1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Từ và cấu tạo từ

6 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ và cấu tạo từ
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Bài giảng
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 25,61 KB

Nội dung

tài liệu văn nói về từ và cấu tạo tù đã đc mik tổng hợp trg fle chúc các cậu học tốt mong tài liệu này có ích vs bạn và mn

Trang 1

Bài 1: Từ và cấu tạo từ

I KIẾN THƯC – LÝ THUYẾT

1 Khái niệm: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

2 Đặc điểm của từ:

– về chức năng: Từ là đơn vị dùng để đặt câu Nhờ đặc điểm này mà phân biệt từ với tiếng Tiếng chỉ có chức năng cấu tạo từ Những tiếng có thể dùng độc lập để đặt câu được gọi là từ đơn

Ví dụ: từ học sinh gồm hai tiếng: học + sinh.

– về cấu trúc: trong số các đon vị dùrig để đặt câu, từ là đon vị nhỏ nhất Nhờ đặc điểm này mà phân biệt từ với đơn vị bậc trên nó là cụm từ

Ví dụ: Trong câu: Sáng sáng, em đi học gồm có 4 từ: sáng sáng, em, đi, học

– Đa số các tiếng trong tiếng Việt có nghĩa,

ví dụ: nhà, mẹ, vui, hoa…, cũng có những tiếng không có nghĩa, ví dụ: loắt (trong

từ loắt choắt), xắn (trong từ xinh xắn),…

3 Phân loại từ theo cấu tạo ngữ pháp: dựa vào số lượng tiếng trong từ, có các loại từ sau:

– Từ đơn: từ chỉ gồm một tiếng (ví dụ: cá, thóc, vua, mèo,…)

Từ do một tiếng tạo nên là từ đơn

Ví dụ : anh, chị, ông, bà, bàn, ghế, ăn, hát, nói, cười, đi, đứng, đẹp, xấu, cao, thấp, mèo, gà, cây, người,…

Để làm rõ hơn về từ đơn, ta xét các từ sau đây :

con, cháu, con cháu, ăn, ở, ăn ở, hồng, hồng hào, hải, hải khẩu

Ta thấy :

– Các từ : con, cháu, ăn, ở, hồng khi đứng một mình đều là từ đơn Vì chúng chỉ gồm một tiếng có nghĩa và có khả năng được dùng độc lập

– Các từ : con cháu, ăn ở, hồng hào, hải khẩu không phải là từ đơn vì chúng gồm hai tiếng ghép lại mà thành gọi là từ phức

– Trong các từ phức có những từ do các từ đơn ghép lại như : con, cháu, ăn, ở

– Những tiếng không có nghĩa như : hào trong hồng hào phải kết hợp với một

tiếng có nghĩa khác để tạo thành từ phức

Trang 2

– Có những từ gồm hai tiếng có nghĩa như : hải khẩu nhưng cả hai tiếng đều không

dùng được độc lập Vì vậy hải và khẩu không phải là từ đơn

Như vậy cấu tạo của từ đơn là một tiếng, có thể dùng độc lập trong nói và viết Các tiếng không dùng độc lập đều không phải là từ đan

Ví dụ : lùng trong lạnh lùng, nhặn trong nhiều nhặn, nhã nhặn, hữu trong hữu tình.

Các tiếng có nghĩa nhưng không dùng độc lập thường là gốc Hán và cũng không phải là từ đơn

Ví dụ : hải, quan trong hải quan, cẩu trong hải cẩu, khẩu trong hải khẩu.

Vì thế chúng phải ghép với một tiếng khác để thành từ như hải quan, hải cẩu, hải cảng, hải đăng, hải đồ, hải khẩu,…

Thảo là cỏ nhưng cỏ dùng độc lập, còn thảo không dùng độc lập Vậy cỏ là từ đơn, còn thảo chỉ là tiếng làm yếu tố cấu tạo từ, vì ta có thể nói thảo lư (lều cỏ), thảo nguyên (đồng cỏ), thu thảo (cỏ thu) mà không nói được “cắt thảo về cho trâu ăn”

– Từ phức: từ gồm hai hoặc nhiều tiếng (ví dụ: sách giáo khoa, con cháu, lom

khom,…).

Tiếng là cơ sở để tạo nên từ đơn Tiếng còn là cơ sở để tạo nên từ phức Từ phức là

từ được cấu tạo bởi hai hoặc nhiều tiếng Phần lớn từ phức là từ được cấu tạo bởi hai tiếng

Ví dụ : xe đạp, xe máy, ồ tô, tàu hoả, ăn mày, ăn năn, con trưởng, nhà cửa, xe cộ, hồi hộp, hồng hào, bấy giờ, con trai, lạ thường, khôi ngô, khoẻ mạnh, chờ mong, than thở, thiệt thòi.

Một số từ phức được cấu tạo bởi nhiều tiếng

Ví dụ : hợp tấc xã, nông nghiệp hoá, cơ khí hoá.

Từ phức được phân thành từ ghép và từ láy

+ Từ ghép: từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa

(ví dụ: ông bà, con cháu, hoa quả, xe đạp,…).

+ Từ láy: từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng (ví dụ: Loắt choắt, lác đác, sạch sành sanh,…).

4 Lưu ý

Trang 3

– Tìm hiểu về từ ghép, cần chú ý mối quan hệ ý nghĩa giữa các tiếng trong từ:

+ Các tiếng trong từ có quan hệ bình đẳng, tạo ra ý nghĩa tổng họp, khái quát hơn ý

nghĩa của mỗi tiếng tạo thành (ví dụ: thầy trò, sách vở, học hành,…).

+ Các tiếng trong từ có quan hệ chính phụ, tạo ra ý nghĩa cụ thể hơn ý nghĩa của

tiếng chính (ví dụ: hoa hồng, đỏ thắm, bánh trôi,…).

– Tìm hiểu về từ láy, cần chú ý quan hệ láy âm giữa các tiếng trong từ:

+ Láy lại toàn bộ tiếng, có thể có sự biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối (ví dụ: đo đỏ, hun hút, xanh xanh)

+ Láy lại bộ phận phụ âm đầu của các tiếng (ví dụ: lạnh lẽo, buồn bã,…).

+ Láy lại bộ phận vần của các tiếng (ví dụ: lóc cóc, lềnh bềnh,…).

Từ có cấu tạo đặc biệt

Ngoài từ đơn, từ ghép và từ láy, tiếng Việt của chúng ta còn một số từ không nằm trong kiểu cấu tạo của từ ghép và từ láy Loại này cũng bao gồm hai hay nhiều tiếng ghép lại nhưng đối với người Việt các tiếng đó lại không có nghĩa, đồng thời giữa các tiếng cũng không có quan hệ ngữ âm với nhau Ta gọi loại này là những

từ có cấu tạo đặc biệt (còn gọi là từ ngẫu kết)

Ví dụ : bồ nông, hồ hóng, bồ hòn, bù nhìn, xì dầu, ca lơ thầu, phốt pho, ô xi, xà phòng, cà phê, sen đầm

Những từ loại này rất ít, chủ yếu là phiên âm các từ nước ngoài

II – LUYỆN TẬP

Bài tập1 Vẽ sơ đồ các loại từ tiếng Việt xét về cấu tạo.

2 Đọc kĩ đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Trang 4

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…

(Tố Hữu, Lượm)

a) Phân loại các từ trong đoạn thơ theo các nhóm: từ đơn, từ láy, từ ghép

b) Nêu hiệu quả của việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ

c) Trong những từ láy vừa tìm, từ láy nào gợi tả hình dáng con người?

d) Tìm thêm những từ láy khác miêu tả hình dáng của con ngưòi

3 Cho tiếng nhỏ:

a) Tạo 5 từ ghép có tiếng nhỏ

b) Tạo 5 từ láy có tiếng nhỏ

4 Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Son Tinh Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

a) Tìm từ láy trong đoạn văn trên

b) Nêu hiệu quả của việc sử dụng các từ láy trong đoạn văn

c) Hãy viết lại câu văn sau bằng cách thêm vào một số từ láy:

Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biến nước

5 Xanh và trắng là hai tiếng chỉ màu sắc, em hãy tạo ra những từ láy và từ ghép có

tiếng xanh và tiếng trắng

6 Viết đoạn văn (tối đa 10 dòng) nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh

giầy Sau đó, phân loại các từ theo các loại: từ đơn, từ ghép, từ láy

BÀI TẬP VỀ NHÀ

Trang 5

1 Cho đoạn trích sau đây : “Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên

ở chốn non cao Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn

ở cùng nhau một nơi lâu dài được Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.”

(Con Rồng cháu Tiên)

a) Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn trích trên

b) Các từ phức trong đoạn trích trên có từ nào là từ láy không ? Vì sao ?

c) Các từ ghép trong đoạn trích trên, từ nào có nghĩa khái quát, từ nào không có nghĩa khái quát ?

2 Trong các từ ghép sau đây, từ nào có nghĩa khái quát, từ nào có nghĩa cụ thể ?

ăn chơi, ăn bớt, ăn khách, ăn khớp, ăn mặc, ăn nhập, ăn theo, ăn xổi, ăn ý, ăn nói,

ăn diện, ăn đong, ăn học, ăn ở, ăn mày, ăn mòn, ăn sương, ăn ngọn, ăn quỵt, ăn rơ,

ăn theo

3 Em hãy nhận xét về vần và các phụ âm đầu trong các từ láy sau đây Nghĩa của

chúng biểu thị trạng thái như thế nào của sự vật ?

thập thò, mấp mô, thấp thoáng, lấp loáng, bập bẹ, tập tẹ, nhấp nhô, cập kề, mấp mé,- dập dờn, nhấp nhổm, thấp thỏm, lấp ló

4 Trong đoạn văn sau đây, từ nàọ là từ ghép, từ nào là từ láy ? Vì sao ?

“Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ Gió bão càng to, mây đen kéo

mù mịt, trời tối sầm Sóng lớn nổi lên dữ dội như những trái núi đổ sập xuống thuyền Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ” (Cây bút thần)

5 Có bạn cho rằng các từ sau đây là từ láy, theo em có đúng không ?

non nước,, chiều chuộng, ruộng rẫy, cây cỏ, vuông vắn, bao bọc, ngay ngắn, cười cợt, tướng tá, ôm ấp, líu lo, trong trắng, nhức*nhối, tội lối, đón đợi, mồ mả, đả đảo, tươi tốt, vùng vẫy, thơm thảo

.6 Tìm nhanh các từ láy mà giữa các tiếng có thể thay đổi được trật tự.

Ví dụ : vơ vẩn, thẫn thờ

7 Em hãy tìm các từ láy :

Trang 6

a) Tượng hình Ví dụ : ngoằn ngoèo, khấp khểnh,…

b) Tượng thanh Ví dụ : lách cách, rột roạt,

c) Chỉ tâm trạng Ví dụ : bâng khuâng, thẫn thờ,…

8 Tìm các từ láy có vần eo, vần êu.

9 Ngoài các từ đơn, từ láy, từ ghép, dựa vào nghĩa của các tiếng, em hãy tìm một

số từ có cấu tạo đặc biệt mà các tiếng đều không có nghĩa, cũng không có quan hệ ngữ âm

Ngày đăng: 29/09/2024, 13:37

w