Năm 1973 riêng huyện Nguyên Bình và Bảo Lạc có tới 40-60% diện tích rừng Trúc sào bị khuy nhưng sau khi khuy cây bị chết thì không thấy tái sinh bằng hạt... Cây trúc sào có cùng tên khoa
Trang 12 Kỹ thuật gây trồng cây Trúc sào
(Phyllostachys pubescens Mazel ex H de Lehaie)
Tên khác: Trúc to, Mạy khoan cái
2.1 Đặc điểm sinh vật học
Trúc sào là loài tre trúc mọc tản, có nhiều đặc điểm giống trúc cần câu nhưng có thân khí sinh to hơn, đường kính trung bình từ 6 - 10 cm, chiều cao trung bình 10 - 12 m, mo thân có bẹ mo lớn (15x20cm), mặt lưng có lông cứng, mép có lông thô, tai mo thoái hóa, lông tai mo dài
Tuổi thành thục 1-2 năm Trúc sào có hiện tượng khuy khá nặng Năm
1973 riêng huyện Nguyên Bình và Bảo Lạc có tới 40-60% diện tích rừng Trúc sào bị khuy nhưng sau khi khuy cây bị chết thì không thấy tái sinh bằng hạt
Trang 2Cây trúc sào có cùng tên khoa học với Mao trúc nhưng có đặc điểm khác với Mao trúc là: Cây nhỏ hơn, rụng lá hàng năm chứ không phải thay lá 2 năm một lần, mỗi năm hình thành một chu trình là sinh thân ngầm, ra măng thành cây, thay lá còn Mao trúc thì 2 năm mới hoàn thành một chu trình, một năm ra măng, một năm ra thân ngầm và hai năm mới thay lá (Trần Đức Hậu, 1985) Song theo các tác giả GS, TS Ngô Quang Đê, Ths Lê Xuân Trường thì đây vẫn còn là câu hỏi vì: Nếu là cùng một loài thì làm sao có thể có những chu trình sống khác nhau, thân ngầm một tuổi mới có khả năng sinh măng mà trong một năm vừa ra thân ngầm vừa sinh măng là không thể Theo các tác giả cây Trúc sào và Mao trúc có thể là một vì ở VN Trúc sào nhỏ hơn Mao trúc nhiều do xa trung tâm phân bố rất nhiều
2.2 Công dụng
Thân khí sinh sử dụng trong kiến trúc, xây dựng nhà cửa, đóng đồ dùng, dụng cụ trong gia đình Là nguồn cung cấp nguyên liệu bột giấy sợi dài, sản xuất chiếu, ván sàn, ván ép, đồ thủ công mỹ nghệ
Măng trúc sào ăn ngon, nhiều dinh dưỡng được nhiều người ưa thích Rừng trúc sào có khả năng phòng hộ chống xói mòn, giữ đất, giữ nước, tạo cảnh quan môi trường sinh thái tốt
(Trúc sào được khai thác ở huyện Nguyên bình-Cao bằng)
2.3 Phân bố
Trúc sào là loài cây nhập nội, được dẫn giống lâu đời từ Trung quốc vào nước ta, không gặp Trúc sào trong rừng tự nhiên Trúc sào mọc rải rác thành
Trang 3từng đám 1-2ha, có đám lớn khoảng 5-7ha ở độ cao khoảng 800m… (theo Trần Đức Hậu, 1985) Phân bố tự nhiên chủ yếu là ở Trung quốc và Nhật bản Ở nước
ta, được gây trồng chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn Diện tích trồng lớn nhất là ở Bảo Lạc, Nguyên Bình ( Cao Bằng)
2.4 Đặc điểm sinh thái
Trúc sào là cây có nguồn gốc á nhiệt đới nên khi gây trồng ở Việt nam sinh trưởng tốt ở các vùng núi phía Bắc Độ cao so với mực nước biển là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và sản lượng của Trúc sào:
Địa
điểm
Độ cao
(m)
Tuổi Đường kính (cm) Chiều cao (m)
Dtb Dmax Dmin Htb Hmax Hmin
Sảo
pèng
Thôn
tà
Đông
piều
Vùng gây trồng trúc sào có nhiệt độ bình quân năm từ 21 - 23oc, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 41oc, thấp nhất tuyệt đối 1oc Lượng mưa trung bình năm từ
1100 - 3000mm/năm Nếu thời tiết khô hạn thì măng ít và bé Phân bố ở đai cao
từ 500 - 1500m so với mực nước biển
Trúc sào sinh trưởng tốt trên sườn và đỉnh núi đất, yêu cầu tầng đất dầy tơi xốp, ẩm, nhiều mùn Độ dầy tầng đất trên 70 cm trở lên Sinh tưởng tốt trên đất phát triển trên các loại đá mẹ như: Phiến thạch sét, phiến thạch mi ca và sa phiến thạch Là loài cây ưa sáng
2.5 Kỹ thuật gây trồng
2.5.1 Nhân giống và trồng bằng cây sinh dưỡng
Trúc sào chủ yếu gây trồng bằng thân ngầm và gốc khí sinh mang thân ngầm vì chỉ có thân ngầm mới có khả năng sinh măng và hình thành cây trúc mới
- Chọn giống: Chọn cây mẹ to khoẻ, không sâu bệnh, chưa ra hoa, tuổi từ
2 - 3 Sau đó chặt bớt phần thân khí sinh giữ lại độ cao gốc chặt từ 50 - 100 cm
Trang 4Đào lấy gốc thân khí sinh mang đoạn thân ngầm, lấy theo hướng đi của thân ngầm 1 đoạn dài 80 - 90 cm, hướng ngược lại dài 40 - 50 cm
Chú ý không làm xây sát và dập mắt thân ngầm Khi vận chuyển đi xa cần
cố định phần gốc của thân khí sinh với đoạn thân ngầm
- Làm đất: Trồng rừng trên đất đã được chuẩn bị sẵn, cuốc hố rộng 50 cm, dài 1,2 - 1,5 m, sâu 40 - 50 cm Nơi đất xấu bón lót thêm phân, mỗi hố bón 10 -
15 kg phân chuồng hoai hoặc 0,5 kg NPK/gốc
- Khi trồng cần lấp kín thân ngầm dầy 15 cm, lèn chặt đất hai bên Trồng xong phủ rác xung quanh gốc cây để giữ ẩm
- Chọn giống: Chọn thân ngầm tuổi từ 1 - 3 tuổi, thân ngầm to mập, thân
có màu vàng, có từ 3 - 5 mắt để lấy giống Thân ngầm có đường kính từ 1 - 2,6 cm
Chú ý: Với thân ngầm một tuổi thì nên lấy sâu vào đoạn phần gốc, nếu chỉ
lấy phía ngoài thì còn quá non, chưa hình thành mầm mắt để hình thành cây trúc Ở đoạn than ngầm 1 tuổi thì than khí sinh liền rễ có thể là đủ 12 tháng hoặc chớm sang tuổi 2 Ở đoạn than ngầm 2 tuổi thì than khí sinh liền rễ có thể là đủ
2 tuổi hoặc chớm sang tuổi 3 và có thể từ gốc của nó đẻ ra than ngầm mới, 1 tuổi
Sau khi đào than ngầm lên thì cắt thành từng đoạn dài từ 50-100cm, mỗi đoạn có tối thiểu từ 8-10 mắt
- Tạo cây con: Trường hợp thân ngầm sau khi đào lên không trồng rừng ngay có thể giâm hom trong vườn ươm Khi hom ra rễ ổn định thì lấy đem đi trồng Nếu trồng rừng vào tháng 2 - 3 nên giâm hom thân ngầm từ tháng 11 - 12
để hom ra rễ ổn định thì tỷ lệ sống tăng 15 - 20 % so với trồng thẳng Hoặc có thể nuôi hom trong vườn ươm cho đến khi có 1 thế hệ măng ra cành, lá thì đánh đem đi trồng
- Trồng rừng: Thân ngầm có thể trồng trực tiếp trên đất trồng rừng không qua giâm song tỷ lệ sống thấp Đất trồng rừng cần chuẩn bị trước, hố đào dài, hẹp, sâu 30 - 40 cm Khi trồng đày hố được phủ 1 lớp đất nhỏ mịn, nơi đất xấu bón lót phân chuồng ủ hoai mục Sau đó đặt thân ngầm lên rồi dùng đất nhỏ mịn lấp lại và lèn chặt Lấp đất cao hơn mặt đất bình thường để tránh đọng nước
Trồng bằng thân ngầm là phương pháp tương đối tốt, đạt tỉ lệ sống cao, thuận tiện chuyên chở và thao tác nhưng lâu thành rừng, việc đào bới và chọn
Trang 5giống thân ngầm gặp nhiều khó khăn Cũng không nên lấy quá nhiều thân ngầm trong một năm sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của rừng
+ Thời vụ trồng: Trúc sào trồng vào vụ Đông Xuân từ tháng 11 - tháng 1 năm sau
+ Phương thức trồng: trồng thuần loài hoặc hỗn loài Có thể trồng hỗn loài với một số loài cây gỗ Thực tiễn cho thấy, trồng rừng tre trúc nếu có xen cây gỗ
lá rộng thì tre trúc sinh trưởng tốt Theo Trần Đức Hậu (1985), trồng Bao đồng xen lẫn Trúc sào cho kết quả khả quan Cây Bao đồng có thể che phủ và cải tạo đất vì thay lá hàng năm Có thể thực hiện nông lâm kết hợp trong giai đoạn đầu như Đỗ , Lạc , không nên trồng xen sắn vì khi thu hoặch sằn hay gây ảnh hưởng xấu đến thân ngầm mới phát triển và dễ gây xói mòn
+ Mật độ trồng: 400 - 500 cây/ha
+ Chăm sóc: Chăm sóc liên tục trong 3 năm đầu, mỗi năm 2 lần Nội dung chăm sóc chủ yếu là làm cỏ, xới đất sâu khoảng 20cm để dẫn dụ thân ngầm phát triển, xúc tiến rừng mau khép tán, phát dây leo bụi rậm, bón phân làm cỏ , xới đất thực hiện trước mùa ra măng Khi rừng sinh trưởng ổn định 3 - 5 năm đào bỏ thân ngầm già, thời gian từ sau mùa măng đến tháng 9 - 10 thì dừng Chú ý phòng chống sâu bệnh hại và gia súc phá hoại Rừng Trúc sào ít bị sâu bệnh, mới gặp kiến đục măng và châu chấu ăn lá nhưng tác hại không đáng kể
- Khai thác: Trúc sào áp dụng phương thức khai thác chọn Vào mùa măng cần khai thác hợp lí Nên nuôi dưỡng những măng mập, to ở giữa vụ để phát triển thành trúc sau này, còn măng đầu vụ và cuối vụ để làm thực phẩm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Ngọc Hải, NXBNN-2008
Trường Đại học Lâm nghiệp-2004
Trường, NXB Nghệ An-2003