1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thiết kế hệ thống kỹ thuật công trình tòa nhà văn phòng sài gòn ict ii

193 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Hệ Thống Kỹ Thuật Cho Công Trình Tòa Nhà Văn Phòng Sài Gòn ICT II
Tác giả Tạ Duy Thiên
Người hướng dẫn TS. Bùi Anh Kiệt, TS. Nguyễn Nhân Bổn, ThS. Nguyễn Lê Hồng Sơn
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hệ Thống Kỹ Thuật Công Trình Xây Dựng
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 193
Dung lượng 9,31 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN (15)
    • 1.1 Giới thiệu chung (15)
    • 1.2 Vị Trí, giới hạn (15)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC (17)
    • 2.1. Giới thiệu chung (17)
      • 2.1.1 Hệ thống cấp thoát nước văn phòng ICT II (17)
      • 2.1.2 Hệ thống cấp nước (17)
      • 2.1.3 Hệ thống thoát nước thải (17)
      • 2.1.4 Hệ thống bơm nước (17)
      • 2.1.5 Hệ thống bể chứa nước (17)
    • 2.2 Tiêu chuẩn áp dụng (17)
    • 2.3 Yêu cầu thiết kế (18)
    • 2.4 Lựa chọn phương án thiết kế (18)
      • 2.4.1 Số liệu thiết kế cấp nước sinh hoạt (18)
      • 2.4.2 Lựa chọn phương án cấp nước, sơ đồ cấp nước (19)
      • 2.4.3 Đề xuất hệ thống cấp nước (19)
  • CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC (21)
    • 3.1 Vạch tuyến và bố trí đường ống cấp nước cho văn phòng (21)
    • 3.2 Tính toán mạng lưới cấp nước sinh hoạt (21)
      • 3.2.1 Lưu lượng nước sử dụng cho sinh hoạt (21)
      • 3.2.2 Lưu lượng tính toán cho toàn bộ công trình (22)
    • 3.3 Chọn đồng hồ đo nước (22)
    • 3.4 Tính toán bể chứa nước ngầm (23)
    • 3.5 Chọn đường ống cấp nước vào cho công trình (24)
    • 3.6 Tính toán dung tích nước mái (24)
    • 3.7 Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước sinh hoạt (25)
      • 3.7.1 Cơ Sở lý thuyết tính toán (25)
      • 3.7.2 Tính toán thủy lực cho các khu vệ sinh (26)
      • 3.7.3 Xác định đương lượng và lưu lượng của đoạn ống (27)
      • 3.7.4 Vận tốc nước chảy trong đường ống nhánh (27)
    • 3.8 Tính toán chọn bơm cấp nước sinh hoạt (31)
    • 3.9 Lặp đặt van giảm áp (33)
    • 3.10 Tính toán bơm tăng áp (35)
  • CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC (37)
    • 4.1 Tổng quan về hệ thống thoát nước (37)
      • 4.1.1 Khái niệm, phân loại và cấu tạo hệ thống thoát nước (37)
      • 4.1.2 Cơ sở thiết kế (38)
      • 4.1.3 Lựa chọn hệ thống thoát nước thải (38)
    • 4.2 Tính toán hệ thống thoát nước (38)
      • 4.2.1 Tính thủy lực ống thoát nhánh (41)
      • 4.2.2 Tính thủy lực ống thoát đứng (42)
      • 4.2.3 Chọn ống thông hơi (43)
      • 4.2.4 Cửa thông tắc (43)
      • 4.2.5 Tính toán sơ bộ bể tự hoại (44)
      • 4.2.6 Tính toán thoát nước mưa trên mái (44)
    • 4.3 Tính toán bơm nước thải (45)
  • CHƯƠNG 5: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ THÔNG GIÓ (48)
    • 5.1 Tổng quan về hệ thống (48)
      • 5.1.1 Các yêu cầu cụ thể của hệ thống điều hòa không khí đối với công trình.46 (48)
      • 5.1.2 Giới thiệu về hệ thống điều hòa không khí trung tâm VRV (48)
      • 5.1.3 Các quy phạm và tiêu chuẩn thiết kế (50)
    • 5.2 Các thông số ban đầu (50)
      • 5.2.1 Điều kiện ngoài trời (51)
      • 5.2.2 Điều kiện trong nhà (51)
  • CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI LẠNH CÔNG TRÌNH (53)
  • CHƯƠNG 5 (0)
  • CHƯƠNG 6 (0)
    • 6.1 Cơ sở tính toán (53)
    • 6.2 Tính toán các nguồn nhiệt thừa (54)
      • 6.2.1 Nhiệt bức xạ qua kính Q 11 (54)
      • 6.2.2 Nhiệt truyền qua mái Q21 (58)
      • 6.2.3 Nhiệt truyền qua vách Q 22 (59)
      • 6.2.4 Nhiệt truyền qua kính Q 22k (61)
      • 6.2.5 Nhiệt hiện truyền qua nền (sàn) (62)
      • 6.2.6 Nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng Q 31 (63)
      • 6.2.7 Nhiệt tỏa ra do máy móc Q 32 (64)
      • 6.2.8 Nhiệt tỏa do con người Q 4 (65)
      • 6.2.9 Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi màng vào Q N (66)
      • 6.2.10 Nhiệt tỏa ra do không khí lọt vào Q 5h và Q 5a (68)
      • 6.2.11 Kiểm tra đọng sương (69)
      • 6.2.12 Xác định tổng nhiệt thừa (70)
    • 6.3 Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí (70)
    • 6.4 Lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí (71)
      • 6.4.13 Tính toán sơ đồ điều hòa không khí (72)
    • 6.5 Xác định lưu lượng không khí và năng suất lạnh (77)
    • 6.6 Tính toán thiết bị (79)
      • 6.6.1 Tính toán FCU (79)
      • 6.6.2 Chọn dàn nóng (80)
      • 6.6.3 Chọn ống ga và ống thoát nước ngưng (80)
  • CHƯƠNG 7: TÍNH HỆ THỐNG THÔNG GIÓ (82)
    • 7.1 Kiểm tra cấp khí tươi vào phòng (82)
      • 7.1.1 Tính toán kích cỡ ống cấp gió tươi (83)
      • 7.1.2 Tính chọn quạt cấp gió tươi (84)
      • 7.1.3 Chọn kích thước miệng gió Louver ( cửa lấy gió tươi ) (88)
    • 7.2 Chọn miệng gió thổi, gió hồi cho dàn lạnh FCU (89)
      • 7.2.1 Tính kích cỡ ống gió cấp (90)
    • 7.3 Thiết kế thông gió cho tầng hầm (90)
      • 7.3.1 Phương pháp tính (90)
      • 7.3.2 Tính tổn thất đường ống gió thải dựa trên phần mềm chọn quạt (93)
      • 7.3.3 Chọn quạt gió hút thải tầng hầm (93)
    • 7.4 Tính toán hệ thống thông gió hút mùi (gió thải phòng Toilet) (93)
      • 7.4.1 Lưu lượng gió thải (Số liệu ban đầu) (93)
      • 7.4.2 Xác định kích thước ống gió thải (94)
      • 7.4.3 Tính chọn miệng Louver (gắn quạt hút thải toilet) (96)
      • 7.4.4 Chọn quạt thải cho khu vực toilet (96)
    • 7.5 Thiết kế hút khói cho hành lang (97)
      • 7.5.1 Tính lượng hút khói hành lang ở một tầng cháy (97)
      • 7.5.2 Tính toán lưu lượng không khí thâm nhập thêm qua các van gió đóng (98)
      • 7.5.3 Bố trí miệng hút khói hành lang (98)
      • 7.5.4 Tính kích cỡ đoạn ống hút khói hành lang (99)
    • 7.6 Thiết kế tạo áp cho cầu thang bộ (99)
      • 7.6.1 Cơ sở và yêu cầu tính toán (99)
      • 7.6.2 Tính toán tạo áp cầu thang bộ N2 (100)
      • 7.6.3 Tính tổn thất đường ống và chọn quạt tăng áp cầu thang (102)
  • CHƯƠNG 8: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN (104)
    • 8.1 Tổng quan về cung cấp điện trong công trình (104)
      • 8.1.1 Khái niệm về hệ thống điện (104)
      • 8.1.2 Tiêu chuẩn áp dụng (104)
      • 8.1.3 Yêu cầu khi thiết kế chiếu sáng (105)
      • 8.1.4 Lựa chọn các thông số tính toán (105)
      • 8.1.5 Phương pháp tính chiếu sáng (108)
    • 8.2 Cơ sơ tính toán phụ tải (111)
      • 8.2.1 Tiêu chuẩn áp dụng (111)
      • 8.2.2 Phương pháp tính toán (111)
    • 8.3 Tính toán phụ tải lưới cung cấp và phân phối hạ thế (112)
      • 8.3.1 Phụ tải chiếu sáng (112)
      • 8.3.2 Phụ tải ổ cắm (112)
      • 8.3.3 Phụ tải điều hòa (113)
      • 8.3.4 Phụ tải cho nhóm động cơ (113)
      • 8.3.5 Phụ tải sự cố (113)
      • 8.3.6 Công suất phụ tải toàn công trình (115)
  • CHƯƠNG 9: CHỌN MÁY BIẾN ÁP VÀ MÁY PHÁT DỰ PHÒNG (116)
    • 9.1 Tính toán lựa chọn máy biến áp (116)
    • 9.2 Chọn máy phát điện (117)
      • 9.2.1 Phân loại phụ tải ưu tiên khi xảy ra sự cố (118)
      • 9.2.2 Các chế độ vận hành (118)
    • 9.3 Tính toán tụ bù sau trạm máy biến áp (119)
    • 9.4 Lựa chọn dây dẫn, thiết bị đóng cắt (120)
      • 9.4.1 Lựa chọn thiết bị đóng cắt, phương án di dây (120)
      • 9.4.2 Phương pháp chọn thiết bị bảo vệ và dây dẫn, tính sụt áp (121)
      • 9.4.3 Chọn thiết bị bảo vệ (121)
      • 9.4.4 Chọn dây cáp (122)
      • 9.4.5 Chọn dây PE (tiết diện dây nối đất) (122)
      • 9.4.6 Kiểm tra điều kiện sụt áp (122)
      • 9.4.7 Tính chọn thiết bị bảo vê, dây dẫn, tính sụt áp (123)
      • 9.4.8 Chọn thiết bị bảo vệ, dây dẫn tính sụt áp từ tủ MSB đến tủ phân phối (125)
      • 9.4.9 Tính chọn máy cắt, dây dẫn, tính sụt áp từ MBA đến tủ tổng MSB (126)
    • 9.5 Tính sụt áp (127)
      • 9.5.1 Sụt áp từ MBA đến tủ tổng MSB (127)
      • 9.5.2 Sụt áp từ tủ MSB đến MDB–TM (127)
      • 9.5.3 Sụt áp từ tủ MDB-TM đến tải (127)
      • 9.5.4 Tổng sụt áp trên đường dây (127)
    • 9.6 Tính toán ngắn mạch (128)
      • 9.6.1 Phương pháp tính toán (128)
      • 9.6.2 Ngắn mạch sau máy biến áp (129)
      • 9.6.3 Ngắn mạch tại vị trí thanh cái của tủ MSB (130)
    • 1.1 Tính toán lưu lượng cấp nước từng đoạn ống nhánh (134)
    • 1.2 Tính toán thủy lực ống nhánh cấp nước (135)
    • 1.3 Tính toán lưu lượng cấp nước từng đoạn ống đứng (136)
    • 1.4 Tính toán thủy lực ống đứng cấp nước (137)
    • 2.1 Tính toán thủy lực ống nhánh thoát nước WC hầm (138)
    • 3.1 Chi tiết hệ thống cấp nước cho khu vệ sinh tầng 1 (139)
    • 3.2 Chi tiết hệ thống thoát nước khu vệ sinh tầng 1 (139)
    • 3.3 Tổng quan hệ thống cấp thoát nước khu vệ sinh tầng 1 (140)
    • 3.4 Thống kê hệ thống cấp thoát nước (140)
    • 4.1 Ứng dụng revit (142)
    • 4.2 Thống kê vật tư (144)
    • 6.1: Nhiệt truyền qua tường Q22tường (0)
    • 6.2: Nhiệt truyền qua kính Q22kính (0)
    • 6.3: Nhiệt truyền qua cửa Q22cửa (0)
    • 6.4: Nhiệt truyền qua vách Q22 (147)
    • 6.5: Bảng kết quả hệ số RSHF, GSHF, ESHF (147)
    • 6.6: Bảng kết quả hệ số RSHF, GSHF, ESHF (147)
    • 6.7: Bảng kích thước các đoạn ống cấp gió tươi các tầng (148)

Nội dung

Hệ thống cấp thoát nước của tòa nhà văn phòng ICT II sẽ được thiết kế và thi công theo tiêu chuẩn, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch và thoát nước thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường..

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

Giới thiệu chung

Tòa nhà văn phòng ICT II tọa lạc ngay trên đường 46 tại Công viên phần mềm Quang Trung Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12 Tòa nhà nằm gần các tuyến đường lớn như Tô Ký, Quốc lộ 1A, Nguyễn Văn Quá tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông qua lại giữa các khu vực như Tân Bình, Gò Vấp và các khu vực lân cận khác Văn phòng ICT II do Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn Invest và hiện tọa lạc tại Công viên thành phố phần mềm đầu tiên và lớn nhất Việt Nam (Software City)

Với tổng diện tích sàn khoảng 18.000 m 2 gồm 12 tầng nổi và 1 tầng hầm ICT

II xây dựng hệ thống cột sát tường nhằm tối ưu hóa không gian sử dụng, kết hợp với hệ thống tường cách âm đảm bảo cho nhiều văn phòng làm việc, có thể cho các công ty thuê Với tầm nhìn rộng ra khu công viên phần mềm cùng cảnh quan thiên nhiên trong lành và góc nhìn đẹp ra cầu vượt Quang Trung ICT II không chỉ mang đến không gian làm việc hiệu quả mà còn tạo không khí thoải mái, dễ chịu

Hình 1.1: Dự án tòa nhà văn phòng ICT II.

Vị Trí, giới hạn

Với vị trí chiến lược tòa nhà có thể dễ dàng di chuyển đến trung tâm Thành phố

Hồ Chí Minh Quận 1 cách nơi này khoảng 14km, nhờ hạ tầng giao thông thuận tiện nên mất khoảng 20 phút để đến sân bay Tân Sơn Nhất Đặc biệt với việc tuyến tàu điện ngầm số 4 sắp khai trương việc di chuyển vào trung tâm Quận 1 chỉ sau 10 phút sẽ trở nên thuận tiện hơn

Ngoài ra vị trí của Sài Gòn ICT II được đánh giá cao khi nằm gần Quốc lộ 22 một trong những tuyến đường quan trọng nhất Với thời gian di chuyển chỉ 5 phút, mở ra cánh cửa đi về miền Tây Nam Bộ trong đó có Củ Chi, Hóc Môn Vị trí tối ưu này không chỉ giúp Sài Gòn ICT II trở thành một trung tâm thương mại quan trọng mà còn trở thành địa điểm lý tưởng cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn mở rộng và phát triển trong tương lai

Hình 1.2: Mặt bằng định vị tổng thể tại Google Map

TỔNG QUAN HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC

Giới thiệu chung

2.1.1 Hệ thống cấp thoát nước văn phòng ICT II

Hệ thống cấp thoát nước của tòa nhà văn phòng ICT II sẽ được thiết kế và thi công theo tiêu chuẩn, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch và thoát nước thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường

Hệ thống cấp nước của văn phòng sử dụng phương thức kết hợp bể chứa nước và bơm nước cấp tăng áp Đường ống cấp nước của văn phòng được sử dụng ống nhựa PP-R, có kích thước phù hợp với lưu lượng và áp lực nước

2.1.3 Hệ thống thoát nước thải

Hệ thống thoát nước thải của văn phòng được phân loại thành hai loại chính: nước thải sinh hoạt và nước mưa

Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ bồn cầu, bồn tiểu, chậu rửa bát, chậu rửa mặt, nước thải sinh hoạt được thu gom vào các ống đứng thoát nước, đi qua các hố ga nước bẩn rồi ra hệ thống thoát nước của thành phố

Nước mưa bao gồm nước mưa từ mái nhà, sân vườn, nước mưa được thu gom vào các ống đứng thoát nước mưa, qua các rãnh thoát nước mưa rồi thoát ra ngoài

Hệ thống bơm nước cấp cho tòa văn phòng ICT II bao gồm bơm tăng áp Các bơm được đặt trong phòng bơm, trên mái và được điều khiển tự động bằng hệ thống PLC

2.1.5 Hệ thống bể chứa nước

Bể chứa nước sinh hoạt được đặt ở bên ngoài của công trình Bể được thiết kế bằng bê tông cốt thép, có hệ thống ống chờ gồm: ống nước vào, ống nước ra, ống xả đáy, ống xả tràn, ống thông hơi, ống chờ lắp kính thăm mực nước.

Tiêu chuẩn áp dụng

(QCCTNVN 2000: Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình, NXB Xây dựng, Hà Nội)

(TCXDVN 13606:2023 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế )

(TCVN 4513:1988: Cấp nước bên trong -Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây dựng, Hà Nội)

(TCXDVN 33: 2006: Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình -Tiêu chuẩn thiết kế)

Yêu cầu thiết kế

Giải pháp thiết kế hệ thống cấp nước cho dự án phải đảm bảo các tiêu chí sau:

 An toàn trong vận hành: hệ thống cấp nước phải được thiết kế và thi công đảm bảo an toàn trong vận hành, tránh các sự cố rò rỉ, tắc nghẽn, gây mất an toàn cho người sử dụng và thiệt hại cho tài sản

 Sử dụng các công nghệ tiên tiến: hệ thống cấp nước cần sử dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại để đảm bảo hiệu quả vận hành, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường

 Giá cả, chi phí đầu tư hợp lý: chi phí đầu tư cho hệ thống cấp nước phải phù hợp với khả năng tài chính của chủ đầu tư

 Chi phí bảo trì và vận hành thấp: hệ thống cấp nước cần được thiết kế và thi công đảm bảo dễ dàng bảo trì, vận hành, giúp giảm chi phí bảo trì và vận hành

Nguồn nước cấp cho hệ thống cấp nước sinh hoạt lấy từ mạng lưới cấp nước của thành phố Hệ thống cấp nước sinh hoạt được thiết kế đảm bảo các yêu cầu sau:

 Áp lực nước đủ lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các thiết bị sử dụng nước trong dự án

 Chất lượng nước đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng

 Hệ thống cấp nước được thiết kế đảm bảo an toàn trong vận hành

Nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt được cấp cho các vị trí sau:

 Khu vệ sinh cho các căn phòng và khu vệ sinh công cộng: nước được sử dụng để rửa tay, tắm, vệ sinh cá nhân,

 Tưới cây: nước được sử dụng để tưới cây cảnh, cây xanh trong khuôn viên dự án.

Lựa chọn phương án thiết kế

2.4.1 Số liệu thiết kế cấp nước sinh hoạt

Công trình văn phòng 12 tầng được xây dựng trên khu đất rộng rãi, thoáng mát, nằm ở công viên phần mền Quang Trung

Chiều cao của các tầng trong công trình như sau:

Bảng 2.1: Bảng số lượng thiết bị vệ sinh có trong công trình

Loại thiết bị Ký hiệu Số lượng thiết bị

Lavabo LV 2 96 98 Âu tiểu AT 3 72 75

Nguồn cấp nước cho công trình được lấy từ đường ống cấp nước khu vực Áp lực đường ống cấp nước bên ngoài (15 m) thường xuyên thay đổi, không ổn định

2.4.2 Lựa chọn phương án cấp nước, sơ đồ cấp nước

Nguyên tắc lựa chọn sơ đồ cấp nước: Để lựa chọn được sơ đồ công nghệ hợp lý, cần tiến hành sơ bộ tính toán áp lực cần thiết của văn phòng Hct, sau đó so sánh với áp lực nhỏ nhất của mạng lưới bên ngoài văn phòng Hngoàimin Sau khi so sánh, ta sẽ tìm được sơ đồ cấp nước phù hợp

Sơ bộ áp lực cần thiết của công trình:

 H ct : áp lực sơ bộ cần thiết của công trình (m)

 n: Số lượng tầng của công trình (12 tầng)

2.4.3 Đề xuất hệ thống cấp nước

Hình 2.1: Sơ đồ cấp nước

Phương án này sử dụng két nước để cung cấp nước cho toàn bộ văn phòng Nước từ đường ống cấp nước bên ngoài sẽ được bơm lên két nước Mạng lưới cấp nước của văn phòng sẽ được cấp nước từ két nước và cụm bơm tăng áp Ưu điểm:

 Áp lực nước đảm bảo cung cấp cho các tầng trong văn phòng trong trường hợp dùng nước lớn nhất

 Không bị động trong trường hợp ngắt điện đột ngột, do két nước có thể cung cấp nước trong một thời gian nhất định

 Dễ vận hành, do hệ thống không có nhiều thiết bị phức tạp

 Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, do không cần lắp đặt hệ thống bơm biến tần và bể chứa

 Ảnh hưởng đến mỹ quan ngôi nhà, do cần lắp đặt két nước trên mái

 Không tận dụng được áp lực sẵn có từ đường ống cấp nước bên ngoài

Từ các phân tích trên, có thể thấy rằng:

 Áp lực của mạng lưới cấp nước bên ngoài là 15 m, không đủ để cung cấp cho toàn bộ văn phòng 12 tầng

 Do số tầng lớn, thiết bị vệ sinh nhiều nên không thể lợi dụng áp lực của mạng lưới bên ngoài để cấp cho một số tầng bên trên

 Với yêu cầu cấp nước liên tục ở mọi thời điểm cần phải đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu dùng nước

 Vì vậy hệ thống cấp nước có két nước, trạm bơm, bể chứa và bơm tăng áp là giải pháp phù hợp nhất cho văn phòng này Hệ thống này có thể đảm bảo cung cấp đủ nước cho các thiết bị vệ sinh của tòa nhà ở mọi thời điểm, kể cả trong giờ cao điểm Đồng thời, hệ thống này cũng dễ dàng trong tính toán và quản lý sau này

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

Vạch tuyến và bố trí đường ống cấp nước cho văn phòng

Việc vạch tuyến đường ống cấp nước cho văn phòng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

 Đường ống phải đi tới mọi thiết bị vệ sinh, bao gồm các thiết bị như vòi sen, bồn rửa mặt, bồn cầu, bồn tắm,

 Tổng số chiều dài đường ống phải ngắn nhất, giúp tiết kiệm chi phí vật liệu và công thi công

 Dễ gắn chắc ống với các kết cấu của nhà, đảm bảo đường ống được cố định chắc chắn, tránh bị rung lắc khi có áp lực nước

 Thuận tiện, dễ dàng trong quá trình thi công và trong việc quản lý, giúp quá trình thi công và bảo trì, bảo dưỡng hệ thống cấp nước được dễ dàng hơn

Tính toán mạng lưới cấp nước sinh hoạt

Nước lạnh được cấp vào công trình được sử dụng với mục dích : Cấp nước cho các khu vệ sinh Đồng thời cũng cần tính toán thêm lượng nước cho việc tưới cây xung quanh tòa văn phòng

3.2.1 Lưu lượng nước sử dụng cho sinh hoạt

Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt

 Q1: nhu cầu dùng nước sinh hoạt (m 3 /ngđ)

 qtc: tiêu chuẩn dùng nước trong ngày dùng nhiều nhất (l/ngđ)

 N: số lượng đơn vị tính (người)

Công năng sử dụng của công trình thuộc vào nhóm trụ sở cơ quan hành chính theo bảng 1 TCVN 4513 – 1988 q tc = 15 ( l/người.ngđ)

Nhu cầu sử dụng nước cho tưới cây

 Q1: nhu cầu dùng nước cho tưới cây (m 3 /𝑚 2 ngđ)

 qtc: tiêu chuẩn nước tưới (l/ m 2 )

 F: Diện tích vườn cần tưới ( m 2 )

Vậy tổng lưu lượng nước cần cho sinh hoạt của văn phòng trong một ngày là 38.91 (m 3 / ngđ)

3.2.2 Lưu lượng tính toán cho toàn bộ công trình

 Qtt : Lưu lượng nước tính toán

 α : Hệ số phụ tùng chức năng của mỗi loại nhà ( bảng 11 TCVN 4513:1988) α = 1.5 do thuộc nhóm công trình công cộng

 N: Tổng số đương lượng các các thiết bị vệ sinh trong nhà hay đoạn ống tính toán (tra bảng 2 TCVN 4513:1988)

Bảng 3.1: Bảng tổng đương lượng tính toán của công trình

Thiết bị Số lượng thiết bị

Trị số đương lượng một thiết bị

Tổng đương lượng tính toán

Hố xí 110 3 330 lavabo 98 0.33 32.34 Âu tiểu 75 0.17 12.75

Tổng Qtt toàn công trình (l/s) 6.00

Chọn đồng hồ đo nước

Chức năng của đồng hồ đo nước:

 Xác đinh lượng nước tiêu thụ để tính tiền nước

 Xác định lượng nước mất hao hụt trên đường ống để phát hiện chỗ rò rỉ, nứt vỡ

 Nghiên cứu điều tra hệ thống cấp nước hiện hành để xác minh tiêu chuẩn, chế độ dùng nước, lấy số liệu phục vụ cho thiết kế

Tính toán lựa chọn đồng hồ đo nước cho công trình: Để chọn cỡ đồng hồ nước người ta dựa vào lưu lượng tính toán của công trình và khả năng làm việc của đồng hồ Khả năng đó được biểu thị bằng lưu lượng giới hạn nhỏ nhất, lưu lượng giới hạn lớn nhất và lưu lượng đặc trưng của đồng hồ (Tra bảng 6 và bảng 7 (TCVN 4513:1988))

Chọn đồng hồ đo nước dựa trên cơ sở thỏa mãn 2 điều kiện: Điều kiện cần :Lưu lượng tính toán

Q min ≤ Q tt ≤ Q max (m3/h) Trong đó :

 Qmin: là lưu lượng giới hạn nhỏ nhất của đồng hồ (bảng 6 TCVB 4513- 1988)

 Qmax: là lưu lượng giới giạn lớn nhất của đồng hồ (bảng 6 TCVB 4513-1988)

 Qtt : lưu lượng tính toán của công trình.Qtt = 6.00 (l/s) !.60 (m 3 /h)

8.00 ≤ 518.40 ≤ 880.00 (m 3 /ngày) Điều kiện đủ : tổn thất áp lực qua đồng hồ: hdh = S × Q 2 Trong đó :

 hdh: tổn thất áp lực

 S: Sức cản của đồng hồ.( bảng 7 (TCVN 4513:1988); s = 0.00675

 Qtt: lưu lượng tính toán của công trình Qtt = 6.00 l/s = 21.60 m 3 /h = 518.40 m 3 /ngđ hdh = 0.00675 x 6.00 2 = 0,24m < 1m

Kết luận: Từ 2 điều kiện trên chọn đồng hồ kiểu tuabin kích cỡ DN100

Tính toán bể chứa nước ngầm

Nhiệm vụ bể chứa nước ngầm

Bể chứa nước ngầm là bộ phận kết cấu của công trình, có nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ công trình và phục vụ cho các công tác khi cần thiết Bể nước ngầm giúp cung cấp một lượng nước sinh hoạt cho gia đình khi xảy ra sự cố đường ống nước bên ngoài đô thị, giúp duy trì các hoạt động sinh hoạt cho gia đình bình thường Bể nước ngầm cũng có nhiệm vụ lưu trự nước cho những sự cố đặt biệt như chữa cháy trong thời gian nhất định Bể chứa nước có bất kì kết cấu nào cũng phải đảm bảo an toàn vệ sinh, kết cấu chắc chắn và không bị rò rỉ

Bể chứa nước ngầm sẽ bao gồm dung lượng nước sinh hoạt và chữa cháy trong vòng 3h nên thể tích bể chứa nước ngầm bao gồm nước sinh hoạt và chữa cháy:

Dung tích nước sinh hoạt:

 Qsh: nhu cầu dùng nước sinh hoạt của công trình 1 ngày đêm

 Dung tích nước chữa cháy vách tường:

 Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy vách tường trong nhà qcc = 5 (l/s) thời gian bể chứa cấp nước chữa cháy liên tục trong vòng 3h

 Qcc tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy vách tường

 t: thời gian cấp nước chữa cháy khi có sự cố

Dung tích nước bể ngầm:

Wbn = Wsh+ Wcc = 58,4+542 (m 3 ) Trong đó :

 Wbn: dung tích bể ngầm

 Wsh: dunh tích nước sinh hoạt

 Wcc: dung tích nước chữa cháy vách tường

Sau khu tính toán chọn dung tích bể chứa nước ngầm là Wbn = 120 (m 3 )

Bể chứa được thiết kế với kích thước như sau:

Chọn đường ống cấp nước vào cho công trình

Với dung tích của bể chứa Wbc = 100 (m 3 ), ước lượng thời gian để lượng nước từ bên ngoài chảy vào đầy bể là 8 (giờ)

Lưu lượng nước chảy trong ống là Q = W bn t = 100

Với lưu lượng Q 50 dựa trên bảng quy cách chọn ống chọn ống DN80 tính được vận tốc chảy trong ống là v =2.18 m/s thõa mãn điều kiện 1.5 < v < 2.5 (m/s)

Tính toán dung tích nước mái

Két nước mái được sử dung trong trường hợp áp lực nước đường ống bên ngoài đảm bảo không thường xuyên, có nhiệm vụ điều hòa nước là trạm trung chuyển từ bển chứa phân phối áp lực nước tới các khu vệ sinh, dự trữ nước sinh hoạt và giờ cao điểm

Két nước mái trên cao có thể tích phục vụ cho nhu cầu tải đỉnh trong 1 giờ Ta xác định nhu cầu dùng nước lớn nhất theo tải đỉnh 1 giờ theo mục 3.3 TCXDVN 33:2006

K h.max = α max × β max Trong đó:

 K h.max : Hệ số dùng nước không điều hòa K giờ xác định theo biểu thức

 α max : Hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình α max = 1.5

 β max : Hệ số kể đến số dân trong khu dân cư lấy theo bảng 3.2 (TCXDVN 33: 2006)

 Số người dự kiến trong công trình: 2500 (người) nội suy β max = 1.75

K h.max = α max × β max = 1.5 × 1.75 =2.61 Vậy nhu cầu dùng nước lớn nhất trong 1h là:

24 = 4.23 (m3/h) Vậy dung tích két nươc mái là W kn = 5 m 3

Két nước được cung cấp nước bởi bơm cấp nước sinh hoạt đặt ở tầng hầm.

Tính toán thủy lực mạng lưới cấp nước sinh hoạt

3.7.1 Cơ Sở lý thuyết tính toán

Lưu lượng nước tính toán cho nhà văn phòng được xác định theo Mục 6.9 (TCVN 4513:1988): q tt = 0.2 × α × √N, với α =1.5

Theo mục 6.5 (TCVN 4513:1988): thông số vận tốc nước tối đa cho phép như sau:

 Ống chính và ống đứng: v = 1.5÷2 (m/s);

 Ống nhánh: v ≤ 2.5 (m/s) Để chọn ống theo kinh tế, nên chọn vận tốc ống nhánh trong khoảng v = 0.5 -

1 (m/s) là hợp lý, và an toàn.( Tham thảo theo giáo trình cấp nước-Nguyễn Đinh Huấn)

Xác định tổn thất áp lực cho từng đoạn ống cũng như theo tuyến bất lợi nhất (cao nhất, xa nhất, tuyến ống tính toán dài nhất, và đánh số các đoạn ống bất lợi nhất từ điểm bất lợi nhất đến đầu nguồn)

Tổn thất áp lực do ma sát bên trong đường ống tính theo công thức Hazen William, xem trong (TCXDVN 33: 2006): i = 6.824 × (v

 C: là hệ số tổn thất phụ thuộc vào đường ống (m); mạng lưới cấp nước chọn ống PP-R nên chọn C = 140

 ID: là đường kính trong của ống (m)

Tổn thất dọc đường trên đoạn ống: H l = i × l

 i: tổn thất do ma sát bên trong đường ống

 l: chiều dài đoạn ống tính toán

3.7.2 Tính toán thủy lực cho các khu vệ sinh

Ví dụ tính toán ống nhánh cho nhà vệ sinh ở tầng hầm

Hình 3.1: Vạch tuyến cấp nước WC tầng hầm

Hình 3.2: Sơ đồ không gian cấp nước WC hầm

3.7.3 Xác định đương lượng và lưu lượng của đoạn ống

Tính đoạn ống A2-A1 đi qua 1 lavabo( LV) và 1 vòi nước (VN) nên tổng đương lượng của đoạn ống là ∑ 𝑁 =1.33 Sau khi có đương lượng ta tiến hành tính toán lưu lượng đoạn ống bằng công thức Qtt= 0.2 × α × √N = 0.2 x 1.5 x √1.33 0.35 l/s tương tự tính tới các đoạn ống tiếp theo kết quả được thể hiện ở bảng 3.2 bên dưới

Bảng 3.2: Bảng tính toán lưu lượng cấp nước từng đoạn ống WC tầng hầm

STT Đoạn ống TBVS  N Q tt (l/s)

Kết quả tính toán lưu lượng cách khối WC khác được trình bày ở phục lục 1

3.7.4 Vận tốc nước chảy trong đường ống nhánh

Sử dụng công thức vận tốc để xác định đường kính ống Nhập đường kính ống theo quy cách ống sao cho đảm bảo vận tốc trong khoảng 1 5m/s ≤ v ≤ 2.5m/s và đảm bảo kinh tế v = 4 × Q π × D 2 (m/s)

Tính đoạn ống A1 - A3 Có Qtt = 0.52 (l/s) và chiều dài đoạn ống L= 1.1(m)

Chọn ống DN 25 suy ra được vận tốc chảy trong ống là v =1.76m/s ( thỏa) Để tính được tổn thất dọc đường trên 1m ống ta dùng công thức Hazen –

C) 1.852 × ID −1.167 (m) Giá trị trung bình của hệ số C cho các vật liệu ống khác nhau ống nhựa dẻo chọn C0 Đoạn ống A1-A3 có v = 1.76 và D% mm tính được i = 0.234(mH20) Tổn thất cục dọc đường HL= L×I = 1.10×0.234 = 0.26(mH20)

Tổn thất cục bộ : Hcb = 30%× HL = 30% ×0.25 = 0.077(mH20)

Tương tự với các đoạn ống tiếp theo Kết quả được thể hiện bên bảng bên dưới :

Bảng 3.3: Bảng kết quả tính toán thủy lực ống nhánh WC tầng hầm Đoạn ống DN

Kết quá tính toán của các WC tầng trên cũng được tính tương tự và được trình bày ở phụ lục 1

Tính toán thủy lực đường ống đứng cho mỗi tầng của công trình

Công trình sử dụng 2 ống đứng cấp nước cho các khu vệ sinh: Ống CN1: Cấp nước các tầng hầm – tầng 8 Ống CN2: Cấp nước các tầng 9 – tầng 12

Tính toán lưu lượng đường ống đứng:

Ví dụ tính toán ống đứng CN2 cấp nước cho 9-12:

Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lý cấp nước trục đứng CN2

Tính đoạn ống J0 - K0 tổng lưu lượng là: ∑ 𝑁 = 32.66

Sau khi có đương lượng tiến hành tính toán theo công thức:

Tương tự tính tới các đoạn ống tiếp theo để tính lưu lượng từng đoạn ống kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 3.4 bên dưới :

Bảng 3.4:Lưu lượng tính toán các đoạn ống đứng CN2

STT Đoạn ống TBVS  N Q tt (l/s)

4 M0-CN2 36AT+32LV+24AT+8HX 130.64 3.43

Kết quả tính toán lưu lượng các đoạn ống đứng khác được trình bày ở phụ lục 1

Vận tốc nước chảy trong đường ống đứng

Tính toán đường kính ống đoạn theo công thức :

D = √ π×V 4×Q tt kt = √ 4×1.71×10 −3 π×2 = 0.033 (m) = 40(mm) Trong đó :

Qtt : lưu lượng từng đoạn ống J0-K0; Qtt =1.71(l/s)

Vkt : vận tốc nước chảy trong ống chọn V= 2(m/s)

Chọn ống PPR DN 50 và dày ống là 4.6mm

Vận tốc thực trong đường ống

A = 4XQ tt π×ID 2 = 4×1.71×10 3 π×(40−2×3.7) 2 = 1.31 (m/s) ( thỏa) Để tính được tổn thất dọc đường trên 1m ống ta dùng công thức Hazen –

C) 1.852 × ID −1.167 (m) Giái trị trung bình của hệ số C cho các vật liệu ống khác nhau ống nhựa dẻo chọn C0 Đoạn ống J0-K0 có v = 1.52 và D = (50 − 2 × 4.6) mm tính được I = 0.044 (mH20)

Tổn thất cục dọc đường HL= L×I = 3.35×0.044 = 0.15 (mH20)

Tổn thất cục bộ : Hcb = 30%× HL = 30% ×0.15 = 0.045 (mH20)

Tương tự tính các đoạn ống tiếp theoo kết quả được thể hiện ở bảng 3.5 bên dưới

Bảng 3.5: Tính toán thủy lực ống đứng Đoạn ống DN

Kết quả tính toán thủy lực ống đứng CN1 được trình bày ở phụ lục 1

Tính toán chọn bơm cấp nước sinh hoạt

Bơm cấp nước sinh hoạt

Cụm bơm nước sinh hoạt đặt ở tầng hầm Để tránh hiện tượng máy bơm hoạt động quá tải dẫn đến hư hỏng nên các cụm bơm nên chọn 2 bơm cấp nước (

1 làm viêc 1 dự phòng, hoạt động ở chế độ luân phiên)

Tính toán lưu lượng bơm nước sinh hoạt:

 Qsh= 38.91 (m 3 /ngày đêm):lưu lượng nước sinh hoạt

 N= 1 Số lần máy bơm hoạt động đồng thời

 n= 3 số lần đóng mở máy bơm trong ngày

 t= 1 (giờ) : số giờ hoạt động của máy bơm trong 1 lần

Tính toán đường ống hút ống đẩy của bơm

Theo bảng 7.3 mục 7.5 (TCXDVN 33: 2006), vận tốc trong ống hút là 0.6 –

1 m/s, vân tốc trong ống đẩy 0.8-2( m/s)

Tính toán đường kính ống và vận tốc đường ống hút của cụm bơm:

 V : vận tốc nước chảy trong ống V= 1 (m/s)

Chọn ống thép mạ kẽm DN 80

Vận tốc thực trong đường ống

A = 4XQ tt π×D 2 = 4×3,60×10 3 π×80 2 = 0.73 m/s ( thỏa) Tổn thất áp lực ma sát trên đường ống thép được tính toán theo công thức của hazen – williams với hệ số C = 150 i = 6824 × (V

Bảng 3.6: Tính toán thủy lực đường ống hút và đẩy cụm bơm Đoạn ống L(mm) Qtt(l/s) Đường kính V(m/s) HL ống hút 3.50 3.60 80 0.73 0.02 ống đẩy 72 3.6 65 1.17 1.93

Tính toán cột áp bơm

 Hb: cột áp bơm, tính toán chọ đoạn ống cao nhất và xa nhất

 H1 : Mực nước thấp nhất trong bể đến đầu ra của thiết bị (mH2O)

 H2: Áp suất nước đầu ra của thiết bị, H2 = 5 (m) (tra mục A3.1 QCCTNVN 2000)

 H3 :tổn thất áp suất ma sát giữa nước và thành ống, các phụ kiện

 H3a : tổn thất áp lực theo chiều dài, tính trên 1m ống lấy theo bảng 2.6

 H3b : tổn thấp áp lực cục bộ H 3a = 30% × H3a = 0.59 mH2O

Cột áp bơm cấp nước : Hb = (47+ 2.55 +5)×1.15 T.55 mH2O

Vậy bơm có Q b = 3.60 (l/s) và H b = 54.55 mH 2 O trong cụm bơm có 1 bơm chạy và 1 bơm dự phòng

Hình 3.4: Bơm trung chuyển hãng Grundfor

Bảng 3.7: Thông số kỹ thuật bơm trung chuyển Đặc điểm Giá trị

Công suất động cơ 3 kW

Công suất P2 được yêu cầu về điểm hoạt động 2.84 kW

Lặp đặt van giảm áp

Có hai phương án lắp đặt van giảm áp:

 Van giảm áp được lắp đặt trên trục đứng cấp nước và cứ cách 2-3 tầng lắp đặt 1 van giảm áp ( phương án 1)

 Van giảm áp lắp đặt tại các ống nhánh đứng của từng tầng ( phương án 2) Phương án 1:

 Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí đầu tư và lắp đặt van

 Nhược điểm: Các tầng càng xa van giảm áp thì áp lực càng tăng, không đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép

 Ưu điểm: Vì đầu mỗi ống nhánh của các tầng đều có van giảm áp, nên có thể khống chế áp lực các tầng giống nhau

 Nhược điểm: Sẽ tốn kém hơn phương án 1 nhưng lại khắc phục được những nhược điểm của phương án 1

So sánh hai phương án, nhận thấy phương án 1 là phương án thích hợp nhất vì ngoài đảm bảo các tiêu chí cấp nước cho tòa nhà, thì việc quản lí hệ thống 1 cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí cũng được quan tâm Áp suất tuyệt đối của khối chất lỏng tại tầng nhà là áp suất cột nước thủy tĩnh và được tính theo công thức sau:

 Pt: Áp suất tuyệt đối của chất lỏng (kG/cm 2 )

 Pa: Áp suất không khí tại mặt thoáng (Pa tm = 1kg/1cm 2 = 9.81×10 4 N/m 2 )

 γ: Trọng lượng riêng của nước, lấy γ = 9810 N/m 3

 h: Độ cao tính từ mực nước thấp của két nước đến cốt sàn của các tầng nhà Áp suất dư được tính:

 Pd: Áp suất tại 1 điểm không kể đến áp suất khí trời Pa

 Pt: Áp suất tuyệt đối của chất lỏng (kg/cm 2 )

 Pa: Áp suất không khí tại mặt thoáng (Pa = 1atm = 1kg/1cm 2 ) Áp suất tuyệt đối của khối chất lỏng tại tầng mái là:

9.8×10000 = 1.15 (kg/cm 2 ) Áp suất dư:

Pd = Pt – Pa = 1.15 – 1 = 0.15 (kg/cm 2 ) Chọn áp lực đầu ra của van giảm áp là 1.5 – 2.5 kg/cm 2

Tính toán tương tự cho các tầng ta được kết quả như bảng sau:

Bảng 3.8: Thống kê áp lực nước từng tầng

Pd (kg/cm²) Ghi chú

Số tầng cần tăng áp là 4, từ tầng 9 đến tầng 12.

Tính toán bơm tăng áp

Lưu lượng tính toán của các tầng cần sử dụng bơm tăng áp q tt qtt = 0.2 × 𝛼 × √𝑁 = 0.2 × 1.5 × √130.64 = 3.43(l/s) Trong đó:

 qtt : lưu lượng nước tính toán các tầng cần sử dụng bơm tăng áp

 α : hệ số phụ tùng chức năng của mỗi loại nhà: α = 1.5

 N : tổng số đương lượng các các thiết bị vệ sinh trong nhà hay đoạn ống tính toán

Lưu lượng bơm tăng áp

 Qbta là lưu lượng của bơm tăng áp (l/s)

 qtt là lưu lương tính toán của các tầng cần sử dụng bơm tăng áp, qtt = 3.43(l/s)

 K là hệ số điều hòa K = 1.25

Tính toán cột áp bơm tăng áp:

 Hb1: cột áp bơm, tính toán cho đoạn ống bất lợi nhất

 H1 : Mực nước thấp nhất trong bể đến đầu ra của thiết bị (mH2O)

 H2: Áp suất nước đầu ra của thiết bị, H2(m) (tra mục 6.8 QCVN 2000)

 H3:tổn thất áp suất ma sát giữa nước và thành ống, các phụ kiện

 H3a: tổn thất áp lực theo chiều dài, tính trên 1m ống

 H3b: tổn thấp áp lực cục bộ H3b = 30 %H3a

Ta có : H1= (m) vì bơm đặt cao hơn thiết bị

Vậy bơm có Qb = 4.29(l/s) và Hb = 12.17 mH2O trong cụm bơm có 1 bơm chạy và 1 bơm dự phòng

Chọn máy bơm tăng áp Grundfor với Q b = 4.7 (l/s) và Hb = 20 (m)

HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

Tổng quan về hệ thống thoát nước

4.1.1 Khái niệm, phân loại và cấu tạo hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước là hệ thống dẫn nước từ điểm nguồn xã thải từ nhà vệ sinh, toilet về nơi chứa như bể tự hoại, bể tách dầu, tách mỡ Qua cách quá trình xử lý và đưa ra hố gas hạ tầng đô thị

Phân loại hệ thống thoát nước:

Thoát nước thải sinh hoạt: Trong nhà có hai loại thoát nước thải xám và đen Nước thải đen trong toà nhà là nước thải từ bồn cầu (hố xí), âu tiểu nam

Nước thải xám là nước thải không chứa phân, là nước thải qua bồn tắm, vòi hoa sen, chậu giặt, chậu rửa mặt nước thải xám chứa ít chất ô nhiễm độc hại hơn thải đen có thể xử lý rồi cho ra tưới cây, sân vườn

Thoát nước thải sản xuất: nước thải sản xuất là thải ra từ máy móc sản xuất (nước nhuộm vải, nước nhớt rửa xe, )

Thoát nước mưa: dẫn nước mưa trên mái nhà, sân vườn ra hệ thống thoát nước đô thị

Sơ đồ hệ thống thoát nước trong nhà chia làm hai loại:

Hệ thống thoát nước chung: chỉ sử dụng một loại đường ống duy nhất dẫn tất cả các loại nước thải (Nước xám, nước đen, )

Hệ thống thoát nước riêng: là hệ thống hai đường ống riêng Một mạng lưới thoát nước đen, một mạng lưới thoát nước xám

Các bộ phận chính của hệ thống thoát nước:

Các thiết bị thu nước thải: chậu rửa mặt, hố xí, âu tiểu, phểu thu nước,

Xi phông tắm chắn thủy lực: để tránh mùi hôi thối của các khí như: H2S, NH3, CH4, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống con người

Mạng lưới đường ống thoát nước: ống đứng ống nhánh (ống ngang), ống xả nhằm dẫn các thiết bị thu nước thải ra mạng lưới thoát nước bên ngoài

Hệ thống thoát nước cho toà nhà thiết kế lắp đặt và sử dụng được tham khảo vào các tiểu chuẩn, quy chuẩn sau:

(QCVN 2000: Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình : Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình )

(TCVN 4474-1987: Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.)

(QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt ) (TCVN 7957: 2008 Thoát nước bên ngoài công trình tiêu chuẩn thiết kế.)

(TCVN 33: 2006 Cấp nước bên ngoài công trình - tiêu chuẩn thiết kế.)

4.1.3 Lựa chọn hệ thống thoát nước thải

Phương án 1: Hệ thống thoát nước sinh hoạt có đường ống thoát nước chung Đối với phương án này từ các thiết bị vệ sinh thu nước thải, nước thải đen và nước thải xám được thoát chung trong một đường ống rồi đưa xuống công trình xử lý nước thải hoặc thải trực tiếp ra bên ngoài Hoặc sau khi nước thải đạt chất lượng theo quy định nước thải đã qua xử lý được thải ra môi trường bên ngoài

 Ưu điểm: Tiết kiệm đường ống thoát nước, mạng lưới thoát nước đơn giản hơn, công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hơn

 Nhược điểm: Chỉ sử dùng cho nơi gần trạm xử lý hoặc có công trình xử lý của nơi thiết kế tốt Phương án này tốn chi phí hơn

Phương án 2: Hệ thống thoát nước thải có đường ống thoát nước riêng

Phương án này nước thải được thu từ các thiết bị vệ sinh, nước thải đen và nước thải xám được thu bằng hai đường ống khác nhau Nếu có bể tự hoại nước thải đen được dẫn vào ngăn chứa của bể tự hoại, nước thải xám được dẫn vào ngăn lắng của bể tự hoại Sau khi nước thải lọc đạt tiêu chuẩn xả thải ra đường ống nước thải bên ngoài

 Ưu điểm: Xử lý được nước đen và nước xám riêng

 Nhược điểm: Tốn đường ống nhiều hơn

Ta chọn phương án hệ thống thoát nước thải riêng để thuận tiện cho việc quản lí cũng như xử lý nước thải sau này.

Tính toán hệ thống thoát nước

Khi thiết kế, lựa chọn hệ thống thoát nước thải, cần lưu ý: Đường kính ống nối với thiết bị vệ sinh không nhỏ hơn đường kính ống thoát nước tối thiểu đối với loại thiết bị vệ sinh đó và phải phù hợp với chủng loại thiết bị vệ sinh theo Catalogue của nhà nhà sản xuất

Trong thoát nước thải không sử dụng cút 90° để nối ống mà sử dụng 2 cút 45° hoặc tê xiên và phải theo chiều nước chảy

Phải lắp đặt hệ thống thông hơi hợp lý, nhất là tại các nhà cao tầng, quy định trong Quy chuẩn của Bộ xây dựng

Phải có hệ thống xi phông ngăn mùi

Trình tự tính toán mạng đường ống thoát nước thải:

Chọn vị trí lắp đặt ống đứng thoát phân, thoát nước thải: thông thường các ống đứng này được lắp đặt trong các hộp gen kỹ thuật trong các WC Vị trí các ống đứng này được lựa chọn để tạo điều kiện thuận lợi khi kết nối với các ống thoát nước ngang nối với các thiết bị vệ sinh, sao cho giảm tối đa việc đổi hướng dòng chảy

Chọn vị trí lắp đặt ống thoát nước nhánh (ngang) trên mặt bằng: tùy vào vị trí các thiết bị vệ sinh, ống đứng mà lựa chọn ống thoát nước ngang cho phù hợp, sao cho giảm tối đa việc đổi hướng dòng chảy Không sử dụng co 90°

Vẽ sơ đồ nguyên lý (sơ đồ thoát nước)

Vẽ sơ đồ không gian đường ống thoát nước nhánh của các WC

Xác định đường kính ống thoát nước thải, lưu ý là không nhỏ hơn đường kính tối thiểu quy định đối với từng loại thiết bị vệ sinh

Tính toán thủy lực hệ thống thoát nước:

Xác định các thông số thủy lực như độ dốc, độ đầy các đường ống ngang

Lưu lượng nước thải tính toán cho hệ thống thoát nước trong nhà ở gia đình và công cộng được xác định theo công thức TCVN 4474-1987:

Q th = Q C + Q dc max (l/s) Trong đó:

 Q th : Lưu lượng tính toán nước thải (1/s)

 Q C : Lưu lượng tính toán cấp nước bên trong nhà (1/s) xác định theo tiêu chuẩn “Cấp nước bên trong Tiêu chuẩn thiết kế”

 Q dc max : Lưu lượng nước thải của dụng cụ vệ sinh có lưu lượng lớn nhất lấy theo bảng 1 của (TCVN 4474-1987)

Bảng 4.1: Đương lượng thoát nước thiết bị vệ sinh

Tên thiết bị vệ sinh

Lưu lượng nước thải (l/s) Đường kính Độ dốc tối thiểu của đường ống

Phễu thu sàn 0.07 DN50 0.02 Âu tiểu(AT) 0.05 DN50 0.02

Xác định các thông số thủy lực như độ dốc, độ đầy các đường ống ngang

Bảng 4.2: Độ đầy tối đa và độ dốc của ống thoát nước thải Đường kính ống

(mm) Độ dày lớn nhất Độ dốc tiêu chuẩn Độ dốc nhỏ nhất

4.2.1 Tính thủy lực ống thoát nhánh

Ví dụ tính thủy lực ống nhánh thoát nước cho WC tầng hầm:

Hình 4.1: Vạch tuyến thoát nước tầng hầm

Hình 4.2: Sơ đồ không gian thoát nước tầng hầm Ống thoát nước thải xám Đoạn ống nhánh thoát nước thải xám nhà vệ sinh WC tầng hầm có 2 lavabo, 1 vòi nước

𝑄 𝑑𝑐 max là lưu lượng nước thải của thiết bị vệ sinh có lưu lượng nước thải lớn nhất của đoạn ống tính toán, chọn 𝑄 𝑑𝑐 max = 0.07( l/s) lavabo

Với 𝑄 𝑡ℎ = 0.46 (l/s), tra bảng 3 – Tính toán thủy lực cho ông thoát nước – Giáo trình Cấp thoát nước trong nhà, chọn được sơ bộ đường ống DN = 50mm, độ dốc i = 0.03, v = 0.61m/s và h/D= 0.41< 0.5d (thỏa mãn yêu cầu theo tiêu chuẩn)

Tương tự tính toán với các đoạn ống còn lại của WC tầng hầm thu được kết quả ở bảng dưới

Bảng 4.3: Thủy lực ống nhánh thoát nước WC hầm Đoạn ống

HX AT LV TS Ống thải xám

Tầng điển hình được tính và chọn tương tụ được trình bày ở phần phụ lục 2

4.2.2 Tính thủy lực ống thoát đứng

Bảng 4.4: Bảng khả năng thoát nước của ống đứng

10.10 12.60 21.00 Ống đứng thoát nước thải xám cho 12 tầng gồm có : 96 lavabo, 24 vòi nước, ống đứng thoát nước thải đen có 72 âu tiểu, 108 hố xí Ống đứng nước thải xám cho 12 tầng có: ΣN = 96 × 0.33 + 24 × 1 = 55.68

41 q c = 0.2 × α × √N = 0.2 × 1.5 × √55.68 = 2.24 (l/s) q dc là lưu lượng nước thải của thiết bị vệ sinh có lưu lượng nước thải lớn nhất của đoạn ống tính toán, chọn q dc = 0.07 (l/s) lavabo q th = 2.24 + 0.07 = 2.31 (l/s)

Tra bảng 3.4 khả năng thoát nước của ống đứng với góc nối là 45° khả năng thoát nước là 7.50 (l/s) > 2.23 (l/s) Chọn đường kính ống đứng thoát nước thải xám uPVC DN110

Tính tương tự cho các đoạn ống còn lại được trình bày ở bản bên dưới

Bảng 4.5: Bảng khả năng thoát nước của ống đứng Đoạn ống

HX AT LV TS Ống đứng thải xám 96 24 55.68 0.24

Hệ thống thoát nước sinh hoạt trong khu tòa nhà thường chứa các khí độc hoặc các khí dễ cháy nỗ (NH3, H2S, C2H2, CH4, hơi dầu,…) vì vậy cần phải lắp đặt ống thông hơi để dẫn khí ra khỏi khu tòa nhà Phần ống đứng thông hơi phải được lắp đặt kéo dài cao từ tầng thoát nước thấp nhất đến tầng mái và cao hơn mái nhà tối thiểu 0,7 m để dẫn các khí độc hại ra, đã được cách cửa sổ và ban công nhà hàng xóm tối thiểu 4 m, mục 5.6, TCVN 4474:1987 Đường kính ống thông hơi phụ thuộc vào đường kính ống thoát nước theo bảng 2 (TCVN 4474-1987)

Bảng 4.6: Bảng đường kính ống thông hơi Đường kính ống đứng thoát nước (mm) 50 75 100 150 Đường kính ống thông hơi không được nhỏ hơn (mm) 40 50 75 100 Ống thông hơi đứng: chọn ống DN75

Chọn ống thông hơi nhánh phụ cho thải đen và thải xám DN 40 mm

Tại vị trí ống nhánh cả thoát nước đen và xám những cho chuyển hướng góc lớn hơn 30 0 phải đặt ống thông tắc tại đầu ống theo mục 5.15 – (TCVN 4474-

Tại vị trí ống đứng: lắp đặt thông tắc để kiểm tra ít 3 tầng 1 cái đặt cửa thông tắc ống đứng tại mỗi tầng cao hơn sàn 1 (m)

4.2.5 Tính toán sơ bộ bể tự hoại

Thể tích bể tự hoại được xác định theo: mục K10 và bảng K2 - QCCTN:2000 Khi lưu lượng nước thải trên 5,5 m 3 /ngày thì thể tích bể tự hoại tính theo công thức:

Thể tích bể tự hoại là: 27.60 × 1.2 = 33.12(m 3 )

Trong đó 1,2 là hệ số an toàn

Vậy thể tích bể tự hoại là: 35 (m 3 )

Bảng 4.7: Kích thước bể tự hoại

4.2.6 Tính toán thoát nước mưa trên mái

Bảng 4.8: Lưu lượng thoát nước mưa tính cho một phễu hoặc một ống đứng Đường kính phễu thu hoặc ống đứng, (mm) 80 100 150 200 Lưu lượng tính toán cho một phễu thu nước mưa

Lưu lượng tính toán nước mưa tính cho một ống đứng thu nước mưa, (l/s) 10 20 50 80

Lưu lượng mưa tính toán:

 Qmưa: lưu lượng nước mưa (l/s)

 F: diện tích mái thu nước (m 2 )

 Fmái: diện tích hình chiếu của mái (m 2 )

 Ftường: diện tích tường đứng tiếp xúc với mái hoặc xây cao trên mái (m 2 )

 q5: cường độ mưa (l/s).ha tính cho địa phương có thời gian mưa 5 phút và chu kỳ vượt quá cường độ tính toán bằng 1 năm (p=1)

Diện tích tầng mái là: 1015 m 2

Số ống đứng thu nước mưa:

Số phểu thu nước mưa

Số lượng phễu thu và ống đứng tra bảng D-1.1 Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình.

Tính toán bơm nước thải

 Q max−ngày là nước thải lớn nhất ngày đêm

 Số người sử dụng trên > 3000 n

 Số người sử dụng trên 1500 < 3000 n

Vì số người sử dụng 1500 < 3000 nên chọn n

Lưu ý: theo mục 7.12.3 (QCVN 2000), thì lưu lượng bơm nước thải tối thiếu 75.7 (l/phút) = 1.3(l/s)

Vậy lưu lượng bơm nước là Q b = 1.3 (l/s)

Xác định cột áp bơm:

Cột áp bơm được xác định như sau:

 H: cột áp bơm (mH2O), tính cho đoạn ống cao nhất và xa nhất

 H1: chiều cao mặt thoáng chất lỏng đến đầu ra của thiết bị (mH2O)

 H2: áp suất nước đầu ra của thiết bị (10 mH2O)

 H3: tổn thất áp suất do ma sát giữa nước và thành ống

Ta có Q = 1.3 (l/s) chọn đường kính DN = 21 mm với v = 1,04 m/s (thỏa mãn) Tổn thất trên 1 m ống của bơm trung chuyển

Tính toán đường ống hút ống đẩy của bơm

Theo bảng 7.3 mục 7.5 (TCXDVN 33: 2006), vận tốc trong ống hút là 0.6 –

1 m/s, vân tốc trong ống đẩy 0.8-2( m/s)

Tính toán đường kính ống và vận tốc đường ống đảy của cụm bơm:

 V : vận tốc nước chảy trong ống V= 1 (m/s)

Chọn ống thép mạ kẽm DN 42

Vận tốc thực trong đường ống

A = 4×Q tt π×D 2 = 4×1.3×10 3 π×42 2 = 1.15 m/s ( thỏa) Tổn thất áp lực ma sát trên đường ống thép được tính toán theo công thức của hazen – williams với hệ số C = 150 i = 6.824 × (v

Thông số bơm nước thải: Qbơm nước thải = 1,30 (l/s) và H = 18,18 (m)

Chọn bơm SEV.65.65 có lưu lượng 2,17 l/s và cột áp 17m

Hình 4.3: Bơm chím Grundfor Bảng 4.9: Thông số kĩ thuật bơm Grundfor

Số lần khởi động tối đa/giờ 30

Công suất P 2 được yêu cầu về điểm hoạt động 1.529 kW

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ THÔNG GIÓ

Tổng quan về hệ thống

Điều hoà không khí trong công trình là một thiết bị giúp duy trì môi trường sống và làm việc thoải mái cho người sử dụng bằng cách làm mát hoặc sưởi ấm không khí trước khi thổi vào không gian bên trong

Công dụng của điều hoà không khí là giúp điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, lượng khí CO2 và các tạp chất khác trong không khí để tạo ra một môi trường sống và làm việc thoải mái và lành mạnh cho con người

Các bộ phận chính của một hệ thống điều hoà không khí bao gồm bộ lọc, máy nén, quạt, đường ống, van và điều khiển Bộ lọc giúp loại bỏ bụi và các tạp chất khác từ không khí Máy nén và quạt giúp làm mát hoặc sưởi ấm không khí Đường ống, van và điều khiển giúp điều chỉnh lưu lượng không khí và nhiệt độ trong không gian được điều hoà

5.1.1 Các yêu cầu cụ thể của hệ thống điều hòa không khí đối với công trình

Hệ thống sử dụng thiết bị mang tính chất hiện đại tiên tiến nhất với công nghệ cao, thõa mãn tối đa nhu cầu và mang lại tiện nghi cho người sử dụng

Hệ thống đơn giản, không đòi hỏi nhiều thiết bị phù trợ, thiết bị dự phòng nhưng mang tính hiệu quả cao

Dễ sử dụng, dễ điều khiển, hoạt động độc lập ở từng khu vực tùy theo yêu cầu sử dụng

Mang lại hiệu quả và kinh tế cho chủ đầu tư: tiết kiệm được chi phí lắp đặt, chi phí vận hành, chi phí bảo dưỡng cùng những chi phí đầu tư khác

Có thể quản lý, giám sát được sự hoạt động của toàn bộ hệ thống cũng như có thể nhanh chóng chuẩn đoán được sự cố xảy ra ở khu vực nào để có biện pháp xử lý kịp thời

Hệ thống vận hành một cách đồng bộ và liên tục, sự hoạt động hay tạm ngưng ở khu vực này không ảnh hưởng đến các khu vực khác

Các máy lạnh nhỏ, khối lượng nhẹ, dễ dàng treo trên trần giả, độ ồn thấp, đơn giản trong lắp đặt, dễ bảo dưỡng

5.1.2 Giới thiệu về hệ thống điều hòa không khí trung tâm VRV Điều hoà không khí VRV (Variable Refrigerant Volume) là một hệ thống điều hoà không khí hiện đại và thông minh, được sử dụng rộng rãi trong các công trình hiện nay Ở các khách sạn và thương mại dịch vụ tần số hoạt động khá cao gần như là liên tục để đáp ứng nhu cầu làm mát, tạo sự thoải mái Vì thế, hệ thống điều hòa

47 không khí trong công trình đóng một vai trò hết sức quan trọng Để đáp ứng đủ yêu cầu của một căn hộ thì cần phải có một hệ thống điều hòa không khí có công suất lớn

Hệ thống điều hòa không khí trung tâm VRV sẽ là một lựa chọn phù hợp nhất cho loại công trình này Ưu điểm của hệ thống:

 Đây là hệ thống lạnh sử dụng chất tải nhiệt là gas, dùng nhiệt ẩn để làm lạnh, giải nhiệt bằng gió, gồm nhiều dàn nóng được lắp ghép nối tiếp đến khi đáp ứng được tổng tải lạnh của cả tòa nhà, mỗi dàn nóng sẽ được kết nối với nhiều dàn lạnh với 11 kiểu dáng và nhiều thang công suất khác nhau dễ dàng cho việc lựa chọn thiết bị phù hợp với yêu cầu kiến trúc đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tính linh động trong việc bố trí, phân chia lại ở những khu vực sau này

 Do giải nhiệt gió nên hệ thống có thể lắp đặt ở bất kỳ nơi đâu, không đòi hỏi những thiết bị đi kèm như các hệ thống giải nhiệt bằng nước (yêu cầu phải có bơm nước, tháp giải nhiệt, …)

 Hệ thống VRV sử dụng việc thay đổi lưu lượng môi chất trong hệ thống thông qua điều chỉnh tần số của máy nén, do đó đạt hiệu quả cao trong khi hoạt động, tiết kiệm chi phí hoạt động của hệ thống cho phép điểu khiển riêng biệt

 Hệ thống mang tính chất nổi trội là sự kết hợp những đặt tính ưu việc của hệ thống lạnh cục bộ và trung tâm, thể hiện ở chỗ tuy mỗi dàn nóng được kết hợp với nhiều dàn lạnh, nhưng việc tăt hay mở dàn lạnh này cũng không ảnh hưởng đến các dàn lạnh khác và nới rộng ra việc ngưng hay hoạt động của dàn nóng này cũng không ảnh hưởng tới đàn nóng khác

 Hệ thống có độ an toàn cao, dễ dàng lắp đặt, hệ thống ống gas dài linh hoạt cho thiết kế

Nhược điểm của hệ thống:

 Khó xử lý khi tình trạng ròi rỉ xảy ra

 Chi phí cao so với các dòng điều hòa không khí thông thường

Các thành phần chính của hệ thống VRV:

Dàn nóng là dàn trao đổi nhiệt lớn của ống đồng và cánh nhôm, giúp là lạnh không khí trước khi thổi vào không gian bên trong

Dàn lạnh của máy diều hòa trung tâm có nhiều loại (máy lạnh cassette, máy lạnh giấu trần nối ống gió) như dàn lạnh của các máy điều hòa rời thông thường

Bộ điều khiển trung tâm: mỗi hệ thống điều hòa trụng tâm điều được trang bị bộ điều khiển tủy tích vi để điều khiển nhiệt độ phòng, lọc bui

Hệ thống ống dẫn gas: dung để kết nối các thành phần trong hệ thống VRV

5.1.3 Các quy phạm và tiêu chuẩn thiết kế

Hệ hống điều hòa không khí và thông gió của công trình được thiết kế dựa trển các qui phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật và cắc tài liệu sau đây:

Các thông số ban đầu

Theo mục 4.2.2 (TCVN 5687:2010)[1] thông số tính toán (TSTT) bên ngoài trời dụng để thiết kế điều hòa không khí cần được chọn theo số giờ m, tính theo đơn vị giờ trong năm, cho phép không đảm bảo chế độ nhiệt ẩm bên trong nhà hoặc theo hệ số bảo đam Kbd

TSTT bên ngoài cho thiết kế ĐHKK được chia thành 3 cấp: I, II và III

Cấp I với số giờ cho phép không đảm bảo chế độ nhiệt ẩm bên trong nhà là m = 35 h/năm, ứng với hệ số bảo đảm Kbđ = 0,996 - dùng cho hệ thống ĐHKK trong các công trình có công dụng đặc biệt quan trọng

Cấp II với số giờ cho phép không đảm bảo chế độ nhiệt ẩm bên trong nhà là m = 150 h/năm đến 200 h/năm, ứng với hệ số bảo đảm Kbđ = 0,983 đến 0,977 - dùng cho các hệ thống ĐHKK đảm bảo điều kiện tiện nghi nhiệt và điều kiện công nghệ trong các công trình có công dụng thông thường như công sở, cửa hàng, nhà văn hóa-nghệ thuật, nhà công nghiệp

Cấp III với số giờ cho phép không đảm bảo chế độ nhiệt ẩm bên trong nhà là m

= 350 h/năm đến 400 h/năm, ứng với hệ số bảo đảm Kbđ = 0,960 đến 0,954 - dùng

49 cho các hệ thống ĐHKK trong các công trình công nghiệp không đòi hỏi cao về chế độ nhiệt ẩm và khi TSTT bên trong nhà không thể đảm bảo được bằng thông gió tự nhiên hay cơ khí thông thường không có xử lý nhiệt ẩm

Dựa vào công năng của công trình đa phần là văn phòng làm việc và hội trường, đa phần phòng có công năng là công sở nên chọn cấp điều hòa là cấp II với số giờ đảm bảo chế độ ẩm bên tronh nhà là m0h/năm tường đương 6 ngày

Thông số tính toán ngoài trời đựa trên phụ lục B (TCVN 5687:2010)tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh Cấp điều hòa cấp II đưa ra các thông số như sau:

 Nhiệt độ không khí ngoài trời vào mùa hè: tN= 36.0(℃)

 Độ ẩm không khí ngoài trời: φN = 49.9 %

 Dung ẩm không khí ngoài trời: dO = 19.59 g/kgkkk

 Entanpy không khí ngoài trời: hO = 84.81 kJ/kg

 Nhiệt độ đọng sương: ts = 27.05 ºC

Khi thiết hệ thống điều hòa không khí nhằm đảm bảo điều kiện tiện nghi cho cơ thể con người, thông số tính toán (nhiệt độ và độ ẩm) của không khí trong phòng lấy theo phụ lục A- (TCVN 5687:2010)

Bảng 5.1: Thông số tính toán của không khí bên trong nhà dùng để thiết kế ĐHKK đảm bảo điều kiện tiện nghi nhiệt

Nhiệt độ t, o C Độ ẩm tương đối

Nhiệt độ t, o C Độ ẩm tương đối

4 Lao động nặng 18÷20 70÷60 1.2÷1.5 20÷23 70÷60 2.0÷2.5 Thiết kế ĐHKK lấy theo điều kiện mùa hè, đối với công năng công trình đa số là văn phòng làm việc lao động nhẹ nên chọn:

 Nhiệt độ bên trong phòng: tT = 25 o C

 Tra đồ thị t-d ta được các thông số khác được thể hiện ở bảng sau:

 Nhiêt độ bầu ướt: tư = 19.47 ºC

 Độ chứa hơi: dT = 11.9 g/kg kkk

 Nhiệt độ đọng sương: ts = 16.7 ºC

TÍNH TOÁN PHỤ TẢI LẠNH CÔNG TRÌNH

Có 2 phương pháp điển hình để tính toán cân bằng nhiệt ẩm: Phương pháp truyền thống và phương pháp Carrier Tuy nhiên trên thực tế phương pháp Carrier lại được áp dụng một cách phổ biến hơn vì sự dễ hiểu và tính chính xác nên phương pháp Carrier được áp dụng để tính toán cân bằng nhiệt cho toàn bộ đồ án tốt nghiệp: t ht at

Hình 6.1:Sơ đồ phương pháp tính Carrier

Khai triển công thức trên có các thành phần nhiệt như sau:

 Q11: Nhiệt bức xạ qua kính (W)

 Q31: Nhiệt toả ra do đèn chiếu sáng (W)

 Q32: Nhiệt toả ra do máy móc (W)

 Q4h, Q4a: Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do người toả ra (W)

 Q5h, Q5a: Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi mang vào (W)

 Q6h, Q6a: Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió lọt mang vào (W)

6.2 Tính toán các nguồn nhiệt thừa

6.2.1 Nhiệt bức xạ qua kính Q 11

Ta có biểu thức xác định gần đúng nhiệt lượng bức xạ qua kính (Nguyễn Đức Lợi, trang 123)

 n t – Hệ số tác dụng tức thời của bức xạ (bảng 4.6 – 4.8 – (Nguyễn Đức Lợi))

 Q 11 ′ – Lượng nhiệt bức xạ tức thời qua kính vào phòng

 F– Diện tích bề mặt kính cửa sổ có khung thép (m 2 ), nếu khung gỗ thì lấy 0,85F

 R t Nhiệt bức xạ của mặt trời qua cửa kính vào trong phòng (W/m 2 )

 ε c Hệ số ảnh hưởng của độ cao so với mực nước biển

 ε ds Hệ số ảnh hưởng độ chênh lệch nhiệt độ của nhiệt độ đọng sương không khí quan sát với nhiệt độ đọng sương của không khí trên mặt nước biển

 ε kh Hệ số ảnh hưởng của khung, khung gỗ ε kh = 1, khung kim loại lấy ε kh 1.17

 ε r Hệ số Mặt Trời Công trình không sử dụng màn che nênε r = 1

 ε mm Hệ số ảnh hưởng của mây mù

Nếu loại kính khác loại kính cơ bản và có màn che bên trong thì nhiệt bức xạ mặt trời vẫn tính như công thức (3.4) và hệ số mặt trời r = 1, nhưng giá trị RT được thay bằng giá trị Rk, theo CT 4-5, trang 124 – TL2:

 R N Bức xạ mặt trời đến bên ngoài kính

 R K Bức xạ mặt trời qua kính vào trong không gian điều hòa

 α k ; α m Hệ số hấp thụ của kính và của màn che

 τ k ; τ m H ệ số xuyên qua cửa kính và màn che

 ρ k ; ρ m Hệ số phản xạ của kính và màn che

 Hệ số ảnh hưởng cao độ với mực nước biển ε c = 1 + H

 H là độ cao của khu vực đang tính với mặt nước biển (m);

 Ta có độ cao của tầng sân thượng so với mực nước biển là 45.00m

Vậy dựa vào công thức ta tính ra ε c = 1.002 (chọn 1)

Hệ số chệnh lệch nhiệt độ đọng sương ε ds

Với nhiệt độ động sương ở thông số thiết kế ban đầu là t s = 27.05 o C ε ds = 1 −(t S − 20)

Hệ số ảnh hưởng của mây mù 𝜀 𝑚𝑚 Để thiết kế một hệ thống điều hòa không khí, ta chọn thời tiết ít mây nhất để lượng tải lớn nhất có thể để đảm bảo lượng tải ổn định cho toàn nhà Vì vậy trong trường hợp này chọn ε mm = 1

Hệ số ảnh hưởng của khung 𝛆 𝐤𝐡

Các khung cửa làm bằng kim loại nên ta chọn ε kh = 1.17

Hệ số kính, phụ thuộc vào màu sắc và kiểu loại kính, màu xanh calorex Tra bảng 4.3 – TL4, được ε m = 0.57 Ngoài ra, theo bảng trên thì ta có được các hệ số khác như: α k = 0,75; ρ k = 0,05; τ k = 0,44

Hệ số mặt trời kể đến ảnh hưởng của kính màu xanh calorex khác kính cơ bản và có màn che màu sáng bên trong nên ε r = 0.56 Ngoài ra, theo bảng 4.4 – TL2 thì ta có được các hệ số khác như: α m = 0,37; ρ m = 0,51; τ m = 0,12

Vì hệ thống điều hòa hoạt động liên tục và thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10 0 79’

Công trình gồm 4 hướng kính là Đông Bắc, Tây Nam, Đông Nam, Tây Bắc Tra bảng 4.2 trang 131 – TL2, kết hợp với công thức trên ta xác định được các lượng bức xạ ở bảng sau:

Bảng 6.1: Lượng bức xạ mặt trời lớn nhất xâm nhập qua cửa kính và lượng bức xạ mặt trời đến bên ngoài của kính

Hướng Đông Bắc Đông Nam Tây Bắc Tây Nam

Bảng 6.2: Lượng nhiệt bức xạ vào phòng

Hướng Đông Bắc Đông Nam Tây Bắc Tây Nam

Xác định hệ số tác dụng tức thời nt: Để xác định hệ số tác dụng tức thời, phải xác định tổng khối lượng của các bề mặt tạo nên không gian điều hoà tính trên 1 (m 2 ) (Tra bảng 4.6 - 4.7 – (QCVN 06:2021/BXD))

Giá trị nt phụ thuộc vào: gs (kg/m 2 sàn) - khối lượng bình quân của kết cấu bao che vách, trần, sàn tạo nên không gian điều hòa tính trên 1 (m 2 sàn)

Không gian điều hòa có một vách quay ra phía ngoài trời thì khối lượng bình quân của kết cấu bao che tính như sau: (QCVN 06:2021/BXD, trang 155) g s = G ′ +0.5×G"

 gs – Mật độ (khối lượng riêng) diện tích trung bình, (kg/m 2 sàn),

 G ’ – Khối lượng tường có mặt ngoài tiếp xúc với bức xạ mặt trời và của sàn nằm trên mặt đất, (kg),

 G ” – Khối lượng của tường có mặt ngoài không tiếp xúc với bức xạ mặt trời và của sàn không nằm trên mặt đất, (kg)

 F' – Diện tích phần tường ngoài (m 2 )

 F'' – Diện tích phần tường TR (m 2 )

Tra bảng 4 – 11 (QCVN 06:2021/BXD, trang 167) được các thông số:

 Khối lượng 1m 2 tường (dày 0,2m): 18000,2 = 360 kg/m 2

 Khối lượng 1m2 tường (dày 0.1m): 1800×0.1 = 180 kg/m 2

 Khối lượng 1m 2 sàn bê tông (dày 0.25m): 24000.25 = 480 kg/m 2

Tính toán cho khu vực căn tin tầng 1

Diện tích tường có mặt ngoài tiếp xúc với bức xạ mặt trời: 138 m 2 (dày 0.2m)

Diện tích tường có mặt trong không tiếp xúc trực tiếp với bức xạ mặt trời: 34.2 m 2 (dày 0.2m) và 121.6 m 2 (dày 0.1m)

Khối lượng tường có mặt ngoài tiếp xúc bức xạ G’:

Khối lượng tường có mặt ngoài không tiếp xúc với bức xạ mặt trời và của sàn không tiếp xúc với mặt đáy

Với giá trị g s = 54.81 (kg/m 2 ) ta tra bảng 4.6- (Nguyễn Đức Lợi, 2009, trang 143), ta được n t = 0.76; n t = 0.84

Kết quả các phòng, tầng khác được trình dưới bảng phía dưới

Bảng 6.3: Bảng tính lượng nhiệt bức xạ qua kính vào phòng Q11 ’

Tầng 1 Căn tin Đông Bắc 30.40 337 6203.69

Tầng 2 Căn tin Đông Bắc 24.22 337 4942.55

Tầng 3 Hội trường Đông Bắc 24.22 337 4942.55

Tây Bắc 4.5 337 918.31 Đông Nam 13.3 243.3 1959.48 Tây Nam 13.3 243.3 1959.48

Trong trường hợp này, mái bằng của phòng điều hòa có thể hấp thụ bức xạ mặt trời, do đó có thêm một nguồn truyền nhiệt vào phòng Lượng nhiệt truyền vào phòng do bức xạ mặt trời được tính toán theo công thức:

Q21: dòng nhiệt đi vào không gian cần điều hòa do sự tích nhiệt của các kết cấu mái và do độ chênh nhiệt độ của không khí giữa bên ngoài và bên trong k: hệ số truyền nhiệt qua mái, phụ thuộc vào kết cấu và vật liệu làm mái, W/m 2 K F: diện tích mái, m 2

∆t: hiệu nhiệt độ tương đương, o C

Vì kết cấu sàn trên là sàn bê tông cốt thép dày 200(mm) và 2 lớp vữa dày 50(mm)

Hệ số truyền nhiệt k được xác định bởi công thức: k m = 1

Trong đó: αN (W/m 2 K) – (Nguyễn Đức Lợi, 2009, trang 142) αT W/m 2 K – (Nguyễn Đức Lợi, 2009, trang 142) δv, λv – bề dày và hệ số dẫn nhiệt của lớp vữa (vữa xi măng), δv %(mm) λv =0.93 W/mK – tra bảng 4.11 (Nguyễn Đức Lợi, 2009, trang 143) δBt, λBt – bề dày và hệ số dẫn nhiệt của lớp bê tông cốt thép, δBt 0(mm) λBt =1.55 W/mK – tra bảng 4.11 (Nguyễn Đức Lợi, 2009, trang 143) k m = 1

Bảng 6.4: Bảng tính toán nhiệt hiện truyền qua mái 𝑸 𝟐𝟏

Tên phòng Diện tích mái (𝑚 2 ) Hệ số k 𝛥 𝑡 Q 21 (W)

Nhiệt truyền qua vách được xác định theo biểu thức:

 Q2i: nhiệt truyền qua tường, cửa ra vào (gỗ, nhôm), cửa sổ (kính),…(W)

 ki: hệ số truyền nhiệt của tường, cửa, kính, … (W/m 2 K)

 Fi: diện tích của tường, cửa, kính tương ứng (m 2 )

Nhiệt truyền qua tường tính theo biểu thức sau:

Q22t = kt × 𝐹 𝑡 × ∆t (W) Trong đó: kt Hệ số truyền nhiệt của tường tương ứng (m²)

Ft diện tích tường tương ứng (m²)

∆t Độ chênh nhiệt độ giữa nhiệt độ bên ngoài và bên trong (°C) k (W/m 2 K): hệ số truyền nhiệt, được tính theo công thức: k m = 1

 α N = 20 (W/m 2 K): hệ số tỏa nhiệt tường tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài

 α T = 10 (W/m 2 K): hệ số tỏa nhiệt phía trong nhà

 α T = 10 (W/m 2 K): hệ số tỏa nhiệt tường tiếp xúc gián tiếp với không khí ngoài

 δ i (m): độ dày lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường

 λ i (W/m.K): hệ số dẫn nhiệt lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường

Bảng 6.5: Kết cấu tường bao 200mm

STT Lớp Chiều dày(mm) Hệ số dẫn nhiệt

Nếu tường tiếp xúc trực tiếp với không khí k t = 1

Nếu tường tiếp xúc gián tiếp với không khí k gt = 1

= 2.28 (W/m 2 K) Đối với Q22t của căn tin tầng 1: Độ chênh nhiệt độ trong và ngoài nhà: Δt = t N − t T = 36 − 25 = 11°C Độ chênh nhiệt gián tiếp: Δ tgt = 0.5 Δt = 0.5 × 11 = 5.5 °C Tường 200mm, tiếp xúc trực tiếp với ngoài trời với diện tích tường là 24.3 m 2 Vậy nhiệt truyền qua tường:

Tường 200mm, tiếp xúc gián tiếp với ngoài trời với diện tích tường là 3.2 m 2 Vậy nhiệt truyền qua tường:

Q 22t = Q 22t a + Q 22t b = 686.96 + 40.13 = 727.1 (W) Nhiệt truyền qua cửa ra vào Q22c

 k (W/m 2 K): hệ số truyền nhiệt qua cửa, được xác định theo bảng 4.12- (Lợi, 2009)

 Δt t N t T : độ chênh nhiệt độ trong và ngoài nhà

Công trình sử dụng 3 loại cửa:

Cửa gỗ công nghiệp dày 40mm có hệ số dẫn nhiệt là 0.17 Bảng 1- (QCVN 09:2013/BXD)

Hệ số truyền nhiệt của kính:

Nếu cửa tiếp xúc gián tiếp với không khí

Cửa thép chống cháy dày 45(mm) có hệ số dẫn nhiệt là 58 theo- Bảng 1- (QCVN 09:2013/BXD)

Nếu cửa tiếp xúc gián tiếp với không khí k thép gt = 1

Cửa khung nhôm dày 10.38(mm) có hệ số dẫn nhiệt là 0.78 theo (QCVN

Hệ số truyền nhiệt của kính:

Nếu cửa tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời k kính tt = 1

Nếu cửa tiếp xúc gián tiếp với không khí k kính gt = 1

Cửa tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời Δ t = 0.5 × (t N − t T ) = (36 − 25) = 11°C Cửa tiếp giáp với không gian không điều hòa nên: Δ t = 0.5 × (t N − t T ) = 0.5 × (36 − 25) = 5.5°C Đối với Q22c của căn tin tầng 1 có 2 cửa, 1 cái tiếp xúc trục tiếp với không gian ngoài trời nên Δ t = 11°C còn 1 cái tiếp giáp với không gian không điều hòa Δ t = 11°C

 k (W/m 2 K): hệ số truyền nhiệt qua kính, được xác định theo bảng 4.13 (Lợi, 2009)

 F (m 2 ): diện tích cửa sổ kính

 Δt t N t T : độ chênh nhiệt độ trong và ngoài nhà Đối với công trình này:

Khi không gian tiếp giáp với không gian không điều hòa: Δt = 0,5 (tN - tT) = 0,5 (36- 25) = 5.5 o C Khi tiếp xúc trực tiếp với ngoài trời: Δt = tN - tT = 36 - 25= 11 o C Đối với Q22k của căn tin tầng 1:

Tra bảng 4.13 với loại kính đặt đứng có 1 lớp, điều kiện vào mùa hè thì được hệ số truyền nhiệt k = 5.89 W/m 2 K

F: tổng diện tích kính là 154.49 m 2 Độ chênh nhiệt độ trong và ngoài nhà: Δt = 11 o C

Từ các kết quả tính toán phía trên, ta có nhiệt truyền qua vách của căn tin tầng 1: Q22 = Q22t + Q22c + Q22k = 727.1 + 173.34 + 10009.41 = 10910(W) Kết quả tính của các khu vực ở các tầng còn lại được trình bày ở phụ lục 6

6.2.5 Nhiệt hiện truyền qua nền (sàn)

F22: Diện tích nền (sàn) (m 2 ), k22 : Hệ số truyền nhiệt qua nền (sàn) (W/m 2 K) Tra bảng 4.15 – (Nguyễn Đức Lợi, 2009, trang 145)

Cơ sở tính toán

Có 2 phương pháp điển hình để tính toán cân bằng nhiệt ẩm: Phương pháp truyền thống và phương pháp Carrier Tuy nhiên trên thực tế phương pháp Carrier lại được áp dụng một cách phổ biến hơn vì sự dễ hiểu và tính chính xác nên phương pháp Carrier được áp dụng để tính toán cân bằng nhiệt cho toàn bộ đồ án tốt nghiệp: t ht at

Hình 6.1:Sơ đồ phương pháp tính Carrier

Khai triển công thức trên có các thành phần nhiệt như sau:

 Q11: Nhiệt bức xạ qua kính (W)

 Q31: Nhiệt toả ra do đèn chiếu sáng (W)

 Q32: Nhiệt toả ra do máy móc (W)

 Q4h, Q4a: Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do người toả ra (W)

 Q5h, Q5a: Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió tươi mang vào (W)

 Q6h, Q6a: Nhiệt hiện và nhiệt ẩn do gió lọt mang vào (W)

Tính toán các nguồn nhiệt thừa

6.2.1 Nhiệt bức xạ qua kính Q 11

Ta có biểu thức xác định gần đúng nhiệt lượng bức xạ qua kính (Nguyễn Đức Lợi, trang 123)

 n t – Hệ số tác dụng tức thời của bức xạ (bảng 4.6 – 4.8 – (Nguyễn Đức Lợi))

 Q 11 ′ – Lượng nhiệt bức xạ tức thời qua kính vào phòng

 F– Diện tích bề mặt kính cửa sổ có khung thép (m 2 ), nếu khung gỗ thì lấy 0,85F

 R t Nhiệt bức xạ của mặt trời qua cửa kính vào trong phòng (W/m 2 )

 ε c Hệ số ảnh hưởng của độ cao so với mực nước biển

 ε ds Hệ số ảnh hưởng độ chênh lệch nhiệt độ của nhiệt độ đọng sương không khí quan sát với nhiệt độ đọng sương của không khí trên mặt nước biển

 ε kh Hệ số ảnh hưởng của khung, khung gỗ ε kh = 1, khung kim loại lấy ε kh 1.17

 ε r Hệ số Mặt Trời Công trình không sử dụng màn che nênε r = 1

 ε mm Hệ số ảnh hưởng của mây mù

Nếu loại kính khác loại kính cơ bản và có màn che bên trong thì nhiệt bức xạ mặt trời vẫn tính như công thức (3.4) và hệ số mặt trời r = 1, nhưng giá trị RT được thay bằng giá trị Rk, theo CT 4-5, trang 124 – TL2:

 R N Bức xạ mặt trời đến bên ngoài kính

 R K Bức xạ mặt trời qua kính vào trong không gian điều hòa

 α k ; α m Hệ số hấp thụ của kính và của màn che

 τ k ; τ m H ệ số xuyên qua cửa kính và màn che

 ρ k ; ρ m Hệ số phản xạ của kính và màn che

 Hệ số ảnh hưởng cao độ với mực nước biển ε c = 1 + H

 H là độ cao của khu vực đang tính với mặt nước biển (m);

 Ta có độ cao của tầng sân thượng so với mực nước biển là 45.00m

Vậy dựa vào công thức ta tính ra ε c = 1.002 (chọn 1)

Hệ số chệnh lệch nhiệt độ đọng sương ε ds

Với nhiệt độ động sương ở thông số thiết kế ban đầu là t s = 27.05 o C ε ds = 1 −(t S − 20)

Hệ số ảnh hưởng của mây mù 𝜀 𝑚𝑚 Để thiết kế một hệ thống điều hòa không khí, ta chọn thời tiết ít mây nhất để lượng tải lớn nhất có thể để đảm bảo lượng tải ổn định cho toàn nhà Vì vậy trong trường hợp này chọn ε mm = 1

Hệ số ảnh hưởng của khung 𝛆 𝐤𝐡

Các khung cửa làm bằng kim loại nên ta chọn ε kh = 1.17

Hệ số kính, phụ thuộc vào màu sắc và kiểu loại kính, màu xanh calorex Tra bảng 4.3 – TL4, được ε m = 0.57 Ngoài ra, theo bảng trên thì ta có được các hệ số khác như: α k = 0,75; ρ k = 0,05; τ k = 0,44

Hệ số mặt trời kể đến ảnh hưởng của kính màu xanh calorex khác kính cơ bản và có màn che màu sáng bên trong nên ε r = 0.56 Ngoài ra, theo bảng 4.4 – TL2 thì ta có được các hệ số khác như: α m = 0,37; ρ m = 0,51; τ m = 0,12

Vì hệ thống điều hòa hoạt động liên tục và thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10 0 79’

Công trình gồm 4 hướng kính là Đông Bắc, Tây Nam, Đông Nam, Tây Bắc Tra bảng 4.2 trang 131 – TL2, kết hợp với công thức trên ta xác định được các lượng bức xạ ở bảng sau:

Bảng 6.1: Lượng bức xạ mặt trời lớn nhất xâm nhập qua cửa kính và lượng bức xạ mặt trời đến bên ngoài của kính

Hướng Đông Bắc Đông Nam Tây Bắc Tây Nam

Bảng 6.2: Lượng nhiệt bức xạ vào phòng

Hướng Đông Bắc Đông Nam Tây Bắc Tây Nam

Xác định hệ số tác dụng tức thời nt: Để xác định hệ số tác dụng tức thời, phải xác định tổng khối lượng của các bề mặt tạo nên không gian điều hoà tính trên 1 (m 2 ) (Tra bảng 4.6 - 4.7 – (QCVN 06:2021/BXD))

Giá trị nt phụ thuộc vào: gs (kg/m 2 sàn) - khối lượng bình quân của kết cấu bao che vách, trần, sàn tạo nên không gian điều hòa tính trên 1 (m 2 sàn)

Không gian điều hòa có một vách quay ra phía ngoài trời thì khối lượng bình quân của kết cấu bao che tính như sau: (QCVN 06:2021/BXD, trang 155) g s = G ′ +0.5×G"

 gs – Mật độ (khối lượng riêng) diện tích trung bình, (kg/m 2 sàn),

 G ’ – Khối lượng tường có mặt ngoài tiếp xúc với bức xạ mặt trời và của sàn nằm trên mặt đất, (kg),

 G ” – Khối lượng của tường có mặt ngoài không tiếp xúc với bức xạ mặt trời và của sàn không nằm trên mặt đất, (kg)

 F' – Diện tích phần tường ngoài (m 2 )

 F'' – Diện tích phần tường TR (m 2 )

Tra bảng 4 – 11 (QCVN 06:2021/BXD, trang 167) được các thông số:

 Khối lượng 1m 2 tường (dày 0,2m): 18000,2 = 360 kg/m 2

 Khối lượng 1m2 tường (dày 0.1m): 1800×0.1 = 180 kg/m 2

 Khối lượng 1m 2 sàn bê tông (dày 0.25m): 24000.25 = 480 kg/m 2

Tính toán cho khu vực căn tin tầng 1

Diện tích tường có mặt ngoài tiếp xúc với bức xạ mặt trời: 138 m 2 (dày 0.2m)

Diện tích tường có mặt trong không tiếp xúc trực tiếp với bức xạ mặt trời: 34.2 m 2 (dày 0.2m) và 121.6 m 2 (dày 0.1m)

Khối lượng tường có mặt ngoài tiếp xúc bức xạ G’:

Khối lượng tường có mặt ngoài không tiếp xúc với bức xạ mặt trời và của sàn không tiếp xúc với mặt đáy

Với giá trị g s = 54.81 (kg/m 2 ) ta tra bảng 4.6- (Nguyễn Đức Lợi, 2009, trang 143), ta được n t = 0.76; n t = 0.84

Kết quả các phòng, tầng khác được trình dưới bảng phía dưới

Bảng 6.3: Bảng tính lượng nhiệt bức xạ qua kính vào phòng Q11 ’

Tầng 1 Căn tin Đông Bắc 30.40 337 6203.69

Tầng 2 Căn tin Đông Bắc 24.22 337 4942.55

Tầng 3 Hội trường Đông Bắc 24.22 337 4942.55

Tây Bắc 4.5 337 918.31 Đông Nam 13.3 243.3 1959.48 Tây Nam 13.3 243.3 1959.48

Trong trường hợp này, mái bằng của phòng điều hòa có thể hấp thụ bức xạ mặt trời, do đó có thêm một nguồn truyền nhiệt vào phòng Lượng nhiệt truyền vào phòng do bức xạ mặt trời được tính toán theo công thức:

Q21: dòng nhiệt đi vào không gian cần điều hòa do sự tích nhiệt của các kết cấu mái và do độ chênh nhiệt độ của không khí giữa bên ngoài và bên trong k: hệ số truyền nhiệt qua mái, phụ thuộc vào kết cấu và vật liệu làm mái, W/m 2 K F: diện tích mái, m 2

∆t: hiệu nhiệt độ tương đương, o C

Vì kết cấu sàn trên là sàn bê tông cốt thép dày 200(mm) và 2 lớp vữa dày 50(mm)

Hệ số truyền nhiệt k được xác định bởi công thức: k m = 1

Trong đó: αN (W/m 2 K) – (Nguyễn Đức Lợi, 2009, trang 142) αT W/m 2 K – (Nguyễn Đức Lợi, 2009, trang 142) δv, λv – bề dày và hệ số dẫn nhiệt của lớp vữa (vữa xi măng), δv %(mm) λv =0.93 W/mK – tra bảng 4.11 (Nguyễn Đức Lợi, 2009, trang 143) δBt, λBt – bề dày và hệ số dẫn nhiệt của lớp bê tông cốt thép, δBt 0(mm) λBt =1.55 W/mK – tra bảng 4.11 (Nguyễn Đức Lợi, 2009, trang 143) k m = 1

Bảng 6.4: Bảng tính toán nhiệt hiện truyền qua mái 𝑸 𝟐𝟏

Tên phòng Diện tích mái (𝑚 2 ) Hệ số k 𝛥 𝑡 Q 21 (W)

Nhiệt truyền qua vách được xác định theo biểu thức:

 Q2i: nhiệt truyền qua tường, cửa ra vào (gỗ, nhôm), cửa sổ (kính),…(W)

 ki: hệ số truyền nhiệt của tường, cửa, kính, … (W/m 2 K)

 Fi: diện tích của tường, cửa, kính tương ứng (m 2 )

Nhiệt truyền qua tường tính theo biểu thức sau:

Q22t = kt × 𝐹 𝑡 × ∆t (W) Trong đó: kt Hệ số truyền nhiệt của tường tương ứng (m²)

Ft diện tích tường tương ứng (m²)

∆t Độ chênh nhiệt độ giữa nhiệt độ bên ngoài và bên trong (°C) k (W/m 2 K): hệ số truyền nhiệt, được tính theo công thức: k m = 1

 α N = 20 (W/m 2 K): hệ số tỏa nhiệt tường tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài

 α T = 10 (W/m 2 K): hệ số tỏa nhiệt phía trong nhà

 α T = 10 (W/m 2 K): hệ số tỏa nhiệt tường tiếp xúc gián tiếp với không khí ngoài

 δ i (m): độ dày lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường

 λ i (W/m.K): hệ số dẫn nhiệt lớp vật liệu thứ i của cấu trúc tường

Bảng 6.5: Kết cấu tường bao 200mm

STT Lớp Chiều dày(mm) Hệ số dẫn nhiệt

Nếu tường tiếp xúc trực tiếp với không khí k t = 1

Nếu tường tiếp xúc gián tiếp với không khí k gt = 1

= 2.28 (W/m 2 K) Đối với Q22t của căn tin tầng 1: Độ chênh nhiệt độ trong và ngoài nhà: Δt = t N − t T = 36 − 25 = 11°C Độ chênh nhiệt gián tiếp: Δ tgt = 0.5 Δt = 0.5 × 11 = 5.5 °C Tường 200mm, tiếp xúc trực tiếp với ngoài trời với diện tích tường là 24.3 m 2 Vậy nhiệt truyền qua tường:

Tường 200mm, tiếp xúc gián tiếp với ngoài trời với diện tích tường là 3.2 m 2 Vậy nhiệt truyền qua tường:

Q 22t = Q 22t a + Q 22t b = 686.96 + 40.13 = 727.1 (W) Nhiệt truyền qua cửa ra vào Q22c

 k (W/m 2 K): hệ số truyền nhiệt qua cửa, được xác định theo bảng 4.12- (Lợi, 2009)

 Δt t N t T : độ chênh nhiệt độ trong và ngoài nhà

Công trình sử dụng 3 loại cửa:

Cửa gỗ công nghiệp dày 40mm có hệ số dẫn nhiệt là 0.17 Bảng 1- (QCVN 09:2013/BXD)

Hệ số truyền nhiệt của kính:

Nếu cửa tiếp xúc gián tiếp với không khí

Cửa thép chống cháy dày 45(mm) có hệ số dẫn nhiệt là 58 theo- Bảng 1- (QCVN 09:2013/BXD)

Nếu cửa tiếp xúc gián tiếp với không khí k thép gt = 1

Cửa khung nhôm dày 10.38(mm) có hệ số dẫn nhiệt là 0.78 theo (QCVN

Hệ số truyền nhiệt của kính:

Nếu cửa tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời k kính tt = 1

Nếu cửa tiếp xúc gián tiếp với không khí k kính gt = 1

Cửa tiếp xúc trực tiếp với không khí ngoài trời Δ t = 0.5 × (t N − t T ) = (36 − 25) = 11°C Cửa tiếp giáp với không gian không điều hòa nên: Δ t = 0.5 × (t N − t T ) = 0.5 × (36 − 25) = 5.5°C Đối với Q22c của căn tin tầng 1 có 2 cửa, 1 cái tiếp xúc trục tiếp với không gian ngoài trời nên Δ t = 11°C còn 1 cái tiếp giáp với không gian không điều hòa Δ t = 11°C

 k (W/m 2 K): hệ số truyền nhiệt qua kính, được xác định theo bảng 4.13 (Lợi, 2009)

 F (m 2 ): diện tích cửa sổ kính

 Δt t N t T : độ chênh nhiệt độ trong và ngoài nhà Đối với công trình này:

Khi không gian tiếp giáp với không gian không điều hòa: Δt = 0,5 (tN - tT) = 0,5 (36- 25) = 5.5 o C Khi tiếp xúc trực tiếp với ngoài trời: Δt = tN - tT = 36 - 25= 11 o C Đối với Q22k của căn tin tầng 1:

Tra bảng 4.13 với loại kính đặt đứng có 1 lớp, điều kiện vào mùa hè thì được hệ số truyền nhiệt k = 5.89 W/m 2 K

F: tổng diện tích kính là 154.49 m 2 Độ chênh nhiệt độ trong và ngoài nhà: Δt = 11 o C

Từ các kết quả tính toán phía trên, ta có nhiệt truyền qua vách của căn tin tầng 1: Q22 = Q22t + Q22c + Q22k = 727.1 + 173.34 + 10009.41 = 10910(W) Kết quả tính của các khu vực ở các tầng còn lại được trình bày ở phụ lục 6

6.2.5 Nhiệt hiện truyền qua nền (sàn)

F22: Diện tích nền (sàn) (m 2 ), k22 : Hệ số truyền nhiệt qua nền (sàn) (W/m 2 K) Tra bảng 4.15 – (Nguyễn Đức Lợi, 2009, trang 145)

∆T: Hiệu nhiệt độ trong và ngoài nhà ( 0 C) (nhiệt độ không khí bên ngoài trời t N = 36C, nhiệt độ phòng điều hòa bên trong(T t = 25℃) Đối với công trình có tầng trệt nằm trên tầng hầm là không gian không điều hòa nên ta chỉ cần tính cho tầng trệt.Vì tầng trệt đặt trên tầng hầm nên : Δt = 0.5 × (t N − t T ) = 0.5 × (36 − 25) = 5.5 ( o C) Sàn tầng trệt làm bằng sàn bê tông cốt thép dày 200(mm) với lớp vữa dày 50(mm) Hệ số truyền nhiệt qua nền ksàn :

6.2.6 Nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng Q 31

Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí

Mục đích của việc thành lập sơ đồ điều hòa không khí là xác định quá trình xử lý không khí trên ẩm đồ t – d, tìm các điểm trạng thái nhiệt độ đọng sương, điều kiện vệ sinh, lưu lượng không khí thổi qua giàn lạnh

Theo mục đích sử dụng của công trình, chọn sơ đồ tuần hoàn một cấp, phù hợp điều hòa tiện nghi cho văn phòng, khách sạn Ngoài ra sơ đồ tuần hoàn một cấp còn có ưu điểm tiết kiệm năng lượng và chi phí đầu tư thiết bị, đem hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, vận hành không quá phức tạp

Lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí

Sơ đồ điều hòa không khí được thành lập dựa vào các yếu tố tính toán cân bằng lượng nhiệt ẩm, đồng thời cần phải thỏa mãn các điều kiện về tiện nghi đối với con người và điều kiện thời tiết của công trình xét đến

Sơ đồ thẳng có ưu điểm là đơn giản, gọn nhẹ dễ lắp đặt Không tận dụng nhiệt từ không khí thải nên hiệu quả thấp Thường được sử dụng khi kênh gió hồi quá lớn việc thực hiện hồi gió quá tốn kém hoặc không thực hiện được do không gian nhỏ hẹp hoặc trong các hệ thống nơi có phát sinh các chất độc, hôi hoặc đường ống quá xa, cồng kềnh không kinh tế hoặc không thể thực hiện được

Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp được sử dụng rộng rãi nhất vì hệ thống tương đối đơn giản, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, vận hành không phức tạp lại có tính kinh tế cao, do có tận dụng nhiệt của không khí tái tuần hoàn nên năng suất lạnh và năng suất làm khô giảm so với sơ đồ thẳng Sơ đồ này được sử dụng cả trong lĩnh vực điều hoà tiện nghi và điều hoà công nghệ phân xưởng sản xuất linh kiện điện tử, quang học, máy tính…

Sơ đồ tuần hoàn 2 cấp thường được sử dụng trong điều hoà tiện nghi khi nhiệt độ thổi vào quá thấp, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh nên cần có thêm buồng hòa trộn thứ 2 và hệ thống trích gió đến buồng hòa trộn này nên chi phí đầu tư và vận hành tăng Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong các phân xưởng sản xuất khi cần điều chỉnh đồng thời cả nhiệt độ và độ ẩm như nhà máy dệt, thuốc lá … So với sơ đồ điều hoà không khí 1 cấp thì chi phí đầu tư lớn hơn

 Sơ đồ tuần hoàn 1 cấp

Sơ đồ đồ tuần hoàn một cấp được sử dụng phổ biến vì hệ thống tương đối đơn giản, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, vận hành không quá phức tạp và tiết kiệm chi phí (xem Hình 2.3) Sơ đồ này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như sản suất, y tế,

… Đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế

Hình 6.2: Sơ đồ tuần hòa không khí 1 cấp mùa hè

1 Cửa lấy gió 7 Miệng thổi

2 Cửa gió hồi 8 Không gian điều hòa

3 Buồng hòa trộn 9 Miệng hồi

4 Thiết bị xử lý nhiệt ẩm 10 Đường gió hồi

5 Quạt cấp gió lạnh 11 Quạt gió hồi

6 Đường ống gió 12 Quạt thải gió

Nguyên lý làm việc của hệ thống: Không khí bên ngoài trời có trạng thái N(t N , φ N ) với lưu lượng LN qua cửa lấy gió có van điều chỉnh (1), được đưa vào buồng hòa trộn (3) để hòa trộn với không khí hồi có trạng thái T(t T , φ T )với lưu lượng LT từ các miệng hồi gió (2) Hỗn hợp hòa trộn có trạng thái H sẽ được đưa đến thiết bị xử lý (4), tại đây nó được xử lý theo một chương trình định sẵn đến một trạng thái O và được quạt (5) vận chuyển theo kênh gió (6) vào phòng (8) Không khí sau khi ra khỏi miệng thổi (7) có trạng thái V vào phòng nhận nhiệt thừa Q T và ẩm thừa W T và tự thay đổi trạng thái từ V đến T(t T , φ T ) Sau đó một phần không khí được thải ra ngoài và một phần lớn được quạt hồi gió (11) hút về qua các miệng hút (9) theo kênh (10) Ưu điểm và nhược điểm của sơ đồ:

 Ưu điểm: Do có tận dụng nhiệt của không khí tái tuần hoàn nên năng suất lạnh và năng suất làm khô giảm so với sơ đồ thẳng Được sử dụng rộng rãi nhất vì hệ thống tương đối đơn giản, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, vận hành không phức tạp lại có tính kinh tế cao

 Nhược điểm: Sơ đồ có tái tuần hoàn không khí nên chi phí đầu tư tăng so với sơ đồ thẳng Hệ thống đòi hỏi phải có thiết bị sấy cấp 2 để sấy nóng không khí khi không thỏa mãn điều kiện vệ sinh.

6.4.13 Tính toán sơ đồ điều hòa không khí Để xác định năng suất lạnh, lưu lượng không khí thổi vào dàn lạnh và nhiệt độ thổi vào chúng ta phải có các thông số tính toán ban đầu Sơ đồ tuần hoàn một cấp với các điểm N, T, H, O, V, S với các hệ số nhiệt hiện, hệ số đi vòng được giới thiệu trên Hình 2.6, tính toán sơ đồ một cấp được thực hiện theo các bước sau:

Xác định toàn bộ lượng nhiệt thừa hiện và ẩn của không gian điều hoà do gió tươi mang vào

Xác định tổng lượng nhiệt hiện

Xác định tổng lượng nhiệt ẩn

Xác định tổng lượng nhiệt ẩn và thừa của không gian cần điều hoà

Xác định hệ số đi vòng

Kẻ đường TS song song với đường G-ESHF cắt φ = 100% tại S

Qua S kẻ đường song song với G − ε ht cắt đường NT tại H, ta xác định được điểm hoà trộn H

Qua T kẻ đường song song với G − ε ht cắt đường SH tại O Khi bỏ qua tổn thất nhiệt từ quạt gió và từ đường ống gió ta có V  O là điểm thổi vào

Hình 6.3: Sơ đồ tuần hoàn một cấp với các hệ số nhiệt hiện, hệ số đi vòng

Việc xác định các thông số tại các điểm nút được xác định theo bảng bên dưới

Bảng 6.14:Thông số tại hai điểm N và T

( o C ) Độ ẩm (%) Ngoài trời (t N ) 36 49.9 Trong nhà (t T )) 25 59.9 Điểm gốc G Điểm gốc G được xác định trên ẩm đồ ở t = 24 o C và φ = 50% Thang chia hệ số nhiệt hiện ε h đặt ở bên phải ẩm đồ

Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF (Room Sensible Heat Factor) ε hef

 Q hf – Tổng nhiệt hiện của phòng (không có nhiệt hiện của gió tươi), W

 Q af – Tổng nhiệt ẩn toả ra từ phòng (không có nhiệt ẩn của gió tươi), W

72 Đường hệ số nhiệt hiện phòng RSHF được thể hiện như Hình 2.14

Hình 6.4: Đường hệ số nhiệt hiện của phòng RSHF

Xét tính toán cho khu vực căn tin tầng 1:

Tổng nhiệt hiện Qhf không kể đến nhiệt hiện của gió tươi

Q hf = 9696 + 0 + 11022 + 2431 + 270.37 + 4252.5 + 1284.3 = 30170.8 (w) Tổng nhiệt ẩn Qaf Không kể đến nhiệt ẩn của gió tươi:

Tổng nhiệt ẩn Qhf là: ε hf = Q hf

Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF (Grand Sensible Heat Factor) 𝜀 ℎ𝑡 ε ht = Q h

 Q h Thành phần nhiệt hiện mà không khí thải ra ở thiết bị xử lý không khí (W)

 Q a Thành phần nhiệt ẩn mà không khí thải ra ở thiết bị xử lý không khí (W)

Xét tính toán cho căn tin tầng 1:

Hệ số nhiệt hiện tổng: ε ht = Q h

Hệ số đi vòng 𝜀 𝐵𝐹 (Bypass Factor)

Xác định hệ số đi vòng 𝜀 𝐵𝐹 (Bypass Factor): là tỉ số giữa lượng không khí đi qua dàn lạnh nhưng không trao đổi nhiệt ẩm với tổng lượng không khí thổi qua dàn (xem Hình 2.15) ε BF = G H

 G H : Lưu lượng không khí qua dàn lạnh nhưng không trao đổi nhiệt ẩm với dàn, nên vẫn có trạng thái của điểm hoà trộn H

 G O : Lưu lượng không khí đi qua dàn lạnh có trao đổi nhiệt ẩm đạt trạng thái O

 G: Tổng lưu lượng không khí qua dàn, (kg/s)

Hệ số này được chọn theo (Bảng 4.22 – (Nguyễn Đức Lợi, 2009)) ứng với công năng ta được ε BF = 0.1

Hình 6.5: Hệ số đi vòng biểu diễn trên đồ thị t – d

Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF (Effective Sensible Heat Factor) ε hef

Là tỉ số giữa nhiệt hiện hiệu dụng của phòng và nhiệt hiện tổng hiệu dụng của phòng (xem Hình 2.9) ε hef = Q hef

Q hef Nhiệt hiện hiệu dụng của phòng ERSH (Effective Room Sensible Heat)

Q aef Nhiệt ẩn hiệu dụng của phòng ERLH (Effective Room Latent Heat)

Q hN Nhiệt hiện do gió tươi mang vào (W)

Q aN Nhiệt ẩn do gió tươi mang vào (W) ε BF Hệ số đi vòng (Bypass Factor)

Xét tính toán cho căn tin tầng 1:

Nhiệt hiện hiệu dụng phòng: Q hef = 30058.6 + 0.1 × 10388.3 = 31097 (W)

Nhiệt ẩn hiệu dụng phòng: Q aef = 8737.85 + 0.1 × 18156 = 10553 (W)

Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng: ε hef = Q hef

31097+10553 = 0.75 Kết quả tính toán hệ số RSHF, GSHF, ESHF được trình bày tại phụ lục 3

Thông số các điểm nút trên đồ thị t-d

Xét thông số điểm nút trên đồ thị t-d khu căn tin tầng 1:

Hình 6.6: Thông số điểm nút đồ thị t-d khu căn tin 1

Bảng 6.15: Bảng thông số của các điểm nút

Trạng thái Nhiệt độ ( o C) Độ ẩm (%) Enthalpi (kj/kg)

 T – H: là quá trình không khí hồi về từ phòng

 H – S: Là quá trình không khí trao đổi nhiệt ẩm với coil lạnh của FCU

 S – T: Là quá trình không khí trao đổi nhiệt với không khí trong phòng

Kết quả thông số điểm nút không gian khác được trình bày tại phụ lục.

Xác định lưu lượng không khí và năng suất lạnh

Xét đồ thị Nếu thỏa mãn yêu cầu vệ sinh thì tiến lành tính lưu lượng không khí qua dàn lạnh bằng biểu thức:

 L: lưu lượng không khí hòa trộn và đi qua dàn lạnh (l/s)

 Q hef : nhiệt hiện hiệu dụng của phòng (W)

 t T , t S : nhiệt độ phòng và nhiệt độ đọng sương (℃) ε BF : hệ số đi vòng

L N , L T : lưu lượng khí tươi đưa vào và lưu lượng không khí hồi tái tuần hoàn từ không gian điều hòa (l/s)

Năng suất lạnh của hệ thống điều hòa không khí có thể được tính kiểm tra bằng công thức:

 G: lưu lượng khối lượng không khí qua dàn lạnh (kg/s)

 ρ: khối lượng riêng của không khí, ρ = 1,2 (kg/m 3 )

 L: lưu lượng thể tích của không khí (m 3 /s)

 I c : enthalpy của không khí điểm hòa trộn (kJ/kg)

 I V : enthalpy không khí điểm thổi vào (kJ/kg)

Xét tính toán cho khu căn tin tầng 1:

Trên đồ thị, ta xác định được nhiệt độ:

76 ΔT VT = T T − T V = 25 − 16.4 = 8.6 ≤ 10( o C) (Thỏa điều kiện vệ sinh)

Tính toán lại hệ số vòng :ε BF = t o −t s t c −t s = 16.4−15

28.8−15= 0.1 Lưu lượng không khí hòa trộn đi qua dàn lạnh là:

1.2×(25−15)×(1−0.1) = 2894 (l/s) Lưu lượng gió tươi cấp vào là:

Hệ số không gian: 1.5 (m²/người) – theo bảng G9/TL [4]

Sức chứa của khu căn tin tầng 1: n 0.1/1.5= 113 (người)

Lưu lượng khí tươi l = 25 (m³/h.người) = 6.94 (l/s.người) theo (TCVN

Từ bảng 7.14 được trình bày ở trên Ta có: I H = 66.2(kJ/kg), I V = 44.5(kJ/kg) Lưu lượng khối lượng của không khí qua dàn lạnh ở căn tin tầng 1 là:

1000 = 3.47 (kg/s) Vậy năng suất lạnh của hệ thống điều hòa không khí của căn tin tầng 1 là:

Tương tự tính toán với các khu vực còn lại ta có bảng năng suất lạnh dưới đây:

Bảng 6.16: Bảng năng suất lạnh của các khu vực

Tầng Tên phòng /khu vực

(kW) Tầng 1 Căn tin 15 28.8 16.4 2894 66.2 44.5 3.47 75.37 Tầng 2 Căn tin 15 32 16.8 6845 61 45 8.21 121.42 Tầng 3 Hội trường 14.4 29.2 15.6 4648 67.5 42.5 5.58 139.46

Phòng họp 15 29.8 15.4 2200 67 43 2.64 63.35 Phòng làm việc chung 14.4 28.5 18.4 3005 65 48 3.61 61.32

Tính toán thiết bị

FCU là một từ được viết tắt của cụm từ Fan Coil Unit Là một thiết bị dùng xử lý không khí có cấu tạo rất đơn giản

Sau khi có công suất lạnh, tiến hành chọn FCU

 Rq TC: viết tắt của Required Total Cooling Capacity (công suất làm lạnh tổng thể cần thiết)

 Max TC: viết tắt của Maximum Total Cooling Capacity (công suất làm lạnh tổng thể tối đa)

Bảng 6.17: Model máy được sử dụng trong công trình

Công suất lạnh tính toán (KW)

Công suất mỗi dàn lạnh (KW)

Tầng 1 Căn tin 75.37 FXMQ250MA

Tầng 2 Căn tin 121.42 FXMQ100PVE 11.2 11

Tầng 3 Hội trường 139.46 FXMQ140PVE 16 9

Phòng làm việc chung 61.32 FXMQ100PVE 11.2 6

Phòng làm việc chung 77.47 FXMQ140PVE 16 6

6.6.3 Chọn ống ga và ống thoát nước ngưng

Từ công suất của dàn lạnh đã chọn tiến hành chọn dàn nóng cho công trình theo Catalogue của nhà sản xuất Daikin Ống gas nối vào FCU được chọn theo Catalogue của nhà sản xuất Daikin

Bảng 6.18: Đường kính ống gas và ống lỏng theo công suất

Tổng công suất mà nó phục vụ

(kW) Đường kính ống gas (mm) Đường kính ống lỏng (mm) x ≤ 5.6 12.7 6.4

Hệ thống điều hòa không khí của công trình sử dụng bộ chia gas của hãng Daikin Bộ chia gas này được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật của hãng, đảm bảo phù hợp với hệ thống điều hòa và mang lại hiệu quả hoạt động tối ưu

Bảng 6.19: Kích thước bộ chia gas theo công suất

Tổng công suất (kW) Bộ chia gas

>71 KHRP26M73T+ KHRP26M73T Ống thoát nước ngưng nối vào dàn lạnh được tra theo catalogue của thiết bị Ống thoát nước ngưng chính cho 2 dàn lạnh trở lên được chọn theo bảng 8.2 [1], độ dốc của đường ống thoát là 1 (%)

Bảng 6.20: Đường kính ống thoát nước ngưng

Dung tích thiết bị máy lạnh Đường kính ống nước ngưng bé nhất (mm)

TÍNH HỆ THỐNG THÔNG GIÓ

Kiểm tra cấp khí tươi vào phòng

Mục đích cấp khí tươi Đem lại lượng oxy bị thiếu trong không gian phòng, do con người hoạt động trao đổi khí O2 trng một không gian phòng kín nên chỉ cấp từ dàn lạnh vào sẽ bị thiếu oxi nếu làm việc quá lâu mà không có khí tươi từ bên ngoài Việc cấp một luồn khí tươi mới mang lại cảm giác thoải mái cho con người hơn

Nguyên lý làm việc hệ thống cấp khí tươi

Hệ thống cấp gió tươi được thiết kế cục bộ theo từng tầng Mỗi tầng sẽ được gắn một quạt cấp gió tươi, Quạt cấp gió tươi sẽ hút không khí từ bên ngoài không gian điều hòa thổi vào từng dàn lạnh Và được quạt dàn lạnh thồi vào không gian điều hòa

Hệ thống cấp gió tươi cấp vào cho không gian điều hòa được sử dụng quạt để cấp gió tươi cho các đường gió hồi về của dàn lạnh FCU bằng phương pháp cơ khí, được sử dụng cho khu vực văn phòng

Tiêu chuẩn lưu lượng gió tươi trên một người

Lưu lượng cấp được tính theo mật độ người / diện tích sử dụng, phù hợp với TCVN 5687-2010: tiêu chuẩn Thông gió - điều hòa không khí – tiêu chuẩn thiết kế

Theo phụ lục F - (TCVN 5687:2010): đối với không gian khu vực văn phòng, ta cần lựa chọn cung cấp lượng gió tươi là: 25 – 30 (m 3 /h.ng) tương đương 6 - 7 (l/s.ng)

Tính ví dụ cho căn tin tầng 1

Căn tin có diện tích 170.1 m 2

Tiêu chuẩn gió tươi trên 1 người là 25 m3/h.ng= 6.94 (l/s.người) Theo (TCVN 5687:2010)- phụ lục F

Ví dụ tính toán lưu lượng cấp gió tươi cho căn tin tầng 1

Với số người ước tính theo mật độ là N = 113 người

Lưu lượng gió tươi theo tính toán là: QN = 113 × 6.94 = 787.0 (l/s)

Tương tự tính toán cho các tầng còn lại ta thu được bảng bên dưới

Bảng 7.1: Lưu lượng gió tươi từng khu vực công trình

Tầng Khu vực Lưu lượng gió tươi từng khu vực (l/s)

7.1.1 Tính toán kích cỡ ống cấp gió tươi

Chọn kích thước ống bằng cách sử dụng phần mềm Ductsize Với phương pháp ma sát đồng đều: đối với hệ thống thông gió bình thường tổn thất đường ống gió 1 (Pa/m) và đối với hệ thống tăng áp hút khói tổn thất đường ống gió 3 (Pa/m)

Ví dụ chọn kích thước đoạn ống cấp gió tươi cho khu vực căn tin

Hình 7.1: Mặt bằng cấp gió tươi khu vực căn tin tầng 1

Chọn phương án cấp gió tươi vào buồng hòa trộn của FCU mà căn tin được bố trí số lượng FCU là 3 máy

Vì vậy lưu lượng gió tươi trong đoạn ống 1.2-1.2:

Sử dụng phần mền DuctSize để chọn kích cỡ đường ống cấp gió tươi

Hình 7.2: Nhập thông số để chọn kích thước ống bằng DuckSize

Bảng 7.2: Kích thước ống chọn theo phần mềm Duck size

Tổn thất ma sát (Pa)

Kích thước đoạn ống theo duct size Vận tốc

Tương tự cho các tầng còn lại được trình bày ở phụ lục

7.1.2 Tính chọn quạt cấp gió tươi

Cột áp quạt theo tính theo tổn thất (TCVN 5687:2010, trang 315), tổn thất áp suất trên đường ống gió được chia làm 2 thành phần: Δ P = ΔP ms + ΔP cb Trong đó:

 ΔP ms : Tổn thất ma sát trên đường ống, Pa

 ΔP cb : Tổn thất cục bộ trên các phụ kiện đường ống (tê, cút, co, gót giày…)

Xác định tổn thất ma sát

Trở kháng ma sát của đoạn ống gió được xác định theo công thức: Δ ms = L × ΔP 1 (Pa) Trong đó:

 ΔP ms : Tổn thất ma sát trên cả đoạn ống gió, Pa

 L: Chiều dài đoạn ống gió tính tổn thất, m

 ΔP 1 : Tổn thất ma sát trên một mét ống gió, Pa/m

Tính ví dụ quạt ở tầng 1

Quạt tầng 1 cấp gió tươi cho căn tin có lưu lượng gió tươi là 810(l/s)

Tổn thất ma sát ΔP ms

Tổng chiều dài lớn nhất trên đoạn ống gió tính toán tầng 1 là L = 45(m) ΔP ms = L × ΔP1 = 45 × 1 = 45 (Pa) Tổn thất cục bộ ΔP cb

Trở kháng cục bộ trên các phụ kiện đường ống (tê, cút, co, gót giày…)

Tuy nhiên đối với công trình này, tổn thất cục bộ có tổn thất cục bộ lớn, qua các hình dạng chi tiết không phù hợp nên em sẽ thực hiện tính bằng phần mềm ASHRAE Duct Fitting Database

Bảng 7.3: Chi tiết tổn thất cục bộ trên phần mềm

STT Tên chi tiết Mã phụ kiện Hình dáng

Bảng 7.4: Bảng tính tổn thất cục bộ theo phần mềm

Thiết bị Kích thước phụ kiện

Tổn thất áp suất (Pa)

Van gió VCD 100 x 100 3 3 51.67 Ống gió mềm D300 1(m) 12 270

Tổng tổn thất cục bộ 118 ( Pa )

Vậy tổng tổn thất quạt tầng 1 là: ΔP = ΔP ms + ΔP cb = 45 + 118 = 160 (Pa) Tính toán tương tự cho các tầng còn lại ta thu được bảng kết quả như bên dưới

Bảng 7.5: Bảng tính tổn thất quạt gió tươi cho các tầng

Tầng Tổn thất áp suất (Pa)

Tính chọn quạt bằng phần mềm Fantech

Khi có cột áp và lưu lượng quạt ta tra phần mềm và chọn quạt, hệ số dự phòng: k = 1,1 ~ 1,5 ΔP = 160 × 1.10 = 176 (Pa)

Vậy với lưu lượng Q = 155 (l/s) và cột áp quạt ta tra phần mềm được thông số kỹ thuật như sau:

Lưu lượng: 0,818 m3/s Cột áp tổng: 246 Pa Đường kính: 315 mm Loại cánh quạt: quạt hướng trục Tốc độ: 2880 vòng / phút

Trọng lượng: 23 kg Công suất động cơ: P = 0.38 (KW)

Hình 7.3: Thông số kỹ thuật của quạt gió tươi hãng Fantech SQA0312AP5/2

Bảng 7.6: Chọn quạt cấp gió tươi cho các tầng

Chọn quạt cấp gió tươi

Quạt hướng trục nối ống gió

7.1.3 Chọn kích thước miệng gió Louver ( cửa lấy gió tươi )

Ví dụ tính toán cho tầng 1 có lưu lượng gió là 810 (l/s) = 0.81 ( m 3 /s)

 Sct: diện tích cần thiết của miệng gió, Louver (m 2 )

 Q: lưu lượng gió của miệng gió, Louver (m 3 /s)

 V: vận tốc qua miệng gió louver v = 2.5 (l/s)

 Diện tích phần trống lấy 50%

Diện tích thực tế của Louver: S tt = S ct

Theo catalogue hãng Reetech chọn miệng gió louver dạng lá sách dùng để lấy gió tươi có kích thước 1200 x 600 (mm)

Bảng 7.7: Chọn kích cỡ miệng gió Louver các tầng

Chọn miệng gió thổi, gió hồi cho dàn lạnh FCU

Biện pháp cách âm ở miệng gió ta cần chọn chọn miệng gió theo độ ồn cho phép Độ ồn cho phép theo bảng 2 – TCXDVN 175:2005 Độ ồn cho phép tối đa là 45 ÷ 50 dB cho các khu vực văn phòng Ta chọn độ ồn tiêu chuẩn là 20 dB

Ví dụ tính toán cho tầng 1 có lưu lượng gió L= 4320 (𝑚 3 /ℎ)

Dựa vào catalogue thương mại của hãng Reetech ta chọn miện gió thổi cho Khu phòng quầy dịch vụ là miệng thổi khuếch tán vuông có kích thước: 375x375 (mm)

Vận tốc tại miệng thổi từ 1.5: 2.5 (m/s)

Theo catalogue lưu lượng gió thổi qua 1 miệng là: 1080 ( m 3 /h )

Bố trí 4 miệng thổi qua một dàn lạnh có tổng lưu lượng gió là L = 4 ×1080 4320 (m 3 /h)

Bảng 7.8: Chọn miệng gió cho các phòng, tầng

Kích thước miệng thực tế

7.2.1 Tính kích cỡ ống gió cấp

Ví dụ tính kích cỡ ống gió cấp cho tầng 1 khu vực căn tin

Hình 7.4: Mặt bằng hệ thống cấp gió tầng 1

Tương tự cách tính như ống cấp gió tươi: Đoạn 3-2 có lưu lượng L C20 (m 3 /h ) = 1200 (l/s) với kích thước 700x300 Đoạn 2-1 có lưu lượng gió L !60 ( m 3 /h ) = 600 (l/s) với kích thước

Thiết kế thông gió cho tầng hầm

Thông gió tầng hầm gồm 2 chế độ quạt hút khí khải và hút khói cho tầng hầm Thông gió cho bãi đậu xe tầng hầm có giới hạn chịu lữa EI60

Tính thông gió tầng hầm theo phụ lục G-TCVN 5687:2010, với số lần (bội số) trao đổi không khí

Theo QCVN 04:2021, quạt chế độ thông gió thông thường với số lần trao đổi gió là 6 ACH và trường hợp khi xảy ra sự cố cháy là 9 ACH

Thông gió tầng hầm lấy 6 lần (bội số) trao đổi không khí trong 1 giờ

Lưu lượng gió bãi đậu xe tầng hầm

Diện tích: 249 m 2 , chiều cao là 4.2m, thể tích phòng là 663 m 3

Lưu lượng thông gió ở chế độ thông thường là:

Lưu lượng thông gió khi có sự cố chảy xảy ra:

Bảng 7.9: Tính toán lưu lượng gió thải cho tầng hầm

TÍNH TOÁN HÚT GIÓ THẢI TẦNG HẦM (TCVN 5687:2010 , PHỤ LỤC G)

TẦNG Khu vực Diện tích

HS air change/h Ghi chú

Hầm 1 Khu đỗ xe 1675.8 4.2 7038.36 6 Thông gió 42230

Chọn miệng hút gió thải tầng hầm (EAG)

Ví dụ tính toán tầng hầm có lưu lượng gió là 42230 (m 3 /h)

Chọn số lượng miệng gió cần bố trí là: 20 miệng hút

Lưu lượng qua 1 miệng là:

20 = 2111.5(m3/h) = 0.59 (m3/s) Vận tốc tại miệng gió thải nên chọn v = 2.5 (m/s)

Vì ta chọn miệng gió cho hút gió thải hầm là loạin miệng gió louver nên k =0.5

0.59 2.5 0.5 = 0.47 (m 2 ) Chọn miệng gió hút gió thải có kích thước: 1000x500 (mm)

Tính kích cỡ đoạn ống gió tầng hầm

Tương tự như tính đoạn ống gió tươi

Lấy thông số áp suất P = 3 (Pa/m) để tính toán cho chiều dài đoạn ống Tổn thất trên 1 m chiều dài phụ thuộc vào lưu lượng và đường kính ống lớn thì tổn thất sẽ lớn theo (bảng 7.24- (TCVN 5687:2010, trang 300))

Ví dụ tính toán đoạn ống gió cho tầng hầm

Hình 7.5: Mặt bằng đi ống thông gió tầng hầm

Có 20 miệng gió trên mặt bằng Lưu lượng gió qua một miệng là 880 (l/s)

Bảng 7.10: Thông số kích thước ống hút khói cho tầng hầm

Tầng Đoạn ống Lưu lượng

7.3.2 Tính tổn thất đường ống gió thải dựa trên phần mềm chọn quạt

Bảng 7.11: Bảng tính cột áp cho quạt thải gió tầng hầm

BẢNG TÍNH CỘT ÁP QUẠT THẢI GIÓ TẦNG HẦM

Thiết bị Kích thước ống

Tổn thất áp suất (Pa)

Bộ đấu nối quạt vào đường ống gió 30 30 30

Dựa vào kết quả tính toán được chọn cột áp quạt hút theo phương án 2 quạt, 1 cái cho thông gió tầng hầm 1 cái cho hút khói tầng hầm

Quạt hút bình thường hút khí thải: H = 378 Pa

Quạt hút khói tốc độ cao khi gặp sự cố cháy: H = 510 Pa

7.3.3 Chọn quạt gió hút thải tầng hầm

Bảng 7.12: Bảng chọn quạt hút khói,hút thải cho tầng hầm

Chọn quạt hút khói, hút thải cho tầng hầm Lưu lượng(l/s) Cột áp (Pa) Model Động cơ (KW)

Tính toán hệ thống thông gió hút mùi (gió thải phòng Toilet)

7.4.1 Lưu lượng gió thải (Số liệu ban đầu)

Kiểm tra kích cỡ đường ống gió của mình có giống với thực tế tại công trình hay không, tức là ta sẽ lấy lưu lượng gió thải từ thiết kế làm gốc cho tính toán kiểm tra lại

Tính toán lưu lượng gió thải toilet theo phụ lục G- (TCVN 5687:2010), với số lần (bội số) trao đổi không khí ACH = 10 lần/h

Do nhà vệ sinh từ tầng 1- tầng 12 là giống nhau nên chọn tầng 1 để tính điển hình

Nhà vệ sinh tầng được chia thành các khu vực wc nam, wc nữ và wc đặc biệt Lưu lượng gió thải của Wc nam:

 ACH: số lần thay đổi không khí (lần/h)

Tính tương tự cho các khu còn lại ta được bảng thông số như bên dưới

Bảng 8.1: Bảng lưu lượng gió thải khu vực nhà vệ sinh

Tầng Khu vực Lưu lượng tính toán (l/s) Lưu lượng thiết kế (l/s)

7.4.2 Xác định kích thước ống gió thải

Tính ví dụ cho WC tầng 1

Hình 7.6: Mặt bằng ống hút gió thải toilet tầng 1

 ACH: số lần thay đổi không khí (lần/h)

Bảng 7.13: Bảng tính kích cỡ ống gió thải toilet

Tầng Khu vực Đoạn ống Lưu lượng

Kích cỡ ống tính toán(mm)

Ví dụ tính chọn miệng gió thải WC nam tầng hầm

Lưu lượng qua 1 miệng gió là Q = 0.09 (l/s)

Chọn miệng gió hút thải kiểu sọt trứng có diện tích phần trống là: 90 % (thông số nhà cung cấp)

Diện tích thực tế của Louver: S tt = S ct

0.9 = 0.035(m 2 ) Kích thước miệng gió 225 x 225 (mm)

Tương tụ ta chọn được miệng gió cho các khu vực và tầng còn lại như bảng bên dưới

Bảng 7.14: Bảng chọn kích cỡ miệng gió

Tầng Khu vực Lưu lượng

Kích cỡ ống tính toán (mm)

7.4.3 Tính chọn miệng Louver (gắn quạt hút thải toilet)

Tổng lưu lượng gió thải nhà vệ sinh Q = 365 (l/s)

Vận tốc tại mặt: v = 2.5 (m/s); diện tích phần trống S = 50 %

Chọn miệng gió dạng Louver có kích thước 750 x 400 (mm)

7.4.4 Chọn quạt thải cho khu vực toilet

Chọn tổn thất quạt P = 1 (Pa/m), L = 10 (m)

Tổn thất theo chiều dài: ΔP ms = 1 × 10 (m)

Bảng 7.15: Bảng chi tiết tổn thất cục bộ quạt hút thải toilet

Thiết bị Kích thước ống (mm) Tổn thất áp suất (Pa)

Bộ đấu nối quạt vào đường ống gió

Tổng tổn thất tronng đường ống gió thải WC tầng 1: ΔP = 10 + 48 = 58 (Pa)

Hệ số an toàn chọn quạt: k = 1.1 ~ 1.5 ΔP = 58 × 1.2 = 69.6 (Pa)

Chọn quạt hút thải toilet

Chọn quạt có lưu lượng 165 (l/s), cột áp quạt 69.6 (Pa)

Bảng 7.16: Bảng chọn quạt hút thải toilet từng tầng

Tầng Khu vực Lưu lượng

Tầng điển hình WC 370 SQB0636BP7/10 0.15 172

Thiết kế hút khói cho hành lang

Hút khói hành lang nhằm:

Hút các chất lau sàn, hóa chất tẩy rửa, bụi trong không khí Đảm bảo đuợc lượng oxi cần thiết để con người có lối lánh nạn thoát hiểm ra bên ngoài cầu thang khi có cháy xảy ra hệ thống sẽ hút khói ra bên ngoài Ống hút khói hành lang có giới hạn chịu lữa EI30

7.5.1 Tính lượng hút khói hành lang ở một tầng cháy

Các thông số tính toàn của tầng 1- tấng 12 là giống nhau nên em chỉ tính cho một tầng những tầng khác được tính tương tự

Tính toán hút khói hành lang theo phụ lục L (TCVN 5687:2010)với công thức:

Bảng 7.17: Hệ số n tương ứng với chiều rộng cửa lớn nhất

Loại công trình Hệ số n ứng với chiều rộng cánh cửa rộng nhất

0.6 (m) 0.9 (m) 1.2 (m) 1.3 (m) 2.4 (m) Nhà công cộng, nhà hành chính, sinh hoạt

Bảng 7.18: Thông số dữ liệu đầu vào của cửa

Hệ số phụ thuộc chiều rộng tổng cộng cửa n 0.84

Hệ số thời gian mở cửa Kd 1

Lưu lượng hút thải được xác định:

Trọng lượng riêng của khói γ = 6 (N/m 3 ) theo mục 6.4 (TCVN 5687:2010)

Tỉ trọng của khói TT:

9.81= 0.612 (Kg/m 3 ) với g = 9.81 (N / Kg) (gia tốc trọng trường)

Do đó, lưu lượng khói thải: 12091.2

7.5.2 Tính toán lưu lượng không khí thâm nhập thêm qua các van gió đóng

Tính toán hút khói hành lang theo mục 6.5- TCVN 5687-2010:

G V = 40.3 × (A v × ∆P) 0.5 × n = 40.3 × (0.39 × 20) 0.5 × 9 = 1013 (Kg/h) Trong đó: Gv: Lưu lượng không khí thâm nhập thêm, (kg/h)

AV = 1,3 x 0,3 = 0.39 (m 2 ): diện tích tiết diện van ΔP: Độ chênh áp suất van, (Pa)

N: Số lượng van ở trạng thái đóng trong hệ thống thải khói khi cháy

Lưu lượng khói thải Gv:

 Tỉ trọng không khí TT =1.2 (kg/m 3 )

 Lưu lượng hút khói tổng (25 % Hệ số an toàn)

G T = (G + GV) × 1.25 = (5487.7 + 233.7 ) × 1.25 = 7151.75 (l/s) Dùng phần mềm Ducksize tính ống gió cho trục đứng hút khói hành lang với thông số lưu lượng là 7151.75 (l/s) với tổn thất là 3 Pa/m ta được kích thước ống gió là 950X500 (mm)

7.5.3 Bố trí miệng hút khói hành lang

Lưu lượng hút khói tổng báo gồm tầng xảy ra sự cố cháy, tầng trên và tầng dưới của tầng có đám cháy

Do đó lưu lượng hút khói của mỗi tầng là 2383.92(l/s)

Chọn số lượng miệng gió cần bố trí là: 2 miệng hút

Lưu lượng qua 1 miệng là: Q = 2383.92

Vận tốc tại miệng gió thải chọn v = 5 (m/s)

Vậy chọn miệng gió có kích thước 700x400 (mm)

7.5.4 Tính kích cỡ đoạn ống hút khói hành lang

Hình 7.7: Hình bản vẽ tính toán đoạn ống hút khói Sảnh hành lang tầng 2

Bảng 7.19: Kích cỡ đoạn ống hút khói hành lang một tầng

TÍNH KÍCH CỠ ỐNG HÚT KHÓI HÀNH LANG Đoạn ống lưu lượng

1-3 1191.96 550x250 10.13 Ống gió đứng 7151.75 1000 x 500 15.5 Chọn quạt hút hành lang có lưu lượng 7151 (ls) Và cột áp quạt là 600(Pa)

Bảng 7.20: Bảng thông số quạt hút khói hành lang

Lưu lượng (l/s) Cột áp Quạt (Pa) Model Công suất (kw)

Thiết kế tạo áp cho cầu thang bộ

Mục đích của tạo áp cầu thang bộ là duy trì áp suất dương để ngăn khói không xâm nhập qua các không gian cầu thang bộ và tạo ra lối thoát nạn cho người

7.6.1 Cơ sở và yêu cầu tính toán

(Tiêu chuẩn Anh về tạo áp cầu thang BS5588 – 1998)

(QCVN 06:2022: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy trong nhà và công trình)

Yêu cầu khi tính toán:

Theo phu lục D12 - (QCVN 06:2022), Chênh lệch áp suất giữa cầu thang và sảnh văn phòng là phải đảm bảo áp suất dư không nhỏ hơn 20 (Pa) và không lớn hơn 50 (Pa) để ngăn chặn khói xâm nhập Áp suất trong buồng thang khi cửa đóng là 50 Pa

Khi các cửa mở, vận tốc dòng khí qua cửa mở không nhỏ hơn 1.3 (m/s)

Và duy trì áp suất tương đương là 20 Pa

Hệ thống tạo áp bao gồm quạt cấp gió đặt trên mái và hệ thống ống gió kèm các van chỉnh lưu lượng qua các miệng gió được đặt mỗi tầng là một miệng

Khi có cháy tạo ra sự chênh lệch áp suất, chính sự chênh lệch áp suất này sẽ đẩy khói di chuyển qua các khe hở

Hệ thống tăng áp cầu thang sẽ được kết nối liên động với hệ thống báo cháy Khi tín hiệu báo cháy ở một tầng xuất hiện quạt sẽ hoạt động và sẽ đảm bảo áp suất dương trong lồng thang phục vụ mục đích thoát nạn cho con người

7.6.2 Tính toán tạo áp cầu thang bộ N2

Thông tin trục thang bộ

Bảng 7.21: Thông tin các trục thang bộ được tính toán

Số tầng được điều áp

Số miệng gió mỗi tầng Đường dẫn không khí tạo áp 2-3/A-B từ hầm-mái 14 1 Gen tạo áp bê tông

Lưu lượng gió rò rỉ qua các khe cửa đóng

Dựa vào (BS5588, 1998), mục 14.2.2 lưu lượng không khí rò rĩ q u a các cửa đóng tại thang bộ thoát hiểm được xác định theo công thức:

 Q1 : lưu lượng gió rò rỉ qua khe cửa (m 3 /s)

 AD : hệ số diện tích rò rỉ qua cửa (m 2 ) Theo bảng 3 (BS5588, 1998)

 P: áp suất để tạo áp trong không gian cửa đóng (Pa); P = 50 Pa

Dữ liệu cửa ra vào của cầu thang bộ:

Bảng 7.22: Thông số cửa trục thang bộ được tính toán

Loại cửa Cao Rộng Diện tích cửa A (m 2 )

Theo mục D11, QCVN 06:2022 quy định cửa ra vào:

Tổng số lượng cửa các tầng thoát hiểm là: m = 16

Số lượng cửa mở cho 1 tầng đồng thời khi xảy ra hỏa hoạn: n = 2 (Khi có

1 tầng cháy, cửa mở vào trong buồng thang bộ N2 và cửa mở ở tầng trệt) Tất cả cửa khác đều đóng

Bảng 7.23: Hệ số diện tích rò rỉ theo bảng 3 tiêu chuẩn BS 5588 : 1978

Loại cửa Kích cỡ Chu vi cửa (m) Diện tích rò rỉ(m 2 ) Cửa đơn mở từ trong không gian tăng áp

Cửa tầng thang máy 1.6 m rộng

Diện tích rò rĩ qua một cửa đóng (cửa mở vào không gian tăng áp): 0.023(m 2 )

Lưu lượng không khí rò rĩ qua các tất cả các cửa đóng tại thang bộ thoát hiểm:

Lưu lượng gió rò rỉ tràn qua cửa mở

 V = 1.3 (m/s): Vận tốc gió qua cửa - mục D11 QCVN 06-2021

 Số lượng cửa mở cho 1 tầng đồng thời: n = 2 (cửa mở vào trong buồng thang bộ N2 và tầng trệt luôn mở)

Tổng lưu lượng không khí cho tăng áp cầu thang là:

Hệ số dự phòng 25% theo mục 6.2 BS 5588-1998

Chọn kích cỡ miệng gió tăng áp mỗi tầng ở cầu thang

Tổng lưu lượng gió tăng áp cầu thang là G = 9360 (l/s) Với 14 tầng, mỗi tầng

1 miệng gió, vậy lưu lượng qua một miệng là: G = 9360

14 = 668.57 (l/s) Vận tốc tại miệng: v = 2.5 (m/s); diện tích phần trống S = 90 %

Chọn miệng gió dạng Louver có kích thước dài x rộng:600x600(mm)

Chọn kích cỡ ống đứng

 Ftính: Tiết diện đường ống gió (dài × rộng) (m 2 )

 G: Lưu lượng gió đi trong ống, (m 3 /s)

 V: Vận tốc gió được chọn đi trong ống, (m/s)

(Theo bảng 7.2 (Giáo trình thiết kế hệ thống điều hòa không khí -PGS.TS Nguyễn Đức Lợi, trang 297), chọn vận tốc gió V= 10 m/s Vận tốc ống gió chọn phù hợp với độ ồn trong không gian làm việc Theo Table 8 trang 899 – ASHRAE hanbook 2019

10 = 0.99 (m 2 ) Chọn ống hình chữ nhật là 1500 mm x 700 mm

Bảng 7.24: Kích thước ống chính của từng trục cầu thang

Trục cầu thang bộ Lưu lượng

Kích thước ống tính toán

(mm/mm) 2-3/A-B từ hầm-mái 9880 1500x700

7.6.3 Tính tổn thất đường ống và chọn quạt tăng áp cầu thang

Tổn thất ma sát ΔP ms

Tổng chiều dài lớn nhất trên đoạn ống gió tính toán L = 49(m) ΔP ms = L × ΔP 1 = 49 × 3 = 147 (Pa) Tổn thất cục bộ ΔP cb = 300 (Pa)

Tổng tổn thất trên đường ống: ΔP = ΔP ms + ΔP cb = 147 + 300 = 447 (Pa)

Hệ số dự phòng quạt: k = 1,1 ~ 1,5 ΔP = 437 × 1.2 = 536.4 (Pa)

Vậy lưu lượng không khí cần để tang áp cầu thang bộ trục 2-3/A-B G= 9880 (l/s) cột áp H S6.4 (Pa)

Bảng 7.25: Chọn quạt tang áp cầu thang bộ N2

Cột áp Quạt Model Công suất

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN

Tổng quan về cung cấp điện trong công trình

8.1.1 Khái niệm về hệ thống điện

Hệ thống điện là hệ thống các trang thiết bị điện, lưới điện và các thiết bị phụ trợ liên kết với nhau hay có thể nói hệ thống điện bao gồm các nhà máy sản xuất điện, các trạm biến áp, các đường dây tải điện và các thiết bị khác (như thiết bị điều khiển, tụ bù, thiết bị bảo vệ ) được nối liền với nhau thành hệ thống làm nhiệm vụ sản xuất, truyền tải, phân phối và cung cấp điện năng đến tận các hộ dùng điện

Hệ thống cung cấp điện chỉ bao gồm các khâu phân phối truyền tải và cung cấp điện năng đến các hộ tiêu thụ điện Điện năng trong quá trình sản xuất và phân phối có một số đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất: điện năng sản xuất ra nói chung không tích trữ được (trừ vài trường hợp đặc biệt với công suất nhỏ như pin, acquy và có các nhà máy thủy điện tích năng) Tại mọi thời điểm luôn luôn phải đảm bảo cân bằng giữa lượng điện năng sản xuất ra và tiêu thụ có kể đến tổn thất trong khâu truyền tải

Thứ hai: các quá trình về điện xảy ra rất nhanh Chẳng hạn sóng điện từ lan truyền trong dây dẫn với tốc độ rất lớn xấp xỉ tốc độ ánh sáng 3.10 7 km/s (quá trình ngắn mạch, sóng sét lan truyền) Các thiết bị đóng cắt bảo vệ phải có thời gian tác động nhanh nhỏ hơn 1/10s => cần thiết để thiết kế hiệu chỉnh các thiết bị bảo vệ

Thứ ba: công nghiệp điện lực có quan hệ chặt chẽ đến nhiều ngành kinh tế quốc dân như: luyện kim, hóa chất, khai thác mỏ, cơ khí, công nghiệp dệt nó là một trong những động lực tăng năng suất lao động tạo nên sự phát triển nhịp nhàng trong cấu trúc kinh tế xã hội

(TCVN 9206:2012: Lắp đặt thiết bị điện trong Nhà ở và Công trình Công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế)

(TCVN 9207:2012 - Đặt đư ờng dâ y dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế)

(TCVN 9385:2012 - Hệ thống điện hạ áp - Yêu cầu về bảo vệ chống quá tải) (TCVN 9226:2012 - Hệ thống điện hạ áp - Yêu cầu về bảo vệ chống quá dòng) (Thông Tư Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc 2016)

Ngày nay ánh sáng đóng một vai trò quan trọng đối với chất lượng cuộc sống của con người Hầu hết vào buổi tối, ánh sáng từ đèn sẽ là nguồn sáng rất cần thiết cho mỗi thành viên trong gia đình Yêu cầu về chiếu sáng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nói chung và nền kinh tế quốc dân nói riêng

Các loại chiếu sáng có trong công trình:

- Chiếu sáng cho khu vực văn phòng

- Chiếu sáng sự cố và chiếu sáng khẩn cấp để phân tán người

- Chiếu sáng khu hành lang, sảnh, cầu thang bộ

8.1.3 Yêu cầu khi thiết kế chiếu sáng

Các tiêu chuẩn Việt Nam sau đây được tham khảo và áp dụng cho thiết kế và cho thi công như sau:

(QCVN 22:2016 /BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chiếu sáng.)

(QCVN 12:2014/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng)

(Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 16:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng)

8.1.4 Lựa chọn các thông số tính toán

Lựa chọn các nguồn sáng

Chọn nguồn sáng theo tiêu chuẩn IEC:

Nhiệt độ màu được chọn theo biểu đồ Kruithof

Chỉ số màu tuổi thọ của đèn quang hiệu đèn

Lựa chọn hệ thống chiếu sáng Để thiết kế chiếu sáng trong nhà thường sử dụng các phương thức chiếu sáng: Hệ

1 ( chiếu sáng chung) Hệ 2 ( chiếu sáng hỗn hợp)

Chọn bộ đèn dựa trên môi trường không gian phòng: trần, tường và sàn, các yêu cầu độ chói của đèn, phân bố ánh sáng phù hợp, và tiết kiệm kinh tế

104 Đèn chiếu sáng cho khu vực sảnh:

Bảng 8.1: Đèn Downlight âm trần 90/7W

Loại đèn Đèn Downlight âm trần 7W

Hình dạng/ đặc tính quang trắc

Kích thước : 90x33 mm Quang thông: 500 lm Công suất điện: 7W Chỉ số hoàn màu: 80

Nhiệt độ màu: 4000K Hiệu suất phát quang: 67

(Nguồn: tham khảo từ Catalogue hãng đèn rạng đông)

Chiếu sáng cho khụ vực WC:

Loại đèn Đèn Led panel 12W âm trần

Hình dạng/ đặc tính quang trắc

Kích thước : 138x50mm Quang thông : 1200 lm Công suất điện : 1x12W Chỉ số hoàn màu: 80 Nhiệt độ màu: 6500K Hiệu suất phát quang: 100 (lm/W)

(Nguồn: tham khảo từ Catalogue hãng đèn rạng đông)

Chiếu sáng khu vực phòng kỹ thuật, bãi đậu xe sử dụng đèn:

Bảng 8.3: Đèn tube chống ẩm

Loại đèn Đèn Tube chống ẩm 20W

Hình dạng/ đặc tính quang trắc

Kích thước : 1260x80mm Quang thông : 2300 lm Công suất điện : 20W Chỉ số hoàn màu: 82 Nhiệt độ màu: 6500K Hiệu suất phát quang: 115 (lm/W)

(Nguồn: tham khảo từ Catalogue hãng đèn rạng đông) Đèn chiếu sáng cho khu vực văn phòng:

Bảng 8.4: Đèn Led panel 36W âm trần

Loại đèn Đèn Led panel 36W âm trần

Hình dạng/ đặc tính quang trắc

Kích thước : 600x600 mm Quang thông : 4000 lm Công suất điện : 36W Chỉ số hoàn màu: 85 Nhiệt độ màu: 6500K Hiệu suất phát quang: 100 (lm/W)

Chọn độ rọi yêu cầu E (lux)

Việc lựa chọn độ rọi sẽ phụ thuộc: không gian làm việc, nguồn sáng bóng đèn sử dụng, hệ số chiếu sáng

Tham thảo (QCVN 22:2016 /BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chiếu sáng , 2016)chọn độ rọi yêu cầu trong bảng như sau:

Bảng 8.5: Bảng yêu cầu về độ rọi trong công trình

STT Loại phòng Eyc (lx)

8.1.5 Phương pháp tính chiếu sáng

Theo giáo trình cung cấp điện chương 10 (Quyền Huy Ánh, 2010, trang 194) sử dụng phương pháp quang thông để tính toán chiếu sáng

Phương pháp quang thông thường được sử dụng cho trường hợp chiếu sáng chung đều, có kể đến ánh sang phản xạ của trần, tường sàn nhưng không thích hợp để tính toán chiếu sáng cục bộ và chiếu sang cho các mặt phẳng làm việc không phải nằm ngang (Quyền Huy Ánh, 2010, trang 194)

Tính toán chiếu sáng thông thường

Hệ thống chiếu sáng hiện tại bao gồm các khối không gian như: văn phòng, nhà vệ sinh, hành lang, nhà để xe và phòng kỹ thuật

Xác định các thông số ban đầu: Tiến hành đo đạc trên bản vẽ ta thu được bảng kết quả ở bên dưới:

Bảng 8.6: Thông số tính toán ban đầu của các khu vực ở tầng 1

Nhà vệ sinh cho người khuyết tật 1.5 2.4 3.2 3.6 200

Ví dụ tính toán chiếu sáng cho khu vực căn tin tầng 1

Thu nhập thông tin ban đầu

 Độ rọi yêu cầu : Eyc = 150 Lux

 Hệ số phản xạ trần tường sàn : 80 % - 50 % - 30%

Bảng 8.7: Đèn Led panel 36W âm trần

Loại đèn Đèn Led panel 36W âm trần

Hình dạng/ đặc tính quang trắc

Kích thước : 600x600 mm Quang thông : 4000 lm Công suất điện : 36W Chỉ số hoàn màu: 85 Nhiệt độ màu: 6500K Hiệu suất phát quang: 100 (lm/W) Chọn độ cao treo đèn tính toán

Chiều cao mặt phẳng làm việc Hlv =0.8 m ( Mặt làm việc quy ước- Mặt phẳng nằm ngang quy ước ở độ cao 0.8m cách sàn) (Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 16:1986 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng, 1986)

Chiều cao treo đèn so với bề mặt làm việc là:

Htt = h – (h’ + H lv ) = 3.8 – (0.6+0.8) = 2.4 m Xác định hệ số sử dụng CU:

 CU được hiểu là tỷ lệ phần trăm của lumen đèn trần phát ra nguồn sáng và truyền đến bề mặt làm việc

 Hệ số sử dụng CU phụ thuộc vào: chỉ số phòng, loại bộ đèn, và các hệ số phản xạ trần, tường, sàn

 b lần lượt là chiều dài chiều rộng của khu vực

 Htt : Chiều cao treo đèn tính toán

Tra bảng 10.4 Đặc tuyến phân bố cường độ sáng một số đèn thông dụng (Quyền Huy Ánh, 2010, trang 187) Hệ số sử dụng CU = 1.07

Xác định hệ số mất mát ánh sáng LLF

Tra bảng 10.7 Hệ số mất mát ánh sáng Môi trường sử dụng đèn rất sạch, thời gian 6 tháng bảo trì (Quyền Huy Ánh, 2010, trang 199) Hệ số LLF = 0.76

Xác định số bộ đèn cần sử dụng

Chọn 12 bộ đèn led panel 36W âm trần

Trình bày kết quả tính toán tương tự và được thể hiện dưới dạng bảng ở phụ lục 7

Cơ sơ tính toán phụ tải

(QCVN 12:2014/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng)

(TCVN 9206:2012: Lắp đặt thiết bị điện trong Nhà ở và Công trình Công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế)

Phương pháp tính toán phụ tải này hệ số sử dụng ku (theo định nghĩa của IEC) và hệ số đồng thời K sd tham thảo theo mục 5.1 (TCVN 9206:2012, 2012)

Hệ số sử dụng K u là tỷ số giữa công suất tính toán và công suất định mức

Hệ số đồng thời là tỷ số giữa công suất tính toán của nhóm thiết bị điện với tổng công suất yêu cầu của từng thiết bị điện

Công thức tính toán phụ tải theo số lượng thiết bị công suất yêu cầu hệ số sử dụng và hê số đồng thời Theo mục 5.1 (TCVN 9206:2012)

P tt = K si × ∑ n i=1 k ui × P dmi (kW) Giá trị hệ số Ks lấy theo bảng bên dưới Bảng 1

Bảng 8.8: Hệ số đồng thời của tủ phân phối theo số mạch

STT Số mạch Tủ Hệ số Ks

* Tham thảo bảng theo Bảng 8 (TCVN 9206:2012)

Bảng 8.9: Hệ số đồng thời theo các chức năng của mạch

Chức năng của mạch Hệ số Ks

Lò sưởi và máy lạnh 1 Ổ cắm 0.5 đến 0.8

* Tham thảo theo Bảng 9- (TCVN 9206:2012)

Mục đích tính toán trong phần này là tính toán từng bộ phận nhỏ (từng tủ tầng, tủ phòng, thiết bị) Tổng lại phụ tải điện để chọn máy biến áp được tính bằng tổng tất cả các phụ tải có trong văn phòng (gồm có các hệ số đồng thời và hệ số sử dụng).

Tính toán phụ tải lưới cung cấp và phân phối hạ thế

Công suất phụ tải chiếu sáng được tính toán theo số lượng và công suất các bộ đèn chiếu sáng dựa theo mục 5.2 TCVN 9206-2012 – TL5:

P CS = k s × ∑ P dmi × k ui (kW) Trong đó:

 k s : Hệ số yêu cầu đối với phụ tải chiếu sáng trong công trình áp dụng theo bảng 1 (TCVN 9206:2012)

 k ui : hệ số sử dụng

 P dmi : Công suất điện định mức (kW) của bộ đèn thứ i

Phụ tải ổ cắm được xác định như công thức tính toán phụ tải chiếu sáng

Theo mục 5.3 (TCVN 9206:2012) thì khi thiết bị điện không có số liệu cụ thể hoặc ứng dụng cụ thể thì công suất định mức mạch ổ cắm sẽ được xác định theo:

 Đối với những công trình như cơ quan làm việc trụ sở văn phòng và nhà ở suất phụ tải từ các ổ cắm điện phải tính với mức không nhỏ hơn 25 VA/m2 sàn

 Đối với nhà ở và các công trình công cộng công suất cho mỗi ổ cắm đơn không nhỏ hơn 180 (VA) Đối với thiết bị chứa ổ cắm cấu tạo từ 4 đơn vị ổ cắm trở lên thì công suất ổ cắm được tính toán không nhỏ hơn 90 (VA) trên mỗi đơn vị ổ cắm

Tương tự phụ tải điều hòa được xác định như theo công thức tính toán phụ tải chiếu sáng

Sử dụng hệ thống điều hòa không khí trung tâm VRV Dàn lạnh sử dụng loại âm trần nối ống gió, dàn nóng đặt tại tầng mái đảm bảo kỹ thuật và mỹ quan cho công trình

Số lượng và công suất điện của điều hòa được tính toán ở phần Điều Hòa Không Khí

8.3.4 Phụ tải cho nhóm động cơ

Lựa chọn thang máy có tải trọng 900kg (không sử dụng phòng máy), sử dụng biến tầng và điều khiển bằng PLC, có tủ điều khiển và bảng điều khiển đặt ở bên trong thang máy và bên ngoài sảnh chờ thang máy

Sử dụng 4 thang má y có cùng công su ất, thang má y di chu yển từ tầng hầm đến tầng 12

Lựa chọn động cơ thang máy có công suất động cơ định mức là Pdm= 11 kW điện áp định mức Udm80V.Hệ số công suất Cosphi = 0.8

Lấy dữ liệu thiết từ phần cấp thoát nước và tính toán theo phương pháp sử dụng hệ số đồng thời và hệ số sử dụng

Phụ tải sự cố là bao giồm các phụ tải tăng áp hút khói nên lấy số liệu từ phần tính toán thiết kế của phần điều hòa không khí

Ví dụ tính toán cho các phụ tải tầng 1 có tủ phân phối DB-T1 có cách mạch phụ tải như sau:

Tủ điện DB-T1 bao gồm phụ tải chiếu sáng và phụ tải ổ cắm Các thiết bị này tra theo hệ số đồng thời Ks theo chức năng của mạch theo bảng 9 (TCVN 9206:2012) Đèn led panel có công suất 36 W, số lượng cho 3 lộ đèn là 444 bóng Tổng công suất tính toán là P tt = 39 × 36 × 1 × 1 = 1404 (W)

112 Ổ cắm đơn 1 pha lắp âm tường có công 400 W Hệ số sử dụng Ku = 1; hệ số đồng thời ổ cắm Ks = 1 Tổng công suất là P tt = 44 × 400 × 1 × 1 = 17600 (W)

Ta dự phòng phụ tải tủ 20%

Tổng công suất tính toán của tủ DB-T1 là P = 19004×1.2 = 22804.8 (W)

Hệ số đồng thời của tủ: Ks = 0.7 ; số mạch của tủ n = 8

Vậy Tổng công suất thiết kế của tủ P = 22804.8×0.7 = 15963.36(KW)

Bảng 8.10 : Bảng tính toán phụ tải DB-T1

STT Lộ Mô tả SL Pđm

(W) Cos φ Ku Ks Công suất phụ tải (KW)

Tổng công suất thiết kế của tủ (KW) 15.96

Bảng kết quả tính toán phụ tải cho các tủ được trình bày chi tiết ở phụ lục 8

8.3.6 Công suất phụ tải toàn công trình

Bảng 8.11: Bảng thống kê phụ tải công trình

CHỌN MÁY BIẾN ÁP VÀ MÁY PHÁT DỰ PHÒNG

Tính toán lựa chọn máy biến áp

Trạm biến áp là thành phần rất quan trọng của hệ thống điện có nhiệm vụ lấy điện từ hệ thống chuyển đổi từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác và phân phối đến mạng điện tương ứng Ngoài máy biến áp mỗi trạm biến áp còn có nhiều thiết bị tạo nên hệ thống phân phối điện Các thiết bị ở phía điện áp cao gọi là thiết bị phân phối điện áp cao (máy cắt, dao cách ly, thanh cái ), còn các thiết bị ở phía điện áp thấp gọi là thiết bị phân phối điện áp thấp (thanh cái hạ áp, cầu dao…) Đặt máy biến áp ở bên ngoài khuôn viên của công trình

Công suất máy biến áp được chọn theo công thức sau:

S MBA ≥ S tt =1056.22 (kVA) Dựa theo việc tính toán tổng phụ tải tính toán (Bảng 11.)

Stt = 1056.22 (kVA) Chọn công suất máy biến áp dầu 3 pha của thương hiệu Thibidi SđmMBA = 1250 (kVA)

Hình 9.1: Hình ảnh máy biến áp dầu 1250 kVA

Thông số kỹ thuật kỹ máy biến áp dầu THIBIDI 1250 (kVA):

 Tiêu chuẩn chế tạo: IEC 76; TCVN 1984: 1994; TCVN 1985: 1994

 Điện áp sơ cấp: 22kV

 Điện áp thứ cấp: 0.4kV

 Tổn hao không tải cực đại:980W

 Tổn hao ngắn mạch cực đại: 8550W

 Sử dụng: trong nhà và ngoài trời

Kích thước của máy biến áp THIBIDI 1250 (kVA):

Bảng 9.1: Thông số kỹ thuật máy biến áp

Dài (mm) Rộng (mm) Cao (mm) Khối lượng (kg)

Chọn máy phát điện

Vì tòa nhà văn phòng cho thuê thuộc hạng A, nếu mất điện sẽ gây thiệt hại về kinh tế, nên chọn máy phát cung cấp điện toàn bộ 100% phụ tải công trình để đảm bảo

Nguồn cấp điện dự phòng là máy phát điện diesel 3 pha 380/220V – 1250 kVA Máy phát điện là loại máy dùng dầu diesel, trọn bộ bao gồm máy phát, bệ đỡ máy, bồn dầu theo máy (đủ để cho máy hoạt động trong 8 giờ)

Thông số kỹ thuật máy phát điện:

Máy phát điện Mitsubishi xuất xứ Nhật Bản công suất: 1250KVA, điện áp: 220-

380 (V) hoặc 230/400 (V), tần số: 50 HZ, số pha: 3 pha hệ số công suất: cos 𝜑 0.8, kích thước: dài 5.03m ; rộng 2.23m; cao 2.53 m

Hình 9.2: Máy phát điện hãng Mitsubishi

9.2.1 Phân loại phụ tải ưu tiên khi xảy ra sự cố

Các phụ tải ưu tiên là những phụ tải phải được cấp điện liên tục khi xảy ra sự cố, những phụ tải ưu tiên được trình bày ở bảng bên dưới:

Bảng 9.2: Phụ tải ưu tiên của công trình

Tên phụ tải Điện áp (V) Công suất (kW)

9.2.2 Các chế độ vận hành

 Chế độ hoạt động bình thường

Toàn bộ phụ tải trong công trình được cung cấp thông qua một máy biến áp có công suất 1250kVA Máy phát điện sẽ không hoạt động

 Chế độ hoạt động khi mất nguồn điện lưới hoặc sự cố máy biến áp

Thông qua trạng thái máy biến áp và ACB tại tủ phân phối chính MSB xác định tủ điện nào hay toàn bộ hệ thống bị mất điện lưới, máy phát điện sẽ khởi động và cấp điện cho toàn bộ phụ tải công trình thông qua hệ thống chuyển dổi nguồn tự động ATS

 Chế độ hoạt động khi có cháy

Khi có cháy thì tín hiệu từ tủ báo cháy trung tâm kết hợp với bơm chữa cháy sẽ được đưa đến máy cắt ACB để ngắt các phụ tải thường ra khỏi hệ thống điện Lúc này chỉ có các phụ tải ưu tiên được cấp nguồn

Tính toán tụ bù sau trạm máy biến áp

Dung lượng tụ bù được tính toán theo tiêu chuẩn L.26 IEC 2018 phụ thuộc vào hệ số công suất trước và sau khi bù, vào công suất tác dụng của phụ tải theo công thức:

Qc = P (tgφ1 – tgφ2) (Kvar) Trong đó:

 P : là công suất tác dụng của phụ tải: P = S×0.8 = 1056.22×0.8 = 845 (KW)

 Cos(φ1) : hệ số công suất trước khi bù; Cos(φ1) = 0.8  tgφ1 = 0.75

 Cos(φ2) : hệ số công suất cần đạt được sau khi bù; Cos(φ2) = 0.95  tgφ1 0.33

Bảng 9.3: Bảng tính dung lượng bù

Dung lượng bù tính toán (Kvar)

Dung lượng bù được chọn (Kvar)

Với dung lượng tụ bù 400 (Kvar), ta chọn tụ bù 50 (kvar), để bù cho tải ta cần bù cho 8 tụ với 50 kvar Với 8 cấp bù động, Loại bù ứng động

Vậy với dung lượng tủ điện bù được chọn là đủ để nâng cao hệ số công suất toàn bộ hệ thống lên mức tối ưu, tiết kiệm chi phí đầu tư và không bị phạt

Chọn CB cho tụ bù

Dòng điện định mức In của bộ tụ 3-pha bằng:

 Q: Công suất biểu kiến (kVAr)

 Un: Điện áp dây (kV) Để tránh sóng hài gây ảnh hưởng đến tụ điện Trong trường hợp này Do dung kháng của tụ điện giảm khi tần số tăng lên Dòng điện qua tụ có giá trị cao làm tụ điện nóng quá mức khiến chất lượng điện môi giảm và dẫn đến làm hỏng tụ Do đó cần áp dụng một số biện pháp nhằm giảm tác động của sóng hài như:

Lấy dòng hiệu dụng của tụ bằng 1.5 lần định mức và tất cả các thiết bị đóng cắt cũng phải được chọn bằng 1.5 lần dòng định mức

Vậy chọn MCCB 3Pcủahãng Schneider cho bộ tụ là 1000 (A) với dòng cắt Icu = 36 (kA)

Chọn CB bù cho từng cấp:

Thiết kế 8 cấp bù ứng động, mỗi cấp 50 Kvar

Dòng điện định mức I n của tụ bù bằng:

(A) Dòng điện hiệu dụng của tụ:

Vậy chọn MCCB 3P hãng Schneider cho bộ tụ là 150 (A), với dòng cắt

Icu = 25(kA) có series EZC250H

Hình 9.3: Bản vẽ thiết kế tụ bù 400 kvar

Lựa chọn dây dẫn, thiết bị đóng cắt

9.4.1 Lựa chọn thiết bị đóng cắt, phương án di dây

MCB: cho các tủ điện phân phối DB

MCCB: đảm bảo cho tủ điện phân phối chính MSB

Bảng 9.4: Đặc tính kỹ thuật cho MCB

Stt Mô tả Thông số kỹ thuật

1 Hãng sản xuất tham thảo Thiết bị điện Schneider

7 Dòng điện ngắn mạch 6KA - 10KA

8 Số lần đóng cắt cơ khí 20.000 lần

10 Kiểu lắp đặt Lắp cố định trên thanh ray chuẩn DIN 35mm Đặc tính kỹ thuật MCCB: tham thảo hãng Schneider, dòng điện bảo vệ quá tải từ 15 – 1000A, dòng cắt: 18 kV – 70 kV, số cực: 3P, 4P Đặc tính kỹ thuật RCBO: Dòng bảo vệ quá tải: 3 – 50 A, dòng cắt: 2.5 – 10 kA Khả năng bảo vệ chống giật, dòng rò là: 30-100 mA Số cực: 2P, 1P + N

MCB, MCCB có đặc tính bảo vệ loại C với ngưỡng bảo vệ ngắn mạch từ 5 đến 10 lần dòng điện định mức

Sử dụng cáp hạ thế CXV-CU/XLPE/PVC đi trên thang cáp từ trạm biến áp đến tủ MSB

Trục chính từ tủ điện MSB đi xuyên qua sàn trong hộp kỹ thuật gắn vào thang cáp để cấp điện cho các tầng Sử dụng cáp điện ruột đồng vỏ bọc XLPE/PVC tiết diện phù hợp

Cấp điện cho các thiết bị như bơm, quạt.… sử dụng cáp điện ruột đồng vỏ bọc PVC đi trên máng cáp, trunking, hoặc trong ống PVC Đường dây cấp nguồn của ổ cắm, đèn sử dụng dây ruột đồng vỏ bọc PVC tiết diện từ 1.5mm2-4mm2

9.4.2 Phương pháp chọn thiết bị bảo vệ và dây dẫn, tính sụt áp

9.4.3 Chọn thiết bị bảo vệ

Dòng định mức cho phép của dây dẫn/cáp đối vói dây 1 pha:

U n × cos (φ) Chọn dòng định mức In CB phải thỏa mãn như sau:

Từ điều kiện lắp đặt thực tế của dây/cáp tìm được hệ số hiệu chỉnh k, từ đây xác định được dòng phát nóng cho phép tính toán IZ

Chọn dây dẫn cáp theo điều kiện phát nóng

Lựa chọn tiết diện dây/ cáp kết hợp với chọn thiết bị bảo vệ:

 IZ là dòng cho phép lớn nhất; Icb là dòng định mức của CB (Circuit

 K là hệ số hiệu chỉnh theo điều kiện lắp đặt theo TCVN 9207:2012

Tra catalogue chọn dây dẫn của hãng Cadivi

 Hệ số K1 xét đến ảnh hưởng của cách lắp đặt

 Hệ số k2 xét đến số mạch dây/cáp trong một hàng đơn

 Hệ số k3 xét đến nhiệt độ môi trường khác 30 ℃

9.4.5 Chọn dây PE (tiết diện dây nối đất)

Phương pháp này có liên quan tới kích cỡ dây pha theo Bảng 12 (TCVN 9207:2012)

Bảng 9.5: Bảng chọn kích cỡ dây PE

Ví dụ chọn dây PE tủ phân phối DB-T1 Tầng 1 có dây pha 2x1C-2.5 mm 2 Cu/PVC kích cỡ dây PE là CU/PVC 2.5 mm 2 (E)

9.4.6 Kiểm tra điều kiện sụt áp

Tính toán sụt áp, theo công thức tham thảo bảng 10 – (TCVN 9207:2012)

Bảng 9.6 : Bảng công thức tính sụt áp

1pha: pha/pha ΔU = 2I B (R cos φ + X sin φ) × L

1 pha: pha/pha trung tính ΔU = 2I B (R cos φ + X sin φ) × L

3 pha cân bằng (có hoặc không có trung tính) ΔU = √3𝐼 𝐵 (R cos φ + X sin φ) × L

IB: dòng làm việc lớn nhất (A)

I: dòng làm việc lớn nhất

R:điện trở của dây (Ω/km).R 0 = 22.5mm 2 /km

X: cảm kháng của dây (Ω/km) X = 0.08 (Ω/km) Để đơn giản trong tính toán sụt áp, có thể áp dụng theo biểu thức:

 Vd: điện áp rơi trên một chiều dài đường dây (V/A.km)

 L: chiều dài của dây (Km) Điều kiện kiểm tra tổn thất sụt áp cho phép

Với điều kiện∆U cp % ≤ 5% thì hoạt động bình thường, Bảng 9 – (TCVN 9207:2012) quy định độ sụt áp cho phép

Bảng 9.7: Quy định sụt áp cho phép Độ sụt áp cho phép lớn nhất từ điểm nối vào lưới tới nơi dùng điện

Loại tải Chiếu sáng Các loại tải khác

Từ trạm hạ áp công cộng 3% 5%

9.4.7 Tính chọn thiết bị bảo vê, dây dẫn, tính sụt áp

Chọn thiết bị bảo vệ, dây dẫn, tính sụt áp từ tủ phân phối DB-T1 đến các phụ tải chiếu sáng và ổ cắm

Tải: Mạch cấp nguồn chiếu sáng (L1) 1 pha, điện áp U = 220 V, hệ số công suất đèn cos    = 0.8; số lượng bóng: 15 bóng, mỗi bóng công suất định mức Pđm 36W Tổng công suất tải đèn : Pđm = 30 W

Dòng làm việc đi trong dây dẫn:

Chọn CB sao cho I n CB ≥ I lv (A) MCB 1P hãng schneider có dòng định mức In = 6 (A), dòng cắt Ics = 6 kA

Chọn dây theo điều kiện phát nóng

Cáp lắp đặt đi trong máng cáp Phương pháp lắp đặt cáp chuẩn loại E

Xác định các hệ số hiệu chỉnh:

K2 = 0.81 Đi trên khay cáp không đục lỗ số lượng mạch là 8

K3 = 0.93 Nhiệt độ môi trường ở ℃ vỏ PVC

Hệ số hiệu chỉnh của cáp:

K = K 1 × K 2 × K 3 = 0.95 × 0.81 × 0.93 = 0.75 Dòng điện cho phép dây dẫn được tính theo mục 10.5 (TCVN 9207:2012)

Với điều kiện chọn dây ICP > IZ được tra ở bảng B.52.10 (TCVN 9207:2012) có

ICP = 23 (A) > IZ 28 (A) thỏa điều kiện dây phát nóng đã chọn

Chọn dây dẫn cáp 2 x 1C x 1.5 mm 2 CU/PVC của hãng CADIVI

Chiều dài đường dây đèn chiếu sáng L = 42 (m)

Giá trị theo tiết diện dây cáp Cu/PVC S = 1.5 mm2, tải chiếu sáng 1 pha, tham thảo catalogue dây cáp hãng CADIVI , Vd = 26 mV/m

Xét điều kiện tổn thất sụt áp: ΔU = V d × I B × L = 26 × 10 −3 × 42 × 3.07 = 3.35 (V)

220 × 100% = 1.52% < 3 % (thỏa điều kiện) Bảng tính chọn CB, dây dẫn được trình bày ở phụ lục 9

9.4.8 Chọn thiết bị bảo vệ, dây dẫn tính sụt áp từ tủ MSB đến tủ phân phối MDB

Chọn dây dẫn từ tủ MSB đến tủ MDB-T1

Dòng làm việc trong dây dẫn

Chọn CB sao cho I n CB ≥ I lv (A), MCCB 3P hãng schneider, có dòng định mức In = 40 (A), dòng cắt Ics = 25 kA

Chọn dây theo điều kiện phát nóng

Hệ số hiệu chỉnh của cáp:

K = K 1 × K 2 × K 3 = 0.95 × 0.7 × 0.93 = 0.62 Dòng điện cho phép dây dẫn được tính theo mục 10.5 (TCVN 9207:2012)

Với điều kiện chọn dây ICP > IZ được tra ở bảng B.52 (TCVN 9207:2012) có

ICP = 70 (A) > IZ Q.74 (A) thỏa điều kiện dây phát nóng đã chọn

Chọn dây dẫn của hãng Cadivi có I n = 70(A) có dòng sụt áp Vd là 3.8mV/m chiều dài của dây dẫn từ tủ MSB đến MDB-T1 L= 10 (m) ΔU = V d × I B × L = 3.8 × 10 −3 × 31.22 × 10 = 1.19 (V)

Tra catalogue hãng cáp CADIVI chọn cáp CXV 4Cx10mm 2 CU /XLPE/PVC+ E-10mm2 Cu/XLPE/PVC

Chọn dây dẫn đi từ tủ MDB-T1 đến tủ DB-T1

Công suất tính toán của tải 3 pha của tủ DB-T1 là: P = 15.9(kW)

Chọn CB sao cho I n CB ≥ I lv (A) MCCB 3P hãng schneider có dòng định mức In = 32 (A) dòng cắt Ics = 25 kA

Chọn dây theo điều kiện phát nóng

Hệ số hiệu chỉnh của cáp:

K = K 1 × K 2 × K 3 = 0.95 × 0.85 × 0.93 = 0.75 Dòng điện cho phép dây dẫn được tính theo mục 10.5 (TCVN 9207:2012)

Dòng điện cho phép dây dẫn được tính theo mục 10.5 (TCVN 9207:2012) có ICP = 43 (A) > IZ = 42.6 (A) thỏa điều kiện dây phát nóng đã chọn

Chọn dây dẫn của hãng Cadivi có I n = 43(A), có dòng sụt áp Vd là 6.8mV/m chiều dài của dây dẫn từ tủ MSB đến MDB-T1 L= 0.5 (m) ΔU = V d × I B × L = 9.5 × 10 −3 × 31.2 × 0.5 = 0.15 (V)

Tra catalogue hãng cáp CADIVI chọn cáp CXV: 4x1Cx4.0mm 2 CU /PVC + E-4.0mm2 Cu/XLPE/PVC

9.4.9 Tính chọn máy cắt, dây dẫn, tính sụt áp từ MBA đến tủ tổng MSB

Công suất tính toán của máy biến áp: Stt = 1250 Kva

√3×0.4 = 1804.22 (A) Chọn dòng định mức CB sao cho I nCB > I lvmax

Chọn máy cắt ACB hãng Schneider, loại 4P có dòng định mức In = 2000 (A) với dòng cắt 65 (KA)

Chọn dây theo điều kiện phát nóng

Phương pháp lắp đặt dây từ MBA tầng trệt đi âm xuống tầng hầm sau đó đi trên thang máng cáp đến tủ tổng MSB đặt tại phòng kỹ thuật tầng hầm

Hệ số hiệu chỉnh của cáp

Chọn phương án đi dây chôn ngầm trong đất

K = K 4 × K 5 × K 6 × K 7 = 1 × 1 × 1 × 0.95 = 0.95 Dòng điện cho phép dây dẫn được tính theo mục 10.5 (TCVN 9207:2012)

Với điều kiện chọn dây ICP > IZ được tra ở bảng B.52.10 (TCVN 9207:2012) có ICP = 2416 (A) > IZ = 2105(A) thỏa điều kiện phát nóng dây đã chọn

Tra catalogue hãng CADIVI, cáp có tiết diện 240mm 2 I cp = 604(A) Vd 0.21 mV/m

Chiều dài của dây dẫn từ tủ MSB đến MDB-T1 L= 20 (m) ΔU = V d × I B × L = 0.21 × 10 −3 × 1295.93 × 20 = 5.4(V)

Chọn cáp CXV: 4x(4x1C-240mm 2 ) CU/XLPE/PVC – 4x(1x1C-120 mm 2 ) (E)

Tính sụt áp

Tính toán sụt áp cho phép trên đường cáp điện có độ dài lớn nhất xa nhất nhằm kiểm tra điều kiện sụt áp cho phép

9.5.1 Sụt áp từ MBA đến tủ tổng MSB

Cáp được chọn: CXV: CU/XLPE/PVC 4x(4x1C-240 mm 2 ) + 4x1C-120 mm 2 (E)

Sụt áp cho phép từ kết quả tính toán trên: ΔU 1 % = 1.35 %

9.5.2 Sụt áp từ tủ MSB đến MDB–TM Đoạn dây dẫn dài 45 (m), cáp 35mm 2 theo catalouge dây hạ thế Cadivi có điện áp rơi trên một đường dây:V d = 1.2 (V/m)

9.5.3 Sụt áp từ tủ MDB-TM đến tải Đoạn dây dẫn dài 10 (m), cáp 4.0 mm 2 theo catalouge dây hạ thế Cadivi có điện áp rơi trên một đường dây: V d = 9.5 (V/m) ΔU 3 = V d × I B × L = 9.5 × 10 −3 × 20.89 × 10 = 1.98(V) ΔU 3 % = 0.51% < 5 (%)

9.5.4 Tổng sụt áp trên đường dây

Tính toán ngắn mạch

Hình 9.4: Sơ đồ tính toán ngắn mạch

Ngắn mạch 3 pha tại vị trí bất kì của lưới hạ thế:

 Zsc: trở kháng thứ tự thuận mỗi pha

Xác định tổng trở tại mỗi vị trí:

Tổng trở quy phía lưới sơ cấp quy về sang thứ cấp:

Công suất ngắn mạch nguồn là Psc= 500 (MVA); R0 = 0.035 (m); X0 0.351 (m) Đối với máy cắt: điện kháng của CB là X m Đối với thanh cái R = 0 ; X = 0.15 m/m

127 Đối với dạy dẫn tổng trở:

9.6.2 Ngắn mạch sau máy biến áp

Công suất ngắn mạch nguồn Ss c= 500 (MVA) theo (Sách hướng dẫn IEC trang h1-47 )

Trở kháng tương đương của mạng điện phía nguồn là:

Dòng định mức của máy biến áp:

√3 × 400 = 1804.22(A) Tổng trở của máy biến áp

1250 × 100 = 7.68(mΩ) Điện trở của máy biến áp:

Tính ngắn mạch tại vị trí ngõ ra của MBA:

Dòng ngắn mạch 3 pha của máy biến áp:

9.6.3 Ngắn mạch tại vị trí thanh cái của tủ MSB

Thông số của của cáp dẫn từ máy biến áp đến tủ MSB là :

 Điện trở của ACB: RACB = 0 (mΩ)

 Điện kháng của ACB: XACB = 0.15(mΩ)

 Điện kháng của thanh cái: X = x 0 × l = 0.15 × 4 = 0.6(mΩ)

Tổng trở từ MBA đến thanh cái:

√3 × √1.78 2 + 8.98 2 = 25.2(kA) Bảng tính toán ngắn mạch được trình bày chi tiết ở phụ lục 10

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong đồ án tốt nghiệp này, em đã tính toán và thiết kế một số phần của hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà: hệ thống cấp thoát nước - hệ thống cung cấp điện – hệ thống thông gió và điều hòa không khí Tuy nhiên do không có đủ thời gian để hoàn thành nên dự án chỉ được thiết kế một phần Một số hệ thống còn chưa được trình bày trong dự án như hệ thông bơm chữa cháy, hệ thống bơm nước nóng, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống điện nhẹ và thông tin liên lạc, hệ thống sưởi ấm

Em đã tìm hiểu và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành của Việt Nam cũng như tiêu chuẩn ngoài nước để sử dụng vào việc tính toán trong quá trình này thì vẫn còn gặp phải nhiều lỗi sai và được các thầy hướng dẫn sửa chữa Em nghĩ thông qua những điều này sẽ giúp em có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vục thiết kế, em hy vọng sau này có cơ hội đi làm và được đào tạo thêm thì việc tính toán, thiết kế sẽ có kết quả tốt hơn nữa

Nguyên nhân kinh nghiệm thiết kế còn thiếu sót là do kinh nghiệm thi công thực tế tại công trình là chưa có em chưa được quan sát kỹ nên sai sót trong tính toán và thiết kế là khó tránh khỏi, vì vậy em mong thầy cô có thể bỏ qua Trong tương lai em sẽ nổ lực không ngừng để tiếp thu kiến thức mới từ môi trường bên ngoài để đưa ra những giải pháp thiết kế bền vững và tối ưu hơn

Trong quá trình thiết kế đồ án ngành hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng (MEP), em nhận thấy kiến thức cần có trong ngành này rất rộng, đòi hỏi cái nhìn tổng quát hơn về dự án, trực quan hơn và đòi hỏi sự thông thoáng để đưa giải phát thiết kế tốt cho tòa nhà

1 Tiêu chuẩn Việt Nam: cấp nước bên trong nhà: TCVN 4513 – 1988

2 Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình: TCVN 33 -

3 Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình: QCVN 06 - 2023

4 Quy chuẩn cấp thoát nước trong nhà và công trình: QCVN 2000

5 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế: TCXD 20-33-1985;

6 Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình Tiêu chuẩn thiết kế: TCXD 51-1984

7 TCVN 4474-1987: Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế

8 QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

9 TCVN 7957: 2008 Thoát nước bên ngoài công trình tiêu chuẩn thiết kế

10 TCVN 33: 2006 Cấp nước bên ngoài công trình - tiêu chuẩn thiết kế

11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622 – 1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình yêu cầu thiết kế

12 Tiêu chuẩn Việt Nam 3890:2023: Quy định về trang bị, bố trí hệ thống phòng cháy và chữa cháy

13 TCVN 6160:1996: Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế

14 TCVN 7336- 2021: Phòng cháy chữa cháy – hệ thống Splinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt

15 QCVN 06:2022/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ Xây dựng ban hành

16 QCVN 02:2020/BXD :Quy chuẫn kỹ thuật quốc gia về trạm bơm nước chữa cháy

17 NFPA 13 - 2019: Tiêu chuẩn lắp đặt chữa cháy Sprinkler

18 Giáo trình cấp thoát nước trong nhà – Nguyễn Đinh Huấn

PHẦN II: ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

1 PGS.TS Nguyễn Đức Lợi,“ Giáo trình thiết kế hệ thống điều hòa không khí”, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội – 2019

2 PGS.TS.Võ Chí Chính, “Giáo trình thiết kế hệ thống điều hòa không khí”,

3 TCVN 5687: 2010 Thông gió, điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế

4 TCXDVN 175: 2005 Mức độ ồn tối đa cho phép trong công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế

5 QCVN 06: 2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

6 Tiêu chuẩn Anh, BS 5588-4-1978, Fire precautions in design, construction

7 Tiêu chuẩn Úc AS, 1668.2-1991, The use of mechanical ventilation and air conditioning in buidings

8 QCVN 02:2009 BXD, số liệu tự nhiên vùng trong xây dựng

PHẦN III: HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN

1 “Giáo trình Cung Cấp Điện”, PGS.TS Quyền Huy Ánh, Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM, 2016

2 QCVN 22:2016 /BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chiếu sáng

3 QCVN 12:2014/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng

4 TCXD 16-1986 : Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo, trong các công trình xây dựng

5 TCVN 9206:2012: Lắp đặt thiết bị điện trong Nhà ở và Công trình Công cộng –Tiêu chuẩn thiết kế

6 TCVN 9207: 2012 lắp đặt điện trong nhà và công trình công cộng

7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7994-1:2009 (IEC 60439-1: 2004) về Tủ điện đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 1

8 Mật độ chiếu sáng – Các công trình xây dựng-năng lượng hiệu quả QCVN 09:2023-BXD

9 Tiêu chuẩn chống sét của Pháp NFC 17-102 2011

10 TCVN 7447-5-54:2015 Hệ thống lắp đặt điện hạ áp – phần 5-54: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện-Bố trí nối đất và dây bảo vệ

11 TCVN 9358:2012: Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp-Yêu cầu chung

PHỤ LỤC 1: TÍNH TOÁN CẤP NƯỚC

Tính toán lưu lượng cấp nước từng đoạn ống nhánh

STT Đoạn ống TBVS  N Q tt (l/s)

Tính toán thủy lực ống nhánh cấp nước

Tính toán lưu lượng cấp nước từng đoạn ống đứng

STT Đoạn ống TBVS  N Q tt (l/s)

9 I0-CN1 74 HX+66 LV+51AT+17VN 296.45 4,92

13 M0-CN2 36AT+32LV+24AT+8HX 130.64 3.43

Tính toán thủy lực ống đứng cấp nước

PHỤ LỤC 2: PHẦN THOÁT NƯỚC

Tính toán thủy lực ống nhánh thoát nước WC hầm

Tầng hầm Ống thải xám 2 1 1.66 0.39 0.46 60 0.03 0.62 0.42 Ống thải đen 2 3 6.51 0.77 1.67 110 0.03 0.83 0.30

PHỤ LỤC 3: ỨNG DỤNG REVIT VÀ THỐNG KÊ HỆ

Chi tiết hệ thống thoát nước khu vệ sinh tầng 1

Thống kê hệ thống cấp thoát nước

STT Tên và chủng loại vật tư Đơn vị Số lượng

7 Ống nhựa hàn nhiệt lạnh PPR ϕ75 m 30

8 Ống nhựa hàn nhiệt lạnh PPR ϕ63 m 70

9 Ống nhựa hàn nhiệt lạnh PPR ϕ50 m 10

10 Ống nhựa hàn nhiệt lạnh PPR ϕ40 m 5

11 Ống nhựa hàn nhiệt lạnh PPR ϕ32 m 400

12 Ống nhựa hàn nhiệt lạnh PPR ϕ25 m 75

13 Ống nhựa hàn nhiệt lạnh PPR ϕ20 m 50

14 Co nhựa hàn nhiệt ϕ32 Cái 118

15 Co nhựa hàn nhiệt ϕ25 Cái 10

16 Co nhựa hàn nhiệt ϕ20 Cái 40

17 Tê nhựa hàn nhiệt ϕ75 Cái 10

18 Tê nhựa hàn nhiệt ϕ63 Cái 5

19 Tê nhựa hàn nhiệt ϕ50 Cái 5

20 Tê nhựa hàn nhiệt ϕ40 Cái 2

21 Tê nhựa hàn nhiệt ϕ32x25 Cái 20

22 Tê nhựa hàn nhiệt ϕ25x20 Cái 20

23 Tê nhựa hàn nhiệt ϕ20 Cái 5

24 Côn thu nhựa hàn nhiệt ϕ75x63 Cái 2

25 Côn thu nhựa hàn nhiệt ϕ63x50 Cái 2

26 Côn thu nhựa hàn nhiệt ϕ50x40 Cái 2

27 Côn thu nhựa hàn nhiệt ϕ32x25 Cái 15

28 Côn thu nhựa hàn nhiệt ϕ25 Cái 10

29 Côn thu nhựa hàn nhiệt ϕ20 Cái 10

42 Máy bơm trung chuyển Qb=3.6 (l/s); HbV.9 H2O Cái 2

43 Máy bơm tăng áp Qb=4.7 (l/s); Hb H2O Cái 2

44 Máy bơm thải Qb=2.17 (l/s); Hb H2O Cái 2

PHỤ LỤC 4: ỨNG DỤNG REVIT VÀ THỐNG KÊ HỆ

THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

Ứng dụng revit

Hình 9.1: Tổng quan hệ thống điều hòa- thông gió tầng 2

Hình 9.2: Chi tiết cụm dàn lạnh VRV của dự án

Hình 9.3: Chi tiết quạt hướng trục nối ống gió tươi

Hình 9.4: Chi tiết cụm quạt và ống gió thải nhà vệ sinh tầng 3

Thống kê vật tư

Bảng thống kê vật tư trong hệ điều hòa không khí

STT Danh mục công tác / Diễn giải KL Đơn vị tính

1 Dàn nóng VRF loại tiêu chuẩn,CSL : 89.4 kW Bộ 1

2 Dàn nóng VRF loại tiêu chuẩn,CSL : 125.0 kW Bộ 1

3 Dàn nóng VRF loại tiêu chuẩn,CSL : 145.0 kW Bộ 1

4 Dàn nóng VRF loại tiêu chuẩn,CSL : 168.0 kW Bộ 9

Dàn lạnh loại âm trần gắn ống gió công suất :

15 28.0 kW+bơm nước ngưng Bộ 6

16 11.2 kW+bơm nước ngưng Bộ 11

17 16.0 kW+bơm nước ngưng Bộ 21

18 22.4 kW+bơm nước ngưng Bộ 3

Hệ máy lạnh cục bộ

21 Quạt gió cấp gió tươi tầng 1, Q = 818 l/s - 246Pa Bộ 1

22 Quạt gió cấp gió tươi tầng3, Q = 1500 l/s - 356Pa Bộ 1

23 Quạt gió cấp gió tươi tầng 2 4-12, Q = 1121 l/s -

28 Quạt hướng trục tạo áp cầu thang bộ, Q = 10073 l/s -

32 Quạt hướng trục thông gió tầng hầm, Q 834 l/s –

33 Quạt hướng trục hút khói tầng hầm, Q 285 l/s –684 Bộ 1

34 Quạt hướng trục hút thải, Q 70 l/s –172Pa Bộ 12

35 Quạt hút thải, Q l/s –12Pa Bộ 2

38 Cách nhiệt PVC D27 dày 13mm 100m 2

Cách nhiệt PVC D34 dày 13mm 100m 2

39 Cách nhiệt PVC D42 dày 13mm 100m 1.5

40 Cách nhiệt PVC D60 dày 13mm 100m 3

41 Phụ kiện ống nước ngưng (co, cút, nối …vv…) Lô 1

42 Vật tư phụ hệ ống nước (cùm, ty treo …vv ) Lô 1

PHỤ LỤC 5: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ

6.1: Nhiệt truyền qua tường 𝐐 𝟐𝟐𝐭ườ𝐧𝐠

Tầng 1 Căn tin 24.3 3.2 11 5.5 2.57 2.28 6863.7 40.128 727.09 Tầng 2 Căn tin 162.12 40.3 11 5.5 2.57 2.28 4583.1 505.36 5088.5 Tầng 3 Hội trường 139.33 52 11 5.5 2.57 2.28 3938.9 652.08 4590.9 Tầng điển hình (4- 12)

Phòng họp 126.44 0 11 5.5 2.57 2.28 3574.5 0 3574.5 Phòng làm việc 60.83 50 11 5.5 2.57 2.28 1719.7 652.08 2371.7

Tầng 1 Căn tin 154.5 11 5.5 5.89 10009 Tầng 2 Căn tin 132.87 11 5.5 5.89 8608.6 Tầng 3 Hội trường 55.32 11 5.5 5.89 3584.2

Tầng Phòng F cửa ∆t ∆t k cửa Q cửa

Tầng 3 Hội trường 17.75 11 5.5 4.69 457.86 Tầng điển hình (4-12)

Phòng họp 17.75 11 5.5 4.69 457.86 Phòng làm việc 17.75 11 5.5 4.69 457.86

Tầng Phòng Q tường Q kính Q cửa Q 22

Tầng 3 Hội trường 4590.9 3584.2 457.86 8633 Tầng điển hình (4-12)

Phòng họp 3574.5 2100.5 457.86 6132.8 Phòng làm việc 2371.7 2100.1 457.86 4929.7

6.5: Bảng kết quả hệ số RSHF, GSHF, ESHF

BảngTầng Phòng Qhf (W) Qaf (W) QhN(W) QaN(W) Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF

Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF

Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF

6.6: Bảng kết quả hệ số RSHF, GSHF, ESHF

STT Tên phòng Nhiệt độ bên trong phòng T s

Nhiệt độ sâu dàn lạnh T v

Ethanlpy điểm hoà trộn C (kj/Kg)

Ethanlpy điểm thổi vào O (kj/kg)) Tầng 1

6.7: Bảng kích thước các đoạn ống cấp gió tươi các tầng

STT Đoạn ống Lưu lượng đoạn ống

Tổn thất ma sát (Pa)

Kích thước đoạn ống theo duct size Vận tốc(m/s) Tầng 1

PHỤ LỤC 6: THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG

Tầng Tên phòng Diện tích

H làm việc Chỉ số phòng

Hệ số sử dụng Độ rọi yêu cầu

Hệ số mất sáng MF

Tính toán Chọn Độ rọi thực tế thiết kế Ghi chú

1 775 3.5 4.0 1.15 75 0.7 2300 31.4 32 76.4 Đèn LED Tube chống ẩm 20W khu đỗ xe

2 775 3.5 4.0 1.15 75 0.7 2300 31.4 32 76.4 Đèn LED Tube chống ẩm 20W

Sảnh thang máy 18.4 3.5 0.5 0.61 100 0.74 2300 1.8 2 112.9 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

Hành lang 9.13 3.5 0.3 0.61 100 0.74 2500 0.8 2 247.2 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

Tinh Nguồn Rời Phòng kỹ thuật 1 17.1 3.5 0.6 0.61 200 0.7 4200 1.9 2 209.8 Đèn LED Tube chống ẩm 40W

Phòng kỹ thuật 2 25.76 3.5 0.7 0.66 200 0.7 4200 2.7 3 226.0 Đèn LED Tube chống ẩm 20W

Phòng Kỹ thuật 3 37.72 3.5 0.8 0.71 200 0.7 4200 3.6 4 221.4 Đèn LED Tube chống ẩm 20W

Nhà vệ sinh 17.63 3.5 0.6 0.61 200 0.7 1200 6.9 7 203.4 Đèn LED Downlight AT04 110/12W thang bộ 1 14 3.5 0.5 0.61 150 0.7 2500 2.0 2 152.5 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

Tinh Nguồn Rời thang bộ 2 14 3.5 0.5 0.61 150 0.7 2500 2.0 2 152.5 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

150 Tầng Tên phòng Diện tích

H làm việc Chỉ số phòng

Hệ số sử dụng Độ rọi yêu cầu

Tính toán Chọn Độ rọi thực tế thiết kế Ghi chú

1 468 3.2 3.3 1.12 75 0.7 3000 14.9 15 75.4 Led Panel Rạng Đông 36W 220V 3000lm

2 270 3.2 2.6 1.07 75 0.7 3000 9.0 12 99.9 Led Panel Rạng Đông 36W 220V 3000lm

Căng tin 169.2 2.4 2.6 1.07 150 0.76 3000 10.4 12 173.0 Led Panel Rạng Đông 36W 220V 3000lm

Ra80 Size 600 x 600 x 12 Sảnh 1 114.4 3.2 1.64 0.96 100 0.74 1000 16.1 18 111.8 Đèn LED ốp trần tròn đế nhựa 12 w Sảnh 2 203.35 3.2 1.94 1.01 100 0.74 500 54.4 57 104.7 Đèn LED Panel tròn 90/7W

Sảnh 3 31.2 3.2 0.82 0.71 100 0.74 500 11.9 12 101.0 Đèn LED Panel tròn 90/7W

Lối đi 1 14.3 3.2 0.32 0.61 100 0.74 500 6.3 7 110.5 Đèn LED Panel tròn 90/7W lối đi 2 5.94 3.2 0.38 0.61 100 0.74 1000 1.3 2 152.0 Đèn LED Panel tròn 90/7W

Nhà vệ sinh nam 19.36 3.2 0.69 0.65 200 0.7 1200 7.1 8 225.6 Đèn LED Downlight AT04 110/12W Nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Nhà vệ sinh nữ 19.36 3.2 0.69 0.65 200 0.7 1200 7.1 8 225.6 Đèn LED Downlight AT04 110/12W

151 Tầng Tên phòng Diện tích

H làm việc Chỉ số phòng

Hệ số sử dụng Độ rọi yêu cầu

Tính toán Chọn Độ rọi thực tế thiết kế Ghi chú tầng 2

Căn tin 982.45 2.2 6.91 1.19 150 0.76 3000 54 55 151.9 Led Panel Rạng Đông 36W 220V 3000lm

Sảnh thang máy 31.2 2.6 1.01 0.8 100 0.74 500 11 12 113.8 Đèn LED Panel tròn 90/7W lối đi 1 14.3 2.6 0.39 0.61 100 0.74 500 6 7 110.5 Đèn LED Panel tròn 90/7W lối đi 2 2.97 2.6 0.30 0.61 100 0.74 1000 1 1 152.0 Đèn LED ốp trần tròn đế nhựa 12 w Nhà vệ sinh nam 19.36 2.6 0.85 0.73 200 0.7 1200 6 8 253.4 Đèn LED Downlight AT04 110/12W Nhà vệ sinh nữ 19.36 2.6 0.85 0.73 200 0.7 1200 6 8 253.4 Đèn LED Downlight AT04 110/12W Nhà vệ sinh cho người khuyết tật

1 12 2.6 0.63 0.62 150 0.7 2500 2 2 180.8 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

Tinh Nguồn Rời Thang bộ

2 13.2 2.6 0.64 0.63 150 0.7 2500 2 2 167.0 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

Tinh Nguồn Rời Phòng kỹ thuật 9.408 2.6 0.55 0.61 200 0.7 2300 2 2 208.8 Đèn LED Tube chống ẩm 40W

152 Tầng Tên phòng Diện tích

H làm việc Chỉ số phòng

Hệ số sử dụng Độ rọi yêu cầu

Quang thông Tính toán Chọn Độ rọi thực tế thiết kế Ghi chú

Led Panel Rạng Đông 36W 220V 3000lm Ra80 Size 600 x 600 x 12

Sảnh thang máy 31.2 2.6 1.01 0.8 100 0.74 500 11 12 113.8 Đèn LED Panel tròn 90/7W lối đi 1 14.3 2.6 0.39 0.61 100 0.74 500 6 7 110.5 Đèn LED Panel tròn 90/7W lối đi 2 2.97 2.6 0.30 0.61 100 0.74 1000 1 1 152.0 Đèn LED ốp trần tròn đế nhựa 12 w Nhà vệ sinh nam 19.4 2.6 0.85 0.73 200 0.7 1200 6 8 253.4 Đèn LED Downlight AT04 110/12W Nhà vệ sinh nữ 19.4 2.6 0.85 0.73 200 0.7 1200 6 8 253.4 Đèn LED Downlight AT04 110/12W Nhà vệ sinh cho người khuyết tật

1 12 2.6 0.63 0.62 150 0.7 2500 2 2 180.8 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

Tinh Nguồn Rời Thang bộ

2 13.2 2.6 0.64 0.63 150 0.7 2500 2 2 167.0 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

Tinh Nguồn Rời Phòng kỹ thuật 9.4 2.6 0.55 0.61 200 0.7 2300 2 2 208.8 Đèn LED Tube chống ẩm 40W

153 Tầng Tên phòng Diện tích

H làm việc Chỉ số phòng

Hệ số sử dụng Độ rọi yêu cầu

Quang thông Tính toán Chọn Độ rọi thực tế thiết kế Ghi chú

5 2.6 6.11 1.19 300 0.74 3000 119 120 303.8 Led Panel Rạng Đông 36W 220V 3000lm

Sảnh thang máy 31.2 2.6 1.01 0.8 100 0.74 500 11 12 113.8 Đèn LED Panel tròn 90/7W lối đi 1 14.3 2.6 0.39 0.61 100 0.74 500 6 7 110.5 Đèn LED Panel tròn 90/7W lối đi 2 2.97 2.6 0.30 0.61 100 0.74 1000 1 1 152.0 Đèn LED ốp trần tròn đế nhựa 12 w Nhà vệ sinh nam 19.36 2.6 0.85 0.73 200 0.7 1200 6 8 253.4 Đèn LED Downlight AT04 110/12W Nhà vệ sinh nữ 19.36 2.6 0.85 0.73 200 0.7 1200 6 8 253.4 Đèn LED Downlight AT04 110/12W Nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Thang bộ 1 12 2.6 0.63 0.62 150 0.7 2500 2 2 180.8 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

Thang bộ 2 13.2 2.6 0.64 0.63 150 0.7 2500 2 2 167.0 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

Tinh Nguồn Rời Phòng kỹ thuật 9.408 2.6 0.55 0.61 200 0.7 2300 2 2 208.8 Đèn LED Tube chống ẩm 40W

Phòng kỹ thuật 9.408 3.2 0.45 0.61 200 0.7 4200 1.0 2 381.3 Đèn LED Tube chống ẩm 40W

PHỤ LỤC 7: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI

Tủ điện tầng hầm DB-PB

STT Lộ Mã Pdm (W) Hệ số Cosphi Hệ số đồng thời

Hệ số sử dụng P tt (W) Điện áp

4000 0.8 1 1 4000 380 7.60 Cấp nguồn bơm sinh hoat 5000

2 P2 4000 0.8 1 1 4000 380 7.60 Cấp nguồn bơm sinh hoat 5000

3 P3 1300 0.8 1 1 1300 380 2.47 Cấp nguồn bơm nước thải 1625

Dự phòng 20% không gian tủ 0.2

Lộ chính - 0.8 0.7 1 7812.0 380 14.84 Tổng công suất tính toán (kVA) 9765

Tủ điện tầng hầm MDB-TH

DB-PB 0.8 - - 7812.0 380 14.84 Tủ điện tầng hầm DB-PB 9765

60 0.8 1 1 60 220 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 75

9 P5 60 0.8 1 1 60 220 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 75

Lộ chính 0.8 0.6 1 27848.4 380 52.89 Tổng công suất tính toán 34810.50

STT Mã Lộ Pdm (W) hệ số

Cosphi hệ số đồng thời hệ số sử dụng Ptt (W) Điện áp (V)

Dự phòng 20% không gian tủ 0.2

Lộ chính 0.8 0.7 1 15963.36 380 30 Tổng công suất tính toán 19954.20

Hệ số sử dụng Ptt (W) Điện áp (V)

6 L5 31 0.8 1 1 31 220 0.18 Cấp nguồn chiếu sáng khẩn 38.75

P1 5500 0.8 1 1 5500 380 10.45 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 6875

7 P2 60 0.8 1 1 60 220 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 75

9 P3 380 0.8 1 1 380 380 0.72 Cấp nguồn quạt cấp gió tươi 475

Lộ chính 0.8 0.6 1 16438.42 380 31.22 Tổng công suất tính toán 20548.02

(W) Hệ số Cosphi Hệ số đồng thời

Hệ số sử dụng Ptt (W) Điện áp (V)

Dự phòng 20% không gian tủ 0.2

Lộ chính 0.8 0.7 1 12751.2 380 24 Tổng công suất tính toán 15939.00

STT Mã Lộ Pdm (W) hệ số Cosphi hệ số đồng thời hệ số sử dụng Ptt (W) Điện áp

4 L3 31 0.8 1 1 31 220 0.18 Cấp nguồn chiếu sáng khẩn 38.75

5 M P1 5500 0.8 1 1 5500 380 10.45 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 6875

6 P2 60 0.8 1 1 60 380 0.20 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 75

7 P3 610 0.8 1 1 610 380 1.16 Cấp nguồn quạt cấp gió tươi 762.5

Lộ chính 0.8 0.6 1 13054.9 380 24.79 Tổng công suất tính toán 16318.65

STT Mã Lộ Pdm (W) Hệ số Cosphi Hệ số đồng thời Hệ số sử dụng P tt (W) Điện áp

Lộ chính 0.8 0.6 1 13190 380 25 Tổng công suất tính toán 16488.00

(W) Hệ số Cosphi Hệ số đồng thời

Hệ số sử dụng P tt (W) Điện áp

4 L3 31 0.8 1 1 31 220 0.18 Cấp nguồn chiếu sáng khẩn 38.75

P1 5500 0.8 1 1 5500 380 10.45 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 6875

6 P2 60 0.8 1 1 60 220 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 75

8 P3 1010 0.8 1 1 1010 380 1.92 Cấp nguồn quạt cấp gió tươi 1262.5

Lộ chính 0.8 0.6 - 14326.4 380 30.1609 Tổng công suất tính toán 17908.05

(W) Hệ số Cosphi Hệ số đồng thời Hệ số sử dụng P tt (W) Điện áp

Dự phòng 20% không gian tủ 0.2

Lộ chính 0.8 0.6 1 28166.4 380 53 Tổng công suất tính toán 35208.00

4 L3 31 0.8 1 1 31 220 0.18 Cấp nguồn chiếu sáng khẩn 38.75

P1 5500 0.8 1 1 5500 380 10.45 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 6875

5 P2 60 0.8 1 1 60 220 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 75

7 P3 610 0.8 1 1 610 380 1.16 Cấp nguồn quạt cấp gió tươi 762.5

Lộ chính 0.8 0.6 24672 380 46.86 Tổng công suất tính toán 30840.30

(W) Hệ số Cosphi Hệ số đồng thời Hệ số sử dụng P tt (W) Điện áp

Dự phòng 20% không gian tủ 0.2

Lộ chính 0.8 0.6 1 28166 380 53 Tổng công suất tính toán 35208.00

(W) Hệ số Cosphi Hệ số đồng thời

Hệ số sử dụng P tt (W) Điện áp (V)

5 L3 31 0.8 1 1 31 220 0.18 Cấp nguồn chiếu sáng khẩn 38.75

P1 5500 0.8 1 1 5500 380 10.45 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 6875

7 P2 60 0.8 1 1 60 220 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 75

8 P3 610 0.8 1 1 610 380 1.16 Cấp nguồn quạt cấp gió tươi 762.5

15 AC7 AC 9 1294 0.8 1 1 1294 220 7.35 Cấp nguồn FCU 1617.5

Lộ chính 0.8 0.6 25050 380 47.58 Tổng công suất tính toán 31313.10

STT Mã Lộ Pdm (W) Hệ số

AC1 23000 0.8 1 1 23000 380 43.68 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 1 28750

2 AC2 34500 0.8 1 1 34500 380 65.52 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 2 43125

3 AC3 43500 0.8 1 1 43500 380 82.61 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 3 54375

4 AC4 53700 0.8 1 1 53700 380 101.99 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 4 67125

5 AC5 53700 0.8 1 1 53700 380 101.99 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 5 67125

6 AC6 53700 0.8 1 1 53700 380 101.99 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 6 67125

7 AC7 53700 0.8 1 1 53700 380 101.99 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 7 67125

8 AC8 53700 0.8 1 1 53700 380 101.99 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 8 67125

9 AC9 53700 0.8 1 1 53700 380 101.99 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 9 67125

10 AC10 53700 0.8 1 1 53700 380 101.99 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 10 67125

11 AC11 53700 0.8 1 1 53700 380 101.99 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 11 67125

12 AC12 53700 0.8 1 1 53700 380 101.99 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 12 67125

Dự phòng 20% không gian tủ 0.2

Lộ chính 0.8 0.9 631044 380 1198.47 Tổng công suất 788805

P1 10860 0.8 1 1 10860 380 20.63 CẤP NGUỒN QUẠT TĂNG ÁP 13575

2 P2 10860 0.8 1 1 10860 380 20.63 CẤP NGUỒN QUẠT TĂNG ÁP 13575

3 P3 6500 0.8 1 1 6500 380 12.34 CẤP NGUỒN QUẠT HÚT KHÓI

Lộ chính 0.8 1 1 28220 380 53.59 Tổng công suất 35275

PHỤ LỤC 8: TÍNH CHỌN THIẾT BỊ BẢO VỆ, DÂY DẪN

Tủ điện tầng hầm DB-PB

Chọn cáp và dây dẫn

Dòng bảo vệ (A) Dòng cắt NM(kA)

Cỡ và loại dây pha/ trung tính

Cỡ và loại dây bảo vệ

1 P1 7.60 Cấp nguồn bơm sinh hoat MCB 10 6 3P 0.70 14.3

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2 P2 7.60 Cấp nguồn bơm sinh hoat MCB 10 6 3P 0.70 14.3

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 P3 2.47 Cấp nguồn bơm nước thải MCB 6 6 3P 0.70 8.60 23 3x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Lộ chính 14.84 Tổng công suất tính toán MCCB 16 10 3P 0.70 22.9

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Tủ điện tầng hầm MDB-TH

PB 14.84 Tủ điện tầng hầm

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

1 L1 3.41 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2 L2 3.86 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L3 2.05 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 L4 0.98 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

5 P1 13.64 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 16 4.5kA/30m

Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

6 P2 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30m

Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

7 P3 22.73 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 25 4.5kA/30m

Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

8 P4 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

9 P5 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

P6 30.39 Thông gió tầng hầm MCB 32 6 3P 0.62 51.74 70 3x1C-10mm2

Cu/PVC E-10mm2 Cu/PVC

P7 21.02 Hút khói tầng hầm MCB 20 6 3P 0.62 32.34 43 3x1C-4.0mm2

Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

Lộ chính 52.89 Tổng công suất tính toán MCCB 63 25 3P 0.62 101.87 107 4x1C-25mm2

Chọn cáp và dây dẫn

Cỡ và loại dây pha/ trung tính

Cỡ và loại dây bảo vệ

1 L1 3.07 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.75 8.0 23

2x1C- 1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2 L2 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.75 7.99 23

2x1C- 1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L3 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.75 7.99 23

2x1C- 1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 P1 20.45 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 25 4.5kA/30mA 2P 0.75 33.23 43

2x1C- 4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

5 P2 22.73 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 25 4.5kA/30mA 2P 0.75

2x1C- 4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

6 P3 20.45 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 25 4.5kA/30mA 2P 0.75

2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

7 P4 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.75 26.63 30

2x1C- 2.5mm2 Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

8 P5 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.75 26.632 30

2x1C- 2.5mm2 Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

30 Tổng công suất tính toán MCCB 32 10 3P 0.75 42.61 43

4x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

1 L1 0.89 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.7 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2 L2 1.68 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L3 1.23 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.7 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 L4 2.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn chiếu sáng khẩn

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn quạt hút mùi wc

Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn quạt hút mùi wc

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn quạt cấp gió tươi

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Tổng công suất tính toán

Cu/XLPE/PVC E-10mm2 Cu/XLPE/PVC

Hệ số phát nóng dây dẫn I cptt

Chọn cáp và dây dẫn

Số cực K Cỡ và loại dây pha/ trung tính Cỡ và loại dây bảo vệ

1 L1 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2 L2 2.05 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L3 1.84 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 L4 1.84 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

5 L5 3.07 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

6 P1 20.45 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 25 4.5kA/30 mA 2P 0.6 40.4 43.0 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

7 P2 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30 mA 2P 0.6 32.3 43.0 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

8 P3 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30 mA 2P 0.6 32.3 43.0 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

9 P4 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30 mA 2P 0.6 32.3 43.0 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

Lộ chính 24 Tổng công suất tính toán MCCB 25 10 3P 0.6 40.4 43.0 4x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

1 DB-T2 24 DB-T2 MCCB 25 10 3P+N 0.6 40.4 43.0 4x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

2 L1 0.82 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L2 1.68 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 L3 0.18 Cấp nguồn chiếu sáng khẩn MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

5 P1 10.45 Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 16 6 3P 0.6 25.9 30.0 3x1C-2.5mm2 Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

6 P2 0.20 Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 6 6 3P 0.6 9.7 23.0 3x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

7 P3 1.16 Cấp nguồn quạt cấp gió tươi MCB 6 6 3P 0.6 9.7 23.0 3x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

8 AC1 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

9 AC2 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

10 AC3 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

11 AC4 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

12 AC5 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

13 AC6 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

14 AC7 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

15 AC8 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

16 AC9 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

17 AC10 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

18 AC11 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Lộ chính 24.79 Tổng công suất tính toán MCCB 25 25 3P 0.6 40.4 43.0 4x1C-4.0mm2

Hệ số phát nóng dây dẫn

Chọn cáp và dây dẫn

Số cực K Cỡ và loại dây pha/ trung tính Cỡ và loại dây bảo vệ

1 L1 3.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2 L2 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L3 3.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 L4 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

5 L5 1.84 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

6 L6 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

7 L7 3.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

8 L8 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

9 L9 3.07 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2x1C-2.5mm2 Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

Lộ chính 25 Tổng công suất tính toán MCCB 32 10 3P 0.62 51.74 70 4x1C-10mm2

Cu/PVC E-10mm2 Cu/PVC

B 32 10 3P 0.62 51.74 70 4x1C-10mm2 Cu/PVC E-10mm2 Cu/PVC

2 L1 0.82 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L2 1.68 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 L3 0.18 Cấp nguồn chiếu sáng khẩn MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

5 P1 10.45 Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 16 6 3P 0.62 25.87 30 3x1C-2.5mm2 Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

6 P2 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 6 6 3P 0.62 9.70 23 3x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

8 P3 1.92 Cấp nguồn quạt cấp gió tươi MCB 6 6 3P 0.62 9.70 23 3x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

9 AC1 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

10 AC2 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

11 AC3 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

12 AC4 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

13 AC5 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

14 AC6 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

15 AC7 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

16 AC8 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

17 AC9 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Lộ chính 30.1609 Tổng công suất tính toán

Cu/XLPE/PVC E-10mm2 Cu/XLPE/PVC

Thiết bị bảo vệ Hệ số phát nóng dây dẫn

Chọn cáp và dây dẫn

Loại Dòng bảo vệ(A) Dòng cắt

NM(kA) Số cực K Cỡ và loại dây pha/ trung tính

Cỡ và loại dây bảo vệ

1 L1 3.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2 L2 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L3 3.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 L4 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

5 L5 1.84 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

6 L6 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

7 L7 3.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

8 L8 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

9 L9 3.07 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

10 P1 6.82 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 10 4.5kA/30mA 2P 0.62 16.16 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

11 P2 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.62 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

12 P3 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.62 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

13 P4 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.62 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

14 P5 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.62 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

15 P6 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.62 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

16 P7 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.62 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

17 P8 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.62 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

18 P9 27.27 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 32 4.5kA/30mA 2P 0.62 51.74 70 2x1C-10mm2 Cu/PVC E-10mm2 Cu/PVC

19 P10 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.62 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

20 P11 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.62 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

Lộ chính 53 Tổng công suất tính toán MCCB 63 10 3P 0.62 101.86 128 4x1C-25mm2 Cu/PVC E-16mm2 Cu/PVC

1 DB-T4-11 53.49 Tủ DB-T4-T11 MCCB 63 10 3P 0.62 101.86 128 4x1C-25mm2 Cu/PVC E-16mm2 Cu/PVC

2 L1 0.82 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L2 1.68 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 L3 0.18 Cấp nguồn chiếu sáng khẩn MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 P1 10.45 Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 16 6 3P 0.62 25.87 30 3x1C-2.5mm2 Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

5 P2 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 6 6 3P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

7 P3 1.16 Cấp nguồn quạt cấp gió tươi MCB 6 6 3P 0.62 9.70 23 3x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

8 AC1 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

9 AC2 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

10 AC3 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

11 AC4 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

12 AC5 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.701 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

13 AC6 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

14 AC7 7.35 Cấp nguồn FCU MCB 10 6 1P 0.62 16.16 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

15 AC8 7.35 Cấp nguồn FCU MCB 10 6 1P 0.62 16.16 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

16 AC9 7.35 Cấp nguồn FCU MCB 10 6 1P 0.62 16.16 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

46.86 Tổng công suất tính toán MCCB 50 25 3P 0.62 80.84 95

Chọn cáp và dây dẫn

Loại Dòng bảo vệ(A) Dòng cắt

NM(kA) Số cực Cỡ và loại dây pha/ trung tính Cỡ và loại dây bảo vệ

1 L1 3.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2 L2 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L3 3.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 L4 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

5 L5 1.84 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

6 L6 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

7 L7 3.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

8 L8 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

9 L9 3.07 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

10 P1 6.82 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 10 4.5kA/30mA 2P 16.16 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

11 P2 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

12 P3 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

13 P4 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

14 P5 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 32.3389 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

15 P6 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

16 P7 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

17 P8 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 32.3 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

18 P9 27.27 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 32 4.5kA/30mA 2P 51.74 70 2x1C-10mm2 Cu/PVC E-10mm2 Cu/PVC

19 P10 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

20 P11 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

Lộ chính 53 Tổng công suất tính toán MCCB 63 10 3P 101.86 128 4x1C-25mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

1 L1 1.64 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 8.65 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2 P1 2.84 Cấp nguồn bơm tăng áp MCB 6 6 3P 8.65 23 3x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Lộ chính 1.20 Tổng công suất MCCB 6 10 3P 8.65 23 4x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

T4-12 53.49 DB-T2-T12 MCCB 63 10 3P 101.86 128 4x1C-25mm2 Cu/PVC E-16mm2 Cu/PVC

TKT 1.20 DB-TKT MCCB 6 25 3P 8.65 23 4x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn chiếu sáng khẩn MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 16 6 3P 25.87 30 3x1C-2.5mm2 Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 6 6 3P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn quạt cấp gió tươi MCB 6 6 3P 9.70 23 3x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

9 AC1 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

10 AC2 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

11 AC3 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

12 AC4 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

13 AC5 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

14 AC6 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 9.70 23

2x1C-1.5mm2 Cu/XLPE/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

15 AC7 7.35 Cấp nguồn FCU MCB 10 6 1P 16.16 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

16 AC8 7.35 Cấp nguồn FCU MCB 10 6 1P 16.16 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

17 AC9 7.35 Cấp nguồn FCU MCB 10 6 1P 16.16 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Tổng công suất tính toán MCCB 50 25 3P 80.84 95 4x1C-16mm2 Cu/XLPE/PVC

Thiết bị bảo vệ Hệ số phát nóng dây dẫn

Chọn cáp và dây dẫn

NM(kA) K Cỡ và loại dây pha/ trung tính

Cỡ và loại dây bảo vệ

1 AC1 43.68 Cấp nguồn cho VRV tầng 1 MCB 50 25 0.69 72.09 95 3x1C-16mm2 Cu/PVC E-16mm2 Cu/PVC

2 AC2 65.52 Cấp nguồn cho VRV tầng 2 MCB 80 25 0.69 115.35 128 3x1C-25mm2 Cu/PVC E-16mm2 Cu/PVC

3 AC3 82.61 Cấp nguồn cho VRV tầng 3 MCB 100 25 0.69 144.19 160 3x1C-35mm2 Cu/PVC E-16mm2 Cu/PVC

4 AC4 101.99 Cấp nguồn cho VRV tầng 4 MCB 125 25 0.69 180.24 201 3x1C-50mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

5 AC5 101.99 Cấp nguồn cho VRV tầng 5 MCB 125 25 0.69 180.24 201 3x1C-50mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

6 AC6 101.99 Cấp nguồn cho VRV tầng 6 MCB 125 25 0.69 180.24 201 3x1C-50mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

7 AC7 101.99 Cấp nguồn cho VRV tầng 7 MCB 125 25 0.69 180.24 201 3x1C-50mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

8 AC8 101.99 Cấp nguồn cho VRV tầng 8 MCB 125 25 0.69 180.24 201 3x1C-50mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

9 AC9 101.99 Cấp nguồn cho VRV tầng 9 MCB 125 25 0.69 180.24 201 3x1C-50mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

0 101.99 Cấp nguồn cho VRV tầng 10 MCB 125 25 0.69 180.24 201 3x1C-50mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

1 101.99 Cấp nguồn cho VRV tầng 11 MCB 125 25 0.69 180.24 201 3x1C-50mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

2 101.99 Cấp nguồn cho VRV tầng 12 MCB 125 25 0.69 180.24 201 3x1C-50mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

1198.47 Tổng công suất MCCB 1200 50 0.69 1730.3 1764 3x4x1C-240mm2

1 P1 20.89 Cấp nguồn thang máy MCB 25 10 0.69 36.04 43 DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN DO NHÀ THẦU THỰC

2 P2 20.89 Cấp nguồn thang máy MCB 25 10 0.69 36.04 43 DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN DO NHÀ THẦU THỰC

3 P3 20.89 Cấp nguồn thang máy MCB 25 10 0.69 36.04 43 DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN DO NHÀ THẦU THỰC

4 P4 20.89 Cấp nguồn thang máy MCB 25 10 0.69 36.04 43 DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN DO NHÀ THẦU THỰC

5 83.56 Tổng công suất MCCB 100 25 0.69 144.19 160 DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN DO NHÀ THẦU THỰC

Tầng1 Tủ điện MDB-TA

TĂNG ÁP MCB 25 10 0.69 36.04 43 3x1C-4.0mm2 Cu/PVC 3x1C-4.0mm2 Cu/PVC

TĂNG ÁP MCB 25 10 0.69 36.04 43 3x1C-4.0mm2 Cu/PVC 3x1C-4.0mm2 Cu/PVC

CẤP NGUỒN QUẠT HÚT KHÓI HÀNH LANG

MCB 16 10 0.69 23.07 30 3x1C-2.5mm2 Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

Lộ chính 53.59 Tổng công suất MCCB 63 25 0.69 86.51 95 4x1C-16mm2 Cu/XLPE/PVC E-16mm2 Cu/XLPE/PVC

PHỤ LỤC 9: TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH

Mô tả R X Rt Xt Z Isc I sc chọn (kA)

Phía trung áp Hệ thống trung áp

Máy biến áp Máy biến áp

Pn = 1000kVA.Usc% = 6% Pcu 50 (W) 0.13 7.68 0.18 8.0 8.035 28.74 - Cáp từ MBA- MSB Cáp 1 lõi đồng Tết diện 3x240mm2/1pha l5m 1.54 1.46 1.723 9.5 - - -

Từ tủ MSB đến các tủ phân phối

Thanh cái MSB (5m) 0.00 0.60 1.723 10.2 10.39 22.23 MSB- MDB-TH 3.70 0.41 5.425 10.6 11.95 19.32 25 MSB- MDB-T1 18.51 0.87 20.23 11.5 23.28 9.92 25 MSB- MDB-T2 62.47 1.34 64.19 12.0 65.30 3.54 25 MSB- MDB-T3 31.47 1.48 33.19 12.1 35.34 6.54 25 MSB- MDB-T4 23.72 1.68 25.44 12.3 28.27 8.17 25 MSB- MDB-T5 27.77 1.97 29.49 12.6 32.07 7.20 25 MSB- MDB-T6 31.81 2.26 33.54 12.9 35.93 6.43 25 MSB- MDB-T7 35.86 2.54 37.59 13.2 39.83 5.80 25 MSB- MDB-T8 39.33 2.83 41.06 13.5 43.21 5.34 25 MSB- MDB-T9 43.96 31.57 45.68 42.2 62.20 3.71 25 MSB- MDB-T10 48.01 3.40 49.73 14.1 51.68 4.47 25 MSB- MDB-T11 52.06 3.69 53.78 14.3 55.66 4.15 25 MSB- MDB-T12 52.06 3.69 53.78 14.3 55.66 4.15 25 MSB- MDB-AC 3.62 3.43 5.35 14.1 15.06 15.33 25 MSB- MDB-TA 54.95 3.90 56.67 14.5 58.51 3.95 25 MSB- MDB-TM 25.65 3.83 27.37 14.5 30.97 7.46 25

Từ tủ MDB-T4 đến tủ

106.63 2.27 10 Cáp từ MDB-T4 tới DB-T4 43.96 0.94 69.40 80.2

Từ tủ DB - tải CB 0.00 0.15 69.40 81.1

Nhiệt truyền qua vách Q22

Tầng Phòng Q tường Q kính Q cửa Q 22

Tầng 3 Hội trường 4590.9 3584.2 457.86 8633 Tầng điển hình (4-12)

Phòng họp 3574.5 2100.5 457.86 6132.8 Phòng làm việc 2371.7 2100.1 457.86 4929.7

Bảng kết quả hệ số RSHF, GSHF, ESHF

BảngTầng Phòng Qhf (W) Qaf (W) QhN(W) QaN(W) Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF

Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF

Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF

Bảng kết quả hệ số RSHF, GSHF, ESHF

STT Tên phòng Nhiệt độ bên trong phòng T s

Nhiệt độ sâu dàn lạnh T v

Ethanlpy điểm hoà trộn C (kj/Kg)

Ethanlpy điểm thổi vào O (kj/kg)) Tầng 1

Bảng kích thước các đoạn ống cấp gió tươi các tầng

STT Đoạn ống Lưu lượng đoạn ống

Tổn thất ma sát (Pa)

Kích thước đoạn ống theo duct size Vận tốc(m/s) Tầng 1

PHỤ LỤC 6: THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG

Tầng Tên phòng Diện tích

H làm việc Chỉ số phòng

Hệ số sử dụng Độ rọi yêu cầu

Hệ số mất sáng MF

Tính toán Chọn Độ rọi thực tế thiết kế Ghi chú

1 775 3.5 4.0 1.15 75 0.7 2300 31.4 32 76.4 Đèn LED Tube chống ẩm 20W khu đỗ xe

2 775 3.5 4.0 1.15 75 0.7 2300 31.4 32 76.4 Đèn LED Tube chống ẩm 20W

Sảnh thang máy 18.4 3.5 0.5 0.61 100 0.74 2300 1.8 2 112.9 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

Hành lang 9.13 3.5 0.3 0.61 100 0.74 2500 0.8 2 247.2 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

Tinh Nguồn Rời Phòng kỹ thuật 1 17.1 3.5 0.6 0.61 200 0.7 4200 1.9 2 209.8 Đèn LED Tube chống ẩm 40W

Phòng kỹ thuật 2 25.76 3.5 0.7 0.66 200 0.7 4200 2.7 3 226.0 Đèn LED Tube chống ẩm 20W

Phòng Kỹ thuật 3 37.72 3.5 0.8 0.71 200 0.7 4200 3.6 4 221.4 Đèn LED Tube chống ẩm 20W

Nhà vệ sinh 17.63 3.5 0.6 0.61 200 0.7 1200 6.9 7 203.4 Đèn LED Downlight AT04 110/12W thang bộ 1 14 3.5 0.5 0.61 150 0.7 2500 2.0 2 152.5 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

Tinh Nguồn Rời thang bộ 2 14 3.5 0.5 0.61 150 0.7 2500 2.0 2 152.5 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

150 Tầng Tên phòng Diện tích

H làm việc Chỉ số phòng

Hệ số sử dụng Độ rọi yêu cầu

Tính toán Chọn Độ rọi thực tế thiết kế Ghi chú

1 468 3.2 3.3 1.12 75 0.7 3000 14.9 15 75.4 Led Panel Rạng Đông 36W 220V 3000lm

2 270 3.2 2.6 1.07 75 0.7 3000 9.0 12 99.9 Led Panel Rạng Đông 36W 220V 3000lm

Căng tin 169.2 2.4 2.6 1.07 150 0.76 3000 10.4 12 173.0 Led Panel Rạng Đông 36W 220V 3000lm

Ra80 Size 600 x 600 x 12 Sảnh 1 114.4 3.2 1.64 0.96 100 0.74 1000 16.1 18 111.8 Đèn LED ốp trần tròn đế nhựa 12 w Sảnh 2 203.35 3.2 1.94 1.01 100 0.74 500 54.4 57 104.7 Đèn LED Panel tròn 90/7W

Sảnh 3 31.2 3.2 0.82 0.71 100 0.74 500 11.9 12 101.0 Đèn LED Panel tròn 90/7W

Lối đi 1 14.3 3.2 0.32 0.61 100 0.74 500 6.3 7 110.5 Đèn LED Panel tròn 90/7W lối đi 2 5.94 3.2 0.38 0.61 100 0.74 1000 1.3 2 152.0 Đèn LED Panel tròn 90/7W

Nhà vệ sinh nam 19.36 3.2 0.69 0.65 200 0.7 1200 7.1 8 225.6 Đèn LED Downlight AT04 110/12W Nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Nhà vệ sinh nữ 19.36 3.2 0.69 0.65 200 0.7 1200 7.1 8 225.6 Đèn LED Downlight AT04 110/12W

151 Tầng Tên phòng Diện tích

H làm việc Chỉ số phòng

Hệ số sử dụng Độ rọi yêu cầu

Tính toán Chọn Độ rọi thực tế thiết kế Ghi chú tầng 2

Căn tin 982.45 2.2 6.91 1.19 150 0.76 3000 54 55 151.9 Led Panel Rạng Đông 36W 220V 3000lm

Sảnh thang máy 31.2 2.6 1.01 0.8 100 0.74 500 11 12 113.8 Đèn LED Panel tròn 90/7W lối đi 1 14.3 2.6 0.39 0.61 100 0.74 500 6 7 110.5 Đèn LED Panel tròn 90/7W lối đi 2 2.97 2.6 0.30 0.61 100 0.74 1000 1 1 152.0 Đèn LED ốp trần tròn đế nhựa 12 w Nhà vệ sinh nam 19.36 2.6 0.85 0.73 200 0.7 1200 6 8 253.4 Đèn LED Downlight AT04 110/12W Nhà vệ sinh nữ 19.36 2.6 0.85 0.73 200 0.7 1200 6 8 253.4 Đèn LED Downlight AT04 110/12W Nhà vệ sinh cho người khuyết tật

1 12 2.6 0.63 0.62 150 0.7 2500 2 2 180.8 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

Tinh Nguồn Rời Thang bộ

2 13.2 2.6 0.64 0.63 150 0.7 2500 2 2 167.0 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

Tinh Nguồn Rời Phòng kỹ thuật 9.408 2.6 0.55 0.61 200 0.7 2300 2 2 208.8 Đèn LED Tube chống ẩm 40W

152 Tầng Tên phòng Diện tích

H làm việc Chỉ số phòng

Hệ số sử dụng Độ rọi yêu cầu

Quang thông Tính toán Chọn Độ rọi thực tế thiết kế Ghi chú

Led Panel Rạng Đông 36W 220V 3000lm Ra80 Size 600 x 600 x 12

Sảnh thang máy 31.2 2.6 1.01 0.8 100 0.74 500 11 12 113.8 Đèn LED Panel tròn 90/7W lối đi 1 14.3 2.6 0.39 0.61 100 0.74 500 6 7 110.5 Đèn LED Panel tròn 90/7W lối đi 2 2.97 2.6 0.30 0.61 100 0.74 1000 1 1 152.0 Đèn LED ốp trần tròn đế nhựa 12 w Nhà vệ sinh nam 19.4 2.6 0.85 0.73 200 0.7 1200 6 8 253.4 Đèn LED Downlight AT04 110/12W Nhà vệ sinh nữ 19.4 2.6 0.85 0.73 200 0.7 1200 6 8 253.4 Đèn LED Downlight AT04 110/12W Nhà vệ sinh cho người khuyết tật

1 12 2.6 0.63 0.62 150 0.7 2500 2 2 180.8 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

Tinh Nguồn Rời Thang bộ

2 13.2 2.6 0.64 0.63 150 0.7 2500 2 2 167.0 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

Tinh Nguồn Rời Phòng kỹ thuật 9.4 2.6 0.55 0.61 200 0.7 2300 2 2 208.8 Đèn LED Tube chống ẩm 40W

153 Tầng Tên phòng Diện tích

H làm việc Chỉ số phòng

Hệ số sử dụng Độ rọi yêu cầu

Quang thông Tính toán Chọn Độ rọi thực tế thiết kế Ghi chú

5 2.6 6.11 1.19 300 0.74 3000 119 120 303.8 Led Panel Rạng Đông 36W 220V 3000lm

Sảnh thang máy 31.2 2.6 1.01 0.8 100 0.74 500 11 12 113.8 Đèn LED Panel tròn 90/7W lối đi 1 14.3 2.6 0.39 0.61 100 0.74 500 6 7 110.5 Đèn LED Panel tròn 90/7W lối đi 2 2.97 2.6 0.30 0.61 100 0.74 1000 1 1 152.0 Đèn LED ốp trần tròn đế nhựa 12 w Nhà vệ sinh nam 19.36 2.6 0.85 0.73 200 0.7 1200 6 8 253.4 Đèn LED Downlight AT04 110/12W Nhà vệ sinh nữ 19.36 2.6 0.85 0.73 200 0.7 1200 6 8 253.4 Đèn LED Downlight AT04 110/12W Nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Thang bộ 1 12 2.6 0.63 0.62 150 0.7 2500 2 2 180.8 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

Thang bộ 2 13.2 2.6 0.64 0.63 150 0.7 2500 2 2 167.0 Bộ Đèn LED Tuýp T8 1.2m 22W Thủy

Tinh Nguồn Rời Phòng kỹ thuật 9.408 2.6 0.55 0.61 200 0.7 2300 2 2 208.8 Đèn LED Tube chống ẩm 40W

Phòng kỹ thuật 9.408 3.2 0.45 0.61 200 0.7 4200 1.0 2 381.3 Đèn LED Tube chống ẩm 40W

PHỤ LỤC 7: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI

Tủ điện tầng hầm DB-PB

STT Lộ Mã Pdm (W) Hệ số Cosphi Hệ số đồng thời

Hệ số sử dụng P tt (W) Điện áp

4000 0.8 1 1 4000 380 7.60 Cấp nguồn bơm sinh hoat 5000

2 P2 4000 0.8 1 1 4000 380 7.60 Cấp nguồn bơm sinh hoat 5000

3 P3 1300 0.8 1 1 1300 380 2.47 Cấp nguồn bơm nước thải 1625

Dự phòng 20% không gian tủ 0.2

Lộ chính - 0.8 0.7 1 7812.0 380 14.84 Tổng công suất tính toán (kVA) 9765

Tủ điện tầng hầm MDB-TH

DB-PB 0.8 - - 7812.0 380 14.84 Tủ điện tầng hầm DB-PB 9765

60 0.8 1 1 60 220 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 75

9 P5 60 0.8 1 1 60 220 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 75

Lộ chính 0.8 0.6 1 27848.4 380 52.89 Tổng công suất tính toán 34810.50

STT Mã Lộ Pdm (W) hệ số

Cosphi hệ số đồng thời hệ số sử dụng Ptt (W) Điện áp (V)

Dự phòng 20% không gian tủ 0.2

Lộ chính 0.8 0.7 1 15963.36 380 30 Tổng công suất tính toán 19954.20

Hệ số sử dụng Ptt (W) Điện áp (V)

6 L5 31 0.8 1 1 31 220 0.18 Cấp nguồn chiếu sáng khẩn 38.75

P1 5500 0.8 1 1 5500 380 10.45 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 6875

7 P2 60 0.8 1 1 60 220 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 75

9 P3 380 0.8 1 1 380 380 0.72 Cấp nguồn quạt cấp gió tươi 475

Lộ chính 0.8 0.6 1 16438.42 380 31.22 Tổng công suất tính toán 20548.02

(W) Hệ số Cosphi Hệ số đồng thời

Hệ số sử dụng Ptt (W) Điện áp (V)

Dự phòng 20% không gian tủ 0.2

Lộ chính 0.8 0.7 1 12751.2 380 24 Tổng công suất tính toán 15939.00

STT Mã Lộ Pdm (W) hệ số Cosphi hệ số đồng thời hệ số sử dụng Ptt (W) Điện áp

4 L3 31 0.8 1 1 31 220 0.18 Cấp nguồn chiếu sáng khẩn 38.75

5 M P1 5500 0.8 1 1 5500 380 10.45 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 6875

6 P2 60 0.8 1 1 60 380 0.20 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 75

7 P3 610 0.8 1 1 610 380 1.16 Cấp nguồn quạt cấp gió tươi 762.5

Lộ chính 0.8 0.6 1 13054.9 380 24.79 Tổng công suất tính toán 16318.65

STT Mã Lộ Pdm (W) Hệ số Cosphi Hệ số đồng thời Hệ số sử dụng P tt (W) Điện áp

Lộ chính 0.8 0.6 1 13190 380 25 Tổng công suất tính toán 16488.00

(W) Hệ số Cosphi Hệ số đồng thời

Hệ số sử dụng P tt (W) Điện áp

4 L3 31 0.8 1 1 31 220 0.18 Cấp nguồn chiếu sáng khẩn 38.75

P1 5500 0.8 1 1 5500 380 10.45 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 6875

6 P2 60 0.8 1 1 60 220 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 75

8 P3 1010 0.8 1 1 1010 380 1.92 Cấp nguồn quạt cấp gió tươi 1262.5

Lộ chính 0.8 0.6 - 14326.4 380 30.1609 Tổng công suất tính toán 17908.05

(W) Hệ số Cosphi Hệ số đồng thời Hệ số sử dụng P tt (W) Điện áp

Dự phòng 20% không gian tủ 0.2

Lộ chính 0.8 0.6 1 28166.4 380 53 Tổng công suất tính toán 35208.00

4 L3 31 0.8 1 1 31 220 0.18 Cấp nguồn chiếu sáng khẩn 38.75

P1 5500 0.8 1 1 5500 380 10.45 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 6875

5 P2 60 0.8 1 1 60 220 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 75

7 P3 610 0.8 1 1 610 380 1.16 Cấp nguồn quạt cấp gió tươi 762.5

Lộ chính 0.8 0.6 24672 380 46.86 Tổng công suất tính toán 30840.30

(W) Hệ số Cosphi Hệ số đồng thời Hệ số sử dụng P tt (W) Điện áp

Dự phòng 20% không gian tủ 0.2

Lộ chính 0.8 0.6 1 28166 380 53 Tổng công suất tính toán 35208.00

(W) Hệ số Cosphi Hệ số đồng thời

Hệ số sử dụng P tt (W) Điện áp (V)

5 L3 31 0.8 1 1 31 220 0.18 Cấp nguồn chiếu sáng khẩn 38.75

P1 5500 0.8 1 1 5500 380 10.45 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 6875

7 P2 60 0.8 1 1 60 220 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc 75

8 P3 610 0.8 1 1 610 380 1.16 Cấp nguồn quạt cấp gió tươi 762.5

15 AC7 AC 9 1294 0.8 1 1 1294 220 7.35 Cấp nguồn FCU 1617.5

Lộ chính 0.8 0.6 25050 380 47.58 Tổng công suất tính toán 31313.10

STT Mã Lộ Pdm (W) Hệ số

AC1 23000 0.8 1 1 23000 380 43.68 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 1 28750

2 AC2 34500 0.8 1 1 34500 380 65.52 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 2 43125

3 AC3 43500 0.8 1 1 43500 380 82.61 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 3 54375

4 AC4 53700 0.8 1 1 53700 380 101.99 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 4 67125

5 AC5 53700 0.8 1 1 53700 380 101.99 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 5 67125

6 AC6 53700 0.8 1 1 53700 380 101.99 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 6 67125

7 AC7 53700 0.8 1 1 53700 380 101.99 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 7 67125

8 AC8 53700 0.8 1 1 53700 380 101.99 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 8 67125

9 AC9 53700 0.8 1 1 53700 380 101.99 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 9 67125

10 AC10 53700 0.8 1 1 53700 380 101.99 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 10 67125

11 AC11 53700 0.8 1 1 53700 380 101.99 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 11 67125

12 AC12 53700 0.8 1 1 53700 380 101.99 CẤP NGUỒN CHO VRV TẦNG 12 67125

Dự phòng 20% không gian tủ 0.2

Lộ chính 0.8 0.9 631044 380 1198.47 Tổng công suất 788805

P1 10860 0.8 1 1 10860 380 20.63 CẤP NGUỒN QUẠT TĂNG ÁP 13575

2 P2 10860 0.8 1 1 10860 380 20.63 CẤP NGUỒN QUẠT TĂNG ÁP 13575

3 P3 6500 0.8 1 1 6500 380 12.34 CẤP NGUỒN QUẠT HÚT KHÓI

Lộ chính 0.8 1 1 28220 380 53.59 Tổng công suất 35275

PHỤ LỤC 8: TÍNH CHỌN THIẾT BỊ BẢO VỆ, DÂY DẪN

Tủ điện tầng hầm DB-PB

Chọn cáp và dây dẫn

Dòng bảo vệ (A) Dòng cắt NM(kA)

Cỡ và loại dây pha/ trung tính

Cỡ và loại dây bảo vệ

1 P1 7.60 Cấp nguồn bơm sinh hoat MCB 10 6 3P 0.70 14.3

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2 P2 7.60 Cấp nguồn bơm sinh hoat MCB 10 6 3P 0.70 14.3

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 P3 2.47 Cấp nguồn bơm nước thải MCB 6 6 3P 0.70 8.60 23 3x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Lộ chính 14.84 Tổng công suất tính toán MCCB 16 10 3P 0.70 22.9

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Tủ điện tầng hầm MDB-TH

PB 14.84 Tủ điện tầng hầm

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

1 L1 3.41 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2 L2 3.86 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L3 2.05 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 L4 0.98 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

5 P1 13.64 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 16 4.5kA/30m

Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

6 P2 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30m

Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

7 P3 22.73 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 25 4.5kA/30m

Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

8 P4 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

9 P5 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

P6 30.39 Thông gió tầng hầm MCB 32 6 3P 0.62 51.74 70 3x1C-10mm2

Cu/PVC E-10mm2 Cu/PVC

P7 21.02 Hút khói tầng hầm MCB 20 6 3P 0.62 32.34 43 3x1C-4.0mm2

Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

Lộ chính 52.89 Tổng công suất tính toán MCCB 63 25 3P 0.62 101.87 107 4x1C-25mm2

Chọn cáp và dây dẫn

Cỡ và loại dây pha/ trung tính

Cỡ và loại dây bảo vệ

1 L1 3.07 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.75 8.0 23

2x1C- 1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2 L2 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.75 7.99 23

2x1C- 1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L3 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.75 7.99 23

2x1C- 1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 P1 20.45 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 25 4.5kA/30mA 2P 0.75 33.23 43

2x1C- 4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

5 P2 22.73 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 25 4.5kA/30mA 2P 0.75

2x1C- 4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

6 P3 20.45 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 25 4.5kA/30mA 2P 0.75

2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

7 P4 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.75 26.63 30

2x1C- 2.5mm2 Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

8 P5 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.75 26.632 30

2x1C- 2.5mm2 Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

30 Tổng công suất tính toán MCCB 32 10 3P 0.75 42.61 43

4x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

1 L1 0.89 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.7 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2 L2 1.68 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L3 1.23 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.7 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 L4 2.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn chiếu sáng khẩn

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn quạt hút mùi wc

Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn quạt hút mùi wc

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn quạt cấp gió tươi

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Tổng công suất tính toán

Cu/XLPE/PVC E-10mm2 Cu/XLPE/PVC

Hệ số phát nóng dây dẫn I cptt

Chọn cáp và dây dẫn

Số cực K Cỡ và loại dây pha/ trung tính Cỡ và loại dây bảo vệ

1 L1 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2 L2 2.05 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L3 1.84 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 L4 1.84 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

5 L5 3.07 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

6 P1 20.45 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 25 4.5kA/30 mA 2P 0.6 40.4 43.0 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

7 P2 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30 mA 2P 0.6 32.3 43.0 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

8 P3 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30 mA 2P 0.6 32.3 43.0 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

9 P4 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30 mA 2P 0.6 32.3 43.0 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

Lộ chính 24 Tổng công suất tính toán MCCB 25 10 3P 0.6 40.4 43.0 4x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

1 DB-T2 24 DB-T2 MCCB 25 10 3P+N 0.6 40.4 43.0 4x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

2 L1 0.82 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L2 1.68 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 L3 0.18 Cấp nguồn chiếu sáng khẩn MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

5 P1 10.45 Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 16 6 3P 0.6 25.9 30.0 3x1C-2.5mm2 Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

6 P2 0.20 Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 6 6 3P 0.6 9.7 23.0 3x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

7 P3 1.16 Cấp nguồn quạt cấp gió tươi MCB 6 6 3P 0.6 9.7 23.0 3x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

8 AC1 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

9 AC2 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

10 AC3 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

11 AC4 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

12 AC5 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

13 AC6 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

14 AC7 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

15 AC8 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

16 AC9 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

17 AC10 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

18 AC11 1.22 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.6 9.7 23.0 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Lộ chính 24.79 Tổng công suất tính toán MCCB 25 25 3P 0.6 40.4 43.0 4x1C-4.0mm2

Hệ số phát nóng dây dẫn

Chọn cáp và dây dẫn

Số cực K Cỡ và loại dây pha/ trung tính Cỡ và loại dây bảo vệ

1 L1 3.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2 L2 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L3 3.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 L4 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

5 L5 1.84 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

6 L6 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

7 L7 3.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

8 L8 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

9 L9 3.07 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2x1C-2.5mm2 Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

Lộ chính 25 Tổng công suất tính toán MCCB 32 10 3P 0.62 51.74 70 4x1C-10mm2

Cu/PVC E-10mm2 Cu/PVC

B 32 10 3P 0.62 51.74 70 4x1C-10mm2 Cu/PVC E-10mm2 Cu/PVC

2 L1 0.82 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L2 1.68 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 L3 0.18 Cấp nguồn chiếu sáng khẩn MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

5 P1 10.45 Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 16 6 3P 0.62 25.87 30 3x1C-2.5mm2 Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

6 P2 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 6 6 3P 0.62 9.70 23 3x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

8 P3 1.92 Cấp nguồn quạt cấp gió tươi MCB 6 6 3P 0.62 9.70 23 3x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

9 AC1 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

10 AC2 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

11 AC3 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

12 AC4 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

13 AC5 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

14 AC6 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

15 AC7 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

16 AC8 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

17 AC9 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Lộ chính 30.1609 Tổng công suất tính toán

Cu/XLPE/PVC E-10mm2 Cu/XLPE/PVC

Thiết bị bảo vệ Hệ số phát nóng dây dẫn

Chọn cáp và dây dẫn

Loại Dòng bảo vệ(A) Dòng cắt

NM(kA) Số cực K Cỡ và loại dây pha/ trung tính

Cỡ và loại dây bảo vệ

1 L1 3.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2 L2 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L3 3.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 L4 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

5 L5 1.84 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

6 L6 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

7 L7 3.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

8 L8 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

9 L9 3.07 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

10 P1 6.82 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 10 4.5kA/30mA 2P 0.62 16.16 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

11 P2 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.62 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

12 P3 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.62 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

13 P4 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.62 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

14 P5 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.62 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

15 P6 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.62 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

16 P7 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.62 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

17 P8 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.62 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

18 P9 27.27 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 32 4.5kA/30mA 2P 0.62 51.74 70 2x1C-10mm2 Cu/PVC E-10mm2 Cu/PVC

19 P10 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.62 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

20 P11 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 0.62 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

Lộ chính 53 Tổng công suất tính toán MCCB 63 10 3P 0.62 101.86 128 4x1C-25mm2 Cu/PVC E-16mm2 Cu/PVC

1 DB-T4-11 53.49 Tủ DB-T4-T11 MCCB 63 10 3P 0.62 101.86 128 4x1C-25mm2 Cu/PVC E-16mm2 Cu/PVC

2 L1 0.82 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L2 1.68 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 L3 0.18 Cấp nguồn chiếu sáng khẩn MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 P1 10.45 Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 16 6 3P 0.62 25.87 30 3x1C-2.5mm2 Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

5 P2 0.34 Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 6 6 3P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

7 P3 1.16 Cấp nguồn quạt cấp gió tươi MCB 6 6 3P 0.62 9.70 23 3x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

8 AC1 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

9 AC2 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

10 AC3 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

11 AC4 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

12 AC5 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.701 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

13 AC6 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 0.62 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

14 AC7 7.35 Cấp nguồn FCU MCB 10 6 1P 0.62 16.16 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

15 AC8 7.35 Cấp nguồn FCU MCB 10 6 1P 0.62 16.16 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

16 AC9 7.35 Cấp nguồn FCU MCB 10 6 1P 0.62 16.16 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

46.86 Tổng công suất tính toán MCCB 50 25 3P 0.62 80.84 95

Chọn cáp và dây dẫn

Loại Dòng bảo vệ(A) Dòng cắt

NM(kA) Số cực Cỡ và loại dây pha/ trung tính Cỡ và loại dây bảo vệ

1 L1 3.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2 L2 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

3 L3 3.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

4 L4 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

5 L5 1.84 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

6 L6 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

7 L7 3.27 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

8 L8 2.45 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

9 L9 3.07 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

10 P1 6.82 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 10 4.5kA/30mA 2P 16.16 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

11 P2 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

12 P3 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

13 P4 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

14 P5 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 32.3389 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

15 P6 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

16 P7 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

17 P8 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 32.3 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

18 P9 27.27 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 32 4.5kA/30mA 2P 51.74 70 2x1C-10mm2 Cu/PVC E-10mm2 Cu/PVC

19 P10 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

20 P11 18.18 Cấp nguồn ổ cắm RCBO 20 4.5kA/30mA 2P 32.33 43 2x1C-4.0mm2 Cu/PVC E-4.0mm2 Cu/PVC

Lộ chính 53 Tổng công suất tính toán MCCB 63 10 3P 101.86 128 4x1C-25mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

1 L1 1.64 Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 8.65 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

2 P1 2.84 Cấp nguồn bơm tăng áp MCB 6 6 3P 8.65 23 3x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Lộ chính 1.20 Tổng công suất MCCB 6 10 3P 8.65 23 4x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

T4-12 53.49 DB-T2-T12 MCCB 63 10 3P 101.86 128 4x1C-25mm2 Cu/PVC E-16mm2 Cu/PVC

TKT 1.20 DB-TKT MCCB 6 25 3P 8.65 23 4x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn chiếu sáng MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn chiếu sáng khẩn MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 16 6 3P 25.87 30 3x1C-2.5mm2 Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn quạt hút mùi wc MCB 6 6 3P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Cấp nguồn quạt cấp gió tươi MCB 6 6 3P 9.70 23 3x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

9 AC1 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

10 AC2 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

11 AC3 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

12 AC4 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

13 AC5 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 9.70 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

14 AC6 2.30 Cấp nguồn FCU MCB 6 6 1P 9.70 23

2x1C-1.5mm2 Cu/XLPE/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

15 AC7 7.35 Cấp nguồn FCU MCB 10 6 1P 16.16 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

16 AC8 7.35 Cấp nguồn FCU MCB 10 6 1P 16.16 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

17 AC9 7.35 Cấp nguồn FCU MCB 10 6 1P 16.16 23 2x1C-1.5mm2 Cu/PVC E-1.5mm2 Cu/PVC

Tổng công suất tính toán MCCB 50 25 3P 80.84 95 4x1C-16mm2 Cu/XLPE/PVC

Thiết bị bảo vệ Hệ số phát nóng dây dẫn

Chọn cáp và dây dẫn

NM(kA) K Cỡ và loại dây pha/ trung tính

Cỡ và loại dây bảo vệ

1 AC1 43.68 Cấp nguồn cho VRV tầng 1 MCB 50 25 0.69 72.09 95 3x1C-16mm2 Cu/PVC E-16mm2 Cu/PVC

2 AC2 65.52 Cấp nguồn cho VRV tầng 2 MCB 80 25 0.69 115.35 128 3x1C-25mm2 Cu/PVC E-16mm2 Cu/PVC

3 AC3 82.61 Cấp nguồn cho VRV tầng 3 MCB 100 25 0.69 144.19 160 3x1C-35mm2 Cu/PVC E-16mm2 Cu/PVC

4 AC4 101.99 Cấp nguồn cho VRV tầng 4 MCB 125 25 0.69 180.24 201 3x1C-50mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

5 AC5 101.99 Cấp nguồn cho VRV tầng 5 MCB 125 25 0.69 180.24 201 3x1C-50mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

6 AC6 101.99 Cấp nguồn cho VRV tầng 6 MCB 125 25 0.69 180.24 201 3x1C-50mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

7 AC7 101.99 Cấp nguồn cho VRV tầng 7 MCB 125 25 0.69 180.24 201 3x1C-50mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

8 AC8 101.99 Cấp nguồn cho VRV tầng 8 MCB 125 25 0.69 180.24 201 3x1C-50mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

9 AC9 101.99 Cấp nguồn cho VRV tầng 9 MCB 125 25 0.69 180.24 201 3x1C-50mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

0 101.99 Cấp nguồn cho VRV tầng 10 MCB 125 25 0.69 180.24 201 3x1C-50mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

1 101.99 Cấp nguồn cho VRV tầng 11 MCB 125 25 0.69 180.24 201 3x1C-50mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

2 101.99 Cấp nguồn cho VRV tầng 12 MCB 125 25 0.69 180.24 201 3x1C-50mm2 Cu/PVC E-25mm2 Cu/PVC

1198.47 Tổng công suất MCCB 1200 50 0.69 1730.3 1764 3x4x1C-240mm2

1 P1 20.89 Cấp nguồn thang máy MCB 25 10 0.69 36.04 43 DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN DO NHÀ THẦU THỰC

2 P2 20.89 Cấp nguồn thang máy MCB 25 10 0.69 36.04 43 DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN DO NHÀ THẦU THỰC

3 P3 20.89 Cấp nguồn thang máy MCB 25 10 0.69 36.04 43 DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN DO NHÀ THẦU THỰC

4 P4 20.89 Cấp nguồn thang máy MCB 25 10 0.69 36.04 43 DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN DO NHÀ THẦU THỰC

5 83.56 Tổng công suất MCCB 100 25 0.69 144.19 160 DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN DO NHÀ THẦU THỰC

Tầng1 Tủ điện MDB-TA

TĂNG ÁP MCB 25 10 0.69 36.04 43 3x1C-4.0mm2 Cu/PVC 3x1C-4.0mm2 Cu/PVC

TĂNG ÁP MCB 25 10 0.69 36.04 43 3x1C-4.0mm2 Cu/PVC 3x1C-4.0mm2 Cu/PVC

CẤP NGUỒN QUẠT HÚT KHÓI HÀNH LANG

MCB 16 10 0.69 23.07 30 3x1C-2.5mm2 Cu/PVC E-2.5mm2 Cu/PVC

Lộ chính 53.59 Tổng công suất MCCB 63 25 0.69 86.51 95 4x1C-16mm2 Cu/XLPE/PVC E-16mm2 Cu/XLPE/PVC

PHỤ LỤC 9: TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH

Mô tả R X Rt Xt Z Isc I sc chọn (kA)

Phía trung áp Hệ thống trung áp

Máy biến áp Máy biến áp

Pn = 1000kVA.Usc% = 6% Pcu 50 (W) 0.13 7.68 0.18 8.0 8.035 28.74 - Cáp từ MBA- MSB Cáp 1 lõi đồng Tết diện 3x240mm2/1pha l5m 1.54 1.46 1.723 9.5 - - -

Từ tủ MSB đến các tủ phân phối

Thanh cái MSB (5m) 0.00 0.60 1.723 10.2 10.39 22.23 MSB- MDB-TH 3.70 0.41 5.425 10.6 11.95 19.32 25 MSB- MDB-T1 18.51 0.87 20.23 11.5 23.28 9.92 25 MSB- MDB-T2 62.47 1.34 64.19 12.0 65.30 3.54 25 MSB- MDB-T3 31.47 1.48 33.19 12.1 35.34 6.54 25 MSB- MDB-T4 23.72 1.68 25.44 12.3 28.27 8.17 25 MSB- MDB-T5 27.77 1.97 29.49 12.6 32.07 7.20 25 MSB- MDB-T6 31.81 2.26 33.54 12.9 35.93 6.43 25 MSB- MDB-T7 35.86 2.54 37.59 13.2 39.83 5.80 25 MSB- MDB-T8 39.33 2.83 41.06 13.5 43.21 5.34 25 MSB- MDB-T9 43.96 31.57 45.68 42.2 62.20 3.71 25 MSB- MDB-T10 48.01 3.40 49.73 14.1 51.68 4.47 25 MSB- MDB-T11 52.06 3.69 53.78 14.3 55.66 4.15 25 MSB- MDB-T12 52.06 3.69 53.78 14.3 55.66 4.15 25 MSB- MDB-AC 3.62 3.43 5.35 14.1 15.06 15.33 25 MSB- MDB-TA 54.95 3.90 56.67 14.5 58.51 3.95 25 MSB- MDB-TM 25.65 3.83 27.37 14.5 30.97 7.46 25

Từ tủ MDB-T4 đến tủ

106.63 2.27 10 Cáp từ MDB-T4 tới DB-T4 43.96 0.94 69.40 80.2

Từ tủ DB - tải CB 0.00 0.15 69.40 81.1

Ngày đăng: 26/09/2024, 09:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w