1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Tác giả Phan Vũ Anh Khoa
Người hướng dẫn TS. Đinh Đức Anh Vũ, TS. Nguyễn Thanh Bình
Trường học Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2011
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,82 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU (14)
    • 1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN (14)
    • 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI (16)
    • 1.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN (17)
    • 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN CỦA LUẬN VĂN (17)
    • 1.5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN (18)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (19)
    • 2.1. MÔ HÌNH BẢO MẬT (19)
    • 2.2. LUẬT ĐẤU THẦU CỦA VIỆT NAM [1] (31)
    • 2.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM (36)
    • 2.4. CÁC LOẠI MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (37)
  • CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ ÁP DỤNG VÀO MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM (40)
    • 3.1. MÔ HÌNH ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN HIỆN NAY (40)
    • 3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ ĐỀ XUẤT (49)
    • 3.3. DIỄN GIẢI MÔ HÌNH (53)
  • CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH SAU KHI XÂY DỰNG (58)
    • 4.1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ ĐẤU THẦU VÀ QUY TRÌNH (58)
    • 4.2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ BẢO MẬT VÀ SỰ PHÙ HỢP (66)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (70)
    • 5.1. KẾT LUẬN (70)
    • 5.2. ƯU NHƯỢC ĐIỂM (71)
    • 5.3. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN (72)
    • 5.4. KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN (73)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (76)
  • PHỤ LỤC (78)

Nội dung

DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH NGHĨA 1 Đấu thầu điện tử ĐTĐT Là việc ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt là mạng Internet vào quá trình đấu thầu Đấu thầu qua mạng 2 Thương mại điện

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

MÔ HÌNH BẢO MẬT

Tham khảo kỹ thuật bảo mật trong đấu thầu điện tử trên mạng mở của Weidong Kou (2002) Trong bằng sáng chế này, ông đưa ra:

Một cơ chế trong hệ thống đấu thầu điện tử qua mạng nhằm đảm bảo cho các hồ sơ dự thầu được bảo mật cho đến khi đóng thầu Dựa vào việc được chấp thuận cho phép nộp thầu điện tử, các nhà thầu tiềm năng mã hóa các hồ sơ dự thầu của họ bằng cách sử dụng khóa được cung cấp bởi bên thứ ba

Các hồ sơ đề xuất đã được mã hóa này được nộp đến cho bên mời thầu tuy nhiên bên mời thầu không được phép truy cập và tiếp cận trong thời gian chưa đóng thầu Hồ sơ dự thầu đã được mã hóa sẽ được lưu trữ trong một kho dữ liệu an toàn cho đến khi đóng thầu

Theo hướng thứ nhất, bên mời thầu sẽ tự giữ các hồ sơ dự thầu đã được mã hóa, và lấy được các khóa để truy cập nội dung hồ sơ dự thầu từ bên thứ ba ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp thầu Theo một hướng xử lý khác, bên mời thầu sẽ mã hóa thêm một lần nữa trên hồ sơ dự thầu đã được mã hóa bằng khóa riêng của họ, đồng thời chuyển tiếp hồ sơ đã được mã hóa hai lần cho bên thứ ba lưu trữ trong một kho dữ liệu an toàn cho đến khi đóng thầu Bên thứ ba sau khi đóng thầu sẽ trả lại hồ sơ dự thầu đã được mã hóa hai lần cho bên mời thầu cùng với các khóa để cho phép bên mời thầu có thể truy cập nội dung hồ sơ mời thầu, Trong cả hai hướng, các bên lưu trữ hồ sơ dự thầu không được phép tiếp cận với các khóa giải mã cho đến khi đóng thầu

Các thành phần trong sáng chế:

- Đối tượng của sáng chế: cung cấp một cơ chế đấu thầu trong một mạng mở an toàn, đây là cơ chế điện tử dựa trên một giao thức an toàn trên cơ sở hồ sơ dự thầu được giữ bởi một bên thứ ba đáng tin cậy

- Các bên tham gia đấu thầu (cơ quan chính phủ) không thể nhìn thấy nội dung đề xuất thầu cho đến thời điểm mở thầu

- Bên thứ ba là một bên đáng tin cậy, được tin tưởng để nắm giữ hồ sơ dự thầu

- Không có nhà cung cấp (nhà thầu) nào có thể nhìn thấy nội dung đề xuất của bất kỳ nhà cung cấp khác

- Sáng chế cung cấp một cơ chế khóa để lưu trữ an toàn đề xuất điện tử được gởi bởi các nhà cung cấp trong quá trình đấu thầu qua mạng, cơ chế này bao gồm các yếu tố: o Một khóa mật mã đầu tiên được chia sẻ duy nhất giữa nhà cung cấp và một bên thứ ba (bên chứng thực) trong quá trình đấu thầu mở được các nhà cung cấp sử dụng để chuyển một đề xuất thầu theo một yêu cầu đấu thầu o Các cá nhân, tổ chức yêu cầu đấu thầu không thể tiếp cận đề xuất thầu được trình bởi các nhà cung cấp o Bao gồm một kho lưu trữ dữ liệu dùng để lưu trữ các đề xuất thầu cho đến thời hạn mở thầu Điều kiện trong phát minh này là không giới hạn về các nguồn lực của hệ thống như phần cứng, phần mềm, mạng, các thông điệp, mã hóa, và các công nghệ chữ ký số để đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật, xác thực và chống thoái thác thông tin liên lạc giữa các bên

Cơ chế điện tử để khóa và lưu trữ một cách an toàn đề xuất thầu được gởi bởi nhà cung cấp trong quá trình đấu thầu qua mạng bao gồm:

- Một khóa đầu tiên được chia sẻ duy nhất giữa một nhà cung cấp và một bên thứ ba thực hiện chứng thực trong quá trình đấu thầu, khóa bảo mật được nhà cung cấp sử dụng để mã hóa một đề nghị làm cho nó không thể bị tiếp cận khi nộp đề xuất thầu cho bên mời thầu khi chưa được phép

- Một kho lưu trữ dữ liệu điện tử để lưu trữ các đề xuất thầu cho đến hết thời hạn nộp thầu (thời điểm đóng thầu)

Hình 2.1 S ơ đồ các b ướ c trong đấ u th ầ u đ i ệ n t ử

Hình 2.1 là sơ đồ minh họa một tình huống đấu thầu điển hình trong môi trường điện tử (môi trường mở)

Có ba bên tham gia trong một quá trình đấu thầu an toàn trong mạng mở trong sáng chế, nhà cung cấp (100) muốn trở thành người cung cấp hàng hóa theo yêu cầu của bên yêu cầu đấu thầu (102), chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, và một bên thứ ba (104) giữ vai trò đảm bảo cơ chế chứng thực

Trong hình 2.1 nêu lên các bước triển khai, để bắt đầu đấu thầu bên mời thầu (102) ban hành một lời mời thầu (bước 1), các nhà cung cấp (100) phản hồi bằng cách đưa ra một đề xuất nộp hồ sơ dự thầu và yêu cầu xác thực cho việc này (bước 2) Bên mời thầu (102) chuyển các yêu cầu xác thực ứng với mỗi nhà cung cấp cho bên thứ ba (104) để thực hiện chứng thực (bước 3), sau đó bên thứ ba lần lượt cung cấp mã xác thực cho các nhà cung cấp một cách trực tiếp (bước 4) hoặc gián tiếp Tiếp theo, các nhà cung cấp (100) có thể sử dụng mã xác thực của họ để nộp đề xuất dự thầu theo yêu cầu đấu thầu (bước 5) Các đề xuất dự thầu này được lưu trữ trong một bộ nhớ cache (106) (bước 6), bộ nhớ này có thể được đặt tại bên thứ ba hoặc đặt tại bên mời thầu cho đến ngày cuối cùng (hạn nộp hồ sơ dự thầu) Tuy nhiên không có bất kỳ một bên nào có đủ điều kiện để xem nội dung của hồ sơ thầu được lưu trữ khi chưa đến ngày đóng thầu Sau khi hết hạn nộp thầu và tất cả các hồ sơ thầu đã được lưu trữ trong bộ nhớ cache, bên mời thầu được nhận tất cả các thông tin liên quan (bước 7) để mở các đề xuất thầu và tiến hành lựa chọn nhà thầu (bước 8)

Giao thức an toàn trong đấu thầu được thể hiện trong sáng chế này dựa trên cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI), trong đó mỗi bên tham gia đấu thầu có một khóa công khai và chữ ký số được lưu trữ trong một kho lưu trữ hoặc trong một cơ sở dữ liệu quan trọng, đồng thời được chứng nhận bởi Cơ quan chứng thực (CA)

An toàn đấu thầu trong môi trường điện tử (môi trường mở) có thể được thực hiện thông qua quy trình trong hình 2.2, 2.3A, 2.3B

Hình 2.2 Mô hình b ả o m ậ t trong đấ u th ầ u đ i ệ n t ử

Hình 2.2 Mô hình b ả o m ậ t trong đấ u th ầ u đ i ệ n t ử (ti ế p theo

Hình 2.2 là một sơ đồ mô tả quá trình xác thực của bên thứ ba trong một hệ thống đấu thầu điện tử an toàn

Trước tiên, bên mời thầu (ví dụ cơ quan Chính phủ) công bố một lời mời thầu thông qua bất kỳ phương tiện thông tin nào (khối 200) Có thể bao gồm việc quảng bá thông qua các phương tiện truyền thông điện tử, báo chí, thông qua các phương tiện truyền thông phi điện tử nhằm thông báo cho các nhà cung cấp được biết về thông tin yêu cầu cần đấu thầu

Một nhà cung cấp muốn tham gia đấu thầu việc đầu tiên phải gởi cho bên mời thầu một đề nghị tham dự thông qua thông điệp REQUEST_ID (khối 202) Thông điệp này gồm có ngày tháng và chữ ký kỹ thuật số của nhà cung cấp

Sau khi nhận được thông điệp REQUEST_ID từ nhà cung cấp, bên mời thầu sẽ xác minh chữ ký số của nhà cung cấp và thông tin thời gian (khối 204) Nếu kết quả không đúng, một thông báo lỗi sẽ được trả về cho nhà cung cấp (khối 206) Nếu thông tin chữ ký và thời gian được xác thực, bên mời thầu sẽ tạo ra một nhận dạng hồ sơ đề xuất - ID (khối 208) và gởi cho bên thứ ba yêu cầu một khóa phiên (khối 210), khóa phiên này sẽ được sử dụng để mã hóa đề nghị thầu của nhà cung cấp Khóa phiên của nhà cung cấp là một khóa bí mật được chia sẻ giữa các nhà cung cấp và bên thứ ba và có hiệu lực cho đến khi hết hạn nộp thầu tại thời điểm đóng thâu

Khi nhận được yêu cầu khóa phiên cho nhà cung cấp, bên thứ ba đầu tiên xác minh chữ ký số của bên mời thầu và thông tin về thời gian (khối 212, nếu thông tin được xác thực không đúng bên thứ ba sẽ trả một thông báo lỗi 214 cho bên mời thầu) Sau khi xác thực, bên thứ ba tạo ra mã khóa công khai cho nhà cung cấp theo yêu cầu (khối 218) Bên thứ ba trả về các khóa phiên của nhà cung cấp trong một thông điệp REGISTERED_ID cũng chứa các thông tin về ngày tháng và chữ ký số của bên thứ ba Nếu bên thứ ba có quyền liên hệ trực tiếp đến nhà cung cấp thì tin nhắn REGISTERED_ID sẽ được chuyển trực tiếp cho nhà cung cấp (khối 220, khối 226) Nếu bên thứ ba không có quyền liên hệ trực tiếp đến nhà cung cấp, thông báo

REGISTERED_ID phải được trả cho bên mời thầu (khối 220, khối 222), sau đó tin nhắn sẽ được chuyển tiếp đến nhà cung cấp (khối 224)

Nhà cung cấp nhận được tin nhắn REGISTERED_ID được tạo ra, sẽ xác thực chữ ký số và thông tin thời gian Nếu thông điệp được gởi trực tiếp từ bên thứ ba (khối 230), việc xác thực này dành cho chữ ký của bên thứ ba và thông tin thời gian (khối 232, nếu thông tin được xác thực không đúng nhà cung cấp sẽ trả một thông báo lỗi 234 cho bên thứ ba) Mặt khác, nếu nhận được thông tin chuyển tiếp từ bên mời thầu (khối 224), nhà cung cấp sẽ xác minh chữ ký của bên mời thầu và thông tin thời gian của bên mời thầu (khối 226, nếu thông tin được xác thực không đúng nhà cung cấp sẽ trả một thông báo lỗi 228 cho bên mời thầu) Nếu chữ ký và thông tin thời gian được xác minh, nhà cung cấp sẽ giải mã khóa phiên bằng cách sử dụng khóa công khai của mình (khối 236) Nhà cung cấp tạo ra một đề xuất thầu gắn kèm với ID được cấp (khối 238), và mã hóa đề xuất thầu bằng khóa phiên được cấp (khối 240), gởi lại cho bên mời thầu Bên mời thầu sẽ xác minh chữ ký số của nhà cung cấp và thông tin thời gian (khối 242, nếu thông tin được xác thực không đúng bên mời thầu sẽ trả một thông báo lỗi 244 cho nhà cung cấp)

Hình 2.3A Mô hình 1 t ươ ng tác gi ữ a bên m ờ i th ầ u và bên th ứ ba

Hình 2.3A Mô hình 1 t ươ ng tác gi ữ a nhà th ầ u và bên th ứ ba (ti ế p theo)

LUẬT ĐẤU THẦU CỦA VIỆT NAM [1]

Tất cả các công tác liên quan đến đấu thầu cho các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam đều được quy định trong Luật đấu thầu [1]

Luật này quy định về các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sau đây:

- Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, bao gồm: o Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; o Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; o Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn; o Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật; o Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển;

- Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

- Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước

Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của [1]

Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của [1]

Tổ chức, cá nhân có dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu chọn áp dụng Luật [1]

Hình 2.4 S ơ đồ kh ố i t ổ ng th ể công tác đấ u th ầ u theo Lu ậ t đấ u th ầ u

2.2.3 Các hình thức lựa chọn nhà thầu Đấu thầu rộng rãi

- Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều

1 của [1] phải áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trừ trường hợp quy định tại các điều từ Điều 19 đến Điều 24 của [1]

- Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định tại Điều 5 của [1] để các nhà thầu biết thông tin tham dự Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự

Hình 2.5 Minh h ọ a chi ti ế t các b ướ c c ủ a hình th ứ c Đấ u th ầ u r ộ ng rãi Đấu thầu hạn chế

- Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây: o Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu; o Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu

- Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác

- Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây: o Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu; o Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài; o Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết; o Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của thiết bị, công nghệ; o Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu

- Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định

- Trước khi thực hiện chỉ định thầu quy định tại các điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 20 Luật [1], dự toán đối với gói thầu đó phải được phê duyệt theo quy định

- Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được ký trước đó không quá sáu tháng

- Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự

- Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó

- Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác

- Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện sau đây: o Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng; o Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng

- Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau

- Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM

Các hình thức đấu thầu (bao gồm đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh) hiện nay được sử dụng tại Việt Nam sẽ triển khai qua các bước được mô tả trong Hình 2.4 Đây là các hình thức lựa chọn nhà thầu thông qua việc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, vì thế nếu quá trình đấu thầu được quản lý tốt kết quả sẽ phù hợp với hai trong ba mục tiêu đặt ra của Luật đấu thầu cho doanh nghiệp Nhà nước là quản lý chi phí (ngân sách), quản lý chất lượng (bao gồm chất lượng nhà thầu và chất lượng hàng hóa được cung cấp), tuy nhiên mục tiêu quản lý thời gian (tiến độ) sẽ không được đảm bảo Đi vào chi tiết của một hình thức lựa chọn nhà thầu chặt chẽ nhất (Hình 2.5), đấu thầu rộng rãi, sẽ thể hiện được sự chặt chẽ đi đôi với độ phức tạp của hình thức lựa chọn nhà thầu này, vì thế thời gian thực hiện cho hình thức này sẽ kéo dài, việc này lại ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công tác cung ứng hàng hóa cho doanh nghiệp

Phương thức đấu thầu bằng hình thức chỉ định thầu còn được áp dụng khá rộng rãi, chủ yếu tập trung vào các gói thầu có vốn đầu tư từ các tổ chức phi chính phủ, quá trình đấu thầu thực hiện còn khép kín (công tác chỉ định thầu chỉ là liên hệ giữa một nhà cung cấp và bên mời thầu) dẫn đến hiện tượng thông thầu

Chất lượng của hồ sơ mời thầu còn thấp, nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho công tác lựa chọn nhà thầu Các yêu cầu đặt ra trong hồ sơ mời thầu còn mang tính chất chung chung, các tiêu chí đánh giá còn mang tính chất cảm tính và hướng vào một số nhà thầu nào đó làm mất đi tính cạnh tranh và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu

Có nhiều hình thức lựa chọn nhà thầu, như vậy để điện tử hóa quy trình đấu thầu cần phải thống nhất một quy trình nhằm đảm bảo công tác chuẩn hóa quy trình để đưa lên hệ thống một cách dễ dàng nhất Tuy nhiên, hình thức đấu thầu chung nhất vẫn là đấu thầu rộng rãi, quy trình thực hiện trong đấu thầu rộng rãi hầu như được Luật định yêu cầu nhiều nhất và như vậy có thể áp dụng cho các hình thức lựa chọn nhà thầu khác Nhược điểm là các hình thức đơn giản cũng phải theo đúng quy trình phức tạp của đấu thầu rộng rãi

Công tác lựa chọn nhà thầu của các công ty nhà nước bị kéo dài thời gian do một nguyên nhân chính là sự mong muốn kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ trong việc quản lý mua sắm, vì vậy công tác trình ký phải đưa qua nhiều cấp có thẩm quyền để phê duyệt (lên đến Thủ tướng Chính phủ).

CÁC LOẠI MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Doanh nghiệp nhà nước: “là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ” (Khoản 22, điều 8, Luật doanh nghiệp 2005 [7]) Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Các quyết định quan trọng trong đấu thầu của doanh nghiệp nhà nước phải thông qua cấp có thẩm quyền (thông thường là Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp được ủy quyền)

Nhóm doanh nghiệp nhà nước bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau:

- Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý và Địa phương quản lý

- Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp, đó là các công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước do Trung ương quản lý và Địa phương quản lý

- Công ty cổ phần vốn trong nước mà nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn điều lệ

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước: là doanh nghiệp do một hay nhiều cá nhân và/hoặc tổ chức tư nhân làm chủ sở hữu nắm giữ trên 50% vốn điều lệ Các doanh nghiệp ngoài nhà nước không bị chi phối bởi Luật đấu thầu khi triển khai lựa chọn nhà thầu cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp Xét một khía cạnh khác, Nhà nước vẫn khuyến khích các doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện lựa chọn nhà thầu theo Luật Mặc dù, Luật đấu thầu được quy định cho công tác chọn thầu khá chặt chẽ, tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp ngoài nhà nước hiện tại nhận thấy nhiều vướng mắc trong việc triển khai đấu thầu theo Luật như thời gian triển khai, sự rắc rối của thủ tục, nhiều vướng mắc cần phải giải quyết trong công tác “xử lý tình huống trong đấu thầu”

Nói cách khác nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước là các doanh nghiệp vốn trong nước mà nguồn vốn thuộc sở hữu tập thể, tư nhân một người hoặc nhóm người hoặc có sở hữu nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống Nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước gồm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân;

- Công ty cổ phần tư nhân;

- Công ty cổ phần có vốn nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống

Nhóm có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài: là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao doanh nghiệp Nhà nước (tỷ trọng vốn của Nhà nước chiếm trên 50% tổng vốn của doanh nghiệp) hoặc có một số vẫn được đưa vào nhóm các doanh nghiệp ngoài nhà nước (có tỷ trọng vốn góp thuộc nhà nước từ 50% trở xuống) Nhóm có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài gồm:

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;

- Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài với các đối tác trong nước

Theo quy định của Nghị định 58/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 [2] thì : "Việc xác định tổng phần vốn nhà nước tham gia từ 30% trở lên trong tổng mức đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư của dự án đã phê duyệt, được tính theo từng dự án cụ thể, không xác định theo tỷ lệ phần vốn nhà nước đóng góp trong tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp" Như vậy, trong phạm vi luận văn này, việc đấu thầu cho doanh nghiệp Nhà nước được hiểu là nguồn vốn gói thầu được sử dụng từ 30% ngân sách Nhà nước trở lên Điều này cũng có thể diễn giải là đối với các gói thầu có nguồn vốn sử dụng ít hơn 30% sẽ được triển khai dưới các hình thức phụ thuộc vào quyết định của chủ doanh nghiệp (bao gồm hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, …) hoặc các cấp được chủ doanh nghiệp ủy quyền quyết định cho công tác mua sắm.

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ ÁP DỤNG VÀO MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

MÔ HÌNH ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN HIỆN NAY

BAN TÀI CHÍNH BAN PHÁP LÝ

8 THÔNG BÁO THẮNG THẦU BÊN MỜI THẦU

Hình 3.1 Mô hình đấ u th ầ u đ i ệ n t ử ph ổ bi ế n hi ệ n nay

Mô hình đấu thầu điện tử phổ biến hiện nay được mô tả trong Hình 3.1:

Bên mời thầu tạo ra hồ sơ mời thầu online Hồ sơ mời thầu được gởi đến các bên tham gia, hồ sơ này thỏa mãn các yêu cầu về tài chính và pháp lý thông qua việc kiểm tra Pháp lý và Tài chánh của các Phòng ban chuyên môn Thư mời thầu được công bố lên hệ thống đấu thầu điện tử (e-bidding system) và sẵn sàng cho các nhà thầu quan tâm đến gói thầu có thể xem chi tiết Nhà thầu truy cập vào hệ thống đấu thầu điện tử để xem hồ sơ thông qua website của bên mời thầu Nhà thầu lập kế hoạch và chuẩn bị hồ sơ Nhà thầu đáp ứng hồ sơ mời thầu thông qua hồ sơ đề xuất bằng cách gởi email (được bảo mật) đến hệ thống đấu thầu điện tử Hệ thống bảo mật sẽ ngăn chặn tất cả việc truy cập vào hồ sơ thầu cho đến hạn mở thầu

Khi đến hạn mở thầu, bên mời thầu có thể xem hồ sơ dự thầu và tương tác trực tuyến để thực hiện phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu Các nhà thầu trúng thầu sẽ Ưu điểm của mô hình đấu thầu điện tử hiện nay:

- Phòng chống tham nhũng: o Do không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, hệ thống đấu thầu điện tử tạo ra luồng thông tin thông suốt và minh bạch cũng như khả năng tiếp cận thông tin và dịch vụ một cách dễ dàng, thuận tiện Những thông tin này bao gồm các quy định về pháp luật, chính sách và hướng dẫn liên quan đến hoạt động mua sắm công và các thông tin đấu thầu (như kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu, kiến nghị trong đấu thầu …) Nhờ giảm được sự sai lệch về thông tin đấu thầu, hệ thống đấu thầu điện tử góp phần thúc đẩy cạnh tranh trên phương diện số lượng (sự tham gia) và chất lượng (công khai và công bằng) o Một hệ thống đấu thầu điện tử có thể tự động hóa các quy trình đấu thầu bắt buộc, do đó cả bên mời thầu và nhà thầu không thể làm chệch hướng được các quy trình này như cách làm truyền thống Ngoài ra, hệ thống đấu thầu điện tử có thể xử lý quy trình đấu thầu trực tuyến và thu thập mọi dữ liệu về hoạt động đấu thầu một cách tự động, do vậy sự tiếp xúc trực tiếp giữa bên mời thầu và nhà thầu là không cần thiết Theo đó, giúp Chủ đầu tư (bên mời thầu) giảm thiểu cơ hội tham nhũng Do hiện tại các mô hình đấu thầu điện tử chủ yếu tập trung ứng dụng cho nhóm các doanh nghiệp Nhà nước vì thế Chính phủ sẽ giảm thiểu được tham nhũng

- Tiết kiệm thời gian và chi phí: o Tự động hóa các quy trình đấu thầu giúp giảm thiểu chi phí giao dịch cho cả bên mời thầu và nhà thầu Nhà thầu không cần phải đi lại để mua hồ sơ mời thầu và nộp hồ sơ dự thầu, việc này không chỉ giúp nhà thầu tránh được những rủi ro khi di mua hồ sơ, mà còn tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại Hơn nữa, chi phí giao dịch trong quá trình tổ chức đấu thầu giảm đáng kể nhờ công nghệ internet rẻ hơn so với cách làm truyền thống như in ấn, và giúp giảm bớt giấy tờ nói chung o Ngoài ra, khi tham gia vào hệ thống, sau khi đăng tải thông báo mời thầu, bên mời thầu có thể bán ngay hồ sơ mời thầu mà không phải chờ một khoảng thời gian nhất định

- Đóng góp vào sự phát triển của thương mại điện tử: o Hệ thống đấu thầu điện tử cũng góp phần phát triển thương mại điện tử và khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy ứng dụng công nghệ hiện đại và triển khai hạ tầng công nghệ thông tin trên phạm vi rộng hơn o Giúp doanh nghiệp cải tiến các thủ tục hành chánh, việc kết hợp với các mô hình điện tử khác để triển khai điện tử hóa doanh nghiệp được dễ dàng hơn, thúc đẩy thương mại điện tử và kinh doanh điện tử phát triển

Nhược điểm của mô hình đấu thầu điện tử hiện nay:

- Chỉ đáp ứng cho công tác mua sắm công (mua sắm cho Chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước) Mô hình của mua sắm điện tử hiện nay chỉ hướng đến thương mại điện tử G2B (Government – to – Business)

- Việc khuyến khích doanh nghiệp nhỏ tham gia vào đấu thầu điện tử chỉ mang tính chất cơ sở lý thuyết, vì các gói thầu hiện tại được đưa lên website đấu thầu điện tử chỉ là các gói thầu lớn, vì thế các nhà thầu nhỏ có cơ hội rất ít ngay từ vòng sơ tuyển (pháp lý và tài chính)

- Nhu cầu quản lý chi phí của các doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn luôn tồn tại, tuy nhiên để đầu tư hệ thống độc lập cho từng doanh nghiệp là không khả thi, do chi phí đâu tư cho hạ tầng rất lớn (tương đương một hệ mua sắm công của chính phủ) Ví dụ cho hệ thống e-GP của Việt Nam, chi phí ban đầu để đầu tư cho hệ thống là 3,370,766 USD Đó cũng là nhược điểm của các hệ thống đấu thầu điện tử hiện nay: không cung cấp một công cụ cho các doanh nghiệp ngoài Nhà nước Để đưa ra được nhu cầu đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài Nhà nước tại Việt Nam, cần phải phân tích được những nhược điểm của đấu thầu thông thường Tuy nhiên, hiện tại công tác đấu thầu hiện nay chủ yếu được thực hiện cho mua sắm mua sắm công, từ đó đưa ra được nhu cầu của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đối với đấu thầu điện tử Đấu thầu thông thường có những nhược điểm sau:

- Thời gian thực hiện một hoạt động đấu thầu kéo dài, nhanh nhất là 45 ngày (tùy vào từng loại gói thầu), có gói thầu có thể kéo dài đến 6 tháng Lấy một ví dụ cụ thể về quy trình đấu thầu hạn chế trong nước (Tham khảo nghị định

85/2009/NĐ-CP ban hành ngày 15/10/2009):

B ả ng 3.1 Th ờ i gian th ự c hi ệ n đấ u th ầ u

STT BƯỚC TRIỂN KHAI THỜI GIAN THỰC

1 Lập kế hoạch đấu thầu Không quy định thời gian

Phê duyệt kế hoạch đấu thầu Đến khoảng 60 ngày

2 Lập tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu (có thể thuê bên ngoài)

Không quy định thời gian

3 Lập hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu tiềm năng (bao gồm thời gian thẩm định và phê duyệt)

4 Mời thầu Thông báo trước từ 5-10 ngày tùy vào quy mô gói thầu

5 Chuẩn bị hồ sơ dự thầu (bao gồm các thủ tục bảo lãnh, …)

Tối thiểu 15 ngày đối với đấu thầu trong nước

6 Nộp hồ sơ dự thầu Trước thời gian đóng thầu

7 Mở thầu Trong vòng 48 ti ế ng kể từ khi đóng đầu

8 Đánh giá hồ sơ dự thầu (bao gồm trình duyệt) Đến 60 ngày kể từ ngày mở thầu

9 Thẩm định thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu

10 Thông báo kết quả đấu thầu Ngay sau khi có kết quả đấu thầu

11 Ký kết hợp đồng Không quy định thời gian

- Chưa nhất quán trong quá trình thực hiện các quy trình, thủ tục theo các quy định về đấu thầu

- Các đối tượng tham gia trong hoạt động đấu thầu chưa tuân thủ các qui định về cung cấp thông tin đấu thầu

- Thông tin chưa được tập trung đầy đủ vào một đầu mối duy nhất

- Nhà thầu gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin đấu thầu, hồ sơ mời thầu,

- Chi phí đi lại của nhà thầu khi mua HSMT, nộp HSĐX, in ấn tài liệu cao

Trong khi đó, đấu thầu điện tử hoàn toàn khắc phục hoàn toàn những nhược điểm trên của đấu thầu thông thường, và còn có những ưu điểm nổi trội hơn rất nhiều:

B ả ng 3.2 Nh ữ ng ư u đ i ể m c ủ a đấ u th ầ u qua m ạ ng

Chủ đầu tư (Bên mời thầu) Nhà cung cấp Cộng đồng

- Thúc đẩy tăng số lượng nhà cung cấp

- Là cơ hội tốt để tích hợp với các hệ thống khác của doanh nghiệp hoặc của Chính phủ

- Giám sát việc mua sắm chuyên nghiệp hơn

- Nâng cao chất lượng về các quyết định mua sắm và thống kê

- Nâng cao tính công bằng và cạnh tranh

- Cải thiện việc tiếp cận vào thị trường của Chính phủ (đối với hệ thống mua sắm công)

- Mở rộng thị trường cho các nhà cung cấp mới

- Khuyến khích/kích thích khối doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia

- Cải thiện việc tiếp cận các thông tin mua sắm công khai

- Dễ dàng tiếp cận các thông tin mua sắm của các doanh nghiệp và Chính phủ

- Có thể theo dõi, giám sát việc thực hiện đấu thầu

- Có được giá tốt hơn

- Giảm thiểu chi phí giao dịch

- Giảm được nhân sự mua sắm

- Giảm được chi phí ngân

- Giảm thiểu được chi phí giao dịch

- Giảm thiểu được nhân sự

- Cải thiện được dòng tiền doanh nghiệp

Phân phối lại được ngân sách

Chủ đầu tư (Bên mời thầu) Nhà cung cấp Cộng đồng

- Đơn giản hoá/Loại bỏ đi được các công việc lặp đi lặp lại

- Có thể giao dịch bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào

- Rút ngắn được quy trình mua sắm

- Đơn giản hoá/Loại bỏ đi được các công việc lặp đi lặp lại

- Có thể giao dịch bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào

- Rút ngắn được quy trình mua sắm

Có được các dịch vụ tốt hơn, nhanh hơn

Kinh nghiệm của một số nước cho thấy hiệu quả tác động của mua sắm công qua mạng là rất lớn:

- Tại Đức: Giảm được 10-30% giá mua và 25-75% chi phí giao dịch

- Tại Anh: 500 trường học giảm giá mua tới £100 triệu/năm

- Châu Âu: Chi phí chuyển hệ sang sử dụng hệ thống simap.eu.int của Châu âu khoảng €10 triệu, việc dừng phân phối các hồ sơ tài liệu bằng giấy tiết kiệm khoảng €70 triệu/năm Thời gian từ khi có yêu cầu đến khi ký hợp đồng giảm từ

- Hàn Quốc: tiết kiệm được $17.1 tỷ trong khi chi phí đầu tư cho hệ thống là US$25 triệu Trong 4 năm, Cơ quan mua sắm giảm từ 1058 xuống 935 người trong khi khối lượng mua sắm tăng tới 30% Việc thanh toán hoàn toàn tự động không chậm hơn 4 giờ

- Rumani: Trong 4 tháng của 2003, khoảng 1000 cơ quan mua sắm và 8000 nhà cung cấp tham gia với hơn 60,000 giao dịch trên hệ thống e-GP đã tiết kiệm được 22% (35.5 triệu trên tổng số US$161.4 triệu )

B ả ng 3.3: T ỷ l ệ ti ế t ki ệ m đạ t đượ c khi ứ ng d ụ ng mua s ắ m công qua m ạ ng

STT Các nước đã triển khai % tiết kiệm

1 Chương trình cải tiến mua sắm

(Nguồn: Australian Government Information Management Office, Review of the E-procurement Demonstration Projects, 2005)

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ tiết kiệm đạt được từ 3% đến 20% (Ta lấy tỷ lệ 2% tiết kiệm đạt được để làm giả thiết tính toán hiệu quả đầu tư ở Chương 4)

Nhiều nước tiên tiến, như Úc, Canada, Đan Mạch, Finland, Vương quốc Anh,

Mỹ đã phát triển các chiến lược và xây dựng các hệ thống đấu thầu dành cho chính phủ hơn 10 năm nay Hiện nay còn nhiều nước khác như Argentina, Brazil, Chile, Trung Quốc, Mexico, New Zealand, Singapore, Thái Lan hoặc đã có hoặc đang triển khai phát triển các hệ thống và chiến lược e-GP để đổi mới đấu thầu chính phủ

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ ĐỀ XUẤT

Hình 3.4 Mô hình đấ u th ầ u đ i ệ n t ử đề xu ấ t (ph ầ n 1)

Hình 3.5 Mô hình đấ u th ầ u đ i ệ n t ử đề xu ấ t (ph ầ n 2)

Hình 3.6 Mô hình đấ u th ầ u đ i ệ n t ử đề xu ấ t (ph ầ n 3)

Hình 3.7 Mô hình đấ u th ầ u đ i ệ n t ử đề xu ấ t (ph ầ n 4)

DIỄN GIẢI MÔ HÌNH

3.3.1 Điều kiện triển khai mô hình

Mô hình được triển khai dựa trên quy trình lựa chọn nhà thầu trong công tác đấu thầu giữa bên mời thầu và các nhà cung cấp, tuy nhiên trong môi trường điện tử bắt buộc phải có một bên thứ ba tham gia vào quá trình làm nhiệm vụ chủ yếu là chứng thực Bên cạnh đó, việc không đủ khả năng tài chính để đầu tư vào một hệ thống mua sắm điện tử của các Bên mời thầu cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự tham gia của bên thứ ba với đầy đủ phương tiện hỗ trợ cho việc mua sắm điện tử thành công Từ hệ thống server xử lý tiến trình đến hệ thống kho lưu trữ dữ liệu được bảo mật và một hệ thống email đảm bảo, từ mức độ ảnh hưởng ban đầu của bên thứ ba tác động tới các bên khác (độ tin cậy) đến khả năng thực thi thực tế của hệ thống bao gồm cả mức độ bảo mật luồng thông tin chạy trên hệ thống và việc tạo ra hệ mã hóa khóa bất đối xứng

Việc tạo ra khóa phiên và cặp khóa công khai/bí mật của bên thứ ba và bên mời thầu được giả định là hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua chữ ký số được cấp và giải thuật tạo mã khóa đối xứng như DES, 3DES, AES, RC5, …

Vấn đề bảo mật được quan tâm đối với cả ba bên tham gia quy trình này bao gồm tất cả các yêu cầu về an toàn thông tin trên hệ thống điện tử và vấn đề đảm bảo chống tiêu cực trong đấu thầu:

- Tính toàn vẹn: đảm bảo dữ liệu truyền đi không bị chỉnh sửa trên đường truyền

- Tính bí mật: tính kín đáo, riêng tư của thông tin (đảm bảo hồ sơ đề xuất thầu của nhà cung cấp chỉ được mở bởi bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu, tại thời điểm mở thầu)

- Tính xác thực của thông tin: bao gồm xác thực đối tác (định danh), xác thực thông tin trao đổi (đảm bảo các thông tin được chuyển đi từ đúng người gửi và được chuyển đến đúng người nhận)

- Tính chống thoái thác: đảm bảo người gửi thông tin không thể thoái thác trách nhiệm về thông tin mà mình gởi

- Tính minh bạch trong đấu thầu: tránh trường hợp đi “ngõ sau” giữa bên mời thầu và nhà cung cấp trong quá trình đấu thầu bằng các cơ chế giám sát chéo Đối với các doanh nghiệp Nhà nước (sử dụng vốn Nhà nước cho việc mua sắm từ 30% tổng giá trị gói thầu trở lên), việc triển khai đấu thầu được quy định theo Luật đấu thầu và định hướng theo mô hình đấu thầu điện tử do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý Vì thế, đối tượng tập trung của mô hình này hướng vào các doanh nghiệp sử dụng ít hơn 30% vốn Nhà nước và có nhu cầu triển khai đấu thầu điện tử

Hình 3.4 đến 3.7 là một sơ đồ do người thực hiện đề xuất mô tả quá trình mời và nhận hồ sơ thầu trong một hệ thống mở, đáp ứng các điều kiện phù hợp với môi trường triển khai đấu thầu cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài Nhà nước)

Trước tiên, để bắt đầu triển khai mô hình, cần phải xác lập mối quan hệ giữa Bên mời thầu và Bên thứ ba bằng một hợp đồng ràng buộc với các điều khoản rõ ràng nhằm xác định được các quyền, nghĩa vụ, lợi ích, các ràng buộc khi sử dụng bên thứ ba như một công cụ để thực hiện việc lựa chọn nhà thầu thông qua hệ thống đấu thầu điện tử Mối quan hệ này cho phép Bên mời thầu có thể đăng nhập vào hệ thống đấu thầu điện tử thông qua website của bên thứ ba để thực hiện các công tác tiếp theo

Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ mời thầu đầy đủ, bên mời thầu sẽ đăng nhập vào hệ thống để đăng tải hồ sơ mời thầu lên website (khối 001) Hồ sơ mời thầu này bao gồm hai phần, thư mời thầu và hồ sơ yêu cầu đấu thầu Thư mời thầu phải cung cấp đầy đủ các thông tin về bên mời thầu, tên gói thầu, và các thông tin có liên quan đến gói thầu để các nhà cung cấp có đủ thông tin nhằm tiến hành đăng ký tham gia đề xuất Song song với việc đăng tải hồ sơ lên website đấu thầu của bên thứ ba, bên mời thầu cũng chủ động thông tin mời thầu lên các phương tiện thông tin đại chúng để dẫn các nhà thầu đến website chuẩn bị triển khai công tác đấu thầu Thời gian quy định từ lúc đăng tải hồ sơ đến hạn nhà thầu đăng ký tùy thuộc vào kế hoạch của

Bước tiếp theo, bên thứ ba sau khi nhận được yêu cầu đăng nhập hệ thống từ bên mời thầu sẽ xác minh thông tin xác thực của bên mời thầu và thông tin thời gian (khối 002) Nếu thông tin xác thực không đúng, bên thứ ba sẽ trả về cho bên mời thầu một thông báo lỗi (003) Nếu thông tin xác thực của bên mời thầu và thời gian được xác minh, bên thứ ba sẽ cho phép đăng tải (công bố) thư mời thầu lên website của mình (004) đồng thời sẽ lưu trữ hồ sơ yêu cầu chi tiết của bên mời thầu vào bộ nhớ cache hoặc một kho dữ liệu an toàn của mình

Một nhà cung cấp muốn tham gia đấu thầu cho gói thầu này, sau khi nhận được thông tin mời thầu việc đầu tiên sẽ đăng ký thông tin trên website của bên thứ ba, việc đăng ký này xem như nhà cung cấp gởi một thông điệp REQUEST_ID đến bên thứ ba để đề xuất tham dự thầu (khối 005)

Sau khi nhận được đăng ký của nhà thầu, bên thứ ba sẽ chuyển tiếp thông điệp REQUEST_ID đến bên mời thầu (khối 006)

Khi nhận được thông điệp chuyển tiếp từ bên thứ ba, bên mời thầu đầu tiên xác minh chữ ký số của bên thứ ba và thông tin thời gian (khối 007, nếu thông tin được xác minh không đúng bên mời thầu sẽ trả một thông báo lỗi 008 cho bên thứ ba) Sau khi xác minh, bên mời thầu sẽ tạo ra khóa phiên (mật mã khóa đối xứng), với khóa phiên này bên mời thầu sẽ tạo ra một đường dẫn chỉ có thể kích hoạt một lần để tải về Đồng thời bên mời thầu sẽ khởi tạo nhận dạng hồ sơ đề xuất cho nhà cung cấp (ID) Các thông tin được tạo ra sẽ đính kèm vào thông điệp REGISTERED_ID có chứa chữ ký số của nhà cung cấp và thông tin thời gian, chuyển đến bên thứ ba (khối 009)

Sau khi nhận được thông điệp REGISTERED_ID từ bên mời thầu, bên thứ ba tiến hành xác minh chữ ký số của bên mời thầu và thông tin về thời gian (khối 010, nếu thông tin được xác thực không đúng bên thứ ba sẽ trả một thông báo lỗi 011 cho bên mời thầu) Sau khi xác minh, bên thứ ba khởi tạo một địa chỉ email cho nhà cung cấp và gởi cho nhà cung cấp (khối 012), mục đích là tránh trường hợp nhà cung cấp sử dụng email cá nhân để giao dịch (đối với các nhà cung cấp nhỏ và vừa ở Việt Nam, việc sử dụng email cá nhân để giao dịch tương đối phổ biến) Địa chỉ email này sẽ được gởi đến cho nhà cung cấp trong một thông điệp có chứa chữ ký số của bên thứ ba và thông tin thời gian

Bước tiếp theo, sau khi nhận được thông điệp về địa chỉ email từ bên thứ ba, nhà cung cấp tiến hành xác minh chữ ký số của bên thứ ba và thông tin thời gian (khối 013, nếu thông tin được xác thực không đúng nhà cung cấp sẽ trả một thông báo lỗi 014 cho bên thứ ba) Sau khi xác minh, nhà cung cấp sẽ kích hoạt địa chỉ email này đồng thời thay đổi mật mã mặc định của email thành mật mã tự tạo của nhà cung cấp (khối 015) Đến thời điểm này, nhà cung cấp sẽ bắt đầu sử dụng email được cấp bởi bên thứ ba để giao dịch trong các bước tiếp theo

Sau khi địa chỉ email của nhà cung cấp được kích hoạt, bên thứ ba chuyển tiếp thông điệp REGISTERED_ID của bên mời thầu cho nhà cung cấp (khối 016)

ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH SAU KHI XÂY DỰNG

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ ĐẤU THẦU VÀ QUY TRÌNH

Các chủ đầu tư, bên mời thầu thực hiện đấu thầu “nội bộ” mặc dù chọn hình thức lựa chọn nhà thầu rộng rãi, nhưng thực tế là chỉ định thầu (thực hiện đấu thầu một cách hình thức, giả vờ), đấu thầu thiếu công khai, minh bạch và sự giám sát của cộng đồng Các gói thầu bị xé nhỏ để phù hợp với Luật nhằm thực hiện hình thức chỉ định thầu Chủ đầu tư thường đưa ra rất nhiều lý do, những nguyên nhân nghe thực sự hợp lý để lách luật và tránh đấu thầu rộng rãi Đây là một trong những vấn đề nổi cộm mà các cơ quan kiểm tra vẫn chưa tìm ra được giải pháp nào xử lý triệt để Các nhà thầu liên kết với nhau, ép phe “quân xanh quân đỏ”, đẩy giá thầu lên cao Việc “đi đêm” của các nhà thầu bây giờ đã trở nên quá phổ biến, nhưng Chính phủ vẫn chưa có một cơ chế giám sát và kiểm tra hiệu quả để ngăn chặn tình trạng này Và như vậy, đấu thầu điện tử sẽ thực hiện được công tác giám sát, công tác này tương tự như công tác công chứng giấy tờ cho các bên có liên quan nhằm đảm bảo các bên triển khai công tác đấu thầu một cách minh bạch dưới sự giám sát bởi bên thứ ba Bên cạnh đó với các cơ chế giám sát chéo sẽ làm cho từng đôi các bên không thể thực hiện được công tác “thông thầu” trong quá trình lựa chọn nhà thầu

Cơ chế đấu thầu điện tử còn giải quyết được vấn đề ý thức thực hiện của chủ đầu tư (bên mời thầu) trong nhiều dự án không thật sự nghiêm túc Việc đăng thông tin mời thầu chỉ là lấy lệ, gây khó khăn cho những nhà thầu muốn tiếp cận thông tin của hồ sơ dự thầu: nếu không phải các dự án bị bắt buộc đăng thông tin trên báo Đấu thầu, các thông tin đấu thầu thường được đăng trên các tờ báo địa phương ít được chú ý và thời hạn ngắn; HSMT thường bị các chủ đầu tư gây khó dễ khi các nhà thầu muốn mua (ngừng bán không lý do, yêu cầu nộp thêm tiền…) Bên thứ ba, với việc kinh doanh dịch vụ của mình là các dịch vụ thông qua website đấu thầu sẽ có trách nhiệm quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu, song song với các công tác marketing khác, nhiệm vụ làm sao tạo được một sàn giao dịch cho các bên có nhu cầu mua (bên mời thầu) bán (nhà cung cấp) luôn luôn có thông tin khi cần, việc này sẽ giải quyết vấn đề nhà cung cấp khó khăn khi tiếp cận thông tin đấu thầu của bên mời thầu Việc bán hồ sơ mời thầu, bản chất chỉ là bổ sung thêm một nguồn thu hỗ trợ chi phí văn phòng cho dự án, vì thế khi triển khai đấu thầu điện tử, chi phí cho công tác văn phòng sẽ được giảm đáng kể, việc bán hồ sơ thầu có thể không cần phải thu phí Bên cạnh đó, thông tin từ thư mời thầu là không đầy đủ để quyết định có tham gia vào gói thầu hay không, vì thế việc không thu phí hồ sơ mời thầu cũng là một công tác giúp có nhiều nhà cung cấp tham gia vào gói thầu hơn, có nhiều sự lựa chọn tốt hơn cho chủ đầu tư về “món hàng” cần mua sắm

Công tác đấu thầu điện tử sẽ giải quyết được vấn đề quản lý lưu trữ tra cứu, báo cáo trong công tác đấu thầu cồng kềnh, khó khăn Hàng năm, Chính phủ phải bỏ rất nhiều chi phí để giải quyết những khiếu nại, vướng mắc của các nhà thầu và thành lập các đơn vị thanh tra nhằm đảm bảo tính minh bạch trong công tác đấu thầu Nhưng hiệu quả vẫn không đáng kể, thậm chí gây bất bình đối với các nhà thầu chân chính Công tác lưu trữ hồ sơ dự án, các HSMT, HSDT và bảo quản chúng phục vụ công tác kiểm tra, giám sát mỗi năm cũng tiêu tốn rất nhiều công sức và tiền bạc, khiến chi phí thực hiện đấu thầu cao hơn thực tế rất nhiều Một ví dụ cụ thể, tại Trung tâm Điện thoại di động CDMA (S-Telecom), một bộ hồ sơ đấu thầu sẽ được lưu trữ vào ba kho, kho hành chánh, kho của phòng mua hàng và kho của kế toán, như vậy nếu tính sơ bộ một bộ hồ sơ cần phải có một không gian khoảng 0.25 m 2 , được lưu trữ trong vòng 5 năm (60 tháng), chi phí thuê mặt bằng mỗi tháng trung bình 200,000 VND/m 2 , tính toán sơ bộ cho việc lưu trữ một bộ hồ sơ (không tính chi phí vận chuyển) là:

0.25m 2 x 200,000VND x 60 = 3,000,000 VND/hồ sơ Sau thời gian này, hồ sơ vẫn phải được lưu trữ phục vụ cho vấn đề kiểm toán, và các vấn đề thanh tra kiểm tra khác Từ dẫn chứng trên có thể nhận thấy rằng, việc lưu trữ hồ sơ điện tử sẽ đảm bảo hơn công tác lưu trữ thủ công hiện nay rất nhiều xét về mặt chi phí, bên cạnh đó, việc truy xuất hồ sơ để phục vụ công tác thanh tra kiểm tra cũng sẽ đầy đủ và dễ dàng hơn

Xét về tiến độ thực hiện, thời gian thực hiện một hoạt động đấu thầu kéo dài, hiện nhà thầu phải mất đến gần 10 ngày để nhận, chuyển tài liệu thầu qua đường bưu điện Theo Luật Đấu thầu hiện hành, thời gian tính từ khi sơ tuyển thầu đến khi đánh giá hồ sơ, thẩm định kế hoạch thầu có thể lên đến hơn 100 ngày Các đối tượng tham gia trong hoạt động đấu thầu cũng chưa tuân thủ các quy định về cung cấp thông tin đấu thầu Lý do của hiện trạng này chính là do việc nộp hồ sơ trực tiếp bằng văn bản Mỗi bộ hồ sơ có 1 bản chính nhưng phải có từ 3 đến 6 bản sao Mỗi nhà thầu làm một kiểu, việc cung cấp thông tin không nhất quán cũng là điều dễ hiểu Đối với mô hình được đề xuất trong luận văn này, việc có thêm bên thứ ba tham gia vào quá trình đấu thầu sẽ giảm bớt được thời gian thẩm định với lý do, việc thẩm định đã được thực hiện trong quá trình giám sát quy trình thực hiện của hệ thống, vì thế thời gian thực hiện gói thầu sẽ giảm xuống đáng kể

Lướt qua website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (http://muasamcong.mpi.gov.vn/, tham khảo ngày 21/11/2011) , dễ dàng tìm thấy khá nhiều thông báo đang trong thời hạn mời thầu Trong đó, giá bán hồ sơ mời thầu trong khoảng 1 triệu đồng/bộ (Gói thầu “KT 03-2011: dự án cung cấp điện cho các hộ dân không có điện chủ yếu là đồng bào Khmer tỉnh Bạc Liêu, dự án năng lượng nông thông II tỉnh Cà Mau – đợt

2 phần trung áp thuộc dự án năng lượng nông thôn II vay vốn Ngân hàng Thế giới”, thuộc dự án Các công trình do ban quản lý dự án điện lực Miền Nam quản lý do ban QLDA Điện lực Miền Nam mời thầu; gói thầu Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ thuộc dự án Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ do Bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ mời thầu) Trung bình mỗi gói thầu có đến 20 nhà thầu tham dự, cộng dồn với chi phí đi lại của nhà thầu khi mua hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, in ấn tài liệu có thể thấy, khoản tiền bỏ ra cho hoạt động này là không nhỏ

Hình 4.1 Tham kh ả o n ộ i dung thông tin đấ u th ầ u

Lập kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, nhận hồ sơ đấu thầu, mở thầu, đánh giá hồ sơ, thẩm định và phê duyệt, hoàn thiện hợp đồng, ký hợp đồng Phải trải qua ít nhất 8 giai đoạn và khá nhiều thủ tục, một dự án mới được chuyển đến tay nhà thầu thông qua giấy tờ, con dấu, văn bản Với các nhược điểm về thời gian triển khai đấu thầu và thủ tục hành chính như vậy sẽ được đấu thầu điện tử sẽ giải quyết triệt để giúp cho việc quản lý đấu thầu trở nên tốt hơn

Sức ép hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu khách quan nền kinh tế thị trường Rất nhiều các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, JBIC hoặc các đối tác của Việt Nam đang đòi hỏi những chế tài xử phạt và cơ chế quản lý nghiêm minh hoạt động đấu thầu Những vụ tiêu cực như PMU 18, PCI (dự án đại lộ Đông Tây), buộc chúng ta phải có phương thức kiểm soát hiệu quả hơn quá trình mua sắm Vì thế việc triển khai mô hình đấu thầu điện tử là một nhu cầu cấp thiết để có thể từng bước quản lý vấn đề tiêu cực trong đấu thầu đang tồn tại tại Việt Nam mà việc giám sát quản lý vẫn đang bị ngoài tầm kiểm soát

Xét về bối cảnh thị trường, hiện nay thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng được phát triển và ứng dụng rộng rãi và sẽ trở thành hình thức giao dịch cơ bản trong thế kỷ 21 Việc áp dụng TMĐT giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực canh tranh, tiết kiệm chi phí và nhanh chóng hội nhập với kinh tế toàn cầu Tham gia TMĐT không chỉ là Chính phủ, các cơ quan trực thuộc nhà nước mà phải tính đến tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động và cả người dân, mà các doanh nghiệp ngoài Nhà nước là một chủ thể tích cực tham gia ứng dụng TMĐT Thống kê theo số lượng tổng hợp của chính phủ tính đến ngày 31/12/2009 số lượng doanh nghiệp Nhà nước là 1,471 doanh nghiệp trên tổng số 462,730 doanh nghiệp Vì thế phát triển mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp cũng là một bước đi phù hợp với xu thế chung, hỗ trợ cho các mô hình TMĐT tại Việt Nam phát triển nhanh và rộng hơn

Như vậy, với các ưu điểm của mô hình đấu thầu điện tử như đã nêu trên hầu như giải quyết hầu hết các nhược điểm mà mô hình đấu thầu thông thường hiện nay mắc phải Bên cạnh đó, hiện nay mô hình đấu thầu điện tử tại tất cả các quốc gia đều tập trung vào khối doanh nghiệp trực thuộc Chính phủ (doanh nghiệp Nhà nước) mà không quan tâm tới các nhóm doanh nghiệp còn lại, việc bỏ ngỏ này làm cho thương mại điện tử nói chung và đấu thầu điện tử nói riêng chưa đến được với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, trong khi đó số lượng các doanh nghiệp ngoài Nhà chi tiêu cũng tỷ lệ thuận, nói cách khác là rất cần thiết Mô hình đấu thầu điện tử được đề xuất trong luận văn này cũng đã phần nào giải quyết được nhu cầu này Với các yếu tố cải thiện quy trình đấu thầu thông thường thành đấu thầu điện tử mục tiêu chính vẫn là giảm bớt chi phí cho công tác đấu thầu, công tác mua sắm cho doanh nghiệp Để bổ sung thêm luận điểm lợi ích của đấu thầu điện tử, dưới đây là một vài phân tích tài chính để chứng minh rằng, áp dụng đấu thầu điện tử sẽ mang lại những hiệu quả rõ ràng trong công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp Ứng dụng hình thức mua sắm qua mạng là một dự án đầu tư cung cấp dịch vụ của một bên thứ ba (có thể là Chính phủ cho hệ thống mua sắm công hoặc một đơn vị đứng ra làm sàn đấu thầu cho các bên có nhu cầu tham gia đấu thầu) cho doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm, vì vậy việc đánh giá hiệu quả rất phức tạp Có thể sử dụng phương pháp so sánh giữa 2 trạng thái: Khi chưa có hệ thống đấu thầu và sau khi có hệ thống đấu thầu điện tử Các yếu tố được xác định và phân chia theo chi phí; lợi ích thu được và rủi ro gặp phải trong quá trình thực hiện; cả 3 đều quy thành giá trị tính bằng tiền để so sánh Do việc triển khai đấu thầu điện tử chỉ mới được thử nghiệm cho mảng các doanh nghiệp trực thuộc Chính phủ (doanh nghiệp Nhà nước), vì thế số liệu sử dụng cho minh chứng này là số liệu lấy từ các báo cáo của các đơn vị Nhà nước

Một số giả thiết khi tính toán:

- Chi phí dựa trên trên tổng mức đầu tư hệ thống (bao gồm phần cứng, phần mềm, hệ thống mạng, dữ liệu và con người)

- Rủi ro tác động đến coi như bằng không (nhằm đơn giản hóa vì mỗi hình thức đấu thầu đều có rủi ro riêng)

- Lương tối thiểu 830,000 VNĐ/22 ngày làm việc trong tháng (Nghị định 22/2011/NĐ-CP ngày 4/4/2011 [3] qui định mức lương tối thiểu chung 830,000 từ ngày 1/5/2011) = 37,727 VNĐ/1 ngày = 0,377*10-4 tỷ (ký hiệu là S)

- Khi thực hiện online theo quy trình đấu thầu mô tả ở dưới, thời gian tiết giảm như sau:

B ả ng 4.1: Th ờ i gian ti ế t gi ả m đượ c khi đấ u th ầ u qua m ạ ng

TT Các bước trong quy trình đấu thầu

Trước khi có hệ thống

Sau khi có hệ thống đấu thầu điện tử (ngày)

Thời gian tiết giảm (ngày)

Theo Luật đấu thầu; thời gian thông báo mời thầu tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu

Giả thiết thời gian tối thiểu là 5 ngày

- Lập tổ chuyên gia xét thầu

3 Đánh giá HSDT Tối đa là 45 ngày (Các giai đoạn này chưa có một điều tra cụ thể, vì nhiều gói thầu thời gian thực hiện là tương đối khác nhau Và việc tính thời gian tiết kiệm khi sử dụng hệ thống đấu thầu điện tử chỉ mang tính ước đoán, không thật sự chuẩn xác)

4 Thẩm định và phê duyệt KQĐT Tối đa là 20 ngày

Nguồn vốn ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư phát triển, vốn liên doanh, cổ phần, hợp đồng hợp tác kinh doanh dành cho đầu tư phát triển theo số liệu báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư năm 2010 được sử dụng cho tính toán như bảng sau

B ả ng 4.2: Các ngu ồ n v ố n dành cho mua s ắ m công

Nguồn vốn Tổng số gói thầu

Tổng giá gói thầu (tỷ đồng)

Tổng giá trúng thầu (tỷ đồng)

Vốn đầu tư phát triển 89,516.00 324,086.62 302,987.97

Vốn liên doanh, cổ phần, hợp đồng hợp tác kinh doanh 528.00 4,309.76 4,245.66

Vốn mua sắm tài sản 5,025.00 28,873.60 26,864.28

Giả thiết tính toán về các tiết kiệm thu được của dự án mang lại

Có 2 tiết kiệm có thể tính toán được bao gồm (tính tại thời điểm hệ thống đấu thầu điện tử bắt đầu đi vào hoạt động, sau giai đoạn thử nghiệm):

- Tiết kiệm khi chi phí khi đấu thầu điện tử: Theo các mục tiêu, giả thiết ở trên có thể tính toán được như sau:

A = 2%*20%*Tổng Giá các gói thầu

Trong đó A: khoản tiết kiệm khi đấu thầu điện tử

2%: tỉ lệ tiết kiệm thấp nhất lấy làm căn cứ tính toán

20%: mục tiêu đến 2015 sẽ có 20% gói thầu được thực hiện qua mạng

Tổng Giá các gói thầu = 357,269.98 tỷ đồng (tính toán dựa theo số liệu báo cáo đấu thầu 2010 được tổng hợp ở bảng trên)

- Tiết kiệm thời gian do thực hiện các gói thầu trên mạng (giả thiết)

B = 2*5ngày*S*(Số lượng gói thầu đấu thầu qua mạng)

2: tính cho cả phía nhà thầu và chủ bên mời thầu

5 ngày: thời gian tiết giảm do thực hiện đấu thầu qua mạng đối với các gói thầu theo giả thiết ở bảng trên

S: tiền công cho một ngày làm việc 0,377*10 -4 tỷ

Giả thiết toàn bộ số lượng gói thầu đến thời điểm áp dụng hệ thống đấu thầu điện tử = 20%*95,069 = 19,014

Do vậy, tổng số tiền tiết kiệm được cũng chính là hiệu quả thu được khi triển khai dự án tại thời điểm hệ thống đấu thầu điện tử đi vào hoạt động là:

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ BẢO MẬT VÀ SỰ PHÙ HỢP

Như phần trên đã triển khai, để giải quyết vấn đề về đấu thầu và quy trình đấu thầu, bản thân người thực hiện đã so sánh mô hình đề xuất với quy trình đấu thầu hiện tại đang sử dụng theo Luật đấu thầu [1] của Việt Nam Tiếp theo, để đánh giá mức độ giải quyết về vấn đề bảo mật, người thực hiện sẽ tiến hành so sánh với mô hình tham khảo của Weidong Kou Việc đánh giá này sẽ tiến hành song song với vấn đề đánh giá sự phù hợp so với môi trường đấu thầu và thực tế ứng dụng các hệ thống điện tử tại Việt Nam

Trước tiên cần phải xác định rõ nguồn lực hiện tại của việc ứng dụng thương mại điện tử của Việt Nam Với nguồn lực hiện tại việc áp dụng mô hình của Weidong Kou vào đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài Nhà nước tại Việt Nam là không khả thi với các nguyên nhân:

- Các nhà cung cấp tại Việt Nam không thể có một mặt bằng chung về nền tảng kiến thức về công nghệ thông tin tốt, vì thế việc đăng ký chữ ký số, chữ ký điện tử không thể thực hiện trong thời điểm hiện tại Hơn nữa, việc sau khi nhận được thông tin mời thầu, nhà cung cấp mới đăng ký chữ ký số, công tác này tốn thời gian xác minh cho CA (Certificate Authority) Trong mô hình đề xuất, vấn đề này đã được giải quyết bằng việc bên thứ ba và bên mời thầu tích hợp thêm kỹ thuật tạo cặp khóa bất đối xứng và chuyển khóa công khai cho nhà cung cấp

- Đa phần các nhà cung cấp tại Việt Nam hiện nay sử dụng email cá nhân để giao dịch trong công việc, đây là đặc điểm làm cho vấn đề bảo mật trong hệ thống bị ảnh hưởng nhiều Đặc điểm này cũng làm cho hệ thống (bên thứ ba) không thể đảm bảo được vai trò giám sát quá trình trao đổi thông tin như yêu cầu của công tác đấu thầu điện tử Trong mô hình sẽ giải quyết được vấn đề này bằng việc tạo email cho nhà cung cấp đồng thời tạo ra cơ chế trung gian, các dữ liệu được chuyển đi sẽ chuyển tới bên thứ ba sau đó mới được chuyển đến đích

- Một cơ chế có thể thay thế việc chuyển nhận các khóa giữa các bên, thay vì mã hóa các khóa này và chuyển đi đến đích, mô hình sẽ đưa các khóa này vào một đường link chỉ có thể kích hoạt một lần Điều này sẽ giải quyết vấn đề nhà cung cấp không có chữ ký số (tương đương với việc nhà cung cấp không có cặp khóa bất đối xứng)

- Trong mô hình, bên thứ ba đứng vai trò trung gian giám sát vì thế các bên mời thầu và nhà cung cấp không thể liên lạc trực tiếp để trao đổi thông tin qua lại, vấn đề này phải phụ thuộc vào bên thứ ba, do bên thứ ba là bên cung cấp hệ thống, cung cấp các cơ chế đảm bảo việc đấu thầu điện tử được thực hiện hoàn chỉnh Để bên thứ ba có thể được chấp nhận làm công tác này cần phải có sự ràng buộc rõ ràng trước tiên là trong điều khoản thực hiện hợp đồng tham gia đấu thầu điện tử giữa bên mời thầu và bên thứ ba Đây cũng là điều kiện để triển khai hệ thống đấu thầu điện tử theo mô hình đề xuất trong luận văn này Đánh giá về mức độ an toàn thông tin:

- Tính toàn vẹn của thông tin: việc sử dụng cặp khóa bất đối xứng với cơ chế mã hóa kép đảm bảo thông tin của hồ sơ đề xuất không bị bất cứ bên nào có thể làm thay đổi nội dung thông tin Đối với hệ thống đấu thầu điện tử được đề xuất, thông tin cần được đảm bảo toàn vẹn tập trung vào hồ sơ đề xuất, các khóa công khai và thư mời thầu sẽ được công bố rộng rãi để phục vụ công tác chứng thực chữ ký điện tử và để mã hóa hồ sơ đề xuất

- Tính bí mật của thông tin: việc mã hóa kép hồ sơ đề xuất của nhà thầu cũng nhằm đảm bảo tính bí mật của thông tin cho đến thời điểm mở thầu, đảm bảo thông tin trong hồ sơ đề xuất sẽ không được bất kỳ một bên nào có thể xem được khi chưa được phép, tính bí mật này cũng được đảm bảo đối với bên mời thầu trước thời điểm mở thầu do bên mời thầu không được phép tiếp cận với khóa bí mật của bên thứ ba và hồ sơ đề xuất cũng được bên thứ ba lưu trữ Xét về mức độ an toàn của thông tin mô hình đã đề xuất phương thức bảo mật này tương đối thích hợp vấn đề còn lại chỉ là làm sao để khóa công khai được đến với nhà cung cấp đảm bảo tính toàn vẹn của khóa Vì trong mô hình này bên mời thầu và nhà cung cấp trao đổi thông tin qua bên thứ ba Vì thế việc tạo ra đường dẫn chỉ có thể được kích hoạt một lần sẽ đảm bảo khóa công khai đến được với nhà cung cấp duy nhất đồng thời khóa này không bị thay đổi trước khi đến với nhà cung cấp Cơ chế này được giải thích như sau: bên mời thầu đính kèm đường link có khóa công khai vào thông điệp có khóa phiên và chữ ký số của bên mời thầu gởi đến bên thứ ba, bên thứ ba sẽ chuyển tiếp thông điệp này đến nhà cung cấp, sau khi nhận được thông điệp, nhà cung cấp sẽ tải khóa phiên của bên mời thầu, sử dụng khóa công khai để kiểm tra chữ ký số của bên mời thầu, nếu thông tin xác minh là đúng, khóa công khai sẽ là khóa chính xác

- Tính xác thực của thông tin và chống thoái thác: trong mô hình bên mời thầu và bên thứ ba sử dụng chữ ký số vì thế đảm bảo vấn đề chống thoái thác, thông tin sẽ được xác định rõ nguồn gốc đảm bảo tính xác thực, vấn đề giải quyết tiêu chí này được đặt vào phía nhà cung cấp, với đường dẫn khóa phiên của bên mời thầu chỉ có thể được tải về bởi nhà cung cấp và chỉ có nhà cung cấp mới biết được, như vậy việc giả mạo nhà cung cấp của bên thứ ba là không thể, kết hợp với địa chỉ email do bên thứ ba cung cấp, password được thiết lập bởi nhà cung cấp thì các đối tượng khác không thể mạo danh bên thứ ba để gởi hồ sơ đề xuất được

Như vậy, với các tiêu chí an toàn thông tin như đã phân tích ở trên, với điều kiện giữa bên mời thầu và bên thứ ba về vấn đề bảo mật được rõ ràng, vấn đề an ninh trên đường truyền mạng được mặc định là đảm bảo Vì thế mô hình đã đáp ứng các vấn đề bảo mật thông tin.

Ngày đăng: 24/09/2024, 14:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. “Một số đề xuất hoàn thiện công tác đấu thầu xây lắp công trình Việt Nam”, Phạm Thị Trang, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đề xuất hoàn thiện công tác đấu thầu xây lắp công trình Việt Nam
7. “Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ”, Nguyễn Như Trọng, Đại học Thương Mại, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ
1. “Automating Tendering Process with Web Services: A Case Study on Building Construction Tendering in Hong Kong”. Dickson K. W. Chiu, Nick L. L. NG, Sau Chan LAI, Matthias Farwick, Patrick C. K. Hung (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Automating Tendering Process with Web Services: A Case Study on Building Construction Tendering in Hong Kong
2. “Review of the E-procurement Demonstration Projects”, Australian Government Information Management Office, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Review of the E-procurement Demonstration Projects
3. “Mechanism for Secure Tendering in An Open Electronic Network”, by Weidong Kou, Scarborough, US, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mechanism for Secure Tendering in An Open Electronic Network
4. “Innovating Public Procurement though Korea ON-line E-Procurement System (KONEPS)”, Korean Government, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Innovating Public Procurement though Korea ON-line E-Procurement System (KONEPS)
5. “Towards Secure and Legal E-Tendering”, by Professors of Queensland University of Technology, Australia, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Towards Secure and Legal E-Tendering
6. “Trust, Privacy, and Security in Digital Business”, by Sokratis Katsikas and Javier López and Gunther Pernul, Second International Conference, TrustBus 2005, Copenhagen, Denmark, August 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trust, Privacy, and Security in Digital Business
7. “An Intergrated Web-base Decision Support System for Tendering Processes”, by Noor Maizura Mohamad Noor, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Intergrated Web-base Decision Support System for Tendering Processes
4. Website: http://muasamcong.mpi.gov.vn/, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các tài liệu hướng dẫn triển khai Link
1. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật đấu thầu, 2005 2. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật doanh nghiệp, 2005 3. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định Khác
6. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 22/2011/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu chung, 1/5/2011 Khác
8. Báo cáo Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2010, Bộ Công Thương Khác
9. Báo cáo Ứng dụng Công nghệ thông tin 2010, Bộ Thông tin và Truyền Thông 10. Nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993, về phát triển công nghệ thông tin củachính phủ Việt Nam, 1993 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Sơ đồ các bước trong đấu thầu điện tử - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Hình 2.1. Sơ đồ các bước trong đấu thầu điện tử (Trang 21)
Hình 2.2. Mô hình bảo mật trong đấu thầu điện tử - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Hình 2.2. Mô hình bảo mật trong đấu thầu điện tử (Trang 22)
Hình 2.2. Mô hình bảo mật trong đấu thầu điện tử (tiếp theo - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Hình 2.2. Mô hình bảo mật trong đấu thầu điện tử (tiếp theo (Trang 23)
Hình 2.3A. Mô hình 1 tương tác giữa bên mời thầu và bên thứ ba - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Hình 2.3 A. Mô hình 1 tương tác giữa bên mời thầu và bên thứ ba (Trang 25)
Hình 2.3A. Mô hình 1 tương tác giữa nhà thầu và bên thứ ba (tiếp theo) - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Hình 2.3 A. Mô hình 1 tương tác giữa nhà thầu và bên thứ ba (tiếp theo) (Trang 26)
Hình 2.3B. Mô hình 2 tương tác giữa nhà thầu và bên thứ ba - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Hình 2.3 B. Mô hình 2 tương tác giữa nhà thầu và bên thứ ba (Trang 28)
Hình 2.3B. Mô hình 2 tương tác giữa nhà thầu và bên thứ ba (tiếp theo) - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Hình 2.3 B. Mô hình 2 tương tác giữa nhà thầu và bên thứ ba (tiếp theo) (Trang 29)
Hình 2.4. Sơ đồ khối tổng thể công tác đấu thầu theo Luật đấu thầu - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Hình 2.4. Sơ đồ khối tổng thể công tác đấu thầu theo Luật đấu thầu (Trang 32)
Hình 2.5. Minh họa chi tiết các bước của hình thức Đấu thầu rộng rãi - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Hình 2.5. Minh họa chi tiết các bước của hình thức Đấu thầu rộng rãi (Trang 33)
Hình 3.1. Mô hình đấu thầu điện tử phổ biến hiện nay - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Hình 3.1. Mô hình đấu thầu điện tử phổ biến hiện nay (Trang 40)
Bảng 3.1. Thời gian thực hiện đấu thầu - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Bảng 3.1. Thời gian thực hiện đấu thầu (Trang 43)
Bảng 3.2. Những ưu điểm của đấu thầu qua mạng - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Bảng 3.2. Những ưu điểm của đấu thầu qua mạng (Trang 44)
Bảng 3.3: Tỷ lệ tiết kiệm đạt được khi ứng dụng mua sắm công qua mạng - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Bảng 3.3 Tỷ lệ tiết kiệm đạt được khi ứng dụng mua sắm công qua mạng (Trang 46)
Hình 3.2. Mối quan hệ trong mô hình mua sắm công - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Hình 3.2. Mối quan hệ trong mô hình mua sắm công (Trang 47)
Hình 3.4. Mô hình đấu thầu điện tử đề xuất (phần 1) - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Hình 3.4. Mô hình đấu thầu điện tử đề xuất (phần 1) (Trang 49)
Hình 3.5. Mô hình đấu thầu điện tử đề xuất (phần 2) - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Hình 3.5. Mô hình đấu thầu điện tử đề xuất (phần 2) (Trang 50)
Hình 3.6. Mô hình đấu thầu điện tử đề xuất (phần 3) - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Hình 3.6. Mô hình đấu thầu điện tử đề xuất (phần 3) (Trang 51)
Hình 3.7. Mô hình đấu thầu điện tử đề xuất (phần 4) - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Hình 3.7. Mô hình đấu thầu điện tử đề xuất (phần 4) (Trang 52)
Hình 4.1. Tham khảo nội dung thông tin đấu thầu - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Hình 4.1. Tham khảo nội dung thông tin đấu thầu (Trang 61)
Bảng 4.1: Thời gian tiết giảm được khi đấu thầu qua mạng - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Bảng 4.1 Thời gian tiết giảm được khi đấu thầu qua mạng (Trang 64)
Bảng 4.2: Các nguồn vốn dành cho mua sắm công - Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình đấu thầu điện tử cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Việt Nam
Bảng 4.2 Các nguồn vốn dành cho mua sắm công (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN