1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề tài:" Ứng dụng CNTT trong vấn đề soạn giảng và dạy học môn hóa học" potx

98 819 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 13,65 MB

Nội dung

Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ GD & ĐT và của Sở GD & ĐT QuảngTrị, nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới PPDH làmột trong những hướng tích cực nhất, h

Trang 1

TR ƯỜNG THPT TÂN LÂM NG THPT TÂN LÂM

ĐỀ TÀI: “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VẤN ĐỀ SOẠN GIẢNG VÀ DẠY HỌC

Trang 2

KINH NGHIỆM DẠY HỌC

ĐỀ TÀI: “ỨNG DỤNG CNTT TRONG VẤN ĐỀ

SOẠN GIẢNG VÀ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC”

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Ngày nay, khi công nghệ thông tin (CNTT) càng phát triển thì việc phát ứngdụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu Trong lĩnh vực giáo dục đàotạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tinhọc vào giảng dạy, học tập Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứngdụng CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta còn rất hạn chế Chúng ta cần phảinhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, khôngnên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, nên biết cách tận dụng nó,biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình

Hơn nữa, đối với GD & ĐT, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nộidung, PPDH CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập” Mặt khác, GD & ĐTđóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấpnguồn nhân lực cho CNTT Bộ GD & ĐT cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTTtrong GD & ĐT ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTTnhư là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới PPDH ở các môn”

Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ GD & ĐT và của Sở GD & ĐT QuảngTrị, nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới PPDH làmột trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới PPDH vàchắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông trong một vài nămtới, tôi đã mạnh dạn học tập và đưa CNTT vào giảng dạy trong 5 năm nay

Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong các tiết dạy đó là vấn đề

mà bất cứ một môn học nào cũng gặp phải khi có ý định đưa CNTT vào giảng dạy

II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Thuận lợi

- Nhà trường đã có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu soạn giảng bàigiảng điện tử của giáo viên Máy tính ở phòng đa năng được nối mạng internet đảmbảo nhu cầu tìm kiếm thông tin khi cần để hỗ trợ bài giảng

- Hàng năm nhà trường tổ chức các buổi tập huấn cho giáo viên về chuyên đềtin học, trong đó có chuyên đề soạn giảng giáo án điện tử bằng Powerpoint Đa sốgiáo viên đã được đào tạo cơ bản về tin học đáp ứng nhu cầu soạn giảng bài giảngđiện tử

2 Khó khăn

- Chất lượng học sinh còn thấp nên làm giảm khả năng tiếp thu bài của các em

- Một số giáo viên còn chưa vận dụng hết những thuận tiện của CNTT trongsoạn giảng và dạy học

III/ THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1) Thực trạng:

a) Lý do chọn đề tài:

Trong quá trình dạy học hầu hết các giáo viên đều thấy khó khăn trong khâugiảng dạy những kiến thức trừu tượng, những phần mà học sinh không thể hoặckhông có điều kiện để quan sát trực tiếp Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của KH –

Trang 3

KT, đặc biệt là sự ra đời của máy vi tính đã làm cho quá trình nhận thức của học sinhtrở nên đơn giản hơn thông qua những bài giảng điện tử mà giáo viên đã chuẩn bị.Việc sử dụng máy vi tính ngày nay không còn xa lạ với giáo viên Tuy nhiên, để soạngiảng được một bài học có ứng dụng CNTT đòi hỏi người giáo viên phải sử dụngthành thạo máy vi tính và biết một số phần mềm để sử dụng trong quá trình dạy học

b) Lịch sử của đề tài

Thấy được ưu điểm của ứng dụng CNTT, nhiều giáo viên trường THPT TânLâm đã mạnh dạn làm quen và tự thiết kế các bài soạn giảng lên lớp với các phầnmềm liên quan cùng các thiết bị đa phương tiện khác Tuy nhiên, qua dự giờ và traođổi với giáo viên, tôi thấy vẫn còn những ý kiến khác nhau về hình thức dạy học mớinày như:

- Một số giáo viên tuyệt đối hoá việc soạn giảng bằng PowerPoint và gần nhưphủ nhận các hình thức dạy học truyền thống

- Một số giáo viên khác cho rằng hình thức dạy học này là không khả thi trongđiều kiện chất lượng học sinh của nhà trường hiện nay

- Còn lại, một số giáo viên cho rằng sử dụng PowerPoint một cách khoa học như

là một phương tiện dạy học hỗ trợ hợp lý việc thực hiện kế hoạch của giáo án lên lớp

sẽ đem lại kết quả cao cho nhận thức của học sinh cả về mặt giáo dưỡng, giáo dục vàphát triển khả năng tư duy, thực hành

2) Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên để việc soạn giảng và dạy học môn hoá học đạt hiệu quả cao hơn, tôi đã mạnh dạn ứng dụng CNTT trong vấn đề soạn bài và dạy học:

Vì vậy việc thực hiện ứng dụng CNTT trong soạn giảng và dạy học cho thấy sựcần thiết bởi nó đáp ứng được yêu cầu giáo dục như:

 Tạo sự hứng thú học tập cho học sinh bởi khả năng đối thoại trực tiếp

 Tiết kiệm thời gian và chi phí trong giảng dạy

 Tiện lợi khi cần tăng thêm lượng kiến thức, đưa thêm những nội dung mới hay

mở rộng trong tiết giảng

 Giảm thiểu sự vất vả của giáo viên trong giờ lên lớp

 Thuận tiện trong việc hỗ trợ cho các hoạt động (trong các chủ đề của môn học)nhằm truyền đạt kỷ năng, kiến thức và thái độ ngành, nghề cho học sinh

Một trong những điểm tôi đã làm là “Ứng dụng CNTT trong soạn giảng và dạy

học môn Hóa học”.

Trong phạm vi đề tài tôi kkông có tham vọng giải quyết mọi vấn đề trong thựctiễn về việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn Hóa học mà chỉ nêu lên một vài suynghĩ, đề suất của cá nhân coi đó là kinh nghiệm trong việc ứng dụng CNTT trong dạy

học với mong muốn góp phần tạo ra và phát triển phương pháp dạy hoá học hiệu quả

cao hơn qua các bài giảng hoá học

PHẦN 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 4

* CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1 Tiến hành soạn giảng giáo án và bài giảng điện tử

2 Dạy học ứng dụng CNTT trong các tiết học

3 Phỏng vấn học sinh sau giờ học sử dụng bài soạn giảng giáo án điện tử

4 Phỏng vấn giáo viên sau khi giảng dạy bằng soạn giảng giáo án điện tử

5 Dự giờ, thăm lớp những giờ có sử dụng bài soạn giảng giáo án điện tử vànhững giờ sử dụng theo phương pháp soạn giảng truyền thống

6 Ý kiến phản hồi từ giáo viên

7 Kiểm tra khả năng tiếp thu bài của học sinh ở những giờ có sử dụng bài soạngiảng giáo án điện tử và những giờ sử dụng theo phương pháp soạn giảngtruyền thống

* CÁC PHẦN MỀM TIN HỌC THƯỜNG DÙNG:

Tôi chỉ xin trình bày về một số phần mềm tin học mà cá nhân tôi thường dùngtrong công tác soạn giảng môn Hóa Học

CHƯƠNG 1 MICROSOFT OFFICE

Chúng ta đã quá quen thuộc với phần mềm soạn thảo Office, đặc biệt là Office

2003 Hiện nay, Microsoft đã phát hành trên toàn thế giới phiên bản Office 2010.Mặc dù đã có nhiều phần mềm soạn thảo khác gọn nhẹ hơn, dùng mã nguồn mởnhưng Office vẫn chiếm nhiều ưu thế và tính phổ biến

A Trong phần này tôi chỉ xin điểm qua một số điểm mới thường sử dụng trong Office 2010 so với các phiên bản trước đó.

1) Tối ưu Ribbons

Nếu bạn vẫn đang dùng bộ Office 2003 và quen thuộc với thanh menu chuẩnnằm ở phía trên cửa sổ thì hãy chuẩn bị cho một sự đổi mới trong bộ Office 2010

Với thanh menu theo giao diện Ribbon, các chức năng sẽ được chia ra theotừng tab riêng biệt trên menu chứ không hiển thị ra toàn bộ như kiểu menu cũ Menucủa Office 2010 được tối ưu để thuận tiện hơn cho người dùng Ngoài ra, bạn cũng cóthể tạo thêm các tab mới để chứa các chức năng của riêng mình

(Menu Ribbon trên Word 2010)

Có thể khi mới chuyển qua menu mới, bạn sẽ gặp ít nhiều khó khăn về sự mới

lạ, tuy nhiên, một khi đã quen thuộc, bạn sẽ khó mà chấp nhận quay trở lại sử dụngmẫu menu cũ trên Office 2003

2) Hệ thống menu mới lạ

Trước đây, Office 2007 đã tạo ra sự khác biệt hoàn toàn so với Office 2003cũng như các phiên bản Office cũ về mặt giao diện, đặc biệt là menu của chươngtrình thì giờ đây, Office 2010 lại là tạo nên 1 cấp độ mới và là một sự thay đổi về

Trang 5

menu như trước đây, toàn bộ cửa sổ Office 2010sẽ thay đổi màu sắc và sẽ cung cấpcho bạn các tùy chọn như Save, Open, Close, Preview…

Và trên cùng, hệ thống menu mới cung cấp các thông tin chi tiết về tác giả,kích thước tập tin, và các thông tin về sửa đổi file… Thêm vào đó là một cửa sổ chophép bạn xem trước tài liệu ở dạng trang in để chắc chắn rằng văn bản đã được trìnhbày theo đúng ý bạn Nói một đơn giản: Hệ thống menu mới của Office 2010 rõ ràng

và chi tiết hơn rất nhiều

3) Chức năng Paster Preview

Microsoft đã thu thập phản hồi của khách hàng về các phiên bản Office trước

và phát hiện ra rằng số đông người dùng thường xuyên mất nhiều thời gian để dánmột đoạn văn bản hoặc hình ảnh vào nội dung soạn thảo của mình

Nguyên do của tình trạng này là vì người dùng không biết trước nội dung đượcdán vào văn bản sẽ trông như thế nào, và họ phải làm lại nhiều lần mới khiến chochúng trông hợp lý và phù hợp với định dạng của nội dung soạn thảo Và đó là lý dotính năng Paste Preview được ra đời

Paste Preview cho phép bạn xem trước nội dung soạn thảo sẽ trông như thế nàonếu một nội dung khác được dán vào trong đó, giúp bạn tiết kiệm được thời gian.Ngoài ra tính năng này còn cho phép lưu giữ định dạng của nội dung cần dán, kết hợpcác định dạng hoặc loại bỏ định dạng của nội dung trước khi dán

4) Chức năng Text Effect

Thay vì phải tạo một đối tượng WordArt để chèn chữ nghệ thuật vào trang vănbản, giờ đây với Office 2010 công việc đó đã đơn giản hơn rất nhiều và người dùngcũng có thêm nhiều lựa chọn với việc trang trí văn bản của mình

Với tính năng Text Effect bạn có thể sử dụng hoàn toàn các hiệu ứng đẹp mắtcủa WordArt trong Excel, Powerpoint hay Word Thật đơn giản bạn chỉ cần lựa chọnđoạn văn bản cần áp dụng hiệu ứng sau đó nhấp chuột vào biểu tượng của Text Effecttrên thanh công cụ tại thẻ Menu Home, một menu đổ xuống cho phép bạn lựa chọncác hiệu ứng cần áp dụng Và bạn hoàn toàn có thể áp dụng các hiệu ứng có trongText Effect với văn bản của mình

Nếu như phải lựa chọn Edit để hiệu chỉnh nội dung cho WordArt thì giờ đâyngười dung có thể chỉnh sửa trực tiếp nội dung văn bản có hiệu ứng của WordArt

Người dùng có thể chèn, xóa hay thay đổi Font, kích thước Font, màu sắc,đánh dấu… với văn bản mang hiệu ứng của WordArt

Trang 6

Chú ý: Chức năng này chỉ sử dụng cho những file Word được tạo ra từ Word

2010 và có định dạng *.docx nếu người dùng lưu file dưới dạng *.doc thì các hiệuứng này sẽ tự động bị gỡ bỏ khỏi văn bản

5) Lưu file dưới dạng PDF và XPS được tích hợp sẵn

Ngoài các định dạng được hỗ trợ bởi MS Office các phiên bản trước đó nhưDoc, Docx… thì Office 2010 cũng hỗ trợ lưu file dưới định dạng PDF và XPS màkhông phải cài đặt thêm Add-in nào như Office 2007

6) Khả năng mở rộng màn hình

Office 2010 cho phép người dùng mở rộng cửa sổ soạn thảo bằng cách ẩn hoặchiện bảng Menu Ribbon bằng nút lệnh Minimize the Ribbon nằm phía trên góc phảicửa sổ làm việc của các ứng dụng Office 2010 hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + F1

7) Chức năng chỉnh sửa file ảnh chuyên dụng

Không chỉ biết đến với những công cụ soạn thảo văn bản và tính toán, Office

2010 còn biết đến với công cụ chỉnh sửa ảnh và video mạnh mẽ Cụ thể, bạn có thể

dễ dàng chỉnh sửa và biên tập nội dung hình ảnh cũng như video ngay trong trongMicrosoft PowerPoint Bạn thậm chí có thể loại bỏ nền của hình ảnh với bộ Officemới

Nói cách khác, Office 2010 có rất nhiều tính năng mà bạn có thể làm được vớicác file media Mặc dù nó sẽ không phải là phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên dụngnhư Photoshop, nhưng Office 2010 thực sự làm cho việc tạo và chỉnh sửa nội dungcác hình ảnh dễ dàng hơn

8) Chụp ảnh cửa sổ, ứng dụng đưa vào văn bản

Đây là một điểm mới có trong Office 2010, trong Menu Insert bạn dễ dàngnhận thấy nút lệnh Screenshot

Khi nhấp chuột vào nút lệnh này một menu hiện ra cho phép bạn chụp ảnh mộtứng dụng đang chạy hay một cửa sổ đang được mở để chèn vào ngay tại vị trí con trỏ

Trang 7

Khi nhấp chuột vào nút lệnh Screenshot một menu hiện ra hiển thị các cửa sổđang mở và chương trình đang chạy người dùng chỉ việc nhấp chuột vào đối tượng để

có được bức ảnh chèn vào văn bản Người dùng cũng có thêm lựa chọn chụp tuỳchọn bằng cách lựa chọn Screen Clipping để chụp ảnh những vùng mình muốn Khichọn lệnh này màn hình máy tính sẽ mờ đi và con trỏ chuyển thành dấu cộng màuđen người dùng nhấp chuột và khoanh một vùng cần chụp vùng đó sẽ sáng lên vàngay khi thả chuột người dùng sẽ có được một bức ảnh chèn vào văn bản là vùng vừachọn

9) Xử lý ảnh như một chương trình chuyên nghiệp

Với Office 2010 người dùng có thêm nhiều lựa chọn thiết lập các chế độ vàhiệu ứng cho đối tượng picture được chèn vào văn bản Chỉ cần chọn đối tượng nàysau đó vào Menu Picture Tools\Format người dùng có thể dễ dàng nhận thất các lựachọn để thay đổi hiệu ứng cho bức ảnh như: Correction, Color, Artistic Effect

10) Phát triển chức năng tìm kiếm

Nếu như với Office 2007 và các phiên bản trước đó hộp thoại tìm kiếm không

có gì khác biệt thì với Office Word 2010 MS đã phát triển chức năng này thành mộtchức năng khá linh hoạt và tốc độ tìm kiếm cũng được cải thiện đáng kể Khi chọnlệnh tìm kiếm hay nhấn tổ hợp phím Ctrl+F, cửa sổ soạn thảo sẽ thu hẹp lại về bêntrái nhường chỗ cho hộp thoại tìm kiếm Khi người dùng nhập nội dung tìm kiếm vào

ô Search Document thì các từ giống sẽ được đánh dấu ngay trong văn bản đồng thờihộp thoại cũng hiện ra một phần đoạn văn gần với từ đang tìm kiếm để người dùng cóthể dễ dàng di chuyển đến vùng có từ đang tìm kiếm

Trang 8

Ngoài ra, đối với PowerPoint 2010 còn có một số điểm đổi mới hơn so với phiên bản 2003 và 2007, tạo điều kiện cho khả năng thiết kế và trình chiếu bài giảng điện tử thuận tiện hơn.

11) Nhóm các slide vào các phần trong bài thuyết trình

Nhóm các slide trong các bài thuyết trình lớn thành các section sẽ giúp việcquản lý được dễ dàng thuận tiện hơn khi tìm kiếm nội dung Khi nhiều người cùngtham gia biên soạn trên một bài thuyết trình thì việc phân chia công việc biên soạntheo section sẽ mang lại sự thuận lợi hơn rất nhiều Chúng ta có thể đặt tên, in ấn và

áp dụng các hiệu ứng lên các section

Hình 1.Chia bài thuyết trình thành nhiều section

12) Nhúng , hiệu chỉnh và xem video trong bài thuyết trình:

Trong phiên bản PowerPoint 2010, chúng ta có thể nhúng, cắt xén áp dụng các hiệu ứng định dạng lên các hình ảnh và đoạn phim ngay trong bài thuyết trình

a) Cắt xén video: Tính năng cắt xén video trong PowerPoint 2010 giúp loại bỏ các

phần không cần thiết và giúp nội dung bài thuyết trình tập trung hơn

Trang 9

Hình 2.Cắt xén video

b) Nhúng video: Những đoạn phim, bài nhạc được nhúng vào sẽ trở thành một thành

phần của bài thuyết trình Chúng ta khỏi phải bận tâm tới việc sao chép các tập tinnày gửi kèm theo bài thuyết trình Ngoài ra, PowerPoint còn cho phép xuất bản bàithuyết trình sang định dạng video để có thể chép ra CD/ DVD, đính kèm theo e-mail hoặc gửi lên web

Hình 3.Nhúng video vào bài thuyết trình

c) Chuyển bài thuyết trình sang định dạng video: Tính năng chuyển định dạng bài

thuyết trình sang các định dạng video giúp việc chia sẽ được dễ dàng hơn

PowerPoint cho phép xuất ra định dạng video với nhiều mức chất lượng hình ảnh khác nhau từ video cho các loại thiết bị di động cho đến các video có độ phân giải cao

Hình 4.Xuất bài thuyết trình sang video

13) Xóa các phần không cần thiết trong hình

Một tính năng mới bổ sung vào PowerPoint 2010 đó chính là cho phép loại bỏnền của các hình ngay trong chương trình

Trang 10

Hình 5.Loại bỏ nền hình

14) Sao chép hiệu ứng

Việc áp dụng các hiệu ứng cho các đối tượng trên slide trong PowerPoint 2010

sẽ nhanh hơn rất nhiều nhờ công cụ sao chép hiệu ứng Animation Painter

Hình 6.Sao chép hiệu ứng với Animation Painter

B Tiếp theo tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của bản thên đối với vấn đề thiết kế bài giảng điện tử:

I/ Qui trình thiết kế một bài soạn điện tử.

Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kếhoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thôngqua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra Cần lưu ý bài giảng điện tử khôngphải đơn thuần là các kiến thức mà học sinh ghi vào vỡ mà đó là toàn bộ hoạt độngdạy và học - tất cả các tình huống sẽ xãy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thukiến thức của học sinh Bài giàng điện tử càng không phải là một công cụ để thay thế

“bảng đen phấn trắng” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạtđộng trên lớp Bài giảng điện tử có thể được xây dựng theo quy trình như sau:

1) Xác định mục tiêu bài học

Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học xongbài, học sinh đạt được cái gì Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải làmục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học

2) Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm

Trang 11

Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông được chọnlọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách lôgíc,khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao Bởi vậy cần bám sát vào chươngtrình dạy học và sách giáo khoa bộ môn Đây là điều bắt buộc tất yếu vì sách giáokhoa là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuântheo

Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lạicấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài,

từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài Việc làm này thực sự cần thiết, tuynhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ dàng Cũng cần chú ý việccấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơbản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã dày công xây dựng

3) Multimedia hoá kiến thức

Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơbản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc cácloại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính Việc multimedia hoá kiến thứcđược thực hiện qua các bước:

٭ Dữ liệu hoá thông tin kiến thức

٭ Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, ảnh, phim, âmthanh

٭ Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học

٭ Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liênkết

٭ Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh Khi sửdụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặtnội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm

4) Xây dựng các thư viện tư liệu

Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hànhsắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý Câythư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liênkết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổđĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác

5) Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy

học thông qua các hoạt động cụ thể

Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc cácphầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng bài giảng điện tử

Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơbản Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhấttuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặcgiảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối đểhọc sinh thấy ngay được cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày

Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (backround) thống nhất cho cáctrang (slide), hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau

Không nên lạm dụng các hiệu ứng trình diễn theo kiểu "bay nhảy" thu hút sự tò

mò không cần thiết của học sinh, phân tán chú ý trong học tập, mà cần chú ý làm nổibật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối

Trang 12

tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thứcnhằm phát triển tư duy của học sinh

Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các đối tượngtrong bài giảng Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử nên cầnkhai thác tối đa khả năng liên kết Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức mộtcách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu

6) Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện

Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các saisót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện

II/ Một số kỹ thuật cơ bản trong soạn Powerpoint 2010:

1) Để thuận tiện trong quá trình thiết kế bài giảng (như: chọn font,

kiểu, cỡ chữ; themes, ), tôi thường tạo trước cho mình một slide

mẫu – gọi là Slide Master.

a) Giới thiệu:

Slide master là slide nằm vị trí đầu tiên trong các slide

master, nó chứa thông tin về theme và layout của một bài thuyết trình bao gồm nền slide, màu sắc, các hiệu ứng, kích thước và vị trí

của các vùng text bên trong được chọn (placeholder) trên

slide

Mỗi bài thuyết trình có ít nhất một slide master Điểm hữu ích chính khi sửdụng slide master là chúng ta có thể thay đổi toàn bộ kiểu dáng và thiết kế của bàithuyết trình rất nhanh chóng Khi muốn một hình ảnh hay thông tin nào đó xuất hiệntrên tất cả các slide thì nên thêm chúng trong slide master để tránh phải nhập cácthông tin trùng lặp ở các slide

Do các hiệu chỉnh và thay đổi trong slide master ảnh hưởng đến toàn bộ bàithuyết trình nên chúng ta chỉ thực hiện các hiệu chỉnh và thay đổi trong chế độ mànhình Slide Master

Để chuyển sang cửa sổ Slide Master, bạn vào ngăn View, nhóm Master Views

và chọn Slide Master.

Hình 7 Chọn chế độ màn hình Slide Master

Hình 8 Cửa sổ Slide Master

b) Sắp xếp và định dạng placeholder trên các slide master

– Các bước thực hành như sau:

Bước 1: Chọn Slide master hoặc slide layout cần sắp xếp các

placeholder Ví dụ như bạn chọn Title Slide Layout

Slide Master

Slide layout

Trang 13

Hình 9 Title Slide Layout Bước 2: Dùng chuột chọn placeholder và giữ trái chuột kéo đến vị trí

khác theo nhu cầu Để thay đổi kích thước placeholder, bạn dichuyển chuột đến vị trí một trong 8 nốt tròn xung quanhplaceholder đang chọn Sau đó giữ trái chuột và kéo lên, xuống, tráihoặc phải để điều chỉnh kích thước placeholder

Bước 3: Định dạng lại font chữ và cở chữ cho placeholder, bạn vào

ngăn Home

Bước 4: Thực hiện việc điều chỉnh tương tự cho tất cả các

placeholder trên các slide master và slide layout nếu cần

c) Thêm và xóa placeholder

Chúng ta sẽ tiếp tục việc điều chỉnh trên slide vừa rồi.Có nhiều kiểuplaceholder trong PowerPoint như là content, text, picture, chart, …Tuy nhiên, chúng

ta sẽ chỉ thực hành thêm một placeholder kiểu Picture để cho phép người dùng chènmột hình ảnh, logo,… vào trong slide khi biên soạn

– Các bước thực hành như sau:

placeholder Ví dụ như bạn chọn Title Slide Layout.

chọn Insert Placeholder và chọn Picture.

Trang 14

Hình 12 Chọn placeholder Picture

Bước 3: Vẽ một placeholder với kích thước vừa phải trên cùng của slide.Placeholder Picture này sẽ xuất hiện khi bạn chèn thêm slide mới có layout là

Title Slide trong quá trình biên soạn sau này.

Bước 4: Muốn xóa placeholder nào thì bạn chọn nó và nhấn phím Delete trên bàn

phím

d) Chèn và xóa slide layout

Nếu nhận thấy các kiểu slide layout hiện có trong Slide master không đáp ứng

đủ các kiểu bố cục khi biên soạn bài thuyết trình thì bạn có thể tạo thêm kiểu slidelayout mới

– Các bước thực hành như sau:

layout

Insert Layout.

nhu cầu của mình Ví dụ như bạn chèn vào 3 placeholder (2Picture và 1 Text) và bố trí như sau

Trang 15

Bước 4: Đặt tên cho slide layout này bằng cách nhấp chuột vào nút Rename tại nhóm Edit Master trong ngăn Slide Master và đặt tên là “Two Picture & Text” trong hộp Layout name Nhấn nút Rename để hoàn tất.

Bước 5: Khi đó, trong chế độ soạn thảo Normal View bạn có thể chèn slide mới với

kiểu layout vừa tạo

Normal View

e) Áp dụng theme và nền cho slide master

Tương tự như áp dụng theme và background cho bài thuyết trình Trong chế độSlide Master, mỗi khi bạn áp dụng một kiểu theme thì PowerPoint tự động tạo thêmmột Slide Master mới và với kiểu theme vừa chọn

– Các bước thực hành như sau:

Themes.Ví dụ, bạn chọn kiểu theme là Apex.

chọn

Bước 3: Thay đổi màu nền cho slide, bạn vào Slide Master, đến nhóm Background, chọn Background Styles Ví dụ, bạn chọn Style 9.

Trang 16

f) Đóng cửa sổ slide master trở về chế độ soạn thảo

Để trở về màn hình soạn thảo bạn nhấp vào nút Close Master View trong ngăn Slide Master.

2) Tạo bài thuyết trình mới

Tạo nhanh bài thuyết trình mới để chuẩn bị cho các phần thực hành trong chương:

Vào ngăn File

Chọn lệnh New, hộp Available Templates and Themes xuất hiện

bên phải

Chọn Blank presentation và nhấn nút Create để tạo mới.

Vào File chọn Save, hộp thoại Save As xuất hiện

Tại hộp File name đặt tên tập tin.

 Và chọn thư mục lưu trữ tại Save in

Nhấn Save để lưu bài thuyết trình lại (Phải đặt tên và lưu

ngay bài giảng của mình để tránh tình trạng mất điện hay có sự cố đột xuất khác)

3) Tạo slide tựa đề

Khi một bài thuyết trình mới được tạo thì mặc nhiên có sẵn mộtslide tựa đề Slide tựa đề thông thường là slide đầu tiên của bàithuyết trình, slide tựa đề thường chứa các thông tin về tựa đề củabài thuyết trình, thông tin tác giả, ngày tháng, Ngoài ra, chúng ta

có thể thêm hình ảnh vào slide tựa đề Tuy nhiên lưu ý là không nênđưa quá nhiều nội dung vào slide tựa đề

Trang 17

– Các bước thực hành như sau:

Bước 1: Nhấn chuột vào placeholder Click to add title để nhập

tựa đề “PowerPoint 2010” cho slide

Bước 2: Dấu nhắc sẽ nhấp nháy như hình bên dưới và bạn hãy

nhập tựa đề cho slide này là “BÀI: KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG”

Bước 3: Nhấp chuột vào placeholder Click to add subtitle để

nhập tựa đề phụ, thông thường đây là các diễn giải về nội dungchi tiết cho tựa đề của bài thuyết trình

Bước 4: Nhấp chuột vào vùng trống bên ngoài các placeholder

để hoàn tất việc nhập văn bản cho tựa đề chính và tựa đề phụ.Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn sẽ nhận được kết quả nhưhình sau

4) Tạo slide chứa văn bản

Sile tiếp theo chúng ta sẽ thực hiện những tính năng mới trongphiên bản PowerPoint 2010 Slide này chỉ cần có hai placeholderdùng để nhập tựa đề và các tính năng mới dưới dạng văn bản Dovậy, bạn hãy chèn slide mới với kiểu layout là Title and Content

– Các bước thực hành như sau:

Bước 1: Vào ngăn Home, tại nhóm Slides chọn New Slide

Bước 2: Chọn kiểu layout là Title and Content

Trang 18

Hình 25 Chọn layout Title and Content

Bước 3: Tại khung tựa đề của slide mới, bạn nhấp chuột vào

chữ Click to add title, sau đó nhập vào nội dung của Slide

cần trình chiếu

5) Chèn hình vào slide

– Các bước tiến hành

Bước 1: Nhấp chuột vào ngăn Insert, tại nhóm Images chọn Insert

Picture from File.

Bước 2: Cửa sổ Insert Picture xuất hiện, bạn tìm đến thư mục lưu

trữ hình trên máy của mình và nhấp chuột chọn một hình nào đó,

sau đó nhấn nút Insert để chèn hình vào Slide.

Trang 19

Bước 3: Tương tự, nhấp chuột vào biểu tượng Insert Picture from

File bên cột bên phải và chèn một hình khác.

Bước 4: Khi hình đã chèn vào slide, bạn chọn hình đó cho xuất hiện

8 ô vuông nhỏ xung quanh hình, đưa chuột vào ô ở một góc nào đó

và giữ trái chuột kéo ra phía ngoài hình để phóng to hình Bạn cóthể dùng chuột để di chuyển hình đến vị trí mong muốn trong slide

6) Chèn thêm Shape, WordArt và Textbox vào slide

Đôi khi, chúng ta cần thêm các hộp văn bản để nhập thêm thông tin hoặc vẽthêm các biểu tượng vào slide Chúng ta sẽ tiếp tục làm việc trên slide ở phần trước

và thêm vào slide các Shape, WordArt và Textbox để minh họa thêm nội dung đangtrình bày trên slide

Các bước thực hành như sau:

Bước 1: Vào ngăn Insert \ Illustrations \ Shape, chọn kiểu mũi tên

Right Arrow Dùng chuột vẽ một hình mũi tên hướng sang phải

trên slide như hình sau

Bước 2: Vào ngăn Insert \ Text \ Textbox và vẽ một hộp văn

bản trên slide

Trang 20

Hình 30 Thêm Textbox vào slide

màu sắc cho WordArt

7) Nhúng âm thanh vào slide

Microsoft PowerPoint cho phép bạn chèn rất nhiều định dạngnhạc khác nhau vào slide, thông thường chúng ta chèn địnhdạng.mp3 hay wma vào slide vì chúng cho chất lượng tốt và cókích thước tập tin nhỏ

– Định dạng tập tin âm thanh dùng cho PowerPoint 2010

PowerPoint mở rộng khả năng hỗ trợ nhiều định dạng âm thanh so với trướckia Chúng ta có thể dùng các công cụ để chuyển đổi các định dạng âm thanh lạ vềđịnh dạng mà PowerPoint hỗ trợ

Các định dạng âm thanh PowerPoint hỗ trợ như: aiff (Audio Interchange File Format), au (UNIX Audio), mid hay .midi (Musical Instrument Digital Interface), mp3 (MPEG Audio Layer 3), wav (Wave Form), wma (Windows

Media Audio)

 Đôi khi phần mở rộng của tập tin âm thanh giống với danh sách ở trên nhưng

không thể chèn vào PowerPoint được do codec sử dụng trong tập tin không phù

hợp Cách tốt nhất là nên chuyển đổi các định dạng âm thanh để đảm bảo tínhtương thích

Các bước thực hành như sau:

hiện

Trang 21

Hình 32 Chèn Audio và slide

các đoạn âm thanh không cần thiết và chỉ chừa lại một phần củatập tin âm thanh Bạn chọn vào biểu tượng hình loa trên slide và

vào ngăn Audio Tools, nhóm Editing, chọn lệnh Trim Audio.

8) Nhúng đoạn phim vào slide

PowerPoint 2010 tương thích với rất nhiều định dạng video phổ biến hiện nay.Trong đó, chúng ta nên sử dụng hai định dạng flv và wma vì chúng cho chất lượnghình ảnh chấp nhận được, ít phát sinh lỗi khi chèn và có kích thước tập tin nhỏ

– Định dạng tập tin video dùng cho PowerPoint 2010

Các định dạng âm thanh PowerPoint hỗ trợ như: flv (Flash Video – đây là lựa

chọn video tốt nhất khi chèn vào PowerPoint 2010), asf (Advanced Streaming

Format), avi (Audio Video Interleave), mpg hay mpeg (Moving Picture Experts Group), wmv (Windows Media Video).

 Đôi khi phần mở rộng của tập tin video giống với danh sách ở trên nhưng không

thể chèn vào PowerPoint được do codec sử dụng trong tập tin không phù hợp.

Cách tốt nhất là nên chuyển đổi các định dạng video để đảm bảo tính tương thích

Các bước thực hành như sau:

Bước 1: Vào ngăn Insert vào Video from File.

Trang 22

Bước 2: Tìm đến thư mục chứa video, chọn video và nhấn nút Insert để chèn vào slide hoặc nhấn nút xổ xuống tại nút Insert và chọn Link to file để chỉ liên kết với video mà không nhúng vào bài

thuyết trình

Lưu ý khi chèn video: Khi chèn video vào slide, nếu là

định dạng mà PowerPoint hỗ trợ và codec đúng thì quá trình chèn diễn ra rất nhanh Nếu bị treo máy hay quá trình chèn diễn ra quá lâu, bạn nên dùng các chương trình chuyển mã video chuyên dụng để chuyển video về định dạng PowerPoint

hỗ trợ.

9) Tạo hiệu ứng:

a) Hiệu ứng cho văn bản:

٭ Văn bản (Textbox) là đối tượng được sử dụng nhiều nhất trong

bài thuyết trình Do vậy, Powerpoint xây dựng sẵn rất nhiều kiểu hiệu ứng rất thú vị cho đối tượng này và chúng ta có thể thiết lập hiệu ứng đến từng dòng, từng chữ hoặc từng ký tự trong đoạn văn bản WordArt thực chất cũng là văn bản nên cách áp dụng hiệu ứng cho đối tượng này hoàn toàn tương tự với Textbox Do vậy, phần này chỉ minh hoạ áp dụng hiệu ứng trên đối tượng Textbox

Trang 23

Hình 35 Các cấp độ của văn bản trong Textbox

– Các bước thực như sau:

và nhấp chọn nút More để mở danh mục các hiệu ứng.

trong hộp Animation Styles Khi đó hộp văn bản trên slide xuất

hiện thêm số thứ tự là 1 ở đầu mỗi dòng văn bản Điều này cónghĩa đây là hiệu ứng sẽ được thực thi đầu tiên trên slide và khithực hiện hiệu ứng thì PowerPoint sẽ cho xuất hiện đồng thời cácdòng trong hộp văn bản

Trang 24

Hình 37 Chọn kiểu hiệu ứng Fly In

và chọn kiểu Fly In từ danh sách Bạn có thể rê chuột lên các kiểu hiệu ứng Fly In và xem kết quả thể hiện trên slide trước khi quyết định chọn Ví dụ, bạn chọn kiểu From Bottom-Left có

nghĩa là đoạn văn bản sẽ bay từ góc dưới bên trái lên vị trí của nóđược đặt trên slide

Animation Styles còn ít quá, bạn chọn tiếp nút More Entrance Effects trong hộp này Khi đó, hộp thoại Change Entrance Effect xuất hiện với hơn 30 kiểu hiệu ứng cho bạn lựa chọn.

Tích chọn vào hộp Preview Effect rổi nhấp chuột vào tên

các hiệu ứng và xem kết quả thể hiện trên slide

Sau khi chọn được một kiểu vừa ý thì nhấn nút OK Ví dụ,

bạn chọn lại kiểu Flip

Trang 25

Hình 39 Thay đổi kiểu hiệu ứng

٭ Các tùy chọn hiệu ứng nâng cao cho văn bản

Để thiết lập các thông số hiệu ứng nâng cao cho hộp văn bản

Bạn vào nhóm Advanced Animation và chọn nút Animation Pane Khung Animation Pane xuất hiện bên phải trong cửa sổ soạn thảo Normal View.

– Thực hiện các tùy chọn nâng cao như sau:

trong ngăn Animation Pane, hiệu ứng đã thiết lập cho đối tương

tương ứng trên slide cũng được chọn

đang chọn để mở danh sách lệnh Bạn hãy chọn lệnh Effect Options hộp thoại tùy chọn cho hiệu ứng Fly In xuất hiện

Nhóm Settings:

Direction: thiết lập hướng bay như trong tùy chọn Effect

Options đã thực hiện ở phần trên

Smooth start: hiệu ứng thực hiện chậm lúc đầu

Smooth end: hiệu ứng thực hiện chậm lúc cuối

Bounce end: hiệu ứng rung lắc của đối tượng lúc cuối Ví dụ

bạn thiết lập Bouce end là 0.5 giây (0.5 sec)

Nhóm Enhancements:

Sound: qui định có âm thanh hay không khi thực hiện hiệu

ứng và điều chỉnh âm lượng tại biểu tượng hình loa bên cạnh

Ví dụ, bạn chọn kiểu âm thanh là Camera.

Trang 26

After animation: thiết lập hành động cho đối tượng sau khi thực hiện xong hiệu ứng Ví dụ, bạn chọn More Colors và

chọn màu xanh lá cây Nghĩa là, đoạn văn bản sẽ đổi sangmàu xanh sau khi thực hiện ứng

Animate text: thiết lập phạm vi ảnh hưởng của hiệu ứng đến

cả dòng (All at once), từng từ (By word) hoặc từng ký tự (Byletter) trong câu kèm theo thời gian chờ Số phần trăm càng

cao thì khoảng thời gian chờ càng lâu Ví dụ, bạn chọn kiểu By Word và thời gian chờ là 10% giữa các từ.

Start: sự kiện thực hiện hiệu ứng như là chờ nhấp chuột (On

Click), hiệu ứng sẽ diễn ra đồng thời với hiệu ứng trước đó (WithPreviouse) hay là hiệu ứng sẽ diễn ra sau một hiệu ứng nào đó

(After Previous) Ví dụ bạn chọn kiểu After Previous Lưu ý,

mặc dù ta chọn là After Previous nhưng khi bạn nhấp chuột thìhiệu ứng vẫn sẽ thực thi dù chưa đến thời điểm vì hiệu lệnhnhấp chuột được mặc định ưu tiên hơn

Delay: thiết lập thời gian chờ trước khi hiệu ứng bắt đầu thực

thi Ví dụ, bạn thiết lập thời gian chờ là 2 giây

Duration: thiết lập thời gian hay tốc độ thực hiện hiệu ứng Ví

dụ, bạn chọn tốc độ thực hiện là 2 giây (2 seconds (Medium))

Repeat: thiết lập số lần thực thi lặp lại của hiệu ứng Ví dụ, bạn chọn None để cho hiệu ứng chỉ thực hiện một lần.

Tích chọn Rewind when done playing nếu muốn đối tượng bị

trả về nơi xuất phát sau khi thực thi hiệu ứng

Triggers: giữ mặc định không tùy chỉnh, chúng ta sẽ thảo luận

về Trigger trong phần sau

Group text: thiết lập cấp độ văn bản trong hộp Textbox được

áp dụng hiệu ứng Văn bản trong Textbox bên trái có 2 cấp và

ta muốn áp dụng hiệu ứng cho mỗi dòng trong văn bản đó Do

vậy, bạn chọn Group text là By 2nd Level Paragraphs.

Automatically after: thiết lập thời gian chờ trước khi thực hiện hiệu ứng, đây chính là Delay bên ngăn Timing.

Trang 27

Animate attached shape: chỉ xuất hiện khi bạn định dạng

shape cho hộp văn vản Và nếu tích chọn tùy chọn này thìshape sẽ thực thi hiệu ứng trước, sau đó mới đến các hiệu ứngcủa văn bản chứa trong shape

In reverse order: các hiệu ứng sẽ thực thi theo trình tự ngược

lại, văn bản có nhiều dòng thì sẽ thực thi hiệu ứng cho dòngcuối trước, dòng đầu sẽ thực thi hiệu ứng sau cùng

Bước 6: Nhấn nút OK sau khi thiết lập các thông số.

Bước 7: Nếu các hiệu ứng là đơn giản thì chúng ta có thể thiết

lập nhanh các thông số về hiệu lệnh thực thi hiệu ứng, thời gianthực thi và thời gian chờ trước khi thực thi hiệu ứng Nếu trên

slide có nhiều đối tượng áp dụng hiệu ứng là dùng các nút Move Earlier (đưa lên thực thi trước) hoặc Move Later (đưa xuống

thực thi sau) để sắp xếp trình tự thực thi hiệu ứng của các đốitượng trên slide

Preview trong ngăn Animations của Ribbon để xem trước kết quả áp dụng

hiệu ứng trên slide

b)Sao chép hiệu ứng

Tính năng sao chép hiệu ứng (Animation Painter) giữa các đốitượng mới được bổ sung vào PowerPoint 2010 Nhờ tính năng này,thời gian thiết lập hiệu ứng cho các đối tượng trong bài thuyết trìnhđược rút ngắn rất nhiều

Để sao chép hiệu ứng cho nhiều đối tượng cùng lúc, bạn làm như sau:

 Chọn đối tượng đã có sẵn hiệu ứng

Nhấp nút Animation Painter khi thực hiện lệnh sao chép hiệu

ứng

 Sau đó, lần lượt nhấp chuột lên các đối tượng cần được ápdụng hiệu ứng

Trang 28

Hình 45 Sao chép hiệu ứng cho nhiều đối tượng

c) Sắp xếp trình tự thực thi hiệu ứng cho

Khung Animation Pane bên phải cửa sổ Normal View liệt kêdanh mục các hiệu ứng đã thiết lập cho các đối tượng trên slide.Những hiệu ứng nằm trên cùng có độ ưu tiên cao hơn và sẽ đượcthực thi trước, sau đó mới đến các hiệu ứng bên dưới Do vậy, bạncần phải sắp xếp thứ tự cho các hiệu ứng trên slide theo ý đồtrình bày của mình khi thuyết trình

– Thực hiện các bước như sau:

ứng

Animation chọn lệnh Animation Pane để mở hộp Animation

Pane

tượng thì chọn hiệu ứng của đối tượng đó trong khung

Animation Pane và nhấp nút mũi tên hướng lên để tăng độ

ưu tiên hoặc nhấp mũi tên hướng xuống để giảm độ ưu tiên khithực thi

vào nút Play để xem trước sự thực thi hiệu ứng của các đối

tượng trên slide

d)Thiết lập hiệu ứng và tùy chọn cho âm thanh và đoạn

phim

Trang 29

Chúng ta có thể đánh dấu (bookmark) các thời điểm thú vị trêncác đoạn phimhoặc âm thanh trong bài thuyết trình Sau đó, các bookmark này được sử dụng như làcác điểm để kích hoạt một hiệu ứng hoặc nhảy đến một vị trí xác định trong đoạnvideo.

Thêm và xóa bookmark

– Thực hành theo các bước sau:

phim

Nếu là video: vào Video Tools, ngăn Playback, nhóm Bookmarks, chọn lệnh Add Bookmark

Nếu là audio: vào Audio Tools, ngăn Playback, nhóm Bookmarks, chọn lệnh Add Bookmark.

Bước 4: Muốn xóa bỏ bookmark nào đó đã tạo, bạn chọn lên bookmark cần xóa trên

thanh điều khiển nằm dưới video hoặc audio rồi thực hiện lệnh sau:

Nếu là video: vào Video Tools, ngăn Playback, nhóm Bookmarks, chọn lệnh Remove Bookmark

Nếu là audio: vào Audio Tools, ngăn Playback, nhóm Bookmarks, chọn lệnh Remove Bookmark.

Thiết lập các tùy chọn cho âm thanh

Khi chèn một tập tin âm thanh vào slide thì PowerPoint mặcđịnh tập tin âm thanh này chỉ được phát khi bạn nhấp chuột lên nó.Phần này, chúng ta sẽ thực hiện một số tùy chịnh để tập tin âmthanh phát và dừng theo ý muốn của mình

– Thực hành theo các bước sau:

Bước 1: Chọn slide chứa audio Ví dụ, bạn chọn âm thanh trong slide

7

Bước 2: Vào Audio Tools, ngăn Playback, nhóm Audio Options

Volume: thiết lập mức âm lượng cho audio

Start: thiết lập sự kiện nào xảy ra thì phát âm thanh.

Trang 30

- Automatically: âm thanh tự động phát khi slide được trình chiếu Ví dụ, bạn chọn Automatically.

- On Click: âm thanh được phát khi kích chuột

- Play across slides: âm thanh được phát liên tục khi chuyển

sang các slide khác

Hide During Show: nếu chọn tùy chọn này để biểu tượng

hình loa sẽ được ẩn trên slide khi trình chiếu Ví dụ, bạn khôngchọn tùy chọn này

Loop until Stopped: nếu chọn tùy chọn này sẽ phát âm

thanh liên tục cho đến khi có một lệnh dừng xảy ra, chẳng hạnnhư là khi chuyển sang slide khác hoặc bạn kích chuột bấmnút dừng trên thanh điều khiển âm thanh khi trình chiếu Nếu

tùy chọn Loop until Stopped được chọn kết hợp với tùy chọn Play across slides tại hộp Start thì âm thanh sẽ được phát

tiếp tục và lặp lại đến hết bài báo cáo khi trình chiếu Ví dụ,bạn chọn tùy chọn này

Bước 3: Bạn có thể tùy chỉnh thêm hiệu ứng cho âm thanh trên slide

bằng cách chuyển qua ngăn Animations, nhóm Animation và chọn Show Additional Effect Options ( ) Hộp thoại Play Audio xuất hiện:

Ngăn Effect:

Tại Start playing: thiết lập điều kiện để phát âm thanh

 From beginning: sẽ phát âm thanh từ đầu Ví dụ bạn chọn tùychọn này

 From last position: sẽ phát tiếp âm thanh từ vị trí điểm dừngtrước kia

 From time: thiết lập thời gian bắt đầu trong tập tin âm thanh

sẽ được phát

Tại Stop playing: thiết lập điều kiện dừng phát âm thanh

 On click: khi kích chuột

 After current slide: sau khi chuyển sang slide mới Ví dụ, bạnchọn tùy chọn này

 After: thiết lập cho âm thanh sẽ tiếp tục phát sau khi khi trìnhchiếu tiếp một số slide nữa

Trang 31

Hình 49 Ngăn Effect trong Play Audio

Ngăn Timing:

Start: bạn chọn After Previuos

Delay: không cần chờ nên cho Delay là 0 giây.

Duration: bỏ trống, đây mặc định là độ dài thời gian của âm

thanh

Repeat: tùy chọn số lập lặp lại Until End of Slide đang được chọn vì nó chính là tùy chọn Loop until Stop mà bạn đã thiết

lập ở bước 2

Ngăn Audio Settings: thiết lập mức âm lượng và tùy chọn ẩn biểu tượng hình loa khi trình chiếu tại Display options Ngoài

ra, PowerPoint còn cung cấp thông về độ dài của âm thanh vàtình trạng tập tin lưu trữ

Bước 4: Kích chuột vào nút OK để đóng hộp Play Audio.

Trang 32

Bước 5: Bạn mở ngăn Animation Pane và sắp xếp lại thứ tự thực

thi các hiệu ứng cho các đối tượng trên slide Thông thường chúng

ta sẽ cho âm thanh phát ngay sau khi đến lượt slide chứa nó trìnhchiếu Do vậy bạn di chuyển hiệu ứng cho đối tượng âm thanh lênđầu danh sách các hiệu ứng

 Thiết lập các tùy chọn cho phim

Thiết lập các tùy chọn cho các đoạn video nhúng trong bàithuyết trình cũng tương tự như thiết lập tuỳ chọn cho âm thanh

– Thực hành theo các bước sau:

trong slide 8

Options

Volume: thiết lập mức âm lượng cho audio

Start: thiết lập sự kiện nào xảy ra thì phát âm thanh.

Automatically: âm thanh tự động phát khi slide được trình

chiếu Ví dụ, bạn không chọn tùy chọn này

On Click: âm thanh được phát khi kích chuột

Play Full Screen: phát phim chế độ toàn màn hình Ví dụ,

bạn không chọn tùy chọn này

Hide While Not Playing: ẩn phim khi không phát Ví dụ, bạn

không chọn tùy chọn này

Loop until Stopped: nếu chọn tùy chọn này sẽ phát phim

liên tục cho đến khi có một lệnh dừng xảy ra, chẳng hạn như

là khi chuyển sang slide khác hoặc bạn kích chuột bấm nútdừng trên thanh điều khiển phim khi trình chiếu

Rewind after Playing: trả phim về lại từ đầu sau phi phát

xong Ví dụ, bạn chọn tùy chọn này

Bước 3: Bạn có thể tùy chỉnh thêm hiệu ứng cho phim trên slide

bằng cách chuyển qua ngăn Animations, nhóm Animation và chọn Show Additional Effect Options ( ) Hộp thoại Play Audio

xuất hiện:

Ngăn Effect: Không nên thiết lập gì thêm

Ngăn Timing: chọn lại After Previous tại hộp Start, các thông

số khác giữ theo mặc định

Ngăn Video Settings: điều chỉnh âm lượng video tại Play

options Hai tùy chọn còn lại đã trình bày ở bước 2

Trang 33

Hình 53 Tùy chọn hiệu ứng cho video

tượng trên slide trong khung Animation Pane.

sang video bên phải trên slide và xóa đi bookmark trên video bên phải Bạn hãy chọn thêm Hide While Not Play tại nhóm Video Options trong ngăn Playback cho đoạn video này.

10) Sử dụng trigger

Phần này, chúng ta sẽ thực hành sử dụng trigger để kích hoạtmột hiệu ứng khác trong khi phát đoạn video khác Chúng ta sẽchèn thêm một WordArt vào slide, áp dụng hiệu ứng cho WordArtnày và sau đó sử dụng trigger để kích hoạt hiệu ứng cho WordArtkhi video phát tới đoạn đã được đánh dấu trước đó

– Thực hành theo các bước sau:

Bước 1: Chọn slide chứa video

Bước 2: Hãy vào ngăn Insert, nhóm Text, chọn lệnh WordArt,

chọn kiểu hiệu ứng và nhập vào đoạn văn bản sau “Brom tác dụng với Nhôm” trong hộp Your text here Sau đó thu nhỏ và di chuyển

WordArt xuống nằm bên dưới đoạn video

Animation chọn kiểu hiệu ứng Float In và chỉnh lại Duration là

3 giây bên nhóm Timing để thời gian thực thi hiệu ứng được lâu

hơn

Trang 34

Bước 4: Thiết lập trigger như sau:

Bước 5: Nhấn vào nút Preview trên Ribbon trong ngăn Animations

để xem kết quả áp dụng Trigger hoặc nhấn tổ hợp phím

<Shift+F5> để trình chiếu bài thuyết trình bắt đầu từ slide hiện

hành

11) Tự động hoá bài thuyết trình

Trong một số trường hợp, chúng ta cần xây dựng bài thuyếttrình với mục đích trình chiếu một cách tự động và không có ngườithuyết trình Các hướng dẫn trong phần này sẽ giúp bạn thực hiệnđiều đó

Một bài thuyết trình tự hành phải đảm bảo 3 điều kiện sau:

 Hiệu ứng chuyển slide khi áp dụng phải chọn thêm tùy chọn

After và thiết lập thời gian chờ chuyển slide cho tất cả các

slide

 Khi áp dụng hiệu ứng cho các đối tượng trên tất cả các slide

phải sử dụng tùy chọn After Previous hoặc With Previous tại Start.

Chọn thêm Loop continuously until ‘Esc’ trong ngăn Slide Show, nhóm Set Up, lệnh Set Up Slide Show để tự động

trình chiếu lặp lại bài thuyết trình khi kết thúc

– Thực hành theo các bước sau:

Bước 1: Mở bài thuyết trình cần áp dụng tự động

Bước 2: Vào từng slide, chọn các đối tượng đã áp dụng hiệu ứng và

vào ngăn Animations, nhóm Timing, chọn lại After Previous tại hộp Start.

Trang 35

Bước 3: Vào từng slide, vào ngăn Transitions, nhóm Timing, chọn

After và thiết lập thời gian chờ chuyển silde.

Slide Show, chọn lệnh Loop continuously until ‘Esc’.

12) Tạo các siêu liên kết và các nút lệnh điều hướng trong bài thuyết trình

Với các nút điều kiển hoặc các siêu liên kết (hyperlink) đặtđúng chổ trong bài thuyết trình sẽ giúp việc trình bày được dễ dànghơn trong việc di chuyển hoặc nhảy đến một nội dung nào đó tronghoặc ngoài bài thuyết trình Chúng ta có thể tạo siêu liên kết chocác đối tượng trong bài thuyết trình như Textbox, shape, hình ảnh,bảng biểu, e-mail, tập tin của ứng dụng khác, …

a Liên kết đến một slide khác trong cùng bài thuyết trình

– Thực hành theo các bước sau:

Bước 1: Chọn văn bản hoặc đối tượng cần gán thêm hyperlink Ví

dụ, bạn hãy chọn văn bản "Brom tác dụng với Nhôm" trong slide đầu

tiên để thêm liên đến đến slide trong bài thuyết trình

Bước 2: Vào ngăn Insert, nhóm Links, chọn lệnh Hyperlink hoặc

nhấn tổ hợp phím tắt <Ctrl+K>.

Bước 3: Chọn Place in this Document tại khung Link to

Bước 4: Thực hiện các bước sau:

 Liên kết đến một trình chiếu tùy biến (custom show) trong cùngbài thuyết trình Cách tạo custom show sẽ trình bày trongchương sau

Chọn một custom show mà bạn muốn nhảy đến khi trình chiếu bài thuyết trình trong hộp Select a place in this document.

Chọn thêm Show and return để khi trình chiếu xong custom

show sẽ trở lại slide chứa hyperlink này

 Liên kết đến một slide trong cùng bài thuyết trình: chọn tênslide muốn liên kến tới trong danh sách các slide trong hộp

Select a place in this document Ví dụ, bạn chọn tùy chọn

này và chọn slide số 10

Trang 36

Hình 59 Chọn liên kết đến slide

b Liên kết đến một slide khác bài thuyết trình

– Thực hành theo các bước sau:

Bước 1: Chọn hộp văn bản thứ hai trong slide Chúng ta sẽ thêm

hyperlink cho nó để liên kết đến slide khác trong bài thuyết trình khác

Bước 2: Vào ngăn Insert, nhóm Links, chọn lệnh Hyperlink Hộp

thoại Insert Hyperlink xuất hiện.

Bước 3: Dưới khung Link to, chọn lệnh Existing File or Web Page và tìm

đến chọn bài thuyết trình chứa slide cần liên kết đến trong khung Look in

Bước 4: Chọn nút lệnh Bookmark… hộp thoại Select Place in

Document xuất hiện Bạn chọn vào tên slide “Enrich Your

Presentation”

Trang 37

Bước 5: Nhấn nút OK để đóng hộp thoại và nhấn tiếp nút OK để

đóng hộp thoại Insert Hyperlink.

CHƯƠNG 2 VIOLET 1.7

A GIỚI THIỆU PHẦN MỀM:

ViOLET là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng So với các phần mềmkhác, ViOLET chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác rất phù hợp với học sinh cấp phổ thông các cấp

• Thân thiện, dễ sử dụng: Giao diện tiếng Việt rất dễ sử dụng, phù hợp với những

người không chuyên tin học, không giỏi ngoại ngữ

• Chức năng soạn thảo phong phú: Cho phép nhập và chỉnh sửa các dữ liệu văn

bản, công thức toán, âm thanh, hình ảnh, phim, các hiệu ứng chuyển động và tương tác, v.v

Trang 38

• Nhiều mẫu bài tập được lập trình sẵn: Bài tập trắc nghiệm, ghép đôi, bài tập ô

chữ, bài tập kéo thả chữ, điền khuyết, vẽ đồ thị hàm số bất kỳ v.v

• Nhiều giao diện khác nhau: Cho phép giáo viên chọn lựa giao diện bài giảng phù

hợp với bài học và ý thích của mình

• Tạo sản phẩm bài giảng trực tuyến: Cho phép xuất bài giảng ra thành phần mềm

chạy độc lập, hoặc thành một trang web để chạy trực tuyến qua Internet

* Lưu ý: Chạy chương trình Violet, khi gõ tiếng Việt, bạn phải tắt các bộ gõ như

ABC, VietKey, UniKey, để sử dụng chế độ gõ tiếng Việt của Violet

B CÁC CHỨC NĂNG CỦA VIOLET

1) Tạo trang màn hình cơ bản

Giao diện của Violet

Một phần mềm bài giảng là một tập hợp các trang màn hình (trong Powepointgọi là các Slide), trong đó mỗi trang sẽ thể hiện các nội dung chứa đựng một phầnkiến thức của bài giảng Thông thường khi sử dụng máy tính để giảng bài, giáo viên

sẽ lần lượt trình chiếu từng trang màn hình

Trang 39

Có 3 nút chức năng trên cửa sổ soạn thảo là: “Ảnh, phim”, “Văn bản”, “Công

cụ” dùng để đưa hoặc tạo các tư liệu và văn bản lên màn hình soạn thảo

Sau khi đưa hoặc tạo tư liệu xong, người dùng còn có thể chỉnh sửa, tạo hiệuứng, tạo các siêu liên kết và thực hiện rất nhiều các chức năng soạn thảo khác nữa

b) Nút “Ảnh, phim”:

Click nút này để nhập các file dữ liệu multimedia (ảnh, phim, swf, mp3 ) vàocửa sổ soạn thảo trang màn hình, bảng nhập liệu sẽ hiện ra như sau:

Hộp "Tên file dữ liệu" cho biết file dữ liệu nào đang được chọn Để đơn giản,

có thể nhấn vào nút "…" để mở ra hộp Open File giống như trong các ứng dụngWindows

Nếu chọn file Flash (SWF) thì sẽ xuất hiện thêm hộp “Vị trí dữ liệu trong file”.

Bình thường không cần nhập gì vào đây

Trang 40

 Nếu nhập file âm thanh hoặc phim thì sẽ xuất hiện thêm hộp lựa chọn để xácđịnh rằng dữ liệu phim hoặc âm thanh này có được tự động Play hay không.

Việc nhập tư liệu cũng có thể được thực hiện dễ dàng và trực quan hơn bằngcách từ cửa sổ Windows hoặc Windows Explorer, ta kéo trực tiếp các file tư liệu(ảnh, phim, flash, mp3) rồi thả vào màn hình soạn thảo Nếu cần thay đổi các tham số

như Vị trí dữ liệu trong file Flash hay Tự động play video thì chỉ cần click đúp chuột

vào tư liệu

Violet hỗ trợ mọi định dạng file multimedia thông dụng bao gồm: flv, mpg,

avi, mov, wmv, asf, dat, 3gp (phim), jpg, gif, png, bmp, ico, wmf, emf (ảnh), swf (Flash) và mp3 (âm thanh) Với bất kỳ loại file tư liệu nào, chỉ cần kéo thả vào màn

hình soạn thảo, hoặc dùng nút “Ảnh, phim” như trước là đều có thể đưa vào Violetđược

Các dữ liệu multimedia ở đây có thể do chính người dùng tự biên tập bằng cácchương trình vẽ hình hoặc xử lý ảnh như Corel Draw, Photoshop, hay các chươngtrình tạo ảnh động như Flash, Swish, hoặc có thể là ảnh quét từ sách báo, tài liệu, từquay phim chụp ảnh, hoặc copy từ các đĩa CD tư liệu, hoặc từ tìm kiếm thông tin trênmạng Internet, v.v Đặc biệt, người dùng có thể dễ dàng tìm được tư liệu cần thiếtbằng cách truy cập và sử dụng các chức năng của Hệ thống Thư viện tư liệu giáo dụccủa cộng đồng giáo viên Việt Nam tại website http://tulieu.violet.vn

 Dịch chuyển, co giãn đối tượng

Sau khi nhập ảnh, phim, người dùng có thể dùng chuột kéo, dịch chuyển cáchình ảnh này, hoặc thay đổi kích thước, tỷ lệ co giãn bằng các điểm nút ở góc, ở giữacạnh và điểm nút ở giữa hình

Với một trong 8 điểm nút ở biên, người dùng có thể dùng chuột để kéo (drag)

nó làm cho hình dạng, kích thước đối tượng cũng thay đổi theo

Với điểm nút ở tâm đối tượng, khi người dùng nhấn chuột vào rồi di lên thìhình sẽ phóng to, di xuống thì hình thu nhỏ Đây là thao tác phóng to thu nhỏ đơnthuần Khi nhấn chuột vào đối tượng (mà không nhấn vào bất kỳ điểm nút nào) sau

đó kéo chuột thì cả đối tượng cũng sẽ được kéo theo Đây là thao tác thay đổi vị tríđơn thuần

 Thiết lập thuộc tính của đối tượng (ảnh hoặc phim)

Nếu click vào nút , bảng thuộc tính của đối tượng sẽ hiện ra ngay bên cạnh

Ngày đăng: 28/06/2014, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Sách giáo khoa hoá học lớp 8-9-10-11-12 Khác
[2] Phân phối chương trình môn hoá học phổ thông Khác
[3] Sách giáo viên hoá học lớp 8-9-10-11- 12. (NXB GD) Khác
[4] Tài liệu giáo khoa chuyên hoá học 11-12 (Tập 1,2 NXB GD) [5] Từ điển hoá học phổ thông Khác
[6] Báo hóa học và ứng dụng Khác
[7] Các phần mềm và hướng dẫn sử dụng trên Internet Khác
[8] SKKN: Ứng dụng Microsoft Powerpoint trong soạn giảngbài giảng điện tử của thầy Lê Đăng Duy – trường THPT Lang Chánh Khác
[9] SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lý của thầy Hoàng Tám – trường THCS Cảnh Dương Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình soạn thảo, hoặc dùng nút “Ảnh, phim” như trước là đều có thể đưa vào Violet  được. - Báo cáo đề tài:" Ứng dụng CNTT trong vấn đề soạn giảng và dạy học môn hóa học" potx
Hình so ạn thảo, hoặc dùng nút “Ảnh, phim” như trước là đều có thể đưa vào Violet được (Trang 36)
Bảng ký hiệu và cỏch gừ chuẩn LaTex thường dựng trong Húa học - Báo cáo đề tài:" Ứng dụng CNTT trong vấn đề soạn giảng và dạy học môn hóa học" potx
Bảng k ý hiệu và cỏch gừ chuẩn LaTex thường dựng trong Húa học (Trang 61)
Hình  3  chiều)  dọc  theo  trục  Z,  ta thực hiện như sau: - Báo cáo đề tài:" Ứng dụng CNTT trong vấn đề soạn giảng và dạy học môn hóa học" potx
nh 3 chiều) dọc theo trục Z, ta thực hiện như sau: (Trang 80)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w