1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - y học cổ truyền - đề tài - MẠCH CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA BỆNH HUYẾT TÝ HƯ LAO - MẠCH CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA CÁC BỆNH PHẾ NUY, PHẾ UNG,HO KHÍ ĐI LÊN -MẠCH CHỨNG VÀ PHÉP TRỊ BÔN ĐỒN KHÍ - MẠCH CHỨNG VÀ PHÉP ĐIỀU TRỊ BỆNH HUNG TÝ,TÂM THỐNG,ĐOẢN KHÍ

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Lịch sử ra đời lưu lạc và được chỉnh lý của sách có thể chia thành ba giai đoạn.Khoảng đầu thế kỷ thứ ba sau công nguyên, Trương Trọng Cảnh viết xong “Thươnghàn tạp bệnh luận” Sách gồm hai phần “Thương hàn” và “Tạp bệnh” “Kim quỹ”thuộc phần viết về tạp bệnh Trong thời gian từ Đông Hán đến Tây Tấn do chiếntranh loạn lạc sách bị thất lạc Tuy đã được Vương Thúc Hoà (Tây Tấn) thu thập vàchỉnh lý nhưng người ta vẫn chỉ thấy phần “Thương hàn luận”, gồm mười chương màkhông thấy phần tạp bệnh Cho đến tận thời Tống Nhân Tông, Học sỹ Ông Lâm mớitìm thấy trong thư viện của gia đình cuốn “Kim quỹ ngọc hàm yếu lược phương”, đâychính là bản tóm lược “Thương hàn tạp bệnh luận” của Trương Trọng Cảnh Lâm Ứcvà nhiều tác giả khác đã tiến hành hiệu đính theo nguyên tắc: phần đầu sử dụng bảndo Vương Thúc Hoà đã hiệu đính tương đối hoàn chỉnh nên giữ nguyên, phần thứ haiviết về tạp bệnh và các bệnh phụ khoa Nhằm tiện cho ứng dụng lâm sàng lại đemphần viết về phương tễ phân biệt theo các chứng hậu chia thành ba chương Do làsách tóm lược nên đặt tên sách là “Kim quỹ yếu lược phương luận”, về sau được gọitắt là “Kim quỹ yếu lược” hay chỉ đơn giản là “Kim quỹ”.

Sách “Kim quỹ” bàn về tạp bệnh nội khoa là chính, tuy nhiên cũng đề cập đếnmột số bệnh phụ khoa và ngoại khoa.Toàn sách chia thành ba phần lớn, tổng cộng có25 chương Phần đầu từ chương 1 đến chương 10, phần hai từ chương 11 đến chương19, phần ba từ chương 20 đến chương 25

Chương đầu mang tên “Bệnh tạng phủ kinh lạc trước sau” có tính chất tổngluận, viết về nguyên nhân cơ chế bệnh sinh, dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh ….Do viết theo hình thức hỏi đáp, nêu các nguyên tắc nên chương này có tính chấtcương lĩnh cho toàn cuốn sách Từ chương thứ hai “Bệnh kính thấp yết” đến chươngmười bảy “Bệnh nôn oẹ hạ lợi” thuộc bệnh nội khoa Chương mười tám “Bệnh sangung tràng ung phù nề” thuộc bệnh ngoại khoa Chương mười chín “Bệnh phu quyếtthủ chỉ tý thũng chuyển cân âm hồ sán ưu trùng” viết về một số hợp bệnh Chương

Trang 2

hai mươi đến chương hai mươi hai chuyên về sản phụ khoa Ba chương cuối viết vềcấm kỵ, chú ý khi dùng thuốc và ăn uống cùng một số nghiệm phương.

Cũng như Thương Hàn Luận, sách Kim Quỹ cũng được rất nhiều thầy thuốc chúgiải, được hiểu theo nhiều trường phái khác nhau nhưng đều một mục đích là mangđến cho đọc giả cái nhìn sâu sắc nhất về nội dung mà Trương Trọng Cảnh gửi gắm Chính vì vậy, được sự hướng dẫn của thầy cô bộ môn của khoa Y Học Cổ Truyền-

trường Đại học Y dược Huế, nhóm chúng em xin được phép thảo luận vềmạch,chứng và phép trị của các chứng bệnh huyết tý hư lao; phế nuy, phế ung,ho khíđi lên;bôn đồn khí; hung tý,tâm thống đoản khí;bụng đầy,hàn sán túc thực Phần thảoluận gồm 5 chương, từ chương 7 đến chương 11 trong giáo trình “kim quỹ yếu lược”của khoa Y Học Cổ Truyền- trường Đại học Y Dược Huế Bài tiểu luận này chỉ làmột góc nhìn nhỏ của chúng em về mạch chứng và cách chữa các chứng bệnh trongphần tạp bệnh của cuốn sách kinh điển này mà chúng em đã được học và tìm hiểu.Hy vọng sẽ nhận được sự đón đọc và phê bình của thầy cô và bạn đọc

Trang 4

MẠCH CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA BỆNH HUYẾT TÝ HƯ LAO

A.HUYẾT TÝI ĐỊNH NGHĨA

Huyết tý là bệnh cơ nhục đau tê do tà khí thừa cơ xâm nhập vào huyết lạc gâyhuyết trở tắc không thông

II NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH (Kinh văn 76)

Hỏi: Bệnh huyết tý do đâu mà bị ? Thầy đáp: Người giàu sang phú quý, xương yếu, cơ tầy thịt đầy đặn, nhân lúc làm

việc mệt nhọc, mồ hôi ra, khi ngủ bất chợt trăn trở bị thêm cơn gió nhẹ thổi qua màmắc phải bệnh này Nhưng vì mạch vi sáp tại thốn khẩu, mạch tiểu khẩn tại bộ quannêm châm dẫn dương khí làm cho mạch hòa hoãn, mạch khẩn không còn nữa thìbệnh khỏi

Như vậy phong tà thừa chính khí hư xâm nhập, thường thấy ở người ít vận động,không xông pha,thường ở nhà, tuy được nuôi dưỡng tốt,song xương vẫn yếu, sứckhông khỏe, hễ lao động là vã mồ hôi (vệ khí hư), ngủ hay trở mình (tâm huyết hư)nên bị phong tà xâm nhập

III TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA

1 Tà khí ( phong tà) ở nông

Dương khí bảo vệ bên ngoài cơ thể làm cho chắc chắn nhân khi làm nặng nhọclàm mồ hôi ra thì dương khí bị tổn thương.Phong khí tuy ít nhưng lại vào thẳng huyếtmà thành bệnh huyết tý Mạch vi là dương hư, mạch sáp là huyết trệ, mạch khẩn là sựhiện diện của tà Tà ở trong huyết, lúc đầu do dương khí bị tổn thương mà nhập vàođược, cuối cùng phải đợi dương khí thông rồi mới xuất ra Người mắc bệnh tý, huyếtvì phong nhập vào nên tê ở bên ngoài, dương cũng vì huyết tý mà dừng ở bên trongcho nên châm dẫn dương để nó xuất ra, dương xuất ra là bệnh trừ Tà bị khử thì mạchkhẩn không còn nữa mà trở lại mạch hòa, huyết tý được thông

* Phép điều trị: Điều hòa dinh vệ * Phương huyệt: Hợp cốc, Khúc trì, Dương lăng tuyền(theo Vương Hòa An)

Trang 5

Thốn khẩu mạch quan vi, mạch xích tiểu khẩn Biểu hiện dương bất túc mà âmgây bệnh tý cụ thể là vệ (bì phu), dinh (mạch lạc) sức chống đỡ đều kém, mạch quanvi là Tỳ (khí), Can (huyết) kém, mạch xích hơi khẩn là tà đã vào sâu hơn Do dinh vệyếu, khí huyết kém nên tà đã vào đến phần huyết Khi âm dương hình khí bất túc thìkhông dùng kim châm mà dùng thuốc có vị ngọt để điều chỉnh âm dương Như vậycần tăng cường dinh vệ, làm thông huyết mạch thì mới chữa được.

* Phép chữa: Ích khí ôn kinh, hòa dinh thông lý

* Bài thuốc: HOÀNG KỲ QUẾ CHI NGŨ VẬT THANG

Hoàng kỳ 3 lạng Thược dược 3 lạng Quế chi 3 lạng

Sinh khương 6 lạngĐại táo 12 quảTất cả có 5 vị, nước 6 thăng sắc còn 2 thăng, uống ấm 7 hộp, ngày 3 lần (có phương

thêm nhân sâm)

Ý nghĩa bài thuốc: Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang là bài quế chi thang bỏ cam

thảo gia hoàng kỳ mục đích là dẫn dương khí mà cam thảo là tính hòa hoãn nênkhông dùng Trong phương trọng dụng sinh khương cay âm tuyên thông khítrệ.Hoàng khí đi ra biểu, cố vệ khí, ôn dương hành tý.Quế chi tráng khí hành dương.Bạch thược hòa âm, Quế thược dùng cùng tăng cường điều hòa dinh vệ, thư sướnghuyết hành Đại táo hợp với sinh khương ngọt ấm, bổ trung giúp cho ôn dưỡng hànhtý.Biểu lý hợp lực làm cho dương thông mà tý tự giải

IV SỰ KHÁC NHAU GIỮA HUYẾT TÝ VÀ PHONG HÀN THẤP TÝ

Huyết tý là cơ thể bị tê dại(do huyết bị trở tắc không thông) bệnh do dương hưkhông bảo vệ bên ngoài mà bị bệnh, cần dùng châm dẫn dương để điều bổ phần hư.Nếu khi chữa lại dùng phép tán (như trong phong hàn thấp tý) thì phong hàn khônghết mà dương khí lại càng bị tổn thương, huyết tý lại càng nặng

Mạch chẩn giúp chẩn đoán và theo dõi huyết tý là: Mạch vi, sáp tại thốn khẩu,trên bộ quan mạch tiểu khẩn Khi mạch hòa hoãn mạch khẩn không còn là bệnh khỏi

Trang 6

B HƯ LAOI ĐẠI CƯƠNG

Hư lao là hậu quả của các bệnh lâu ngày, thể hiện ở ngũ tạng hư suy, lao tổn, khíhuyết không đầy đủ, tinh thần bại hoại mà sinh ra, trong lâm sàng còn chia ra âm hư,dương hư, âm dương đều hư

Hư lao theo Y học hiện đại gọi là hội chứng suy nhược mạn tính.Hội chứng suynhược mạn tính (SNMT) là một tình trạng rối loạn phức tạp đặc trưng bởi sự mệt mỏisâu rộng, không cải thiện khi nghỉ ngơi và có lẽ ảnh hưởng xấu đối với thể chất lẫntinh thần người bệnh

II NGUYÊNNHÂN1 Theo y học hiện đại

Hội chứng SNMT có thể xảy ra sau những bệnh lý nhiễm trùng như cúm, viêmphế quản, viêm gan hay nhiễm trùng đường ruột; có thể xảy ra trong khi hoặc ngaysau một tình trạng stress nặng; hoặc bắt đầu từ từ không hề có nguyên nhân cụ thể rõràng nào Nó bòn rút sức lực và năng lượng của bạn, và đôi khi phục hồi sau nhiềunăm.Những người từng sống khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực nay bỗng nhiên suynhược nặng nề, luôn cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, đau cơ và hạch lympho.Chẩn đoán:

Theo CDC (Centers for Disease Control and Prevention), tiêu chuẩn chẩn đoán hộichứng SNMT khi suy nhược mệt mỏi không giải thích được kéo dài 6 tháng trở lênvới ít nhất 4/8 triệu chứng chính:

1 Mất khả năng tập trung công việc, suy giảm trí nhớ2 Đau cổ họng

3 Các hạch lympho ở cổ, nách to (vừa) và đau4 Đau nhức chuyển từ khớp này đến khớp khác mà không có dấu hiệu viêm khớp

như sưng, nóng, đỏ, đau5 Đau cơ không giải thích được nguyên nhân6 Rối loạn giấc ngủ

7 Có thể nhức đầu nặng8 Kiệt sức mau chóng chỉ sau những công việc bình thườngTriệu chứng thường nặng trong vòng 1-2 tháng đầu tiên, sau đó một số ít hết bệnh

hoàn toàn trong khi một tỷ lệ nhỏ khác không thể phục hồi lại được.Đa số còn lại cócải thiện dần dần, song không thể đạt được thể trạng như lúc ban đầu chưa mắc bệnh

Trang 7

2 Theo y học cổ truyền:

Bệnh hư lao là do ngũ tạng hư suy lao tổn, khí huyết không đủ, tinh thần bại hoại,bệnh lâu ngày thể chất yếu mà hình thành nên các chứng Huyễ vựng, Đầu thống, Phátnhiệt, Tâm quý, Chính xung, Kiện vong, Thất miên…

III BIỆN CHỨNG1 Hư lao với biểu hiện dương hư

Âm bộ lạnh, tay chân lạnh, tinh tự chảy, lãnh tinh, không có con, bụng dưới đầy, tiểntiện bất lợi, bụng đầy ỉa sống phân, mạch phù hư nhược, triểu trầm trì.

Dương hư sinh ngoại hàn, hàn nhiều ở ngoài, tứ chi không được ấm cho nên tay chânnghịch lạnh Hàn nghịch ở trong thì bụng đầy, đi tiện lỏng, ăn không tiêu Mạch trầm

tiểu trì là do dương đại hư.

2 Hư lao với biểu hiện âm hư

Lòng bàn tay và bàn chân phiền nhiệt, bệnh nặng vào mùa hạ khỏi vào mùa đông,mồ hôi trộm, vô sinh, mạch trầm huyền, tế sác.

Tứ chi vốn là dương, trong bệnh lao thì dương thác âm hư mà sinh nội nhiệt cho đêntay chân bứt rứt, lao thương đa số thuộc âm hư nên vào mùa hạ, lúc mộc hỏa thịnh,khí phù ở ngoài thì lý càng hư cho nên bệnh nặng Mùa đông thì kim thủy tương sinh.Khí liễm vào trong mà không phục ở ngoài cho nên khỏi

Đạo hãn là mồ hôi khi ngủ, lúc tỉnh thì ngừng, do khi ngủ dương khí vào bảo vệ bêntrong, khi tỉnh thì dương bảo vệ bên ngoài, nay dương hư không đủ sức bảo vệ bêntrong, mà tiết ra ngoài kéo theo âm khí ra nên có mồ hôi trộm Cũng có cách giảithích như sau: “Bình thường dương vệ hư không cổ vũ được mạch khí ở ngoài, không

Trang 8

đủ sức chế ước tân dịch, khi ngủ vệ khí vào bên trong (âm), khí huyết không đượcbảo vệ ở bên ngoài, tấu lý khai nên ra mồ hôi Khi tỉnh dương khí lại ra ngoài, biểuhiện ngừng ra mồ hôi” (Trung quốc y học đại từ điển) hoặc có cách giải thích khác:Khi ngủ vệ khí vận hành ở trong âm, âm hư thì có hỏa, dương hỏa và âm đấu tranhvới nhau, âm dịch thất thủ chạy ra ngoài thành đạo hãn

3 Hư lao với biểu hiện khí hư

Đột nhiên có suyễn (Thận không nạp khí), đoản khí, đi nhanh thì thở gấp (Phế hư),phân sống (Tỳ không kiện vận), lý cấp, mạch hư.

Trong ngực khí hưu thiếu, không được bổ sung thường xuyên nên khi đi nhanh làsuyễn thở có tiếng to.Khí hư công năng vân hóa của Tỳ bị suy thoái chất tinh vi củathủy cốc không được phân bố, nguồn hóa sinh bị chèn ép mà gây ra bụng trướng, đạitiện lỏng

4 Hư lao với biểu hiện huyết hư

Sắc mặt nhợt nhạt, khát, mất máu, mạch huyền đại khâu, cách sáp Tình chí uất kết ngấm ngầm làm hao tổn Can huyết hoặc mất huyết quá nhiều, sau khi

ốm lâu không kịp thời chăm sóc âm huyết suy kém nặng hơn tích hư thành lao màgây nên Can huyết hư với sắc mặt trắng, mạch huyền tế

Mạch huyền là căng, mạch đại thường là hồng đại, mạch khâu là đại nhưng rỗng (dokhông còn huyết dịch lưu thông sau mất máu ), mạch cách cũng là mạch rỗng songcòn căng hơn khâu Khi mất máu cấp thì dương khí phù việt ra ngoài nên mạch đạisong phù hư

Mạch huyền là có giảm, có thể hiểu là có mất máu nhiều Đại là có khâu, có thể hiểulà mất máu nhiều cho nên án mạch thấy không có máu ở trong mạch Giảm có hàm ýlà mất máu nhiều, khí không có máu để chở đi, thoát ra ngoài nên người lạnh, cách làvừa đại hư (mất máu lớn) vừa có hàn (dương khí thoát)

5 Hư lao với biểu hiện âm dương đều hư

Hơi thở ngắn bụng quặn đau, tiểu tiện không lợi, sắc mặt trắng, thường hoa mắt vàchảy máu cam, bụng dưới đầy,lý cấp,không hàn không nhiệt,mạch hư, trầm, huyềnhoặc có mạch phù đạu hoặc cực hư.

Mạch hư là dương hư, mạch trầm huyền là trọng án thấy có huyền là âm bất túc, 2mạch hợp lại là âm dương đều hư Không hàn không nhiệt là do âm dương bất túc màkhông tương thừa hoặc là không có ngoại cảm Đoản khí là do khí hư Bụng dướiđầy, tiểu tiện không lợi là do dương khí hư (hạ tiêu hư) Lý cấp là do khí âm sa

Trang 9

xuống Sắc mặt trắng có lúc mắt mờ tối là thượng tiêu hư mà không vinh nhuận Hoamắt, chảy máu cam là do dương khí thượng lên

Dương khí khi phiền lao (mệt nhọc cả tinh thần và thể xác) thì dương phù vượt rangoài (Mạch phù đại vô lực); mạch đại không phải là khí thịnh mà trọng án thì mạchrỗng nhu

Lao ở đây là chỉ dương hư, âm hư không tàng dương Mạch cực hư cũng là lao, lao ởđây là suy ở lý Như vậy 2 mạch đại (phù vô lực) và hư là mạch của hư lao

IV CÁC CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA HƯ LAO VÀ CÁCH CHỮA1.Chứng hư lao có biểu hiện chính là thất tinh

Người thường mộng tinh, bụng dưới đau dữ dội, dương vật lạnh, hoa mắt, rụng tóc,mạch cực hư khâu trì Mạch này có thể thấy cả ở người ỉa lỏng, són phân, mất máu,mất tinh Chủ mạch của người mất tinh là khâu động hoặc vi khẩn, con trai là thấttinh, con gái nằm mộng thấy giao hợp về dùng bài Quế chi gia long cốt mẫu lệ thangđể chữa (Kinh văn 83).

Thận chủ bế tàng, Can chủ sơ tiết, mất tinh do sơ tiết thái quá, cho nên bụng dưới đaudữ dội, đầu dương vật là nơi hội tụ của tông cân, khí chân dương suy tổn thì dươngvật lạnh Hoa mắt là do tinh suy Tóc rụng là do huyết kiệt Mạch của bệnh sẽ làmạch hư, khâu, trì biểu hiện có âm hàn thịnh lại có huyết dịch mất nhanh: Mạch hưchủ mất tinh, mạch khâu chỉ mất máu, mạch trì chủ đi ngoài lỏng sống phân Song ởngười mất tinh cấp có thể có mạch khâu đọng, vi khẩn là âm dương không hài hòa màlàm tổn thương đến thần và tinh cho nên đàn ông mất tinh, phụ nữ nằm mộng thấygiao hợp Chứng lao làm tổn thương dương khí, hỏa phù vượt không thu liễm đượcgây ra tâm thận bất giao, dương nổi lên trên, âm một mình ở dưới, hỏa không nhiếpthủy, không giao nhau tự tiết cho nên bệnh mất tinh hoặc tinh hư Tâm hỏa tướng hỏanổi lên ở bên trong, nhiễu động tinh làm tinh xuất thì thành mộng giao (nằm mộngthấy giao hợp)

* Phép chữa: Điều hòa âm dương, thu liễm cố sáp* Bài thuốc: QUẾ CHI GIA LONG CỐT MẪU LỆ THANG

Quế chỉ 3 lạng Thược dược 3 lạng Sinh khương 3 lạng Cam thảo 3 lạng

Đại táo 12 quảLong cốt 3 lạngMẫu lệ 3 lạng7 thăng nước đun còn 3 thăng

Ý nghĩa phương thuốc:

Đây là bài Quế chi thang gia Long cốt Mẫu lệ trong đó Quế chi, thược dược thôngdương cố âm.Cam thảo, sinh khương, Đại táo điều hòa dinh vệ thượng trung tiêu và

Trang 10

làm dương có khả năng sinh âm Long cốt mẫu lệ để an thận ninh tâm tăng cường đểbổ âm.

Thất tinh, mộng giao là bệnh chữa về thần Giữa thần về tinh nếu không có Long,Mẫu thì không đủ sức thu liễm dương khí vượt phù lên Thất tinh không ngoài âm hư,dương do di tinh lâu ngày cũng bị suy tổn Âm mất sự cố nhiếp của dương, ly tánkhông giữ lại Dương phù vượt ra ngoài, âm cô độc ở trong dẫn đến mộng di thấttinh.Dùng quế chi, long cốt, mẫu lệ thang nhằm điều hòa âm dương, tiềm dương nhập

âm, dương được cố, âm được thủ mà làm cho tinh không bị ngoại tiết.

2 Hư lao với mạch đại hư phù (bệnh lao)

Người ta 50- 60 tuổi mắc bệnh có mạch Đại, chứng tý chạy dọc theo lưng, chứng sôiruột, mã đao (nhọt sinh ở nách, đỏ rắn mà không thành mủ , là loại bệnh tràng nhạc)đều do bệnh lao sinh ra (Kinh văn 85)

Mạch đại do tuổi 50-60 tinh khí suy gây nên, lưng tê đau là phong tý ở kinh tháidương, sôi bụng là do hàn khí thịnh ở trường vị Hạch kết ở nách, ở cổ là do hư hỏakết với đờm gây nên; sôi bụng đi với mạch đại do âm hàn nội thịnh, dương khí phùvượt ra ngoài, hư hỏa kết với đờm thành thạch

3 Chứng ra mồ hôi trộm ở người hư lao

Đàn ông như bình thường, mạch hư nhược tế, vi thì hay ra mồ hôi trộm (Kinh văn86)

Mạch hư nhược là biểu hiện của dương hư, mạch vi tế là âm hư, đạo hãn là mồ hôikhi ngủ, lúc tỉnh thì ngừng, do khi ngủ dương khí vào bảo vệ bên trong, khi tỉnh thìdương bảo vệ bên ngoài, nay dương hư không đủ sức bảo vệ bên trong, mà tiết rangoài kéo theo âm khí ra nên có mồ hôi trộm Cũng có cách giải thích như sau: “Bìnhthường dương vệ hư không cổ vũ được mạch khí ở ngoài, không đủ sức chế ước tândịch, khi ngủ vệ khí vào bên trong (âm), khí huyết không được bảo vệ ở bên ngoài,tấu lý khai nên ra mồ hôi Khi tỉnh dương khí lại ra ngoài, biểu hiện ngừng ra mồ hôi”(Trung quốc y học đại từ điển) hoặc có cách giải thích khác: Khi ngủ vệ khí vận hànhở trong âm, âm hư thì có hỏa, dương hỏa và âm đấu tranh với nhau, âm dịch thất thủchạy ra ngoài thành đạo hãn

* Bài thuốc: ĐƯƠNG QUY LỤC HOÀN THANG

Đương quy 1 đồng cân Sinh địa 1 đồng cân Thục địa 1 đồng cân Hoàng bá 1 đồng cân

Hoàng cầm 1 đồng cânHoàng liên 1 đồng cânChích hoàng kỳ 2 đồng cân

Trang 11

4 Hư lao do thận dương hư

Hư lao thắt lưng đau, bụng dưới đau quặn, tiểu tiện không lợi (Kinh văn 90)

Đây là triệu chứng của thận dương hư, đau lưng là phủ của thận, thận hư thì eo lưngđau Thận và bàng quang có quan hệ biểu lý.Dương khí của tam tiêu không làm đượcnhiệm vụ khơi thông sự ủng tắc của thủy dịch luân lưu trong cơ thể được thông lợi thìtiểu tiện không thông mà bụng dưới quặn đau.Phép chữa là ích thận khí là tiểu tiệnđược thông và bụng quặn đau cũng hết

* Phép chữa: Ích mệnh môn hỏa, hóa khí hành thủy

* Bài thuốc: BÁT VỊ THẬN KHÍ HOÀN

Can địa hoang 8 lạng Sơn thù du 4 lạng Đơn bì 3 lạng Quế chi 1 lạng

Sơn dược 4 lạngTrạch tả 3 lạngPhục linh 3 lạngPhụ tử (bào) 1 lạng

Nghiền bột, luyện mật làm hoàn bằng hạt ngô đồng, uống với rượu 15 hoàn, thêmlần đến 20 hoàn.Ngày uống 2 lần.

Ý nghĩa phương thuốc: Quế phụ ôn bổ thận dương hành khí Thục địa bổ thận âm

dưỡng huyết Sơn thù, Sơ n dược bổ tỳ ích thận cố tinh Phục linh, Trạch tảthẩm tiết,thông lợi khí bàng quang Đan bì hành huyết sơ điều ứ trệ trong lạc mạch Bổ tả khaikhai nạp thận khí làm thận khí vận hành thủy, làm cho eo lưng và bụng dưới hết đau

5 Chứng tỳ vị hư hàn ở bệnh hư lao

Mạch tượng trầm tiểu trì gọi là thoát khí, người bệnh đó đi nhanh thì suyễn, thở cótiếng to, chân tay nghịch lạnh, bụng đầy, nặng hơn thì đại tiện lỏng, ăn không tiêu(Kinh văn 86)

Mạch trầm tiểu trì là dương khí đại hư gọi là thoát khí, đi nhanh thì thở gấp,suyễn nghịch do trung khí bất túc, không nuôi đc phế khí làm phế khí hư; chân taylạnh toát là do dương ở trong không ra làm ấm tay chân ở ngoài đươc Chân tay làgốc của chư dương, vì vậy dương kém biểu hiện ra chân tay lạnh, bụng đầy nặng thìỉa phân sống, do trung tiêu hư hàn, âm hàn nội sinh làm tiêu hóa thức ăn không tốt vàỉa ra phân sống

6 Bệnh hư lao khi có mất máu lớn

Mạch huyền mà đại, huyền là giảm, đại là khâu, giảm là hàn, khâu là hư, hư hàn tácđộng lẫn nhau nên có mạch cách Phụ nữ thì đẻ non, rong huyết, nam giới thì vonhuyết, thất tinh (Kinh văn 87)

Mạch khâu, mạch cách rất giống nhau tuy nhiên có thể phân biệt được Mạchhuyền là căng, mạch đại thường là hồng đại, mạch khâu là đại nhưng rỗng (do không

Trang 12

còn huyết dịch lưu thông sau mất máu), mạch cách cũng là mạch rỗng song còn cănghơn khâu Khi mất máu cấp thì dương khí phù việt ra ngoài nên mạch đại song phùhư.

Mạch huyền là có giảm, có thể hiểu là có mất máu nhiều Đại là có khâu, có thểhiểu là mất máu nhiều cho nên án mạch thấy không có máu ở trong mạch Giảm cóhàm ý là mất máu nhiều, khí không có máu để chở đi, thoát ra ngoài nên người lạnh,cách là vừa đại hư (mất máu lớn) vừa có hàn (dương khí thoát)

* Phép điều trị:Bổ khí, bổ dương để sinh huyết

* Bài thuốc:

- Nếu đại xuất huyết dùng ĐỘC SÂM THANG- Nếu có cả khí thoát nữa thì dùng SÂM PHỤ THANG.

Bổ khí sinh huyết, bổ dương có thể nhiếp âm

7.Chứng trung tiêu có hư lao

Bệnh hư lao trong bụng đau, tim hồi hộp,chảy máu cam, mộng mất tinh, tứchi nhức buốt, tay chân phiền nhiệt, họng khô miệng ráo.

Lý cấp đau bụng dương hư không hiệp điều được với âm (âm sẽ thinh ở dưới)gây nên; chân tay phiền nhiệt họng khô, miệng ráo do âm hư không hiệp điều đượcvới dương nên dương thượng phù; mộng tinh do dương không nhiếp được âm nêntinh tự xuất, chân tay đau mỏi, do huyết hư không dưỡng được cơ nhục

Những chứng trên đều là biểu hiện của mất cân bằng âm dương, vì vậy trongđiều trị phải điều hòa lại âm dương, không thể lấy thuốc hàn trị nhiệt, thuốc nhiệt trịhàn mà dùng thuốc cam ôn để kiến trung, trung khí vận hóa tốt, thuốc âm để dẫndương, thuốc dương để dẫn âm, Như thế có thể điều hòa được âm dương Âm dươngđược điều hòa thì thiên thắng của hàn nhiệt sẽ hết Thuốc cam ôn có tác dụng phấnchấn dương khí của tỳ vị, phục hồi công năng vận hóa, thủy cốc sẽ được vận hóathành tinh vi của thủy cốc để đáp ứng dưỡng âm, dưỡng dương đang thiếu hụt, làmâm dương điều hòa, hết thiên hàn, thiên nhiệt Cho nên nếu hư nhiệt mà dùng phép tưâm không đỡ thì dùng cam ôn, vì vậy nói “cam ôn có thể trừ đại nhiệt”

* Phép chữa: Kiến lập trung khí, điều hòa âm dương

*Bài thuốc: TIỂU KIẾN TRUNG THANG

Quế chi 3 lạng (bỏ vỏ) Đại táo 12 quả

Sinh khương 3 lạng

Thược dược 6 lạng Di đường 1 thăng Cam thảo 1 lạng (nướng)

Dùng 7 thăng nước đun lấy 3 thăng, bỏ bả, cho di đường vào, lại đun nhỏlửa cho tan ra, uống nóng 1 thăng, ngày uống 3 lần

Trang 13

Ý nghĩa phương thuốc : Tiểu kiến trung thang, bản phương là Quế chi thang, bội

bạch thược và gia di đường, tác dụng không phải là phát hãn giải biểu Mà để ôn vậnhuyết mạch , thông tâm dương, ích tâm khí, hòa dinh huyết Trong phương bội bạchthược hợp quế chi để hòa dinh vệ, có thể nhu can, ích âm hòa dinh huyết lại gia diđường ngọt ấm, bổ trung, cùng với sinh khương, cam thảo, đại táo phối hợp tăngcường tác dụng ôn dưỡng trung tiêu nên gọi là Tiểu kiến trung thang

8 Hư lao có lý cấp (bụng quặn đau) với các chứng hư (tự hãn, đạo hẵn,thân thể nặng nề hoặc bất nhân, mạch hư đại)

Lý cấp là hư mạch cấp nên trong bụng đau Các chứng bất túc, các mạch âm dương đều bất túc mà chóng mặt, hồi hộp, suyễn thở, thất tinh, vong huyết… chứng này là nguyên nhân dẫn đến chứng kia Làm hoãn chứng cấp thì phải dùng vị ngọt, bổchứng bất túc thì phải dùng chứng ôn Còn công năng bổ sung cái hư, làm đầy chổ trống rỗng là sở trường của Hoàng Kỳ

* Phép chữa: Ôn trung cố biểu, điều hòa dinh vệ

* Bài thuốc: HOÀNG KỲ KIẾN TRUNG THANG(tức Tiểu kiến trung thang gia

Hoàng kỳ 1,5 lạng) Quế chi 3 lạng (bỏ vỏ) Đại táo 12 quả Sinh khương 3 lạng Thược dược 6 lạng Di đường 1 thăng Hoàng kỳ 1,5 lạng Cam thảo 1 lạng

Ý nghĩa phương thuốc : Hoàng kỳ kiến trung thang là bài Tiểu kiến trung thang gia

Hoàng kỳ để bổ khí Trong phương dùng Di đường, Chích thảo, vịngọt bổ trung khílà theo lẽ của nội kinh “Tinh bất túc thì dùng vị ngọt để bổ” Còn dùng quế chi, sinhkhương, đại táo, vị tân cam để tuyên phát dương khí thượng tiêu là theo nội kinh.“Lấy tân cam để phát tán dương” Khí huyết sinh ra ở trung tiêu, thổ hư thì can mộclấn át nên dùng thược dược để tả mộc trong thổ, làm cho can tỳ điều hòa mà tinh khíđược phục hồi Lại gia Hoàng kỳ làm đầy chổ trông rỗng, mạch tấu lý thông lạc

9 Bệnh phong khí do hư lao

Bệnh hư lao do các loại bất túc, dễ bị phong khí tác động và gây ra trăm bệnh.Các loại bất túc gây hư lao có phạm vi tương đối rộng Khi đã có bất túc, sứcchống đỡ giảm, thì sẽ có thể bị tác động của phong khí.Vì vây, trong chữa bệnhcần nâng cao tỳ vị, gốc của hậu thiên Tỳ vị khỏe, khí huyết sung mãn, tà khí sẽbị đẩy ra và khỏi

* Phép chữa: Phù chính để khu tà

* Bài thuốc: THỬ DỰ HOÀN

Trang 14

Thử dự (Củ mài) 30 phân Cam thảo 8 phân Xuyên khung 6 phân

Mạch môn 6 phân Bạch thược 6 phân Bạch truật 6 phân Hạnh nhân 6 phân A giao 7 phân

Can khương 3 phân Bạch liễm 2 phân Phòng phong 6 phân

Đương quy 10 phânQuế chi 10 phânCan địa hoàng 10 phânĐậu hoàng quyên 10 phânThần khúc 10 phânNhân sâm 7 phân

Cát cánh 5 phânPhục linh 5 phânĐại táo 100 quả (Nấu cao) 21 vị tán bột, luyện mật làm to bằng viên đạn, uống một hoàn với rượu vào lúc đói

* Ý nghĩa phương thuốc: Trong bài dùng cả Bát trân thang để bổ khí huyết Quế chi,

Bạch thược, sinh khương, đại táo để điều hòa dinh vệ Cát cánh hạnh nhân để khai phế chỉ khái Bạch liễm giúp quế chi giải cơ Phòng phong, Sài hồ, Đậu hoàng quyển sơ phong tiết tà Thần khúc tiêu đạo giải biểu.Sở dĩ dùng thử dự nhiều như vậy vì nó không lạnh, không nóng, không táo, không trơn mà chuyên bổ hư, trừ phong, ở đây giữ vai trò làm quản Như vậy tỳ vị được điều hòa, khí huyết sung mãn thì phong khí sẽ bị loại trừ

10.Bệnh hư lao buồn phiền không ngủ được (chứng mất ngủ do âm hư)

Người ta thức thì hồn ngụ ở mắt, ngủ say thì hồn tang ở Can.Người hư lao, Can khí không được nuôi dưỡng, làm cho hồn không được tang cho nên không ngủ được (Vưu Tại Kinh chú)

* Phép chữa: Thanh nội nhiệt, trừ phiền, an thần

* Bài thuốc: TOAN TÁO NHÂN THANG

Toan táo nhân 2 thăngTri mẫu 2 lạngXuyên khung 1 lạngCam thảo 1 lạng Phục linh 2 lạngSắc uống

Ý nghĩa phương thuốc: Toan táo nhân bổ can dưỡng huyết, an thần làm quân.Xuyên khung thượng hành đầu mục, sơ can điều tiết tán uất Phục linh trợ giúp Táo nhân định tâm an thần.Cam thảo hoãn cấp điều trung, Tri mẫu tư âm giáng hỏa để thanh can dương, trừ phiền

Trang 15

11 Hư lao có huyết ứ

Ngũ lao hư cực, gầy gò, bụng đầy không thể ăn uống, thương thực, ưu thương (tổn thương do ưu phiền), ẩm thương (tổn thương bởi uống nước), phòng thất thương (tổn thương do phòng dục), lao thương (tổn thương do sự lao nhọc) làm kinh lạc, dinh vệ bị tổn thương, trong có máu khô (Huyết ứ lâu ngày), ngoài thì da khô, ráp đóng vảy, hai mắt tối sầm

Ngũ lao theo Sào Nguyên Phương có 2 cách phân loại, một là theo nguyên nhân,hai là theo tạng phủ Theo nguyên nhân có trí lao, tư lao, tâm lao, ưu lao, bì lao (mệtmỏi quá độ) Theo tạng phủ có tâm lao, can lao, tỳ lao, phế lao, thận lao

Các tổn thương do ăn là ăn uống vô độ, do âu sầu là suy nghĩ uất kết, do uống làuống rượu quá độ, do phòng sự là do tình dục quá độ, do đói là đói kéo dài, do lao lựclà mệt mỏi quá độ Các tổn thương đó đều có thể làm kinh lac, dinh khí, vệ khí bị tổnthương, khí không hành được ứ lại, lâu ngày thành huyết khô dẫn đến người gầy,bụng ổng, không ăn uống được dẫn đến da khô ráp, mặt tối sầm Như vậy trong điềutrị phải khử ứ, bổ hư, vì nếu huyết ứ không trừ được thì huyết mới không đến đượcđấy

* Phép chữa: Khứ ứ bổ hư

*Bài thuốc:ĐẠI HOÀNG GIÁ TRÙNG HOÀN PHƯƠNG

Đại hoàng 1 chỉ (chưng)Cam thảo 3 lạng Hạnh nhân 1 thăng Can địa hoàng 10 lạng Manh trùng (Ruồi trâu) 1 thăng Giá trùng (gián đất) ½ thăng Hoàng cầm 2 lạng Đào nhân 1 thăng Thược dược 4 lạng Sơn tra khô (Can tất) 1 lạng Thủy điệt (Đỉa) 100 con

Nghiền bột, luyện mật làm hoàn bằng hạt tiểu đậu, uống với rượu 5 hoàn.Ngàyuống 3 lần.

Ý nghĩa bài thuốc : Đại hoàng và các vị Manh trùng, Giá trùng, Thủy điệt, Can tất, Đào

nhân để hành huyết khử ứ Cam thảo, Thược dược, Địa hoàng để bổ hư Hoàng cầmđể thanh nhiệt.Hạnh nhân để lợi khí, Rượu để dẫn thuốc Dụ Gia Ngôn cho rằngphương này có tác dụng chữa huyết can ( máu khô) ở người nguyên khí chưa bị tổnthương

Phụ phương:

CHÍCH CAM THẢO THANG (Phục mạch thang)

Cam thảo 4 lạng (nướng) Quế chi 3 lạng Sinh khương 3 lạng Ma nhân ½ thăng A Giao 2 lạng Sinh địa hoàng 2 thăng

Trang 16

Mạch môn ½ thăng Nhân sâm 2 lạng Đại táo 30 qủa

Dùng 7 thăng rượu, nước 8 thăng, trước đun 8 vị, lấy 3 thăng bỏ bã, cho A giaovào khuấy cho tan hết, uống nóng 1 thăng, ngày uống 3 lần

Ý nghĩa phương thuốc: Phương này để thông dương phục mạch, tư âm bổ huyết.

Chích thảo cam ôn ích khí, thông kinh mạch, lợi huyết khí, trị tâm quý, mạchkết đại.Nhân sâm đại táo ích vị Quế chi, sinh khương thông hành dương khí,điều hòa dinh vệ, Địa hoàng, A giao, Mạch môn, Ma nhân tư âm bổ huyết,dưỡng tâm âm Rượu trắng tân ôn, dẫn dược thông tâm dương, thông kinh lạc.Các vị hợp dùng làm cho khí huyết sung túc, âm dương điều hòa, cho mạchthông lợi hết kết đại và tim hồi hộp tự hết Cho nên phương này gọi là Phụcmạch thang Ngoài ra Thiên kim dực phương còn ghi bài thuốc này chữa chứngPhế nùng (Mủ trong phổi) Khạc nhổ nhiều dãi buồn nôn

Trang 17

==* VẤN ĐỀ 2*==MẠCH CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA CÁC BỆNH PHẾ NUY,

PHẾ UNG, HO KHÍ ĐI LÊN

A PHẾ NUY

Phế nuy là bệnh của phế do nhiệt bên trong làm tiêu hao tân dịch, có triệuchứng như ho khạc đàm có bọt kèm theo gầy, khó thở, khát nước, mạch sácnhược

Theo quan điểm y học hiện đại là những bệnh chức năng phổi suy giảm nhưGiãn phế quản

II.NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO YHCT

Do các nguyên nhân dẫn đến mất tân dịch trầm trọng như: ra nhiều mồ hôi,do nôn mữa, do tiểu tiện thông lợi nhiều, bệnh tiêu khát, bệnh táo bón dùngthuốc hạ nhiều gây ỉa chảy mất nước… làm Phế âm hư đưa đến Phế táo nhiệt(Nhiệt tại thượng tiêu) mà hình thành nên chứng Phế nuy

Do hàn làm Phế khí trở trệ đưa đến Phế khí hư hàn mà lâu ngày thành chứngPhế nuy

III.MẠCH CHỨNG VÀ PHÉP ĐIỀU TRỊ

1 Phế nuy do hư nhiệt

Biện chứng: chứng phế nuy do nhiệt ở thượng tiêu Nhiệt tại thượng tiêu sẽlàm hao tổn tân dịch và rối loạn khí cơ ở phế, gây nên ho, ho lâu phế càng bịtổn thương dẫn đến phế nuy

Có thể do mất quá nhiều mồ hôi, có thể do nôn mửa mất tân dịch quá nhiều,có bệnh tiêu khát đái nhiều, do có ỉa khó uống thuốc công hạ gây ỉa quá nhiều.Tất cả đều gây mất nhiều tân dịch, mất âm thì dương càng lên phế, lại tiếp tụclàm phế âm càng hư gây nên

Triệu chứng: đờm dãi, ho, mạch sác hư Mạch sác là có nhiệt, ho là phế khí nghịch Miệng khạc đờm dãi khi ho do

phế khí bị hư nhiệt làm mất túc giáng, tân dịch không được phân bố tốt ứ lại

Trang 18

thành dãi, nhiệt cô lại thành đờm, phế khí nghịch nên ho(ho thổ liên tục tândịch luôn bị tổn thương, phế ngày một teo đi, đó là phế nuy)

* Phép chữa: Tư dưỡng phế, hạ khí giáng nghịch

* Thuốc: MẠCH MÔN ĐÔNG THANG

Mạch môn đông 16g (liều cao để tư âm của phế vị) Nhân sâm 8g (đại bổ trung khí, sinh tân dịch) Đại táo 12 quả(đại bổ trung khí, sinh tân dịch) Cam thảo 8g (đại bổ trung khí, sinh tân dịch) Gạo tẻ 3 nắm(đại bổ trung khí, sinh tân dịch) Bán hạ chế 6g

Sắc uống bỏ bã, uống chia làm 4 lần ( ngày 3 lần, đêm 1 lần)

2 Phế nuy do hư hàn

Biện chứng: do phế bị trúng hàn, trên bị hư không chế ngự được dưới Triệu chứng: Bệnh phế nuy nôn mửa ra nước dãi, nước miếng mà khôngho; nếu người bệnh không khát thì người đó phải có tiểu són, tiểu nhiều

Phế nuy có thổ đờm dãi không ho không khát là do âm hàn tác động: diniệu, đái nhiều do phế dương(thượng) hư không chế được bàng quang(hạ),bàng quang mất chế ước gây nên Chóng mặt do phế khí hư không chủ ở phầnthượng được, đờm dãi nhiều do khí từ thận đưa lên phế không thể phục hóathành tân dịch do thượng tiêu hư, và ngưng lại mà thành

* Phép chữa: Ôn phế

* Bài thuốc: CAM THẢO CAN KHƯƠNG THANG

Cam thảo 12g Can khương 8g

Cắt nhỏ các vị thuốc, sắc bỏ bã, uống ấm chia làm 2 lần.Ý nghĩa bài thuốc: cam thaỏ để bổ hư, can khương để tán hàn Hai vị này đêu là

thuốc của tỳ, bổ thổ ôn trung để chữa phế hàn, đó là theo ý “hư thì bổ mẹ”, vì“chứng tuy là phế trung lãnh, song gốc của nó lại chính là tỳ vị dương hư”(ĐanBa Nguyên Gỉan)

Trang 19

B PHẾ UNG

Phế ung là chứng do phong tà cùng nhiệt độc xâm nhập vào phổi gây huyết ứ sinh mủ; có triệu chứng như sốt cao, rét run, ho khạc đàm hôi tanh có máu mủ, đau ngực, khó thở

Theo quan điểm y học hiện đại phế ung là những bệnh phổi bị viêm nhiễm như: Viêm phổi, áp xe phổi

II NGUYÊN NHÂN CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO YHCT

Do phong nhiệt xâm nhập làm thốn khẩu mạch vi mà sác, vi là phong, sác lànhiệt; vi thì ra mồ hôi, sác thì sợ lạnh, Phong trúng phần vệ là ở nông, thở ra khíkhông vào là bệnh tà ở nông chính khí còn vượng nên khi thở ra vẫn đủ sức chốngkhông cho tà khí vào, nếu bệnh tiếp tục nặng thì nhiệt vào dinh lúc đó bệnh tà đã vàosâu, chính khí không đủ sức đẩy tà khí ra tuy ở thì hít vào sức được nâng lên, nên hítvào tà khí không ra Khi phong tà tổn thương bì mao thì nó vào phần vệ, khi vào phầndinh thì nhiệt làm tổn thương huyết mạch Phế chủ bì mao, phong vào sẽ làm phế bịrối loạn nên ho, miệng khô suyễn mãn, họng ráo không khát thổ nhiều đờm dãi, dophế bị rối loạn không phân bố được tân dịch-tân dịch ứ lại thành đờm dãi; cơn rét runlà có nhiệt, lúc này bệnh còn mới thì chữa được, nếu nhiệt và nhiệt quá sẽ làm huyếtứ trệ, thối rữa hóa mủ, biểu hiện bằng thổ ra mủ như nước cháo, lúc đó bệnh đã nặngnên chết

III MẠCH CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA1 Phế khí nghịch

Phế ung do phong nhiệt làm khí bế tắc gây suyễn, ho khó thở không nằmđược là do tà khí ủng gây phế khí bị bức bách Đôi khi ho ra ít máu, mạch hoạtsác là do phong nhiệt uất kết tại phế không giải trừ được

* Phép chữa: Hạ khí giáng nghịch

* Bài thuốc: ĐÌNH LỊCH ĐẠI TÁO TẢ PHẾ THANG

Trang 20

- Đình lịch tử (ngào cho vàng, quết làm thành hoàn to bằng quả trứng gà: tính vị khổhàn, có tác dụng tiết thủy bình suyễn, tính hoãn nên không có hại, và có tác dụngnhanh với chứng thực)

- Đại táo 12 quả (kiện tỳ, hòa hoãn dược lực)

Kiêng kị: không dùng được cho phế ung đã có mủ

Cộng 2 vị, nước 3 thăng, sắc với táo lấy 2 thăng, bỏ táo, cho đình lịch vào sắccòn 1 thăng, uống hết 1 lần

2 Nung mủ tại Phế

Phế ung do phong nhiệt gây nôn mữa mủ máu nư cháo, khạc nhổ ra đờm đụctanh thối, ho mà ngực đầy do nhiệt tụ thành độc nhiệt nhập vinh huyết, huyết bịngưng trệ đọng lại tạo thành nung mủ Mạch sác, họng khô, không khát , rét run là do phong nhập vào Phế

* Phép chữa: Bài nùng

* Thuốc: KẾT CÁNH THANG

Kết cánh 8g (tán ngưng trệ, khai thông bế tắc)

Cam thảo 4g (giải độc)

Sắc bỏ bã, uống ấm, chia làm 2 lần

==* VẤN ĐỀ 3*==MẠCH, CHỨNG VÀ PHÉP TRỊ BÔN ĐỒN KHÍI ĐẠI CƯƠNG

Trong Đông Y, có 4 bệnh đều do kinh khủng gây nên, đó là: Bôn đồn, Thổ mủ,Kinh sợ, Hỏa tà Phần này giới thiệu về mạch ,chứng và phép điều trị bôn đồn khí.- Bôn: là Bôn tẩu, chạy rúc

- Đồn: là con chuột Bôn đồn là chứng có khí chạy lên chạy xuống như con chuột chạy Bệnh này chủ yếu do sợ hãi gây nên Chứng trạng chính là tự cảm thấy có khí từ

bụng dưới xông lên ngực, họng, giống như con chuột (có sách lại ví như con heo)chạy (bôn đồn), vì vậy gọi là Bôn Đồn Khí Tên bệnh Bôn đồn bắt đầu thấy ở sáchNội kinh, cũng có tên chung với các chứng Phục Lương, Tức Bôn, Phì Khí, Bĩ Khí Sách Nạn Kinh lại nói rõ thêm về bôn và chứng trạng của bệnh này

Trang 21

Về nguyên nhân bệnh bôn đồn, theo thuyết của Trương Trọng Cảnh thì một là vìsau khi sợ hãi, làm cho khí của Can Thận nghịch lên, hai là vì khí hàn thủy, từ bụngdưới xông lên gây ra.

1 Khí Của Can Thận (kinh văn 109): Sách Kim Quỹ Yếu Lược viết: “Bệnh bôn

đồn khí bắt đầu từ bụng dưới xông lên yết hầu, khi bệnh phát ra thì muốn chếtrồi lại khỏi, đều do sợ hãi gây nên" và “Bệnh bôn đồn khí xông lên bụng ngựcđau, lúc nóng lúc lạnh, dùng bài Bôn Đồn Thang làm chủ Đó là nói rõ bệnh nàydo sợ hãi mà gây ra, chủ yếu là bệnh ở hai kinh Can và Thận: Đồng thời chứngtrạng này, có thể tái phát nhiều lần

2 Khí Hàn Thủy (kinh văn 110): Sách Kim Quỹ Yếu Lược có đề cập đến trường

hợp "Sau khi cho ra mồ hôi, lại đốt kim châm cho ra mồ hôi, chỗ châm bị lạnh, nổihạch đỏ tất nhiên phải bôn đồn Khi từ bụng dưới xông lên Tâm.Cứu trên các hạch,mỗi chỗ một mồi, và dùng bài Quế Chi Gia Quế Thang làm chủ.Sau khi cho ra mồhôi, dưới rốn thấy động, muốn phát bôn đồn, dùng bài Phục Linh Quế Chi CamThảo Đại Táo Thang làm chủ Chứng trước là do mồ hôi ra quá nhiều, tâm dươngkhông mạnh, mà lúc châm lại không cẩn thận phòng lạnh, thì khi lạnh lấn vào độtnhiên phát bệnh bôn đồn khí, chủ yếu do khí lạnh xông lên

III.ĐIỀU TRỊ

a Thể can khí thượng xung

* Phép điều trị:Điều đạt can khí, thanh nhiệt hòa hoãn

* Bài thuốc: BÔN ĐỒN THANG

Lý căn bạch bì 1 thăng Đương quy 2 lạng Xuyên khung 2 lạng Sinh cát căn 1 lạng

Bán hạ 4 lạng Sinh khương 4 lạng Hoàng cầm 2 lạng Thược dược 2 lạngDùng 2 đấu nước, đun lấy 5 thăng, uống nóng 1 thang.Ngày uống 3 lần, đêm một lần

Ý nghĩa bài thuốc: vỏ trắng rễ cây mận để thanh nhiệt giáng nghịch, hoàng cầm, sinh

cát căn để thanh nhiệt, sinh khương, bán hạ để giáng nghịch, khung quy thược để hòahuyết chỉ thống, cam thảo để điều hòa các vị thuốc Chú ý cổ nhân rất coi trọng vị vỏtrắng rễ cây mận trong chữa bôn đồn

Trang 22

Đây là triệu chứng, cách chữa bệnh bôn đồn Khí thăng giáng lên xuống dù làchính khí hay tà khí đều là do thiếu dương, vì thiếu dương là đường đi của âm dương.Âm dương khi thăng giáng đánh nhau thì gây đau bụng, khi thăng lên thì có nhiệt, khigiáng xuống thì là hàn.

Bài bôn đồn thang là 2 bài quế chi thang và tiểu sài hồ thang hợp lại, bỏ quế, sài,táo, đây là cách chữa cả thái dương và thiếu dương bệnh, giải cả tà khí ở cả biểu và ởlý, do can khí không điều hòa nên gia khung, quy, do nhiệt khí thượng xung, nên giathêm cát căn, vỏ trắng rễ mận Bài này không chữa bôn đồn song chính là chữa phầnsâu xa của bôn đồn.Phục linh và quế chi là 2 chủ dược chữa bôn đồn ở đây khôngdùng vì bệnh không phát từ thận Nếu uống bôn đồn thang không khỏi thì dùng bài ômai hoàn(trung quốc y học đại từ điển)

b Thể thận khí thượng xung

*Phép điều trị: Ôn trung, tán hàn

* Bài thuốc: QUẾ CHI GIA QUẾ THANG PHƯƠNG

Quế chi 5 lạng Thược dược 3 lạng Đại táo 12 quả Cam thảo 2 lạng Sinh khương 3 lạng

Dùng 7 thăng nước, chụm lửa nhỏ, đun còn 3 thăng, bỏ bả, uống nóng 1 thăng

Ý nghĩa của bài thuốc: quế chi thang để giải ngoại tà Nhục quế để thông thận khí làm

ấm tạng thận, như vậy bảo vệ được hỏa của thiếu âm ở trên(tâm), ôn được thủy củathiếu âm ở dưới(thận) Các chứng bôn đồn(từ thận), có thể phỏng bài này để chữa Đây là cách chữa bôn đồn do thận khí xung lên Phát hãn lại dùng thiêu châm cho

ra mồ hôi tiếp sẽ dẫn đến vệ dương hư, quầng đỏ cứng, là hàn tà thừa dương hư vàokết với hỏa ở da, sẽ phát bôn đồn do âm hàn ở hạ tiêu thượng nghịch lên tâm, ý là hỏacủa tâm không xuống để làm ấm được thận thủy, thủy khí xung lên tâm Như vậy đểđiều trị, một mặt cần điều hòa dinh vệ ở thái dương làm khí huyết vận hành tốt(hếtquầng đỏ), mặt khác phải bảo vệ thiếu âm tâm hỏa và ôn dưỡng thiếu âm thận thủy.Bài quế chi gia quế thang để đáp ứng yêu cầu này Theo tài liệu quế chi 5 lạng, nhưvậy quế dùng thêm là quế chi(vừa phấn chấn tâm dương, vừa phấn chấn thận dương),song Từ Linh Thai, Trương Hư Cốc cho là nhục quế để thông thận khí, ấm thận tạng.Có tác giả cho đây là sự phát triển của bài thuốc

c Phát hãn rồi thấy dưới rốn đập là muốn phát cơn bôn đồn.

Trang 23

* Phép điều trị: thông dương lợi thủy, bổ thổ giáng nghịch

* Bài thuốc:PHỤC LINH QUẾ CHI CAM THẢO ĐẠI TÁO CAM PHƯƠNG

Phục linh ½ cân Cam thảo 2 lạng

Đại táo 15 quả Quế chi 4 lạngDùng 1 đấu cam lam thủy, trước đun phục linh, giảm 2 thăng, cho các thuốc vào đun

lấy 3 thăng, bỏ bã uống nóng 1 thăng, ngày uống 3 lầnPHÉP LÀM CAM LAM THỦY: lấy 2 đấu nước cho vào chậu, dùng cây khuấy đều,

lúc nào trên mặt nước nỗi lên hàng ngàn bong bóng đuổi nhau Lấy nước đun thuốc.Thảo luận:

Đây là tiền triệu của bôn đồn và cách chữa Sau phát hãn, ở dưới rốn đập vỏ, do khi ramồ hôi tâm dương có hư nhẹ không đủ để giao hết với thận thủy, phần dư của thủykhí chỉ đủ sức xung lên đến dưới rốn thôi; muốn phát cơn bôn đồn là cơn chưa phát,nếu nặng hơn sẽ phát, nói khác đi đây là tiền triệu của bôn đồn Cách chữa là thôngdương khí, phấn chấn tâm dương, lợi thủy khí để không xung lên, bổ thổ để trợ chohỏa.Bài phục linh quế chi cam thảo đại táo thang giải quyết tốt triệu chứng này

Như vậy, có thể thấy bôn đồn có 2 thể, một là can khí thượng xung, hai là thận (thủy)khí thượng xung, mỗi thể có bài thuốc riêng cần lưu ý để chọn cho đúng

Ý nghĩa bài thuốc: phục linh để lợi thủy, quế chi để thông dương, bình khí thượngxung, cam thảo đại táo để hòa trung hoãn cấp

Chứng sau cũng do sau khi cho ra mồ hôi, tâm dương không đủ, hoặc người đó sẵncó thủy khí ở hạ tiêu, nhân lúc tâm dương không đủ, thủy khí muốn động cho nêndưới rốn máy động mà chưa đến nỗi nghịch lên, cho nên cách chữa lấy trợ dương,hành thủy làm chủ, dùng bài Phục Linh Quế Chi Cam Thảo Đại Táo Thang

Nhưng khi thủy hàn nghịch lên, cũng không phải đều do khi trị liệu hư hàn, thấy hàntụ ở dưới, nghịch mà chạy lên, cho nên sách Thiên Kim Yếu Phương dùng phép ôndương để giáng nghịch có bài Bôn Đồn Khí Thang Sách Y Học Tâm Ngộ có bài BônĐồn Hoàn Hai bài này để bổ sung sự thiếu sót của sách Kim Quỹ Yếu Lược

Ngày đăng: 23/09/2024, 12:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w