1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm về Dân số - KHHGĐ..DOC

20 1,6K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 284,5 KB

Nội dung

Quan điểm về Dân số - KHHGĐ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦUI LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đối với bất cứ một Quốc gia, một xã hội nào trong mọi thời điểm Dân số đều có những tác động quan trọng đến các mặt của cuộc sống xã hội Sự bùng nổ của Dân số Thế giới trong những thập kỷ gần đây với sự gia tăng Dân số quá nhanh trở thành mối quan tâm lớn cho nhân loại.

Dân số tăng nhanh đã mang lại những hậu quả không lường đó là: Quy mô, mật độ dân số tăng, nhu cầu ăn, ở, đi lại tăng do vậy con người phải khai thác thiên nhiên dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi truờng bị tàn phá đó là một trong những nguyên nhân làm cho đất canh tác ngày một thu hẹp, rừng bị tàn phá nghiêm trọng, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt không còn để khai thác do đó dẫn đến dư thừa lao động, nạn thất nghiệp, thất học tăng, nhu cầu chăm sóc Y tế không đáp ứng đầy đủ, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em tăng, tệ nạn xã hội gia tăng Hạn chế phát triển trí lực, thể lực giống nòi, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội mà chất lượng cuộc sống giảm đi đáng kể Chính vì vậy việc giải quyết vẫn đề gia tăng Dân số đã và đang trở thành chiến lược của các tổ chức, các quốc gia trên toàn Thế giới trong đó có Việt nam.

Vì vậy việc thực hiện vấn đề giảm tốc độ gia tăng Dân số hàng năm là một vấn đề cấp bách và cần thiết Tại Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IV khoá VII đã nêu “ Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) là một bộ phận quan trọng của chiến luợc phát triển đất nước, là một trong những vấn đề Kinh tế - Xã hội hàng đầu của nước ta, là yếu tố cơ cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hộ”

Với mục tiêu “ Dân số ổn định, xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc “ là một yếu tố cơ bản để đi đến mục tiêu là giảm mức sinh đã và đang được quan tâm

Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, điều thiết yếu phải khắc phục là tăng nhanh các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai đây là chìa khoá của việc giảm sinh Muốn làm được điều đó trước mắt chúng ta phải nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ KHHGĐ trong đó đặc biệt nâng cao chất lượng cung cấp các biện pháp tránh thai hiện đại Với quan điểm của chiến lược Dân số - KHHGĐ đã được Chính phủ thông qua Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Lang Chánh đề ra mục tiêu: Giảm nhanh tỷ lệ sinh và đặc biệt là tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên

Để đạt được mục tiêu chung của toàn tỉnh cũng như cả nước đòi hỏi sự nỗ lức của mỗi địa phương, các cấp, các nghành, đoàn thể và cộng đồng người dân với mục tiêu đề ra là giảm nhanh tỷ lệ sinh và đặc biệt là tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên muốn vậy ta phải làm tốt công tác nâng cao chất lượng cung cấp các biện pháp tránh thai hiện đại Vì vậy công tác này được làm tốt sẽ làm giảm tỷ suất sinh, tỷ lệ tử vong của bà mẹ trong khi mang thai và tỷ lê tử vong trẻ em, sức khẻo người dân cũng được nâng cao lên đáng kể, hạn chế đến

Trang 2

mức thấp nhất người có thai ngoài ý muốn, giảm tình trạng nạo thai, hút thai, đặc biệt nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, thanh niên góp phần nang cao chất lượng Dân số

Trong những năm qua công tác Dân số - KHHGĐ của huyện Lang Chánh đã đạt được những kết qủa đáng khích lệ, song vẫn chưa tương xứng với kết quả của Tỉnh giao Làm tốt công tác Dân số - KHHGĐ là góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy sự phát triển Kinh tế - Xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất luợng cuộc sống người dân.

Là một cán bộ làm công tác Dân số - KHHGĐ được tham gia theo học lớp “Bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - KHHGĐ” với thời gian 2 tháng, tuy ngắn nhưng được quan tâm và giúp đỡ của thầy, cô giáo đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản về chương trình Dân số Do xác định được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ KHHGĐ đặc biệt la nâng cao chất lượng cung cấp các Biện pháp tranh thai hiện đại (BPTT) đối với công tác giảm sinh và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em ở huyện Lang Chánh nói riêng và cả nước nói chung nên tôi chọn trình bày chuyên đề này Trong thời gian học tập ngắn, số liệu thu thập thông tin còn hạn chế và với một số quan điểm của mình cùng với kiến thức được trang bị trong thời gian qua tôi nghĩ khoá luận này còn nhiều thiếu sót rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để khoá luận của tôi hoàn thành tốt hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn./.

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trang 3

Để công tác Dân số - KHHGĐ hoạt động ngày một hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thành công kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trong quá trình thực hiện Đảng và nhà nước ta đã có những quản điểm chính scáh cụ thể như sau:

1 Quan điểm về Dân số - KHHGĐ.

- Công tác Dân số - KHHGĐ là một bộ phận quan trong của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vẫn đề Kinh tế - Xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống từng người, từng gia đình và toàn xã hội.

- Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ là vận động, tuyên truyền và giáo dục, gắn liền với đưa các BPTT hiện đại đến tận người dân, có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho người chấp nhận mô hình gia đình ít con ( từ 1 đến 2 con), tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng nhân dân thực hiện KHHGĐ.

- Đầu tư cho công tác Dân số - KHHGĐ là đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế rất cao Nhà nước cần tăng mức chi cho công tác Dân số - KHHGĐ, đồng thời động viên sự đống góp của cộng đồng và tranh thủ sự việc trợ của quốc tế

- Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào công tác Dân số - KHHGĐ Cần kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách xã, phường, tăng cường đội ngũ công tác viên (CTV) thôn bản, tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác Dân số - KHHGĐ tại cơ sở.

- Để đạt được các mục tiêu trong thời gian tới thì cần phải có sự quan lãnh đạo, chỉ đạo, sát sao hơn nữa của các cấp uỷ Đảng, chính quyền cho công tác Dân số – KHHGĐ trong thời gian tới.

2 Chính sách Dân số - KHHGĐ.

Trải qua 49 năm thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ không ngừng được bổ sung, hoặc hoàn thiện nhằm làm giảm tốc độ gia tăng quy mô Dân số, phân bố lại dân cư và nâng cao chất lượng Dân số Theo thời gian và đặc điểm lịch sử của đất nước có thể chia quá trình hình thành và phát triển chính sách Dân số thành các giai đoạn sau:

- Giai đoạn từ 1961 – 1975

Giai đoạn này đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam và Bắc, chính sách Dân số - KHHGĐ chỉ mới phát triển ở các tỉnh miền Bắc, với những nội dung chủ yếu được Chính phủ ban hành trong 3 văn bản quan trọng: Quyết định số 216/CP ngày 26/12/1961, Chỉ thị 99/TTg ngày 16 tháng 10 năm 1963; Quyết định số 94//CP ngày 13 tháng 5 năm 1970 các văn trên nói đến việc thực hiện công tác sinh đẻ có kế hoạch.

- Giai đoạn 1975 - 1991

Trang 4

Trong giai đoạn này công tác Dân số - KHHGĐ được triển khai trong phạm vi cả nước, thông qua 5 văn bản quan trọng của Chính phủ liên quan đến chính sách Dân số - KHHGĐ; Chỉ thị số 265/CP ngày 19 tháng 10 năm 1987 củ Hội đồng Chính phủ về đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong phạm vi cả nước, chỉ thị số: 29/HĐBT ngày 12 tháng 8 năm 1981; Quyết định số: 58/HĐBT ngay 11 tháng 4 năm 1984 của hội đồng bộ trưởng về việc thành lập Uỷ ban Quốc gia Dân số và sinh đẻ có kế hoạch; Quyết định số: 162/HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1988; Quyết định số: 51/CT ngày 6 tháng 3 năm 1989 của Hội đồng bộ trưởng về nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Quốc gia Dân số - KHHGĐ

- Giai đoạn 1991 - 2000

Trong giai đoạn này đặc biệt từ năm 1993 đến năm 2000 công tác Dân số - KHHGĐ có bước phát triển nhất và đạt tới đỉnh cao về nội dung, cách làm, kinh phí và tổ chức bộ máy thực hiện nổi bật là Nghị quyết số:193//HĐBT ngày 19 tháng 6 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và chế độ làm việc của Uỷ ban Quốc gia Dân số - KHHGĐ; Quyết định số 315/QĐ ngày 24 tháng 8 năm 1992 của Chính phủ về chiến luợc truyền thông Dân số - KHHGĐ; Nghi quyết hội nghị lần thứ tú số: 04/NQ/HNTW ngày 14 tháng 1 năm 1993 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về chính sách Dân số - KHHGĐ; Chỉ thị số: 37/TTg ngày 17 tháng 1 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh chiến lược Dân số - KHHGĐ đến năm 2000

- Giai đoạn 2001 đến nay

Trong giai đoạn này chính sách Dân số được chuyển hướng nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề về Dân số bao gồm: Quyết định số: 174/2000/QĐ -TTg ngày 22 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược Dân số Việt Nam 2001 - 2010; Chỉ thị số: 10/2001/CT-TTg ngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 Mục tiêu tổng quát của chiến lược là thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến bộ, ổn định quy mô Dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nâng cao chất lượng Dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước

Mục tiêu cụ thể là: Duy trì xu thế bình quân trong toàn quốc, chậm nhất vào năm 2005 Ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chậm nhất vào năm 2010 để quy mô Dân số, cơ cấu Dân số và phân bổ dân cư phù hợp với sự phát triển Kinh tế - Xã hội vào năm 2010, nâng cao chất lượng Dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần Văn kiện Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã định hướng cơ bản về chính sách Dân số, Nghị định số: 94/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; Lệnh số: 01/ L-CTN ngày 12 tháng 1 năm 2003 của Chủ tịch nước công bố

Trang 5

theo phương pháp khoa học Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoan 2003-2010.

Song song với việc phát triển mục tiêu kinh tế - xã hội và triển khai chương trình Dân số Quốc gia Huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá cũng sớm nhận thức được thách thức để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của Huyện thì một mặt phải tăng cường sản xuất ra của cải vật chất, mặt khác phải kiểm soát và hạn chế sự gia tăng Dân số hàng năm.

Mặc dù, huyện Lang Chánh có mật độ Dân số bình quân so với cả nước chưa cao Song tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm vẫn còn thấp, thu nhập bình quân đầu người thấp nhưng mức sinh hàng năm vẫn còn cao, vì lẽ đó từ những ngày đầu công tác Dân số - KHHGĐ đã được Đảng bộ huyện và chính quyền huyện quan tâm thể hiện qua việc ban hành các Nghị quyết, Quyết định cụ thể về chính sách Dân số - KHHGĐ được xếp ngang hàng với chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác của Huyện.

Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, huyện Lang Chánh đã từng bước triển khai công tác Dân số - KHHGĐ tới từng đối tượng Ngoài việc kiện toàn và nâng cao chất lượng bộ máy, nâng cao chất lượng truyền thông để giáo dục và chuyển đổi hành vi của người dân thì huyện Lang Chánh cũng rất coi trong đến công tác nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ KHHGĐ, đặc biệt là nâng cao chất lượng cung cấp các BPTT hiện đại, vì đây là yếu tố cơ bản có tác động trực tiếp tới sự tăng giảm mức sinh, điều này thể hiện thông qua mối liên hệ giữa tỷ lệ người chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai và tỷ suất sinh hàng năm Đặc biệt, giai đoạn hiện nay việc nâng cao chất lượng cung cấp các biện pháp tránh thai hiện đại đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của người sử dụng để đối tượng cảm thấy yên tâm, thoải mái khi thực hiện KHHGĐ.

PHẦN II: NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN LANG CHÁNH

1 Đặc điểm tự nhiên

Huyện Lang Chánh là một huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Thanh Hoá - Phía Tây giáp nước ban Lào.

- Phía Bắc giáp hai Huyện Quan Sơn và Bá Thước - Phía Đông giáp huyện Ngọc Lặc.

- Phía Nam giáp huyện Thường Xuân.

Trang 6

Diện tích tự nhiên là: 6.631km2, trong đó ¾ là đồi núi Trong đó Huyện có 10 xã và 01 Thị trấn Có 3 dân tôc sinh sống chủ yếu trên địa bàn Huyện là: Thái, Mường, Kinh, tỷ lệ người dân tốc thiểu số chiếm tới 90% dân số toàn huyện

2 Về Kinh tế

Lang Chánh là một huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Thanh Hoá, là 1 trong 61 Huyện nghèo của nước phần lớn số dân sống ở vùng núi, giao thông đi lại khó khăn viêc giao lưu buôn bán với các vùng khác còn rất hạn chế, có tới 80% dân số sống bằng ngề nông - lâm nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 40% tổng số hộ trên toàn Huyện Đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, dân số tăng nhanh vì vậy đất canh tác phải nhường chỗ cho thổ cư, Dân số tăng nhanh số người bước vào tuổi lao động tăng hàng năm dẫn đến thiếu việc làm, dư thừa lao động kéo theo hàng năm lực lượng lao động di cư đi nơi khác là rất lớn Nạn phá rừng để lấy đất canh tác và khai thác lâm sản ngày càng gia tăng, tệ nạn xã hội cùng ngày càng tăng Do vậy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân.

3 Về Y tế

Cơ sở khám chữa bệnh đã được kiện toàn tương đối đầy đủ nhằm thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân tuyến xã cũng như tuyến huyện Toàn Huyện có 01 Bệnh viện đa khoa với hơn 100 dường bệnh và 01 Trung tâm Y tế , đỗi ngũ cán bộ Y tế được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tương đối vững chắc, hiện tại toàn huyện, tại cơ sở vật chất trang thiết bị tai các Trạm Y tế vẫn còn thiếu, nhiều loại đã hỏng không sử dụng đước nữa, cán bộ Y tế xã chưa được đào tạo kỹ thuật để làm dịch vụ KHHGĐ, do vậy vẫn chưa thực hiện được các dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ tại Trạm mà hàng tháng đội dịch vụ lưu động củ Trung tâm Y tế huyện còn phải suống tận địa bàn để làm dịch vụ cho người dân.

4 Về giáo dục

Toàn huyện co 1 trường Trung học phổ thông, 11 trường Trung học cơ sở, 18 trương Tiểu học Trong các năm qua dó có sự quan tâm của các cấp Uỷ đảng, chính quyền các cấp một số trường, lớp học được sữa chữa và nâng cấp, xây dựng trường lớp mới Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trường học được tăng cường về số lượng và chất lượng chuyên môn đào tạo, học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tăng theo các năm Do đặc điểm là một Huyện miền núi đời sống nhân dân, phần lớn là người dân tộc thiểu số chưa quan tâm đúng mực tới việc học hành của con cái và giao thông đi lại khó khăn nên tỷ lệ thất học, bỏ học ở các cấp vẫn còn cao, tỷ lệ bỏ học thường xảy ra ở gia đình đông con và vùng sâu, vùng xa trong huyên.

5 Về văn hoá - xã hội

Trang 7

Là một huyện miền núi, chủ yếu là người dân tộc thiểu số do vậy vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục và phong tục lạc hậu nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân Quan niệm có nhiều con và có con trai để nỗi dõi tông đường và làm những công việc cần tới sức khoẻ.

PHẦN III THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG CUNG CẤP CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI HIỆN ĐẠII TÌNH HÌNH CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ.

1 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Công tác Dân số - KHHGĐ của huyện Lang Chánh trong các năm qua luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các ban, nghành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở Các thành viên trong Ban chỉ đạo có sự phối hợp chặt chẽ với nhau đây cùng cũng một trong các nguyên nhận giúp cho công tác Dân số - KHHGĐ hoàn thành các chỉ tiêu của tỉnh cũng như huyện giao cho.

2 Về tổ chức bộ máy:

Trước năm 2008 Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện hiện nay có tên là Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Trong năm 2008 có sự giải thể của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cũ, bộ máy tổ chức đã có nhiều sáo trộn và thay đổi, số cán bộ làm công tác Dân số, Gia đình và Trẻ em cũ, lâu năm và có kinh nghiêm một số đã chuyển đi Đến thời điểm hiện tại Bộ máy làm Công tác Dân số - KHHGD từ huyện xuống cơ sở đã được kiện toàn và củng cố cả về số lượng và chất lượng.

- Cấp huyện:

Tại Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện hiện tại chỉ có 04 cán bộ, trong đó có 03 biên chế và 01 cán bộ hợp đồng

+ Giám đốc Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh theo quy định của pháp luật Giám đốc Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện phụ trách chung công việc của trung tâm.

+ 01 kế toán phụ trách mảng kế toán.

+ 02 cán bộ phụ trách từng mảng được giao.

Số lượng cán bộ tại Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện còn quá ít so với khối lượng công việc do vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công việc và đặc biệt trong việc hoàn thành các chỉ tiêu.

- Cấp xã:

Trang 8

+ 100% các xã, Thị trấn đều có cán bộ Chuyên trách Dân số - KHHGĐ, Trong 2 năm 2009 và 2010 thực hiện theo Thông tư 05 của Bộ y tế một số cán bộ Chuyên trách Dân số - KHHGĐ xã, thị trấn đã thay mới, do số cán bộ cũ không đủ chuẩn theo Thông tư.

+ Mỗi xã đều có Ban chỉ đạo, đồng chí trưởng Ban Dân số - KHHGĐ xã, thị trấn ( thường là Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch xã), đồng chí phó ban la cán bộ chuyên trách.

+100% thôn, bản trong toàn Huyện đều có cộng tác viên làm Công tác Dân số - KHHGĐ.

3 Thực trạng cung cấp, quản lý các biện pháp tránh thai hiện đại và trang thiết bị phục vụ Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình:

* Nguồn cung cấp và thực hiện các Biện pháp tránh thai hiện đại:

- Toàn huyện có một khoa sản tại Bệnh viện đa khoa huyện để thực hiện thủ thuật triệt sản, các thôn, bản cách trung Huyên rất xa nếu đối tương có nhu thực hiện biện pháp tránh thai Triệt sản đi mất các ngày đường mới đến cơ sở thực hiện nên họ rất ngại đi

- Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện tiếp nhận các BPTT tại Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh, cấp cho Trung tâm Y tế huyện các biện pháp tránh thai hiện đại như: Vòng tránh thai, Thuốc tiêm tránh thai Tại Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện cung cấp các BPTT như: Bao cao su, Viên uống tránh thai cho cán bộ chuyên trách xã, phát cho CTV thôn, bản theo bảng kế hoạch đăng ký sử dựng theo từng tháng, từng quý của từng thôn, bản trong huyện.

- Khoa CSSKSS/KHHGĐ của Trung tâm Y tế huyện thực hiện các thủ thuật như: Đặt vòng tránh thai, Cấy tránh thai, Tiêm tránh thai.

- Hầu hết các Trạm Y tế xã, Thị trấn đều có Bác sỹ, nữ hộ sinh nhưng chưa được đào tạo để có thể thực hiện được các thủ thuật như: Đặt vòng tranh thai, Cấy tránh thai, hàng thải đội dịch vụ lưu động của Trung tâm Y tế huyện phải suống tại Tram Y tế xã để làm dịch vụ do vậy không đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, có xã 2 – 3 tháng đội dịch vụ lưu động mới suống được một lần.

- Tại Trung tâm hay nơi làm việc của cán bộ chuyên trách xã, thị trấn có đội ngũ cán bộ Chuyên trách Dân số - KHHGĐ xã, thị trấn, tại các thôn, bản thì có đội ngũ Cộng tác viên thôn, bản luôn thực hiện việc cung cấp các BPTT như: Bao cao su, Thuốc uống tránh thai khi người dân có nhu cầu nhưng do địa bàn, giao thông đi lại khó nên việc đến các cơ sở y tế và nơi làm việc của cán bô Chuyên trác Dân số - KHHGĐ xã để được nhận và tiếp thị các BPTT còn rất ít.

- Qua các năm hầu hết các xã, thị trấn đều được đầu tư trang thiết bị để phục vụ cho công tác Dân số - KHHGĐ, đặc là công tác truyền thông, song vẫn chưa đầy đủ và một số đã hỏng và không còn sử dụng được Đặc biệt là những xã vùng sâu, vùng xã, vùng đặc

Trang 9

biệt khó khăn như: Yên khương, Yên Thắng, Lâm Phú, Giao Thiện cách trung tâm Huyện khoảng 40 -50 km).

Dó có sự thay đổi cán bộ Chuyên trách Dân số - KHHGĐ xã trình độ của đội ngũ làm công tác Dân số - KHHGĐ ở cơ sở được nâng cao, song số cán bộ trên vừa mới, còn e ngại, chưa có kinh nghiêm trong việc hưỡng dẫn cho đối tượng, do vậy việc cung cấp và theo dõi các đối tượng sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại còn gặp nhiều khó khăn.

- Các hiệu thuốc bán lẻ: cũng cung các BPTT dựa trên cơ sở thương mại như: Bao cao su, Viên uống tránh thai, Viên uống tránh thai khẩn cấp Song hầu như các hiệu thuốc bán lẻ chỉ tập trung ở thị trấn (trung tâm huyện) nên chỉ cung cấp được ở một phạm vi nhỏ, còn các xã khác hầu như không có.

Do đặc điểm của huyện Lang Chánh là một huyện miền núi, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn Đặc biệt đến mùa mưa lũ hầu như các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xã, vùng khó khăn của huyện đều bị tắc đường do lụt, sạt lở đất không đi lại được nên việc cung cấp các biện pháp tránh thai hiện đại đến các đối tượng gặp rất nhiều khó khăn hoặc không thực hiện được.

* Chất lượng cung cấp các biện pháp tránh thai hiện đại:

- Mỗi năm Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện đươc sự quan tâm của chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh, cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương và sự phối hợp với các Ban, ngành đoàn thể có liên quan đã tổ chức từ 1 - 2 đợt Chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ đến các xã, Thị trấn trên toàn huyện Đặc biệt các xã vùng sâu, vùng xã, vùng đặc biệt khó khăn trong huyện.

- Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện, đặc biệt là đội dịch vụ Chăm sóc sức khoẻ sinh sản/KHHGĐ huyện luôn nhiệt tình, hang say hàng tháng vấn suống tại cơ sở để thực hiện dịch vụ CSSKSS??KHHGĐ cho người dân đầy đủ

- Mỗi đợt Chiến dịch là cơ hội rất tốt để các đối tượng tiếp cận với dịch vụ Chăm sóc sức khoẻ sinh sản/ Kế hoạch hoá gia đình và được sử dụng và tư vấn về các biện tránh thai hiện đại và điều trị các bệnh phụ khoa Nhưng chiến dịch chỉ theo thời vụ không thường xuyên, và các Trạm y tế xã thì không thực hiện được các thủ thuật như : Đặt dụng cụ tử cung Đặc biệt biện pháp Cấy tránh thai hiện tại huyện Lang Chánh chưa có cán bộ kỹ thuật thực hiện biện pháp này

- Do đặc điêm là Huyện miền núi, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm tới 90% dân số toàn huyên, phong tục tập quán, hủ tục còn lạc hậu Nên tỷ lệ các cặp vợ chồng chưa áp dụng biện pháp tránh thai và sử dụng các biện pháp tránh thai truyền thống vẫn còn chiếm tỷ lệ tương đối cao, đặc biệt là những xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc cho nên trong những năm qua tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trong toàn huyện vẫn còn ở mức cao

Trang 10

* 6 tiêu chuẩn về chất lượng cung cấp dịch vụ theo Judith Bruce:

- Đảm bảo lựa chọn rộng rãi các phương tiện tránh thai:

+ Đảm bảo đa dạng hoá các phương tiện tránh thai + Đa dạng các biện pháp tránh thai hiện đại.

+ Đa dạng hoá các loại hình cung cấp biện pháp tránh thai và phương tiện tránh thai đáp ứng nhu cầu, mở rộng khả năng lựa chọn của khách hàng.

- Cung cấp đầy đủ thông tin và hướng dẫn cho khách hàng: + Khách quan, khoa học các biện pháp tránh thai.

+ Giúp khách hàng chủ động tự lựa chọn sử dụng một biện pháp phù hợp.

+ Khách hàng được cung cấp thông tin đầy đủ về các dịch vụ và phương tiện tránh thai: dịch vụ và phương tiện tránh thai hiện có, các chỉ định, lợi ích, cách dùng, các ưu, nhược điểm, thuận lợi và không thuận lợi, các tác dụng không mong muốn, các tác dụng đối với hoạt động tình dục (nếu có),

- Đảm bảo kỹ thuật và cung cấp phương tiện tránh thai:

+ Người cung cấp dịch vụ phải có kỹ thuật và kỹ năng chuyên nghiệp.

+ Các kỹ thuật dịch vụ và các phương tiện tránh thai phải đảm bảo thuận tiện, an toàn, hiệu quả tạo niềm tin lớn cho người sử dụng dịch vụ.

- Đảm bảo sự tin cậy của khách hàng: + Quan hệ tốt với khách hàng.

+ Bình đẳng với mọi khách hàng.

+ Khách hàng cần được hài lòng, có niềm tin với người cung cấp dịch vụ ngay cả khi dịch vụ có được cấp hay không.

- Cơ chế theo dõi khuyến khích tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai của khách hàng:

+ Có chế độ theo dõi sau khi đối tượng sử dụng dịch vụ sẽ làm tăng khả năng tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai của khách hàng.

+ Khách hàng cần được chăm sóc liên tục, được khám và điều trị bất cứ lúc nào

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu từ năm 2008 đến 6 tháng năm 2010 - Quan điểm về Dân số - KHHGĐ..DOC
Bảng 1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu từ năm 2008 đến 6 tháng năm 2010 (Trang 11)
Nhìn vào bảng số liêu trên ta thấy tỷ suất sinh thô của huyện đang giảm qua các năm. - Quan điểm về Dân số - KHHGĐ..DOC
h ìn vào bảng số liêu trên ta thấy tỷ suất sinh thô của huyện đang giảm qua các năm (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w