1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Vật lý kỹ thuật: Xây dựng chương trình xử lý ảnh siêu âm và ứng dụng trong sản khoa

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng chương trình xử lý ảnh siêu âm và ứng dụng trong sản khoa
Tác giả Huỳnh Công Đạt
Người hướng dẫn TS. Huỳnh Quang Linh
Trường học Đại học Quốc gia Tp. HCM
Chuyên ngành Vật lý kỹ thuật
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 2,49 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU (13)
    • CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (13)
      • 1.1. Bối cảnh hình thành đề tài (13)
      • 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn (15)
  • PHẦN II: TỔNG QUAN (16)
    • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ SIÊU ÂM VÀ ẢNH SIÊU ÂM (16)
      • 2.1. Sóng siêu âm và những tính chất của sóng siêu âm (16)
        • 2.1.1. Định nghĩa (16)
        • 2.1.2. Sự phản xạ của sóng âm (17)
        • 2.1.3. Sự khuếch tán của sóng âm (19)
        • 2.1.4. Hiện tƣợng giảm âm (19)
      • 2.2. Nguyên tắc của siêu âm (21)
        • 2.2.1. Bộ phận phát (22)
        • 2.2.2. Đầu dò áp điện (23)
        • 2.2.3. Bộ phận thu nhận (25)
        • 2.2.4. Hiển thị hình ảnh (26)
        • 2.2.5. Đầu dò cơ học dạng quạt (30)
        • 2.2.6. Lưu trữ hình ảnh (35)
      • 2.3. Tính chất của ảnh siêu âm (35)
      • 2.4. Những hiện tượng vật lý ảnh hưởng đến chất lượng ảnh siêu âm (36)
        • 2.4.1. Ảnh giả (36)
        • 2.4.2. Bóng âm (37)
        • 2.4.3. Đa âm phản hồi (38)
        • 2.4.4. Nhòa ảnh dạng đậm nét sau (đậm thành sau) (38)
    • CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ ẢNH (39)
      • 3.1. Tăng cường ảnh (39)
        • 3.1.1. Tăng độ tương phản (39)
        • 3.1.2. Lọc nhiễu (44)
      • 3.2. Phân vùng ảnh (45)
        • 3.2.1. Phân vùng ảnh dựa theo ngƣỡng biên độ (45)
      • 4.1. Các phương pháp xác định tuổi thai (47)
        • 4.1.1. Phương pháp đo chiều cao tử cung (từ eo tử cung đến đáy tử cung) (47)
        • 4.1.2. Phương pháp đo đường kính ngang và đường kính trước sau của tử cung để chẩn đoán tuổi thai (47)
        • 4.1.3. Phương pháp đo túi ối bằng siêu âm để chẩn đoán tuổi thai (48)
        • 4.1.4. Phương pháp đo chiều dài đầu mông để chẩn đoán tuổi thai (48)
        • 4.1.5. Phương pháp quan sát hình ảnh ruột thai bằng siêu âm để chẩn đoán tuổi thai (49)
        • 4.1.6. Phương pháp đo xương chầy của thai để chẩn đoán tuổi thai (49)
        • 4.1.7. Phương pháp đo chiều dài xương đùi thai để chẩn đoán tuổi thai (50)
        • 4.1.8. Phương pháp đo khoảng cách 2 hố mắt để chẩn đoán tuổi thai (51)
        • 4.1.9. Phương pháp đo đường kính lưỡng đỉnh thai bằng siêu âm để chẩn đoán tuổi thai (51)
      • 4.2. Các phương pháp chẩn đoán cân nặng của thai (54)
        • 4.2.1. Phương pháp đo đường kính lưỡng đỉnh (54)
        • 4.2.2. Phương pháp đo chu vi đầu (55)
        • 4.2.3. Phương pháp đo thể tích tử cung (55)
        • 4.2.4. Phương pháp đo thể tích tim (55)
        • 4.2.5. Phương pháp đo đường kính ngang bụng (55)
        • 4.2.6. Phương pháp đo ngực thai (56)
        • 4.2.7. Phương pháp đo thể tích thai (56)
        • 4.2.8. Phương pháp đo chu vi bụng thai (56)
        • 4.2.9. Phương pháp đo diện tích mặt cắt ngang bụng thai (56)
        • 4.2.10. Phương pháp đo kết hợp các phần của thai (57)
  • PHẦN III. THỰC HÀNH (58)
    • CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG (58)
      • 5.1. Chương trình ULTRAPROC (58)
        • 5.1.1. Giao diện chương trình xử lý (58)
        • 5.1.4. Nhóm đo lường thông số (64)
      • 5.2. Đánh giá và bàn luận về chương trình (66)
  • PHẦN IV. KẾT LUẬN (68)
    • CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN (68)
      • 6.1. Kết luận (68)
      • 6.2. Hướng phát triển (68)

Nội dung

Bên cạnh đó, trong sản khoa, để xác định tuổi thai và khối lượng thai thì sau khi có hình ảnh siêu âm thu được từ máy siêu âm, người bác sĩ siêu âm phải trải qua một số bước như: chọn lo

PHẦN MỞ ĐẦU

BỐI CẢNH HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

1.1 Bối cảnh hình thành đề tài:

Siêu âm đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chẩn đoán và điều trị y khoa Hiện có nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh như X-quang, CT, MRI, nhưng siêu âm được ưa chuộng nhất vì tính an toàn và chi phí thấp Hơn nữa, kinh nghiệm lâm sàng trong hơn 20 năm qua đã khẳng định độ tin cậy ngày càng cao của siêu âm trong chẩn đoán.

Với những tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ trong những năm gần đây, thiết bị siêu âm có những phát triển vượt bậc và đa dạng như siêu âm ba chiều, siêu âm bốn chiều, siêu âm nội soi hệ tiêu hóa, siêu âm nội soi mạch máu, siêu âm

Sự phát triển vượt bậc của máy tính và kỹ thuật xử lý ảnh đã đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục nhược điểm trong chẩn đoán Doppler màu v.v Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và thiết bị này đã cải thiện đáng kể chất lượng chẩn đoán, giúp nâng cao hiệu quả thăm khám và điều trị cho bệnh nhân.

Trong lĩnh vực sản phụ khoa, siêu âm đóng vai trò rất quan trọng Người thầy thuốc sản phụ khoa không chỉ dựa vào hai bàn tay, vào ống nghe, vào tiền sử bệnh để chẩn đoán vì có rất nhiều bệnh trong sản phụ khoa có những triệu chứng khởi đầu giống nhau Bởi vậy, sự ra đời của siêu âm đã được coi là phương pháp cận lâm sàng vô cùng quý giá giúp cho người bác sĩ sản phụ khoa chẩn đoán sớm những trường hợp thai dị dạng, chửa ngoài tử cung, hoặc theo dõi sự phát triển của thai nhi trong tử cung, sự phát triển của khối u trong tiểu khung, vv… Tuy nhiên, siêu âm lại rất phụ thuộc vào người chụp siêu âm và phân tích kết quả từ hình ảnh thu được

Ảnh siêu âm gặp hạn chế lớn so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác do bản chất nguyên lý thu ảnh thông qua tương tác của siêu âm với mô sinh học Hạn chế này ảnh hưởng đáng kể đến độ chính xác của chẩn đoán y học dựa trên hình ảnh siêu âm.

Trang 2 Bên cạnh đó, trong sản khoa, để xác định tuổi thai và khối lượng thai thì sau khi có hình ảnh siêu âm thu được từ máy siêu âm, người bác sĩ siêu âm phải trải qua một số bước như: chọn loại công cụ cần đo, kéo thả chuột hoặc chọn điểm trên ảnh siêu âm, v.v… rồi dựa vào cách xử lý đã lập trình sẵn trong máy siêu âm cho ra kết quả Do vậy tính chính xác của việc chẩn đoán phụ thuộc khá nhiều vào thao tác và kinh nghiệm của mỗi bác sĩ chuyên khoa

Mặt khác các phần mềm đánh giá tình trạng phát triển thai nhi thường là các firmware đi kèm theo máy Đó là known-how của hãng nên thông tin về cơ sở lý thuyết của các phần mềm đó thường không dễ tiếp cận được Khả năng thay đổi thông số hoặc mô hình trong mục đích nghiên cứu hầu như không thể được

Bộ môn Vật lý Kỹ thuật Y sinh đã đặt mục tiêu phát triển phần mềm mã nguồn mở để xử lý và phân tích hình ảnh y học trong các lĩnh vực như X-quang mạch, CT não bộ, MRI, siêu âm sản khoa Luận văn này là khởi đầu của dự án xây dựng phần mềm hỗ trợ bác sĩ siêu âm sản khoa, sử dụng MATLAB và Image Processing Toolbox để xây dựng các chức năng thu nhận, xử lý và phân tích ảnh siêu âm sản khoa Trọng tâm của luận văn là khía cạnh kỹ thuật xử lý ảnh, trong khi nội dung chuyên sâu về sản khoa sẽ được hợp tác với các bác sĩ chuyên khoa trong các giai đoạn tiếp theo của dự án.

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn:

Với những lý do trên, mục tiêu chính của luận văn là xây dựng chương trình ứng dụng trên nền Matlab để:

- Xử lý ảnh siêu âm thu nhận được từ các thiết bị siêu âm chẩn đoán

- Viết chương trình tích hợp cả việc cải thiện chất lượng ảnh và xác định đường kính lưỡng đỉnh và chu vi đầu, đưa ra kết quả về tuổi thai, khối lượng thai và kết luận về tình trạng phát triển của thai Để thực hiện mục tiêu trên, những nhiệm vụ cụ thể được đề ra như sau:

- Trình bày tổng quan những đặc thù của ảnh siêu âm nói chung và đặc thù của từng loại ảnh siêu âm nói riêng, tổng quan những phương pháp xác định tuổi thai và khối lượng thai nhi, tổng quan về những phương pháp xử lý ảnh nhằm tăng cường hiệu quả nhận biết ảnh siêu âm trong chẩn đoán sản khoa

- Viết chương trình ứng dụng trên nền Matlab để thực hiện việc cải thiện chất lượng ảnh siêu âm như:

+ Tách nhiễu và phân ngưỡng

- Viết chương trình tích hợp cả việc cải thiện chất lượng ảnh và xác định đường kính lưỡng đỉnh và chu vi đầu, đưa ra kết quả về tuổi thai, khối lượng thai và kết luận về tình trạng phát triển của thai

TỔNG QUAN

TỔNG QUAN VỀ SIÊU ÂM VÀ ẢNH SIÊU ÂM

2.1 Sóng siêu âm và những tính chất của sóng siêu âm:

Sóng âm là những dao động cơ học của vật chất trong môi trường giãn nở Tai người có thể nghe được những sóng âm trong phạm vi dải tần từ 20Hz đến 20000Hz

Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm, trên 20000Hz gọi là siêu âm Đây là vùng sóng âm mà tai người không thể nghe được

Sóng siêu âm là sóng áp suất truyền qua vật chất bằng cách gây biến đổi áp suất và dịch chuyển các hạt vật chất quanh vị trí cân bằng Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào mật độ (ρ) và độ đàn hồi (E) của môi trường truyền.

Hình 2.2 Tốc độ lan truyền sóng âm thanh

Tốc độ lan truyền của sóng siêu âm được biểu thị bởi công thức:

Tốc độ lan truyền là đặc tính của môi trường lan truyền nhưng trong các mô mềm thì siêu âm lan truyền gần như cùng tốc độ (ví dụ: Cnước40m/s; C mỡ 50m/s; C cơ bắp00m/s; C gan 50m/s) Ngược lại, tốc độ lan truyền của sóng âm trong không khí hay trong xương lại khác hẳn nhau (C không khí 30m/s; C xương 000-4000m/s)

2.1.2 Sự phản xạ của sóng âm:

Khi một sóng âm truyền từ một môi trường nay qua một môi trường khác thì một phần năng lượng tới bị phản xạ

Những điều kiện để phản xạ tại mặt tiếp xúc giữa hai môi trường phụ thuộc vào sự sai khác của các trở kháng âm học của hai môi trường Trở kháng âm học Z của một mô được xác định bởi tích số giữa mật độ ρ và tốc độ lan truyền C

Hình 2.3 Sự phản xạ sóng âm

Tỷ số năng lượng phản xạ tại mặt tiếp xúc giữa hai môi trường có trở kháng âm học Z1 và Z 2 được tính bởi công thức:

Ví dụ: tại mặt tiếp xúc của mỡ (Z=1,33.10 6 ) và bắp cơ (Z=1,7.10 6 ) chỉ có 1,5% năng lượng tới được phản xạ Những sóng phản hồi bấy giờ có biên độ đủ để phát hiện được Đại bộ phận năng lượng được xuyên qua mặt tiếp xúc và còn có thể thăm dò được các cấu trúc còn nằm sâu hơn Ngược lại, với không khí hay với xương là loại môi trường mà trở kháng âm học rất khác với trở kháng âm học của môi trường các mô mềm, mới phản xạ cực mạnh và biểu hiện là một vật cản sự lan truyền của các siêu âm

Hình 2.4 Các mặt phản hồi, phản xạ và khuếch tán A Phản xạ dạng mặt B Mặt phản chiếu khuếch tán

2.1.3 Sự khuếch tán của sóng âm:

Khuếch tán là sự truyền lại theo tất cả các hướng trong không gian một phần rất nhỏ năng lượng siêu âm khi chùm tia tới vấp phải những phần vật chất nhỏ bé hơn so với độ dài bước sóng Cấu trúc phản hồi của nhu mô phụ thuộc vào các sóng phản hồi khuếch tán bởi vô số các dị vật phân tán kích thước bé dạng như các mao mạch, các mô liên kết, Chính nhờ cấu trúc phản hồi của chúng mà một khối u thể rắn có sóng phản hồi khác hẳn với sóng phản hồi của một khối u thể lỏng

Năng lượng của sóng âm giảm dần trên đường truyền trong mô do các cơ chế như phản xạ, khuếch tán hoặc hấp thụ Quá trình suy giảm cường độ âm tuân theo hàm số mũ theo độ xuyên sâu Z vào mô, được mô tả bằng công thức sau:

I I e   f z (2.4) Trong đó α(f) là hệ số suy giảm phụ thuộc vào tần số Trong các mô mềm α(f) tỉ lệ với tần số và giảm âm tăng đồng thời cùng với tần số và độ xuyên sâu Ở cùng một

Trang 8 mức giảm âm bằng nhau thì độ xuyên sâu của âm càng bé thì tần số lại càng cao Giảm âm phụ thuộc vào bản chất của mô, nhưng trung bình nằm trong khoảng 1dB/MHz.cm

Hình 2.5 Độ giảm thấu của sóng âm qua các bộ phận

Sóng âm lan truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí sẽ gây ra những biến đổi cơ học, có tác dụng như một lực làm chuyển động các phần tử của môi trường đó

Trong điều trị người ta dùng siêu âm có tần số từ 1MHz đến 3MHz, trong chẩn đoán có thể dùng tần số tới 10MHz

Trong y học, siêu âm là một phương pháp khảo sát hình ảnh y học bằng cách cho một phần của cơ thể tiếp xúc với sóng âm có tần số cao để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể Siêu âm không sử dụng các phóng xạ ion hóa (như X quang) Do hình ảnh siêu âm được ghi nhận theo thời gian thực nên nó có thể cho thấy hình ảnh cấu trúc và sự chuyển động của các bộ phận bên trong cơ thể kể cả hình ảnh dòng máu đang chảy trong các mạch máu

Siêu âm là một khảo sát y học không xâm lấn (không gây chảy máu) giúp cho các bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị bệnh

Siêu âm quy ước tạo ra những hình ảnh các lát cắt mỏng và phẳng của cơ thể

Những tiến bộ trong kỹ thuật siêu âm bao gồm siêu âm 3 chiều (siêu âm 3D) có khả

Trang 9 năng tái tạo lại dữ liệu thu nhận được từ sóng âm thành hình ảnh 3 chiều Siêu âm 4 chiều (siêu âm 4D) là siêu âm 3 chiều có ghi nhận sự chuyển động

2.2 Nguyên tắc của siêu âm:

Sóng siêu âm hoạt động dựa trên nguyên lý phản xạ âm thanh, tương tự như cách dơi và tàu thuyền định vị Khi sóng âm va chạm với vật thể, sóng sẽ dội lại hoặc phản xạ trở về Bằng cách đo các sóng dội này, các bác sĩ có thể xác định được khoảng cách, kích thước, hình dạng và mật độ của vật thể (như độ rắn, chứa dịch hay cả hai).

Trong siêu âm, đầu dò vừa phát sóng âm vừa ghi nhận sóng dội trở lại Khi đầu dò được ấn vào da, nó sẽ truyền những xung nhỏ của các sóng âm có tần số cao không nghe được đi vào cơ thể Khi sóng âm dội lại từ các nội tạng bên trong cơ thể, dịch và mô, một microphone rất nhạy cảm của đầu dò sẽ ghi nhận lại những thay đổi nhỏ trong cao độ và hướng của âm Những tín hiệu sóng này sẽ được đo đạc ngay lập tức và thể hiện bằng máy vi tính bằng cách tạo ra những hình ảnh theo

Trang 10 thời gian thực ở màn hình Một hoặc nhiều khung hình sẽ được chụp lại làm hình tĩnh

Siêu âm Doppler, một ứng dụng đặc biệt của siêu âm, dùng để đo hướng và vận tốc của các tế bào máu khi chúng di chuyển trong mạch máu Sự chuyển động của các tế bào máu gây ra sự thay đổi về cao độ của sóng âm phản hồi lại (được gọi là hiệu ứng Doppler) Máy vi tính sẽ thu thập và xử lý những sóng âm này để tạo ra biểu đồ hoặc hình màu thể hiện dòng chảy của máu trong các mạch máu

TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ ẢNH

Tăng cường ảnh là quá trình làm nổi bật các đặc trưng đã chọn trong ảnh, phục vụ cho mục đích phân tích ảnh hiệu quả hơn Quá trình này không nhằm mục đích tăng lượng thông tin trong ảnh mà giúp cải thiện khả năng phát hiện các đặc điểm cụ thể, hỗ trợ cho các tác vụ xử lý ảnh tiếp theo.

3.1.1 Tăng độ tương phản: Ảnh số là tập hợp các điểm, mà mỗi điểm có giá trị cường độ sáng khác nhau Ở đây, độ sáng để mắt người dễ cảm nhận ảnh nhưng không phải là quyết định

Độ tương phản là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cảm nhận của người xem về hình ảnh Nó giúp phân biệt đối tượng với nền, tạo nên sự nổi bật và chiều sâu cho bức ảnh Trong thực tế, hai vật thể có độ sáng giống nhau nhưng đặt trên nền khác nhau sẽ mang lại cảm giác khác nhau Do đó, độ tương phản có thể được điều chỉnh để thay đổi ấn tượng thị giác theo ý muốn của người sáng tác.

3.1.1.1 Phương pháp biến đổi mức xám:

Phương pháp biến đổi mức xám là một kỹ thuật nâng cao chất lượng ảnh trong đó tập các giá trị mức của ảnh được ánh xạ vào một miền giá trị mới Quá trình này được định nghĩa bởi biểu thức: g(x,y)=T[f(x,y)] (3.1) Trong đó: f(x,y): ảnh ban đầu g(x,y): ảnh sau khi biến đổi

T là một toán tử trên f, được định nghĩa bởi một hàm của các giá trị độ sáng ở các điểm lân cận của điểm (x,y) đang xét Các điểm lân cận là các điểm nằm trong một hình vuông có tâm tại điểm (x,y) Trong trường hợp đơn giản nhất, hình vuông này có kích thước 1x1

Hàm imadjust là một hàm cơ bản trong image processing toolbox của Matlab dùng để biến đổi mức xám của ảnh với cú pháp như sau:

>> J=imadjust(I,[low_in;high_in],[low_out;high_out],gamma)

>> newmap=imadjust(map,[low_in;high_in],[low_out;high_out],gamma)

>> RGB2=imadjust(RGB,[low_in;high_in],[low_out;high_out],gamma)

Hàm imadjust biến đổi các giá trị mức xám nằm trong khoảng [low_in, high_in] thành các giá trị nằm trong khoảng [low_out, high_out] theo một quy luật được định nghĩa tùy theo giá trị gamma như hình sau:

Hình 3.1: Phương pháp biến đổi mức xám Ảnh ban đầu và ảnh biến đổi thuộc cùng kiểu dữ liệu (uint8, uint16, hoặc double) Các thông số giới hạn được nhập cho hàm này đều nằm trong khoảng [0,1], Matlab sẽ tự chuyển đổi thành giá trị thích hợp tùy theo kiểu dữ liệu của ảnh (ví dụ với kiểu uint8, [0 1] sẽ trở thành [0 255], với uint16, [0 1] trở thành [0 65535]) Đối với ảnh indexed, hàm imadjust thực hiện biến đổi ma trận màu của ảnh thay vì biến đổi trực tiếp trên ảnh

Ví dụ: tạo ảnh âm bản và thay đổi độ tương phản bằng hàm imadjust: Để làm rõ những bức ảnh có nhiều vùng tối, người ta thường chuyển sang dạng âm bản Ngoài ra, đôi khi cần phải làm nổi bật những vùng có độ sáng nằm trong một khoảng xác định nào đó Tất cả các trường hợp trên đều có thể thực hiện

Trang 29 bằng hàm imadjust Trong ví dụ này, chúng ta sẽ xem xét quá trình này đối với ảnh siêu âm thai 9 tuần tuổi

Hình 3.2: Kết quả biến đổi mức xám

Thông thường, trước khi thực hiện biến đổi mức xám ta cần thực hiện 2 bước:

- Xem biểu đồ histogram của ảnh để biết được các giới hạn mức xám của ảnh

Histogram là một biểu đồ cột biểu thị tần số xuất hiện của các mức xám khác nhau có trong ảnh Trong Matlab, hàm imhist cho phép hiển thị biểu đồ histogram của các dạng ảnh gray-scale, index và RGB

- Xác định các giới hạn mức xám của ảnh và chuyển sang dạng thông số trong khoảng [0 1] để nhập chọ hàm imadjust

Ví dụ: sử dụng hàm imhist và hàm imadjust để thay đổi độ tương phản của ảnh:

I=imread('pout.tif'); imshow(I) imhist(I) J=imadjust(I,[0.3 0.65],[0 1],1); imshow(J) figure,imhist(J)

Hình 3.3: Ảnh gốc và Histogram tương ứng

Hình 3.4: Ảnh và Histogram sau khi đã xử lý ảnh

* Tạo và vẽ biểu đồ histogram:

Histogram của một ảnh số nhận L giá trị mức xám khác nhau trong khoảng [0 G] là một hàm rời rạc được định nghĩa bởi: h(r k )=n k (3.2) với r k là giá trị mức xám thứ k còn n k là số pixel của ảnh có mức xám bằng r k Giá trị của G phụ thuộc vào kiểu dữ liệu của ảnh: G=1 đối với kiểu double, G%5 với kiểu uint8, Ge535 với kiểu uint16 Thông thường, người ta cũng định nghĩa histogram dưới dạng chuẩn hóa, đó là tỷ số của n k so với tổng số pixel ảnh: n n n r r h p k  ( k )  k )

Với k=1,2,…,L Giả sử rằng các giá trị mức xám của ảnh là đại lượng liên tục trong khoảng [0 1], và gọi p r (r) là hàm mật độ xác suất của các giá trị mức xám của một ảnh cho

Trang 31 trước Giả sử ta thực hiện phép biến đổi mức xám sau đây để được các giá trị mức xám mới s: dw w P r

Khi đó, có thể chứng minh rằng phân bố xác suất của ảnh mới sẽ là phân bố đều trên [0 1]:

Như vậy, phép biến đổi này làm cho các giá trị mức xám của ảnh trở nên có xác suất xuất hiện phân bố đều trên toàn khoảng [0,1], nghĩa là dải rộng của ảnh sẽ lớn hơn và độ tương phản cao hơn Quá trình biến đổi này gọi là quá trình cân bằng ảnh Khi làm việc với các giá trị mức xám rời rạc như trong các ảnh số thì hàm mật độ xác suất sẽ trở thành histogram của ảnh và quá trình biến đổi nói trên được gọi là quá trình cân bằng histogram Gọi p r (r j ) với j=1,2,…,L là các giá trị histogram chuẩn hóa của ảnh thì quá trình cân bằng histogram được biểu diễn bởi phương trình sau:

Trong đó, k=1,2,…,L và s k là các giá trị mức xám của ảnh

Quá trình cân bằng histogram được thực hiện bởi hàm histeq với

Hàm histeq sẽ thực hiện cân bằng trực tiếp nếu số mức xám rời rạc trong ảnh mới bằng với số mức xám tối đa của ảnh (nlev = L) Ngược lại, nếu nlev nhỏ hơn L, hàm này sẽ cố gắng phân phối các mức xám để tạo ra một biểu đồ phẳng Theo mặc định, nlev có giá trị là 64 Nên chọn giá trị nlev bằng số mức xám tối đa của ảnh để thu được kết quả tốt nhất.

Ví dụ: dùng hàm histeq để cân bằng histogram của ảnh:

Hàm truyền đạt của quá trình cân bằng chính là hàm sác xuất tích lũy của các mức xám của ảnh

Nhiễu là một vấn đề thường gặp đối với ảnh số Nhiễu có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau Ví dụ: nếu ảnh được scan từ một ảnh chụp sử dụng film thì nhiễu có thể phát sinh bởi các hạt nhỏ trên film hoặc từ thiết bị scan, nếu ảnh được chụp từ các máy chụp ảnh số thì cơ chế thu thập dữ liệu (chẳng hạn bộ phát hiện CCD) sẽ tạo ra nhiễu Ngoài ra, khi truyền ảnh trong hệ thống, ảnh cũng có thể bị nhiễu do kênh truyền gây ra Để khắc phục ảnh hưởng của nhiễu, ta phải sử dụng các phương pháp lọc ảnh khác nhau Mỗi phương pháp thích hợp với một số loại nhiễu nhất định

Lọc tuyến tính là phương pháp lọc trong đó mỗi pixel của ảnh mới là tổ hợp tuyến tính của các mức xám của các pixel lân cận với pixel (x,y) của ảnh gốc, nghĩa là mỗi pixel lân cận sẽ được nhân với một hệ số tương ứng nào đó rồi cộng tất cả lại Nếu vùng lân cận của (x,y) có kích thước m x n thì sẽ có mn hệ số lọc và chúng cũng được sắp xếp thành một ma trận kích thước m x n

THỰC HÀNH

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG

Chương trình ULTRAPROC được tạo ra bằng cách sử dụng phần mềm MATLAB7, tận dụng các tính năng và công cụ trong Image Processing Toolbox để phân tích hình ảnh siêu âm trong sản khoa.

Chức năng hoạt động của chương trình bao gồm 02 nhóm chính (H 5.1):

- Nhóm Xử lý và phân tích ảnh (Image Processing) - Nhóm Đo lường thông số thai nhi (Measurement)

5.1.1 Giao diện chương trình xử lý:

Hình 5.1: Giao diện khởi động chương trình

5.1.2 Kích hoạt ảnh Để bắt đầu, người sử dụng cần kích hoạt ảnh siêu âm thu được từ những thiết bị khác Ảnh siêu âm từ các thiết bị khác thường có định dạng đặc thù cần chuyển

Trang 47 về các dạng phổ biến như JPEG, TIFF, GIF, PNG, BMP để chương trình có thể đọc được Việc xuất các ảnh về các định dạng như trên đều được hỗ trợ đối với các thiết bị thế hệ mới Đối với các thiết bị thế hệ cũ chỉ xuất ảnh ra phim hoặc giấy, có thể sử dụng scanner để quét ảnh vào máy tính Để mở ảnh, kích hoạt trên menu: File > Open và chọn file ảnh tương ứng (H 5.2)

5.1.3 Nhóm xử lý và phân tích ảnh:

Nhóm Image Processing bao gồm các chức năng xử lý phổ biến và quan trọng sau:

- Điều chỉnh độ sáng, độ tương phản, quay ảnh (Brightness, Contrast, Rotate): thực hiện trên các thanh kéo góc trái bên dưới màn ảnh (H 5.3) Các chức năng này giúp điều chỉnh các tính chất trên một cách tối ưu để người dủng có thể thấy rõ các chi tiết cần thiết theo ý muốn

- Chuyển ảnh từ ảnh màu sang trắng đen (Grayscale) – (H 5.4)

Hình 5.4: Chuyển ảnh màu sang trắng đen

- Chuyển ảnh thành dạng màu bù (Invert Color) – (H 5.5): chức năng này tương tự biến đổi (dương bản âm bản) tạo điều kiện cho người sử dụng biến đổi ngược màu ảnh, cho phép chuyển thang màu tối (vốn của siêu âm) thành thang màu sáng cho phép nhận biết thêm các thông tin khác

Hình 5.5: Biến đổi ngược màu ảnh

- Biến đổi ảnh sắc nét (sharping) – (H 5.6): công cụ cần thiết làm tăng độ rõ các đường biên, hữu ích cho việc nhận dạng, xác định các điểm đặc trưng

Hình 5.6: Làm sắc nét ảnh

- Biến đổi lọc ảnh (filter) – (H 5.7a, b): công cụ cần thiết làm trơn các đường biên, tăng tính liên tục hữu ích cho việc nhận dạng, phân vùng đặc trưng

Hình 5.7a: Chọn thông số để lọc ảnh

Hình 5.7b: Kết quả lọc ảnh

- Dò tìm đường biên (Edge detection) – (H 5.8 a, b): công cụ cần thiết xác định các đường biên liên tục, hữu ích cho việc nhận dạng vùng, xác định các điểm đặc trưng Sử dụng 02 thuật toán chính: Sobel và Canny

Hình 5.8a: Dò mép ảnh bằng phương pháp Sobel

Hình 5.8b: Dò mép ảnh bằng phương pháp Canny

5.1.4 Nhóm đo lường thông số:

Kích hoạt chức năng này (Measurement) (H 5.9), người sử dụng mở ra một cửa sổ mới có các chức năng định lượng để xác định các thông số đặc trưng như đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi vv…

Hình 5.9: Mở giao diện đo kích thước

Trước tiên để mở ảnh, kích hoạt File > Open và chọn file cần thiết (H 5.10) Sau khi ảnh đã được hiển thị, có thể sử dụng các công cụ khác nhau như Phóng to, Thu nhỏ, Chọn vùng, Điều chỉnh tương phản và cuối cùng sử dụng công cụ đo lường khoảng cách (Measure distance) để xác định các khoảng cách lưỡng đỉnh (H 5.11), chiều dài các đối tượng quan tâm (H 5.11) và chuyển thông số vào bảng tính toán phía dưới bên phải màn ảnh 1 (H 5.12) để tính các thông số cần thiết như tuổi thai, cân nặng theo những công thức đã chọn

Hình 5.10: Giao diện chương trình đo

Hình 5.11: Đo chiều dài xương đùi và đường kính lưỡng đỉnh

Hình 5.12: Kết quả cân nặng và tuổi thai

5.2 Đánh giá và bàn luận về chương trình

Chương trình ULTRAPROC được xây dựng với mục tiêu thử nghiệm và kiểm tra chức năng các hoạt động của một chương trình ứng dụng xử lý ảnh siêu âm trong sản khoa Chương trình đã thực hiện được những chức năng cơ bản của việc xử lý ảnh số giúp người sử dụng có thể linh hoạt thao tác chọn lọc những thông tin tối ưu trong việc đọc và phân tích ảnh (thông qua công cụ Image Processing), cũng như có thể tính toán nhanh chóng các thông số sinh học của thai nhi (thông qua công cụ Measurement) Qua kiểm chứng so sánh với các phần mềm hãng đi kèm theo máy, kết quả tính toán của chương trình ULTRAPROC khá ổn định và chính xác

Chương trình viết trên nền Matlab nên tạo điều kiện dễ dàng cho những người quan tâm với kiến thức lập trình Matlab căn bản có thể tiếp cận sửa đổi các mô hình thuật toán cần thiết, đặc biệt trong việc đưa thêm các công cụ tính toán các thông số sinh học dựa vào các phát kiến mới thông qua việc xác định chiều dài, diện tích, thể tích đối tượng Đó cũng là mong muốn của chương trình, cố gắng tạo một công cụ phục vụ các bác sĩ, chuyên gia sản khoa trong nghiên cứu thử nghiệm thông qua hình ảnh chẩn đoán

Trang 55 Tuy nhiên, phải thừa nhận do hạn chế về thời gian cũng như trình độ lập trình, chương trình chỉ mới đạt được yêu cầu thử nghiệm chức năng mà chưa có yếu tố thân thiện người dùng, chưa tạo điều kiện cho người dùng sử dụng linh hoạt và dễ dàng, đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:

- Sự thuận tiện trong việc liên kết lấy ảnh từ các thiết bị chẩn đoán siêu âm liên quan đến khả năng đọc được các định dạng khác nhau của ảnh siêu âm, đến liên kết phần cứng thông qua các giao diện RS-232 hoặc USB v.v…

- Sự liên hoạt liên thông giữa các module xử lý ảnh, việc chọn thuật toán xử lý, thay đổi thông số công cụ xử lý, khả năng lưu trữ xuất ra dưới các định dạng khác nhau, khả năng chuyển đổi thông số giữa các module với nhau

Khả năng tự động hóa trong các quy trình xử lý dữ liệu hình ảnh, đặc biệt là tự động xác định đối tượng mục tiêu thông qua các thuật toán phân đoạn, xác định biên giới, ngưỡng và phát hiện các đặc điểm riêng biệt.

Ngày đăng: 24/09/2024, 14:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Phan Trường Duyệt. “Kỹ thuật siêu âm và ứng dụng trong sản phụ khoa”. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật siêu âm và ứng dụng trong sản phụ khoa”
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật
[2] Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Vũ Sơn, Trần Anh Vũ. “Cơ sở kỹ thuật siêu âm”. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở kỹ thuật siêu âm”
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật
[3] Bushberg J.T. et al. “The Essential Physics of Medical Imaging (2nd Edition)”. Lippincott Williams & Wilkins, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “The Essential Physics of Medical Imaging (2nd Edition)”
[4]. Lương Mạnh Bá, Nguyễn Thanh Thủy. “ Nhập môn xử lý ảnh số”. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Nhập môn xử lý ảnh số”
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật
[5] Semmlow J.L. “Biosignal and Medical Image Processing”. CRC Press, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Biosignal and Medical Image Processing”
[6] Wei Lu, Jinglu Tan, Randall Floyd. “Automated fetal head detection and measurement in ultrasound images by iterative randomized hough transform”.Ultrasound in Medicine & Biology, Volume 31, Issue 7, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Automated fetal head detection and measurement in ultrasound images by iterative randomized hough transform”
[7] Sayan Dev Pathak, Vikram Chalana and Yongmin Kim. “Interactive automatic fetal head measurements from ultrasound images using multimedia computer technology”. Ultrasound in Medicine & Biology, Volume 23, Issue 5, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Interactive automatic fetal head measurements from ultrasound images using multimedia computer technology”
[8] Vikram Chalana, Thomas C. Winter , Dale R. Cyr, David R. Haynor and Yongmin Kim. “Automatic fetal head measurements from sonographic images”.Academic Radiology, Volume 3, Issue 8 , 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Automatic fetal head measurements from sonographic images”
[9] Sandra M.G.V.B. Jardim, and Mário A.T. Figueiredo. “Segmentation of fetal ultrasound images”. Ultrasound in Medicine & Biology, Volume 3, Issue 2, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Segmentation of fetal ultrasound images”
[10] Hellman LM, Kobayashi M, Tolles WE, Cromb E. “Ultrasonic studies on the volumetric growth of the human placenta.”Am J Obstet Gynecol., 108(5), 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ultrasonic studies on the volumetric growth of the human placenta.”
[11] ERNEST I, KOHORN MM. “Sonar in the first trimester of pregnancy”, Obstet.Gyneco. 44, 1974 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sonar in the first trimester of pregnancy”
[12] HELLMAN LM, KOBAYASHI M, FILLISTI L, ELEN. “Growth and development of the human fetus prior to the twentieth week of gestation”. Amer. J.Obstet.Gyneco 106, 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Growth and development of the human fetus prior to the twentieth week of gestation”
[13] Nguyễn Hoàng Sơn, Đỗ Thanh Việt, Bùi Xuân Lâm. “Ứng dụng Matlab trong tính toán kỹ thuật”. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TpHCM, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng Matlab trong tính toán kỹ thuật”
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TpHCM
[14] Nguyễn Hoàng Hải, Nguyễn Việt Anh. “Lập trình Matlab và ứng dụng”. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập trình Matlab và ứng dụng”
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật
[15] Phạm Hồng Liên, Đặng Ngọc Khoa, Trần Thanh Phương. “Matlab và ứng dụng trong viễn thông”. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TpHCM, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Matlab và ứng dụng trong viễn thông”
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TpHCM

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN