1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trắc nghiệm kinh tế vĩ mô

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trắc nghiệm kinh tế vĩ mô
Chuyên ngành Kinh tế vĩ mô
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 210,75 KB

Nội dung

Đây là 600 câu trắc nghiệm kinh tế vĩ mô kèm đáp án có thể giúp các bạn đạt điểm A trong kỳ thi cuối kỳ môn này.

Trang 1

PHẦN 1Câu 1: Nếu GDP bình quân thực tế của năm 2000 là 18,073$ và GDP bình quân thực tế của năm 2001 là 18,635$ thì tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng thực tế trong thời kỳ này là bao nhiêu?

A 3.0% B 3.1% C 3.1% D 18.0% Câu 2: Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao, nên: A Giảm lượng cung tiền, tăng lãi suất

B Giảm chi ngân sách và tăng thuế C Các lựa chọn đều sai

Câu 4: Sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng khác nhau ở:

A Mục đích sử dụng B Thời gian tiêu thụ C Độ bền trong quá trình sử dụng D Các lựa chọn đều đúng Câu 5: Ngân hàng Trung Ương có thể làm thay đổi cung nội tệ bằng cách:

A Mua hoặc bán trái phiếu chính phủ B Mua hoặc bán ngoại tệ

C Cả hai lựa chọn đều đúng D Cả hai lựa chọn đều sai

Câu 6: Thành phần nào sau đây thuộc lực lượng lao động:

A Học sinh trường trung học chuyên nghiệp B Người nội trợ

C Bộ đội xuất ngũ D Sinh viên năm cuối

Câu 7: Hoạt động nào sau đây của ngân hàng Trung Ương sẽ làm tăng cơ sở tiền tệ:

A Bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối B Cho các ngân hàng thương mại vay

C Hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại

D Tăng lãi suất chiết khấu Câu 8: Những yếu tố nào sau đây có thể dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại của một nước:

A Đồng nội tệ xuống giá so với đồng ngoại tệ B Thu nhập của các nước đối tác mậu dịch chủ yếu tăng C Sự gia tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài

D Các lựa chọn đều sai

Câu 9: Những yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến tổng cung dài hạn:A Thu nhập quốc gia tăng B Xuất khẩu tăng

C Tiền lương tăng D Đổi mới công nghệ

Câu 10: Những trường hợp nào sau đây có thể tạo ra những áp lực lạm phát:

A Cán cân thanh toán thặng dư trong một thời gian dài B Giá của các nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu gia tăng nhiều C Một phần lớn các thâm hụt ngân sách được tài trợ bởi ngân hàng trung ương

D Các lựa chọn đều đúng.

Câu 11: GDP thực và GDP danh nghĩa của một năm bằng nhau nếu:

Trang 2

A Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm trước

B Tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm gốc C Chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm trước

D Chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm gốc

Câu 12: Nếu NHTƯ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu thì khối lượng tiền tệ sẽ: A Tăng B Giảm

C Không đổi D Không thể kết luận

Câu 13: Trên đồ thị, trục hoành ghi sản lượng quốc gia, trục tung ghi mức giá chung, đường tổng cầu AD dịch sang phải khi:

A Nhập khẩu và xuất khẩu tăng

B Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng

C Chính phủ cắt giảm các khoản trợ cấp và giảm thuế D Các lựa chọn đều đúng

Câu 14: Trên đồ thị, trục hoành ghi sản lượng quốc gia, trục tung ghi mức giá chung, đường tổng cung AS dịch chuyển khi:

A Mức giá chung thay đổi B Chính phủ thay đổi các khoản chi ngân sách C Thu nhập quốc gia không đổi

D Công nghệ sản xuất có những thay đổi đáng kể

Câu 15: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn:

A Dự trữ ngoại tệ của quốc gia thay đổi tùy theo diễn biến trên thị trường ngoại hối

B Dự trữ ngoại tệ của quốc gia tăng khi tỷ giá hối đoái giảm C Dự trữ ngoại tệ của quốc gia không thay đổi, bất luận diễn biến trênthị trường ngoại hối

D Dự trữ ngoại tệ của quốc gia giảm khi tỷ giá hối đoái tăng Câu 16: Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay đổi đáng kể, tốc độtăng giá trong nước tăng nhanh hơn giá thế giới, sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước sẽ:

A Tăng B Giảm C Không thay đổi D Không thể kết luận

Câu 17: Khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng, nếu các yếu tố khác không đổi, Việt Nam sẽ:

A Thặng dư hoặc thâm hụt cán cân thanh toán B Tăng xuất khẩu ròngC Tăng thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài

D Các lựa chọn đều đúng

Câu 18: Nếu các yếu tố khác không đổi, lãi suất tăng thì sản lượng cân bằng sẽ:

A Tăng B Giảm C Không thay đổi D Không thể thay đổi

Câu 19: Nền kinh tế đang ở mức toàn dụng Giả sử lãi suất, giá cả và tỷ giá hối đoái không đổi, nếu chính phủ giảm chi tiêu và giảm thuế một lượng bằng nhau, trạng thái của nền kinh tế sẽ thay đổi:

A Từ suy thoái sang lạm phát B Từ suy thoái sang ổn định C Từ ổn định sang lạm phát D Từ ổn định sang suy thoái

Câu 20: Tác động ngắn hạn của chính sách nới lỏng tiền tệ trong nền kinh tế mở với cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi là:

A Sản lượng tăng B Thặng dư hoặc giảm thâm hụt cán cân thương mại C Đồng nội tệ giảm giá D Các lựa chọn đều đúng

Câu 21: Một nền kinh tế trong trạng thái toàn dụng nhân công có nghĩalà:

A Không còn lạm phát nhưng có thể còn thất nghiệp

Trang 3

B Không còn thất nghiệp nhưng có thể còn lạm phát C Không còn thất nghiệp và không còn lạm phát

D Vẫn còn một tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp nhất định

Câu 22: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, muốn triệt tiêu lượng dư cung ngoại tệ, NHTƯ phải:

A Dùng ngoại tệ để mua nội tệ B Dùng nội tệ để mua ngoại tệ

C Không can thiệp vào thị trường ngoại hối D Các lựa chọn đều sai Câu 23: Tỷ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng đến

A Cán cân thương mại B Cán cân thanh toán C Sản lượng quốc gia

D Các lựa chọn đều đúng

Câu 24: Theo lý thuyết của Keynes, những chính sách nào sau đây thích hợp nhất nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp:

A Giảm thuế và gia tăng số mua hàng hóa của chính phủ

B Tăng thuế và giảm số mua hàng hóa của chính phủ C Tăng thuế thu nhập và tăng số mua hàng hóa của chính phủ D Phá giá, giảm thuế và giảm số mua hàng hóa của chính phủ Câu 25: Chính sách nào của chính phủ sẽ làm kinh tế tăng trưởng nhiều nhất:

A Giảm thuế thu nhập từ tiết kiệm, cung cấp tín dụng thuế đầu tư, và giảm thâm hụt

B Giảm thuế thu nhập từ tiết kiệm, cung cấp tín dụng thuế đầu tư và tăng thâm hụt

C Tăng thuế thu nhập từ tiết kiệm, cung cấp tín dụng thuế đầu tư và giảm thâm hụt

D Tăng thuế thu nhập từ tiết kiệm, cung cấp tín dụng thuế đầu tư và tăng thâm hụt

Câu 26: Nếu những người cho vay và đi vay thống nhất về một mức lãi suất danh nghĩ a nào đó và lạm phát trong thực tế lại thấp hơn so với mức mà họ kỳ vọng thì:

A Người đi vay sẽ được lợi và người cho vay bị thiệt

B Người cho vay được lợi và người đi vay bị thiệt

C Cả người đi vay và người cho vay đều không được lợi vì lãi suất danh nghĩa được cố định theo hợp đồng

D Các lựa chọn đều không đúng Câu 27: Hàm số tiêu dùng: C = 20 + 0,9 Y (Y:thu nhập) Tiết kiệm S ởmức thu nhập khả dụng 100 là: A S = 10 B S = 0

A Các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng để giải phóng thặng dư tồn kho so với mức tồn kho dự kiến

B Các doanh nghiệp sẽ tăng hoặc giảm sản lượng tuỳ theo tình hình tồn kho thực tế là ít hơn hay nhiều hơn mức tồn kho dự kiến

Trang 4

C Các doanh nghiệp sẽ không thay đổi sản lượng vì tồn kho thực tế đãbằng mức tồn kho dự kiến

D Các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng để bổ sung tồn kho cho đủ mứctồn kho dự kiến

Câu 30: Mở rộng tiền tệ (hoặc nới lỏng tiền tệ): A Là một chính sách do NHTƯ thực hiện để kích cầu bằng cách giảm thuế, tăng trợ cấp xã hội, hoặc tăng chi tiêu ngân sách

B Là một chính sách do NHTƯ thực hiện để kích cầu bằng cách tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc bán ra chứng khoánnhà nước

C Là một chính sách do NHTƯ thực hiện để kích cầu bằng cách hạlãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc mua các chứng khoán nhà nước

D Là một chính sách do NHTƯ thực hiện để kích cầu bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ

PHẦN 2Câu 1: Sản lượng tiềm năng (sản lượng toàn dụng) là mức sản lượng: A Mà tại đó nếu tăng tổng cầu thì lạm phát sẽ tăng nhanh

B Mà tại đó nền kinh tế còn tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất

C Tối đa của nền kinh tế D Các lựa chọn đều đúng

Câu 2: Giả định lãi suất là 8% Nếu phải lựa chọn giữa 100$ ngày hômnay và 116$ ngày này hai năm sau, bạn sẽ chọn:

A 100$ ngày hôm nay B 116$ ngày này 2 năm sau C Không có gì khác biệt giữa hai phương án trên

D Không chọn phương án nào Câu 3: Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP của năm 1989? Doanh thu của:

A Một chiếc xe Honda sản xuất năm 1989 ở Tennessee B Dịch vụ cắt tóc

C Một ngôi nhà được xây dựng năm 1988 và được bán lần đầu tiên trong năm 1989

D Dịch vụ của nhà môi giới bất động sản Câu 4: Nếu một người thợ giày mua một miếng da trị giá 100$, một cuộn chỉ trị giá 50$, và sử dụng chúng để sản xuất và bán những đôi giày trị giá 500$ cho người tiêu dùng, giá trị đóng góp vào GDP là: A 50$ B 100$ C 500$ D 600$

Câu 5: Nếu GDP lớn hơn GNP của Việt Nam thì:

A Người nước ngoài đang sản xuất ở Việt Nam nhiều hơn so với người Việt Namđang sản xuất ở nước ngoài

B Người VN đang sản xuất ở nước ngoài nhiều hơn so với người nướcngoài đang sản xuất ở VN

C GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa D Giá trị hàng hóa trung gian lớn hơn giá trị hàng hóa cuối cùng Câu 6: Khoản chi tiêu 40.000$ mua một chiếc xe BMW được sản xuất tại Đức của bạn được tính vào GDP của Mỹ như thế nào:

A Đầu tư tăng 40.000$ và xuất khẩu ròng tăng 40.000$

B Tiêu dùng tăng 40.000$ và xuất khẩu ròng giảm 40.000$

C Xuất khẩu ròng giảm 40.000$ D Xuất khẩu ròng tăng 40.000$ Câu 7: Lạm phát có thể được đo lường bằng tất cả các chỉ số sau đây trừ:

A Chỉ số điều chỉnh GDP B Chỉ số giá tiêu dùng C Chỉ số giá sản xuất D Chỉ số giá hàng hóa thành phẩm

Trang 5

Câu 8: CPI sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng 10% giá cả của mặt hàng tiêu dùng nào sau đây:

A Nhà ở B Giao thông C Thực phẩm và đồ uống D Chăm sóc y tế

Câu 9: “Giỏ hàng hóa” được sử dụng để tính CPI bao gồm: A Nguyên vật liệu thô được mua bởi các doanh nghiệp B Tất cả các sản phẩm hiện hành

C Các sản phẩm được mua bởi người tiêu dùng điển hình

D Tất cả các sản phẩm tiêu dùng Câu 10: Do sự gia tăng giá xăng khiến cho người tiêu dùng đi xe đạp nhiều hơn và đi xe hơi ít hơn, nên CPI có xu hướng ước tính không đầy đủ chi phí sinh hoạt A Đúng B Sai

Câu 11: Sự gia tăng giá kim cương sẽ gây ra một tác động lớn hơn đối với CPI so với sự thay đổi cùng tỷ lệ phần trăm của giá thực phẩm, bởivì kim cương đắt hơn nhiều A Đúng B Sai

Câu 12: Để thúc đẩy tăng trưởng, chính phủ không nên làm gì sau đây:A Thúc đẩy thương mại tự do B Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư C Kiểm soát sự gia tăng dân số

D Quốc hữu hóa các ngành quan trọng

Câu 13: Thước đo hợp lý đới với mức sống của một nước là:

A GDP thực bình quân đầu người B GDP thực C GDP thực bình quân đầu người

D Tỷ lệ tăng trưởng của GDP danh nghĩa bình quân đầu người Câu 14: Nhiều nước Đông Á đang tăng trưởng rất nhanh vì: A Họ có nguồn tài nguyên dồi dào

B Họ là các nước đế quốc và đã vơ vét được của cải từ chiến thắng trước đây trong chiến tranh

C Họ đã giành một tỷ lệ rất lớn của GDP cho tiết kiệm và đầu tư

D Họ đã luôn luôn giàu có và sẽ tiếp tục giàu có, điều này vẫn được biết đến như là “nước chảy chỗ trũng”

Câu 15: Khi một nước có GDP bình quân rất nhỏ: A Nước này phải chịu số mệnh nghèo mãi mãi B Nước này chắc hẳn là một nước nhỏ

C Nước này có tiềm năng tăng trưởng tương đối nhanh nhờ “hiệu ứng bắt kịp”

D Một sự tăng lên về tư bản có thể sẽ có ảnh hưởng tới sản lượng Câu 16: Khi một nước giàu có:

A Nước này hầu như không thể nghèo đi một cách tương đối

B Nước này sẽ khó có thể tăng trưởng nhanh chóng do quy luật lợi tức giảm dần đối với tư bản

C Tư bản trở nên có năng suất hơn nhờ “hiệu ứng bắt kịp” D Nước này không cần vốn nhân lực nữa

Câu 17: Nếu hai nước cùng khởi đầu với mức GDP bình quân đầu người như nhau, và một nước tăng trưởng với tốc độ 2%/năm còn một nước tăng trưởng 4%/năm

A GDP bình quân của một nước sẽ luôn lớn hơn GDP bình quân của nước còn lại 2%

B Mức sống của nước có tốc độ tăng trưởng 4% sẽ tăng dần khoảng cách với mức sống của nước tăng trưởng chậm hơn do tăngtrưởng kép

C Mức sống của hai nước sẽ gặp nhau do quy luật lợi suất giảm dần đối với tư bản

D Năm sau, kinh tế của nước tăng trưởng 4% sẽ lớn gấp hai lần nước tăng trưởng 2%

Trang 6

Câu 18: Chi phí cơ hội của tăng trưởng là: A Sự giảm sút về đầu tư hiện tại B Sự giảm sút về tiết kiệm hiện tại

C sự giảm sút về tiêu dùng hiện tại D Sự giảm sút về thuế

Câu 19: Sự gia tăng nhân tố nào sau đây không làm tăng năng suất củamột quốc gia:

A Vốn nhân lực/ công nhân B Tư bản vật chất/ công nhân C Tài nguyên thiên nhiên/công nhân D Lao động

Câu 20: Câu nhận định nào trong số các câu sau là đúng? A Các nước có thể có mức GDP bình quân khác nhau nhưng đều tăng trưởng với tỷ lệ như nhau

B Các nước có thể có tỷ lệ tăng trưởng khác nhau nhưng mức GDP bình quân của mỗi nước là như nhau

C Các nước đều có tốc độ tăng trưởng và mức sản lượng như nhau vì mỗi nước đều có được các nhân tố sản xuất giống nhau

D Mức GDP bình quân cũng như tốc độ tăng trưởng của các nước có sự khác nhau lớn, và theo thời gian, các nước nghèo có thể trở nên giàu một cách tương đối.

Câu 21: Một giám đốc bị mất việc do công ty làm ăn thua lỗ Ông ta nhận được khoản trợ cấp thôi việc 50 triệu đồng thay vì tiền lương 100triệu Đ/năm trước đây Vợ ông ta bắt đầu đi làm với mức lương 10 triệu Đ/năm Con gái ông ta vẫn làm công việc như cũ, nhưng tăng thêm khoản đóng góp cho bố mẹ 5 triệu Đ/Năm Phần đóng góp của gia đình này vào tổng thu nhập quốc dân trong năm sẽ giảm đi:

A 50 triệu Đ B 65 triệu Đ C 75 triệu Đ D 90 triệu Đ

Câu 22: Điều nào sau đây sẽ khiến cho CPI tăng nhiều hơn so với chỉ số điều chỉnh GDP?

A Tăng giá xe đạp Thống Nhất B Tăng giá xe tăng do Bộ Quốc Phòng mua

C Tăng giá máy bay chiến đấu sản xuất trong nước và được bán cho Lào

D Tăng giá xe máy Spacy được sản xuất ở Nhật và bán ở Việt Nam

Câu 23: Nếu CPI của năm 1995 là 136,5 và tỉ lệ lạm phát của năm 1995 là 5% thì CPI của năm 1994 là:

A 135 B 125 C 131,5 D 130

Câu 24: Giả sử thu nhập của bạn tăng từ 19 triệu lên 31 triệu Đ Trong giai đoạn đó CPI tăng từ 122 lên 169 Nhìn chung mức sống của bạn đã:

A Giảm B Tăng C Không đổi

D Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở

Câu 25: Giả sử không có Chính phủ và ngoại thương nếu tiêu dùng tự định là 30, đầu tư là 40, MPS = 0,1 Mức sản lượng cân bằng là:

C Vẫn còn tồn tại một tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp

D Các lựa chọn đều sai Câu 28: Cho biết: K=1/(1-MPC) Đây là số nhân trong: A Nền kinh tế đóng, không có Chính phủ

B Nền kinh tế đóng, có Chính phủ C Nền kinh tế mở D Các lựa chọn đều có thể đúng

Trang 7

Câu 29: Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng đường tổng cung AS:

A Thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng B AS nằm ngangC AS dốc lên D AS nằm ngang khi Y<YP và thẳng đứng khi Y=Y Câu 30: Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất và trục hoành là lượng tiền, mức giá tăng:

A Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất cân bằng

B Làm dịch chuyền đường cầu tiền sang trái và làm tăng lãi suất cân bằng

C Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm giảm lãi suất cânbằng

D Làm dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và làm giảm lãi suất cân bằng

PHẦN 3Câu 1: Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất và trục hoành là lượng tiền, sự cắt giảm thu nhập làm:

A Dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất cân bằngB Dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và làm tăng lãi suất cân bằng C Dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm giảm lãi suất cân bằng

D Dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và làm giảm lãi suất cân bằng

Câu 2: Yếu tố nào trong các yếu tố sau đây ít có khả năng nhất trong việc kích thích sự gia tăng đầu tư:

A Lãi suất giảm B Chi tiêu cho tiêu dùng tăng C Cạn kiệt hàng tồn kho D Nhập khẩu tăng

Câu 3: Theo lý thuyết của Keynes kết hợp chính sách nào trong các chính sách sau đây thích hợp nhất đối với một Chính phủ đang cắt giảm thất nghiệp:

A Cắt giảm thuế & tăng chi tiêu của Chính phủ

B Phá giá, tăng thuế & cắt giảm chi tiêu của Chính phủ C Tăng thuế thu nhập & tăng chi tiêu của Chính phủ D Phá giá, giảm thuế & giảm chi tiêu của Chính phủ Câu 4: Một sự gia tăng trong nhập khẩu tự định sẽ: A Dịch chuyển đường LM sang phải

B Dịch chuyển đường IS sang phải

C Dịch chuyển đường IS sang trái

D Không ảnh hưởng đến đường IS Câu 5: Trên đồ thị, điểm cân bằng chung là giao điểm của đường IS vàđường LM, biết rằng đầu tư hoàn toàn không co giãn theo lãi suất, chính sách tài khóa sẽ:

A Ảnh hưởng nhiều hơn nếu áp dụng riêng rẽ B Không ảnh hưởng C Ảnh hưởng nhiều hơn nếu nó được kết hợp với chính sách mở rộng tiền tệ

D Không có câu nào đúng

Câu 6: Mô hình tăng trưởng Solow: A Mô tả quá trình sản xuất, phân phối và phân bổ sản lượng của nền kinh tế tại một thời điểm nhất định

B Chỉ ra rằng tỷ lệ tiết kiệm là yếu tố then chốt quyết định khối lượng tư bản ở trạng thái dừng

C Giả định lao động và công nghệ không thay đổi

Trang 8

Câu 7: Trong trạng thái dừng, đầu tư bằng khấu hao Vậy tiêu dùng ở trạng thái dừng sẽ bằng:

A Sản lượng trừ khấu hao B Sản lượng trừ tiết kiệm

C Tiết kiệm cộng khấu hao Câu 8: Hạng mục nào dưới đây không nằm trong cách tính GNP: A Lương giáo viên phổ thông B Chi tiêu trợ cấp xã hội C Công việc nội trợ được chi trả trong nước

D Chi tiêu trợ cấp xã hội và giá trị thỏa mãn của việc giải trí nghỉ ngơi

Câu 9: Định nghĩa nào dưới đây miêu tả chính xác nhất nợ quốc gia? A Chênh lệch hàng năm giữa chi tiêu Chính phủ với mức thuế thu được

B Số lượng tiền VNĐ nợ IMF C Phần tích lũy thâm hụt cán cân thanh toán thực tế của Việt Nam

D Phần tích lũy thâm hụt ngân sách thực tế của Việt Nam

Câu 10: Trong một nền kinh tế mở có sự can thiệp của Chính phủ, điềukiện nào sau đây sẽ đảm bảo toàn dụng nhân công?

A Tiết kiệm bằng đầu tư B Thuế bằng chi tiêu chính phủ C Tiết kiệm + thuế + nhập khẩu = Đầu tư + Chi tiêu chính phủ + xuất khẩu

D Không có lựa chọn nào đúng

Câu 11: Lý thuyết tiền lương hiệu quả cho rằng: A Lý thuyết tiền lương hiệu quả cho rằng

B Doanh nghiệp cảm thấy có lợi hơn khi giữ cho tiền lương ở mức cao hơn mức làm cân bằng thị trường lao động ngay cả khi có tình trạng dư cung về lao động

C Tiền lương mà người công nhân nhận được cao hơn mức công đoànthương lượng với doanh nghiệp

Câu 12: Những người lao động thất vọng: A Được tính vào lực lượng lao động và góp phần làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

B Được tính vào lực lượng lao động và góp phần làm tăng tỷ lệ thất nghiệp không tự nguyện

C Nằm ngoài lực lượng lao động và không được phản ánh trong con số thống kê thất nghiệp

D Nằm ngoài lực lượng lao động và được tính vào tỷ lệ thất nghiệp tự nguyện

Câu 13: Điểm nào dưới đây sẽ được xem là tài sản cho một khách hàng của một ngân hàng thương mại?

A Tiền gửi Ngân hàng ở tài khoản vãng lai

B Tín phiếu thương mại do ngân hàng giữ làm tài sản dự trữ C Số tiền rút quá mức tài khoản cá nhân cho phép

D Tiền cho vay ứng trước của ngân hàng thương mại này bằng USD Câu 14: Khi chính phủ giảm thuế đánh vào các đầu vào nhập khẩu: A Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải

B Đường tổng cầu dịch chuuyển sang trái

C Đường tổng cung dịch chuyển sang phải

D Đường tổng cung dịch chuyển sang trái Câu 15: Sự kiện nào sau đây sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn, nhưng không làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn: A Sự thay đổi khối lượng tư bản B Sự thay đổi công nghệ

C Sự thay đổi tiền lương danh nghĩa

Trang 9

D Sự thay đổi cung về lao động Câu 16: Chính phủ trong một nền kinh tế chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ là 100 triệu USD và trợ cấp ở mức đến 10% thu nhập quốc dân Tỷ lệ thuế trực thu là 30% Thu nhập của chính phủ là bn A 300 triệu USD B 500 triệu USD

C 650 triệu USD D 480 triệu USD Câu 17: Chính phủ trong một nền kinh tế chi tiêu cho hàng hóa và dịchvụ là 100 triệu USD và trợ cấp ở mức đến 10% thu nhập quốc dân Tỷ lệ thuế trực thu là 30% Trong khung thu nhập nào, Chính phủ bị thâm

hụt ngân sách: A <300 B <500 C < 650 D < 480

Câu 18: Chính phủ trong một nền kinh tế chi tiêu cho hàng hóa và dịchvụ là 100 triệu USD và trợ cấp ở mức đến 10% thu nhập quốc dân Tỷ lệ thuế trực thu là 30% Trong khung thu nhập nào, Chính phủ có

thặng dư ngân sách: A >300 B >500 C >650 D > 480

Câu 19: Chính phủ trong một nền kinh tế chi tiêu cho hàng hóa và dịchvụ là 100 triệu USD và trợ cấp ở mức đến 10% thu nhập quốc dân Tỷ lệ thuế trực thu là 30% Thâm hụt hay thặng dư của Chính phủ là bao nhiêu, nếu thu nhập tại điểm cân bằng là 400 triệu USD

A Thặng dư 30 B Thâm hụt 20 C Thâm hụt 60 D Thặng dư 50

Câu 20: Chính phủ trong một nền kinh tế chi tiêu cho hàng hóa và dịchvụ là 100 triệu USD và trợ cấp ở mức đến 10% thu nhập quốc dân Tỷ lệ thuế trực thu là 30% Nếu thu nhập tại điểm toàn dụng nhân công là 750, ngân sách tại điểm đó bằng bao nhiêu?

Câu 21: Mô hình tăng trưởng Solow:

A Chỉ ra ảnh hưởng của tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ công nghệ tới sự tăng trưởng theo thời gian của sản lượng

B Mô tả quá trình sản xuất, phân phối và phân bổ sản lượng của nền kinh tế tại một thời điểm nhất định

C Chỉ ra rằng tỷ lệ khấu hao là yếu tố then chốt quyết định khối lượngtư bản ở trạng thái dừng

Câu 22: Theo mô hình Solow, một quốc gia dành tỷ lệ thu nhập cao cho tiết kiệm và đầu tư, nó sẽ:

A Có khối lượng tư bản ở trạng thái vàng thấp hơn và thu nhập cao hơn

B Dự báo tỷ lệ khấu hao là yếu tố then chốt quyết định một nước giàu hay nghèo

C Có khối lượng tư bản ở trạng thái dừng lớn hơn và thu nhập cao hơn

Câu 23: Việt Nam tăng thuế nhập khẩu vàng từ 0.5% lên 1% và bỏ khung lãi suất trần VNĐ 12% khiến cho:

A Giá vàng trong nước tăng B Giá USD giảm C Tổng cầu sẽ tăng do mọi người kỳ vọng giá vàng sẽ tăng nên chi tiêu cho việc mua vàng tích trữ nhiều hơn

Câu 24: Khi Y<YP, khi nào nền kinh tế quốc gia tái thiết lập được cân đối bên trong?

A Khi giá cả và tiền lương cứng nhắc

B Khi giá cả và tiền lương linh hoạt

C Trong dài hạn, nền kinh tế sẽ không tái thiết lập được cân đối bên trong

D Trong ngắn hạn, cân đối bên trong được tái thiết lập và tổng cầu (sản lượng) giảm

Câu 25: Năm 1914, Công ty Henry Pho (thương hiệu về đồ may mặc) trả cho công nhân 5$/ngày, trong khi mức lương phổ biến trên thị trường đương thời là 2 – 3$/ngày Công ty này đã:

A Chịu sự áp chế của luật tiền lương tối thiểu

Trang 10

B Công đoàn và thương lượng tập thể trong công ty đã quyết định mức lương

C Công ty áp dụng lý thuyết tiền lương hiệu quả

Câu 26: Một lý do làm cho đường tổng cầu có độ dốc âm là: A Mọi người tìm thấy những hàng hóa thay thế khi giá cả của một mặthàng mà họ đang tiêu dùng tăng

B Dân cư trở nên khá giả hơn khi mức giá giảm và do đó sẵn sàng mua nhiều hàng hơn

C Mức giá thấp hơn làm tăng sức mua của lượng tiền mà mọi người đang nắm giữ, do đó họ sẽ tăng tiêu dùng

D Khi mức giá tăng, mọi người sẽ chuyển từ tiêu dùng hàng ngoại sang tiêu dùng hàng sản xuất trong nước

Câu 27: Khi chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu:

A Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải

B Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái C Đường tổng cung dịch chuyển sang phải D Đường tổng cung dịch chuyển sang trái Câu 28: Khi OPEC tăng giá dầu thì: A Tỷ lệ lạm phát ở các nước nhập khẩu dầu mỏ tăng B GDP thực tế ở các nước nhập khẩu dầu mỏ giảm C Thu nhập quốc dân được phân phối lại từ các nước nhập khẩu dầu sang các nước xuất khẩu dầu

D Tất cả các câu đều đúng

Câu 29: Nếu đầu tư gia tăng thêm một lượng 15 và xu hướng tiêu dùngbiên là 0,8, khuynh hướng đầu tư biên = 0 Mức sản lượng sẽ:

A Gia tăng thêm là 19 B Gia tăng thêm là 27

C Gia tăng thêm là 75 D Không có câu nào đúng

Câu 30: Điểm nào dưới đây không đẩy cán cân thanh toán của Việt Nam đến thặng dư trong tài khoản giao dịch?

A Tăng cổ tức đầu tư của Việt Nam vào Lào B Tăng thu nhập từ xuất khẩu nhờ bán đồ cổ sang Mỹ C Thuê ít phim Mỹ hơn để chiếu ở Việt Nam, chi phí cho mỗi cuốn phim giữ nguyên

D Bán những khoản đầu tư của Việt Nam ở ngành công nghiệp Campuchia.

PHẦN 4Câu 1: Cán cân thanh toán của một quốc gia sẽ thay đổi khi: A Lãi suất trong nước thay đổi B Tỷ giá hối đoái thay đổi C Sản lượng quốc gia thay đổi D Các câu đều đúng

Câu 2: Nếu công chúng giảm tiêu dùng 100tỷ USD và chính phủ tăng chi tiêu 100 tỷ USD, các yếu tố khác không đổi, thì trường hợp nào sau đây đúng:

A Tiết kiệm tăng và nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn

B Tiết kiệm giảm và nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm hơn C Tiết kiệm không đổi

D Chưa có đủ thông tin để kết luận sẽ có ảnh hưởng gì đến tiết kiệm hay không

Câu 3: Trong dài hạn, lạm phát có nguyên nhân ở việc: A Các ngân hàng có sức mạnh thị trường và từ chối cho vay tiền B Chính phủ tăng thuế quá cao đến mức làm tăng chi phí của việc tiếnhành kinh doanh và do vậy, làm tăng giá cả

C Chính phủ cho in quá nhiều tiền

Trang 11

D Sự gia tăng giá cả của các yếu tố đầu vào, ví dụ như lao động và dầu mỏ

Câu 4: Nếu mức giá tăng gấp đôi A Lượng cầu tiền giảm một nửa B Cung tiền bị cắt giảm một nửaC Thu nhập danh nghĩa không bị ảnh hưởng

D Giá trị của tiền bị cắt giảm một nửa

Câu 5: Trong dài hạn, cầu tiền phụ thuộc nhiều nhất vào:

A Mức giá B Sự sẵn có của thẻ tín dụng C Sự sẵn có của các đại lý ngân hàng D Lãi suất Câu 6: Lý thuyết số lượng tiền tệ kết luận rằng sự gia tăng của cung tiền gây ra:

A Sự gia tăng tương ứng của tốc độ lưu thông

B Sự gia tăng tương ứng của giá cả

C Sự gia tăng tương ứng của sản lượng thực tế D Sự giảm sút tương ứng của tốc độ lưu thông Câu 7: Nếu tiền có tính trung lập thì:

A Sự gia tăng của cung tiền chẳng có ý nghĩa gì cả B Cung tiền không thể thay đổi bởi vì nó gắn chặt với một loại hàng hoá, ví dụ vàng

C Sự thay đổi của cung tiền chỉ ảnh hưởng đến các biến thực tế, ví dụ sản lượng thực tế

D Sự thay đổi của cung tiền chỉ ảnh hưởng đến các biến danh nghĩa, ví dụ giá cả và tiền lương

Câu 8: Nếu cung tiền tăng 5%, và sản lượng thực tế tăng 2%, giá cả sẽ tăng:

A 5% B Nhỏ hơn 5% C Lớn hơn 5% D các lựa chọn đều sai

Câu 9: Các nước sử dụng thuế lạm phát bởi vì: A Chính phủ không hiểu được nguyên nhân và hậu quả của lạm phát B Chính phủ có được một ngân sách cân bằng

C Chi tiêu của chính phủ rất lớn và khoản thu thuế của chính phủ không tương xứng và họ gặp khó khăn trong việc đi vay

D Thuế lạm phát là hợp lý nhất trong tất cả các loại thuế Câu 10: Giả sử lãi suất danh nghĩa là 7% trong khi đó cung tiền tăng với tốc độ 5%/năm Nếu chính phủ tăng tốc độ tăng tiền từ 5% lên đến 9%, hiệu ứng Fisher cho thấy rằng trong dài hạn, lãi suất danh nghĩa sẽ

Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + lạm phát

Câu 11: Nếu lạm phát trong thực tế lớn hơn so với mức mà mọi người kỳ vọng thì:

A Của cải được tái phân phối từ người đi vay sang người cho vay

B Của cải được tái phân phối từ người cho vay sang người đi vay

C Không có sự tái phân phối nào xảy ra D Lãi suất thực tế không bị ảnh hưởng Câu 12: Loại chi phí lạm phát nào sau đây không xảy ra khi lạm phát ổn định và có thể dự kiến được:

A Chi phí mòn giày B Chi phí thực đơn

C Sự tái phân phối của cải một cách ngẫu nhiên

D Chi phí thực đơn

Chi phí mòn giày của lạm phát là chi phí thời gian và công sức (hoặc chi phí cơ hội về thời gian và công sức) mà mọi người chi tiêubằng cách giữ ít tiền mặt hơn để giảm ảnh hưởng của lạm phát đối với sức mua bị xói mòn của tiền.

Trang 12

Chi phí thực đơn đề cập đến một thuật ngữ kinh tế được sử dụng để mô tả chi phí phát sinh đối với các công ty để thay đổi giá của họ Tên gọi của thuật ngữ ngầm đưa ra ví dụ là nhà hàng phải tốn chi phí in lại thực đơn khi điều chỉnh giá món ăn.

Câu 13: Giả sử rằng do lạm phát, người dân Brazil giữ tiền mặt một cách ít nhất và hàng ngày họ tới ngân hàng để rút lượng tiền mặt theo nhu cầu Đây là một ví dụ về:

A Chi phí mòn giày B Chi phí thực đơn C Các tác hại do lạm phát gây ra sự biến dạng về thuế D Các chi phí do lạm phát gây ra sự biến đổi tương đối của giá cả và điều này gây ra sự phân bổ nguồn lực không có hiệu quả

Câu 14: Nếu lãi suất thực tế là 4%, tỷ lệ lạm phát là 6%, và thuế suất là20%, mức lãi suất thực tế sau thuế là bao nhiêu?

Câu 16: Câu nào sau đây là đúng?

A Phụ nữ có khuynh hướng có tỷ lệ thất nghiệp như nam giới

B Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới đang tăng C Người da đen có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn người da trắng

D Hầu hết thời gian thất nghiệp là dài hạn, nhưng hầu hết số phiên thất nghiệp quan sát được tại bất kỳ thời điểm nào là ngắn hạn Câu 17: Luật tiền lương tối thiểu có khuynh hướng:

A Tạo ra nhiều thất nghiệp hơn trong thị trường việc làm kỹ năng cao so với trong thị trường việc làm kỹ năng thấp

B Tạo ra nhiều thất nghiệp hơn trong thị trường việc làm kỹ năng thấp so với trong việc làm kỹ năng cao

C Không tác động đến thất nghiệp nếu nó vẫn được đặt trên tiền lươngcân bằng cạnh tranh

D Trợ giúp tất cả thanh niên bởi họ nhận được tiền lương cao hơn họ tự xoay sở

Câu 18: Cho dù vì lý do nào, thì tiền lương được đặt cao hơn mức lương cân bằng cạnh tranh cũng:

A Làm cho công đoàn có khả năng đình công và tiền lương sẽ hạ xuống mức cân bằng

B Chất lượng công nhân hạ thấp xuống bởi sự lựa chọn tiêu cực của công nhân trong khi xin việc

C Lượng cung về lao động vượt lượng cầu về lao động và sẽ có thất nghiệp

D Lượng cầu về lao động vượt lượng cung về lao động và sẽ có thiếu hụt lao động

Câu 19: Câu nào nói về tiền lương hiệu quả là đúng? A Doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào về việc trả tiền lương hiệu quả hay không bởi vì tiền lương này được xác định bởi luật

B Việc trả lương ở mức thấp nhất có thể luôn luôn đạt hiệu quả nhất C Việc trả trên mức lương cân bằng cạnh tranh tạo ra rủi ro về đạo đức vì nó làm cho công nhân vô trách nhiệm

Trang 13

D Việc trả trên mức lương cân bằng cạnh tranh có thể cải thiện sứckhoẻ công nhân, giảm bớt tốc độ thay thế công nhân, cải tiến chất lượng công nhân, và nâng cao nỗ lực công nhân

Câu 20: Loại thất nghiệp nào sau đây tồn tại ngay cả khi tiền lương ở mức cân bằng cạnh tranh

A Thất nghiệp do luật tiền lương tối thiểu D Thất nghiệp tạm thời

B Thất nghiệp do công đoàn C Thất nghiệp do tiền lương hiệu quả Câu 21: Công đoàn có khuynh hướng làm tăng chênh lệch tiền lương giữa người trong cuộc và người ngoài cuộc vì:

A Bằng việc làm tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, nó cóthể tạo ra tăng cung về lao động trong khu vực không có công đoàn

B Bằng việc làm tăng tiền lương trong khu vực có công đoàn, nó có thể tạo ra sự giảm sút cung về lao động trong khu vực không có công đoàn

C Bằng việc giảm cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn D Bằng việc tăng cầu về công nhân trong khu vực có công đoàn Câu 22: Nhận định nào sau đây là đúng?

A Lãi suất thực tế bằng tổng của lãi suất danh nghĩa và tỉ lệ lạm phát

B Lãi suất thực tế bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát

C Lãi suất danh nghĩa bằng tỉ lệ lạm phát trừ đi lãi suất thực tế D Lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế trừ đi tỉ lệ lạm phát Câu 23: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng 10% giá của nhóm hàng tiêu dùng nào dưới đây?

A Thiết bị và đồ dùng gia đình B Thực phẩm C Y tế và giáo dục

D Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác động

Câu 24: Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn tăng từ 5 triệu đồng lên 7 triệu đồng, trong khi đó CPI tăng từ 110 lên 160 Nhìn chung mức sống của bạn đã:

A Giảm B Tăng C Không thay đổi D Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở Câu 25: Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn tăng từ 5 triệu đồng lên 7 triệu đồng, trong khi đó CPI tăng từ 110 lên 150 Nhìn chung mức sống của bạn đã:

A Giảm B Tăng C Không thay đổi

D Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở Câu 26: Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn tăng từ 5 triệu đồng lên 7 triệu đồng, trong khi đó CPI tăng từ 110 lên 154 Nhìn chung mức sống của bạn đã:

A Giảm B Tăng C Không thay đổi D Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở Câu 27: Với tư cách là người đi vay bạn sẽ thích tình huống nào sau đây nhất?

A Lãi suất danh nghĩa là 20% và tỉ lệ lạm phát là 25%

B Lãi suất danh nghĩa là 15% và tỉ lệ lạm phát là 14% C Lãi suất danh nghĩa là 12% và tỉ lệ lạm phát là 9% D Lãi suất danh nghĩa là 5% và tỉ lệ lạm phát là 1% Câu 28: Với tư cách là người cho vay bạn sẽ thích tình huống nào sau đây nhất?

A Lãi suất danh nghĩa là 20% và tỉ lệ lạm phát là 25% B Lãi suất danh nghĩa là 15% và tỉ lệ lạm phát là 14% C Lãi suất danh nghĩa là 12% và tỉ lệ lạm phát là 9%

Trang 14

D Lãi suất danh nghĩa là 5% và tỉ lệ lạm phát là 1%

Câu 29: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá 5% của nhóm hàng tiêu dùng nào dưới đây?

A Thiết bị và đồ dùng gia đình B Thực phẩm

C Lương thực D Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác độngCâu 30: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá 15% của nhóm hàng tiêu dùng nào dưới đây?

A Thiết bị và đồ dùng gia đình B Thực phẩm C Y tế và giáo dục

D Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác độngPHẦN 5

Câu 1: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá 5% của nhóm hàng tiêu dùng nào dưới đây?

A Thiết bị và đồ dùng gia đình B Lương thực C Y tế và giáo dục

D Tất cả các nhóm hàng trên đều có cùng một tác động Câu 2: Giả sử tiền lương tối thiểu đã tăng từ 120 nghìn đồng vào năm 1993 lên 350 nghìn đồng vào năm 2005 trong khi đó CPI tăng tương ứng từ 87,4 lên 172,7 Tiền lương tối thiểu thực tế của năm 2005 so với năm 1993 đã:

A Giảm B Tăng C Không thay đổi D Không thể kết luận vì không biết năm cơ sở Câu 3: CPI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tăng giá 15% của nhóm hàng tiêu dùng nào sau đây?

A May mặc, mũ nón, giày dép B Phương tiện đi lại, bưu điện C Văn hóa, thể thao và giải trí D Lương thực, thực phẩm

Câu 4: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến mức sản lượng thực tế trongdài hạn?

A Mức cung ứng tiền tệ B Cung về các yếu tố sản xuất

C Cán cân thương mại quốc tế D Tổng cầu của nền kinh tế Câu 5: Thước đo tốt về mức sống của người dân một nước là:

A GDP thực tế bình quân đầu người B GDP thực tế C GDP danh nghĩa bình quân đầu người

D Tỉ lệ tăng trưởng của GDP danh nghĩa bình quân đầu người Câu 6: Vận dụng quy tắc 70, nếu thu nhập của bạn tăng 10% một năm,thì thu nhập của bạn sẽ tăng gấp đôi sau khoảng:

A 7 năm B 10 năm C 70 năm D 14 năm Câu 7: Chi phí cơ hội của tăng trưởng cao hơn trong tương lai là A Sự giảm sút về đầu tư hiện tại B Sự giảm sút về tiết kiệm hiện tại

C Sự giảm sút về tiêu dùng hiện tại D Sự giảm sút về thuế

Câu 8: Sự gia tăng nhân tố nào sau đây không làm tăng năng suất của một quốc gia?

A Vốn nhân lực bình quân một công nhân B Tư bản hiện vật bình quân một công nhân

C Lao động D Tiến bộ công nghệ Câu 9: Dầu mỏ là một ví dụ về

A Vốn nhân lực B Tư bản hiện vật C Tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được

D Tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được

Câu 10: Trường hợp nào sau đây là một ví dụ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam?

A Công ty Bến Thành xây dựng một nhà hàng ở Mát-xcơ-va

Trang 15

B Hãng phim truyện Việt Nam bán bản quyền của một phim cho một trường quay Nga

C Công ty chế tạo ôtô Hoà Bình mua cổ phần của Toyota (Nhật Bản)

D Câu 1 và 3 đúng

Câu 11: Nhân tố nào dưới đây không làm tăng GDP trong dài hạn (chọn 2 đáp án đúng)?

A Công nhân được đào tạo tốt hơn B Tăng mức cung tiền

C Đầu tư thay thế bộ phận tư bản đã hao mòn D Cả B và C

Câu 12: Câu nào dưới đây biểu thị tiến bộ công nghệ?

A Một nông dân phát hiện ra rằng trồng cây vào mùa xuân tốt hơntrồng vào mùa hè

B Một nông dân mua thêm một máy kéo C Một nông dân thuê thêm lao động D Một nông dân gửi con đến học tại trường đại học nông nghiệp để sau này trở về làm việc trong trang trại gia đình

Câu 13: Điều nào dưới đây là nhân tố chủ yếu quyết định mức sống của chúng ta?

A Mức độ làm việc chăm chỉ của chúng ta B Cung về tư bản vì tất cả những gì có giá trị đều do máy móc sản xuất ra

C Cung về tài nguyên thiên nhiên, vì chúng chỉ có hạn

D Năng suất của chúng ta, vì thu nhập của chúng ta chính bằng những gì chúng ta sản xuất ra

Câu 14: Chính sách nào dưới đây có ít khả năng làm tăng tốc độ tăng trưởng của một quốc gia?

A Tăng chi tiêu cho giáo dục cộng đồng

B Dựng lên các rào cản đối với việc nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài

C Ổn định chính trị và đảm bảo quyền sở hữu tư nhân D Giảm rào cản đối với đầu tư nước ngoài

Câu 15: Để nâng cao mức sống cho người dân ở các nước đang phát triển, chính phủ không nên làm điều gì sau đây?

A Thúc đẩy thương mại tự do B Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư

C Khuyến khích tăng dân số

D Khuyến khích nghiên cứu và triển khai công nghệ Câu 16: Để góp phần nâng cao mức sống cho người dân ở các nước đang phát triển, chính phủ không nên làm điều gì sau đây?

A Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư B Hạn chế tăng trưởng dân số C Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và triển khai

D Dựng lên các rào cản thương mại như thuế quan và hạn ngạch

Câu 17: Để nâng cao mức sống cho người dân ở một nước nghèo, thì chính phủ không nên làm điều gì sau đây?

A Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế B Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư

C Khuyến khích tăng dân số D Phát triển giáo dục Câu 18: Để nâng cao mức sống cho người dân của một quốc gia, thì chính phủ nên làm điều gì sau đây?

A Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế B Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư C Phát triển giáo dục

D Tất cả các câu trên

Câu 19: Ví dụ về tài trợ cổ phần là

Trang 16

A Trái phiếu công ty B Trái phiếu địa phương

C Cổ phiếu D Ngân hàng cho vay tiền Câu 20: Rủi ro tín dụng là

A Do trái phiếu có kỳ hạn

B Có thể không được hoàn trả tiền lãi hoặc vốn gốc

C Bị đánh thuế thu nhập từ tiền lãi D Tất cả các câu trênCâu 21: Tiết kiệm quốc dân bằng

A Tiết kiệm tư nhân + Tiết kiệm Chính phủ B Đầu tư + Tiêu dùng

C GDP – Tiêu dùng D GDP – Chi tiêu chính phủ Câu 22: Tiết kiệm quốc dân bằng

A Tiết kiệm tư nhân + Thâm hụt ngân sách chính phủ B Đầu tư + Tiêu dùng C GDP tiêu dùng – Chi tiêu chính phủ

D GDP – đầu tư Câu 23: Nếu chi tiêu chính phủ lớn hơn tổng thuế thu được thì (chọn 2 đáp án đúng)

A Tiết kiệm quốc dân tăng và nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn

B Tiết kiệm quốc dân giảm và nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn

C Tiết kiệm quốc dân không thay đổi

D Chưa có đủ thông tin để kết luận về sự thay đổi của tiết kiệm quốc dân

Câu 26: Nếu công chúng tăng tiêu dùng 500 tỉ đồng và chính phủ giảmchi tiêu 500 tỉ đồng (các yếu tố khác không đổi), thì trường hợp nào sau đây là đúng?

A Tiết kiệm quốc dân tăng và nền kinh tế sẽ tăng trưởngnhanh hơn B Tiết kiệm quốc dân giảm và nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn

C Tiết kiệm quốc dân không thay đổi

D Chưa có đủ thông tin để kết luận về sự thay đổi của tiết kiệm quốc dân

Câu 27: Chứng khoán nào trên thị trường tài chính có nhiều khả năng phải trả lãi suất cao nhất?

A Trái phiếu địa phương do UBND TP Hồ Chí Minh phát hành B Trái phiếu do chính phủ Việt Nam phát hành

C Trái phiếu do Vietcombank phát hành

D Trái phiếu do một công ty mới thành lập phát hành

Câu 28: Đầu tư là A Việc mua cổ phiếu và trái phiếu

B Việc mua thiết bị và xây dựng nhà xưởng

C Việc chúng ta gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng D Tất cả các câu trên đúng

Câu 29: Nếu người dân Việt Nam tiết kiệm nhiều hơn do bi quan vào tình hình kinh tế tương lai, thì theo mô hình về thị trường vốn vay: A Đường cung vốn dịch chuyển sang trái và lãi suất tăng

Trang 17

B Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất giảm

C Đường cầu vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng D Đường cầu vốn dịch chuyển sang trái và lãi suất giảm Câu 30: Nếu người Việt Nam tiết kiệm ít hơn do lạc quan vào tình hình kinh tế tương lai, thì điều gì xảy ra trên thị trường vốn vay? A Lãi suất thực tế giảm và đầu tư giảm

B Lãi suất thực tế giảm và đầu tư tăng

C Lãi suất thực tế tăng và đầu tư giảm

D Lãi suất thực tế tăng và đầu tư tăng

PHẦN 6Câu 1: Nếu chính phủ tăng thời gian miễn thuế cho các dự án đầu tư, thì theo mô hình về thị trường vốn vay:

A Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng B Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất giảm

C Đường cầu vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng

D Đường cầu vốn dịch chuyển sang trái và lãi suất giảm Câu 2: Nếu chính phủ giảm thời gian miễn thuế cho các dự án đầu tư, thì theo mô hình về thị trường vốn vay:

A Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng B Đường cung vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất giảm C Đường cầu vốn dịch chuyển sang phải và lãi suất tăng

D Đường cầu vốn dịch chuyển sang trái và lãi suất giảm

Câu 3: Những chính sách nào của chính phủ sẽ làm kinh tế tăng trưởngnhiều nhất:

A Giảm thuế thu nhập từ tiết kiệm, miễn thuế cho các dự án đầu tư và giảm thâm hụt ngân sách chính phủ

B Giảm thuế thu nhập từ tiết kiệm, miễn thuế cho các dự án đầu tư,và tăng thâm hụt ngân sách chính phủ

C Tăng thuế thu nhập từ tiết kiệm, miễn thuế cho các dự án đầu tư và giảm thâm hụt ngân sách chính phủ

D Tăng thuế thu nhập từ tiết kiệm, miễn thuế cho các dự án đầu tư, vàgiảm thâm hụt ngân sách chính phủ

Câu 4: Theo mô hình về đồ thị thị trường vốn vay, tăng thâm hụt ngân sách khiến chính phủ đi vay nhiều hơn sẽ làm

A Dịch chuyển đường cầu vốn sang phải và làm tăng lãi suất B Dịch chuyển đường cầu vốn sang trái và làm giảm lãi suất

C Dịch chuyển đường cung vốn sang trái và làm tăng lãi suất

D Dịch chuyển đường cung vốn sang phải và làm giảm lãi suất Câu 5: Theo mô hình thị trường vốn vay, giảm thâm hụt ngân sách sẽ làm:

A Dịch chuyển đường cầu vốn sang phải và làm tăng lãi suất B Dịch chuyển đường cầu vốn sang trái và làm giảm lãi suất C Dịch chuyển đường cung vốn sang trái và làm tăng lãi suất

D Dịch chuyển đường cung vốn sang phải và làm giảm lãi suất

Câu 6: Trong tài khoản thu nhập quốc dân, những giao dịch nào sau đây được coi là đầu tư?

A Bạn mua 100 cổ phiếu của FPT B Bạn mua một máy tính của FPT cho con bạn để phục vụ việc học hành

C Công ty FPT xây dựng một nhà máy mới để sản xuất máy tính

Trang 18

D Bạn ăn một quả táo Câu 7: Trong tài khoản thu nhập quốc dân, những giao dịch nào sau đây được coi là đầu tư?

A Bạn dành 10 triệu đồng để mua trái phiếu chính phủ B Bạn dành 10 triệu đồng để mua cổ phiếu của FPT C Một bảo tàng nghệ thuật mua một bức tranh của Picasso với giá 20 triệu USD

D Gia đình bạn mua một căn hộ mới xây

Câu 8: Lãi suất của trái phiếu phụ thuộc vào: A Thời hạn B Tính rủi ro của trái phiếu

C Chính sách thuế đối với tiền lãi D Tất cả các câu trên

Câu 9: Nhận định nào dưới đây về tiết kiệm quốc dân là sai?

A Tiết kiệm quốc dân là tổng số gửi trong các NHTM

B Tiết kiệm quốc dân là tổng của tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm chính phủ

C Tiết kiệm quốc dân phản ánh phần thu nhập quốc dân còn lại sau khi chi cho tiêu dùng của các hộ gia đình và chi tiêu chính phủ D Tiết kiệm quốc dân bằng đầu tư tại trạng thái cân bằng trong một nền kinh tế đóng

Câu 10: Tiết kiệm chính phủ có giá trị bằng A Thuế cộng với khoản chuyển giao thu nhập của chính phủ cho cá nhân trừ đi mua hàng của chính phủ

B Thuế trừ đi chi tiêu chính phủ (bao gồm cả chuyển giao thu nhậpcho khu vực tư nhân và chi mua hàng hóa và dịch vụ)

C Thuế cộng với khoản chuyển giao thu nhập của chính phủ cho cá nhân cộng với mua hàng của chính phủ

D Thâm hụt ngân sách của chính phủCâu 11: Tiết kiệm tư nhân phụ thuộc vào A Thu nhập quốc dân B Thuế thu nhập cá nhân C Chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình

C GDP – tiêu dùng – Chi tiêu chính phủ D Cả A và C

Câu 13: Trong một nền kinh tế đóng, tiết kiệm bằng A Tiết kiệm tư nhân – Thâm hụt ngân sách chính phủ B Đầu tư + Tiêu dùng C GDP – Tiêu dùng – Chi tiêu chính phủ

D Câu 1 và 3 đúng

Câu 14: Xét một nền kinh tế đóng có Y = 5000; C = 500 +0,6(Y – T); T = 600; G = 1000; I = 2160 – 100r Theo mô hình về thị trường vốn

vay, lãi suất cân bằng là A 5% B 8% C 10% D 0.13%

Câu 15: Xét một nền kinh tế đóng có Y = 5140; C = 500 +0,6(Y – T); T = 600; G = 1000; I = 1716 – 100r Theo mô hình về thị trường vốn vay, lãi suất cân bằng là: A 5% B 8% C 10%D 13%

Câu 16: Trong một nền kinh tế đóng, tiết kiệm bằng A Tiết kiệm tư nhân – Thâm hụt ngân sách chính phủ B Đầu tư + Tiêu dùng C GDP – Tiêu dùng – Chi tiêu chính phủ

D Câu 1 và 3 đúng

Câu 17: Xét một nền kinh tế đóng Nếu GDP = 2000, C = 1200, T = 200, và G = 400, thì:

Trang 19

A S = 200, I = 400 B S = 400, I = 200 C S = I = 400 D S = I = 600

Câu 18: Xét một nền kinh tế đóng Nếu Y = 1000, tiết kiệm bằng 200, T = 100, và G = 200 thì:

A Tiết kiệm tư nhân bằng 100, C = 700

B Tiết kiệm tư nhân bằng 300, C = 600

C Tiết kiệm tư nhân bằng C = 300 D Không phải các kết quả trên Câu 19: Nếu một nền kinh tế đóng có thu nhập là 2000 tỉ đồng, tiết kiệm quốc dân là 400 tỉ đồng; tiêu dùng là 1200 tỉ đồng và thuế là 500 tỉ đồng Tiết kiệm chính phủ sẽ là:

A -100 tỉ đồng B -200 tỉ đồng C 100 tỉ đồng D 200 tỉ đồng

Câu 20: Nếu một nền kinh tế đóng có thu nhập là 1000 tỉ đồng, tiết kiệm quốc dân là 200 tỉ đồng ; tiêu dùng là 600 tỉ đồng, thuế là 250 tỉ đồng Tiết kiệm chính phủ sẽ là:

A -50 tỉ đồng B -100 tỉ đồng C 50 tỉ đồng D 100 tỉ đồng

Câu 21: Theo mô hình thị trường vốn vay, nếu đường cung vốn vay rấtdốc, chính sách nào sau đây có hiệu quả nhất trong việc khuyến khích tiết kiệm và đầu tư?

A Giảm thuế cho các dự án đầu tư B Giảm thâm hụt ngân sách

C Tăng thâmhụt ngân sách D Các câu trên đều sai Câu 22: Xét một nền kinh tế đóng Giả sử chính phủ đồng thời giảm thuế cho đầu tư và miễn thuế đánh vào tiền lãi từ tiết kiệm trong khi giữ cho cán cân ngân sách không thay đổi Theo mô hình về thị trườngvốn vay thì điều gì sẽ xảy ra?

A Cả đầu tư và lãi suất thực tế sẽ tăng B Cả đầu tư và lãi suất thực tế sẽ giảm C Cả đầu tư và lãi suất thực tế đều không thay đổi

D Đầu tư sẽ tăng, nhưng lãi suất thực tế có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi

Câu 23: Giả sử chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân 100 tỉ đồng và giảm chi tiêu 100 tỉ đồng Theo mô hình về thị trường vốn vay cho một nền kinh tế đóng trong dài hạn, thì trường hợp nào sau đây đúng?

A Tiết kiệm tăng và nền kinh tế sẽ tăng trưởngnhanh hơn

B Tiết kiệm giảm và nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn C Tiết kiệm không đổi và tăng trưởng kinh tế không bị ảnh hưởng D Chưa có đủ thông tin để kết luận về ảnh hưởng đến tiết kiệm Câu 24: Lực lượng lao động

A Bao gồm tất cả mọi người có khả năng lao động B Không bao gồm những người đang tìm việc

C Là tổng số người đang có việc và thất nghiệp

D Không bao gồm những người tạm thời mất việc Câu 25: Lực lượng lao động:

A Bao gồm những người trưởng thành có khả năng lao động B Không bao gồm những người đang tìm việc

C Bao gồm những người trưởng thành có nhu cầu làm việc

D Chỉ bao gồm những đang làm việc Câu 26: Mức thất nghiệp mà nền kinh tế thông thường phải chịu là: A Thất nghiệp do tiền lương hiệu quả B Thất nghiệp tạm thời C Thất nghiệp chu kỳ D Thất nghiệp tự nhiên

Câu 27: Theo các nhà thống kê lao động, khi người vợ quyết định ở nhà để chăm sóc gia đình thì cô ta được coi là:

Trang 20

C Không nằm trong lực lượng lao động D Công nhân thất vọng

Câu 28: Sự kiện nào sau đây làm tăng số người thất nghiệp trong nền kinh tế?

A Một phụ nữ bỏ việc để ở nhà chăm sóc gia đình

B Một công nhân bị đuổi việc do vi phạm kỉ luật lao động

C Một người được nghỉ hưu theo chế độ D Một người ngừng tìm việc do nhận thấy không có cơ hội tìm được việc

Câu 29: Sự kiện nào sau đây làm giảm số người thất nghiệp trong nền kinh tế?

A Một công nhân bị sa thải B Một nhân viên vừa được nghỉ hưu theo chế độ C Một sinh viên mới ra trường tìm được việc làm ngay

D Một người đã tìm việc trong 4 tháng qua và vừa quyết định thôi không tìm việc nữa để theo học một lớp đào tạo nghề

Câu 30: Tỉ lệ thất nghiệp được định nghĩa là: A Số người thất nghiệp chia cho số người có việc B Số người có việc chia cho dân số của nước đó C Số người thất nghiệp chia cho dân số của nước đó

D Số người thất nghiệp chia cho lực lượng lao động

PHẦN 7Câu 1: Giả sử một nước có dân số là 40 triệu người, trong đó 18 triệu người có việc làm và 2 triệu người thất nghiệp Tỉ lệ thất nghiệp của nước này là bao nhiêu? A 11% B 8% C 5% D 0.1

Câu 2: Giả sử một nước có dân số là 20 triệu người, trong đó 8 triệu người có việc làm và 1 triệu người thất nghiệp Lực lượng lao động

của nước này là bao nhiêu? A 11 triệu B 20 triệu C 9 triệu D 8 triệu

Câu 3: Giả sử một nước có dân số là 20 triệu người, trong đó 9 triệu người có việc làm và 1 triệu người thất nghiệp Tỉ lệ thất nghiệp của nước này là bao nhiêu?

D Không phải các kết quả trên Câu 4: Những người nào sau đây được coi là thất nghiệp: A Một người đang làm việc nhưng muốn được nghỉ phép khi cuộc điều tra về thất nghiệp tiến hành

B Một sinh viên đang tìm một việc làm thêm suốt cả tháng qua C Một kế toán có chứng chỉ CPA không thể tìm được việc và quyết định ngừng tìm việc

D Một người mới bỏ việc và đang nộp hồ sơ để tuyển dụng vào một công việc mới

Câu 5: Nếu bạn đang không có việc làm bởi vì bạn đã bỏ công việc cũ và đang đi tìm kiếm một công việc tốt hơn, các nhà kinh tế xếp bạn vào nhóm

A Thất nghiệp tạm thời B Thất nghiệp chu kỳ C Thất nghiệp cơ cấu D Thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển Câu 6: Những người thất nghiệp do thiếu những kỹ năng lao động mà thị trường đang cần được gọi là

A Thất nghiệp tạm thời B Thất nghiệp chu kỳ

C Thất nghiệp cơ cấu D Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển Câu 7: Loại thất nghiệp nào sau đây là do tiền lương được ấn định cao hơn mức cân bằng thị trường?

Trang 21

A Thất nghiệp cơ cấu B Thất nghiệp tạm thời C Thất nghiệp chu kỳ D Thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển

Câu 8: Loại thất nghiệp nào sau đây tồn tại ngay cả khi tiền lương ở mức cân bằng?

A Thất nghiệp cơ cấu B Thất nghiệp do tiền lương hiệu quả C Thất nghiệp tạm thời D Cả A và C

Câu 9: Ai trong số những người sau đây được coi là thất nghiệp chu kỳ?

A Một người nông dân bị mất ruộng và trở thành thất nghiệp cho tới khi anh ta được đào tạo lại

B Một công nhân làm việc trong ngành thuỷ sản đang tìm kiếm một công việc tốt hơn ở gần nhà

C Một công nhân trong ngành thép tạm bị nghỉ việc nhưng anh ta hy vọng sớm được gọi trở lại

D Một nhân viên văn phòng bị mất việc khi nền kinh tế lâm vào suythoái

Câu 10: Ai trong số những người sau đây được coi là thất nghiệp cơ cấu?

A Một người nông dân bị mất ruộng và trở thành thất nghiệp cho tới khi anh ta được đào tạo lại

B Một công nhân làm việc trong ngành thuỷ sản đang tìm kiếm một công việc tốt hơn ở gần nhà

C Một công nhân trong ngành thép tạm bị nghỉ tạm thời do nhà máy đang lắp đặt thiết bị mới

D Một nhân viên văn phòng bị mất việc khi nền kinh tế lâm vào suy thoái

Câu 11: Nguyên nhân nào dưới đây gây ra thất nghiệp chu kỳ?

A Thất nghiệp tăng là do sự thu hẹp của ngành dệt may và sự mở rộngcủa ngành công nghệ thông tin

B Thất nghiệp tăng là do tiền lương thực tế được qui định cao hơn mức cân bằng thị trường lao động

C Thất nghiệp tăng là do sự suy giảm của tổng cầu

D Các cá nhân thay đổi công việc của mình Câu 12: Nguyên nhân nào dưới đây gây ra thất nghiệp cơ cấu?

A Thất nghiệp tăng là do sự thu hẹp của ngành dệt may và sự mở rộng của ngành công nghệ thông tin

B Thất nghiệp tăng là do tiền lương thực tế được qui định cao hơn mức cân bằng thị trường lao động

C Thất nghiệp tăng là do sự suy giảm của tổng cầu D Các cá nhân thay đổi công việc của mình

Câu 13: Nguyên nhân nào dưới đây gây ra thất nghiệp theo lí thuyết cổđiển?

A Thất nghiệp tăng là do sự thu hẹp của ngành dệt may và sự mở rộngcủa ngành công nghệ thông tin

B Thất nghiệp tăng là do tiền lương thực tế được qui định cao hơn mức cân bằng thị trường lao động

C Thất nghiệp tăng là do sự suy giảm của tổng cầu D Các cá nhân thay đổi công việc của mình

Câu 14: Ai trong số những người sau đây được coi là thất nghiệp tạm thời? Một công nhân ngành thép:

A Mất việc do sự thay đổi của công nghệ

B Bỏ việc và đang đi tìm một công việc tốt hơn

C Quyết định ngừng làm việc để trở thành sinh viên chính qui của mộttrường đại học

Trang 22

D Bỏ việc để ở nhà chăm sóc gia đình Câu 15: Nếu tiền lương được qui định cao hơn mức tiền lương cân bằng thì nền kinh tế sẽ xuất hiện:

A Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển B Thất nghiệp tạm thời C Thất nghiệp chu kỳ D Thất nghiệp cơ cấu

Câu 16: Tăng cung tiền có tác động yếu đến tổng cầu khi (chọn 2 đáp án đúng)

A Đầu tư ít co dãn với sự thay đổi của lãi suất B Cầu tiền ít co dãn với sự thay đổi của lãi suất C MPC nhỏ D Cả A và C

Câu 17: Điều nào sau đây không phải là lí do làm cho mục tiêu thất nghiệp bằng không là không thực tế và có thể không đáng mong muốn?

A Cần có thời gian để công việc và công nhân khớp nhau

B Sẽ là vô nhân đạo nếu buộc người già phải làm việc

C Luật tiền lương tối thiểu, hạn chế các cơ hội làm việc D Một số người thất nghiệp không sẵn sàng chấp nhận các công việc sẵn có

Câu 18: Với L là lực lượng lao động, E là số lao động có việc làm, và U là số lao động thất nghiệp, thì tỉ lệ thất nghiệp được tính bằng: A L-E)/L B U/L C 1-(E/L) D Tất cả các câu trên

Câu 19: Thị trường lao động có hiện tượng dư cầu khi: A Mức tiền lương thực tế cao hơn mức tiền lương cân bằng thị trườnglao động

B Mức tiền lương thực tế thấp hơn mức tiền lương cân bằng thị trường lao động

C Nhiều người tham gia vào lực lượng lao động hơn D Nhiều người bị sa thải

Câu 20: Thất nghiệp vẫn tồn tại ở trạng thái toàn dụng nhân công bởi vì:

A Một số người trưởng thành không có khả năng lao động

B Mọi người cần thời gian để tìm việc và trong nền kinh tế luôn xuất hiện sự sự không ăn khớp giữa cung và cầu lao động theo ngành, nghề, địa bàn

C Sự biến động theo chu kỳ là điều không tránh khỏi D Có những người trưởng thành không có nhu cầu tìm việcCâu 21: Trong một nền kinh tế nhỏ, mở cửa với tỷ giá thả nổi, việc tăng chi tiêu chính phủ, thì ban đầu lãi suất có xu hướng tăng và do đó:A lấn át một phần đầu tư tư nhân, nhưng đầu tư giảm ít hơn sự gia tăng chi tiêu chính phủ

B lấn át đầu tư một khối lượng đúng bằng sự gia tăng chi tiêu chính phủ

C thu hút vốn nước ngoài, đồng nội tệ lên giá, làm giảm xuất khẩu ròng một lượng ít hơn sự gia tăng chi tiêu chính phủ

D thu hút vốn nước ngoài, đồng nội tệ lên giá, làm giảm xuất khẩu ròng một lượng đúng bằng sự gia tăng chi tiêu chính phủ

Câu 22: Trong mô hình tiêu dung hai thời kỳ của Fisher nếu Yd1 = 20,000, Yd2 = 15,000 và lãi suất (r) là 0,50 (50%), thì mức tiêu dùng tối đa có thể trong thời kỳ 1 là:

A 20,000 B 25,000 C 30,000 D 35,000 Câu 23: Theo giả thiết thu nhập thường xuyên, điều nào nào sau đây có thể xảy ra nếu Quốc hội thông qua việc giảm thuế tạm thời?

A Người tiêu dùng sẽ xem năm đó như là một năm tốt đẹp và sẽ tăng tiết kiệm gần bằng lượng thuế giảm đi

Trang 23

B Người tiêu dùng sẽ tăng tiêu dùng đúng bằng lượng thuế giảm đi C Việc giảm thuế sẽ có tác động mạnh đối với tổng cầu

D Cả B và C đều đúng Câu 24: Theo lý thuyết danh mục đầu tư về cầu tiền, yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu tiền:

A Lợi tức thực tế dự kiến của trái phiếu B Sự tiện lợi của tiền trong các giao dịch C Tỉ lệ lạm phát dự kiến D Câu A và C

Câu 25: Theo mô hình Baumol-Tobin, lượng cầu về tiền thực tế sẽ tăng nếu:

A Chi phí đến ngân hàng tăng B Tỉ lệ lạm phát tăng C Lãi suất giảm D Câu A và C

Câu 26: Trong trường hợp dân số và công nghệ không thay đổi, mức tư bản bình quân một công nhân tại trạng thái dừng sẽ tăng bất kỳ khi nào:

A lượng đầu tư bình quân một công nhân giảm B tỉ lệ khấu hao tăng

C tỉ lệ tiết kiệm tăng D Tất cả các câu trên đúng Câu 27: Đường IS dịch chuyển sang phải nếu:

A niềm tin của người tiêu dùng vào tương lai được cải thiện B các doanh nghiệp trở nên lạc quan hơn về nền kinh kinh tế và quyết định đầu tư nhiều hơn ở mỗi mức lãi suất

C chính phủ tăng trợ cấp cho các hộ gia đình

D Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 28: Nếu Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền trong khi chính phủ tăng thuế thu nhập, thì:

A lãi suất nhất định sẽ tăng B lãi suất nhất định sẽ giảm

C thu nhập có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi

Câu 30: Một sự kiện làm tăng sản phẩm cận biên của tư bản sẽ:

A Làm tăng chi phí thực tế của tư bản B Dịch hàm đầu tư sang phải

C Dịch hàm đầu tư sang trái D Làm tăng tỉ lệ khấu hao.PHẦN 8

Câu 1: Trong mô hình IS-LM khi chính phủ tăng thuế thu nhập, ở trạng thái cân bằng ngắn hạn: (1) lãi suất sẽ giảm; (2) sản lượng sẽ giảm; và (3) đầu tư sẽ tăng:

A Cả (1), (2), và (3) đúng B (1) và (2) đúng C (1) và (3) đúng D Chỉ (2) đúng Câu 2: Trong một nền kinh tế nhỏ, mở với tỷ giá thả nổi, chính sách tàikhoá hoàn toàn bất lực trong việc kiểm soát tổng cầu bởi vì:

A chính sách tiền tệ sẽ điều chỉnh để triệt tiêu hoàn toàn ảnh hưởng của chính sách tài khoá

B tỷ giá hối đoái sẽ không thay đổi

Trang 24

C xuất khẩu ròng sẽ thay đổi theo chiều hướng ngược lại để triệt tiêu hoàn toàn ảnh hưởng ban đầu của chính sách tài khoá đến chi tiêu chính phủ hay tiêu dùng

D tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ sẽ tăng cùng tốc độ với lãi suất Câu 3: Xét một nền kinh tế nhỏ, mở cửa với tỷ giá hối đoái thả nổi Nếu đường IS và LM cắt nhau tại mức lãi suất cao hơn lãi suất thế giới:

A Các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách chuyển vốn vào trong nước, làm đồng nội tệ giảm giá và dịch chuyển đường IS sang trái

B Các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách chuyển vốn vào trong nước, làm đồng nội tệ lên giá và dịch chuyển đường IS sang trái

C Các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách rút vốn, làm đồng nội tệ giảm giá và dịch chuyển đường LM sang phải

D Các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách rút vốn, làm đồng nội tệ lên giávà dịch chuyển đường LM sang phải

Câu 4: Lượng tiền mặt ngoài ngân hàng là 60, lượng tiền gửi tại ngân hàng là 40, lượng dự trữ tùy ý là 2, lượng dự trữ bắt buộc là 4 Số nhântiền tệ bằng: A 1 B 1.33 C 2.17 D 1.5

Câu 5: Lượng tiền mạnh (tiền cơ sở) bao gồm: A Tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng và tiền gửi không kỳ hạn

B Tiền mặt trong tay công chúng và tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng

C Tiền mặt trong tay công chúng và tiền gửi trong hệ thống ngân hàngD Tiền mặt trong tay công chúng và tiền gửi không kỳ hạn

Câu 6: Để khắc phục tình hình suy thoái của nền kinh tế, ngân hàng trung ương nên:

A Tăng dữ trữ bắt buộc B Bán chứng khoán của chính phủ

C Mua chứng khoán của chính phủ D Tăng lãi suất chiết khấu

Câu 7: Chính phủ có thể giảm bớt lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế bằng cách:

A Mua chứng khoán của chứng phủ B Giảm lãi suất chiết khấu

C Giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc D Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc

Câu 8: Trong nền kinh tế mở, điều kiện cân bằng sẽ là: A I + T + G = S + I + M B S – T = I + G + X – M C M – X = I – G – S – T D S + T + M = I + G + X

Câu 9: Hiệu ứng Fisher biểu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa: A Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

B Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp tự nguyện

C Lãi suất thực tế và tỷ lệ lạm phát D Lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát Câu 10: Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức: A Quản lý doanh nghiệp sao cho có lãi

B Phân bổ nguồn lực khan hiếm

C Tạo ra cơ hội trên các thị trường D Quản lý sao cho doanh thu lớn nhất Câu 11: Mục tiêu ổn định của kinh tế vĩ mô là: A Giảm tỷ lệ thất nghiệp B Kiểm soát được lạm phát C Ổn định tỷ giá hối đoái D Tất cả đáp án trên

Câu 12: Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng: A Sản lượng tối đa mà nền kinh tế đạt được B Sản lượng mà tại đó không có thất nghiệp C Sản lượng mà tại đó không có lạm phát

Trang 25

D Sản lượng tối ưu mà nền kinh tế đạt được

Câu 13: Nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên:

A Nền kinh tế đạt trạng thái tòan dụng

B Nền kinh tế đạt trạng thái khiếm dụng C Nền kinh tế không có lạm phát

D Nền kinh tế sản xuất được sản lượng tối đa Câu 14: Sản phẩm cuối cùng là sản phẩm:

A Đi vào tiêu dùng của các hộ gia đình

B Được dùng để sản xuất ra sản phẩm khác C Đi vào xuất khẩu D Được dùng để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng

Câu 15: Tính theo thu nhập, GDP là tổng: A Tiền lương, thuế thu nhập, tiền lãi, tiền thuê, lợi nhuận B Tiền lương, trợ cấp, khấu hao, tiền lãi, tiền thuê

C Tiền lương, tiền lãi, tiền thuê, lợi nhuận, khấu hao, thuế gián thu

D Tiền lãi, tiền thuê, lợi nhuận, khấu hao, thuế gián thuCâu 16: Chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ gồm: A Tiêu dùng của chính phủ B Đầu tư của chính phủ C Chi chuyển nhượng của chính phủ

D Tiêu dùng của chính phủ và Đầu tư của chính phủ

Câu 17: Lạm phát do cầu kéo:

A Xảy ra do tổng cầu tăng B Xảy ra do chi phí tăng

C Là loại lạm phát đình đốn D Có giá tăng rất cao Câu 18: Tỷ lệ thất nghiệp được tính:

A Số thất nghiệp chia cho tổng dân số B Tổng dân số chia cho số người thất nghiệp C Số người không có việc làm chia cho lực lượng lao động

D Số người thất nghiệp chia cho tổng số người trong lực lượng lao động

Câu 19: Hãy xem xét một nền kinh tế đơn giản bao gồm hộ gia đình (H), chủ nhà máy xay bột (M) và chủ lò bánh mỳ (B) H mua bánh mỳ từ B với giá là 100 và bột mỳ từ M với giá là 10 (như là những khoản chi tiêu vào sp cuối cùng) B mua bột mỳ từ M với giá 40 để làm ra bánh mỳ Giả sử M không sử dụng các sp trung gian nào khác Cả B và M đều nhận dịch vụ lao động và vốn từ H; B đã thanh toán cho H các khoản bao gồm: 30 cho thuê lao động và 30 cho dịch vụ vốn Tương tự, M đã thanh toán cho H các khoản bao gồm 40 chi phí cho thuê lao động và 10 cho thuê vốn Hãy tính GDP của nền kinh tế theo

phương pháp tính theo giá trị gia tăng A 50 B 60 C 100 D 110

Câu 20: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn

A Dự trữ ngoại tệ của quốc gia thay đổi tùy theo diễn biến trên thị trường ngoại hối

B Dự trữ ngoại tệ của quốc gia tăng khi tỷ giá hối đoái giảm C Dự trữ ngoại tệ của quốc gia không thay đổi, bất luận diễn biến trênthị trường

D Không thể kết luận Câu 21: Nền kinh tế đang ở mức toàn dụng Giả sử lãi suất, giá cả và tỷ giá hối đoái không đổi, nếu chính phủ giảm chi tiêu và giảm thuế một lượng bằng nhau, trạng thái của nền kinh tế sẽ thay đổi:

A Từ suy thoái sang lạm phát B Từ suy thoái sang ổn định C Từ ổn định sang lạm phát D Từ ổn định sang suy thoái

Câu 22: Đối với một nước có cán cân thanh toán thâm hụt, việc thu hútvốn đầu tư nước ngoài góp phần cải thiện cán cân thanh toán nhờ:

Trang 26

A Tài khoản vốn thặng dư hoặc giảm thâm hụt

B Tài khoản vãng lai thặng dư hoặc giảm thâm hụt C Xuất khẩu ròng thặng dư hoặc giảm thâm hụt D Ngân sách chính phủ thặng dư hoặc giảm thâm hụt Câu 23: Một chính sách kiều hối khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân trong nước có tác dụng trực tiếp:

A Làm tăng GDP của Việt Nam B Làm cho đồng tiền VN giảm giá so với ngoại tệ

C Làm tăng dự trữ ngoại tệ của VN D Không có tác động Câu 24: Lượng tiền mặt ngoài ngân hàng là 60, lượng tiền gửi tại ngânhàng là 40, lượng dự trữ tùy ý là 2, lượng dự trữ bắt buộc là 4 Lượng tiền mạnh là: A 100 B 64 C 46 D 66

Câu 25: Khi chính phủ tăng thuế ròng tự định là 100, tổng cầu sẽ thay đổi:

A Tăng thêm ít hơn 100 B Giảm thêm đúng bằng 100 C Tăng thêm đúng bằng 100 D Giảm thêm ít hơn 100

Câu 26: Trong nền kinh tế giản đơn, sản lượng đang nằm tại mức cân bằng Tiêu dùng tăng thêm 50, đường AD sẽ dịch chuyển:

A Xuống dưới 50 B Lên trên 50

C Xuống dưới ít hơn 50 D Không dịch chuyển Câu 27: Cho biết: I =100 - 72i; G = 680; T = 100 + 0,2Y; SM= 1500; DM = 800 + 0,7Y – 35i; C = 200 + 0,8Yd; Số nhân tổng cầu là:

A 2 B 2.78 C 3 D 2.5 Câu 28: Cho biết: I =100 - 72i; G = 680; T = 100 + 0,2Y; SM= 1500; DM = 800 + 0,7Y – 35i; C = 200 + 0,8Yd ; Lãi suất cân bằng và sản lượng cân bằng là:

A i = 6 ; Y = 1300 B i = 5.5 ; Y = 1400 C i = 5; Y = 2000 D i = 4.5; Y = 2500 Câu 29: Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký gởi tại ngân hàng là 20%, tỷ lệ tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng so với tiền ký gởi ngân hàng là 10%, lượng tiền mạnh là 750 Vậy lượng tiền cung ứng là: A 3000 B 2000 C 1000 D 4000

Câu 30: Ngân hàng thương mại tạo tiền bằng cách nào? A Nhận tiền gửi của khách hàng B Bán trái phiếu cho công chúngC Mua trái phiếu của NHTW D Cho khách hàng vay tiền

PHẦN 9Câu 1: Kennedy trở thành Tổng thống Mỹ năm 1960, ngay giữa lúc kinh tế đang đình trệ cấp độ nhẹ Ông đã lập tức đề xuất cắt giảm thuế theo như chính sách tài chính Keynes Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế đến năm 1964 mới được ban hành và những tác động của nó đã không phát huy tác dụng cho đến vài năm sau nữa Trước lúc đó, tình hình nền kinh tế Mỹ đã thay đổi theo chiều hướng khác, việc cắt giảm thuế trở nên không còn hiệu quả Nhận định nào sau đây là đúng?

A Sự chậm trễ trong quá trình thông qua chính sách của Tổng thống Kennedy thể hiện độ trễ ngoài

B Sự chậm trễ trong quá trình thông qua chính sách của Tổng thống Kennedy thể hiện độ trễ trong

C Việc chính sách cắt giảm thuế được ban hành năm 1964 nhưng chưa phát huy hiệu quả ngay thể hiện cả độ trễ trong và độ trễ ngoài D Việc chính sách cắt giảm thuế được ban hành năm 1964 nhưng chưa phát huy hiệu quả ngay không thể hiện được độ trễ của chính sách thuế

Câu 2: Tổng cầu (AD) không dịch chuyển khi yếu tố nào sau thay đổi:

A Mức giá chung B Chi tiêu của chính phủ

Trang 27

C Thu nhập của dân chúng D Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu Câu 3: Lợi nhuận mà 1 công ty A của Việt Nam thu được ở Mỹ sẽ được tính vào:

A GDP của Việt Nam B GDP của Mỹ

C GNP của Việt Nam D Cả GNP của Việt Nam và GDP của Mỹ

Câu 4: GDP theo giá yếu tố sản xuất bằng: A GDP theo giá thị trường – khấu hao

B GDP theo giá thị trường – thuế gián thu

C GDP theo giá thị trường – thuế trực thu D GDP theo giá cố định – thuế gián thu Câu 5: Bản chất của chỉ số giảm phát GDP là:

A Chỉ số giá của khối hàng hóa sản xuất ở năm hiện hành so với năm gốc

B Chỉ số phản ánh mức giảm phát ở năm hiện hành so với năm gốc C Chỉ số giá của khối hàng hóa sản xuất ở năm hiện hành so với năm trước

D Chỉ số giá của mẫu hàng hóa tiêu thụ ở năm hiện hành so với năm gốc

Câu 6: Chỉ số giá hàng tiêu dùng là mức giá trung bình của những hàng hóa và dịch vụ mà 1 gia đình mua ở:

A Kỳ hiện hành so với kỳ gốc B Kỳ hiện hành so với kỳ trước C Kỳ trước so với kỳ gốc D Kỳ hiện hành so với kỳ sau Câu 7: Giả sử lãi suất thực năm X1 là 5%; lạm phát dự kiến là 7%

Vậy lãi suất danh nghĩa là: A 2% B 5% C 7% D 12%

Câu 8: Với tư cách là người cho vay bạn sẽ thích trường hợp nào sau đây hơn?

A Lãi suất danh nghĩa là 5% và tỷ lệ lạm phát 1%

B Lãi suất danh nghĩa là 15% và tỷ lệ lạm phát là 14% C Lãi suất danh nghĩa là 20% và tỷ lệ lạm phát là 25% D Lãi suất danh nghĩa là 12% và tỷ lệ lạm phát là 9% Câu 9: GDP danh nghĩa năm 1997 là 6000 tỷ GDP danh nghĩa năm 1998 là 6500 tỷ Chỉ số giá năm 1997 là 120 Chỉ số giá năm 1998 là 125 Tỷ lệ tăng trưởng năm 1998 là:

A 0.04 B 0.0833 C 0.045 D 0.1 Câu 10: Những yếu tố nào sau đây có thể dẫn đến thâm hụt cán cân mậu dịch (cán cân thương mại) của 1 nước:

A Đồng nội tệ xuống giá so với ngoại tệ B Sự gia tăng đầu tư trựp tiếp nước ngoài C Thu nhập của các nước đối tác mậu dịch chủ yếu tăng

D Xuất khẩu giảm mạnh trong khi nhập khẩu tăng

Câu 11: Trên đồ thị trục ngang ghi sản lượng quốc gia, trục đứng ghe mức giá chung, đường tổng cung AS dịch chuyển khi:

A Mức giá chung thay đổi

B Chính phủ thay đổi các khoản chi ngân sách C Thu nhập quốc gia thay đổi

D Công nghệ sản xuất có những thay đổi đáng kể Câu 12: Khi đầu tư nước ngoài vào Việt nam tăng, nếu các yếu khác không đổi, Việt nam sẽ:

A Thặng dư hoặc giảm thâm hụt cán cân thanh toán B Tăng xuất khẩu ròng

C Tăng thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài D Tất cả đáp án trên

Trang 28

Câu 13: GDP danh nghĩa là 4000 tỷ vào năm 1 và 4400 tỷ vào năm 2 Nếu chọn năm 1 là năm cơ sở (năm gốc) thì:

A Thắt chặt tiền tệ B Cắt giảm các khoản chi tiêu công

C Chính phủ phát hành trái phiếu, công trái trong nhân dân

D Bán trái phiếu cho công chúng Câu 15: Những khoản nào sau đây được tính vào đầu tư của nền kinh tế:

A Tiền mua máy móc thiết bị của doanh nghiệp

B Tiền chi xây dựng nhà mới của hộ gia đình C Tiền mua văn phòng phẩm trong công ty D Tiền mua ô tô của người dân để đi lạiCâu 16: Biết rằng m’’ là số nhân tổng cầu của nền kinh tế mở, m’ là sốnhân tổng cầu của nền kinh tế đóng Kết luận nào sau đây là đúng?

A m’’ > m’ B m’’ < m’ C m’’ ≥ m’ D m’’ ≤ m’

Câu 17: Cho các nhân tố sau:(1) Giảm phát, lạm phát; (2) Cung cầu ngoại hối; (3) Tình hình thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế; (4) Mức chênh lệch giữa lãi suất của 2 dòng tiền; (5) Hàm lượng vàng của tiền tăng lên hay giảm đi; (6) Thu nhập thực tế tính theo đầu người tăng lên; (7) Mức chênh lệch lạm phát trong điều kiện nền kinh tế khép kín; (8) Mức chênh lệch lạm phát trong điều kiện nềnkinh tế mở Những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự biến động của tỷ giá hối đoái?

A 1, 2, 3, 4, 5, 7 B 1, 2, 3, 4, 6, 7 C 1, 2, 3, 4, 5, 8 D 1, 2, 3, 4, 6, 8

Câu 18: Tổng cầu (AD) là tổng chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ nội địa cho thành phần:

A Hộ gia đình B Doanh nghiệp C Chính phủ D Tất cả đáp án trên

Câu 19: Khoản nào sau đây không được tính vào GDP:

A Sản phẩm trung gian B Sản phẩm cuối cùng C Sản phẩm cuối cùng – sản phẩm trung gian

D Tổng sản lượng sản xuất – sản phẩm cuối cùng Câu 20: Lạm phát do đầu tư quá mức sẽ làm cho: A Sản lượng giảm, giá giảm B Sản lượng tăng, giá tăng

C Sản lượng không đổi, giá tăng D Sản lượng tăng, giá giảm Câu 21: Lãi suất chi phí đẩy xảy ra khi:

A Tiền lương danh nghĩa giảm B Giá các yếu tố chi phí sản xuất giảm C Chi phí thuế giảm

D Giá các yếu tố chi phí sản xuất tăng mạnh

Câu 22: Theo cách tiếp cận thu nhập - chi tiêu nếu GDP thực tế nhỏ hơn tổng chi tiêu dự kiến thì:

A Mức giá sẽ giảm để khôi phục trạng thái cân bằng

B Nhập khẩu đang quá lớn C GDP thực tế sẽ giảm D Tổng chi tiêu dự kiến sẽ tăng

Câu 23: Với một nền kinh tế nhỏ, mở:

A trong hệ thống tỷ giá thả nổi, việc mở rộng cung tiền làm tăng thu nhập, trong khi việc mở rộng tài khoá thì không, trong khi trong

Trang 29

hệ thống tỷ giá cố định, việc mở rộng tài khoá làm tăng thu nhập, còn việc mở rộng tiền tệ thì không

B trong cả hệ thống tỷ giá thả nổi và cố định, việc mở rộng tài khoá làm tăng thu nhập, còn việc mở rộng tiền tệ thì không

C trong cả hệ thống tỷ giá thả nổi và cố định, việc mở rộng cung tiền làm tăng thu nhập, trong khi việc mở rộng tài khoá thì không

D trong hệ thống tỷ giá thả nổi, việc mở rộng tài khoá làm tăng thu nhập, trong khi việc mở rộng tiền tệ thì không, trong khi trong hệ thống tỷ giá cố định, việc mở rộng tiền tệ làm tăng thu nhập, còn việc mở rộng tài khoá thì không

Câu 24: Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp có thể trở nên bất lợihơn khi:

A Mọi người tin rằng lạm phát sẽ tăng tốc B Nền kinh tế trải qua một cú sốc cung bất lợi C Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng D Tất cả các câu trên

Câu 25: Ràng buộc ngân sách của các hộ gia đình trong mô hình hai thời kỳ có thể viết như sau:

A C1 + C2 = Yd1 + Yd2 B C1 + C2/(1 + r) = Yd1 + Yd2/(1 + r) C C2 + C1(1 + r) = Yd2 + Yd1(1 + r) D Cả B và C đúng.

Câu 26: Theo mô hình Baumol-Tobin, lượng cầu về tiền thực tế sẽ giảm nếu:

A Chi phí đến ngân hàng giảm B Tỉ lệ lạm phát giảm C Chi tiêu giảm D Câu A và C

Câu 27: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế

của Việt Nam năm 2008 là: A 7,8% B 8,5% C 8,2% D 6,2%

Câu 28: Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,8 và thuế độc lập với thu nhập, khi chính phủ tăng trợ cấp 100 cho các hộ gia đình, với mỗi

mức lãi suất cho trước đường IS sẽ dịch chuyển sang phải một lượng

bằng: A 100 B 200 C 300 D 400

Câu 29: Nếu Ngân hàng Trung ương giảm cung tiền và chính phủ muốn duy trì tổng cầu ở mức ban đầu, chính phủ cần:

A giảm chi tiêu chính phủ B tăng thuế

C yêu cầu NHTƯ bán trái phiếu trên thị trường mở

D tăng thuế và chi tiêu chính phủ cùng một lượng Câu 30: Trong một nền kinh tế nhỏ, mở với tỷ giá cố định, nếu Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền:

A thu nhập quốc dân sẽ không bị ảnh hưởng B sự gia tăng ban đầu của cung tiền sẽ bị triệt tiêu nếu Ngân hàng Trung ương duy trì tỷ giá cố định

C đường LM ban đầu dịch chuyển sang phải, sau đó lại dịch chuyển sang trái về vị trí ban đầu

D Tất cả các câu trên đều đúng.

PHẦN 10Câu 1: Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp chỉ đúng khi:

A Trong ngắn hạn B Tổng cầu thay đổi C Kỳ vọng về lạm phát không thay đổi D Tất cả các câu trên Câu 2: Theo mô hình gia tốc về đầu tư, đầu tư:

A Cao khi lãi suất thực tế thấp

B Tương đối ổn định tại tất cả các thời điểm C Cao khi sản lượng tăng trưởng nhanh D Cao khi lợi nhuận của doanh nghiệp cao Câu 3: Kinh tế vĩ mô nghiên cứu:

Trang 30

A Thị trường quốc gia về từng sản phẩm như gạo, thịt lợn B Mức giá chung và lạm phát

C Tỉ lệ thất nghiệp và cán cân thanh toán D Tất cả các điều trên

Câu 4: Kinh tế vĩ mô ít đề cập nhất đến:

A Sự thay đổi giá cả tương đối B Sự thay đổi mức giá chung

Câu 5: Chỉ tiêu nào dưới đây được coi là quan trọng nhất để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia trong dài hạn?

A Tăng trưởng GDP danh nghĩa B Tăng trưởng GDP thực tế

C Tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người

D Tăng trưởng khối lượng tư bản Câu 6: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là: A Tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ tạo ra trên lãnh thổ một nước trong một thời kỳ nhất định

B Tổng giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tạo ra trên lãnh thổ một nước trong một thời kỳ nhất định

C Tổng giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do các công dân trong nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định D Tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra tại một thời điểm nhất định, ví dụ ngày 31 tháng 12 năm 2009

Câu 7: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam đo lường thu nhập

A Mà người Việt Nam tạo ra ở cả trong và ngoài nước tạo ra trên lãnhthổ Việt Nam

B Của khu vực dịch vụ trong nước C Của khu vực sản xuất vật chất trong nước

D Tổng sản phẩm được tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam không kể là người Việt Nam hay người nước ngoài tạo ra

Câu 8: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Việt Nam đo lường thu nhập

A Mà người Việt Nam tạo ra ở cả trong và ngoài nước

B Tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam C Của khu vực dịch vụ trong nước D Của khu vực sản xuất vật chất trong nước Câu 9: Một ví dụ về chuyển giao thu nhập trong hệ thống tài khoản quốc gia là:

A Tiền thuê B Trợ cấp cho đồng bào miền Trung sau cơn bão số 6.

C Kinh phí mà nhà nước cấp cho Bộ giáo dục & Đào tạo để trả lương cho cán bộ công nhân viên

D Câu 2 và 3 đúng Câu 10: Giá trị hao mòn của nhà máy và các trang thiết bị trong quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ được gọi là:

A Tiêu dùng B Khấu hao C Đầu tư D Hàng hoá trung gian

Câu 11: Khoản mục nào sau đây được coi là đầu tư trong hệ thống tài khoản thu nhập quốc dân?

A Một người thợ gốm mua một chiếc xe tải mới để chở hàng và đi dự các buổi trưng bày nghệ thuật vào cuối tuần

B Gia đình bạn mua 100 cổ phiếu trên thị trường chứng khoán C Gia đình bạnmua một ngôi nhà 100 năm tuổi nằm trong khu di tích lịch sử được bảo vệ

D Tất cả các câu trên đều đúng Câu 12: Sản phẩm trung gian có thể được định nghĩa là sản phẩm:

Trang 31

A Được bán cho người sử dụng cuối cùng

B Được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ khác

C Được tính trực tiếp vào GDP D Được mua trong năm nay, nhưng được sử dụng trong những năm sau đó

Câu 13: Lợi nhuận do một công ty Việt Nam tạo ra tại Mátxcơva sẽ được tính vào:

A Cả GDP và GNP của Việt Nam B GDP của Việt Nam và GNP của Nga C Cả GDP và GNP của Nga

D GNP của Việt Nam và GDP của Nga

Câu 14: Lợi nhuận do một công ty Nhật Bản tạo ra tại Việt Nam sẽ được tính vào:

A Cả GDP và GNP của Việt Nam

B GDP của Việt Nam và GNP của Nhật Bản

C Cả GDP và GNP của Nhật Bản D GNP của Việt Nam và GDP của Nhật Bản Câu 15: Giả sử hãng Honda vừa xây một nhà máy mới ở Vĩnh Phúc, thì:

A Trong tương lai, GDP của Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn GNP

B Trong tương lai, GDP của Việt Nam sẽ tăng chậm hơn GNP C Trong tương lai, cả GDP và GNP của Việt Nam đều giảm vì một phần thu nhập tạo ra phải trả cho người nước ngoài

D Đã có sự tăng lên về đầu tư nước ngoài gián tiếp tại Việt Nam.Câu 16: Giả sử rằng khối lượng tư bản trong năm của một nền kinh tế tăng lên Điều gì đã xảy ra?

A Đầu tư ròng lớn hơn tổng đầu tư B Đầu tư ròng lớn hơn không

C Khấu hao lớn hơn đầu tư ròng D Khấu hao mang giá trị dương Câu 17: Điều nào dưới đây không phải là cách mà các hộ gia đình sử dụng tiết kiệm của mình?

A Cho chính phủ vay tiền B Cho người nước ngoài vay tiền C Cho các nhà đầu tư vay tiền D Đóng thuế

Câu 18: Sự chênh lệch giữa tổng đầu tư và đầu tư ròng: A Giống như sự khác nhau giữa GNP và GDP

B Giống như xuất khẩu ròng

C Giống như sự khác nhau giữa GNP và NNP

D Không phải những điều trên Câu 19: Muốn tính GNP từ GDP của một nước chúng ta phải: A Trừ đi chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình B Cộng với thuế gián thu C Cộng với xuất khẩu ròng

D Cộng với thu nhập ròng của dân cư trong nước kiếm được ở nước ngoài

Câu 20: Muốn tính thu nhập quốc dân NI từ GNP, chúng ta phải trừ đi:A Khấu hao B Khấu hao và thuế gián thu

C Khấu hao, thuế gián thu và lợi nhuận công ty D Khấu hao, thuế gián thu, lợi nhuận công ty và đóng bảo hiểm xã hội

Câu 21: Chủ đề nào dưới đây được kinh tế vĩ mô quan tâm nghiên cứu?

A Chính sách tài khóa B Chính sách tiền tệ C Lạm phát D Tất cả các câu trên

Trang 32

Câu 22: Các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm:

A Thất nghiệp thấp B Giá cả ổn định D Tất cả các câu trên.

C Tăng trưởng kinh tế nhanh một cách bền vững Câu 23: Điều nào dưới đây không thuộc chính sách tài khóa? A Chi tiêu chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ

B Chuyển giao thu nhập của chính phủ cho các hộ gia đình

C NHNN Việt Nam mua trái phiếu chính phủ

D Chính phủ vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu Câu 24: Vấn đề nào sau đây không được các nhà kinh tế vĩ mô quan tâm nghiên cứu:

A Các yếu tố quyết định lạm phát

B Thị phần tương đối giữa ACB và SACOMBANK trên thị trường

C Tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam D Cán cân thương mại của Việt Nam Câu 25: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2006 là:

A 7,8% B 8,4% C 8,2% D 6,6%

Câu 26: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2005 là:

A 7,8% B 8,4% C 8,2% D 6,6% Câu 27: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam năm 2006 là 8,2% Điều đó có nghĩa là:

A GDP danh nghĩa của năm 2006 bằng 108,2% so với năm gốc B GDP danh nghĩa của năm 2006 bằng 108,2% so với năm 2005

C GDP tính theo giá cố định của năm 2006 bằng 108,2% so với năm gốc

D GDP tính theo giá cố định của năm 2006 bằng 108,2% so với năm 2005

Câu 28: Sự thay đổi của khối lượng tư bản bằng: A Đầu tư cộng khấu hao B Đầu tư nhân khấu hao

C Đầu tư trừ khấu hao D Đầu tư chia khấu hao Câu 29: Trong tài khoản thu nhập quốc dân, khoản mục nào dưới đây không được tính trong đầu tư:

A Các doanh nghiệp mua máy móc và thiết bị mới

B Việc mua cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội

C Hộ gia đình mua nhà ở mới D Sự gia tăng của lượng hàng tồn kho trong các doanh nghiệp.PHẦN 11

Câu 1: Khoản mục nào dưới đây không được coi là mua hàng của chính phủ:

A Chính phủ mua một máy bay ném bom

B Khoản tiền trợ cấp xã hội mà bà của bạn nhận được

C Chính phủ xây một con đê mới D Thành phố Hà Nội tuyển dụng thêm một nhân viên cảnh sát mới Câu 2: Thành phần lớn nhất trong GDP của Việt Nam là:

C Mua hàng của chính phủ D Xuất khẩu ròng Câu 3: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản tiền mà thành phố Hà Nội chi để nâng cấp các đường giao thông nội thị được tính là:

Trang 33

A Tiêu dùng B Đầu tư C Mua hàng của chính phủ D Xuất khẩu ròng Câu 4: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản mục chitiêu của các hộ gia đình mua nhà ở mới được tính là:

A Tiêu dùng B Đầu tư

C Mua hàng của chính phủ D Xuất khẩu ròng Câu 5: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP cho năm 2006, một lô hàng may mặc được sản xuất vào năm 2006 và được bán trong năm 2007 được tính là:

A Tiêu dùng B Mua hàng của chính phủ

C Đầu tư D Xuất khẩu ròng Câu 6: Theo cách tiếp cận chi tiêu trong việc tính GDP, khoản mục chitrả lương cho công nhân viên chức làm việc cho bộ máy quản lý nhà nước được tính là:

A Tiêu dùng B Đầu tư

C Mua hàng của chính phủ D Không được tính vào GDP Câu 7: Khoản mục nào sau đây không được tính một cách trực tiếp trong GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu?

A Dịch vụ giúp việc mà một gia đình thuê B Dịch vụ tư vấn luật mà một gia đình thuê

C Sợi bông mà công ty dệt 8-3 mua và dệt thành vải

D Giáo trình bán cho sinh viên Câu 8: Khoản mục nào sau đây được tính một cách trực tiếp trong GDP theo cách tiếp cận chi tiêu?

A Công việc nội trợ B Hoạt động mua bán ma tuý bất hợp pháp C Giá trị hàng hóa trung gian D Dịch vụ tư vấn

Câu 9: Những khoản mục nào sau đây sẽ được tính vào GDP năm nay?

A Máy in mới sản xuất ra trong năm nay được một công ty xuất bảnmua

B Máy tính cá nhân sản xuất trong năm trước được một sinh viên muađể chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ

C Một chiếc ôtô mới được nhập khẩu từ nước ngoài D Nhà máy giày Thượng Đình vừa xuất khẩu một lô hàng được sản xuất từ năm trước

Câu 10: Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP năm 2006 của Việt Nam?

A Một chiếc xe đạp sản xuất năm 2006 tại công ty xe đạp Thống nhất.B Dịch vụ cắt tóc trong năm 2006

C Dịch vụ của nhà môi giới bất động sản trong năm 2006

D Một căn hộ được xây dựng năm 2005 và được bán lần đầu tiên trong năm 2006

Câu 11: Những khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP của năm nay?

A Máy tính cá nhân sản xuất từ năm trước được một sinh viên mua đểchuẩn bị cho thi học kỳ

B Một chiếc ôtô mới được nhập khẩu từ nước ngoài C Nhà máy giày Thượng Đình vừa xuất khẩu một lô hàng được sản xuất từ năm trước

D Tất cả các câu trên

Câu 12: Câu bình luận về GDP nào sau đây là sai? A GDP có thể được tính bằng cách sử dụng giá cả hiện hành hoặc giá cả năm gốc

Trang 34

B Cả hàng hoá trung gian và hàng hoá cuối cùng đều được tính vào GDP

C Chỉ tính những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kỳ nghiên cứu

D GDP không tính các hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu Câu 13: Tổng sản phẩm trong nước có thể được tính bằng tổng của:

A Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng tiêu dùng

B Chuyển giao thu nhập, tiền lương và lợi nhuận C Đầu tư, tiền lương, lợi nhuận, và hàng hoá trung gian D Hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, hàng hoá trung gian, chuyển giao thu nhập và tiền thuê

Câu 14: Tổng sản phẩm trong nước không thể được tính bằng tổng của:

A Tiêu dùng, chuyển giao thu nhập, tiền lương và lợi nhuận B Đầu tư, tiền lương, lợi nhuận, và hàng hóa trung gian C Hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, hàng hóa trung gian, chuyển giao thu nhập và tiền thuê

D Tất cả các câu trên

Câu 15: GDP danh nghĩa: A Được tính theo giá của năm gốc B Được tính theo giá cố định C Được sử dụng để phản ánh sự thay đổi của phúc lợi kinh tế theo thời gian

D Được tính theo giá hiện hành.

Câu 16: Nếu bạn muốn so sánh sản lượng giữa hai năm, bạn cần dựa vào:

A GDP thực tế B GDP danh nghĩa

C GDP tính theo giá cố định của năm gốc D A và C đúng

Câu 17: Câu nào dưới đây phản ánh sự khác nhau giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế?

A GDP thực tế chỉ bao gồm hàng hoá, trong khi GDP danh nghĩa bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ

B GDP thực tế được tính theo giá cố định của năm gốc, trong khi GDP danh nghĩa được tính theo giá hiện hành

C GDP thực tế bằng GDP danh nghĩa trừ đi khấu hao D GDP thực tế bằng GDP danh nghĩa nhân với chỉ số điều chỉnh GDP

Câu 18: Nếu mức sản xuất không thay đổi, trong khi giá cả của mọi hàng hoá đều tăng gấp đôi, khi đó:

A Cả GDP danh nghĩa và GDP thực tế đều không thay đổi B GDP thực tế không đổi, trong khi GDP danh nghĩa giảm một nửa

C GDP thực tế không đổi, còn GDP danh nghĩa tăng gấp đôi

D GDP thực tế tăng gấp đôi, còn GDP danh nghĩa không đổi Câu 19: Nếu mức sản xuất không thay đổi và giá của mọi sản phẩm đều tăng gấp đôi so với năm gốc, khi đó chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) bằng:

A 50 B 100 C 200 D Không đủ thông tin để tính

Câu 20: GDP thực tế đo lường theo mức giá _, còn GDP danh nghĩa đo lường theo mức giá _

A Năm hiện hành, năm cơ sở B Năm cơ sở, năm hiện hành

C Của hàng hóa trung gian, của hàng hóa cuối cùng D Quốc tế, trong nước

Trang 35

Câu 21: Khi tính GDP thì việc cộng hai khoản mục nào dưới đây là không đúng?

A Chi tiêu của chính phủ với tiền lương

B Lợi nhuận công ty và tiền lãi nhận được từ việc cho công ty vay tiền

C Chi tiêu cho đầu tư và chi tiêu chính phủ D Tiêu dùng của dân cư và chi tiêu chính phủ Câu 22: Giá trị gia tăng của một công ty được tính bằng: A Doanh thu của công ty đó B Lợi nhuận của công ty đó

C Giá trị tổng sản lượng trừ đi chi tiêu mua các sản phẩm trung gian

D Bằng 0 xét trong dài hạn Câu 23: Giả sử gia đình bạn mua một căn hộ mới với giá 1,5 tỉ đồng vàdọn đến đó ở Trong tài khoản thu nhập quốc dân, chi tiêu cho tiêu dùng sẽ:

A Tăng 1,5 tỉ đồng B Tăng 1,5 tỉ đồng chia cho số năm bạn sẽ ở trong căn nhà đó C Tăng một lượng bằng giá cho thuê của một căn hộ tương tự D Không thay đổi

Câu 24: Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bởi công thức:

A GDP danh nghĩa chia cho GDP thực tế

B GDP danh nghĩa nhân với GDP thực tế C GDP danh nghĩa trừ đi GDP thực tế D GDP danh nghĩa cộng với GDP thực tế Câu 25: Chỉ số điều chỉnh GDP có thể tăng trong khi GDP thực tế giảm Trong trường hợp này, GDP danh nghĩa sẽ:

A Tăng B Giảm C Không thay đổi

D Có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi

Câu 26: Nếu mức sản xuất không thay đổi, trong khi giá cả của mọi hàng hoá đều giảm một nửa, khi đó:

A Cả GDP danh nghĩa và GDP thực tế đều không thay đổi

B GDP thực tế không đổi, trong khi GDP danh nghĩa giảm một nửa

C GDP thực tế không đổi, còn GDP danh nghĩa tăng gấp đôi D GDP thực tế giảm một nửa, còn GDP danh nghĩa không đổi Câu 27: Nếu mức sản xuất không thay đổi và mọi giá cả đều giảm một nửa so với năm gốc, khi đó chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) có giá trị bằng:

A 50 B 100 C 200 D Không đủ thông tin để tính

Câu 28: Khoản tiền 100 triệu USD do Hãng hàng không quốc gia Việt Nam chi để mua máy bay sản xuất tại Mỹ được tính vào GDP của ViệtNam được tính như thế nào theo cách tiếp cận chi tiêu?

A Đầu tư tăng 100 triệu USD B Tiêu dùng tăng 100 triệu USD

C Đầu tư giảm 100 triệu USD Câu 29: Một công ty vừa mua chiếc xe CAMRY sản xuất tại Nhật Bảnvới giá 1 tỉ đồng Giao dịch này được tính vào GDP của Việt Nam được tính như thế nào theo cách tiếp cận chi tiêu?

A Đầu tư tăng 1 tỉ đồng B Tiêu dùng tăng 1 tỉ đồng C Xuất khẩu

ròng tăng 1 tỉ đồng Câu 30: Gia đình bạn vừa mua chiếc xe Honda Accord sản xuất tại Nhật Bản với giá 800 triệu đồng Giao dịch này được tính vào GDP của Việt Nam được tính như thế nào theo cách tiếp cận chi tiêu?

A Đầu tư tăng 800 triệu đồng B Tiêu dùng tăng 800 triệu đồng

Trang 36

C Đầu tư giảm 800 triệu đồng.PHẦN 12

Câu 1: Giả sử gia đình bạn vừa mua một chiếc xe SuperDream được sản xuất tại Việt Nam từ tháng 12 năm 2005 với giá 1 nghìn USD Giao dịch này được tính vào GDP của Việt Nam năm 2006 theo cách tiếp cận chi tiêu như thế nào?

A Đầu tư tăng 1 nghìn USD và xuất khẩu ròng giảm 1 nghìn USD B Không có tác động nào bởi vì giao dịch này không liên quan đến giá trị sản xuất hiện tại

C Tiêu dùng tăng 1 nghìn USD và xuất khẩu ròng giảm 1 nghìn USD

D Tiêu dùng tăng 1 nghìn USD và đầu tư giảm 1 nghìn USD

Câu 2: Giả sử một công ty vừa mua một chiếc xe Spacy được sản xuất tại Việt Nam từ tháng 12 năm 2005 với giá 2 nghìn USD Giao dịch này được tính vào GDP của Việt Nam năm 2006 theo cách tiếp cận chitiêu như thế nào?

A Tiêu dùng tăng 2 nghìn USD và xuất khẩu ròng giảm 2 nghìn USD.B Tiêu dùng tăng 2 nghìn USD và đầu tư giảm 2 nghìn USD

C Đầu tư tăng 2 nghìn USD

D Tổng đầu tư không thay đổi nhưng cơ cấu đầu tư thay đổi

Câu 3: Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá 10 triệu đồng Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 14triệu Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 16triệu Đóng góp của cửa hàng bán bánh

A 2 triệu B 4 triệu C 6 triệu D 16 triệu

Câu 4: Ngày 20-11-2006, bạn bán một chiếc máy tính với giá 2 triệu đồng mà cách đây hai năm bạn đã mua với giá 8 triệu đồng Để bán được chiếc máy tính này bạn phải trả cho người môi giới 50 nghìn

đồng Sau khi thực hiện giao dịch bán chiếc máy này, GDP của Việt Nam:

A Tăng 2 triệu đồng B Giảm 6 triệu đồng

C Tăng 50 nghìn đồng D Không bị ảnh hưởng Câu 5: Để tính được phần đóng góp của một doanh nghiệp vào GDP, chúng ta phải lấy giá trị tổng sản lượng của doanh nghiệp trừ đi:

A Toàn bộ thuế gián thu B Chi tiêu cho các sản phẩm trung gian

C Khấu hao D B và C đúng Câu 6: Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá 1 triệu đồng Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 2 triệu đồng Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 3 triệu đồng Các hoạt động này làm tăng:

A 1 triệu đồng B 2 triệu đồng C 3 triệu đồng D 6 triệu đồng

Câu 7: Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá 3 triệu đồng Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 5 triệu đồng Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 6 triệu đồng Đóng góp của cửa hàng là:

A 1 triệu đồng B 2 triệu đồng C 3 triệu đồng D 6 triệu đồng

Câu 8: Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá 3 triệu đồng Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 5 triệu đồng Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 6 triệu đồng Đóng góp của người sản xuất bánh mì:

A 1 triệu đồng B 2 triệu đồng C 3 triệu đồng D 6 triệu đồng Câu

9: Giả sử một người nông dân trồng lúa mì và bán cho một người sản xuất bánh mì với giá 3 triệu đồng Người sản xuất bánh mì làm bánh mì và bán cho cửa hàng với giá 5 triệu đồng Cửa hàng bán cho người tiêu dùng với giá 6 triệu đồng Đóng góp của người nông:

A 2 triệu đồng B 3 triệu đồng C 5 triệu đồng D 6 triệu đồng

Trang 37

Câu 10: Một giám đốc bị mất việc do công ty hoạt động không hiệu quả Anh ta được nhận khoản trợ cấp thôi việc là 30 triệu đồng Tiền lương của anh ta khi làm việc là 30 triệu đồng / năm Vợ anh ta bắt đầuđi làm với mức lương 10 triệu đồng/năm Con gái anh ta vẫn:

A Giảm 30 triệu đồng B Giảm 19 triệu đồng C Giảm 20 triệu đồng D Tăng 11 triệu đồng.Câu 11: Nếu một công dân Việt Nam làm cho một công ty của Việt Nam tại Nga, thu nhập của anh ta là:

A Một phần trong GDP của Việt Nam và GNP của Nga B Một phần trong GDP của Việt Nam và GDP của Nga C Một phần trong GNP của Việt Nam và GNP của Nga

D Một phần trong GNP của Việt Nam và GDP của Nga

Câu 12: Giả sử vào năm 2006, Honda Việt Nam buộc phải tăng số lượng xe máy tồn kho do chưa bán được Như vậy, trong năm 2006: A Tổng thu nhập lớn hơn tổng chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ B Tổng thu nhập nhỏ hơn tổng chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ

C Tổng thu nhập vẫn bằng tổng chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ

D Đầu tư của Honda Việt Nam nhỏ hơn 0 Câu 13: Giả sử rằng Thép Việt-Úc bán thép cho Honda Việt Nam với giá 300 USD Sau đó thép được sử dụng để sản xuất ra 1 chiếc xe máy Super Dream Chiếc xe này được bán cho đại lí với giá 1200 USD Đạilí bán chiếc xe này cho người tiêu dùng với giá 1400 USD Ta có:

A 2900 USD B 2600 USD C 1400 USD D 1200 USD

Câu 14: Nếu cả mức giá và sản lượng trong năm 2 đều cao hơn trong năm 1 thì:

A GDP thực tế của năm 2 thấp hơn so với năm 1 B GDP danh nghĩa của năm 2 thấp hơn so với năm 1

C GDP danh nghĩa của năm 2 cao hơn so với năm 1, nhưng GDP thựctế của năm 2 lại thấp hơn năm 1

D Cả GDP thực tế và GDP danh nghĩa của năm 2 đều cao hơn so với năm 1

Câu 15: Từ năm 2001 đến 2006, GDP thực tế của Việt Nam luôn tăng chậm hơn GDP danh nghĩa Điều này cho thấy:

A Mức sống của người dân Việt Nam đã tăng lên trong giai đoạn này B Người dân Việt Nam phải trả phần lớn thu nhập dưới dạng thuế thu nhập

C Mức giá chung đã tăng trong thời kỳ này

D Dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong GDP danh nghĩa Câu 16: Nếu quan sát sự biến động của GDP thực tế và GDP danh nghĩa bạn nhận thấy rằng trước năm 1994, GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa, nhưng sau năm 1994, GDP danh nghĩa lại lớn hơn GDP thực tế, bạn có thể khẳng định rằng:

A Lạm phát đã tăng từ năm 1994 B Lạm phát đã giảm từ năm 1994

C Năm 1994 là năm cơ sở

D Năng suất lao động tăng mạnh sau năm 1994 Câu 17: GDP danh nghĩa sẽ tăng:

A Chỉ khi mức giá chung tăng B Chỉ khi lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn C Chỉ khi cả mức giá chung và lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra đều tăng

D Khi mức giá chung tăng và /hoặc lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn

Trang 38

Câu 18: Giả sử năm 2000 là năm cơ sở và tỉ lệ lạm phát hàng năm từ 1990 tới nay của Việt Nam đều mang giá trị dương Khi đó:

A GDP thực tế luôn lớn hơn GDP danh nghĩa trong suốt thời gian từ 1990 tới nay

B GDP danh nghĩa luôn lớn hơn GDP thực tế trong suốt thời gian từ 1990 tới nay

C GDP thực tế nhỏ hơn GDP danh nghĩa trong giai đoạn 1990-1999 và điều ngược lại xảy ra trong giai đoạn 2001 tới nay

D GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa trong giai đoạn 1990-1999và điều ngược lại xảy ra trong giai đoạn 2001 tới nay

Câu 19: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP (D) khác nhau ở chỗ:

A D phản ánh giá cả của tất cả hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra trong nước, còn CPI phản ánh giá cả của giỏ hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng đại diện mua

B Giá hàng tiêu dùng nhập khẩu không được phản ánh trong D, nhưnglại được phản ánh trong CPI

C CPI sử dụng quyền số cố định, còn D sử dụng quyền số thay đổi

D Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 20: Nếu GDP danh nghĩa là 4410 tỉ đồng và chỉ số điều chỉnh GDP là 105, khi đó GDP thực tế là:

A 4305 tỉ đồng B 4000 tỉ đồng C 4200 tỉ đồng D 4515 tỉ đồng.

Câu 21: GDP danh nghĩa của năm gốc là 1000 tỉ đồng Giả sử đến nămthứ 5, mức giá chung tăng 2 lần và GDP thực tế tăng 30% Chúng ta có thể dự đoán rằng GDP danh nghĩa của năm thứ 5 sẽ là:

D Chưa đủ thông tin để kết luận về sự thay đổi của GDP hay GNP thực tế

Câu 23: Khi tính GDP thì việc cộng hai khoản mục nào dưới đây là không đúng:

A Chi tiêu của chính phủ với tiền lương

B Lợi nhuận của công ty và lợi tức nhận được từ việc cho công ty vay tiền

C Chi tiêu cho đầu tư và chi tiêu chính phủ D Tiêu dùng của dân cư và chi tiêu chính phủ Câu 24: Giả sử chính phủ trợ cấp 1 tỉ đồng cho các hộ gia đình, sau đó các hộ gia đình đã dùng khoản tiền này mua thuốc y tế Khi tính GDP theo cách tiếp cận chi tiêu, thì khoản chi tiêu trên sẽ được tính vào: A Chi tiêu mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ

B Trợ cấp của chính phủ cho các hộ gia đình

C Tiêu dùng của các hộ gia đình D Đầu tư của chính phủ

Câu 25: Nếu thu nhập quốc dân không đổi, thì thu nhập khả dụng tăng khi:

A Tiết kiệm tăng B Thuế thu nhập giảm

C Tiêu dùng tăng D Tất cả các câu trên đều đúng Câu 26: Nếu GDP danh nghĩa tăng từ 8.000 tỉ trong năm cơ sở lên 8.400 tỉ trong năm tiếptheo, và GDP thực tế không đổi Điều nào dưới đây sẽ đúng?

A Chỉ số điều chỉnh GDP tăng từ 100 lên 110

Trang 39

B Giá cả của hàng sản xuất trong nước tăng trung bình 5%

C CPI tăng trung bình 5% D Mức giá không thay đổi Câu 27: Sự chênh lệch giữa tổng đầu tư và đầu tư ròng A Giống như sự khác nhau giữa GDP và thu nhập khả dụng B Giống như sự khác nhau giữa GDP và thu nhập khả dụng C Giống như chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu

D Không phải những điều trên

Câu 28: Câu nào dưới đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa GNP và NNP?

A NNP lớn hơn GNP nếu mức giá giảm B NNP lớn hơn GNP nếu mức giá tăng

C NNP không thể lớn hơn GNP D NNP luôn lớn hơn GNP

Câu 29: Nếu GDP danh nghĩa là 4000 tỉ đồng trong năm 1 và 4300 tỉ đồng trong năm 2 và mức giá của năm 2 cao hơn năm 1, khi đó: A GDP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2

B GDP thực tế năm 2 lớn hơn năm 1 C NNP thực tế năm 1 lớn hơn năm 2

D Không đủ thông tin để kết luận.

PHẦN 13Câu 1: Nếu chỉ số giá tiêu dùng của năm 2004 là 129,5 (2000 là năm cơ sở), thì chi phí sinh hoạt của năm 2004 đã tăng thêm:

A 129,5% so với năm 2000 B 29,5% so với năm 2000

C 129,5% so với năm 2004 D 29,5% so với năm 2004 Câu 2: Nếu chỉ số giá tiêu dùng của năm 2004 là 119 (2000 là năm cơ sở), thì chi phí sinh hoạt của năm 2004 đã tăng thêm:

A 119% so với năm 2003 B 19% so với năm 2003 C 119% so với năm 2000 D 19% so với năm 2000

Câu 3: Nếu CPI của năm 2006 là 136,5 và tỉ lệ lạm phát của năm 2006

là 5%, thì CPI của năm 2005 là: A 135 B 125 C 131,5 D 130

Câu 4: Nếu chỉ số giá tiêu dùng là 120 năm 1994 và tỉ lệ lạm phát của năm 1995 là 10%, thì chỉ số giá tiêu dùng của năm 1995 là:

Câu 5: Nếu mức giá chung là 130 cho năm 2005 và 136,5 cho năm 2006, thì tỉ lệ lạm phát của năm 2006 là:

A 5% B 6,5% C 36,5% D Không thể tính được vì không biết năm cơ sở Câu 6: Nếu lãi suất danh nghĩa là 7% và tỉ lệ lạm phát là 3% thì lãi suất thực tế là: A -4% B 3% C 4% D 10%

Câu 7: Nếu tỉ lệ lạm phát là 8% và lãi suất thực tế là 3%, thì lãi suất

danh nghĩa là: A (3/8)% B 5% C 11% D -5%

Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng? A Lãi suất thực tế bằng tổng của lãi suất danh nghĩa và tỉ lệ lạm phát

B Lãi suất thực tế bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỉ lệ lạm phát

C Lãi suất danh nghĩa bằng tỉ lệ lạm phát trừ đi lãi suất thực tế D Lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế trừ đi tỉ lệ lạm phát Câu 9: Sự kiện nào sau đây làm tăng số người thất nghiệp trong nền kinh tế?

A Một phụ nữ bỏ việc để ở nhà chăm sóc gia đình

B Một công nhân bị đuổi việc do vi phạm kỉ luật lao động

C Một người được nghỉ hưu theo chế độ

Trang 40

D Một người ngừng tìm việc do nhận thấy không có cơ hội tìm được việc

Câu 10: Sự kiện nào sau đây làm giảm số người thất nghiệp trong nền kinh tế?

A Một công nhân bị sa thải B Một nhân viên vừa được nghỉ hưu theo chế độ C Một sinh viên mới ra trường tìm được việc làm ngay

D Một người đã tìm việc trong 4 tháng qua và vừa quyết định thôi không tìm việc nữa để theo học một lớp đào tạo nghề

Câu 11: Biện pháp nào dưới đây có hiệu quả trong việc giảm thất nghiệp chu kỳ?

A Tăng tiền lương tối thiểu

B Thực hiện chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng

C Trợ cấp cho các chương trình đào tạo lại và hỗ trợ cho công nhân đến làm việc ở các vùng xa và vùng sâu

D Tăng trợ cấp thất nghiệp Câu 12: Biện pháp nào dưới đây có hiệu quả trong việc giảm tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên?

A Tăng tiền lương tối thiểu B Thực hiện chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng

C Trợ cấp cho các chương trình đào tạo lại và hỗ trợ cho công nhân đến làm việc ở các vùng xa và vùng sâu

D Tăng trợ cấp thất nghiệp Câu 13: Trợ cấp thất nghiệp có xu hướng làm tăng thất nghiệp tạm thời do:

A Làm cho công nhân mất việc cảm thấy cấp bách hơn trong việc tìm kiếm công việc mới

B Buộc công nhân phải chấp nhận ngay công việc đầu tiên mà họ nhận được

C Làm cho các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong việc sa thảicông nhân

D Làm giảm áp lực phải tìm việc để có thu nhập trang trải cho cuộcsống của những người bị thất nghiệp

Câu 14: Chính sách nào dưới đây của chính phủ sẽ giảm được thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển?

A Mở rộng các khoá đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu thị trường

B Giảm tiền lương tối thiểu D Câu A và C đúngC Phổ biến rộng rãi thông tin về những công việc đang cần tuyển người làm

Câu 15: Chính sách nào dưới đây của chính phủ sẽ giảm được thất nghiệp tạm thời?

A Mở rộng các khoá đào tạo lại nghề cho các công nhân mất việc để thích hợp với nhu cầu mới của thị trường

B Giảm tiền lương tối thiểu

C Phổ biến rộng rãi thông tin về những công việc đang cần tuyển người làm

D Không phải các chính sách trên.Câu 16: Chính sách nào dưới đây của chính phủ sẽ giảm được thất nghiệp cơ cấu?

A Mở rộng các khoá đào tạo lại nghề cho các công nhân mất việc để thích hợp với nhu cầu mới của thị trường

B Giảm tiền lương tối thiểu D Câu A và C đúng C Phổ biến rộng rãi thông tin về những công việc đang cần tuyển người làm

Ngày đăng: 23/09/2024, 08:49

w