KIẾN THỨC VỀ NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA LỄ ĐỘNG THỔ pot

5 646 0
KIẾN THỨC VỀ NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA LỄ ĐỘNG THỔ pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KIẾN THỨC VỀ NGUỒN GỐC Ý NGHĨA LỄ ĐỘNG THỔ Event Channel - Là người làm sự kiện, hiểu biết về các nghi lễ để thực hiện đúng trình tự tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất là không bao giờ là những kiến thức thừa. Trong các loại hình event thì có một loại hình khá phổ biến là Lễ động thổ. Lễ Động thổlễ khởi công để bắt đầu xây dựng một công trình, khác với Lễ Khánh thành là lễ mừng công trình đã hoàn thành bắt đầu đưa vào sử dụng. Mỗi khi bắt đầu một công trình với các quy mô khác nhau, việc đầu tiên thực hiện là tổ chức lễ khởi công đầy đủ, ý nghĩa. Mục đích thể hiện lòng thành đối với thần linh ngự trên mảnh đất cầu cho mọi sự tốt lành thông báo cho mọi người được biết về việc bắt đầu xây dựng công trình. Trước đây, người ta cúng khấn vái xin thần Thổ Địa nơi xây dựng công trình phù hộ cho bình an, khánh thành thì cúng tạ ơn Thổ địa . Hiện nay, thay vì làm lễ cúng thì người ta đọc diễn văn chào mừng. Người Việt Nam ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc từ xa xưa, quan niệm rằng Đất có thổ địa, khi đào xới đụng chạm tới đất phải cúng kiếng xin phép ông thổ địa. 1 Nguồn gốc Lễ động thổ Theo các sách cổ Trung Hoa, nguồn gốc của Lễ Động Thổ có từ năm 113 trước Công Nguyên. Năm đó là năm Mậu Thìn, vua Hán Vũ Đế thấy triều đình có tục tế Trời mà không có tế Đất, bèn họp quần thần lại bàn việc tổ chức Lễ Hậu Thổ tức là tạ ơn Thần Đất hay còn gọi là Xã Tế. Ngày xưa, Lễ động thổ hàng năm được tiến hành sau ngày mùng 3 tết. Động thổ phải có lễ cúng Thổ thần để trình xin bắt đầu động đến đất cho một Năm mới. Lễ động thổ là bắt đầu đào xới đất cát buổi đầu năm (một nghi thức trong nghề nông, có ý cầu mong cả năm làm ăn sẽ được thuận lợi). Thực ra, ngày làm lễ động thổ không nhất định là phải vào ngày nào, nhưng để giúp dân chúng tiện việc làm ăn, nhiều làng thường cử hành lễ này sau ba ngày tết. Các bậc kỳ lão quan viên được cử làm chủ tế bồi tế để cúng thần Đất. Lễ vật cúng gồm hương đăng, trầu rượu, y phục kim ngân đồ mã. Trong buổi lễ, ông chủ tế với áo thụng xanh cuốc mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, tường trình với Thổ thần xin cho dân làng được động thổ. Sau buổi lễ động thổ này, dân làng mới được động tới đất. Ai cuốc xới trước lễ động thổ bị dân làng bắt vạ. Trong ba ngày tết, nếu không may có ai mệnh chung, tang gia phải quàn lại trong nhà, đợi lễ động thổ xong mới được đào huyệt an táng. 2 Ngày nay, nếu không phải làm nghề nông, mà áp dụng vào xây dựng các công trình, người ta cũng bắt đầu từ công việc đào móng, hoặc đào, xúc đất tượng trưng để khởi công xây dựng một công trình, mà đào móng là động đến đất (là ông thổ địa) nên phải làm lễ xin phép. Tục lệ xúc những xẻng đất đầu tiên vẫn được giữ trong những lễ khởi công hiện đại Những yếu tố cần lưu ý khi tiến hành lễ động thổ: Để xây dựng một công trình mà sau đó, mọi chuyện đều may mắn tốt lành thì khi tiến hành động thổ nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thuỷ, chọn ngày tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. ) tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phục ) phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) để xin được làm nhà trên mảnh đất đó. Các bước tiến hành Trước tiên, cần phải xem tuổi của chủ nhà. Việc chủ nhà được tuổi xây dựng có thể giúp cho quá trình xây dựng được thuận lợi, tốt đẹp, ngôi nhà đưa vào sử dụng bền vững. Có thể tham khảo công cụ tính toán tuổi của chủ nhà dựa theo ba yếu tố Kim lâu, Hoàng ốc Tam tai. Nếu tuổi của chủ nhà không phù hợp để xây dựng vào năm hiện tại, nhưng nhu cầu ở là cấp thiết, thì có thể tiến hành thủ tục mượn tuổi. Trước tiên tìm người hợp tuổi cũng bằng công cụ trên, nếu được nên là những người đứng tuổi, thọ, phúc lộc dồi dào, con cháu đông, sau đó tiến hành thủ tục mượn 3 tuổi. Tuy nhiên cần nhớ rằng, việc mượn tuổi để xây nhà là một biện pháp thiên nhiều về tâm lý, mọi chuyện tốt xấu sẽ vẫn xảy ra với chủ nhà chứ không phải vì mượn tuổi mà xảy ra với người kia. Ngoài ra, thời điểm khởi công còn phụ thuộc nhiều vào tiết khí trạch mệnh (tức giờ, ngày, tháng khởi công). Nếu chọn được ngày, giờ đẹp thì việc ảnh hưởng có thể giảm đi nhiều. Chủ nhà cũng có thể nhờ một người nào đó trong gia đình hay bạn bè (có tuổi không phạm vào kỵ năm nay thay mặt trong lúc quan trọng như đổ móng, đổ trần ). Tốt nhất là nên mời một thầy phòng thủy về xem xét tiến hành các nghi lễ cần thiết. Sau khi đã lựa chọn được ngày giờ khởi công hợp lý, cần tổ chức lễ động thổ. Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã Sau khi làm lễ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Ngày nay, thay vì cúng bái, người ta đọc diễn văn để thay thế Kết: Hiện nay, Lễ khởi công được xem như là nghi lễ để kính cáo với thần linh cầu sự phù trợ cũng nhằm thông báo với tất cả mọi đối tượng về ý nghĩa của công trình bắt đầu xây dựng cho đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng nó mang lợi ích nhất định đối với con người xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, Lễ khởi công ngày càng được chú trọng, nâng tầm quy mô, đòi hỏi sự bài bản chuyên nghiệp của người tổ chức. 4 5 . KIẾN THỨC VỀ NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA LỄ ĐỘNG THỔ Event Channel - Là người làm sự kiện, hiểu biết về các nghi lễ để thực hiện đúng trình tự và tư vấn cho khách hàng một. địa, khi đào xới đụng chạm tới đất phải cúng kiếng xin phép ông thổ địa. 1 Nguồn gốc Lễ động thổ Theo các sách cổ Trung Hoa, nguồn gốc của Lễ Động Thổ có từ năm 113 trước Công Nguyên. Năm đó. là những kiến thức thừa. Trong các loại hình event thì có một loại hình khá phổ biến là Lễ động thổ. Lễ Động thổ là lễ khởi công để bắt đầu xây dựng một công trình, khác với Lễ Khánh thành là lễ mừng

Ngày đăng: 28/06/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan