Quá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà, ngoài người dân làng Xuân Khương, còn có sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước và sự tham gia của các tộc người thiểu số.. Bà trong quá kVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng NgãiVấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-* -
PHAN THÙY GIANG
VẤN ĐỀ PHỤC DỰNG LỄ HỘI ĐIỆN TRƯỜNG BÀ Ở HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI
Ngành: Văn hóa học Mã số: 9 22 90 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Hà Nội – 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: GS TS Lê Hồng Lý
Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2024
Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trang 3MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Từ sau năm 1986, khi đất nước bước vào thời kỳ Đổi mới, không khí chính trị xã hội cũng trở nên cởi mở hơn; mọi khía cạnh trong phạm trù văn hóa được tạo điều kiện để phát triển Phong trào phục dựng lễ hội đã diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, ở mọi tộc người đồng chủ thể quốc gia Lễ hội điện Trường Bà cũng nằm trong số đó, và trở thành vốn quý tinh thần của huyện Trà Bồng
Trong những năm qua, đã có nhiều nghiên cứu phân tích sự chuyển đổi trong nhận thức của Đảng và Nhà nước về bản chất, vai trò, vị trí của văn hóa đối với tiến trình phát triển của đất nước Ở phạm vi hẹp hơn, đã có những nghiên cứu về thay đổi trong tâm thức và hành vi của cộng đồng đối với các thực hành văn hóa tâm linh trong bối cảnh mới Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trường hợp đều được thực hiện ở những địa phương thuần nhất về thành phần tộc người Huyện Trà Bồng là địa phương đa tộc người, đa văn hóa, bao gồm cả văn hóa tâm linh Quá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà, ngoài người dân làng Xuân Khương, còn có sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước và sự tham gia của các tộc người thiểu số Vậy quá trình phục dựng lễ hội ở đây đã diễn ra như thế nào? Bản chất của quá trình này là gì? Hấp lực của lễ hội có thu hút được các cộng đồng thiểu số tự giác tham gia hay không? Và liệu rằng, những người tham gia lễ hội thuộc nhiều cộng đồng tộc người, nhiều nhóm xã hội có thể thông hiểu lẫn nhau và biểu đạt một diễn ngôn chung hay không? Để trả lời cho các câu hỏi đó, tôi quyết định chọn đề tài
“Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi”để thực hiện luận án tiến sĩ văn hóa học của mình
2 Mục đích, nhiệm vụ của NCS và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án kỳ vọng chỉ ra được những yếu tố cốt lõi: bản chất của vấn đề phục dựng lễ hội, động cơ và vai trò của các bên tham gia, kết quả cũng như những vấn đề cần được thảo luận qua việc so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn
2.2 Nhiệm vụ của NCS
Để thực hiện luận án, NCS tự đặt cho mình các nhiệm vụ cơ bản như sau: (i) Tổng quan tình hình nghiên cứu về phục dựng lễ hội nói chung, lễ hội điện Trường Bà nói riêng; (ii) Xác lập cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu; (iii) Nhận diện di tích và lễ hội điện Trường
Trang 4Bà trong quá khứ và đương đại; (iv) Phân tích các bối cảnh chính của quá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà trong những năm gần đây; (v) Tìm hiểu động cơ của các bên liên quan trong quá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà, từ đó chỉ ra được bản chất của quá trình này; và (vi) Chỉ ra kết quả đạt được cũng như những vấn đề cần thảo luận khi so sánh giữa thực tiễn với các hệ thống lý thuyết
2.3 Những câu hỏi nghiên cứu chính
Luận án sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính như sau: (i) Quá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà đã diễn ra trong những bối cảnh nào; (ii) Các bên tham gia đã phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng như thế nào; (iii) Các bên liên quan có vai trò và mục đích gì trong quá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà; và (iv) Kết quả đạt được và những vấn đề cần thảo luận là gì?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là “vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà”
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu được xác định là huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi - nơi diễn ra lễ hội điện Trường Bà và cũng là không gian cư trú của các tộc người Kinh, Hoa, Cor, một số dân tộc thiểu số khác Luận án tập trung nghiên cứu lễ hội điện Trường Bà trong bối cảnh đương đại, trong khoảng thời gian từ sau năm 1986 đến nay, có sự so sánh với lễ hội được thực hiện trong quá khứ để chỉ ra những truyền thống mới được sáng tạo
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Luận án chú trọng đến việc tìm hiểu quan điểm của người trong cuộc và tiếp cận chỉnh thể Theo hướng quan điểm và tiếp cận này, luận án khai thác tối đa hiểu biết của các cộng đồng tộc người về lễ hội điện Trường Bà trong quá khứ, tìm hiểu vai trò thực tế của mỗi bên tham gia, và hiểu được quan điểm của họ về lễ hội sau quá trình phục dựng
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong thực hiện đề tài luận án về cơ bản là sự kết hợp giữa việc phân tích, tổng hợp nguồn tài liệu thứ cấp với việc thu thập, xử lý các tư liệu điền dã Các công cụ chính trong giỏ phương pháp nghiên cứu nhân học-dân tộc học
Trang 5như quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, kiểm tra chéo thông tin… đều được vận dụng một cách phù hợp nhằm đạt hiệu quả tối đa
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án bổ sung sự hiểu biết về một vùng đất đang chuyển mình dưới sức ép của quá trình Toàn cầu hóa Ngoài việc góp thêm một góc nhìn về phục dựng lễ hội ở một tiểu vùng văn hóa đa tộc người, luận án còn chỉ ra những bất cập của việc áp dụng hệ thống lý thuyết
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về quá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà một cách hệ thống, khách quan, không lệ thuộc vào các quan điểm chủ lưu Luận án chú trọng phân tích bối cảnh đương đại của quá trình phục dựng lễ hội, trong đó nhấn mạnh đến các yếu tố có tính chất quyết định như chính sách vĩ mô/vi mô, bối cảnh liên tộc người, và bối cảnh văn hóa.Đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng: thông qua việc phục dựng lễ hội điện Trường Bà, có mở rộng quy mô và thành phần tham gia, chính quyền sở tại mong muốn hình thành một cộng đồng văn hóa tâm linh liên tộc người
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Bằng cách chỉ ra những vấn đề cần thảo luận khi soi chiếu thực tiễn phục dựng lễ hội điện Trường Bà với các hệ thống lý thuyết, luận án cung cấp thêm các luận cứ khoa học cho chính quyền địa phương trong việc hoạch định các chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung, cũng như vấn đề phục dựng lễ hội nói riêng Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là nguồn tư liệu tham khảo cho những người đang quan tâm đến vấn đề phục dựng lễ hội ở Việt Nam
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục bài báo đã công bố, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án cấu trúc gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2: Nguồn Thanh Bồng trong hệ thống nguồn ở Quảng Ngãivà mối quan hệ với làng Xuân Khương
Chương 3: Di tích và lễ hội Trường Bà trong lịch sử Chương 4: Quá trình trùng tu di tích và phục dựng lễ hội điện
Trang 6Trường Bà sau Đổi mới
Chương 5: Phục dựng lễ hội điện Trường Bà: soi chiếu từ lý thuyết đến thực tiễn
Chương I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu về phục dựng lễ hội ở nước ngoài
Các cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và thứ hai (1939-1945) đã phá vỡ các cấu trúc sinh hoạt thường ngày và làm ngưng trệ, gián đoạn nhiều thực hành văn hóa truyền thống trên thế giới Hậu chiến, các lễ hội truyền thống được phục dựng ở nhiều nơi trên thế giới và trở thành đối tượng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm
Nhìn lại nguồn tài liệu về lễ hội và phục dựng lễ hội ở nước ngoài được điểm luận, có thể nhận thấy:
(1) Các học giả trên thế giới đều coi lễ hội là các sự kiện văn hóa hàm chứa nhiều thuộc tính: tính lễ nghi tôn giáo, tính huyền thoại-biểu tượng, tính gắn kết xã hội, tính nhận dạng địa phương, tính xác thực, tính hàng hoá, tính kích thích tiêu dùng Chính vì vậy, lễ hội là một thực hành văn hoá luôn có vị trí đặc biệt trong xã hội, có nhiều ý nghĩa đối với cá nhân cũng như các nhóm xã hội
(2) Việc tổ chức hay phục dựng lễ hội luôn hướng đến đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau Ở các nước phương Tây, mục tiêu kinh tế được đặt lên hàng đầu Trong khi đó, ở các nước phương Đông, việc phục dựng lễ hội vừa coi trọng mục tiêu kinh tế, vừa đề cao các giá trị văn hóa tâm linh và sự gắn kết hoặc cạnh tranh xã hội
(3) Phục dựng lễ hội là hiện tượng phổ biến toàn cầu Lễ hội được phục dựng không hoàn toàn là một phiên bản được sao chép của lễ hội truyền thống như nó vốn có trước khi bị ngưng trệ, gián đoạn mà luôn có sự kế thừa, tái tạo, bổ sung cho phù hợp với điều kiện mới
(4) Muốn phục dựng được lễ hội, cần có sự tham gia của nhiều bên: cộng đồng, nhà nước, các nhà khoa học Vai trò của nhà nước và các nhà khoa học, ở tùy từng nơi, có tầm quan trọng khác nhau, nhưng bao giờ cộng đồng cũng chiếm vị trí trung tâm, không thể thay thế
Trang 71.1.2 Nghiên cứu về phục dựng lễ hội ở Việt Nam
Sự bùng nổ của phong trào phục dựng lễ hội ở Việt Nam đã trở thành đối tượng được giới học thuật trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu với nhiều quan điểm tiếp cận và phương pháp khác nhau Các nghiên cứu được công bố thể hiện những khuynh hướng tiếp cận, sự ưu tiên khác nhau và mang lại những phát hiện khác nhau:
(1) Các nhà khoa học đều thống nhất rằng, việc phục dựng lễ hội là một tất yếu đồng thời thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau của nhà nước cũng như cộng đồng: khôi phục, tái tạo đức tin, vui chơi giải trí, gắn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người, kiến tạo bản sắc quốc gia cũng như địa phương, tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế
(2) Về động lực thu hút sự tham gia vào phục dựng lễ hội, một số nhà khoa học quan tâm tìm hiểu các hàm ý chính trị và đề cao vai trò của nhà nước; trong khi đó, có những nghiên cứu khác lại nhấn mạnh tính không thể thay thế của cộng đồng và coi cộng đồng mới là chủ nhân đích thực của lễ hội
(3) Về quy trình và cách thức phục dựng lễ hội, giữa các nhà khoa học có sự phân hóa khá sâu sắc: một bộ phận thiên về dàn dựng, bổ sung các yếu tố mới nhằm thu hút du khách; một số khác đòi hỏi vẫn phải giữ được tính xác thực của lễ hội
(4) Với sự can thiệp của nhà nước, người dân luôn đối mặt với nguy cơ bị lề hóa Các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, được sự hỗ trợ của các nhà khoa học, dường như có vai trò lấn át trong việc phục dựng lễ hội Mặt khác, nhiều người dân đã chi tiêu quá mức cho các thực hành văn hóa tâm linh, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tích lũy tài sản và nguồn vốn tài chính của mỗi gia đình
1.1.3 Nghiên cứu về lễ hội điện Trường Bà
Bên cạnh kết quả đạt được, nghiên cứu về lễ hội điện Trường Bà vẫn còn những vấn đề bỏ ngỏ như biểu tượng thờ cúng của lễ hội qua các giai đoạn lịch sử, vai trò thực tế của từng tộc người, hoặc bối cảnh xã hội dẫn đến sự biến đổi Là một nghiên cứu đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu quá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà, luận án tập trung vào phân tích bối cảnh phục dựng lễ hội, động cơ của các bên tham gia, sự chuyển biến trong nhận thức và hành vi, những kết quả được ghi nhận và một số vấn đề cần thảo luận sau khi soi chiếu với thực tiễn
Trang 81.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Các khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án
(1) Khái niệm “lễ hội”: “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện; còn “hội” là sinh hoạt văn hóa nghệ thuật nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ và vui chơi giải trí
(2) Khái niệm “Phục dựng”: Trong các bộ từ điển tiếng Việt, khái niệm “phục dựng” được giải thích là “phục hồi và dàn dựng cho giống như thật” Có nghĩa rằng, các nhà ngôn ngữ coi “phục dựng” là từ ghép được rút gọn của hai thuật ngữ “phục hồi” và “dàn dựng”
(3) “Cộng đồng tưởng tượng” là khái niệm được Benedict
Anderson đưa ra năm 1983 nhằm phân tích chủ nghĩa dân tộc Ông cho rằng, dân tộc là một cộng đồng được xã hội kiến tạo nên thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông, đặc biệt đắc dụng là “chủ nghĩa tư bản in ấn”, với các sản phẩm chính là sách, báo và tạp chí Theo ông, chính văn tự (bản xứ) chung, cùng với các công cụ của nhà cầm quyền như bản đồ, động thái dân số hay các giá trị văn hóa được ngưng kết trong bảo tàng đều được xây dựng để nhắm đến và định hình một nhóm đối tượng trong một không giạn nhất định, thông qua những biểu tượng, ý thức hệ và diễn ngôn chung
1.2.2 Lý thuyết xung đột
Lý thuyết xung đột nhìn nhận xã hội như một sự thống nhất giữa các mặt đối lập K.Marx và F.Engelslà những người đầu tiên phân tích sự phát triển của xã hội loài người dưới lăng kính của lý thuyết xung đột Hai ông cho rằng, từ khi có giai cấp, đấu tranh giai cấp (xử lý các xung đột xã hội), là động lực của vận động xã hội Và nguồn gốc của các xung đột xã hội chủ yếu bắt nguồn từ mâu thuẫn trong lợi ích kinh tế giữa các giai cấp do có sự khác nhau trong sở hữu tư liệu sản xuất
1.2.3 Lý thuyết sáng tạo truyền thống
Sáng tạo truyền thống (The invention of Tradition)là quan
điểm được đề xuất bởi Eric Hobsbawm vào năm 1983 Lý thuyết này cho rằng, truyền thống được sáng tạo là một tập hợp bao gồm “truyền thống” thực tế đã được truyền thừa, và thiết lập chính thống, lẫn những điều mới phát triển nhưng tự khẳng định được chỗ đứng một cách nhanh chóng
Trang 9Tiểu kết chương I
Lễ hội là thực hành văn hóa tâm linh phổ biến của mọi cộng đồng người trên thế giới cũng như ở Việt Nam Các lễ hội truyền thống hầu như chỉ hạn chế ở mục đích thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần của người dân, hoặc cao hơn là tạo nên sự gắn kết cộng đồng Ngày nay, việc tổ chức hay phục dựng lễ hội không chỉ thỏa mãn nhu cầu về đức tin hay gắn kết cộng đồng, mà còn hướng đến nhiều mục đích khác nhau: thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí, kiến tạo bản sắc địa phương, và tạo nguồn tài nguyên phát triển kinh tế
Do những nguyên nhân khác nhau, hiện tượng gián đoạn lễ hội từng xảy đến ở nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới trong các giai đoạn khác nhau Khi đời sống bình ổn trở lại, việc phục dựng lễ hội đã được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, với những mục tiêu khác nhau Việt Nam cũng không là ngoại lệ, chiến tranh và các chính sách xã hội thời hậu chiến đã khiến cho nhiều thực hành văn hóa tâm linh bị gián đoạn trong một thời gian dài (1975-1986) Nhờ chính sách “Đổi mới”, từ sau 1986, phong trào phục dựng lễ hội đã diễn ra rầm rộ trên cả nước, mang lại một diện mạo văn hóa hoàn toàn mới
Quá trình phục dựng lễ hội ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc tái hiện đơn thuần các truyền thống xưa cũ, mà luôn có sự bổ sung/làm mới Việc phục dựng lễ hội vừa là sự kế thừa có chắt lọc các truyền thống xưa cũ, vừa có sự bổ sung/cải biến đã tạo nên các truyền thống mới Đối với lễ hội điện Trường Bà, việc mở rộng thành phần tham gia, vượt khỏi khuôn khổ người Kinh ở làng Xuân Khương, còn đặt ra câu hỏi: có hay không một “cộng đồng tưởng tượng” đang được kỳ vọng hình thành trên đất Trà Bồng, mà biểu hiện của nó chính là một thực hành văn hóa tâm linh? Trong những chương tiếp theo, luận án sẽ cố gắng trả lời câu hỏi này
Chương II NGUỒN THANH BỒNG TRONG HỆ THỐNG NGUỒN Ở QUẢNG NGÃI VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI LÀNG
XUÂN KHƯƠNG 2.1 “Nguồn”-khái niệm, bộ máy tổ chức và chức năng
2.1.1 Khái niệm "nguồn" và bộ máy tổ chức
“Nguồn” (源/nguyên) của người Thượng ở miền Trung tương
tự như châu/huyện của người Kinh ở dưới đồng bằng Đứng đầu mỗi
Trang 10"nguồn" là một chức danh được gọi là “Cai án”, phụ trách các công việc chung Giúp việc cho Cai án là những chức danh khác như “Thủ ngự”, “Thủ binh”, “Hiệp thủ”, “Cai quan”, “Cai côn”
2.1.2 Chức năng của "nguồn"
"Nguồn" có chức năng quản lý chung về mọi khía cạnh của đời sống xã hội: nhân khẩu, kinh tế, trị an,… Trong chức năng kinh tế, "nguồn" có thể liên quan đến việc hướng dẫn tổ chức sản xuất và quan trọng nhất là thu thuế để nộp về ngân sách nhà nước Bên cạnh đó, các "nguồn" miền Thượng có thể còn có chức năng quân sự
2.1.3 Trường giao dịch và Sở Tuần ty
Trường giao dịch là nơi mà người Thượng mang các sản vật xuống bán cho các thương lái từ xuôi lên và mua về các vật phẩm thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày Các Sở tuần ty có nhiệm vụ cấp giấy phép cho các thương nhân từ miền xuôi đến buôn bán và thu thuế để nộp vào ngân sách nhà nước
2.1.4 Tình hình chính trị tại các "nguồn"
Do sự khác biệt về phương thức quản lý xã hội và văn hóa giữa các tộc người, tình hình chính trị ở các nguồn luôn tiềm ẩn sự bất ổn Bên cạnh đó, sự tha hóa của một số quan lại và gian thương cũng khiến cho không khí xã hội có lúc trở nên ngột ngạt
2.2 Nguồn Thanh Bồng
2.2.1 Những miêu tả về địa thế nguồn Thanh Bồng thời Cận đại
Nguồn Thanh Bồng là một trong 4 nguồn của tỉnh Quảng Ngãi, gồm: nguồn Phụ Bà (sau đổi thành Phụ An), nguồn Cù Bà (sau đổi thành Thanh Cù), nguồn Ba Tư (sau đổi thành An Ba) và nguồn Đà Bồng (sau đổi thành Thanh Bồng).Nguồn Thanh Bồng tiếp giáp với tỉnh Quảng Nam ở phía Bắc, nguồn Thanh Cù ở phía Nam, các cộng đồng người Thượng khác ở phía Tây và phủ Bình Sơn ở phía Đông
2.2.2 Người Thượng nguồn Thanh Bồng
Người Thượng ở Đà Bồng thường được gọi là “Man Thanh Bồng”, “Man La Thụ”, “Thượng Trà Bồng”, “Mọi Quế”, “Mọi Trầu”, “Cua”, hoặc “Khùa” Họ cư trú trên vùng núi, chuyên nghề trồng các
loại cây lâu năm như quế, trà, trầu cau, khoai nước, củ mài Cổ thư miêu tả họ là những nhóm người chưa được giáo hóa, bản tính hoang dã, riêng người Thượng La Thụ Thanh Bồng tương đối nhu thuận
2.2.3 Vai trò quan trọng của nguồn Thanh Bồng
Trang 11Do chủ yếu trồng các loại cây hàng hóa, kinh tế thị trường ở nguồn Đà Bồng/Thanh Bồng đã sớm phát triển Để thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán, một trường giao dịch đã được mở ngay tại làng Xuân Khương Đây là địa điểm gần bến thuyền thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa về xuôi theo đường sông Trà Bồng
2.3 Làng Xuân Khương-cửa nguồn Thanh Bồng
2.3.1 Vị trí địa lý
Làng Xuân Khương xưa thuộc phủ Bình Sơn, nằm trên vùng bán sơn địa, phía Nam và phía Tây giáp với các sách của người Thượng, nhưng phía Bắc là sông Trà Bồng, con đường huyết mạch từ nguồn Thanh Bồng xuôi xuống đồng bằng duyên hải Với tư cách là điểm tiếp giáp với xứ Thượng Thanh Bồng, làng Xuân Khương đã có một vị trí quan trọng trong hoạt động giao thương
2.3.2 Lịch sử dân cư làng Xuân Khương
Tổ tiên của người Kinh hiện nay đang sinh sống làng Xuân Khương xưa có mặt sớm nhất là khoảng giữa thế kỷ XVIII Bên cạnh người Kinh, người Hoa cũng có mặt tại làng Xuân Khương từ sớm và đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh tế của địa phương
2.4 Quan hệ giữa làng Xuân Khương và nguồn Thanh Bồng
2.4.1 Quan hệ giao thương và hợp tác
Do tham gia tích cực vào quá trình trao đổi hàng hóa, người Thượng ở nguồn Thanh Bồng đã gắn bó với người Việt và Hoa tương đối sớm Từ quan hệ kinh tế, đã dẫn đến sự chia sẻ các giá trị văn hóa và tinh thần
2.4.2 Mâu thuẫn và xung đột
Sự áp đặt của nhà nước, cùng với sự bành trướng của người Kinh và người Hoa, đã dẫn đến xung đột tạo nên sự bất ổn xã hội và ảnh hưởng lớn đến quá trình giao thương ở các cửa nguồn
Tiểu kết chương II
Do điều kiện đặc thù được quy định bởi kiến tạo địa lý, khu vực miền Trung có diện mạo tự nhiên khá độc đáo: dải đồng bằng duyên hải ở phía Đông, thuận lợi cho việc canh tác lúa nước, chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ; toàn bộ diện tích phía Tây là sơn khu hùng vĩ, bị chia cắt dữ dội, tạo nên hệ thống sông ngòi dày đặc Vùng duyên hải vốn dĩ là địa bàn sinh sống của người Chăm, sau này người Kinh bành trướng xuống phương Nam đã xóa xổ các tiểu quốc Champa Từ thế kỷ XVII, các dòng lưu dân người Hoa, do không chấp nhận sự thống trị của nhà Thanh, đã đến xen cư với người Kinh Trong khi
Trang 12đó, sơn khu phía Tây là địa bàn phân bố của các cộng đồng người Thượng chủ yếu sống dựa vào việc trồng cây lâu năm, cây hàng hóa Chính vì thế, việc trao đổi hàng hóa với các thương nhân đến từ đồng bằng là một trong những phương án sinh kế chính
Vào thời nhà Lê, người Thượng duy trì chế độ tự quản/tự trị trong phạm vi cộng đồng plei (làng) Đơn vị quản lý xã hội trên cấp làng là sách, tổng và nguồn Trên danh nghĩa, "nguồn" là đơn vị hành chính trên vùng người Thượng, ngang cấp huyện ở vùng đồng bằng duyên hải "Nguồn" vừa có chức năng quản lý nhà nước, chức năng kinh tế, vừa có chức năng quân sự và bảo vệ trị an Tại các cửa nguồn, đã hình thành nên hệ thống các trường giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán giữa người Thượng với các thương nhân đến từ đồng bằng Riêng tỉnh Quảng Ngãi có 4 nguồn Đà Bồng/Thanh Bồng là 1 trong 4 "nguồn" đó, cũng là "nguồn" có vai trò quan trọng nhất Việc thu thuế môn bài từ các hộ buôn bán ở các "nguồn" do Sở Tuần ty phụ trách
Cửa nguồn Đà Bồng/Thanh Bồng tiếp giáp với làng Xuân Khương của phủ Bình Sơn Đây là địa phương có dòng sông Trà Bồng chảy qua, vừa thuận lợi cho việc tập trung hàng hóa từ vùng người Thượng chuyển xuống, vừa có thể dễ dàng chuyên chở về xuôi Chính vì thế, từ xa xưa, tại làng Xuân Khương đã hình thành một trường giao dịch Đó cũng là nơi hội tụ của nhiều sắc dân: Kinh, Hoa và Thượng Quan hệ giữa các tộc người này vừa có sự hợp tác giao thương, vừa tiềm ẩn nguy cơ xung đột do sự khác biệt về văn hóa
Tại trường giao dịch làng Xuân Khương, từ lâu đã xuất hiện một ngôi đền thờ Nữ thần Theo quan niệm dân gian, vị Nữ thần vừa bảo trợ cho cuộc sống của người dân, vừa mang lại may mắn cho hoạt động giao thương buôn bán Dân gian quen gọi đó là điện Trường Bà Tại đây, hàng năm người dân làng Xuân Khương thường tổ chức 2 kỳ hội lệ, mùa Xuân và mùa Thu Điều đặc biệt, kinh phí tổ chức hội lệ mùa Xuân được trích ra từ quỹ ruộng Bà, nhưng trong hội lệ mùa Thu, nguồn kinh phí được cấp bởi Sở tuần ty, lấy từ nguồn đóng góp của các thương nhân Kinh, Hoa và Thượng Hội lệ mùa Xuân được coi là của riêng cộng đồng người Kinh làng Xuân Khương, nhưng hội lệ mùa thu có sự tham gia của nhiều thành phần Ngoài người dân làng Xuân Khương, còn có người Thượng đến từ nguồn Thanh Bồng cùng các thương nhân đến từ đồng bằng Đây là
Trang 13một giải pháp nhằm hóa giải các nguy cơ xung đột tộc người chứ không chỉ đơn giản là một thực hành văn hóa tâm linh
Chương III: DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐIỆN TRƯỜNG BÀ TRONG
LỊCH SỬ 3.1 Di tích điện Trường Bà
3.1.1 Mấy nét khái lược về điện Trường Bà
Điện Trường Bà thờ Nữ thần gắn với nhiều huyền tích ở địa phương Căn cứ vào các nguồn thư tịch cổ cũng như tư liệu điền dã, điện Trường Bà có tuổi đời trên dưới 200 năm Hiện tại, trong điện Trường Bà, người dân còn phối thờ các nhân thần người Hoa và người Việt
3.1.2 Kiến trúc điện Trường Bà xưa
Điện Trường Bà đã trải qua nhiều thăng trầm xây cất/tháo dỡ/trùng tu Vì thế, hiện nay không có bất cứ mô tả nào đáng tin về diện mạo ban đầu của ngôi điện Vào những năm 1958-1959, điện Trường Bà được xây dựng lại, gồm bốn phần: sân điện, nhà hội, tiền đường và chánh điện Trong chánh điện có 6 ban thờ, được phân bố cân đối bốn hướng đông, tây, nam, bắc.Ban thờ chính đặt giữa chánh điện Chánh thần được phụng thờ là vị Nữ thần, người dân vẫn gọi là Bà Hai bên tả hữu là ban thờ các nhân thần người Hoa (Quan Thánh, Quan Bình, Châu Thương) và người Kinh (Bùi Tá Hán và Mai Đình Dõng) Các vị Tiền hiền và Hậu hiền được thờ riêng trên một ban ở đầu hồi phía Đông
3.2 Hồi ức về lễ hội điện Trường Bà trong giai đoạn trước 1945
3.2.1 Lễ hội điện Trường Bà trong hồi ức của người dân
Lễ hội điện Trường Bà xưa kia gồm 5 bước chính: lễ rước sắc, lễ mộc dục, lễ tế ngoại đàn, lễ tế chánh điện, và lễ rước Bà khai hội Mỗi nghi lễ đều mang một ý nghĩa khác nhau
3.2.2 Những điểm đáng chú ý trong lễ hội truyền thống
Lễ hội điện Trường Bà là một sự kiện văn hóa dân gian tổng thể, là sự hợp nhất của 2 hợp phần “lễ” và “hội” Mảng “lễ” là một quy trình nghiêm cẩn,tỏ rõ lòng thành kính đối với Thánh Bà và tổ tiên Phần “hội” có nhiều hình thức diễn xướng và văn nghệ dân gian, với sự tham gia của tất cả mọi người, không phân biệt dân chính cư với dân ngụ cư, dân làng Xuân Khương hay khách vãng lai Trước năm 1945, chỉ có nam giới dân chính cư được tham gia tổ chức, thực hành lễ hội điện Trường Bà, phụ nữ giới chỉ hiện diện với tư cách là