1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính: Xây dựng ứng dụng soạn bài giảng theo chuẩn SCORM, cho phép hiển thị bố cục và điều khiển nội dung bài giảng

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng ứng dụng soạn bài giảng theo chuẩn SCORM, cho phép hiển thị bố cục và điều khiển nội dung bài giảng
Tác giả Trần Lê Vinh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Hiệp
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG HCM
Chuyên ngành Khoa học máy tính
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 2,29 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU (10)
    • 1.1. Giới thiệu chung (10)
    • 1.2. Mục đích của đề tài (13)
    • 1.3. Ý nghĩa và tính khả thi của đề tài (13)
    • 1.4. Phương pháp tiếp cận (14)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN (15)
    • 2.1. Một số công cụ sẵn có và ưu nhược điểm (15)
    • 2.2. Đánh giá chung và những cải tiến cho công cụ mới (18)
  • CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (19)
    • 3.1. Kiến trúc hệ thống E-Learning (19)
    • 3.2. SCORM và các thành phần của SCORM (23)
    • 3.3. Cấu trúc bài giảng theo chuẩn SCORM (25)
    • 3.4. Khả năng điều hướng và một số mẫu điều hướng (27)
  • CHƯƠNG 4. CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ RA (40)
    • 4.1. Các chức năng chính (40)
    • 4.2. Giải pháp tiếp cận (41)
    • 4.3. Mô hình tổng thể và chi tiết cho từng chức năng (48)
  • CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ HIỆN THỨC ỨNG DỤNG (0)
    • 5.1. Xây dựng được chức năng tạo khóa học (0)
    • 5.2. Hỗ trợ các chức năng điều hướng (68)
    • 5.3. Hỗ trợ soạn thảo nội dung (72)
    • 5.4. Đóng gói khóa học (76)
  • CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN CHUNG VÀ MỞ RỘNG (78)
    • 6.1. Kết luận chung (78)
    • 6.2. Mở rộng (79)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (81)

Nội dung

Vì vậy mục tiêu của luận văn này không chỉ nhằm xây dựng bài giảng mà còn kèm theo những thông tin định hướng ràng buộc người học theo một trình tự được quy định trước, qua đó nâng cao

TỔNG QUAN

Một số công cụ sẵn có và ưu nhược điểm

2.1.1 Learning content development system 2.1.1.1 Giới thiệu chung

Là một công cụ miễn phí của Microsoft cho phép tạo ra các khóa học trực tuyến chất lượng cao, dễ dàng tạo ra các nội dung tùy biến cao, hoạt động tương tác, câu đố, trò chơi, đánh giá, hiệu ứng và đa phương tiện

Hình 1: Phần mềm LCDS của Microsoft

2.1.1.2 Ưu nhược điểm Ƣu điểm:

Hiển thị được bố cục của nội dung

Có nhiều khuôn mẫu cho việc soạn thảo nội dung

Không điều khiển được nội dung theo ý muốn

Phần template cho nội dung khó sử dụng

Phần mềm Violet ra đời với mục tiêu ban đầu là giúp giáo viên soạn các bài giảng phục vụ trình chiếu trên lớp, tương tự như phần mềm Powerpoint Từ năm 2010, theo xu hướng E-learning chung của toàn ngành giáo dục, đặc biệt là hưởng ứng cuộc thi tạo bài giảng điện tử E-learning do Bộ GD&ĐT phát động, Violet đã hỗ trợ thêm các tính năng E-learning rất mạnh như cho phép lưu vết quá trình học và làm bài tập, cho phép đồng bộ video/audio giáo viên giảng bài và nội dung trình chiếu, cho phép đóng gói bài giảng theo chuẩn SCORM

Hình 2: Phần mềm soạn thảo bài giảng Violet

2.1.2.2 Ưu nhược điểm Ƣu điểm:

Giao diện tiếng việt dễ sử dụng

Có nhiều khuôn mẫu cho nội dung kèm theo hiệu ứng

Tuy hiển thị được cấu trúc nội dung nhưng chỉ có một cấp, không thể tạo được nội dung cấp hai

Không có tính năng điều khiển nội dung theo ý muốn

LectureMAKER là phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử đa phương tiện, sản phẩm của công ty Daulsoft Hàn Quốc (www.daulsoft.com) Với LectureMAKER, bất kỳ ai cũng có thể tạo được bài giảng đa phương tiện nhanh chóng và dễ dàng Không chỉ có vậy, bạn còn có thể tận dụng lại các bài giảng đã từng làm trên những định dạng khác như PowerPoint, PDF, Flash, HTML, Audio, Video… để đưa vào làm nội dung bài giảng mới của mình

Hình 3 :Phần mềm soạn thảo LectureMAKER

2.1.3.2 Ưu nhược diểm Ƣu điểm:

Hỗ trợ được nhiều định dạng khác nhau

Giao diện tương tự Power Point , dễ sử dụng

Hỗ trợ được các công thức toán học và biểu đồ

Không thể hiện được cấu trúc phân cấp của bài giảng

9 Không có tính năng điều khiển nội dung

Đánh giá chung và những cải tiến cho công cụ mới

Những ứng dụng nêu trên có những hạn chế sau:

Chỉ chú trọng vào phần nội dung

Một số phần mềm không hiển thị bố cục nội dung sẽ gây khó khăn cho người đọc

Không có tính năng điều khiển nội dung nhằm thể hiện dụng ý của người soạn thảo

Công cụ mới cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

Kế thừa những ưu điểm của các công cụ sẵn có

Hiển thị bố cục nội dung tốt hơn

Thể hiện đƣợc chức năng diều khiển nội dung theo những khuôn mẫu định sẵn hoặc người dùng có hể tự điều khiển nội dung theo ý muốn của mình

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Kiến trúc hệ thống E-Learning

Ta có thể mô hình hóa kiến trúc hệ thống như sau:

Hình 4: Kiến trúc hệ thống E-Learning theo UK eUniversities Worldwide

Kiến trúc UKeU được UKeU (UK eUniversities Worldwide) giới thiệu vào năm 2002, đây là tổ chức hợp tác với các trường đại học Anh quốc nhằm thúc đẩy E-Learning Kiến trúc này đáp ứng các yêu cầu của hệ thống E-Learning và đã được triển khai thành công tại nhiều hệ thống E-Learning nổi bật trên thế giới UKeU được đánh giá là mô hình kiến trúc tiên tiến với tính mở, linh hoạt, dễ sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của hệ thống trong tương lai.

Mô hình kiến trúc nền gồm 4 thành phần liên quan với nhau là

• Thành phần giao tiếp (Portal)

• Các lớp dịch vụ chung (Common Services)

• Các lớp dịch vụ đào tạo (Learning services)

• Cơ sở dữ liệu (Databases)

Chi tiết cho từng thành phần như sau :

Thành phần giao tiếp: cho phép tất cả người dùng truy cập vào các phần có liên quan của nền qua một chương trình duyệt Web chuẩn

Các lớp dịch vụ chung:

• Quản lý người dùng (User Management): Nhận dạng, theo dõi, chỉ định quyền, và quản lý người dùng của hệ thống Cung cấp một định danh duy nhất cho người dùng Có thể thay đổi vai trò của người dùng qua định danh Dịch vụ này

11 cũng cung cấp một giao diện hoạt động nhất quán, phù hợp và chất lượng cao cho bất kể người dùng nào (học viên, giáo viên, quản trị viên …)

• Hợp tác (Collaboration): Cung cấp sự liên lạc, truyền thông cho tất cả người dùng trong hệ thống, theo kiểu đồng bộ (chatroom, whiteboard …) và không đồng bộ (email, forum …)

• Quản lý sự kiện(Event Mamagement): Cung cấp các lịch, thời khoá biểu và chức năng nhắc việc đối với người dùng

Các lớp dịch vụ đào tạo: Là tất cả các dịch vụ cung cấp khả năng linh hoạt cao nhất cho việc tạo, đóng gói và thể hiện nội dung, hay việc cho điểm, đánh giá học viên, kết hợp với các việc quản lý đào tạo và hợp tác người dùng Nó gồm các hệ thống sau nhưng quan trọng nhất là LCSM và LMS

• Hệ quản trị nội dung LCMS (Learning Content Management System): Là một ứng dụng phần mềm cho phép người tạo nội dung (giáo viên) tạo, lưu trữ, lắp ráp, quản lý và xuất bản những nội dung đào tạo để phân phối qua mạng, bản in hay CD LCMS cần cung cấp khả năng mềm dẻo nhất cho việc soạn bài giảng, quản lý bài giảng (định nghĩa của trung tâm MASIE www.masie.com)

Hệ quản trị đào tạo (LMS) là phần mềm tự động hóa quy trình quản lý sự kiện đào tạo Theo định nghĩa của MASIE, LMS có chức năng ghi nhận người dùng, xây dựng khóa học, phân cấp khóa học theo danh mục và thu thập dữ liệu người dùng, cung cấp báo cáo cho ban quản lý LMS được thiết kế để tích hợp các khóa học từ nhiều nhà cung cấp và nhà xuất bản khác nhau Ngoài ra, LMS lưu trữ và cá nhân hóa thông tin về học viên, cũng như thông tin về các chương trình đào tạo liên quan đến họ.

• Hệ thống đánh giá: Là hệ thống đánh giá khả năng của học viên đối với khóa học, sử dụng những câu hỏi kiểm tra hay các bài tổng kết, bài tập lớn Từ chỗ đánh giá việc học của học viên, nó cho phép chọn những bài giảng phù hợp nhất cho một học viên cụ thể trong một khoá học cụ thể

• Hệ thống quản lý: Cho phép người quản lý bao quát được tất cả các học viên, giáo viên và những người dùng của hệ thống, cho phép tổng hợp, đánh giá dễ dàng, liên tục các dữ liệu liên quan

Cơ sở dữ liệu lưu trữ dữ liệu để hỗ trợ người dùng và giúp quản lý dễ dàng hơn Đặc biệt, cơ sở dữ liệu phải cung cấp cho nhà phát triển toàn quyền kiểm soát phần cứng, cho phép họ tùy chỉnh và tận dụng tối đa khả năng của hệ thống.

Bao gồm các thành phần sau (theo www.masie.com)

Hình 5: Cấu trúc hệ LCMS

Kho chứa các đối tƣợng nội dung (Learning object repository): Kho chứa là nơi lưu trữ và quản lý các đối tượng nội dung Một đối tượng có thể được sử dụng nhiều lần cho nhiều mục đích khác nhau Kho chứa là bộ phận trung tâm của hệ

Chương trình tạo đối tượng nội dung tự động (Automated authoring application): Đó là phần chương trình được dùng để tạo ra các đối tượng nội dung có thể tái sử dụng Ứng dụng sẽ tự động tạo đối tượng bằng cách cung cấp cho người tạo nội dung các mẫu và các hướng dẫn tạo theo mẫu Sử dụng các mẫu này, họ có thể phát triển toàn bộ bài học bằng cách tạo đối tượng mới, sử dụng các đối tượng đã có trong kho chứa, hoặc kết hợp các đối tượng mới và cũ Đồng thời nó cũng cho phép sửa chữa các đối tượng nội dung đã tồn tại, thường là tạo thêm media, thêm các yêu cầu về giao diện Chương trình tạo đối tượng nội dung tự động thường gồm công cụ để soạn thảo nội dung và công cụ để lắp ráp nội dung (Learning Content Authoring Tool và Learning Content Assemble Tool)

Giao diện phân phối động (Dynamic delivery interface): Là giao diện học của học viên, cho phép học viên làm việc dễ dàng với các bài học Giao diện này cũng theo dõi học viên và cung cấp thông tin về tình trạng học của học viên cho LMS Nó cũng cho phép liên kết với cơ sở dữ liệu và cung cấp các thông tin về đối tượng nội dung, đồng thời cũng thu nhận các đánh giá phản hồi của học viên…

13 Ứng dụng quản lý (Administrative Application): Là ứng dụng được dùng để quản lý các đối tượng nội dung, quản lý việc tạo các bài học, các danh mục khoá học, cung cấp các chức năng quản trị cơ bản khác

- Các giáo trình sau khi được tạo ra từ LCMS sẽ được LMS kết hợp thành các khóa học phù hợp LMS sẽ khai trương, quảng cáo các khoá học này

- Đăng ký học viên cho các khoá học Sử dụng một trình duyệt Web, học viên có thể xem trước danh mục các khoá học, đăng ký vào các khóa học LMS cho phép một học viên tham gia vào nhiều khoá học nếu họ thỏa mãn những yêu cầu mà người quản lý khóa học đưa ra

- Tạo ra lịch học cho học viên

- Đánh giá đầu vào mỗi học viên, chuyển thông tin cho LCMS xây dựng giáo trình phù hợp với cá nhân học viên

SCORM và các thành phần của SCORM

SCORM (Mô hình tham chiếu đối tượng nội dung có thể chia sẻ) được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD) phát triển đầu tiên Với bối cảnh là nội dung e-learning được phát triển trên các nền tảng khác nhau và sử dụng nhiều tiêu chuẩn và đặc tả khác nhau, dẫn đến sự không tương thích giữa các hệ thống DoD đã hợp tác chặt chẽ với Ủy ban CBT của Ngành hàng không (AICC) - đơn vị đã phát triển các thông số kỹ thuật e-learning chi tiết trong thập kỷ trước.

Kết quả là mô hình tham khảo thực nghiệm chung được Advance Distributed Learning (ADL) xuất bản, đó là sự nỗ lực cộng tác giữa chính phủ, ngành công nghiệp và giới học viện được bảo trợ bởi Office of the Secretary of Defence Chuẩn SCORM là trọng tâm trên sự cho phép plug-and-play thao tác giữa các thành phần,

15 khả năng truy cập và khả năng dùng lại của nội dung học tập Web-based, với mục đích tốt nhất của sự bảo đảm cơ hội cao nhất cho chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân, phân phát có hiệu quả mọi nơi mọi lúc

Dựa trên cơ sở tiêu chuẩn công nghệ đã được thừa nhận bao gồm XML và JavaScript, SCORM trở nên bền vững, trên thực tế tiêu chuẩn công nghệ E- Learning ngày nay đã được bao quát rộng và được hỗ trợ bởi các tập đoàn hàng đầu thế giới, các trường đại học, hệ thống nhà cung cấp và các đại lý

SCORM là một mô hình tham khảo các chuẩn kĩ thuật, các đặc tả và các hướng dẫn có liên quan đưa ra bởi các tổ chức khác nhau dùng để đáp ứng các yêu cầu ở mức cao của nội dung học tập và các hệ thống thông qua các đặc tính sau:

Tính truy cập được cho phép định vị và truy cập các nội dung giảng dạy từ xa, đồng thời phân phối chúng đến các địa điểm khác Tính năng này rất hữu ích cho những người không thể đến lớp học trực tiếp, chẳng hạn như học sinh ở vùng xa hoặc những người khuyết tật Nó cũng có lợi cho những người muốn linh hoạt hơn trong việc học tập, chẳng hạn như những người phải đi làm hoặc chăm sóc gia đình.

• Tính thích ứng được (Adaptability): Khả năng cung cấp các nội dung giảng dạy phù hợp với yêu cầu của từng cá nhân và tổ chức

• Tính kinh tế (Affordability): Khả năng tăng hiệu quả và năng suất bằng cách giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc phân phối các giảng dạy

• Tính bền vững (Durability): Khả năng trụ vững với sự phát triển của sự phát triển và thay đổi của công nghệ mà không phải thiết kế lại tốn kém, cấu hình lại

• Tính linh động (Interoperability): Khả năng làm cho các thành phần giảng dạy tại một nơi với một tập công cụ hay nền (platform) và sử dụng chúng tại một nơi khác với một tập các công cụ hay nền

• Tính tái sử dụng (Reusability): Khả năng mềm dẻo trong việc kết hợp các thành phần giảng dạy trong nhiều ứng dụng và nhiều ngữ cảnh khác nhau

3.2.2 Các thành phần của SCORM

• SCORM Packaging: SCORM dùng đặc tả Content Packaging, cốt lõi của đặc tả Content Packaging là một file manifest File manifest này phải được đặt tên là imsmanifest.xml Như phần đuôi file đã đưa ra, file này phải tuân theo các luật XML về cấu trúc bên trong và định dạng

• SCORM RTE (Run Time Environment): Trong SCORM đặc tả Runtime Environment (RTE) quy định sự trao đổi giữa hệ thống quản lý đào tạo và các SCO (Sharable Content Object - Đối tượng nội dung có thể chia sẻ được) tương ứng với

16 một module SCORM RTE xác định một giao thức và mô hình dữ liệu dùng cho trao đổi thông tin giữa các đối tượng học tập và các hệ thống quản lý Trong quá trình thực thi, những người soạn bài tạo các trang HTML, HTML trao đổi với một hệ thống quản lý bằng cách sử dụng các hàm JavaScript nằm trong file APIWrapper.js Chuẩn trao đổi thông tin cung cấp rất nhiều cách thức mà hệ thống quản lý và module có thể trao đổi thông tin

• SCORM metadata: bao gồm toàn bộ thông tin của nội dung E-Learning, ví dụ như thông tin vể tác giả, thông tin về giá, danh mục, nhu cầu kỹ thuật cho sự hoạt động của khoá học, chỉ tiêu phấn đấu của học viên, các từ khoá giúp ích cho việc tìm kiếm nội dung trên website…

Cấu trúc bài giảng theo chuẩn SCORM

Những khóa học sau khi được tạo ra sẽ được gom chung với nhau thành một gói gọi là gói nội dung (content package) cấu trúc của một gói nội dung bao gồm những thành phần sau:

Hình 7: Cấu trúc bài giảng theo chuẩn SCORM

Phần thứ nhất của một gói nội dung là file imsmanifest.xml bao gồm các thành phần sau :

• Metadata: bao gồm thông tin mô tả toàn bộ gói nội dung như là tên gói nội dung, tác giả, ngày giờ tạo lập

• Organizations: Thành phần này được sử dụng để mô tả cách các thành phần được tổ chức trong một gói nội dung Một Organizations có thể chứa nhiều thành phần nội dung Organization Mỗi thành phần nội dung Organization mô tả một cấu trúc cụ thể của nội dung học trong gói

• Resources: Thành phần này mô tả các tài nguyên được sử dụng trong gói nội dung Các tài nguyên ví dụ như là file ảnh, file âm thanh, file flash, file html, đoạn mã javascript… Các tài nguyên được xây dựng nhằm mục đích trao đổi thông tin với hệ thống LMS thì được xem là tài nguyên SCO, nếu không nhằm mục đích trao đổi thông tin với hệ thống LMS thì được xem là tài nguyên Asset

Những khóa học sau khi được tạo ra sẽ được gom chung với nhau thành một gói gọi là gói nội dung (content package) cấu trúc của một gói nội dung bao gồm những thành phần sau:

Hình 8: Quản lý tài nguyên trong SCORM

• (Sub)Manifest: chứa thông tin mô tả cho các thành phần nhỏ hơn trong gói nội dung

18 Thành phần thứ hai là các file vật lí chính là các tài nguyên được đề cập đến trong phần Resources Các file này có thể là file nội được lưu ngay trong gói nội dung hoặc có thể là file bên ngoài và được tham khảo tới thông qua một Universal Resours Locator (URL).

Khả năng điều hướng và một số mẫu điều hướng

Những khóa học được điều hướng dựa vào mô hình điều hướng của SCORM hỗ trợ, SCORM cung cấp những mẫu (template) điều hướng nhằm giảm công sức trong quá trình tạo khóa học Những mẫu này quy định cách đánh giá kết quả của một khóa học dựa trên mức độ hoàn thành của những hoạt động học của nó (học những bài học, làm những câu hỏi) Để thực hiện sự điều hướng tại mỗi phần tử - Item (Module, Exam, Couse) chương trình thiết lập những thông tin điều hướng gắn liền với Item đó

Những điều hướng này được thiết lập thông qua giao diện của chương trình nếu người dùng muốn hiệu chỉnh thông tin điều hướng, nếu không người sử dụng có thể sử dụng mẫu được xây dựng sẵn trong chương trình

3.4.1 Kiến trúc điều hướng của SCORM [2]

Từ cấu trúc nội dung bài giảng theo chuẩn SCORM, LMS sẽ xây dựng nên một cây hoạt động (Activity Tree) Ta có thể hình dung mối quan hệ giữa hai thành phần này như sau:

Hình 9: Kiến trúc điều hướng của SCORM

19 Cây hoạt động đại diện cho cấu trúc nội dung ở dạng ý niệm được sinh ra trong quá trình thiết kết, kết hợp nhiều yếu tố Cây hoạt động có thể hiểu tương tự như thành phần organization trong cấu trúc nội dung, có khả năng trao đổi qua lại các thông tin điều hướng

LMS sẽ chuyển đổi cấu trúc nội dung thành cây hoạt động Cây hoạt động đại diện cho cấu trúc dữ liệu mà LMS thực hiện để phản ánh thứ bậc của các hoạt động học được định nghĩa trước, bao gồm cả việc theo dõi thông tin trạng thái cho từng hoạt động trong hệ thống phân cấp ứng với mỗi người học

Khi người học tương tác với nội dung được dại diện bởi cây hoạt động, LMS sẽ đánh giá các thông tin điều hướng và theo dõi để xác định hoạt động học tiếp theo trên cơ sở có điều kiện Trong bối cảnh này, mỗi học viên có thể trải nghiệm cùng một nội dung bài giảng theo một trình khác nhau dựa vào thông tin điều hướng được định nghĩa sẵn bởi người phát triển

Có thể hình dung cây hoạt động đơn giản như sau :

Hình 10: Cây hoạt động Một hoạt động học có thể những đặc điểm sau:

Hình 11: Cấu trúc một hoạt động học

Hoạt động học tập có sự khởi đầu và kết thúc rời rạc Được hoàn thành dựa trên những diều kiện chắc chắn

Có thể bao gồm nhiều hoạt động con, phân cấp không giới hạn

3.4.2 Khả năng điều hướng của SCORM [2]

SCORM cung cấp một số khả năng chính sau

Cho phép người dùng cấu hình việc điều hướng lên từng cluster Có một số tùy chọn sau:

Choice: cho phép chọn bất kỳ một hoạt động con trong cluster mà không chịu bất kỳ ràng buộc nào

Choice Exit: cho phép thoát ra khỏi cluster từ một hoạt động con hay không

Flow: cho phép duyệt các hoạt động con theo giải thuật duyệt cây preorder hay không

Forward Only: cho phép người dùng quay lại một hoạt động trước đó hay không

Khả năng này cung cấp cho người dùng 2 tùy chọn chính:

Constrain Choice: chỉ cho phép chọn những hoạt dộng trước hoặc sau hoạt động hiện tại

Prevent Activation: không cho phép lựa chọn hoạt dộng con trừ khi hoạt dộng hiện tại là cha của hoạt động đó

Cho phép cấu hình các hoạt dộng dựa trên một hoặc nhiều điều kiện được thõa mãn dựa trên điều kiện kết hợp Có thể tóm tắt như sau:

Cho phép cấu hình số lần tối đa được truy suất một hoạt động và thời gian tối đa cho phép truy suất

Tùy chọn này khả năng hoàn thành cũng như trạng thái hoàn tất của một cluster (ứng dụng trong việc đánh giá một học phần dựa trên những bài học trong học phần đó) Có thể tóm tắt ngắn gọn trong bảng sau:

Cho phép cấu hình thiết lập mục tiêu cho một học phần nào đó Ví dụ: nếu vượt bài kiểm tra đầu vào với số điểm cao thì học viên sẽ được miễn học phần một và có thể chọn học phần 2 để học

3.4.3 Những mẫu diều hướng 3.4.3.1 Mẫu tự do

Gói SCORM 2004 cơ bản không bao gồm thông tin điều hướng trong tệp imsmanifest.xml Điều này cho phép người dùng tự do lựa chọn thứ tự học các hoạt động mà không bị ràng buộc về số lần học LMS cung cấp các thành phần giao diện như cấu trúc cây thứ bậc hoặc các nút chuyển đổi trang Không có thông tin điều hướng, người dùng tự đánh giá tiến trình học tập thông qua các câu hỏi ở cuối khóa học.

Hình 13: Mẫu Linear Mẫu này có một số đặc điểm sau :

Người học phải thao tác thông qua một thứ tự được định nghĩa trước Người học phải làm phần giới thiệu trước, sau đó là tất cả các modules và bài học trong một thứ tự tuyến tính được định hướng bởi LMS

Luôn có một tùy chọn “trở lại” bài học trước nhưng người học không thể học tiếp bài học kế tiếp khi chưa hoàn thành bài học hiện tại

Mỗi module được hoàn thành khi tất cả bài học con của nó được hoàn thành

Không có bài kiểm tra mà chỉ có một bài kiểm tra ôn tập sau khi tất cả modules được hoàn thành

Không có câu hỏi ở cuối mỗi module mà chỉ có câu hỏi kiểm tra kiến thức ở cuối khóa học

Với hình vẽ trên thứ tự nội dung người học phải trải qua là:

Introduction  Lesson 1 Lesson 2  Lesson 3  Lesson 4 Lesson 5

Làm phần kiểm tra theo thứ tự từ 1 8 Tại một bài học ví dụ Lesson 2, người học chỉ có thể quay lại Lesson 1 hoặc đi tới Lesson 3

Mẫu này có một số đặc điểm sau :

Người học phải hoàn thành phần giới thiệu trước và sau đó chọn một module tùy ý

Sau khi chọn một module, người học phải tuân theo thứ tự đặt ra trong module đó Người học không thể chọn những bài học khác , module khác và phần kiểm tra cho module đó nếu chưa học xong các bài học thuộc module đó

Khi vào phần kiểm tra, người học phải làm theo trật tự và không thể thoát ra nếu chưa hoàn thành phần kiểm tra cho module đó

Một module được xem là hoàn tất nếu người học vượt qua bài kiểm tra của module đó

Người học không thể học một module nhiều lần Khóa học được xem là hoàn thành nếu người học vượt qua tất cả các module

Mẫu này có một số đặc điểm sau :

Chiến lược điều hướng giống như Tuyến tính, nhưng nội dung được cấu trúc khác

Từng bài học riêng biệt không là một phần của tập hợp nội dung, chúng được nhúng vào trong những module SCOs khác nhau

LMS không cung cấp điều khiển định hướng, chức năng này do mô-đun SCO thực hiện Định hướng bài học đến bài học (bên trong SCO) được đảm nhiệm bởi các mô-đun SCO Còn định hướng mô-đun đến mô-đun (bên ngoài SCO) thì do LMS đảm nhiệm.

Mẫu này có một số đặc điểm sau :

Người học phải học và hoàn thành phần mở đầu trước sau đó sẽ chọn một module hay một bài học thông qua một menu các module và bài học

Người học có thể chọn những bài học hay những module nào đó bên trong khoảng ràng buộc chọn – chỉ một module trước và sau module hiện thời mới được phép chọn

Sau khi chọn module hay bài học, bài học của module sẽ được thể hiện theo một thứ tự định trước, tuy nhiên người học có thể chọn một bài học khác muốn học

Module bài kiểm tra không được chọn bởi người học

CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ RA

Các chức năng chính

Hiện thực việc tạo khóa học theo các khuôn mẫu đã đề ra trong phần lý thuyết: đối với dạng này, người dùng không cần biết nhiều về chuẩn SCORM, viêc chèn thông tin điều hướng và các thành phần khác được hỗ trợ một cách tự động Người dùng chỉ cần làm theo khuôn định sẵn

Hiện thực việc tạo khóa học chưa tuân theo khuôn mẫu nào Tùy chọn này dành cho những người am hiểu về chuẩn SCORM Chương trình sẽ cung cấp những cấu hình để người dùng điều khiển nội dung bài giảng Với tùy chọn này, người dùng hoàn toàn chịu trách nhiệm về điều khiển nội dung khóa khọc theo trình tự mình mong muốn

4.1.2 Hỗ trợ thông tin điều hướng cho người dùng

Chức năng này nhằm cung cấp cơ chế cho những người am hiểu về SCORM điều khiển nội dung dưới dạng trực quan theo ý muốn của mình Điều này được thực hiện thông qua việc tìm hiểu SCORM API và những ràng buộc kèm theo

4.1.3 Lưu trữ và đóng gói khóa học theo chuẩn SCORM Để có thể sử dụng gói bài giảng ở nhiều nơi, chương trình phải hỗ trơ việc đóng gói bài giảng theo đúng chuẩn đề ra Tồ chức cấu trúc dữ liệu để lưu trữ nhiều thông tin hơn

4.1.4 Hỗ trợ người dùng trong việc soạn thảo nội dung:

Cung cấp giao diện thân thiện cho người dùng, hỗ trợ người dùng không phải soạn thảo nội dung lại từ đầu bằng cách cho phép người dùng soạn đưa vào những nội dung sẵn có như html, video, audio, hình ảnh và hỗ trợ chèn flash vào nội dung và cho người dùng hiệu chỉnh trực quan trước khi lưu trữ

Giải pháp tiếp cận

Để thực hiện được các chức năng đề ra, ta cần thực hiện các công việc sau

Thiết kế cấu trúc dữ liệu mô tả khóa học Mô hình hóa workflow cho từng chức năng

4.2.1 Thiết cấu trúc dữ liệu lưu trữ khóa học

Theo phân tích và thông qua quá trình tìm hiểu mọi thông tin lưu trữ cũng như điều hướng đều nằm trong file imsmanifest.xml File này chứa các nội dung chính sau:

Metadata: chứa thông tin mô tả nội dung bài giảng Organizations: chứa cấu trúc nội dung bài giảng và có thể gồm nhiều bài giảng bên trong

Resources: chứa thông tin tài nguyên cần dùng cho khóa học ở dạng liên kết

Sequencing Collection: chứa các thông tin điều hướng có thể dùng chung giữa các thành phần trong khóa học

Dựa theo đặc tả ta cần thiết kế model lưu trữ chính như hình sau:

33 Hình 21: Cấu trúc dữ liệu hiện thực khóa học

Một Organization (có thể hiểu đơn giản như một khóa học cụ thể) sẽ chứa các thông tin như sau :

Hình 22: Cấu trúc nội dung khóa học [1]

Mỗi khóa học bao gồm nhiều thành phần như module, lesson, exam đều được gọi chung là item Các item có thể lồng nhau, có hai dạng item :

34 Item không chứa thông tin về tài nguyên : ví dụ module

Item có chứa thông tin về tài nguyên : ví dụ lesson Cấu trúc dữ liệu tương ứng với thành phần này sẽ là:

Một bài học, bài kiểm tra hay module đối với cấu trúc này đều gọi chung là item

Ngoài các thông như định danh, thông tin cấu hình, thông tin ràng buộc về thời gian, cấu trúc này bao gồm các thành phần con như sau :

CompletionThreshold: chứa các ngưỡng quy dịnh khả năng hoàn thành một bải học hay module nào đó

Trình bày: chứa thông tin về một hoạt động học, thường được sử dụng khi nội dung tài liệu không được quản lý bởi LMS mà do các SCO quản lý (tham khảo mẫu điều khiển tuyến tính).

Sequencing: đây là thành phần chứa các thông tin điều hướng Đây là thành phần quan trọng và cũng khá phức tạp vì nó bao nhiều thông tin cấu hình kèm theo nhiều sự kết hợp sẽ cho ra kết quả khác nhau

35 Model cho phần Sequencing gồm nhiều thành phần như sau :

Control mode: mô tả cách thức điều hướng cho từng hoạt động cụ thể, thường áp dụng cho cluster (một item mà có các item con trong cây hoạt động) cho phép lựa chọn các hoạt động con một cách tuần tự hay theo bất kỳ thứ tự nào

Sequencing rules: cho phép mô tả các luật cho từng hoạt động, mỗi luật bao gồm điều kiện và hành động cụ thể Có 3 luật chính : o Precondition rule o Postcondition rule o Exitcondition rule

Limitcondition: cho phép cấu hình số lần truy suất tối đa cho một hoạt động học và thời gian truy suất tối đa cho hoạt động đó

Rollup rules: cho phép cấu hình trên những item không chứa tài nguyên, xác lập mức độ hoàn thành và trạng thái trên item đó

Objectives: cho phép xác lập các mục tiêu cho một item, nếu mục tiêu không được thõa mãn, người học phải quay trở lại item đó để hoàn tất

Randomization Controls: đối với các cluster , tùy chọn này cho phép cấu hình số thành phần con được chọn để thõa mãn cluster đó

Delivery Controls: cho phép cấu hình việc truy suất lên các hoạt động có được lưu trữ hay không, việc hoàn thành một cluster được xét thông qua việc hoàn tất nội dụng hoặc trạng thái hoàn tất

Cài đặt lựa chọn ràng buộc: Định hướng người dùng lựa chọn cluster trước, sau đó lựa chọn các thành phần con trong cluster đó Đồng thời, khi lựa chọn một hoạt động trong cluster, chỉ được chọn hoạt động ở trạng thái next cho lần lựa chọn tiếp theo.

Rollup Considerations: cho phép cấu hình việc hoàn tất hay trạng thái hoàn tất của một hoạt động trong cluster có được tính đến khi xem xét cluster đó hay không

Dưới đây là thông tin thiết kế chi tiết cho từng thành phần:

Hình 23: Cấu trúc lưu trữ thông tin điều hướng

37 Hình 24: Cấu trúc lưu trữ thông tin điều hướng(tt)

38 Hình 25: Cấu trúc lưu trữ việc đặc tả các luật

39 Hình 26: Cấu trúc Rollup Rule

Mô hình tổng thể và chi tiết cho từng chức năng

Có thể hình dung kiến trúc chương trình như sau:

40 Hình 27: Kiến trúc tổng thể của ứng dụng

Ngữ cảnh trên có thể hình dung như sau :

Người phát triển nội dung dùng chương trình để tạo ra khóa học Đóng gói khóa học theo đúng chuẩn SCORM

Người học có thể truy suất khóa học thông qua trình duyệt

4.3.2 Chức năng tạo, hiển thị, thêm nội dung và lưu trữ khóa học

Có nhiều cách hiển thị nội dung khóa học, trong khuôn khổ luận văn này, chương trình chỉ hỗ trợ hiển thị bố cục vào nội dung khóa học dưới dạng cây phân cấp Đối với chức năng tạo mới khóa học, chương trình hỗ trợ hai dạng chính:

Dạng 1: hỗ trợ khuôn mẫu, cho phép soạn bài giảng theo bố cục định trước kèm theo thông tin điều hướng

Dạng 2: không có bố cục trước, thông điều hướng được cấu hình bởi người sử dụng

Dạng 1: Ở dạng này, các template sẽ được lưu trữ sẵn bởi ứng dụng để cho phép người dùng chọn khi khởi tạo khóa học

Hình 28: Mô hình hóa tạo khóa học theo khuôn mẫu định trước

Dạng 2: Ở dạng này người dùng chỉ cần nhập thông tin khóa học, một khóa học trống được hiển thị cho người dùng

Hình 29: Mô hình hóa tạo khóa học không theo khuôn mẫu

42 Về các thành phần trong bài giảng, chương trình sẽ hỗ trợ các dạng sau :

Module : có thể chèn thêm module khác hoặc bài học Bài học

Bài kiểm tra Module kiểm tra : cho phép chèn thêm các câu hỏi Câu hỏi : hỗ trợ các dạng sau trắc nghiệm một lựa chọn, nhiều lựa chọn, đúng sai, sắp xếp thứ tự

 Chỉ có bài học và câu hỏi là có kèm theo tài nguyên hay đơn giản hơn chính là các lá trên cây

Trong quá trình thao tác, các thông tin cần thiết sẽ được lưu trữ trong model thay vì phải ghi trực tiếp ra xml file, việc ghi ra file chỉ được thực hiện trong quá trình đóng gói Lợi ích của việc này sẽ làm giảm các tác vụ truy suất file trong quá trình tạo khóa học, giúp tăng hiệu suất chương trình hơn Trong quá trình thao tác trên cây giao diện, các tác vụ thêm xóa các thành phần đều được thực hiện trên giao diện sau khi việc lưu trữ hay xóa bỏ thành phần đó trong model được hoàn tất Trong quá trình thao tác sẽ có module xử lý chính :

Manifest processing: làm nhiệm vụ cập nhật model

TreeView processing: làm nhiệm vụ cập nhật bố cục bài giảng ở dạng trực quan cho người dùng Để hỗ trợ cho việc chèn thêm nội dung bài giảng, chương trình sẽ sử dụng menu ngữ cảnh theo một ngữ nghĩa thích hợp.: Đối với dạng 1: tùy theo dạng khuôn mẫu chương trình xây dựng sẵn các luật nhằm bảo đảm tính hợp lý của nội dung như sau

Hình 30: Menu ngữ cảnh theo nội dung

43 Đối với dạng 2: người dùng được tự do sắp xếp bố cục theo ý muốn của mình

4.3.3 Chức năng điều khiển nội dung

Tính năng này cho phép người dùng thông thạo SCORM tùy chỉnh nội dung theo ý muốn bằng cách sử dụng các cấu hình được SCORM API hỗ trợ Tuy nhiên, những cấu hình này phải tuân theo những ràng buộc nhất định.

Mô hình này đơn giản như sau :

Hình 31: Mô hình hóa tính năng điều hướng Thông tin điều hướng cho các mẫu hiện thực được thiết lập như sau

Hình 32: Thông tin điều hướng cho mẫu Linear

44 Thông tin điều hướng cho từng thành phần như sau:

Rollup Controls: Rollup Objective Satisfied = false

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false Rollup Controls: Rollup Objective Satisfied = false

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false Objective Satisfied by Measure = true

Objective Minimum Satisfied Normalized Measure = 0.6

Sequencing Cotrol Mode: Flow = true; Choice = false Rollup Rules: Complete if all complete; Satisfied if all satisfied; Not

Satisfied if any Not Satisfied

Exit Rules: Exit if completed

Hình 33: Thông tin điều hướng cho mẫu Linear Control Thông tin điều hướng cho từng thành phần như sau:

Rollup Controls: Rollup Objective Satisfied = false

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false Rollup Cotrols: Rollup Objective Satisfied = false Presentation: Hide Previous and Hide Continue

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false Objective Satisfied by Measure = true

Objective Minimum Satisfied Normalized Measure = 0.6 Rollup Rules: Compeleted if all attempted

Presentation: Hide Previous and Hide Continue

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false Rollup Rules: Completed if all completed; Satisfied if all satisfied;

Not Satisfied if any Not Satisfied

Exit Rules: Exit if completed

Hình 34: Thông tin điều hướng cho mẫu Linear Choice Thông tin điều hướng cho từng thành phần như sau:

Limit Condition: Attempt Limit = 1 Rollup Controls: Roll Objective Satisfied = false

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false; ChoiceExit

Pre Codition Rules: Disable if completed Exit Rules: Exit if conpleted

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false; Forworad

Object Satisfied by Measure = true Objective Minimum Satisfied Norminalized Measure = 0.6

Rollup Rules: Completed if all attempted

Sequencing Control Mode: Flow = true Rollup Rules: Compmeted if all completed; Satisfied if all satisfied;

Not Satisfied if any not satisfied

Exit Rules: axit if completed

Hình 35: Thông tin điều hướng cho mẫu Constrained Choice Thông tin điều hướng cho từng thành phần như sau:

Limit Comditions: Attempt Limit = 1 Rollup Controls: Rollup Objective Satisfied = false

Sequencing Control Mode: Flow = true Exit Rules: Exit if completed

Contranied Choice Considerations: Constrained Choice = true

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false; Choice exit

Objective Satisfied by Measure = true Objective Minimum Satisfied Normalized Measure = 0.6 Rollup Rules: Completed if all attempted

Hình 36: Thông tin điều hướng cho mẫu Knowledge pace Thông tin điều hướng cho từng thành phần như sau:

Limit Comditions: Attempt Limit = 1 Rollup Controls: Rollup Objective Satisfied = false

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false; Choice Exit

Limit Condition: Attempt Limit = 1 Objective Satisfied by Measure = true

Objective Minimum Satisfied Norminalized Measure = 0.6 Rollup Rules: Completed if all attempted

Precondition Rule: skip if satisfied disabled if completed Rollu Considerations: Required for Completed = if not skipped

Sequencing Control Mode: Flow = true Rollup Controls: Rollup Objective Satisfied = false; Rollup Progress

Precodition Rule: Skip if satisfied

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false; Choice Exit

Limit Condition: Attempt Limit = 1 Objectiv Satisfied by Measure = true Objective Minimum Satisfied Norminalized Measure = 0.6 Rollup Rules: Completed if all attempted

Precondition Rules: skip if satisfied, hidden from choice if always Rollup Considerations: Measure Satifation if Active = false;

Required for Completed = if Attempted 5 Module

Sequencing Control Mode: Flow = true

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false Rollup Rules: Completed if all completed; Satisfied if all satisfied;

Not Satisfied if any not satisfied

Exit Rules: Exit if completed

Hình 37: Thông tin điều hướng cho mẫu Remediation Thông tin điều hướng cho từng thành phần như sau:

Rollup Controls: Rollup Objective Satisfied = false

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false Rollup Control: Rollup Objective Satisfied = false

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false; Forward

Precondition rule: disable if completed

4 Bài kiểm tra theo từng module

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false; Forward

Objective satisfied by Mesaure = true Objective Minimum Satisfied Normalized Measure = 0.6 Rollup Rules: Completed if all attempted

Precondition Rule: Skip if satisfied Rollup Considerations: Required for Completed = if not skipped;

Required for Satisfied = if not skipped 5 Khóa học

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false Rollup Rules: Completed if all completed; Satisfied if all satisfied;

Not Satisfied if any Not Satisfied

Exit Rules: Exit if completed

Hình 38: Thông tin điều hướng cho mẫu Competency Thông tin điều hướng cho từng thành phần như sau:

Rollup Controls: Rollup Objective Satisfied = false

Rollup Controls: Rollup Objective Satisfied = false Precondition Rule: Disabled if completed

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false

Rollup Controls: Rollup Objective Satisifed = false Precondition Rule: Skip if satisfied

Rollup Considerations: Required for Completed = if not skipped

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false; Forqard

Precondition Rule: Skip if satisfied Rollup Considerations: Required for Completed = if not skipped

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false; Forqard

Objective Satisfied by Measure = true Objective Minimum Satisfied Normalized Measure = 0.6 Precondition Rule: Skip if satisfied

Rollup Considerations: Required for Completed = if not skipped

Sequencing Control Mode: Flow = true; Choice = false Rollup Rules: Completed if all completed; Satisfied if all satisfied;

Not Satisfied if any Not Satisfied;

Exit Rules: Exit if completed

4.3.4 Chức năng hỗ trợ người dùng soạn thảo

Tính năng soạn thảo trực quan HTML hỗ trợ giao diện thân thiện, cho phép người dùng chỉnh sửa nội dung trực tiếp mà không cần sử dụng mã HTML, giúp việc soạn thảo và tái sử dụng nội dung dễ dàng hơn bằng cách hiển thị trực quan mọi dữ liệu trước mắt người dùng dưới dạng HTML.

Hỗ trợ chèn Html và PDF Hỗ trợ chèn hình ảnh, âm thanh, video, flash

Hỗ trợ giao diện soạn thảo gần như word

Quá trình chèn html như sau :

53 Hình 39: Mô hình quá trình import Html

Quá trình chèn PDF như sau :

Hình 40: Mô hình quá trình import PDF Ở đây do một số hạn chế trong việc hiện thực nên phải thông qua quá trình xử lý đường dẫn để việc hiển thị hình ảnh được chính xác hơn Một hạn chế trong việc chèn PDF là chỉ hỗ trợ chỉnh sữa trên một hàng cụ thể

Chèn âm thanh, video, flash:

Cơ chế chung cho vấn đề này là dùng các thẻ embed trong html để hỗ trợ cho việc chèn media file Ta có thể mô hình hóa quá trình này như sau

Hình 41: Mô hình quá trình import media

4.3.5 Chức năng đóng gói khóa học theo chuẩn SCORM

Trong quá trình soạn thảo nội dung bài giảng sẽ có một số file không cần thiết do người dùng xóa bỏ di, vì vậy gói bài giảng khi đóng gói xong sẽ không chứa các file này Để bảo đảm việc này, chương trình sẽ dựa vào model để lấy ra những tài nguyên và tiền xử lý nếu cần thiết thay vì đóng gói hết nội dung Điều này làm cho quá trình đóng gói sẽ chậm hơn nhưng bù lại gói nội dung sẽ có kích thước nhỏ hơn Quá trình đóng gói có thể hình dung như sau:

Hình 42: Mô hình quá trình đóng gói khóa học

Chương 5 Kết quả hiện thực ứng dụng

Chương trình được hiện thực trong môi trường phát triển sau

Hệ điều hành : Windows 7 Công cụ phát triển: Visual Studio 2010 Ngôn ngữ hiện thực: C#

Framework được hỗ trợ: Net Framework 4 Sau đây là giao diện chính của chương trình:

Hình 43: Giao diện chính của ứng dụng Chương trình sử dụng thanh ribbon menu quen thuộc gồm các thành phần sau:

Thanh ribbon chứa các điều khiển chức năng và soạn thảo Phần course hiển thị cấu trúc nội dung khóa học kèm theo menu ngữ cảnh Phần nội dung dành cho việc soạn thảo nội dung bài giảng

Một số kết quả đạt được từ chương trình:

5.1 Xây dựng đƣợc chức năng tạo khóa học:

Xây dựng khóa học theo khuôn mẫu dựng sẵn Đối với mẫu này, người dùng chỉ cần nhập thông tin khóa học và chọn những khuôn mẫu sẵn có

56 Hình 44: Tạo bài giảng theo khuôn mẫu sẵn có

Cấu trúc bài giảng theo khuôn mẫu được hiển thị như sau :

57 Hình 45: Cấu trúc bài giảng theo khuôn mẫu Đối với từng thành phần trong bài giảng, tùy theo từng khuôn mẫu sẽ có menu ngữ cảnh tương ứng:

Hình 46: Menu ngữ cảnh cho từng khuôn mẫu

Các mẫu trên hoàn toàn là các mẫu thông dụng, việc lựa chọn các mẫu này giúp giảm nhệ công sức xây dựng bài giảng, người dùng chỉ cần quan tâm về nội dung, các thông tin điều hướng được chèn một cách tự động

5.1.2 Không sử dụng các mẫu sẵn có

Tùy chọn này hỗ trợ người am hiểu về SCORM, tuy nhiên người dùng phải chịu trách nhiệm với những kết hợp mà họ tạo ra Chương trình chỉ hỗ trợ các cấu hình cần thiết Để sử dụng chức năng này, người dùng cần cấu hình theo hướng dẫn sau:

Hình 47: Tạo khóa học không theo khuôn mẫu Phần nội dung khóa học sau khi tạo ra chỉ đơn giản như sau:

Với tùy chọn này, menu ngữ cảnh bao gồm nhiều thông tin hơn như:

Thêm bài học mới Bài kiểm tra Module kiểm tra Thay đồi thông tin khóa học Cấu hình thông tin điều hướng

Hình 48: Menu ngữ cảnh cho khóa học

5.2 Hỗ trợ các chức năng điều hướng

Chương trình hỗ trợ hai dạng sau:

Cho phép người dùng định nghĩa chức năng điều hướng cho mỗi thành phần Người dùng định ra các thành phần điều hướng chung và sử dụng lại khi cần thiết

Khi chọn chức năng điều hướng (Sequencing Configuration) hai tùy chọn trên sẽ được hiển thị:

Hình 49: Các tùy chọn điều hướng

Chọn tùy chọn 1: Tùy chọn này cho phép người dùng lựa chọn các thông tin cấu hình cần thiết và định ra các quy luật

60 Hình 50: Các cấu hình điều hướng

Các quy luật: cho phép người dùng đặc tả các luật và hành động cần thiết

61 Hình 51: Cấu hình các rule

Rollup Rule cho phép người dùng cấu hình để đánh giá trên một module nào đó:

62 Hình 52: Cấu hình Rollup Rule

Chọn tùy chọn 2: nếu chọn tùy chọn này, một danh sách các cấu hình điều hướng được người dùng định nghĩa để sử dụng lại Nếu chưa có thì cho phép người dùng tạo mới

Người dùng có thể xem chi tiết nội dung cấu hình và lựa chọn những cấu hình cần thiết Tính năng này cho phép tận dụng cấu hình Sequencing Collection sẵn có trong chuẩn SCORM.

KẾT QUẢ HIỆN THỨC ỨNG DỤNG

Hỗ trợ các chức năng điều hướng

Chương trình hỗ trợ hai dạng sau:

Cho phép người dùng định nghĩa chức năng điều hướng cho mỗi thành phần Người dùng định ra các thành phần điều hướng chung và sử dụng lại khi cần thiết

Khi chọn chức năng điều hướng (Sequencing Configuration) hai tùy chọn trên sẽ được hiển thị:

Hình 49: Các tùy chọn điều hướng

Chọn tùy chọn 1: Tùy chọn này cho phép người dùng lựa chọn các thông tin cấu hình cần thiết và định ra các quy luật

60 Hình 50: Các cấu hình điều hướng

Các quy luật: cho phép người dùng đặc tả các luật và hành động cần thiết

61 Hình 51: Cấu hình các rule

Rollup Rule cho phép người dùng cấu hình để đánh giá trên một module nào đó:

62 Hình 52: Cấu hình Rollup Rule

Chọn tùy chọn 2: nếu chọn tùy chọn này, một danh sách các cấu hình điều hướng được người dùng định nghĩa để sử dụng lại Nếu chưa có thì cho phép người dùng tạo mới

Người dùng có thể xem chi tiết nội dung cấu hình và lựa chọn để thêm vào thành phần mong muốn Tùy chọn này nhằm mục đích khai thác cấu hình Sequencing Collection sẵn có của SCORM.

Hỗ trợ soạn thảo nội dung

Để soạn thảo nội dung, người dùng chỉ cần chọn vào thành phần mình mong muốn để thêm nội dung (Chú ý: Theo chuẩn SCORM, ta không thể thêm nội dung cho thành phần không phải là thành phần lá)

Hình 54: Tính năng soạn thảo nội dung

Chương trình hỗ trợ cho phép import nội dung ngoài như sau:

Hình 55: Các tùy chọn import

Hỗ trợ import và chỉnh sửa html trực quan:

Hình 56: Tính năng import Html

Hỗ trợ import và chỉnh sửa PDF trực quan(chỉ chỉnh sữa được trên dòng)

Hình 57: Tính năng import PDF

Hỗ trợ xem trước và import media file:

65 o Chức năng xem trước video(hỗ trợ 2 định dạng wmv và mp4)

Hình 58: Tính năng import và hỗ trợ xem trước video o Chức năng xem trước flash:

Hình 59: Tính năng import và hỗ trợ xem trước Flash

66 o Hỗ trợ chèn hình ảnh

Hình 60: Tình năng import hình ảnh o Hỗ trợ chèn ậm thanh: hỗ trợ wav và mp3 Ngoài ra chương trình cũng hỗ trợ soạn thảo các dạng câu hỏi trắc nghiệm :

Single choice Multiple choice TrueFalse Order Choice

Hình 61: Tính năng soạn câu hỏi trắc nghiệm

67 Và kết quả hiển thị:

Hình 62: Câu hỏi trắc nghiệm Chương trình cũng hỗ trợ soạn bài kiểm tra gồm nhiều câu hỏi thông qua chức năng add Test.

Đóng gói khóa học

Chương trình hỗ trợ đóng gói nội dung bài giảng theo chuẩn SCORM Ngoài ra chương trình còn hỗ trợ đóng gói nội dung thành HTML và PDF Đây là hình ảnh khóa học được đóng gói theo chuẩn SCORM và chạy trên SCROM Cloud

68 Hình 63: Tính năng đóng gói khóa học

Ngày đăng: 24/09/2024, 13:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Paul Jesukiewicz, Content Aggregation Model, Advanced Distributed Learning Initiative, Office of the Deputy Under Secretary Of Defense for Readiness and Training, Policy and Program, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Paul Jesukiewicz, "Content Aggregation Model
[2] Paul Jesukiewicz, Sequencing and Navigation, Advanced Distributed Learning Initiative, Office of the Deputy Under Secretary Of Defense for Readiness and Training, Policy and Program, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Paul Jesukiewicz, "Sequencing and Navigation
[3] Paul Jesukiewicz, Run-Time Environment, Advanced Distributed Learning Initiative, Office of the Deputy Under Secretary Of Defense for Readiness and Training, Policy and Program, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Paul Jesukiewicz, "Run-Time Environment
[5] Nguyễn Thành Trì, “Nâng cấp và chuyển đổi sang LINUX trình soạn thảo giáo trình điện tử theo chuần SCORM”, Khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cấp và chuyển đổi sang LINUX trình soạn thảo giáo trình điện tử theo chuần SCORM
[4] Chritian Mosers, WPF Toturial.net, Internet: http://wpftutorial.net , August.20, 2012 Link
[8] Advanced Distributed Learning, http://www.adlnet.org/ , August.20, 2012 [9] The MASIE Center , http://masie.com/ , August.20, 2012 Link
[6] Advanced Distribute Learning Initative, Authoring Tools Application Guidelines- Practical Examples and SCORM Implementation Suggestions, 2003 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  10: Cây hoạt động  Một hoạt động học có thể những đặc điểm sau: - Luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính: Xây dựng ứng dụng soạn bài giảng theo chuẩn SCORM, cho phép hiển thị bố cục và điều khiển nội dung bài giảng
nh 10: Cây hoạt động Một hoạt động học có thể những đặc điểm sau: (Trang 28)
Hình  37: Thông tin điều hướng cho mẫu Remediation - Luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính: Xây dựng ứng dụng soạn bài giảng theo chuẩn SCORM, cho phép hiển thị bố cục và điều khiển nội dung bài giảng
nh 37: Thông tin điều hướng cho mẫu Remediation (Trang 59)
Hình  45: Cấu trúc bài giảng theo khuôn mẫu - Luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính: Xây dựng ứng dụng soạn bài giảng theo chuẩn SCORM, cho phép hiển thị bố cục và điều khiển nội dung bài giảng
nh 45: Cấu trúc bài giảng theo khuôn mẫu (Trang 66)
Hình cần thiết và định ra các quy luật. - Luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính: Xây dựng ứng dụng soạn bài giảng theo chuẩn SCORM, cho phép hiển thị bố cục và điều khiển nội dung bài giảng
Hình c ần thiết và định ra các quy luật (Trang 68)
Hình  55: Các tùy chọn import - Luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính: Xây dựng ứng dụng soạn bài giảng theo chuẩn SCORM, cho phép hiển thị bố cục và điều khiển nội dung bài giảng
nh 55: Các tùy chọn import (Trang 73)
Hình  59: Tính năng import và hỗ trợ xem trước Flash - Luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính: Xây dựng ứng dụng soạn bài giảng theo chuẩn SCORM, cho phép hiển thị bố cục và điều khiển nội dung bài giảng
nh 59: Tính năng import và hỗ trợ xem trước Flash (Trang 74)