn hóa tiêu dùng hàng Việt Nam, từ tầm nhìn đến giải pháp" cho biết, hiện nay trong xã hội đang nổi lên khuynh hướng mua sắm xa xỉ để khẳng định địa vị và chơi trội. Bộ phận này sẵn sàng chi ra những khoản tiền lớn cho những mặt hàng "độc" nhằm tạo sự khác biệt trước đám đông. Bộ phận này cho rằng có tiền thì có quyền hưởng thụ. ViệtNam đã hội nhập, chuyện xài hàng hiệu, hàng đắt tiền cũng chứng minh sự phát triển của đất nước Tuy nhiên, tất cả chỉ là ngụy biện nếu xét tình hình kinh tế nước ta hiện nay, khi nhập siêu vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối nhất của nền kinh tế tồn tại nhiều năm qua. Việc xuất ra hàng tỉ USD để nhập siêu xe, rượu ngoại, hàng xa xỉ cũng góp phần làm tăng thâm hụt thương mại, gây áp lực lên tỷ giá, lạm phát và nền kinh tế. Theo bà Liễu, Nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần phải có những biện pháp tuyên truyền để định hướng lại về tâm lý, tăng cường ý thức dân tộc, đẩy mạnh chất lượng sản phẩm và bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng, qua đó định hình lại văn hóa tiêu dùng cho người Việt. Ngoài ra, cần đánh thuế thật mạnh các mặt hàng xa xỉ nhập khẩu. Việc này không chỉ hạn chế nhập siêu, giảm tâm lý "sính ngoại" mà còn khuyến khích người dân sử dụng hàng sản xuất trong nước. Đẩy mạnh phát triển thương hiệu Bên cạnh việc kêu gọi sự thay đổi trong văn hóa tiêu dùng trong nước, các doanh nghiệp ViệtNam cũng cần chú trọng hơn việc phát triển thương hiệu cho riêng mình. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp ViệtNam vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò và giá trị của thương hiệu. Các điều tra gần đây cho thấy chỉ khoảng 10% doanh nghiệp nước nhà nhận thức được thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp; hơn 70% doanh nghiệp chỉ đầu tư chưa tới 5% doanh thu cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu; 20% không dành tiền để đầu tư thương hiệu. Điều này hoàn toàn trái ngược với tâm lý người tiêu dùng, khi một thăm dò từ nghiên cứu khách hàng của những bộ phận PR chuyên nghiệp cho thấy, tới 89% lượng khách hàng được hỏi cho biết thương hiệu là yếu tố quyết định khi họ lựa chọn mua sản phẩm. Ông Phạm Gia Túc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư Ký Phòng Thương mại và Công nghiệp ViệtNam nó "Một điều kỳ lạ là có những cái chúng ta sản xuất được như quetăm,đôi đũa cũng phải nhập ngoại". Điều này cho thấy tâm lý sính hàng ngoại của một bộ phận người tiêu dùng Việt, nhưng cũng phản ánh một thực tế rằng, thương hiệu Việt vẫn lépvế so với các thương hiệu ngoại ngay trên sân nhà. Hiện tại, ViệtNam đã bắt đầu có những thương hiệu tạo được tiếng vang trong nước và thậm chí là ra thế giới như sữa Vina-milk, cà phê Trung Nguyên, tập đoàn công nghệ thông tin FPT, kem đánh răng P/S, nước mắm Phú Quốc, phở 24 Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài khi thấy thương hiệu Việt nổi lên liền ngay lập tức mua lại rồi dùng luôn nó để quảng cáo danh tiếng cho mình. Có thể kể đến trường hợp Unilever mua lại thương thiệu thuốc đánh răng P/S ViệtNam và khai thác chỉ dẫn địa lý đảo Phú Quốc bằng việc đưa ra sản phẩm "Nước mắm Knorr Phú Quốc" dưới thương hiệu Univer của Mỹ. Điều này khiến các doanh nghiệp Việt đã đi mất quyền khai thác thương hiệu của chính mình. "Doanh nghiệp ViệtNam cần ý thức đầy đủ về thương hiệu, đến lúc đấy doanh nhân Việt chắc chắn sẽ tập trung làm được sản phẩm phù hợp sở trường, lợi thế kinh doanh của mình, dần tự tin trước hết là kinh doanh trong nước, sau là mở ra thị trường ngoài nước.", ông Lê Thanh Bình Vụ trưởng, trưởng khoa thuộc Học viện ngoại giao nói. Điều này cũng tương tự như những gì ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT từng chia sẻ, doanh nghiệp ta khi làm việc với các đại gia nước ngoài vẫn thiếu đi sự tự tin cả trong ứng xử lẫn khi trình bày sản phẩm - thương hiệu của mình. Vì vậy doanh nghiệp nước nhà cần quyết liệt hơn, có tầm nhìn hơn, và mang tinh thần thượng võ hơn. . Việt Nam lép vế từ que tăm, đôi đũa. “Một điều kỳ lạ là có những cái chúng ta sản xuất được như que tăm, đôi đũa cũng phải nhập ngoại”. Điều này cho. tiêu dùng Việt, nhưng cũng phản ánh một thực tế rằng, thương hiệu Việt vẫn lép vế so với các thương hiệu ngoại ngay trên sân nhà. Sau 2 năm thực hiện chương trình "Người Việt Nam ưu tiên. kiêm Tổng thư Ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nó "Một điều kỳ lạ là có những cái chúng ta sản xuất được như que tăm, đôi đũa cũng phải nhập ngoại". Điều này cho thấy