1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vì Sao Nhà Nước Dân Chủ Cần Cóhiến Pháp Em Hãy Làm Rõ Tính Chất Dânchủ Được Thể Hiện Trong Hiến Pháp 2013.Pdf

12 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vì Sao Nhà Nước Dân Chủ Cần Có Hiến Pháp? Em Hãy Làm Rõ Tính Chất Dân Chủ Được Thể Hiện Trong Hiến Pháp 2013
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Hiến Pháp
Thể loại bài tập lớn
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 406,12 KB

Nội dung

Quyền dân chủ chính là những yêu sách, nhu cầu nội tại của mỗi cá nhân, với tư cách là công dân đối với các nguyên tắc, các chuẩn mực pháp lý dân chủ trong một thiết chế xã hội dân chủ n

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN MÔN : HIẾN PHÁP

Đề 1: Vì sao nhà nước dân chủ cần có hiến pháp? Em hãy làm rõ tính chất dân chủ được thể hiện trong Hiến pháp 2013

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU………1 NỘI DUNG………2

PHÁP……… 2

I.1 Dân chủ, nhà nước dân chủ……… ……….……… 2

dân……… 3

II TÍNH DÂN CHỦ - ĐIỂM SÁNG TRONG HIẾN PHÁP 2013………5 KẾT LUẬN………8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

MỞ ĐẦU

Hồ Chủ Tịch đã từng nói trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, “nước ta là

giành được chính quyền về tay nhân dân sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng

ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước ta là dân làm chủ, bao nhiêu lợi ích

đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân, chính quyền

từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra, đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân

tổ chức nên.” Trong lãnh đạo đấu tranh cách mạng, trải qua cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và sau đó là cách mạng dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Và hiếp pháp ra đời

đã trở thành công cụ pháp lý vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nhân quyền của

mỗi quốc gia Trong bài làm của mình, em xin chọn đề 1:” Vì sao nhà nước dân chủ

cần có hiến pháp? Em hãy làm rõ tính chất dân chủ được thể hiện trong Hiến pháp 2013” để làm rõ hơn vấn đề này.

Trang 4

NỘI DUNG I.NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ CẦN CÓ HIẾN PHÁP

I.1 Dân chủ, nhà nước dân chủ:

Dân chủ là gì? Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng,

tự do và quyền con người Dân chủ là cách nói tắt về chế độ dân chủ và quyền dân chủ

Chế độ dân chủ là chế độ chính trị, trong đó, toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về

nhân dân, do nhân dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do nhân dân bầu ra

Chế độ dân chủ đã được thành lập rất sớm từ thời chiếm hữu nô lệ ở nhà nước Cộng hoà Aphina đánh giá sự phát triển tiến bộ trong lịch sử xã hội loài người, nhằm chống lại chế độ nô lệ, chế độ quân chủ, mà thực chất là một người độc đoán quyết định tất

cả mọi vấn đề của đất nước Quyền dân chủ chính là những yêu sách, nhu cầu nội tại

của mỗi cá nhân, với tư cách là công dân đối với các nguyên tắc, các chuẩn mực pháp

lý dân chủ trong một thiết chế xã hội dân chủ nhằm bảo đảm sự tham gia một cách tự

do, bình đẳng và đầy đủ vào các công việc của Nhà nước và toàn bộ đời sống xã hội của con người Quyền dân chủ đảm bảo cho mỗi cá nhân được bình đẳng về chính trị

và xã hội trong mối quan hệ với Nhà nước Đảm bảo cho khả năng hành động theo ý mình, cho sự tự quyết và làm chủ ý chí của bản thân mà không có hại cho người khác

của mỗi cá nhân Ph.Ăngghen từng khẳng định “từ sự bình đẳng của mọi người với

tư cách là những con người, rút ra cái quyền có một giá trị ngang nhau về chính trị

và xã hội cho tất cả mọi người, hay ít ra là cho công dân trong một nước, hay cho mọi thành viên trong xã hội”.

Nhà nước là một khái niệm đã được nhiều nhà nghiên cứu phân tích, định nghĩa theo

nhiều góc độ với nhiều quan điểm, nhưng có thể tựu chung lại thì: “nhà nước là một

tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế

và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện

Trang 5

mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội” [1] Như vậy có thể định

nghĩa,

[1] GS.TS Lê Minh Tâm, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB CAND 2009, trang 49

“nhà nước dân chủ là một nhà nước mà chủ nhân là toàn thể người dân của quốc gia,

toàn bộ quyền lực của nhà nước đều là của nhân dân.”

I.2 Hiến pháp - công cụ pháp lý đảm bảo quyền con người, quyền công dân:

Hiến pháp với tư cách là một đạo luật cơ bản của nhà nước, văn bản có hiệu lực pháp

lý cao nhất với các chức năng hạn chế quyền lực nhà nước, ràng buộc trách nhiệm của nhà nước và ghi nhận quyền con người, quyền công dân; trở thành công cụ pháp lý quan trọng đảm bảo nhân quyền ở mỗi quốc gia

Thứ nhất, Hiến pháp đóng vai trò là văn bản ghi nhận quyền con người, quyền công dân Muốn đảm bảo quyền con người, quyền công dân thì trước hết nhà nước phải ghi

nhận những quyền đó, nếu không có sự ghi nhận thì sẽ không có sự bảo vệ và thúc đẩy việc hiện thực hóa những quyền này Việc ghi nhận quyền con người trong hiến pháp cũng là cách để một quốc gia tuyên bố với thế giới về tình hình nhân quyền của nước mình Lịch sử nhân loại đã cho thấy, ngay từ khi giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng tư sản làm thay đổi địa vị của người dân từ “thần dân” sang “công dân”, trở thành những người có quyền trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giai cấp tư sản đã chú ý đến việc bảo vệ thành quả này Vì vậy, để đảm bảo được những thành quả, quyền lợi của mình thì cần có một văn bản pháp lý có hiệu lực cao

để ghi nhận, bảo đảm các điều ấy Cũng từ đây, hiến pháp ra đời với tư cách là văn bản pháp lý ghi nhận các quyền tự do của con người Như vậy, ngay từ đầu, hiến pháp

đã là văn bản quan trọng ghi nhận quyền con người, quyền công dân Nhờ sự ghi nhận này mà quyền con người, quyền công dân được thừa nhận, được tôn trọng và được bảo đảm Có thể nói rằng, hiến pháp sinh ra là để mang sứ mệnh bảo đảm quyền con người “Nếu như không có vấn đề phải bảo vệ nhân quyền thì có lẽ nhân loại cũng

Trang 6

Thứ hai, Hiến pháp đóng vai trò là công cụ hạn chế quyền lực nhà nước để bảo đảm quyền con người, quyền công dân Trước hết cần phải khẳng định rằng việc hạn chế

quyền lực nhà nước là một điều rất quan trọng để bảo đảm quyền con người, quyền

công dân ở một quốc gia bởi lẽ, những quyền này rất dễ bị xâm phạm từ phía nhà

nơi tiềm ẩn mối nguy hiểm nhất cho sự vi phạm nhân quyền vì so với các chủ thể khác trong xã hội, nhà nước có nhiều ưu thế hơn đó là nắm quyền lực trong tay, có nhân lực, có vũ khí, tiền bạc và được quyền bắt, giam, giữ con người khi cho họ là những nghi can, theo quy định mà chính bản thân nhà nước đặt ra Bảo vệ nhân quyền trước hết và hơn bao giờ hết phải có sự ngăn ngừa từ phía Nhà nước Ngăn ngừa bằng cách quy định một cách chặt chẽ các cách thức tổ chức và hoạt động của Nhà

cứ bản hiến pháp nào, đó là quy định về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo

cơ chế phân quyền, hiến pháp đã trở thành công cụ pháp lý giới hạn quyền lực nhà nước, ngăn chặn sự vượt quá giới hạn về quyền lực của các cơ quan, cán bộ nhà nước,

quy định cách thức tổ chức quyền lực nhà nước trong hiến pháp theo tam quyền phân lập có sự phân chia, kiềm chế và kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực giúp tránh được kiểu quyền lực tập trung vào trong tay một người hay một nhóm người, dẫn đến quyền lực không có giới hạn giống quyền lực của các vị vua phong kiến chuyên quyền, độc đoán và hệ quả là quyền con người rất dễ bị xâm phạm vì ở đâu có

sự độc đoán chuyên quyền là ở đó không có dân chủ và nhân quyền hoặc quyền con người bị xâm phạm nhiều nhất Bên cạnh đó, việc kiềm chế và kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực còn có tác dụng ngăn chặn sự lạm quyền, vượt quyền dẫn đến xâm phạm quyền con người của các cơ quan nhà nước Nhờ đó mà có sự đảm bảo cần thiết cho quyền con người, quyền công dân không bị xâm phạm

Trang 7

Thứ ba; Hiến pháp là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của nhà nước để quyền

dân trong hiến pháp không chỉ là sự thừa nhận từ phía nhà nước về những quyền ấy

mà còn là sự khẳng định trách nhiệm của nhà nước trong việc hiện thực hóa những quyền

này Điều đó có nghĩa rằng, khi một nhà nước ghi nhận các quyền cho công dân của mình và cho các cá nhân sống trong lãnh thổ quốc gia thì đồng thời cũng xác lập nghĩa vụ đảm bảo những quyền đó được thực thi Như vậy, quyền con người, quyền công dân luôn song hành với nghĩa vụ của nhà nước Hiến pháp đảm bảo quyền con người, quyền công dân bằng cách “bắt” nhà nước phải thực hiện chính những gì mà mình đã ghi nhận về những quyền này trong nội dung của hiến pháp Do vậy, có thể nói rằng, hiến pháp chính là văn bản ghi nhận quyền con người, quyền công dân của một quốc gia; đồng thời cũng là văn bản quy trách nhiệm của nhà nước đó trong việc phải tạo ra điều kiện vật chất cũng như cơ chế để hiện thực hóa những gì đã được ghi nhận

II TÍNH DÂN CHỦ - ĐIỂM SÁNG TRONG HIẾN PHÁP 2013

Thứ nhất, khẳng định quyền làm chủ của nhân dân Lời nói đầu Hiến pháp 2013 thể

hiện: " Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" đã thể hiện rõ trách nhiệm của nhân dân trong việc xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp Điều 2 Hiến pháp năm

2013 quy định: "1 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân 2 Nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức" đã thể nhất quán quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao

quyền làm chủ của nhân dân, khẳng định nhà nước của dân, do dân và vì dân, đồng

Trang 8

thời thể hiện đất nước Việt Nam là do chính nhân dân làm chủ, nhân dân là chủ thể quan trọng trong xây dựng và bảo đất nước

Thứ hai, khoản 2 Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định:" Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình", đây là điểm bổ

sung mới quan trọng, vì quyền làm chủ của Nhân dân đối với đất nước, Nhân dân giao phó trách nhiệm cho Đảng để lãnh đạo Nhà nước và xã hội Chính vì vậy, Đảng phải chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước nhân dân trong việc lãnh đạo của mình

Thứ ba, Tại Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước", điều này quy định đa

dạng, dầy đủ hơn về thực hiện quyền lực của Nhân dân so với Hiến pháp năm 1992, đặc biệt thể hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp đã làm rõ hơn, sâu sắc hơn vai trò làm chủ của Nhân dân

Thứ tư, Hiến pháp năm 2013 đặt quyền con người, quyền công dân quan lên vị trí quan trọng thứ hai, có những nhận thức mới về đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển Điều 14 Hiến

pháp năm 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con

người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa-xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”, “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của Luật, trong trường hợp cần thiết vì

lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng” Đây là một trong những điểm sáng tiến bộ hơn so với Hiến pháp 2003

ghi nhận quyền con người, quyền cơ bản của công dân tại chương II, đặt trang trọng chương I quy định về chế độ chính trị Đây là những nguyên tắc căn bản đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong mối quan hệ với quyền con người, quyền công dân, là cơ

sở hiến định để mọi người và công dân bảo vệ và thực hiện quyền con người, quyền

và nghĩa vụ cơ bản của công dân Không những thế, thể hiện các cam kết của Việt

Trang 9

Nam trong việc thực hiện các Điều ước quốc tế liên quan đến quyền con người mà Việt Nam là thành viên

Thứ năm, Điều 53 Hiến pháp năm 2013 thể hiện: "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" đã khẳng định quyền sở hữu

của Nhân dân và Nhân dân ủy quyền cho Nhà nước đại diện Nhân dân để sở hữu và thống nhất quản lý, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về việc quản lý tài sản do Nhân dân ủy quyền

Thứ sáu, Điều 65 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế" thể hiện trách

nhiệm của lực lượng vũ trang là tuyệt đối trung thành với Nhân dân và trước hết là phải bảo vệ Nhân dân là một chủ thể làm chủ đất nước, sau đó là bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa

Thứ bảy: Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã nhấn mạnh vai trò của Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền

lực Nhà nước, tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về Nhân dân Nhân dân ủy thác thực hiện quyền lực cao nhất cho Quốc hội để thực hiện quyền lập hiến như đề xuất sửa đổi Hiến pháp, thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp, thảo luận và biểu quyết thông qua Hiến pháp Quốc hội trở thành cơ quan quyền lực cao nhất thay mặt nhân dân quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nước, đảm bảo quyền con người, quyền công dân cũng như trật tự an toàn xã hội

Như vậy, nhà nước Việt Nam là một nhà nước dân chủ và nội dung Hiến pháp 2013

Trang 11

KẾT LUẬN Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện nhất quán tư tưởng của Bác hồ, của Đảng về vị trí, vai trò của Nhân dân trong lịch sử đấu tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước trải qua mấy ngàn năm lịch sử Tư tưởng lấy dân làm gốc của Bác hồ đã được lịch sử chứng minh qua các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chính vì vậy, Hiến pháp năm 2013 là

sự kết tinh và thể hiện tính đúng đắn về quyền làm chủ của Nhân dân đối với đất nước, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã lựa chọn

Trang 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 GS.TS Lê Minh Tâm, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân 2009

quyền công dân: Nội dung cơ bản và cách thức quy định trong Hiến pháp”, Tạp

tiễn”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 10.

Ngày đăng: 04/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w