Vì sao nhà nước dân chủ cần có hiến pháp em hãy làm rõ tính chất dân chủ Được thể hiện trong hiến pháp năm 2013
Trang 1BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHÓA
HÀ NỘI 2021
Trang 2Vì sao nhà nước dân chủ cần có hiến pháp
3 Mối quan hệ giữa nhà nước dân chủ và hiến pháp 3
a Tác động của Hiến pháp tới nhà nước dân chủ 3
b Nhà nước dân chủ tác động tới Hiến pháp 4
II Tính chất dân chủ thể hiện trong hiến pháp 2013 4
KẾT LUẬN 5
Trang 3MỞ ĐẦU
Sự ra đời của Hiến pháp với tính chất là đạo luật cơ bản gắn liền với thời kỳgiai cấp tư sản giành chính quyền trong cuộc đấu tranh chống lại nhà nước chuyên chếphong kiến là một bước ngoặt, nó đã mở ra một kỷ nguyên mới một kỷ nguyên củaquyền con người quyền dân chủ Nó đã xóa bỏ được phần nào sự độc quyền chuyênchế, phân biệt giai cấp tầng lớp xã hội trong thời kỳ nhà nước chủ nô và nhà nướcphong kiến Nhà nước dân chủ là những nhà nước mà quyền lực thuộc về nhân dân,nhà nước dân chủ cũng là kết của của những cuộc đấu tranh mà lực lượng chính lànhân dân, tầng lớp lao động Nhà nước dân chủ là thể hiện một bức tiến mới trong tiếntrình của lịch sử, thoát khỏi những chế độ chuyên quyền thống trị tiến tới xã hội bìnhđẳng, văn minh, phát triển Và nhà nước dân chủ cùng Hiến pháp là hai vấn đề có mốiquan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau Nhà nước dân chủ thì cần Hiến pháp vàHiến pháp xuất hiện cùng nhà nước dân chủ Chính vì vậy em chọn đề bài 1: “Vì saonhà nước dân chủ cần có hiến pháp? Em hãy làm rõ tính chất dân chủ được thể hiệntrong Hiến pháp năm 2013” làm đề tài nghiên cứu cho bài tập lớn học kỳ môn luậtHiến pháp
NỘI DUNGI.Nhà nước dân chủ và hiến pháp
1.Nhà nước dân chủ
Hiện nay, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau chưa thể thống nhất về địnhnghĩa thế nào là một nhà nước dân chủ Ta có thể hiểu nhà nước dân chủ là một loạinhà nước mang tính “dân chủ” Và thông qua việc tìm hiểu về hai khái niệm “nhànước” và “dân chủ” ta có thể rút ra một khái niệm chung về “nhà nước dân chủ”
Nhà nước là hiện tượng xã hội rất đa dạng và phức tạp, được nhiều ngành khoahọc nghiên cứu ở nhiều góc độ phạm vi khác nhau Có nhiều cách tiếp cận về kháiniệm nhà nước với ý nghĩa riêng, phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu riêng Cóthể định nghĩa: Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớpngười được
Trang 4vụ lợi ích chung của toàn xã hội1.
Dân chủ-Demokracy được ghép từ (demos-nhân dân; kratos-chính quyền) mộttừ có gốc từ tiếng HY LẠP, có nghĩa là chính quyền của nhân dân hay sự cai trị củanhân dân2 C Mác đã chỉ ra bản chất của dân chủ với tính chất là một chế độ nhànước, trong đó nhân dân giữ vai trò trung tâm Nhân dân là cơ sở quyết định, là lý dotồn tại của chế độ nhà nước dân chủ Chế độ dân chủ là chế độ nhà nước của nhândân Còn theo tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ thì Người khẳng định, bản chất củadân chủ tức là: dân là chủ và dân làm chủ3
Như vậy ta có thể định nghĩa nhà nước dân chủ là nhà nước của dân, do dân làmchủ, mọi quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân
2.Hiến pháp
Thuật ngữ “Hiến pháp” (Constitution) có nguồn gốc từ tiếng La Tinh là“Constitutio”, trong nhà nước La Mã cổ đại có nghĩa là những luật quan trọng doHoàng Đế ban hành Còn M.Hauriou, nhà nghiên cứu luật học người Pháp thì nhìnnhận hiến pháp một cách toàn diện và đầy đủ hơn cả về hình thức và nội dung khi ôngquan niệm: “Về hình thức bên ngoài Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật caonhất, việc thay đổi Hiến pháp phải đòi hỏi thủ tục đặc biệt, về nội dung Hiến pháp làtổng thể những quy định về quy chế xã hội, chính trị của nhà nước không phụ thuộcvào hình thức văn bản thể hiện và thủ tục sửa đổi văn bản đó”.4 Chủ tịch Hồ Chí Minhđã từng viết: “Trước chúng ta đã bị chế độ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dânkhông kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta khôngđược hưởng các quyền tự do dân chủ, chúng ta phải có một bản Hiến pháp dân chủ”5 Như vậy có
1 TS.Nguyễn Văn Năm-Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật-tr23-nhà xuất bản Tư pháp
2 "Chế độ dân chủ: nhà nước và xã hội", Phạm Nguyên Trường dịch, Nxb Tri thức, 2009
3 Vũ Thị Hiên - Phó Vụ trưởng Vụ Dân vận các cơ quan nhà nước, Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
4 M Hauriou, Precis elementaire de Droit Constitutionnel, Pais,1938.
5 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Sự thật, Hà Nội 1984,tr6
Trang 5thể thấy quan điểm về Hiến pháp của chủ tịch Hồ Chí Minh là văn bản mà ở đó ghinhận nền độc lập, tự do của dân tộc và các quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Có nhiều quan điểm về Hiến pháp nhưng tựu chung lại ta có thể đưa ra địnhnghĩa: Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quyđịnh những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sáchkinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lí của con người vàcông dân
3.Mối quan hệ giữa nhà nước dân chủ và hiến pháp
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng không thể tách rời nhau Và nhà nước dân chủ cũng như vậy nhà nước để dân chủ thì cần có pháp luật dân chủ, mà pháp luậtchính là Hiến pháp Nhà nước dân chủ và Hiến pháp đề có được do sự đấu tranh của nhân dân, nên chúng có mối quan hệ gắn kết với nhau Nhà nước dân chủ cần có Hiếnpháp để quản lý xã hội, điều chỉnh xã hội, để đảm bảo tính dân chủ của nhà nước mình Còn Hiến pháp của một nhà nước dân chủ sẽ bảo vệ sự tồn tại của nhà nước, bảo vệ sự phát triển tính dân chủ của nhà nước
a.Tác động của Hiến pháp tới nhà nước dân chủ
+Thứ nhất, hiến pháp là luật cơ bản (basic law), là “luật mẹ”,luật gốc Mọi đạo
luật, văn bản QPPL đều phải dựa trên Hiến pháp để ban hành Do đó để nhà nước dânchủ thì cần có pháp luật dân chủ, mà để có pháp luật dân chủ thì cần có Hiến pháp dânchủ
+Thứ hai, Hiến pháp là luật tổ chức (organic law), là luật quy định các nguyêntắc tổ chức bộ máy nhà nước, là luật xác định cach thức tổ chức và xác lập các mốiquan hệ giữa các cơ quan lập pháp hành pháp và tư pháp; quy định cấu trúc các đơn vịhành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương Do nhà nước dânchủ là nhà nước phục vụ lợi ích của nhân dân là hàng đầu, mọi hoạt động đều hướngtới lợi ích cho nhân dân Vì thế nhà nước mới cần tổ chức được bộ máy hoạt động quycủ, năng suất và hợp lý
Trang 6quyền công dân bao giờ cũng là một phần quan trọng của Hiến pháp Mà đất nước cóthực sự dân chủ hay không là có tôn trọng quyền con người không Hiến pháp thểhiện tính dân chủ thực sự của đất nước.
+Thứ tư, Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý tối cao (highest law) Một đất nước dân chủ là đất nước nhân dân tôn trọng Hiến pháp, sống và làm việc theo Hiến pháp Đất nước mà không dân chủ thì sẽ có bất ổn chính trị, Hiến pháp sẽ bị lật đổ
b.Nhà nước dân chủ tác động tới Hiến pháp
Nhà nước dân chủ thì tổ chức và hoạt động trên cơ sở của Hiến pháp Theo thờigian cùng với sự phát triển của xã hội thì con người ngày càng phát triển văn minhhơn dân chủ hơn, Hiến pháp cũng thay đổi liên tục để bắt kịp tính dân chủ ngày càngmạnh của đất nước Nhà nước dân chủ thì sẽ thể hiện qua một bản Hiến pháp dân chủtôn trọng quyền làm chủ của nhân dân
II.Tính chất dân chủ thể hiện trong hiến pháp 2013
Ngay tại Lời nói đầu, Hiến pháp 2013 đã khẳng định “Nhân dân Việt Nam xây
dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh” Cho thấy “dân chủ” là một trong những yếu tố côt lõi mà nhànước và nhân dân hướng tới, cũng là yếu tố quan trọng để xây dựng Hiến pháp 2013
Ngay tại chương 1: Chế độ chính trị đã thể hiện sâu sắc tính dân chủ của bảnHiến pháp 2013 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “của Nhân dân,do Nhân dân, vì Nhân dân”, “…do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực thuộc về Nhândân…” (Khoản 1, 2, Điều 2) Nhà nước phải bảo đảm và phát huy quyền làm chủ củaNhân dân, bảo vệ quyền con người, quyền công dân (Điều 3) Đảng Cộng sản ViệtNam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của nhândân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình (Khoản 2, Điều4) Nhân dân có thể thực hiện quyền lực của mình thông qua dân chủ trực tiếp hoặcdân chủ đại diện (Điều 6) Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp vàpháp luật, các cơ quan nhà nước phải tôn trọng, tận tụy phục vụ và chịu sự giám sátcủa Nhân dân
Trang 7(Điều 8) Như vậy có thể thấy, ngay tại chương đầu của Hiến pháp đã thể hiện rõ tính“dân chủ” trong chế độ chính trị của Nhà nước ta.
So với các bản Hiến pháp trước đây thì Hiến pháp 2013 lần đầu tiên đưa cácchế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân lên vị tríchương 2 với số lượng lớn tới 36 điều Đây không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về mặtcơ học mà là sự nhận thức về dân chủ, về trách nhiệm của HP, của cả hệ thống chínhtrị, nhất là của Nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền côngdân Theo đó các quyền lợi căn bản nhất của mỗi người như quyền sống, quyền tự do,quyền cư trú, quyền đi lại, quyền mưu cầu hạnh phúc…, đều được Hiến pháp tôntrọng và bảo vệ (Điều 14, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 32, 33, 34, 35, 36, 38, 39, 40,41, 42, 43); mọi
người dân đều bình đẳng trước pháp luật (Điều 16, 26) Ngoài ra, Hiến pháp 2013 chophép mọi người dân có quyền làm tham gia làm chủ và quản lý nhà nước khi đạt độtuổi phù hợp (Điều 27, 28, 29, 30)
Trong các chương tiếp theo quy định về các chính sách đối nội, đối ngoại cơbản; hay việc tổ chức cũng như nguyên tắc hoạt động của các thiết chế quan trọng củaNhà nước như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ…; vấn đề dân chủ cũng được lồngghép hoặc thể hiện gián tiếp qua một số quy định như: toàn bộ tài nguyên quốc gia làthuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện quản lý (Điều 53); Quốc hội là cơ quanquyền lực cao nhất do Nhân dân bầu ra, chịu sự giám sát của Nhân dân (Điều 69);Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ cũng phải là đại biểu Quốc hội (Điều 87, 98); tạiphạm vi từng địa phương, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địaphương, đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân tạiđịa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước Nhân dân (Điều 113)
KẾT LUẬN
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng có mối quan hệ gắn bó mật thiết vớinhau Nhà nước là chủ thể ban hành ra pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thựcthi; còn pháp luật là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý xã hội cũng như để bảo
Trang 8chủ Hiến pháp là bộ luật do nhân dân xây dựng và mục đích cũng là để phục vụ nhândân Do vậy nhà nước dân chủ và hiến pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùngtồn tại và bổ trợ cho nhau Nhà nước dân chủ bảo đảm cho hiến pháp được thực thihiệu quả; và hiến pháp khi được thực thi hiệu quả sẽ đảm bảo các quyền cơ bản, bìnhđẳng cho người dân, qua đó giải phóng tiềm lực của nhân dân, của đất nước, góp phầnbảo vệ và xây dựng nhà nước dân chủ tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn Nhà nước ViệtNam là một nhà nước dân chủ, tính dân chủ này càng được thể hiện sâu sắc hơn thôngqua các quy định tại Hiến pháp 2013 Hiến pháp 2013 là sự kết tinh và thể hiện tínhđúng đắn về quyền làm chủ của Nhân dân đối với đất nước, là cơ sở để mọi người dânđược bảo vệ và bảo đảm các quyền lợi căn bản, hợp pháp của mình, qua đó giải phóngnăng lực sản xuất, sức sáng tạo, tạo điều kiện cho nhân dân có cơ hội được tham giaxây dựng và bảo vệ tổ quốc Trên cơ sở là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý caonhất này, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và quyền làm chủ của Nhân dân sẽ ngàycàng phát huy trong thực tiễn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam- Đại học Luật Hà Nội, NXB Tư Pháp2.Kho trí thức: https://khotrithucso.com/doc/p/tai-sao-nha-nuoc-chu-no-va-nha-nuoc- phong-kien-chua-co-hien-553407
3.Luật học: dan-chu/
https://hocluat.vn/vi-sao-noi-hien-phap-la-cong-cu-de-danh-gia-mot-nen-4.Nhân dân: xa-hoi-la-muc-tieu-dong-luc-cua-su-phat-trien-dat-nuoc-608540/
https://nhandan.com.vn/binh-luan-phe-phan/dan-chu-la-ban-chat-che-do-5 http://sotuphap.kontum.gov.vn/KonTum/290/Quyen-lam-chu-cua-Nhan-dan-trong- Hien-phap-nam-2013.aspx