1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Trao tặng khách hàng cảm xúc của tình yêu doc

3 309 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 272,77 KB

Nội dung

Trao tặng khách hàng cảm xúc của tình yêu Bọt champagne văng tung tóe sau tiếng bật nút, những tràng pháo tay vang dài, tràn ngập hoa và những lời chúc mừng. Kể từ đây, anh chàng Thương hiệu đã chiếm trọn vẹn trái tim Nàng. Vậy là Thương hiệu đã lên ngôi! Nhớ lại dạo ấy, khi hai ánh mắt tình cờ bắt gặp nhau, một vẻ ngoài đôi chút ấn tượng; thoáng bối rối, ngập ngừng; một cái cúi đầu và “đằng ấy” khẽ nhoẻn cười đáp lại. Kể từ giây phút ấy, hai kẻ xa lạ này lại ngóng về nhau. Thêm một vài lần gặp gỡ, dăm ba chuyện vu vơ, lại thành ra những người quen biết. Mọi điều tốt đẹp được đôi bên bộc lộ và khám phá lẫn nhau. Sự thú vị ấy ngày càng nảy nở và tăng dần mức độ quyến luyến khi cả hai lúc nào cũng muốn gặp gỡ, ăn cùng, chơi chung, hàn huyên tâm sự, “vò vẽ” bên nhau… Những lúc vắng mặt, nỗi nhớ đong đầy. Từ đó mà hành trình khám phá về nhau tìm vào chiều sâu bên trong, vượt khỏi những hình thức bên ngoài. Sự hòa hợp lúc này còn đòi đến cả về thể chất, trí tuệ, cảm xúc, tinh thần, triết lý sống của nhau… Lúc này, cả hai đi đến một ý niệm xa hơn, đó là thủy chung, là gắn bó cuộc đời cùng nhau. Đó cũng phải là một tiến trình của người làm kinh doanh. Một cuộc tìm kiếm và chinh phục khách hàng – người tình, để khắc vào tim họ hai chữ “thủy chung” với hình ảnh của thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của mình. Theo các bước cơ bản thường được đề cập đến trong tiếp thị: AIDA (Attention – Interest – Desire – Action), quá trình này được bắt đầu bằng việc khơi gợi chú ý nơi khách hàng; để rồi làm cho họ thích thú; từ đó làm nảy sinh nhu cầu, ước muốn nơi họ; và cuối cùng họ hành động quyết định chọn dùng sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi đề cập đến những từ như để ý, yêu thích, mong muốn, hay khát khao…, là chúng ta đang đề cập đến khát vọng tình cảm của con người. Cuộc chinh phục ở đây không phải 1 chọi 1 mà là những nỗ lực lớn để chinh phục nhiều người; chiếm thiện cảm, tình yêu của nhiều người. Vì vậy mà người làm kinh doanh cần rải cảm xúc suốt quá trình tiếp thị. “Lấy lòng” được người yêu chưa phải là kết thúc “chiến dịch”. Vì cái đích cuối cùng là lòng chung thủy của người yêu, hay chính là sự trung thành của khách hàng với thương hiệu. Theo thống kê, để có 1 khách hàng mới, người ta phải tốn chi phí gấp 4 lần so với việc chăm sóc 1 khách hàng đã trung thành. Câu chuyện tình yêu của anh chàng Thương hiệu khi bắt gặp và si mê Cô người yêu bé nhỏ, rồi ra sức chinh phục; đó là quá trình tìm kiếm, lựa chọn và “theo đuổi” khách hàng. Như một người đang yêu khát mong thấu hiểu người tình của họ thế nào từ sở thích, nhu cầu, mối quan hệ, món ăn, thức uống, thói quen, gia đình, văn hóa, tôn giáo, thu nhập …, thì người làm tiếp thị cũng phải tỏ tường về khách hàng của mình như vậy. Trên cơ sở đó mà lên “chiến lược” cho hành trình chinh phục để “người ấy” thuộc trọn về mình. Cái khoảnh khắc ban đầu bao giờ cũng quan trọng khi muốn đối phương lưu giữ và khắc ghi dấu ấn. Vì vậy mà hãy đừng đánh mất thiện cảm trong giây phút đầu tiên. Có nhiều quảng cáo tạo chú ý bằng mọi giá cho thấy sự bất lực, “bó tay” trước một rừng thông điệp dày đặc của vô vàn những sản phẩm hay dịch vụ khác. Cái giá phải trả cho những cảm xúc đầu tiên không tốt là vô cùng đắt. Không khéo léo, anh chàng Thương hiệu sẽ “lỡ tay” mà đánh mất vĩnh viễn Cô người yêu. Trong giai đoạn gây thiện cảm, tạo thích thú, hãy nhớ rằng, Cô người yêu bé nhỏ sử dụng đến cả 5 giác quan để đánh giá, phán xét, cảm nhận anh chàng Thương hiệu. Lúc này, Thương hiệu không chỉ còn là tên, là khẩu hiệu, nhưng cần biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau: chất lượng sản phẩm, uy tín dịch vụ, cách bày trí cửa hàng, thái độ phục vụ, bao bì, hậu mãi… Điều khắc nghiệt là muốn chinh phục được đối phương, anh Thương hiệu phải không ngừng vươn lên mức hoàn hảo, luôn làm hài lòng và đem lại nụ cười trên môi Cô ấy. Phải hết sức khéo léo, vì chỉ cần một tiếp xúc tại một thời điểm nào đó mà đánh mất lòng tin, thiện cảm thì có thể là dấu chấm hết cho cuộc tình. Qua một thời gian ra sức “thể hiện”, “tán tỉnh”, “dỗ ngọt”, Cô người tình gật đầu đồng ý, thì đây là cơ hội lớn để chàng Thương hiệu được cận kề chăm sóc. Tuy nhiên, Cô ấy vẫn tiếp tục tìm hiểu và phán xét. Chỉ qua tương tác và sống chung thì mới kiểm chứng cho những lời hứa ban đầu; mới thấu được “ruột gan” của chàng; mới biết đây có thật là người tình trăm năm. Nếu mọi lời hứa ban đầu được đáp ứng, thì đây là lúc mà Cô ấy mát dạ mà “mở lòng” và quyết định “tiến tới” với anh chàng Thương hiệu. Vậy là công cuộc chinh phục đã bước đầu thành công. Điều thuận lợi hơn cho anh chàng Thương hiệu lúc này, đó là, trước tình cảm chân thành, sự yêu thương và chăm sóc chu đáo của anh, Cô ấy không giấu nổi niềm tự hào và phấn khởi mà giới thiệu anh chàng của mình cho bạn bè, người thân. Nếu sau một thời gian, chàng Thương hiệu vẫn tiếp tục mang niềm vui, sự thoải mái, an toàn, yên tâm cho Cô, thì lòng chung thủy nảy sinh. Đây là lúc Thương hiệu được chấp nhận, được khẳng định và lên ngôi. Khi ấy, Cô nàng sẽ vững lòng dù ai nói ngả nói nghiêng. Thậm chí, cô quí mến cả những anh chàng bạn mang cùng thương hiệu. Chỉ khi nào có một sự phản bội ghê gớm, một cú sốc khủng khiếp mới có thể làm phai nhạt tình cảm của Cô ấy. Vậy là tình yêu đã kết trái ngọt. Thương hiệu đã đi vào lòng khách hàng. Nếu người kinh doanh nào nhìn cuộc chinh phục khách hàng của mình giống như quá trình yêu và chăm sóc người mình yêu, thì cơ hội thành công cho thương hiệu đó cực kỳ lớn. Vì trên đời này không có gì có thể tạo sự đam mê, nâng cao được đôi cánh sáng tạo và chở đầy lẽ phục vụ như tình yêu. Hãy trải cảm xúc yêu trong suốt tiến trình kinh doanh để dành trọn vẹn trái tim khách hàng! . Trao tặng khách hàng cảm xúc của tình yêu Bọt champagne văng tung tóe sau tiếng bật nút, những tràng pháo tay vang dài, tràn ngập hoa và những lời chúc mừng. Kể từ đây, anh chàng Thương. thủy của người yêu, hay chính là sự trung thành của khách hàng với thương hiệu. Theo thống kê, để có 1 khách hàng mới, người ta phải tốn chi phí gấp 4 lần so với việc chăm sóc 1 khách hàng. chuyện tình yêu của anh chàng Thương hiệu khi bắt gặp và si mê Cô người yêu bé nhỏ, rồi ra sức chinh phục; đó là quá trình tìm kiếm, lựa chọn và “theo đuổi” khách hàng. Như một người đang yêu

Ngày đăng: 28/06/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w