KHỎATHÂNMÀ Đ ỨNG GIỮAĐƯỜNG ảnh chụp tấm bia và bản vẽ nét Phô bày giới tính trong không gian công cộng là một vấn đề văn hóa của mỗi dân tộc và cũng là vấn đề bình đẳng giới của từng quốc gia. Hình ảnh khỏathân tiêu biểu nhất đặc điểm giới tính của nhân vật. Khác với phương Tây, trong văn hóa vùng Viễn Đông ít xuất hiện tranh tượng khỏathân trong không gian công cộng. Nhưng trong lần đi khảo sát ở đền vua Đinh vua Lê (2007), người viết có phát hiện tấm bia có khắc hình một thiếu nữ khỏathânđứng dưới cành hoa ở ngã ba Thiên Tôn (Ninh Bình). Đúng là khỏathânmàđứnggiữa đường1. Chiếc bia này nói về việc lập chợ ở đây. Bia khắc năm Chính Hòa thứ 21 (1700). Bây giờ là ngã ba đường tấp nập thì ngày xưa chắc cũng không khác là bao; chợ búa tất phải đông người vào ra. Đ ã có ý kiến cho rằng hình ảnh mà tôi cho là cô gái - thực ra là một con khỉ! 2. Quả thật hình tượng khỉ rất phổ biến trên bia đá. Cùng thời Chính Hòa, trước đó chỉ 4 năm (1696) và cách đây không xa, trong nhà bia đền vua Đinh có tấm bia Chính Hòa thứ 17 cũng khắc một gia đình nhà khỉ đang âu yếm nhau. Trong lịch sử nghệ thuật bia đá Việt Nam, khỉ đã rất nhiều lần xuất hiện. Dẫu vậy, thực tế vẫn là thực tế. Khi phát hiện hình tượng cô gái này, cùng với tôi còn có họa sỹ Đức Hòa. Là những giảng viên dạy môn Nghiên cứu Hình họa ở trường Mỹ thuật đã lâu và cũng là những người yêu mến mỹ thuật cổ truyền, quyết không thể có chuyện nhìn gà hóa cuốc (xin xem ảnh chụp minh họa). Người viết chưa từng thấy một con khỉ nào đầu chẻ ngôi, có bím tóc đuôi gà như thế này! Vậy hình ảnh cô gái khỏathân có là một hiện tư ợng vô tiền khoáng hậu? Chưa hẳn thế, trong nghệ thuật tượng hình Phật giáo có xuất hiện một dạng tiểu thiên thần. Hình tượng khỏathân trong nghệ thuật Phật giáo có giá trị ước lệ; nó mách bảo đây là chốn bồng lai tiên cảnh. Chúng ta cũng từng gặp hiện tượng này trên viên gạch nung thời Lý, được tìm thấy ở chùa Phật Tích. Năm 2003, có thời gian khảo sát bích họa Phật giáo ở Thiên Phật động Qiuci, Tân Cương (TQ), tôi cũng thấy xuất hiện các thiên nữ khỏathân đang tấu nhạc. Tại Phật động số 38, ngay phía trên vòm hang, vẽ hình Phật Di Lặc ngồi giữa các tiên nữ mình trần cực kỳ xinh đẹp. Phật giáo chủ trương diệt dục nhưng nó quyết không phải chủ trương khổ hạnh. Những hình ảnh khỏathân xuất hiện trong Phật giáo, đặc biệt Phật giáo Tây Tạng, hay Phật giáo Tân Cương minh chứng cho luận điểm này. Đây là hai vùng đất ít chịu ảnh hưởng Khổng giáo Trung Hoa. Những hình ảnh hớ hênh, hóm hỉnh trong điêu khắc đình làng c ũng từng nở rộ vào thời kỳ các thế lực phong kiến trung ương đang tranh giành quyền bá, bỏ mặc cho đám thợ chốn quê mùa tha hồ tô vẽ. Có hai giai đoạn hưng thịch những hình ảnh tươi mát như thế l à giai đoạn nghệ thuật nhà Mạc và thời Chính Hòa nhà Lê sau đó. Xem thế mới hay giờ đây chúng ta khắt khe hơn các ông bà thủa trước rất nhiều. Bây giờ tới các chùa chiền, đền miếu thấy nhiều tượng Thích ca cửu long, tượng Bà Mây, Bà Mưa (Tứ pháp), thậm chí là tượng Phỗng đều cho mặc áo trùm kín mít. Hành vi khỏathân chỉ được hiện diện trong bóng tối, trong các the phòng hay có thể công khai giữa thanh thiên bạch nhật? Ai còn nhớ thời Bao cấp, Hà Nội có rất nhiều các nhà vệ sinh công cộng trong các khu dân cư. Ai đó trên các bức tường vẽ nhì nhằng các bộ phận sinh dục, thôi thì hình gì cũng có, trông ngây ngô và thô thiển. Nhưng ngẫm lại, không phải không có lý do của nó. Mọi người có thể xóa nhưng không ai xóa, qua mấy ngày lại có thêm c ả đôi ba vần thơ. ở cái chốn hôi thối như thế thì hình hài làm sao trong trẻo tươi sáng được. Xuất hiện nơi công cộng những hình ảnh khỏathân có thể cho ta sự thư giãn, thanh thản như những bức tượng ở châu Âu thời Phục Hưng, nhưng cũng có thể làm ta day dứt đau nhói như trong các tác phẩm nghệ thuật Đương đại. Những người hoạt động bảo vệ môi trường ở Đài Loan trong đợt giáng sinh năm 2007 có hoạt động trình diễn các ông già Noen khỏathân đi diễu hành với khẩu hiệu bảo vệ môi trường, cảnh tỉnh mọi người về hiện tư ợng trái đất nóng lên. Trong Festival nghệ thuật Trình diễn 2008 do Quỹ trao đổi và Phát triển văn hóa Đan Mạch, Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, tác phẩm “Đợi” của Lê Thị Minh Nguyệt là một câu chuyện thân xác nơi vỉa hè. Người nghệ sỹ ngồi khỏathân gần 20 phút trên sân khấu, phía sau là màn hình chiếu đoạn video lòng đường rền vang tiếng ô tô, xe máy. Những môtip giới tính chứa đựng những biểu tượng văn hóa, những thông điệp xã hội và nó cần được hiện diện công khai ở các không gian công cộng. ở một chừng mực nào đó, đó không phải là sự a dua phương Tây mà còn là sự trở về với nguồn cội. Chúng ta từng có một thời gian dài ch ịu sự chi phối của Nho học Trung Hoa. Những quan niệm về trinh tiết đức hạnh che lấp những vẻ đẹp thánh thiện của nữ giới. Trần Hậu Yên Thế 1 Tấm bia bị sơn thành bia xe ôm. Sau khi tr ên báo TT&VH có bài viết của tôi, tấm bia được chuyển về bảo tàng tỉnh Ninh Bình. 2 Phạm Văn Tuấn- Đừng nhìn rồng như chim chuột . viết có phát hiện tấm bia có khắc hình một thiếu nữ khỏa thân đứng dưới cành hoa ở ngã ba Thiên Tôn (Ninh Bình). Đúng là khỏa thân mà đứng giữa đường1 . Chiếc bia này nói về việc lập chợ ở đây KHỎA THÂN MÀ Đ ỨNG GIỮA ĐƯỜNG ảnh chụp tấm bia và bản vẽ nét Phô bày giới tính trong không gian công. Thị Minh Nguyệt là một câu chuyện thân xác nơi vỉa hè. Người nghệ sỹ ngồi khỏa thân gần 20 phút trên sân khấu, phía sau là màn hình chiếu đoạn video lòng đường rền vang tiếng ô tô, xe máy.