Loại hình sản phẩm học thuật Báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên/khóa luận tốt nghiệp/luận văn thạc sĩ/luận án tiến sĩ: Khóa luận tốt nghiệp 3.. Bằng việc ký xác nhận vào mẫu
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ
THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SẢN PHẨM BẰNG MÃ VẠCH
GVHD: TS TRẦN VI ĐÔ SVTH: NGUYỄN XUÂN THÀNH ĐẠT
S K L 0 1 3 2 5 1
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ BỘ MÔN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS Trần Vi Đô SVTH: Nguyễn Xuân Thành Đạt MSSV: 17151184
NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ
Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI
SẢN PHẨM BẰNG MÃ VẠCH
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ BỘ MÔN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI
SẢN PHẨM BẰNG MÃ VẠCH
GVHD: TS Trần Vi Đô SVTH : Nguyễn Xuân Thành Đạt MSSV: 17151184
NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ
Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024
Trang 4THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BẢN CAM KẾT VÀ XÁC NHẬN KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐẠO VĂN (DÀNH CHO BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN,
KHÓA LUẬN, LUẬN VĂN, LUẬN ÁN) I Thông tin chung
1 Tên sản phẩm học thuật: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm bằng mã vạch
2 Loại hình sản phẩm học thuật (Báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên/khóa luận tốt nghiệp/luận văn thạc sĩ/luận án tiến sĩ): Khóa luận tốt nghiệp
3 Mã số sản phẩm học thuật (nếu có):
4 Thông tin tác giả (ghi tất cả tác giả của sản phẩm)
Vai trò
(Chủ nhiệm/thành viên/tác giả chính/đồng tác giả…) 1 Nguyễn Xuân Thành Đạt 17151184 Tác giả
5 Thông tin giảng viên hướng dẫn
Họ và tên: Trần Vi Đô MSCB: 4033
Khoa: Điện – Điện Tử
II Kết quả kiểm tra đạo văn
Ngày nộp sản phẩm
Ngày kiểm tra đạo
văn
% trùng lặp toàn nội dung
% trùng lặp cao nhất từ 1
nguồn
Lưu ý: % trùng lặp nêu ở bảng trên không tính % trùng lặp của danh mục tài liệu tham khảo
Trang 5Nhóm tác giả sản phẩm học thuật và giảng viên hướng dẫn cam kết rằng:
1 Nội dung trong sản phẩm học thuật nêu trên không vi phạm đạo đức và liêm chính khoa học
2 Kết quả % trùng lặp nêu tại mục II là hoàn toàn chính xác và trung thực 3 Bằng việc ký xác nhận vào mẫu này, nhóm tác giả và giảng viên hướng dẫn cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm có liên quan đến sản phẩm học thuật nói trên
Xác nhận của đại diện nhóm tác giả Xác nhận của giảng viên hướng dẫn
Trang 6TRƯỜNG ĐH SPKT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ BỘ MÔN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
o0o
Tp HCM, ngày tháng năm 2024
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ
Họ và tên: Nguyễn Xuân Thành Đạt MSSV: 17151184 Tel: 0358197879
Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá I TÊN ĐỀ TÀI: “Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm bằng mã vạch” II Nhiệm vụ
1 Các số liệu ban đầu: 2 Nội dung thực hiện:
- Nghiên cứu cách đọc nhà nhận dữ liệu từ đầu đọc mã vạch - Thiết kế và thi công mô hình hệ thống phân loại sản phẩm - Thiết kế hệ thống SCADA
III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 29/01/2024 IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20/06/2024 V HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS Trần Vi Đô
Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024
BỘ MÔN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ký ghi rõ họ tên và học hàm học vị)
Trang 7TRƯỜNG ĐH SPKT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ BỘ MÔN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
o0o
Tp HCM, ngày tháng năm 2024
LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Nguyễn Xuân Thành Đạt MSSV: 17151184 Tên đề tài: “Hệ thống phân loại sản phẩm bằng mã vạch”
GVHD
01/02/2024 – 07/2/2024 Lên kế hoạch, thiết kế sơ bộ cho hề thống 08/02/2024 –
15/03/2024 Tính toán sơ bộ các thiết bị phần cứng 16/03/2024-
31/03/2024 Mua thiết bị theo những số liệu đã tính toán
01/04/2024 – 08/03/2024
- Thi công phần cứng, đi dây hoàn thiện - Chỉnh sửa cho phù hợp theo góp ý của giá viên hướng dẫn
09/03/2024 - 22/04/2024 Lập trình, cấu hình hệ thống 23/04/2024 –
15/05/2024
Lập trình và thiết kế giao diện điều khiển, web server, cơ sở dữ liệu
16/05/2024 - 31/05/2024
Chạy thử, sửa lỗi, cải thiện và hoàn thiện hệ thống hệ thống
01/06/2024 – 20/06/2024 Thực hiện viết báo cáo khóa luận tốt nghiệp
GV HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ và tên)
Trang 8TRƯỜNG ĐH SPKT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ BỘ MÔN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
o0o
Tp HCM, ngày tháng năm 2024
LỜI CAM ĐOAN
Tôi Nguyễn Xuân Thành Đạt cam đoan đồ án tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của bản than tôi dưới tự hướng dẫn của tiến sĩ Trần Vi Đô Các kết quả công bố trong đồ án tốt nghiệp là trung thực và không thực hiện sao chép từ bất kỳ công trình nào khác
Người thực hiện đề tài
Trang 9TRƯỜNG ĐH SPKT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ BỘ MÔN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
o0o
Tp HCM, ngày tháng năm 2024PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (Dành cho giảng viên hướng dẫn) Họ và tên sinh viên: Nguyễn Xuân Thành Đạt MSSV: 17151184 Hội đồng Tên đề tài: THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SẢN PHẨM BẰNG MÃ VẠCH Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá Họ và tên GV hướng dẫn: TS Trần Vi Đô Ý KIẾN NHẬN XÉT 1 Nhận xét về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên: ………
Trang 10tối đa
Điểm đạt được
1
Đúng format với đầy đủ cả hình thức và nội dung của các mục 10
Mục tiêu, nhiệm vụ, tổng quan của
Tính cấp thiết của đề tài 10
2
Khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật khoa học xã hội…
Trang 11yêu cầu đưa ra với những ràng buộc thực tế
Khả năng cỉa tiến và phát triển 15
Khả năng sử dụng công cụ kỹ thuật,
7 Kết luận:
Được phép bảo vệ Không được phép bảo vệ
TP.HCM, ngày tháng năm 2024
Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 12LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm bằng mã vạch” là nội dung em đã tìm hiều, nhiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp sau thời gian học tập tại Khoa Điện - Điện Tử, ngành Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô đã tạo điều kiện để em được rèn luyện, học tập và tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để có thể thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cám ơn đến giảng viên hướng dẫn TS Trần Vi Đô đã tận tình theo dõi tiến độ, hướng dẫn và đưa ra các lời khuyến để em có thể giải quyết mọi vấn đề gặp phải khi thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Nội dung của khóa luận tốt nghiệp em đã thực hiện khó tránh được những thiếu sót do bản thân chưa có đủ kinh nghiệm thực tế Em rất mong được nhận thêm những góp ý và sự chỉ dạy của quý thầy cô
Cuối cùng, em xin cám ơn và chúc quý thầy cô thật nhiều sức khỏe để đạt thêm thật nhiều thành công trong cuộc sống
Em xin chân thành cám ơn!
Trang 13TÓM TẮT
Trong các năm gần đây, sự phát triển của xuất nhập khẩu, công nghệ và nhu cầu tự động hóa trong sản xuất, công nghiệp và các ngành khác đang tăng cao Đã có rất nhiều hệ thống phân loại sản phẩm được ra đời Tuy nhiên với mỗi ngành thì mục tiêu và yêu cầu được đặt ra cho hệ thống là khác nhau Khóa luận có đề tài “Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm bằng mã vạch” sẽ đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu và thiết kế hoàn chỉnh một hệ thống hoạt động theo mục tiêu đặt ra Trên cơ sở các hệ thống đã có sẵn, cỉa tiến và điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu đề ra Kết quả đạt được rất khả quan với độ chính xác cao và khả năng điều chỉnh, thay đổi thông số cho phù với những khu vực khác Nội dung khóa luận được trình bay theo kết cấu sau:
• Phần mở đầu: Chương 1
- Lý do chọn đề tài: trình bày lý do chọn đề tài này - Mục tiêu nghiên cứu: trình bày rõ mục tiêu cần đạt được sau khi thực
hiện khóa luận tốt nghiệp - Đối tượng và phạm vi: trình bày đối tượng nghiên cứu bao gồm
những gì và phạm vi nghiên cứu • Phần nội dung: Chương 2, chương 3 và chương 4
- Cơ sở lý thuyết: trình bày những hệ thống đã được thực hiện và những khái niệm cơ bản được sử dụng để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
- Thiết kế phần cứng: trình bày cách tính toán và lựa chọn thiết bị phần cứng cho hệ thống
- Thiết kế phần mềm: trình bày cách cấu hình phần mềm cho hệ thống • Phần kết luận: Chương 5 và chương 6
- Kêt quả thực nghiệm: trình bày kết quả đạt được sau khi thiết kế và thi công hoàn chỉnh
- Kết luận: trình bày kêt quả đạt được, hạn chế và hướng phát triển trong tương lai cho hệ thống
Trang 14DANH MỤC HÌNH
Hình 1- 1 Kho phân loại hàng xuất nhập khẩu 1
Hình 1- 2 Hệ thống phân loại hành lý trong sân bay 1
Hình 1- 3 Hệ thống phân loại trong nhà máy 2
Hình 2- 1 Hệ thống phân loại sản phẩm lỗi ứng dụng xử lý ảnh Labview 5
Hình 2- 2 Hệ thống phân loại sản phẩm theo barcode 6
Hình 2- 3 Cấu trúc truyền dữ liệu RS-232 9
Hình 3- 1 Sơ đồ khối của hộ thống 11
Hình 3- 2 PLC Siemens S7-1200 CPU 1214C DC/DC/DC 13
Hình 3- 3 Sơ đồ chân của PLC 14
Hình 3- 4 HoneyWell IS3480 15
Hình 3- 5 Hệ thống băng tải 16
Hình 3- 6 Các tỷ số truyền hiện hành 17
Hình 3- 7 Thông số động cơ khi có hộp số 17
Hình 3- 8 Hiệu suất của hộp số 18
Hình 3- 9 Thông số tiêu chuẩn của động cơ 18
Hình 3- 10 Biến tần Mitsubishi FR-D720-0.2K 19
Hình 3- 11 Relay khối Omron G6B-4BND DC24 21
Hình 3- 12 Nút nhấn nhả màu xanh, đỏ và vàng 22
Hình 3- 13 Các đèn báo 23
Hình 3- 14 Bảng thông số xy lanh Airtac 24
Hình 3- 15 Thông số kỹ thuật của xy lanh khí nén Airtac 24
Hình 3- 16 Valve khí nén 5/2 24
Hình 3- 17 Thông số nguồn 25
Hình 3- 18 Aptomat Mitsubishi BHW-T4-C25 25
Hình 3- 19 Sơ đồ đấu dây nguồn 27
Hình 3- 20 Sơ đồ đấu dây PLC 28
Hình 3- 21 Sơ đồ đấu dây ngõ vào 29
Hình 3- 22 Sơ đồ đấu dây ngõ ra 30
Hình 3- 23 Sơ đồ đấu dây cảm biến 31
Hình 3- 24 Sơ đồ đấu dây khí nén 32
Hình 3- 25 Sơ đồ đấu dây đèn báo 33
Hình 3- 26 Sơ đồ mạch động lực 34
Hình 3- 27 Thi công phần cứng 35
Hình 3- 28 Đấu nối dây tủ điện 35
Hình 4 - 1 Lưu đồ giải thuật toàn hệ thống 36
Trang 15Hình 4 - 2 Lưu đồ giả thuật chương trình chính 37
Hình 4 - 3 Lưu đồ giải thuật chương trình chạy tự động 37
Hình 4 - 4 Lưu đồ giải thuật chương trình chạy bằng tay 38
Hình 4 - 5 Lưu đồ giải thuật chương trình cơ sở dữ liệu 38
Hình 4 - 6 Tạo dự án TIA Portal 39
Hình 4 - 7 Chọn PLC 39
Hình 4 - 8 Khởi tạo bộ đếm tốc độ cao 41
Hình 4 - 9 Chọn địa chỉ ngõ vào cho encoder 41
Hình 4 - 10 Thiết lập tần số quét cho ngõ vào encoder 42
Hình 4 - 11 Kích hoạt web server cho PLC 42
Hình 4 - 12 Các chương trình con trong hệ thống 43
Hình 4 - 13 Khởi tạo giao diện điều khiển 45
Hình 4 - 14 Thêm cổng kết nối 45
Hình 4 - 15 Tạo kết nối với PLC 46
Hình 4 - 16 Tạo kết nối với HMI 46
Hình 4 - 17 Giao diện điều khiển 46
Hình 4 - 18 Giao diện cài đặt 47
Hình 4 - 19 Tạo chứng chỉ cho WEBSERVER 47
Hình 4 - 20 Tạo tài khoản đăng nhập 48
Hình 4 - 21 Bỏ chọn “Activate secure download” 48
Hình 4 - 22 Hoàn thành cấu hình WEBSERVER 48
Hình 4 - 23 Đăng nhập vào SQL Server 49
Hình 4 - 24 Tạo tài khoản đăng nhập 49
Hình 4 - 25 Tạo cơ sở dữ liệu 50
Hình 4 - 26 Tạo bảng dữ liệu 50
Hình 4 - 27 Cấu hình bảng dữ liệu 51
Hình 4 - 28 Cấu hình địa chỉ IP 51
Hình 4 - 29 Nhập địa chỉ IP lên PLC 52
Hình 4 - 30 Chọn Hardware Identify 52
Hình 5 - 1 Các mẫu vật 53
Hình 5 - 2 Các hình thức đặt vật 53
Hình 5 - 3 Mặt trước của hệ thống 54
Hình 5 - 4 Mặt trên của hệ thống 54
Hình 5 - 5 Mặt trái của hệ thống 54
Hình 5 - 6 Mặt bên phải của hệ thống 55
Hình 5 - 7 Mặt trước của tủ điện 55
Hình 5 - 8 Phía trong tủ điện điều khiển 56
Trang 16Hình 5 - 9 Sản phẩm thứ nhất khi đi qua máy quét 56
Hình 5 - 10 Sản phẩm thứ nhất được đẩy vào kho 56
Hình 5 - 11 Sản phẩm thứ hai sau khi đi qua máy quét 57
Hình 5 - 12 Sản phẩm thứ hai được đẩy vào kho 57
Hình 5 - 13 Sản phẩm thứ ba sau khi đi qua máy quét 57
Hình 5 - 14 Sản phẩm thứ ba được đẩy vào kho tương ứng 58
Hình 5 - 15 Màn hình điều khiển 58
Hình 5 - 16 Màn hình cài đặt 59
Hình 5 - 17 Trang thay đổi thông tin người dùng 59
Hình 5 - 18 Nhập dữ liệu thủ công 59
Hình 5 - 19 Lọc theo ngày vào kho 60
Hình 5 - 20 Lọc theo mã sản phẩm thứ nhất 60
Hình 5 - 21 Lọc theo mã sản phẩm thứ hai 61
Hình 5 - 22 Lọc theo mã sản phẩm thứ ba 61
Trang 17DANH MỤC BẢNG
Bảng 2 - 1 So sánh giữa các giao thức truyền thông 9
Bảng 3- 2 Lựa chọn thiết bị 12
Bảng 3- 3 Thông số kỹ thuật PLC 14
Bảng 3- 6 Thông số kỹ thuật đầu đọc mã vạch 15
Bảng 3- 7 Thông số kỹ thuật biến tần 20
Bảng 3- 8 Thông số kỹ thuật relay trung gian 21
Bảng 3- 9 Thông số kỹ thuật MCB 26
Bảng 4 - 1 Bảng địa chỉ ngõ vào 40
Bảng 4 - 2 Bảng địa chỉ ngõ ra 41
Bảng 5 - 1 Kết quả thực nghiệm 61
Trang 18CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng anh Tiếng việt
PLC Programable Logic Ctrol Bộ điều khiển có thể được
LAN Local Area Network Mạng nội bộ
HTML Hyper Text Markup Language Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản
MCB Miniature Circuit Breaker Thiết bị đóng ngắt dòng điện
SQL Structured Query Language Ngôn ngữ truy vấn có cấu
trúc
Trang 19MỤC LỤC
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ v
LỜI CAM ĐOAN vii
PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP viii
LỜI CẢM ƠN xi
TÓM TẮT xii
DANH MỤC HÌNH xiii
DANH MỤC BẢNG xvi
CÁC TỪ VIẾT TẮT xvii
MỤC LỤC xviii
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1
Đặt vấn đề 1
Mục tiêu 3
Nội dung nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu 3
1.3.3 Bố cục đề tài 4
Giới hạn 4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
Những hệ thống tương tự đã có hiện nay 5
2.1.1 Hệ thống phân loại sản phẩm lỗi ứng dụng xử lý ảnh Labview 5
2.1.2 Hệ thống phân loại sản phẩm theo barcode 6
2.1.3 Các cải tiển của hệ thống 6
Các dạng mô hình phân loại sản phẩm 6
Web server là gì 7
Tổng quan về WINCC Unified 7
Cách đọc và truyền dữ liệu từ đầu đọc mã vạch về PLC 8
Trang 20CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ PHẦN CỨNG 11
Sơ đồ khối của hệ thống 11
Lựa chọn thiết bị điều khiển 12
3.2.1 Lý do chọn PLC 12
3.2.2 PLC Siemens s7-1200 CPU 1214C DC/DC/DC 13
Tính toán và lựa chọn các thiết bị còn lại 14
3.3.1 Đầu đọc mã vạch HoneyWell IS3480 14
3.3.2 Động cơ 16
3.3.3 Biến tần 18
3.3.4 Relay trung gian 21
3.3.5 Nút nhấn và đèn báo 22
3.3.6 Tính toán lựa chọn xy lanh khí nén và van khí nén 23
3.3.7 Tính toán lựa chọn nguồn 24VDC 24
3.3.8 Tính toán lựa chọn MCB 25
Sơ đồ đấu dây hệ thống 26
Thi công hoàn chỉnh phần cứng hệ thống 35
CHƯƠNG 4 THIIẾT KẾ PHẦN MỀM 36
Lập trình hệ thống 36
4.1.1 Lưu đồ giải thuật hệ thống 36
4.1.2 X`Khởi tạo dự án 39
4.1.3 Cấu hình phần cứng 41
4.1.4 Lập trình phần mềm 42
Thiết kế giao diện điều khiển 45
Thiết kế web server 47
Thiết kế cơ sở dữ liệu 49
Cấu hình protocol để giao tiếp giữa PLC và SQL Server 51
CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 53
Trang 21Mẫu vật sử dụng 53
Kết quả phần cứng 53
Đi dây tủ điện 55
Kết quả thiết kế phần mềm 56
Kết quả thiết kế giao diện điều khiển 58
Kết quả thiết kế web truy xuất dữ liệu 60
Kết quả thực nghiệm 61
Nhận xét 61
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 63
Kết quả đạt được 63
Những hạn chế còn tồn tại 63
Hướng phát triển 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 65
Trang 22CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
Đặt vấn đề
Ngày nay khi nhu cần xuất nhập khẩu và giao hàng đang được đẩy mạnh thì việc phân loại hàng hoá cũng cần phải được cải thiện Trong đó rất nhiều nhà máy, kho hàng hay ở các sân bay với lượng hàng ra vào hàng ngày là rất nhiều Đây cũng là một khâu cơ bản trước khi hàng hoá được vận chuyển đi các khu vực khác như các tỉnh thành hoặc thậm chí là các nước khác trên thế giới
Hiện nay có rât nhiều mô hình phân loại hàng hoá đang được sử dụng: - Trong các kho xưởng xuất nhập khẩu:
-
Hình 1- 1 Kho phân loại hàng xuất nhập khẩu
(Nguồn:https://als.com.vn/phan-loai-hang-hoa-chuyen-cho-thong-qua-duong-hang-khong) - Trong sân bay:
Hình 1- 2 Hệ thống phân loại hành lý trong sân bay
https://vnexpress.net/he-thong-phan-loai-hanh-ly-tu-dong-trong-san-bay-anh-3939898.html )
- Trong nhà máy sản xuất
Trang 23Hình 1- 3 Hệ thống phân loại trong nhà máy
(Nguồn: Công ty cổ phần kỹ thuật và công nghiệp Việt Nam(bangtai.net)) Trong những ngành nghề khác thì việc phân loại sản phẩm rất quan trọng, nhờ đó ta có thể biết được sản phẩm cần đi đâu để có thể đưa ra lộ trình vận chuyển hợp lý
Hiện tại có rất nhiều mô hình phân loại hàng hoá khác nhau Những mô hình này đề có mục đích là phân loại hàng hoá theo các nhóm riêng biệt tuỳ vào nhu
cầu của người sử dụng
Đối với các nơi cần phân loại sản phầm với trọng lượng cao thì người ta thường sử dụng xe nâng và nhân công quét mã trên những kiện hàng
Ưu điểm của mô hình này bao gồm: - Có khả năng tải được hàng hoá có khối lượng lớn - Dễ dàng di chuyển hàng hoá vào các kệ
- Tính linh hoạt cao Nhược điểm của mô hình này bao gồm: - Mặt bằng cần rộng lớn do hàng hoá có khối lượng nặng thường có kích
thước khá to - Tốc độ phân loại khá hạn chế - Cần sử dụng khá nhiều nhân công - Luôn cần nhân công để sử dụng máy quét
Trang 24Đối với các nơi cần phân loại với tốc độ cao và hàng hoá có khối lượng vừa phải thì người ta thường sử dụng hệ thống phân loại sử dụng máy quét mã gắn trên băng tải và xy lanh đẩy
Ưu điểm của mô hình này bao gồm: - Tốc độ phân loại có thể điều chỉnh được, từ chậm đến nhanh tuỳ vào số
lượng hàng hoá - Nhân công cần để vận hành cho mô hình khá thâp
Nhược điểm của mô hình này bao gồm: - Khả năng phân loại sản phẩm kích thước to và khối lượng nặng là rất hạn
chế - Tính linh hoạt trong các nhóm mặt hàng khá hạn chế để thêm nhóm mặt
hàng vào hệ thống là khá khó khan
Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là “Thiết kế và chế tạo hệ thống phân loại sản phẩm bằng mã mã vạch” là tìm hiểu và thiết kế hệ thống có thể phân loại được sản phẩm có dán mã vạch với một số thông số như sau:
- Tốc độ phân loại 60 sản phẩm mỗi phút - Tốc độ tối đa của băng tải là 50mm/s - Điều khiển thông qua màn hình điều khiển và web server - Có thể truy xuất và xuất dữ liệu từ xa
Nội dung nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế và chế tạo hệ thống phân loại sản phẩm bằng mã mã vạch
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm đã nghiên cứ và thiết kế hệ thống dựa trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm
Lý thuyết: - Tham khảo các tài liệu, nguồn thông tin về các đọc mã mã vạch - Đọc và tìm hiểu các giao tiếp giữa đầu đọc mã và hệ thống xử lý tín
hiệu
Trang 25- Nghiên cứu tính toán động lực học của hệ thống Thực nghiệm:
- Lựa chọn thiết bị thi công phù hợp cho hệ thống - Dự trù kinh phí trong việc chế tạo và vận hành hệ thống - Chạy thực nghiệm và so sánh với mục tiêu đề ra
- Rút kinh nghiệm và khắc phục
1.3.3 Bố cục đề tài
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN: đặt vấn đề, mục tiêu của đề tài CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT: các hệ thống tương tự đã được thực hiện và tổng quan các lý thuyết được sử dụng trong đề tài
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ PHẦN CỨNG: trình bày phần thiết kế phần cứng của hệ thống, cách chọn các thiết bị sử dụng
CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ PHẦN MỀM: trình bày cách cấu hình, nội dung phần mềm và thiết kế giao diện điều khiển
CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM: trình bày về kết quả khi vận hành hệ thống
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN: trình bày về kết quả đã đạt được, hạn chết và hướng phát triển của đề tài
dụng mạng LAN
Trang 26CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Những hệ thống tương tự đã có hiện nay 2.1.1 Hệ thống phân loại sản phẩm lỗi ứng dụng xử lý ảnh Labview
Hệ thống này được nghiên cứu và phát triển bởi cựu sinh viên trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh khóa K17, năm thực hiện đề tài vào 2022
Hình 2- 1 Hệ thống phân loại sản phẩm lỗi ứng dụng xử lý ảnh Labview
(Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=RnTQMvCN21c&t=848s) Sơ bộ về hệ thống này:
- Xử dụng hai máy ảnh để xác định mã vạch, màu sản phẩm và số lượng sản phẩm
- Phân loại theo các thông số được thiết lập theo yêu cầu - Ưu điểm của hệ thống:
- Có thể phân loại được nhiều dạng sản phẩm - Có độ chính xác khá cao theo mô tả của tác giả - Nhược điểm của hệ thống:
- Chỉ phân loại một sản phẩm trên băng tải trong một lần - Tốc độ phân loại không cao
- Luôn phải đi kèm máy tính để đọc dữ liệu từ máy ảnh
Trang 272.1.2 Hệ thống phân loại sản phẩm theo barcode
Đề tài được thực hiện bởi cựu sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng, năm thực hiện vào 2020
Hình 2- 2 Hệ thống phân loại sản phẩm theo barcode
(Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=jqFlT0qoZQo&t=214s) Sơ bộ về hệ thống:
- Phân loại sản phẩm theo mã barcode được định sẵn - Sử dụng máy ảnh để đọc barcode
- Ưu điểm của hệ thống: - Có khả năng đọc được nhiều mã barcode trên cùng một sản phẩm - Khả năng nhận diện và đọc barcode khá chính xác
- Nhược điểm của hệ thống: - Tốc độ phân loại còn khá thấp - Chỉ có thể phân loại mỗi lần một sản phẩm
2.1.3 Các cải tiển của hệ thống
Dựa vào các ưu và nhược điển của những hệ thống đã được làm trước đây, hệ thống của nhóm có những cải tiển như sau:
- Khả năng điều khiển tốc độ băng tải - Khả năng phân loại tốc độ cao với nhiều sản phẩm cùng lúc và tối đa là
mười sản phẩm
Các dạng mô hình phân loại sản phẩm
Ngoài ra hiện nay có rất nhiều các hệ thống phân loại sản phẩm khác như:
Trang 28- Phân loại sản phẩm theo kích thước - Phân loại sản phẩm theo khối lượng - Phân loại sản theo màu sắc
- Phân loại sản phẩm theo loại vật liệu - …
Web server là gì
Thuật ngữ web server hiện nay đã không còn lạ lẫm gì với đa số mọi người Với PLC Siemens S7-1200 hoặc với những hãng khác thì web server là một ứng dụng để chúng ta có thể điều khiển các thiết bị ngoại vi và cơ cấu chấp hành thông qua PLC ở bất cứ đâu có Internet Ngoài ra ta còn có thể nhập/xuất dữ liệu của PLC
Trên PLC S7-1200 chúng ta có nhiều cách để thiết kế một web server như: - Thiết kế thông qua một trang HTML
- Sử dụng WINCC Unified Trong đó việc thiết kế thông qua một trạng HTML sẽ đơn giản và được áp dụng nhiều hơn, tuy nhiên với các hệ thống phức tạp và nhiều chi thiết thì việc thiết kế bằng HTML sẽ gặp một số hạn chế như tốc độ truyền tín hiệu từ PLC và Internet Nếu có quá nhiều tác vụ cần thực hiện thì khả năng cao sẽ bị gián đoạn hoặc không điều khiển được do cần thông qua một thư viện lập trình của Jquery, trong trường hợp ta khác phục được điều đó thì tín hiệu cũng sẽ bị gián đoạn do chúng cần chờ thời gian đọc trong mỗi vòng lặp, thông thường sẽ là khoảng một đến hai giây Ở trường hợp này ta nên sử dụng WINCC Unified vì khả năng truyền dữ liệu rất nhanh do được kết nối thẳng với PLC mà không thông qua một phần mềm nào khác
Tổng quan về WINCC Unified
WINCC Unified là phần mềm dùng để cấu hình cho HMI đặt tại các hệ thống cho đến các giản pháp SCADA phức tạp Được thiết kế bởi Siemens và là một phần của bộ công cụ TIAPortal
WINCC Unified cho phép người dùng thiết kế các giao diện đồ họa để tương tác, điều khiển và giám sát các hệ thống tự động hóa trong công nghiệp Phần mềm
Trang 29này được thiết kế để hoạt động tốt trên các nền tảng web sử dụng HTML5, SVG và cả JavaScript, cho phép chúng ta truy cập kết nối từ xa linh hoạt giữa các thiết bị và hệ thống khác nhau WINCC Unified cung cấp các tính năng mạnh mẽ như quản lý dữ liệu, xử lý cảnh báo, lưu trữ và xuất báo cáo
Các tính năng nổi bật của WINCC Unified: - Cung cấp các mẫu giao diện sẵn có giúp người dùng cấu hình các thành
phần trong dự án nhanh chóng và đẹp mặt - Đối với các client chỉ cần sử dụng trình duyệt web thông thường và không
cần cài đặt phức tạp - Hỗ trợ sâu về JavaScript - Quản lý dữ liệu, xử lý cảnh báo, lưu trữ và xuất báo cáo linh hoạt hơn nhiều
các phiên bản WINCC trước đây - Có hỗ trợ cơ sở dữ liệu Microsoft SQL hoặc SQLite
Cách đọc và truyền dữ liệu từ đầu đọc mã vạch về PLC
Hiện nay, đa phần các đầu đọc mã vạch đều sử dụng giao thức kết nối 232, RS-422 hoặc RS-485 để giao tiếp với máy tính hoặc PLC Tuy nhiên các giao thức kết nối này lại có sự khác nhau rõ rệt:
Số thiết bị tối đa 1 1 (10 thiết bị ở
chế độ nhận)
32 (với các bộ lặp lớn hơn thường lên tới 256)
Dạng thức truyền Truyền
Fullduplex (Song song)
Truyền Fullduplex (Song song)
Truyền Halfduplex (2 dây) và
Fullduplex(4 dây)
Khoảng cách tối đa 15m với tốc độ
9600bps
1200m với tốc độ 9600bps
1200m với tốc độ 9600bps Cấu trúc liên kết Point-to-Point Point-to-Point Multy-Point
Trang 30Bảng 2 - 1 So sánh giữa các giao thức truyền thông
Trong đề tài này, nhóm sử dụng chuẩn giao thức RS-232 nên sẽ chỉ đi sâu vào chuẩn kết nối này
Giao diện RS-232 (TIA/EIA-232) dành cho việc tổ chức truyền dữ liệu giữa máy phát hoặc thiết bị đầu cuối (Thiết bị đầu cuối dữ liệu tiếng Anh, DTE) và thiết bị thu hoặc truyền thông (Thiết bị truyền thông dữ liệu tiếng Anh, DCE) sơ đồ point-to-point
Giao thức RS-232 hoạt động ở chế độ song song, cho phép người dùng gửi và nhận thông tin cùng một lúc Điều này trái ngược với chế độ bán song song, khi một liên kết được sử dụng để nhận và truyền dữ liệu, nó bị hạn chế đối với hoạt động nhận và truyền cùng một lúc
Thông tin trong giao thức RS-232 được truyền dưới dạng kỹ thuật số với hai mức logic 0 và 1 Logic “1” tương ứng với điện áp từ -3 đến -15V, và logic “0” tương ứng với điện áp từ +3 đến +15V
Cấu trúc truyền dữ liệu trong RS-232 như hình sau:
Hình 2- 3 Cấu trúc truyền dữ liệu RS-232
- Một dữ liệu được gửi qua RS-232 sẽ bao gồm một bit bắt đầu, một số bit dữ liệu, bit chẵn lẻ và bit kết thúc
- Bit bắt đầu (Start bit) là bit biểu thị sự bắt đầu của việc truyền chuỗi dữ liệu, thường là sẽ bằng 0
- Bit dữ liệu (Data bit) sẽ bao gồm 5, 6, 7 hoặc 8 bit dữ liệu - Bit chẵn lẻ (Parity bit) là bit được thêm vào để kiểm tra, phát hiện lỗi trong
dữ liệu được truyền đi hoặc trong khi đọc dữ liệu - Bit kết thúc (Stop bit) là bit cho biết việc truyền dữ liệu đã kết thúc
Trang 31Để có thể đọc được tín hiệu tốt nhất và chính xác thì chúng ta cần thiết lập đúng thông số các bit trên.
Trang 32CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ PHẦN CỨNG
Sơ đồ khối của hệ thống
Hình 3- 1 Sơ đồ khối của hộ thống
Tổng quan về sơ đồ khối của hệ thống: - Khối nguồn: có chức năng cung cấp điện cho hệ thống - Màn hình điều khiển: bao gồm bảng điều khiển để quan sát trạng thái của
hệ thống Có thể tuỳ chỉnh các chế độ vận hành và quan sát trạng thái hoạt động của các thiết bị
- Máy tính: dùng để lập trình phần mềm, giao diện điều khiển và nạp chương trình vào PLC, có thể sử dụng để cấu hình cho biến tần
- Bộ điều khiển trung tâm: nhận lệnh điều khiển từ các nút nhấn, cảm biến từ đó ra tín hiệu điều khiển cho các cơ cấu chấp hành
- Van khí nén: nhận tín hiệu đóng ngắt từ bộ điều khiển để vận hành xy lanh khí nén
- Máy nén khí: cấp khí nén cho van khí nén để vận hành xy lanh Trong quá trình thiết kế mạch điều khiển với từng nhiệm vụ mong muốn, thì bên cạnh đó ta cũng cần quan tâm tới vấn đề án toàn của bản than và người vận hành máy trong quá trình sử dụng, do đó việc lựa chọn thiết bị phù hợp là điều rất quan trọng
Trang 33Lựa chọn thiết bị điều khiển
Dựa vào các yêu cầu ban đầu của hệ thống, nhóm đã lựa chọn sơ bộ cho các các thiết bị cần có trong hệ thống như sau:
1 PLC S7-1200 CPU 1214C DC/DC/DC Bộ điều khiển trung tâm
2 Module S7-1200, Communication CM 1241 Giao tiếp RS232 với đầu
đọc mã vạch
4 Nút nhấn, đèn Thiết bị điều khiển
5 Biến tần Mitsubishi Điều khiển động cơ
7 Nguồn Omron S8FS-C350-24J Nguồn điện 24V
- Việc sử dụng PLC sẽ khiến cho linh kiện cần dùng sẽ được giảm xuống rất nhiều do đó dây dẫn cần thiết cho hệ thống cũng sẽ ít hơn và kích thước cũng nhỏ gọn hơn
- Công suất tiêu thụ nhỏ hơn so với hệ thống sử dụng relay
Trang 34- Dễ dàng thay đổi quy trình vận hành của hệ thống bằng cách nạp hoặc sửa lại chương trình PLC mới thông qua phần mềm lập trình Đây cũng là ưu điểm lớn nhất nhất của hệ thống có sử dụng PLC
- Được tích hợp công nghệ vi xử lý bán dẫn nên tốc độ phản ứng cũng như nhận tín hiệu của hệ thống PLC là rất nhanh
- Độ bền và độ tin cậy nằm ở mức cao do được sản xuất dành cho các hệ thống công nghiệp
- Quy trình bảo dưỡng được thực hiện dễ dàng và tốn ít nhân lực hơn - Việc lập trình cho hệ thống cũng khá đơn giản với người dùng nên có thể
- Nhỏ gọn - Số lượng I/O phù hợp với hệ thống nên không cần sử dụng thêm module
I/O
Hình 3- 2 PLC Siemens S7-1200 CPU 1214C DC/DC/DC
• Thông số kỹ thuật
Trang 35Thông số CPU 1214C DC/DC/DC
Điện áp hoạt động 20.4VDC-28.8VDC Phát xung tốc độ cao 4 kênh 100kHz, 4 kênh 40kHz
Phần mềm lập trình Tia Portal
Bảng 3- 2 Thông số kỹ thuật PLC
Sơ đồ chân của PLC:
Hình 3- 3 Sơ đồ chân của PLC
Tính toán và lựa chọn các thiết bị còn lại 3.3.1 Đầu đọc mã vạch HoneyWell IS3480
Dựa theo yêu cần hệ thống, nhóm chọn HoneyWell IS3480 để sử dụng là đầu đọc mã vạch cho hệ thống
Trang 36Đầu đọc mã vạch này đáp ứng được tất cả các loại mã vạch 1D hiện nay trên thế giới Tuy nhiên để có thể giao tiếp một cách ổn định ta cần thiết lập lại cài đặt dựa trên sổ tay hướng dẫn của nhà máy
Ưu điểm: - Nhỏ gọn - Tốc độ đọc giữa 2 lần liên tiếp cao - Hoạt động ổn định
Nhược điểm: - Không đọc được mã 2D - Quy trình cài đặt để giao tiếp được với PLC khá phức tạp
Hình 3- 4 HoneyWell IS3480
Thông số kỹ thuật
Chuẩn giao tiếp RS232, USB, Keyboard Wedge,
RS485, OCIA, Điện áp định mức 5VDC ± 0,25VDC
Mã vạch có thể giao tiếp
Code 39, Code 93, Code 128, UPC/EAN/JAN, Code 2 of 5, Code 11, Codabar, MSI Plessey, GS1 DataBar, Telepen, Trioptic
Ký tự tối đa của mã vạch có thể đọc 80 ký tự
Bảng 3- 3 Thông số kỹ thuật đầu đọc mã vạch
Trang 373.3.2 Động cơ a) Thông số ban đầu
Hình 3- 5 Hệ thống băng tải
Dựa vào yêu cầu và giới hạn hệ thống, nhóm đưa ra số liệu cơ bản của hệ thống băng tải như sau:
- Trọng lượng tối đa đặt trên băng tải: M1=3kg - Ngoại lực tác động khi đặt vật lên băng tải: Fa=0N - Hệ số ma sát: μ=0.3
- Đường kính roller: D=34mm - Khối lượng con lăn: 100g - Hiệu suất của hộp số: η1=0.9 - Vận tốc tối đa: 50mm/s - Điện áp động cơ: U=220VAC / 50Hz - Thời gian hoạt động: ≈18 tiếng/ngày
b) Tính toán hộp số
• Vận tốc tại đầu trục hộp số: 𝑁𝐺 =𝑉 ∗ 60
𝜋 ∗ 𝐷 =
(50 ± 5) ∗ 60𝜋 ∗ 34 = 28.1 ± 2.8(𝑟𝑝𝑚)
Trang 38Động cơ ba pha 220VAC theo cataloge tiêu chuẩn của OrientalMotor thì tốc độ định mức 1000~1200 rpm
• Tỷ số truyền cho hộp số: 𝑖 =𝑅𝑎𝑡𝑒𝑑 𝑟𝑝𝑚
1000~120028.1 ± 2.8 = 35.5~42.7 Dựa vào cataloge tiêu chuẩn của OrientalMotor thì chọn i = 36
Hình 3- 6 Các tỷ số truyền hiện hành
• Tính tổng lực tác dụng lên băng tải: 𝐹 = 𝐹𝑎 + 𝑚 × 𝑔 × (𝑠𝑖𝑛𝜃 + 𝜇 × 𝑐𝑜𝑠𝜃)
= 0 + 3 × 9.807 × (𝑠𝑖𝑛0° + 0.3 × 𝑐𝑜𝑠0°) = 8.83(𝑁)
• Tính moment xoắn trục hộp số: 𝑇′𝐿 =𝐹 × 𝐷
2 × 𝜂 =
8.83 × 34 × 10−32 × 0.9 = 0.1668(𝑁𝑚) Sau đó ta nhân thêm hệ số an toàn Sf=2
→ 𝑇𝐿 = 𝑇′𝐿 × 2 = 0.1668 × 2 = 0.333(𝑁𝑚) Dựa vào kết quả tính toán trên, ta lựa chọn sơ bộ (tương đối) cho hộp số là 2GN36K -> động cơ 2IK6GN-SW2L
Hình 3- 7 Thông số động cơ khi có hộp số
Tính moment xoắn tại đầu trục động cơ: - Dựa theo cataloge ta thấy được hiệu suất của hộp sô 2GN15K là 81%
Trang 39Hình 3- 8 Hiệu suất của hộp số
𝑇𝑀 = 𝑇𝐿𝑖 × 𝜂𝐺 =
0.33336 × 0.73= 0.013(𝑁𝑚) = 13(𝑚𝑁𝑚) Từ đó ta có được moment xoắn tính toán lý thuyết của động cơ là 0.027Nm hay 27mNm
c) Kiểm tra lại moment khởi động của động cơ
Hình 3- 9 Thông số tiêu chuẩn của động cơ
Dựa vào cataloge của hãng cung cấp ta thấy được moment khởi động của động cơ là 41 mNm > 13 mNm theo tính toán Vậy nên động cơ và hộp số đã chọn sơ bộ phù hợp với yêu cầu hệ thống
3.3.3 Biến tần
Dựa vào động cơ đã chọn sau khi tính toán, công suất của động cơ theo nhà sản xuất công bố là 6W, do đó nhóm chọn biến tần phù hợp là Mitsubishi FR-D720-0.2K
Trang 40Hình 3- 10 Biến tần Mitsubishi FR-D720-0.2K
Ưu điểm: - Nhỏ gọn - Phù hợp với công suất của động cơ - Tối ưu hoá việc điều khiển động cơ
Thông số kỹ thuật:
Tần số ngõ ra tối đa 400Hz