1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Ảnh hưởng của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng thương mại tại các nước châu Á

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng thương mại tại các nước châu Á
Tác giả Võ Thị Thúy Kiều, Phạm Hải Nam, Trần Thị Mạo, Nguyễn Phương Tường Lan, Vũ Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,58 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU (10)
    • 1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu (10)
    • 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (13)
    • 1.3 Phương pháp nghiên cứu (13)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu (14)
    • 1.6 Kết cấu đề tài (15)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (17)
    • 2.1 Khái niệm (17)
    • 2.2 Cơ sở lý thuyết (20)
    • 2.3 Lược khảo các nghiên cứu trước (22)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (31)
    • 3.1 Dữ liệu nghiên cứu (31)
    • 3.2 Mô hình nghiên cứu (31)
    • 3.3 Phương pháp nghiên cứu (34)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (38)
    • 4.1 Thống kê mô tả và ma trận tương quan (38)
    • 4.2 Kết quả nghiên cứu (40)
      • 4.2.1 Kết quả hồi quy tuyến tính POLS, FE, RE (40)
      • 4.2.2 Kết quả hồi quy FGLS (45)
    • 4.3 Thảo luận (47)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (51)
    • 5.1 Kết luận (51)
    • 5.2 Hàm ý chính sách (51)
      • 5.2.1 Đối với ngân hàng (51)
      • 5.2.2 Đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (53)
    • 5.3 Hạn chế đề tài (54)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 47 (56)

Nội dung

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MỞ TÀI CHÍNH VÀ THỂ CHẾ ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

PHẦN MỞ ĐẦU

Giới thiệu vấn đề nghiên cứu

Hệ thống ngân hàng đóng vai trò là một trong những ngành huyết mạch của nền kinh tế Sự ổn định của ngân hàng là rất quan trọng, bởi vì các ngân hàng chi phối hệ thống tài chính (Moyo và cộng sự, 2012) Hơn nữa, sự bất ổn ngân hàng có khả năng lan truyền do tính liên kết trong một quốc gia cũng như toàn thế giới Do đó, sự mất ổn định của hệ thống tài chính có thể xảy ra khi nhiều ngân hàng trở nên bất ổn Ngân hàng cũng đóng vai trò trung gian trong nền kinh tế toàn cầu bằng cách cung cấp dịch vụ tài chính cho các hộ gia đình và tập đoàn cá nhân; do đó hiệu quả hoạt động của họ ảnh hưởng đến nền kinh tế (Ahamed & Mallick, 2019) Vì vậy, sự ổn định của hệ thống ngân hàng có ý nghĩa vô cùng to lớn đến ổn định hệ thống kinh tế vĩ mô, và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng tài chính hay các thảm họa khách quan như dịch Covid-19 vừa qua; đồng thời cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu

Yếu tố độ mở tài chính được quan tâm hàng đầu trong các nhân tố tác động đến sự ổn định hệ thống ngân hàng (Berger và cộng sự, 2009; Law, 2009; Baltagi và cộng sự, 2009; Bourgain và cộng sự, 2012; Hauner và cộng sự, 2013; Cubillas & González 2014; Ashraf và cộng sự, 2017; Ashraf, 2018) Độ mở tài chính thường được hiểu là mở cửa thị trường tài chính của nền kinh tế trong nước cho các nhà đầu tư nước ngoài (Qasim, Aziz & Naveed, 2020) Thị trường tài chính toàn cầu đã chứng kiến những thay đổi nhanh chóng trong vài thập kỷ qua bởi sự tự do hóa tài chính (hay mở cửa tài chính) trên toàn thế giới Quá trình tự do hóa và bãi bỏ quy định tài chính đã dẫn đến những cải thiện đáng kể trong dòng vốn giữa các quốc gia Nhiều quốc gia đã tự do hóa chính sách kinh tế để thu được lợi ích tài chính từ dòng vốn luân chuyển giữa các nền kinh tế Những chính sách kinh tế tự do hóa này mở đường cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững của các quốc gia (Luo, Tanna, & De Vita, 2016) Kết quả tích cực giữa độ mở tài chính và rủi ro của hệ thống ngân hàng (sự ổn định hệ thống ngân hàng) được lập luận bởi giả thuyết về sự cạnh tranh-bất ổn (competition- fragility) (Hellmann và cộng sự, 2000; Repullo, 2004) Còn ngược

2 lại, mở cửa tài chính có thể làm giảm rủi ro ngân hàng, vì chất lượng quy định về công khai và minh bạch tài chính được cải thiện có thể ngăn ngừa vấn đề rủi ro đạo đức, được Fang và cộng sự, (2014) ủng hộ Do đó, mối quan hệ giữa độ mở tài chính và sự ổn định hệ thống ngân hàng vẫn chưa rõ ràng

Bên cạnh đó, sự phát triển thể chế có thể ảnh hưởng đến việc hoạt động của thị trường tài chính, dẫn đến ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa độ mở tài chính và rủi ro của ngân hàng La Porta và cộng sự (1998) đã đề nghị ngân hàng có thể dùng hợp đồng và các tổ chức có thẩm quyền ban hành pháp lý để giúp đỡ thị trường tài chính hoạt động tốt Ngoài ra, Levine (2000) cũng cho rằng khi khung pháp lý yếu kém và các thể chế kém chất lượng có thể cản trở hoạt động tài chính thị trường Khung pháp lý yếu kém có thể tác động đến chấp nhận rủi ro của ngân hàng vì sự minh bạch trong tài chính thấp hơn và quản trị lỏng lẻo (Fang và cộng sự, 2014) Trong bối cảnh mở rộng tài chính, vấn đề phát sinh từ các quy định yếu kém cũng sẽ có xuất hiện bởi các ngân hàng nước ngoài, khi hoạt động trong các hệ thống giám sát kém nghiêm ngặt hơn so với quốc gia, có nhiều khả năng cho vay với mức tín dụng thấp hơn mức tiêu chuẩn (Ongena và cộng sự, 2013) Ngược lại, trong một hệ thống tài chính mở với hệ thống luật pháp và quy định chặt chẽ, các ngân hàng có thể hoạt động hết tiềm năng và sẽ có nhiều cơ hội hơn đúng bản chất quy mô và phạm vi của nền kinh tế; các tổ chức tài chính thường sẽ thu hẹp hoạt động ở các quốc gia có quy định yếu và quyền sở hữu không được đảm bảo

Thực nghiệm cũng chứng minh được thế chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng (Haselmann, 2006; Agoraki và cộng sự, 2011; Park, 2012; Beck và cộng sự, 2013; Fang và cộng sự, 2014; Chen và cộng sự, 2015; Bui & Bui, 2019)

Nguồn: Tính toán bởi nhóm tác giả

Hình 1: GDP, INF khu vực châu Á giai đoạn 2011-2020

Ngoài ra, GGDP và INF của khu vực châu Á có nhiều biến động trong giai đoạn 2011-2020 GGDP và INF có xu hướng giảm mạnh đến năm 2015, sau đó tăng nhẹ đến năm 2019 và bắt đầu giảm nhẹ từ năm 2019 do ảnh hưởng của dịch Covid-

19 Xét về động lực tăng trưởng thì có thể thấy, động lực của các nước châu Á tương đối yếu do chịu những tác động tiêu cực từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục duy trì chính sách tăng lãi suất, sự tăng trưởng suy giảm và yếu đi của nền kinh tế lớn như Trung Quốc, sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu và dấu hiệu hồi phục yếu ớt Về lạm phát, nhìn chung, lạm phát tại các nước châu Á đều có xu hướng dự báo sẽ giảm trong năm 2023 Đáng chú ý, khi nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tỉ lệ lạm phát cao thì Trung Quốc lại có nguy cơ rơi vào một giai đoạn giá cả sụt giảm kéo dài Điều này cũng cho thấy đây là khu vực cần được quan tâm và thu hút các nhà nghiên cứu hay nhà hoạch định chính sách Mặc khác, hầu hết các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện tại các nước châu Á; do đó để có một cái nhìn mới hơn về mối quan hệ này, đề tài nghiên cứu tại các nước châu Á và

4 dữ liệu cập nhật đến năm 2020 vì dữ liệu độ mở tài chính theo Chinn & Ito (2008) chỉ cập nhật đến năm 2020 Vì vậy, đề tài nhằm bổ sung thêm minh chứng về sự tác động ảnh hưởng của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống NHTM trong giai đoạn 2011-2020 tại 35 quốc gia châu Á thông qua phương pháp FGLS.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá vai trò của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại tại châu Á trong giai đoạn 2011-2020 để gia tăng sự ổn định hệ thống ngân hàng dựa trên kết quả nghiên cứu Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, đề tài đưa ra các câu hỏi nghiên cứu, cụ thể: + Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định ngân hàng?

+ Yếu tố độ mở tài chính tác động như thế nào đến sự ổn định ngân hàng? + Yếu tố thể chế tác động như thế nào đến sự ổn định ngân hàng?

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng nghiên cứu định lượng thông qua dữ liệu bảng và các mô hình hồi quy dữ liệu bảng Bài viết sử dụng ba mô hình hồi quy cơ bản là mô hình bình phương bé nhất dữ liệu gộp (Pool OLS), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Sau đó, đề tài sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp Tuy nhiên, nếu mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan thì phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS) được sử dụng để khắc phục các khuyết tật của mô hình.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của độ mở tài chính và thế chế đến sự ổn định ngân hàng thương mại

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tác động của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) tại 35 nước châu Á từ năm 2011 đến 2020 do tính đầy đủ của dữ liệu và độ mở tài chính chỉ cập nhật đến năm 2020

Ý nghĩa nghiên cứu

Mối quan hệ giữa độ mở tài chính và sự ổn định hệ thống ngân hàng thường mại vẫn là một vấn đề gây tranh cãi, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi Các quốc gia này cung cấp một khuôn khổ pháp lý thích hợp để phá vỡ các rào cản và làm cho thị trường tài chính trở nên khả dụng Danh mục đầu tư trở nên hấp dẫn hơn đối với các khoản đầu tư toàn cầu (Das, 2000) Ví dụ, việc dỡ bỏ các rào cản tài chính đối với thị trường tín dụng cho phép các ngân hàng đa dạng hóa đáng kể danh mục đầu tư và giảm đáng kể rủi ro Tuy nhiên, sự đa dạng của các hoạt động trong hệ thống ngân hàng gây khó khăn hơn cho các cơ quan quản lý thị trường tài chính và các cơ quan giám sát trong việc giám sát hệ thống ngân hàng khi các quy định và thể chế không được hiểu đầy đủ Do đó, độ mở về tài chính có thể làm tăng động lực của hệ thống tài chính trong việc chấp nhận rủi ro, như được lập luận bởi giả thuyết “cạnh tranh-mong manh (competition-fragility) (Hellmann và cộng sự, 2000; Repullo, 2004); giúp làm giảm thiểu rủi ro ngân hàng, do cải thiện chất lượng quy định liên quan đến công khai và minh bạch tài chính Ngoài ra, nó có thể ngăn ngừa các vấn đề rủi ro đạo đức như là tình trạng tham nhũng, lợi dụng quyền hành để trục lợi riêng cho bản thân (Fang và cộng sự, 2014) Từ những điều trên, mối quan hệ giữa độ mở tài chính và sự ổn định hệ thống ngân hàng vẫn chưa rõ ràng Hơn nữa, các tài liệu trước đây đã chỉ ra rằng sự ổn định hệ thống ngân hàng thay đổi theo phát triển của thể chế (Haselmann, 2006), việc cải cách hệ thống ngân hàng ở các thị trường mới nổi có thể có những kết quả định tính và định lượng khác với các nền kinh tế tiên tiến Độ mở tài chính có thể buộc các ngân hàng trong nước ở các nước đang phát triển phải hành xử thận trọng hơn các nước phát triển Tuy nhiên, tác động tích cực này chỉ có thể đạt được nếu có một hệ thống pháp luật đáng tin cậy, kỷ luật thị trường và tính minh bạch Mặt khác, Chính phủ ở các thị trường tiên tiến nên nhận thức được vấn đề rủi ro đạo đức Kết quả ngụ ý rằng, vấn đề này có thể nghiêm trọng hơn với sự phát triển thể chế cao Qua đó, đề tài cũng mong muốn cho thấy những ảnh hưởng của độ mở tài chính sự ổn định hệ thống ngân hàng phụ thuộc vào sự phát triển của thế chể

Kết cấu đề tài

Đề tài được kết cấu làm 05 chương:

 Chương 2 Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu

 Chương 3 Phương pháp nghiên cứu

 Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

 Chương 5 Kết luận và hàm ý chính sách

Trong Chương 1, nghiên cứu đã nêu rõ tính cấp thiết của đề tài cũng như các nội dung khác có liên quan như mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp, đóng góp, quy trình thực hiện và kết cấu của đề tài nghiên cứu

Về mục tiêu, đề tài cố gắng tìm ra ảnh hưởng của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống NHTM thông qua dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ những nguồn dữ liệu thứ cấp được trình bày chi tiết ở Chương 3 Kích thước mẫu nghiên cứu bao gồm 35 quốc gia tại châu Á trong giai đoạn 2011-2020 Phương pháp định lượng được đề tài sử dụng để đảm bảo việc trả lời cho các câu hỏi được cụ thể hóa để giải thích cho mục tiêu nghiên cứu Đề tài cũng kỳ vọng kết quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp về bằng chứng khoa học và thực tiễn

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Khái niệm

a) Sự ổn định hệ thống NHTM (ZSCORE)

Theo Altman (1968), các ngân hàng có thể sử dụng mô hình Z-Score để dự đoán các vấn đề về quản lý nhất là vấn đề liên quan đến quản lý tài chính, từ đó đưa ra các quyết định có tính kịp thời nhằm khắc phục các vấn đề phát sinh tránh cho ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản Hệ số Z-score được dùng để tính toán và đo lường sự an toàn đối với nguy cơ phá sản của ngân hàng thương mại (Roy 1952, Hannan

ZSCORE được định nghĩa là tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận trung bình trên tài sản cộng và tỷ lệ tài sản vốn trên độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tài sản, cụ thể

𝛿(𝑅𝑂𝐴) Với, ROA – lợi nhuận trung bình hàng năm trên tài sản, CAR – tỷ lệ vốn của NHTM trên tổng tài sản, 𝛿(ROA) – độ lệch chuẩn của ROA

Hệ số ZSCORE cho biết xác suất vỡ nợ của hệ thống NHTM ZSCORE cao hơn thể hiện NHTM ổn định hơn so với những NHTM có điểm thấp hơn Điều này là do ZSCORE đo lường khả năng của hệ thống NHTM (về vốn hóa và thu nhập ròng) đối với rủi ro tương ứng (biến động trong thu nhập) Đề tài sử dụng ZSCORE để đo lường sự ổn định của hệ thống NHTM, tương tự như các nghiên cứu trước (Ashraf, 2018; Ashraf và cộng sự, 2017; Berger và cộng sự, 2017) Bản chất của Z- score sẽ đảm bảo rủi ro thấp hơn khi độ ổn định càng cao Ưu điểm của Z-score là làm cho các tham số của các ngân hàng có thể so sánh được với nhau So sánh trong trường hợp có sự khác biệt về quy mô Tuy nhiên, Z-score cũng có một nhược điểm là khó áp dụng ở nhiều quốc gia có chuẩn mực kế toán khác nhau Điểm Z có lợi thế hơn các tiêu chuẩn khác về rủi ro ngân hàng vì phạm vi của nó nằm trong miền số thực (Lepetit & Strobel, 2015) b) Độ mở tài chính (KAOPEN)

9 Độ mở tài chính thường được hiểu là mở cửa thị trường tài chính của nền kinh tế trong nước cho các nhà đầu tư nước ngoài (Qasim, Aziz & Naveed, 2020; Luo, Tanna, & De Vita, 2016) Lý do có thể không có ước lượng tuyến tính đáng kể về mối quan hệ giữa độ mở tài chính và biến động kinh tế vĩ mô là do dữ liệu của các quốc gia có mức độ mở tài chính khác nhau được gộp lại với nhau vì mối quan hệ cơ bản khá phẳng và không đơn điệu( Hagen & Zhang, 2006)

Chỉ số Chinn-Ito (hay KAOPEN) là thước đo độ mở tài chính do Chinn & Ito (2006,

2008) phát triển Chỉ số này đo lường mức độ mở tài khoản vốn của một quốc gia thông qua Báo cáo thường niên của IMF về thỏa thuận trao đổi và hạn chế trao đổi (AREAER) Chinn & Ito (2008) đã hệ thống hóa một số hạn chế trong các giao dịch tài chính quốc tế (đặc biệt là giao dịch tài khoản vốn, giao dịch tài khoản vãng lai, tỷ giá hối đoái và các quy định về hoàn trả tiền thu được từ xuất khẩu) và xây dựng chỉ số KAOPEN từ các biến giả đại diện cho những hạn chế này Giá trị của chỉ số càng cao, quốc gia đó càng hội nhập nhiều hơn vào các giao dịch vốn quốc tế c) Phát triển thế chế (INSTI)

Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước bền vững Sự phát triển thể chế có vai trò quan trọng và quyết định đối với sự phát triển của tất cả các quốc gia Trong đó, vai trò của thể chế phụ thuộc lớn vào chất lượng của hệ thống pháp luật Chính vì lẽ đó, cùng với yêu cầu tập trung xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường Đây là nhân tố quan trọng có tác động lớn tới quá trình phát triển của đất nước Nhân tố này bao trùm nhiều mặt, từ các tri thức phổ thông đến các tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học, lối sống và cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp, những phong tục tập quán…Trình độ văn hoá cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia Các nhân tố này tác động đến quá trình phát triển đất nước theo khía cạnh tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường xã hội cho các nhà đầu tư Thể chế được biểu hiện như

10 một lực lượng đại diện cho ý chí của cộng đồng nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, chính trị và xã hội theo lợi ích của cộng đồng đặt ra

Thể chế là hệ thống pháp chế gồm: Hiến pháp; các bộ luật, các quy định, các quy tắc, chế định…, nhằm hài hòa các quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, mọi tổ chức trong một trật tự xã hội, hướng tới sự tổng hòa các lợi ích của cộng đồng (Tuyen & Anh, 2015) Các chỉ số Quản trị toàn cầu (Worldwide Governance Indicators – WGI) xây dựng sáu thước đo về thể chế một quốc gia Họ tính đến việc các Chính phủ được lựa chọn, giám sát và thay thế như thế nào; mức độ chính phủ có thể xây dựng và thực hiện các chính sách hợp lý; nhận thức của người dân và các thể chế ảnh hưởng đến các mối quan hệ kinh tế và xã hội (Kaufmann và cộng sự,

2011) Thể chế bao gồm sáu chỉ số: Hiệu quả của Chính phủ, Sự ổn định chính trị, Tiếng nói và trách nhiệm giải trình, Kiểm soát tham nhũng, Pháp quyền và Chất lượng quy định nằm trong khoảng từ −2,5 đến 2,5 Giá trị này cao nghĩa là phát triển thể chế tốt hơn

Bảng 2.1 Định nghĩa các biến thể chế

Hiệu quả của Chính phủ (Government

Chất lượng dịch vụ công, nền công vụ và mức độ độc lập trước áp lực chính trị, độ tin cậy của cam kết của Chính phủ đối với các chính sách

Mức độ ổn định của Chính phủ, cũng như khả năng Chính phủ sẽ không bị lật đổ bằng các biện pháp vi hiến hoặc bạo lực, bao gồm bạo lực và khủng bố có động cơ chính trị

Tiếng nói và trách nhiệm giải trình

Khả năng của công dân trong việc bỏ phiếu và lựa chọn Chính phủ, tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do truyền thông

Kiểm soát tham nhũng (Control of

Mức độ kiểm soát việc thực thi quyền lực công đế tư lợi, bao gồm cả các hình thức tham nhũng nhỏ và lớn, cũng như "thâu tóm" tài sản công và chuyển thành lợi ích tư nhân

Pháp quyền (Rule of Law - RL)

Mức độ tin tưởng và tuân thủ quy tắc của xã hội, đặc biệt là chất lượng thực thi hợp đồng, quyền tài sản, cảnh sát, và các tòa án, cũng như khả năng xảy ra tội phạm và bạo lực

Chất lượng quy định (Regulatory

Mức độ Chính phủ có thể xây dựng và thực hiện các chính sách và quy định hợp lý cho phép và thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân

Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả

Cơ sở lý thuyết

Độ mở tài chính là một yếu tố quan trọng khác cho sự ổn định của ngân hàng Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Hoa Kỳ đã nhanh chóng lan rộng sang nhiều quốc gia khác nhau trên diện rộng do sự cởi mở về tài chính Độ mở tài chính của một quốc gia có cả lợi ích và rủi ro Ví dụ, độ mở tài chính cho phép

12 nguồn vốn nước ngoài tăng cơ sở tiền gửi của một quốc gia Tuy nhiên, nó cũng ảnh hưởng đến sự biến động của các dòng tài chính và các chính sách đối ngoại ảnh hưởng đến chúng, do đó có thể gây ra những cú sốc tiêu cực Do đó, độ mở tài chính có thể làm giảm khả năng phục hồi của một quốc gia (Piersanti 2012)

Tài liệu lý thuyết gần nhất với mô hình của chúng tôi là Cordella và Yeyati

(2002) và Hyytinen và Takalo (2002) Cordella và Yeyati (2002) phát triển mô hình cạnh tranh không gian giữa các ngân hàng và nghiên cứu tác động của việc phổ biến thông tin tài chính và sự gia nhập của các ngân hàng mới đối với việc chấp nhận rủi ro Phương pháp mà Cordella và Yeyati sử dụng để lập mô hình minh bạch tài chính cũng khác với phương pháp của chúng tôi Hyytinen và Takalo (2002) lập luận rằng tính minh bạch theo yêu cầu của quy định ngân hàng sẽ phải trả giá, do đó có thể làm giảm giá trị điều lệ của ngân hàng và làm tăng tính mong manh của hệ thống ngân hàng

Trong một thị trường cạnh tranh cao, các ngân hàng cạnh tranh để giành được thị phần tốt và trở nên kém thận trọng hơn; hay nói một cách khác tác động ngược chiều đến sự ổn định hệ thống ngân hàng, ủng hộ giả thuyết “cạnh tranh – bất ổn” (Competition – Fraglity) (Hellmann và cộng sự, 2000; Repullo, 2004) Quan điểm ngược lại ủng hộ giả thuyết “cạnh tranh - ổn định” (Competition-Stability) (Boyd & Nicoló, 2005)

Theo quan điểm “cạnh tranh – bất ổn” (Competition – Fraglity), khi thị trường tài chính trở nên mở cửa hơn, mức độ cạnh tranh (hay mức độ tập trung) sẽ tăng Các ngân hàng hoạt động trong thị trường cạnh tranh cao sẽ có tỷ suất lợi nhuận, cũng như vốn điều lệ giảm Dẫn đến các ngân hàng cạnh tranh với nhau để cho vay nhiều hơn nhằm bù đắp cho tỷ suất lợi nhuận thấp hơn Giả thuyết này lập luận rằng, các ngân hàng có xu hướng hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để có được nhiều khách hàng hơn và nhiều thị phần hơn, do đó làm giảm chất lượng danh mục đầu tư trong quá trình này Và cuối cùng là tăng khả năng xảy ra nợ xấu (Ashraf và cộng sự, 2017) Mô hình của Marcus (1984) và Keeley (1990) cũng cho rằng, cạnh tranh sẽ làm suy yếu sức mạnh thị trường của các ngân hàng, làm giảm lợi nhuận và giá

13 trị tài sản của ngân hàng, khuyến khích họ chấp nhận rủi ro hay tăng ổn định hệ thống ngân hàng Khi giải thích về mối quan hệ tiêu cực giữa cạnh tranh và ổn định hệ thống ngân hàng, một số tác giả thông qua bằng chứng thực nghiệm đã chứng minh rằng mức độ tập trung của ngân hàng càng cao (tức mức độ cạnh tranh thấp) giúp cải thiện khả năng sinh lời và ít rủi ro hơn trong hệ thống ngân hàng (Berger và cộng sự, 2010; Lee & Hsieh, 2013; Nguyễn Lưu Tuyền và cộng sự, 2017)

Ngược lại, quan điểm “cạnh tranh - ổn định” (Competition-Stability) cho rằng, mức độ tập trung cao (mức độ cạnh tranh thấp) tạo ra nhiều rủi ro hơn cho hệ thống ngân hàng Điều này là do, các ngân hàng có sức mạnh thị trường cao có xu hướng tính lãi suất cao cho khách hàng Do đó, khách hàng có nhiều động lực hơn để tìm kiếm các khoản đầu tư rủi ro hơn để bù đắp lãi suất cao Kết quả là, sức mạnh thị trường của ngân hàng thấp sẽ làm giảm áp lực lên lãi suất và giảm vấn đề rủi ro đạo đức của khách hàng Theo quan điểm này, hệ thống ngân hàng cạnh tranh hơn hoặc ít tập trung độc quyền hơn thì sẽ ổn định hơn, hoặc ngược lại hệ thống ngân hàng ít cạnh tranh hơn hoặc tập trung độc quyền cao hơn thì sẽ bất ổn hơn Điều này có thể được lý giải bởi học thuyết “quá lớn để sụp đổ” được đề suất bởi Mishkin

(1999), khi cho rằng các ngân hàng lớn sẵn sàng chấp nhận rủi ro quá mức khi biết rằng sẽ được Chính phủ cứu trợ nếu thất bại và làm sự gia tăng bất ổn của hệ thống ngân hàng Như vậy, cạnh tranh cao sẽ giúp tăng cường sự ổn định của hệ thống ngân hàng (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2019; Anginer và cộng sự, 2014; Hellmann và cộng sự, 2000).

Lược khảo các nghiên cứu trước

Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho thấy độ mở tài chính tác động đến sự ổn định hệ thống NHTM (Berger và cộng sự, 2009; Law, 2009; Baltagi và cộng sự, 2009; Bourgain và cộng sự, 2012; Hauner và cộng sự, 2013; Cubillas & González, 2014; Ashraf và cộng sự, 2017; Ashraf, 2018; Qasim, Aziz & Naveed, 2020; Luo, Tanna, & De Vita, 2016) Điển hình, Cũng nghiên cứu về hành vi chấp nhận rủi ro NHTM (sự ổn định hệ thống NHTM), Bourgain và cộng sự (2012) đã xem xét khía cạnh độ mở tài chính và mức độ công khai thông tin đối với nhóm 258

NHTM từ khu vực MENA và Thổ Nhĩ Kỳ Các tác giả thấy rằng sự cạnh tranh cao do sự mở cửa tài chính khiến các NHTM phải chấp nhận rủi ro quá mức Tuy nhiên, độ mở tài chính đủ cao là cần thiết cho mối liên hệ tích cực giữa minh bạch tài chính và quản lý rủi ro an toàn Các tác giả sử dụng biến thanh khoản, tỷ lệ nợ vay và Zscore đại diện cho hành vi chấp nhận rủi ro; KAOPEN đại diện độ mở tài chính; GDP bình quân đầu người, tăng trưởng GDP, lạm phát là biến kiểm soát vĩ mô và phương pháp hồi quy 2SLS để phân tích mức độ cạnh tranh quốc tế về tiền gửi và công bố thông tin ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận rủi ro của NHTM ở các nước mới nổi Đồng thời, mối quan hệ tích cực giữa độ mở tài chính và Zscore được tìm thấy

Tại Pakistan, Qasim và cộng sự (2020) điều tra tác động của độ mở tài chính và rủi ro đến hiệu quả lợi nhuận của các bốn NHTM trong giai đoạn từ 2008 – 2018 Với bộ dữ liệu bao gồm 13 NHTM làm việc tại Pakistan và phương pháp hồi quy tuyến tính hệ thống được sử dụng cùng với mô hình độ trễ phân phối hồi quy tự động, nghiên cứu cho thấy độ mở tài chính có tác động tiêu cực trực tiếp đến hiệu quả lợi nhuận của các NHTM trong nước hoạt động tại Pakistan Rủi ro không tác động trực tiếp đến hiệu quả lợi nhuận, tuy nhiên, độ mở tài chính có mối liên hệ tích cực với rủi ro, do đó nó có thể làm tăng rủi ro bằng cách gián tiếp làm giảm hiệu quả lợi nhuận Ngoài ra, Dai và cộng sự (2022) bằng thực nghiệm đã chứng minh rằng độ mở tài chính làm tăng rủi ro hệ thống ngân hàng thông qua hai kênh chính: giá tài sản và cạnh tranh

Một nghiên cứu của Chen và cộng sự (2020) khi sử dụng dữ liệu xuyên quốc gia của 98 quốc gia từ năm 1999 đến năm 2016 đã thấy rằng mối quan hệ giữa độ mở tài chính và khả năng phục hồi lâu dài của hệ thống ngân hàng Phát hiện này cho biết rằng mặc dù độ mở tài chính có thể tăng cường đáng kể khả năng chống chịu rủi ro của hệ thống ngân hàng về lâu dài nhưng nó đồng thời làm tăng rủi ro ngân hàng trong ngắn hạn Hơn nữa, sự leo thang của rủi ro ngân hàng không chỉ xảy ra đơn lẻ mà còn lây lan qua mạng lưới liên ngân hàng, cuối cùng dẫn đến sự gia tăng rủi ro hệ thống trong hệ thống ngân hàng

Gần đây, Shalihin & Safuan (2021) đã phát hiện độ mở tài chính ảnh hưởng đáng kể đến sự ổn định ngân hàng ở 217 nước phát triển và đang phát triển từ năm

2004 đến 2017 Nghiên cứu sử dụng Zscore để đo lường sự ổn định ngân hàng với biến giải thích là tài chính toàn diện, độ mở tài chính, lợi nhuận, thanh khoản, mức độ tập trung; và biến kiểm soát là GDP, lạm phát và lãi suất đã cho thấy tác động tích cực từ độ mở tài chính đến sự ổn định ngân hàng

Năm 2022, Ma & Yao (2022) sử dụng dữ liệu bảng 97 quốc gia trong giai đoạn 1996–2017 với ước lượng 2SLS của hệ thống để nghiên cứu mối quan hệ giữa độ mở tài chính, cấu trúc tài chính và rủi ro ngân hàng Nghiên cứu đã xác định được một kênh mới là cấu trúc tài chính, qua đó độ mở tài chính làm giảm rủi ro ngân hàng

Một năm sau bài viết nghiên cứu về độ mở tài chính và thể chế của Bui & Bui (2019), hai tác giả tiếp tục khai thác những tác động phi tuyến tính của hai khía cạnh của độ mở kinh tế, đó là độ mở thương mại và độ mở tài chính, đối với sự ổn định của hệ thống ngân hàng Thông qua dữ liệu của 42 thị trường mới nổi từ năm

2000 đến năm 2014 và mô hình ngưỡng, Bui & Bui (2020) thấy rằng mức độ mở cửa thương mại cao hơn sẽ thúc đẩy sự ổn định của ngân hàng một cách tuyến tính Ngược lại, tác động phi tuyến tính của độ mở tài chính đối với việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng cũng được thể hiện rõ ràng Khi hệ thống tài chính chưa đủ độ mở, tác động của độ mở tài chính tới sự ổn định của ngân hàng là không đáng kể Tuy nhiên, khi thị trường tài chính trong nước trở nên cởi mở hơn, độ mở tài chính có thể giúp kỷ luật hành vi của các ngân hàng, giúp ngân hàng ổn định hơn; đồng thời bằng chứng cho thấy những tác động này được truyền qua kênh kỷ luật thị trường

Gần đây nhất, Chen và cộng sự (2024) đã sử dụng dữ liệu hàng quý của 37 ngân hàng niêm yết ở Trung Quốc từ năm 2010 đến năm 2022 để khám phá mối quan hệ giữa độ mở tài chính và rủi ro hệ thống của hệ thống ngân hàng, cơ chế hoạt động và tác động điều tiết của chính sách an toàn vĩ mô đối với cả hai Các phát hiện này cho thấy mối tương quan ngược hình chữ “U” giữa độ mở tài chính và rủi ro hệ

16 thống ngân hàng Nguyên nhân là do, độ mở tài chính chủ yếu làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân đối nguồn vốn, do đó làm tăng rủi ro hệ thống của các ngân hàng Với chiều ngược lại, độ mở tài chính chủ yếu làm giảm rủi ro hệ thống bằng cách tối ưu hóa quản lý vốn Hơn nữa, với sự trợ giúp của giám sát an toàn vĩ mô, mối quan hệ hình chữ “U” đảo ngược giữa độ mở tài chính và rủi ro hệ thống ngân hàng dẫn đến mức độ rủi ro hệ thống thấp hơn, đồng thời thúc đẩy sự xuất hiện sớm của chữ “U” đảo ngược- điểm uốn hình giữa độ mở tài chính và rủi ro hệ thống ngân hàng Đáng chú ý, tác động của độ mở tài chính đến rủi ro hệ thống của các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại đô thị và ngân hàng thương mại nông thôn là đáng kể hơn

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng kiểm tra ảnh hưởng của thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng ở các khía cạnh khác nhau như Fang và cộng sự (2014) và Chen và cộng sự (2015) Fang và cộng sự (2014) sử dụng cách tiếp cận khác biệt trong khác biệt (DID), và cho thấy sự ổn định tài chính của các NHTM tăng lên đáng kể sau khi cải cách thể chế pháp lý, tự do hóa NHTM và tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp tại 434 NHTM của 15 miền Đông các nước châu Âu (Albania, Bosnia- Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Macedonia, Ba Lan, Romania, Serbia, Slovakia và Slovenia) từ năm 1997 đến 2008 Nghiên cứu cũng thấy rằng, tác động của cải cách pháp lý và quản trị đối với rủi ro ngân hàng có thể phụ thuộc rất nhiều vào tiến trình cải cách ngân hàng Việc xem xét sâu hơn các biện pháp rủi ro thay thế cho thấy rằng sự gia tăng ổn định tài chính giữa các ngân hàng chủ yếu đến từ việc giảm rủi ro tài sản Các ngân hàng có xu hướng có biến động ROA thấp hơn và ít nợ xấu hơn sau khi cải cách môi trường thể chế.

Chen và cộng sự (2015) đã đề cập đến tác động của tham nhũng đối với hành vi chấp nhận rủi ro của NHTM khi sử dụng dữ liệu cấp từ hơn 1200 NHTM ở 35 nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 2000-2012 Kết quả phát hiện bằng chứng nhất quán rằng, mức độ tham nhũng cao hơn làm tăng hành vi chấp nhận rủi ro của các NHTM Ngoài ra, các tác giả cũng xem xét tác động gián tiếp của tham nhũng đối

17 với rủi ro NHTM và cho thấy tác động của chính sách tiền tệ đối với hành vi chấp nhận rủi ro của NHTM rõ ràng hơn khi tham nhũng gia tăng

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã xem xét cả độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng Điển hình, Ashraf và cộng sự (2017) đã đánh giá các yếu tố tác động đến hành vi chấp nhận rủi ro của NHTM Thông qua dữ liệu

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu trong nghiên cứu này được lấy từ nhiều nguồn khác nhau trong giai đoạn 2011-2020 tại khu vực châu Á Do sự thiếu dữ liệu và chỉ số độ mở tài chính của Chinn & Ito (2008) chỉ cập nhật đến 2020 nên bài viết chỉ thu thập được dữ liệu của 35 quốc gia khu vực châu Á từ năm 2011 đến 2020 theo Phụ lục 19

Các dữ liệu ngân hàng (sự ổn định hệ thống NHTM, thu nhập ròng sau thuế trên tổng tài sản bình quân, tài sản thanh khoản, mức độ tập trung) được thu thập từ cơ sở dữ liệu Phát triển Tài chính Toàn cầu (Global Financial Development - GFD) của Ngân hàng Thế giới Đồng thời, dữ liệu thể chế từ cơ sở dữ liệu Chỉ số Quản trị toàn cầu (Worldwide Governance Indicators) và chỉ số độ mở tài chính được tổng hợp từ Chinn & Ito (2008) Các biến vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GGDP) và lạm phát được thu thập từ Ngân hàng thế giới

Các biến ZSCORE, tỷ lệ tài sản thanh khoản (LA), mức độ tập trung (BC) được lấy logarit tự nhiên.

Mô hình nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu trước đây, đặc biệt là nghiên cứu của Ashraf (2018) và Bui & Bui (2019), đề tài sử dụng ZSCORE để đo lường sự ổn định của hệ thống NHTM dưới tác động của độ mở tài chính đối và thể chế Mô hình được xác định như sau:

ZSCORE: được định nghĩa là tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận trung bình trên tài sản cộng và tỷ lệ tài sản vốn trên độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tài sản; thể hiện biết xác suất vỡ nợ của hệ thống NHTM ZSCORE cao hơn thể hiện NHTM ổn định hơn so với những NHTM có điểm thấp hơn

KAOPEN là độ mở tài chính Nghiên cứu sử dụng Chỉ số Chinn-Ito (hay KAOPEN) là thước đo độ mở tài chính do Chinn & Ito (2006, 2008) phát triển

INSTI là thể chế Đề tài sử dụng thể chế bao gồm sáu chỉ số: Hiệu quả của Chính phủ, Sự ổn định chính trị, Tiếng nói và trách nhiệm giải trình, Kiểm soát tham nhũng, Pháp quyền và Chất lượng quy định nằm trong khoảng từ −2,5 đến 2,5 Giá trị này cao nghĩa là phát triển thể chế tốt hơn β0 là hệ số chặn, α1 là hệ số tác động cận biên của độ mở tài chính đến sự ổn định hệ thống NHTM, α2 hệ số tác động thể chế đến sự ổn định hệ thống NHTM,

X là tập hợp các biến kiểm soát tác động đến ZSCORE Các biến kiểm soát được đưa vào mô hình là các yếu tố đặc trưng của ngân hàng và các yếu tố vĩ mô Các yếu tố ngân hàng là khả năng sinh lời (lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA), tỷ lệ tài sản thanh khoản (tỷ lệ giá trị tài sản có tính lỏng cao trên tổng số tiền huy động và tiền gửi ngắn hạn), mức độ tập trung (Tài sản của ba ngân hàng thương mại lớn nhất trong tổng tài sản ngân hàng thương mại) Trong khi, yếu tố vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát i biểu thị cho quốc gia, t biểu thị cho thời gian,

𝜀 là sai số ngẫu nhiên

Bảng 3.1 Bảng mô tả các biến nghiên cứu STT Tên biến Ký hiệu Nguồn dữ liệu Các nghiên cứu trước Biến phụ thuộc

1 Sự ổn định hệ thống NHTM

ZSCORE Phát triển Tài chính

Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới

24 và cộng sự (2014), Chen và cộng sự

(2015), Ashraf và cộng sự (2017), Bui & Bui

KAOPEN Chinn & Ito (2008) Bourgain và cộng sự

(2019), Ashraf và cộng sự (2017), Qasim và cộng sự (2020), Shalihin & Safuan

INSTI Chỉ số Quản trị toàn cầu (Worldwide Governance Indicators)

(2014), Chen và cộng sự (2015), Ashraf và cộng sự (2017), Bui & Bui (2019)

1 Khả năng sinh lời ROA

Cơ sở dữ liệu Phát triển tài chính toàn cầu Ngân hàng Thế giới

2 Tỷ lệ tài sản thanh khoản LA

Cơ sở dữ liệu Phát triển tài chính toàn cầu Ngân hàng Thế giới

3 Mức độ tập trung BC

Cơ sở dữ liệu Phát triển tài chính toàn cầu Ngân hàng Thế giới

Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả

Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu bảng là tập dữ liệu hỗn hợp mang tính chất của cả dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian Để thiết kế dữ liệu bảng, tập dữ liệu nhiều đối tượng được thu thập cùng lúc tại các mốc thời điểm giống nhau Khi dữ liệu được thu thập đầy đủ, ta gọi đó là trạng thái dữ liệu bảng cân bằng

Vì đặc tính của mỗi đối tượng là khác nhau, việc đồng nhất hệ số gốc cho tất cả đối tượng sẽ dẫn đến sự ước lượng không chính xác mô hình tổng thể Do đó, mô hình hiệu ứng cố định (Fixed-effects) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random- effects) được đề xuất để giả định sự thay đổi này và điều chỉnh vào mô hình tổng quát để tạo sự thuận tiện cho phân tích dữ liệu bảng Mô hình hiệu ứng cố định (Fixed-effects) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random-effects) đều chỉ hiệu quả trong mô hình dữ liệu bảng cân bằng

Trong nội dung của đề tài, dữ liệu được thiết kế dưới dạng dữ liệu bảng cân bằng Sử dụng dữ liệu bảng có thể mang lại một số ưu điểm lớn Một trong số đó là những nghiên cứu dữ liệu bảng có thể phát hiện được quy luật chung của rất nhiều đối tượng có những đặc điểm đồng nhất nếu việc xác định chúng là khả thi Điều này sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc kết luận về những tác động tổng thể mang tính hệ thống, khó có thể đo lường bằng chỉ dữ liệu chéo hoặc dữ liệu chuỗi thời gian Một ưu điểm quan trọng hơn là việc sử dụng dữ liệu bảng sẽ hữu dụng trong trường hợp dữ liệu chuỗi thời gian của mỗi đối tượng là không đủ lớn hay số đối tượng còn hạn

4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế GGDP Ngân hàng Thế giới

5 Lạm phát INF Ngân hàng Thế giới

(2012), Ashraf và cộng sự (2017), Shalihin & Safuan (2021)

26 chế Điều này vô cùng phù hợp với ước lượng của các mô hình các quốc gia, khi các số liệu vĩ mô được thu thập theo năm

Xét dữ liệu bảng gồm N đối tượng và T thời điểm quan sát (Kích thước mẫu trong mô hình sẽ là N x T), mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển có dạng như sau:

Yit=βXit+ μit Trong đó, Yit là giá trị của biến phụ thuộc của đối tượng i ở thời điểm t; Xit là một vectơ các biến độc lập của đối tượng i ở thời điểm t; β là một vectơ tham số ước lượng cho các biến độc lập; μit là sai số của mô hình ước lượng; i = 1, 2, …, N và t = 1, 2, …, T

Trong dữ liêu chéo, do không có sự thay đổi theo thời gian, ước lượng OLS đồng nhất ảnh hưởng riêng của từng đối tượng trong một đại lượng sai số ngẫu nhiên Đối với dữ liệu bảng, sai số của mô hình được tách ra, bao gồm yếu tố không quan sát được, khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian, gọi là vi; và yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng, thay đổi theo thời gian, được gọi là εit Mối quan hệ giữa μit, vi, và εit được minh họa như sau: μit=vi+ εit

Khi đó, mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển dữ liệu bảng có thể viết lại thành:

Việc lựa chọn mô hình hiệu ứng cố định (Fixed-effect) hay mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random-effect) tùy thuộc vào việc liệu thành phần sai số có tương quan với biến độc lập trong mô hình hay không Nói cách khác, tùy thuộc vào vi có độc lập với εit hay không mà mô hình hiệu ứng cố định (Fixed-effect) hay mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random-effect) sẽ được lựa chọn Nếu vi tương đối độc lập với εit, mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random-effect) sẽ hiệu quả hơn Nguyên nhân là vì mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random-effect) giúp giảm thiểu việc sử dụng bậc tự do trong ước lượng mô hình Khi đó, sự khác biệt giữa các đối tượng được gán cho giá trị ngẫu nhiên và hiệu quả ước lượng được cải thiện Tuy nhiên, một giả định quan trọng trong mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random-effect) dễ bị vi phạm là

27 thành phần sai số μit không tương quan với bất kì biến độc lập nào trong mô hình Khi đó, kết quả ước lượng bằng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random-effect) không còn vững so với ước lượng thu được từ mô hình hiệu ứng cố định (Fixed- effect) Do đó, nếu vi có tương quan, không độc lập với εit, mô hình hiệu ứng cố định (Fixed-effect) sẽ thích hợp hơn Trong ước lượng của mô hình hiệu ứng cố định (Fixed-effect), những biến độc lập và đại lượng không thay đổi theo thời gian sẽ bị loại bỏ do quá trình ước lượng bằng trung bình theo thời gian

Tuy nhiên, các ước lượng bởi mô hình hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên có thể gặp phải trường hợp phương sai sai số thay đổi và tự tương quan Để kết quả ước lượng không chệch và hiệu quả, chúng ta có thể sử dụng ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS) để khắc phục hiện tượng sai số nhiễu tự tương quan Đề tài sẽ mô hình hóa đồng thời các mô hình và đối chiếu các kết quả được tìm thấy để đảm bảo tính vững của các kết quả ước lượng

Trong FGLS, việc lập mô hình tiến hành theo hai giai đoạn: Mô hình được ước tính bằng OLS hoặc một công cụ ước tính nhất quán khác (nhưng không hiệu quả), và phần dư được sử dụng để xây dựng một công cụ ước tính nhất quán của ma trận hiệp phương sai lỗi Sau đó, bằng cách sử dụng công cụ ước tính nhất quán của ma trận hiệp phương sai của các sai số, sẽ triển khai các ý tưởng GLS

Nội dung chính của Chương 3 bao gồm thiết kế và xây dựng mô hình thực nghiệm, bao gồm mô hình xem xét ảnh hưởng của độ mở tài chính và thể chế bao gồm cả sáu chỉ số đến sự ổn định hệ thống NHTM Đồng thời, các biến nghiên cứu và nguồn tham khảo cũng được lý giải trong chương này

Nguồn thu thập dữ liệu nghiên cứu và phương pháp đo lường lần lượt được trình bày và tổng hợp trong nội dung Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thống kê mô tả và ma trận tương quan

Bảng 4.1 Thống kê mô tả

Trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả

Nhìn chung cơ sở dữ liệu Bảng 4.1 cho thấy, số liệu phản ánh đầy đủ tính hình của 35 ngân hàng trong thời gian 2011-2020 Giá trị ZSCORE sau khi lấy log không có sự biến động lớn, giá trị nhỏ nhất là 0.386 và giá trị lớn nhất là 4.134 Độ mở tài chính (KAOPEN) được xây dựng từ các biến giả đại diện về hệ thống hóa một số hạn chế trong các giao dịch tài chính quốc tế nên các giá trị không chênh lệch đáng kể Giá trị của chỉ số càng cao, quốc gia đó càng hội nhập nhiều hơn vào các giao dịch vốn quốc tế; với giá trị nhỏ nhất và lớn nhất tương ứng là 0.160 và 2.311 thì 35 quốc gia đang hội nhập ngày càng nhiều hơn Bên cạnh đó, các giá trị của sáu chỉ số thể chế (kiểm soát tham nhũng, hiệu quả của Chính phủ, ổn định chính trị, chất lượng quy định, pháp quyền, tiếng nói và trách nhiệm giải trình) đều

30 nằm trong khoảng từ −2.5 đến 2.5 theo Bảng 4.2 Đối với các biến kiểm soát ở mức độ ngân hàng, các biến không có chênh lệch lớn với LA nằm trong khoảng (1.903, 4.212) và BC trong khoảng (2.782, 4.605) nhưng ROA có sự chênh lệch cao khi giá trị thấp nhất là -8.266, cao nhất là 5.134 và giá trị trung bình chỉ ở mức 1.088 Điều này cho thấy giá trị ROA gần như không cao; hay nói một cách khác khả năng sinh lời và hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản không cao Còn đối với biến vĩ mô, cả hai biến đều có sự chêch lệch lớn

Bảng 4.2 Ma trận tương quan ZSCORE KAOPEN ROA LA BC GGDP INF

ZSCORE CC GE PS RQ RL VA

Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả

Bảng 4.2 thể hiện ma trận tương quan giữa các biến, cho thấy có mối tương quan dương giữa ZSCORE và độ mở tài chính cũng như giữa ZSCORE với thể chế

31 Đồng thời, hệ số tương quan giữa các biến độc lập ở mức độ thấp nên mô hình có thể loại bỏ hiện tượng đa cộng tuyến.

Kết quả nghiên cứu

4.2.1 Kết quả hồi quy tuyến tính POLS, FE, RE

Nghiên cứu thực hiện ước lượng mô hình theo các phương pháp Pool OLS,

FE, RE và kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp a) Đối với chỉ số thể chế tham nhũng (CC)

Bảng 4.3 Kết quả hồi quy với CC

Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả Ghi chú: *, **, *** tương ứng 1%, 5% và 10%

Theo kết quả hồi quy FE tại Phụ lục 2, p-value là 0.00 cho thấy mô hình FE phù hợp hơn POLS Tuy nhiên, sau khi kiểm định Hausman với p-value là 0.938 thì mô hình RE là phù hợp nhất

Kết quả hồi quy tại Bảng 4.3 thể hiện các kết quả hồi quy POLS, FE, RE khá tương đồng Các biến KAOPEN, INSTI, ROA, GGDP tác động tích cực đến

ZSCORE trong khi LA, BC và INF tác động ngược chiều Tuy nhiên, chỉ có BC, INF có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và ROA ở mức 1% b) Đối với chỉ số thể chế hiệu quả Chính phủ (GE)

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy với GE

Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả Ghi chú: *, **, *** tương ứng 1%, 5% và 10%

Tương tự như kết quả hồi quy với CC, đối với GE mô hình RE là phù hợp nhất với giá trị p-value là 0.902 Kết quả hồi quy tại Bảng 4.4 cũng cho thấy KAOPEN, INSTI, ROA, GGDP tác động tích cực đến ZSCORE ; còn LA, BC và INF tác động ngược chiều Tuy nhiên, chỉ có BC, INF có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và ROA ở mức 1% c) Đối với chỉ số thể chế ổn định chính trị (PS)

Bảng 4.5 Kết quả hồi quy với PS

Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả Ghi chú: *, **, *** tương ứng 1%, 5% và 10%

Giá trị p-value tại Phụ lục 8 là 0.00 và kết quả kiểm định Hausman là 0.95 cho thấy rằng mô hình RE là phù hợp nhất đối với mô hình sử dụng biến thể chế PS Các biến KAOPEN, INSTI, ROA, GGDP tác động tích cực đến ZSCORE trong khi

LA, BC và INF tác động ngược chiều, tương tự như đối với CC và GE (tại Bảng 4.5) Đáng chú ý là, ngoài ROA, BC và INF có ý nghĩa thống kê, biến thể chế ổn định chính trị tác động dương và có ý nghĩa thông kê ở mức 10% trong mô hình này d) Đối với chỉ số thể chế chất lượng quy định (RQ)

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy với RQ

Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả Ghi chú: *, **, *** tương ứng 1%, 5% và 10%

Các kết quả kiểm định thể hiện rằng mô hình RE là phù hợp nhất với giá trị p-value tại Phụ lục và kiểm định Hausman tương ứng 0.00 và 0.7644 Bên cạnh kết quả tương tự như CC, GE, PS, đối với chỉ số thể chế RQ các biến KAOPEN, ROA, GGDP tác động dương và LA, BC và INF tác động âm đến ZSCORE và chỉ có ROA, BC và INF có ý nghĩa thống kê; thì biến QR lúc này có tác động âm đến ZSCORE và có ý nghĩa thống kê ở mô hình FE e) Đối với chỉ số thể chế pháp quyền (RL):

Bảng 4.7 Kết quả hồi quy với RL

Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả Ghi chú: *, **, *** tương ứng 1%, 5% và 10%

Kết quả hồi quy đối với RL tương tự như CC, GE, PS khi KAOPEN, INSTI, ROA, GGDP tác động tích cực đến ZSCORE trong khi LA, BC và INF tác động ngược chiều; đồng thời BC, INF có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và ROA ở mức 1% Điểm khác biệt là biến thể chế RL có tác động dương và ý nghĩa thống kê 10% tại mô hình POLS và RE Ngoài ra, kết quả cũng thể hiện RE là mô hình phù hợp nhất f) Đối với chỉ số thể chế tiếng nói và trách nhiệm giải trình

Bảng 4.8 Kết quả hồi quy với VA

Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả Ghi chú: *, **, *** tương ứng 1%, 5% và 10%

Kết quả hồi quy đối với VA tại Bảng 4.8 hoàn toàn tương đồng với CC và GE, khi cho rằng FE là mô hình phù hợp nhất Đồng thời, các biến KAOPEN, INSTI, ROA, GGDP tác động tích cực đến ZSCORE trong khi LA, BC và INF tác động ngược chiều; và chỉ có BC, INF có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và ROA ở mức 1%

4.2.2 Kết quả hồi quy FGLS:

Sau khi thực hiện ước lượng mô hình theo các phương pháp Pool OLS, FE, RE và kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp, đề tài tiếp tục kiểm định hiện tượng tự tương quan Wooldridge, kiểm định phương sai sai số thay đổi Wald Kết quả kiểm định tại Bảng 4.9 cho thấy, mô hình có hiện tượng tự tương quan ở cả sáu mô hình tương ứng với sáu chỉ số thể chế Vì vậy, bài viết sử dụng phương pháp ước lượng FGLS để khắc phục hiện tượng này

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định

Mô hình CC GE PS RQ RL VA

Kiểm định Wald 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 Kiểm định Wooldridge 0.468 0.461 0.462 0.445 0.449 0.460

Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả

Bảng 4.10 Kết quả ước lượng FGLS

Nguồn: Tổng hợp bởi nhóm tác giả Ghi chú: *, **, *** tương ứng 1%, 5% và 10%

Bảng 4.10 thể hiện sáu kết quả ước lượng FGLS (1)-(6) tương ứng với sáu chỉ số thể chế Kiểm soát tham nhũng (CC), Hiệu quả của Chính phủ (GE), Ổn định chính trị (PS), Chất lượng quy định (RQ), Pháp quyền (RL), Tiếng nói và trách nhiệm giải trình (VA)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ mở tài chính (KAOPEN) ảnh hưởng tích cực đến sự ổn định hệ thống NHTM (ZSCORE) với mức ý nghĩa 1% ở các chỉ số thể chế GE, PS, RQ, VA và 5% ở CC, RL Điều này cho thấy, độ mở tài chính tác động mạnh mẽ đến sự ổn định hệ thống NHTM Nhìn chung, thể chế tác động cùng chiều đến ZSCORE với hệ số dương tại bốn chỉ số thể chế CC, GE, RL ở mức 1% và VA ở mức 10% Điều này đồng nghĩa với kiểm soát tham nhũng, hiệu quả Chính

38 phủ, pháp quyền và tiếng nói và trách nhiệm giải trình làm tăng sự ổn định hệ thống NHTM tại các nước Châu Á; trong khi đó sự ổn định chính trị và chất lượng quy định không có bằng chứng chứng minh có ảnh hưởng đến sự ổn định NHTM Đối với các biến kiểm soát đặc thù ngân hàng, khả năng sinh lời (ROA) tác động cùng chiều đáng kể đến sự ổn định hệ thống ngân hàng (ZSCORE) ở 1% trong khi tỷ lệ tài sản thanh khoản (LA) và mức độ tập trung (BC) tác động ngược chiều đến sự ổn định hệ thống ngân hàng Tuy nhiên, LA tác động âm mạnh mẽ ở mức 1% ở cả sáu chỉ số thể chế, còn mức độ tập trung gần như không ảnh hưởng đến ZSCORE với mức 10% ở mô hình CC và 5% ở mô hình RL

Mặt khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GGDP) ảnh hưởng mạnh mẽ cùng chiều ở mức 1% ở cả sáu mô hình thì lạm phát (INF) tác động ngược chiều nhưng không đáng kể đến sự ổn định hệ thống ngân hàng với mức 10% tại mô hình chỉ số thể chế hiệu quả Chính phủ (GE) và chất lượng quy định (RQ).

Thảo luận

Kết quả ước lượng mô hình FGLS tại Bảng 4.10 cho thấy, độ mở tài chính (KAOPEN) ảnh hưởng tích cực đến sự ổn định hệ thống NHTM (ZSCORE) với mức ý nghĩa 1% ở các chỉ số thể chế GE, PS, RQ, VA và 5% ở CC, RL Điều này cho thấy, độ mở tài chính tác động cùng chiều và mạnh mẽ đến sự ổn định hệ thống NHTM Hay nói một cách khác, mở cửa thị trường tài chính trong nước sẽ cải thiện sự ổn định hệ thống NHTM, vì khi đó sẽ có nhiều vốn chảy vào trong nước hơn và các ngân hàng có thể tận dụng cơ hội này để tăng tính thanh khoản và đa dạng hóa danh mục đầu tư; đồng thời, các ngân hàng cũng đầu tư dòng tiền ra nước ngoài dễ dàng hơn làm giảm rủi ro Sự mở cửa tài chính cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tăng tiền gửi ngân hàng ở một quốc gia Các ngân hàng sau đó quản lý tiền gửi để giảm thiểu rủi ro bất ổn Kết quả này đống nhất với nghiên cứu của Berger và cộng sự (2017), Bui & Bui (2019), Bui & Bui (2020), Rahman và cộng sự (2020), Shalihin

& Safuan (2021), Ma & Yao (2022),… Kết quả này ủng hộ giả thuyết H1

Bảng 4.10 cũng thể hiện các chỉ số thể chế CC, GE, RL tác động cùng chiều đến ZSCORE ở mức ý nghĩa 1% và VA ở mức 10% Điều này đồng nghĩa với kiểm

39 soát tham nhũng, hiệu quả Chính phủ, pháp quyền và tiếng nói và trách nhiệm giải trình làm tăng sự ổn định hệ thống NHTM tại các nước Châu Á; trong khi đó sự ổn định chính trị và chất lượng quy định không có bằng chứng chứng minh có ảnh hưởng đến sự ổn định NHTM Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Bui & Bui (2019) Nhìn chung, sự phát triển thể chế tốt hơn sẽ dẫn đến sự ổn định NHTM hơn trong dữ liệu nghiên cứu với bốn trong sáu chỉ số về phát triển thể chế cho thấy tác động tích cực đến sự ổn định của hệ thống NHTM Kết quả này ủng hộ giả thuyết H2 Ở những quốc gia có mức độ tham nhũng cao, các ngân hàng gặp nhiều rủi ro hơn vì môi trường kinh doanh được coi là rủi ro hơn ở những thị trường đó Hay nói một cách khác, kiểm soát tham nhũng tốt sẽ dẫn đến sự ổn định hệ thống NHTM cao, và kết quả nghiên cứu ủng hộ quan điểm này Theo lập luận này, các doanh nghiệp có quan hệ chính trị chặt chẽ có thể tiếp cận tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, nhưng xác suất vỡ nợ cũng cao hơn (Khwaja & Mian, 2005) Trong một nghiên cứu khác, Park (2012) kết luận rằng các quốc gia có mức tham nhũng cao hơn đang phải đối mặt với vấn đề nợ xấu ngày càng tăng Đối với hiệu quả của Chính phủ, khi GE cao hơn thì nguồn vốn sẵn có sẽ ít có khả năng được chuyển hướng sang các dự án đầu tư tư nhân của những thế lực chính trị Vì vậy, các ngân hàng có nhiều cơ hội để đa dạng danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro Ngoài ra, mức ý nghĩa 10% ở Chỉ số tiếng nói và trách nhiệm giải trình cho thấy thông tin bất cân xứng sẽ ít nghiêm trọng hơn ở một quốc gia có mức độ kiểm duyệt thông tin ở mức tối thiểu Nhờ đó, ngân hàng sẽ có thêm thông tin để lựa chọn khoản đầu tư và kiểm soát rủi ro Một quốc gia có Nhà nước pháp quyền tốt sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng dễ dàng đánh giá và lựa chọn được khách hàng, do đó làm giảm các rủi ro gặp phải Đối với các biến kiểm soát ở mức độ ngân hàng, khả năng sinh lời (ROA) làm gia tăng mạnh mẽ đến sự ổn định hệ thống NHTM trong khi tỷ lệ tài sản thanh khoản (LA) có ảnh hưởng ngược chiều ROA gia tăng đem lại nguồn lực lớn hơn, đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh trong tương lai, và do đó, sự ổn định trong hệ thống NHTM cũng được đảm bảo, kết quả này ủng hộ nghiên cứu của Bùi & Bùi

(2019) Bên cạnh đó, LA được đo lường bằng tỷ lệ giá trị tài sản có tính lỏng cao trên tổng số tiền huy động và tiền gửi ngắn hạn Bằng chứng thống kê cho thấy khả năng thanh khoản không đảm bảo cho sự ổn định trong hoạt động ngân hàng Điều này có thể hình dung rằng, tốc độ gia tăng tài sản thanh khoản cao nhanh hơn tương đối so với tiền gửi huy động làm phương án sử dụng vốn huy động chưa hiệu quả và tương thích với kế hoạch huy động Dù vậy, sự suy giảm tỷ lệ tài sản thanh khoản có lẽ hữu ích hơn trong việc đảm bảo an toàn hệ thống Như những bài học khủng hoảng kinh tế trước đây đã chỉ ra, sự lớn nhanh của tài sản thanh khoản một cách đột ngột thường là tín hiệu không tích cực đối với sự ổn định hệ thống NHTM Tại các thời điểm này, việc đẩy nhanh tốc độ huy động tài sản thanh khoản nhằm giải quyết những rủi ro tồn đọng Tương tự, việc suy giảm tài sản thanh khoản có vẻ mang lại sự tương thích cao hơn đối với phương án sử dụng vốn Đối với biến kiểm soát ngành ngân hàng, mức độ tập trung tác động ngược chiều đến sự ổn định NHTM ở cả sáu chỉ số thể chế, tuy nhiên chỉ có ý nghĩa thống kê tại chỉ số kiểm soát tham những và pháp quyền Kết quả này ngụ ý rằng mức độ tập trung ngân hàng cao hơn hoặc ít cạnh tranh hơn sẽ dẫn đến việc sự ổn định hệ thống ngân hàng càng thấp Điều này phù hợp với quan điểm cạnh tranh -bất ổn (Hellmann và cộng sự, 2000; Repullo, 2004), hơn là với quan điểm cạnh tranh - ổn định (Boyd & Nicoló, 2005) Đối với các biến kiểm soát ở mức độ vĩ mô, sự tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều mạnh mẽ đến sự ổn định NHTM ở sáu chỉ số thể chế với mức ý nghĩa 1% Tuy nhiên, lạm phát gần như không ảnh hưởng và ảnh hưởng cũng không đáng kể trong dữ liệu nghiên cứu Như vậy, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng sẽ cải thiện sự ổn định hệ thống ngân hàng Một quốc gia phát triển có nền kinh tế tăng trưởng thì ngân hàng có điều kiện tốt để hoạt động và phát triển hơn

Dựa trên tổng quan nghiên cứu và thiết kế mô hình thực nghiệm ở các Chương trước, Chương này tập trung vào việc phân tích kết quả ước lượng của mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Dựa trên dữ liệu được thu thập và phần mềm Stata.18, đề tài phân tích thống kê mô tả và ma trận tương quan để có cái nhìn tổng quan về dữ liệu Từ đó, đề tài tiếp tục thực hiện các mô hình POLS, FE, RE và các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp; đồng thời đã chọn được mô hình FGLS để khắc phục các khuyết tật của mô hình

Kết quả lần lượt được trình bày theo các chỉ số thể chế và thảo luận chung đối với kết quả hồi quy FGLS Đề tài phát hiện tác động cùng chiều mạnh mẽ từ độ mở tài chính đến sự ổn định hệ thống NHTM; đồng thời nhìn chung thể chế cũng tác động dương đến sự ổn định hệ thống NHTM đối với bốn chỉ số kiểm soát tham nhũng, hiệu quả Chính phủ, pháp quyền, tiếng nói và trách nhiệm giải trình Ảnh hưởng còn lại của các biến kiểm soát quy mô ngân hàng và vĩ mô được thảo luận ở nội dung cuối cùng của Chương 4 Kết quả nghiên cứu này ủng hộ quan điểm cạnh tranh-bất ổn

Ngày đăng: 29/09/2024, 18:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: GDP, INF khu vực châu Á giai đoạn 2011-2020. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Ảnh hưởng của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng thương mại tại các nước châu Á
Hình 1 GDP, INF khu vực châu Á giai đoạn 2011-2020 (Trang 12)
Bảng 2.1. Định nghĩa các biến thể chế - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Ảnh hưởng của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng thương mại tại các nước châu Á
Bảng 2.1. Định nghĩa các biến thể chế (Trang 20)
Bảng 2.2. Tổng hợp các nghiên cứu trước - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Ảnh hưởng của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng thương mại tại các nước châu Á
Bảng 2.2. Tổng hợp các nghiên cứu trước (Trang 27)
Bảng 3.1. Bảng mô tả các biến nghiên cứu  STT  Tên biến  Ký hiệu  Nguồn dữ liệu  Các nghiên cứu trước  Biến phụ thuộc - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Ảnh hưởng của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng thương mại tại các nước châu Á
Bảng 3.1. Bảng mô tả các biến nghiên cứu STT Tên biến Ký hiệu Nguồn dữ liệu Các nghiên cứu trước Biến phụ thuộc (Trang 32)
Bảng 4.1. Thống kê mô tả - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Ảnh hưởng của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng thương mại tại các nước châu Á
Bảng 4.1. Thống kê mô tả (Trang 38)
Bảng 4.2. Ma trận tương quan  ZSCORE  KAOPEN  ROA  LA  BC  GGDP  INF - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Ảnh hưởng của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng thương mại tại các nước châu Á
Bảng 4.2. Ma trận tương quan ZSCORE KAOPEN ROA LA BC GGDP INF (Trang 39)
Bảng 4.3. Kết quả hồi quy với CC - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Ảnh hưởng của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng thương mại tại các nước châu Á
Bảng 4.3. Kết quả hồi quy với CC (Trang 40)
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy với GE - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Ảnh hưởng của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng thương mại tại các nước châu Á
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy với GE (Trang 41)
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy với VA - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Ảnh hưởng của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng thương mại tại các nước châu Á
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy với VA (Trang 44)
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Ảnh hưởng của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng thương mại tại các nước châu Á
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định (Trang 45)
Bảng 4.10. Kết quả ước lượng FGLS - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Ảnh hưởng của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng thương mại tại các nước châu Á
Bảng 4.10. Kết quả ước lượng FGLS (Trang 46)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN