10 điều khi bước vào tự kinh doanh họ thường không cho bạn biết doc

10 297 0
10 điều khi bước vào tự kinh doanh họ thường không cho bạn biết doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

10 điều khi bước vào tự kinh doanh họ thường không cho bạn biết Có nhiều lý do để bắt tay vào kinh doanh cho chính mình. Chúng ta đều biết rằng có một số điều mà nhiều người quản lý doanh nghiệp nhỏ không hề nhắc đến. Dưới đây là mười bí mật mà họ không bao giờ cho bạn biết. 1. Không phải lúc nào họ cũng cho bạn biết rằng bạn nên rút khỏi kinh doanh Mới bắt đầu kinh doanh, bạn tràn đầy lạc quan và hy vọng. Bạn biết bạn sẽ thành công. Không mấy ai chỉ cho bạn biết làm thế nào để rút khỏi kinh doanh. Trên thực tế, tốt hơn hết bạn nên xem xét chiến lược cả rút lui trước khi bắt đầu. Sớm hay muộn thì bạn cũng phải rút khỏi kinh doanh. Bạn có thể sẽ thất bại, bán tất cả tài sản công ty, bị chết hoặc buộc phải rút lui bằng cách nào đó, nhưng đằng nào kết quả vẫn không đổi – sụp đổ. Vì vậy, nhờ việc chuẩn bị sẵn sàng cho điều này ngay khi bắt đầu, bạn sẽ có một cái nhìn hoàn chỉnh hơn về toàn bộ quá trình. Nói điều này không phải là để nhắc nhở rằng bạn phải có một kế hoạch hoàn chỉnh để thoát khỏi những tình huống này, nhưng đó là một ý tưởng không tồi. Nếu bạn thất bại và phải đóng cửa kinh doanh của bạn (theo thống kê thì khả năng xảy ra thường cao hơn), bạn sẽ xử lý như thế nào? Bạn sẽ làm gì? Liệu có phá sản không? Bạn sẽ mất hầu hết tài sản cá nhân không? Liệu nó có hủy hoại cuộc sống của bạn? Những câu hỏi này thường không được lưu tâm trong quá trình mới bắt đầu, nhưng chúng thực sự cần thiết. Bạn nên vạch ra một vài ý tưởng về cách từ bỏ quyền sở hữu doanh nghiệp trong những hoàn cảnh khác nhau. Việc có ít nhất một kế hoạch rút lui chung chung mang lại lợi ích về trạng thái cảm xúc trong trường hợp điều không may xảy ra. Hãy suy nghĩ về nó. Nếu doanh nghiệp của bạn có nguy cơ sụp đổ, chiến lược rút lui sẽ khiến bạn tránh khỏi tình huống chỉ biết khoanh tay đứng nhìn và suy nghĩ, "mình phải làm gì bây giờ?" Bạn sẽ biết mình phải làm gì. Chuẩn bị cho mình một kế hoạch rút lui cũng có lợi bởi vì nó buộc bạn phải điều hành hoạt động kinh doanh một cách đa dạng. Ví dụ, nếu một phần kế hoạch của bạn là để bán lại doanh nghiệp, bạn sẽ làm những việc nhằm duy trì tài chính của công ty. Báo cáo thu nhập và bảng cân đối tài chính tạo nên lịch sử tài chính của công ty. Sau này, việc bán lại công ty sẽ dễ dàng hơn nếu có những lịch sử tài chính “đẹp mắt”. Những quyết định hàng ngày của bạn trong hoạt động kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến các báo cáo này. 2. Không phải lúc nào họ cũng cho bạn biết hầu hết các doanh nghiệp nhỏ không đủ sức để trả nợ. Thực tế của các doanh nghiệp nhỏ mới bắt đầu là vấn đề tiền thì khan hiếm còn chi phí thì đắt đỏ. Thêm vào đó là sự cạnh tranh khủng khiếp ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Các khách hàng bạn đang tìm kiếm đã có thể xoay xở mà không cần có bạndoanh nghiệp của bạn. Ở đó, bạn chỉ mới khởi nghiệp. Bạn muốn họ thay đổi từ cách thức giao dịch với những người khác đến làm kinh doanh với bạn. Để thực hiện điều này, bạn phải đầu tiền để doanh nghiệp của bạn được thành lập và chạy. Bạn phải chi tiêu nhiều hơn vào quảng cáo và chương trình khuyến mại để cho khách hàng biết đến bạn. Bạn phải chịu doanh thu thấp hơn bởi vì họ chưa hiểu rõ về công ty của bạn. Vì vậy, bạn đang chi tiêu nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh và có doanh thu thấp hơn. Đây là hình ảnh KHÔNG nợ. Nếu bạn vay lãi, bây giờ bạn phải trả chi phí lãi vay cộng với tiền dành để trả nợ gốc. Thế cũng là khá nặng gánh cho những ai khởi nghiệp mà không có vốn và đành phải chịu lãi suất. Nợ càng làm cho bạn khó khăn hơn nhiều bởi vì bạn không chỉ phải chi các khoản trên, hơn nữa, nếu ngập ngừng, bạn có thể mất tất cả. Để có thể vay, có thể bạn sẽ phải cam kết tất cả mọi tài sản hiện có trong kinh doanh- và rất có thể cả những tài sản cá nhân. Lời khuyên: Khởi động kinh doanh nhưng hạn chế số vốn vay đến mức thấp nhất có thể. Và tốt nhất là không vay nếu bạn có thể làm điều đó. Nếu phần lớn số tiền kinh doanh do bạn vay mà có được, thì có nghĩa là cơ hội thành công của bạn đã thấp đi rất nhiều, và những gì mất đi là rất lớn.(box) 3. Không phải lúc nào họ cũng cho bạn biết rằng thị trường là không khoan nhượng Bạn biết rằng tất cả các công ty gộp thành một hệ thống doanh nghiệp tự do cạnh tranh và bạn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường. Điều này có nghĩa là sẽ được các doanh nghiệp khác cạnh tranh khách hàng với công ty của bạn. Điềuhọ thường không cho bạn biết là cạnh tranh không dễ dàng chút nào và cả khách hàng cũng vậy. Càng làm kinh doanh lâu ngày, bạn càng biết đến nhiều mánh khóe cạnh tranh. Thường thường, bạn học được từ đối thủ cạnh tranh của bạn sử dụng chúng để chống lại bạn. Ban đầu, bạn hét lên "Thật là không công bằng! Sao họ lại có thể như thế được! Như vậy là vi phạm luật pháp". Bạn sẽ đúng, nhưng kiểu gì thì họ vẫn sẽ làm vậy. Và để chấm dứt điều này, bạn chọn cách dành nhiều tiền bạc và công sức hơn mức bình thường. Kết quả là, bạn dần làm ngơ với những mánh khóe đó và cam chịu hoặc là bạn quay sang áp dụng chính biện pháp đó. Bạn cũng đăng một số quảng cáo lừa bịp tương tự hay sử dụng các thông lệ định giá trái pháp luật. Cứ như thế, bạn bị cuốn vào cuộc cạnh tranh khốc liệt. Trong cuộc chiến đấu đó, bên nào mạnh, bên đó thường thắng. Tuy nhiên, một doanh nghiệp mới thường không phải là phe lớn. Thị trường của bạn bao gồm các khách hàng. Họ có thể quan tâm rất ít hoặc không chút hứng thú về bạn hoặc doanh nghiệp của bạn. Mục đích của họ là chọn được dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp nhất. Họ sẽ lân la tham khảo dịch vụ của các công ty, và chớp lấy cơ hội với những chương trình khuyến mãi, mà không hề mua gì, và làm những việc có lợi cho cá nhân họ. Họ sẽ giao dịch với bạn với điều kiện bạn phải thuyết phục được họ bằng giá tốt nhất, chất lượng tốt nhất, thuận tiện nhất, hoặc bất cứ điều gì mà chẳng may họ muốn - và họ sẽ lập tức bỏ bạn khi có một doanh nghiệp khác tốt hơn. Họ không phải là những vị khách hàng thân tín; họ cũng không quan tâm bạn có được lợi hay không, và sẽ tận dụng mọi thứ có thể từ bạn. Một số người sẽ tìm mọi cơ hội để lừa hoặc thậm chí còn ăn cắp đồ của bạn. Nếu bạn phá sản họ sẽ đổ xô mua hàng thanh lý, và cười sung sướng về những món hời mà bạn mang lại. 4. Không phải lúc nào họ cũng với nói bạn rằng bạn phải biết rất nhiều Nhượng quyền thương mại quảng cáo có câu nói rất hay, đó là "ai cũng có thể " hay "bạn có thể tìm hiểu cách thức làm chỉ trong vòng hai ngày đào tạo." "Không cần kinh nghiệm. Hãy để chúng tôi sẽ đào tạo bạn." "Tất cả đều là làm việc tích cực." Những người ủng hộ doanh nghiệp nhỏ đôi khi mắc sai lầm khi khiến bạn nghĩ rằng bắt đầu và điều hành một doanh nghiệp nhỏ không đòi hỏi nhiều hiểu biết. Chuyện này xảy ra khá thường xuyên. Lời khuyên dễ gây hiểu lầm này đến từ những người chưa một lần thực hiện. Họ chưa bao giờ bắt đầu cũng như điều hành một doanh nghiệp nhỏ. Những chuyên gia này phạm sai lầm khi đưa ra đưa ra lời khuyên không đúng về yêu cầu hiểu biếthọ đã học được nhiều trong nhiều năm nghiên cứu kinh doanh và truyền lại kiến thức cho bạn, hoặc họ nghĩ rằng bạn chỉ cần lắng nghe một trong các bài giảng hay đọc một trong những cuốn sách của họ là có thể nắm được kiến thức ấy dễ dàng. Ngay cả một số Trung tâm Phát triển doanh nghiệp nhỏ cũng có thể gặp sự cố bởi những ý nghĩ mơ hồ trên. Đừng bao giờ có ý nghĩ sai lầm như vậy. Cho dù là điều hành một doanh nghiệp rất nhỏ cũng đòi hỏi phải biết nhiều thứ. Đầu tiên, bạn cần biết đến những kỹ năng của doanh nghiệp. Sau đó, có thực hành kỹ năng chuyên môn trong kinh doanh. Tiếp theo là kiến thức về thị trường và khách hàng. Cạnh tranh và tiết kiệm cũng là điều cần thiết. Ngoài ra con cần đến hiểu biết về phát triển công nghệ trong khu vực. Đằng sau tất cả những lý do thất bại chính là thiếu kiến thức xử lý những tình huống này. Sự thiếu hụt này kìm hãm khả năng khả năng nhận biết và phân tích các vấn đề, cân nhắc các giải pháp hoặc chọn lựa giải pháp tối ưu. Thiếu hụt kiến thức cũng cản trở tầm nhìn, dự đoán các vấn đề kinh doanh. Thay vì phát hiện những tình hình trước mắt, thiếu tiền mặt hay các vấn đề đối với khách hàng cũng dễ dàng bất ngờ tác động mạnh đến những doanh nghiệp này. 5. Không phải lúc nào họ cũng nói với bạn rằng làm công việc chuyên môn và điều hành một doanh nghiệp chuyên về công việc ấy là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau Hầu hết những người bắt đầu kinh doanh riêng đều đã từng là nhân viên, làm cho doanh nghiệp khác trong cùng chuyên ngành. Họ có thể là thợ máy, nhân viên phục vụ đồ ăn, thợ điện, kế toán, giáo viên hoặc chuyên gia bán hàng. Khi bắt tay vào kinh doanh cho chính mình, họ thường làm công việc chuyên ngành mà họ biết. Chẳng hạn như, một kế toán sẽ làm dịch vụ kế toán. Một thợ cơ khí sẽ mở một gara, hay nhân viên phục vụ thực phẩm sẽ mở một nhà hàng. Hầu hết những người này nghĩ rằng nếu họ biết làm thế nào để làm công việc chuyên môn, họ biết làm thế nào để điều hành một doanh nghiệp cũng về chuyên ngành ấy. Hoàn toàn sai lầm. Làm công việc chuyên môn đòi hỏi kỹ năng và kiến thức nhất định. Điều hành một doanh nghiệp đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức khác nhau. Một mặt có liên quan tới công việc chuyên ngành. Mặt khác có liên quan tới quản lý doanh nghiệp. Hai việc này không hề giống nhau. Một trong những điều đáng buồn nhất trong doanh nghiệp nhỏ của Mỹ là sự thực không được phát hiện cho đến khi họ gặp phải thất bại trong kinh doanh. Và thậm chí, sau đó, nhiều người vẫn không hiểu sự khác biệt. Có nhiều lý do để bắt tay vào kinh doanh cho chính mình. Chúng ta đều biết rằng có một số điều mà nhiều người quản lý doanh nghiệp nhỏ không hề nhắc đến. Dưới đây là mười bí mật mà họ không bao giờ cho bạn biết. 6. Không phải lúc nào họ cũng nói với bạn rằng các khoản vay ngân hàng, chương trình cho vay của chính phủ và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ khác chỉ dành cho một số ít doanh nghiệp được lựa chọn Nếu bạn nghe quảng cáo của các ngân hàng và các cơ quan chính phủ hướng vào các doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể nghĩ rằng thật dễ để vay vốn hoặc vay các khoản vay bảo lãnh chính phủ và chỉ cần hỏi vay là bạn sẽ nhận được những khoản vay đó. Sự thật hoàn toàn không phải như vậy. Để vay được những khoản vay này không hề dễ dàng bởi vì ngân hàng và chính phủ đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị. Chúng không dành cho tất cả mọi người bởi vì luôn luôn có một danh sách các điều kiện cần phải đáp ứng, chẳng hạn như yêu cầu vốn chủ sở hữu, tài sản thế chấp, kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận và dự báo dòng tiền mặt, v.v.v và v.v.v Nếu bạn hỏi tất cả những người mong muốn một khoản vay dành cho doanh nghiệp nhỏ hay theo chương trình cho vay của chính phủ, hầu hết những người này thậm chí sẽ không nộp đơn xin vay vốn vì các yêu cầu trên. Họ không thể đáp ứng các yêu cầu hoặc họ không muốn gặp rắc rối nếu cố gắng đáp ứng các yêu cầu đó. Trong số những người quyết tâm nộp đơn vay vốn, chỉ một phần nhỏ sẽ thành công. Hầu hết những người đó sẽ không thành công. Họ sẽ thất bại trong việc chuẩn bị các tài liệu liên quan hoặc sẽ trở nên chán nản bởi vì họ không biết sẽ phải mất rất nhiều công sức. Những người thành công là số ít người được chọn. Họ là số ít những người nhận được lợi ích. 7. Không phải lúc nào họ cũng nói với bạn rằng bạn phải hiểu những con số để tự thành lập một doanh nghiệp Những con số là ngôn ngữ trong kinh doanh. Hầu như tất cả mọi thứ trong kinh doanh được giản lược thành con số. Kết quả kinh doanh được báo cáo bằng những con số. Những người làm việc trong ngân hàng nghĩ ra nhiều thuật ngữ số. Những sản phẩm được bán ra, thiết bị vật được mua vào và các loại thuế được thanh toán – tất cả đều sử dụng các con số. Thật khó khăn cho những người kinh doanh để nói về công việc buôn bánkhông đề cập đến những con số. Đúng thế, bạn không cần phải biết kế toán hoặc sổ sách kế toán để thành lập một doanh nghiệp nhỏ. Nhưng bạn PHẢI BIẾT NHỮNG CON SỐ CỦA BẠN. Bạn phải biết số tiền mặt của bạn là bao nhiêu. Bạn phải biết những mối quan hệ giữa các con số, chẳng hạn như con số lợi nhuận gộp bạn cần để trang trải số chi phí của bạn là bao nhiêu, hoặc cần bao nhiêu tiền để thanh toán tất cả các số chi phí của bạn. Những vấn đề cơ bản đó là huyết mạch của kinh doanh. Bạn không thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong kinh doanh nếu bạn không thể đưa ra quyết định đúng đắn về những con số; và bạn không thể đưa ra những quyết định đúng đắn về những con số nếu bạn không hiểu chúng. 8. Không phải lúc nào họ cũng nói với bạn rằng bạn phải bán hàng Đã có lần một khách hàng nói với tôi rằng cô ấy tự kinh doanh, nhưng cô không muốn bán hàng. Cô ghét bán hàng. Có rất nhiều những người như cô ấy. Họ coi việc bán hàng như một điều gì đó họ không thể làm hoặc không muốn để làm. Nhiều người cảm thấy rằng đó là một kỹ năng họ không có và cố gắng bán hàng sẽ dẫn đến sự thất bại. Trong kinh doanh, người ta thường nói rằng sẽ khôngđiều gì xảy ra cho đến khi một thỏa thuận mua bán được thực hiện. Một thỏa thuận mua bán được diễn ra khi một khách hàng quyết định trả tiền để mua sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp. Thông thường, các khách hàng sẽ không làm điều này nếu như bạn không có nỗ lực bán hàng. Nếu không có nỗ lực bán hàng, công việc kinh doanhbạn thu về sẽ ít và không thường xuyên. Để chắc chắn, có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ có rất ít hoặc không có nỗ lực bán hàng. Có những cửa hàng bán lẻ nhỏ mở cửa ra và chờ đợi khách đến mua hàng. Chỉ có một số ít thành công, nhưng thường không nhiều và không kéo dài. Môi trường kinh doanh của bạn càng có tính cạnh tranh bao nhiêu, bạn càng phải bán hàng bấy nhiêu để có được doanh thu. Khách hàng của bạn càng có nhiều quyền lựa chọn và lựa chọn thay thế bao nhiêu - và họ thường có nhiều, thì họ càng phải được phục vụ bởi các nhân viên bán hàng khéo léo bấy nhiêu. Để bắt đầu một công việc kinh doanh và bỏ qua sự cần thiết của việc bán hàng tương tự như xây một ngôi nhà và bỏ qua sự cần thiết của mái nhà. 9. Không phải lúc nào họ cũng nói với bạn rằng không ai quan tâm đến doanh nghiệp của bạn Các chủ doanh nghiệp mới lúc nào cũng đầy ắp nhiệt tình đối với các doanh nghiệp mới. Họ bỏ ra một khối lượng lớn công sức, thời gian và tiền bạc để bắt đầu công việc kinh doanh này và nó sẽ trở thành một doanh nghiệp tuyệt vời! Công ty sẽ kiếm ra tiền và được thay đổi nhằm thỏa mãn chủ sở hữu. Bạn sẽ trở thành ông chủ của chính mình và chịu trách nhiệm với công ty của mình. Bạn sẽ không phải chia sẻ lợi nhuận với bất cứ ai và bạn có thể điều hành mọi thứ theo cách bạn muốn. Thật là một đất nước tuyệt vời, và đất nước này cho phép một người bình thường có thể làm điều này. Những gì họ không cho bạn biết là có thể bạn là người duy nhất quan tâm đến doanh nghiệp của mình. Nếu bạn đã cố gắng để có được một khoản vay ngân hàng, bạn chắc hẳn đã phát hiện ra rằng các ngân hàng không hề quan tâm đến doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn đã nộp đơn xin vay vốn từ chương trình cho vay của chính phủ, bạn chắc chắn đã học được rằng chính phủ không quan tâm không nhiều đến doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn đã cố gắng tìm kiếm một nhà đầu nhân, bạn chắc hẳn đã học rằng họ không quan tâm. Nếu bạn không tuân theo các quy định của Sở Thuế Vụ và các cơ quan chính phủ khác, ắt hẳn bạn đã thấy rằng họ cũng không buồn quan tâm. Và điều đáng buồn nhất là khi bạn phát hiện ra rằng khách hàng của bạn cũng không thèm quan tâm. Ồ, chắc chắn rồi, có thể ban đầu có một vài người sẽ quan tâm, nhưng sự tò mò của họ còn lớn sự quan tâm họ dành cho công ty của bạn. Người thân của bạn có thể kiếm cho bạn một vài mối làm ăn, nhưng điều thúc đẩy sự quan tâm của họ không phải là doanh nghiệp của bạn mà là mối quan hệ cá nhân với bạn. Trong đa số trường hợp, khách hàng của bạn không hề bận tâm về doanh nghiệp của bạn. Chỉ có một cách duy nhất họ sẽ bắt tay làm ăn với bạnbạn sẽ đem lại cho họ nhiều giá trị hơn so với những gì họ phải trả để mua hàng ở những nơi khác. Không chỉ có vậy, bạn còn phải gặp những rắc rối và phí tổn để nói với họ những gì bạn có thể làm cho họ. Không những bạn phải nói với họ, mà bạn phải làm cho họ tin rằng hàng hóa dịch vụ của bạn là tốt nhất – bạn phải thuyết phục họ. Bạn phải vượt qua nhiều lý do họ đưa ra nhằm nói với bạn rằng họ không muốn làm ăn với bạn nữa. Nếu bạn bắt tay vào kinh doanh, hãy tin rằng không ai thực sự quan tâm đến doanh nghiệp của bạn ngoại trừ chính bạn, bạn đang ở trong một sự thất vọng lớn. Mặt khác, nếu, bạn chấp nhận được thực tế là không ai quan tâm, bạn sẽ làm những điều cần phải được làm để tìm kiếm khách hàng, thông báo cho khách hàng và bán hàng cho khách hàng của bạn. Thậm chí nếu như sự thật không phải là không ai quan tâm, tốt nhất bạn nên nghĩ rằng họ không quan tâm. Bằng cách giả định này và bắt tay vào kinh doanh, bạn sẽ có động lực để tổ chức công việc kinh doanh của bạn, thiết kế quảng cáo của bạn, và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn theo cách mà bạn sẽ thuyết phục được khách hàng. Bạn sẽ làm được mọi việc bất chấp thực tế là không ai quan tâm. 10. Không phải lúc nào họ cũng nói với bạn rằng khả năng thuyết phục người khác của bạn là rất quan trọng đối với sự thành công của bạn Trong kinh doanh, bạn liên tục làm việc để thuyết phục người khác làm ăn với mình. Bạn phải thuyết phục các chủ ngân hàng cho bạn vay tiền để bắt đầu kinh doanh. Bạn phải thuyết phục chủ nhà cho bạn thuê văn phòng và thuyết phục các nhà cung cấp cho bạn hoãn việc trả tiền hàng hóa và dịch vụ trong thời gian ba mươi ngày. Bạn phải dành rất nhiều thời gian để thuyết phục khách hàng giao dịch với bạn, và sau đó thuyết phục họ trả tiền đúng hạn. Nếu bạn có nhân viên, bạn sẽ phải cố gắng để thuyết phục họ làm theo chính sách của công ty, cư xử đúng mực với các khách hàng và không bòn rút ngân quỹ từ công ty của bạn. Việc thuyết phục người khác đồng ý với quan điểm của bạn là một phần không bao giờ kết thúc của doanh nghiệp. Nếu bạn làm tốt việc đó, hoạt động kinh doanh của bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc bạn gặp khó khăn trong việc thuyết phục người khác. Tập dượt và thực hành trong các cuộc đàm phán, giao tiếp và quan hệ với mọi người là rất hữu ích nếu bạn chưa trở thành một người có tài ăn nói. . 10 điều khi bước vào tự kinh doanh họ thường không cho bạn biết Có nhiều lý do để bắt tay vào kinh doanh cho chính mình. Chúng ta đều biết rằng có một số điều mà nhiều người quản lý doanh. nhỏ không hề nhắc đến. Dưới đây là mười bí mật mà họ không bao giờ cho bạn biết. 1. Không phải lúc nào họ cũng cho bạn biết rằng bạn nên rút khỏi kinh doanh Mới bắt đầu kinh doanh, bạn. tay vào kinh doanh cho chính mình. Chúng ta đều biết rằng có một số điều mà nhiều người quản lý doanh nghiệp nhỏ không hề nhắc đến. Dưới đây là mười bí mật mà họ không bao giờ cho bạn biết.

Ngày đăng: 28/06/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan