1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

24 giờ tìm hiểu Strobist và ánh sáng tự nhiên pot

16 492 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 545,24 KB

Nội dung

24 giờ tìm hiểu Strobist ánh sáng tự nhiên Phần 1 : các chế độ có sẵn 1. Giới thiệu chung : bất cứ chiếc máy ảnh DSLR nào cũng đều có 4 chế độ cơ bản tối thiếu là M,A,S,P ngoài ra đới với các dòng Entry Level, thì nhà sản xuất còn thêm vào 1 số chế độ có tự động cấu hình sẵn như : chân dung, phong cảnh, chụp đêm, Nikon Canon Sony tuy nhiên trong bài này chúng ta chỉ quan tâm 4 chế độ sẵn có cách dùng tối ưu của 4 chế độ này. 2. A,S,P thế nào cho đúng :  A - Aperture : ưu tiên khẩu, chế độ này theo mặc định người sử dụng sẽ chỉ được toàn quyền chỉnh khẩu độ, tức là bạn sẽ xoay bánh xa điều khiển để cài đặt khẩu độ trên máy ảnh, máy ảnh sẽ tự động đo sáng dựa theo bạn cài đặt chế độ đo sáng nào (điểm, vùng, toàn cảnh) để tính toán cho ra thông số tốc độ chụp thích hợp, để ảnh sẽ nhìn đúng sáng. Phạm vi mục đích sử dụng : chế độ này thường được hiểu như là 1 cách kiểm soát hậu cảnh (Background) Độ sâu trường ảnh (DOF), điểm chết của chế độ này là ko thể khép khẩu quá sâu ở nơi quá tối hoặc mở khẩu to với Iso cao trong điều kiện nhiều ánh sáng, vì khi đó nó sẽ vượt qua tốc độ chụp cho phép của body, không thể tính toán để cho ảnh đúng sáng dc  S -Speed (Tv trên Canon) : chế độ này theo mặc định người sử dụng sẽ chỉ được toàn quyền chỉnh tốc độ, tức là bạn sẽ xoay bánh xa điều khiển để cài đặt tốc độ trên máy ảnh, máy ảnh sẽ tự động đo sáng dựa theo bạn cài đặt chế độ đo sáng nào (điểm, vùng, toàn cảnh) để tính toán cho ra thông số khẩu độ chụp thích hợp, để ảnh sẽ nhìn đúng sáng. Phạm Vi mục đích sử dụng : để kiểm soát những hiệu ứng liên quan đến tốc độ chụp trong khung hình, ví dụ như chụp các sự kiện thể thao cần bắt dính, hay bắt nhòe hình, thì tốc độ chụp là thứ quyết định chủ yếu, điểm chết của chế độ này là phụ thuộc vào ống kiếng bạn sử dụng, đôi lúc tốc độ bạn set sẽ vượt quá giới hạn khấu cho phép của ống kiếng thì cũng cho ra những bức ảnh sai sáng, lúc này hãy để ý Iso. chú ý : nói 1 cách nôm na vui vẻ thì chế độ A là chỉnh thông số của ống, còn chế độ S là chỉnh thông số của màn trập.  P - Programe :chụp linh hoạt, chế độ này có thể coi là 1 chế độ gần gần với tự động, khi ta đặt máy lên, máy sẽ tự động đo sáng tự "đề xuất" khẩu độ tốc độ chụp, ở chế độ này ta sẽ dc quyền chỉnh cùng lúc cả Khẩu độ lẫn tốc độ, khi ta chỉnh thông số này thì thông số kia tự tính lại để có ảnh đúng sáng Chụp ở chế độ này sẽ đảm bảo không "vượt biên" các giới hạn của ống kiếng hay thân máy, tuy nhiên chế độ này có 1 nhược điểm là thông số luôn thay đổi, nếu ta ko để ý thì rất dễ có những bức ảnh "trớt quớt". 3. M- Manual :chỉnh tay hoàn toàn  đến 1 lúc nào đó, khi bạn thích có những bức ảnh đảm bảo sự đồng nhất về về thông số, yên tâm rằng nếu ảnh không đạt tiêu chuẩn thì đó là tại mình chứ không muốn đỗ lỗi cho máy nữa chế đô M-Manual đang đón chờ bạn.  theo mặc định chế độ M tức là bạn tự can thiệp vào thông số Khẩu độ tốc độ, máy sẽ không dám đề xuất bất kì thông số nào hết, tuy nhiên nó cũng tùy vào chế độ đo sang mà bạn đang cài đặt là gì mà cũng sẽ thông báo cho chủ máy biết là, với tốc độ khẩu độ hiện tại thì bức ảnh đó sẽ "dư sáng, đúng sáng hay thiếu sáng" để chúng ta biết mà chỉnh.  nếu bạn có ý định chụp Hi Key, Low Key thì chế độ này sẽ cho độ chính xác cao hơn, hơn thế nữa chụp ở chế độ này sẽ giúp bạn tránh được những bức ảnh cháy sáng, hoặc thiếu sáng do "máy người hiểu lầm nhau"  1 chú ý duy nhất khi chụp ở chế độ này là : hay để ý liên tục đến chế độ đo sáng vạch đo sáng trên máy, để cân chỉnh thông số lại khi ánh sáng thay đổi (góc máy thay đổi cũng làm ánh sáng thay đổi) vậy là phần 1 đã hoàn tất 1 cách dễ dàng, việc bây giờ của các bạn là rút máy ra chụp thử ngay các chế độ này, để nắm sơ về nó để chuẩn bị cho phần sau thú vị hơn Phần 2: Đo sáng trên máy ảnh - Dùng thế nào để có hiệu quả Chỉ định : đã biết trước định nghĩa các chế độ A,S,P,M, Auto  Đo sáng trên máy ảnh nó là gì : trước tìm hiểu về cách đo sáng chúng cũng nên liếc qua 1 chút cái máy ảnh để biết nó là cái gì, ở đâu trên cái máy ảnh  Đầu tiên là các chế độ đo sáng mà máy ảnh cung cấp cho bạn bao gồm: i.Spot Metering - đo sáng điểm lấy nét: nếu bạn lấy nét vào đâu thì nó sẽ đo sáng tại đó ii.Matrix Metering (nikon) - đo sáng toàn bộ khuôn hình: nó sẽ cộng trung bình ánh sáng của cả khuôn hình vào rồi tính ra 1 cách trung bình nhất ánh sáng của khuôn hình nhưng vẫn có chút ưu tiên tại điểm lấy nét. iii.Center – Weighted - đo sáng giữa khuôn hình: khá giống như lấy nét vùng nhưng nó chỉ lấy nét quanh vùng trung tâm (cho các máy cấu hình thấp để tiết kiệm chi phí) iv.Partial đo sáng vùng quanh điểm lấy nét: khi bạn lấy nét ở điểm nào thì nó sẽ đo sáng ở những vùng xung quanh điểm lấy nét cho ra kết quả.   Đo sáng toàn diện lúc chỉ cho kết quả chính xác đẹp nếu khuôn ảnh của bạn có ánh sáng đêu đặn  Đo sáng vùng đo sáng điểm sẽ cho kết quả chính xác hơn, tùy thuộc vào chủ thể của bạn to hay nhỏ thì bạn cân nhắc chế độ đo sáng phù hợp.  Tuy nhiên những điều trên chỉ là cơ bản nhất khi bạn sử dụng các chế độ auto (S,P,A, Auto) nếu khi bạn đang muốn chuyển mình sang 1 bước mới, để có khuôn ảnh chính xác hơn về ánh sáng, thì hãy chụp Manual, dùng các chế độ A,S để đo sáng.  Cách đo sáng ý nghĩa của nó :  Thứ nhất chúng ta xác định là sẽ chụp ở chế độ manual để có dc những bức ảnh đồng nhất về ánh sáng (chú ý 1 : ánh sáng chủ đạo ko thay đối, nếu có thay đổi phải đo lại) Các bước thực hiện : i. Chuyển sang chế độ đo sáng điểm trên máy. ii.Chọn chế độ chụp A hoặc S để đo sáng - Nếu là ánh sáng tự nhiên/hot light mạnh thì chọn chế độ A sau đó qui định khẩu độ mà bạn muốn. - Nếu dùng đèn strobe/Flash thì chọn chế độ S, qui định tốc độ chụp là 1/200 đo - Nếu ánh sáng yếu thì đặt chế độ A sau đó đo vào vùng tối nhất mà bạn vẫn muốn có chi tiết hoặc chủ thể, nó sẽ cho bạn tốc độ, sau đó tăng iso dần lên cho đến khi nào chỉ số tốc độ đạt xấp xỉ chỉ số tiêu cự đang sử dụng (ví dụ tiêu cự 50 thì tốc ít nhất phải 1/50 để ko bị nhòe do run tay), sau đó chuyển lại sang chế độ S, cài tốc độ là tốc độ mà bạn đo dc trong mode A vừa rùi, sau đó tiến hành đo những phần con lại. - Cách đo là cứ đưa máy vào từng vùng sách chênh lệch khác nhau bạn sẽ có dc các chỉ số thay đổi Khẩu độ hoặc tốc độ Giải thích : với cách đo này khi bạn khóa 1 chỉ số khẩu độ hoặc tốc độ thì việc đo sáng sẽ cho ra chỉ số tương ứng còn lại. iii.Cách tính độ lệch sáng dựa trên các chỉ số vừa đo : - Sau khi đo xong các bạn sẽ có dc những chỉ số về tốc độ khẩu độ. - Trước khi nói típ chúng ta cần tìm hiểu 1 vài khái niệm như sau : a.Trong nhiếp ảnh người ta qui định khi ánh sáng tăng gấp đôi hay giảm đi 1 nửa thì ng ta gọi đó là tăng hoặc giảm 1 Stop , khi điều chỉnh ánh sáng trên ảnh ng ta cho phép điều chỉnh tối thiểu 1/3 Stop cho mỗi lần chỉnh (tức là tăng /giảm 0.33% lượng sáng) - Cái rất hay mà mọi người ít chú ý là : khi các bạn dùng bánh xe để tăng hoặc giảm Iso/Tốc độ/Khẩu độ 1 nấc tương ứng với việc các bạn tăng hay giảm sáng 1/3 Stop do đó khi bạn kéo 1 thông số này lên 1 nấc kéo thông số kia lên 1 nấc thì có nghĩa là ánh sáng ko đổi. - Iso Tốc độ thì khi chỉ số tăng/giảm gấp đôi/1 nửa thì ánh sáng cũng tăng/giảm gấp đôi/1 nửa tương ứng, nhưng với khẩu độ thì khác, tăng sáng gấp đôi hay giảm 1 nửa thì chỉ số khẩu độ chỉ thay đổi 1.4 lần xấp xỉ căn 2 mà thôi ví dụ : khẩu từ 1.4 - > 2 : ánh sáng giảm 1 nửa = 1 stop từ 5.6 -> 4 : ánh sáng tăng gấp đôi = 1 stop[ ứng với mỗi nấc bánh xe khi thay đổi khẩu độ ta đã thay đổi 1/3 stop. - Vậy là mọi ng đã biết sự tương quan các chỉ số, bây giờ chúng ta hoàn toàn qui đổi các chỉ số lệch tốc độ khẩu độ đó ra các Stop, để biết chỗ này chênh lệch với chỗ kia bao nhiu Stop. - Chú ý 2 : nếu điểm A điểm B lệch nhau từ 3 Stop trở lên (8 lần), điểm A là điểm sang điểm B là điểm tối thì khi đó nếu ta lấy đúng sáng điểm A thì điểm B bị đen, lấy đúng sáng điểm B thì điểm A bị Trắng, nghĩa là nếu chủ thể của bạn có 2 điểm chính như thế bạn có ý định ko dùng bất kì thứ gì hỗ trợ ánh sáng mà vẫn để ánh sáng tự nhiên thì lời khuyên là ko nên chụp vì như thế ảnh sẽ bị bệt hoặc cháy, hãy nghĩa cách xoay chuyển khuôn hình sao cho ko có điểm chính nào lệch nhau quá 3 stop. tất nhiên khi đã có các số đo cách tính độ lệch sáng, thì việc còn lại của bạn là, xoay chuyển góc ảnh để có ánh sáng phù hợp, hoặc sẽ dùng nó để chơi đèn Strobe bổ sung, hoặc dùng hắt sáng để có ánh sáng đẹp hơn phần 3 : Strobist với chế độ nào. 1. Strobist : vài thông tin cần biết  Strobist nó không là 1 từ có nghĩa nào nếu bạn mở từ điển ra dò, vì nó chỉ mới xuất hiện gần đây, nhằm chỉ cách chơi có sử dụng đèn Strobe hỗ trợ.  Strobe là 1 trong 2 dạng ánh sáng nhân tạo được sử dụng để chụp ảnh  Strobe là đèn chớp, chỉ nhá sáng khi chụp, có thơi lượng phát sáng cực ngắn cường độ mạnh để bù sáng cho khuôn hình  Hot light (continuous light) là đèn chiếu sáng liên tục, cho ánh sáng đồng nhất tại bất kì thời điểm nào đã bật đèn, các "Hot light" thường dùng là đèn sợi tóc có màu vàng với nhiệt độ màu vào khoảng 2800K cho đến 3200K, hoặc đèn trắng có nhiệt độ màu vào khoảng 5200K cho đến 5500K  Chú ý : đèn huỳnh quang hay các bóng đèn compact không được gọi là Hot light vì nó nó chớp tắt 60 lần trong 1 giây (điều này gây ảnh hưởng về mặt tốc đô chụp)  nếu dùng ánh sáng nhân tạo ở dạng Hot light thì ta đã có thể thấy ngay hiệu ứng ánh sáng trên khuôn ảnh, nên việc gia giảm là rất dễ dàng, tuy nhiên Hot Light lại ngốn điện năng nhiều, nên trong những trường hợp dã chiến người ta mới nghĩ ra đèn Strobe.  Strobe Flash có khác nhau không ?  câu trả lời là không : nhiều người vẫn lầm tưởng đèn strobe là đèn Studio đánh rời mới được gọi là đèn Strobe, hay chơi ảnh có đèn gắn rời ra khỏi body mới gọi là sử dụng Strobe, nhưng nếu nhìn lại định nghĩa về đèn Strobe thì đèn Flash (các đèn flash trên thân máy, hay đèn gắn thêm) vẫn là 1 dạng đèn Strobe.  Strobe : chớp 1 lần hay nhiều lần, giới hạn tốc độ cho phép  những đèn strobe khi chúng ta đánh rời hầu hết là chỉ chớp 1 lần duy nhất, có tốc độ giới hạn là 1/200 - 1/320 (đối với các máy DSLR từ Fulll frame trở xuống, nikon D70 có tốc độ giới hạn 1/500 dc coi là cao nhất trong các dòng này) 1/800 hoặc cao hơn cho các máy medium Format, tốc độ này là tốc độ cao nhất có thể của thân máy mà màn trập để lộ 100% sensor  1 số đèn Flash SpeedLight cho phép chớp ở tốc độ cao nhờ vào khả năng chớp sáng nhiều lần, tuy nhiên chớp sáng nhiều lần cũng làm giảm cường độ của đèn.  Sync với đèn Strobe như thế nào :  bạn có thể sync giữa body với đèn dựa vào thiết bị trigger bao gồm : Transmiter gắn trên máy Receiver gắn trên đèn. 1 số thiết bị như của hãng Pocket Wizzard lại vừa là Transmiter vừa là Receiver thông qua jack cắm như hình (cổng sync input để cắm vào thân máy Flash Local để cắm vào đèn)  tất nhiên để có sự chính xác cao nhất thì bạn có thể dùng PC Sync để kết nối trực tiếp từ thân máy đến đèn chú ý : 1 số model máy dòng Entry Level không có cổng Pc Sync, thì để sử dụng đèn strobe ngoài thì bắt buộc phải dùng Wireless.  tổng kết tạm : như vậy là bạn đã có 1 số khái niệm sơ sơ về strobe trước khi chúng ta bước sang giai đoạn chơi Strobe thế nào. 2. Chơi Strobe rời kèm với ánh sáng tự nhiên thế nào  phải nói xác định phạm vi của bài này chỉ nói đến việc chơi strobe kèm với ánh sáng tự nhiên, vì nếu cái gì cũng nhân tạo hết thì chúng ta đã có thể vào Studio, tắt đèn hết tha hồ mà sướng.  về mặc nhiên khi chụp Strobe 99% lời khuyên là lúc bấm máy thì máy nên để chế độ M, để tránh các thông nhảy lung tung sẽ cho ra 1 bức hình "nhìn hết hồn", nhưng các chế độ A S cũng là 1 công cụ tuyệt vời để chúng ta sử dụng cho mục đích đo sáng chi tiết cụ thể về đo sáng trên thân máy xem kĩ phần 2  ở đây trong phần 3 xin tóm tắt 1 cách cụ thể quy trình các bước như sau 1. bật máy lên 2. đưa mắt vào khung nhìn, kiểm tra các chi tiết mà chúng ta muốn lấy vào trong khuôn ảnh 3. 1. nếu bạn chụp buổi tối, muốn lấy Bokeh lung linh thì chỉnh máy về chế độ A, mở khẩu to, hoặc dùng lens tele >100mm (lens tele nên dùng kèm với tripod), đưa [...]...điểm đo sáng vào vào từng vị trí của hậu cảnh-tiền cảnh để kiểm tra ánh sáng, máy sẽ tự động đo sáng cho ra tốc độ, tốc độ này nên vào khoảng 1/x - > 1/200 (với X là tiêu cự của lens đang sử dụng nếu bạn không có tripod), nếu vượt ra ngoài khoảng này thì nên điều chỉnh thêm về ISO (hãy tăng ISO thoải mái vì Noise ko xấu khi đủ sáng, Noise chỉ xấu khi thiếu sáng) 2 nếu bạn chụp buổi sáng muốn lấy... cũng trùng với thân máy 2 nếu bạn không có thiết bị đo sáng rời thì bạn chỉ có 1 cách duy nhất là : chụp thử kiểm tra 8 khoe hình vừa chụp với chủ thế nếu chủ thể là con người Ví dụ minh họa với chế độ 3.1 (iso 800 dùng đèn Sb900) Ví dụ minh họa với chế độ 3.2 (Iso 100, đèn Photon 600W) 3 Chơi Strobe với chế độ M tự động đo sáng khi "ánh sáng tự nhiên có tác động lên chủ thể" với đèn Flash trên thân... đã đo được ở múc 3.1 hay 3.2 5 đặt đèn vào vị trí hướng về chủ thể (hướng đèn như thế nào tùy vào sự quyết định của bạn nếu bạn muốn hiệu ứng ánh sáng trên mặt nó thế nào) 6 kết nối đèn với máy ảnh (thông qua dây hay wireless) 7 1 nếu bạn có thiết bị đo sáng rời thì hãy đưa vào kiểm tra bằng cách set 1 thông số khẩu hoặc tốc trên máy đo sáng trùng với thân máy, cho đèn chớp để tinh chỉnh cường độ... bầu trời mà đo sáng, nếu trời nắng gắt thì nên để ISO 100 - 200 là tối đa, máy sẽ tự động tính được khẩu độ hợp lí 4 sau bước 3 là ta đã có những tham số cụ thể cho ISO, Khẩu, Tốc để có được ánh sáng của những chi tiết xung quanh, tất nhiên chủ thể của chúng ta phải đang ở 1 vị trí "tối thui", nếu không thì chúng ta đâu cần đèn Strobe làm gì, ở bước 4 ta chỉnh máy sang chế độ M, set khẩu, tốc,... 1/1250, Hồ Ngọc Hà sáng bật lên hơn so với hậu cảnh)  Nếu chủ thể hậu cảnh xung quanh quá gần nhau thì cứ để TTL auto mà làm tới, không phải đo sáng hay gì cho nó mệt ví dụ: (Iso 500, F/2.8, tốc độ 1/100, đo sáng toàn cục -1.3EV)  nếu chủ thể dư sáng so với xung quanh thì : cất đèn vô, để auto mà chụp  gắn Gel màu lên Flash cũng là 1 cách tạo thêm nhìu hiệu ứng hay  Chú ý : khi ánh Flash cắm... hay  Chú ý : khi ánh Flash cắm trên thân máy không nên để có tiền cảnh trong phạm vi chiếu sáng vì như thế ảnh sẽ bị lóa lên Tổng kết 3 phần : sau 3 phần thì ít nhất mọi người cũng đã biết dc cách sử dùng dc máy ảnh sao cho có ảnh đủ sáng 1 vài mẹo nhỏ đi kèm để có thể chụp từ sáng tới tối mà không sợ thiếu sáng ... thể đang thiếu sáng so với xung quanh, thì cứ thế mà chụp theo những thông số đã đo ví dụ: (tốc độ 1/1250 khẩu F/4.5) (Iso 640, F/1.8, tốc 1/60)  nếu chủ thể vẫn đủ sáng so với xung quanh thì ta tăng tốc trong phạm vi cho phép, hoặc giảm iso, hoặc khép khẩu để dìm toàn cảnh tối đi 1 chút, thì khi bù đèn vào thì chủ thể sẽ sáng bật lên ví dụ: (iso 400, F/1.4, tốc độ 1/100, Quốc Bình Anh Quân tối... từng chiếc đèn rời khi chụp, mà nhiều khi đơn giản chỉ là chụp 1 cách tự động cho thật nhanh nhưng vẫn muốn có đèn để "bù sáng nhanh chóng" cài đặt máy ở chế độ A, điều chỉnh ISO ở mức thích hợp để tốc độ chụp nằm trong khoảng từ 1/x -> 1/200 (vừa chống rung vừa tận dụng tối đa cường độ đèn), trong trường hợp cảnh xung quanh quá sáng thì với 1 số đèn Speedlight hiện nay vẫn có thể cho tốc độ lên tới . 24 giờ tìm hiểu Strobist và ánh sáng tự nhiên Phần 1 : các chế độ có sẵn 1. Giới thiệu chung : bất cứ chiếc máy. đo sáng ở những vùng xung quanh điểm lấy nét và cho ra kết quả.   Đo sáng toàn diện lúc chỉ cho kết quả chính xác và đẹp nếu khuôn ảnh của bạn có ánh sáng đêu đặn  Đo sáng vùng và đo sáng. với ánh sáng tự nhiên thế nào  phải nói xác định phạm vi của bài này chỉ nói đến việc chơi strobe kèm với ánh sáng tự nhiên, vì nếu cái gì cũng nhân tạo hết thì chúng ta đã có thể vào

Ngày đăng: 28/06/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w