1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Nuôi bồ câu không khó nên chú ý những điểm sau docx

3 2,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 38,5 KB

Nội dung

Nuôi bồ câu không khó nên chú ý những điểm sau (kinh nghiệm sau một thời gian "vào cuộc"): 1. Chuẩn bị chuồng nuôi hoặc lồng nhốt trước khi đi mua bồ câu. 2. Tất nhiên là chọn con to, khỏe nhưng chú ý bảo người bán chọn số lượng con cái nhiều hơn 2 - 3 con so với con đực(tại vì em cái có giá hơn em đực). 3. Nhớ hỏi người bán về loại thức ăn đang sử dụng, loại thuốc đang cho uống để phòng và trị bệnh và nhớ hỏi tất cả những gì thắc mắc cần biết. 4. Trước khi thả bồ câu vào chuồng trại nên dọn sạch sẽ, khử độc. 5. Không được cho bồ câu ngủ dưới nền chuồng vì bồ câu sẽ bị lạnh bụng -> bị đi ỉa, không được sử dụng quạt gió vì gió mạnh + liên tục sẽ làm lông bồ câu rụng ->sẽ bị HEN. Bồ câu là động vật biến nhiệt nên yên tâm là nó sẽ không chết nóng hoặc chết rét đâu (chúng ta sẽ chết trước nó). 6. Khi thay đổi thức ăn cho bồ câu phải trộn thức ăn mới với thức ăn đang cho ăn để bồ câu thích ứng dần dần. 7. Do thay đổi môi trường sống và có thể di chuyển bồ câu đi xa nên thời gian đầu tiên khi chăm sóc bồ câu PHẢI cung cấp các loại thuốc bổ như VitaminC, bột điện giải, đường glucoza kết hợp với uống thuốc phòng bệnh tiêu hóa ở bồ câu. 8. Theo dõi sát sao bồ câu để khi em nào có triệu trứng không ăn, chỉ uống nước, hay đứng ủ rũ buồn buồn một mình, ỉa phân xanh, đôi khi phân chỉ là nước, mùi tanh thì chắc chắn em đó đã bị đi ỉa, cần tách riêng để theo dõi (tránh bị lây cả đàn) và cho uống thuốc điều trị ngay. Có thể gọi điện nhờ sự trợ giúp của ai đã từng trải qua hoặc liên hệ với trạm bán thuốc thú y gần nhất để mua thuốc điều trị. 9. Tạm đến đây thôi bởi vì mới bắt đầu làm quen với nghề nuôi chim bồ câu. Ai biết thêm kinh nghiêm thực tế xin vui lòng thể chỉ giáo thêm.OK.jpg Xin chân thành cảm ơn! Tin buồn, cực kỳ buồn! Sau 3 tuần bắt tay vào nuôi bồ câu, hôm nay là kết quả: 19 đôi bồ câu Pháp từ Hưng Yên về nuôi, biết rằng khi di chuyển xa và thay đổi môi trường sống sẽ ảnh hưởng đến bồ câu nên em đã chủ động xin thuốc tại trại bồ câu và hỏi những thắc mắc của mình tại trại bồ câu. Mua về thả vào chuồng là em cho uống thuốc phòng thương hàn cộng với với Vitamin luôn để tăng sức đề kháng cho bồ câu ngay. Hôm sau bồ câu bắt đầu xuất hiện 2 con với triệu trứng: kém ăn, uống nhiều nước, hay đứng ủ rũ một chỗ. E bắt nhốt riêng và cho bơm thuốc BM-THIAMPHENICOL 10% (trên bao bì ghi là đặc trị thương hàn – Bạch lỵ - E.coli – Tụ huyết trùng) cho uống thì kết quả là 1 con khỏe lai sau 2 hôm, 1con vẫn hiện tượng đi ỉa. Trong khi bơm thuốc cho 2 con bị đi ỉa em vẫn cho cả đàn uống loại thuốc như trên + Vitamin. Đến hôm nay được 2 tuần rồi, trong thời gian 2 tuần đó lượng chim đi ỉa phân xanh, mùi tanh, đứng ủ rũ xuất hiện nhiều hơn (người bán bồ câu nói nó bị thương hàn) Em đã đến trạm bảo vệ thực vật, các chi nhánh bán thuốc thú y để hỏi và mua các loại thuốc khác nhau cho uống: - BM-THIAMPHENICOL 10% (gói 100g): Thiamphenicol 10%, Lactose vừa đủ. - T – COLIVIT (gói 10g): Bycomyxin 1000mg, Oxymykoin 1000mg, Lactose vừa đủ. - RTD – ĐẶC TRỊ TIÊU CHẢY (gói 10g): Oxytetracylin 5g, Neomycin 3,675g. - Cosumix Plus (gói 20g): Sulfachlorpyridazine sodium 10g, Trimethoprim 2g. - Các loại Vitamin, đường Glucoza, men tiêu hóa, bột điện giải, thuốc điện giải. Nhưng kết quả không mấy tốt đẹp, đã có 4 con chết với triệu trứng trên. Em mua thuốc lọ Enrofloxacin tiêm ngày 2 lần, mỗi lần 0,25 - 0,3 ml nhưng kết quả cũng không mấy khả quan. Hiện tại trong đàn vẫn xuất hiện 1 số con đi ỉa phân xanh, loãng, đứng ủ rũ, kém ăn, chậm. Đến bây giờ em không biết nên cho uống thuốc gì và chữa như thế nào nữa. Mong sự tư vấn và giúp đỡ của các Bác, các Anh những người đã trải qua hoặc biết chỉ bảo kẻo đàn bồ câu của em sẽ lần lượt ra đi mất! Em xin chân thành cảm ơn!!! Bệnh thương hàn ở bồ câu có thể sử dụng 1 trong các thuốc sau đây để điều trị: - Esb3: Pha 2g với 1 lít nước, cho chim uống liên tục 3 - 4 ngày. Khi trong đàn có một số chim bị bệnh thì dùng thuốc cho uống phòng nhiễm cho cả đàn. - Bisepton: Dùng liều 100mg/ kg thể trọng của chim, tán nhỏ thuốc pha nước đổ cho chim uống hoặc trộn với thức ăn cho chim ăn, thuốc dùng liên tục 3 - 4 này. - Oxytetracyclin: Dùng liều 100mg/kg thể trọng của chim, thuốc có thể pha nước cho uống, trộn với thức ăn cho ăn hoặc tiêm bắp thịt, thuốc dùng liên tục 3 - 4 ngày. Kết hợp với thuốc điều trị cần bổ sung Premix khoáng và Premix vitamin vào nước uống hoặc thức ăn để tăng sức đề kháng cho chim. Phòng bệnh: áp dụng các biện, pháp sau: - Khi phát hiện chim bênh cần cách ly điều trị kịp thời, đồng thời cũng dùng 1 trong các loại thuốc trên điều trị cho những chim đã nhốt chung chuồng với chim ốm, vì những chim này có thể đã bị nhiễm mầm bệnh. - Thực hiện vệ sinh, tẩy uế chuồng trại khi có dịch xảy ra, dùng 1 trong các thuốc sát trùng sau phun hoặc vẩy vào chuồng để diệt mầm bệnh: Axit Phênic 5%; Virkon 0,1%; nước vôi 10%; Crêsyl 3%. - Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn chim với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, các loại khoáng và các vitamin A,D,E,B1, C để nâng cao sức đề kháng với bệnh Chúc thành công trong chăn nuôi Bệnh này gây ra bởi vi khuẩn Samonella gallinarum, bệnh có thể lây lan qua trứng của bồ câu bệnh, bồ câu sống sót còn lại thì trở thành vật mang trùng làm lây lan cho những con khác. Điều trị: Dùng thuốc thuộc nhóm AMINOGLYCOSIDE nhóm này tác động mạnh trên chủng vi khuẩn Samonella như các loại: Streptomycin, Gentamycin, kanamycin, Apramycin, Tobramycin, Spectinomycin: Nhóm này hấp thu kém qua đường tiêu hóa, không nên cho uống, bạn tiêm bắp sẽ đạt hiệu quả cao! Nếu không, bạn dùng Enrofloxacin cũng được và nhóm này hiện nay thì tác động tương đối tốt trên các loài vi khuẩn, cho uống hay tiêm điều đạt hiệu quả cao. Trong quá trình điều trị bạn nên bổ sung thêm Vitamin C, chất điện giải (Electrolyte). Đối với các bồ câu còn lại bạn nên điều trị dự phòng cho chúng liều dùng = với liều điều trị sử dụng liên tục trong 5 ngày! . Nuôi bồ câu không khó nên chú ý những điểm sau (kinh nghiệm sau một thời gian "vào cuộc"): 1. Chuẩn bị chuồng nuôi hoặc lồng nhốt trước khi đi mua bồ câu. 2. Tất nhiên. tất cả những gì thắc mắc cần biết. 4. Trước khi thả bồ câu vào chuồng trại nên dọn sạch sẽ, khử độc. 5. Không được cho bồ câu ngủ dưới nền chuồng vì bồ câu sẽ bị lạnh bụng -> bị đi ỉa, không. làm lông bồ câu rụng ->sẽ bị HEN. Bồ câu là động vật biến nhiệt nên yên tâm là nó sẽ không chết nóng hoặc chết rét đâu (chúng ta sẽ chết trước nó). 6. Khi thay đổi thức ăn cho bồ câu phải

Ngày đăng: 28/06/2014, 13:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w