1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích thực trạng công tác đấu thầu tại công ty cổ phần xây dựng Cotec và giải pháp nâng cao cạnh tranh thầu

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hồ Chí Minh Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Khoá Năm trúng tuyển : 2010 1- TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG COTEC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

Trang 1

-

NGUYỄN TRỌNG CƯƠNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG COTEC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG

CẠNH TRANH THẦU

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

Tp HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2012

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Trần Thị Kim Loan Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS Trương Thị Lan Anh Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS Nguyễn Thu Hằng

Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ/ nhận xét tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ KHÓA LUẬN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày….tháng… năm

Trang 3

- -oOo -

Tp HCM, ngày 05 tháng 09 năm 2012

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: NGUYỄN TRỌNG CƯƠNG Giới tính : Nam T/ Nữ o

Ngày, tháng, năm sinh : 1986 Nơi sinh : TP Hồ Chí Minh Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh

Khoá (Năm trúng tuyển) : 2010

1- TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG COTEC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH THẦU

2- NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN:

Ø Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh đấu thầu của công ty CPXD Cotec (Coteccons); nhận dạng các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc không trúng thầu Ø Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty

CPXD Cotec (Coteccons)

3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 14/05/2012 4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 31/08/2012 5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS TRẦN THỊ KIM LOAN

Nội dung và đề cương Khóa luận thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua

(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

TS Trần Thị Kim Loan

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn TS Trần Thị Kim Loan, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận, cũng như đưa ra các ý kiến đóng góp để tôi hoàn thành khoá luận này

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc công ty cổ phần xây dựng Cotec, các Trưởng bộ phận đã tham gia đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện khoá luận này

Xin chân thành cảm ơn Quí Thầy Cô trong Khoa Quản Lý Công Nghiệp, Phòng đào tạo Sau Đại Học trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và hỗ trợ tận tình trong suốt khoá học và quá trình thực hiện khoá luận này

Xin chân thành cảm ơn các bạn học trong lớp MBA-K2010 đã hỗ trợ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian thực hiện khoá luận

Cuối cùng, xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã hỗ trợ và khích lệ tôi trong suốt chặng đường học tập cũng như trong giai đoạn thực hiện khoá luận này

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2012

HV Nguyễn Trọng Cương

Trang 5

TÓM TẮT

Xây dựng là ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước Ngành xây dựng được xem là “Một ngành kinh doanh hấp dẫn nhưng nhiều rủi ro, đòi hỏi các bên tham gia phải nỗ lực và quyết tâm cao” Xét khía cạnh đấu thầu, việc các nhà thầu xây dựng luôn phải cạnh tranh nhau nhằm chiếm giữ vị trí đứng trong xã hội luôn luôn khốc liệt và đầy khó khăn Cho nên, mỗi công ty nhà thầu phải luôn nỗ lực để trúng thầu thực hiện thi công các dự án quan trọng nhằm mang lại thương hiệu, uy tín cho công ty

Trong tình hình kinh tế như hiện nay, công ty xây dựng Cotec liên tiếp trượt thầu có rất nhiều nguyên nhân Việc xác định các nguyên nhân này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác đấu thầu, góp phần quyết định sự tồn tại của công ty

Vì vậy, mục tiêu của khóa luận này là “ Phân tích thực trạng công tác đấu thầu tại công ty cổ phần xây dựng Cotec và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh thầu.” Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với công ty

Trong khóa luận này, bằng việc khảo sát sâu các chuyên gia đấu thầu tại công ty Coteccons, tác giả đã phân tích ra 8 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến công tác đấu thầu: cơ cấu tổ chức công ty, nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ thi công, tiếp thị, công tác tính giá dự toán, nguyên vật liệu, phương pháp tổ chức sản xuất Từ đó tác giả đưa ra các nguyên nhân dẫn đến trượt thầu và 7 đề xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh thầu

- Lập điều tra nghiên cứ thị trường - Xây dựng chiến lược cạnh tranh thầu phù hợp - Nâng cao năng lực thiết bị thi công

- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nhân lực - Tăng cường công tác quản trị chất lượng - Tăng cường huy động vốn

- Hoàn thiện phương pháp đánh giá thầu

Trang 6

ABSTRACT

Construction, industry has a significant role in the development of the country The construction industry is considered to be "An attractive business but a lot of risks, requiring the parties to the effort and high determination." At the aspect of bidding, the competition of construction contractors to occupy their positions in society is always fierce and tough Therefore, each construction contractor must make use of their most to win bidding to execute important projects for the purpose of bringing the company's reputation

In the current economic situation, Cotec Construction Joint Stock Company loses the bids more and more, there’re a lot of causes The determination of these cause is very important in the bidding, helps to determine the existence of the company

Therefore, the objective of this thesis is "Situation Analysis of the bidding in Cotec Construction Joint Stock Company and solutions to improve competitive ability in bidding." This is important for company

In this thesis, by interviewing of bidding experts in the company deeply, authors analyzed the eight factors which are the most influential to the tender: the organizational structure of the company, human resources, finance, construction technology, marketing, the cost estimates, raw materials and methods of production Since then the author made the cause of the losing in bid and 7 proposals to improve competitive ability

- Prepare investigation on the market - Develop appropriate competitive bidding strategy - Improve Capacity of construction equipment - Strengthen human resource training

- Strengthen quality management - Strengthen mobilization

- Complete bid evaluation method

Trang 7

1.4 Phương pháp thực hiện khoá luận 3

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của khóa luận 4

1.6 Bố cục khóa luận 4

CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 Khái niệm, hình thức, trình tự và vai trò của đấu thầu trong xây dựng 5

2.1.1 Những khái niệm chủ yếu dùng trong đấu thầu 5

2.1.2 Vai trò của đấu thầu 6

2.1.3 Chức năng của đấu thầu 8

2.1.4 Các phương thức đấu thầu xây dựng 8

2.2 Tổ chức công tác đấu thầu trong các doanh nghiệp xây dựng 10

2.2.1 Điều kiện mời thầu và dự thầu 10

2.2.2 Quy trình đấu thầu xây lắp của các doanh nghiệp xây dựng 11

Trang 8

2.3 Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng và nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu

thầu xây dựng 14

2.3.1 Vai trò của việc nâng cao khả năng trong đấu thầu xây dựng 14

2.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh thầu của doanh nghiệp 15

CHƯƠNG 3.THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY CPXD COTEC 18

3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 18

3.1.1 Sự hình thành và phát triển 18

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của công ty 18

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm gần nhất 19

3.2 Những đặc điểm chủ yếu về kinh tế - Kỹ thuật của công ty có ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu 20

3.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 20

3.2.2 Đặc điểm chung của lĩnh vực kinh doanh 22

3.2.3 Nguồn nhân lực và lao động 23

3.2.4 Đặc điểm công nghệ sản xuất sản phẩm và năng lực thi công của công ty243.2.5 Đặc điểm của phương pháp tổ chức sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty 25

3.2.6 Đặc điểm về nguyên vật liệu 26

3.2.7 Vấn đề tài chính 26

3.2.8 Về công tác tính giá dự toán dự thầu tại công ty 30

3.3 Thực trạng hoạt động đầu thầu và năng lực cạnh tranh tại công ty CPXD Cotec 31

3.3.1 Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại công ty 31

3.3.2 Đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty 36

Trang 9

3.4 Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty CPXD

Cotec 38

3.4.1 Những ưu điểm trong cạnh tranh 38

3.4.2 Những tồn tại trong khả năng cạnh tranh của công ty trong công tác đấu thấu xây dựng 39

3.4.3 Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trên 40

CHƯƠNG 4.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU Ở CÔNG TY CPXD COTEC 41

4.1 Lập tổ điều tra nghiên cứu thị trường 41

4.2 Xây dựng chiến lược tranh thầu phù hợp 42

4.3 Nâng cao năng lực thi công và đầu tư có trọng điểm xe máy thi công 43

4.4 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên tham gia công tác đấu thầu444.5 Tăng cường công tác quản trị chất lượng công trình và nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo uy tín của công ty 45

4.6 Tăng cường huy động vốn và thu hồi vốn đảm bảo cho tham gia đấu thầu và thực hiện hợp đồng 46

4.7 Hoàn thiện phương pháp tính giá thầu, linh hoạt trong việc lựa chọn mức giá bỏ thầu 47

CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 49

Trang 10

Phụ lục 4: Thống kê lực lượng lao động tại công ty trong vài năm gần đây 56

Phụ lục 5: Kết quả hoạt động kinh doanh 57

Phụ lục 6: Bảng cân đối kế toán công ty Coteccons qua các năm 57

Phụ lục 7: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 58

Phụ lục 8: Danh mục các công trình công ty tham gia đấu thầu năm 2010 58

Phụ lục 9: Danh mục các công trình công ty tham gia đấu thầu năm 2011 59

Phụ lục 10: Bảng tổng hợp trúng thầu từ năm 2008 đến 2011 61

Phụ lục 11: Các quy định chủ yếu về đấu thầu xây dựng ở Việt Nam 61

Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TSLĐ : Tài sản lưu động TSCĐ : Tài sản cố định CPXD : Cổ phần xây dựng NĐ-CP : Nghị định-Chính Phủ GDT : Giá dự thầu

GGT : Giá gói thầu NSLĐ : Năng suất lao động NT : Nhà thầu

SPXD : Sản phẩm xây dựng L : Lãi dự kiến

Th : Thuế VL : Vật liệu NC : Nhân công C : Chi phí

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1-1: Thống kê tỷ lệ trúng thầu qua các năm 2

Bảng 3-1: Kết quả hoạt động kinh doanh 19

Bảng 3-2: Thống kê lực lượng lao động tại công ty trong vài năm gần đây 23

Bảng 3-3: Bảng cân đối kế toán 27

Bảng 3-4: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 28

Bảng 3-5: Chỉ tiêu về cơ cấu vốn 29

Bảng 3-6: Chỉ tiêu về cơ cấu tài chính 29

Bảng 3-7: Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận 30

Bảng 3-8: Danh mục các công trình công ty tham gia đấu thầu năm 2010 32

Bảng 3-9: Danh mục các công trình công ty tham gia đấu thầu năm 2011 33

Bảng 3-10: Số lượng công trình trúng thầu hàng năm 36

Bảng 3-11: Bảng tổng hợp trúng thầu từ năm 2008 đến 2011 37

DANH MỤC HÌNH Hình 1-1: Quy trình thực hiện khóa luận 4

Hình 3-1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh 20

Hình 3-2: Sơ đồ tổ chức công ty CPXD Cotec 21

Trang 13

Chương 1: Giới thiệu đề tài

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 Lý do hình thành đề tài

Năm 2011 đã khép lại, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức, những hệ lụy từ suy thoái toàn cầu Mặc dù các biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô được Chính phủ tập trung triển khai nhưng lạm phát vẫn ở mức cao (18,58%), tăng trưởng GDP (5,89%) giảm so với năm 2010, lãi suất tăng cao, thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm đã tác động tiêu cực đến hầu hết các lĩnh vực hoạt động trong nước

Đối với lĩnh vực xây dựng, chính sách thắt chặt tín dụng đối với ngành nghề phi sản xuất của nhà nước, các nhà đầu tư khó tiếp cận được nguồn vốn Điều đó gián tiếp ảnh hưởng đến các công ty xây dựng Nhiều công ty đang trong nguy cơ bị phá sản, bất động sản đóng băng Người dân thờ ơ với các sản phẩm nhà đất Đầu ra cho các dự án xây dựng chung cư, khu đô thị mới là không có Tất cả những điều đó khiến cho nhà đầu tư thiếu nguồn vốn để trang trải cho việc xây dựng, nhiều dự án buộc phải dừng vô thời hạn cho đến khi tiếp cận được nguồn vốn Từ đó dẫn đến nguồn việc ngày càng khan hiếm, nhà đầu tư rụt rè Bên cạnh đó với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã chứng kiến sự thâm nhập của hàng loạt các nhà thầu hàng đầu ở các nước phát triển mạnh của châu Á như Tập đoàn Hyundai, tập đoàn Kumho… Vì thế cường độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành xây dựng càng trở nên khắc nghiệt Công ty xây dựng Cotec cũng không phải ngoại lệ, thời gian từ năm 2011 cho đến nay, công ty xây dựng Cotec luôn gặp các vấn đề khó khăn trong việc tìm dự án, khả năng trúng thầu ngày một giảm đang tạo một áp lực vô cùng to lớn cho ban lãnh đạo công ty trong vấn đề doanh thu và giải quyết quỹ lương cho toàn bộ nhân viên Tỷ lệ trúng thầu qua các năm của công ty trong các năm 2008, 2009, 2010, 2011 ngày một giảm

Trang 14

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Bảng 1-1: Thống kê tỷ lệ trúng thầu qua các năm Đơn vị: tỷ VNĐ

Năm

Số công trình tham gia đấu thầu

Số công trình trúng thầu

Nguồn: Công ty CPXD Cotec

Xét khía cạnh đấu thầu, việc các nhà thầu xây dựng luôn phải cạnh tranh nhau nhằm chiếm giữ vị trí đứng trong xã hội luôn luôn khốc liệt và đầy khó khăn Cho nên mỗi công ty nhà thầu phải luôn nổ lực để trúng thầu thực hiện thi công các dự án quan trọng nhằm mang lại thương hiệu, uy tín cho công ty Trong tình hình đấu thầu ở Việt Nam hiện nay, việc nhà thầu thi công không trúng thầu có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng

Vì vậy, đề tài khóa luận: “Phân tích thực trạng công tác đấu thầu tại công ty CPXD Cotec và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh thầu” có ý nghĩa quan trọng đối với công ty

1.2 Mục tiêu của khóa luận

- Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh đấu thầu của công ty CPXD Cotec (Coteccons); nhận dạng các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc không trúng thầu - Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty

CPXD Cotec (Coteccons)

1.3 Phạm vi thực hiện

Dự án này được thực hiện khảo sát đối với các dự án của công ty xây CPXD Cotec (Coteccons) đã và đang tham gia đấu thầu

Trang 15

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Để việc thu thập dữ liệu hiệu quả, chính xác thì đối tượng khảo sát là những người có nhiệm vụ quan trọng trong quản lý tư vấn đấu thầu cụ thể là tám chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu thầu tại công ty CPXD Cotec (Coteccons)

1.4 Phương pháp thực hiện khoá luận

Khóa luận dựa trên những nguồn thông tin, số liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề cần giải quyết Với mục tiêu là tìm hiểu nguyên nhân không trúng thầu thông qua một số dự án và đề xuất để nâng cao khả năng trúng thầu, khóa luận thu thập thông tin từ phía Ban Quản lý tư vấn đấu thầu của công ty bao gồm bốn thành viên có kinh nghiệm trên 5 năm trong lĩnh vực đấu thầu

Bảng danh sách các nguyên nhân dẫn đến kết quả rớt thầu của từng dự án sẽ được tổng hợp lại Sau đó khóa luận sẽ phân tích thực trạng đấu thầu tại công ty và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến công tác đấu thầu Từ đó, khóa luận ưu tiên đề xuất những giải pháp đối với những nguyên nhân được đánh giá quan trọng trong quá trình đấu thầu tại công ty

Quá trình thực hiện khóa luận được tóm tắt như sau:

Phân tích thực trạng đấu thầu của công ty CPXD

Cotec

Nhận dạng các nguyên nhân dẫn đến rớt thầu

Phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng Tham khảo

tạp chí, sách, các nghiên cứu và dự án

tương tự

Phỏng vấn chuyên gia trong công ty

Đề xuất các giải pháp cho từng nhóm vấn đề nâng cao

hiệu quả đấu thầu

Trang 16

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Hình 1-1: Quy trình thực hiện khóa luận

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của khóa luận

Giúp công ty nhận ra các nguyên nhân dẫn đến việc không trúng thầu, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu thầu tại công ty Từ đó giải quyết vấn đề tạo nguồn việc mới cho công ty

Giúp các cấp quản lý có định hướng rõ ràng, cụ thể hơn trong đối với từng dự án mà công ty tham gia đấu thầu

Khắc phục tình trạng sa thải nhân viên khi không có dự án mới Từ đó tạo sự yên tâm trong công tác cho các kỹ sư công trường, giảm thiểu sai sót trong công việc

1.6 Bố cục khóa luận

Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết: các khái niệm về công tác dự thầu và các bài báo sưu tập được về các yếu tố lựa chọn thầu của Chủ đầu tư

Chương 3: Phân tích vấn đề: Mô tả thực trạng đấu thầu của công ty, phân tích và nhận dạng vấn đề, giải quyết vấn đề

Chương 4: Đề xuất: đề xuất các giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu của công ty

Chương 5: Kết luận: Tóm tắt các kết quả quan trọng; Nhấn mạnh giá trị thực tiễn của đề tài

Trang 17

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Khái niệm, hình thức, trình tự và vai trò của đấu thầu trong xây dựng 2.1.1 Những khái niệm chủ yếu dùng trong đấu thầu

Khái niệm và bản chất của đấu thầu

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về đấu thầu, đứng trên mỗi góc độ khác nhau sẽ có những cách nhìn khác nhau về đấu thầu trong xây dựng cơ bản

Theo Nghị định số 88/2003/NĐ - CP và Nghị định 14/2004/NĐ - CP của Chính phủ thì: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu” [8]

Đứng trên góc độ quản lý nhà nước: Đấu thầu là một phương thức quản lý thực hiện dự án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu

Đứng trên góc độ nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu nhận được cơ hội nhận thầu khảo sát thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị và xây lắp công trình

Từ những góc độ trên có thể thấy được thực chất của đấu thầu thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Thứ nhất: Đấu thầu là việc tổ chức hoạt động cạnh tranh trên hai phương diện: + Cạnh tranh giữa bên mời thầu và nhà thầu

+ Cạnh tranh giữa các nhà thầu Các quan hệ cạnh tranh này xuất phát từ quan hệ mua bán bởi vì đấu thầu thực chất là hoạt động mua bán và ở đây người mua là chủ đầu tư và người bán là các nhà thầu

Tuy nhiên, hoạt động mua bán này khác với hoạt động mua bán thông thường ở chỗ tính chất hàng hoá của sản phẩm xây dựng thể hiện không rõ do việc tiêu thụ diễn ra trước khi có sản phẩm và thực hiện theo dự toán Mặt khác hoạt động mua bán này diễn ra chỉ với một người mua và nhiều người bán nên giữa những người bán phải cạnh tranh với nhau để bán được sản phẩm của mình Kết quả là thông qua việc tổ

Trang 18

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

chức hoạt động cạnh tranh sẽ hình thành giá thầu hay giá dự toán công trình - Thứ hai: doanh nghiệp còn là việc ứng dụng phương thức xét hiệu quả kinh tế

trong việc lựa chọn đơn vị thi công xây dựng Phương pháp này đòi hỏi việc so sánh, đánh giá giữa các nhà thầu phải diễn ra theo một quy trình và căn cứ vào một hệ thống tiêu chuẩn nhất định

Một số khái niệm có liên quan đến đấu thầu

Để nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề đấu thầu, chúng ta thống nhất một số khái niệm thường dùng, đây là những thuật ngữ được giải thích theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng (Ban hành theo số 88/2003/NĐ - CP và Nghị định 14/2004/NĐ - CP của Chính phủ) [8]

+ Dự án đầu tư: là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hay cải tiến những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hay nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định

+ Chủ đầu tư: Là cá nhân hay pháp nhân được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo quy định của pháp luật

+ Tổng mức vốn đầu tư: Là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế

+ Vốn đầu tư được quyết toán: Là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa một dự án vào khai thác và sử dụng

+ Bên mời thầu: Là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân hợp pháp đại diện cho chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu

+ Gói thầu: Là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án có quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án

+ Nhà thầu: Là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu

2.1.2 Vai trò của đấu thầu

Để thực hiện một dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo cơ chế mới người ta có thể áp dụng một trong ba phương thức chủ yếu sau: Tự làm, chỉ định thầu, đấu thầu Trong đó phương thức đấu thầu đang được áp dụng rộng rãi với hầu hết các dự án xây dựng

Trang 19

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

cơ bản So với phương thức tự làm và giao thầu, phương thức đấu thầu có ưu điểm nổi trội, mang lại lợi ích to lớn cho các chủ đầu tư và nhà thầu

Đối với chủ đầu tư

Thông qua đấu thầu chủ đầu tư sẽ lựa chọn được nhà thầu có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật tiến độ đặt ra của công trình, trên cơ sở đó giúp cho chủ đầu tư vừa sử dụng hiệu quả và tiết kiệm vốn đầu tư mà vẫn đảm bảo được chất lượng cũng như tiến độ công trình

Thông qua đấu thầu chủ đầu tư sẽ nắm bắt chủ động, quản lý có hiệu quả và giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện dự án Để đánh giá đúng hồ sơ dự thầu đòi hỏi đội ngũ bộ phận thực hiện công tác đấu thầu của chủ đầu tư phải nâng cao trình độ của mình về các mặt nên việc áp dụng phương pháp đấu thầu còn giúp cho chủ đầu tư nâng cao trình độ và năng lực của bộ phận công nhân viên

Đối với các nhà thầu

Hoạt đông đấu thầu được tổ chức theo nguyên tắc công khai và bình đẳng, nhờ đó các nhà thầu sẽ có điều kiện phát huy đến mức cao nhất cơ hội tìm kiếm công trình và khả năng của mình để trúng thầu, tạo công ăn việc làm cho người lao động,

Việc tham gia đấu thầu, trúng thầu và thực hiện dự án đầu tư theo hợp đồng làm cho nhà đầu tư phải tập trung vốn của mình và lựa chọn trọng điểm để đầu tư nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ theo công trình

Công việc thực tế sẽ giúp cho các nhà thầu hoàn thiện hơn về tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực và trình độ bộ phận công nhân viên của mình, có điều kiện hoàn thiện các mặt về công nghệ, tài chính, Do đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty

Đối với nhà nước

Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng, quản lý sử dụng vốn một cách có hiệu quả hạn chế và loại trừ các tình trạng như: Thất thoát vốn đầu tư, các tiêu cực phát sinh trong xây dựng cơ bản

Đấu thầu tạo nên sức cạnh tranh mới và lành mạnh trong xây dựng cơ bản, thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá trong ngành cũng như trong nền kinh tế quốc dân phát triển

Trang 20

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Vì những lợi ích trên nên việc thực hiện công tác đấu thầu là một đòi hỏi tất yếu

2.1.3 Chức năng của đấu thầu Tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu

Để hiệu quả kinh tế của việc thực hiện dự án cao thì phải có đấu thầu Nhà thầu nào có tiềm lực và sức mạnh cao nhất thì có khả năng trúng thầu lớn và ngược lại Để thắng được trong các cuộc dự thầu thì phải tạo thêm các nguồn lực của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh

Sự cạnh tranh đó được so sánh bởi chủ đầu tư trên cơ sở những tiêu chuẩn đã thống nhất từ trước bởi hội đồng xét tuyển Mặt khác nguyên tắc của đấu thầu là bí mật, do đó sự cạnh tranh này là sự cạnh tranh lành mạnh, không có sự thiên vị

Tạo công bằng trong xây dựng

Cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp chủ đầu tư lựa chọn một nhà thầu có sức cạnh tranh cao dựa trên tiêu chuẩn nhất định Mọi nhà thầu đều có quyền bình đẳng như nhau, sự so sánh của chủ đầu tư để lựa chọn nhà thầu có sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, do vậy kết quả đấu thầu là hết sức công bằng và khách quan

Tạo uy tín hiệu quả cao trong xây dựng

Khi tiến hành đấu thầu, chủ đầu tư sẽ lựa chọn cho mình một nhà thầu có đủ năng lực kinh nghiệm để thực hiện dự án của mình Tạo ra tiền đề vững chắc cho sự thành công của chủ đầu tư khi dự án được đưa vào sử dụng Đấu thầu cũng giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí đầu tư Còn các nhà thầu muốn thắng thầu phải tiết kiệm về chi phí nguyên vật liệu, nhân công và máy móc để nâng cao lợi nhuận của mình

2.1.4 Các phương thức đấu thầu xây dựng

Việc lựa chọn nhà thầu có thể được thực hiện theo hai hình thức chủ yếu sau [8]: - Đấu thầu rộng rãi: Là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia

Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và ghi rõ các điều kiện, thời gian dự thầu Đối với những gói thầu lớn, phức tạp về công nghệ bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư cách năng lực tham gia đấu thầu

Hình thức đấu thầu này được khuyến khích áp dụng nhằm đạt tính cạnh tranh cao

Trang 21

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

trên cơ sở tham gia của nhiều nhà thầu Tuy nhiên, hình thức này được áp dụng cho các công trình thông dụng không có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật, mỹ thuật cũng như không cần bí mật và tuỳ theo từng dự án cụ thể trong phạm vi một địa phương, một vùng, toàn quốc

- Đấu thầu hạn chế: Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà

thầu có đủ năng lực tham gia Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền chấp nhận Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau:

+ Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu + Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế

+ Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế + Do yêu cầu về tiến độ thực hiện dự án được người có thẩm quyền quyết định

đầu tư chấp nhận - Hình thức chỉ định thầu: Đây là hình thức đặc biệt được áp dụng theo quy

định của điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng đối với các gói thầu sử dụng vốn nhà nước được cho phép chỉ định thầu Bên mời thầu chỉ thương thảo với một nhà thầu do người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ định

Để thực hiện đấu thầu, các chủ đầu tư có thể áp dụng các phương thức chủ yếu sau:

+ Đấu thầu một túi hồ sơ (một phong bì): Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ Phương thức này áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp

+ Đấu thầu hai túi hồ sơ (hai phong bì): Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật và về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật được xem xét trước để đánh giá Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất giá để đánh giá trường hợp nhà thầu không đáp ứng các yêu cầu về tài chính và các điều kiện hợp đồng, bên mời thầu phải xin ý kiến của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, nếu được chấp nhận mới được xem xét thay đổi giá Phương thức này chỉ áp dụng đối với

Trang 22

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

đấu thầu tuyển chọn tư vấn + Đấu thầu hai giai đoạn: Phương thức này áp dụng đối với những dự án lớn,

phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc dự án thuộc chìa khóa trao tay Trong quá trình xem xét, chủ đầu tư có điều kiện hoàn thiện yêu cầu về mặt công nghệ, kỹ thuật và các điều kiện của hồ sơ mời thầu

Quá trình thực hiện phương thức này như sau: Giai đoạn 1: Các nhà thầu nột hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất kỹ thuật và phương án tài chính sơ bộ để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị nộp hồ sơ dự thầu chính thức

Giai đoạn 2: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn 1 nộp hồ sơ dự thầu chính thức với kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu

2.2 Tổ chức công tác đấu thầu trong các doanh nghiệp xây dựng 2.2.1 Điều kiện mời thầu và dự thầu

Điều kiện với bên mời thầu

Theo Nghị định số số 88/2003/NĐ - CP và Nghị định 14/2004/NĐ - CP về quy chế đấu thầu, việc tổ chức đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

+ Có đủ văn bản đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền

+ Có kế hoạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt + Có hồ sơ mời thầu đã được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê

duyệt + Có khả năng đảm bảo đủ vốn để thanh toán theo hợp đồng + Đảm bảo được mặt bằng, giấy phép sử dụng đất và giấy phép xây dựng Nghĩa

là có đủ điều kiện pháp lý để tiến hành công tác xây dựng Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn thực hiện công việc chuẩn bị dự án

Trang 23

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

hoặc đấu thầu lựa chọn dự án, điều kiện tổ chức đấu thầu là có văn bản chấp thuận của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền và hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt

Những điều kiện với nhà thầu

Theo Nghị định số 88/2003/NĐ - CP và Nghị định 14/2004/NĐ - CP về quy chế đấu thầu phải có các điều kiện sau:

+ Có giấy đăng ký kinh doanh xây dựng: Đối với nhà thầu mua sắm thiết bị phức tạp được quy định trong hồ sơ mời thấu, ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh, phải có giấy phép bán hàng thuộc thẩm quyền của nhà sản xuất

+ Có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu của giới thầu Đây là điều kiện có tính chất cụ thể, thực tế hơn Nhưng hầu như nó đã được khẳng định một phần trong giấy phép kinh doanh và đăng ký hành nghề Điều kiện này gồm: Đủ năng lực kỹ thuật, máy móc thiết bị, năng lực tài chính, kinh nghiệm thi công,

+ Chỉ được tham gia 1 đơn dự thầu trong 1 gói thầu dù là đơn phương hay liên doanh dự thầu Trong trường hợp tổng công ty đứng lên dự thầu thì các đơn vị thành viên không được phép tham dự thầu với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu

+ Bên mời thầu không được phép tham gia với tư cách là nhà thầu đối với các gói thầu do mình tổ chức

2.2.2 Quy trình đấu thầu xây lắp của các doanh nghiệp xây dựng

Một quy trình đấu thầu hoàn chỉnh gồm ba giai đoạn: Sơ tuyển, nộp đơn dự thầu, mở thầu và đánh giá đơn thầu

Giai đoạn sơ tuyển

Áp dụng đối với những công trình lớn phức tạp đề phòng rủi ro giai đoạn này gồm có các công việc:

- Mời các nhà thầu dự tuyển: Thông qua các kênh thông tin khác nhau, chủ đầu tư thông báo mời thầu tuyển các nhà thầu Thông báo này gồm các nội dung sau: + Chủ đầu tư về công trình

Trang 24

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

+ Giới thiệu khái quát về dự án + Ngày phát tài liệu đấu thầu và nộp đơn dự thầu + Chỉ dẫn tự kê khai năng lực dự sơ tuyển, ngày và địa điểm nộp bản kê khai

nói trên - Phát và nộp các tài liệu dự sơ tuyển: Sau khi thông báo mời dự sơ tuyển, chủ

đầu tư sẽ phát hành chỉ dẫn dự sơ tuyển đến các nhà thầu, bao gồm các nội dụng sau:

+ Cơ cấu sản xuất và cơ cấu quản lý của công ty + Kinh nghiệm đã có về thi công các loại công trình mà chủ đầu tư quan tâm + Năng lực về quản lý, kỹ thuật, lao động,

+ Tình hình tài chính của công ty Các nhà thầu quan tâm đến công trình thì chủ động đến cơ quan chủ đầu tư nhận hồ sơ sơ tuyển và kê khai một cách chính xác những nội dung theo yêu cầu

- Phân tích các hồ sơ, lựa chọn và thông báo danh sách các ứng thầu

Giai đoạn nộp đơn thầu

Sau khi thu nhận các hồ sơ sơ tuyển của các nhà thầu, chuyên viên của chủ đầu tư nghiên cứu và lựa chọn các đơn vị có đủ điều kiện và thông báo cho tất cả các nhà thầu đã được lựa chọn

- Lập tài liệu mời thầu: Chủ đầu tư - bên mời thầu tiến hành xác lập tài liệu đấu thầu, hồ sơ này gồm các tài liệu sau:

+ Thông báo mời thầu + Mẫu đơn dự thầu + Chỉ dẫn đối với nhà thầu + Hồ sơ kinh tế kỹ thuật kèm theo chỉ dẫn các kỹ thuật + Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng và bảo lãnh dự thầu - Chuẩn bị hồ sơ dự thầu:

Để đảm bảo những thông tin cần thiết cho việc lập hồ sơ dự thầu một cách có

Trang 25

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

chất lượng, các nhà thầu có thể yêu cầu bên mời thầu bố trí đi thăm hiện trường và giải đáp những thắc mắc xung quanh nội dung và điều kiện đấu thầu Trong quá trình các nhà thầu chuẩn bị lập hồ sơ dự thầu, bên mời thầu có thể điều chỉnh, bổ sung tài liệu mời thầu Những thay đổi này phải được thông báo trực tiếp tới các nhà thầu và đảm bảo cho các nhà thầu có thời gian đáp ứng những thay đổi đó

- Lập hồ sơ dự thầu: Công việc này hoàn toàn thuộc trách nhiệm của các nhà thầu, bên mời thầu không có bất cứ sự gợi ý riêng cho nhà thầu nào Hồ sơ gồm:

+ Đơn dự thầu theo mẫu của bên mời thầu + Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh và chứng chỉ nghề nghiệp + Tài liệu giới thiệu năng lực nhà thầu

+ Bản dự toán giá thầu + Bảo lãnh dự thầu Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng các tài liệu trong hồ sơ, hồ sơ này được niêm phong và gửi tới bên mời thầu theo quy định

Giai đoạn mở thầu và đánh giá đơn thầu

- Mở thầu: Việc mở thầu được tiến hành công khai theo ngày giờ, địa điểm ghi trong thông báo mời thầu Thành phần tham dự mở thầu gồm có đại diện cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, bên mời thầu và các nhà thầu có hồ sơ dự tuyển Toàn bộ diễn biến của buổi mở thầu phải được ghi biên bản với chữ ký của các thành phần nêu trên

- Đánh giá và xếp hạng nhà thầu: + Xem xét hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu + Chuyển đổi giá dự thầu và các chỉ tiêu khác cùng điều kiện để đảm bảo tính chính xác của những so sánh

+ Đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu theo từng tiêu chuẩn sau đó tổng hợp lại để đánh giá toàn diện

- Xem xét kết quả đấu thầu: Căn cứ vào các kết quả đánh giá các hồ sơ dự thầu, bên mời thầu sẽ xếp hạng các nhà thầu theo tính chất nhất định Kết quả đó phải

Trang 26

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

được các cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt Người trúng thầu là người có số điểm cao nhất

- Thông báo kết quả trúng thầu và ký kết hợp đồng Sau khi có kết quả xét duyệt, nhà trúng thầu được thông báo về việc ký kết hợp đồng

2.3 Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng và nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

2.3.1 Vai trò của việc nâng cao khả năng trong đấu thầu xây dựng Cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của các doanh nghiệp xây dựng

Hiện nay có hai cách hiểu như sau: - Hiểu theo nghĩa hẹp: Cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp là quá trình doanh

nghiệp xây dựng đưa ra các giải pháp kỹ thuật, tài chính, tiến độ và giá bỏ thầu thoả mãn một cách tối ưu theo yêu cầu của bên mời thầu nhằm đảm bảo thắng thầu xây dựng công trình Như vậy, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng trong đấu thầu là sự ganh đua giữa họ để nhằm mục đích thắng thầu Sự ganh đua đó được biểu hiện bằng những hình thức, biện pháp khác nhau nhằm thoả mãn các yêu cầu của chủ đầu tư về kỹ thuật, tài chính và tiến độ thi công cùng các điều kiện khác về giá tranh thầu hợp lý để chiến thắng các đơn thầu khác trong cuộc thầu Khái niệm này chỉ bó hẹp sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng tham gia một cuộc thầu nhất định mà chưa chỉ ra được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng này trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh và tham gia nhiều công trình khác

- Hiểu theo nghĩa rộng: Cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp là sự đấu tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xây dựng kể từ khi bắt đầu tìm kiếm thông tin, đưa ra các giải pháp tham dự thầu, đảm bảo thắng thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng cho đến khi hoàn thành công trình và bàn giao cho chủ đầu tư

Sự cạnh tranh là do chủ đầu tư tổ chức, do vậy các doanh nghiệp muốn bán sản phẩm của mình thì phải tham gia và chính chủ đầu tư dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá có trước sẽ quyết định ai thắng bại trong cuộc cạnh tranh đó Do vậy, công tác tham gia đấu thầu là hình thức cạnh tranh đặc thù của các doanh nghiệp xây dựng

Trang 27

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

trong điều kiện hiện nay

Vai trò của việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

Như chúng ta đã biết đấu thầu xây dựng là hình thức tham gia cạnh tranh trên thị trường xây dựng Sự cạnh tranh này rất quyết liệt và mạnh mẽ, vai trò được thể hiện qua một số điểm sau:

+ Muốn tham dự thầu thì trước hết các doanh nghiệp xây dựng phải có uy tín trên thị trường, tên mình phải được thị trường chấp nhận vì ở nước ta hiện nay đều áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế Chủ đầu tư hay bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu có uy tín và độ tin cậy cao Như vậy, việc nâng cao uy tín của doanh nghiệp xây dựng là một tất yếu Khi uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, doanh nghiệp được nhiều người biết đến, đây là một lợi thế vì doanh nghiệp càng uy tín thì sẽ càng có nhiều thư mời thầu hơn

Khi tham gia dự thầu xây dựng phải cạnh tranh với nhiều nhà thầu khác nhau do đó doanh nghiệp có thể đánh giá đúng năng lực và sức mạnh của mình và của đối thủ như thế nào, từ đó có các biện pháp tăng cường năng lực và sức mạnh của mình Khi tham gia dự thầu các doanh nghiệp xây dựng phải lập hồ sơ dự thầu một cách hợp lý Qua việc dự thầu sẽ tạo ra mối qua hệ tốt với chủ đầu tư kể cả khi không trúng thầu, điều này tạo điều kiện cho lần dự thầu sau

Khi thắng thầu và thắng càng nhiều, điều này đồng nghĩa với các doanh nghiệp đang dần đứng vững trên thị trường Tạo được lòng tin với toàn thể bộ phận công nhân viên trong doanh nghiệp, với bạn hàng, cơ quan nhà nước,

Như vậy, đấu thầu là cơ sở, tiền đề, nền tảng cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng trong cơ chế thị trường hiện nay Vai trò của đấu thầu và thắng thầu là rất to lớn, nó tác động đến nhiều mặt và không thể thiếu được trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng

2.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh thầu của doanh nghiệp Chỉ tiêu số lượng công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu hàng năm

Giá trị trúng thầu hàng năm là tổng giá trị của tất cả các công trình mà doanh nghiệp xây dựng đã tham gia đấu thầu và trúng thầu trong năm (kể cả gói thầu của

Trang 28

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

hạng mục công trình) Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và số lượng công tình trúng thầu thông qua các năm cho ta biết một cách khái quát nhất tình hình kết quả dự thầu của các doanh nghiệp xây dựng

Chỉ tiêu xác xuất trúng thầu

Chỉ tiêu này được xem xét theo hai mặt biểu hiện sau:

Xác xuất trúng thầu theo số công trình =

Chỉ tiêu thị phần và uy tín của doanh nghiệp xây dựng trên thị trường xây dựng

Do đấu thầu là một hình thức cạnh tranh đặc thù của doanh nghiệp xây dựng nên chất lượng của công tác đấu thầu xây dựng xét cho cùng cũng là một trong các biểu hiện chủ yếu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Mặt khác khả năng cạnh tranh lại được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu tổng quát là thị phần và uy tín của doanh nghiệp

Chỉ tiêu thị phần cũng được đo bằng hai mặt thể hiện:

Thị phần tuyệt đối

Trang 29

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

trường tuyệt đối của doanh nghiệp với thị phần tuyệt đối của một hoặc một số đối thủ mạnh nhất Sự thay đổi chỉ tiêu thị phần qua các năm cũng cho phép đánh giá chất lượng của công tác dự thầu trong doanh nghiệp

Đối với chỉ tiêu uy tín của doanh nghiệp, đây là chỉ tiêu định tính mang tính chất bao trùm Nó liên quan đến tất cả các chỉ tiêu nêu trên và nhiều yếu tố khác như: chất lượng xây lắp, hoạt động marketing, quan hệ của doanh nghiệp với tổ chức khác

Trang 30

Chương 3: Thực trạng khả năng cạnh tranh đấu thầu tại công ty CPXD Cotec

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH ĐẤU

THẦU TẠI CÔNG TY CPXD COTEC

Dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày trong chương II để tiến hành phân tích thực trạng công tác đấu thầu của công ty thông qua việc phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả đấu thầu và đánh giá thực trạng cũng như nguyên nhân việc trượt thầu liên tiếp của công ty

3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3.1.1 Sự hình thành và phát triển

Công ty cổ phần xây dựng Cotec – Coteccons được cổ phần hóa vào tháng 8/2004 và hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103002611 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tp.HCM cấp lần đầu ngày 24/08/2004 và cấp lần thứ VIII vào ngày 07/09/2009 số 0303443233

+ Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG COTEC + Tên tiếng Anh: COTEC CONSTRUCTION JOINT STOCK Co + Tên viết tắt: COTECCONS

+ Vốn điều lệ: 422 tỉ đồng + Địa chỉ: 236/6 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Tp HCM + Điện thoại: (84-8)3 5142255/66 Fax: (84-8)3 54227

+ Email: contact@coteccons.vn

+ Website: www.coteccons.vn

+ Tên chứng khoán: Cổ phiếu công ty cổ phần xây dựng Cotec + Mã chứng khoán: CTD

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của công ty

- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi Đây cũng là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong toàn bộ cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của công ty

- Tư vấn đầu tư, quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp

Trang 31

Chương 3: Thực trạng khả năng cạnh tranh đấu thầu tại công ty CPXD Cotec

- Kinh doanh bất động sản - Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình Thiết kế công trình dân dụng và

công nghiệp Thiết kế nội ngoại thất công trình - Thiết kế phần cơ điện công trình

Và các lĩnh vực kinh doanh khác

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm gần nhất

Doanh thu năm 2011 tăng 36.5% so với năm 2010 và vượt 21.5% so với kế hoạch năm Doanh thu tăng mạnh trong năm qua phần lớn chuyển từ các dự án của năm 2010 qua năm 2011 và tỷ lệ trượt giá

Lợi nhuận năm 2011 đạt 70% so với kế hoạch: Với những khó khăn của nền kinh tế trong năm qua, Công ty phải tính toán, đưa giá thầu hợp lý nhất để cạnh tranh hiệu quả với các nhà thầu khác Ngoài ra việc trúng thầu hạn chế cũng những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc giảm lợi nhuận của Công ty

Bảng 3-1: Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm

Đơn vị tính

Doanh thu

Lợi nhuận 2006 Tỷ đồng 824 55.6 2007 Tỷ đồng 1.344 125,4 2008 Tỷ đồng 1.823 144,2 2009 Tỷ đồng 1.962 228 2010 Tỷ đồng 3.303,7 240.3 2011 Tỷ đồng 4.509,6 211

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty CPXD Cotec

Trang 32

Chương 3: Thực trạng khả năng cạnh tranh đấu thầu tại công ty CPXD Cotec

Hình 3-1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh 3.2 Những đặc điểm chủ yếu về kinh tế - Kỹ thuật của công ty có ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu

3.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, tổ chức biên chế của công ty đã được ban lãnh đạo công ty duyệt công ty CPXD Cotec là một bộ máy quản lý gọn nhẹ chủ yếu là cán bộ khung

Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chung trong toàn công ty, chỉ đạo trực tiếp đến từng công trình, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về mọi mặt hoạt động trong sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời cũng đại diện cho quyền lợi của toàn bộ công nhân viên trong toàn bộ công nhân viên trong toàn công ty

- Hội đồng quản trị gồm có: 4 thành viên - Ban giám đốc gồm có:

Tổng giám đốc: Phụ trách chung

Trang 33

Chương 3: Thực trạng khả năng cạnh tranh đấu thầu tại công ty CPXD Cotec

Phó tổng giám đốc thứ nhất phụ trách về kỹ thuật Phó tổng giám đốc thứ hai phụ trách về tài chính - Dưới ban giám đốc là các bộ phận:

Phòng tài chính kế toán Phòng giám sát thi công Phòng đảm bảo kiểm tra chất lượng công trình Phòng kế hoạch

Phòng lập dự toán Phòng kinh doanh và phát triển Phòng mua nhập nguyên vật liệu Việc tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý ở công ty CPXD Cotec được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 3-2: Sơ đồ tổ chức công ty CPXD Cotec

Các phòng gọi là khối cơ quan của công ty hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã quy định trong quy chế tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty chủ yếu là cán bộ khung Tại các đội thi

Hội đồng quản trị

Tổng Giám đốc

Phòng kế hoạch

Phòng kỹ thuật

Phòng kinh doanh

Phòng kế toán

Phòng vật tư

Lập dự toán Giám sát thi

công

Thiết kế Kiểm tra chất

lượng

Trang 34

Chương 3: Thực trạng khả năng cạnh tranh đấu thầu tại công ty CPXD Cotec

công cũng chỉ có những cán bộ quản lý kỹ thuật, cán bộ thống kê, công nhân kỹ thuật cốt cán Khi thi công các công trình cụ thể, công ty CPXD Cotec sẽ căn cứ vào nhu cầu thực tế mà tuyển thêm lao động

Công việc của các phòng ban: - Phòng kỹ thuật:

+ Chức năng: Giúp giám đốc thực hiện tính toán, kiểm tra, nghiên cứu đưa ra các giải pháp, biện pháp kỹ thuật thiết kế và thi công

+ Tổ chức: Có 4 người gồm 1 trưởng phòng và 3 nhân viên đều có trình độ đại học

- Phòng kế hoạch: + Chức năng: Tham mưu cho tổng giám đốc trong công việc phát triển kinh

doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng bộ phận + Tổ chức: Có 3 người, 1 trưởng phòng, 2 nhân viên đều có trình độ đại học - Phòng giám sát thi công: Có 3 người có mặt tại các công trình giám sát thi công

các hạng mục để chất lượng công trình được bảo đảm đúng kỹ thuật và báo cáo tổng giám đốc các số liệu về kỹ thuật

- Phòng kinh doanh: Gồm 2 nhân viên có trình độ đại học có nhiệm vụ triển khai kế hoạch kinh doanh của công ty, tổng hợp tình hình sản xuất của từng giai đoạn - Phòng kế toán: Gồm có 5 người, 1 trưởng phòng và 4 nhân viên thực hiện công

việc hạch toán kế toán, tính giá sản phẩm phân tích thống kê các số liệu về tài chính

- Phòng vật tư: Gồm có 2 người có nhiệm vụ khai thác các nguồn hàng cung cấp cho công ty đảm bảo về giá cả và chất lượng

3.2.2 Đặc điểm chung của lĩnh vực kinh doanh

Công ty CPXD Cotec hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản là một ngành có những đặc thù riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác trong nền kinh tế quốc dân

Quá trình tạo ra các sản phẩm xây lắp thường dài, từ khi khởi công xây dựng cho

Trang 35

Chương 3: Thực trạng khả năng cạnh tranh đấu thầu tại công ty CPXD Cotec

đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng là một quá trình thi công phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quy mô, tính chất phức tạp của từng công trình, máy móc, con người ngoài ra các việc thi công lại chủ yếu thực hiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố thiên nhiên Quá trình thi công lại được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm nhiều công việc khác nhau Những đặc điểm này không những có tác động đến công tác tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính ngắn hạn và dài hạn

Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc, các thiết bị lắp đặt có quy mô, kết cấu phức tạp mang tính chất đơn chiếc có thời gian lắp đặt sử dụng lâu dài, giá trị lớn những máy móc thiết bị tham gia vào quá trính sản xuất phải di chuyển theo địa điểm sản phẩm

Sản phẩm xây dựng cơ bản là sản phẩm được sản xuất theo hợp đồng ký kết giữa bên chủ đầu tư (bên A) và bên thi công (bên B) trên cơ sở dự toán và thiết kế đã được cấp có thẩm quyền duyệt

3.2.3 Nguồn nhân lực và lao động Bảng 3-2: Thống kê lực lượng lao động tại công ty trong vài năm gần đây

Công nhân kỹ thuật và khác

Nguồn: Công ty CPXD Coteccons, 2012

Qua bảng trên ta nhận thấy số lượng lao động có trình độ của công ty có xu hướng giảm Số lượng nhân viên có trình độ đại học năm 2010 là 312, đến năm 2011 là 408, đến năm 2012 đã tăng lên 343 người Mặc dù vậy công ty lại chứng kiến sự tăng

Trang 36

Chương 3: Thực trạng khả năng cạnh tranh đấu thầu tại công ty CPXD Cotec

lên của số nhân viên cao đẳng và trung cấp qua các năm, năm 2010 là 40 người nhưng đến năm 2011 tăng lên 70 người và năm 2012 là 68 người Tổng số nhân viên công nhân trong toàn công ty cũng có xu hướng giảm trong năm 2012

Việc tuyển chọn và đào tạo nhân viên là công việc được ban giám đốc thường xuyên quan tâm Ngành xây dựng có đặc thù riêng do vậy nhân viên có trình độ kỹ sư học chuyên ngành về xây dựng mới thật sự phù hợp với công việc của công ty Tuy nhiên do tình hình kinh tế khó khăn trong những năm trở lại đây, nguồn việc mới không được đảm bảo, lạm phát tăng cao đẩy giá trị doanh thu tăng cao, bên cạnh đó lợi nhuận công ty giảm Việc phải chi trả quỷ lương quá lớn khiến công ty phải có biện pháp cắt giảm nhân sự kịp thời Việc nhiều kỹ sư trình độ đại học giảm đáng kể trong năm 2012 là minh chứng cho điều đó

3.2.4 Đặc điểm công nghệ sản xuất sản phẩm và năng lực thi công của công ty

Đặc điểm về công nghệ chế tạo ra sản phẩm trong xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng nói lên năng lực sản xuất của công ty Muốn thành công trong đấu thầu xây lắp các công trình có quy mô lớn, công nghệ hiện đại thì công ty cần phải có dây chuyền công nghệ cùng máy móc thiết bị thi công hiện đại , các thao tác trong thi công phải thành thạo chuẩn xác

Hiện nay, công ty đã có đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề luôn làm việc với mục đích đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, nâng cao uy tín của công ty Bên cạnh đó, công ty còn có một hệ thống thiết bị phục vụ thi công rất đa dạng, đầy đủ hiện đại được sản suất chủ yếu tại Nga, Nhật, Đức, Hàn Quốc và có giá trị hàng chục tỷ đồng Hơn thế nữa, công ty còn có quan hệ hợp tác với các viện nghiên cứu, trung tâm khoa học kỹ thuật chuyên ngành và các đơn vị sản xuất kinh doanh khác Công ty cũng đang đẩy mạnh hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh doanh nước ngoài nhằm không ngừng nâng cao và đổi mới công nghệ sản xuất Vì vậy điểm nổi bật trong công nghệ sản xuất của công ty chính là tính đồng bộ, tính chuyên môn hoá, tính hiệp tác hoá trong xây lắp công trình rất cao, linh hoạt và hiệu quả

Về năng lực thi công của công ty có khả năng: + Thi công, gia công nền móng công trình

Trang 37

Chương 3: Thực trạng khả năng cạnh tranh đấu thầu tại công ty CPXD Cotec

+ Về bê tông: thi công đổ bê tông tại chỗ, các khu nhà cao tầng, bể chứa hầm ngầm, bể đập

+ Về kết cấu thép: chế tạo và lắp đặt khung nhà công nghiệp, khung, vỏ lò công nghiệp

+ Về lắp đặt: lắp đặt thiết bị và hệ thống thiết bị với đầy đủ các chuyên ngành máy, điện, hơi nước, khí nén, điện lạnh

+ Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp thiết kế và lập tổng dự toán các công trình công nghiệp, các công trình dân dụng

3.2.5 Đặc điểm của phương pháp tổ chức sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty

Phương pháp tổ chức sản xuất sản phẩm quyết định chất lượng, thời gian sản xuất sản phẩm, phương pháp tổ chức sản xuất khoa học sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty CPXD Cotec , ngay trong hồ sơ dự thầu, căn cứ vào đặc điểm của công trình, năng lực và kinh nghiệm của các đơn vị thành viên mà quyết đinh lựa chọn đơn vị thi công giám đốc của các đơn vị được lựa chọn thi công là người phải chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty về toàn bộ quá trình thi công trong phạm vi phần việc của mình Như vậy, một gói thầu mà công ty nhận được thường do nhiều đơn vị thành viên cùng thi công Điều này sẽ đảm bảo được tiến độ thi công công trình và kỹ thuật, chất lượng của gói thầu

Trong quá trình thi công, công ty sẽ lập ra một ban quản lý công trình với thành phần là nhân viên kỹ thuật giỏi, có trình độ tổ chức quản lý tốt để điều hành và giám sát việc thi công với hai chức danh chủ yếu là tổng chỉ huy trưởng công trình do giám đốc kỹ thuật công ty đảm trách và chỉ huy trưởng công trình do nhân viên kỹ thuật có năng lực đảm nhiệm Trên cơ sở thông tin phản hồi từ ban quản lý công trình, giám đốc kỹ thuật và giám đốc kinh doanh sẽ chỉ đạo các phòng ban chuyên trách đảm bảo các nhu cầu về vốn, nguyên vật liệu, máy thi công phục vụ cho thi công công trình Diễn biến của quá trình thi công được báo cáo định kỳ lên tổng giám đốc công ty để có điều chỉnh, bổ sung kịp thời

Có thể nói, phương pháp tổ chức sản xuất sản phẩm xây lắp của công ty mang

Trang 38

Chương 3: Thực trạng khả năng cạnh tranh đấu thầu tại công ty CPXD Cotec

tính chuyên môn hoá và hiệp tác hoá cao góp phần không nhỏ vào thành công của công ty

3.2.6 Đặc điểm về nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu trong xây dựng là một trong những yêu tố quan trọng của quá trình thi công, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tiến độ thi công công trình Nguyên vật liệu là một nhân tố hình thành đơn giá dự thầu, chiếm từ 60% đến 80% giá trị công trình Do đó, nó cũng tác động đến cơ hội thắng thầu của công ty

Trong thi công xây dựng, công ty sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau, nhưng có 4 loại nguyên vật liệu chính là: xi măng, sắt thép, cát sỏi, gạch Các loại nguyên vật liệu chính và phụ của công ty sử dụng trong thi công được mua từ thị trường tự do, có giá cả khác nhau Do vậy, công ty lựa chọn các nhà cung cấp nguyên liệu để tìm nguồn hàng có giá cả hợp lý và chất lượng cao Là một nhân tố quyết định đến khả năng thắng thầu của công ty vì giá bỏ thầu hợp lý do chi phí nguyên vật liệu hợp lý

Bên cạnh đó, khi lập hồ sơ dự thầu, trúng thầu và thực hiện thi công xây lắp, công ty lại phải có một khoản gửi bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng (chiếm 10 – 15%) giá trị công trình Vì vậy, công ty phải có một lượng tiền lớn làm điều kiện cho việc tham gia đấu thầu và ký kết hợp đồng, làm tăng nhu cầu về vốn lưu động của công ty

Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm:

Ngày đăng: 25/09/2024, 00:38

w