LỜI MỞ ĐẦU Tài liệu tập huấn phỏng vấn đánh giá ngoài CSGD đại học theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo được biên soạn với mục đích trang bị cho các bên liên quan những thông ti
Tổng quan về chủ trương, chính sách hoạt động đảo bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam
- Lộ trình ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam:
Hình 1.1 Lộ trình ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam
So với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, hệ thống đảm bảo và KĐCL giáo dục đại học ở Việt Nam mới được hình thành nhưng đã từng bước phát triển, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, bao gồm hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong và hệ thống đảm bảo chất lượng bên ngoài thông qua cơ chế KĐCL giáo dục:
(1) Giai đoạn hình thành (2003-2006): thành lập Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng; xây dựng chính sách, quy định
- 2006-2007: đánh giá 12 trường đại học với sự tư vấn của chuyên gia Hà Lan
- 2008: đánh giá 08 trường đại học với sự tư vấn của chuyên gia Hoa Kỳ
- 2009: đánh giá 20 trường đại học
- Thành lập các trung tâm kiểm định độc lập: VNU-CEAHN, VNU-CEAHCM, (2013), CEA-AVU&C (2015), CEA-UDN (2016), CEA-Vinh (2017)
- Hoàn thiện các bộ tiêu chuẩn KĐCL giáo dục:
Đại học: 06/VBHN-BGDĐT, 04/3/2014 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học
Cao đẳng: 08/VBHN-BGDĐT, 04/3/2014 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng
Trung cấp: 07/VBHN-BGDĐT, 04/3/2014 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp
- Đào tạo Kiểm định viên
(4) Giai đoạn hội nhập (2017- nay):
- Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT: Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, gồm 11 tiêu chuẩn 50 tiêu chí
- Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT: Quy định về kiểm định chất lượng CSGD đại học (Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CSGD), gồm 25 tiêu chuẩn 111 tiêu chí
- Công nhận hoạt động ở Việt Nam của 10 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài:
AQAS (Agency for Quality Assurance through Accreditation of Study
Programmes, website: https://www.aqas.de/): Quyết định số 1939/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2021
FIBAA (Foundation for International Business Administration Accreditation, website: https://www.fibaa.org/): Quyết định số 1940/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2021
ASIIN ((Accreditation Agency for Study Programs in Engineering, Informatics,
Natural Sciences and Mathematics), website: https://www.asiin.de/): Quyết định số 1941/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2021
AUN-QA (ASEAN University Network -Quality Assurance, website: www.aunsec.org): Quyết định số 674/QĐ-BGDĐT ngày 10/3/2022
HCÉRES (High Council for Evaluation of Research and Higher Education, website: https://www.hceres.fr/): Quyết định số 2576/QĐ-BGDĐT ngày 09/9/2022
QAA (The Quality Assurance Agency for Higher Education, website: https://www.qaa.ac.uk/): Quyết định số 2577/QĐ-BGDĐT ngày 09/9/2022
ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology, website: https://www.abet.org/) : Quyết định số 102/QĐ-BGDĐT ngày 08/01/2024
ACBSP (The Accreditation Council for Business Schools and Programs, website: https://www.acbsp.org/): Quyết định số 103/QĐ-BGDĐT ngày 08/01/2024
THE-ICE (International Centre of Excellence in Tourism and Hospitality Education, website: https://the-ice.org/) : Quyết định số 104/QĐ-BGDĐT ngày 08/01/2024
ACQUIN (The Accreditation, Certification and Quality Assurance Institute, website: https://www.acquin.org/) : Quyết định số 138/QĐ-BGDĐT ngày 09/01/2024
Văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục
Luật Giáo dục đại học 2012 (Luật số 08/2012/QH13) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học năm 2018 (Luật số 32/2018/QH14) đã có những nội dung sửa đổi, bổ sung và nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học Điều này cho thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KĐCL giáo dục đã từng bước hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu, tạo môi trường và hành lang pháp lý cho sự phát triển ổn định hệ thống KĐCL giáo dục tại Việt Nam Một số điểm mới liên quan đến đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học:
Điều 49 Mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Điều 49 Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Điều 50 Trách nhiệm của CSGD đại học trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
Điều 52 Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
Điều 50 Trách nhiệm của CSGD đại học trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học
Điều 52 Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
- Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học: Căn cứ vào Điều 49 của Luật giáo dục đại học năm 2018 quy định về bảo đảm chất lượng giáo dục đại học như sau:
Bảo đảm chất lượng giáo dục đại học là quá trình liên tục, mang tính hệ thống, bao gồm các chính sách, cơ chế, tiêu chuẩn, quy trình, biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục đại học
Hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục đại học bao gồm hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong và hệ thống bảo đảm chất lượng bên ngoài thông qua cơ chế kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình đào tạo; tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục đại học
- Mục tiêu của KĐCL giáo dục ĐH được quy định tại Khoản 4 Điều 49 Luật giáo dục đại học năm 2018 như sau:
Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục đại học;
Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu của CSGD đại học hoặc chương trình đào tạo trong từng giai đoạn;
Làm căn cứ để CSGD đại học giải trình với chủ sở hữu, cơ quan có thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo;
Làm cơ sở cho người học lựa chọn CSGD đại học, chương trình đào tạo; cho nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực
- Nguyên tắc KĐCL giáo dục ĐH: Tại Khoản 5 Điều 49 của Luật Giáo dục đại học quy định về nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục đại học như sau:
Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
Trung thực, công khai, minh bạch;
Bình đẳng, bắt buộc, định kỳ
- Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học bao gồm:
CTĐT các trình độ của giáo dục đại học
- CSGD không được tiếp tục tuyển sinh nếu chưa kiểm định chất lượng: được quy định tại Khoản 3 Điều 50 của Luật giáo dục đại học năm 2018 như sau:
Trách nhiệm của CSGD đại học trong việc ĐBCL giáo dục đại học: Tự đánh giá, cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo; định kỳ đăng ký kiểm định CTĐT và kiểm định CSGD đại học CSGD đại học không thực hiện kiểm định chương trình theo chu kỳ kiểm định hoặc kết quả kiểm định chương trình không đạt yêu cầu phải cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm cho người học đáp ứng CĐR của CTĐT Sau 02 năm, kể từ ngày giấy chứng nhận KĐCL đào tạo hết hạn hoặc từ ngày có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu, nếu không thực hiện kiểm định lại chương trình hoặc kết quả kiểm định lại vẫn không đạt yêu cầu thì CSGD đại học phải dừng tuyển sinh đối với CTĐT đó và có biện pháp bảo đảm quyền lợi cho người học
- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục: được quy định tại Điều 52 Luật giáo dục đại học như sau:
Tổ chức KĐCL giáo dục có nhiệm vụ đánh giá, công nhận CSGD đại học và CTĐT đạt tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học
Tổ chức KĐCL giáo dục có tư cách pháp nhân, độc lập về tổ chức với cơ quan quản lý nhà nước và CSGD đại học, có trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm định và kết quả KĐCL giáo dục đại học
Tổ chức KĐCL giáo dục được thành lập khi đủ điều kiện và có đề án thành lập theo quy định của pháp luật; được phép hoạt động KĐCL giáo dục khi có cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, đội ngũ kiểm định viên cơ hữu đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật
Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, cho phép hoạt động, giải thể tổ chức KĐCL giáo dục; trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức KĐCL giáo dục; điều kiện và thủ tục để tổ chức KĐCL giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam
Bộ trưởng Bộ GDDT quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức KĐCL giáo dục; quyết định cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động, giải thể tổ chức KĐCL giáo dục; quyết định công nhận, thu hồi quyết định công nhận hoạt động của tổ chức KĐCL giáo dục nước ngoài ở Việt Nam; quy định việc giám sát, đánh giá tổ chức KĐCL giáo dục
- Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đại học được sử dụng làm căn cứ sau:
Xác định chất lượng giáo dục đại học, vị thế và uy tín của CSGD đại học;
Thực hiện quyền tự chủ, có trách nhiệm giải trình;
Hỗ trợ đầu tư, giao nhiệm vụ;
Là căn cứ để Nhà nước và xã hội giám sát hoạt động của CSGD đại học.
TỔNG QUAN VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Các khái niệm cơ bản trong hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng CSGD
- Chất lượng trong giáo dục đại học: Chất lượng trong giáo dục là một khái niệm đa chiều, bao gồm tất cả các chức năng và hoạt động: giảng dạy và chương trình đào tạo, nghiên cứu và học thuật, đội ngũ giảng viên, nhân viên, sinh viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học
Các quá trình tự đánh giá và đánh giá ngoài bởi các chuyên gia độc lập sẽ giúp gia tăng chất lượng của CSGD/chương trình đào tạo
Nguồn: The World Declaration on Higher Education for the Twenty First Century:
Vision and Action (October 1998), Article 11, Quality Evaluation
- Chất lượng của CSGD đại học: là sự đáp ứng mục tiêu do CSGD đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục đại học, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước (Theo Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT)
- Tự đánh giá: là quá trình tự xem xét, nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CSGD hoặc chương trình đào tạo do Bộ GD&ĐT hoặc các tổ chức kiểm định khu vực, quốc tế ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, CSVC và các vấn đề liên quan khác làm cơ sở để CSGD tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục (Quy chế đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục tại Trường ĐHNH TP.HCM QĐ số 1376/QĐ-ĐHNH ngày 02/7/2020)
- Đánh giá ngoài: là quá trình khảo sát, đánh giá của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CSGD hoặc chương trình đào tạo do Bộ GD&ĐT và các tổ chức kiểm định khu vực, quốc tế ban hành để xác định mức độ CSGD hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục (Quy chế đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục tại Trường ĐHNH TP.HCM QĐ số 1376/QĐ- ĐHNH ngày 02/7/2020)
- Đánh giá chất lượng CSGD: là việc thu thập, xử lý thông tin, đưa ra những nhận định dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá đối với toàn bộ các hoạt động của CSGD, bao gồm: ĐBCL chiến lược, ĐBCL về hệ thống, ĐBCL về thực hiện chức năng và kết quả hoạt động của CSGD (Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT)
- Kiểm định chất lượng CSGD: là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ
CSGD đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT)
- Các bên liên quan: Các BLQ bao gồm người học, GV, nhân viên, đội ngũ lãnh đạo và quản lý, nhà sử dụng lao động, các đối tác, gia đình người học, nhà đầu tư, cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, tổ chức, cá nhân có liên quan khác (Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT)
- Đối sánh: là hoạt động đối chiếu và so sánh một CSGD đại học hoặc một
CTĐT với bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục hoặc với CSGD đại học/CTĐT khác được lựa chọn (Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT)
- Trách nhiệm giải trình: là việc CSGD đại học có trách nhiệm báo cáo, minh bạch thông tin đối với người học, xã hội, cơ quan quản lý có thẩm quyền, chủ sở hữu và các bên liên quan về việc tuân thủ quy định của pháp luật và thực hiện đúng quy định, cam kết của CSGD đại học (Luật Giáo dục đại học)
- Văn hóa chất lượng: là một trong số các giá trị văn hóa được các CSGD quan tâm xây dựng và phát triển nhất Đó là “hệ thống các giá trị, chuẩn mực và thói quen làm việc có chất lượng đã định hình của mọi thành viên trong đơn vị nhằm thực hiện công việc được giao một cách tốt nhất”
(https://www.vnu.edu.vn/btdhqghn/?C2149/N10834/day-manh-xay-dungvan-hoa-chat- luong.htm)
Mô hình Đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học
Hệ thống ĐBCL GDĐH bao gồm các hợp phần:
2.1 Đảm bảo chất lượng bên trong: ĐBCL bên trong “tổng thể các hệ thống, nguồn lực và thông tin được sử dụng để thiết lập, duy trì và cải tiến chất lượng cũng như các tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu và PVCĐ Các cơ chế giám sát trong hệ thống ĐBCL bên trong được vận hành nhằm duy trì và nâng cao chất lượng GDĐH” (AUN-QA, 2015)
Các thành phần của hệ thống ĐBCL bên trong:
- Theo Hiệp hội ĐBCL Châu Âu (ENQA, 2005) có 07 tiêu chí của hệ thống ĐBCL bên trong như sau:
1 Chính sách và quy trình ĐBCL: Nhà trường cần có chiến lược, chính sách và các quy trình hoạt động nhằm không ngừng nâng cao chất lượng toàn diện; xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong toàn bộ hoạt động
2 Xét duyệt và định kỳ theo dõi và điều chỉnh chương trình giảng dạy và cấp giấy chứng nhận: Nhà trường cần có cơ chế, quy trình để xét duyệt và định kỳ rà soát các CTĐT và văn bằng, chứng chỉ được cấp
3 Đánh giá người học: Người học được đánh giá dựa trên các chuẩn mực, quy định và quy trình được công khai và có tính nhất quán
4 ĐBCL đối với đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên được đảm bảo về chất lượng, được tham đóng góp các báo cáo về đánh giá chất lượng của Nhà trường
5 Nguồn tài nguyên hỗ trợ học tập: Người học được tiếp cận các nguồn tài nguyên học tập tương ứng với CTĐT
6 Hệ thống thông tin: Nhà trường cần phải có đủ những thông tin cần thiết cho công tác quản lý các CTĐT và các hoạt động khác trong nhà trường
7 Công khai thông tin: Nhà trường định kỳ cập nhật và công khai thông tin về các CTĐT và văn bằng, chứng chỉ được cấp
- Theo Khung đảm bảo chất lượng ASEAN: có 10 nguyên tắc ĐBCL bên trong như sau:
1 CSGD chịu trách nhiệm chính đối với vấn đề chất lượng
2 Việc đảm bảo chất lượng nhằm thúc đẩy sự cân bằng giữa quyền tự chủ cấp CSGD và trách nhiệm với cộng đồng
3 Việc đảm bảo chất lượng là một quy trình mang tính tham gia và cộng tác xuyên suốt tất cả các cấp bậc, bao hàm sự liên quan của các cán bộ giáo dục, sinh viên và các bên liên quan khác
4 Một nền văn hóa chất lượng sẽ củng cố cho tất cả các hoạt động cấp CSGD khác, bao gồm giảng dạy, học tập, nghiên cứu, dịch vụ và quản lý
5 Thành lập một hệ thống đảm bảo chất lượng có hệ thống và hoạt động hiệu quả, với các trách nhiệm được xác định rõ ràng
6 Hệ thống chất lượng được ban hành và hỗ trợ bằng hệ thống quản lý hàng đầu nhằm đảm bảo công tác triển khai và duy trì được hiệu quả
7 Cần cung cấp các nguồn lực đầy đủ cho việc thành lập và duy trì hệ thống chất lượng hiệu quả trong CSGD
8 CSGD cần có các cơ chế chính thức cho việc xét duyệt, kiểm tra định kỳ và theo dõi các chương trình, giải thưởng
9 Chất lượng được theo dõi và kiểm tra thường xuyên nhằm mục đích cải tiến liên tục tại tất cả các cấp bậc
10 Công khai các thông tin có liên quan hiện có về CSGD, các chương trình, thành tựu của CSGD và các quy trình chất lượng
- Mục đích hệ thống ĐBCL bên trong:
+ Nhằm đảm bảo CSGD có đầy đủ chính sách, cơ chế cần thiết để giúp cho các hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ, PVCĐ đáp ứng mục tiêu, chuẩn mực đã đề ra
+ Để triển khai hiệu quả các hoạt động ĐBCL
+ Là cơ chế kiểm soát các hoạt động nhằm duy trì và nâng cao chất lượng
+ Là căn cứ phân bổ kinh phí, nguồn lực nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng hiệu quả
+ Hình thành và duy trì văn hoá chất lượng
2.2 Đảm bảo chất lượng bên ngoài: ĐBCL bên ngoài hoạt động do tổ chức bên ngoài CSGD triển khai Tổ chức này thực hiện đánh giá hoạt động của CSGD hoặc CTĐT để xác định CSGD hoặc CTĐT có đáp ứng các tiêu chuẩn đã thống nhất hay xác định từ trước hay không
Theo mô hình được trình bày tại Hình 2.1, ĐBCL bên trong bao gồm hoạt động giám sát, TĐG và cải thiện chất lượng, trong khi đó các hình thức của ĐBCL bên ngoài bao gồm việc thực hiện đối sánh, kiểm toán, đánh giá - kiểm định Mặc dù ĐBCL bên trong và ĐBCL bên ngoài có khác nhau về hoạt động nhưng đều hướng đến mục tiêu chung, đó là cải tiến liên tục và nâng cao chất lượng Nền tảng để triển khai các hoạt động này là sự lãnh đạo hiệu quả và văn hóa chất lượng bền vững.
Tự đánh giá CSGD
3.1 Ý nghĩa và mục đích tự đánh giá CSGD a) Là một khâu quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và xây dựng văn hóa chất lượng bên trong nhà trường b) Giúp CSGD tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng; xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo; từ đó điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn kế tiếp theo hướng cao hơn c) Là điều kiện cần thiết để CSGD đăng ký đánh giá ngoài và đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng với một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục d) Thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của CSGD trong toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, PVCĐtheo chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu đã được xác định
3.2 Các yêu cầu của việc tự đánh giá CSGD a) Trong quá trình tự đánh giá CSGD, căn cứ vào từng tiêu chuẩn và tiêu chí, CSGD phải tập trung thực hiện những việc sau:
- Xác định giai đoạn tự đánh giá;
- Có cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng giáo dục;
- Mô tả, làm rõ thực trạng của CSGD;
- Phân tích, giải thích, so sánh, đối chiếu và đưa ra những nhận định; chỉ ra những điểm mạnh, tồn tại và những biện pháp khắc phục;
- Lập kế hoạch hành động để cải tiến, nâng cao chất lượng CSGD b) Tự đánh giá CSGD là một quá trình liên tục, đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và phải có sự tham gia của nhiều cá nhân trong CSGD c) Hoạt động tự đánh giá CSGD đòi hỏi tính khách quan, trung thực, công khai và minh bạch Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra trong quá trình tự đánh giá phải dựa trên các minh chứng cụ thể, rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy Việc tự đánh giá phải đảm bảo đánh giá đầy đủ các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CSGD do Bộ GDĐT ban hành
3.3 Quy trình tự đánh giá
Tiếp cận đánh giá chất lượng CSGD thực hiện theo chu trình Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Cải tiến (Plan - Do - Check – Act : PDCA) xem hình 2.2
Hình 2.2 Áp dụng chu trình PDCA trong viết báo cáo TĐG
Các bước tự đánh giá bao gồm:
- Bước 1 Thành lập Hội đồng Tự đánh giá
- Bước 2 Xây dựng kế hoạch tự đánh giá
- Bước 3 Phân tích tiêu chí, thu thập thông tin và minh chứng
- Bước 4 Xử lý, phân tích các thông tin và minh chứng thu được
- Bước 5 Viết báo cáo tự đánh giá
- Bước 6 Các hoạt động sau khi hoàn thành đợt tự đánh giá
- Bước 7 Báo cáo cơ quan chủ quản và Bộ Giáo dục và Đào tạo
3.3.1 Thành lập Hội đồng tự đánh giá CSGD:
Quy định Hội đồng TĐG phải là số lẻ; có ít nhất là 11 thành viên, tối đa 29 thành viên; do Hiệu trưởng CSGD quyết định thành lập
- Thành phần Hội đồng TĐG CSGD:
+ Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá là Hiệu trưởng;
+ Phó Chủ tịch là một Phó Hiệu trưởng
+ Các thành viên khác: đại diện của o Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị o Hội đồng KH-ĐT o Tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể khác o Đơn vị chuyên trách ĐBCL o Một số phòng, ban, khoa, bộ môn o Giảng viên o Người học
+ Nhiệm vụ: giúp việc cho Hội đồng TĐG
+ Thành phần: các cán bộ của đơn vị chuyên trách ĐBCL và các cán bộ khác + Trưởng ban thư ký: Trưởng đơn vị ĐBCL
+ Mỗi thành viên Ban thư ký không tham gia quá 2 nhóm công tác chuyên trách
+ Các công việc cụ thể của Hội đồng TĐG được phân công cho các nhóm công tác chuyên trách gồm các thành viên của Hội đồng TĐG và Ban Thư ký + Mỗi nhóm 3-5 người (phụ trách 4-5 tiêu chuẩn) và do 01 thành viên của Hội đồng TĐG phụ trách
3.3.2 Xây dựng kế hoạch tự đánh giá :
Kế hoạch TĐG có các nội dung :
- Mục đích và phạm vi của TĐG
- Thành phần Hội đồng TĐG
- Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên Hội đồng
- Xác định các thông tin và minh chứng cần thu thập
- Dự kiến các nguồn lực về CSVC, tài chính và thời điểm cần huy động
- Thời gian biểu cụ thể để xây dựng báo cáo TĐG (Xem hình 2.3)
Hình 2.3 Thời gian biểu cho hoạt động viết báo cáo TĐG
3.3.3 Công cụ hỗ trợ tự đánh giá: giúp thực hiện tự đánh giá một cách có hệ thống, có thể tham khảo các công cụ sau:
- Phiếu phân tích tiêu chí, tìm thông tin, minh chứng: (Xem phụ lục II)
- Phiếu đánh giá tiêu chí: (Xem phụ lục III)
3.4 Minh chứng báo cáo Tự đánh giá
- Yêu cầu chung về MC
+ MC cần đầy đủ theo từng năm học và theo chu kỳ đánh giá/kiểm định + MC phù hợp với mô tả, kết luận trong báo cáo TĐG
+ Hình thức MC: bản in, bản điện tử, sản phẩm, hình ảnh, video clip,…
- Minh chứng sơ cấp (nên được tổng hợp thành hồ sơ):
+ Quy chế, quy định, quy trình
+ Đề cương môn học, bài thi
- Minh chứng thứ cấp: (MC đã xử lý từ MC sơ cấp, nên trình bày các nội dung chính và đặc thù trong phần viết chính, các phần khác đưa trong phần phụ lục):
+ Bảng số liệu thống kê
+ Bảng tổng hợp, phân tích
- Các lưu ý đối với MC:
Dạng MC Yêu cầu về MC sơ cấp Yêu cầu về MC thứ cấp
Hệ thống văn bản quản lý
- Các văn bản quản lý để phát hành nội bộ (quy chế, quy định, quy trình, kế hoạch, CTĐT)
- Bản điện tử (đưa lên website
- Danh mục tổng hợp văn bản
Ví dụ: danh mục quy chế đào tạo; các sơ đồ tổng quát
- Các báo cáo phân tích, tổng hợp những sự thay đổi, điều chỉnh
Các văn bản hình thành trong quá trình hoạt động
Bao gồm các hình thức: báo cáo, biên bản, quyết định, được lưu trữ tại đơn vị trực tiếp triển khai, quản lý, có thể sử dụng được ngay khi cần truy xuất Ví dụ tại phòng đào tạo, phòng hành chính tổng hợp, Đơn vị khác chỉ cần xem thống kê danh mục hiện có đang lưu trữ để có sự tổng hợp, phân tích
Thống kê, lưu trữ tại đơn vị trực tiếp triển khai
Bảng biểu thống kê, đồ thị, báo cáo phân tích Vd: bảng thống kê số SV từng ngành nhập học trong 5 năm vừa qua, tỷ lệ tốt nghiệp đúng hạn, trễ hạn
Dạng MC Yêu cầu về MC sơ cấp Yêu cầu về MC thứ cấp
Cần phân tích sự biến động về số liệu, từ đó đối sánh để cải tiến chất lượng
Sản phẩm hoạt động Hiện vật, sản phẩm của đơn vị
Phân loại hình ảnh, video , để thấy lịch sử phát triển, tạo thành kho tư liệu, học liệu
- Một số dạng MC theo chu trình PDCA
Loại MC MC sơ cấp MC thứ cấp
- Quy chế, quy định, kế hoạch, quy trình, hướng dẫn
- Số liệu thống kê rút ra từ các tài liệu sơ cấp
- Báo cáo thực hiện hoạt động
- Bảng phân công nhân sự thực hiện hoạt động
- Bảng thống kế số liệu của hoạt động trong một khoảng thời gian
- Nhận xét, phân tích số liệu
- Quyết định phân công nhiệm vụ cho đơn vị thực hiện giám sát đánh giá
- Quy trình giám sát đánh giá
- Báo cáo, số liệu thể hiện giám sát đánh giá
- Mô tả cấu trúc hệ thống giám sát đánh giá
- Phân tích kết quả giám sát đánh giá, thể hiện được xu hướng biến đổi
- Kế hoạch, quyết định điều chỉnh sửa đổi
- Kết quả của điều chỉnh, sửa đổi (nếu có)
- Bảng so sánh nội dung trước và sau điều chỉnh
3.5.Cấu trúc bản báo cáo tự đánh giá
Báo cáo tự đánh giá gồm: trang bìa chính, trang bìa phụ; danh sách và chữ ký các thành viên Hội đồng tự đánh giá; mục lục; danh mục các chữ viết tắt (nếu có) và 3 phần nội dung chính:
Phần I Hồ sơ về CSGD: Phần này mô tả và trình bày tổng quan về cơ cấu tổ chức của CSGD (cơ sở chính và các cơ sở thành viên, nếu có), hội đồng quản trị, nguồn nhân lực, các chương trình đào tạo (CTĐT), các hoạt động nghiên cứu khoa học và PVCĐ chính, môi trường hoạt động và những cơ hội, thách thức,
Phần II Tự đánh giá về chất lượng CSGD: Phần này bao gồm: các mô tả, phân tích, đánh giá về mức độ CSGD đáp ứng các yêu cầu của các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CSGD; Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá CSGD
Phần III Phụ lục: Phần này gồm:
- Cơ sở dữ liệu kiểm định chất lượng CSGD
- Các tài liệu liên quan: Các quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá, Ban Thư ký,… ; Kế hoạch tự đánh giá; các bảng biểu tổng hợp, thống kê,…;
- Danh mục minh chứng sử dụng trong quá trình tự đánh giá và viết báo cáo tự đánh giá
- Thang điểm đánh giá theo MOET:
Mức 1: Không đáp ứng yêu cầu tiêu chí
Mức 2: Chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí, cần có thêm nhiều cải tiến
Mức 3: Chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí nhưng chỉ cần một vài cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu
Mức 4: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu tiêu chí
Mức 5: Đáp ứng cao hơn yêu cầu tiêu chí
Mức 6: Thực hiện tốt như một hình mẫu của quốc gia
Mức 7: Thực hiện xuất sắc, đạt mức của các CSGD hàng đầu thế giới
- Thang điểm đánh giá theo AUN Điểm Mô tả
Không đáp ứng yêu cầu tiêu chí: Không thực hiện công tác ĐBCL để đáp ứng yêu cầu tiêu chí Không có các kế hoạch, tài liệu, minh chứng hoặc kết quả có sẵn Cần thực hiện cải tiến chất lượng ngay; Điểm Mô tả
Chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí, cần có thêm nhiều cải tiến chất lượng:
Công tác ĐBCL đối với những lĩnh vực cần phải cải tiến để đáp ứng yêu cầu tiêu chí mới đang ở giai đoạn lập kế hoạch hoặc không đáp ứng yêu cầu Có ít tài liệu hoặc minh chứng Hoạt động ĐBCL còn ít được thực hiện hoặc hiệu quả kém;
Chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chí nhưng chỉ cần một vài cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu: Đã xác định và thực hiện hoạt động ĐBCL để đáp ứng yêu cầu của tiêu chí nhưng cần có thêm cải tiến nhỏ mới đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí Có các tài liệu, nhưng không có các minh chứng rõ ràng chứng tỏ chúng được sử dụng, triển khai đầy đủ Việc thực hiện hoạt động ĐBCL không nhất quán hoặc có kết quả hạn chế;
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ VÀ VIẾT BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC
Phân nhóm tiêu chuẩn, tiêu chí
Nhóm tiêu chuẩn Số tiêu chuẩn Số tiêu chí ĐBCL về chiến lược
Tiêu chuẩn 1-8 8 37 ĐBCL về hệ thống
Tiêu chuẩn 9-12 4 19 ĐBCL về thực hiện chức năng
Nội hàm các tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn 1: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa
Tiêu chí 1.1: Lãnh đạo CSGD đảm bảo tầm nhìn và sứ mạng của CSGD đáp ứng được nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan
Tiêu chí 1.2: Lãnh đạo CSGD thúc đẩy các giá trị văn hóa phù hợp với tầm nhìn và sứ mạng của CSGD
Tiêu chí 1.3: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của CSGD được phổ biến, quán triệt và giải thích rõ ràng để thực hiện
Tiêu chí 1.4: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của CSGD được rà soát để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan
Tiêu chí 1.5: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của CSGD cũng như quá trình xây dựng và phát triển chúng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan
Tiêu chí 1.1: Lãnh đạo CSGD đảm bảo tầm nhìn và sứ mạng của CSGD đáp ứng được nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan
Mốc chuẩn Gợi ý nguồn minh chứng
1 CSGD có tuyên bố chính thức về tầm nhìn, sứ mạng
2 Có sự tham gia của các BLQ (cán bộ quản lý, GV, NH, nhà sử dụng lao động, các tổ chức xã hội-nghề nghiệp,
) trong quá trình xây dựng tầm nhìn, sứ mạng
3 Nội dung tuyên bố về tầm nhìn, sứ mạng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực và định hướng phát triển của CSGD; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của ngành và/hoặc địa phương, cả nước
4 Lãnh đạo CSGD có các kế hoạch, hướng dẫn các đơn vị xây dựng và triển khai các hoạt động theo tầm nhìn, sứ mạng đã được xác định
- Văn bản tuyên bố chính thức về tầm nhìn, sứ mạng có phê duyệt của lãnh đạo CSGD*
- Các tài liệu họp bàn, các bản tổng hợp ý kiến góp ý của các bên liên quan tham gia xây dựng tầm nhìn, sứ mạng của CSGD*
- Trang thông tin điện tử, các tài liệu giới thiệu về CSGD, các văn bản về chức năng, nhiệm vụ/kế hoạch/chiến lược của CSGD
- Chiến lược phát triển ngành, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương/cả nước còn hiệu lực
- Các văn bản của CSGD về việc xây dựng tầm nhìn, sứ mạng*
Tiêu chí 1.2: Lãnh đạo CSGD thúc đẩy các giá trị văn hóa phù hợp với tầm nhìn và sứ mạng của CSGD
Mốc chuẩn Gợi ý nguồn minh chứng
1 CSGD có công bố chính thức giá trị văn hóa/giá trị cốt lõi của CSGD
2 Giá trị văn hóa/giá trị cốt lõi của
CSGD được xác định từ các giá trị/truyền thống của CSGD nhằm thúc đẩy các hành vi mong muốn của
CSGD để đạt được mục tiêu chiến lược của CSGD, phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng
3 Lãnh đạo CSGD xây dựng kế hoạch nhằm phổ biến và hướng dẫn các đơn vị, cá nhân trong CSGD xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể để giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa/giá trị cốt lõi của CSGD
- Văn bản tuyên bố chính thức về giá trị văn hóa/giá trị cốt lõi của CSGD*
- Các kế hoạch hành động, truyền thông về giá trị văn hóa/giá trị cốt lõi của CSGD*
- Các tài liệu họp bàn, các bản tổng hợp ý kiến góp ý của các bên liên quan tham gia xây dựng kế hoạch hành động, nhiệm vụ ưu tiên để giữ gìn bản sắc, văn hóa, thương hiệu của CSGD*
- Trang thông tin điện tử, các tài liệu giới thiệu về CSGD, các văn bản về chức năng, nhiệm vụ/kế hoạch/chiến lược của CSGD
- Các bảng/biển thông báo trong khuôn viên của CSGD có phát biểu về giá trị văn hóa/giá trị cốt lõi của CSGD
Tiêu chí 1.3: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của CSGD được phổ biến, quán triệt và giải thích rõ ràng để thực hiện
Mốc chuẩn Gợi ý nguồn minh chứng
1 CSGD có truyền thông, phổ biến về tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa đến các bên liên quan
2 Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của
CSGD được quán triệt và giải thích rõ ràng cho các bên liên quan trong CSGD
- Văn bản tuyên bố chính thức về tầm nhìn, sứ mạng, văn hóa của CSGD*
- Các tài liệu liên quan đến việc triển khai các kế hoạch hành động, truyền thông, phổ biến về tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của CSGD*
- Các tài liệu họp bàn, các bản tổng hợp ý kiến để thực hiện góp ý của các bên liên quan tham gia xây dựng kế hoạch hành động, nhiệm vụ ưu tiên để đạt được sứ mạng, tầm nhìn và để giữ gìn bản sắc và văn hóa, thương hiệu của CSGD*
- Các bảng/biển thông báo trong khuôn viên của CSGD có tuyên bố chính thức về tầm nhìn, sứ mạng, văn hóa*
- Trang thông tin điện tử, các tài liệu giới thiệu về CSGD, các văn bản về chức năng, nhiệm vụ/kế hoạch/chiến lược của CSGD,
- Các chiến lược phát triển, kế hoạch phát triển CSGD dài hạn, trung hạn, kế hoạch hoạt động hằng năm
Tiêu chí 1.4: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của CSGD được rà soát để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan
Mốc chuẩn Gợi ý nguồn minh chứng
1 Có đơn vị, bộ phận chịu trách nhiệm triển khai thực hiện việc rà soát
2 Tổ chức lấy ý kiến của các bên liên quan để điều chỉnh tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của CSGD ít nhất một lần trong 5 năm của chu kỳ đánh giá nhằm đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan
3 Có báo cáo kết quả rà soát về tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi
- Các văn bản giao nhiệm vụ cho đơn vị, bộ phận chịu trách nhiệm triển khai thực hiện việc rà soát tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa*
- Báo cáo kết quả rà soát về tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa*
- Các tài liệu họp bàn, bản tổng hợp ý kiến góp ý của các bên liên quan tham gia rà soát, điều chỉnh tầm nhìn, sứ mạng và văn hoá của CSGD*
- Các nghị quyết của Đảng ủy, các văn bản về chiến lược, chính sách của CSGD qua các thời kỳ
- Biên bản các cuộc họp của Đảng ủy, hội đồng trường/hội đồng quản trị, các quyết nghị có liên quan đến tuyên bố tầm nhìn, sứ mạng và văn hoá
Tiêu chí 1.5: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của CSGD cũng như quá trình xây dựng và phát triển chúng được cải tiến để đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan
Mốc chuẩn Gợi ý nguồn minh chứng
1 Có quy trình, đơn vị/bộ phận giám sát, rà soát, triển khai cải tiến chất lượng việc xây dựng, rà soát, phát triển tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa
2 Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của
CSGD được điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của của các bên liên quan
3 Quy trình xây dựng, rà soát và phát triển tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa được cải tiến ít nhất một lần trong 5 năm của chu kỳ đánh giá
- Các văn bản phân công cho đơn vị, bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, triển khai cải tiến chất lượng việc xây dựng, rà soát, phát triển tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa*
- Văn bản điều chỉnh về tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của CSGD*
- Các quy trình xây dựng, rà soát và phát triển tầm nhìn, sứ mạng và văn hoá*
- Dữ liệu khảo sát, báo cáo kết quả cải tiến, ý kiến phản hồi của các bên liên quan về tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của CSGD*
- Các nghị quyết của Đảng ủy, các văn bản về chiến lược, chính sách của CSGD qua các thời kỳ
- Biên bản các cuộc họp của Đảng ủy, hội đồng trường/hội đồng quản trị, các quyết nghị về sự thay đổi trong tuyên bố tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa
Tiêu chí 2.1: Hệ thống quản trị (bao gồmhội đồng quản trị hoặchội đồng trường; các tổ chức đảng, đoàn thể; các hội đồng tư vấn khác) được thành lập theo quy định của pháp luậtnhằm thiết lập định hướng chiến lược phù hợp với bối cảnh cụ thể của CSGD; đảm bảo trách nhiệm giải trình, tính bền vững, sự minh bạch và giảm thiểu các rủi ro tiềm tàng trong quá trình quản trị của CSGD
Tiêu chí 2.2: Quyết định của các cơ quan quản trị được chuyển tải thành các kế hoạch hành động, chính sách, hướng dẫn để triển khai thực hiện
Tiêu chí 2.3: Hệ thống quản trị của CSGD được rà soát thường xuyên
Tiêu chí 2.4: Hệ thống quản trị của CSGD được cải tiến để tăng hiệu quả hoạt động của CSGD và quản lý rủi ro tốt hơn
Tiêu chí 2.1: Hệ thống quản trị (bao gồm hội đồng quản trị hoặc hội đồng trường; các tổ chức đảng, đoàn thể; các hội đồng tư vấn khác) được thành lập theo quy định của pháp luậtnhằm thiết lập định hướng chiến lược phù hợp với bối cảnh cụ thể của CSGD; đảm bảo trách nhiệm giải trình, tính bền vững, sự minh bạch và giảm thiểu các rủi ro tiềm tàng trong quá trình quản trị của CSGD
Mốc chuẩn Gợi ý nguồn minh chứng
GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
Tổng quan về Trường Đại học Ngân hàng TP HCM
Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh: Ho Chi Minh University of Banking, viết tắt: HUB) là trường đại học công lập hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng trong hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam, là cơ sở đào tạo thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập ngày 16/12/1976 Qua hơn 45 năm hình thành và phát triển, Trường đã không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp, đối tác quốc tế, từng bước khẳng định vị thế là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng cho khu vực phía Nam Trường có tổng cộng 3 cơ sở: Trụ sở chính của Trường tại 36 Tôn Thất Đạm, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1; Cơ sở 56 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức và tại 39 Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM với tổng diện tích đất là 110.000 m2 và diện tích sàn đã xây dựng là 46.412 m2 Trong đó, gồm: 39.890 m2 hội trường, phòng học; 1.936 m2 phòng làm việc cho giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hữu; 3,402 m2 thư viện, trung tâm học liệu; 1.184 m2 dành cho thực hành, thực tập, luyện tập
Hiện nay, HUB đào tạo hơn 14.000 sinh viên, học viên ở các bậc đào tạo từ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ với 7 ngành và hơn 40 chương trình đào tạo Trường cung cấp các khóa bồi dưỡng kiến thức và cấp chứng chỉ nghiệp vụ thuộc thuộc lĩnh vực TC – NH, chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học Trường đã và đang triển khai các chương trình đào tạo đại học và sau đại học với Đại học Bolton (Anh), Đại học Toulon (Pháp), Đại học Griffith (Úc), Đại học Adelaide (Úc),… Tính đến tháng 12/2023, đội ngũ nhân sự của HUB với gần 500 cán bộ, giảng viên, nhân viên, trong đó có 24 Phó Giáo sư, 151 Tiến sĩ và 239 Thạc sĩ, vừa là các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý giàu kinh nghiệm, vừa là những thầy cô tận tâm với sinh viên HUB thuộc nhóm 50 trường đại học và là 1 trong 2 trường thuộc khối kinh tế có công bố quốc tế tốt nhất Việt Nam (Dữ liệu Scopus, DTU Rerearch, 2019) (https://hub.edu.vn/gioi-thieu)
Trường được cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 của Tổ chức Afnor Cộng hòa Pháp Trường cũng đã được cấp các chứng nhận kiểm định trong và ngoài nước đối với CSGD và CTĐT như: Chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học chu kỳ 2 theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Việt Nam (MOET); 06 CTĐT được cấp Chứng nhận kiểm định quốc tế theo bộ tiêu chuẩn của Hiệp hội các trường đại học Đông Nam Á (Asean University Network – Quality Assurance - AUN-QA), 08 CTĐT được cấp chứng nhận kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của
Bộ GD&ĐT Việt Nam, tính đến tháng 12/2023 HUB có 100% các CTĐT trình độ đại học chính quy và thạc sĩ đã được kiểm định chất lượng giáo dục Kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng CTĐT của HUB như sau:
Tên chương trình đào tạo
Tổ chức đánh giá/KĐC
Thời điểm đánh giá ngoài
Kết quả đánh giá/c ông nhận
Kết quả đánh giá/công nhận Ngày cấp Giá trị đến
1 Tài chính AUN-QA AUN-QA 04/2019 Đạt 25/05/2019 24/05/2024
2 Ngân hàng AUN-QA AUN-QA 04/2019 Đạt 25/05/2019 24/05/2024
Quốc tế AUN-QA AUN-QA 03/2022 Đạt 25/04/2022 24/04/2027
4 Quản trị kinh doanh AUN-QA AUN-QA 03/2022 Đạt 25/04/2022 24/04/2027
5 Kế toán AUN-QA AUN-QA 03/2022 Đạt 25/04/2022 24/04/2027
Hệ thống thông tin quản lý
II Trình độ thạc sĩ
AUN-QA AUN-QA 03/2022 Đạt 25/04/2022 24/04/2027
Sứ mạng, tầm nhìn, triết lý giáo dục, hệ giá trị của HUB
Sứ mạng của trường ĐHNH TP.HCM: “HUB cung cấp cho xã hội và ngành ngân hàng nguồn nhân lực chất lượng cao, các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, cùng với dịch vụ tư vấn và hoạt động PVCĐ HUB kiến tạo hệ sinh thái giáo dục, mang đến cơ hội và kỹ năng học tập suốt đời; phát triển con người toàn diện, sáng tạo, với tinh thần phụng sự.”
Tầm nhìn của trường ĐHNH TP.HCM: “HUB định hướng trở thành đại học đa ngành và liên ngành nằm trong nhóm các đại học có uy tín ở khu vực Đông Nam Á HUB tiên phong ứng dụng công nghệ số trong đào tạo, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên ngành.”
Triết lý giáo dục: “Khai phóng – Liên ngành – Trải nghiệm”
HUB tạo môi trường giáo dục giúp người học tự khai phá tiềm năng của bản thân; lĩnh hội kiến thức chuyên môn sâu của ngành học trên nền tảng kiến thức tổng quát toàn diện; phát triển năng lực trí tuệ và kỹ năng cá nhân; định hình các giá trị sống tích cực hướng tới giáo dục con người tự chủ, sáng tạo, công dân có trách nhiệm
HUB hướng đến đào tạo người học có hiểu biết liên ngành nhằm tránh được những thiên kiến trong việc ra quyết định, tăng khả năng kết nối các chuyên gia, mở rộng cơ hội việc làm
HUB triển khai mô hình đào tạo “trưởng thành qua trải nghiệm” Qua trải nghiệm, người học sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về lý thuyết, hình thành tư duy thực tiễn, năng lực thực thi, từ đó thích nghi và cải tạo với môi trường
Hệ giá trị: “Chính trực – Đoàn kết – Tiên phong”
Chính trực (Honesty and Integrity)
HUB đề cao tính chính trực và trung thực trong mọi hành động; luôn nhất quán giữa tư duy – lời nói – hành động Đoàn kết (Unity)
HUB lấy phương châm đoàn kết để có sức mạnh tổng hợp; đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa các bên có liên quan để cùng phát triển
Tiên phong (Being the Pioneer)
HUB tiên phong trong ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, quản lý, điều hành; sáng tạo và dẫn dắt xu hướng
Bối cảnh triển khai các hoạt động của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh là trường Đại học công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập theo quyết định số 174/2003/QĐ-TTg ngày 20/08/2003 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Học viện Ngân hàng - Phân viện TP Hồ Chí Minh Trường hoạt động trên cơ sở Luật Giáo dục Đại học; Quyết định số 1650/QĐ-NHNN ngày 20/8/2018 của Thống đốc NHNN về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trường ĐHNH TP HCM; Nghị quyết số 20/NQ-ĐHNH-HĐT ngày 29/4/2022 của Hội đồng Trường về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐHNH TP HCM và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng, Chính phủ và Bộ GD&ĐT, NHNN Việt Nam
Trường có Đảng bộ Trường trực thuộc Đảng bộ khối Đại học, Cao Đẳng TP HCM, hoạt động theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Trường có tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Ban Nữ công Các tổ chức này hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức, có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu của Trường, phù hợp với tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đoàn thể trong Nhà trường Trường tôn trọng vai trò, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Đoàn thể, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức trên tham gia đầy đủ vào các hoạt động chung của Nhà trường
Trường thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật nhằm khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, phấn đấu trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế; đồng thời bảo đảm mọi đối tượng người học có cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo của Trường
3.2 Những thách thức chính mà HUB gặp phải và kế hoạch của HUB để khắc phục thách thức
Trải qua quá trình hơn 45 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Ngân hàng TP HCM xác định rõ các yếu tố bên ngoài và bên trong tác động đến sự phát triển của Trường, từ đó đưa ra kế hoạch khắc phục những thách thức, biến thách thức thành cơ hội Cụ thể như sau:
Thứ nhất, cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục đại học Nhiều trường đại học đào tạo các ngành, chuyên ngành tương tự với các ngành, chuyên ngành mà HUB đang đào tạo Điều này tạo ra thách thức trong công tác tuyển sinh, phát triển chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và PVCĐ Đối mặt thách thức này, chất lượng là yếu tố then chốt giúp Trường vượt qua thách thức Để duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của Trường, trong Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn
2045, Trường đã xây dựng các chiến lược thành phần bao gồm mục tiêu, lộ trình và giải pháp thực hiện trong mỗi lĩnh vực: Tổ chức nhân sự, Đào tạo, Tài chính, Chuyển đổi số, cơ sở vật chất, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, khảo thí và đảm bảo chất lượng Chất lượng được xây dựng trở thành văn hóa trong mọi hoạt động: Mỗi đơn vị và cá nhân đều ý thức được duy trì, cải tiến công việc một cách liên tục đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan; Mỗi đơn vị đều có lãnh đạo và chuyên viên kiêm nhiệm công tác đảm bảo chẩt lượng; Lấy ý kiến các bên liên quan về các hoạt động đào tạo của Nhà trường được thực hiện định kỳ và dựa trên kết quả phản hồi để đưa ra những kế hoạch khắc phục, duy trì, cải tiến liên tục các hoạt động; Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được xây dựng, vận hành và được duy trì, cải tiến hàng năm trong mọi quá trình công việc của Trường
Thứ hai, cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra vấn đề cần phải chuyển đổi số trong công tác quản trị đại học và hoạt động đào tạo, tạo ra thách thức về cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ trong quản lý và thay đổi chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội Một trong những mục tiêu chiến lược của Trường được nêu trong chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 đó là: Phát triển các CTĐT theo hướng chuyển đổi số và liên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong điều kiện mới phù hợp với triết lý giáo dục “Khai phóng– Liên ngành – Trải nghiệm”; Xây dựng không gian HUB xanh và hiện đại với CSVC hiện đại, đáp ứng nhu cầu đào tạo với phòng học thông minh, phòng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, phòng thực hành mô phỏng, đồng thời phát triển hệ thống thông tin quản lý đồng bộ, tích hợp đảm bảo quản lý số hóa và phát triển thư viện điện tử hiện đại Bước đầu thực hiện chiến lược này, trường đã xây dựng và triển khai đào tạo các chương trình đào tạo theo hướng hiện đại như Công nghệ tài chính (Fintech), Kế toán kỹ thuật số (Digital Accounting), Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing), Quản trị kinh doanh định hướng kinh doanh số (E-business) đồng thời với hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, đáp ứng vận hành các chương trình đào tạo hiện đại
Thứ ba, thực hiện tự chủ đại học theo yêu cầu của pháp luật Thách thức này yêu cầu Trường phải xây dựng bộ máy quản trị hiệu quả, nâng cao chất lượng đào tạo, khai thông nguồn thu từ các hoạt động hoạt động về nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức, kết nối, PVCĐ Để thực hiện tự chủ đại học, trường xây dựng chiến lược có liên quan làm căn cứ lên kế hoạch triển khai: Áp dụng mô hình quản trị đại học theo tinh thần của Luật Giáo dục đại học theo đó cơ cấu lại các đơn vị theo hướng tinh giảm; Đổi mới chương trình đào tạo và phát triển các chương trình tiên tiến, chất lượng cao, có tính kết nối, liên thông, liên ngành và hội nhập quốc tế; Phát triển khoa học và công nghệ theo chiều sâu, tham gia các đề tài/ đề án trọng điểm, PVCĐ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong NCKH
3.3 Các điểm mạnh và cơ hội của HUB và cách mà HUB tận dụng những điểm mạnh và cơ hội đó
HUB đã thành lập Hội đồng trường và đang tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản trị theo hướng tinh gọn, hiệu quả Đề án tự chủ về tài chính nhận được sự ủng hộ và phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước
Hệ thống CSVC được mở rộng và hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của Trường
Công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng được chú trọng, thực hiện nghiêm túc, có mục tiêu, chính sách và lộ trình rõ ràng
Bước đầu thực hiện chuyển đối số với các chương trình đào tạo, ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội
Bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và thế giới, tạo cơ hội cho Trường mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường ngoài nước
Chủ trương của Nhà nước về đối mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học hướng đến giao quyền tự chủ cho các trường đại học tạo ra cơ hội để Trường nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc thực hiện trách nhiệm giải trình, giúp trường chủ động và linh hoạt trong các hoạt động
Với vị trí địa lý nằm ở phía Nam, nơi có nhu cầu rẩt cao về nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế, Trường có cơ hội rất lớn trong việc thu hút người học tham gia các chương trình đào tạo cũng như tham gia những đề tài nghiên cứu trọng điểm
Xu hướng chuyển đổi số tạo cơ hội cho Trường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động, hiện đại hóa hệ thống quản trị, quản lý, phát triển theo mô hình đại học số
3.3.3 Giải pháp để tận dụng những điểm mạnh và cơ hội
Tóm tắt các điểm mạnh và điểm cần cải tiến của HUB theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CSGD theo MOET
- Tiêu chuẩn 1 (Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa): Trường triển khai qui trình xây dựng tầm nhìn, sứ mạng, và văn hóa chặt chẽ, có lấy ý kiến của các bên liên quan (BLQ) bên trong và bên ngoài Tầm nhìn, sứ mạng, và giá trị văn hóa giai đoạn 2021-2025 phản ánh các thách thức của thời đại, khát vọng của trường, và định hướng chiến lược của tập thể lãnh đạo trường Trường có kế hoạch và hoạt động cụ thể để truyền thông tầm nhìn, sứ mạng, và giá trị văn hóa đến các BLQ
- Tiêu chuẩn 2 (Quản trị): hệ thống quản trị có đầy đủ các thành phần theo qui định của pháp luật Trường có hệ thống văn bản qui định chi tiết về chức năng, nhiệm vụ của từng thành phần của hệ thống quản trị Từng thành phần của hệ thống quản trị như Đảng uỷ, Hội đồng trường, Đoàn thanh niên, Công đoàn được định kỳ rà soát và cải tiến hoạt động
- Tiêu chuẩn 3 (Lãnh đạo và quản lý): Trường có cơ cấu quản lý rõ ràng Có đầy đủ các qui định, qui trình về chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận và vị trí quản lý Có đề án về thành lập, tổ chức lại một số đơn vị và sửa đổi qui định về chức năng, nhiệm vụ của Trường
- Tiêu chuẩn 4 (Quản trị chiến lược): Trường có qui trình chặt chẽ để xây dựng và quản lý chiến lược Có giao nhiệm vụ cụ thể cho các đầu mối chịu trách nhiệm từng hoạt động cụ thể Có kế hoạch triển khai cụ thể các mục tiêu chiến lược Có nêu các chỉ số hoạt động chính để phấn đấu trong kế hoạch chiến lược
- Tiêu chuẩn 5 (Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và PVCĐ: Trường có một hệ thống phù hợp để xây dựng các chính sách về đào tạo, NCKHvà PVCĐ Các chính sách được triển khai thực hiện đồng thời có tiến hành việc rà soát và cải tiến các chính sách nêu trên trong 05 năm của chu kỳ đánh giá
- Tiêu chuẩn 6 (Quản lý nguồn nhân lực): nguồn nhân lực của Trường được qui hoạch để đáp ứng nhu cầu của hoạt động đào tạo, NCKH và PVCĐ Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn đội ngũ cán bộ, GV, NV, các tiêu chuẩn năng lực cụ thể của từng nhóm đối tượng được xác định và được văn bản hóa Trường có triển khai các hoạt động đáp ứng nhu cầu về đào tạo và phát triển của đội ngũ cán bộ, GV, NV Các chế độ, chính sách, qui trình và quy hoạch nguồn nhân lực được rà soát thường xuyên và có cải tiến phù hợp
- Tiêu chuẩn 7 (Quản lý tài chính và cơ sở vật chất): hệ thống lập kế hoạch, triển khai kế hoạch tài chính hỗ trợ thực hiện tầm nhìn, sứ mạng, các mục tiêu chiến lược của Trường và tuân thủ các qui định Các kế hoạch tài chính được rà soát, cập nhật hằng năm và có cơ sở dữ liệu thống kê thu chi trong 05 năm của chu kỳ đánh giá Nguồn thu có xu hướng tăng CSVC và cơ sở hạ tầng, các thiết bị công nghệ thông tin và nguồn học liệu được chú ý đầu tư đáp ứng nhu cầu của GV, NV, SV Trường có đánh giá, tổng kết cuối mỗi năm học và lấy ý kiến phản hồi của một số BLQ
- Tiêu chuẩn 8 (Các mạng lưới và quan hệ đối ngoại): các chính sách, qui trình và thỏa thuận để thúc đẩy các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại được triển khai thực hiện với đơn vị đầu mối là Viện Đào tạo Quốc tế và Trung tâm Hỗ trợ SV Số lượng các đối tác của Trường tăng mở rộng, phát triển, nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ cho
SV, mang lại giá trị thiết thực cho cộng đồng Trường có tiến hành rà soát, cải thiện các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại nhằm đạt được tầm nhìn, sứ mạng và các mục tiêu chiến lược của Trường
- Tiêu chuẩn 9 (Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong): hệ thống ĐBCL có cơ cấu hợp lý và được mô tả rõ ràng Qui định về chức năng nhiệm vụ ĐBCL, kế hoạch ĐBCL kèm hệ thống KPIs cụ thể, qui trình công việc theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được ban hành và thực hiện Các chính sách, hệ thống, qui trình và thủ tục ĐBCL được định kỳ rà soát Ý kiến phản hồi từ các BLQ được thu nhận làm căn cứ để các đơn vị đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu
- Tiêu chuẩn 10 (Tự đánh giá và đánh giá ngoài): hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 được triển khai từ năm 2016 Hoạt động tự đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 9001 được thực hiện định kỳ hằng năm ở tất cả các đơn vị Nhân sự thực hiện công tác tự đánh giá có năng lực về bảo đảm chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn theo qui định Trong giai đoạn 2019-2023, 100% các CTĐT cử nhân và thạc sĩ của trường đã thực hiện tự đánh giá và kiểm định theo các bộ tiêu chuẩn của AUN-QA và của Bộ GD&ĐT Các kết quả đánh giá nội bộ và đánh giá ngoài được công khai, phổ biến tới các BLQ để làm cơ sở cải tiến chất lượng
- Tiêu chuẩn 11 (Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng bên trong): hệ thống quản lý thông tin ĐBCL được xây dựng trên nền tảng CNTT với nhiều phần mềm chuyên dụng Thông tin, số liệu của các hoạt động chức năng được các đơn vị chuyên trách (phòng, trung tâm) thu nhận, tổng hợp, phân tích và gửi về đầu mối là phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng để công khai đến các BLQ theo nhiều phương thức khác nhau
- Tiêu chuẩn 12 (Nâng cao chất lượng): Quy chế ĐBCL và Quy chế đối sánh chất lượng giáo dục được ban hành tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động đánh giá, đo lường, kiểm soát, duy trì và cải thiện chất lượng của các hoạt động tại trường Việc đối sánh nội bộ các kết quả thực hiện các hoạt động chức năng được thể hiện trong các báo cáo hằng năm Thông tin phản hồi từ các BLQ được sử dụng để cải tiến chất lượng
- Tiêu chuẩn 13 (Tuyển sinh và nhập học): Trường có xây dựng đề án, kế hoạch, chính sách tuyển sinh rõ ràng, được truyền thông rộng rãi đến NH bằng nhiều kênh khác nhau Các tiêu chí, chỉ tiêu tuyển sinh rõ ràng, các hình thức xét tuyển phù hợp Công tác tuyển sinh được cải tiến giúp cải tiến số lượng và chất lượng đầu vào
- Tiêu chuẩn 14 (Thiết kế và rà soát chương trình dạy học): Trường có ban hành các qui trình: xây dựng CTĐT (5 bước), thẩm định CTĐT mới (5 bước), rà soát CTĐT (8 bước) và điều chỉnh CTĐT (6 bước), trong đó qui định rõ nhiệm vụ của các đơn vị Trường có qui định rà soát điều chỉnh CTĐT 2 năm/lần, và có thông báo hướng dẫn kèm theo kế hoạch thực hiện cho tất cả các đơn vị liên quan, các Khoa/Bộ môn để thực hiện như: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung chuẩn đầu ra cho phù hợp với thực tiễn đào tạo và đặc thù riêng của từng ngành đảm bảo phù hợp với yêu cầu xã hội, đơn vị sử dụng lao động;
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG PHỎNG VẤN ĐÁNH GIÁ NGOÀI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu hỏi gợi ý dành cho ban lãnh đạo trường, hội đồng khoa học và đào tạo
1 Văn bản nào của trường ghi rõ tầm nhìn, sứ mạng?
2 Nội dung tầm nhìn, sứ mạng có phù hợp với nguồn lực của trường và định hướng phát triển của trường không?
3 Tầm nhìn, sứ mạng của trường được phổ biến và quán triệt cho tất cả các giảng viên, nhân viên và người học không? Và có được triển khai thực hiện không?
4 Tầm nhìn, sứ mạng có được phổ biến rộng rãi cho các đối tượng có liên quan ngoài trường không? Bằng cách nào?
5 Tầm nhìn, sứ mạng có được hiểu biết và chấp nhận rộng rãi trong tập thể nhà trường không?
6 Có quy trình lấy ý kiến phản hồi, góp ý của các đối tượng có liên quan về tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường không?
7 Tầm nhìn, sứ mạng của trường có được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh không? Có quy trình, đơn vị/bộ phận giám sát, rà soát, triển khai cải tiến chất lượng việc xây dựng, rà soát, phát triển tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa của Trường?
8 Những hoạt động nào đã được thực hiện để cải thiện tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa tổ chức của Trường?
9 Các tiêu chí bổ nhiệm cán bộ ở các bộ phận quản lý trong Trường?
10 Hoạt động quản trị tổ chức và học thuật duy trì như thế nào?
11 Tác động của hoạt động quản trị đối với cộng đồng xã
Tiêu chuẩn liên quan Câu hỏi phỏng vấn hội và môi trường như thế nào?
12 Những hoạt động nào đã được thực hiện để cải thiện hệ thống quản trị và giảm thiểu rủi ro?
13 Trường có quy định rõ ràng về chức năng, trách nhiệm/ủy quyền và quyền hạn đối của từng bộ phận, từng chức danh, từng hoạt động của trường không?
14 Trường có quy định rõ ràng về chức năng, trách nhiệm và quyền hạn đối với cán bộ quản lý các cấp (Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa/Bộ môn, các cán bộ quản lý các phòng/bộ phận, …)?
15 Những hoạt động nào đã được thực hiện để cải thiện cơ cấu lãnh đạo và quản lý?
16 Các bên liên quan tham gia vào việc quản lý chiến lược của CSGD như thế nào?
17 Trường có các kế hoạch chiến lược, các kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với định hướng phát triển và sứ mạng của trường không?
18 Nhà trường có những chính sách và biện pháp nào để giám sát, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch không?
19 Kế hoạch phát triển của trường được định kỳ đánh giá tiến độ thực hiện và có những điều chỉnh kịp thời để phù hợp với chuyển biến mới của trường không?
20 Các chính sách về đào tạo tương thích với tầm nhìn và sứ mạng của Trường như thế nào?
21 Các chính sách, nguyên tắc hoạt động và đạo đức trong hoạt động nghiên cứu khoa học được xây dựng như thế nào?
Sự tham gia của các bên liên quan?
22 Trường đóng vai trò gì trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của quốc gia?
Tiêu chuẩn liên quan Câu hỏi phỏng vấn
23 Những đóng góp chính của CSGD đối với cộng đồng? Những đóng góp này liên hệ như thế nào với sứ mạng của CSGD?
24 Lợi ích của những đóng góp đối với xã hội và CSGD như thế nào?
25 Những thách thức của CSGD liên quan đến nguồn nhân lực, chẳng hạn như phân bố độ tuổi, thiếu hụt nhân sự hoặc khó khăn trong thu hút giảng viên có trình độ cao? Làm thế nào để CSGD giải quyết những thách thức này?
26 Vai trò của Hội đồng khoa học và đào tạo là gì?
27 Hội đồng khoa học và đào tạo tham gia vào các hoạt động gì của Trường?
Câu hỏi gợi ý dành cho lãnh đạo khoa/bộ môn, phòng ban, viện
Tiêu chuẩn liên quan Câu hỏi phỏng vấn
Tiêu chuẩn 6 1 Nhà trường hàng năm đều có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên, nhân viên không?
2 Nhà trường đã có quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của trường không?
3 Nhà trường có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch không?
4 Nhà trường có các quy định và các hoạt động để đảm bảo về quyền dân chủ cho các thành viên trong trường không?
5 Năng lực và chuyên môn của đội ngũ cán bộ có phù hợp với vị trí công việc?
6 Số lượng cán bộ, giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ của Khoa?
Tiêu chuẩn liên quan Câu hỏi phỏng vấn
7 Hoạt động hướng dẫn và đào tạo cho đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ/mới tuyển dụng như thế nào?
8 Mức độ hài lòng của cán bộ đối với vị trí công việc như thế nào?
9 Tỷ lệ giảng viên/sinh viên được xác định như thế nào?
10 Đội ngũ giảng viên của trường đảm bảo trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định không?
11 Trường có đội ngũ giảng viên đảm bảo cơ cấu và giảng dạy theo đúng chuyên môn không?
12 Trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ giảng viên nhà trường đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học không?
13 Những chỉ số nào được sử dụng để đo lường về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ GV và cán bộ hỗ trợ?
14 Kế hoạch phát triển đội ngũ được triển khai như thế nào?
15 Kế hoạch phát triển đội cán bộ kế thừa cho các vị trí quan trọng trong đào tạo và nghiên cứu ?
16 Kế hoạch nâng cao năng lực, phát triển chuyên môn cho đội ngũ giảng viên và cán bộ hỗ trợ?
17 CSGD có hỗ trợ như thế nào để đội ngũ cán bộ, giảng viên hoàn thành tốt công việc của mình?
18 Quy trình và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên? Nhu cầu đào tạo được xác định như thế nào?
19 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển tương thích với sứ mạng và mục tiêu của Trường?
20 Nhà trường đánh giá tính hiệu quả của hoạt động đào tạo,
Tiêu chuẩn liên quan Câu hỏi phỏng vấn bồi dưỡng, phát triển bằng cách nào?
Tiêu chuẩn 7 21 Việc lập kế hoạch tài chính tương thích như thế nào với việc lập kế hoạch chiến lược?
22 Ngân quỹ được phân bổ như thế nào cho đào tạo, nghiên cứu và PVCĐ ?
23 Cho biết các nguồn gây quỹ cho đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ đến từ đâu? Thẩm quyền tài chính được giao như thế nào?
24 CSVC như giảng đường, phòng hội thảo, phòng thí nghiệm, phòng đọc sách, phòng máy tính đáp ứng nhu cầu của sinh viên và đội ngũ cán bộ, giảng viên như thế nào?
25 Thiết bị và công cụ hỗ trợ giảng dạy cho sinh viên và đội ngũ cán bộ, giảng dạy có đầy đủ không?
26 CSVC và hạ tầng thông tin được bảo trì như thế nào?
27 Kế hoạch phát triển và nâng cấp CSVC được cập nhật như thế nào?
28 Kế hoạch phát triển và nâng cấp hạ tầng thông tin được cập nhật như thế nào?
29 Phần mềm và phần cứng có đủ đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu không?
30 Chính sách cho việc thay thế hoặc đổi mới phần cứng và phần mềm?
31 Mức độ phủ sóng và băng thông wifi đáp ứng nhu cầu của sinh viên, đội ngũ cán bộ, giảng viên như thế nào?
32 Hệ thống máy tính và mạng máy tính được bảo vệ an toàn như thế nào?
33 Máy tính và mạng máy tính được bảo vệ khỏi virut và hacking như thế nào?
Tiêu chuẩn liên quan Câu hỏi phỏng vấn
34 Thư viện được trang bị cho đào tạo và nghiên cứu như thế nào?
35 Thư viện được tiếp cận và truy cập như thế nào (địa điểm, thời gian mở cửa)?
36 Ngân sách cho việc mua và thu thập số liệu, dữ liệu và tạp chí trực tuyến?
37 Dịch vụ thư viện nào được cung cấp để hỗ trợ công tác đào tạo và nghiên cứu?
Môi trường, sức khỏe và an toàn
38 Các chính sách về môi trường, sức khỏe và an toàn bảo vệ như thế nào đến tính an toàn và cuộc sống của đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên?
39 Đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên tham gia vào công tác diễn tập phòng cháy chữa cháy như thế nào?
40 CSVC phục vụ những người có nhu cầu đặc biệt được xác định và tài trợ như thế nào?
Tiêu chuẩn 13 41 Sinh viên được tuyển chọn như thế nào? Ai tuyển chọn sinh viên?
42 Trường có đào tạo SV quốc tế không? Chính sách nào được áp dụng cho việc tuyển sinh viên trong nước và quốc tế?
43 Tiêu chí xét tuyển có liên hệ như thế nào đến chất lượng sinh viên nhập học?
Tiêu chuẩn 14 44 Ai chịu trách nhiệm thiết kế chương trình đào tạo?
45 Các bên liên quan nào tham gia vào việc thiết kế và phát triển chương trình đào tạo?
46 Vai trò của các bên liên quan trong việc thiết kế và rà soát chương trình đào tạo là gì?
Tiêu chuẩn liên quan Câu hỏi phỏng vấn
47 Khi thiết kế chương trình đào tạo, việc đối sánh với các cơ sở đào tạo khác được thực hiện như thế nào ?
48 Các hoạt động nào đã được triển khai để cải tiến chương trình đào tạo và quy trình thiết kế chương trình đào tạo ?
Tiêu chuẩn 15 49 Thầy, Cô cho biết Triết lý giáo dục của Trường là gì?
50 Phương pháp dạy và học được tổ chức phù hợp như thế nào với chuẩn đầu ra?
51 Công nghệ được áp dụng như thế nào để phục vụ hoạt động dạy và học?
Tiêu chuẩn 16 52 Phương pháp giảng dạy nào được áp dụng? Các phương pháp được chọn phù hợp với chuẩn đầu ra của môn học như thế nào?
53 Phương pháp đánh giá nào được áp dụng?
54 Rubrics môn học được thiết kế và áp dựng như thế nào?
Tiêu chuẩn 17 55 Trường có hệ thống theo dõi tiến độ học tập và kết quả học tập của sinh viên không?
56 Dữ liệu từ hệ thống giám sát được sử dụng như thế nào?
57 Vai trò của đội ngũ giảng viên trong việc tư vấn và hỗ trợ sinh viên?
58 Có những sự trợ giúp nào đối với các sinh viên trong việc hoàn thành thực tập và viết luận văn tốt nghiệp? Sinh viên được tư vấn như thế nào về các vấn đề liên quan đến việc chọn môn học, thay đổi các lựa chọn, tạm nghỉ học hoặc thôi học?
59 Làm thế nào để đo lường được chất lượng các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học?
Tiêu chuẩn 22 60 Trường có hệ thống theo dõi tỷ lệ tốt nghiệp và tỷ lệ thôi học?
61 Khoa đánh giá như thế nào về tỷ lệ tốt nghiệp? Nếu chưa
Tiêu chuẩn liên quan Câu hỏi phỏng vấn hài lòng thì khoa đã có những biện pháp nào để cải thiện tỷ lệ tốt nghiệp này?
62 Tỷ lệ thôi học của SV như thế nào (cao/thấp)? Trường có thực hiện phân tích nguyên nhân cho tỷ lệ này không?
63 Khoa đánh giá như thế nào về thời gian trung bình tốt nghiệp?
64 Khoa đã thực hiện những biện pháp nào giúp nâng cao tỷ lệ tốt nghiệp và rút ngắn thời gian trung bình tốt nghiệp?
65 Hiệu quả của các biện pháp này?
Tiêu chuẩn 23 66 Đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên được khuyến khích thực hiện nghiên cứu ra sao?
67 Các hoạt động nghiên cứu được đối sánh để cải tiến như thế nào?
Tiêu chuẩn 24 68 Các loại hình hoạt động kết nối và PVCĐ được thực hiện bởi Trường, khoa, đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên?
69 Hoạt động kết nối và PVCĐ được đối sánh để cải tiến như thế nào?
70 Hoạt động kết nối và PVCĐ mang lại những tác động và lợi ích gì?
Câu hỏi gợi ý dành cho giảng viên, cán bộ, công nhân viên
Tiêu chuẩn liên quan Câu hỏi phỏng vấn
Tiêu chuẩn 1 1 Văn bản nào của trường ghi rõ sứ mạng?
2 Nội dung sứ mạng có phù hợp với nguồn lực của trường và định hướng phát triển của trường không?
3 Sứ mạng của trường được phổ biến và quán triệt cho tất cả các giảng viên, nhân viên và người học không?
4 Sứ mạng có được phổ biến rộng rãi cho các đối tượng có liên quan ngoài trường không? Bằng cách nào?
Tiêu chuẩn liên quan Câu hỏi phỏng vấn
5 Sứ mạng có được hiểu biết và chấp nhận rộng rãi trong tập thể nhà trường không?
6 Có quy trình lấy ý kiến phản hồi, góp ý của các đối tượng có liên quan về sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường không?
Tiêu chuẩn 2 và 3 7 Trường có hệ thống các văn bản tổ chức và quản lý về các hoạt động của nhà trường: Công tác tổ chức, đào tạo, khoa học công nghệ, công tác sinh viên, thanh tra pháp chế, hợp tác quốc tế, tài chính/tài sản, đảm bảo chất lượng,…;
8 Trường có phổ biến các tài liệu và văn bản tổ chức đến tận các đơn vị, thành viên của trường không?
Tiêu chuẩn 6 9 Có bản mô tả công việc khi GV, NV được tuyển dụng không? Những mô tả này có phù hợp với vị trí chuyên môn không?
10 Trường có kế hoạch phát triển chuyên môn cho giảng viên và đội ngũ cán bộ hỗ trợ? Khuyến khích GV học tập nâng cao trình độ?
11 Việc bổ nhiệm nhân sự và đánh giá định kỳ được thực hiện như thế nào?
12 Định hướng nghề nghiệp tương lai của Thầy/Cô? Thầy/Cô có nhu cầu nâng cao trình độ/ chất lượng công việc không? Trường/ khoa đã hỗ trợ gì cho kế hoạch này của Thầy/Cô?
13 Trường hỗ trợ cho kế hoạch phát triển nghề nghiệp của Thầy/Cô như thế nào? (Ví dụ: kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu, nâng cao chuyên môn,…)
14 Trường có chính sách gì để hỗ trợ khoa phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ?
15 Việc bổ nhiệm nhân sự và đánh giá định kỳ được thực hiện như thế nào?
Tiêu chuẩn liên quan Câu hỏi phỏng vấn
16 Đội ngũ giảng viên của trường đảm bảo trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định không?
17.Trường có đội ngũ giảng viên đảm bảo cơ cấu và giảng dạy theo đúng chuyên môn không?
18.Trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ giảng viên nhà trường đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học không?
Tiêu chuẩn 14,15,16 19 Đội ngũ giảng viên có kế hoạch và triển khai các phương pháp giảng dạy cho các phương pháp học khác nhau như thế nào?
20 Phương pháp dạy và học được tổ chức phù hợp như thế nào với CĐR?
21.Công nghệ được áp dụng như thế nào để phục vụ hoạt động dạy và học?
22.Phương pháp giảng dạy nào được áp dụng? Các phương pháp được chọn phù hợp với chuẩn đầu ra của môn học như thế nào?
23.Rubrics môn học được thiết kế và áp dụng như thế nào?
24 SV và giảng viên có tiếp nhận và tuân thủ quy trình công bố kết quả học tập của SV không? Có dấu hiệu gian lận không?
Tiêu chuẩn 5, 18, 23 25.Nhà trường có quy định hoặc chính sách gì để khuyến khích việc mở rông và liên kết thực hiện các đề tài/dự án khoa học công nghệ cùng với các đối tác trong và ngoài nước không?
26.Tổng số các đề tài/dự án liên kết cùng các đối tác trong nước là bao nhiêu? Cùng đối tác ngoài nước là bao nhiêu?
Tỷ lệ trên tổng các đề tài/dự án hàng năm là bao nhiêu? 27.Nhà trường có ban hành quy định về tiêu chuẩn năng lực
Tiêu chuẩn liên quan Câu hỏi phỏng vấn và đạo đức trong hoạt động khoa học và công nghệ không (đối với cán bộ, giảng viên? đối với người học?) hoặc các quy định cho các chức danh/học vị phải tham gia hoạt động khoa học công nghệ? Nếu có, trong quy định có ghi rõ các yêu cầu cần đạt được không?
28.Nếu nhà trường không ban hành các quy định trên, cơ sở nào để đánh giá mức độ hoàn thành chức năng nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên trong trường?
Câu hỏi dành cho đội ngũ cán bộ hỗ trợ
Tiêu chuẩn liên quan Câu hỏi phỏng vấn
Tiêu chuẩn 1 1 Văn bản nào của trường ghi rõ sứ mạng?
2 Nội dung sứ mạng có phù hợp với nguồn lực của trường và định hướng phát triển của trường không?
3 Sứ mạng của trường được phổ biến và quán triệt cho tất cả các giảng viên, nhân viên và người học không?
4 Sứ mạng có được phổ biến rộng rãi cho các đối tượng có liên quan ngoài trường không? Bằng cách nào?
5 Sứ mạng có được hiểu biết và chấp nhận rộng rãi trong tập thể nhà trường không?
6 Có quy trình lấy ý kiến phản hồi, góp ý của các đối tượng có liên quan về sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường không?
Tiêu chuẩn 2 và 3 7 Trường có hệ thống các văn bản tổ chức và quản lý về các hoạt động của nhà trường: Công tác tổ chức, đào tạo, khoa học công nghệ, công tác sinh viên, thanh tra pháp chế, hợp tác quốc tế, tài chính/tài sản, đảm bảo chất lượng,…;
8 Trường có phổ biến các tài liệu và văn bản tổ chức đến tận các đơn vị, thành viên của trường không?
Tiêu chuẩn liên quan Câu hỏi phỏng vấn
Tiêu chuẩn 6 9.Có bản mô tả công việc khi GV, NV được tuyển dụng không? Những mô tả này có phù hợp với vị trí chuyên môn không?
10.Nhà trường hàng năm đều có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân viên không?
11.Nhà trường đã có quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể của trường không?
12.Nhà trường có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch không?
13.Ai chịu trách nhiệm hỗ trợ các hoạt động đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ hỗ trợ tại trường của Thầy/Cô?
14 Các tiêu chí tuyển dụng và thăng tiến dành cho Thầy/Cô có được thiết lập?
15 Trường của Thầy/Cô theo dõi hiệu quả của việc hỗ trợ đào tạo đội ngũ như thế nào?
16 Năng lực và chuyên môn của Thầy/Cô có được đánh giá mỗi năm không? Nếu có, hãy mô tả những cách mà trường thực hiện đánh giá Thầy/Cô?
Tiêu chuẩn 7 1 Cơ sở vật chất và hạ tầng thông tin được bảo trì như thế nào?
2 Kế hoạch phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất được cập nhật như thế nào?
3 Kế hoạch phát triển và nâng cấp hạ tầng thông tin được cập nhật như thế nào?
4 Phần mềm và phần cứng có đủ đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu không?
5 Chính sách cho việc thay thế hoặc đổi mới phần cứng và phần mềm?
Tiêu chuẩn liên quan Câu hỏi phỏng vấn
6 Mức độ phủ sóng và băng thông wifi đáp ứng nhu cầu của sinh viên, đội ngũ cán bộ, giảng viên như thế nào?
7 Hệ thống máy tính và mạng máy tính được bảo vệ an toàn như thế nào?
8 Máy tính và mạng máy tính được bảo vệ khỏi virut và hacking như thế nào?
9 Thư viện được trang bị cho đào tạo và nghiên cứu như thế nào?
10 Thư viện được tiếp cận và truy cập như thế nào (địa điểm, thời gian mở cửa)?
11 Các chính sách về môi trường, sức khỏe và an toàn bảo vệ như thế nào đến tính an toàn và cuộc sống của đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên?
12 Đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên tham gia vào công tác diễn tập phòng cháy chữa cháy như thế nào?
13 Trường có các cơ sở vật chất phục vụ những người có nhu cầu đặc biệt?
14 Ai chịu trách nhiệm duy trì phần mềm đang sử dụng tại trường/Khoa?
15 Ai là người bảo trì phương tiện chữa cháy? Hệ thống phòng cháy chữa cháy được duy trì như thế nào?
Tiêu chuẩn 17 và 22 16.Trường có hệ thống theo dõi tiến độ học tập và kết quả học tập của sinh viên không?
17 Vui lòng mô tả vai trò của Thầy/Cô? Thầy/Cô đã giúp đỡ và hỗ trợ gì cho NH trong quá trình đào tạo?
18.Thầy/Cô hỗ trợ sinh viên kết nối với doanh nghiệp hay tìm việc làm như thế nào?
19.Những NH chưa hoàn thành nghĩa vụ học tập được hỗ trợ
Tiêu chuẩn liên quan Câu hỏi phỏng vấn học như thế nào? Ai báo cáo kết quả học tập của NH? 20.NH sẽ liên hệ với đơn vị nào khi gặp các vấn đề trong quá trình học tập ?
21.Khi NH có các thắc mắc liên quan đến điểm thi thì liên hệ với đơn vị nào?
22.NH được thực hiện các loại khảo sát nào về chất lượng các hoạt động của Trường ?
23.Quy trình mượn trả sách, tài liệu phục vụ cho NH được thực hiện như thế nào ?
24.NH tiếp cận các học liệu trực tuyến bằng cách nào ? 25.Thầy/Cô hỗ trợ NH kết nối với doanh nghiệp như thế nào?
Câu hỏi gợi ý dành cho người học
Câu hỏi Gợi ý trả lời
1 Bạn có biết về CĐR của CTĐT mà bạn đang học không? Từ đâu mà bạn biết? Được đăng tải trên website khoa, khu công cộng khu A, tại văn phòng khoa,
Sổ tay Sinh viên, môn học Nhập môn ngành
2.Bạn có biết môn học nào hay kỹ năng nào giúp cho bạn có khả năng học tập suốt đời không? Nêu ví dụ?
Môn học nhập môn ngành ngay học kỳ đầu tiên, ở đó chúng em được thầy cô truyền tải các kỹ năng cần có để học tập Ngoài ra còn có các lớp kỹ năng được các đơn vị trong trường tổ chức thường xuyên trong năm
3.Bạn có biết sau khi ra trường bạn có thể làm việc được ở những lĩnh vực, ngành nghề nào?
Mục đích, chuẩn đầu ra của CTĐT có đề cập
4 Bạn có biết về nội dung CTĐT bạn đang học không? Từ đâu mà bạn biết?
Thầy/ Cô phổ biến, xem trên website, nhìn thấy tại khoa, cẩm nang sinh viên, tuần sinh hoạt công dân đầu khóa có giới thiệu…
5.Thầy/Cô có phổ biến cho bạn về mục tiêu, mục đích của các môn học không? Phổ biến vào lúc nào?
Thầy cô phổ biến vào buổi đầu tiên của môn học, phổ biến chương trình, đề cương và nội dung môn học
6.Việc sắp xếp thời gian học trong ngày, thời khóa biểu trong tuần có gây khó khăn gì cho bạn không?
Thường thì không vì lịch học, thời khóa biểu do chính NH đăng ký vào đầu học kỳ
7 Thầy/Cô có giới thiệu cho bạn mối liên hệ của các học phần trong CTĐT không?
Thường thì GV cố vấn thường tư vấn cho NH về các môn học, các học phần để các em hiểu và đăng ký môn học 8.Thầy/Cô giảng dạy cho các bạn bằng các hình thức nào?
- Dạy học tích cực: làm việc nhóm, thuyết trình, phản biện, tiểu luận, case study, mô phỏng, giả định…
- Dạy học online, LMS 9.Bạn có tham gia NCKH không? Nếu có thì do bạn tự chọn hay giảng viên khuyến khích tham gia? Chương trình học có hỗ trợ cho bạn trong hoạt động nghiên cứu hay không?
Viện NCKH và các thầy cô hỗ trợ định hướng và hướng dẫn em tham gia nghiên cứu khoa học
Các đề tài nghiên cứu có thể phát triển từ chính các môn học và có thể phát triển thành đề tài tốt nghiệp
10 Giảng viên có áp dụng nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá không? GV thường sử dụng các phương pháp nào?
Có nhiều phương pháp Hiện nay em thấy nhà trường có thêm phương pháp phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính, thi trên máy qua trang lms.hub.edu.vn hoặc trang exam.hub.edu.vn
11.Thầy/Cô có phổ biến đầy đủ cho các bạn về các hình thức kiểm tra đánh giá hay không?
Phổ biến vào lúc nào?
Phổ biến vào đầu môn học về số lượng bài thi, kiểm tra Phần trăm đánh giá môn học
12.Quy trình khiếu nại điểm có dễ dàng cho bạn thực hiện không?
Dễ thực hiện, sau khi có điểm trên hệ thống Phòng KT&ĐBCL đăng tải trên trang online sinh viên thông báo về việc nhận đơn phúc khảo
13 Khi bắt đầu nhập học, Bạn có được Nhà trường hướng dẫn về các quy định, chính sách của Nhà trường cũng như các hướng dẫn hỗ trợ tư vấn khi cần thiết không? Các hướng dẫn đó là gì, bạn có thể nêu một vài ví dụ?
Khi nhập học, trường cấp cho em một quyển sổ tay, trong đó có đầy đủ các thông tin của trường, các quy chế, quy định liên quan đến việc học tập và rèn luyện ở trường Như giới thiệu cơ bản về trường, các phòng khoa ban, quy chế đào tạo, rèn luyện, học bổng, …
14 Bạn theo dõi quá trình học tập của mình bằng cách nào?
Trường có cổng thông đào tạo, trong đó có đầy đủ các thông tin để em theo dõi quá trình học tập và rèn luyện của mình như: thông tin lý lịch, điểm, học phí, rèn luyện, công tác xã hội, các quyết định học vụ, …
15 Bạn có nhận được hướng dẫn rõ ràng của các Thầy/Cô trong khoa cũng như các cán bộ phòng ban khi có việc cần hỗ trợ không?
Có, các thầy cô nhiệt tình tư vấn, có thể gặp trực tiếp, gọi điện cho giảng viên cố vấn hoặc có thể đặt các yêu cầu tư vấn qua email hoặc web, zalo, facebook…
16.Khi cần tư vấn về việc học cũng như các hoạt động hỗ trợ khác bạn biết phải liên hệ ai không?
Liên hệ ngay với văn phòng khoa, liên hệ với đội ngũ giảng viên cố vấn của trường Ngoài ra em có thể xem hướng dẫn sinh viên liên hệ với các đơn vị có trong sổ tay sinh viên
17 Bạn có được tham gia đánh giá chất lượng các hoạt động của Trường/Khoa không?
Tham gia đánh giá chất lượng các hoạt động của trường/Khoa thông qua các khảo sát của Nhà trường như là khảo sát về chất lượng giảng dạy môn học, khảo sát về chất lượng quản lý và phục vụ của các đơn vị trong trường, khảo sát về khóa học trước khi tốt nghiệp, khảo sát hoạt động thư viện
18 Bạn có được tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của GV không?
Có nhiều cơ hội để đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua các khảo sát môn học (được thực hiện cuối mỗi môn học) và khảo sát Khóa học (được thực hiện khi SV sắp tốt nghiệp)
19.Các bạn có biết được kết quả sau đánh giá không? Bạn biết được qua kênh nào?
Kết quả các khảo sát trên được công bố trên website của Phòng Khảo thí và ĐBCL
20 Các bạn có thấy chất lượng được cải thiện hơn qua từng năm không?
CSVC của trường được trang bị đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập, thắc mắc của sinh viên được giải đáp nhanh và rõ ràng hơn, thái độ làm việc của các phòng ban chuyên nghiệp hơn, tài liệu thư viện ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tham khảo, học tập và nghiên cứu…
21 Bạn được khuyến khích sử dụng Tiếng
Anh khi nghiên cứu, học tập không? Nếu có thì như thế nào? Để có thể ra trường NH phải đạt được chuẩn đầu ra Tiếng Anh, vì vậy trong quá trình học tập các môn học, bên cạnh việc giới thiệu tài liệu tham khảo Tiếng Việt, GV còn giới thiệu tài liệu
Tiếng Anh và trong quá trình nghiên cứu cho môn học NH cũng được khuyến khích tham khảo các nguồn tài liệu Tiếng Anh
22 Hệ thống Thư viện có dễ dàng cho bạn trong việc tra cứu thông tin không?
Trường có hướng dẫn cách tra cứu, khai thác và sử dụng nguồn học liệu, các dịch vụ và trang thiết bị tại Thư viện cho người học và đăng các thông tin trên fanpage, website thư viện nên rất thuận tiện cho người đọc tìm kiếm thông tin
23 Bạn nhận được những dịch vụ nào khi học tập tại Trường?
Câu hỏi gợi ý dành cho cựu người học
Câu hỏi Gợi ý trả lời
1 Bạn vui lòng giới thiệu tên và chia sẻ tại sao bạn lại chọn ngành này để học tại HUB?
2 Sau bao lâu từ khi tốt nghiệp bạn tìm được việc làm?
- Kết quả khảo sát tình hình việc làm do Phòng KT&ĐBCL thực hiện hàng năm: có trên 90% NH có việc làm sau khi tốt nghiệp
- Điều kiện NH tốt nghiệp tại HUB đạt được CĐR của CTĐT và đạt điều kiện Tiếng Anh, Tin học … HUB trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để NH tìm kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
3 Bạn có nhận được sự hỗ trợ nào trong tìm kiếm việc làm từ Trường và Khoa không?
Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Phòng Công tác sinh viên cung cấp các thông tin tuyển dụng trên website của họ Khoa cũng chia sẻ rất nhiều thông tin tuyển dụng qua trang web, email và qua các trang mạng xã hội của khoa Ngoài ra, hàng năm Trường có tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên 4.Bạn cảm thấy như thế nào về không gian học, cảnh quan cũng như CSVC của trường?
HUB là một trong những ngôi trường có không gian và cảnh quan đẹp trong các trường ĐH tại TP HCM Phòng học khang trang, hiện đại, thư viện rộng rãi, có khu vực tự học tại mỗi khu giảng đường, khuôn viên có nhiều cây xanh CSVC của trường đáp ứng rất tốt nhu cầu học tập cho NH
5.Bạn đã tham gia các hoạt động ngoại khóa không? Những hoạt động đó giúp ích được gì cho bạn?
Có nhiều hoạt động ngoại khóa do Đoàn khoa, Đoàn trường và các câu lạc bộ trong trường tổ chức Những hoạt động đó, ngoài việc NH sẽ có được điểm rèn luyện thì có thêm sự tự tin, trang bị thêm một số kiến thức, kỹ năng mềm, giúp ích trong quá trình học tập và làm việc sau này
6 Bạn nhận được những dịch vụ nào khi học tập tại trường?
HUB có ký túc xá cho sinh viên, cửa hàng tiện lợi nằm trong tòa nhà ký túc xá; SV được chăm sóc sức khỏe bởi Trạm y tế 24/24 đặt trong tòa nhà ký túc xá; Thư viện rộng rãi, yên tĩnh đáp ứng nhu cầu học tập; Ở mỗi khu giảng dường đều có khu tự học; Sân chơi thể thao Ngoài ra, Đoàn TN Hội SV cũng tổ chức các chương trình đáp ứng nhu cầu về tinh thần của SV như: chiếu phim, xem bóng đá chung, các buổi ca nhạc
8 Qua trải nghiệm trong công việc, bạn thấy chương trình đào tạo của trường như thế nào?
Có góp ý gì về chương trình đào tạo không?
CTĐT giúp hình thành kiến thức nghề nghiệp vững vàng, kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu, lòng yêu nghề, tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ suốt đời Các nội dung trong chương trình đào tạo khá phù hợp, cập nhật với thực tiễn công việc và nghiệp vụ chuyên môn
Góp ý với chương trình đào tạo: thiết kế những học phần thực tế trong quá trình học mà không cần chờ đến năm cuối khi sinh viên đi thực tập
10 Những điều quý giá mà bạn có được từ việc học chương trình này là gì? Chúng có hữu ích cho công việc hiện tại của bạn không?
11 Nếu bạn có một số gợi ý mang tính xây dựng để cải thiện về mặt giảng dạy, học tập, đánh giá và phương tiện giảng dạy, đó là gì?
12 Bạn có tham gia đóng góp vào việc phát triển chương trình đào tạo của Trường không?
Kênh đóng góp là kênh nào? Ai là người trao đổi với các bạn?
13 Bạn có tham gia quá trình góp ý kiến để chỉnh sửa chương trình không? Kênh đóng góp là kênh nào? Ai là người trao đổi với các bạn?
14 Trong quá trình học tập tại Trường, bạn có tham gia NCKH không? Bạn được hỗ trợ để thực hiện NCKH như thế nào?
15.Có bạn nào đang tiếp tục học lên trình độ cao hơn không?
16 Có ai trong số các bạn ở đây quay về trường tham gia các hoạt động, CLB dành cho
CSV không? Bạn có tham gia câu lạc bộ cựu sinh viên không?
17 Bạn hãy đưa ra những đề xuất để ngành đào tạo phát triển cũng như Nhà trường?
Câu hỏi gợi ý dành cho nhà sử dụng lao động
Câu hỏi Gợi ý trả lời
1.Anh/Chị đã tuyển dụng bao nhiêu NH từ trường và tuyển dụng ngành nào trong 5 năm qua?
2 Phẩm chất mà NH tốt nghiệp từ Trường ĐHNH có mà trường khác biệt so với các
3 Anh/Chị có đóng góp vào sự phát triển của chương trình đào tạo không? Nếu có thì như thế nào?
Hub mời doanh nghiệp, chuyên gia…tham dự tọa đàm để hỏi ý kiến và tham gia khảo sát về việc điều chỉnh chương trình đào tạo hiện hành của Trường và xây dựng, điều chỉnh CTĐT mới
4.Anh/Chị có biết thông tin về chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của chương trình không? Qua phương tiện nào?
Các thông tin trên được công khai trên Website của Trường, của Khoa Theo tôi các nội dung của môn học, chuẩn đầu ra của chương trình hiện tại của Trường phù hợp với các vị trí việc làm tại các tổ chức tài chính, ngân hàng Sinh viên tốt nghiệp từ trường được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ
5 Theo Anh/Chị mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo được thiết kế có phù hợp với yêu cầu công việc của đơn vị?
Mục tiêu đào tạo, nội dung các môn học được nhà trường thiết kế phù hợp với công việc và nhu cầu thực tế Các sinh viên tốt nghiệp từ HUB được tuyển dụng vào Tổ chức/Công ty có thể đảm nhận ở các vị trí:…
6 Khả năng đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp từ HUB? Anh/Chị có đề xuất gì để cải thiện tình hình không?
Sinh viên tốt nghiệp từ HUB có kiến thức nghề nghiệp vững vàng, kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu, nhiệt tình, tận tâm, say mê nghề nghiệp, tác phong chuyên nghiệp, có đạo đức và trách nhiệm, có tinh thần cống hiến Nhìn chung sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được công việc được giao
7.Kiến thức chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp từ trường hữu ích như thế nào cho đơn vị?
CĐR của CTĐT có tuyên bố Chẳng hạn: Sinh viên tốt nghiệp từ trường được trang bị vốn kiến thức chuyên sâu, cả kiến thức chuyên ngành và kiến thức nền tảng vững vàng, có kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết công việc với hiệu quả và tiến độ cao, có khả năng xây dựng kế hoạch chuyên môn, kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp và phân tích dữ liệu, có kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian
8 Sau khi tuyển dụng, các sinh viên tốt nghiệp có phải học thêm các khóa bồi dưỡng để có thể đảm nhận nhiệm vụ không?
Sinh viên nắm bắt và đáp ứng được công việc được giao, bồi dưỡng thêm kỹ năng để vận hành hệ thống phần mềm riêng của tổ chức, các quy trình nghiệp vụ của hệ thống
9 Ngoài kiến thức chuyên môn, bạn đánh giá kỹ năng mềm của sinh viên tốt nghiệp từ
Trường làm việc tại đơn vị như thế nào?
SV tốt nghiệp đáp ứng tốt các kỹ năng cần thiết cho mỗi vị trí, có kỹ năng làm việc độc lập, chủ động với hiệu quả tối ưu, khả năng làm việc nhóm và hợp tác với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện công việc; kỹ năng giao tiếp và văn hoá ứng xử và có khả năng thích nghi khi tiếp cận các thông tin, hoàn cảnh mới Đặc biệt, một số sinh viên có kỹ năng trình bày, truyền đạt kiến thức tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo
10.Sinh viên tốt nghiệp từ Trường Theo
Anh/Chị đạo đức nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp từ trường như thế nào?
Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, đáng tin cậy, có trách nhiệm với cộng đồng
11 Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ của SV tốt nghiệp từ trường như thế nào? Có đáp ứng tốt công việc? Điều kiện Sinh viên tốt nghiệp phải đạt chứng chỉ ngoại ngữ từ… cho nên SV sử dụng ngoại ngữ một cách lưu loát, hiệu quả trong công việc
12 Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong công việc của sinh viên tốt nghiệp từ trường như thế nào? Điều kiện Sinh viên tốt nghiệp phải đạt chứng chỉ tin học từ… cho nên Sinh viên tốt nghiệp thành thạo các công cụ tin học văn phòng và phần mềm phục vụ công tác chuyên môn
13 Nhà tuyển dụng lao động có tham gia khảo sát nào từ Trường/ Khoa không?
Hàng năm, HUB gửi khảo sát mức độ hài lòng của nhà sử dụng lao động về chất lượng sinh viên tốt nghiệp từ trường
14 Theo Anh/Chị mục đích của Trường/Khoa mời bạn tham gia khảo sát là gì?
Mục đích của khảo sát ngoài việc để đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp từ trường, đó còn là cơ sở để giúp Trường đánh giá chương trình hiện tại và cập nhật, cải tiến chương trình đào tạo theo xu thế thị trường và nâng cao chất lượng đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội
15 Nhà trường có kết nối với các tổ chức/ doanh nghiệp không?
Hàng năm, trường mời các DN tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên, chúng tôi cũng cung cấp thông tin tuyển dụng và cơ hội nghề nghiệp cho SV với Nhà trường Ngoài ra, để giúp sinh viên trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, hàng năm, DN đều tiếp nhận nhiều đợt sinh viên tham gia kiến tập, qua đó DN đã lựa chọn được nhiều sinh viên ưu tú và tuyển dụng vào làm việc
16 Theo Anh/Chị Nhà trường cần tăng cường, cải tiến vấn đề gì để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (mục tiêu đào tạo, nội dung giảng dạy, khối lượng thực hành/ thực tập?)
Tạo cơ chế thuận lợi và môi trường để sinh viên, nhà trường và doanh nghiệp có thể tiếp xúc với nhau nhiều hơn Trong quá trình học, nhà trường thiết kế cho sinh viên tham gia thực hành theo chuyên môn đào tạo nhiều hơn Bắt đầu cuối năm thứ 3, sinh viên nên đi thực tập tại các doanh nghiệp để nắm bắt tình hình công việc thực tế.