1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư

121 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế, chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Tác giả Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Hồng Thái, Lê Thị Thanh Tuyền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hải Hoàn
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kỹ nghệ gỗ và nội thất
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 9,03 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (16)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (16)
    • 1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (16)
    • 1.3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài (16)
      • 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu (17)
      • 1.3.2. Nội dung nghiên cứu (17)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.5. Các phương pháp nghiên cứu (17)
      • 1.5.1. Nghiên cứu lý thuyết (17)
      • 1.5.2. Phương pháp thực nghiệm (18)
    • 1.6. Kết cấu của Đồ án tốt nghiệp (18)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (19)
    • 2.1. Tổng quan về ngành gỗ ở Việt Nam (19)
    • 2.2. Tổng quan về sản phẩm gỗ (19)
      • 2.2.1. Khái niệm và phân loại sản phẩm gỗ (19)
      • 2.2.2. Giường tầng trẻ em (20)
        • 2.2.2.1. Một số phong cách thiết kế giường tầng trẻ em (20)
        • 2.2.2.2 Khảo sát một số sản phẩm giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ (24)
  • CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (26)
    • 3.1. Tổng quan về nguyên liệu (26)
      • 3.1.1. Gỗ tự nhiên (26)
        • 3.1.1.1 Gỗ sồi (26)
      • 3.1.2. Ván công nghiệp (27)
        • 3.1.2.1. Ván công nghiệp MFC – Melamine Faced Chipboard (27)
        • 3.1.2.2. Ván công nghiệp HDF – High Density Fiberboard (28)
        • 3.1.2.3. Ván công nghiệp MDF – Medium Density Fiberboard (28)
        • 3.1.2.4. Ván ép - Plywood (29)
        • 3.1.2.5. Ván ghép thanh - Finger Joint Board (30)
      • 3.1.3. Các loại vật liệu phủ bề mặt cho gỗ công nghiệp (30)
        • 3.1.3.1. Melamine (30)
        • 3.1.3.2. Laminate (31)
        • 3.1.3.3. Acrylic (32)
        • 3.1.3.4. Veneer (32)
    • 3.2. Vật liệu sử dụng trong sản xuất sản phẩm gỗ (33)
      • 3.2.1. Keo (33)
      • 3.2.2. Sơn (33)
      • 3.2.3. Các loại vật liệu khác (33)
    • 3.3. Các dạng liên kết cơ bản (35)
    • 3.4. Nguyên lý về thiết kế sản phẩm gỗ nội thất (38)
      • 3.4.1. Những yêu cầu đối với sản phẩm gỗ (38)
      • 3.4.2. Những quy tắc trong thiết kế sản phẩm gỗ (38)
      • 3.4.3. Nguyên tắc khi thiết kế sản phẩm gỗ (39)
      • 3.4.4. Ảnh hưởng của ánh sáng và màu sắc trong thiết kế (39)
        • 3.4.4.1 Ánh sáng (40)
        • 3.4.4.2. Màu sắc (40)
      • 3.4.5. Trình tự thiết kế sản phẩm gỗ (41)
    • 3.5. Ergonomic trong sản phẩm giường ngủ (41)
      • 3.5.1 Kích thước cơ bản của giường (41)
      • 3.5.2 Kích thước cơ bản của giường hai tầng (43)
    • 3.6. Công thức tính toán (44)
      • 3.6.1. Tính toán độ bền của sản phẩm (44)
      • 3.6.2. Công thức tính tỷ lệ lợi dụng gỗ (46)
      • 3.6.3. Giá thành sản phẩm (47)
  • CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ, LẬP SƠ ĐỒ GIA CÔNG SẢN PHẨM (48)
    • 4.1 Khảo sát hiện trạng công trình (48)
      • 4.1.1. Hiện trạng công trình (48)
      • 4.1.2 Phương án thiết kế giường tầng (50)
      • 4.1.3 Lựa chọn kích thước của sản phẩm (52)
    • 4.2 Lựa chọn nguyên vật liệu trong thiết kế (53)
    • 4.3 Thiết kế chi tiết sản phẩm giương tầng theo phương án đã lựa chọn (54)
    • 4.4 Tính toán thông số kỹ thuật cho sản phẩm (55)
      • 4.4.1 Tính toán và lựa chọn kích thước (55)
      • 4.4.2 Kiểm tra bền (59)
    • 4.5. Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật (65)
      • 4.5.1. Cơ sở tính toán và các chỉ tiêu kỹ thuật (65)
      • 4.5.2. Cấp chính xác gia công (66)
      • 4.5.3. Độ chính xác gia công (66)
      • 4.5.4. Sai số gia công (67)
      • 4.5.5. Lượng dư gia công (71)
      • 4.5.6 Tính toán nguyên liệu chính (76)
      • 4.5.7 Hiệu suất pha cắt (81)
      • 4.5.8 Thể tích nguyên liệu cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm (81)
      • 4.5.9 Tỷ lệ lợi dụng gỗ/ván (86)
    • 4.6. Chế tạo sản phẩm (89)
      • 4.6.1 Sơ đồ gia công chung (89)
      • 4.6.2 Quy trình gia công cụ thể (90)
        • 4.6.2.1 Công đoạn cắt CNC (94)
        • 4.6.2.2 Công đoạn cắt ngắn (94)
        • 4.6.2.3 Công đoạn bào (95)
        • 4.6.2.4 Công đoạn rong (95)
        • 4.6.2.5 Công đoạn cắt chính xác (96)
        • 4.6.2.6 Công đoạn gia công cục bộ (97)
        • 4.6.2.7 Công đoạn trang sức bề mặt (98)
        • 4.6.2.8 Công đoạn đóng gói sản phẩm (99)
    • 4.7 Dự toán chi phí (100)
      • 4.7.1 Chi phí mua nguyên liệu chính (100)
      • 4.7.3 Các chi phí khác (102)
  • CHƯƠNG 5 CHẾ TẠO SẢN PHẨM (103)
    • 5.1 Quy trình chế tạo sản phẩm giường tầng (103)
    • 5.2 Quy trình lắp ráp sản phẩm (113)
    • 5.3 Quy trình lắp ráp tại công trình của khách hàng (116)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (120)

Nội dung

Cũng như giảng viên ngành Kỹ nghệ gỗ và nội thất đã chia sẻ tài liệu, luôn nhiệt tình chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi để nhóm có thể sử dụng các thiết bị máy móc tại xưởng thực tập g

GIỚI THIỆU

Tính cấp thiết của đề tài

Trước đây, việc sử dụng giường tầng trong văn hóa Việt Nam có vẻ khá mơ hồ Đối với nhiều bậc phụ huynh, việc cho con ở gần, được bảo bọc tạo cảm giác an tâm hơn so với việc để con ngủ một mình trong căn phòng riêng Tuy nhiên, nhìn chung, quan điểm này đã trải qua sự thay đổi tích cực Khảo sát cho thấy, đa số gia đình trẻ ngày nay đều đánh giá cao sự tự lập và riêng tư cho con cái Đặc biệt là ở các hộ gia đình sống trong chung cư, với hạn chế về không gian, việc thiết kế để tối ưu hóa không gian trở nên quan trọng và được coi trọng hơn bao giờ hết Giường tầng không chỉ giúp tiết kiệm diện tích mà còn tối ưu hóa phòng ngủ để tạo thêm không gian cho trẻ chơi hoặc học tập Nó không chỉ là giải pháp tiện lợi mà còn giúp trẻ em học cách chia sẻ không gian sống và quản lý đồ đạc cá nhân từ khi còn nhỏ, phát triển kỹ năng quản lý không gian và tinh thần tự lập

Việc sử dụng giường tầng cũng hỗ trợ tận dụng không gian hiệu quả, đặc biệt là trong các căn hộ chung cư có diện tích hạn chế Đồng thời, chúng mang lại sự linh hoạt trong việc sắp xếp nội thất và dễ dàng thay đổi theo nhu cầu sử dụng Từ những lợi ích này, nhóm chúng tôi đã quyết định thực hiện đồ án "Thiết kế và chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em trong căn hộ chung cư." Đồ án không chỉ hướng tới việc tạo ra giá trị sử dụng và an toàn, mà còn đặt ra mục tiêu tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian sống của trẻ em, đặc biệt là trong các căn hộ chung cư.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ở mặt khoa học, nó liên quan đến việc nghiên cứu về tối ưu hóa không gian sử dụng trong môi trường sống có đặc điểm chật hẹp như căn hộ chung cư Việc thiết kế giường tầng cần dựa trên các nguyên tắc về kỹ thuật xây dựng để đảm bảo an toàn, tính ổn định và sự hài hòa với không gian chung Ngoài ra, nó cũng liên quan đến nghiên cứu về vật liệu sử dụng để đảm bảo tính bền vững và an toàn cho trẻ em Ở mặt thực tiễn, đề tài này mang lại lợi ích rõ ràng cho người dùng do nó giải quyết vấn đề về không gian sử dụng và an toàn cho trẻ em trong phòng ngủ của căn hộ chung cư Việc tạo ra giường tầng thông minh, an toàn và thẩm mỹ giúp tối ưu hóa không gian sống và tạo điểm nhấn cho không gian sống của trẻ em Nó cũng phản ánh xu hướng sáng tạo và ứng dụng công nghệ vào thiết kế nội thất, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dùng trong thị trường bất động sản chung cư ngày càng phát triển.

Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài

- Thiết kế được sản phẩm giường tầng cho trẻ em đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, kinh tế

- Lập được quy trình gia công, chế tạo thành công sản phẩm và tính toán giá thành

- Tìm hiểu về các phong cách thiết kế giường tầng phổ biến và làm thế nào để chúng có thể linh hoạt phù hợp với không gian và nhu cầu sử dụng cụ thể

- Khảo sát không gian chung cư thực tế

- Thiết kế sản phẩm giường tầng cho trẻ em và lựa chọn được phương án thiết kế phù hợp với hiện trạng đã có đảm bảo về kỹ thuật, kinh tế, thẩm mỹ, độ bền và đáp ứng các yêu cầu về nhân trắc học

- Triển khai chi tiết bản vẽ sản xuất, lập quy trình và chế tạo sản phẩm

- Tính toán thông số kỹ thuật và giá thành sản phẩm

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Căn hộ chung cư 02 phòng ngủ: Gồm 1 phòng ngủ lớn và 1 phòng ngủ nhỏ với diện tích 8.32 m 2

- Giường tầng bằng gỗ cho trẻ em 10 tuổi và 4 tuổi tại phòng ngủ diện tích 8.32 m 2

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài “ Thiết kế, chế tạo giường cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư” được giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:

- Lĩnh vực nghiên cứu: Giường tầng trẻ em

- Vật liệu nghiên cứu: ván ghép thanh và gỗ sồi

- Địa điểm nghiên cứu và thực hiện: Xưởng thực tập ngành Kỹ nghệ gỗ và nội thất, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh.

Các phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Nghiên cứu lý thuyết Đồ án đã tiến hành nghiên cứu đề tài bằng cách thực hiện tìm hiểu và tổng hợp các tài liệu chuyên môn có liên quan, bao gồm Khoa học Gỗ, Nguyên lý Thiết kế Nội thất, và Công nghệ Vật liệu Gỗ Nghiên cứu cũng tập trung vào công năng và hướng dẫn sử dụng của các loại máy móc kỹ thuật Chúng tôi đã tìm kiếm và áp dụng lý thuyết để tổng hợp các công thức tính toán về độ bền, chỉ tiêu kỹ thuật và nguyên vật liệu Để trình bày ý tưởng và sản phẩm một cách chi tiết, đồ án đã sử dụng các phần mềm 2D và 3D như AutoCAD để minh họa và xuất hình chiếu sản phẩm, Sketchup để tạo mô hình

3D và Artcam để xuất file CNC và thực hiện gia công trên máy CNC Nội dung của đề tài được trình bày trên hệ thống phần mềm Office của Microsoft, bao gồm Word, Excel, và PowerPoint

Chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát và so sánh các sản phẩm tương tự đã có trên thị trường Qua đo đạc và lựa chọn phong cách thiết kế, chúng tôi xác định kích thước phù hợp với không gian phòng ngủ trong căn hộ chung cư

Từ những kiến thức thu thập được từ nghiên cứu lý thuyết và sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn và các giảng viên ngành, nhóm đồ án đã tổng hợp ra những kinh nghiệm, phương pháp thực hiện, và quy trình gia công phù hợp với điều kiện trang thiết bị có sẵn tại xưởng thực tập gỗ của ngành Kỹ nghệ Gỗ và Nội thất, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh.

Kết cấu của Đồ án tốt nghiệp

Đồ án tốt nghiệp bao gồm 5 chương, trong đó:

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 3: Cơ sở lý thuyết

Chương 4: Thiết lập, lập sơ đồ gia công sản phẩm

Chương 5: Chế tạo sản phẩm

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Tổng quan về ngành gỗ ở Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ước tính, trong tháng 12/2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,3 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng 11/2023, giảm 0,7% so với tháng 12/2022 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 950 triệu USD, tăng 9,5% so với tháng 11/2023 và tăng 8,6% so với tháng 12/2022 Trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 13,4 tỷ USD, giảm 16,2% so với năm 2022 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 9,2 tỷ USD, giảm 22,9% so với năm 2022 [1]

Các nền kinh tế lớn là đối tác xuất khẩu của Việt Nam như Mỹ, EU giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và không thiết yếu, khiến mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu khó phục hồi Mặc dù có tín hiệu phục hồi tích cực trong những tháng cuối năm, nhưng tốc độ phục hồi chậm bởi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, nhu cầu vẫn còn thấp, nên tình hình xuất khẩu các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ nhìn chung vẫn trong xu hướng giảm

Vì vậy, ước tính xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2023 chỉ đạt 79% kế hoạch đề ra hồi đầu năm [1]

Năm 2024, theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 1/2024, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là bốn thị trường xuất khẩu chính, chiếm 85% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ nước ta [1]

Tại thị trường châu Âu (EU) trong tháng đầu năm 2024 đã nổi lên “điểm sáng”, đó là xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới Hà Lan tăng trưởng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Hà Lan ước đạt 9,2 triệu USD, tăng 5,1% so với tháng 12/2023 và tăng tới 93,8% so với tháng 1/2023 [1]

Tổng quan về sản phẩm gỗ

2.2.1 Khái niệm và phân loại sản phẩm gỗ

Sản phẩm gỗ nội thất là những sản phẩm, thiết bị được làm bằng nguyên liệu gỗ hay ván gỗ nhân tạo có nhiều mục đích sử dụng khác nhau trong đời sống, kinh tế và văn hóa Được dùng để bố trí, trang trí bên trong các không gian nội thất như căn nhà, văn phòng làm việc, cho các công trình công cộng hay cả tòa nhà, nhằm hỗ trợ cho các hoạt động, yêu cầu khác nhau của con người trong học tập, công việc, giải trí, sinh hoạt, Sản phẩm gỗ có thể được phân loại theo các tiêu chí sau:

- Theo nguồn gốc gỗ: Sản phẩm gỗ có thể được làm từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp

- Theo loại cây: Sản phẩm gỗ có thể được làm từ gỗ lá kim (gỗ của các chủng cây có lá hình kim như thông, tùng, bách…) hoặc gỗ lá rộng (gỗ của các chủng cây có lá hình bầu dục, tròn, lục giác như sồi, xoan, cẩm…)

- Theo tính chất kỹ thuật: Sản phẩm gỗ có thể được làm từ gỗ nặng (gỗ có tỷ trọng lớn hơn 0.8 kg/m3), gỗ nặng trung bình (gỗ có tỷ trọng từ 0.65 đến 0.8 kg/m3), gỗ nhẹ (gỗ có tỷ trọng từ 0.5 đến 0.65 kg/m3) hoặc gỗ siêu nhẹ (gỗ có tỷ trọng nhỏ hơn 0.5 kg/m3)

- Theo giá trị kinh tế: Sản phẩm gỗ có thể được làm từ gỗ quý như hương, lim, mun, gỗ bình dân như sồi, xoan, cẩm hoặc gỗ rẻ tiền gỗ có chất lượng và giá cả thấp như thông, cao su, …

Giường tầng trẻ em là một loại giường được thiết kế đặc biệt cho trẻ em, nó gồm hai tầng giường xếp chồng lên nhau để tiết kiệm không gian Nó cung cấp không gian ngủ cho hai người trong khi chỉ chiếm diện tích của một chiếc giường Nó cũng có thể được sử dụng để tạo một không gian ngủ phụ khi có bạn bè hoặc người thân đến chơi qua đêm Có nhiều cách phân loại giường tầng trẻ em, dưới đây là một số phân loại cơ bản:

+ Giường tầng trẻ em tiêu chuẩn: Phù hợp với phòng ngủ có diện tích lớn

+ Giường tầng trẻ em nhỏ gọn: Thích hợp cho phòng ngủ nhỏ hoặc nơi có không gian hạn chế

+ Giường tầng gỗ: Bền bỉ, đa dạng về kiểu dáng và màu sắc

+ Giường tầng kim loại: Nhẹ nhàng, phổ biến và dễ dàng di chuyển

+ Giường tầng có lối cầu thang: Cung cấp tính an toàn cho trẻ khi lên xuống giường + Giường tầng có ngăn kéo: Tận dụng không gian lưu trữ

+ Giường tầng có đèn đọc sách và kệ sách: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đọc sách và học tập của trẻ

+ Giường tầng có bảng vẽ: Khuyến khích sở thích vẽ và sáng tạo của trẻ

2.2.2.1 Một số phong cách thiết kế giường tầng trẻ em

Phong cách thiết kế giường tầng trẻ em ngày càng đa dạng và sáng tạo, mang đến không gian sống vui nhộn và sáng tạo cho các bé Mỗi phong cách đều đặc trưng bởi những đặc điểm riêng biệt, từ gam màu tinh tế, hình dáng độc đáo cho đến các yếu tố thực tế như tính tiện ích và an toàn

Phong cách hiện đại thường chú trọng vào đường nét tinh tế và sự đơn giản Giường tầng được thiết kế theo hình dáng hợp lý, tận dụng không gian một cách tối ưu và kết hợp với các yếu tố hiện đại như đèn LED, giúp tạo nên không gian hiện đại và trẻ trung Phong cách này thường là sự kết hợp giữa màu sắc tươi tắn và vật liệu chất lượng cao, tạo nên không gian sống vừa thú vị vừa tiện ích

Phong cách thiết kế hoạt hình là lựa chọn phổ biến, với các hình ảnh và mô hình đáng yêu của các nhân vật hoạt hình nổi tiếng Những chiếc giường tầng này không chỉ là nơi nghỉ ngơi thoải mái mà còn là không gian trò chơi và khám phá Màu sắc tươi tắn, hình vẽ sáng tạo và các chi tiết linh hoạt làm cho giường tầng trở thành điểm nhấn thu hút trong phòng ngủ của trẻ em

Phong cách vintage thường mang lại cảm giác ấm cúng và gần gũi Giường tầng được làm từ những chất liệu tự nhiên như gỗ, với các đường nét cổ điển và màu sắc nhẹ nhàng Những mẫu giường này thường đi kèm với các đèn trang trí hoặc các đồ vật lạ mắt, tạo nên không gian phòng ngủ trẻ em mang đậm bản sắc lịch sử

Tùy thuộc vào sở thích và cá tính của trẻ, việc lựa chọn phong cách thiết kế giường tầng sẽ đóng góp vào việc tạo ra một môi trường sống tích cực và khuyến khích sự sáng tạo cho các bé Dưới đây là một số phong cách phổ biến:

Giường tầng hiện đại thường có đường nét sắc sảo, hợp chất với các yếu tố đương đại Màu sắc thường là những gam màu tươi sáng hoặc đồng nhất để tạo cảm giác linh hoạt và trẻ trung

Hình 2 1 Hình giường tầng trẻ em phong cách hiện đại

Sử dụng các chi tiết và họa tiết retro hoặc vintage để tạo nên không gian ấm cúng và đẹp mắt

Màu sắc thường là các gam màu nhẹ nhàng và những họa tiết đơn giản như hoa văn, chấm bi để tạo nên sự quyến rũ và giáo dục

Hình 2 2 Hình giường tầng trẻ em phong cách vintage

Sử dụng yếu tố thần tiên, như hình ảnh các nhân vật cổ tích hoặc các yếu tố phép thuật Màu sắc thường là những gam màu pastel nhẹ nhàng để tạo nên không gian mơ mộng và tràn ngập sự phép thuật

Hình 2 3 Hình giường tầng trẻ em phong cách thần tiên

❖ Phong Cách Nghệ Thuật và Sáng Tạo:

Thiết kế giường tầng có thể kết hợp với các yếu tố nghệ thuật như tranh vẽ, hình ảnh sáng tạo hoặc cảm nhận của trẻ

Màu sắc và hình dáng thường tự do, tạo không gian cho sự sáng tạo và tự do cá nhân

Hình 2 4 Hình giường tầng trẻ em phong cách nghệ thuật và sáng tạo

❖ Phong Cách Thể Thao và Hoạt Động:

Sử dụng hình ảnh các đối tượng hoạt động thể thao hoặc các đồ vật liên quan đến sở thích của trẻ

Màu sắc thường là những gam màu sôi động để tạo nên không gian năng động và khí thế

Hình 2 5 Hình giường tầng trẻ em phong cách thể thao và hoạt động

❖ Phong Cách Đơn Giản và Hiệu Quả:

Thiết kế tối giản với đường nét sắc sảo và màu sắc đơn giản

Hợp lý cho không gian nhỏ và mang lại cảm giác gọn gàng, sạch sẽ

Các phong cách thiết kế giường tầng trẻ em không chỉ đơn thuần là nơi để nghỉ ngơi, mà còn là không gian thể hiện cá tính và sự sáng tạo của trẻ

Hình 2 6 Hình giường tầng trẻ em phong cách đơn giản và hiệu quả

2.2.2.2 Khảo sát một số sản phẩm giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư

Thiết kế đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành sản phẩm Chú trọng đến thiết kế mang lại sản phẩm đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học, thẩm mỹ và đem lại cho người tiêu dùng một trải nghiệm thoải mái Do đó, sản phẩm được thiết kế, chế tạo cần phải thỏa mãn được các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, phù hợp với giá tiền, phong cách hiện đại Quá trình gia công phải đáp ứng điều kiện sản xuất, giá thành hợp lý Sản phẩm hoàn thiện thỏa mãn các chỉ tiêu về nguyên vật liệu, độ bền, an toàn khi sử dụng, vận chuyển

Hiện nay, trên thị trường có nhiều mẫu giường tầng dành cho trẻ em được thiết kế với nhiều kiểu dáng, mẫu mã đa dạng cho khách hàng Để thiết kế được một sản phẩm giường tầng dành cho phòng ngủ trẻ em, nhóm đã khảo sát và nghiên cứu dựa trên ba mẫu sản phẩm có mặt tại thị trường để đưa ra những phân tích từng mẫu sản phẩm

Khảo sát một số sản phẩm

- Mẫu sản phẩm 1: Giường tầng cho trẻ em của IDP HOME

Hình 2 7 Mẫu giường tầng cho trẻ em của IDP HOME

Nguyên liệu: Gỗ MDF chống ẩm, phủ Melamine chống trầy xước

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan về nguyên liệu

Gỗ tự nhiên có vẻ độ bền cực cao, đẹp tự nhiên, dễ chế tác và ứng dụng đa dạng trong mọi công năng nội hay ngoại thất Các loại gỗ tự nhiên được ứng dụng trong việc sản xuất sản phẩm gỗ phổ biến như: Căm Xe, Óc Chó, Thông, Chò Chỉ, Cao Su, Keo, Dổi, Sao Mã, Muồng, [4]

Gỗ là chất liệu tạo cảm giác ấm áp sống động so với các vật liệu nhân tạo, thô sơ và lạnh Tùy theo loại gỗ, màu sắc, vân và phân nhánh hoặc cả phân đoạn gỗ mà ta có cấu trúc cũng như mức độ sống động khác nhau Vật liệu đồng chất phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và tiện ích sẽ đủ tiêu chuẩn để dùng trong trang trí nội thất, từ phong cách miền quê đến hiện đại.[4]

Gỗ tự nhiên được phân loại theo tỷ trọng như: Gỗ siêu nặng (0.95-1.40), gỗ nặng (0.80- 0.95), gỗ nặng trung bình (0.65-0.80), gỗ nhẹ (0.50-0.65), gỗ thật nhẹ (0.20-0.50), gỗ siêu nhẹ (0.04-0.20) Hay căn cứ vào độ quý hiếm mà chia thành hai loại là gỗ quý hiếm (gỗ trầm hương, gỗ lim, gỗ cẩm lai,…) và gỗ không quý hiếm (gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ cao su, gỗ thông,…).[4] Ưu điểm của gỗ tự nhiên là có giá trị thẩm mỹ cao, cùng với độ chắc chắn và độ bền với thời gian cao hơn so với các vật liệu khác,… Bên cạnh đó gỗ tự nhiên có giá thành cao, không thể sản xuất nhiều như gỗ công nghiệp, dễ bị chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết thay đổi như cong vênh, co ngót,…[4]

Gỗ sồi, một trong những loại gỗ quý hiếm và được ưa chuộng, đem lại nhiều ưu điểm và ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nội thất và xây dựng Dòng gỗ này thường được tìm kiếm vì chất lượng, độ bền, và vẻ đẹp tự nhiên của nó [3]

Nguồn Gốc và Phân Bố: Gỗ sồi thuộc họ Fagaceae, và có nhiều loài khác nhau trên khắp thế giới Sồi Châu Âu (Quercus robur), sồi Mỹ (Quercus alba), và sồi Nhật Bản (Quercus mongolica) là một số loại phổ biến Chúng thường mọc ở các khu vực ôn đới Đặc Điểm Vật Lý và Hóa Học: Gỗ sồi thường có màu nâu đậm đến màu vàng nâu, với sự đồng đều và mịn màng Loại gỗ này có vân gỗ rất đẹp, tạo nên một bề mặt trang nhã và sang trọng Nó có độ cứng và độ bền tốt, làm cho nó trở thành lựa chọn phổ biến trong sản xuất đồ nội thất và sàn nhà Ứng Dụng Trong Nội Thất và Xây Dựng:

Nội thất: Gỗ sồi thường được sử dụng để làm đồ nội thất như bàn, ghế, tủ, và giường nhờ vào vẻ đẹp tự nhiên và độ bền

Sàn nhà: Với khả năng chống mài mòn và độ ổn định, sồi thường được sử dụng làm vật liệu cho sàn nhà

Gỗ Lợp: Loại gỗ này thích hợp để làm gỗ lợp, tạo nên những mái nhà hoặc công trình kiến trúc đẹp và bền bỉ Ưu Điểm và Nhược Điểm: Ưu Điểm: Gỗ sồi có độ bền và độ cứng cao, khả năng chống mối mọt tốt, và dễ xử lý

Nó cũng đáng giá cao vì vẻ đẹp tự nhiên và khả năng chống nước tốt

Nhược Điểm: Giá thành của gỗ sồi thường cao hơn so với một số loại gỗ khác Đối với một số người, màu sắc đậm của nó có thể làm giảm sự rộng rãi của không gian

Bảo Quản và Chăm Sóc: Để duy trì độ bền và vẻ đẹp của gỗ sồi, cần thực hiện việc bảo quản và chăm sóc thường xuyên Việc này bao gồm việc lau chùi định kỳ, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, và sử dụng các sản phẩm chăm sóc gỗ phù hợp

Gỗ sồi không chỉ là một vật liệu xây dựng độ bền cao mà còn là một tuyệt tác nghệ thuật trong nghệ thuật làm đồ gỗ và trang trí nội thất Sự kết hợp giữa tính năng chức năng và vẻ đẹp tự nhiên làm cho nó trở thành lựa chọn ưa thích trong nhiều dự án xây dựng và thiết kế

Ván công nghiệp là những loại ván sử dụng keo hoặc là hóa chất kết hợp với gỗ hay dăm gỗ để tạo thành các tấm gỗ Đây là loại ván hiện nay rất được yêu chuộng trong cuộc sống hiện nay do tính chất đẹp và nhiều mẫu mã giá cả cạnh tranh so với gỗ tự nhiên

3.1.2.1 Ván công nghiệp MFC – Melamine Faced Chipboard

Ván MFC được sản xuất từ gỗ rừng trồng Đây là loại cây ngắn ngày, không cần thiết đợi cây lớn vì trong quá trình tạo ra chúng được kết dính với nhau bằng keo MFC thường được sản xuất từ các loại cây như cao su, keo, bạch đàn,… Cây được băm nhỏ ra tạo vụn gỗ, trộn với keo và nén lại tạo đồ dày cho tấm gỗ Ưu điểm của ván MFC là có thể chống cong vênh, mối mọt, ẩm mốc nhờ những vụn gỗ được kết dính chặt chẽ từ đó bám vít tốt, nhiều màu sắc melamine đa dạng, dễ vệ sinh, không chỉ dễ gia công mà giá thành thấp hơn so với MDF và Veneer,… Tuy nhiên, ván MFC có khả năng chịu trầy xước, chịu nước khá kém,… Ván MFC có kích thước phổ biến: 1200x2440mm, 1220x2440mm, 1830x2440mm và có độ dày tiêu chuẩn là 9mm, 12mm, 17mm, 18mm, 25mm, 32mm, 35 mm Ván MFC thường được phân thành 2 loại là loại lõi thường và loại lõi xanh chịu ẩm tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng

Hình 3 1 Gỗ MFC thường và gỗ MFC chống ẩm

3.1.2.2 Ván công nghiệp HDF – High Density Fiberboard

Ván HDF được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ thiên nhiên hay bột gỗ đã qua xử lý phối với các chất phụ gia nhằm tăng thêm độ cứng, chống mối mọt, sau đó sẽ được nén dưới áp suất cao, được gia công theo một kích thước nhất định Nó có mật độ liên kết cao hơn một số loại ván công nghiệp khác Do đó thường được ứng dụng trong sản xuất những sản phẩm cần độ bền cứng như làm ván sàn, tường, trần,

Ván HDF có kích thước phổ biến: 1220x2440 mm, 1830x2440 mm,… với độ dày ván thông dụng là 3mm, 5mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 25 mm

3.1.2.3 Ván công nghiệp MDF – Medium Density Fiberboard

Là loại ván cũng gần giống với MFC nhưng khi sản xuất gỗ sẽ được nghiền nhỏ thành sợi chứ không phải vụn gỗ như MFC Vì thế chất lượng của MDF ổn định và bền hơn nếu so với MFC Ván MDF có tính dẻo dai, tạo được nhiều thiết kế có biên dạng uốn cong, dễ gia công, nhiều sự lựa chọn khi có bề mặt phẳng và nhẵn có thể ép được nhiều dòng bề mặt phủ khác nhau như Melamine, Veneer hay Laminate,… Tuy có tính dẻo dai nhưng độ cứng của ván khá kém,…

Ván MDF có kích thước phổ biến: 1220x2440 mm, 1830x2440 mm,… với độ dày ván

Hình 3 2 Cốt ván gỗ HDF thông dụng là 3mm, 5mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 25 mm

Tương tự MFC thì ván MDF cũng phân làm hai loại là MDF lõi thường và MDF chống ẩm có lõi màu xanh

Hình 3 3 Gỗ MFC thường và gỗ MFC chống ẩm 3.1.2.4 Ván ép - Plywood

Plywood hay ván ép là một nguyên liệu phổ biến, nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực Ván ép làm từ nhiều lớp gỗ ghép từng lớp vuông góc với nhau đồng vân theo từng lớp, số lớp gỗ lạng là số lẻ và liên kết bằng keo Phenolic hoặc Formaldehyde dưới tác dụng của lực ép cùng nhiệt Ván ép có tính chất hơn hẳn gỗ sản xuất ra nó về nhiều mặt như: kích thước, có thể thay đổi được khối lượng thể tích, khả năng bám đinh vít, khả năng chống mục, chống cháy,… Trong chế biến gỗ nội thất, nếu dùng ván dán sẽ cho phép chúng ta giảm giá thành một cách đáng kể Ván Plywood có nhược điểm là nếu không được xử lý đạt chuẩn thì ván sẽ dễ bị tách lớp, cong vênh khi ở môi trường có độ ẩm cao, bề mặt ván sần sùi, gồ ghề dẫn đến việc không đồng đều về màu sắc,…

Ván Plywood có kích thước phổ biến: 1220x2440 mm, 1830x2440 mm,… với độ dày ván thông dụng là 3mm, 5mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 25 mm

3.1.2.5 Ván ghép thanh - Finger Joint Board

Ván ghép thanh xử lý qua quá trình hấp sấy công nghệ, máy móc tiên tiến hiện đại Được sản xuất từ gỗ chuyên trồng để khai thác như gỗ cao su Chất lượng của gỗ ghép thanh không hề thua kém một loại gỗ thiên nhiên nào Có lớp veneer trên bề mặt thì chất lượng cùng diện mạo của nó tương tự với gỗ tự nhiên Giá thành của ván ghép có giá thấp hơn gỗ tự nhiên khoảng 20% – 30% Mặc dù là ván ghép nhưng qua quá trình xử lý theo tiêu chuẩn nhất định nên nó không hề bị cong, vênh hay mối mọt Gỗ ghép thanh đa dạng về mẫu mã, màu sắc, so với gỗ tự nhiên thì giá thành của ván ghép thanh thấp hơn Ván ghép thanh có nhược điểm là màu sắc không được đồng đều, tỷ lệ đồng vân không cao do chúng được ghép từ những thanh gỗ khác nhau Là nguyên liệu được ứng rộng rãi trong sản phẩm đồ gỗ hay trang trí nội thất.Kích thước tiêu chuẩn của ván là 1220x2440mm, 1200x2400mm, chiều dày thông dụng từ 9 – 24mm và có những loại dày hơn tùy theo yêu cầu nhà sản xuất

Hình 3 5 Gỗ ghép thanh 3.1.3 Các loại vật liệu phủ bề mặt cho gỗ công nghiệp

Vật liệu sử dụng trong sản xuất sản phẩm gỗ

Việc nghiên cứu và lựa chọn keo là một trong những yếu tố trọng yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mối dán, giá thành sản phẩm và phạm vi sử dụng

Các loại keo dán gỗ thường dùng:

- Keo sữa: là loại keo dán PVA sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực chế biến gỗ, thủ công mỹ nghệ, sản xuất giấy, [2]

- Keo dán sắt: hay còn gọi là keo 502 có độ kết dính cực cao và thời gian kết dính rất nhanh khi sử dụng Nhờ đó mà các mối dán được liên kết và cố định nhanh chóng Keo 502 không những được sử dụng phổ biến trong gia đình mà còn trong sản xuất sắt, gỗ do có tính thẩm mỹ cao và dễ sử dụng

- Keo con chó (DOG X-66): là loại keo siêu dính và đa năng Có thể ứng dụng trên nhiều chất liệu như cao su, vải, dùng để dán đá hoặc trong sản xuất nội thất,

Sơn là chất phủ bề mặt dạng lỏng, gồm các thành phần: nhựa hoặc chất tạo màng, có hoặc không có các chất màu, dung môi, các chất phụ gia,…

- Sơn PU: là loại sơn có ưu điểm màng sơn không những bóng đẹp mà còn có khả năng bảo vệ bề mặt sản phẩm gỗ, tường hay bê tông Tỉ lệ pha sơn cho cả sơn lót và sơn phủ là sơn

- Sơn NC: là loại sơn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sản phẩm nội thất Loại sơn này có độ dính bám chắc và màng sơn mỏng, có thể duy trì được tình trạng kết cấu gỗ Tỷ lệ pha sơn là sơn NC: dung môi = 1:1 hay 1:1.5

- Sơn 1K: là loại sơn 1 thành phần dễ dàng sử dụng trong ngành nội thất với khả năng chống chịu ảnh hưởng từ môi trường, chống mối mọt, rỉ sét mà giá thành hợp lý

3.2.3 Các loại vật liệu khác

Vít gỗ được thiết kế để liên kết gỗ với gỗ, hay được làm từ hợp kim thép, inox Một số loại như: vít gỗ đầu dù, vít bắn gỗ đầu lục giác, vít gỗ đầu lục giác, vít gỗ đầu bằng, vít gỗ đầu lục giác chìm, vít âm gỗ

Giấy nhám là loại giấy mài mòn, xử lý các bề mặt gỗ nhằm đánh bóng, làm mịn bề mặt Thông thường sử dụng giấy nhám cho công đoạn chuẩn bị trước sơn, sau khi sơn phủ dùng giấy nhám mài lớp sơn cũ để lớp sơn mới đạt được chất lượng và hiệu quả cao

Chốt gỗ là phụ kiện hỗ trợ phổ biến cho việc ghép mộng hay ghép gỗ lại với nhau, có tác dụng như một vật dụng gia cố các cụm của sản phẩm gỗ, phổ biến và dễ sử dụng

Hình 3 12 Đinh thẳng Hình 3 11 Giấy nhám

Các dạng liên kết cơ bản

Trong sản xuất đồ gỗ, các dạng liên kết cơ bản là những phương thức kết nối các bộ phận gỗ để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh Các kỹ thuật liên kết này không chỉ quyết định độ bền và độ ổn định của sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến vẻ đẹp và thẩm mỹ của nó Dưới đây là một số dạng liên kết cơ bản trong sản xuất đồ gỗ:

Hình 3 16 Liên kết đường rãnh soi

Hình 3 18 Liên kết mộng âm dương

Hình 3 19 Liên kết mộng đuôi én

Hình 3 20 Liên kết chốt gỗ

Hình 3 21 Liên kết chốt cam

Nguyên lý về thiết kế sản phẩm gỗ nội thất

3.4.1 Những yêu cầu đối với sản phẩm gỗ

Mỗi thiết kế được tạo ra nhằm thỏa mãn những yêu cầu riêng lấy con người làm chuẩn và thiết kế sản phẩm gỗ cũng không ngoại lệ Các thiết kế phải phải thỏa mãn các yêu cầu sau: chức năng, độ bền, tính thẩm mỹ, tính kinh tế và sự phù hợp với các điều kiện kỹ thuật và công nghệ

Yêu cầu về chức năng: Sản phẩm gỗ phải đảm bảo các công năng sử dụng và phù hợp với đối tượng cũng như mục đích sử dụng Hình thức và hình dạng của sản phẩm phải hài hòa và cân đối

Yêu cầu về độ bền: Sản phẩm mộc phải chịu được tác động của lực, nhiệt, độ ẩm, côn trùng, mối mọt… Phải lựa chọn loại gỗ tương ứng với đặt tính kỹ thuật và thẩm mỹ của sản phẩm Phải phân tích, tính toán thiết kế kết cấu sản phẩm để thoả mãn các yêu cầu độ bền, đẹp, hài hòa, cân đối

Yêu cầu về thẩm mỹ: Sản phẩm mộc phải có dáng vẻ trang nhã, hiện đại nhưng vẫn mang nét đặc trưng bản sắc dân tộc Màu sắc, hoạ tiết, vân thớ của các chi tiết phải hoà hợp với yêu cầu về trang trí Kích thước và bề mặt hoàn thiện cũng cần xem xét cho phù hợp để đáp ứng sở thích của người dùng

Yêu cầu về kinh tế: Sản phẩm mộc phải tiết kiệm nguyên liệu gỗ, sử dụng gỗ công nghiệp, gỗ kinh tế hơn Phải nâng cao trình độ cơ giới hoá, hiệu suất máy móc, chọn phương án thi công hợp lý Phải tạo ra những sản phẩm tốt, có kết cấu chắc chắn, bền bỉ, có giá trị thực tiễn cao

3.4.2 Những quy tắc trong thiết kế sản phẩm gỗ

Tính ứng dụng: cần hiểu rõ đồ nội thất được dùng vào mục đích gì, cả tính nghệ thuật và hình dạng của đồ nội thất cũng cần phải rõ ràng, thể hiện được tiện ích và chức năng của các thành phần Độ an toàn cao: Đồ nội thất phải đảm bảo an toàn khi sử dụng, điều này phụ thuộc và tính an toàn về chức năng của các chi tiết và độ an toàn chung của đồ nội thất

Tuổi thọ cao và giá trị thẩm mỹ: cần xét về độ bề vật lý và độ bề thẩm mỹ Độ bền vật lý là chất lượng kỹ thuật, khả năng chịu lực của đồ nội thất với các vật kết hợp, đồ lắp ráp và bề mặt Độ bền thẩm mỹ là chất lượng trang trí, sự trường tồn, thiết kế vẫn hợp sau nhiều năm

Phù hợp với nhân trắc học: Mỗi người có chiều cao khác nhau, cho nên ta sẽ dùng chiều cao trung bình khi ước tính kích thước trong bản vẽ Cũng cần lưu ý giữa sự chênh lệch chiều cao của nam và nữ

Hài hòa với không gian: Các sản phẩm đồ gỗ được thực hiện theo thiết kế có kết cấu và chức năng không phải chỉ “phù hợp” với chính nó, mà còn phải phù hợp với không gian bố trí của chúng

Thân thiện với môi trường: An toàn môi trường hay là thân thiện với môi trường ngày càng có nhiều ý nghĩa hơn trong ngành sản xuất đồ gỗ Vì vậy, trong sản xuất, đã có sự chú trọng đến việc tiết kiệm năng lượng và giữ gìn tài nguyên, như là tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu,…

Giá trị thẩm mỹ cao: Sẽ thật đáng tiếc, và vô trách nhiệm, nếu như sự tốn kém về nguyên vật liệu, thời gian và năng lượng bỏ ra chỉ để làm nên những sản phẩm có tính thẩm mỹ trung bình hoặc kém Ta cần biết điều gì tạo nên giá trị thẩm mỹ cao Chẳng hạn có thể nêu ra: sự thể hiện chân thật và chính xác của vật liệu và hình dáng Sự thể hiện chức năng đồ dùng của thiết kế Về vật liệu nên có hình thức hợp lý, cấu trúc và chức năng rõ ràng để sản phẩm hoàn thiện có thể nói lên giá trị của nó Cấu trúc và thiết kế được chọn lựa theo phong cách, tỷ lệ kích thước cùng màu sắc và chất liệu

3.4.3 Nguyên tắc khi thiết kế sản phẩm gỗ

Tính công năng: Khả năng thích ứng của mối quan hệ giữa sản phẩm chế biến gỗ và con người hiện đại, chẳng hạn như kích thước của đồ nội thất, khả năng thích ứng của sản phẩm liệu nó có phù hợp vóc dáng và chuyển động cơ thể con người, có thích nghi với môi trường khách quan hay không Đáp ứng với thói quen sống của con người hiện đại, tiện nghi và an toàn

Tính nghệ thuật: Với tiền đề thể hiện đầy đủ tính công năng và không đi ngược lại điều kiện kỹ thuật, vận dụng các thủ pháp khác nhau để tạo nên một loại hình nghệ thuật có bản sắc văn hóa và nét tính cách riêng và được người tiêu dùng đánh giá cao [5]

Tính công nghệ: Khi thiết kế sản phẩm gỗ phải cân nhắc các chỉ tiêu liên quan đến sản xuất như chất lượng sản phẩm, tính phổ biến của các bộ phận, tính phù hợp của quy trình gia công, vận chuyển và đóng gói sản phẩm [5]

Tính khoa học: Việc thiết kế các sản phẩm chế biến gỗ, đặc biệt là thiết kế sản phẩm hiện đại đã không còn là hình thức thiết kế dụng cụ gia đình đơn giản, vụn vặt mà nó có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, năng suất lao động, tăng sự thuận tiện và thoải mái khi làm việc hoặc nghỉ ngơi của người tiêu dùng Vì vậy, thiết kế sản phẩm gỗ nghiên cứu kỹ lưỡng và áp dụng nguyên lý cơ bản liên quan đến sinh lý học, công thái học, tâm lý học,… làm cho sản phẩm gỗ trở thành sản phẩm có giá trị khoa học cao [5]

Ergonomic trong sản phẩm giường ngủ

3.5.1 Kích thước cơ bản của giường

Chất lượng giấc ngủ không chỉ liên quan đến độ cứng mềm của đệm giường, mà còn liên quan đến kích thước của giường Trong thiết kế giường không thể lấy kích thước bao ngoài của cơ thể người làm chuẩn Nguyên nhân là do không gian hoạt động của cơ thể người khi ngủ lớn hơn cơ thể người và mối quan hệ trực tiếp giữa kích thước của giường (chiều dài hoặc chiều rộng) với độ sâu của giấc ngủ Vì thế, khi thiết kế kích thước của giường phải tính

Hình thành ý tưởng thiết kế, thu thập thông tin để làm cơ sở thiết kế

Thiết kế và tùy chỉnh sản phẩm

Lựa chọn các phương án kết cấu, điều chỉnh kích thước hình dáng và tính toán vật liệu.

Lựa chọn công nghệ và lập kế hoạch thi công

Sản xuất thử nghiệm và tiêu thụ thử sản phẩm

Hoàn chỉnh bản vẽ, gia công sản phẩm,kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm đến mức độ và số lần lật người, độ cứng mềm của đệm giường [6]

Các kích thước cơ bản của giường chủ yếu gồm: chiều rộng giường, chiều dài giường và chiều cao giường

- Chiều rộng giường: Độ rộng hẹp của giường có ảnh hưởng trực tiếp với hoạt động lật người (trở mình) của cơ thể người Khi chiều rộng giường là 500 mm, số lần lật người khi ngủ giảm 30% Nguyên nhân là khi giường hẹp, do lo lắng bị rơi xuống khi lật người, tự nhiên sẽ không thể ngủ ngon, dẫn đến số lần lật người giảm xuống Kích thước chiều rộng của giường thường lấy tư thế nằm ngửa làm chuẩn Đối với giường đơn, chiều rộng giường được tính theo công thức sau: B = (22.5)W Đối với giường đôi, chiều rộng giường được tính theo công thức sau: B = (34)W Trong đó:

W - chiều rộng vai khi nằm ngửa (mm);

Chiều rộng vai thường lấy chiều rộng vai của nam làm chuẩn, do chiều rộng vai của nữ nhỏ hơn nam, tức là lấy W = 410 mm Thông thường chiều rộng giường đơn nên lớn hơn

800 mm (không tính chiều dày của cạnh giường)

- Chiều dài giường: Chiều dài giường là khoảng cách trong giữa tấm đầu giường và tấm chân giường Để phù hợp với phần chiều dài cơ thể người, chiều dài giường nên lấy chiều cao hoạt động của cơ thể người làm chuẩn Ngoài ra, nên tính đến khả năng co duỗi của chân tay khi nằm Vì thế, trên thực tế kích thước chiều dài giường lớn hơn kích thước khi đứng một chút, cộng thêm phần dư ở đầu giường và chân giường Thông thường chiều dài tĩnh mặt giường của giường người lớn là 1920 mm Kích thước chiều dài giường bao gồm cả khoảng dư hoạt động để đặt gối và gấp chăn (hình 4.24) được tính theo công thức sau: L = 1,05h +  + 

L - chiều dài giường (mm); h - chiều cao cơ thể người (mm);

 - khoảng dư đầu giường, thường lấy 100 mm;

 - khoảng dư chân giường, thường lấy 50 mm

Hình 3 24 Chiều dài giường và không gian khi nằm ngửa

- Chiều cao giường: Là khoảng cách từ mặt đất đến mặt giường Chiều cao giường nên lấy bằng chiều cao ngồi của ghế ngồi để vừa có công năng nằm vừa có công năng ngồi Ngoài ra, còn phải tính đến động tác mặc quần áo, đi giày của con người Vì vậy, chiều cao giường thường dựa vào kích thước của chiều cao ngồi của ghế để xác định Thông thường, chiều cao giường từ 400  500 mm Đối với giường 2 tầng, chiều cao tĩnh giữa 2 tầng phải đáp ứng đủ không gian hoạt động ngồi và nằm của con người, nhưng không được quá cao, nếu quá cao sẽ dẫn đến không thuật tiện khi lên xuống và không gian của giường tầng trên sẽ không đủ

Thông thường chiều cao từ mặt đất đến mặt giường dưới nhỏ hơn 420 mm, chiều cao tĩnh giữa 2 tầng lớn hơn 950 mm Khi thiết kế giường tầng còn phải thiết kế tốt phần tay tựa, bậc thang và tấm chắn để đảm bảo an toàn và tâm lý thoải mái khi sử dụng [6]

3.5.2 Kích thước cơ bản của giường hai tầng

Ký hiệu kích thước cơ bản của giường hai tầng như hình 3.25, kích thước cơ bản của giường hai tầng tham khảo ở bảng 3.1 Trong hình 3.25, L là chiều dài mặt giường, B là chiều rộng mặt giường; H là chiều cao mặt giường tầng 1; H1 là chiều cao tĩnh giữa giường tầng 1 và giường tầng 2; H2 là chiều cao tấm chắn của giường tầng 2; L1 là khoảng trống lên xuống [6]

Hình 3 25 Ký hiệu kích thước cơ bản của giường hai tầng

Bảng 3 1 Kích thước cơ bản của giường tầng

Chiều cao mặt giường tầng 1 H (mm)

Chiều cao mặt giường tầng 2

Chiều cao tấm chắn 𝐻 2 (mm)

Không đặt đệm giường Đặt đệm giường

Không đặt đệm giường Đặt đệm giường

Bảng 3 2 Kích thước cơ bản của đệm giường lò xo

Chiều cao đệm H (mm) Đệm đơn

Công thức tính toán

3.6.1 Tính toán độ bền của sản phẩm Độ bền uốn tĩnh

Theo phương trình cân bằng tĩnh

Do xét lực 𝑝 tác dụng lực ở giữa dầm nên:

4 (𝑁) Mặt cắt nguy hiểm là mặt cắt giữa dầm: 𝑏 × ℎ (𝑐𝑚 2 )

Xét momen uốn tại mặt cắt giữa dầm:

6 Ứng suất của chi tiết:

Hình 3 28 Biểu đồ uốn tĩnh

Hình 3 26 Biểu đồ nội lực Hình 3 27 Biểu đồ nội lực

3.6.2 Công thức tính tỷ lệ lợi dụng gỗ

- Công thức tính diện tích nguyên liệu cần dùng

𝑆 𝑁𝐿 : Diện tích ván nguyên liệu (𝑚 2 ) a, b: Lần lượt là kích thước theo chiều rộng, dài của chi tiết (mm) n: Số lượng chi tiết

- Công thức tính tỷ lệ lợi dụng ván:

P: Tỷ lệ lợi dụng ván

𝑆 𝑁𝐿 : Diện tích ván nguyên liệu (𝑚 2 )

- Công thức tính diện tích bề mặt sơn

D: Chiều rộng tấm ván (mm)

R: Chiều rộng tấm ván (mm)

L: Chiều dài tấm ván (mm) n: Số lượng tấm ván

- Công thức tính thể tích gỗ sơ chế của sản phẩm:

VSCSP, VSCCT : thể tích gỗ sơ chế của sản phẩm và chi tiết n là Số lượng chi tiết a, b, c : chiều dày, chiều rộng và chiều dài (mm) Δa, Δb, Δc : Lần lượt là lượng dư gia công lấy theo chiều dày, rộng, dài a’, b’, c’: Kích thước sơ chế của chi tiết theo chiều dày, rộng, dài(mm)

- Công thức tính thể tích gỗ sơ chế có tính % tỷ lệ phế phẩm

Thể tích phế phẩm: VSCPP = (k + 1) x VSCSP (m 3 )

K = 15 % : Tỉ lệ phế phẩm do nguyên liệu

VSCPP : Thể tích gỗ sơ chế có tính % phế phẩm (m 3 )

VSCSP : Thể tích gỗ sơ chế sản phẩm (m 3 )

- Công thức tính hiệu suất pha cắt

V1: Thể tích sơ chế lấy trên một tấm nguyên liệu (m 3 )

V: Thể tích tấm nguyên liệu (m 3 )

- Thể tích nguyên liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm

VNL: Thể tích nguyên liệu cần thiết sản xuất một sản phẩm (m 3 )

VSCPP: Thể tích gỗ sơ chế có tính % phế phẩm (m 3 )

N: Hiệu suất pha cắt trung bình cho toàn bộ sản phẩm (%)

- Công thức tính tỷ lệ lợi dụng gỗ:

P: tỷ lệ lợi dụng gỗ

VTCSP: thể tích gỗ tinh chế của sản phẩm và chi tiết

VNL: Thể tích nguyên liệu cần thiết sản xuất một sản phẩm (m 3 )

𝐺 𝑁𝐿 : Phí mua nguyên liệu chính

𝐺 𝐿 : Phí tiền lương công nhân

THIẾT KẾ, LẬP SƠ ĐỒ GIA CÔNG SẢN PHẨM

Khảo sát hiện trạng công trình

- Đối tượng sử dụng: bé gái 4 tuổi và 10 tuổi

- Phòng ngủ diện tích 8.32 m 2 đã có sẵn hệ tủ - bàn học, máy lạnh

- Mong muốn của khách hàng:

+ Không muốn phá hệ tủ để làm lại từ đầu

+ Bé gái 4 tuổi sẽ nằm giường phía trên nên khung chắn giường trên làm kịch trần nhằm bảo đảm an toàn song song vẫn phải đảm bảo sự chắc chắn, thông thoáng, thẩm mỹ

+ Vì máy lạnh có sẵn không muốn dời đi vị trí khác, nên tìm phương án khi làm khung chắn giường trên kịch trần

Hình 4 2 Hình ảnh mặt bằng tổng thể phòng ngủ căn hộ chung cư

Hình 4 1 Hình ảnh hiện trạng phòng ngủ căn hộ chung cư

4.1.2 Phương án thiết kế giường tầng Để đảm bảo được công năng sử dụng cũng như không gian trong căn hộ, chúng tôi đã đưa ra sản phẩm giường tầng với thiết kế đơn giản, nhã nhặn, sẽ mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời Thiết kế không những chú trọng về kiểu dáng mẫu mã còn phải chú ý hình dáng hài hòa, cân xứng về chiều dài, rộng, cao và từng chi tiết với nhau Ngoài ra sản phẩm phải đảm bảo được độ bền và các yêu cầu kĩ thuật cần thiết

Bảng thiết kế của sản phẩm giường tầng cho phòng ngủ của trẻ em được trình bày bao gồm: Hình chiếu phối cảnh của sản phẩm, bản vẽ hình chiếu tổng thể và các hình chiếu mặt cắt của sản phẩm

Phác thảo sản phẩm bằng tay tạo nên bản vẽ dạng lập thể hoặc dạng hình chiếu Nhóm đã vận dụng tối đa các nguyên tắc thẩm mỹ để lên ba phương án 3D để giúp khách hàng lựa chọn cũng như dễ dàng tưởng tượng được sản phẩm sau khi thi công nó sẽ như thế nào

A Phương án 1 Đối với phương án 1, nhóm đã lên ý tưởngthiết kế có những ưu điểm và nhược điểm sau Ưu điểm:

- Có kích thước phù hợp với căn phòng, thiết kế đơn giản, thông thoáng

Hình 4 3 Phối cảnh phương án 1

- Tính năng còn ít, khi thiết kế không có công năng phụ đi kèm như hộc kéo, hộc tủ để đồ

- Tính thẩm mỹ không được hài hòa: thiết kế đơn điệu không phù hợp với sản phẩm dành cho trẻ em

- Dàn khung phía trên không đảm bảo an toàn dành cho bé 4 tuổi sử dụng

- Không sử dụng được hệ tủ có sẵn

B Phương án 2 Đối với phương án 2, nhóm đã lên ý tưởng thiết kế có những ưu điểm và nhược điểm sau Ưu điểm:

- Có không gian thao tác sử dụng được hệ tủ có sẵn

- Thiết kế có hộc kéo để đồ dưới giường

- Chưa tối ưu được công năng và không gian sử dụng, trong không gian hẹp cầu thang có độ dốc lớn nên không đảm bảo độ an toàn khi sử dụng

- Không gian thao tác cho người sử dụng bị hạn chế

Hình 4 4 Phối cảnh phương án 2

C Phương án 3 Đối với phương án 3, nhóm đã lên ý tưởng thiết kế có những ưu điểm và nhược điểm sau Ưu điểm:

- Nhiều công năng như bậc cầu thang được thiết kế thêm hộc kéo và kệ sách, giải quyết được vấn đề khi kết hợp sử dụng được tủ quần áo có sẵn tại phòng ngủ

- Khung vuông, tròn tạo không gian thông thoáng, có các nan vừa đảm bảo an toàn khi sử dụng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ

→ Sau khi đưa ra 3 phương án trên, nhóm đã chọn phương án 3 là phù hợp với hiện trạng căn phòng và tiêu chí khách hàng đề ra Phương án này thì đáp ứng được các tiêu chí: sử dụng tối ưu công năng của sản phẩm, giải quyết được vấn đề khi kết hợp sử dụng được tủ quần áo có sẵn tại phòng ngủ, độ an toàn cao, thông thoáng, thẩm mỹ

4.1.3 Lựa chọn kích thước của sản phẩm

- Sử dụng nệm 1100 x 2000 (mm), 1400 x 2000 (mm)

- Sản phẩm có chiều cao kịch trần để đảm bảo độ an toàn khi sử dụng

Qua quá trình kiểm tra kích thước thực tế căn phòng chúng tôi đã chọn kích thước sản phẩm là D2520 x R1500 x C2650 (mm)

Hình 4 5 Phối cảnh phương án 3

Lựa chọn nguyên vật liệu trong thiết kế

Giường tầng là sản phẩm nội thất sử dụng trong nhà, ít tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và các tác nhân gây hại khác của môi trường Lựa chọn nguyên liệu thiết kế là khâu cực kì quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng và giá thành sản phẩm Việc lựa chọn hợp lý làm hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo yêu cầu kinh tế và thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng Khi lựa chọn nguyên liệu thiết kế cần quan tâm đến yêu cầu và chức năng sử dụng của sản phẩm đồng thời nguồn cung cấp nguyên liệu phải đáp ứng được việc sản xuất liên tục có như vậy việc sản xuất hàng loạt mới đem lại hiệu quả kinh tế cao

Qua khảo sát một số loại nguyên liệu phổ biến được sử dụng trong sản xuất đồ nội thất, nhận thấy ván gỗ ghép thanh được sử dụng rộng rãi, đảm bảo được các chỉ tiêu kĩ thuật của sản phẩm, giá cả phù hợp với sản phẩm bàn giường ngủ đa năng

Gỗ ghép thanh (Finger joint) là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ lại với nhau nhờ chất kết dính như keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAc) và được ép dưới nhiệt độ và áp suất quy định để tạo thành những tấm ván có kích thước lớn hơn

Những thanh gỗ nhỏ được xử lí tẩm sấy nghiêm ngặt trên dây chuyền hiện đại để loại bỏ hết các tác nhân có hại như mối mọt, ẩm mốc Sau đó gỗ được cưa, bào, phay, ghép, chà, ép, phủ sơn để tạo nên thành phẩm là gỗ ghép thanh nguyên tấm

Gỗ ghép thanh xuất hiện khá sớm trên thị trường nhưng mới chỉ được biết đến và phát triển mạnh mẽ từ sau những năm thập niên 70 của thế kỉ trước Khu vực có sản lượng gỗ ghép thanh lớn nhất là châu Âu với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, sau đó tới châu Á và châu Mỹ Tại châu Á, Nhật Bản được mệnh danh là đất nước có trình độ ghép gỗ tuyệt đỉnh, chỉ cần tạo mộng mà không phải dùng tới keo kết dính

Hình 4 6 Một số hình ảnh ván gỗ ghép thanh

Những phôi gỗ cũng được chọn lọc kỹ càng để loại bỏ những phôi không đồng đều về màu sắc, có mắt gỗ xấu hoặc bị tách, nứt Phôi gỗ ghép được phân loại chất lượng AA, AB,

AC – AD, BC, CD… Cụ thể:

Ván ghép thanh chất lượng AA : Loại ván có hai mặt đẹp, không có khuyết tật, tương đối đồng màu Hai mặt không có khuyết tật từ 90% trở lên, 10% còn lại có thể là những khuyết tật nhẹ như vệt đen, mắt chết dưới 3mm

Ván ghép thanh chất lượng AB : Loại ván có một mặt đẹp, không có khuyết tật và tương đối đồng đều về màu sắc Mặt còn lại có khuyết tật là vệt đen, mắt chết ≤10mm

Ván ghép thanh chất lượng AC – AD : Loại ván có một mặt đẹp, không có khuyết tật, tương đối đồng màu Mặt còn lại có khuyết tật là các đốm đen, mắt chết đường kính lớn

>10mm hoặc khuyết tật ở ruột gỗ

Ván ghép thanh chất lượng BC : Loại ván có cả hai mặt khuyết tật, trong đó, một mặt

(mặt B) khuyết tật nhỏ hơn mặt còn lại (mặt C) Mặt C có khuyết tật kể cả khuyết tật là ruột

Ván ghép thanh chất lượng CD : Loại ván có hai mặt khuyết tật nhiều hơn ván chất lượng BC, bề mặt có thể có mốc Loại này thường được sử dụng làm ván nền, cần xử lý bề mặt bằng cách chà nhám hoặc trám trét Loại ván này thích hợp làm ván nền sàn nhà hoặc sơn với yêu cầu độ bóng thấp hoặc dán phủ veneer

❖ Gỗ Sồi trắng (White Oak)

Gỗ Sồi có tên khoa học là Quercus alba Dát gỗ có màu vàng nhạt, tam gỗ có màu nâu nhạt đến sậm Đặc biệt, tâm gỗ sồi có khả năng kháng được sâu mọt tấn công vì trong sồi có chưa hàm lượng tannin rất cao Hầu hết, sồi đều cho vân gỗ thẳng, mặt gỗ trung bình đến tho với tia gỗ dài

- Khối lượng thể tích (độ ẩm 12%): 670 kg/m 3

- Tỷ lệ co rút theo chiều tiếp tuyến Stt: 10.5 %

- Tỷ lệ co rút theo chiều xuyên tâm Sr: 5.6 %

- Modun đàn hồi: 0.9.10 5 kG/cm 2

- Ứng suất uốn tĩnh cho phép [ U ] = 1421

- Ứng suất nén dọc thớ cho phép [ n] = 689

(KG/cm 2 ) Đặc tính ứng dụng: Sồi trắng dễ gia công, độ bám ốc vít, độ bám đinh và dính keo cao, dễ nhuộm màu và đánh bóng Sồi trắng tương đối khó sấy khô Gỗ co ngót nhiều dễ bị biến dạng khi sấy

Sồi trắng có khả năng chịu lực tổng thể rất tốt và khả năng này tương ứng với trọng lượng của gỗ Độ kháng va chạm của sồi trắng thuộc loại tốt, gỗ dễ uốn cong bằng hơi nước.

Thiết kế chi tiết sản phẩm giương tầng theo phương án đã lựa chọn

Trong quá trình lên bản vẽ thiết kế cho sản phẩm, nhóm chúng tôi đã sử dụng phần

Hình 4 7 Gỗ Sồi trắng mềm Sketchup thể hiện mô phỏng 3D, dùng phần mềm Autocad để xuất bản vẽ hình chiếu, chi tiết gia công và bản vẽ lắp ráp, 3DSMAX để kết xuất ra hình ảnh Với sản phẩm giường tầng, nhóm đã chia sản phẩm thành 2 modul gồm: modul giường, modul cầu thang

- Modul cầu thang: cụm khung, cụm hộc kéo

- Modul giường: cụm giường trên, cụm giường dưới, cụm khung trang trí và các chi tiết rời Các cụm này được tiến hành gia công theo cụm riêng và được lắp ráp với nhau

Hình 4 8 Bản vẽ 3 hình chiếu của sản phẩm được thể hiện trong hồ sơ bản vẽ.

Tính toán thông số kỹ thuật cho sản phẩm

4.4.1 Tính toán và lựa chọn kích thước

Khi thiết kế một sản phẩm, việc lựa chọn kích thước là một khâu vô cùng quan trọng, lựa chọn kích thước làm sao để sản phẩm làm ra được hài hòa, cân đối và đặc biệt là tiết kiệm được nguyên liệu Để làm được điều đó chúng tôi đã tiến hành lựa chọn kích thước cho từng chi tiết và kiểm tra bền Việc này đem lại sự đồng bộ về kích thước, tạo nên một sản phẩm hoàn thiện đảm bảo về kết cấu, thẩm mỹ và kinh tế Kích thước và số lượng từng chi tiết của sản phẩm được thể hiện ở bảng 4.1 và 4.2

Bảng 4 1 Số lượng và kích thước tinh chế các chi tiết modul cầu thang

STT TÊN CHI TIẾT QUY CÁCH (mm)

1 Vai hông trái 18 1066 1140 1 Ván ghép thanh

2 Vai hông phải 18 1066 1140 1 Ván ghép thanh

3 Tấm hậu 18 400 1700 1 Ván ghép thanh

4 Tấm chống đứng 1 18 364 855 1 Ván ghép thanh

5 Tấm chống đứng 2 18 364 570 1 Ván ghép thanh

6 Tấm chống đứng 3 18 285 364 1 Ván ghép thanh

7 Kệ ngang 18 364 540 2 Ván ghép thanh

8 Khung xương ốp 1 20 40 680 2 Gỗ sồi

9 Khung xương ốp 2 20 40 234 2 Gỗ sồi

10 Khung xương ốp 3 20 40 267 2 Gỗ sồi

11 Khung xương ốp 4 20 40 395 2 Gỗ sồi

12 Khung xương ốp 5 20 40 276 2 Gỗ sồi

13 Khung xương ốp 6 20 40 364 2 Gỗ sồi

14 Ván nóc hộc tủ trên 18 400 466 1 Ván ghép thanh

15 Ván đáy hộc tủ trên 18 376 442 1 Ván ghép thanh

16 Ván hông hộc tủ trên 12 286 442 1 Ván ghép thanh

17 Ván tiền hộc tủ trên 18 225 400 5 Ván ghép thanh

18 Ván tiền hộc kéo 18 225 400 5 Ván ghép thanh

19 Ốp ván tiền hộc kéo 12 138 313 5 Ván ghép thanh

20 Ván đáy hộc kéo 12 313 382 5 Ván ghép thanh

21 Ván hông hộc kéo 12 150 382 10 Ván ghép thanh

22 Ván hậu hộc kéo 12 138 313 5 Ván ghép thanh

23 Ốp ván hông hộc kéo 18 267 382 8 Gỗ sồi

24 Thanh giằng trước hộc kéo 12 50 364 5 Gỗ sồi

25 Thanh giằng sau hộc kéo 18 20 364 10 Gỗ sồi

26 Ván mặt bậc cầu thang 18 400 416 5 Ván ghép thanh

Bảng 4 2 Số lượng và kích thước tinh chế các chi tiết modul giường

STT TÊN CHI TIẾT QUY CÁCH (mm)

1 Tấm ốp hông (cụm hông trái) 5 1188 1682 1 Ván ghép thanh

2 Tấm ốp hông (cụm hông trái) 18 1188 1682 1 Ván ghép thanh

3 Chân 1 (cụm hông trái) 40 60 1682 2 Gỗ sồi

4 Chân 2 (cụm hông trái) 40 40 1682 2 Gỗ sồi

5 Khung xương (cụm hông trái) 40 40 235 20 Gỗ sồi

6 Tấm ốp trang trí (cụm hông trái) 50 276 570 1 Ván ghép thanh

7 Thanh ốp dọc (vai hông trái) 18 50 1682 2 Ván ghép thanh

8 Thanh ốp ngang (vai hông trái) 18 50 1224 1 Ván ghép thanh

9 Tấm ốp hông (cụm hông phải) 12 1188 1682 1 Ván ghép thanh

10 Chân 1 (cụm hông phải)) 38 60 1682 2 Gỗ sồi

11 Chân 2 (cụm hông phải)) 38 40 1682 3 Gỗ sồi

12 Khung sương (cụm hông phải) 40 40 235 16 Gỗ sồi

13 Tấm ốp trang trí (cụm hông phải) 50 276 570 1 Ván ghép thanh

14 Thanh ốp dọc (cụm hông phải) 18 50 1682 2

15 Thanh ốp ngang (cụm hông phải)) 18 50 1224 1 Ván ghép thanh

16 Vai hông (giường dưới) 18 350 1464 2 Ván ghép thanh

17 Vai sau (giường dưới) 36 350 2020 1 Ván ghép thanh

18 Đỡ nan (giường dưới) 30 50 1980 2 Gỗ sồi

19 Đỡ nan giữa (giường dưới) 40 60 2020 1 Gỗ sồi

20 Bọ đỡ (giường dưới) 40 40 270 4 Gỗ sồi

21 Nan (giường dưới) 25 50 1425 9 Gỗ sồi

22 Đỡ hộc kéo (giường dưới) 36 300 872 1 Ván ghép thanh

23 Vai trước (giường dưới) 36 350 2020 1 Ván ghép thanh

(giường dưới) 18 30 1774 1 Ván ghép thanh

(giường dưới) 18 190 865 2 Ván ghép thanh

26 Ốp ván tiền hộc kéo

(giường dưới) 12 150 788 2 Ván ghép thanh

(giường dưới) 12 396 788 2 Ván ghép thanh

(giường dưới) 18 150 432 4 Ván ghép thanh

(giường dưới) 18 150 824 2 Ván ghép thanh

(giường dưới) 18 60 396 2 Ván ghép thanh

(giường dưới) 1 18 30 1774 Ván ghép thanh

32 Vai (giường trên) 30 200 2020 2 Gỗ sồi

33 Đỡ nan (giường trên) 30 50 1980 2 Gỗ sồi

34 Đỡ nan giữa (giường trên) 40 60 2020 1 Gỗ sồi

35 Nan (giường trên) 25 50 1120 9 Gỗ sồi

36 Bọ đỡ (giường trên) 30 30 170 4 Gỗ sồi

(khung trang trí) 30 50 513 2 Gỗ sồi

38 Thanh dọc hông (khung trang trí) 30 50 950 2 Gỗ sồi

(khung trang trí) 30 70 875 2 Gỗ sồi

(khung trang trí) 30 100 950 2 Gỗ sồi

41 Tấm trang trí 12 950 1079 1 Ván ghép thanh

4.4.2 Kiểm tra bền Để đảm bảo cho sản phẩm có được kết cấu vững chắc, chịu lực tốt thì ta cần tính toán và kiểm tra bền cho các chi tiết chịu lực lớn nhất trong điều kiện nguy hiểm nhất Phần lớn tính toán bền cho các chi tiết chịu uốn và chịu nén nhiều nhất Nếu như chi tiết đó đủ bền thì các chi tiết còn lại đã đảm bảo khả năng chịu lực tốt Hệ số an toàn của kết cấu gỗ từ 3÷6

Qua phân tích khả năng chịu lực của giường này ta thấy sản phẩm chủ yếu chịu uốn và chịu nén Do đó, để đảm bảo cho sản phẩm có kết cấu vững chắc, chịu lực tốt, ta cần phải tính toán và kiểm tra bền những chi tiết chịu lực tác dụng lớn nhất Sau đó so sánh các thông số tính toán được với các thông số chịu uốn và chịu nén của nguyên liệu, nếu chúng đủ bền thì các chi tiết khác cũng đủ bền

Bảng 4 3 Các chi tiết cần kiểm tra độ bền nén

STT Tên Tên chi tiết Số lượng Quy Cách (mm) a b c

1 Modul cầu thang Khung sương ốp 1 2 20 40 680

2 Modul giường Chân 1 (cụm hông phải)) 2 38 60 1682

Bảng 4 4 Các chi tiết cần kiểm tra độ bền uốn

STT Tên Tên chi tiết Số lượng

1 Modul cầu thang Ván mặt bậc 4 18 410 416

❖ Kiểm tra khả năng chịu nén của chi tiết khung xương ốp 1

Giả sử tải trọng 200KG bao gồm trọng lượng các chi tiết và đối tượng sử dụng, lúc này khung xương chịu tác dụng của một lực là P= 2000N Ứng suất nén dọc thớ cho phép [ n]= 689 (KG/cm 2 ) = 67.5 (N/mm 2 )

Kích thước của khung xương ốp là:

Hình 4 9 Biểu đồ lực nén của chi tiết khung xương ốp

Tiết diện mặt cắt ngang của khung xương ốp tại vị trí chịu nén:

Chọn hệ số an toàn k = 4

Khi đó ứng suất nén lớn nhất: σmax = k x P

→ Do ứng suất nén lớn nhất nhỏ hơn ứng suất nén cho phép nên chi tiết khung sương cầu thang

3 Modul giường Đỡ nan giữa 2 40 60 2020 ốp dư bền

❖ Kiểm tra khả năng chịu nén của chân 1

Giả sử tải trọng 200KG bao gồm trọng lượng chi tiết và người sử dụng, lúc này chân chịu tác dụng của một lực là P= 2000N Ứng suất nén dọc thớ cho phép [n]= 689 (KG/cm 2 ) = 67.5 (N/mm 2 )

Kích thước của chi tiết chân 1 là:

Hình 4 10 Biểu đồ lực nén của chi tiết chân 1

Tiết diện mặt cắt ngang của chi tiết chân 1 tại vị trí chịu nén:

Chọn hệ số an toàn k = 4

Khi đó ứng suất nén lớn nhất: σmax = k x P

→ Do ứng suất nén lớn nhất nhỏ hơn ứng suất nén cho phép nên chi tiết chân 1 dư bền

❖ Kiểm tra khả năng chịu uốn Ván mặt bậc cầu thang

Giả sử tải trọng 200KG bao gồm trọng lượng chi tiết và người sử dụng, lúc này Ván mặt bậc cầu thang chịu tác dụng của một lực là P= 2000N Ứng suất chịu uốn của gỗ cao su [U]= 660 (KG/cm 2 ) = 64.7 (N/mm 2 )

Kích thước của Ván mặt bậc cầu thang là:

Hình 4 11 Biểu đồ nội lực và mômen uốn tác dụng lên Ván mặt bậc cầu thang

Theo phương trình cân bằng tĩnh học, ta có:

• Ứng suất uốn: σU = MU / WU = 208.000 / 504.300 = 0.41 (N/mm²)

Vì chi tiết tấm Mặt bậc cầu thang là chi tiết chịu lực trực tiếp, nên ta chọn hệ số an toàn cho chi tiết k = 6, lúc này 6× σU ≈ 2.47 (N/mm 2 )

Vậy chi tiết Ván mặt bậc cầu thang dư bền

❖ Kiểm tra khả năng chịu uốn vai giường dưới

Giả sử tải trọng 200KG bao gồm trọng lượng chi tiết và người sử dụng, lúc này vai giường chịu tác dụng của một lực là P= 2000N Ứng suất chịu uốn của gỗ cao su [U]= 660 (KG/cm 2 ) = 64,7 (N/mm 2 )

Kích thước của vai giường là:

Biểu đồ 4 1 Biểu đồ nội lực và mômen uốn tác dụng lên vai giường dưới

Theo phương trình cân bằng tĩnh học, ta có:

• Ứng suất uốn: σU = MU / WU = 1010000/ 735 000 = 1.37 (N/mm²)

Ta chọn hệ số an toàn cho chi tiết k = 4, lúc này 4× σU ≈ 5.49 (N/mm 2 )

Vậy chi tiết vai giường dư bền

❖ Kiểm tra khả năng chịu uốn của đỡ nan giữa

Giả sử tải trọng 200KG tác dụng lên nan giường, lúc đó nan sẽ chịu tác dụng của một lực là P= 2000N Ứng suất uốn tĩnh cho phép của gỗ sồi [ U]= 1421 (KG/cm 2 ) = 139,3 (N/mm 2 ) Kích thước của Ván mặt bậc cầu thang là:

Hình 4 12 Biểu đồ nội lực và mômen uốn tác dụng lên vai giường dưới

Theo phương trình cân bằng tĩnh học, ta có:

• Ứng suất uốn: σU = MU / WU = 712500/144000= 4.95 (N/mm²)

Ta chọn hệ số an toàn cho chi tiết k = 4, lúc này 4× σU ≈ 19.8 (N/mm 2 )

Vậy chi tiết đỡ nan giữa dư bền.

Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật

4.5.1 Cơ sở tính toán và các chỉ tiêu kỹ thuật

❖ Tính chất của nguyên liệu:

Nguyên liệu tốt, ít khuyết tật như cong vênh, mối mọt, mắt sống, mắt chết thì tạo thuận lợi trong quá trình sản xuất, dễ gia công, dễ trang sức bề mặt, tỷ lệ lợi dụng gỗ cao, nâng cao hiệu quả trong sản xuất

Nguyên liệu nhiều khuyết tật thì tạo ra phế phẩm tăng cao, tốn nhiều thời gian sản xuất vì phải xử lý các khuyết tật, khó trang sức bề mặt, tiêu hao nhiều vật liệu phụ, hiệu quả sản xuất giảm

Vì vậy, tôi chọn nguyên liệu chủ yếu là gỗ sồi và ván ghép thanh, về phần gỗ sồi thì có đặc điểm cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt sau khi đã qua sử lí, độ chịu lực uốn xoắn thường, chịu lực nén cao, dễ uốn cong bằng hơi nước Còn về ván ván ghép thanh với lớp trang sức phủ veneer và phủ UV có sẵn nên tỷ lệ phế phẩm do tính chất nguyên liệu trong quá trình gia công là rất nhỏ

Trang thiết bị máy móc trong nhà máy tốt, gia công chính xác thì sai số gia công ít, chất lượng bề mặt đảm bảo yêu cầu lắp ráp và trang sức, sẽ hạn chế tình trạng hao hụt nguyên liệu trong sản xuất, nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, hạ giá thành sản phẩm Máy gia công không chính xác thì khi gia công, sai số gia công sẽ tăng, lượng dư gia công, dung sai lắp ghép tăng, có thể ảnh hưởng đến quá trình lắp ráp, khó đáp ứng yêu cầu của khác hàng, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty và làm giảm hiệu quả trong sản xuất

Tính thẩm mỹ, chất lượng, kết cấu sản phẩm đòi hỏi độ chính xác cao, chất lượng tốt, kết cấu phải bền vững, đảm bảo thì cũng gây khó khăn cho quá trình sản xuất vì đòi hỏi sản xuất phải khắt khe, độ chính xác gia công cao, sai số thấp, lắp ráp phải thật chính xác Do đó đòi hỏi phải có độ có tay nghề, trình độ và kinh nghiệm trong sản xuất

❖ Dụng cụ đo lường và chất lượng đo Độ chính xác gia công cũng như độ chính xác của các chi tiết trong quá trình sản xuất nó cũng phụ thuộc rất lớn tới dụng cụ đo, dụng cụ đo mà có sai số nhỏ thì độ chính xác trong khi đo lường càng cao, lượng dư gia công ít, tỷ lệ lợi dụng gỗ cao và ngược lại

4.5.2 Cấp chính xác gia công

Trong sản xuất hàng mộc cấp chính xác gia công được phân thành 3 cấp:

- Cấp 1: a = 0.5, dùng trong trường hợp lắp ghép các sản phẩm chất lượng cao, có độ chính xác cao như khuôn mẫu, dụng cụ phòng thí nghiệm

- Cấp 2: a = 1, dùng trong sản xuất hàng mộc, đồ gia dụng

- Cấp 3: a = 2, dùng để gia công các chi tiết bao bì, hoặc một số chi tiết trong kiến trúc, xây dựng, giao thông yêu cầu độ chính xác không cao hoặc trong trường hợp lắp hỏng

Dựa vào tình hình thực tế xưởng sản xuất: tình trạng máy móc, trình độ tay nghề, yêu cầu chất lượng của sản phẩm của đề tài Các chi tiết phải có tính phù hợp và mức độ chính xác cao, vậy tôi chọn cấp chính xác gia công là cấp 2

4.5.3 Độ chính xác gia công Độ chính xác gia công nói lên mức độ phù hợp về hình dạng kích thước, độ nhẵn bề mặt sau khi gia công so với yêu cầu trên bản vẽ Ngược lại với độ chính xác gia công là độ sai lệch gia công, nói lên mức độ không phù hợp của các đại lượng nói trên Độ sai lệch gia công là các đại lượng phản ánh sự sai lệch giữa các giá trị thực tế đạt được sau khi gia công so với các giá trị danh nghĩa trên bản vẽ Các đại lượng đạt được trong gia công phản ánh độ chính xác gia công Có 2 loại sai lệch:

− Sai lệch hệ thống: Sai lệch được lặp đi lặp lại một cách có hệ thống hay biến đổi có quy luật Sai lệch này thường do dụng cụ đo, máy móc sai lệch này có thể dự đoán trước

− Sai lệch ngẫu nhiên: Sai lệch có dấu và trị số bất thường có tính ngẫu nhiên, thường xuất hiện do tay nghề công nhân Độ chính xác gia công phụ thuộc vào các yếu tố:

− Tính chất của nguyên liệu: Nguyên liệu tốt, ít khuyết tật như cong vênh, mối mọt, mắt sống, mắt chết thì sẽ thuận lợi trong quá trình sản xuất, dễ gia công, dễ trang sức bề mặt, tỷ lệ lợi dụng gỗ cao, nâng cao hiệu quả trong sản xuất

Nếu nguyên liệu nhiều khuyết tật thì tỷ lệ phế phẩm sẽ cao, tốn nhiều thời gian sản xuất vì phải xử lý các khuyết tật, khó trang sức bề mặt, tiêu hao vật liệu phụ và hiệu quả sản xuất giảm

− Tình trạng thiết bị máy móc: Máy móc thiết bị trong xưởng tốt và gia công chính xác thì sai số gia công nhỏ, chất lượng bề mặt sản phẩm đảm bảo yêu cầu lắp ráp và trang sức, hạn chế hao hụt trong sản xuất, nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ Ngược lại nếu máy móc gia công không chính xác thì sai số gia công cao, lượng dư gia công và dung sai lắp ghép tăng, ảnh hưởng đến quá trình lắp ráp và hiệu quả sản xuất giảm

− Yêu cầu sản phẩm: Kiểu dáng, kết cấu và chất lượng sản phẩm đòi hỏi độ chính xác cao và bền vững, điều này đòi hỏi sản xuất phải khắt khe, độ chính xác gia công cao, sai số thấp và lắp ráp phải chính xác

Chế tạo sản phẩm

4.6.1 Sơ đồ gia công chung

Trong quá trình gia công sản phẩm việc thiết kế quy trình công nghệ sản xuất là yếu tố quan trọng hàng đầu Nếu quy trình công nghệ sản xuất được bố trí hợp lí thì sẽ rút ngắn được thời gian gia công, tránh lãng phí nguyên liệu, sử dụng máy móc có hiệu quả hơn, qua đó sẽ làm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm được nâng cao Quy trình công nghệ sản xuất phải được thiết lập sao cho chi tiết phải được gia công liên tục, các công đoạn gia công không được chồng chéo nhau, các bước công nghệ được nối tiếp nhau chặt chẽ

Sơ đồ 4 1 Sơ đồ gia công chung

4.6.2 Quy trình gia công cụ thể

Sau khi nghiên cứu bản vẽ chúng em xác định kết cấu và hình dáng sản phẩm, kích thước và số lượng chi tiết như sau:

Bảng 4 15 Thể tích gỗ tinh chế Modul cầu thang

STT Tên chi tiết Nguyên liệu SL

(mm) Thể tích tinh chế (m 3 ) a b c

1 Vai hông trái Ván ghép thanh 1 18 1066 1140 0.0219

2 Vai hông phải Ván ghép thanh 1 18 1066 1140 0.0219

3 Tấm hậu Ván ghép thanh 1 18 400 1700 0.0122

4 Tấm chống đứng 1 Ván ghép thanh 1 18 364 855 0.0056

5 Tấm chống đứng 2 Ván ghép thanh 1 18 364 570 0.0037

6 Tấm chống đứng 3 Ván ghép thanh 1 18 285 364 0.0019

7 Kệ ngang Ván ghép thanh 2 18 364 540 0.0071

8 Khung xương ốp 1 Gỗ sồi 2 20 40 680 0.0011

9 Khung xương ốp 2 Gỗ sồi 2 20 40 234 0.0004

Chuẩn bị nguyên liệu (gỗ xẻ, ván ghép thanh)

Xử lý sơ bộ Gia công sơ chế Gia công tinh chế

Chà nhám Làm nguội Lắp ráp Trang sức bề mặt

Kiểm tra/ đánh giá Đóng gói

10 Khung xương ốp 3 Gỗ sồi 2 20 40 267 0.0004

11 Khung xương ốp 4 Gỗ sồi 2 20 40 395 0.0006

12 Khung xương ốp 5 Gỗ sồi 2 20 40 276 0.0004

13 Khung xương ốp 6 Gỗ sồi 2 20 40 364 0.0006

14 Ván nóc hộc tủ trên Ván ghép thanh 1 18 400 466 0.0034

15 ván đáy hộc tủ trên Ván ghép thanh 1 18 376 442 0.0030

16 Ván hông hộc tủ trên Ván ghép thanh 2 12 286 442 0.0030

17 Ván tiền hộc tủ trên Ván ghép thanh 2 18 225 400 0.0032

18 Ván tiền hộc kéo Ván ghép thanh 5 18 225 400 0.0002

19 Ốp ván tiền hộc kéo Ván ghép thanh 5 12 138 313 0.0065

20 ván đáy hộc kéo Ván ghép thanh 5 12 313 382 0.0021

21 Ván hông hộc kéo Ván ghép thanh 10 12 150 382 0.0057

22 Ván hậu hộc kéo Ván ghép thanh 5 12 138 313 0.0055

23 Ốp ván hông hộc kéo Gỗ sồi 8 18 267 382 0.0021

24 Thanh giằng trước hộc kéo Gỗ sồi 5 12 50 364 0.0114

25 Thanh giằng sau hộc kéo Gỗ sồi 10 18 20 364 0.0009

26 Ván mặt bậc cầu thang Ván ghép thanh 5 18 400 416 0.0010

Bảng 4 16 Thể tích gỗ tinh chế Modul giường

STT Tên chi tiết Nguyên liệu SL

(mm) Thể tích tinh chế (m 3 ) a b c

Tấm ốp trang trí (cụm hông trái)

Thanh ốp ngang (vai hông trái)

Tấm ốp trang trí (cụm hông phải)

Thanh ốp ngang (cụm hông phải))

21 Nan (giường dưới) Gỗ sồi 9 25 50 1425 0.0018

(giường dưới) Ván ghép thanh 1 36 300 872 0.0377

(giường dưới) Ván ghép thanh 1 36 350 2020 0.2291

Thanh giằng trước (giường dưới)

Ván tiền hộc kéo (giường dưới)

26 Ốp ván tiền hộc kéo

Ván đáy hộc kéo (giường dưới)

28 Ván hông hộc kéo (giường dưới)

29 Ván hậu hộc kéo (giường dưới)

30 Đỡ giữa hộc kéo (giường dưới)

31 Thanh giằng dưới (giường dưới)

32 Vai (giường trên) Gỗ sồi 2 30 200 2020 0.0242

35 Nan (giường trên) Gỗ sồi 9 25 50 1125 0.0127

37 Thanh ngang hông (khung trang trí) Gỗ sồi 2 30 50 523 0.0016

Thanh dọc hông (khung trang trí) Gỗ sồi 2 30 50 950 0.0040

39 Thanh ngang trước (khung trang trí)

40 Thanh dọc trước (khung trang trí)

41 Tấm trang trí Ván ghép thanh 1 12 950 1079 0.0123

4.6.2.1 Công đoạn cắt CNC Đây là công đoạn đầu tiên trong quy trình công nghệ Chi tiết được vẽ trên phần mềm AutoCad và được lập chương trình bằng phần mềm ArtCam, đưa chương trình vào máy CNC và gia công Qua quá trình vẽ xuất code gia công, có thể tính toán được số ván cần sử dụng để cắt ván thành các tấm có kích thước nhất định

Trước khi cắt cần kiểm tra nguyên liệu để phát hiện và loại bỏ các khuyết tật của nguyên liệu Sắp xếp gọn gàng, thuận lợi các chi tiết lên một tấm để tiết kiệm ván nhất Sử dụng máy cắt CNC và ra các chi tiết theo các kích thước

Sử dụng quy cách ván 18x1220x2440 để gia công các chi tiết cần sử dụng ván

4.6.2.2 Công đoạn cắt ngắn Đây là công đoạn cắt các khung xương các cụm bằng gỗ sồi Qua quá trình cắt gỗ xẻ thành phôi thô có kích thước nhất định Trước khi cắt cần kiểm tra nguyên liệu để phát hiện và loại bỏ các tạp chất như đinh, vít, ghim chống nứt,… Phân loại nguyên liệu theo chủng loại và xếp gọn gàng, thuận lợi cho việc cắt Máy cưa cắt ngang giúp tề đầu của các khúc gỗ xẻ và cắt theo chiều dài sơ bộ để dễ dàng gia công cho các công đoạn sau

Sau khi đã được cắt ngắn theo các kích thước chiều dài sử dụng máy bào để bào các chi tiết theo chiều dày khác nhau theo kích thước của chi tiết Sử dụng máy bào cuốn để gia công địch kích thước về chiều dày của gỗ thừa Cần điều chỉnh mặt bàn sao cho lượng ăn dao của mỗi lần cắt gọt đảm chi tiết Từ mặt chuẩn ta lật ngửa thanh gỗ, chỉnh cữ đúng theo kích thước yêu cầu, sau đó bào đi phần bảo chất lượng gia công Kiểm tra kích thước phôi và xác định số lần bào, mỗi lần bào không quá 3mm Sử dụng máy bào cuốn để gia công các chi tiết theo kích thước

Hình 4 14 Sơ đồ máy bào cuốn

Sau khi đã được bào sơ bộ theo các kích thước chiều dày, sử dụng máy rong cạnh để định kích thước về bề rộng của chi tiết Sau khi đã định kích thước về bề dày thì cần định kích thước về bề rộng để song song với mặt còn lại và được thẳng, phẳng Khi chuẩn bị gia công cần điều chỉnh lưỡi cưa sao cho cao hơn bề mặt phôi 1-2cm Điều chỉnh trục con lăn với mặt bàn sao cho giữ được phôi khi rong Chỉnh thước đo trên máy sao cho đúng kích thước của chi tiết Sử dụng máy rong cạnh để gia công các chi tiết theo các kích thước

Hình 4 16 Sơ đồ máy rong cạnh

Hình 4 17 Máy rong cạnh 4.6.2.5 Công đoạn cắt chính xác

Loại máy sử dụng cho khâu cắt tinh là máy cưa bàn trượt, máy có cấu tạo tương tự với máy cưa cắt ngắn trong công đoạn sơ chế, nhưng mỗi máy sử dụng các lưỡi cưa khác nhau Ngoài ra, máy cưa bàn trượt dùng trong khâu cắt tinh còn dùng để cắt độ (cắt xiên 1 góc) theo sự căn chỉnh

Sau khi đã rong các cạnh của các chi tiết cho thẳng ta đem những chi tiết cần gia công ghép thành bản rộng hơn để cảo ghép lại thành bề rộng lớn hơn và tiếp tục gia công trong công đoạn cắt để về đúng kích thước của chi tiết

Cắt tinh nhằm đảm bảo độ chính xác về chiều dài của các chi tiết trong sản phẩm và làm cho hai đầu của thanh gỗ có độ nhẵn nhất định Khi tiến hành cắt tinh, các chi tiết được đẩy vào theo hướng vuông góc với lưỡi cắt, phôi gỗ được đặt trên mặt bàn phẳng và được đẩy bằng tay Sử dụng máy cưa bàn trượt để gia công các chi tiết theo kích thước

Hình 4 18 Sơ đồ máy cưa bàn trượt

Hình 4 19 Máy cưa bàn trượt

4.6.2.6 Công đoạn gia công cục bộ

❖ Khoan lỗ Đây là khâu đòi hỏi độ chính xác cao vì nó ảnh hưởng đến khâu lắp ráp Các loại máy khoan được sử dụng là máy khoan bàn, máy khoan cầm tay Mục đích để gia công các lỗ gắn bulong, chốt, vít, ray trượt,…công cụ cắt là mũi khoan gắn ở trên ổ trục

Yêu cầu chất lượng: phải đảm bảo về đường kính và chiều sâu lỗ khoan, khoảng cách giữa các lỗ khoan phải đúng theo yêu cầu như bản vẽ, bề mặt lỗ khoan nhẵn, thẳng, phẳng và không bị lệch,…

Hình 4 20 Máy khoan cầm tay

Sử dụng máy router để bo các cạnh R của chi tiết Trước khi bo cạnh cần phải kiểm tra lưỡi dao và đảm bảo lưỡi dao phải sắc bén và đúng với kích thước R cần bo của chi tiết Cần di chuyển phôi đều tay để bề mặt phôi gỗ không bị cháy xém do di chuyển phôi không đều tay Di chuyển phôi ngược sẽ làm cho bề mặt phôi bị gợn sóng Bo cạnh giúp làm giảm độ sắc bén của các cạnh, tăng tính an toàn với sản phẩm Đối với các chi tiết của sản phẩm sử dụng mũi bo cạnh có kích thước R= 5mm để gia công

4.6.2.7 Công đoạn trang sức bề mặt Đây là khâu cuối cùng của quá trình gia công sản phẩm, nó có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa bảo vệ bề mặt gỗ để ngăn cách sự phá hoại của môi trường đồng thời làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ của sản phẩm và phù hợp với giá trị kinh tế mà nó mang lại Giá trị kinh tế của sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu gỗ mà còn phụ thuộc vào chất lượng trang sức bề mặt của sản phẩm Đối với gỗ tự nhiên có vân thớ đẹp thì trang sức nhằm tôn vinh thêm vẻ đẹp tự nhiên của vân thớ gỗ bằng phương pháp trang sức hở [7] Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình chế tác đồ gỗ; quyết định đến 70% độ bền của sản phẩm sau này Quá trình sơn phủ phải đạt chuẩn theo quy định, sơn nhập khẩu chất lượng cao Tất cả phải đáp ứng được các đặc tính không mùi, không màu, thân thiện với môi trường và không gây hại cho sức khỏe

Bảng 4 17 Các công đoạn trang sức bề mặt

Các công đoạn Nguyên liệu Tỷ lệ Phương tiện sử dụng Thời gian khô

Bột trám gỗ Keo 502 Nhám 240

Cứng Lót PU Xăng thơm

Cứng Lót PU Xăng thơm

6 Sơn bóng Bóng 10% 1:1 Súng sơn 5-6 giờ

7.Sơn phủ Xăng thơm 1:1 Súng sơn Đóng gói sau 6-8 giờ

4.6.2.8 Công đoạn đóng gói sản phẩm

Khi xác nhận là không còn lỗi kĩ thuật nào, sản phẩm sẽ được nghiệm thu Mục đích của việc đóng gói bao bì nhằm bảo vệ sản phẩm không bị phá hoại bởi những điều kiện bất lợi của môi trường và những va chạm trong quá trình di chuyển

Sản phẩm trước khi được đóng gói sẽ được thổi sạch bụi, chia thành từng cụm và dùng xốp bọc lại Sản phẩm được đặt vào thùng sẽ được kê xốp và mút quanh khung nhằm đảm bảo cho sản phẩm không bị trầy, móp trong quá trình vận chuyển.

Dự toán chi phí

4.7.1 Chi phí mua nguyên liệu chính

Nguyên liệu chính được sử dụng làm sản phẩm là ván ghép thanh cao su và gỗ sồi Sau khi khảo sát giá thành ở nơi cung cấp nguyên liệu, nhóm đã thu được bảng giá:

❖ Chi phí ván ghép thanh cao su:

Bảng 4 18 Bảng tính chi phí nguyên liệu ván cao su

STT Kích thước (mm) Số lượng Đơn giá

Dựa vào bảng 4.13 , ta được thể tích gỗ nguyên liệu VGỗ= 0.1364 (m 3 )

Do đó chi phí nguyên liệu là gỗ sồi được tính như sau:

❖ Tổng chi phí cho nguyên liệu chính (G NL ) :

STT Tên vật tư Quy cách SL Đơn vị tính Đơn giá (VND)

20 Mũi cắt CNC 6 mm 1 Cái 240.000 240.000

Chi phí nhân công (GL): được tính theo giờ, 25,000 VNĐ/ giờ Trong đó số người thực hiện là 3 người, 5 giờ/ngày, thực hiện đồ án trong 25 ngày

GL = 3 x (25,000 x 5 x 25) = 9,375,000 (VNĐ) Chi phí khấu hao máy móc (GKHM): chi phí khấu hao máy móc để sản xuất hoàn toàn sản phẩm lấy bằng 5% tiền mua nguyên liệu

GKHM = 5% x GNL = 5% x 7.489.600 = 374.480 (VNĐ) Lợi nhuận (GLN): nguồn lợi nhận lấy bằng 10% tiền mua nguyên liệu, vật tư và các chi phí khác

→ GLN = 10% x ( GNL + GVT + GL + GKHM )

= 0,1 x ( 7.489.600 + 2.561.000 + 9,375,000 + 374.480 ) = 1.980.008 (VNĐ) Vậy tổng chi phí cho sản phẩm (GT):

GT = GNL + GVT + GL + GKHM + GLN

CHẾ TẠO SẢN PHẨM

Quy trình chế tạo sản phẩm giường tầng

Sau khi lựa chọn được thiết kế phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư, sản phẩm được chế tạo tại xưởng thực tập gỗ của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM Để tối ưu quy trình chế tạo sản phẩm nhóm đã lên kế hoạch chi tiết cho từng cụm trong sản phẩm giúp việc chế tạo không chồng chéo lên nhau Sản phẩm chia thành 02 module trong quá trình gia công:

(1) Modul cầu thang: cụm khung, cụm hộc kéo

(2) Modul giường: cụm hông và hộc kéo, cụm giường trên, cụm giường dưới, cụm khung trang trí

5.1.1 Quy trình gia công chung

❖ Quy trình gia công sản phẩm sử dụng vật liệu ván

Sơ đồ 5 1 Quy trình gia công sản phẩm sử dụng vật liệu ván

❖ Quy trình gia công sản phẩm sử dụng vật liệu gỗ

Sơ đồ 5 2 Quy trình gia công sản phẩm sử dụng vật liệu gỗ

Tách chi tiết Tạo file xếp chi tiết trên khổ ván 1220 x 2440 Lập trình/Xuất code

CNC Xử lý cạnh ván Chà nhám Lắp ráp

Trang sức bề mặt Lắp ráp hoàn thiện

Bào chính xác Rong cạnh Cắt chính xác

Chà nhám Lắp ráp Trang sức bề mặt Lắp ráp hoàn thiện

5.1.2 Quy trình gia công cụ thể

❖ Quy trình gia công cụ thể modul cầu thang

Sơ đồ 5 3 Quy trình gia công cụ thể cụm khung - modul cầu thang

CNC Xử lý cạnh ván Chà nhám Trang sức bề mặt

Vai hông phải Tấm hậu

CNC Xử lý cạnh ván Chà nhám

Tấm chống đứng 3 Xương ốp 1

Xương ốp 2Xương ốp 3Xương ốp 4Xương ốp 5Xương ốp 6

Sơ đồ 5 4 Quy trình gia công cụ thể cụm hộc kéo - modul cầu thang

❖ Quy trình gia công cụ thể modul giường

Sơ đồ 5 5 Quy trình gia công cụ thể cụm giường trên - modul giường

CNC Gia công tinh chế Chà nhám Trang sức bề mặt Đáy hộc trên cùng

CNC Xử lý cạnh ván Chà nhám

Hậu khung hộc kéo Đáy khung hộc kéo

Thanh giằng trướcThanh giằng sau

Sơ đồ 5 6 Quy trình gia công cụ thể cụm khung trang trí - modul giường

Sơ đồ 5 7 Quy trình gia công cụ thể cụm giường dưới - modul giường

Tấm trang trí CNC Xử lý cạnh ván Chà nhám Trang sức bề mặt

Trang sức bề mặt Chà nhám giường Cụm dưới

CNC Xử lý cạnh ván Chà nhám Trang sức bề mặt

Vai sau Vai hông Đỡ hộc kéo Đỡ giữa hộc kéo Nan Đỡ nan Đỡ nan giữa

Cắt chính xác Chà nhám

Thanh giằng trướcThanh giằng dưới

Sơ đồ 5 8 Quy trình gia công cụ thể cụm hông và hộc kéo - modul giường

Cụm hông và hộc kéo

CNC Xử lý cạnh ván Chà nhám Trang sức bề mặt

Xử lý cạnh ván Chà nhám Trang sức bề mặt

Hậu khung hộc kéo Đáy khung hộc kéoTiền khung hộc kéo

5.1.3 Hình ảnh quy trình gia công của sản phẩm

Bước 1: Lựa chọn và phân loại nguyên liệu

- Chọn gỗ sồi tốt, ít mắt, ít mối mọt, độ ẩm 8-12%

- Chọn ván ghép thanh cao su tiêu chuẩn AB

Hình 5 1 Lựa chọn nguyên liệu gỗ sồi

Hình 5 2 Lựa chọn nguyên liệu ván ghép thanh Bước 2: Công đoạn pha phôi

Công đoạn này tạo ra phôi có kích thước bao của một hay nhiều chi tiết với các công đoạn như cắt ngắn, rong cạnh với lượng dư gia công phù hợp

Hình 5 3 Sử dụng máy rong cạnh

Hình 5 4 Sử dụng máy rong cạnh Bước 3: Công đoạn tinh chế

- Đây là công đoạn tạo cho chi tiết kích thước, độ nhẵn, hình dáng chuẩn nhất theo yêu cầu của các chi tiết

- Chi tiết sơ chế → bo cạnh → phay mộng → khoan lỗ → chà nhám.

Hình 5 5 Máy CNC cắt ván

Hình 5 6 Máy CNC cắt ván

Hình 5 7 Bo cạnh chi tiết nan giường

Hình 5 8 Khoan chi tiết bằng máy khoan để bàn Bước 4: Công đoạn trang sức bề mặt

Là công đoạn giúp bảo vệ bề mặt sản phẩm và nâng cao tính thẩm mỹ cho sản phẩm

Hình 5 9 Sơn – trang sức bề mặt Bước 5: Công đoạn lắp ráp sản phẩm

- Là lắp ráp các chi tiết thành cụm theo bản vẽ

- Sau khi các cụm chi tiết được trang sức bề mặt thì lắp ráp chúng lại thành một sản phẩm hoàn chỉnh

Hình 5 10 Lắp ráp các chi tiết bằng đinh, vít

Hình 5 11 Lắp ráp chi tiết thành cụm

Hình 5 12 Khung cụm cầu thang

Hình 5 13 Cụm giường dưới và tấm hông

Hình 5 14 Lắp ráp hông – cụm giường trên/dưới

Quy trình lắp ráp sản phẩm

Bước 1: Lắp ráp cụm khung cầu thang với khung hộc kéo

Hình 5 16 Lắp ráp cụm khung cầu thang với khung hộc kéo Bước 2: Lắp ráp cụm khung cầu thang với hộc kéo

Hình 5 17 Lắp ráp cụm khung cầu thang với hộc kéo Bước 3: Lắp ráp các cụm module giường

Hình 5 18 Lắp ráp các cụm module giường

Bước 4: Lắp ráp các chi tiết cụm giường

Hình 5 19 Lắp ráp các chi tiết cụm giường Bước 5: Lắp ráp cụm khung trang trí

Hình 5 20 Lắp ráp cụm khung trang trí

Bước 6: Lắp ráp các cụm khung trang trí với giường

Hình 5 21 Lắp ráp các cụm khung trang trí với giường

Quy trình lắp ráp tại công trình của khách hàng

- Địa điểm: Chung cư Him Lam Phú An - 32 Thủy Lợi, Phước Long A, Quận 9,

Hình 5 22 Vận chuyển sản phẩm

Hình 5 23 Quá trình lắp đặt sản phẩm

Hình 5 24 Quá trình lắp đặt sản phẩm

Hình 5 25 Khung trang trí hoàn thiện

Hình 5 26 Các cụm hoàn thiện

Hình 5 27 Các cụm hoàn thiện

Hình 5 28 Lắp đặt thành phẩm

KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ Kết luận

Sau khi hoàn thành đề tài “Thiết kế, chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư” nhóm đồ án tổng hợp được những kết luận sau đây:

Sản phẩm được hoàn thiện kết hợp giữa yêu cầu khách hàng và dựa vào cơ sở lý thuyết Sản phẩm có kích thước và quy cách hài hòa, đảm bảo tính thẩm mỹ và nhân trắc học Sản phẩm có bề mặt trang sức đẹp, sử dụng màu tươi sáng, hài hòa tạo cảm giác thoải mái, không bị lỗi thời

Sản phẩm giải quyết tối ưu nội thất trong không gian hẹp, phù hợp với hiện trạng công trình và dễ dàng chuyển đổi giữa các chức năng sử dụng

Tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu trên 70%

Chưa tối ưu hoá được các chi phí nguyên vật liệu

Quy trình gia công tốn nhiều thời gian

Sau khi hoàn thành sản phẩm chúng tôi có những kiến nghị sau đây:

Cần tính toán, xem xét kết cấu và liên kết cho các chi tiết đảm bảo các điều kiện bền, giúp cho việc gia công, lắp ráp, đóng gói và vận chuyển dễ dàng

Cần gia công chính xác để sai số gia công nằm trong khoảng cho phép, tránh lãng phí nguyên vật liệu

Nghiên cứu, áp dụng những biện pháp công nghệ tối ưu hơn nữa để giảm thiểu thời gian cũng như chi phí sản xuất và phế phẩm khi gia công nhằm góp phần thúc đẩy hiện đại hóa, tự động hóa trong sản xuất hàng loạt và giảm giá thành sản phẩm.

Ngày đăng: 26/09/2024, 12:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Năm 2023 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chỉ đạt 79% kế hoạch đề rahttps://goviet.org.vn/bai-viet/nam-2023-xuat-khau-go-va-san-pham-go-chi-dat-79-ke-hoach-de-ra-10101 Link
[2] PGS. TS Phạm Văn Chương, TS Nguyễn Trọng Kiên, Keo dán gỗ, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội 2013 Khác
[3] PGS. TS Phạm Văn Chương, Công nghệ sản xuất ván nhân tạo (1), NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, 2004 Khác
[4] PGS. TS Vũ Huy Đại, TS. Tạ Thị Phương Hoa, TS Vũ Mạnh Trường, TS Đỗ Văn Bản, TS Nguyễn Tử Kim, Khoa học gỗ, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, 2016 Khác
[5] Hoàng Thị Thanh Hương, Nguyên lý thiết kế sản phẩm mộc, Đại học Nông Lâm, Tp.HCM, 2007 Khác
[6] TS. Nguyễn Thị Hương Giang, TS. Lý Tuấn Trường, Thiết kế sản phẩm nội thất, Trường Đại học Lâm nghiệp, 2017 Khác
[7] Hoàng Thị Thanh Hương, 2007, Bài giảng Công nghệ trang sức bề mặt gỗ, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Khác
[8] Nguyễn Thị Thuận, Bài giảng Ergonomics trong thiết kế nội thất, Đại học Lâm Nghiệp, Đồng Nai, 2021 Khác
[9] Trần Minh Nhật, Đỗ Văn Vàng, Đỗ Thị Vân, TS. Quách Văn Thiêm, Thiết kế, chế tạo giường ngủ đa chức năng, Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, 2022 Khác
[10] Phạm Xuân Lộc, Lê Thị My, Đỗ Thị Thanh Tuyền, TS. Quách Văn Thiêm, Thiết kế, chế tạo sản phẩm nội thất cho không gian sáng tạo, Đồ án tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, 2023 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. 1 Hình giường tầng trẻ em phong cách hiện đại - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 2. 1 Hình giường tầng trẻ em phong cách hiện đại (Trang 21)
Hình 2. 3 Hình giường tầng trẻ em phong cách thần tiên - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 2. 3 Hình giường tầng trẻ em phong cách thần tiên (Trang 22)
Hình 2. 2 Hình giường tầng trẻ em phong cách vintage - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 2. 2 Hình giường tầng trẻ em phong cách vintage (Trang 22)
Hình 2. 4 Hình giường tầng trẻ em phong cách nghệ thuật và sáng tạo - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 2. 4 Hình giường tầng trẻ em phong cách nghệ thuật và sáng tạo (Trang 23)
Hình 2. 5 Hình giường tầng trẻ em phong cách thể thao và hoạt động - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 2. 5 Hình giường tầng trẻ em phong cách thể thao và hoạt động (Trang 23)
Hình 2. 6 Hình giường tầng trẻ em phong cách đơn giản và hiệu quả - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 2. 6 Hình giường tầng trẻ em phong cách đơn giản và hiệu quả (Trang 24)
Hình 3. 5 Gỗ ghép thanh  3.1.3. Các loại vật liệu phủ bề mặt cho gỗ công nghiệp - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 3. 5 Gỗ ghép thanh 3.1.3. Các loại vật liệu phủ bề mặt cho gỗ công nghiệp (Trang 30)
Hình 3. 6 Lớp phủ Melamine  3.1.3.2. Laminate - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 3. 6 Lớp phủ Melamine 3.1.3.2. Laminate (Trang 31)
Hình 3. 9 Tấm veneer - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 3. 9 Tấm veneer (Trang 32)
Hình 3. 8 Tấm Acrylic  3.1.3.4. Veneer - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 3. 8 Tấm Acrylic 3.1.3.4. Veneer (Trang 32)
Hình 4. 2 Hình ảnh mặt bằng tổng thể phòng ngủ căn hộ chung cư - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 4. 2 Hình ảnh mặt bằng tổng thể phòng ngủ căn hộ chung cư (Trang 49)
Hình 4. 3 Phối cảnh phương án 1 - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 4. 3 Phối cảnh phương án 1 (Trang 50)
Hình 4. 4 Phối cảnh phương án 2 - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 4. 4 Phối cảnh phương án 2 (Trang 51)
Hình 4. 5 Phối cảnh phương án 3 - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 4. 5 Phối cảnh phương án 3 (Trang 52)
Hình 4. 8 Bản vẽ 3 hình chiếu của sản phẩm được thể hiện - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 4. 8 Bản vẽ 3 hình chiếu của sản phẩm được thể hiện (Trang 55)
Hình 4. 21 Máy khoan bàn - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 4. 21 Máy khoan bàn (Trang 98)
Hình 4. 22 Đóng gói sản phẩm  4.7 Dự toán chi phí - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 4. 22 Đóng gói sản phẩm 4.7 Dự toán chi phí (Trang 100)
Sơ đồ 5. 3 Quy trình gia công cụ thể cụm khung - modul cầu thang - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Sơ đồ 5. 3 Quy trình gia công cụ thể cụm khung - modul cầu thang (Trang 104)
Sơ đồ 5. 4 Quy trình gia công cụ thể cụm hộc kéo - modul cầu thang - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Sơ đồ 5. 4 Quy trình gia công cụ thể cụm hộc kéo - modul cầu thang (Trang 105)
Sơ đồ 5. 8 Quy trình gia công cụ thể cụm hông và hộc kéo  - modul giường - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Sơ đồ 5. 8 Quy trình gia công cụ thể cụm hông và hộc kéo - modul giường (Trang 107)
Hình 5. 2 Lựa chọn nguyên liệu ván ghép thanh  Bước 2: Công đoạn pha phôi - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 5. 2 Lựa chọn nguyên liệu ván ghép thanh Bước 2: Công đoạn pha phôi (Trang 108)
Hình 5. 1 Lựa chọn nguyên liệu gỗ sồi - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 5. 1 Lựa chọn nguyên liệu gỗ sồi (Trang 108)
Hình 5. 7 Bo cạnh chi tiết nan giường - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 5. 7 Bo cạnh chi tiết nan giường (Trang 110)
Hình 5. 9 Sơn – trang sức bề mặt  Bước 5: Công đoạn lắp ráp sản phẩm - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 5. 9 Sơn – trang sức bề mặt Bước 5: Công đoạn lắp ráp sản phẩm (Trang 111)
Hình 5. 15 Lắp ráp các chi tiết thành cụm  5.2 Quy trình lắp ráp sản phẩm - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 5. 15 Lắp ráp các chi tiết thành cụm 5.2 Quy trình lắp ráp sản phẩm (Trang 113)
Hình 5. 17 Lắp ráp cụm khung cầu thang với hộc kéo  Bước 3: Lắp ráp các cụm module giường - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 5. 17 Lắp ráp cụm khung cầu thang với hộc kéo Bước 3: Lắp ráp các cụm module giường (Trang 114)
Hình 5. 20 Lắp ráp cụm khung trang trí - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 5. 20 Lắp ráp cụm khung trang trí (Trang 115)
Hình 5. 21 Lắp ráp các cụm khung trang trí với giường - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 5. 21 Lắp ráp các cụm khung trang trí với giường (Trang 116)
Hình 5. 22 Vận chuyển sản phẩm - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 5. 22 Vận chuyển sản phẩm (Trang 116)
Hình 5. 23 Quá trình lắp đặt sản phẩm - thiết kế chế tạo giường tầng cho phòng ngủ trẻ em của căn hộ chung cư
Hình 5. 23 Quá trình lắp đặt sản phẩm (Trang 117)
w