1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Đề cương llppdh

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

mmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm

Trang 1

CHƯƠNG 2: MÔN HỌC NGỮ VĂN Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG2.1 Đặc điểm của môn học Ngữ Văn

2.1.1 Ngữ văn là môn học có vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục của nhà trường phổ thông từ sau CMT8 đến nay

Tên ban đầu của môn học này là Việt văn (phân biệt với Pháp văn) Trong nhà trường thuộc địa, Việt văn là môn học chỉ đóng vai trò môn phụ, thuộc vào các môn học tự chọn (có thể lựa chọn, có thể không), không có mặt trong những kì thi quan trọng ở phổ thông Tiếng Việt và văn học chịu chung số phận của lịch sử dân tộc

Kể từ sau CMT8 năm 1945, môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông đã trải qua nhiều lần cải cách Môn học ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống các môn học và hoạt động giáo dục của nhà trường Cụ thể, trong chương trìnhGDPT 2018, Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12, là môn họcbắt buộc trong cả ba cấp học Ngoài ra, ở THPT còn có một số chuyên đề tự chọn của môn Ngữ Văn dành cho HS có sở trường và nguyện vọng nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học phân hoá

⇨ Môn Ngữ văn trong nhà trường (được gọi là môn Tiếng việt ở tiểu học, Ngữ văn ở THPT) đảm nhiệm vai trò trang bị cho học sinh công cụ TV để thực hiện tốt các hoạt động giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tất cả các môn khoa học khác cũng như để chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của nhân loại được tích luỹ và lưu giữ bằng ngôn ngữ Đó là lý do khi bước vào trường tiểu học, trẻ em được học Tiếng Việt trước khi học tập các môn khoa học khác và tiếng Việt, Ngữ văn trở thành môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12

(Trong đánh giá năng lực đầu vào của một số trường đại học trong nước, có nội dung đánh giá năng lực đọc hiểu – năng lực công cụ mà môn Ngữ văn đảm nhiệm vai trò chính trong việc hình thành và phát triển Ví dụ nội dung đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản của đại học Bách Khoa )

2.1.2 Ngữ Văn là môn học có tính công cụ và tính thẩm mỹ - nhân văn

Công cụ: Cái dùng để tiến hành một việc nào đó, để đạt một mục đích nào đó (Từ điển Tiếng Việt)

Môn Ngữ văn trang bị cho HS công cụ ngôn ngữ Tiếng Việt để giao tiếp tư duy, học tập Ngữ văn là môn học trang bị công cụ để HS thực hiện hoạt động giao tiếp thẩm mỹ Môn học Ngữ văn là công cụ để giáo dục tâm hồn, tình cảm cho HS, bồi đắp tình cảm thẩm mỹ, các giá trị nhân văn

Trang 2

Mục tiêu của môn học Ngữ Văn trong chương trình

1 Môn học Ngữ Văn cung cấp cho HS những kiến

thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về ngôn ngữ (trọng tâm là tiếng Việt) và văn học (trọng tâm là văn học Việt Nam), phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước

2 Môn Ngữ Văn hình thành và phát triển ở HS các

năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ; phương pháp học tập, tư duy, đặc biệt làphương pháp tự học; năng lực ứng dụng những điều đã học được vào cuộc sống

3 Môn Ngữ Văn bồi dưỡng cho HS tình yêu tiếng

Việt, văn học, văn hoá; tình yêu gia đình, thiên nhiên,đất nước; Lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập tự cường; Lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn; giáo dục cho HS trách nhiệm công dân, tinh thầnhữu nghĩ và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát trọng và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại

A) Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,

trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính Môn Ngữ Văn giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú,có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguông và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống

B) Góp phần giúp HS phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp

và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp kiến thức phổ thông nềntảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mỹ nói chung trong cuộc sống

So sánh mục tiêu của môn học Ngữ văn trong chương trình 2006 và 2018: ● Mục tiêu của môn học Ngữ văn trong chương trình 2006 nhấn mạnh mục tiêu kiến thức Mục tiêu năng lực cũng

được đề cập tới nhưng chỉ tập trung vào một số năng lực: sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học và cảm thụ thẩm mỹ Mục tiêu phẩm chất được đề cập sau hai mục tiêu kiến thức và mục tiêu năng lực

● Mục tiêu của môn học Ngữ Văn năm 2018 tập trung vào phát triển phẩm chất cho HS bao gồm 5 phẩm chất, 3 năng lực chung và 2 năng lực chuyên môn là năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học

Các phẩm chất chủ yếu và các năng lực này được cụ thể hoá ở từng cấp học

2.3 Nội dung giáo dục của môn học Ngữ văn

Trang 3

CHƯƠNG 3: NGUYÊN TẮC, HÌNH THỨC TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

MÔN NGỮ VĂN3.3 Phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học môn Ngữ văn3.3.1 Khái niệm PPDH Ngữ văn

PPDH là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên Ngữ văn trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập Ngữ văn của HS nhằm giúp HS đạt mục tiêu dạy học

Một số phương pháp dạy học Ngữ văn

1 Phương pháp đọc sáng tạo 8 Phương pháp đóng vai2 Phương pháp tái tạo hình tượng nghệ thuật 9 Phương pháp trò chơi3 Phương pháp gợi mở (tìm kiếm bộ phận) 10 Phương pháp dạy học theo dự án4 Phương pháp phân tích ngôn ngữ 11 Phương pháp dạy học theo nhóm5 Phương pháp dạy học theo mẫu 12 Phương pháp thuyết trình6 Phương pháp thực hành viết theo tiến trình 13 Phương pháp nghiên cứu7 Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề 14 Một số kĩ thuật dạy học tích cực

3.3.2 Phương pháp đọc sáng tạo3.3.2.1 Khái niệm:

Đọc sáng tạo là phương pháp dạy học sử dụng hành động đọc bộc lộ thể hiện sự tìm tòi, khám phá mang dấu ấn độc đáo riêng của chủ thể đọc ( như đọc diễn cảm, đọc phân vai, đọc nghệ thuật) để làm sống dậy thế giới âm thanh vật chất của văn bản nghệ thuật và hành động cảm thụ các sản phẩm đọc bộc lộ mà bản thân được thưởng thức nhằm giúp bạn đọc họcsinh thâm nhập, cảm thụ trực tiếp văn bản nghệ thuật; bộc lộ những rung động, hiểu biết, khám phá của bản thân về văn bản qua phương diện tái tạo âm thanh vật chất của văn bản đó; chia sẻ, cộng hưởng, đối thoại kết quả tiếp nhận văn bản của mình với chủ thể học tập khác; tạo ra bầu không khí giao tiếp đậm đà màu sắc văn chương để khơi gợi, tạo hứng thú

học tập cho HS

3.3.2.3 Cách thức thực hiện phương pháp đọc sáng tạo

b) Quy trình thực hiện phương pháp

B1: GV xác định phần nội dung học tập cần sử dụng phương pháp đọc sáng tạo và xác định nhiệm vụ cần thực hiện (của

B4: Tổ chức thể hiện sản phẩm đọc sáng tạo trước lớp, nhóm

Chủ thể đọc có thể thực hiện trực tiếp hoạt động tạo ra sản phẩm đọc sáng tạo trên lớp, hoặc theo nhóm, cũng có thể báo cáo sản phẩm đã chuẩn bị và được ghi âm, ghi hình từ trước đó

B5: Tổ chức phản hồi, tự phản hồi về quá trình thực hiện và sản phẩm đọc sáng tạo đã được thể hiện (trên lớp hoặc ngoài

lớp học)

c) Các biện pháp

● Đọc diễn cảm● Đọc phân vai

Trang 4

Phương pháp tái tạo hình tượng nghệ thuật giúp HS bước vào tiến trình tiếp nhận văn học, làm sống dậy bức tranh đời sống – thế giới nghệ thuật của văn bản, tạo ra sự tiếp xúc cụ thể, cảm tính của người đọc với hình tượng nghệ thuật, góp

phần chuyển hoá văn bản của nhà văn thành tác phẩm trong cảm thụ của mỗi cá nhân Tái tạo hình tượng là phương pháp đặc thù trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học

b) Quy trình thực hiện phương pháp

B1: GV xác định hình tượng nghệ thuật cần tái tạo và biện pháp sử dụng (tái tạo hình tượng nào, trong phạm vi/giai đoạn

nào, bằng hình thức gì, GV cần làm gì, HS cần làm gì )

B2: HS xác định và lựa chọn các yếu tố tạo hình và biểu hiện của hình tượng nghệ thuật được thể hiện trong văn bản làm

chất liệu để thực hiện hành động tái tạo (ví dụ: các chi tiết về không gian, thời gian, ngoại hình, ngôn ngữ của nhân vật )

B3: HS hình dung, tưởng tượng, bổ sung, làm đầy hình tượng NT, sắp xếp, tổ chức, phối cảnh tổng thể để tạo thành hình

tượng NT trong tâm trí và hiển thị (ngoại hiện) hình tượng nghệ thuật được tái tạo bằng các phương tiện phù hợp

B4: Tổ chức thể hiện, báo cáo sản phẩm tái tạo trước lớp, nhóm.

HS có thể thực hiện trực tiếp hoạt động tái tạo hình tượng NT trên lớp, hoặc theo nhóm, cũng có thể báo cáo sản phẩm tái tạo đã chuẩn bị từ trước đó (ví dụ tranh vẽ)

B5: Tổ chức phản hồi, tự phản hồi về quá trình thực hiện và sản phẩm (hình tượng nghệ thuật được tái tạo đã được thể

hiện (trên lớp hoặc ngoài lớp học)

c) Các biện pháp

● Tái tạo hình tượng nghệ thuật bằng ngôn từ● Tái tạo hình tượng nghệ thuật bằng tranh vẽ● Tái tạo hình tượng nghệ thuật bằng hành động kịch

3.3.4 Phương pháp gợi mở3.3.4.1 Khái niệm:

Gợi mở (gợi tìm / tìm kiếm bộ phận) là phương pháp GV hướng dẫn HS từng bước thực hiện chuỗi hành động tìm tòi, khám phá từng nội dung, phương diện,…của bài học theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cảm tính đến lý tính, từ tái hiện đến khám phá, phát hiện để đạt mục tiêu bài học

PPGM giúp học sinh tìm hiểu, phân tích sâu vào tài liệu học tập, lần lượt khám phá từng phương diện của bài học Kích hoạt sự động não, cảm xúc và tư duy của học sinh, làm cho quá trình học tập trở nên dễ dàng hơn Qua quá trình gợi mở của giáo viên, học sinh từng bước hoàn thành mục tiêu bài học

b) Quy trình thực hiện phương pháp

B1: GV xác định phần nội dung bài học cần sử dụng phương pháp gợi mở cho HS, mục tiêu cần đạt cho nội dung học tập

đó; biện pháp sử dụng

B2: Phân xuất mục tiêu cần đạt thành các khía cạnh, mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tái hiện đến phát

hiện,…; Xác định khả năng đạt được và cách thức đạt đến các mức độ mục tiêu cảu từng đối tượng/nhóm đối tượng học sinh; Lựa chọn những “điểm tựa” để khơi gợi, hỗ trợ HS đạt được các mức độ mục tiêu; Dự kiến các phương án điều chỉnh, thay đổi câu hỏi, yêu cầu và các hỗ trở bổ sung để giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn; Dự kiến phương án tổ chức

Trang 5

gợi mở trên lớp hay HS thực hiện ở nhà Dự kiến phương án GV là chủ thể gợi mở hay chuyển giao nhiệm vụ chủ thể gợi mở cho HS

B3: Tổ chức quá trình gợi mở nhằm hướng dẫn HS đạt mục tiêu dạy học và nhận xét, đánh giá

● Hành động gợi mở có thể được thực hiện tực tiếp trên lớp học; Hành động gở mở có thể được thực hiện bên ngoàilớp học (GV chuyển hệ thống câu hỏi gợi mở thành phiếu học tập để HS thực hiện)

● Chủ thể của HĐ gợi mở là GV GV có thể chuyển giao tư cách chủ thể này để HS đảm nhiệm (cần có phương án chuyển giao cụ thể)

● Khi HĐ gợi mở được thực hiện trực tiếp trên lớp, hoạt động nhận xét, đánh giá được tiến hành đan xen sau mỗi nhiệm vụ của tiến trình gợi mở được thực hiện Khi hành động gợi mở được thực hiện ở nhà, HS báo cáo sản phẩm trên lớp, hoạt động nhận xét, đánh giá được tiến hành sau khi HS báo cáo sản phẩm

c) Các biện pháp

Biện pháp 1: Đàm thoại gợi mởBiện pháp 2: Sơ đồ, bảng biểu, thang đo gợi mởBiện pháp 3: Trắc nghiệm gợi mở

3.3.5 Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề3.3.5.1 Khái niệm:

Nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV xây dựng các tình huống có vấn đề và tổ chức cho HS tích cực hoạt động giải quyết nhằm đạt mục tiêu dạy học (các phẩm chất, năng lực chung, năng lực chuyên môn)

Tình huống có vấn đề: là tình huống mà trong quan hệ với chủ thể hành động, nảy sinh mâu thuẫn giữa một bên chủ thể có nhu cầu giải quyết tình huống đó với một bên những tri thức, kĩ năng và pp hiện có của chủ thể chưa đủ để giải quyết Từ đó buộc chủ thể muốn giải quyết, phải khám phá để tạo ra cho mình có hiểu biết về nó và hiểu cách giải quyết tình huống

Các mức độ của PP NVGQVĐ: ● GV nêu vấn đề - tổ chức để HS giải quyết● HS đề xuất vấn đề và tự lực giải quyếtPP nêu và giải quyết vấn đề có tác dụng:

● Kích thích nhận thức, phát triển tư duy – đặc biệt là tư duy phản biện, phát huy khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống của HS

● Phát triển cảm xúc thẩm mỹ của người học● Tạo ra sự hứng thú, tích cực, thái độ “sẵn sàng chinh phục thử thách” của người học

3.3.6 Phương pháp phân tích ngôn ngữ3.3.6.1 Khái niệm

Phương pháp phân tích ngôn ngữ là phương pháp dạy học trong đó học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát và phân tích các hiện tượng đó theo định hướng của bài học, cũng tức là theo định hướng của những nội dung khoa học bộ môn, trên cơ sở ấy rút ra những nội dung lý thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ

3.3.6.3 Cách thức thực hiện

Quy trình: theo hướng quy nạp

Bước 1: Giáo viên cung cấp ngữ liệu cần phân tích

GV huy động, xây dựng ngữ liệu ẩn chứa các dấu hiệu cơ bản của khái niệm hay quy tắc ngôn ngữ Ngữ liệu có thể được lấy trong SGK (ngữ liệu do các tác giả SGK lựa chọn) hoặc giáo viên tự lựa chọn ngữ liệu hoặc giáo viên lấy ngữ liệu từ sản phẩm hoạt động học tập của HS

Yêu càu của ngữ liệu: ● Ngữ liệu phải đảm bảo chứa đựng những nội dung lý thuyết cần nhận thức● Ngữ liệu nên ngắn gọn

Trang 6

● Ngữ liệu mang tính giáo dục và phù hợp với tâm lý lứa tuổi

Bước 2: Học sinh quan sát và phân tích ngữ liệu theo định hướng của nội dung bài học

GV tổ chức cho HS quan sát, phân tích ngữ liệu có định hướng để tìm các dấu hiệu cơ bản, các yếu tố cấu thành quy tắc và quan hệ giữa chúng với nhau

Bước 3: Hình thành khái niệm lý thuyết cần cung cấp cho học sinh

Từ kết quả của việc quan sát và phân tích ngữ liệu ở bước 2, giáo viên giúp HS tổng hợp lại và khái quát thành nội dung lý thuyết

Bước 4: Củng cố và vận dụng lý thuyết đã học vào việc luyện tập, phân tích một số hiện tượng ngôn ngữ3.3.7 Phương pháp dạy thực hành viết dựa trên tiến trình

3.3.7.1 Khái niệm

Dạy thực hành viết dựa trên tiến trình là phương pháp GV tổ chức, hướng dẫn cho HS tham gia thực hành, trải nghiệm từng bước của quá trình tạo lập văn bản Trong mỗi bước, HS sẽ học được cách tư duy và làm chủ các hành động viết của mình Từ đó phát triển năng lực viết

3.3.7.3 Cách thức thực hiện phương pháp Bước 1: GV xác định mục tiêu, nội dung dạy viếtBước 2: Chuẩn bị

GV xây dựng các hoạt động hướng dẫn HS viết theo từng bước của tiến trình (cách thức tổ chức hoạt động; sản phẩm cần đạt; phương tiện dạy học…)

Từ việc tham khảo quy trình viết trong chương trình GDPT môn Ngứ văn; chương trình, SGK của một số nước, chúng tôi đề xuất quy trình viết gồm 5 bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, thu thập tư liệu…); tìm ývà lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm; công bố và chiêm nghiệm

Bước 3: GV tổ chức cho HS thực hành viết theo tiến trình

● Sản phẩm của HS trong bước này có thể là sản phẩm cụ thể của một giai đoạn trong tiến trình viết (phiếu tìm ý, dàn ý, một đoạn văn hoặc một bài văn hoàn chỉnh)

● GV tổ chức cho HS phản hồi, đánh giá sản phẩm viết một cách linh hoạt trong từng bước của tiến trình viết hoặc sản phẩm viết cuối cùng (HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá)

Sử dụng kĩ thuật 5W1H Đây là kĩ thuật được sử dụng trong quá trình học viết và đọc của HS, giúp HS trả lời được 6 loại câu hỏi nhằm hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu Kĩ thuật dạy học này hướng dẫn HS hình dung lại về sự việc đã xảy ra, khơi gợi những kinh nghiệm ở người học

● What happened? (Cái gì đã xảy ra)● Who was there? (Ai đã ở đó)● Why did it happen? (Tại sao nó lại xảy ra)● When did it happen? (Nó đã xảy ra khi nào)● Where did it happen? (Nó đã xảy ra ở đâu)● How did it happen? (Nó đã xảy ra như thế nào)

3.3.8 Phương pháp dạy học theo mẫu3.3.8.1 Khái niệm

Phương pháp rèn luyện theo mẫu/ Luyện tập theo mẫu là phương pháp mà thầy giáo chọn và giới thiệu các mẫu hoạt độngngôn ngữ rồi hướng dẫn HS phân tích để hiểu và nắm vững cơ chế của chúng và bắt chước mẫu đó một cách sáng tạo vào lời nói của mình

3.3.8.3 Cách thức thực hiện Bước 1: GV lựa chọn mẫu và lựa chọn cách trình bày mẫu

● GV lựa chọn mẫu: mẫu trong SGK, mẫu do GV tự chọn…

Trang 7

● Cách trình bày mẫu: Tuỳ thuộc vào mục đích dạy học, phương tiện dạy học, độ dài của mẫu để lựa chọn cách trình bày (đọc văn bản trong SGK, trình chiếu mẫu, in và phát mẫu cho HS/nhóm HS…)

Bước 2: GV hướng dẫn HS phân tích mẫu theo định hướng của bài học

● Mẫu có thể có nhiều đặc điểm khác nhau Tuỳ thuộc vào mục đích luyện tập, nội dung bài học, năng lực của HS… GV hướng dẫn HS chỉ ra những đặc điểm của mẫu theo định hướng của bài học

● Tổ chức cho HS đọc, trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập để phân tích mẫu● Mẫu ngôn ngữ cần được phân tích trên cả hai bình diện cấu trúc hinh thức và nội dung, ý nghĩa sử dụng

Bước 3: Hướng dẫn HS sáng tạo sản phẩm ngôn ngữ theo định hướng của mẫu

HS dựa vào đặc điểm của mẫu để tạo ra sản phẩm riêng của mình

Bước 4: Tổ chức phản hồi và đánh giá sản phẩm ngôn ngữ mới

Lưu ý: Khi tổ chức cho HS luyện tập theo mẫu, GV không chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng mà cần chú ý đến việc hìnhthành cho các em thao tác và quy trình thực hiện từng kiểu bài tập, kĩ năng

3.3.9 Phương pháp dạy học hợp tác3.3.9.1 Khái niệm

Phương pháp dạy học hợp tác còn có một số tên gọi khác như: học tập hợp tác, dạy học theo nhóm, thảo luận nhóm, dạy học hợp tác nhóm

Dạy học hợp tác được hiểu là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh làm việc theo nhóm để cùng nghiên cứu, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề đặt ra

● Nhóm không chính thức (Informal groups, nhóm có tính chất tức thì, chỉ kéo dài vài phút trong một giờ học)● Nhóm chính thức (Formal groups, được lập ra để đảm bảo rằng HS có đủ thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ

chính thức nào đó, có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần)● Nhóm cơ sở (Long-term groups, là một nhóm dài hạn như trong một học kì hoặc trong một năm học, với mục

đích tạo cho HS sự hỗ trợ lẫn nhau trải đều trong suốt một học kì hoặc một năm học)

3.3.9.3 Cách thức thực hiện Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học, chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp để tổ chức dạy học hợp tác

● Điểm mấu chốt của phương pháp dạy học hợp tác là GV cần giao cho HS một nhiệm vụ mang tính cộng tác ● Nhiệm vụ tóm tắt trong 4C;

+ Choice (Sự lựa chọn): Sự tự do trong lựa chọn nhiệm vụ của người học sẽ thúc đẩy động cơ nội tại của họ, dẫn đến giải phóng họ hoàn toàn và thúc đẩy họ tham gia vào nhiệm vụ một cách sâu sắc hơn

+ Challenge (Thách thức): Thách thức chính là ở mức độ khó khăn của nhiệm vụ + Control (Kiểm soát): Người dạy cần biết đưa ra các chỉ dẫn, các mục tiêu cần đạt được, cũng như là mức độ đòi hỏi đối với người học

+ Cooperative (Hợp tác): Việc công tác sẽ làm tăng động cơ học tập của người học

Bước 3: Theo dõi và điều chỉnh tiến trình hợp tác nhóm

GV theo dõi và điều chỉnh quá trình hoạt động của nhóm sao cho mỗi thành viên trong nhóm phải có hai trách nhiệm: hoạt động cá nhân và nỗ lực cho hoạt động chung của cả nhóm

Trang 8

Bước 4: Đánh giá hoạt động nhóm

● Đánh giá hoạt động nhóm cần đánh giá sản phẩm cuối cùng của nhóm, đánh giá quá trình làm việc của mỗi thành viên trong nhóm

● Chủ thể đánh giá đa dạng: GV đánh giá, HS tự đánh giá về mình và nhóm mình, các nhóm đánh giá chéo nhau

3.3.9.4 Một số mô hình, kĩ thuật trong dạy học hợp tác:

a) Kĩ thuật Suy nghĩ – Từng cặp – Chia sẻ (Think – Pair – Share) b) Kĩ thuật mảnh ghép

c) Kĩ thuật khăn trải bànd) Kĩ thuật công đoạne) Vòng tròn thảo luận văn chương (Literature Circles)

3.3.10 Phương pháp trò chơi3.3.10.1 Khái niệm

Phương pháp trò chơi là phương pháp người giáo viên dạy học thông qua việc tổ chức các trò chơi có liên quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực nhân thức, gây hứng thú học tập cho học sinh Qua trò chơi, học sinh tiếp thu

b) Quy trình thực hiện phương pháp

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học, chọn nội dung và hoạt động học phù hợp để sử dụng phương pháp trò chơiBước 2: GV/HS thiết kế trò chơi:

● Xác định mục đích trò chơi ● Xác định luật chơi

● Chuẩn bị phương tiện chơiBước 3: Tổ chức trò chơi

● GV/HS giới thiệu tên và mục đích của trò chơi, hướng dẫn chơi Mục đích trò chơi giúp các em hiểu mình tham gia chơi với mục đích gì? Thông qua trò chơi mình sẽ thu thập được kiến thức, kĩ năng gì, phát triển năng lực nào

● HS tham gia chơi Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi Bước này bao gồm những việc làm sau:

● GV, HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của cá nhân, của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm

● GV, HS công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải ● Một số HS nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện

c) Ví dụ một số trò chơi

● Trò chơi giải ô chữ● Trò chơi đuổi hình bắt chữ● Trò chơi con số may mắn ● Trò chơi: Ai nhanh hơn ● Trò chơi Đường lên đỉnh Olympia

3.3.11 Phương pháp thuyết trình 3.3.11.1 Khái niệm

a) Phương pháp thuyết trình trong dạy họcLà những phương pháp GV dùng lời nói để mô tả, trình bày, phân tích, giải thích nội dung bài học một cách chi tiết giúp

HS nghe, hiểu và ghi chép được đầy đủ

Thuyết trình là phương pháp thông tin một chiều GV nêu ra các ý tưởng hay khái niệm, phát triển, đánh giá và cuối cùng

tóm tắt các ý chính đã nêu trong khi HS ngồi nghe và ghi chép

b) Phương pháp thuyết trình trong Ngữ văn

Trang 9

Là phương pháp GV dùng lời nói kết hợp các yếu tố bổ trợ khác (điệu bộ, cử chỉ, các phương tiện dạy học trực quan) để dẫn dắt, giới thiệu, mô tả, trình bày, phân tích, giải thích nội dung bài học một cách chi tiết giúp cho HS nghe, hiểu và

ghi chép được đầy đủ Trong giờ dạy học đọc hiểu văn bản văn học, thuyết trình còn là phương pháp GV sử dụng ngôn ngữ với sự truyền cảm của giọng điệu để chia sẻ những cảm nhận tinh tế, sâu sắc về tác phẩm, truyền đến và khơi gợi ở HS những cảm xúc thẩm mỹ, tạo cảm hứng, làm nổi bật màu sắc văn chương cho giờ học

b) Quy trình thực hiện phương pháp

Bước 1: GV xác định nội dung thuyết trình về bối cảnh dạy học cần thuyết trình phù hợp (VD: khái niệm khó, cần giải thích/ tri thức công cụ cần cung cấp, bổ sung, mở rộng; kĩ năng, chiến thuật cần mô tả, giải thích, chi tiết tiêu biểu cần giảng bình…); mục tiêu cần đạt của nội dung học tập đó; biện pháp sử dụng

Bước 2: GV thiết kế nội dung và hình thức thuyết trình đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính hấp dẫn và luyện tập kĩ năng thuyết trình nếu chưa thành thạo Trong trường hợp GV chuyển giao nhiệm vụ chủ thể thuyết trình cho HS, cần có định hướng rõ ràng, cụ thể để HS có sự chuẩn bị tốt về cả nội dung và kĩ năng thuyết trình, đồng thời cần chuẩn bị phươngán phản hồi và làm mẫu nếu cần thiết

Bước 3: Tổ chức thuyết trình trên lớp

c) Các biện pháp

● Thuyết trình dẫn dắt, giới thiệu ● Thuyết trình thông báo – giải thích ● Thuyết trình bổ sung – mở rộng ● Thuyết trình củng cố - tổng kết ● Giảng bình tác phẩm văn học

3.3.12 Phương pháp đóng vai 3.3.12.1 Khái niệm:

a) PP đóng vai trong dạy học (một số tài liệu gọi là đóng kịch)

Đóng vai là một PPDH trong đó người học thực hiện những tình huống hành động được mô phỏng (theo các vai) về một chủ đề gắn với thực tiễn, thường mang tính chất trò chơi, trong đó các tình huống, các vấn đề hoặc xung đột được thể hiện Đóng vai nhằm phát triển năng lực hành động thông qua sự trải nghiệm của chính bản thân người học và thông qua thông tin phản hồi từ người quan sát

b) PP đóng vai trong dạy học Ngữ văn

Là phương pháp dạy học trong đó GV tổ chức cho HS nhập các vai giả định khác nhau trong một tình huống cụ thể để hành động, trình bày suy nghĩ, cảm nhận từ chỗ đứng, góc nhìn của vai mà họ đảm nhận, từ đó có thể trải nghiệm sâu sắc các văn bản văn học (thông qua hoạt động sân khấu hoá các tác phẩm văn học hay hoạt động tái tạo, phân tích, cắt nghĩa thế giới hình tượng: kết nối, vận dụng với đời sống…); hoặc tạo lập các văn bản ngôn ngữ phù hợp với yêu cầu và các tình huống giao tiếp nhằm đạt được mục tiêu bài học

=> Phát huy tính tích cực của người học, nhất là sự hứng thú và cơ hội được trải nghiệm, thực hành● Tạo môi trường kích thích, mô phỏng thực tế, cho phép HS tăng cường sự hiểu biết về tình huống hoặc sự kiện đã

được tái hiện● Tạo cơ hội áp dụng các tri thức, kĩ năng đã được học tập vào tình huống phản ánh thực tế -> hiểu hơn, nhớ lâu

hơn, hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù ● Là một cách tiếp cận thực tế để học như là phương pháp tương phản với nhiều hình thức học tập lý thuyết trừu

tượng -> học thông qua tham gia tích cực và tạo thành kinh nghiệm cá nhân, có cơ hội thể hiện, phản ánh dựa trênkinh nghiệm này

● Tạo cơ hội để trải nghiệm sâu sắc thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học

b) Quy trình thực hiện phương pháp

Bước 1: GV xác định nội dung dạy học cần sử dụng phương pháp đóng vai và xác định nhiệm vụ cần thực hiện (của GV,

HS) gắn với biện pháp vận dụng cụ thể

Bước 2: GV thông tin cho HS về đề tài, tình huống và (các) vai, quy định rõ về thời gian chuẩn bị, thời gian thực hiện của

mỗi vai, xác định mục đích thực hiện

Trang 10

Bước 3: HS chuẩn bị, làm quen, tập đóng vai

● HS làm quen với tình huống và (các) vai được đảm nhận: GV giải thích rõ hơn về (các) vai cho HS, GV tổ chức cho HS tự phân vai nếu hoạt động theo nhóm, tự chọn vai nếu nhiều vai, chủ yếu dựa trên nguyên tắc tự nguyện, HS làm quen với vai của mình, có thể sử dụng thẻ mô tả vai; suy nghĩ/thảo luận về ngôn ngữ, tính cách, cách thứcthể hiện của (các) vai…

● HS tập đóng vai● HS (đặc biệt là những HS/ nhóm HS không tham gia đóng vai) được hướng dẫn để xác định các tiêu chí quan sát

và nhận nhiệm vụ quan sát, nhận xét, góp ý cho (những) vai diễn

Bước 4: Tổ chức thể hiện nhập vai trước lớp, nhómBước 5: Tổ chức phản hồi, tự phản hồi về quá trình thực hiện đóng vai của HS/ nhóm HS

c) Các biện pháp

- Sân khấu hoá tác phẩm văn học - Nhập vai trải nghiệm hồi ứng (văn học) - Nhập vai xử lý tình huống giao tiếp giả định

3.3.13 Phương pháp dạy học theo dự án3.3.13.1 Khái niệm

Dạy học dựa trên dự án là cách thức tổ chưc dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày Làm việc nhóm là hình thưc làm việccơ bản của dạy học theo dự án

Mục đích, tác dụng của PPDH theo dự án: ● Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội● Kích thích động cơ, hứng thú động tập của người học

● Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn● Phát triển các năng lực côt lõi: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo● Phát triển năng lực đánh giá

b) Quy trình thực hiện phương pháp

Dạy học dựa trên dự án được tiến hành theo ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án

● Đề xuất ý tưởng và chọn đề tài dự án: Đề tài dự án có thể nảy sinh từ sáng kiến của GV, HS hoặc của nhóm HS HS là người quyết định lựa chọn đề tài, nhưng phải đảm bảo nội dung phù hợp với mục đích học tập, phù hợp chương trình và điều kiện thực tế Để thực hiện dự án, HS phải đóng vai có thực trong xã hội để tự mình tìm kiến thông tin và giải quyết công việc

● Chia nhóm và nhận nhiệm vụ dự án: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhómHS và những yếu tố khác liên quan đến dựa sn Trong công việc này, GV là người đề xướng nhưng cũng cần tạo điều kiện cho HS tự chọn nhóm làm việc

● Lập kế hoạch thực hiện dự án: GV hướng dẫn cac nhóm HS lập kế hoạch thực hiện dự án, trong đó HS cần xác định chính xác chủ đề, mục tiêu, những công việc cần làm, kinh phí, thời gian và phương pháp thực hiện Ở giai đoạn này, đòi hỏi ở HS tính tự lực và tính cộng tác để xây dựng kế hoạch của nhóm Sản phẩm tạo ra ở giai đoạn này là bản kế hoạch dự án

Giai đoạn 2: Thực hiện dự án

Giai đoạn này, với sự giúp đỡ của GV, HS tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ được giao với các hoạt động: như đề xuất các phương án giải quyết và kiểm tra, nghiên cứu tài liệu, tiến hành các thi nghiệm, trao đổi và hợp tác với các thành viên trong nhóm Trong dự án, GV cần tôn trọng kế hoạch đã xây dựng của các nhóm, cần tạo điều kiện cho HS trao đổi, thu thập tài liệu, tìm kiếm thông tin Các nhóm thường xuyên cùng nhau đánh gia công việc, chỉnh sửa để đạt được mục tiêu GV cũng cần tạo điều kiện cho việc làm chủ hoạt động của HS và nhóm HS, quan tâm đến phương pháp học của HS…và khuyến khích

Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án

Ngày đăng: 23/09/2024, 21:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w