Hiện nay, Tổng Công ty Điện lực miền Nam đã có hệ thống SCADA/DMS nhưng chỉ đang dụng các chức năng SCADA thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển xa, chưa áp dụng các chức năng DMS và c
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ, cùng với đó là nhu cầu về sử dụng năng lượng tăng nhanh Việc phát triển lưới điện thông minh góp phần không nhỏ trong quá trình chuyển đổi và phát triển năng lượng bền vững từ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm cải thiện chất lượng của nguồn cung cấp điện quốc gia và thúc đẩy việc sử dụng điện một cách tiết kiệm, hiệu quả
Hướng đến mục tiêu phát triển lưới điện thông minh, chuẩn bị cho cơ sở thị trường bán lẻ cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì việc xây dựng các giải pháp tự động hóa lưới điện phân phối tạo tiền đề hết sức quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, góp phần trong công tác quản lý nhu cầu điện, nâng cao hiệu quả công việc
Hiện nay, Tổng Công ty Điện lực miền Nam đã có hệ thống SCADA/DMS nhưng chỉ đang dụng các chức năng SCADA (thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển xa), chưa áp dụng các chức năng DMS và các chức năng tự động hóa lưới điện trung áp (chỉ có Công ty Điện lực Đồng Nai đang triển khai áp dụng thí điểm, sử dụng phần mềm của hãng Survalent) Hệ thống SCADA của Công ty Điện lực Tây Ninh hiện đang sử dụng phần mềm Spectrum Power 7 giám sát và điều khiển xa 14 TBA 110/22kV, các máy cắt và Recloser/LBS trên lưới điện 22kV Công ty Điện lực Tây Ninh đã hoàn thành kết nối các Recloser và LBS trên lưới trung áp và dự kiến ứng dụng rộng rãi các chức năng DMS trong các năm tiếp theo để từng bước tiến tới tự động hóa lưới trung áp Với số lượng lớn các Recloser và LBS trên lưới 22kV để giám sát và điều khiển thì công việc của điều độ viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc vừa chỉ huy điều độ lưới điện và kiêm thao tác xa tất cả các thiết bị
Lưới điện của Điện lực Tân Châu, Tây Ninh đang vận hành ở chế độ mạch kín, vận hành hở Khi sự cố xảy ra trên lưới điện, phải mất khá nhiều thời gian để nhân viên quản lý vận hành thực hiện các công tác kiểm tra, phát hiện, cô lập sự cố, xử lý sự cố hoặc có thể thay đổi kết lưới để tái lập điện cho khách hàng Việc này dẫn đến một số lượng khách hàng sẽ bị gián đoạn cung cấp điện trong thời gian thao tác Với đặc thù phụ tải công nghiệp như các nhà máy chế biến mủ cao su, tinh bột mì, các trang trại chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao thì việc gián đoạn cung cấp điện gây rất nhiều khó khăn và thiệt hại cho khách hàng Mặc khác về phía Điện lực, các ảnh hưởng có thể định lượng được bao gồm: Giảm sản lượng điện năng tiêu thụ, giảm chỉ số độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng Đồng thời, giảm sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ cung cấp điện và gây ra các phản ứng của dư luận xã hội, làm suy giảm uy tín của ngành Điện
Mặt khác, theo văn bản số 861/ĐTĐL-HTĐ ngày 21/7/2022 của Cục Điều tiết Điện lực – Bộ Công Thương [1] và căn cứ theo các quy định tại quyết định số 55/QĐ- ĐTĐL ngày 22/8/2017 của Cục Điều tiết Điện lực – Bộ Công Thương [2] thì mô hình quản lý vận hành SCADA của Công ty Điện lực Tây Ninh hiện nay là chưa phù hợp
Vì vậy, Công ty Điện lực Tây Ninh đã kiến nghị Tổng Công ty xem xét đầu tư, cải tạo hệ thống SCADA/DMS vì những lý do sau: Để giải quyết mô hình vận hành hệ thống SCADA phù hợp với quy định hiện hành, mở rộng kết nối phục vụ giám sát, vận hành lưới điện,đáp ứng yêu cầu kết nối, giám sát các trạm biến áp thuộc các dự án nguồn năng lượng tái tạo, khai thác các tính năng DMS hiệu quả theo lộ trình tự động hóa và đảm bảo an toàn thông tin, phục vụ công tác chuyển đổi số và hướng đến điều độ tiên tiến
Song song với việc cải tạo hệ thống SCADA/DMS để giải quyết các lý do nêu trên, thì cần có sự chuẩn bị các giải pháp tự động hóa nhằm đáp ứng các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện lộ trình đến năm 2025 - 2026 là giảm tổn thất điện năng, giảm chỉ số mất điện SAIDI, tăng mức độ hài lòng của khách hàng, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để tiến đến vận hành lưới điện thông minh Do đó, đề xuất của đề tài luận văn được chọn là “Giải pháp tự động hóa để nâng cao độ tin cậy lưới điện trung áp 22kV huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninhˮ
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng lưới điện, đề xuất các giải pháp tự động hóa lưới điện lưới điện phân phối 22kV tại Điện lực Tân Châu nhằm mục đích:
- Giảm thời gian thao tác, vận hành thiết bị, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
- Nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, giảm thời gian xử lý sự cố
- Giúp tăng cường hiệu quả vận hành hệ thống điện và hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Từ mô hình Điện lực Tân Châu, có thể lan rộng áp dụng cho các Điện lực khác Đảm bảo tối ưu hóa chi phí đầu tư khi chuyển đổi hình thức điều khiển từ SCADA (điều khiển bằng tay từ hệ thống SCADA hiện hữu) sang tự động hóa lưới điện (tự động điều khiển lưới điện qua phần mềm (DAS, DMS)) và đáp ứng mô hình hệ thống SCADA theo quy định hiện hành hướng đến phát triển lưới điện thông minh trong tương lai
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Chọn khu vực lưới điện gồm các tuyến dây trung áp 22kV thuộc trạm 110/22kV Tân Hưng, trạm 110/22kV Suối Ngô và các thiết bị trên lưới điện có chức năng giao tiếp SCADA thuộc phạm vi quản lý của Điện lực Tân Châu, Công ty Điện lực Tây Ninh
Sử dụng phần mềm ứng dụng có các tính năng SCADA/DMS cho quá trình mô phỏng giải pháp tự động hóa lưới điện
Các quy trình, quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cục Điều tiết Điện lực, Tổng Công ty Điện lực miền Nam và Công ty Điện lực Tây Ninh
1.4 Ý nghĩa của khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Ý nghĩa khoa học:
- Hiện nay, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đã đưa ra mục tiêu và kế hoạch để tiến tới lưới điện thông minh Mục đích của lưới điện thông minh là cân bằng giữa cung và cầu, để đáp ứng mục tiêu này các nước từng bước đầu tư thêm các nguồn phân tán trong đó có điện gió và điện mặt trời, khai thác các tính năng DMS để mô hình hóa, số hóa lưới điện nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác điều độ, tính toán và tối ưu lưới điện thời gian thực từ việc kết hợp với các nguồn dữ liệu của các hệ thống GIS, CMIS, PMIS để nâng cao tính năng tự động hóa và tính toán lưới điện Do vậy, đề tài này cũng góp một phần phục vụ công tác chuyển đổi số, hướng đến điều độ tiên tiến, đồng thời đưa lưới điện ở huyện Tân
Châu nói riêng, lưới điện Công ty Điện lực Tây Ninh nói chung dần tiến tới lưới điện thông minh
- Đóng góp lý luận nghiên cứu về các giải pháp tự động hóa lưới điện và yếu tố tác động đến công tác quản lý, nâng cao chất lượng vận hành hệ thống, tối ưu hóa lưới điện đáp ứng các chỉ số độ tin cậy ngày càng cao Ý nghĩa thực tiễn:
- Định hướng lộ trình tự động hóa lưới điện, phát triển hệ thống SCADA, DMS, DAS, trung tâm điều khiển lưới phân phối trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hoàn thành mục tiêu xây dựng lưới điện thông minh trong tương lai [3]
- Mở rộng kết nối phục vụ giám sát, vận hành lưới điện các đơn vị khác thuộc Công ty Điện lực Tây Ninh
Nghiên cứu lý thuyết tự động hóa lưới điện kết hợp tình hình vận hành thực tế của Điện lực Tân Châu - Công ty Điện lực Tây Ninh và mô phỏng trên phần mềm Spectrum Power
Bố cục của luận văn gồm 5 chương:
Chương II: Tổng quan về hệ thống SCADA và phương án phát triển hệ thống SCADA/DMS của Công ty Điện lực Tây Ninh
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG SCADA VÀ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SCADA/DMS CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC TÂY NINH
Hiện trạng hệ thống điện
Hiện nay, nguồn điện chính cung cấp cho tỉnh Tây Ninh từ hệ thống điện Quốc gia qua 03 trạm biến áp 220/110kV gồm: Trảng Bàng 2 (2x250MVA), Tây Ninh 2 (2x250MVA) và Bàu Đồn (2x250MVA) Ngoài ra, còn nhận nguồn từ các đường dây 110kV như: 172 Củ Chi 2 – 172 KCN Trảng Bàng (cấp từ trạm 220kV Củ Chi 2);
171 Bình Long – 171 Xi măng Tây Ninh (cấp từ trạm 220kV Bình Long) và 171 Đức Hòa 2 – 171 NMĐMT.TTC1 (trạm 220kV Đức Hòa 2)
Trên địa bàn tỉnh hiện có các nguồn điện năng lượng tái tạo đấu nối lưới 220- 110kV gồm: Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và Dầu Tiếng 2 (công suất là 150+200MVA), nhà máy điện mặt trời Hoàng Thái Gia và HCG Tây Ninh (công suất là 50+50MVA), nhà máy điện mặt trời KCN Thành Thành Công số 1 và số 2 (công suất là 48+50MVA), nhà máy điện mặt trời Bách Khoa Á Châu 1 (công suất là 30MVA), nhà máy điện mặt trời Trí Việt 1 (công suất là 30MVA), nhà máy điện mặt trời Tân Châu 1 (công suất là 50MVA)
Nguồn điện thủy điện có 02 nhà máy nhỏ với tổng công suất lắp đặt là 3MW gồm: Nhà máy thủy điện Dầu Tiếng DO1 có 3 tổ máy phát (công suất là 1,5MW) và nhà máy thủy điện Dầu Tiếng CS2 có 3 tổ máy phát công suất là 1,5MW)
Ngoài ra, trên địa bàn huyện Tân Châu có nhà máy đường Công ty CP Mía đường Bourbon - Tây Ninh (31,5MVA) sử dụng quy trình vừa sản xuất đường vừa sử dụng bã mía thải ra làm nhiên liệu cho nhà máy đồng phát nhiệt-điện cung cấp điện và hơi nước cho nhà máy Vào cao điểm mùa vụ, điện năng dư thừa của nhà máy sẽ được phát lên lưới điện 110kV hỗ trợ việc cung cấp điện cho lưới điện khu vực (thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau)
Hiện tại toàn tỉnh Tây Ninh nhận điện qua 13 trạm biến áp 110/22kV thuộc tài sản ngành Điện và 11 trạm biến áp thuộc tài sản khách hàng (07 TBA của NMĐMT đấu nối lưới 110/22kV, 01 TBA nhà máy tái chế bã mía và 03 TBA khách hàng mua điện 110/22kV) với tổng công suất lắp đặt 2.057MVA, công suất cực đại toàn tỉnh năm 2024 đạt 943,49MW (công suất cực đại ngày 07/03/2024)
Tổng số mạch đường dây đang quản lý vận hành là 31 mạch, tổng chiều dài đường dây là:
- Tài sản ngành Điện: 337,61km
- Tài sản khách hàng: 34,02km
Nguồn điện đấu nối lưới 110/22kV gồm: 07 nhà máy điện mặt trời và 01 nhà máy tái chế bã mía
Lưới điện 110kV vẫn còn nhiều đường dây và TBA có kết nối mạch vòng nhưng khả năng hỗ trợ cấp điện trong trường hợp công tác hay sự cố còn hạn chế do quá tải tuyến đầu của trục liên kết
Tổng số xuất tuyến trung thế là 112 xuất tuyến với tổng chiều dài lưới điện là 2.901,98 km đường dây trên không và 38,07 km cáp ngầm Trong đó:
- Số tuyến có liên kết với các xuất tuyến khác là 82 xuất tuyến:
+ 56 xuất tuyến có liên kết vòng có thể chuyển điện linh hoạt
+ 18 xuất tuyến mang tải cao trên 70% không thể chuyển điện linh hoạt + 03 xuất tuyến liên kết bằng các thiết bị như: DS, LTD… nên hạn chế việc chuyển diện
+ 05 xuất tuyến liên kết dự phòng cho các xuất tuyến đang vận hành
- Số tuyến bán tổng cho KCN là 30 tuyến Trong đó: 21 tuyến bán tổng cho KCN Phước Đông, 09 tuyến bán tổng cho KCN Thành Thành Công
Tổng số TBA trung thế (bao gồm 1 pha và 3 pha) là: 6.438 trạm với công suất lắp đặt là 546,83 MVA của ngành điện; 5.973 trạm với công suất lắp đặt là 1.481,81 MVA của khách hàng
- Điện mặt trời mái nhà: 306,9 MWp ~ 245,5 MW.
Hiện trạng hệ thống SCADA/DMS của Công ty Điện lực Tây Ninh
MW, tháng 4 - 9 công suất khả dụng 0,4 MW)
Số lượng thiết bị trên lưới điện được thể hiện qua bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Số lượng thiết bị trên lưới điện PCTN
Stt Hạng mục Recloser LBS RMU DCL-
1 Tổng số trên lưới điện 132 178 49 435 535 10244
2.1.2 Hiện trạng hệ thống điều khiểnSCADA/DMS của Công ty Điện lực Tây Ninh:
2.1.2.1 Mô hình hệ thống SCADA:
Tổng công ty Điện lực miền Nam đã đầu hệ thống SCADA Công ty Điện lực trực thuộc tại các tỉnh, thành, kết nối với hệ thống chung của Trung tâm điều hành SCADA (hình 2.1) từ đó giúp quá trình vận hành, xử lý, ngăn ngừa sự cố trên hệ thống lưới điện hiệu quả hơn nhiều so với cách quản lý vận hành truyền thống trước đây Việc điều khiển xa giúp cho việc thao tác các thiết bị trên lưới điện chính xác, nhanh chóng, giảm thời gian xử lý sự cố, nhanh chóng cung cấp điện trở lại cho khách hàng, tiết kiệm được thời gian, chi phí đồng thời đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, liên tục, tin cậy và kinh tế Hệ thống SCADA cũng cho phép thu thập dữ liệu theo thời gian thực giúp cho nhân viên vận hành theo dõi tình trạng lưới điện một cách chính xác và đầy đủ, để khi cần thiết, có những điều chỉnh kịp thời đảm bảo đúng quy định
Hệ thống SCADA sẽ làm nhiệm vụ điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu toàn bộ các trạm 110/22kV và các Recloser, LBS trung thế trên địa bàn quản lý có kết nối với hệ thống SCADA Ngoài ra hệ thống SCADA của Công ty Điện lực Tây Ninh cũng có khả năng trao đổi dữ liệu với hệ thống SCADA tại A2 bằng giao thức ICCP được mô tả qua hình 2.2 [4]
Hình 2.1: Kiến trúc hệ thống SCADA [4]
Hình 2.2: Mô hình kết nối SCADA hiện nay
2.1.2.2 Hiện trạng vận hành hệ thống SCADA/DMS – Spectrum Power 7 Đến nay, Công ty Điện lực Tây Ninh hiện có 13/13 trạm có đủ 100% tín hiệu chính xác truyền về TTĐK và A2; 74/82 xuất tuyến có thiết bị đóng cắt lưới điện 22kV được kết nối và điều khiển xa; Đã thực hiện vận hành dao cách ly thường đóng tại các điểm giao lưới để khoanh vùng cô lập sự cố và chuyển điện các khu vực không bị ảnh hưởng từ xa hướng đến mục tiêu khôi phục lưới điện không bị ảnh hưởng trong vòng 30 phút
Các tính năng hiện có của hệ thống SCADA/DMS đã triển khai bao gồm tính toán phân bố công suất, trào lưu công suất và phần mô phỏng đào tạo theo thời gian thực, cụ thể:
- Thu thập thông tin lưới điện, điều khiển các TBA 110 kV: Hệ thống thu thập thông số lưới điện (U, I, P, Q, cosphi) và các thông tin đo lường khác, trạng thái thiết bị, các cảnh báo tại các TBA; Điều khiển máy cắt, dao cách ly; Điều khiển bộ điều áp dưới tải và đóng/cắt tụ bù thanh cái;
- Điều khiển xa các Recloser/LBS lưới 22 kV và giám sát thông tin sự cố tất cả các thiết bị đã được kết nối của lưới điện Tây Ninh;
- Hệ thống bảo mật mạng Cyber Security;
- Trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống SCADA của trung tâm điều độ hệ thống điện miền Nam A2 bằng ICCP;
- Mô phỏng đào tạo (Operator Training Simulator) cho nhân viên vận hành hệ thống trong các điều kiện vận hành bình thường, khẩn cấp và khôi phục hệ thống điện;
- Quản lý mô hình hóa dữ liệu theo tiêu chuẩn CIM - IEC-61970 (IMM);
- Quản lý dữ liệu quá khứ (HIS);
- Lập KH ngắn hạn (Short-Term Load Scheduler);
- Xác thực tính đúng đắn của dữ liệu
2.1.2.3 Đánh giá hệ thống SCADA SP7 của Công ty Điện lực Tây Ninh a) Đánh giá hiệu quả đầu tư hệ thống SCADA
Hệ thống SCADA hiện nay đã hoàn chỉnh bao gồm:
- Xây dựng hệ thống SCADA để điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu toàn bộ các trạm biến áp 110/22kV của Công ty Điện lực Tây Ninh và các Recloser lưới trung thế; vận hành các trạm 110/22kV không người trực
- Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thiết lập hạ tầng tự động hóa trong vận hành và điều khiển lưới điện, nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng, cải thiện độ tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu chi phí vận hành các trạm 110/22kV và góp phần hiện đại hóa hệ thống điện
- Ghép nối các trạm 110/22kV của PCTN với hệ thống SCADA của Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Nam (A2) để phục vụ cho công tác điều độ hệ thống điện
- Nâng cao khả năng giám sát, thu thập dữ liệu và điều khiển từ xa các trạm biến áp 110/22kV của PCTN
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý vận hành, và giảm thiểu chi phí vận hành hệ thống điện
- Nâng cao độ tin cậy, an toàn và ổn định trong cung cấp điện, cải thiện chất lượng điện năng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng
- Tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có, phù hợp với tình hình thực tế trong PCTN
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý vận hành hệ thống điện b) Đánh giá mức độ đáp ứng của hệ thống SCADA
Kể từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, hệ thống SCADA giúp cho việc thao tác các thiết bị trên lưới điện chính xác, nhanh chóng, giảm thời gian xử lý sự cố; nhanh chóng cung cấp điện trở lại cho khách hàng, tiết kiệm được thời gian, chi phí để đi tới vị trí các thiết bị, giảm thiểu thời gian mất điện cho khách hàng đồng thời đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, liên tục, tin cậy và kinh tế [4]
Hệ thống SCADA cũng cho phép thu thập dữ liệu theo thời gian thực giúp cho nhân viên vận hành theo dõi tình trạng lưới điện một cách chính xác và đầy đủ nhất Điều độ viên kiểm soát tốt các thông số liên quan đến chất lượng điện năng như điện áp, dòng điện, công suất P, Q trên lưới để khi cần thiết, có những điều chỉnh kịp thời đảm bảo đúng quy định Điều này tác động tốt đến công tác vận hành và chỉ tiêu tổn thất điện năng c) Các hạn chế của hệ thống [4]
Công tác cập nhật sơ đồ lưới điện 22kV phải thực hiện tại Trung tâm Điều khiển chính (MCC) nên CTĐL không chủ động được trong việc cập nhật biến động lưới điện 22kV
Tại một số CTĐL hệ thống SP7 không phục vụ hiệu quả cho công tác điều độ lưới điện thời gian thực, hệ thống hoạt động rất chậm gây khó khăn trong công tác điều độ, lưới điện không gán màu động nên không thể trực quan và khó khăn trong công tác điều hành
Hiện tại, các thiết bị viễn thông sử dụng chung nguồn DC tại trạm, khi có công tác tại trạm thì nguồn DC được ưu tiên cho các thiết bị đóng cắt để khôi phục cung cấp điện nên gây gián đoạn kết nối hệ thống SCADA trong thời gian công tác tại trạm
Mô hình hệ thống SCADA/DMS [4]
Mô hình định hướng kết nối SCADA mô tả qua hình 2.3 nhằm phục vụ giám sát và điều khiển như sau:
- Hệ thống SCADA/DMS được trang bị tại phòng Điều độ của Công ty Điện lực Tây Ninh với quy mô tối thiểu theo quyết định số 55/QĐ-ĐTĐL ngày 22/8/2017
- Hệ thống SCADA Spectrum Power 7 (SP7) vẫn được duy trì để giám sát và điều khiển lưới điện cho đến khi hệ thống SCADA/DMS tại các tỉnh/thành phố đưa vào hoạt động ổn định và tin cậy Sau đó, hệ thống này sẽ được duy trì làm trung tâm giám sát, phục vụ công tác điều hành của Tổng công ty
- Sau khi hệ thống SCADA/DMS đã vận hành ổn định, Tổng công ty sẽ xem xét:
+ Trang bị hệ thống máy tính remote console cho các Điện lực để phục vụ công tác điều hành, xử lý sự cố trên nền tảng của hệ thống SCADA/DMS nhằm từng bước hướng đến số hóa công tác Điều độ và Điều độ tiên tiến
+ Đầu tư hệ thống SCADA/DMS dự phòng về địa lý nhằm đảm bảo công tác N-1 cho trung tâm điều khiển khi có hỏa hoạn hoặc thiên tai tại hệ thống SCADA/DMS tại phòng Điều độ (nếu thấy cần thiết)
Hình 2.3: Mô hình định hướng kết nối SCADA [4].
Kiến trúc phần cứng hệ thống SCADA/DMS [4]
Cấu hình hệ thống SCADA/DMS như sau:
- Hệ thống SCADA/DMS bao gồm hệ thống SCADA trung tâm được tích hợp với hệ thống DMS
- Hệ thống DMS là một hệ thống có cấu trúc mở và phân tán
+ Có khả năng bổ sung, nâng cấp và tích hợp tương thích thêm các máy chủ, bộ xử lý, mô đun chức năng và phần mềm ứng dụng mà không làm thay đổi cấu trúc thiết bị phần cứng và phần mềm hiện có của hệ thống SCADA/DMS; + Các thiết bị phần cứng (hình 2.4) và phần mềm của hệ thống DMS phải có khả năng tương thích với nhau và tương thích với hệ thống SCADA trung tâm
+ Hệ thống SCADA/DMS có cấu trúc mở, có khả năng cho người dùng tự lập trình hay phát triển các module tự động hóa theo nhu cầu vận hành mà không bị hạn chế bởi vấn đề bản quyền Các tính năng trong phần mềm DMS được cung cấp đầy đủ và có thể tắt/ bật tùy theo nhu cầu sử dụng mà không bị giới hạn bởi vấn đề bản quyền
+ Các phần mềm, ứng dụng bên trong hệ thống SCADA/DMS phải có nguồn gốc rõ ràng và có bản quyền sử dụng đầy đủ
Hình 2.4: Kiến trúc phần cứng hệ thống SCADA
- Hệ thống DMS phải được trang bị ít nhất 01 máy chủ dự phòng cho mỗi khối chức năng độc lập của hệ thống Máy chủ dự phòng hoạt động ở chế độ song song và được đồng bộ cơ sở dữ liệu trong thời gian thực với máy chủ chính để đảm bảo không có bất kỳ sự gián đoạn nào trong quá trình giám sát và điều khiển khi chuyển đổi hoạt động giữa máy chủ chính và máy chủ dự phòng
- Đảm bảo các yêu cầu về an toàn, an ninh mạng, bảo mật thông tin và chống phá hoại từ bên ngoài và kiểm soát chặt chẽ mọi truy cập từ bên trong lẫn bên ngoài trong quá trình quản lý vận hành hệ thống điện Thiết bị cổng bảo mật 1 chiều USG tại biên OT/IT các TTĐKX (OCC), Thiết bị OT Firewall (OTFW) cho các OCC còn lại tại biên Gateway OCC đi SCADA, Thiết bị OT FW tại biên các Trạm biến áp (TBA) đi SCADA; Trang bị hệ thống PAM OT tập trung đặt tại TTĐH SCADA SPC để quản lý việc truy cập hệ thống các máy tính OT tại các OCC tỉnh và Hệ thống XDR tập trung đặt tại TTĐH SCADA SPC giúp phát hiện và linh hoạt phản ứng tự động với sự cố bảo mật tại các OCC tỉnh
Bên cạnh đó, hệ thống cần phải đảm bảo:
- Các thiết bị phần cứng và phần mềm phải có khả năng tương thích với nhiều hệ thống, thiết bị được cung cấp từ các đơn vị sản xuất khác nhau
- Có khả năng làm việc trên nhiều máy tính theo cơ chế song song thông qua mạng LAN
- Dữ liệu lưới điện được lưu trữ tại các máy chủ chức năng và được sao lưu tự động để đảm bảo an toàn dữ liệu Dữ liệu được cập nhật mới sẽ tự động phân phối đến các máy tính vận hành, máy chủ trong hệ thống mà không cần phải khởi động lại, không gây gián đoạn vận hành
- Hệ thống SCADA phải đảm bảo mức độ sẵn sàng tối thiểu là 99,9% Hệ thống SCADA phải được thiết kế hoạt động dự phòng theo các mức như sau: Phần cứng, module chức năng của phần mềm, cơ sở dữ liệu và kênh kết nối truyền thông
- Các thiết bị phần cứng và phần mềm của hệ thống SCADA được kết nối với nhau thông qua mạng LAN
- Cơ sở dữ liệu tuân thủ theo chuẩn CIM để có thể chia sẻ thông tin với các hệ thống khác của EVNSPC trong tương lai như GIS, CMIS, MDMS
- Hệ thống phải có cấu trúc mở có hỗ trợ các thư viện, công cụ phục vụ chia sẻ dữ liệu thời gian thực với các hệ thống khác của PCTN trong tương lai.
Yêu cầu chức năng của hệ thống SCADA
Hệ thống SCADA bao gồm các chức năng cơ bản sau:
- Thu thập dữ liệu thời gian thực về các giá trị đo lường, thông số và trạng thái vận hành của các thiết bị trên hệ thống điện, trong đó dữ liệu và thời gian thu thập dữ liệu phải được xác định, đồng bộ và lưu trữ
- Giám sát thời gian thực hệ thống điện
+ Giám sát sự thay đổi trạng thái;
+ Giám sát giá trị tới hạn của hệ thống điện;
+ Giám sát trình tự sự kiện;
+ Phân loại, xử lý dữ liệu, xử lý sự kiện và cảnh báo
- Điều khiển các thiết bị trên hệ thống điện
+ Điều khiển thay đổi các giá trị đã được Cấp điều độ có quyền điều khiển cài đặt
- Lưu trữ dữ liệu thời gian thực thu thập được để chạy các ứng dụng xử lý và phân tích vận hành hệ thống điện; Có khả năng phát lại các sự kiện đã diễn ra trong quá khứ để giúp người vận hành xem lại và phân tích sự cố
- Có chức năng xây dựng các kịch bản tự động hóa bằng các công cụ có sẵn, hoặc các ngôn ngữ lập trình phổ biến
- Có chức năng hỗ trợ gán các đối tượng tạm như tiếp địa lưu động, máy phát lưu động, jumper, … trên màn hình vận hành
- Hiển thị giao diện đồ họa trực quan trên một hoặc nhiều máy tính, bao gồm những thông tin sau:
+ Sơ đồ một sợi của hệ thống điện có khả năng cập nhật liên tục giá trị điện áp, trào lưu công suất, trạng thái vận hành của máy cắt, dao cách ly và các thiết bị khác trên hệ thống điện
+ Các giá trị đo lường trên hệ thống điện
+ Các thông số cài đặt trên hệ thống điện
+ Tổng hợp các sự cố trên hệ thống điện và các thông tin cảnh báo Đối với các hệ thống điện có quy mô lớn và phức tạp, để đáp ứng công tác điều độ, vận hành hệ thống điện, hệ thống SCADA phải có thêm một số chức năng sau:
- Giám sát xu hướng hệ thống điện;
- Tổng hợp, phân tích dữ liệu để phục vụ công tác lập kế hoạch, nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện;
- Hiển thị giao diện đồ họa trực quan trên một hoặc nhiều máy tính, bao gồm những thông tin:
+ Các dao động trên hệ thống điện
+ Xu hướng thay đổi của hệ thống điện
- Tự động thực hiện các thao tác trên hệ thống điện theo phương thức vận hành đã được duyệt
- Có chế độ vận hành thử nghiệm để phục vụ End to End mà không ảnh hưởng đến vận hành và tránh sai sót trong thao tác.
Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ, cùng với đó là nhu cầu về sử dụng năng lượng tăng nhanh Việc phát triển lưới điện thông minh góp phần không nhỏ trong quá trình chuyển đổi và phát triển năng lượng bền vững từ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm cải thiện chất lượng của nguồn cung cấp điện quốc gia và thúc đẩy việc sử dụng điện một cách tiết kiệm, hiệu quả
Hướng đến mục tiêu phát triển lưới điện thông minh, chuẩn bị cho cơ sở thị trường bán lẻ cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì việc xây dựng các giải pháp tự động hóa lưới điện phân phối tạo tiền đề hết sức quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, góp phần trong công tác quản lý nhu cầu điện, nâng cao hiệu quả công việc
Hiện nay, Tổng Công ty Điện lực miền Nam đã có hệ thống SCADA/DMS nhưng chỉ đang dụng các chức năng SCADA (thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển xa), chưa áp dụng các chức năng DMS và các chức năng tự động hóa lưới điện trung áp (chỉ có Công ty Điện lực Đồng Nai đang triển khai áp dụng thí điểm, sử dụng phần mềm của hãng Survalent) Hệ thống SCADA của Công ty Điện lực Tây Ninh hiện đang sử dụng phần mềm Spectrum Power 7 giám sát và điều khiển xa 14 TBA 110/22kV, các máy cắt và Recloser/LBS trên lưới điện 22kV Công ty Điện lực Tây Ninh đã hoàn thành kết nối các Recloser và LBS trên lưới trung áp và dự kiến ứng dụng rộng rãi các chức năng DMS trong các năm tiếp theo để từng bước tiến tới tự động hóa lưới trung áp Với số lượng lớn các Recloser và LBS trên lưới 22kV để giám sát và điều khiển thì công việc của điều độ viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc vừa chỉ huy điều độ lưới điện và kiêm thao tác xa tất cả các thiết bị
Lưới điện của Điện lực Tân Châu, Tây Ninh đang vận hành ở chế độ mạch kín, vận hành hở Khi sự cố xảy ra trên lưới điện, phải mất khá nhiều thời gian để nhân viên quản lý vận hành thực hiện các công tác kiểm tra, phát hiện, cô lập sự cố, xử lý sự cố hoặc có thể thay đổi kết lưới để tái lập điện cho khách hàng Việc này dẫn đến một số lượng khách hàng sẽ bị gián đoạn cung cấp điện trong thời gian thao tác Với đặc thù phụ tải công nghiệp như các nhà máy chế biến mủ cao su, tinh bột mì, các trang trại chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao thì việc gián đoạn cung cấp điện gây rất nhiều khó khăn và thiệt hại cho khách hàng Mặc khác về phía Điện lực, các ảnh hưởng có thể định lượng được bao gồm: Giảm sản lượng điện năng tiêu thụ, giảm chỉ số độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng Đồng thời, giảm sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ cung cấp điện và gây ra các phản ứng của dư luận xã hội, làm suy giảm uy tín của ngành Điện
Mặt khác, theo văn bản số 861/ĐTĐL-HTĐ ngày 21/7/2022 của Cục Điều tiết Điện lực – Bộ Công Thương [1] và căn cứ theo các quy định tại quyết định số 55/QĐ- ĐTĐL ngày 22/8/2017 của Cục Điều tiết Điện lực – Bộ Công Thương [2] thì mô hình quản lý vận hành SCADA của Công ty Điện lực Tây Ninh hiện nay là chưa phù hợp
Vì vậy, Công ty Điện lực Tây Ninh đã kiến nghị Tổng Công ty xem xét đầu tư, cải tạo hệ thống SCADA/DMS vì những lý do sau: Để giải quyết mô hình vận hành hệ thống SCADA phù hợp với quy định hiện hành, mở rộng kết nối phục vụ giám sát, vận hành lưới điện,đáp ứng yêu cầu kết nối, giám sát các trạm biến áp thuộc các dự án nguồn năng lượng tái tạo, khai thác các tính năng DMS hiệu quả theo lộ trình tự động hóa và đảm bảo an toàn thông tin, phục vụ công tác chuyển đổi số và hướng đến điều độ tiên tiến
Song song với việc cải tạo hệ thống SCADA/DMS để giải quyết các lý do nêu trên, thì cần có sự chuẩn bị các giải pháp tự động hóa nhằm đáp ứng các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện lộ trình đến năm 2025 - 2026 là giảm tổn thất điện năng, giảm chỉ số mất điện SAIDI, tăng mức độ hài lòng của khách hàng, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để tiến đến vận hành lưới điện thông minh Do đó, đề xuất của đề tài luận văn được chọn là “Giải pháp tự động hóa để nâng cao độ tin cậy lưới điện trung áp 22kV huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninhˮ.
Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng lưới điện, đề xuất các giải pháp tự động hóa lưới điện lưới điện phân phối 22kV tại Điện lực Tân Châu nhằm mục đích:
- Giảm thời gian thao tác, vận hành thiết bị, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
- Nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, giảm thời gian xử lý sự cố
- Giúp tăng cường hiệu quả vận hành hệ thống điện và hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Từ mô hình Điện lực Tân Châu, có thể lan rộng áp dụng cho các Điện lực khác Đảm bảo tối ưu hóa chi phí đầu tư khi chuyển đổi hình thức điều khiển từ SCADA (điều khiển bằng tay từ hệ thống SCADA hiện hữu) sang tự động hóa lưới điện (tự động điều khiển lưới điện qua phần mềm (DAS, DMS)) và đáp ứng mô hình hệ thống SCADA theo quy định hiện hành hướng đến phát triển lưới điện thông minh trong tương lai.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chọn khu vực lưới điện gồm các tuyến dây trung áp 22kV thuộc trạm 110/22kV Tân Hưng, trạm 110/22kV Suối Ngô và các thiết bị trên lưới điện có chức năng giao tiếp SCADA thuộc phạm vi quản lý của Điện lực Tân Châu, Công ty Điện lực Tây Ninh
Sử dụng phần mềm ứng dụng có các tính năng SCADA/DMS cho quá trình mô phỏng giải pháp tự động hóa lưới điện
Các quy trình, quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cục Điều tiết Điện lực, Tổng Công ty Điện lực miền Nam và Công ty Điện lực Tây Ninh.
Ý nghĩa của khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Hiện nay, các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng đã đưa ra mục tiêu và kế hoạch để tiến tới lưới điện thông minh Mục đích của lưới điện thông minh là cân bằng giữa cung và cầu, để đáp ứng mục tiêu này các nước từng bước đầu tư thêm các nguồn phân tán trong đó có điện gió và điện mặt trời, khai thác các tính năng DMS để mô hình hóa, số hóa lưới điện nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác điều độ, tính toán và tối ưu lưới điện thời gian thực từ việc kết hợp với các nguồn dữ liệu của các hệ thống GIS, CMIS, PMIS để nâng cao tính năng tự động hóa và tính toán lưới điện Do vậy, đề tài này cũng góp một phần phục vụ công tác chuyển đổi số, hướng đến điều độ tiên tiến, đồng thời đưa lưới điện ở huyện Tân
Châu nói riêng, lưới điện Công ty Điện lực Tây Ninh nói chung dần tiến tới lưới điện thông minh
- Đóng góp lý luận nghiên cứu về các giải pháp tự động hóa lưới điện và yếu tố tác động đến công tác quản lý, nâng cao chất lượng vận hành hệ thống, tối ưu hóa lưới điện đáp ứng các chỉ số độ tin cậy ngày càng cao Ý nghĩa thực tiễn:
- Định hướng lộ trình tự động hóa lưới điện, phát triển hệ thống SCADA, DMS, DAS, trung tâm điều khiển lưới phân phối trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hoàn thành mục tiêu xây dựng lưới điện thông minh trong tương lai [3]
- Mở rộng kết nối phục vụ giám sát, vận hành lưới điện các đơn vị khác thuộc Công ty Điện lực Tây Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết tự động hóa lưới điện kết hợp tình hình vận hành thực tế của Điện lực Tân Châu - Công ty Điện lực Tây Ninh và mô phỏng trên phần mềm Spectrum Power.
Bố cục luận văn
Bố cục của luận văn gồm 5 chương:
Chương II: Tổng quan về hệ thống SCADA và phương án phát triển hệ thống SCADA/DMS của Công ty Điện lực Tây Ninh
Chương III: Giải pháp công nghệ tự động hóa trong lưới điện phân phối Chương IV: Tự động hóa lưới điện trung áp 22kV của huyện Tân Châu và đánh giá hiệu quả của hệ thống SCADA
Chương V: Kết luận và hướng phát triển trong tương lai
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG SCADA VÀ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SCADA/DMS CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC TÂY
Giới thiệu tổng quan về hệ thống SCADA
2.1.1 Hiện trạng hệ thống điện:
Hiện nay, nguồn điện chính cung cấp cho tỉnh Tây Ninh từ hệ thống điện Quốc gia qua 03 trạm biến áp 220/110kV gồm: Trảng Bàng 2 (2x250MVA), Tây Ninh 2 (2x250MVA) và Bàu Đồn (2x250MVA) Ngoài ra, còn nhận nguồn từ các đường dây 110kV như: 172 Củ Chi 2 – 172 KCN Trảng Bàng (cấp từ trạm 220kV Củ Chi 2);
171 Bình Long – 171 Xi măng Tây Ninh (cấp từ trạm 220kV Bình Long) và 171 Đức Hòa 2 – 171 NMĐMT.TTC1 (trạm 220kV Đức Hòa 2)
Trên địa bàn tỉnh hiện có các nguồn điện năng lượng tái tạo đấu nối lưới 220- 110kV gồm: Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và Dầu Tiếng 2 (công suất là 150+200MVA), nhà máy điện mặt trời Hoàng Thái Gia và HCG Tây Ninh (công suất là 50+50MVA), nhà máy điện mặt trời KCN Thành Thành Công số 1 và số 2 (công suất là 48+50MVA), nhà máy điện mặt trời Bách Khoa Á Châu 1 (công suất là 30MVA), nhà máy điện mặt trời Trí Việt 1 (công suất là 30MVA), nhà máy điện mặt trời Tân Châu 1 (công suất là 50MVA)
Nguồn điện thủy điện có 02 nhà máy nhỏ với tổng công suất lắp đặt là 3MW gồm: Nhà máy thủy điện Dầu Tiếng DO1 có 3 tổ máy phát (công suất là 1,5MW) và nhà máy thủy điện Dầu Tiếng CS2 có 3 tổ máy phát công suất là 1,5MW)
Ngoài ra, trên địa bàn huyện Tân Châu có nhà máy đường Công ty CP Mía đường Bourbon - Tây Ninh (31,5MVA) sử dụng quy trình vừa sản xuất đường vừa sử dụng bã mía thải ra làm nhiên liệu cho nhà máy đồng phát nhiệt-điện cung cấp điện và hơi nước cho nhà máy Vào cao điểm mùa vụ, điện năng dư thừa của nhà máy sẽ được phát lên lưới điện 110kV hỗ trợ việc cung cấp điện cho lưới điện khu vực (thường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau)
Hiện tại toàn tỉnh Tây Ninh nhận điện qua 13 trạm biến áp 110/22kV thuộc tài sản ngành Điện và 11 trạm biến áp thuộc tài sản khách hàng (07 TBA của NMĐMT đấu nối lưới 110/22kV, 01 TBA nhà máy tái chế bã mía và 03 TBA khách hàng mua điện 110/22kV) với tổng công suất lắp đặt 2.057MVA, công suất cực đại toàn tỉnh năm 2024 đạt 943,49MW (công suất cực đại ngày 07/03/2024)
Tổng số mạch đường dây đang quản lý vận hành là 31 mạch, tổng chiều dài đường dây là:
- Tài sản ngành Điện: 337,61km
- Tài sản khách hàng: 34,02km
Nguồn điện đấu nối lưới 110/22kV gồm: 07 nhà máy điện mặt trời và 01 nhà máy tái chế bã mía
Lưới điện 110kV vẫn còn nhiều đường dây và TBA có kết nối mạch vòng nhưng khả năng hỗ trợ cấp điện trong trường hợp công tác hay sự cố còn hạn chế do quá tải tuyến đầu của trục liên kết
Tổng số xuất tuyến trung thế là 112 xuất tuyến với tổng chiều dài lưới điện là 2.901,98 km đường dây trên không và 38,07 km cáp ngầm Trong đó:
- Số tuyến có liên kết với các xuất tuyến khác là 82 xuất tuyến:
+ 56 xuất tuyến có liên kết vòng có thể chuyển điện linh hoạt
+ 18 xuất tuyến mang tải cao trên 70% không thể chuyển điện linh hoạt + 03 xuất tuyến liên kết bằng các thiết bị như: DS, LTD… nên hạn chế việc chuyển diện
+ 05 xuất tuyến liên kết dự phòng cho các xuất tuyến đang vận hành
- Số tuyến bán tổng cho KCN là 30 tuyến Trong đó: 21 tuyến bán tổng cho KCN Phước Đông, 09 tuyến bán tổng cho KCN Thành Thành Công
Tổng số TBA trung thế (bao gồm 1 pha và 3 pha) là: 6.438 trạm với công suất lắp đặt là 546,83 MVA của ngành điện; 5.973 trạm với công suất lắp đặt là 1.481,81 MVA của khách hàng
- Điện mặt trời mái nhà: 306,9 MWp ~ 245,5 MW
- Thủy điện nhỏ: 3 MW (từ tháng 1 - 3 và tháng 10-12 công suất khả dụng 1,3
MW, tháng 4 - 9 công suất khả dụng 0,4 MW)
Số lượng thiết bị trên lưới điện được thể hiện qua bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Số lượng thiết bị trên lưới điện PCTN
Stt Hạng mục Recloser LBS RMU DCL-
1 Tổng số trên lưới điện 132 178 49 435 535 10244
2.1.2 Hiện trạng hệ thống điều khiểnSCADA/DMS của Công ty Điện lực Tây Ninh:
2.1.2.1 Mô hình hệ thống SCADA:
Tổng công ty Điện lực miền Nam đã đầu hệ thống SCADA Công ty Điện lực trực thuộc tại các tỉnh, thành, kết nối với hệ thống chung của Trung tâm điều hành SCADA (hình 2.1) từ đó giúp quá trình vận hành, xử lý, ngăn ngừa sự cố trên hệ thống lưới điện hiệu quả hơn nhiều so với cách quản lý vận hành truyền thống trước đây Việc điều khiển xa giúp cho việc thao tác các thiết bị trên lưới điện chính xác, nhanh chóng, giảm thời gian xử lý sự cố, nhanh chóng cung cấp điện trở lại cho khách hàng, tiết kiệm được thời gian, chi phí đồng thời đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, liên tục, tin cậy và kinh tế Hệ thống SCADA cũng cho phép thu thập dữ liệu theo thời gian thực giúp cho nhân viên vận hành theo dõi tình trạng lưới điện một cách chính xác và đầy đủ, để khi cần thiết, có những điều chỉnh kịp thời đảm bảo đúng quy định
Hệ thống SCADA sẽ làm nhiệm vụ điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu toàn bộ các trạm 110/22kV và các Recloser, LBS trung thế trên địa bàn quản lý có kết nối với hệ thống SCADA Ngoài ra hệ thống SCADA của Công ty Điện lực Tây Ninh cũng có khả năng trao đổi dữ liệu với hệ thống SCADA tại A2 bằng giao thức ICCP được mô tả qua hình 2.2 [4]
Hình 2.1: Kiến trúc hệ thống SCADA [4]
Hình 2.2: Mô hình kết nối SCADA hiện nay
2.1.2.2 Hiện trạng vận hành hệ thống SCADA/DMS – Spectrum Power 7 Đến nay, Công ty Điện lực Tây Ninh hiện có 13/13 trạm có đủ 100% tín hiệu chính xác truyền về TTĐK và A2; 74/82 xuất tuyến có thiết bị đóng cắt lưới điện 22kV được kết nối và điều khiển xa; Đã thực hiện vận hành dao cách ly thường đóng tại các điểm giao lưới để khoanh vùng cô lập sự cố và chuyển điện các khu vực không bị ảnh hưởng từ xa hướng đến mục tiêu khôi phục lưới điện không bị ảnh hưởng trong vòng 30 phút
Các tính năng hiện có của hệ thống SCADA/DMS đã triển khai bao gồm tính toán phân bố công suất, trào lưu công suất và phần mô phỏng đào tạo theo thời gian thực, cụ thể:
- Thu thập thông tin lưới điện, điều khiển các TBA 110 kV: Hệ thống thu thập thông số lưới điện (U, I, P, Q, cosphi) và các thông tin đo lường khác, trạng thái thiết bị, các cảnh báo tại các TBA; Điều khiển máy cắt, dao cách ly; Điều khiển bộ điều áp dưới tải và đóng/cắt tụ bù thanh cái;
- Điều khiển xa các Recloser/LBS lưới 22 kV và giám sát thông tin sự cố tất cả các thiết bị đã được kết nối của lưới điện Tây Ninh;
- Hệ thống bảo mật mạng Cyber Security;
- Trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống SCADA của trung tâm điều độ hệ thống điện miền Nam A2 bằng ICCP;
- Mô phỏng đào tạo (Operator Training Simulator) cho nhân viên vận hành hệ thống trong các điều kiện vận hành bình thường, khẩn cấp và khôi phục hệ thống điện;
- Quản lý mô hình hóa dữ liệu theo tiêu chuẩn CIM - IEC-61970 (IMM);
- Quản lý dữ liệu quá khứ (HIS);
- Lập KH ngắn hạn (Short-Term Load Scheduler);
- Xác thực tính đúng đắn của dữ liệu
2.1.2.3 Đánh giá hệ thống SCADA SP7 của Công ty Điện lực Tây Ninh a) Đánh giá hiệu quả đầu tư hệ thống SCADA
Hệ thống SCADA hiện nay đã hoàn chỉnh bao gồm:
- Xây dựng hệ thống SCADA để điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu toàn bộ các trạm biến áp 110/22kV của Công ty Điện lực Tây Ninh và các Recloser lưới trung thế; vận hành các trạm 110/22kV không người trực
- Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thiết lập hạ tầng tự động hóa trong vận hành và điều khiển lưới điện, nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng, cải thiện độ tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu chi phí vận hành các trạm 110/22kV và góp phần hiện đại hóa hệ thống điện
Phương án phát triển hệ thống điều khiển SCADA/DMS tại Công ty Điện lực Tây Ninh
- Phối hợp giữa MC và Recloser: Cài đặt giá trị cắt nhỏ nhất của sự cố quá dòng chạm đất và sự cố quá dòng pha của Recloser nhỏ hơn giá trị cắt nhỏ nhất của sự cố quá dòng chạm đất và sự cố quá dòng pha của rơle bảo vệ MC Đường đặc tuyến “TCC” của quá dòng pha/quá dòng chạm đất cắt nhanh và cắt chậm của Recloser phải thấp hơn đường đặc tuyến “TCC” quá dòng pha, quá dòng chạm đất của rơle bảo vệ MC [5]
- Phối hợp Recloser và Recloser: Nguyên tắc phối hợp bảo vệ dựa theo đặc tuyến phụ thuộc, yêu cầu chọn đặc tuyến bảo vệ của các Recloser cùng họ với nhau và phối hợp bằng hệ số điều chỉnh đường đặc tuyến Trường hợp không thể phối hợp bảo vệ bằng đường đặc tuyến phụ thuộc cùng họ, có thể sử dụng đường đặc tuyến có khác họ hoặc đường đặc tuyến độc lập cài đặt Recloser mang tính tương đồng để tính toán phối hợp bảo vệ [5]
2.2.4.4 Xây dựng trình tự thao tác cô lập sự cố và đóng mạch vòng từ xa qua Recloser (LBS) để chuyển tải
- Căn cứ vào các kết quả của tình huống giả lập, chọn kết quả tốt nhất
- Xác nhận các trị số cài đặt bảo vệ cho từng thiết bị
- Đối với mỗi tình huống, đưa ra trình tự đóng mở các thiết bị và các yêu cầu khác nếu có xuất hiện trong quá trình giả lập
- Ban hành để chính thức thực hiện
2.2.4.5 Xác định các điều kiện để thao tác Recloser từ xa:
- Xác định trạng thái làm việc của tất cả các recloser và máy cắt đầu nguồn khi hệ thống làm việc ở chế độ bình thường
- Tình trạng kết nối về trung tâm và các tín hiệu trạng thái, điều khiển và đo lường
- Các trị số cài đặt theo đúng bảng trị số đã được ban hành
- Hệ thống đường truyền vận hành liên tục
2.2.4.6 Xác định các điều kiện cho phép chuyển sang vận hành ở chế độ tự động (Auto) [5]:
- Trạng thái recloser (đóng/mở)
- Chế độ điều khiển (Tại chỗ/Từ xa)
- Biển báo công tác hot line (Hot line Tag)
- Tín hiệu báo động (Alarm)
- Tín hiệu cắt khi trên giá trị đặt (Above Min Trip)
2.2.4.7 Thiết lập chế độ vận hành tự động (Auto) trong hệ thống SCADA:
Trước khi chuyển sang vận hành ở chế độ tự động (Auto), phải xác nhận: Các trạng thái Recloser, switch đúng trạng thái vận hành bình thường
Khóa L/R đặt ở vị trí Remote và là một thiết bị thuộc quyền điều khiển từ xa Các mạch bảo vệ vẫn ở trạng thái làm việc bình thường
Khóa HotlineTag (trên các Recloser) đặt ở vị trí Disable (đèn HotlineTag trên tủ tắt)
Khóa HotlineTag có thể điều khiển ON/OFF tại chỗ hoặc từ xa qua hệ thống SCADA để cấm thao tác Recloser Khóa HotlineTag được bật ON tại vị trí nào (tại chỗ hoặc từ Trung tâm) thì chỉ OFF tại vị trí tương ứng Đường truyền kết nối thông tin SCADA của các thiết bị tham gia tự động hoá đang hoạt động tốt (hệ thống SCADA sẽ tự động kiểm tra và có cảnh báo trên màn hình trong trường hợp bị mất kết nối)
Kiểm tra điện áp ắc quy của tủ Recloser đạt yêu cầu ĐĐV có thể gởi lệnh “Test battery” tại trung tâm (hệ thống SCADA sẽ tự động kiểm tra khi chuyển sang chế độ Auto và có cảnh báo trên màn hình cho điều độ viên trong trường hợp Accu bị hư hỏng)
Lưu ý: Khi hệ thống xảy ra sự cố, cần tiến hành khắc phục sự cố, phục hồi lại hệ thống và kiểm tra các điều kiện vận hành tự động thỏa mãn các thông số được liệt kê ở bảng bên dưới trước khi chuyển trạng thái vận hành sang chế độ vận hành
“Auto” Để chuyển trạng thái vận hành từ chế độ “Manual” sang “Auto”, hệ thống cần thỏa mãn các điều kiện được liệt kê trong bảng 2.2 và 2.3 bên dưới:
Bảng 2.2: Tín hiệu trạng thái
STT Tín hiệu Recloser LBS
3 Hot Line Tag Off Off
5 Above Min Trip (tín hiệu cắt khi trên giá trị đặt) Off
Bảng 2.3: Tín hiệu điều khiển
Các trường hợp ngừng vận hành chương trình tự động và chuyển khóa về vị trí Manual:
- Theo yêu cầu của các đơn vị liên quan trong trường hợp khẩn cấp
- Phần mềm sẽ tự động cô lập vùng sự cố và khôi phục lưới theo các điều kiện đã được cài đặt trong chương trình (sau đó khóa Auto/Manual sẽ tự động chuyển về vị trí Manual)
- Quá trình vận hành, ĐĐV phát hiện một trong các điều kiện không đạt yêu cầu, ĐĐV chuyển khóa Auto/Manual về vị trí Manual và thông báo cho các đơn vị liên quan để khắc phục
- Trong trường hợp công tác Hotline (đường dây đang mang điện)
2.2.5 Yêu cầu về kết nối, chia sẻ dữ liệu và an ninh mạng [6]
Hệ thống SCADA phải có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống SCADA trung tâm khác trên nguyên tắc đảm bảo an toàn thông tin, đảm bảo các yêu cầu về an toàn, an ninh mạng, bảo mật thông tin và chống phá hoại từ bên ngoài trong quá trình quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia
Hệ thống SCADA phải có chức năng quản lý người dùng, máy tính tập trung để kiểm soát truy cập vào hệ thống Các máy tính OT của các OCC và các máy tính quan trọng khác của hệ thống OT được quản lý việc truy cập, được giám sát cả kết nối từ xa và trực tiếp, online lẫn offline Đảm bảo tuân thủ theo quy định về đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam Kiến trúc trung tâm điều khiển xa được thiết kế theo nguyên tắc phân tầng và phòng thủ theo chiều sâu (Defense in Depth)
2.2.6 Các ứng dụng của hệ thống DMS tại Công ty Điện lực:
Tùy theo nhu cầu quản lý vận hành, hệ thống DMS có thể tùy chỉnh tắt hay bật các ứng dụng sau mà không bị giới hạn các vấn đề về bản quyền:
- Giao diện đồ họa có khả năng hiển thị rõ ràng trạng thái của đường dây, máy biến áp và các thiết bị khác trên hệ thống điện phân phối
- Giám sát, đánh giá và xác định những thay đổi của cấu hình, sơ đồ kết lưới của hệ thống điện phân phối
- Phân tích, tối ưu vận hành hệ thống điện phân phối có chức năng hỗ trợ các điều độ viên giám sát, điều khiển, phân tích, lập kế hoạch và tối ưu vận hành hệ thống điện phân phối Ứng dụng này bao gồm các chức năng chính sau:
Sử dụng cấu hình kết lưới, dữ liệu vận hành thời gian thực từ hệ thống SCADA và thông tin của khách hàng để ước tính công suất tác dụng và công suất phản kháng tại các nút phụ tải trên lưới điện phân phối;
Phân tích trào lưu công suất có chức năng tính toán cường độ dòng điện, điện áp, hệ số công suất, góc pha, công suất tác dụng và công suất phản kháng của từng thiết bị, khu vực trên lưới điện và các nguồn năng lượng tái tạo để xác định các trường hợp có thể gây quá tải hoặc dao động điện áp trên lưới điện phân phối;
Tính toán mô phỏng dòng điện ngắn mạch tại các khu vực trong các trường hợp có thể xảy ra sự cố trên lưới điện phân phối;
Quản lý điện áp, công suất phản kháng và phụ tải: Đưa ra các giải pháp điều khiển tụ bù, nấc phân áp máy biến áp để kiểm soát công suất phản kháng, nâng cao chất lượng điện áp trên lưới điện phân phối;
GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
Sơ đồ cây tự động hóa
Sự lựa chọn cách thức để tự động hóa các thiết bị đóng ngắt được minh họa thông qua cây quyết định trong hình Một khi thiết bị sơ cấp đã được chọn dựa trên yêu cầu về vai trò quan trọng của hệ thống và nhiệm vụ bảo vệ, cấp độ tự động hóa sẽ được xác định
Triển khai tự động hóa đến bất kì thiết bị đóng ngắt tại chỗ có thể được mô tả như là các bước thực hiện và lộ trình thay thế để dẫn đến cấp độ và loại kiến trúc điều khiển Một vài lộ trình thì tùy chọn nhưng phần nhiều là bắt buộc nếu việc tự động hóa được triển khai
Bước 1: Bước này được thể hiện qua hình 3.1, là cơ bản để cung cấp một thiết bị đóng ngắt với bộ truyền động cơ khí Về mặt lịch sử, thiết bị đóng ngắt luôn vận hành bằng tay, nhưng thiết bị được tích lũy năng lượng hoặc bộ truyền động được cấp điện để đảm bảo việc thao thác thiết bị độc lập với việc thao tác tại chỗ ngay thiết bị An toàn được tăng cường, bởi vậy người thao tác sẽ đứng cách xa thiết bị đóng cắt
Hình 3.1: Cây quyết định các bước thực hiện tự động hóa tại chỗ/trung tâm [7]
Bước 2: Mặc dù sự lắp đặt thiết bị truyền động cho phép thao tác tại chỗ, điều này là bắt buộc, thông qua sử dụng nút bấm, mục đích chính là hỗ trợ việc vận hành tự động hóa tại chỗ hoặc điều khiển từ xa
Bước 3: Một khi một thiết bị điện tử được lắp đặt cho bộ truyền động, một trong hai chức năng tự động hóa sẽ được chọn lựa Việc chọn lựa đơn giản nhất của bước này, tự động hóa tại chỗ có thể được giao tiếp với hệ thống viễn thông để cho phép điều khiển từ xa Hoặc sự lựa chọn khác, tự động hóa thông minh tại chỗ có thể được triển khai, cho phép thiết bị vận hành một cách tự động theo một lập trình sẵn trước Một ví dụ điển hình của phương thức lựa chọn này là tại bước 3 Recloser không có truyền thông
Bước 4: Bước này xây dựng hai sự lựa chọn được tạo từ bước trước 3 Cơ bản, điều khiển từ xa được thêm vào hệ thống tự động hóa tại chỗ vì vậy nhân viên điều độ được cung cấp thông tin của bất kì việc vận hành của các thiết bị đang ở chế độ tự động tại chỗ và có thể loại bỏ các hành động tại chỗ hoặc đưa ra quyết định từ xa Thao tác bằng tay tại chỗ phải cao quyền hơn hệ thống tự động điều đó là bắt buộc Trong sự lựa chọn khác trong bước 3, điều khiển từ xa được chọn, hai hình thức quyết định thì đều có khả năng, quan điểm tự động hóa từ xa trên hệ thống trung tâm hoặc điều khiển từ xa qua quyết định của điều độ viên
Bước 5: Bước cuối cùng này áp dụng chọn lựa từ bước 4, điều khiển từ xa đến việc tự động hóa tại chỗ Mặc dù khả năng tại trung tâm điều khiển đưa ra quyết định tự động hóa tại chỗ có nhiều chiến lược hay, tuy nhiên nó không thực sự thông dụng bởi vì việc điều khiển từ xa thì cũng đáp ứng và đơn giản hơn
Kết quả của cây quyết định này đối với việc đáp ứng các định nghĩa về tự động hóa lưới phân phối như sau:
- Thiết bị đóng ngắt phải có khả năng đều khiển từ xa
- Sự đưa ra quyết định được thực hiện, tại thiết bị điện tử thông minh thông qua máy chủ DA của trung tâm hoặc thông qua sự can thiệp của con người từ xa
- Việc thao tác phải được thực hiện có thể bằng cơ khí hoặc nút nhấn.
Các giai đoạn tự động hóa
Sự lựa chọn các cấp độ tự động hóa được minh họa thông qua sơ đồ cây tự động hóa ở phần trước và có thể được nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau, và quan tâm đến gánh nặng của truyền dẫn Yêu cầu tự động hóa và giám sát từ xa càng chi tiết, thì càng yêu cầu cao về gánh nặng và phức tạp của các gói tin Sự cân nhắc này đưa ra hai phương thức khác nhau cho việc tự động hóa phân phối, điển hình cho việc mở rộng việc điều khiển xuống các xuất tuyến, nơi mà hệ thống truyền thông sử dụng phần lớn là radio
Giai đoạn 1: Giai đoạn này được chỉ định như là đáp ứng các yêu cầu cơ bản của tự động hóa lưới phân phối như là cung cấp các chức năng giám sát và điều khiển từ xa Trạng thái và điều khiển từ xa của các thiết bị đóng ngắt là giai đoạn hợp lý cho việc triển khai tự động hóa lưới phân phối ngoài phạm vi trạm điện Điều này có thể đạt được thông qua chỉ truyền các tín hiệu số Các tín hiệu số như là như cảnh bảo, báo sự cố, đóng/ ngắt, báo vượt ngưỡng có thể truyền trước Truyền dẫn cho các tín hiệu số thì ít phức tạp về mặt truyền thông, nó yêu cầu gói tin ngắn Do vậy, hệ thống radio công suất thấp được phát triển và triển khai để đáp ứng nhu cầu cơ bản về điều khiển xa này
Giai đoạn 2: Giai đoạn này thì bổ sung vào các tín hiệu đo lường và điều khiển
Các tín hiệu thêm vào này về cơ bản sẽ gần giống như các tín hiệu tại TBA, tuy nhiên, tải trọng trên đường truyền sẽ tăng lên và khả năng của giao thức SCADA sẽ được sử dụng hết mức Giảm gánh nặng này, giao thức cấp độ cao yêu cầu phải có cả hai chế độ truyền dữ liệu không truy vấn và quay số
Tự động hóa tại chỗ có thể được áp dụng trong hai giai đoạn và chỉ phụ thuộc vào độ phức tạp của các cảm biến và thiết bị điện tử thông minh Việc truyền các tín hiệu trạng thái thì không ản hưởng đến quá trình xử lý bảo vệ, đo lường tại chỗ Cấp độ của việc đưa ra quyết định tại trung tâm sẽ phụ thuộc không chỉ khối lượng và chi tiết của thông tin truyền đến máy chủ trung tâm mà còn liên quan đến tốc độ và thời gian đáp ứng của hệ thống truyền dẫn
Không cần thiết phải có một con đường từ giai đoạn 1 đến giai đoạn khác, bởi vì sẽ có sự giới hạn của giao thức và hạ tầng truyền dẫn như là kết quả của sự tối ưu hóa trong giai đoạn 1 Do vậy sự chọn lựa hệ thống truyền dẫn cho giai đoạn 1 phải được cân nhắc kỹ càng để sẵn sàng lên giai đoạn 2 trong chu kì thu hồi vốn của việc triển khai, được thể hiện qua bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1: Các giai đoạn tự động hóa lưới phân phối để mở rộng điều khiển [7]
Các chức năng tự động
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Trực tiếp/Tự động đưa ra quyết định
Ngưỡng cài đặt Điện áp
Số lần vận hành Đo lường:
Truyền thông kỹ thuật số Đường dẫn phụ thuộc vào nâng cấp giao thức truyền thông và cơ sở hạ tầng truyền thông
Giao tiếp kỹ thuật số và analog
Logic dựa trên đầu vào kỹ thuật số
Logic dựa trên bảo vệ Logic dựa vào analog đầu vào
Tập trung quyết định Dữ kiện kỹ thuật số Dữ kiện kỹ thuật số và thông số đo lường analog
Nền tảng Mạng lưới tự động hóa lưới phân phối
Hệ thống quản lý phân phối
Cấp độ chuyên sâu của tự động hóa (AIL/Automation Intensity level)
Thuật ngữ này được sử dụng để định nghĩa cấp độ tự động hóa trên các xuất tuyến ngoài TBA Hai phương pháp thường được sử dụng: phần trăm số lượng thiết bị đóng ngắt được điều khiển từ xa, cụ thể 5-10%, hoặc số lượng thiết bị đóng ngắt được tự động hóa trên 1 xuất tuyến Điển hình, phương pháp thứ 2 được chỉ định các giá trị 1.0, 1.5., 2.0, 2.5 vân vân Nơi mà máy cắt phân đoạn được xem như là thiết bị thường mở giữa hai xuất tuyến Thiết bị đóng ngắt và đóng ngắt phân đoạn trên một xuất tuyến chỉ ra rằng tự động hóa các điểm thường mở và thiết bị đóng ngắt ở giữa – việc đầu tư theo AIL tạo ra việc tăng cao tối đa cho đầu tư, bởi vì tăng cao AIL sinh ra việc giảm biên độ cải thiện đến việc vận hành hệ thống Điều này được minh họa ở hình 3.2 cho một bộ các xuất tuyến, AIL được mô tả bằng cả hai cách đánh giá như đã nói ở trên Điểm chuyển tiếp xảy ra vào khoảng AIL = 1.5
Hình 3.2: Cải thiện thời gian mất điện với việc tăng cấp độ chuyên sâu của DA
3.2 Các mô hình tự động hóa lưới điện phân phối
Lưới điện phân phối của Việt Nam hiện nay đang được xây dựng theo dạng mạch vòng nhưng vận hành hở Hai yêu cầu quan trọng đối với hệ thống bảo vệ cho lưới phân phối đó là:
- Tác động chọn lọc khi có sự cố xảy ra: Khi có sự cố xảy ra, các thiết bị bảo vệ (máy cắt, recloser ) gần vị trí sự cố nhất phải tác động để phạm vi mất điện là nhỏ nhất Yêu cầu này được đặt ra đối với việc phối hợp các thiết bị bảo vệ với chức năng bảo vệ quá dòng (50/51) cho các xuất tuyến Các dạng phối hợp thường gặp là phối hợp theo đặc tuyến thời gian độc lập (Definite time) và phối hợp theo đặc tuyến thời gian phụ thuộc (Inverse Defnite Minimum Time)
- Cô lập được sự cố nhanh nhất, đảm bảo thời gian cắt điện ngắn nhất đối với vùng không bị ảnh hưởng bởi sự cố: Khi có sự cố xảy ra, cần nhanh chóng cô lập phần tử sự cố ra khỏi lưới, tránh gây nên các thiệt hại lớn, đặc biệt là rã lưới Đồng thời sau khi cô lập phần tử sự cố, cần nhanh chóng tìm ra và khắc phục sự cố đó, đảm bảo chất lượng điện cung cấp cho khách hàng cũng như khôi phục cấp điện cho các khách hàng nằm ngoài vùng sự cố trong thời gian ngắn nhất Đối với lưới phân phối, cấu trúc lưới điện thường có dạng mạch vòng nhưng được vận hành hở, thông qua các thiết bị liên lạc như trên Hình 3.2 Khi sự cố xảy ra trên một trong 3 xuất tuyến chính, máy cắt (MC) đầu xuất tuyến hoặc thiết bị bảo vệ như recloser gần vị trí sự cố sẽ tác động, người vận hành sẽ tìm vị trí sự cố, tiến hành cô lập sự cố bằng cách mở các thiết bị phân đoạn (dao cách ly, dao cắt có phụ tải, recloser,…), cuối cùng, đóng các thiết bị liên lạc nối giữa các xuất tuyến để tái lập cung cấp điện Mục đích chính của quá trình này là phục hồi nhanh chóng một phần lưới bị mất điện không nằm trong vùng sự cố
Như vậy, đối với cách vận hành này, vấn đề chính đã không được giải quyết, thời gian phục hồi một phần lưới quá lớn Để khắc phục, giải pháp tự động hóa mạch vòng lưới phân phối được đưa ra Giải pháp này có các mô hình sau:
- Mô hình tự động hóa phân tán [8]:
+ Loại cổ điển (Classic Loop Automation): Dạng phân tán dựa vào sự phối hợp theo luật giữa các thiết bị theo thời gian
+ Loại thông minh (Intelligent Loop Automation): Dạng phân tán sử dụng giao tiếp truyền thông giữa các thiết bị với nhau, có xét đến các điều kiện ràng buộc về vận hành sau tái cấu trúc lưới Các dạng truyền thông thông minh có thể dùng tin nhắn GOOSE, wifi hay sử dụng giao thức IEC 618506
- Mô hình tự động hóa tập trung (Centralized) [9]: Dựa vào các tín hiệu từ thiết bị đầu cuối (Remote Terminal Unit) gửi về trạm điều khiển trung tâm, phân tích và đưa ra những phương án tối ưu để tái lập cung cấp điện:
+ Cấp độ 1: MiniScada: Là sự kết hợp giữa hệ thống SCADA trung tâm và hệ thống sơ đồ vận hành theo từng tuyến đường dây nằm giúp Điều độ viên có thể xử lý sự cố, chuyển điện nhanh chóng hơn
+ Cấp độ 2: DAS: Là sự kết hợp giữa chức năng SCADA và ứng dụng FLISR (Fault Location, Isolation and Service Restoration)
+ Cấp độ 3: DMS: Là hệ thống phần mềm cung cấp bộ công cụ toàn diện hỗ trợ việc quản lý, giám sát và điều khiển tối ưu lưới điện phân phối gồm các chức năng: Tự động phát hiện, cô lập phạm vi sự cố và tái lập cấp điện cho phần lưới điện không bị ảnh hưởng; Phân tích, tính toán tối ưu vận hành lưới điện; Quản lý điện áp, công suất phản kháng và phụ tải
3.3 Phân tích mô hình tự động hóa:
Quan điểm vận hành của hệ thống tự động hóa:
- Trước khi ứng dụng SCADA:
+ Khi có sự cố => tìm điểm sự cố => khắc phục sự cố
+ Thời gian xử lý sự cố: 120 phút
- Sau khi ứng dụng SCADA: “Chuyển tải trước, xử lý sự cố sau”
+ Khi có sự cố: “Chuyển tải trước, xử lý sự cố sau”
+ Thời gian xử lý sự cố: < 15 phút Đánh giá ưu điểm và hạn chế của các mô hình tự động hóa hiện nay được thể hiện qua bảng so sánh 3.1 dưới đây:
Bảng 3.2: So sánh ưu điểm và hạn chế các mô hình tự động hóa
Mô hình Ưu điểm Hạn chế
- Không giám sát được từ xa
- Chỉ áp dụng cho cặp tuyến dây
- Phần mềm SCADA không cần chức năng FLISR
- Yêu cầu đồng bộ về thiết bị
- Kênh truyền thông yêu cầu độ tin cậy cao
Mô hình Ưu điểm Hạn chế
- Dữ liệu SCADA tập trung, thuận tiện cho việc quản lý
- Phần mềm trung tâm SCADA không cần chức năng FDIR (FLISR)
- Thời gian xử lý phụ thuộc ĐĐV
- Qui mô dữ liệu lớn, thông tin xử lý nhiều
- Người vận hành cần đào tạo kỹ năng thông thạo vận hành SCADA
- Thời gian xử lý nhanh do người vận hành được hỗ trợ từ các ứng dụng TĐH (DAS/FLISR)
- Dữ liệu đầu vào đơn giản: Tải định mức, thông số bảo vệ, tín hiệu SCADA
- Lập trình phức tạp hơn hệ thống Mini-SCADA
- Ưu điểm như ưu điểm của DAS
- Nhiều chức năng nâng cao (DPF, BLA…)
- Dữ liệu đầu vào phức tạp
- Yêu cầu tương thích hệ thống (interoperability): GIS, SCADA, MDMS…
3.4 Lựa chọn mô hình tự động hóa:
Một số Công ty Điện lực có mô hình Trung tâm điều khiển tập trung là những đơn vị phù hợp để triển khai xây dựng hệ thống Mini-SCADA/DAS/DMS tập trung (các Điện lực trực thuộc chỉ được chia sẻ thông tin giám sát vận hành thông qua hệ thống các Console mà không trực tiếp thực thi điều khiển lưới điện) Trong khi đó, các Công ty Điện lực khác với đặc thù quản lý địa bàn trải rộng, khi đó mô hình hệ thống tự động hóa phân tán là lựa chọn phù hợp [10]
Các yêu cầu về thiết bị nhất thứ:
- Đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật do EVN ban hành
- Được sản xuất, thử nghiệm theo các tiêu quốc tế (IEC, IEEE…), TCVN hiện hành
Các yêu cầu về nhị thứ:
- Dữ liệu đầu vào hệ thống được thể hiện dưới bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3: Các yêu cầu về dữ liệu đầu vào
STT Dữ liệu chuẩn giám sát điều khiển từ xa
Dữ liệu bổ sung cho các tính năng miniScada/DAS/DMS
- Trạng thái đóng/mở thiết bị
- Trạng thái khóa Local/Remote
- Trạng thái bộ chỉ số bảo vệ đang hoạt động (bình thường, dự phòng)
- Điều khiển kích hoạt bộ chỉ số bảo vệ (bình thường, dự phòng)
- Dòng điện, công suất, điện áp - Dòng sự cố
- Tín hiệu bảo vệ kích hoạt
- Tín hiệu Trip khi có sự cố
- Tín hiệu giám sát AC
- Tín hiệu giám sát ắc quy
Tổng cộng: 31 tín hiệu Tổng cộng: 09 tín hiệu
- Ắc quy: Có chức năng kiểm tra ắc quy hàng ngày, có tín hiệu cảnh báo hư hỏng Tiêu chí lựa chọn ắc quy: Duy trì cung cấp điện cho tủ điều khiển, thiết bị truyền thông trong 24h và số lần đóng cắt thiết bị > 10 lần
Các yêu cầu về phần mềm được thể hiện qua bảng 3.4 nhằm so sánh các mô hình tự động hóa:
Bảng 3.4: So sánh các yêu cầu về phần mềm của mô hình tự động hóa tập trung
STT Chức năng Mini SCADA DAS DMS
1 Datalist 40 tín hiệu 40 tín hiệu 40 tín hiệu
STT Chức năng Mini SCADA DAS DMS
3 Thời gian xây dựng và cập nhật
4 Dữ liệu GIS Không Không Có (chính xác)
5 Dữ liệu vận hành Không Có Có (chính xác)
6 Vận hành Điều độ viên điều khiển từ xa
Bán tự động hoặc tự động
Bán tự động hoặc tự động
Không Không Phân bổ trào lưu công suất, tối ưu điểm dừng lưới, tín hiệu ngắn mạch, cảnh báo quá tải,…
8 Chi phí đầu tư Thấp Trung bình Cao
9 Vận hành Dễ Khó Rất khó
5 phút 1 phút (tự động), 5 phút (bán tự động)
1 phút (tự động), 5 phút (bán tự động) Đối với các khu vực lưới điện có kết cấu bền vững, ít biến động và phụ tải mang tính ổn định sẽ phù hợp để triển khai hệ thống tự động hóa ở Cấp độ 2 (DAS) hoặc Cấp độ 3 (DMS) Trong khi đó, những khu vực lưới điện còn nhiều biến động (phụ tải tăng trưởng nhanh dẫn đến kết cấu lưới điện thay đổi thường xuyên về phương thức vận hành hay các khu vực có sự kết hợp giữa lưới điện ngầm và nổi…) thì giải pháp tự động hóa ở Cấp 1 (Mini-SCADA) là lựa chọn phù hợp bởi việc lắp đặt, điều chuyển thiết bị đóng cắt trung áp cũng như cấu hình lại hệ thống trên phần mềm SCADA sẽ thuận tiện và đòi hỏi ít công sức, thời gian hơn
Tương tự như vậy, những xuất tuyến trung áp có chiều dài lớn nhưng không có nguồn cấp dự phòng hoặc vận hành độc đạo với mức độ mang tải cao thì giải pháp lắp đặt nhiều thiết bị đóng cắt phân đoạn để triển khai tự động hóa cấp độ 1 (Mini- SCADA) là giải pháp khả thi để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho các tuyến dây này
Nếu xét về tính chất của phụ tải, những phụ tải quan trọng sẽ được ưu tiên cung cấp điện với độ tin cậy cao nhất có thể Dĩ nhiên, việc ứng dụng hệ thống tự động hóa cấp độ 3 (DMS) với chất lượng dữ liệu đầu vào của hệ thống DMS được kiểm soát và đảm bảo sẽ là sự lựa chọn tối ưu do hệ thống có thể đưa ra nhiều phương án phối hợp để có được quyết định chuyển tải tốt nhất trong trường hợp sự cố xảy ra Tuy nhiên, nếu nguồn dữ liệu đầu vào của hệ thống DMS chưa được kiểm soát thực sự thì giải pháp sử dụng chức năng FLIRS của hệ thống DAS cũng là lựa chọn hợp lý Với nhưng phân tích và đánh giá như trên, căn cứ theo hiện trạng lưới điện - hệ thống SCADA/DMS lưới điện huyện Tân Châu (hệ thống miniSCADA đã cơ bản hoàn thiện) và nguồn lực hiện tại, trong phạm vi đề tài đề xuất lựa chọn chỉ triển khai nghiên cứu giải pháp tự động hóa lưới điện ở cấp độ 2 – DAS
3.5 Định hướng triển khai mô hình tự động hóa tại lưới điện huyện Tân Châu:
TỰ ĐỘNG HÓA LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP 22KV CỦA HUYỆN TÂN CHÂU VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG SCADA
Quy mô quản lý vận hành
Quản lý vận hành 679km đường dây 22kV; 500km đường dây hạ áp; 02 TBA 110/22kV thuộc ngành Điện (189MVA); 804 TBA phân phối thuộc ngành Điện (45MVA) và 1.183 TBA phân phối khách hàng (324MVA), đảm bảo cung ứng điện ổn định, liên tục phục vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đời sống người dân huyện Tân Châu.
Cơ sở và định hướng tự động hóa lưới trung áp (phân phối)
(Tham khảo tài liệu mục [7] James Northcote-Green Robert Wilson, “Control and Automation of Electrical Power Distribution Systems”)
Tự động hóa lưới phân phối bao gồm một phạm vi rộng phải thực hiện từ việc cải tạo điều khiển xa, hoặc ứng dụng các thiết bị điện tử thông minh vào một hệ thống hoàn thiện Thuật ngữ tự động hóa tự nó có nghĩa là quá trình tự động điều khiển Nền công nghiệp Điện lực chấp thuận định nghĩa sau: Tập hợp các công nghệ mà cho phép Điện lực giám sát từ xa, phối hợp và vận hành các thiết bị phân phối trong hệ thống thời gian thực từ một nơi ở xa
Thú vị rằng, định nghĩa này không đề cập đến chức năng tự động hóa Nó ám chỉ đến từ phối hợp Tất cả các thiết bị bảo vệ phải được phối hợp để thực hiện tự động các chức năng bảo vệ bằng việc cách ly vùng sự cố Cách ly sự cố là chỉ một phần trong DA (tự động hóa phân phối), bởi vì vận hành hệ thống điện sẽ dược cải thiện nếu có khả năng tự động phân vùng sự cố, càng nhiều khu vực mất điện được tái lập thì càng tốt Hơn nữa, thuật ngữ thời gian thực đề nghị hệ thống tự động hóa sẽ được vận hành trong vòng thời gian đáp ứng là 2 giây trong một hệ thống SCADA điều khiển lớn Điều này thì quá tham vọng cho một số thành phần của hệ thống phân phối nơi mà thời gian trì hoãn của hệ thống truyền thông là quan trọng Nó không cần thiết hoặc hiệu quả về chi phí đối với tất cả chức năng DA nơi mà thời gian đáp ứng có thể chấp nhận được Thuật ngữ thời gian thực hoặc thời gian nhu cầu cung cấp linh hoạt để đáp ứng và phù hợp trong việc đạt được mục tiêu vận hành cho hệ thống bằng một cách thức hiệu quả chi phí Một phát biểu trong định nghĩa phân biệt DA từ việc vận hành truyền thống dựa trên bảo vệ rơle (tự động) là các thành phần lưới phân phối liên quan có thể được điều khiển từ một nơi cách xa Điều này đòi hỏi việc tích hợp hạ tầng viễn thông trong kiến trúc của DA Nó là phương tiện mấu chốt đưa ra thông tin và điều khiển đến việc đưa ra quyết định cho việc vận hành thông minh hơn của lưới phân phối Việc triển khai và tích hợp hiệu quả về chi phí của hệ thống thống viễn thông trong các thiết bị phân phối được điều khiển và trung tâm điều khiển phải hết sức thận trọng trong việc lập kế hoạch
DA, như đã nói ở trên, cũng hỗ trợ ứng dụng tại phòng điều khiển trung tâm để hỗ trợ các việc ra quyết định về vận hành đối với toàn bộ lưới điện phân phối thông qua điều khiển từ xa hoặc bằng tay các thiết bị - các ứng dụng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện phân phối Số lượng tài sản không được điều khiển xa là thành phần quan trọng trong bất kỳ hệ thống điện phân phối Việc quản lý đúng đắn các tài sản này là sống còn đối với việc vận hành và yêu cầu thêm vào phương tiện hỗ trợ trong phần DMS Các phần mềm ứng dụng này yêu cầu hỗ trợ từ các hệ thống khác như là hệ thống thông tin khách hàng (CIS), hệ thống thông tin địa lý (GIS) và sẽ đứng tại tầng cao nhất của hệ thống phân cấp điều khiển
Bất chấp hai tầng lớp điều khiển của DA được áp dụng, có 3 cách khác nhau để nhìn về tự động hóa:
- Tự động hóa tại chỗ: Vận hành thiết bị đóng ngắt bởi hệ thống bảo vệ hoặc việc đưa ra quyết định dựa trên lập trình logic trình tự
- SCADA (điều khiển xa): Điều khiển xa các thiết bị đóng ngắt và việc giám sát các thông tin trạng thái, cảnh báo, đo lường
- Tự động hóa tập trung: Tự động hóa các thiết bị đóng ngắt từ xa từ trung tâm ra quyết định cô lập sự cố, tái cấu trúc lưới và các dịch vụ khôi phục lưới điện
- Bất kỳ việc triển khai DA sẽ bao gồm ít nhất hai chức năng trên bởi vì hệ thống truyền dẫn phải là một phần của hệ thống Tuy vậy, các Điện lực sẽ đòi hỏi có hệ thống tự động hóa lưới phân phối bởi vì việc họ đã triển khai sớm các Recloser hoặc kết hợp với thiết bị tự phân đoạn Không có hệ thống truyền dẫn đến những thiết bị đó sẽ không thực hiện được DA Các Điện lực với việc triển khai như vậy thừa nhận rằng phải có hệ thống viễn thông đến các thiết bị đóng cắt trung áp để biết được thiết bị đó có đang vận hành hay không
3.1.1 Sơ đồ cây tự động hóa
Sự lựa chọn cách thức để tự động hóa các thiết bị đóng ngắt được minh họa thông qua cây quyết định trong hình Một khi thiết bị sơ cấp đã được chọn dựa trên yêu cầu về vai trò quan trọng của hệ thống và nhiệm vụ bảo vệ, cấp độ tự động hóa sẽ được xác định
Triển khai tự động hóa đến bất kì thiết bị đóng ngắt tại chỗ có thể được mô tả như là các bước thực hiện và lộ trình thay thế để dẫn đến cấp độ và loại kiến trúc điều khiển Một vài lộ trình thì tùy chọn nhưng phần nhiều là bắt buộc nếu việc tự động hóa được triển khai
Bước 1: Bước này được thể hiện qua hình 3.1, là cơ bản để cung cấp một thiết bị đóng ngắt với bộ truyền động cơ khí Về mặt lịch sử, thiết bị đóng ngắt luôn vận hành bằng tay, nhưng thiết bị được tích lũy năng lượng hoặc bộ truyền động được cấp điện để đảm bảo việc thao thác thiết bị độc lập với việc thao tác tại chỗ ngay thiết bị An toàn được tăng cường, bởi vậy người thao tác sẽ đứng cách xa thiết bị đóng cắt
Hình 3.1: Cây quyết định các bước thực hiện tự động hóa tại chỗ/trung tâm [7]
Bước 2: Mặc dù sự lắp đặt thiết bị truyền động cho phép thao tác tại chỗ, điều này là bắt buộc, thông qua sử dụng nút bấm, mục đích chính là hỗ trợ việc vận hành tự động hóa tại chỗ hoặc điều khiển từ xa
Bước 3: Một khi một thiết bị điện tử được lắp đặt cho bộ truyền động, một trong hai chức năng tự động hóa sẽ được chọn lựa Việc chọn lựa đơn giản nhất của bước này, tự động hóa tại chỗ có thể được giao tiếp với hệ thống viễn thông để cho phép điều khiển từ xa Hoặc sự lựa chọn khác, tự động hóa thông minh tại chỗ có thể được triển khai, cho phép thiết bị vận hành một cách tự động theo một lập trình sẵn trước Một ví dụ điển hình của phương thức lựa chọn này là tại bước 3 Recloser không có truyền thông
Bước 4: Bước này xây dựng hai sự lựa chọn được tạo từ bước trước 3 Cơ bản, điều khiển từ xa được thêm vào hệ thống tự động hóa tại chỗ vì vậy nhân viên điều độ được cung cấp thông tin của bất kì việc vận hành của các thiết bị đang ở chế độ tự động tại chỗ và có thể loại bỏ các hành động tại chỗ hoặc đưa ra quyết định từ xa Thao tác bằng tay tại chỗ phải cao quyền hơn hệ thống tự động điều đó là bắt buộc Trong sự lựa chọn khác trong bước 3, điều khiển từ xa được chọn, hai hình thức quyết định thì đều có khả năng, quan điểm tự động hóa từ xa trên hệ thống trung tâm hoặc điều khiển từ xa qua quyết định của điều độ viên
Bước 5: Bước cuối cùng này áp dụng chọn lựa từ bước 4, điều khiển từ xa đến việc tự động hóa tại chỗ Mặc dù khả năng tại trung tâm điều khiển đưa ra quyết định tự động hóa tại chỗ có nhiều chiến lược hay, tuy nhiên nó không thực sự thông dụng bởi vì việc điều khiển từ xa thì cũng đáp ứng và đơn giản hơn
Kết quả của cây quyết định này đối với việc đáp ứng các định nghĩa về tự động hóa lưới phân phối như sau:
- Thiết bị đóng ngắt phải có khả năng đều khiển từ xa
- Sự đưa ra quyết định được thực hiện, tại thiết bị điện tử thông minh thông qua máy chủ DA của trung tâm hoặc thông qua sự can thiệp của con người từ xa
- Việc thao tác phải được thực hiện có thể bằng cơ khí hoặc nút nhấn
3.1.2 Các giai đoạn tự động hóa
Sự lựa chọn các cấp độ tự động hóa được minh họa thông qua sơ đồ cây tự động hóa ở phần trước và có thể được nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau, và quan tâm đến gánh nặng của truyền dẫn Yêu cầu tự động hóa và giám sát từ xa càng chi tiết, thì càng yêu cầu cao về gánh nặng và phức tạp của các gói tin Sự cân nhắc này đưa ra hai phương thức khác nhau cho việc tự động hóa phân phối, điển hình cho việc mở rộng việc điều khiển xuống các xuất tuyến, nơi mà hệ thống truyền thông sử dụng phần lớn là radio
Giai đoạn 1: Giai đoạn này được chỉ định như là đáp ứng các yêu cầu cơ bản của tự động hóa lưới phân phối như là cung cấp các chức năng giám sát và điều khiển từ xa Trạng thái và điều khiển từ xa của các thiết bị đóng ngắt là giai đoạn hợp lý cho việc triển khai tự động hóa lưới phân phối ngoài phạm vi trạm điện Điều này có thể đạt được thông qua chỉ truyền các tín hiệu số Các tín hiệu số như là như cảnh bảo, báo sự cố, đóng/ ngắt, báo vượt ngưỡng có thể truyền trước Truyền dẫn cho các tín hiệu số thì ít phức tạp về mặt truyền thông, nó yêu cầu gói tin ngắn Do vậy, hệ thống radio công suất thấp được phát triển và triển khai để đáp ứng nhu cầu cơ bản về điều khiển xa này
Giai đoạn 2: Giai đoạn này thì bổ sung vào các tín hiệu đo lường và điều khiển
Các mô hình tự động hóa lưới điện phân phối
Lưới điện phân phối của Việt Nam hiện nay đang được xây dựng theo dạng mạch vòng nhưng vận hành hở Hai yêu cầu quan trọng đối với hệ thống bảo vệ cho lưới phân phối đó là:
- Tác động chọn lọc khi có sự cố xảy ra: Khi có sự cố xảy ra, các thiết bị bảo vệ (máy cắt, recloser ) gần vị trí sự cố nhất phải tác động để phạm vi mất điện là nhỏ nhất Yêu cầu này được đặt ra đối với việc phối hợp các thiết bị bảo vệ với chức năng bảo vệ quá dòng (50/51) cho các xuất tuyến Các dạng phối hợp thường gặp là phối hợp theo đặc tuyến thời gian độc lập (Definite time) và phối hợp theo đặc tuyến thời gian phụ thuộc (Inverse Defnite Minimum Time)
- Cô lập được sự cố nhanh nhất, đảm bảo thời gian cắt điện ngắn nhất đối với vùng không bị ảnh hưởng bởi sự cố: Khi có sự cố xảy ra, cần nhanh chóng cô lập phần tử sự cố ra khỏi lưới, tránh gây nên các thiệt hại lớn, đặc biệt là rã lưới Đồng thời sau khi cô lập phần tử sự cố, cần nhanh chóng tìm ra và khắc phục sự cố đó, đảm bảo chất lượng điện cung cấp cho khách hàng cũng như khôi phục cấp điện cho các khách hàng nằm ngoài vùng sự cố trong thời gian ngắn nhất Đối với lưới phân phối, cấu trúc lưới điện thường có dạng mạch vòng nhưng được vận hành hở, thông qua các thiết bị liên lạc như trên Hình 3.2 Khi sự cố xảy ra trên một trong 3 xuất tuyến chính, máy cắt (MC) đầu xuất tuyến hoặc thiết bị bảo vệ như recloser gần vị trí sự cố sẽ tác động, người vận hành sẽ tìm vị trí sự cố, tiến hành cô lập sự cố bằng cách mở các thiết bị phân đoạn (dao cách ly, dao cắt có phụ tải, recloser,…), cuối cùng, đóng các thiết bị liên lạc nối giữa các xuất tuyến để tái lập cung cấp điện Mục đích chính của quá trình này là phục hồi nhanh chóng một phần lưới bị mất điện không nằm trong vùng sự cố
Như vậy, đối với cách vận hành này, vấn đề chính đã không được giải quyết, thời gian phục hồi một phần lưới quá lớn Để khắc phục, giải pháp tự động hóa mạch vòng lưới phân phối được đưa ra Giải pháp này có các mô hình sau:
- Mô hình tự động hóa phân tán [8]:
+ Loại cổ điển (Classic Loop Automation): Dạng phân tán dựa vào sự phối hợp theo luật giữa các thiết bị theo thời gian
+ Loại thông minh (Intelligent Loop Automation): Dạng phân tán sử dụng giao tiếp truyền thông giữa các thiết bị với nhau, có xét đến các điều kiện ràng buộc về vận hành sau tái cấu trúc lưới Các dạng truyền thông thông minh có thể dùng tin nhắn GOOSE, wifi hay sử dụng giao thức IEC 618506
- Mô hình tự động hóa tập trung (Centralized) [9]: Dựa vào các tín hiệu từ thiết bị đầu cuối (Remote Terminal Unit) gửi về trạm điều khiển trung tâm, phân tích và đưa ra những phương án tối ưu để tái lập cung cấp điện:
+ Cấp độ 1: MiniScada: Là sự kết hợp giữa hệ thống SCADA trung tâm và hệ thống sơ đồ vận hành theo từng tuyến đường dây nằm giúp Điều độ viên có thể xử lý sự cố, chuyển điện nhanh chóng hơn
+ Cấp độ 2: DAS: Là sự kết hợp giữa chức năng SCADA và ứng dụng FLISR (Fault Location, Isolation and Service Restoration)
+ Cấp độ 3: DMS: Là hệ thống phần mềm cung cấp bộ công cụ toàn diện hỗ trợ việc quản lý, giám sát và điều khiển tối ưu lưới điện phân phối gồm các chức năng: Tự động phát hiện, cô lập phạm vi sự cố và tái lập cấp điện cho phần lưới điện không bị ảnh hưởng; Phân tích, tính toán tối ưu vận hành lưới điện; Quản lý điện áp, công suất phản kháng và phụ tải.
Phân tích mô hình tự động hóa
Quan điểm vận hành của hệ thống tự động hóa:
- Trước khi ứng dụng SCADA:
+ Khi có sự cố => tìm điểm sự cố => khắc phục sự cố
+ Thời gian xử lý sự cố: 120 phút
- Sau khi ứng dụng SCADA: “Chuyển tải trước, xử lý sự cố sau”
+ Khi có sự cố: “Chuyển tải trước, xử lý sự cố sau”
+ Thời gian xử lý sự cố: < 15 phút Đánh giá ưu điểm và hạn chế của các mô hình tự động hóa hiện nay được thể hiện qua bảng so sánh 3.1 dưới đây:
Bảng 3.2: So sánh ưu điểm và hạn chế các mô hình tự động hóa
Mô hình Ưu điểm Hạn chế
- Không giám sát được từ xa
- Chỉ áp dụng cho cặp tuyến dây
- Phần mềm SCADA không cần chức năng FLISR
- Yêu cầu đồng bộ về thiết bị
- Kênh truyền thông yêu cầu độ tin cậy cao
Mô hình Ưu điểm Hạn chế
- Dữ liệu SCADA tập trung, thuận tiện cho việc quản lý
- Phần mềm trung tâm SCADA không cần chức năng FDIR (FLISR)
- Thời gian xử lý phụ thuộc ĐĐV
- Qui mô dữ liệu lớn, thông tin xử lý nhiều
- Người vận hành cần đào tạo kỹ năng thông thạo vận hành SCADA
- Thời gian xử lý nhanh do người vận hành được hỗ trợ từ các ứng dụng TĐH (DAS/FLISR)
- Dữ liệu đầu vào đơn giản: Tải định mức, thông số bảo vệ, tín hiệu SCADA
- Lập trình phức tạp hơn hệ thống Mini-SCADA
- Ưu điểm như ưu điểm của DAS
- Nhiều chức năng nâng cao (DPF, BLA…)
- Dữ liệu đầu vào phức tạp
- Yêu cầu tương thích hệ thống (interoperability): GIS, SCADA, MDMS…
Lựa chọn mô hình tự động hóa
Một số Công ty Điện lực có mô hình Trung tâm điều khiển tập trung là những đơn vị phù hợp để triển khai xây dựng hệ thống Mini-SCADA/DAS/DMS tập trung (các Điện lực trực thuộc chỉ được chia sẻ thông tin giám sát vận hành thông qua hệ thống các Console mà không trực tiếp thực thi điều khiển lưới điện) Trong khi đó, các Công ty Điện lực khác với đặc thù quản lý địa bàn trải rộng, khi đó mô hình hệ thống tự động hóa phân tán là lựa chọn phù hợp [10]
Các yêu cầu về thiết bị nhất thứ:
- Đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật do EVN ban hành
- Được sản xuất, thử nghiệm theo các tiêu quốc tế (IEC, IEEE…), TCVN hiện hành
Các yêu cầu về nhị thứ:
- Dữ liệu đầu vào hệ thống được thể hiện dưới bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3: Các yêu cầu về dữ liệu đầu vào
STT Dữ liệu chuẩn giám sát điều khiển từ xa
Dữ liệu bổ sung cho các tính năng miniScada/DAS/DMS
- Trạng thái đóng/mở thiết bị
- Trạng thái khóa Local/Remote
- Trạng thái bộ chỉ số bảo vệ đang hoạt động (bình thường, dự phòng)
- Điều khiển kích hoạt bộ chỉ số bảo vệ (bình thường, dự phòng)
- Dòng điện, công suất, điện áp - Dòng sự cố
- Tín hiệu bảo vệ kích hoạt
- Tín hiệu Trip khi có sự cố
- Tín hiệu giám sát AC
- Tín hiệu giám sát ắc quy
Tổng cộng: 31 tín hiệu Tổng cộng: 09 tín hiệu
- Ắc quy: Có chức năng kiểm tra ắc quy hàng ngày, có tín hiệu cảnh báo hư hỏng Tiêu chí lựa chọn ắc quy: Duy trì cung cấp điện cho tủ điều khiển, thiết bị truyền thông trong 24h và số lần đóng cắt thiết bị > 10 lần
Các yêu cầu về phần mềm được thể hiện qua bảng 3.4 nhằm so sánh các mô hình tự động hóa:
Bảng 3.4: So sánh các yêu cầu về phần mềm của mô hình tự động hóa tập trung
STT Chức năng Mini SCADA DAS DMS
1 Datalist 40 tín hiệu 40 tín hiệu 40 tín hiệu
STT Chức năng Mini SCADA DAS DMS
3 Thời gian xây dựng và cập nhật
4 Dữ liệu GIS Không Không Có (chính xác)
5 Dữ liệu vận hành Không Có Có (chính xác)
6 Vận hành Điều độ viên điều khiển từ xa
Bán tự động hoặc tự động
Bán tự động hoặc tự động
Không Không Phân bổ trào lưu công suất, tối ưu điểm dừng lưới, tín hiệu ngắn mạch, cảnh báo quá tải,…
8 Chi phí đầu tư Thấp Trung bình Cao
9 Vận hành Dễ Khó Rất khó
5 phút 1 phút (tự động), 5 phút (bán tự động)
1 phút (tự động), 5 phút (bán tự động) Đối với các khu vực lưới điện có kết cấu bền vững, ít biến động và phụ tải mang tính ổn định sẽ phù hợp để triển khai hệ thống tự động hóa ở Cấp độ 2 (DAS) hoặc Cấp độ 3 (DMS) Trong khi đó, những khu vực lưới điện còn nhiều biến động (phụ tải tăng trưởng nhanh dẫn đến kết cấu lưới điện thay đổi thường xuyên về phương thức vận hành hay các khu vực có sự kết hợp giữa lưới điện ngầm và nổi…) thì giải pháp tự động hóa ở Cấp 1 (Mini-SCADA) là lựa chọn phù hợp bởi việc lắp đặt, điều chuyển thiết bị đóng cắt trung áp cũng như cấu hình lại hệ thống trên phần mềm SCADA sẽ thuận tiện và đòi hỏi ít công sức, thời gian hơn
Tương tự như vậy, những xuất tuyến trung áp có chiều dài lớn nhưng không có nguồn cấp dự phòng hoặc vận hành độc đạo với mức độ mang tải cao thì giải pháp lắp đặt nhiều thiết bị đóng cắt phân đoạn để triển khai tự động hóa cấp độ 1 (Mini- SCADA) là giải pháp khả thi để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho các tuyến dây này
Nếu xét về tính chất của phụ tải, những phụ tải quan trọng sẽ được ưu tiên cung cấp điện với độ tin cậy cao nhất có thể Dĩ nhiên, việc ứng dụng hệ thống tự động hóa cấp độ 3 (DMS) với chất lượng dữ liệu đầu vào của hệ thống DMS được kiểm soát và đảm bảo sẽ là sự lựa chọn tối ưu do hệ thống có thể đưa ra nhiều phương án phối hợp để có được quyết định chuyển tải tốt nhất trong trường hợp sự cố xảy ra Tuy nhiên, nếu nguồn dữ liệu đầu vào của hệ thống DMS chưa được kiểm soát thực sự thì giải pháp sử dụng chức năng FLIRS của hệ thống DAS cũng là lựa chọn hợp lý Với nhưng phân tích và đánh giá như trên, căn cứ theo hiện trạng lưới điện - hệ thống SCADA/DMS lưới điện huyện Tân Châu (hệ thống miniSCADA đã cơ bản hoàn thiện) và nguồn lực hiện tại, trong phạm vi đề tài đề xuất lựa chọn chỉ triển khai nghiên cứu giải pháp tự động hóa lưới điện ở cấp độ 2 – DAS.
Định hướng triển khai mô hình tự động hóa tại lưới điện huyện Tân Châu
Triển khai chức năng phát hiện sự cố, cô lập sự cố và tái lập điện (FLISR: Fault Location, Fault Isolation and Service Restoration) trong hệ thống SCADA Thực hiện mở rộng kết nối các thiết bị đóng/cắt trên lưới điện 22kV về hệ thống SCADA Tiếp tục thực hiện chuyển điện từ xa cho khu vực ngoài vùng sự cố hoặc chuyển điện khi xảy ra đầy tải, quá tải đột xuất trên các xuất tuyến 22kV thông qua hệ thống SCADA [11]
Chọn các xuất tuyến đáp ứng tiêu chí tự động hóa lưới điện để thí điểm xây dựng kịch bản khoanh vùng, cô lập sự cố và tái lập điện trong vòng 15 phút nhằm chuẩn bị cho để triển khai chức năng FLISR trong tương lai Tiếp tục áp dụng chức năng tự động phân đoạn sự cố (Sectionalizer/SOG) và chức năng xác định pha sự cố (FI) giúp giảm thời gian khắc phục sự cố, nâng cao các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện Rà soát các tính hiệu FI của các LBS để đẩy nhanh quá trình khoanh vùng và cô lập sự cố
Hình 3.3: Sơ đồ khối mô hình tự động hóa tập trung [12]
Các điều kiện vận hành chức năng FLISR
- Điều kiện về kết dây lưới điện:
+ Thiết bị phân đoạn (tie breaker) phải mở
+ Các LTD, DS trên mạch vòng FLISR phải đóng
- Điều kiện về tín hiệu SCADA:
+ Tín hiệu SCADA các thiết bị thuộc mạch FLISR hoạt động tốt
+ Các thiết bị thuộc mạch FLISR phải ở chế độ điều khiển xa
Nguyên lý hoạt động, chế độ vận hành mạch FLISR
- Nguyên lý hoạt động: Định vị, cách ly sự cố và khôi phục lưới điện
+ Định vị sự cố: Dựa vào trạng thái các thiết bị bảo vệ, tín hiệu khởi động (Pickup/ Above Min Trip) của Recloser và FI (Fault Indicator) của LBS
+ Cách ly sự cố: Hệ thống SCADA/DMS tự động xuất lệnh điều khiển mở thiết bị đóng cắt (Recloser/LBS) 2 đầu vị trí bị sự cố (trừ trường hợp thiết bị đã mở do bảo vệ Rơle tác động)
+ Khôi phục lưới điện: Hệ thống SCADA/DMS tự động xuất lệnh điều khiển đóng lại các thiết bị cấp nguồn cho các phân đoạn không bị sự cố
- Chế độ vận hành mạch FLISR:
+ Auto: Chương trình vận hành hoàn toàn tự động
+ Semi-auto: Chương trình vận hành tự động được kích hoạt và đưa ra các yêu cầu thông qua bảng các dòng lệnh, Điều độ viên từng bước xác nhận trạng thái để khôi phục lại lưới điện
+ Khóa ON/OFF: khóa bật/tắt chức năng FLISR, trên màn hình SCADA
❖ Chế độ bán tự động khi vận hành chức năng FLISR (mô tả qua hình 3.5):
Hình 3.4: Lưu đồ vận hành bán tự động [9]
Khi có sự cố xảy ra trên tuyến dây vận hành DAS, chương trình sẽ tự động đưa ra các phương án cô lập và khôi phục lưới điện Điều độ viên hoặc Trưởng kíp trung tâm điều khiển (ĐĐV/TKTTĐK) thông báo cho nhân viên vận hành (NVVH) biết để xem xét và lựa chọn phương án
Nhân viên vận hành căn cứ kết lưới thực tế tại Công ty Điện lực, các thông tin liên quan do Trung tâm chăm sóc khách hàng (TTCSKH) thông báo, xem xét các phương án cô lập và khôi phục lưới điện do chương trình DAS đưa ra xem trực tiếp trên màn hình HMI tại Công ty Điện lực, lựa chọn phương án thích hợp và xác nhận với ĐĐV phương án đã chọn để ĐĐV thực hiện
Trong trường hợp nhân viên vận hành sau khi xem xét các phương án do chương trình đưa ra không đảm bảo an toàn và không phù hợp với thực tế vận hành, nhân viên vận hành thông báo cho ĐĐV được biết và đề xuất phương án thay thế để ĐĐV xem xét xử lý
Công ty Điện lực chuyển khóa từ Remote sang Local và tiến hành xử lý sự cố Sau khi xử lý sự cố hoàn tất thì yêu cầu ĐĐV tái lập điện và khôi phục chế độ vận hành ban đầu của các tuyến dây liên quan
❖ Chế độ vận hành chức năng tự động (mô tả các bước thực hiện qua hình 3.6):
Khi có sự cố xảy ra trên tuyến dây vận hành DAS, chương trình sẽ tự động đóng/cắt thiết bị để cô lập phân đoạn bị sự cố và khôi phục lưới điện ĐĐV thông báo cho nhân viên vận hành biết để đi kiểm tra phân đoạn bị sự cố đã được cô lập Thông báo cho ĐĐV biết tất cả các thông tin liên quan đến sự cố
Trường hợp nhân viên vận hành cần cô lập thêm phân đoạn để giảm phạm vi mất điện, nhân viên vận hành thông báo trình tự thực hiện để ĐĐV phối hợp thao tác ĐĐV ra lệnh chuyển khóa Local/Remote của các thiết bị liên quan về vị trí local để đảm bảo an toàn khi tiến hành xử lý
Sau khi xử lý khắc phục sự cố, nhân viên vận hành yêu cầu ĐĐV tái lập điện và khôi phục chế độ vận hành của các tuyến dây vận hành SCADA liên quan
Hình 3.5: Lưu đồ vận hành tự động [9]
CHƯƠNG IV TỰ ĐỘNG HÓA LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP 22KV CỦA HUYỆN TÂN CHÂU VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA
Sơ lược lưới điện của huyện Tân Châu
4.1.1 Quy mô quản lý vận hành:
Quản lý vận hành 679km đường dây 22kV; 500km đường dây hạ áp; 02 TBA 110/22kV thuộc ngành Điện (189MVA); 804 TBA phân phối thuộc ngành Điện (45MVA) và 1.183 TBA phân phối khách hàng (324MVA), đảm bảo cung ứng điện ổn định, liên tục phục vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đời sống người dân huyện Tân Châu
Hiện nay, nguồn điện chính cung cấp cho huyện Tân Châu từ 02 trạm 110/22kV Tân Hưng (2x63MVA) và trạm Suối Ngô (1x63MVA), đồng thời có thể chuyển điện một phần từ trạm 110/22kV Tây Ninh (2x63MVA) và trạm 110/22kV Tân Biên (2x40MVA) Các nguồn điện năng lượng mặt trời mái nhà có công suất 104MWp (634 hệ thống)
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nhà máy đường Công ty Cổ phần Thành Thành Công Tây Ninh (31,5MVA) sử dụng qui trình vừa sản xuất đường vừa sử dụng bã mía thải ra làm nhiên liệu cho nhà máy phát nhiệt điện cung cấp điện và hơi nước cho nhà máy Vào cao điểm mùa vụ, điện năng dư thừa của nhà máy sẽ được phát lên lưới điện 110kV hỗ trợ việc cung cấp điện cho lưới điện khu vực Đường dây 22kV: Có tổng cộng 15 xuất tuyến 22kV với chiều dài là 679km (trong đó tài sản ngành điện là 479km, tài sản khách hàng là 200km) Số tuyến có liên kết vòng với các xuất tuyến khác là 10 xuất tuyến có thể chuyển điện linh hoạt khi sự cố hoặc các xuất tuyến mang tải cao Phụ tải đường dây bình quân: 65% Các chủng loại dây dẫn đang sử dụng: A/XLPE/PVC, AC/XLPE, AC, ACX, ACXV, CXV, C/XLPE/PVC, ACSR, C/DSTA/XLPE/PVC và tiết diện dây dẫn đang sử dụng:
50, 70, 95, 120, 150, 185, 240 (mm 2 ) Đặc điểm phụ tải:
- Trên địa bàn huyện Tân Châu với tổng cộng hơn 60.000 khách hàng, phụ tải lớn phân bố tập trung tại các khu vực có cụm công nghiệp Tân Hội, nhà máy chế biến tinh bột mì, mủ cao su, các trang trại chăn nuôi heo thịt và phụ tải phía Campuchia
- Cao điểm phụ tải huyện Tân Châu thường xuất hiện từ tháng 10 năm trước đến tháng 03 năm kế tiếp, vận hành hệ thống điện rất căng thẳng do phụ tải tăng cao cục bộ, tình trạng quá tải các xuất tuyến 22kV thường xuyên xảy ra Các nguồn năng lượng mặt trời mái nhà hỗ trợ bổ sung nguồn cho hệ thống điện giảm thiểu được tình trạng quá tải cục bộ vào ban ngày nhưng không ổn định khi bức xạ mặt trời thay đổi đột ngột và tình trạng quá tải đêm vẫn khó có thể giải quyết dứt điểm
- Số lần cắt điện công tác trên 01 phát tuyến trung thế trong 01 năm: Trung bình: 01 lần, nhiều nhất: 02 lần
- Số lần mất điện do sự cố trên 01 phát tuyến trung thế trong 01 năm: Trung bình: 0,72, nhiều nhất: 02 lần
- Đánh giá khả năng hỗ trợ cấp điện từ mạch vòng cho các mức tải: Cho 100% tải
Số lượng thiết bị trên lưới điện:
Bảng 4.1: Thống kê số lượng thiết bị trên lưới tại huyện Tân Châu
Stt Hạng mục Recloser LBS DCL-
1 Tổng số trên lưới điện 22 16 62 114 1.047
4.2 Triển khai tự động hóa 2 tuyến 475 Tân Hưng và 478 Suối Ngô:
Tuyến 475TH được cấp điện từ thanh cái C41 trạm 110/220kV Tân Hưng Khả năng mang tải của tuyến là 450A, trên trục chính có lắp 01 Recloser Suối Dây liên kết với tuyến 478SN tại LBS ấp 2 Ngoài ra tuyến 475TH cũng liên kết với tuyến
Tuyến 478SN được cấp điện từ thanh cái C42 trạm 110/220kV Suối Ngô Khả năng mang tải của tuyến là 400A, trên tuyến có lắp 01 Recloser Suối Ngô liên kết với tuyến 475TH tại LBS LBS Ấp 2
Hình 4.1: Giao diện sơ đồ một sợi của 2 tuyến 475TH và 478SN
(đính kèm phụ lục 1) Trạng thái kết lưới bình thường của 2 tuyến thể hiện qua hình 4.2 như sau:
- Tuyến 475TH cấp đến các vị trí thường mở là: LBS Ấp 2
- Tuyến 478SN cấp điện đến các vị trí thường mở là: LBS Ấp 2
Hiện nay việc quản lý vận hành, tổ chức công tác và xử lý sự cố đang thực hiện thủ công Khi bị sự cố đơn vị QLVH lưới điện sẽ nhận được thông tin mất điện từ khách hàng hoặc người dân Sau khi tiếp nhận thông tin đơn vị QLVH cử nhân viên đi dò tìm sự cố trên trên trục chính và các nhánh rẽ, việc dò tìm này phụ thuộc nhiều yếu tố như khả năng của nhân viên, sự cố dễ phát hiện và sự cố khó phát hiện Việc di chuyển để dò tìm và xác định khu vực sự cố mất trung bình nhanh nhất là 30 phút đến 2 giờ tùy theo quảng đường di chuyển
Từ hiện trạng như đã nêu trên, việc kết nối các thiết bị Recloser, LBS và các bộ chỉ thị sự cố của 2 tuyến này vào hệ thống SCADA để giám sát, điều khiển xa, khoanh vùng sự cố và tự động thao tác cần phải thực hiện ngay để giảm thời gian xử lý sự cố, giảm chỉ số độ tin cậy cung cấp điện (SAIDI, SAIFI) và làm nền tảng để triển khai tự động hóa cho lưới điện của PCTN
Giải pháp kết nối để giám sát, xác định sự cố, khoanh vùng và cô lập sự cố, khôi phục điện cho khu vực không bị sự cố bằng hệ thống cáp quang riêng nhằm đảm bảo luôn kết nối an toàn và ổn định
Theo sơ đồ kết lưới cơ bản, khả năng chuyển tải qua lại giữa hai tuyến, các trị số cài đặt của các máy cắt xuất tuyến, các máy cắt tự đóng lại (Recloser) và các LBS sẽ thiết lập chương trình tự động hóa cho 2 tuyến bằng hình thức mô phỏng thông qua phần mềm Spectrum Power
Hình 4.2: Sơ đồ mô phỏng của 2 tuyến 475TH và 478SN Bảng điều khiển HMI:
+ MC478SN: Máy cắt bảo vệ đầu xuất tuyến 478SN thuộc trạm 110/22kV Suối Ngô
+ Rec Suối Ngô T.173/1 (Rec173/1): Lắp trên đường trục, bảo vệ phụ tải phía sau, nhận nguồn từ trạm 110/22kV Suối Ngô
+ LBS Ấp 2 T.110 (LBS110): LBS giao lưới giữa tuyến 478SN và tuyến 475TH hiện đang nhận nguồn trạm 110/22kV Tân Hưng
+ MC475TH: Máy cắt bảo vệ đầu xuất tuyến 475TH thuộc trạm 110/22kV Tân Hưng
+ Rec Suối Dây T.74 (Rec74): Lắp trên đường trục, bảo vệ phụ tải phía sau, nhận nguồn từ trạm 110/22kV Tân Hưng
+ Auto/Manual: Chương trình vận hành tự động (chế độ vận hành tự động tự khôi phục lưới điện khi có sự cố) hoặc khóa hệ thống SCADA (chế độ vận hành tự động không được kích hoạt, các thao tác khôi phục lưới điện không được thực hiện đóng cắt từ xa thông qua hệ thống SCADA)
+ Recloser/LBS status: Recloser ở trạng thái “Close” hoặc “Open”
+ Local/Remote: Recloser/LBS ở trạng thái khóa (chỉ thao tác tại tủ điều khiển) hoặc điều khiển từ xa (thao tác từ xa thông qua hệ thống SCADA và có thể cắt khẩn cấp tại tủ điều khiển)
+ Hot line tag: Recloser/LBS ở trạng thái khóa tủ điều khiển Vị trí “On” không thực hiện thao tác đóng Recloser/LBS tại chỗ hoặc từ xa thông qua hệ thống SCADA Vị trí “Off” cho phép thao tác đóng Recloser/LBS tại chỗ hoặc từ xa thông qua hệ thống SCADA
+ Tín hiệu báo động quá dòng FI (Fault Indication): ứng với mỗi recloser được cài đặt 01 giá trị dòng điện mà recloser có thể cắt và dùng để kiểm tra khi có các sự cố bật vượt cấp Vị trí “On” khi có sự cố giá trị dòng điện vượt qua giá trị cài đặt tín hiệu sẽ bật lên “On” dù reloser có tác động hay không tác động Vị trí “Off” hoạt động bình thường