1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thiết bị lọc bụi kiểu túi vải ppt

8 3,5K 44

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 775,07 KB

Nội dung

Thiết bị lọc bụi kiểu túi vải -Được sử dụng rất phổ biến cho các loại bụi mịn, khô khó tách khỏi không khí nhờ lực quán tính và ly tâm.. Vải bông: tính lọc tốt và giá thấp nhưng không b

Trang 1

Thiết bị lọc bụi kiểu túi vải

-Được sử dụng rất phổ biến cho các loại bụi mịn, khô khó tách khỏi không khí nhờ lực quán tính

và ly tâm

I: Vải lọc:

-Vải lọc thường dùng là:vải bông, vải len,vải sợi thủy tinh, vải sợi tổng hợp

Vải bông: tính lọc tốt và giá thấp nhưng không bền hóa học và nhiệt, dễ cháy và chứa ẩm cao

Vải len: có khả năng cho khí xuyên qua lớn,đảm bảo độ sạch ổn định và dễ phục hồi nhưng

không bền hóa học và nhiệt, giá cao hơn vải bông, khi làm việc ở nhiệt độ cao thì trởnên

giòn,chúng làm việc đến 90oC

Vải tổng hợp: những năm gần đây thì vải tổng hợp đã từng bước thay thế bông và len do chúng

có độ bền cao,trong đa số các trương2 hợp thì giá của chúng rẻ hơn vải len.ví dụ:vải nitơ được

ứng dụng khi nhiêt độ khí từ 120-130oC trong công nghệ hóa chất và luyện kim màu

Vải thủy tinh: bền ở 150-250oC, thường sử dụng ở các nhà máy xi măng, luyện kim Khi nồng

độ bụi thấp thường sử dụng các vải nặng (600-800g/m2), khi nồng độ bụi cao sử dụng các loại

vải nhẹ hơn (400-500g/m2)

Vải lọc phải thỏa mãn các yêu cầu:

1.Khả năng chứa bụi cao và sau khi phục hồi đảm bảo hiệu quả lọc cao

2 Giữ được khả năng cho khí xuyên qua tối ưu

3.Có độ bền cơ học cao khi nhiệt độ cao và môi trường ăn mòn

4.Có khả năng phục hồi cao

5.Giá thành thấp

Thông số kỹ thuật:

Trang 2

- Năng suất lọc từ 10÷150 m3/phút (có thể thiết kế theo yêu cầu).

- Lọc hiệu quả cao với hạt bụi ≥ 1μm Lọc tốt những bụi mịn, khô khó tách khỏi không khí

- Hiệu suất tách bụi đạt 99,61÷99,74% khi nồng độ bụi trong không khí vào 3,26÷8,34 g/m3

 Các phương pháp tái sinh vải:

-Theo thời gian, lượng bụi tích tụ, trở lực bụi tăng, lưu lượng khí quá nó giảm.

-Có 2 phương pháp để tái sinh vải lọc

 Sự rung lắc các đơn nguyên lọc (cơ học, khí động bằng cách xung động hoặc thay đổi hướng đột ngột hướng dòng khí…)

 Thổi ngược vật liệu lọc bằng khí sau xử lý hoặc không khí sạch

-Trong nhiều thiết bị sử dụng cả hai phương pháp tái sinh

-Sự rung lắc cơ học hiệu quả nhất đối với các túi vải lọc theo hướng dọc, nhưng phương pháp này làm cho túi vải bị mòn mạnh đặc biệt là ở phần dưới Sự rung lắc cần phải ngắn và đột ngột nhưng không quá mạnh để tránh các lực cơ học lớn vào vải Sự dịch chuyển dao động các phần bên trên của túi lọc theo phương ngang gây mài mòn ít hơn nhưng kém hiệu quả hơn Sự dao động các túi vải theo phương ngang thường được sử dụng cho các loại vải mỏng với bề mặt nhẵn

-Sự rung lắc khí động được thực hiện bằng cách cấp xung lượng không khí nén trong lòng mỗi đơn nguyên lọc Áp suất dư của không khí nén dùng để tái sinh từ 0,4 – 0,8 MPa; thời gian xung lượng từ 0,1 – 0,2 giây Lưu lượng thổi không khí nén là 0,1 – 0,2% lượng khí sạch

II: Cấu tạo:

Thiết bị lọc bụi túi vải thường có hình trụ: được giữ chặt trên lưới ống và được trang bị cơ cấu giũ bụi, gồm các phần chính sau:

- Buồng lọc bụi gồm: buồng làm sạch và buồng khí sạch;

- Túi lọc bụi: làm bằng các loại vải lọc đường kính từ 125 – 300mm, chiều cao từ 2,5 – 3,5m (hoặc hơn), đầu liên kết vào bản đáy đục lỗ tròn bằng đường kính của ống tay áo hoặc lồng vào khung và cố định một đầu vào bản đục lỗ;

- Quạt hút;

- Van: van gió chính, van rũ bụi, van thu hồi bụi;

- Máy nén khí;

- Động cơ rung.

Trang 3

III:Nguyên lý lọc bụi của túi vải:

-Cho không khí lẫn bụi đi qua 1 tấm vải lọc, ban đầu các hạt bụi lớn hơn khe giữa các sợi vải sẽ

bị giữ lại trên bề mặt vải theo nguyên lý rây, các hạt nhỏ hơn bám dính trên bề mặt sợi vải lọc do

va chạm, lực hấp dẫn và lực hút tĩnh điện, dần dần lớp bụi thu được dày lên tạo thành lớp màng trợ lọc, lớp màng này giữ được cả các hạt bụi có kích thước rất nhỏ

-Hiệu quả lọc đạt tới 99,8% và lọc được cả các hạt rất nhỏ là nhờ có lớp trợ lọc

-Sau 1 khoảng thời gian lớp bụi sẽ rất dày làm sức cản của màng lọc quá lớn, ta phải ngưng cho khí thải đi qua và tiến hành loại bỏ lớp bụi bám trên mặt vải Thao tác này được gọi là hoàn nguyên khả năng lọc

Trang 4

IV: Một số thiết bị lọc bụi túi vải:

V: Tính toán thiết kế lọc bụi túi vải:

Diện tích túi vải

Trang 5

Svải = π×D×L

(m

2

)

Trong đó:

D: dường kính túi vải (m)

L: chiều cao túi vải (m)

Tính toán trở lực của thiết bị

n v A

P= ×

, (N/m2)

Trong đó:

A: hệ số thực nghiệm kể đến độ ăn mòn,độ bẩn A = 0,25÷2,5

n: hệ số thực nghiệm, n = 1,25÷1,3

v: cường độ lọc, (m 3 /m 2 h)

- Cường độ lọc

(R v R b)

P v

+

=

µ

Trong đó

P

: Tổn thất áp suất thiết bị túi vải

µ

: Hệ số nhớt động học của khí thải (Pa.s)

v

R

: Hệ số trở lực vách ngăn, (

2

/ m

N

)

b

R

: Hệ số trở lực bã lọc, (

2

/ m

N

) Với

v

R

,

b

R

tùy thuộc vào khí, vải lọc, pha phân tán, nhiệt độ,… và được xác định theo thực nghiệm

Diện tích bề mặt lọc

S = v η

Q

×

Trong đó :

S : diện tích bề mặt lọc (m2)

Q : lưu lượng khí cần lọc (m3/h)

v: cường độ lọc, (m 3 /m 2 h)

η: hiệu suất bề mặt lọc

Số ống tay áo cần:

n = túi

S

S

1

Trang 6

Kích thước thiết bị

Chiều dài của một đơn nguyên:

L1 = D×n1+(n1−1)×d1+2d3 +2δ

Chiều rộng của một đơn nguyên

δ 2 3 )

1

2

1

1 =D ×n + n − ×d + d +

B

Chiều dài của thiết bị :

δ

=2L1

L

Chiều rộng của thiết bị:

δ

Trong đó:

d1 : Khoảng cách giữa các túi (m)

d2 : Khoảng cách giữa các hàng (m)

d3 Khoảng cách giữa túi vải ngoài cùng đến mặt trong của thiết bị (m) δ

: Đế dày của thiết bị (m)

n1: Số túi hàng ngang

n2: Số túi hàng dọc

Tỉ lệ khí hoàn nguyên:

S

Q

C

A

net =

)

(

(m/s) Trong đó:

S : Diện tích bề mặt lọc (m2)

Q : Lưu lượng khí cần lọc (m3/h)

Khối lượng bụi thu được

 Lượng hệ khí vào ống tay áo:

Gv = ρh×Q (kg/h)

Nồng độ bụi trong hệ khí đi vào thiết bị lọc tay áo (% khối lượng)

yv = h

ρ

C

Nồng độ bụi trong hệ khí ra khỏi thiết bị (% khối lượng)

yr = yv (1 – η)

 Lượng hệ khí ra khỏi thiết bị

Gr = Gv

r

v y 100

y 100

( kg/h.)

 Lượng khí sạch hoàn toàn

Trang 7

Gs = Gv

100

y

100− v

(kg/h)

Lưu lượng hệ khí đi ra khỏi thiết bị

Qr = hh

r ρ

G

(kg/h).

Năng suất của thiết bị lọc theo lượng khí sạch hoàn toàn

Qs = k

s

G

ρ

( m3/h).

Lượng bụi thu được

Gb = Gv – Gr (kg/h)

 Khối lượng bụi cần chứa:

m = Gb * T (kg)

Thể tích thùng chứa bụi :

) (m3

m

V

ρ

=

Trong đó:

Q : lưu lượng khí cần lọc (m3/h)

Cv: Nồng độ bụi vào thiết bị (mg/m 3 )

ρk: Khối lượng riêng của không khí khô ở 35oC, ρk = 1,15 kg/m3

ρb : Khối lượng riêng của bụi (kg/m3 )

η: hiệu suất bề mặt lọc

T: Thời gian lưu bụi (h)

Thời gian rung giũ bụi khôi phục bề mặt lọc:

) ( 10

2 , 2 10

2

,

V C

A V

C

H

×

×

×

τ

Trong đó:

C: nồng độ bụi vào thiết bị lọc, g/m 3

V: cường độ lọc, (m 3 /m 2 h)

H: trở lực khi vải bị bám bụi, (mmH 2 O)

A: hệ số thực nghiệm kể đến độ ăn mòn,độ bẩn

VI: Ưu nhược điễm:

1 Ưa điễm

- Cấu tạo đơn giản

- Hiệu suất làm sạch cao ngay cả đối với khí có nồng độ thấp

- Rũ bụi hoàn toàn tự động bằng khí nén, vận hành và bảo dưỡng thiết bị dễ dàng

- Thiết kế lõi côn độc đáo giúp tăng diện tích bề mặt lọc, rũ bụi dễ dàng và tiết kiệm khí nén

Trang 8

- Lọc được nhiều loại bụi có kích thước khác nhau.

2 Nhược điểm:

- Đòi hỏi những thiết bị tái sinh vải lọc và thiết bị rũ lọc

- Độ bền nhiệt của thiết bị lọc thấp và thường dao động theo độ ẩm

Ngày đăng: 28/06/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w